Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

giáo án lịch sử 8 bài 2 cách mạng tư sản pháp (1789 - 1794)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.03 KB, 4 trang )

Bài 2
CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP (1789 - 1794)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Những tiền đề dẫn đến cách mạng tư sản Pháp 1789. Những sự kiện cơ bản về diển biến của
cách mạng qua các giai đoạn. Vai trò của quần chúng nhân dân trong việc phát triển và thắng
lợi của cuộc cách mạng.
2. Kĩ năng
Sử dụng lược đồ, lập niên biểu, thống kê
3. Tư tưởng
- Nhận thức được tính chất hạn chế của cách mạng tư sản.
- Bài học kinh nghiệm rút ra từ cuộc cách mạng.
II. THIẾT BỊ
- Bản đồ nước Pháp.
- Tranh ảnh trong SGK.
III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
Em hãy cho biết kết quả và ý nghĩa cuộc Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở
Bắc Mĩ ?
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài mới
Cách mạng tư sản đã thành công ở nhiều nước và đang tiếp tục nổ ra, trong đó nước Pháp và
đạt đến sự phát triển cao. Vì sao cách mạng nổ ra, cuộc cách mạng này đạt được những kết quả
như thế nào ? Đó là nội dung của bài học hôm nay.
b. Nội dung bài mới
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Cá nhân
* Mức độ kiến thức cần đạt:
HS cần nắm được những nét chính về tình hình
kinh tế.


* Tổ chức thực hiện:
GV: Tình hình kinh tế nước Pháp trước cách
mạng ?
HS: Trả lời
GV: Nguyên nhân lạc hậu do đâu ?
HS: Sự bóc lột của địa chủ, phong kiến
Hoạt động 2: Cá nhân/Cả lớp
* Mức độ kiến thức cần đạt:
HS cần nắm được những nét chính về tình hình
chính trị-xã hội.
* Tổ chức thực hiện:
GV: Tình hình chính trị nước Pháp trước cách
mạng như thế nào ?
HS: Trả lời
I. NƯỚC PHÁP TRƯỚC CÁCH MẠNG
1. Tình hình kinh tế
- Nông nghiệp: vẫn lạc hậu, năng suất thấp.
- Công thương nghiệp: đã phát triển nhưng lại
bị chế độ phong kiến cản trở, kìm hãm.
2. Tình hình chính trị-xã hội
- Chính trị: Pháp vẫn nước quân chủ chuyên
chế do vua Lu-i XVI đứng đầu.
- Xã hội: Tồn tại ba đẳng cấp là Tăng lữ, Quí
GV: Xã hội Pháp lúc bấy giờ gồm những đẳng
cấp nào?
HS: Trả lời
GV: Cho HS quan sát H5 SGK.
Hoạt đông 1: Cả lớp
* Mức độ kiến thức cần đạt:
HS cần nắm được những nét chính về đấu

tranh tư tưởng.
* Tổ chức thực hiện:
GV: Chế độ quân chủ chuyên chế cũng bị tố
cáo, phê phán gây gắt trong lĩnh vực văn hóa,
tư tưởng qua trào lưu triết học ánh sáng. Đại
diện cho trào lưu đó là những ai ?
HS: Dựa vào SGK trả lời
GV: Quan sát H6,7,8 và đọc kĩ câu nói của 3
ông rồi rút ra nội dung chủ yếu trong tư tưởng
của các ông ?
HS: Trả lời
Hoạt động 1: Cá nhân
* Mức độ kiến thức cần đạt:
HS cần nắm được nguyên nhân trực tiếp dẫn
tới bùng nổ cuộc cách mạng.
* Tổ chức thực hiện:
GV: Nguyên nhân trực tiếp dẫn tới bùng nổ
cuộc cách mạng ?
HS: Dựa vào SGK trả lời
Hoạt động 2: Cả lớp
* Mức độ kiến thức cần đạt:
HS cần nắm được mở đầu thắng lợi của cách
mạng.
* Tổ chức thực hiện:
GV: Khởi nghĩa nông dân bắt đầu bùng nổ năm
1788,1789 chứng tỏ mâu thuẩn xã hội cần tiếp
tục giải quyết. Ngày 5/5/1789 hội nghị 3 đẳng
cấp được tiến hành nhưng không giải quyết
được vấn đề đặt ra làm mâu thuẫn giữa nhà vua
và đẳng cấp thứ ba lên đến tột đỉnh

GV: Cách mạng bùng nổ như thế nào ?
HS: Quan sát hình 9 để tường thuật cuộc tấn
công phá ngục Ba-xti ngày 14-7-1789.
tộc và Đẳng cấp thứ ba, mâu thuẫn với nhau
gay gắt.
3. Đấu tranh trên mặt trận tư tưởng
- Đại diện cho trào lưu triết học ánh sáng:
Mông-te-xki-ơ, Vôn-te, Rút -xô
- Nội dung chủ yếu : Kịch liệt tố cáo và lên án
chế độ quân chủ chuyên chế của Lu-i XVI.
- Cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng đã
thúc đẩy cách mạng sớm bùng nổ.
II. CÁCH MẠNG BÙNG NỔ
1. Sự khủng hoảng của chế độ quân chủ
chuyên chế
- Do ăn chơi xa xỉ, vua Lu-i XVI đã liên tiếp
tăng thuế.
- Mâu thuẫn giữa nông dân với chế độ phong
kiến vì thế càng trở nên gay gắt.
2. Mở đầu thắng lợi của cách mạng
- 5-5-1789, Lu-i XVI lại triệu tập Hội nghị ba
đẳng cấp để tăng thuế. Nhưng đại diện của
Đẳng cấp thứ ba kịch liệt phản đối.
- Ngay lập tức, nhà vua và quý tộc dùng quân
đội để uy hiếp.
- 14-7-1789, quần chúng nhân dân kéo đến
tấn công và chiếm pháo đài-nhà tù Ba-xti. Họ
làm chủ các cơ quan quan trọng của thành
phố.
4. Củng cố

- Tình hình chính trị-xã hội và đấu tranh trên mặt trận tư tưởng ?
- Cách mạng tư sản Pháp bùng nổ như thế nào ?
5. Dặn dò
- Học bài cũ, làm bài tập: Lập niên biểu những sự kiện chính của cách mạng tư sản Pháp (1789
– 1794).

Bài 2
CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP (1789 - 1794)
(tiếp theo)
III. SỰ PHÁT TRIẾN CỦA CÁCH MẠNG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Những sự kiện cơ bản về diển biến cuộc cách mạng phát triển qua 3 giai đoạn.
- Ý nghĩa của cuộc cách mạng tư sản Pháp và những hạn chế của nó.
2. Kĩ năng
Sử dụng bản đồ, lập niên biểu, bảng thống kê, phân tích so sánh
3. Tư tưởng
Nhận thức tính chất hạn chế cuộc cách mạng tư sản, bài học kinh nghiệm rút ra từ cuộc cách
mạng tư sản Pháp.
II. THIẾT BỊ
Lược đồ các lực lượng phản cách mạng tấn công nước Pháp.
III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
Em hãy cho biết cách mạng tư sản Pháp bùng nổ như thế nào ?
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài
Thắng lợi cuộc khởi nghĩa ngày 14-7-1789 phá ngục Ba-xti đã mở đầu cho những thắng lợi
tiếp theo của cách mạng Pháp. Cách mạng tiếp tục phát triển như thế nào ? Các em cùng tìm
hiểu qua tiết học hôm nay.

b. Nội dung bài mới
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Cá nhân/Cả lớp
* Mức độ kiến thức cần đạt:
HS cần nắm được những nét chính về chế độ quân chủ
lập hiến.
* Tổ chức thực hiện:
GV: Thắng lợi ngày 14/7/1789 đưa đến kết quả gì ?
HS suy nghĩ trả lời
GV: Sau khi nắm chính quyền đại tư sản đã làm gì ?
HS: Trả lời
GV yêu cầu HS đọc nội dung Tuyên ngôn.
GV: Tháng 4-1792 sang nước Pháp. Trước tình hình
đó, nhân dân nước Pháp đã làm gì ?
HS: Trả lời
Hoạt động 1: Cả lớp
* Mức độ kiến thức cần đạt:
HS cần nắm được những nét chính về bước đầu của
nền cộng hoà.
* Tổ chức thực hiện:
GV: Tình hình nước Pháp như thế nào sau cuộc khởi
1. Chế độ quân chủ lập hiến (14-7-1789 đến 10-8-
1792)
- Sau khi giành thắng lợi, phái Lập hiến lên nắm
quyền.
- 8-1789, thông qua Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân
quyền.
- 9-1791, Ban hành Hiến pháp, xác lập chế độ quân
chủ lập hiến.
- 10-8-1792, lật đổ phái Lập hiến, xoá bỏ chế độ

phong kiến.
2. Bước đầu của nền cộng hoà (từ ngày 21-9-1792
đến 2-6-1793)
nghĩa của nhân dân lật đổ phái Lập hiến ?
HS: Trả lời
GV: Cho HS quan sát H10 để biết được lực lượng
phản cách mạng tấn công nước Pháp năm 1793.
GV; Trước tình hình ấy, thái độ của phái Gi-rông-
đanh ra sao?
HS: Trả lời
GV: Quần chúng nhân dân Pháp phải làm gì?
HS: Trả lời
Hoạt đông 1: Cá nhân
* Mức độ kiến thức cần đạt:
HS cần nắm được những nét chính về chuyên chính
cách mạng dân chủ Gia-cô-banh.
* Tổ chức thực hiện:
GV giới thiệu về Rô-be-spie qua H1 và yêu cầu HS nêu
những phẩm chất tốt đẹp của ông.
HS: là “ con người không thể mua chuộc”.
GV: Chính quyền cách mạng đã làm gì để ổn
định tình hình và nguyện vọng của nhân dân?
GV: 27-7-1794, tư sản phản cách mạng tiến hành đảo
chính Vì sao có cuộc đảo chính này ?
HS: Ngăn chặn cách mạng tiếp tục phát triển vì sợ
đụng chạm đến quyền lợi của chúng.
Hoạt động 1: Cả lớp
* Mức độ kiến thức cần đạt:
HS cần nắm được những nét chính về ý nghĩa lịch sử
của cuộc cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII

* Tổ chức thực hiện:
HS: Thảo luận : Vì sao nói cách mạng tư sản Pháp là
cách mạng triệt để nhất ?
GV: Cách mạng tư sản Pháp có những hạn chế gì ?
HS: Chưa đáp ứng được những…phong kiến.
GV sơ kết bài: Cách mạng Pháp 1789 là cuộc cách
mạng tư sản triệt để nhất. Tuy có nhiều hạn chế,
nhưng Cách mạng Pháp 1789 đã để lại nhiều bài học,
kinh nghiệm.
- 21-9-1792, thiết lập nền cộng hoà.
- Năm 1793, nước Pháp rất khó khăn: nội phản,
ngoại xâm đe doạ.
- Phái Gi-rông-đanh chỉ lo củng cố quyền lực.
- 2-6-1793, lật đổ phái Gi-rông-đanh.
3. Chuyên chính cách mạng dân chủ Gia-cô-banh(
2-6-1793 đến 27-7-1794)
- Sau khi lật đổ phái Gi-rông-đanh, phái Gia-cô-banh
lên nắm chính quyền.
- Chính quyền cách mạng đã thi hành nhiều biện
pháp quan trọng để trừng trị bọn phản cách mạng,
giải quyết những yêu cầu của nhân dân: xoá bỏ mọi
nghĩa vụ của nông dân đối với phong kiến, chia
ruộng đất cho nông dân, quy định giá các mặt hàng
bán cho dân nghèo
- Phái Gia-cô-banh cũng ban hành lệnh tổng động
viên.
- 27-7-1794, tư sản phản cách mạng đảo chính. Cách
mạng kết thúc.
4. Ý nghĩa lịch sử của cuộc cách mạng tư sản
Pháp cuối thế kỉ XVIII

- Đã lật đổ được chế độ phong kiến, đưa giai cấp tư
sản lên cầm quyền, mở đường cho chủ nghĩa tư bản
phát triển.
- Quần chúng nhân dân là lực lượng chủ yếu đưa
cách mạng đạt tới đỉnh cao với nền chuyên chính
dân chủ Gia-cô-banh.
4. Củng cố
GV nhắc lại những nội dung chính của bài.
5. Dặn dò
- Học bài cũ, làm bài tập 2 trong SGK.
- Xem trước phần I/bài 3, trả lời các câu hỏi trong SGK.

×