Tải bản đầy đủ (.pdf) (144 trang)

Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá dạ cỏ (paramphistomosis) ở trâu, bò nuôi tại tỉnh Thái nguyên và biện pháp phòng trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.85 MB, 144 trang )


Số hóa bởi trung tâm học liệu

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM






NGUYỄN MINH NHÃ





NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ
BỆNH SÁN LÁ DẠ CỎ (PARAMPHISTOMOSIS)
Ở TRÂU, BÒ NUÔI TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN
VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ







LUẬN VĂN THẠC SỸ THÚ Y













THÁI NGUYÊN - 2013

Số hóa bởi trung tâm học liệu

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM






NGUYỄN MINH NHÃ



NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ
BỆNH SÁN LÁ DẠ CỎ (PARAMPHISTOMOSIS)
Ở TRÂU, BÒ NUÔI TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN
VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ


Chuyên ngành: Thú y
Mã số: 60.64.01.01





LUẬN VĂN THẠC SỸ THÚ Y




Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. LÊ MINH







THÁI NGUYÊN - 2013

Số hóa bởi trung tâm học liệu

i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng
tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa
công bố dưới bất kỳ hình thức nào.

Thái Nguyên, tháng 09 năm 2013
Tác giả luận văn


Nguyễn Minh Nhã


Số hóa bởi trung tâm học liệu

ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp, em xin trân
trọng cảm ơn:
- Ban Giám hiệu, Phòng quản lý đào tạo sau đại học, Khoa Chăn nuôi
Thú y cùng toàn thể cán bộ, giảng viên trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên đã giúp đỡ, chỉ bảo em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu
tại trường.
- Lãnh đạo, cán bộ Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật và cán bộ
Trạm thú y các huyện Phú Bình, Đồng Hỷ, Võ Nhai - tỉnh Thái Nguyên đã
tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình thực hiện đề tài.
- Với lòng biết ơn chân thành, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới: TS.
Lê Minh đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình
học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè và gia đình đã tạo
điều kiện giúp đỡ, động viên, khích lệ tôi trong quá trình nghiên cứu đề tài.
Xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 09 năm 2013
Tác giả luận văn



Nguyễn Minh Nhã





Số hóa bởi trung tâm học liệu

iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iv
DANH MỤC CÁC BẢNG ix
DANH MỤC CÁC HÌNH x
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 2
3. Mục đích của đề tài 2
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn đề tài 3
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài 4
1.1.1. Đặc điểm sinh học của sán lá dạ cỏ (Paramphistomum) 4
1.1.1.1. Vị trí của sán lá dạ cỏ trong hệ thống phân loại động
vật học 4
1.1.1.2. Thành phần loài sán lá dạ cỏ ở gia súc nhai lại 7
1.1.1.3. Đặc điểm hình thái của sán lá Paramphistomum 7
1.1.1.4. V ật chủ trung gian và vật chủ cuối cùng, vị trí ký sinh 12
1.1.1.5. Chu kỳ sinh học của sán lá Paramphistomum 13

1.1.2. Đặc điểm dịch tễ học bệnh sán lá dạ cỏ 16
1.1.3. Đặc điểm bệnh lý và lâm sàng bệnh sán lá dạ cỏ 19
1.1.3.1. Đặc điểm bệnh lý của bệnh sán lá dạ cỏ 19
1.1.3.2. Triệu chứng của bệnh sán lá dạ cỏ ở trâu, bò 20
1.1.3.3. Bệnh tích của trâu, bò mắc bệnh sán lá dạ cỏ 22
1.1.4. Chẩn đoán bệnh do sán lá dạ cỏ gây ra ở trâu, bò 23

Số hóa bởi trung tâm học liệu

iv
1.1.4.1. Chẩn đoán lâm sàng 23
1.1.4.2. Các phương pháp chẩn đoán phòng thí nghiệm: 23
1.1.4.3. Phương pháp mổ khám sán lá dạ cỏ 24
1.1.5. Phòng và trị bệnh sán lá dạ cỏ 25
1.1.5.1. Nguyên tắc chung về các biện pháp phòng trị bệnh sán
lá dạ cỏ 25
1.1.5.2. Điều trị 26
1.1.5.3. Phòng bệnh 31
1.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 34
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước 34
1.2.2. Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước 35
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU 37
2.1. Đối tượng nghiên cứu 37
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 37
2.3. Vật liệu nghiên cứu 37
2.4. Nội dung nghiên cứu 38
2.4.1. Xác định loài sán lá dạ cỏ ký sinh ở trâu bò của huyện Phú
Bình, Đồng Hỷ, Võ Nhai 38
2.4.2. Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá dạ cỏ ở

trâu bò 38
2.4.3. Nghiên cứu triệu chứng lâm sàng bệnh sán lá dạ cỏ ở trâu
bò 38
2.4.3.1. Nghiên cứu triệu chứng lâm sàng bệnh sán lá dạ cỏ ở
trâu bò 38
2.4.3.2. Nghiên cứu bệnh tích bệnh sán lá dạ cỏ ở trâu bò 38

Số hóa bởi trung tâm học liệu

v
2.4.4. Nghiên cứu biện pháp phòng trị bệnh sán lá dạ cỏ cho
trâu bò 38
2.4.4.1. Xác định công thức ủ phân nhiệt sinh học có khả năng
sinh nhiệt tốt để diệt trứng sán lá dạ cỏ 38
2.4.4.2. Nghiên cứu lựa chọn thuốc điều trị bệnh sán lá dạ cỏ
cho trâu bò 38
2.4.4.3. Đánh giá hiệu lực và độ an toàn của một số loại thuốc
được lựa chọn để điều trị bệnh sán lá dạ cỏ cho trâu bò 38
2.5. Phương pháp nghiên cứu 38
2.5.1. Phương pháp định loài sán lá dạ cỏ ở trâu bò 38
2.5.2. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá dạ
cỏ ở trâu, bò tại huyện Phú Bình, Đồng Hỷ, Võ Nhai của tỉnh
Thái Nguyên 39
2.5.2.1. Quy định những yếu tố cần xác định liên quan đến tình
hình nhiễm sán lá dạ cỏ ở trâu, bò 39
2.5.2.2. Phương pháp xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá
dạ cỏ trâu, bò 39
2.5.3. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm bệnh lý, lâm sàng của
bệnh sán lá dạ cỏ ở trâu, bò 40
2.5.3.1. Phương pháp xác định triệu chứng lâm sàng chủ yếu

của trâu bò bị bệnh sán lá dạ cỏ 40
2.5.3.2. Phương pháp xác định bệnh tích đại thể bệnh sán lá dạ
cỏ ở trâu bò 41
2.5.4. Phương pháp nghiên cứu biện pháp phòng trị bệnh sán lá dạ
cỏ cho trâu bò 41
2.5.4.1. Phương pháp xác định công thức ủ phân nhiệt sinh học
có khả năng sinh nhiệt tốt để diệt trứng sán lá dạ cỏ 41

Số hóa bởi trung tâm học liệu

vi
2.5.4.2. Lựa chọn thuốc điều trị bệnh sán lá dạ cỏ cho trâu bò 42
2.5.4.3. Đánh giá hiệu lực và độ an toàn của các thuốc được lựa
chọn để tẩy sán lá dạ cỏ cho trâu bò 43
2.5.4.4. Đề xuất quy trình phòng trị bệnh sán lá dạ cỏ 43
2.5.5. Phương pháp xử lý số liệu 44
2.5.5.1. Một số tham số thống kê 44
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 46
3.1. Xác định thành phần loài sán lá dạ cỏ ký sinh ở trâu, bò nuôi tại
một số địa phương thuộc tỉnh Thái Nguyên 46
3.2. Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá dạ cỏ ở trâu, bò tại
một số địa phương thuộc tỉnh Thái Nguyên 52
3.2.1. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá dạ cỏ ở trâu, bò tại một số
địa phương của tỉnh Thái Nguyên 52
3.2.1.1. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá sán lá dạ cỏ ở trâu tại
các địa phương của tỉnh Thái Nguyên 52
3.2.1.2. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá sán lá dạ cỏ ở bò tại
huyện của tỉnh Thái Nguyên 54
3.2.2. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá dạ cỏ theo lứa tuổi trâu,
bò tại một số địa phương của tỉnh Thái Nguyên 56

3.2.2.1. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá dạ cỏ theo lứa tuổi trâu
tại tỉnh Thái Nguyên 57
3.2.2.2. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá dạ cỏ theo lứa tuổi bò
tại một số địa phương của tỉnh Thái Nguyên 58
3.2.3. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá dạ cỏ theo mùa vụ của trâu,
bò tại một số địa phương của tỉnh Thái Nguyên 61
3.2.3.1. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá dạ cỏ theo mùa vụ của
trâu tại một số địa phương của tỉnh Thái Nguyên 61

Số hóa bởi trung tâm học liệu

vii
3.2.3.2. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá dạ cỏ theo mùa vụ của
bò tại một số địa phương của tỉnh Thái nguyên 63
3.2.4. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá dạ cỏ theo địa hình của
trâu, bò tại một số địa phương của tỉnh Thái Nguyên 66
3.2.4.1. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá dạ cỏ theo địa hình của
trâu tại một số địa phương của tỉnh Thái Nguyên 66
3.2.4.2. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá dạ cỏ theo địa hình của
bò tại một số địa phương của tỉnh Thái Nguyên 68
3.3. Nghiên cứu đặc điểm bệnh lý, lâm sàng bệnh sán lá dạ cỏ ở trâu bò 70
3.3.1. Nghiên cứu triệu chứng lâm sàng bệnh sán lá dạ cỏ ở trâu bò 70
3.3.2. Nghiên cứu bệnh tích đại thể bệnh sán lá dạ cỏ ở trâu bò 72
3.4. Nghiên cứu biện pháp phòng trị bệnh sán lá dạ cỏ cho trâu bò 73
3.4.1. Nghiên cứu công thức ủ phân để tăng khả năng sinh nhiệt 73
3.4.2. Nghiên cứu lựa chọn thuốc điều trị bệnh sán lá dạ cỏ cho
trâu, bò 77
3.4.3. Độ an toàn của thuốc điều trị bệnh sán lá dạ cỏ cho trâu, bò 79
3.4.4. Đánh giá hiệu lực thuốc được lựa chọn để điều trị bệnh sán
lá dạ cỏ cho trâu bò 81

3.5. Đề xuất quy trình phòng chống tổng hợp bệnh sán lá dạ cỏ cho
trâu bò 83
3.5.1. Đối với vật chủ 83
3.5.2. Đối với ngoại cảnh 84
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ ĐỀ NGHỊ 86
1. Kết luận: 86
2. Đề nghị 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO 89


Số hóa bởi trung tâm học liệu

viii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
%
: Tỷ lệ
mm
: Milimét
kg
: Kilôgam
mg
: Miligam
TT
: Thể trọng
cs
: Cộng sự
-
: Đến
>
: Lớn hơn

<
: Nhỏ hơn

: Nhỏ hơn hoặc bằng
A
0

: ẩm độ
AS
: ánh sáng
T
0

: nhiệt độ
o
C
: độ C



Số hóa bởi trung tâm học liệu

ix
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1. Thành phần loài sán lá dạ cỏ ký sinh ở trâu, bò nuôi tại tỉnh
Thái Nguyên 46
Bảng 3.2: Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá dạ cỏ ở trâu tại các địa phương 52
Bảng 3.3: Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá dạ cỏ ở bò tại các địa
phương, tỉnh Thái Nguyên 54

Bảng 3.4: Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá dạ cỏ theo lứa tuổi trâu 57
Bảng 3.5: Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá dạ cỏ theo lứa tuổi bò 58
Bảng 3.6. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá dạ cỏ ở trâu theo mùa vụ 61
Bảng 3.7. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá dạ cỏ ở bò theo mùa vụ 63
Bảng 3.8: Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá dạ cỏ ở trâu theo địa hình 67
Bảng 3.9. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá dạ cỏ ở bò theo địa hình 68
Bảng 3.10. Tỷ lệ trâu, bò nhiễm sán lá dạ cỏ có biểu hiện lâm sàng 71
Bảng 3.11. Bệnh tích đại thể bệnh sán lá dạ cỏ ở trâu bò 72
Bảng 3.12. Khả năng sinh nhiệt và tác dụng diệt sán lá dạ cỏ của công
thức ủ I 74
Bảng 3.13. Khả năng sinh nhiệt và tác dụng diệt sán lá dạ cỏ của công
thức ủ II 75
Bảng 3.14. Khả năng sinh nhiệt và tác dụng diệt sán lá dạ cỏ của công
thức ủ III 76
Bảng 3.15. Đánh giá khả năng sinh nhiệt và tác dụng diệt trứng của 3
công thức ủ 76
Bảng 3.16. Lựa chọn thuốc điều trị bệnh sán lá dạ cỏ cho trâu, bò 78
Bảng 3.17. Độ an toàn của thuốc điều trị bệnh sán lá dạ cỏ cho trâu bò 80
Bảng 3.18. Hiệu lực của thuốc Benzimidazole tẩy sán lá dạ cỏ cho
trâu bò 82


Số hóa bởi trung tâm học liệu

x
DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm sán lá dạ cỏ ở trâu, bò theo địa phương 55
Hình 3.2. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm sán lá dạ cỏ của trâu, bò theo tuổi 59
Hình 3.3 Biểu đồ tỷ lệ nhiễm sán lá dạ cỏ của trâu theo mùa vụ 62

Hình 3.4. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm sán lá dạ cỏ của bò theo mùa vụ 64
Hình 3.5. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm sán lá dạ cỏ của trâu theo địa hình 67
Hình 3.6. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm sán lá dạ cỏ của bò theo địa hình 68



Số hóa bởi trung tâm học liệu

1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, trâu bò được coi là một trong những đối
tượng vật nuôi có vị trí và vai trò quan trọng trong ngành chăn nuôi nói
riêng và nền kinh tế quốc dân nói chung.
thực phẩm có giá trị cao, đó là thịt và sữa. Ngoài ra, chúng còn cung cấp
sức kéo, phân bón, chất đốt và cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế
biến và thủ công mỹ nghệ.
Tuy nhiên, ngành chăn nuôi trâu, bò hiện nay chủ yếu vẫn theo
phương thức truyền thống, quảng canh, tận dụng nuôi trâu để lấy sức kéo
và phân bón, mà chưa chú ý đến việc chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và trị
bệnh. Vì vậy, vấn đề dịch bệnh vẫn thường xuyên xảy ra. Ngoài các bệnh
truyền nhiễm thì bệnh ký sinh trùng cũng là một trong những nguyên nhân
làm giảm năng suất chăn nuôi, trong đó phải kể đến bệnh sán lá dạ cỏ ở
trâu, bò.
Việt Nam là một nước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, là điều kiện
thuận lợi cho sán lá dạ cỏ và ký chủ trung gian của chúng tồn tại và phát
triển quanh năm. Cùng đó, với vòng đời phức tạp, với sự chăn thả gia súc
tự do và ý thức vệ sinh môi trường không tốt đã làm cho tỷ lệ nhiễm sán lá
dạ cỏ ở trâu, bò thường cao và nhiễm với cường độ nặng.
Thái Nguyên là một tỉnh trung du miền núi có điều kiện tự nhiên

thuận lợi để phát triển chăn nuôi trâu bò. Trong những năm qua, bệnh sán
lá dạ cỏ đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất, hiệu quả chăn nuôi.
Nhờ giác bám khoẻ ở mặt bụng, ấu trùng bám và thâm nhập sâu vào trong
vách ruột. Niêm mạc ruột bị giác bám gây tổn thương, hoại tử, bong ra, tạo

Số hóa bởi trung tâm học liệu

2
cơ hội tốt cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm ruột và xuất huyết, từ đó làm
cho trâu, bò bị sốt, bỏ ăn, ỉa chảy gây mất nước nghiêm trọng và dễ dẫn đến
chết. Độc tố do sán tiết ra gây sưng, loét, xuất huyết, thâm nhiễm tế bào,
viêm từng đám, ứ đọng mật, thuỷ thũng, thiếu máu. Nếu con vật còn sống
thì triệu chứng lâm sàng kéo dài trong vài tuần, gây tổn thất lớn về kinh tế.
Phan Lục (2005) [13], Nguyễn Thị Kim Lan (2012) [7] còn cho biết: gia
súc bị bệnh sán lá dạ cỏ nặng thường chết ở giai đoạn sán non di hành, tỷ lệ
chết là 27,4% so với tỷ lệ gia súc mắc bệnh.
Để xây dựng và áp dụng các biện pháp khống chế bệnh sán lá dạ cỏ
có hiệu quả, việc nghiên cứu về dịch tễ học, các quy luật biến động nhiễm,
đặc điểm thành phần các loài và tác hại của bệnh sán lá dạ cỏ ở trâu bò là
nhu cầu hết sức cần thiết.
Xuất phát từ
- :
“Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá dạ cỏ (Paramphistomosis) ở
trâu, bò nuôi tại tỉnh Thái Nguyên và biện pháp phòng trị”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu thành phần loài sán lá dạ cỏ, đặc điểm dịch tễ bệnh sán
lá dạ cỏ ở trâu bò tại một số huyện của tỉnh Thái Nguyên.
- Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý lâm sàng bệnh sán lá dạ cỏ
trâu bò tại một số huyện tỉnh Thái Nguyên.
- Nghiên cứu biện pháp phòng trị bệnh sán lá dạ cỏ cho trâu, bò đạt

hiệu quả cao.
3. Mục đích của đề tài
Xác định các loài sán lá dạ cỏ, một số đặc điểm dịch tễ của bệnh sán
lá dạ cỏ, biện pháp phòng trị hiệu quả.

Số hóa bởi trung tâm học liệu

3
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn đề tài
4.1. Ý nghĩa khoa học
Đề tài xác định một số thông tin có giá trị khoa học bổ sung thêm
những hiểu biết về bệnh sán lá dạ cỏ ở trâu, bò, là cơ sở khoa học đề ra
những biện pháp phòng trị bệnh có hiệu quả.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả của đề tài là cơ sở khoa học để khuyến cáo người chăn nuôi
trâu bò áp dụng biện pháp phòng trị bệnh sán lá dạ cỏ, nhằm hạn chế tỷ lệ
và cường độ nhiễm sán lá dạ cỏ cho trâu bò, hạn chế thiệt hại do sán lá dạ
cỏ gây ra, góp phần nâng cao năng suất chăn nuôi, thúc đẩy ngành chăn
nuôi trâu bò phát triển. Từ đó có cơ sở khoa học để xây dựng quy trình
phòng bệnh sán lá dạ cỏ ở trâu bò có hiệu quả, khuyến cáo và áp dụng rộng
rãi tại các nông hộ, các trang trại chăn nuôi trâu bò.


Số hóa bởi trung tâm học liệu

4
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Bệnh sán lá dạ cỏ ở gia súc nhai lại là bệnh rất phổ biến, phân bố

rộng ở tất cả các nước thuộc châu Á, châu Phi, châu Mỹ và châu Úc,
nhưng bệnh phổ biến nhất ở các nước châu Á và Đông Nam Á như:
Trung Quốc, Ấn Độ, Srilanca, Bangladesh, Ả Rập, Malaysia, Philippin,
Thái Lan và Việt Nam.
Ở Việt Nam, sán lá dạ cỏ phân bố rộng ở nhiều tỉnh thành như: Sơn
La, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Lai Châu, Cao Bằng, Hòa Bình, Hà Nội,
Hải Dương, Hải Phòng, Nghệ An, Hà Tĩnh, Huế, Nha Trang, Sài Gòn và
các tỉnh thuộc Nam Bộ (Phạm Sỹ Lăng (2009) [8], Nguyễn Thị Kim Lan và
cs (2011) [6]).
1.1.1. Đặc điểm sinh học của sán lá dạ cỏ (Paramphistomum)
1.1.1.1. Vị trí của sán lá dạ cỏ trong hệ thống phân loại động vật học
Theo Nguyễn Thị Kim Lan (2012) [7]: bệnh sán lá dạ cỏ do nhiều
loài sán lá thuộc các giống trong họ Paramphistomatidae gây ra.
Sán lá dạ cỏ nằm trong lớp sán lá Trematoda Rudolphi, 1808 thuộc
ngành sán dẹp Platheminthes Schneider, 1873. Năm 1754, Daubenton đã
phát hiện sán lá dạ cỏ đầu tiên nhưng chưa định được loài. Sau đó, Falk
(1782) đã phân loại sán lá dạ cỏ dựa vào vị trí ký sinh. Năm 1790, Schrank
và Zeder đều tìm ra một loài sán lá trong dạ cỏ hươu và đặt tên là Fasciola
cervi và Festucaria cervi. Năm 1890, Rudolphi đổi tên thành giống
Ampllistoma.
Theo Skrjabin và cs (1977) [15], Nguyễn Thị Lê và cs (1996) [9], vị
trí của những sán lá dạ cỏ ký sinh ở gia súc nhai lại Việt Nam trong hệ
thống phân loại động vật học như sau:

Số hóa bởi trung tâm học liệu

5
Ngành Plathelminthes Schneider, 1873
Phân ngành Platodes Leuckart, 1854
Lớp Trematoda Rudolphi, 1808

Phân lớp Prosostomadidea Skrjabin và Guschapskaja, 1962
Bộ Paramphistomatada Szidat, 1936.
Phân bộ Paramphistomatata Skrjabin et schulz, 1937
Họ Paramphistomatada Szidat, 1936
Phân bộ Paramphistomatidae Fischoeder, 1901
Giống Paraphistomum Fischoeder 1901
Loài Paraphistomum cervi (Zeder, 1970)
Loài Paramphistomum epiclitum (Fischoeder, 1904)
Loài Paramphistomum gotoi (Fukui, 1922)
Loài Paramphistomum gracile (Fischoeder, 1901)
Loài Paramphistomum ichikawai (Fukui, 1922)
Loài Paramphistomum liorchis (Fukui, 1922)
Giống Gigantocotyle Nasmark, 1937
Loài Gigantocotyle bathycotyl (fischoeder, 1901)
Loài Gigatocotyle siamense (Stiles et Goldterger, 1910)
Giống Calicaphoron Namark, 1937
Loài Calicophoron calicophorum (Fischoeder, 1901)
Loài Calicophoron cauliorchis (Stiles et Golberger,
1910)
Loài Calicophoron ijimai (Fukui, 1922)
Loài Calicophoron microbothrioides (Price et
Mcintash, 1944)
Loài Calicophoron papillosum (Stiles et Goldbberger,
1910)
Giống Ceylonocotyle Namrk, 1937.

Số hóa bởi trung tâm học liệu

6
Loài Ceylonocotyle dinniki (Eduarko, 1982)

Giống Cotylophoron Stiles et Galdberges, 1910
Loài Cotylophoron cotylophorum (Fischoeder, 1901)
Loài Cotylophoron indicum (Stiles et Galdberger,
1910).
Giống Explanatum Namark, 1937
Loài Exptanatum explanatum (Cruplin, 1847)
Họ Gastrodiscidae, Stiles và Goldberger, 1910.
Giống Homalogaster Poirier, 1882
Loài Homalogaster paloniae (Poirier, 1882)
Giống Gastrodiscoides Leiper, 1913
Loài Gastrodiscoides hominis (Leiper, 1913)
Họ Gastrodiscoides Stiles và Goldberger, 1910
Phân họ Gastrothylacinae Stiles và Goldberger, 1910
Giống Gastrothylax Poirier, 1883
Loài Gastrothylax crumenifer (Creplin, 1847)
Loài Gastrothylax compressus (Brandes, 1898)
Giống Carmyerius Stiles và Goldberger, 1910
Loài Carmyerius mancupatus (Fischoeder,
1901)
Loài Carmyerius spatiosus (Brandes, 1898)
Loài Carmyerius synethes (Fischoeder, 1901)
Giống Fischoederius Stiles và Goldberger, 1910
Loài Fischoederius elongatus (Poirier, 1883)
Loài Fischoederius cobboldi (Poirier, 1883)
Loài Fischoederius japonicus (Fukui, 1922)

Số hóa bởi trung tâm học liệu

7
1.1.1.2. Thành phần loài sán lá dạ cỏ ở gia súc nhai lại

Sán lá dạ cỏ ký sinh ở động vật nhai lại gồm nhiều loài thuộc lớp
Trematoda Rudolphi, 1808. Trong các sán lá ký sinh ở loài nhai lại, sán lá
thuộc họ Paramphistomatidae được coi là quan trọng nhất vì số lượng lớn
và vai trò gây bệnh của chúng.
Nghiên cứu về thành phần các loài sán lá dạ cỏ, Nguyễn Thị Kim
Lan và cs (2011) [6] cho biết, bệnh gây ra do nhiều loài sán lá ký sinh ở dạ
cỏ thuộc các giống Paramphistomum, Calicophoron, Ceylonocotile,
Gigantocotyle, Gastrotylax, Fischoederius thuộc họ Paramphistomatidae
gây ra và ở nước ta loài gây bệnh chủ yếu là Paramphistomum cervi.
Theo Trịnh Văn Thịnh (1963) [19], có 11 loài sán lá ký sinh ở dạ cỏ
thuộc họ Paramphistomatidae: Paramphistomum cervi, Paramphistomum
ichikawai, Fischoeder elongatus, Fischoeder cobbldi, Fischoede japonicus,
Carmyerius spatiosus, Carmyerius synethes, Carmyerius mancupatus,
Ceylonocotyle streptocolium, Ceylonocotyle orthocoelium, Gastrothylax
compressus.
Nguyễn Thị Lê và cs (1996) [9] đã xác định, ngoài các giống, loài
mà các tác giả trên phát hiện, gia súc nhai lại ở nước ta còn nhiễm thêm 2
giống: Explanatum Nasmark, 1937 và Homalogaster Poirier, 1882.
Theo kết quả nghiên cứu của Phan Lục và cs (1999) [11], có 11 loài
sán lá dạ cỏ ký sinh ở trâu, bò các tỉnh miền Bắc Việt Nam.
1.1.1.3. Đặc điểm hình thái của sán lá Paramphistomum
Sán lá dạ cỏ nằm trong lớp sán lá (Trematoda) thuộc ngành giun dẹp,
vì vậy hệ tiêu hóa, bài tiết, thần kinh và hệ sinh dục của nó có những đặc
điểm chung với lớp sán lá.
Các sán lá thuộc phân bộ Paramphistomatata gồm những sán lá có
thân hình khối chói, màu đỏ hồng, đặc biệt có giác bụng rất lớn ở cuối thân

Số hóa bởi trung tâm học liệu

8

sán, 2 nhánh ruột phát triển mạnh và kéo dài đến cuối thân, bịt kín ở cuối.
Sán có hai tinh hoàn xếp phía trước buồng trứng hoặc có khi ở sau buồng
trứng. Sán lá dạ cỏ lưỡng tính, thụ tinh chéo và tự thụ tinh.
Theo Nguyễn Thị Lê và cs (1996) [9], trên bề mặt cơ thể sán lá dạ cỏ
thường có gai phân bố ở phần trước cơ thể, ở mặt bụng gai nhiều hơn và
lớn hơn. Hệ tiêu hoá, bài tiết, thần kinh và hệ sinh dục của sán lá dạ cỏ có
những đặc điểm sau: cơ quan tiêu hoá bắt đầu từ lỗ miệng ở đáy giác
miệng, hầu, thực quản, ruột. Cặn thức ăn được thải ra ngoài qua lỗ miệng.
Cơ quan bài tiết cấu tạo kiểu nguyên đơn thận, gồm 2 ống chạy dọc
cơ thể và nối với nhau tạo thành túi bài tiết chính mở ra ở mút sau cơ thể,
mỗi ống bài tiết có nhiều nhánh nhỏ, tận cùng có tế bào ngọn lửa thực hiện
chức năng bài tiết.
Hệ thần kinh gồm vòng thần kinh hầu nằm ở phía trước cơ thể, từ đó
có các dây thần kinh chạy dọc về mút trước và mút sau cơ thể, nối với nhau
bởi các cầu nối ngang. Hệ sinh dục rất phát triển, chiếm phần lớn cơ thể, có
cấu tạo phức tạp, có bộ phận sinh dục đực và cái trên mỗi cá thể.
Về cấu trúc vi hình thái của sán lá dạ cỏ, trước năm 1980 chưa có tác
giả nào nghiên cứu. Đến năm 1983, Eduardo S. L. [26] đã công bố kết quả
nghiên cứu về hình thái và cấu tạo giác miệng, hầu, thực quản, gai sinh dục
và bề mặt biểu bì của sán lá dạ cỏ dưới kính hiển vi điện tử: bề mặt biểu bì,
trên miệng, phía trong giác bụng và hầu của sán lá dạ cỏ có hàng trăm mấu
lồi (gai thịt) có tác dụng hỗ trợ sán lá dạ cỏ bám và lấy dinh dưỡng. Theo
ông, cấu trúc vi hình thái của giác bụng, miệng, số lượng và sự phân bố gai
thịt là cơ sở bổ sung cho việc phân loại sán lá dạ cỏ.
Theo Phạm Sỹ Lăng (2009) [8], 11 loài sán lá ký sinh phổ biến ở dạ
cỏ trâu bò nước ta là: Paramphistomum cervi, Paramphistomum ichikawai,
Fischoeder elongatus, Fischoeder cobbldi, Fischoeder japonicus,

Số hóa bởi trung tâm học liệu


9
Carmyerius spatiosus, Carmyerius synethes, Carmyerius mancupatus,
Ceylonocotyle streptocolium, Ceylonocotyle orthocoelium, Gastrothylax
compressus, có hình thái đặc trưng như sau:
- Paramphistomum cervi có hình khối chóp, dài từ 5 - 12 mm, rộng 2
- 3 mm. Thân sán hình nón, rất dày, thót phía trước, mở rộng và tù về phía
sau. Sán có màu hồng nhạt, phần sau đậm màu hơn. Trên thân có giác bám,
hầu, gai sinh dục có nhiều núm gai thịt. Giác miệng nằm ở phần đầu, giác
miệng lớn hơn giác bụng nằm ở phần cuối cơ thể, giác bụng luôn bám chặt
vào nơi ký sinh. Lỗ sinh dục ở khoảng 1/3 đoạn trước thân. Các manh tràng
kết thúc về phía lưng, giác bụng ở cuối thân, rộng và sâu. Tinh hoàn chia
thành nhiều thùy không rõ và cái nọ ở sau cái kia, tuyến noãn hoàng ở hai
bên thân, hình thành những nhóm dày đặc, sát nhau, kéo dài từ hầu sang
giác bụng, cả về phía lưng và phía bụng.
Trứng Paramphistomum cervi có màu tro nhạt, hình trứng, đầu nhỏ
có nắp, đầu to vỏ trứng dài ra chiều dài 0,16mm, rộng 0,069 - 0,082mm.
Sán trưởng thành ký sinh trong dạ cỏ trâu, bò, dê, cừu…
- Paramphistomum ichikawai: trứng có hình cầu nằm ở sau tinh hoàn
tử cung phát triển mạnh, tinh hoàn phân thùy đường kính 1,5mm; thực
quản dài bằng hầu, hai nhánh ruột kéo dài tới giác bụng. Trứng có kích
thước 0,125-0,062mm.
Sán trưởng thành ký sinh ở dạ cỏ trâu.
- Fischoederius elongatus: có thân mầu vàng đỏ có chiều dài 10-
20mm, rộng 4mm, hai đầu sán hẹp lại, giác bụng thường tròn, hầu hình bầu
dục dài 0,6-0,8 mm, tinh hoàn hình bầu dục chia thùy rõ rệt, cái nọ xếp sau
cái kia. Trứng có kích thước 0,115- 0,125x 0,065-0,070mm .
Sán Fischoederius elongatus trưởng thành ký sinh trong dạ cỏ của
trâu bò và bò rừng.

Số hóa bởi trung tâm học liệu


10
- Fischoeder cobbldi có chiều dài 3,6 mm, rộng 1,35 mm ở ranh giới
1/3 sau cơ thể, hầu kiểu Gastrothylax, đường kính 0,38 mm, ruột kéo dài
đến giác bụng giác bụng kiểu Gastrothylax, đường kính 0,775 mm. Mút
trước cơ thể có nhiều gai huyệt sinh dục, tinh hoàn phân thùy mạnh đường
kính 0,258 mm, nằm ở phần giữa cơ thể. Tuyến noãn hoàng gồm các bao
noãn tương đối nhỏ, đường kính hình ovan kích thước 0,19x0,18 mm, nằm
ở đường giữa cơ thể đến phía trước tinh hoàn. Trứng có kích thước
0,116x0,065 mm.
Sán trưởng thành ký sinh ở dạ dày, ống dẫn mật trâu, bò, dê, cừu.
- Fischoederius japonicus: Sán dài 7,75 mm, rộng nhất ở giữa cơ
thể đạt 3,61 mm, phía trước có gai nhỏ, túi bụng mở ra ở ngang sau hầu
phía sau đến ngang tinh hoàn, hầu tròn, kích thước 0,556x0,452 mm.
Thực quản dài 0,39 mm, hai nhánh ruột uốn khúc kết thúc sau đường
giữa cơ thể hoặc có thể đạt tới mép trước tinh hoàn, giác bụng kiểu
Fischoederius, đường kính 1,2 mm. Tinh hoàn nằm giữa cơ thể trước
giác bụng, huyệt sinh dục kiểu Elongatus. Tuyến noãn hoàng bao gồm
các bao noãn nhỏ nằm ở phía bên lưng có thể đạt tới ngang mép tinh
hoàn, buồng trứng dạng ovan Trứng có kích thước 0,120x0,077 mm. Sán
trưởng thành ký sinh chủ yếu ở dạ cỏ trâu bò.
- Carmyerius spatiosus: Có chiều dài 9,0mm, chiều rộng bằng 1/3
đến 1/2 chiều dài cơ thể, hầu và giác bụng kiểu Gastrothylax, hầu tròn
đường kính 0,387mm, thực quản dài 0,581mm. Tinh hoàn phân thùy, tuyến
noãn hoàng gồm các bao noãn nhỏ, nằm ở phía trên và phía lưng, buồng
trứng hình cầu, kích thước trứng 0,076 x 0,127 mm.
Sán trưởng thành ký sinh trong dạ cỏ trâu, bò, dê và thú nhai lại
hoang dã.

Số hóa bởi trung tâm học liệu


11
- Carmyerius synethes: Dài từ 9-12 mm, rộng 3,2 - 5,5 mm. Hầu
thường hình cầu, đường kính 0,5-0,6 mm, thực quản dài 0,7-0,9 mm, ruột
phân nhánh rộng 0,10-0,12 mm. Kết thúc ở ranh giới 1/3 chiều dài cơ thể
đường kính giác bụng 1,2-1,5 mm bằng 1/8-1/7 chiều dài cơ thể. Tinh hoàn
phân thùy yếu năm ở 2 bên cơ thể. Buồng trứng hình cầu, nhỏ, đường kính
0,20-0,23 mm. Trứng có số lượng lớn, kích thước 0,115-0,125 mm x 0,060
-0,065 mm.
Sán trưởng thành ký sinh ở dạ cỏ trâu, bò, dê.
- Carmyerius mancupatus: chiều dài cơ thể 5,2 - 11,3mm, rộng 2,3 -
4,5mm, hầu cấu tạo kiểu Gastrothylax; thực quản dài 0,45 - 2,10mm; kích
thước tinh hoàn (1,6 - 1,9) x (1,2 - 1,4)mm; đường kính buồng trứng 0,15 -
0,43mm; kích thước trứng (0,120 - 0,140) x (0,067 - 0,076)mm.
Sán trưởng thành ký sinh ở dạ cỏ, trâu.
- Ceylonocotyle streptocolium: chiều dài cơ thể 6,8mm; rộng nhất
2,4mm, mút trước cơ thể bao phủ nhiều gai nhỏ, hầu hình ovan, thực quản
thẳng, đường kính giác bụng 1,36mm. Tinh hoàn phân thùy, tinh hoàn sau
lớn hơn tinh hoàn trước. Tuyến noãn hoàng nằm ở mặt lưng gồm các bao
noãn. Buồng trứng hình cầu, đường kính 0,50mm, nằm ở mặt bên của cơ
thể sau tinh hoàn sau. Kích thước trứng 0,108 x 0,054mm.
Sán trưởng thành ký sinh ở dạ cỏ, bò.
- Ceylonocotyle orthocoelium: chiều dài cơ thể 5-11 mm, hầu dạng
hình bầu dục, kích thước 1,0 - 1,2 mm x 0,5 - 0,8 mm. Tinh hoàn nằm 1
trước 1 sau ở phía sau buồng trứng, đường kính tinh hoàn 1,0 - 1,5mm,
huyệt sinh dục nằm ở ranh giới 1/3 trước và giữa cơ thể. Tuyến noãn hoàng
gồm các bao noãn hình ovan, kích thước gần như nhau, đường kính 0,3mm.
Tử cung nằm giữa tinh hoàn sau và giác bụng trứng nhỏ tròn, đường kính
0,25 - 0,30mm.


Số hóa bởi trung tâm học liệu

12
Sán trưởng thành ký sinh ở dạ cỏ, bò, dê, cừu.
- Gatrothylax compressus: sán này thường ký sinh ở dạ cỏ của trâu,
bò. Sán có kích thước cơ thể 13,0 x 6,0 mm. Lỗ miệng và lỗ túi bụng được
bao phủ bởi gai nhỏ. Túi bụng mở ra cách lỗ miệng 0,56 - 0,60 mm, kéo dài
tới mép trước giác bụng. Hầu có dạng hình cầu, kích thước 0,51 x 0,58
mm. Thực quản uốn cong, hai nhánh ruột kết thúc ở mép trước tinh hoàn.
Giác bụng nằm ở mút cuối cơ thể, đường kính 0,23 mm. Tinh hoàn phân
thùy sâu nằm ở sau nhánh ruột, kích thước 1,68 x 1,94 mm. Tuyến noãn
hoàng bắt đầu từ ruột phân nhánh ngang tinh hoàn. Buồng trứng hình bầu
dục nằm giữa tinh hoàn phải và trái, kích thước 0,15 x 0,30 mm. Kích
thước trứng: 0,107x 0,03 mm. Đây là loại sán hút máu của vật chủ.
1.1.1.4. V ật chủ trung gian và vật chủ cuối cùng, vị trí ký sinh
* Vật chủ trung gian của các loài sán lá dạ cỏ
Nguyễn Thị Kim Lan và cs (2008) [5] cho biết, dịch tễ học bệnh sán
lá dạ cỏ phụ thuộc vào sự hiện diện của ốc - vật chủ trung gian, lượng mưa,
hệ thống hồ, ao, kênh, mương và nhiệt độ thích hợp (l0 - 30
0
C). Các loài ốc
vật chủ trung gian có thể có mặt thường xuyên hoặc tạm thời, chúng có thể
sống ở điều kiện khô hạn trong nhiều tháng và lại thải Cercaria trong các
điều kiện sống thích hợp.
Phạm Văn Khuê và cs (1996) [3] cho biết, ký chủ trung gian của sán
lá dạ cỏ gồm nhiều loài ốc nước ngọt: Planorbis compress, Planorbis
planorbis, Planorbis contortus, Bulinus contortus, Bulinus forskali,
Sermyla tornatella, Planorbis exustus, Anisus spirorbis, Anisus vortex,
Gyraulus gredler, Gyraulus chrenberg, Armiger erisia, Armiger inermis,
Choanomphatus anon phalus, Galba bulimoides…

* Vật chủ cuối cùng của sán lá dạ cỏ
Vật chủ cuối cùng của sán lá dạ cỏ là gia súc nhai lại: trâu, bò, dê,
cừu. Ngoài ra, một số động vật hoang dã cũng nhiễm sán lá dạ cỏ.

Số hóa bởi trung tâm học liệu

13
Loài nhai lại nhiễm sán lá dạ cỏ do ăn phải Aldolescaria bám trên
cây cỏ thuỷ sinh, hoặc uống nước có Aldolescaria lơ lửng trong nước.
* Vị trí ký sinh
Sán lá dạ cỏ trưởng thành thường ký sinh ở dạ cỏ. Ở thời kỳ di hành
thấy sán non ở nhiều khí quan: dạ tổ ong, dạ lá sách, dạ múi khế, ruột non,
ruột già, ống mật, túi mật, xoang bụng có khi cả ở bể thận của súc vật nhai lại.
1.1.1.5. Chu kỳ sinh học của sán lá Paramphistomum
Theo Nguyễn Thị Kim Lan và cs (2008) [5], vòng đời của sán lá dạ
cỏ thực hiện như sau:
Sán trưởng thành đẻ trứng, trứng theo phân được thải ra ngoài bãi
chăn, rơi vào môi trường nước. Ấu trùng Miracidium nở ra từ trứng và xâm
nhập ốc - vật chủ trung gian, phát triển thành Sporocyst, Redia và Cercaria.
Cercaria thoát khỏi ốc, bám vào cây cỏ thuỷ sinh và hoá thành nang ấu
(Aldolescaria). Khi động vật nhai lại ăn phải cây cỏ có Aldolescaria, ấu
trùng thoát khỏi nang, di chuyển đến dạ cỏ phát triển thành trưởng thành.
Vật chủ cuối cùng của sán lá dạ cỏ là trâu, bò, dê, cừu, các động vật hoang
dã có dạ dày bốn túi.
Trong các sán lá dạ cỏ, loài Paramphistomum cervi được nhiều tác giả
nghiên cứu nhất (Looss, 1896; Szidat, 1936; Odening và cs, 1979; Sey O,
1982 ). Vòng đời của P. cervi, theo Sey O. (1982) gồm các giai đoạn sau:
- Giai đoạn tiền ký sinh:
Trứng của P. cervi có màu vàng xám hoặc tro nhạt, hình trứng. Ở
nhiệt độ 27

0
C, trong 4 - 5 ngày

đầu trứng không có sự thay đổi rõ rệt mặc
dù phôi vẫn phát triển. Ngày thứ 5 - 6, noãn bào xuất hiện, ngày thứ 7 hai
lớp tế bào biểu mô hợp lại, tế bào ngọn lửa bắt đầu hoạt động cùng với sự
phát triển của phôi, noãn bào giảm dần và thay thế bằng hai không bào lớn.

×