Tải bản đầy đủ (.pdf) (214 trang)

Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thái nguyên, bắc kạn, tuyên quang và biện pháp phòng trị (2010 2013)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.18 MB, 214 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN




PHẠM DIỆU THÙY



“NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ BỆNH SÁN LÁ GAN TRÂU, BÒ
(FASCIOLOSIS) Ở TỈNH THÁI NGUYÊN, BẮC KẠN, TUYÊN QUANG
VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ
(2010 - 2013)


Chuyên ngành: Ký sinh trùng và vi sinh vật học Thú y
Mã số: 62. 64. 01. 04


LUẬN ÁN TIẾN SĨ THÚ Y



Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Thị Kim Lan






THÁI NGUYÊN - 2014
i

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chúng tôi. Các số liệu và
kết quả nghiên cứu trong luận án này là hoàn toàn trung thực và chưa được công bố
trong bất kỳ công trình nào khác. Mọi thông tin trích dẫn trong luận án đều được chỉ
rõ nguồn gốc.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện đề tài nghiên cứu và hoàn
thành Luận án đều được cảm ơn.

Tác giả


Phạm Diệu Thùy
ii

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành Luận án này, cho phép NCS được bày tỏ lòng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới GS. TS. Nguyễn Thị Kim Lan - Trường Đại học Nông lâm Thái
Nguyên đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo NCS hết sức tận tình trong suốt quá trình
nghiên cứu và hoàn thành Luận án.
NCS xin trân trọng cảm ơn chân thành và sâu sắc tới Ban Giám đốc, Ban Đào
tạo Sau Đại học - Đại học Thái Nguyên; Ban Giám hiệu Trường Đại học Nông lâm
Thái Nguyên, Phòng Quản lý đào tạo Sau đại học, Ban Chủ nhiệm khoa Chăn nuôi
Thú y, Bộ môn Dược lý & Vệ sinh an toàn thực phẩm, Bộ môn Bệnh Động vật -
Trường Đại học Nông lâm - Đại học Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi

cho NCS trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
NCS xin trân trọng cảm ơn Chi cục Thú y, các Trạm Thú y thuộc các tỉnh Thái
Nguyên, Bắc Kạn, Tuyên Quang và các hộ chăn nuôi trâu, bò trên địa bàn các tỉnh
nghiên cứu đã tạo điều kiện giúp đỡ NCS trong quá trình thực hiện đề tài.
NCS xin chân thành cảm ơn các em sinh viên các Khóa 38, 39, 40, 41, 42
chuyên ngành Thú y và Chăn nuôi thú y, các học viên cao học khóa 18, 19 đã tham
gia và hỗ trợ NCS thực hiện thành công luận án này.
NCS chân thành cảm ơn Viện Sinh Thái và Tài nguyên sinh vật; phòng Siêu
cấu trúc - Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương đã giúp đỡ NCS thực hiện đề tài.
Cuối cùng, NCS xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè đồng
nghiệp đã động viên và giúp đỡ NCS trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu.
Thái Nguyên, tháng 06 năm 2014
Nghiên cứu sinh


Phạm Diệu Thùy


iii

MỤC LỤC


MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. Sán lá Fasciola gây bệnh trên động vật nhai lại và người 4
1.1.1. Vị trí của sán lá Fasciola trong hệ thống phân loại động vật học 4
1.1.2. Đặc điểm hình thái của sán lá Fasciola 4
1.1.3. Vòng đời của sán lá Fasciola 6
1.2. Bệnh do sán lá Fasciola ở động vật nhai lại 11

1.2.1. Đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá Fasciola 11
1.2.1.1. Tình hình nhiễm sán lá Fasciola ở gia súc nhai lại 11
1.2.1.2. Những yếu tố ảnh hưởng tới tỷ lệ nhiễm sán lá Fasciola ở gia súc nhai lại
17
1.2.2. Đặc điểm bệnh lý và lâm sàng bệnh do sán lá Fasciola gây ra ở gia súc
nhai lại 27
1.2.3. Chẩn đoán bệnh do sán lá Fasciola gây ra 33
1.2.4. Phòng và trị bệnh sán lá Fasciola cho súc vật nhai lại 35
1.2.4.1. Điều trị bệnh: 35
1.2.4.2. Phòng bệnh sán lá Fasciola cho súc vật nhai lại 38
CHƯƠNG 2: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.42
2.1. Đối tượng, thời gian, địa điểm nghiên cứu 42
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 42
2.1.2. Thời gian nghiên cứu 42
2.1.3. Địa điểm nghiên cứu 42
2.1.3.1. Địa điểm triển khai 42
2.1.3.2. Địa điểm xét nghiệm mẫu 44
2.2. Vật liệu nghiên cứu 44
2.2.1. Động vật và các loại mẫu nghiên cứu 44
2.2.2. Dụng cụ và hoá chất 45
2.3. Nội dung nghiên cứu 45
2.3.1 Xác định loài sán lá gan ký sinh ở trâu, bò tại ba tỉnh miền núi phía Bắc
bằng kỹ thuật thường quy, kỹ thuật PCR và hình ảnh cấu trúc siêu vi của sán.45
2.3.2. Đặc điểm dịch tễ bệnh do sán lá Fasciola spp. gây ra ở trâu, bò 45
iv

2.3.2.1. Điều tra thực trạng chăn nuôi và phòng chống bệnh ký sinh trùng cho
trâu, bò ở ba tỉnh nghiên cứu 45
2.3.2.2. Tình hình nhiễm sán lá Fasciola spp. ở trâu, bò 45
2.3.2.3. Nghiên cứu về trứng và ấu trùng sán lá Fasciola spp. ở ngoại cảnh và

trong ký chủ trung gian 46
2.3.3. Nghiên cứu tương quan giữa số trứng sán Fasciola spp. trong 1 gam
phân với số sán lá ký sinh ở trâu, bò 46
2.3.4. Nghiên cứu biện pháp phòng chống bệnh sán lá Fasciola spp. cho trâu, bò.46
2.3.4.1. Xác định thuốc tẩy sán lá Fasciola spp. có hiệu lực cao và an toàn 46
2.3.4.2. Nghiên cứu biện pháp phòng chống tổng hợp bệnh sán lá Fasciola spp.
cho trâu, bò 46
2.4. Phương pháp nghiên cứu 47
2.4.1. Phương pháp mổ khám, thu thập và định loại sán lá Fasciola spp. ký sinh
ở trâu, bò tại Thái Nguyên, Bắc Kạn và Tuyên Quang 47
2.4.2. Phương pháp điều tra tình trạng vệ sinh thú y và phòng chống bệnh sán
lá Fasciola spp. cho trâu, bò 48
2.4.3. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá Fasciola spp. ở trâu, bò 48
2.4.3.2. Bố trí thu thập mẫu 49
2.4.3.3. Phương pháp xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá F. gigantica
trên trâu, bò 49
2.4.4. Phương pháp nghiên cứu trứng và ấu trùng sán lá Fasciola spp. ở ngoại
cảnh và trong ký chủ trung gian 50
2.4.4.1. Phương pháp nghiên cứu sự ô nhiễm trứng sán lá Fasciola spp. ở nền
chuồng và khu vực xung quanh chuồng nuôi trâu, bò 50
2.4.4.2. Phương pháp nghiên cứu sự ô nhiễm trứng sán lá Fasciola spp. ở khu vực
chăn thả trâu, bò 51
2.4.4.3. Phương pháp thu thập và xác định loài ốc nước ngọt - ký chủ trung gian
của sán lá gan Fasciola 51
2.4.4.4. Phương pháp xác định tỷ lệ nhiễm ấu trùng sán lá Fasciola spp. của
ốc nước ngọt 51
2.4.5. Nghiên cứu thời gian sống của trứng sán lá Fasciola spp. ở ngoại cảnh
(khi không rơi vào môi trường nước) 52
2.4.5.1. Nghiên cứu thời gian sống của trứng sán lá Fasciola spp. trong phân
trâu, bò 52

v

2.4.5.2. Nghiên cứu thời gian sống của trứng sán lá Fasciola spp. trong đất 53
2.4.6. Nghiên cứu thời gian thoát vỏ và thời gian sống của Miracidium trong nước54
2.4.6.1. Nghiên cứu thời gian Miracidium thoát vỏ trong nước 54
2.4.6.2. Nghiên cứu thời gian Miracidium sống trong nước (khi Miracidium
không gặp ký chủ trung gian) 55
2.4.7. Nghiên cứu về thời gian phát triển của ấu trùng sán lá Fasciola spp.
trong ốc Lymnae viridis - ký chủ trung gian 56
2.4.8. Phương pháp xác định tương quan giữa số trứng sán Fasciola spp. trong
1 gam phân với số sán lá ký sinh/trâu, bò 57
2.4.9. Phương pháp xác định hiệu lực của thuốc tẩy sán lá Fasciola spp 58
2.4.9.1. Xác định hiệu lực của một số thuốc tẩy sán lá Fasciola spp. đã sử dụng
nhiều năm trên trâu, bò 58
2.4.9.2. Xác định hiệu lực tẩy sán lá Fasciola spp. và độ an toàn trên trâu, bò của
3 loại thuốc albendazol, triclabendazole, nitroxinil - 25 với mức liều cao hơn liều
khuyến cáo 59
2.4.10. Thử nghiệm biện pháp phòng bệnh sán lá Fasciola spp. trên trâu 60
2.5. Phương pháp xử lý số liệu 61
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 62
3.1. Kết quả xác định loài sán lá gan ký sinh ở trâu, bò tại ba tỉnh Thái Nguyên,
Bắc Kạn và Tuyên Quang 62
3.2. Đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá Fasciola ở trâu, bò 66
3.2.1. Điều tra thực trạng chăn nuôi và phòng chống bệnh ký sinh cho đàn trâu,
bò ở ba tỉnh nghiên cứu 66
3.2.2. Tình hình nhiễm sán lá F. gigantica ở trâu, bò tại ba tỉnh miền núi phía Bắc 68
3.2.2.1. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá F. gigantica ở trâu, bò tại các địa phương 68
3.2.2.2. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá F. gigantica theo tuổi trâu, bò 75
3.2.2.3. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá F. gigantica ở trâu, bò theo mùa vụ 78
3.2.2.4. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá F. gigantica ở trâu, bò theo tính biệt 82

3.2.3. Nghiên cứu về trứng và ấu trùng sán lá F. gigantica ở ngoại cảnh và trong
ký chủ trung gian 85
3.2.3.1. Sự ô nhiễm trứng sán lá F. gigantica ở chuồng trại, bãi chăn thả 85
3.2.3.2. Sự ô nhiễm trứng sán lá F. gigantica trên bãi chăn thả trâu, bò 88
3.2.3.3. Sự phân bố các loài ốc nước ngọt - ký chủ trung gian của sán lá F. gigantica.89
3.2.3.4. Tỷ lệ nhiễm ấu trùng sán lá gan của ốc - ký chủ trung gian 92
vi

3.2.3.5. Tỷ lệ mẫu cỏ thủy sinh nhiễm Adolescaria 94
3.2.3.6. Nghiên cứu về thời gian sống của trứng sán lá F. gigantica ở ngoại cảnh
(khi chưa rơi vào môi trường nước) 96
3.2.3.7. Thời gian sống của trứng sán lá F. gigantica trong đất 99
3.2.3.8. Nghiên cứu về thời gian thoát vỏ của Miracidium và thời gian sống của
Miracidium trong nước 100
3.2.3.9. Nghiên cứu thời gian phát triển của ấu trùng sán lá F. gigantica trong ốc -
ký chủ trung gian 105
3.3. Nghiên cứu tương quan giữa số trứng sán F. gigantica trong 1 gam phân với
số sán lá ký sinh ở trâu, bò 107
3.4. Nghiên cứu biện pháp phòng trị bệnh sán lá F. gigantica cho trâu, bò 110
3.4.1. Xác định thuốc tẩy sán lá F. gigantica có hiệu lực cao và an toàn 110
3.4.1.1. Xác định hiệu lực của một số thuốc tẩy sán lá F. gigantica đã được sử
dụng nhiều năm trên trâu, bò 110
3.4.2. Thử nghiệm biện pháp phòng trị bệnh sán lá F. gigantica trên trâu 116
3.4.2.1. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá F. gigantica sau 2 tháng thử nghiệm 118
3.4.2.2. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá F. gigantica sau 4 tháng thử nghiệm 119
3.4.3. Đề xuất biện pháp phòng chống tổng hợp bệnh sán lá F. gigantica
cho trâu, bò 120
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 123
1. Kết luận 123
2. Đề nghị: 125

TÀI LIỆU THAM KHẢO 127
vii

DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT

- : đến
cs : cộng sự
DTC : dài thân chéo
F : Fasciola
Kg TT : kilogam thể trọng
L : Lymnaea
mg : miligam
ml : mililit
n : dung lượng mẫu
Nxb : nhà xuất bản
pp : page
spp : species plural
TN : thí nghiệm
TP : thành phố
tr : trang
TT : thể trọng
VN : vòng ngực
viii

DANH MỤC CÁC BẢNG


Bảng 2.1. Sơ đồ bố trí thu thập mẫu 49
Bảng 3.1. Kết quả mổ khám trâu và thu thập sán lá gan 62
Bảng 3.2. Kết quả mổ khám bò và thu thập sán lá gan 62

Bảng 3.3. Kết quả xác định loài sán lá gan ký sinh ở trâu, bò 64
Bảng 3.4. Loài sán lá gan ký sinh ở trâu, bò tại ba tỉnh miền núi phía Bắc 65
Bảng 3.5. Thực trạng chăn nuôi và phòng chống bệnh ký sinh trùng cho đàn trâu,
bò ở ba tỉnh miền núi phía Bắc 66
Bảng 3.6: Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá F. gigantica ở trâu tại các địa phương 68
Bảng 3.7: Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá gan ở bò tại các địa phương 73
Bảng 3.8: Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá F. gigantica theo tuổi trâu 75
Bảng 3.9: Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá F. gigantica theo tuổi bò 77
Bảng 3.10: Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá F. gigantica ở trâu theo mùa vụ 79
Bảng 3.11. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá gan ở bò theo mùa vụ 80
Bảng 3.12. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá F. gigantica theo tính biệt của trâu 83
Bảng 3.13. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá F. gigantica theo tính biệt của bò 84
Bảng 3.14. Sự ô nhiễm trứng sán lá F. gigantica ở chuồng và khu vực 85
xung quanh chuồng nuôi trâu 85
Bảng 3.15. Sự ô nhiễm trứng sán lá F. gigantica ở chuồng và khu vực 86
xung quanh chuồng nuôi bò 86
Bảng 3.16. Sự ô nhiễm trứng sán lá F. gigantica ở khu vực bãi chăn thả trâu, bò 88
Bảng 3.17. Kết quả định loại các mẫu ốc nước ngọt 89
Bảng 3.18. Sự phân bố các loài ốc ở ba tỉnh nghiên cứu 91
Bảng 3.19. Tỷ lệ nhiễm ấu trùng sán lá F. gigantica của ốc nước ngọt 92
Bảng 3.20. Tỷ lệ mẫu cỏ thủy sinh nhiễm Adolescaria 95
Bảng 3.21. Thời gian sống của trứng sán lá F. gigantica trong phân trâu 97
Bảng 3.22. Thời gian sống của trứng sán lá F. gigantica trong phân bò 98
Bảng 3.23. Thời gian sống của trứng sán lá F. gigantica trong đất 99
ix

Bảng 3.24. Thời gian Miracidium thoát vỏ trong nước (từ khi trứng sán lá F.
gigantica rơi vào môi trường nước) 101
Bảng 3.25. Thời gian sống của Miracidium trong nước 104
Bảng 3.26. Thời gian hoàn thành các giai đoạn ấu trùng của sán lá F. gigantica

(từ khi trứng rơi vào nước) 105
Bảng 3.27. Hiệu lực của hai loại thuốc tẩy sán lá F. gigantica đã sử dụng nhiều
năm trên trâu 110
Bảng 3.28. Hiệu lực của hai loại thuốc tẩy sán lá F. gigantica đã sử dụng nhiều
năm trên bò 111
Bảng 3.29. Hiệu lực tẩy sán F. gigantica của ba loại thuốc trên trâu thí nghiệm 113
Bảng 3.30. Hiệu lực tẩy sán F. gigantica của ba loại thuốc trên bò thí nghiệm 114
Bảng 3.31. Hiệu lực của ba loại thuốc tẩy sán F. gigantica cho trâu trên diện rộng 115
Bảng 3.32. Hiệu lực của ba loại thuốc tẩy sán F. gigantica cho bò trên diện rộng 116
Bảng 3.33. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán F. gigantica của trâu trước thí nghiệm 117
Bảng 3.34. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá F. gigantica sau 2 tháng thử nghiệm118
Bảng 3.35. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá F. gigantica sau 4 tháng thử nghiệm.119


x

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1. Hai loài sán F. gigantica và F. hepatica 5
Hình 1.2. Vòng đời của sán lá gan 10
Hình 3.1. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm sán lá F. gigantica ở trâu tại 3 tỉnh 69
Hình 3.2. Biểu đồ cường độ nhiễm sán lá F. gigantica ở trâu tại 3 tỉnh 71
Hình 3.3. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm sán lá gan ở bò tại 3 tỉnh 73
Hình 3.4. Biểu đồ cường độ nhiễm sán lá F. gigantica ở bò tại 3 tỉnh 74
Hình 3.5. Đồ thị tỷ lệ nhiễm sán lá F. gigantica ở trâu theo lứa tuổi 76
Hình 3.6. Đồ thị tỷ lệ nhiễm sán lá F. gigantica ở bò theo lứa tuổi 77
Hình 3.7. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm sán lá gan ở trâu theo mùa vụ (tính chung cả ba tỉnh) 79
Hình 3.8. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm sán lá F. gigantica ở bò theo mùa vụ (tính
chung cả ba tỉnh) 81
Hình 3.9. Biểu đồ kết quả định loại ốc nước ngọt của ba tỉnh 90

Hình 3.10. Đồ thị biểu diễn phương trình y = a + bx về mối tương quan giữa số trứng
sán/ gam phân với số sán ký sinh/trâu 107
Hình 3.11. Đồ thị biểu diễn phương trình y = a + bx về mối tương quan giữa số trứng
sán/ gam phân với số sán lá ký sinh/bò 108



1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Bệnh sán lá gan ở trâu, bò (Fasciolosis) do hai loài sán lá Fasciola hepatica và
Fasciola gigantica gây ra, được coi là bệnh ký sinh trùng phổ biến và gây thiệt hại
rất lớn về kinh tế cho ngành chăn nuôi trâu, bò trên toàn thế giới (Soulsby E. J.,
1987 [167]). Trong những năm gần đây, bệnh sán lá gan ở trâu, bò đang trở nên phổ
biến và gia tăng do sự thay đổi khí hậu và sự di cư của động vật từ vùng này sang
vùng khác (Muhammad Kasib Khan và cs., 2013 [132]).
Sán lá Fasciola ký sinh gây nhiều tác động xấu như làm giảm sức sinh trưởng,
sinh sản ở trâu, bò: mỗi sán ký sinh làm khả năng tăng khối lượng giảm 200
gam/năm (Sewell M. M. H., 1966 [153]), tăng trọng hàng năm giảm 20 - 40 kg, tỷ
lệ có thai giảm 10% (Sothoeun S., 2007 [157]). Theo Suhardono D. (2001) [159],
việc tẩy sán lá gan cho bò đã rút ngắn khoảng cách giữa hai lần động dục của bò
xuống 18,5 tháng, trong khi những bò không được điều trị thì khoảng cách này kéo
dài tới 31,5 tháng. Theo Roberts J. A. và cs. (1991) [143], thiếu máu do sán ký sinh
đã làm giảm 7 - 15% khả năng lao tác (uớc tính, mỗi năm thiệt hại do trâu, bò bị nhiễm
sán lá Fasciola là từ 82 - 98 đô la Úc/trâu hoặc bò (Sothoeun S., 2007 [157]), tức là
khoảng từ 1,5 - 1,8 triệu đồng Việt Nam; chi phí này ở Thụy Sỹ là 52 triệu Euro
(Schweizer G. và cs., 2005 [151]), ở Kenya là 3,5 triệu KES (Mungube E. O. và cs.,
2006 [133]), ở Etiopia là 0,27 triệu đô la Mỹ (Berhe G. và cs., 2009 [69]). Như vậy, có

thể thấy thiệt hại kinh tế do bệnh sán lá Fasciola gây ra là rất lớn.
Nguy hiểm hơn, bệnh sán lá gan ở trâu, bò còn truyền lây sang người gây
viêm gan, xơ gan, thậm chí biến chứng ung thư gan ở người. Theo Mas - Coma S.
và cs. (2009) [125], ước tính có khoảng 2,4 - 17 triệu người trên thế giới bị nhiễm
một hoặc cả hai loài sán F. hepatica và F. gigantica. Tại Việt Nam, theo thống kê
của Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương, đến tháng 3 năm 2008, nước
ta có hơn 5.000 người tại 47 tỉnh thành từ Bắc tới Nam bị nhiễm sán lá gan lớn (dẫn
theo Đặng Thị Cẩm Thạch và cs., 2008 [44]).



2

Việt Nam là một nước nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, điều kiện khí hậu
nóng ẩm, chăn nuôi trâu, bò theo phương thức chăn thả tự do và ý thức vệ sinh
môi trường không tốt là điều kiện thuận lợi cho sán lá gan hoàn thành vòng đời
và bệnh sán lá gan phát triển. Đã có một số công trình nghiên cứu về đặc điểm
dịch tễ bệnh sán lá gan ở trâu, bò và biện pháp điều trị bệnh (công trình của
Nguyễn Đức Tân, 2010 [43]; Hoàng Văn Hiền và cs., 2011 [11]; Nguyễn Hữu
Hưng 2011 [15]…). Song, ở các địa phương miền núi nói chung, ba tỉnh Thái
Nguyên, Bắc Kạn và Tuyên Quang nói riêng vẫn chưa có công trình nghiên cứu
đầy đủ về bệnh sán lá gan, vì vậy cũng chưa có quy trình phòng chống bệnh hiệu
quả. Đặc biệt, 3 tỉnh nói trên nằm trong vùng Trung du miền núi phía Bắc - là
nơi có số lượng trâu nhiều nhất cả nước, chiếm 55,31% (Tổng Cục thống kê, 2014
[169]). Mặt khác, điều kiện thời tiết khí hậu của các tỉnh này trong những năm gần đây
có nhiều thay đổi: cường độ ánh sáng mạnh hơn, lượng mưa trong năm nhiều hơn…
Những thay đổi này có thể dẫn đến hệ quả là đặc điểm dịch tễ của bệnh sán lá gan thay
đổi. Những luận giải trên cho thấy, việc nghiên cứu về đặc điểm dịch tễ và xây dựng
biện pháp phòng chống bệnh sán lá gan cho trâu, bò, từ đó phòng được bệnh sán lá gan
lớn trên người ở các địa phương miền núi là rất cần thiết.

Xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn sản xuất, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên
cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (Fasciolosis) ở tỉnh Thái Nguyên, Bắc
Kạn, Tuyên Quang và biện pháp phòng trị (2010 - 2013) ”.
2. Mục tiêu của đề tài:
- Xác định được thành phần loài và một số đặc điểm dịch tễ bệnh do sán lá
Fasciola spp. gây ra trên trâu, bò ở ba tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn và Tuyên Quang.
- Xây dựng được biện pháp phòng, trị bệnh sán lá gan lớn ở trâu, bò tại ba tỉnh
Thái Nguyên, Bắc Kạn, Tuyên Quang.
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Kết quả của đề tài là những thông tin khoa học về loài sán lá gan lớn ký sinh
trên trâu, bò nuôi tại các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn và Tuyên Quang; đặc điểm



3

dịch tễ của bệnh; sự phát triển của trứng và ấu trùng sán lá gan; mối tương quan
giữa số sán ký sinh/trâu, bò với số trứng sán/gam phân và biện pháp phòng chống
bệnh sán lá gan lớn cho trâu, bò.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Kết quả của đề tài là cơ sở khoa học khuyến cáo người chăn nuôi áp dụng các
biện pháp phòng trị bệnh sán lá Fasciola, nhằm hạn chế tỷ lệ nhiễm và thiệt hại do
sán lá Fasciola gây ra, góp phần nâng cao năng suất chăn nuôi, thúc đẩy ngành chăn
nuôi trâu, bò phát triển.
3.3. Những đóng góp mới của đề tài
- Là công trình đầu tiên nghiên cứu có hệ thống về đặc điểm dịch tễ và biện
pháp phòng trị bệnh sán lá Fasciola cho trâu, bò ở 3 tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn và
Tuyên Quang.
- Xác định được tương quan giữa số sán lá Fasciola gigantica ký sinh trên

trâu, bò với số trứng sán/gam phân.
- Xây dựng được biện pháp phòng trị bệnh sán lá Fasciola cho trâu, bò có hiệu
quả, khuyến cáo áp dụng rộng rãi tại các địa phương.
















4

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

Bệnh sán lá gan ở trâu, bò, dê do hai loài sán lá Fasciola hepatica và Fasciola
gigantica ký sinh ở ống dẫn mật và gan gây ra. Ngoài trâu, bò, dê, hai loài sán này
còn gây bệnh cho người và nhiều loài động vật khác.
F. hepatica và F. gigantica là hai loài sán lá phổ biến ở các vùng thuộc châu Á
và châu Phi. Theo Mas - Coma S. (2001) [124] tác hại của sán lá gan đối với gia súc
nhai lại rất lớn, biểu hiện rõ nhất là gây thiếu máu, viêm và xơ gan khi gia súc bị

nhiễm sán lá gan ở mức độ nặng.
Sán lá Fasciola ngày càng chứng tỏ vai trò gây bệnh quan trọng cho động vật
nhai lại và người (Mas - Coma S. và cs., 2009 [125]).
1.1. Sán lá Fasciola gây bệnh trên động vật nhai lại và người
1.1.1. Vị trí của sán lá Fasciola trong hệ thống phân loại động vật học
Theo Nguyễn Thị Lê và cs. (1996) [34], sán lá gan ký sinh và gây bệnh cho gia
súc nhai lại được xếp trong hệ thống phân loại động vật như sau:
Ngành Plathelminthes Schneider, 1873
Phân ngành Platodes Leuckart, 1854
Lớp Trematoda Rudolphi, 1808
Phân lớp Prosostomadidea Skrjabin và Guschanskaja, 1962
Bộ Fasciolibda Skrjabin và Schulz, 1937
Phân bộ Fasciolata Skrjabin và Schulz, 1937
Họ Fasciolidae Railliet, 1895
Phân họ Fasciolinae Stiles và Hassall, 1898
Giống Fasciola Linnaeus, 1758
Loài Fasciola hepatica Linnaeus, 1758
Loài Fasciola gigantica Cobbold, 1885
1.1.2. Đặc điểm hình thái của sán lá Fasciola
Sán lá F. gigantica và F. hepatica có màu đỏ nâu. Trong đó, F. gigantica là loài
sán lá phổ biến ở nước ta. Loài sán này có chiều dài từ 25 - 75 mm, rộng từ 3 - 12 mm,



5

hình lá, u lồi hình nón của đầu là phần tiếp theo của thân, vì vậy sán không có ‘‘vai’’. Hai
rìa bên thân sán song song với nhau, có hai giác bám: giác bụng và giác miệng. Giác
miệng ở đầu sán thông với hầu, thực quản, ruột gồm hai manh tràng phân thành nhiều
nhánh nhỏ. Giác bụng tròn, lớn hơn giác miệng và ở gần giác miệng. Trứng sán F.

gigantica màu vàng nâu, hình bầu dục, phình rộng ở giữa, thon dần về hai đầu, đầu hơi
nhỏ có nắp trứng, trứng dài 0,13 - 0,18 mm, rộng 0,06 - 0,1 mm.
Loài F. hepatica có đầu lồi và nhô ra phía trước làm cho sán có ‘‘vai’’. Sán
dài 18 - 51 mm, rộng 4 - 13 mm, phần đầu hình nón dài 3 - 4 mm, chứa cả hai giác
bám, giác bụng lớn hơn giác miệng. Hai rìa bên thân sán không song song với nhau
mà phình ra ở chỗ vai rồi thon lại ở cuối thân. Cấu tạo bên trong của F. hepatica
giống F. gigantica. Trứng sán có hình thái, màu sắc tương tự trứng của loài F.
gigantica, dài 0,13 - 0,15 mm; rộng 0,07 - 0,09 mm.

Hình 1.1. Hai loài sán F. gigantica và F. hepatica [170]
Cũng như nhiều loài sán lá khác, sán lá gan lưỡng tính, có thể thụ tinh chéo
hoặc tự thụ tinh. Sán có giác miệng và giác bụng, giác bụng không nối với cơ quan
tiêu hoá. Sán không có hệ hô hấp, tuần hoàn và cơ quan thị giác (ở giai đoạn mao ấu
có dấu vết sắc tố mắt). Hệ sinh dục rất phát triển với cả bộ phận sinh dục đực và cái
trong cùng một sán. Tử cung sán chứa đầy trứng.
Hệ bài tiết gồm 1 - 2 ống bài tiết chạy dọc cơ thể. Từ ống bài tiết có nhiều
nhánh nhỏ chạy ra hai bên và tận cùng là tế bào ngọn lửa. Các ống này tập trung
dịch bài tiết vào túi dự trữ ở cuối thân và đổ ra ngoài qua lỗ bài tiết.
A - Fasciola gigantica
B - Fasciola hepatica



6

Hệ thần kinh kém phát triển, gồm hai hạch não nằm ở hai bên, nối với nhau
bằng vòng dây thần kinh. Từ đó có ba đôi dây thần kinh đi về phía trước và phía sau
thân, những dây này nối với nhau bằng nhiều dây nhỏ. Cơ quan cảm giác bị tiêu giảm.
Hệ sinh dục của sán phát triển mạnh, có bộ phận sinh dục đực và cái trên cùng
một cơ thể. Bộ phận sinh dục đực gồm hai tinh hoàn phân nhánh mạnh, xếp trên

dưới nhau ở phần sau cơ thể. Mỗi tinh hoàn thông với ống dẫn tinh riêng rồi đổ vào
túi sinh dục. Phần cuối của túi sinh dục được kitin hóa, gọi là cirrus, có chức năng
như dương vật. Buồng trứng phân nhánh ở phía trước tinh hoàn. Tử cung sán chứa
đầy trứng, uốn khúc thành hình hoa ở giữa ống dẫn noãn hoàng và giác bụng. Tuyến
noãn hoàng xếp dọc 2 bên thân và phân nhánh.
Theo Itagaki T. và Tsutsumi K. (1998) [107], Mas - Coma S. và cs. (2009)
[126], ở châu Âu, châu Mỹ và châu Đại Dương chỉ có loài F. hepatica; trong khi ở
châu Á và châu Phi có cả 2 loài F. hepatica và F. gigantica.
Đối với khu vực Đông Nam Á, đặc biệt ở Việt Nam, tình hình nhiễm Fasciola
ở động vật nhai lại và người đang gia tăng (Tran V. H. và cs., 2001 [162], Mas -
Coma S. và cs., 2009 [125]).
1.1.3. Vòng đời của sán lá Fasciola
Năm 1752 Swammerrdam đã phát hiện những vĩ ấu (Cercaria) của sán lá F.
hepatica ở một ốc Gasterpoda. Song phải đến năm 1882 Thomas (nghiên cứu ở
Anh) và Leukart (nghiên cứu ở Đức) đã gần như cùng một lúc mô tả vòng đời của
sán lá gan.
Fasciola trưởng thành ký sinh trong ống dẫn mật của gia súc nhai lại. Sau khi
thụ tinh, mỗi sán đẻ hàng chục vạn trứng. Những trứng này theo dịch mật vào ruột
và theo phân ra ngoài. Nếu gặp điều kiện thuận lợi: được nước mưa cuốn trôi xuống
các vũng nước, hồ, ao, suối, ruộng nước ; nhiệt độ 15 - 30
o
C; pH = 5 - 7,7; có ánh
sáng thích hợp thì sau 10 - 25 ngày trứng nở thành Miracidium bơi tự do trong
nước. Nếu thiếu ánh sáng, Miracidium không có khả năng thoát vỏ nhưng vẫn tồn
tại đến 8 tháng trong vỏ. Miracidium có hình tam giác, xung quanh thân có lông và
di chuyển được trong nước.



7


Theo Trịnh Văn Thịnh và Đỗ Dương Thái (1978) [50]: thời gian phát triển của
trứng sán lá gan phụ thuộc vào nhiệt độ: khi nhiệt độ thấp thời gian phát triển kéo
dài, khi nhiệt độ tăng thời gian nở ngắn hơn. Cụ thể như sau:
Ở 10 -19
o
C, trứng sán nở sau 56 ngày
Ở 12 - 20
o
C, trứng sán nở sau 48 ngày
Ở 21 - 24
o
C, trứng sán nở sau 37 ngày
Ở 22 - 26
o
C, trứng sán nở sau 21 - 26 ngày
Ở 28 - 30
o
C, trứng sán nở sau 14 - 16 ngày
Ở 25 - 30
o
C, trứng sán có tỷ lệ nở khá cao (70 - 80%).
Đồng thời các tác giả còn cho biết, trứng sán lá gan cần có nước để phát triển.
Trứng để ở đĩa Petri không có nước sau 2 giờ sẽ bị teo lại và vỡ. Trứng có thể phát
triển ở độ pH là 7,8 - 8,1; ở độ pH này mao ấu có thể chui ra khỏi trứng và xâm
nhập vào ký chủ trung gian. Trong nước cất, mao ấu có thể sống tới 24 giờ, trong
nước máy tới 36 giờ. Khi bắt đầu yếu dần, mao ấu chuyển động quay tròn, nhào lên
lộn xuống liên tục một lúc rồi đứng im, rụng lông và tan rữa dần.
Trứng của F. gigantica lớn hơn trứng F. hepatica. Nếu ở nhiệt độ 30
o

C, trứng của
F. hepatica mất 7 ngày mới nở, nếu 25
o
C thì mất 9 - 10 ngày và 20
o
C thì mất 15 ngày,
trong khi đó nếu ở nhiệt độ 30
o
C, trứng của F. gigantica phải mất 11 - 12 ngày mới nở,
nếu 25
o
C thì mất 17 ngày và 20
o
C thì mất 31 ngày.
Grigoryan G. A. (1958) [98] cho biết, nhiệt độ 24 - 26
o
C và pH 6,5 - 7 là tốt
nhất cho sự phát triển của trứng sán lá gan. Tác giả cho rằng, trứng không sống ở
nhiệt độ trên 43
o
C, điều kiện khô hạn cũng làm trứng chết nhanh. Trứng F.
gigantica phát triển không đồng đều và nở thành Miracidium ở cùng một thời gian.
Vì vậy, trong cùng một điều kiện Miracidium có thể nở trong khoảng thời gian tới
vài tuần, tăng cơ hội nhiễm vào ốc. Cũng theo Guralp N. và cs. (1964) [99], thời
gian cho sự phát triển thành Miracidium trong trứng F. gigantica khác nhau phụ
thuộc vào nhiệt độ. Khoảng 10 - 11 ngày ở 37 - 38
o
C, 21 - 24 ngày ở 25
o
C và 33

ngày ở 17 - 22
o
C. Asanji M. F. (1988) [64] thấy rằng, trứng bị kích thích nở khi tiếp
xúc với ánh sáng mặt trời hoặc ánh sáng mạnh. Khi thoát khỏi vỏ trứng, Miracidium
sống trong nước khoảng 18 - 26 giờ.



8

Khi gặp vật chủ trung gian thích hợp (ốc Lymnaea), Miracidium xâm nhập cơ
thể ốc và phát triển thành bào ấu (Sporocyst). Theo Phan Địch Lân (2004) [33], ký
chủ trung gian của sán lá F. gigantica ở Việt Nam là hai loài ốc Lymnaea swinhoei
(ốc vành tai) và Lymnaea viridis (ốc hạt chanh). Hai loài ốc này thường sống trong
các ao, hồ, mương, rãnh, các chân ruộng mạ có nước xâm xấp, các thửa ruộng cấy
lúa nước, các vũng trên đồng cỏ, các khe lạch, các chân ruộng bậc thang, khe suối ở
miền núi.
Bào ấu (Sporocyst) hình túi, màu sáng, được bao bọc bởi lớp màng mỏng, các
tế bào ngọn lửa hoạt động hình thành hầu, ống ruột và các đám phôi. Trong một ốc
có thể có 1 - 2 ấu trùng. Trong khoảng 3 - 7 ngày, bào ấu sinh sản vô tính cho ra
nhiều lôi ấu (Redia). Một bào ấu sinh ra 5 - 15 lôi ấu.
Lôi ấu (Redia) hình suốt chỉ, ít hoạt động, đã có miệng, hầu và ruột. Có hai
loại Redia (Redia thế hệ I và Redia thế hệ II) cùng phát triển trong ốc - vật chủ
trung gian. Ở nhiệt độ 16
o
C hoặc thấp hơn, Redia thế hệ I dừng phát triển. Ở nhiệt
độ phù hợp (20 - 30
o
C), sau 29 - 35 ngày, Redia biến thành Cercaria. Một Redia có
thể sinh ra 12 - 20 Cercaria.

Vĩ ấu (Cercaria) là ấu trùng ở pha sống tự do của sán lá gan, có thân hình tròn lệch,
kích thước 0,28 - 0,30 x 0,23 mm, có đuôi dài hơn thân, đuôi giúp vĩ ấu di chuyển dễ
dàng trong nước. Cấu tạo của vĩ ấu gồm giác miệng, giác bụng, hầu, thực quản và
ruột phân nhánh.
Trong cơ thể Cercaria có những hạt glycogen cung cấp năng lượng cho hoạt
động sống của ấu trùng, đặc biệt là cho sự vận động không ngừng của đuôi. Đuôi là
cơ quan vận động của vĩ ấu. Theo một số tác giả, đuôi làm nhiệm vụ thay đổi vị trí
của ấu trùng trong môi trường nước. Nhờ sự hoạt động tích cực của đuôi mà vĩ ấu
có thể tiếp cận để bám vào các cây thuỷ sinh, tạo thành kén (Adolescaria).
Từ khi Miracidium xâm nhập vào ốc đến khi phát triển thành Cercaria cần
khoảng 50 - 80 ngày. Sau khi thành thục, Cercaria thoát khỏi ốc, ra môi trường ngoài,
bơi tự do trong nước. Sau vài giờ bơi trong nước, Cercaria rụng đuôi, tiết chất nhầy
xung quanh thân, chất nhầy gặp không khí khô rất nhanh. Lúc này Cercaria đã biến
thành Adolescaria (ấu trùng sán lá Fasciola có sức gây bệnh).



9

Theo Guralp N. và cs., 1964 [99], khoảng 80% Cercaria ra khỏi ốc vào buổi tối.
Tại Brazil, Gomes D. L. (1985) [168] đã thu được Cercaria sau 56 ngày gây nhiễm
Miracidium cho ốc ở nhiệt độ 27 - 29
o
C.
Tổng số Cercaria có thể có trong mỗi ốc thường là hàng trăm, nhưng có thể
khác nhau từ vài trăm đến hàng nghìn. Bitakaramire P. K. (1968) [70] đã thu được
trung bình 653 Cercaria của sán F. gigantica/ốc L. natalensis được gây nhiễm,
nhưng Grigoryan G. A. (1958) [98] đã thu được 2.700 Cercaria/ốc, Guralp N. và cs.
(1964) [99] thu được 7.179 Cercaria/ốc trong thời gian 75 ngày.
Sharma R. L. và cs. (1989) [154] cho biết, ở 25 - 27

o
C, Cercaria bắt đầu ra khỏi
ốc sau 20 ngày gây nhiễm, nhưng nhiều nhất khoảng 46 - 50 ngày sau khi nhiễm
(Asanji M. F., 1988 [64]). Thời gian này sẽ dài hơn khi nhiệt độ giảm đi và có thể kéo
dài đến 197 ngày (Dinnik J. A. và Dinnik N. N., 1963) [87].
Theo Da Costa C. và cs. 1994 [84], sau gây nhiễm, Cercaria từ ốc ra môi
trường nước thành các đợt, mỗi đợt có khoảng 50 - 70 Cercaria được giải phóng ra
khỏi ốc. Dreyfuss G. và Rondelaud D. (1997) [90] cho biết, trong một lần gây nhiễm,
Cercaria thoát ra khỏi ốc có thể tới 15 đợt (thường là 3 đợt hoặc có thể ít hơn).
Dar Y. và cs. (2010) [85] đã thí nghiệm gây nhiễm 4 Miracidium/ốc Radix
natalensis - ký chủ trung gian của sán lá F. hepatica tại Ai Cập, ở điều kiện nhiệt độ
24
o
C. Kết quả cho thấy, sau trung bình 24,3 ngày có 90,7 Cercaria được giải
phóng/ốc và Cercaria được giải phóng ra trong 2 - 13 đợt.
Theo Ueno H. và cs. (1975) [163], sau khi thoát khỏi ốc, Cercaria hóa nang
thành Adolescaria. Khoảng 2/3 số Adolescaria bám vào giá thể trong nước, số còn
lại không bám vào giá thể mà trôi nổi trong nước. Adolescaria hình khối tròn, màu
nâu đen, bên trong chứa phôi hoạt động. Phôi có giác miệng, giác bụng, ruột phân
nhánh và túi bài tiết.
Ký chủ cuối cùng (trâu, bò, các loài nhai lại khác và người) nuốt phải
Adolescaria, vào đến dạ dày và ruột, lớp vỏ ngoài bị phân huỷ, ấu trùng được giải
phóng và di chuyển đến ống mật bằng 3 con đường:
- Một số ấu trùng dùng tuyến xuyên chui vào niêm mạc ruột, vào tĩnh mạch
ruột, qua tĩnh mạch cửa vào gan, xuyên qua nhu mô gan vào ống mật.



10


- Một số ấu trùng khác cũng dùng tuyến xuyên xuyên qua thành ruột vào
xoang bụng, đến gan, xuyên qua nhu mô gan vào ống mật.
- Một số ấu trùng từ tá tràng ngược dòng dịch mật để lên ống dẫn mật.
Sau khi vào ống dẫn mật, ấu trùng ký sinh ở đó, hút máu vật chủ và phát triển
thành sán lá gan trưởng thành. Theo Skerman (1966), thời gian hoàn thành vòng đời
của sán lá F. hepatica là 92 - 117 ngày. Sán Fasciola trưởng thành có thể ký sinh
trong ống dẫn mật của súc vật nhai lại 3 - 5 năm, có khi tới 11 năm.

1. Trứng sán lá gan
2. Miracidium
3. Ấu trùng trong ốc
4. Cercaria
5. Adolescaria
6. Sán trưởng thành trong ống dẫn mật
Hình 1.2. Vòng đời của sán lá gan [171]
Sự phát triển của F. hepatica trong ký chủ có xương sống đã được nghiên cứu
bởi Winkrhauser T. (1960) [165] và Hughes D. L. (1963) [105]. Sự phát triển của F.
gigantica ở ốc L. truncatula vào mùa hè là 75 ngày, mùa lạnh tới 175 ngày. Ở ký
chủ cuối cùng, sự di hành và phát triển của F. gigantica tương tự như F. hepatica
nhưng thời gian dài hơn, thời gian di hành đến ống mật là 9 - 12 tuần sau khi nhiễm
(Dinnik J. A. và Dinnik N. N., 1964) [88].
Phan Địch Lân (2004) [33] cho biết, trong điều kiện nhiệt độ thích hợp (28 -
30
o
C), có ốc - vật chủ trung gian (L. swinhoei và L. viridis), có vật chủ cuối cùng
(trâu, bò, dê, cừu) thì vòng đời của sán lá gan ở nước ta được xác định với các mức
thời gian sau:




11

- Ở ngoài thiên nhiên: trứng sán lá gan nở thành mao ấu (Miracidium) trong
khoảng 14 - 16 ngày.
- Ở trong ốc - vật chủ trung gian:
Mao ấu (Miracidium) phát triển thành bào ấu (Sporocyst) cần 7 ngày.
Bào ấu (Sporocyst) phát triển thành lôi ấu (Redia) cần 8 - 21 ngày.
Lôi ấu (Redia) phát triển thành vĩ ấu non (Cercaria) cần 7 - 14 ngày, thành vĩ
ấu trưởng thành cần 13 - 14 ngày.
- Ở ngoài ngoại cảnh: vĩ ấu phát triển thành kén (Adolescaria) sau khoảng 2 giờ.
- Ở trong cơ thể trâu, bò: sau khi nuốt phải Adolescaria 79 - 88 ngày, trong ống dẫn
mật của trâu, bò đã có sán lá gan trưởng thành.
Điều kiện tự nhiên ở nước ta rất thuận lợi cho sự cảm nhiễm và gây bệnh của
sán lá gan. Ở những vùng có mầm bệnh tồn tại, cứ trung bình 3 tháng sán lá gan lại
hoàn thành vòng đời trong cơ thể trâu, bò, nghĩa là trong trâu, bò lại tạo ra một đời
sán mới. Con vật đã có sán lá gan ký sinh lại tiếp tục nhiễm thêm mầm bệnh mới,
gây tình trạng bội nhiễm sán lá gan, vì vậy cường độ nhiễm tăng lên theo tuổi trâu,
bò (Nguyễn Thị Kim Lan và cs., 2008) [27].
1.2. Bệnh do sán lá Fasciola ở động vật nhai lại
1.2.1. Đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá Fasciola
1.2.1.1. Tình hình nhiễm sán lá Fasciola ở gia súc nhai lại
* Tình hình nhiễm sán Fasciola ở gia súc nhai lại Việt Nam
Bệnh sán lá Fasciola phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Ở Việt Nam, bệnh
có ở khắp các tỉnh, thành trong cả nước.
Trịnh Văn Thịnh và Đỗ Dương Thái (1978) [50] cho biết, các chuyên gia
người Pháp đã điều tra thấy trâu, bò, dê, cừu, thỏ ở miền Bắc Việt Nam đều nhiễm
sán lá F. gigantica theo tỷ lệ lần lượt là 64,7%; 23,5%; 37%; 52,94%; 14,28%; đặc
biệt có 2 trường hợp người nhiễm sán.
Phan Địch Lân (1980) [30] đã mổ khám 1.043 trâu ở Thái Nguyên, số trâu
nhiễm sán lá gan là 57%, trong đó có nhiều trâu phải huỷ bỏ gan do số lượng sán




12

quá nhiều. Kết quả điều tra ở huyện Bình Lục - Hà Nam, tỷ lệ nhiễm sán lá gan
ở trâu là 51,2 - 57,5%.
Kết quả nghiên cứu của Hồ Thị Thuận và Nguyễn Ngọc Phương (1987) [54] ở
các tỉnh miền Nam cho thấy tỷ lệ trâu, bò nhiễm sán lá gan từ 1,4 - 36,2%.
Nguyễn Đức Dương (1995) [7] đã xét nghiệm phân của 537 hươu tại các trại
nuôi hươu ở Hà Tĩnh, Quỳnh Lưu, Diễn Châu (Nghệ An) và công viên Thủ Lệ - Hà
Nội, phát hiện 13,22% số hươu nhiễm sán F. gigantica.
Theo Nguyễn Quang Sức và Nguyễn Thế Hùng (1995) [43], đàn dê Bách
Thảo nuôi tại Trung tâm nghiên cứu dê, thỏ Sơn Tây và một số hộ gia đình nuôi dê
nhiễm sán lá gan với tỷ lệ 30,4%.
Đoàn Văn Phúc và cs. (1995) [42] đã kiểm tra 64 bò tại trại bò sữa Hà Nội, tỷ
lệ nhiễm sán Fasciola là 73,43%. Tác giả cho biết, bệnh sán lá gan đã ảnh hưởng rõ
rệt đến sức khoẻ và sản lượng sữa của đàn bò.
Kết quả xét nghiệm phân trâu, bò ở một số địa phương xung quanh Hà Nội, Bắc
Giang, Thái Nguyên và Hoà Bình cho thấy, tỷ lệ nhiễm sán lá Fasciola là 44,53%.
Trong đó, trâu nhiễm 33,92%, bò nhiễm 54,21% (Lương Tố Thu và Bùi Khánh Linh,
1996 [51]).
Nguyễn Thị Lê và cs. (1996) [35] đã xét nghiệm phân của đàn bò sữa nuôi ở
Ba Vì, tỷ lệ nhiễm sán lá gan tới 46,23%.
Theo Nguyễn Trọng Kim và Phạm Ngọc Vĩnh (1997) [21], tỷ lệ nhiễm sán lá
gan trâu, bò ở tỉnh Hà Bắc (cũ) là 49,95%; ở Nghệ An là 25,27 - 32,65%; tỷ lệ
nhiễm sán lá Fasciola chung ở miền Bắc Việt Nam là 43,56%.
Nguyễn Thị Kim Lan (2000) [25] đã nghiên cứu và cho biết, đàn dê địa
phương nuôi ở các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn, Tuyên Quang và Cao Bằng nhiễm
sán lá Fasciola biến động từ 5,3% đến 27,9% tuỳ theo địa phương.

Theo Holland W. G. và cs. (2000) [103], tỷ lệ nhiễm sán lá Fasciola của trâu, bò ở
khu vực Đồng bằng sông Hồng là 22%, chủ yếu gia súc bị nhiễm ở cường độ nhẹ. Tỷ lệ
nhiễm tăng dần theo tuổi: trâu, bò dưới 6 tháng tuổi tỷ lệ nhiễm là 5%; trâu, bò trên 2
năm tuổi tỷ lệ nhiễm là 25%.



13

Phan Địch Lân (2004) [33] đã xét nghiệm phân của 2.570 trâu ở 5 tỉnh đồng
bằng, kết quả thấy, tuổi trâu càng cao thì tỷ lệ nhiễm sán lá gan càng nặng (bình
quân tỷ lệ nhiễm ở các độ tuổi như sau: trâu dưới 3 năm tuổi nhiễm 17,2 - 22%, trâu
3 - 5 năm tuổi nhiễm 31,2 - 40,2%, trâu trên 5 năm tuổi nhiễm 42,4 - 57,5%, trâu
trên 8 năm tuổi nhiễm 56,8 - 66,3%, trâu ở độ tuổi loại thải nhiễm tới 84,6%).
Nguyễn Đình Trọng (2006) [55] đã nghiên cứu tình hình dịch tễ bệnh sán lá
gan trâu, bò tại tỉnh Bắc Kạn, kết quả như sau: trong tổng số 3.968 mẫu phân xét
nghiệm có 1.146 mẫu dương tính, tỷ lệ nhiễm chung là 28,88%. Tỷ lệ nhiễm sán lá
gan trâu, bò tại các huyện, thị biến động từ 12,8 % đến 35,51%. Nơi trâu, bò có tỷ lệ
nhiễm sán lá gan cao nhất là huyện Na Rì (35,51%), nơi có tỷ lệ nhiễm thấp nhất là
huyện Ngân Sơn (12,80%).
Đỗ Đức Ngái và cs. (2006) [41] đã nghiên cứu và cho biết, tỷ lệ nhiễm sán lá
gan ở bò tại Đắk Lắk là 34,22%.
Phạm Văn Lực và Phạm Ngọc Doanh (2006) [38] đã tiến hành nghiên cứu
hiện trạng các bệnh ký sinh trùng lây truyền giữa người và động vật ở tỉnh Gia Lai
và Đắk Lắk. Kết quả cho thấy, tỷ lệ nhiễm sán lá gan lớn ở trâu, bò khá cao (35 - 65%).
Theo Giang Hoàng Hà và cs. (2008) [8], tỷ lệ nhiễm sán lá gan ở bò sữa tại
khu vực Hà Nội là 29,45%, trong đó, bê có tỷ lệ nhiễm là 22,03%, bò tỷ lệ nhiễm
là 34,48%.
Geurden T. và cs. (2008) [97] thông báo, tỷ lệ nhiễm sán lá gan ở trâu, bò 3 -
24 tháng tuổi ở khu vực xung quanh Hà Nội là 28%, tỷ lệ này là 39% ở trâu, bò

trưởng thành.
Vũ Đức Hạnh và Nguyễn Thị Kim Lan (2009) [10] đã xét nghiệm 1.170 mẫu
phân trâu, bò ở một số xã của huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang. Kết quả thấy, có
641 trâu, bò nhiễm sán lá gan, chiếm tỷ lệ 54,79%.
Nguyễn Hữu Hưng (2009) [14] đã kiểm tra 981 mẫu phân bò, kết hợp mổ
khám 309 bò tại 4 huyện của tỉnh Đồng Tháp. Tác giả cho biết: bò nhiễm sán lá gan
với tỷ lệ khá cao (53,31%), tỷ lệ nhiễm tăng dần theo lứa tuổi, nhiễm thấp nhất ở
lứa tuổi dưới 1 năm tuổi (15,31%), cao nhất ở bò trên 2 năm tuổi (63,09%).



14

Võ Thị Hải Lê (2010) [36] đã xét nghiệm 269 mẫu phân trâu, bò (150 trâu,
119 bò) tại 2 huyện thuộc tỉnh Nghệ An, tỷ lệ nhiễm là 61,6 % ở trâu và 26,86% ở
bò. Mổ khám 150 trâu và 131 bò, kết quả cho thấy, tỷ lệ nhiễm ở trâu là 67,76%, ở
bò là 30,68%.
Nguyễn Đức Tân và cs. (2010) [44] đã công bố, tỷ lệ nhiễm sán lá gan lớn ở
bò và bê là 47,16% ; trong đó ở Phú Yên là 59,32%; ở Khánh Hòa là 44,06%; tỷ lệ
nhiễm ở trâu là 37,74%, trong đó ở Phú Yên là 26,41%; ở Khánh Hòa là 44,06%.
Tác giả còn cho biết, tỷ lệ nhiễm sán lá gan lớn ở nhóm trâu, bò trên 2 năm tuổi cao
hơn so với nhóm dưới 2 năm tuổi, trong đó ở bò là 41,12% và 29,54% (P < 0,05), ở
trâu là 61,02%, 37,68% (P < 0,05). Sán lá gan ký sinh ở trâu, bò tại khu vực Nam
Trung Bộ là loài F. gigantica.
Kết quả nghiên cứu của Hoàng Văn Hiền và cs. (2011) [11] cho thấy, tỷ lệ
nhiễm sán lá gan ở trâu, bò của cả 3 miền Bắc, Trung và Nam của Việt Nam là
35,0%, biến động từ 0 - 60%. Tỷ lệ này giảm dần từ miền Bắc đến miền Nam (tỷ lệ
nhiễm trung bình ở miền Bắc là 50,0%, dao động từ 36 đến 60%, ở miền Trung và
Tây Nguyên là 38,7%, dao động từ 24 đến 56%, ở miền Nam là 7,0%, dao động từ
0 đến 28%).

Theo Nguyễn Hữu Hưng (2011) [15], tỷ lệ nhiễm sán lá gan qua xét nghiệm
phân của đàn bò tại 3 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (Sóc Trăng, Đồng Tháp và An
Giang) là 51,91%, tỷ lệ nhiễm tăng dần theo lứa tuổi bò (bò dưới 1 năm tuổi nhiễm
0,43%, bò trên 2 năm tuổi nhiễm tới 62,81%).
Sam Thi Nguyen và cs. (2012) [148] đã xét nghiệm 1.027 mẫu phân bò thu
thập tại 3 tỉnh Bình Định, Khánh Hòa và Phú Yên để xác định tỷ lệ nhiễm sán lá
Fasciola. Kết quả cho thấy tỷ lệ nhiễm sán lá Fasciola của bò là 45,3%, trong đó
vào mùa mưa tỷ lệ nhiễm là 50,8%, vào mùa khô là 38,1%. Tỷ lệ nhiễm sán lá gan
tăng dần theo tuổi bò: bò dưới 2 năm tuổi tỷ lệ nhiễm là 37,6%; bò trên 2 năm tuổi
tỷ lệ nhiễm là 53,7%.
* Tình hình nhiễm sán lá Fasciola của gia súc nhai lại ở nước ngoài
F. hepatica được Linnaeus mô tả năm 1758, còn F. gigantica được Cobbol mô tả
năm 1855 và được Kendall phân loại năm 1965 (Kunio Terasaki và cs, 2010) [22].
Singh N. B. và cs. (1973) [155] đã nghiên cứu và cho biết, tỷ lệ gia súc ở
những khu vực có độ cao dưới 1.800 mét so với mực nước biển tại Nê - pan bị

×