Tải bản đầy đủ (.docx) (75 trang)

BẢO HỘ SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐỐI VỚI CHỈ DẪN ĐỊA LÝ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM SO SÁNH VỚI MỘT SỐ HỆ THỐNG PHÁP LUẬT TRÊN THẾ GIỚI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (494.65 KB, 75 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sỹ này là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố
tại bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả
Nguyễn Thị Quỳnh Trang
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, em xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các giảng viên
Trường Đại học Luật Hà Nội. Trong suốt những năm học vừa qua,
các thầy cô với lòng nhiệt tình và sự tận tụy đã truyền đạt cho học
viên những kiến thức về pháp luật cũng như những bài học trong
công việc và trong cuộc sống.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến Giảng viên chính,
Tiến sĩ Nguyễn Hồng Bắc thuộc Tổ bộ môn Tư pháp Quốc tế
Trường Đại học Luật Hà Nội, người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn
em trong suốt thời gian thực hiện luận văn thạc sỹ. Những nhận xét
chính xác và những ý tưởng thực tiễn của cô là chỗ dựa tin cậy để
em xây dựng luận văn với nội dung toàn diện, chính xác nhất.
Tôi cũng muốn gửi lời cảm ơn chân thành đến bố mẹ và gia
đình- những người luôn bên tôi động viên và giúp đỡ trong cuộc
sống cũng như trong học tập. Để hoàn thiện luận văn này, tôi cũng
xin được gửi lời cảm ơn đến bạn bè- những người đã giúp tôi có
những ý kiến khách quan về nội dung luận văn. Và với tất cả những
người đang đọc luận văn này, cảm ơn các bạn đã chọn luận văn của
tôi để tham khảo và nghiên cứu, hy vọng nó sẽ có ích cho các bạn.
DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
CDDL : Chỉ dẫn địa lý
DN : Doanh nghiệp
ĐƯQT : Điều ước quốc tế
TGXX : Tên gọi xuất xứ
TGXXHH : Tên gọi xuất xứ hàng hoá


SHTT : Sở hữu trí tuệ
SHCN : Sở hữu công nghiệp
EU : European Union
USPTO : The United State Patent and Trademark Office (cục
Sáng chế và nhãn hiệu thương mại Hoa Kỳ)
WIPO : Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới
TTAB : Ban xét xử Thương hiệu và Kháng cáo Hoa Kỳ
SAIC : Văn phòng đăng ký nhãn hiệu Trung Quốc
TRAB : Trademark Review and Adjudication Board (văn
phòng xem xét và xét xử nhãn hiệu Trung Quốc)
SAQSIQ : Tổng cục Giám sát và Kiểm tra Chất lượng và Kiểm
dịch Trung Quốc
MỤC LỤC
PHỤ LỤC 01
PHỤ LỤC 02
5
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Từ thời xa xưa, khi khoa học kỹ thuật còn chưa phát triển, nền kinh tế chủ yếu
dựa vào các nông sản, khoáng sản hay các mặt hàng thủ công đơn giản như đồ gốm hay
vải dệt thì lợi thế cạnh tranh của một sản phẩm so với sản phẩm khác chủ yếu là nhờ
vào những đặc tính và chất lượng riêng biệt mà các điều kiện địa lý như khí hậu và địa
chất của các khu vực địa lý mang lại. Các nhà sản xuất đã nhận ra được ưu thế này và
tìm cách để bảo vệ lợi thế này trước các đối thủ cạnh tranh. Những chỉ dẫn địa lý như
rượu vang Bordeaux của Pháp, xúc xích Frankfurter của Đức, Oliu vùng Kalamata của
Hy Lạp, Rượu Whisky Scotland đã nổi tiếng trên toàn thế giới và có lịch sử lâu đời là
những minh chứng. Không nằm ngoài xu hướng thế giới, tại Việt Nam, những sản phẩm
nổi tiếng đã quen thuộc với người dân nhờ việc mang tên cùng với các địa danh như vải
thiều Lục Ngạn, bưởi Đoan Hùng, chè Tân Cương, nước mắm Phú Quốc, cà phê Buôn
Ma Thuột Các địa danh này, ngoài việc bộc lộ nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm còn

làm một nhiệm vụ rất quan trọng, đó là giúp người tiêu dùng nắm bắt được cả đặc tính,
chất lượng đặc biệt của sản phẩm nhờ nguồn gốc địa lý đó.
Cùng với xu hướng toàn cầu hoá đang diễn ra hết sức mạnh mẽ, thế giới trở nên
“phẳng”, và các quốc gia trên thế giới ngày càng quan tâm hơn tới việc đưa các sản
phẩm của mình thâm nhập vào thị trường của các nước khác thông qua việc sử dụng
chỉ dẫn địa lý. Tuy nhiên, do những lợi ích to lớn về thương mại mà chỉ dẫn địa lý
mang lại cho người sử dụng, các chủ thể khác, vì mục đích lợi nhuận có thể sẵn sàng
tìm mọi cách để lợi dụng danh tiếng và uy tín đó, gây thiệt hại đáng kể cho các quốc
gia và vùng lãnh thổ sở hữu chỉ dẫn địa lý. Vì vậy, việc tăng cường bảo hộ các chỉ dẫn
địa lý thông qua các điều ước quốc tế được các quốc gia đặc biệt chú ý. Sự ra đời vào
năm 1994 của Hiệp định về những khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở
hữu trí tuệ năm 1994 (gọi tắt là Hiệp định TRIPs) của Tổ chức Thương mại Thế giới
(WTO) là nhu cầu tất yếu của quá trình phát triển của luật pháp quốc tế, phù hợp với
yêu cầu, đòi hỏi của thực tế thương mại.
Việt Nam là nước nông nghiệp, nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới gió
mùa, với các điều kiện địa lý riêng có, cũng như kinh nghiệm sản xuất lâu đời của
người dân, Việt Nam có những sản phẩm nông đặc sản mang giá trị cao, có thể sánh
ngang tầm thế giới. Để bảo vệ được uy tín cũng như chất lượng của các sản phẩm trên
và nâng cao tính cạnh tranh cho các sản phẩm này trên thị trường thế giới, nhất là khi
Việt Nam đã gia nhập WTO với môi trường kinh doanh rộng mở nhưng cũng mang
tính cạnh tranh gay gắt, Việt Nam cần phải đặc biệt chú trọng đến vấn đề bảo hộ chỉ
6
dẫn địa lý, để từ đó xây dựng khuôn khổ pháp lý phù hợp nhằm một mặt bảo vệ lợi ích
kinh tế của quốc gia, lợi ích thương mại của doanh nghiệp và lợi ích của người sản
xuất, mặt khác tạo điều kiện để phát triển các sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý của Việt
Nam ở phạm vi quốc gia và quốc tế.
Luật Sở hữu trí tuệ là một bộ phận non trẻ trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
Ra đời muộn hơn so với các ngành luật khác trong hệ thống pháp luật Việt Nam nói
riêng, và toàn thế giới nói chung, nên kỹ thuật lập pháp cũng như tính hoàn thiện của
các chế định pháp luật còn nhiều vấn đề cần nghiên cứu.

Với tất cả những lý do trên, tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu cho Luận văn thạc sỹ
như sau: “Bảo hộ sở hữu trí tuệ đối với chỉ dẫn địa lý có yếu tố nước ngoài ở Việt
Nam – So sánh với một số hệ thống pháp luật trên thế giới”.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
2.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Từ thế kỷ 20 đến nay, cùng với tiến trình toàn cầu hoá về kinh tế và tự do hoá
về thương mại, các quốc gia trên thế giới ngày càng quan tâm hơn tới việc đưa các sản
phẩm của mình thâm nhập vào thị trường nước khác thông qua việc sử dụng chỉ dẫn
địa lý. Các nghiên cứu về chỉ dẫn địa lý và bảo hộ CDĐL cũng theo đó tăng lên. Tuy
nhiên, các nghiên cứu này chủ yếu được viết dưới dạng bài tham luận, hội thảo hoặc
các ý kiến tranh luận trong khuôn khổ Hiệp định TRIPs, như:
- Berenguer, A. Chỉ dẫn địa lý trên thế giới. Bài tham luận tại hội thảo
Montpellier về Tăng tính cạnh tranh trong lĩnh vực nông nghiệp thông qua các bí
quyết địa phương từ 7-10/6, 2004.
- Berger, Christian. Chỉ dẫn địa lý- cơ hội kinh doanh và công cụ phát triển
nông thôn. Bài giới thiệu tại Hội nghị bảo vệ tính độc đáo và nhận diện địa phương, 2007.
- Berizzi, P. Tác động của các biện pháp bảo vệ cộng đồng quy định tại Quy tắc
số 2081/92 và 2082/92 (EEU). Bài tham luận tại hội thảo kinh tế nông nghiệp lần thứ
52 của Liên Hiệp Châu Âu: Parma, Italy từ 19-21/6, 1997.
Và một số sách chuyên khảo, nghiên cứu dưới góc độ pháp lý thuần tuý như:
- Bernard O’Connor (2001), The law of Geographical Indications, Cameron.
- Larthar R. Nail& Rajendra Kumar (2005), Geographical Indications: A search
for Indenity Lexis Nexis Butterworths.
- Louis Gilbert (2001), Qualité et Origine des Produits agricoles et alimentaires.
2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Ở nước ta, vấn đề xây dựng vào bảo hộ sản phẩm dưới dạng chỉ dẫn địa lý là
vấn đề còn khá mới cả về lý luận và thực tiễn. Một số đề tài nghiên cứu khoa học, luận
án về sở hữu trí tuệ nói chung và bảo hộ CDĐL nói riêng đó là:
7
- Năm 2008, luận án tiến sỹ của Vũ Hải Yến “Bảo hộ chỉ dẫn địa lý trong điều

kiện hội nhập kinh tế quốc tế” nghiên cứu vấn đề bảo hộ CDĐL dưới góc độ pháp luật.
Nội dung luận án tập trung chủ yếu vào vấn đề xác lập và bảo vệ CDĐL.
- Năm 2005, đề tài nghiên cứu khoa học của Bộ công thương: “Chỉ dẫn địa lý: các
khía cạnh thương mại trong xuất khẩu” nghiên cứu vấn đề này dưới góc độ thương mại,
tuy nhiên đề tài này chỉ giới hạn trong hoạt động xuất khẩu các sản phẩm mang CDĐL,
các vấn đề lý luận về quyền SHCN đối với CDĐL chưa được nghiên cứu.
- Tiếp tục mạch nghiên cứu đó, luận án tiến sỹ kinh tế của Lê Thị Thu Hà “Bảo
hộ quyền SHCN dưới góc độ thương mại đối với CDĐL của Việt Nam trong điều kiện
hội nhập kinh tế quốc tế” cũng tiếp tục nghiên cứu sâu vấn đề bảo hộ CDĐL dưới góc
độ thương mại.
- Năm 2007, luận văn thạc sỹ luật học của Phạm Thanh Tuấn “Đăng ký, quản lý
và sử dụng CDĐL ở Việt Nam” cũng nghiên cứu vấn đề bảo hộ CDĐL dưới góc độ
khoa học pháp lý là chủ yếu.
Do vậy, chưa có một công trình nào nghiên cứu về các quy định về CDĐL có
yếu tố nước ngoài tại Việt Nam và quy định về CDĐL tại một số hệ thống pháp luật
điển hình trên thế giới, từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm để hoàn thiện hệ thống
pháp luật về CDĐL tại Việt Nam.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu các quy định về CDĐL có yếu tố nước ngoài theo quy định
của pháp luật Việt Nam, các quy định về CDĐL theo các hệ thống pháp luật điển hình
trên thế giới (Liên minh Châu Âu EU, Anh-Mỹ, Trung Quốc).
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Đây là đề tài có phạm vi nghiên cứu rộng, do vậy, luận văn tập trung nghiên
cứu về định nghĩa CDĐL có yếu tố nước ngoài; Nội dung quy định của pháp luật Việt
Nam về CDĐL; Các hệ thống quản lí CDĐL của các quốc gia và hệ thống pháp luật
trên thế giới đó là Liên minh châu Âu EU, Anh-Mỹ, Trung Quốc; Từ đó so sánh và rút
ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam; Đồng thời kiến nghị các giải pháp hoàn thiện
pháp luật và quản lí chỉ dẫn địa lý đạt hiệu quả cao, có khả năng áp dụng phù hợp với
các điều kiện hoàn cảnh thực tế của Việt Nam.

4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu trong luận văn được thực hiện trên nền tảng
phương pháp luận của Chủ nghĩa Duy vật biện chứng, Duy vật lịch sử của Chủ nghĩa
Mác – Lê nin, trên cơ sở các quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Luận văn được kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học: phương pháp
lịch sử, phương pháp tổng hợp, phân tích, chứng minh, thống kê, so sánh, kết hợp
nghiên cứu lý luận với thực tiễn,
8
5. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích:
- Luận văn làm sáng tỏ những vấn đề về Chỉ dẫn địa lý và bảo hộ chỉ dẫn địa lý có
yếu tố nước ngoài.
- Luận văn làm sáng tỏ được quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật một số
quốc gia trên thế giới về bảo hộ CDĐL.
- Đánh giá thực trạng và đề ra một số giải pháp kiến nghị phù hợp với tình hình
Việt Nam hiện nay.
Nhiệm vụ: Luận văn tổng hợp và phân tích khái niệm về CDĐL và CDĐL có yếu
tố nước ngoài. Trên cơ sở đó, luận văn tìm hiểu quy định về chỉ dẫn địa lý theo pháp
luật Việt Nam và có sự so sánh với Liên Minh Châu Âu, Hoa Kỳ và Trung Quốc. Từ
đó rút ra các bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc bảo hộ CDĐL và đưa ra
giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bảo hộ chỉ dẫn địa lý và quản lí CDĐL có
hiệu quả.
6. Những kết quả nghiên cứu mới
- Luận văn làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về Chỉ dẫn địa lý có yếu tố nước
ngoài và bảo hộ chỉ dẫn địa lý.
- Luận văn tìm hiểu và nghiên cứu quy định của pháp luật và thực tiễn việc đăng
ký CDĐL ở Hoa Kỳ theo Luật nhãn hiệu thương mại và quy tắc về đăng ký quyền sở
hữu trí tuệ mới nhất tại Hoa Kỳ; Việc đăng ký CDĐL tại Liên minh Châu Âu theo quy
tắc 510/2006/EEC; Việc đăng ký CDĐL tại Trung Quốc theo luật nhãn hiệu thương mại
và hệ thống “nhãn mác đặc biệt”; Trên cơ sở đó so sánh và rút ra bài học kinh nghiệm

cho Việt Nam; Tìm kiếm và tổng hợp các số liệu về thực tiễn đăng ký chỉ dẫn địa lý tại
Liên Minh Châu Âu, Hoa Kỳ và Trung Quốc, thực tiễn đăng ký CDĐL có yếu tố nước
ngoài tại Việt Nam đồng thời kiến nghị một số giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam
để việc quản lí CDĐL đạt hiệu quả cao nhất.
7. Cơ cấu luận văn
Ngoài Phần mở đầu, Kết luận, các Phụ lục và Danh mục tài liệu tham khảo. Nội
dung luận văn được bố cục thành 3 chương cụ thể như sau:
- Chương 1: Khái quát về chỉ dẫn địa lý và bảo hộ chỉ dẫn địa lý có yếu tố nước ngoài.
- Chương 2: So sánh Bảo hộ CDĐL có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam với một
số hệ thống pháp luật trên thế giới.
- Chương 3: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bảo hộ
CDĐL có yếu tố nước ngoài.
9
CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ CHỈ DẪN ĐỊA LÝ VÀ BẢO HỘ CHỈ DẪN ĐỊA LÝ CÓ
YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI
Chỉ dẫn địa lý là một đối tượng của sở hữu trí tuệ còn tương đối mới và chưa
được biết đến nhiều ở Việt Nam, bởi CDĐL chưa thực sự mang lại những lợi ích kinh
tế lớn cho nền kinh tế hàng hoá ở nước ta [22;tr.15], và hơn hết là cho những người
nông dân- người trực tiếp sản xuất ra sản phẩm dưới tên gọi pháp lý là CDĐL. Tuy
nhiên, trên thế giới, chỉ dẫn địa lý là một đối tượng của sở hữu trí tuệ có quá trình lịch
sử phát triển lâu dài và gắn liền với đời sống của người nông dân, cũng như mang đến
cho họ những lợi ích lớn lao về kinh tế, và nhiều lợi ích kinh tế phái sinh khác đến từ
sự nổi tiếng của CDĐL như du lịch, thăm quan mô hình sản xuất CDĐL.
1.1. Khái niệm Chỉ dẫn địa lý có yếu tố nước ngoài
1.1.1. Định nghĩa chỉ dẫn địa lý có yếu tố nước ngoài
1.1.1.1. Theo điều ước quốc tế
Hầu hết chúng ta đã biết đến nhiều sản phẩm là chỉ dẫn địa lý, tuy nhiên chúng
ta chưa nhận thức được sự tồn tại rộng khắp của chúng. Trên thế giới, các sản phẩm đó
là rượu vang Bordeaux, cà phê Kona, rượu whisky Scotch Chỉ dẫn địa lý thể hiện

một hình thức khác biệt hoá sản phẩm và làm sản phẩm đó trở thành một lợi thế cạnh
tranh, mang đến nhiều thành công cho đơn vị sản xuất sản phẩm trên thị trường hiện
nay. CDĐL là sự thể hiện độc đáo các đặc điểm về môi trường sinh thái nông nghiệp
và các đặc điểm về văn hoá sản xuất vốn rất được coi trọng và bảo vệ tại nhiều quốc
gia trên thế giới. Bên cạnh những CDĐL được phát triển hết sức thành công và trở nên
nổi tiếng đến từ các quốc gia phát triển, trên thị trường cũng xuất hiện nhiều chỉ dẫn
địa lý thành công từ các khu vực đang phát triển như trà Darjeeling, rượu Pisco, gạo
Basmati… Tuy nhiên, không phải CDĐL nào cũng có thể phổ biến rộng rãi và đạt
được thành công.
Hiện nay, trên thế giới tồn tại nhiều điều ước quốc tế đa phương, song phương có
đề cập tới CDĐL và các thuật ngữ có liên quan như chỉ dẫn nguồn gốc và tên gọi xuất
xứ hàng hoá. Tuy nhiên, vẫn chưa có khái niệm nào về chỉ dẫn địa lý được công nhận
rộng rãi trên toàn cầu. Các điều ước quốc tế đặc biệt quan trọng trong lĩnh vực này bao
10
gồm: Công ước Paris về bảo hộ quyền SHCN (1883); Hiệp định Madrid về việc chống
các chỉ dẫn sai lệch hoặc nhầm lẫn về nguồn gốc (1891); Hiệp định Lisbon về bảo hộ
Tên gọi xuất xứ (TGXX) và đăng ký quốc tế TGXX (1958) và Hiệp định về các khía
cạnh liên quan đến thương mại của quyền SHTT được ký kết ngày 15/4/1994 (Hiệp định
TRIPs). Bốn điều ước quốc tế này đều có quy định về CDĐL.
• Công ước Paris về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp (1883).
Công ước Paris 1883 là công ước quốc tế đầu tiên đề cập đến việc bảo hộ quyền
SHCN nói chung và các chỉ dẫn về nguồn gốc nói riêng. Theo đó, Công ước Paris quy
định việc bảo hộ các chỉ dẫn nguồn gốc và tên gọi xuất xứ hàng hoá (TGXXHH) như
là đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp (SHCN).
Điều 10.1 Công ước Paris quy định:
Chỉ dẫn nguồn gốc và tên gọi xuất xứ hàng hoá là hai trong số các đối tượng
sở hữu công nghiệp được bảo hộ theo Điều 1(2) Công ước Paris. Cả hai đối tượng
này có thể được đề cập dưới một khái niệm rộng hơn là chỉ dẫn địa lý.
Như vậy, tại Điều 10.1, Công ước Paris đã đưa ra được thuật ngữ Chỉ dẫn địa lý
ở bước sơ khai và chưa xây dựng khái niệm cho thuật ngữ này.

Cùng với nội dung Điều 10.1, Điều 10.2 và 10.3 Công ước Paris quy định về
việc chống lại việc sử dụng lừa dối đối với chỉ dẫn nguồn gốc. Theo đó, Công ước
Paris cho phép các quốc gia thành viên có các biện pháp pháp lý để chống lại việc sử
dụng trực tiếp hoặc gián tiếp các chỉ dẫn nguồn gốc mang tính chất lừa dối đối với các
hàng hoá hoặc đặc điểm phân biệt của nhà sản xuất hoặc kinh doanh thương mại khác.
Công ước Paris cũng yêu cầu quốc gia thiết lập các chế tài ngăn chặn các hành vi sử
dụng chỉ dẫn trái phép một cách chặt chẽ, để đạt được mục đích “ngăn ngừa hoặc
chấm dứt việc sử dụng những chỉ dẫn sai lệch”
Điều 10bis Công ước Paris được bổ sung năm 1958 quy định về việc sử dụng
các chỉ dẫn sai lệch như một hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Theo Công ước
Paris, trong trường hợp chỉ dẫn giả mạo không xuất hiện trên sản phẩm thì vẫn có thể
áp dụng chế tài bởi bất cứ việc “sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp các chỉ dẫn sai lệch”
đều là sử dụng bất hợp pháp.
Công ước Paris 1883, tuy là công ước sơ khai nhất đề cập trực tiếp đến việc bảo
hộ Chỉ dẫn nguồn gốc địa lý chống lại việc sử dụng gây nhầm lẫn hoặc giả mạo, song
công ước vẫn mang ý nghĩa rất lớn trong quá trình hình thành pháp luật quốc tế cũng
như pháp luật các quốc gia về CDĐL.
Với những quy định như đã phân tích ở trên, Công ước Paris vẫn còn nhiều hạn
chế như: Công ước chưa xây dựng được khái niệm và tiêu chí chung về bảo hộ Chỉ
11
dẫn nguồn gốc địa lý; mức độ bảo hộ quy định trong Công ước chưa đủ mạnh và chủ
yếu giao phó bảo hộ cho quốc gia thành viên Công ước Điều này dẫn đến sự kém
hiệu lực của Công ước trên thực tế.
• Hiệp định Madrid về việc chống các chỉ dẫn sai lệch hoặc nhầm lẫn về
nguồn gốc (1891).
Với những hạn chế của Công ước Paris được nêu trên đây, cộng đồng quốc tế mà
tiêu biểu là những quốc gia quan tâm đến việc bảo hộ các chỉ dẫn nguồn gốc đã xây
dựng một hiệp định điều chỉnh cụ thể hơn về CDĐL so với Công ước Paris, đó là Hiệp
định Madrid. Với số thành viên tương đối ít (tính đến năm 2006 là 84 thành viên
[50;tr.1]), Hiệp định Madrid chưa có ý nghĩa thực sự to lớn trong việc bảo hộ CDĐL ở

phạm vi quốc tế.
So với Công ước Paris, Hiệp định Madrid đã có bước tiến mới với việc quy định
việc bảo hộ không chỉ chống lại các chỉ dẫn sai lệch về nguồn gốc mà còn chống lại
các chỉ dẫn mặc dù không sai lệch về nguồn gốc nhưng gây lừa dối hoặc gây nhầm lẫn
cho công chúng về hàng hóa. Cũng như Công ước Paris, Điều 3bis của Hiệp định
Madrid đưa ra các chế tài cho hành vi sử dụng chỉ dẫn có thể đánh lừa công chúng về
xuất xứ của hàng hóa. Điều này yêu cầu các nước thành viên phải thiết lập các quy
phạm cấm việc sử dụng chỉ dẫn có khả năng đánh lừa công chúng về xuất xứ của hàng
hóa trong khi chào hàng, bán hàng hoặc trưng bày bất cứ loại hàng hóa nào. Đây là
quy định chặt chẽ hơn nhiều so với quy định tại Công ước Paris, chủ yếu trao quyền
cho chủ thể và quốc gia thành viên được tự định đoạt về chế tài.
Như vậy, hiệp định này là một bước tiến mới của pháp luật quốc tế về CDĐL,
Hiệp định có những quy định mở rộng và tiến bộ hơn so với Công ước Paris rất nhiều.
Tuy nhiên, dù mở rộng phạm vi quy định, song Hiệp định Madrid vẫn chưa xây dựng
được khái niệm hoàn chỉnh về chỉ dẫn nguồn gốc.
• Hiệp định Lisbon về bảo hộ tên gọi xuất xứ và đăng kí tên gọi xuất xứ (1958).
Hiệp định Lisbon về bảo hộ TGXX và đăng ký TGXX ra đời nhằm mục đích nâng
cao sự bảo hộ các CDĐL trong khuôn khổ Công ước Paris và Hiệp định Madrid. Điều
3 Hiệp định Lisbon quy định về việc ngăn cấm “không chỉ áp dụng đối với những
TGXX gây nhầm lẫn mà còn áp dụng cho bất kỳ sự bắt chước hay mô phỏng một
TGXX nào, kể cả trường hợp có nêu chỉ dẫn về xuất xứ thật hoặc những TGXX hàng
hóa được sử dụng dưới dạng dịch hoặc được sử dụng kết hợp với các từ như loại,
kiểu, dạng, phỏng theo hoặc tương tự như vậy”. Qua quy định trên có thể thấy, phạm
vi bảo hộ đối với TGXX hàng hóa theo Hiệp định Lisbon rộng hơn so với phạm vi bảo
hộ chỉ dẫn nguồn gốc theo Công ước Paris và Hiệp định Madrid.
12
Đúng với tên gọi của mình, Hiệp định Lisbon là hiệp định đầu tiên quy định về thủ
tục đăng ký bảo hộ TGXX ở phạm vi quốc tế. Theo đánh giá của tác giả, mức độ bảo
hộ Hiệp định Lisbon đưa ra tương đối chặt chẽ, thủ tục đăng ký bảo hộ hợp lý và có
thể là hình mẫu để các quốc gia học tập và quy định trong pháp luật của mình. Tuy

nhiên, với số lượng thành viên ít ỏi tham gia (26 thành viên tính đến năm 2008
[51;tr.1]), thì những nội dung quy định tại Hiệp định Lisbon cũng không có được ý
nghĩa thực sự to lớn trong việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý ở phạm vi quốc tế.
• Hiệp định TRIPs - Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của
quyền sở hữu trí tuệ (1994).
Nằm trong khuôn khổ WTO, Hiệp định TRIPs đã được ký kết tại vòng đàm
phán Urugoay về thuế quan và thương mại của GATT. Do nằm trong khuôn khổ
WTO, nên Hiệp định TRIPs thu hút tất cả các nước thành viên WTO tham gia.
Hiệp định TRIPs là hiệp định quan trọng nhất trong số tất cả các điều ước quốc
tế đa phương quy định về SHTT nói chung và CDĐL nói riêng. Hiệp định này đưa ra
được một khái niệm cụ thể, thống nhất về CDĐL, và hoàn thiện một hành lang pháp lý
có hiệu quả trong việc bảo hộ CDĐL. Các quy định về bảo hộ CDĐL của Hiệp định
TRIPs được quy định tại Mục 3 Phần II, cụ thể tại các Điều 22,23,24. Thuật ngữ
CDĐL lần đầu tiên được quy định tại khoản 1 Điều 22 Hiệp định TRIPs như sau:
“CDĐL là những chỉ dẫn về hàng hoá bắt nguồn từ lãnh thổ của một Thành
viên hoặc từ khu vực hay địa phương thuộc lãnh thổ đó, có chất lượng, uy tín hoặc đặc
tính nhất định chủ yếu do xuất xứ địa lý quyết định”.
Ngoài ra, các quy định về thực thi quyền SHTT được quy định tại phần III của
Hiệp định TRIPs được áp dụng đối với tất cả các đối tượng của SHTT, trong đó có
CDĐL. Với các quy định trên, Hiệp định TRIPs đã tạo ra cơ sở pháp lý thống nhất trong
việc bảo hộ quyền SHTT nói chung và bảo hộ CDĐL nói riêng trên phạm vi toàn thế giới.
Qua quá trình nghiên cứu Chỉ dẫn địa lý, có thể khái quát:
Một chỉ dẫn địa lý chỉ dẫn một hàng hoá có xuất xứ từ lãnh thổ hay một khu
vực có chất lượng, uy tín hoặc đặc tính nhất định chủ yếu do xuất xứ địa lý quyết định
và/hoặc yếu tố con người hay tự nhiên tạo nên” [40;tr.5].
Trong nhiều trường hợp, các CDĐL được sử dụng chính thức và được chấp nhận
trong thương mại hay trong các hồ sơ pháp lý, tuy nhiên trong một số trường hợp đặc
biệt, các chỉ dẫn lại không được bảo hộ chính thức và được công nhận thông qua quá
trình sử dụng thường xuyên. Một số chỉ dẫn được bảo hộ ở nước này nhưng lại không
được công nhận ở nước khác, ví dụ như sản phẩm Champagne, được bảo hộ tại Liên

minh Châu Âu nhưng lại không được bảo hộ tại Hoa Kỳ hay Việt Nam do đã trở thành
tên gọi chung của một loại rượu. Như vậy, quan điểm của pháp luật quốc gia đối với
13
việc bảo hộ một sản phẩm là CDĐL tại các quốc gia khác nhau là khác nhau, phụ thuộc
rất nhiều vào tập quán thương mại của dân cư trong quốc gia đó.
1.1.1.2. Theo Pháp luật Việt Nam
Luật SHTT Việt Nam mới xuất hiện từ khoảng năm 1982, và đến năm 1989 mới
bắt đầu xuất hiện khái niệm Tên gọi xuất xứ hàng hoá. Tuy nhiên, để đáp ứng được nhu
cầu đòi hỏi của một xã hội phát triển nhanh chóng, Luật SHTT Việt Nam năm 2005 đã
có những quy định đầu tiên về CDĐL. Tiếp theo đó, Luật SHTT Việt Nam sửa đổi bổ
sung năm 2009 định nghĩa Chỉ dẫn địa lý tại khoản 22 Điều 4 như sau:
“Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa
phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể”
Như vậy, chỉ dẫn địa lý là “dấu hiệu” để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực,
địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể. Dấu hiệu này có thể là tên riêng, logo,
biểu tượng hay bất kỳ hình thức thể hiện nào khác, miễn là chỉ đến một sản phẩm có
nguồn gốc từ một khu vực nhất định. CDĐL giúp cho người tiêu dùng biết được hàng
hoá đó đến từ khu vực nào với những nét đặc thù riêng của khu vực đó như thế nào
trong quá trình lựa chọn sản phẩm.
Pháp luật SHTT Việt Nam quy định việc sản phẩm mang CDĐL phải có được
danh tiếng, chất lượng, hoặc đặc tính chủ yếu do điều kiện địa lý của khu vực mà
CDĐL đó chỉ dẫn đến quyết định. Quy định này nhấn mạnh thêm một lần nữa tính
chất căn bản của CDĐL, đó là phải gắn với một khu vực, địa phương cụ thể, hay nói
cách khác tên gọi, biểu tượng hình ảnh đó phải có thực, và chỉ thuộc về và chỉ dẫn về
địa phương đó mà thôi.
Điều 758 Bộ luật dân sự 2005 về Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài quy định:
“Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự có ít nhất một trong
các bên tham gia là cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở
nước ngoài hoặc là các quan hệ dân sự giữa các bên tham gia là công dân, tổ chức Việt
Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước

ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài”
Theo quy định trên, có thể định nghĩa chỉ dẫn địa lý có yếu tố nước ngoài như sau:
Chỉ dẫn địa lý có yếu tố nước ngoài là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có
nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể không nằm
trong lãnh thổ Việt Nam, có chủ thể đăng ký chỉ dẫn địa lý là cơ quan, tổ chức
nước ngoài, và các dấu hiệu được nhắc đến ở trên đã được công nhận tại quốc gia
14
xuất xứ; hoặc có nguồn gốc từ lãnh thổ Việt Nam nhưng căn cứ bảo hộ chỉ dẫn địa
lý được xác lập ở nước ngoài.
Như vậy, yếu tố nước ngoài đối với chỉ dẫn địa lý thể hiện ở hai khía cạnh:
- Thứ nhất, CDĐL có nguồn gốc từ nước ngoài, được chủ thể có quyền đăng
ký là cơ quan, tổ chức nước ngoài tiến hành đăng ký tại Việt Nam. Nghị định số
103/2006/ NĐ- CP ngày 22 /09/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành một số điều của luật Sở hữu trí tuệ về Sở hữu công nghiệp quy định:
“Điều 8. Quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý của nước ngoài
Cá nhân, tổ chức nước ngoài là chủ thể quyền đối với chỉ dẫn địa lý theo quy
định pháp luật của nước xuất xứ có quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý đó tại Việt Nam.”
Như vậy, cá nhân, tổ chức nước ngoài tiến hành đăng ký CDĐL có nguồn gốc
nước ngoài tại Việt Nam phải là cá nhân, tổ chức có quyền quản lí, sử dụng, có thể là
quyền sở hữu đối với CDĐL đó theo quy định của pháp luật nước xuất xứ.
Ví dụ: Uỷ ban chè Ấn Độ là cơ quan có quyền quản lý chỉ dẫn địa lý Chè
Darjeeling [40;tr.202]. Như vậy, duy nhất Uỷ ban Chè Ấn Độ là cơ quan có quyền
đăng ký CDĐL Chè Darjeeling tại Việt Nam.
- Thứ hai, CDĐL có nguồn gốc từ lãnh thổ Việt Nam nhưng được cá nhân, tổ
chức Việt Nam tiến hành đăng ký bảo hộ tại nước ngoài.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay, CDĐL là tài sản quốc gia, do
nhà nước quản lí. Nhà nước trao quyền sử dụng CDĐL cho tổ chức, cá nhân tiến hành
việc sản xuất sản phẩm mang CDĐL tại địa phương tương ứng và đưa sản phẩm đó ra
thị trường. Như vậy, khi tiến hành đăng ký CDĐL Việt Nam tại nước ngoài, Nhà nước
thành lập đề án và giao cho các Bộ, các Cục có thẩm quyền thực hiện, hoặc giao cho

các hội, hiệp hội đang trực tiếp sử dụng chỉ dẫn địa lý thực hiện, nếu các hội, hiệp hội
này có đủ khả năng.
Ví dụ: Năm 2009, Hiệp hội Nước mắm Phú Quốc (Kiên Giang) nộp hồ sơ đăng
ký tên gọi xuất xứ “Nước mắm Phú Quốc” tại Liên minh Châu Âu EU và được nhận
Quyết định bảo hộ vào năm 2012 [19;tr.18].
Các quy định pháp luật hiện hành đánh dấu một bước phát triển mới trong quá
trình phát triển của pháp luật về đăng ký, quản lý, sử dụng CDĐL. Sự ra đời của Luật
sở hữu trí tuệ 2005 và đã được sửa đổi bổ sung năm 2009 không những đảm bảo đáp
ứng được các mục tiêu và đòi hỏi khắt khe của quá trình hội nhập mà còn tiến tới khắc
phục những bất cập hiện đang tồn tại và đưa hệ thống quy phạm pháp luật về SHTT
nói chung và CDĐL nói riêng của nước ta tiến gần hơn với hệ thống của các nước phát
triển trên thế giới.
15
1.1.2. Đặc điểm của chỉ dẫn địa lý có yếu tố nước ngoài
- Thứ nhất, CDĐL là những dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm bắt nguồn từ
khu vực hay địa phương thuộc lãnh thổ đó.
Như vậy, chỉ dẫn địa lý chính là những chỉ dẫn về nguồn gốc của hàng hóa, chỉ
ra nguồn gốc của hàng hóa đó để người tiêu dùng sản phẩm biết được. Tuy nhiên,
những chỉ dẫn, dấu hiệu đó phải gắn với một khu vực, địa phương cụ thể, hay nói cách
khác tên gọi, biểu tượng hình ảnh đó phải có thực và chỉ thuộc về khu vực địa phương
đó mà thôi. Khu vực địa lý đó có thể là một đơn vị hành chính quốc gia, khu vực địa lý
thuộc một hay nhiều đơn vị hành chính hoặc toàn bộ lãnh thổ quốc gia.
- Thứ hai, hàng hóa mang CDĐL phải có nguồn gốc từ vùng địa lý được
chỉ dẫn tới. Đây là điều kiện bắt buộc đối với một CDĐL. Hàng hoá mang CDĐL
phải được sản xuất hoặc chế biến tại một khu vực địa lý, nơi mà CDĐL chỉ dẫn tới.
- Thứ ba, hàng hóa mang chỉ dẫn địa lý phải có chất lượng, uy tín hoặc đặc
tính nhất định chủ yếu do xuất xứ địa lý quyết định.
Đây chính là đặc điểm chủ yếu để định hình rõ ràng về một CDĐL. Để được
xác định là một CDĐL, điều kiện về chất lượng, uy tín… là điều kiện quan trọng nhất.
Chất lượng, uy tín này còn phải chủ yếu do xuất xứ địa lý quyết định, nghĩa là, nếu sản

phẩm có nguồn gốc từ bất kỳ vùng địa lý nào khác, sản phẩm đó không thể có được
chất lượng và uy tín tương đương với các sản phẩm mang CDĐL này. Nói cách khác,
phải tồn tại mối quan hệ phụ thuộc giữa chất lượng đặc thù, danh tiếng của hàng hoá
với môi trường địa lý được chỉ rõ trong CDĐL đó. Đây là một yêu cầu nhằm phân biệt
CDĐL và nhãn hiệu. Nếu như nhãn hiệu là dấu hiệu để phân biệt hàng hóa/dịch vụ của
các cơ sở sản xuất kinh doanh khác nhau, và việc sử dụng các dấu hiệu này không có ý
nghĩa đảm bảo rằng sản phẩm mang nhãn hiệu phải có một chất lượng nhất định, thì
đối với CDĐL, việc sử dụng các dấu hiệu này ngoài mục đích chỉ dẫn về nguồn gốc
hàng hóa còn là sự đảm bảo rằng sản phẩm mang CDĐL có chất lượng, uy tín, đặc
tính nào đó, mà các sản phẩm không mang CDĐL này không có được.
Chỉ dẫn địa lý có những điểm tương đồng và dễ gây nhầm lẫn với với chỉ dẫn
nguồn gốc và tên gọi xuất xứ hàng hoá, vì vậy, về phương diện học thuật, tác giả cho
rằng cần phải nghiên cứu kỹ và có sự phân biệt rõ ràng ba khái niệm trên để tránh sự
nhầm lẫn không đáng có trong việc nghiên cứu cũng như phát triển CDĐL trong khoa
học pháp lý.
1.1.3. Phân biệt Chỉ dẫn địa lý, chỉ dẫn nguồn gốc và Tên gọi xuất xứ hàng hoá
Trong hệ thống pháp luật quốc tế tồn tại tới ba khái niệm: CDĐL
(geoographical indication), chỉ dẫn nguồn gốc (indication of source) và TGXXHH
16
(appellation of origin). Theo quy định của các Điều ước quốc tế, có thể phân biệt ba
khái niệm trên như sau:
1.1.3.1. Phân biệt CDĐL với chỉ dẫn nguồn gốc
Điều 10 khoản 1 Công ước Paris đã có những quy định đầu tiên về chỉ dẫn
nguồn gốc. Kế thừa những quy định này, Hiệp định Madrid đã quy định rõ: “Bất kỳ
sản phẩm nào mang chỉ dẫn sai lệch hoặc lừa dối mà qua đó một trong số các quốc gia
thành viên của Thỏa ước Madrid hoặc một địa điểm tại nước đó được chỉ dẫn trực tiếp
hoặc gián tiếp là nước hoặc địa điểm xuất xứ thì hàng nhập khẩu vào bất kỳ quốc gia
thành viên nào của Thỏa ước Madrid đều bị tịch thu”.
Như vậy, với khái niệm trên, có thể hiểu Chỉ dẫn nguồn gốc là bất kỳ sự diễn
đạt được sử dụng để chỉ dẫn về nguồn gốc của sản phẩm từ một quốc gia hoặc một

vùng lãnh thổ của một quốc gia nơi hàng hóa đó có nguồn gốc xuất xứ. Sự diễn đạt đó
có thể là từ ngữ, tên gọi, biểu tượng, hình ảnh…
Một chỉ dẫn nguồn gốc thuần túy chỉ chỉ ra nguồn gốc địa lý của hàng hóa, nơi
hàng hóa đó được sản xuất ra, mà không hề có bất kỳ đảm bảo nào đối với các chỉ tiêu
chất lượng cũng như uy tín của hàng hóa đó. Và hàng hóa đó không cần có sự liên
quan bất kỳ nào về mặt chất lượng với vùng địa lý sản xuất ra hàng hóa được nêu
cùng. Đây là điểm phân biệt chỉ dẫn nguồn gốc với CDĐL. Hàng hóa mang chỉ dẫn
địa lý phải được xác định về chất lượng cũng như uy tín mà hàng hóa đó có được,
cũng như sự liên hệ chặt chẽ giữa chất lượng và nguồn gốc của hàng hóa đó.
1.1.3.2. Phân biệt Chỉ dẫn địa lý và TGXXHH
Thuật ngữ “tên gọi xuất xứ” cũng được nhắc đến lần đầu tiên trong Công ước
Paris 1883, song đến khi Hiệp định Lisbon về bảo hộ TGXX và đăng ký quốc tế
TGXX 1958, khái niệm này mới được hoàn thiện:
Khoản 1 Điều 2 Hiệp định Lisbon quy định: “TGXX là tên địa lý của nước, khu
vực hoặc vùng lãnh thổ, dùng để chỉ dẫn cho một sản phẩm bắt nguồn từ khu vực đó,
có chất lượng hoặc những tính chất đặc thù, riêng biệt xuất phát từ môi trường địa lý,
bao gồm yếu tố tự nhiên và con người”.
Xuất phát từ khái niệm trên, có thể thấy CDĐL và TGXX có một số điểm khác
biệt như sau:
- Thứ nhất, Hiệp định TRIPs chỉ nêu ra CDĐL là những chỉ dẫn, mà không nêu
rõ đó là những dấu hiệu nào, nên có thể hiểu tất cả những dấu hiệu (tên gọi địa danh,
hình ảnh, biểu tượng…) có thể gợi nhắc đến mối quan hệ giữa hàng hóa mang CDĐL
và CDĐL đó là chỉ dẫn địa lý. TGXX chỉ đích danh “tên địa lý của nước, khu vực
hoặc vùng lãnh thổ”, như vậy, TGXX phải là một tên gọi được sử dụng chính thức trên
bản đồ địa lý để chỉ một khu vực địa lý.
17
- Thứ hai, sự khác nhau cơ bản giữa CDĐL và TGXX chính là mối liên hệ giữa
chất lượng, tính đặc thù của sản phẩm với môi trường địa lý, khu vực địa lý [23;tr.18].
Nếu CDĐL chỉ yêu cầu chất lượng của sản phẩm “chủ yếu do xuất xứ địa lý quyết
định”, thì TGXX yêu cầu với một mức độ cao hơn, chặt chẽ hơn, đó là chất lượng của

sản phẩm phải “xuất phát từ môi trường địa lý”. Rõ ràng, yêu cầu của TGXX đối với
mối liên kết sản phẩm- vùng địa lý chặt chẽ và cao hơn một bậc so với yêu cầu của
CDĐL- cũng đối với liên kết trên. Do vậy, TGXX thường là các đặc sản thuộc loại
không thể có ở các vùng khác, và sản phẩm được bắt nguồn từ những điều kiện tự
nhiên (thành phần của đất, nước, khí hậu…) và yếu tố con người (kinh nghiệm sản
xuất, bí mật gia truyền…).
1.1.4. Ý nghĩa của việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý có yếu tố nước ngoài
Nếu ở Việt Nam có nước mắm Phú Quốc, cà phê Buôn Ma Thuột, chè Tân
Cương thì khi nhắc đến những cái tên như Champagne, Cognac, Havana, Porto chúng
ta sẽ liên tưởng đến những những sản phẩm có chất lượng cao trên thế giới. Những cái
tên được nêu ở trên rõ ràng mang một giá trị vô hình vượt ra khỏi ranh giới địa lý chật
hẹp của nó. Những sản phẩm được bảo hộ CDĐL thường được biết đến như những
thương hiệu nổi tiếng và giá trị kinh tế mà nó mang lại bao giờ cũng cao hơn những
sản phẩm cùng loại thông thường. Một ví dụ điển hình là gà Gresse, đã được bảo hộ
CDĐL tại Pháp được bán với giá đắt gấp 5 lần so với những con gà bình thường
nhưng lượng khách hàng tìm đến với sản phẩm này luôn không ngừng tăng lên. Do đó,
bảo hộ CDĐL mang các ý nghĩa quan trọng đó là:
- Thứ nhất, bảo hộ CDĐL có vai trò to lớn trong việc phát triển sản xuất đặc
sản, những sản phẩm đặc biệt riêng có tại vùng địa lý đó mà không nơi nào có được.
Bởi khi đăng ký CDĐL, chủ thể đăng ký CDĐL phải xây dựng một chương trình sản
xuất, quản lý, sử dụng, phát triển CDĐL quy mô, bài bản. Hơn nữa, khi đăng ký
CDĐL, việc sản xuất kinh doanh sản phẩm tại vùng mang CDĐL đó được sự hỗ trợ,
quan tâm về mọi mặt của nhà nước (hỗ trợ sản xuất, xúc tiến thương mại, phát triển
thương hiệu…). Mặt khác, bảo hộ CDĐL cũng chính là phát triển giá trị tài sản quốc
gia, bởi CDĐL là tài sản quốc gia, thuộc quyền quản lý của nhà nước.
- Thứ hai, song song với việc phát triển sản xuất đặc sản, bảo hộ CDĐL còn
nhằm phát triển ngành, nghề truyền thống, phát triển nông nghiệp, nông thôn, bởi sản
phẩm mang CDĐL xuất phát từ vùng địa lý nhất định, sản phẩm mang CDĐL cũng
thường là nông sản. Khi nông nghiệp nông thôn đã phát triển, nông dân sống được với
sản phẩm mang CDĐL, thì bảo hộ CDĐL cũng góp phần hạn chế một lượng lớn dân

18
cư di cư tự do về thành thị để tìm kiếm công ăn việc làm. Đây là một chuyển biến lớn,
nhằm đảm bảo an sinh xã hội cho nhân dân cả nước.
- Thứ ba, bảo hộ CDĐL còn nhằm gìn giữ và khẳng định bản sắc dân tộc. Làm
nên Văn hóa dân tộc chính là đất nước, con người, là những đặc sản dân tộc. Vì vậy,
bảo hộ CDĐL chính là phục vụ cho tiêu chí “Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ
ngày càng cao trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng” và “giữ gìn nền
văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc” của Đảng và nhà nước trong xu hướng toàn cầu hóa
mạnh mẽ đang diễn ra trên toàn thế giới.
- Thứ tư, bảo hộ quyền SHCN đối với CDĐL dưới góc độ pháp lý xác định
khuôn khổ pháp luật cho hoạt động bảo hộ CDĐL dưới góc độ thương mại. Nói cách
khác, hoạt động bảo hộ CDĐL dưới góc độ thương mại thay đổi và vận động trong
khuôn khổ pháp lý về bảo hộ CDĐL. Các quy định pháp luật về bảo hộ CDĐL xác
định các chuẩn mực để tiến hành hoạt động khai thác thương mại đối với chỉ dẫn địa
lý. Bảo hộ CDĐL sẽ trao cho chủ thể quyền được ngăn cấm những người không có
thẩm quyền sử dụng CDĐL, hoặc đối với những sản phẩm không có nguồn gốc từ khu
vực địa lý đã nêu, hoặc loại trừ những mặt hàng thuộc cùng một khu vực địa lý nhưng
sản phẩm không đáp ứng được yêu cầu về chất lượng. Như vây vô hình trung, bảo hộ
CDĐL cũng chính là bảo vệ sự thật, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng như bảo vệ
quyền lợi người sản xuất, kinh doanh.
1.2. Bảo hộ Chỉ dẫn địa lý có yếu tố nước ngoài.
1.2.1. Bảo hộ chỉ dẫn địa lý theo Pháp luật của một số quốc gia trên thế giới
Bảo hộ chỉ dẫn địa lý hiện nay là một vấn đề được quan tâm trên toàn thế giới.
Tuy nhiên, mỗi quốc gia sở hữu các CDĐL lại lựa chọn các biện pháp pháp lý riêng để
bảo hộ các CDĐL này sao cho phù hợp và đạt hiệu quả nhất đối với điều kiện kinh tế-
xã hội của mỗi nước. Hiện nay, việc bảo hộ CDĐL tại các quốc gia trên thế giới chủ
yếu được xác định bởi hai biện pháp pháp lý đó là: NHÃN HIỆU và HỆ THỐNG
RIÊNG HỮU HIỆU.
Tác giả xin nói rõ thêm, thuật ngữ “NHÃN HIỆU” được đề cập ở trên được
hiểu theo nghĩa rộng, tức là: nhãn hiệu chứng nhận, tên gọi xuất xứ, nhãn hiệu thành

viên tập thể, nhãn hiệu.
Tương tự như vậy, thuật ngữ “HỆ THỐNG RIÊNG HỮU HIỆU” là một thuật
ngữ chung nhất, có thể được hiểu là: một hệ thống riêng quy định chính thức các
nguyên tắc hành chính, đăng ký chỉ dẫn địa lý.
Ngoài ra, việc bảo hộ CĐDL còn đi theo một con đường thứ ba, đó là theo các
luật về cạnh tranh không lành mạnh, pháp luật về ghi nhãn và bảo vệ người tiêu dùng.
19
1.2.1.1. Bảo hộ CDĐL theo Hệ thống pháp luật Châu Âu.
Trong nhiều năm qua, Liên minh Châu Âu đã đóng vai trò hàng đầu trong việc
phát triển, công nhận và bảo hộ các CDĐL. Các văn bản bảo hộ được ban hành bởi Uỷ
ban Châu Âu, nơi mà hệ thống chung đã thay thế phần lớn các hệ thống của mỗi quốc
gia trong EU. Tuy nhiên đối với rượu vang và rượu mạnh, nhiều hệ thống quốc gia vẫn
hoạt động song song với hệ thống riêng biệt của EU [37;tr.13].
Năm 1992, EU đã xây dựng một hệ thống khác biệt nhằm bảo hộ các đối tượng
liên quan đến tên gọi và xuất xứ, và hệ thống này đã được sửa đổi bổ sung vào tháng 3
năm 2006. Ngoài ra, EU còn bảo hộ cho việc đăng ký hiệp định Lisbon ở 7 nước thành
viên. Sự phát triển của các CDĐL đã trở thành một phần trong chính sách nông nghiệp
của EU. Đây chính là đường lối bảo hộ CDĐL của EU, công nhận về chất lượng
truyền thống và tri thức văn hoá trong các vùng địa lý cụ thể.
Hệ thống của EU hiện hành dựa vào hai loại bảo hộ chính: Tên gọi xuất xứ
(PDO) và Chỉ dẫn địa lý (PGI). Tuy nhiên, như đã nói ở trên, việc tồn tại song song các
hệ thống quốc gia với hệ thống riêng hữu hiệu của EU nảy sinh một số bất đồng về thuật
ngữ ở các nước khác nhau (xem bảng 1, 2, phụ lục 1). Các thuật ngữ này có thể được bắt
gặp trong quá trình nghiên cứu tài liệu và gây ra những nhầm lẫn về mặt pháp lý.
1.2.1.2. Bảo hộ CDĐL theo Hệ thống pháp luật Anh- Mỹ.
Với truyền thống pháp lý và lý thuyết kinh tế chi phối, hệ thống luật Anh- Mỹ
bảo hộ CDĐL thông qua một hệ thống tư nhân về các quyền (ví dụ như các quyền
nhãn hiệu, nhãn hiệu thương mại và nhãn hiệu chứng nhận). Hệ thống này có xu
hướng hướng đến quyền sở hữu độc quyền về tài sản, thương hiệu và các dấu hiệu
khác [41;tr 21]. Ưu điểm của cách tiếp cận này chính là việc các chỉ dẫn địa lý được tư

nhân quản lí do vậy chủ sở hữu CDĐL không phải chờ đợi để chính phủ giải quyết
việc sử dụng chúng không hợp pháp mà có thể có hành động pháp lý tự vệ ngay lập
tức chống lại sự xâm phạm. Tuy nhiên, chủ sở hữu phải có trách nhiệm tự chi trả chi
phí để có hành động pháp lý bảo hộ CDĐL.
1.2.1.3. Bảo hộ CDĐL theo Hệ thống pháp luật Trung Quốc.
Pháp luật Trung Quốc là sự kết hợp giữa hai hệ thống pháp luật Châu Âu và
Anh Mỹ, vừa có sự bảo hộ thông qua một hệ thống tư nhân về các quyền, tức là bảo hộ
theo hệ thống nhãn hiệu, vừa có sự bảo hộ bằng một hệ thống riêng hữu hiệu, mà theo
pháp luật Trung Quốc quy định đó là hệ thống “ghi nhãn đặc biệt”.
1.2.2. Bảo hộ chỉ dẫn địa lý theo pháp luật Việt Nam.
Học tập triết lí và cách tiếp cận bảo hộ chỉ dẫn địa lý của Châu Âu- khu vực dẫn
đầu trên thế giới về hiệu quả bảo hộ CDĐL, hiện tại Việt Nam áp dụng một hệ thống
riêng hữu hiệu cho việc đăng ký, quản lý và sử dụng CDĐL. Lựa chọn này là hướng đi
20
phù hợp với Việt Nam, khi chúng ta là quốc gia có diện tích nhỏ, do vậy số lượng
CDĐL hiện tại và tiềm năng là không quá nhiều so với thế giới. Đồng thời, việc bảo
hộ theo hệ thống riêng hữu hiệu là phù hợp với mục tiêu của Đảng và Nhà nước đưa
ra, đó là coi CDĐL là tài sản quốc gia, không phải là tài sản trí tuệ tư hữu. Qua việc
coi CDĐL là tài sản quốc gia, Nhà nước khuyến khích được việc giữ gìn các yếu tố
của quá trình sản xuất truyền thống, cũng như đưa tới cho người nông dân- những
người trực tiếp sản xuất ra sản phẩm mang CDĐL, những lợi ích nhất định. Nếu
CDĐL được bảo hộ theo con đường của Hoa Kỳ, những lợi ích này sẽ chủ yếu thuộc
về các tập đoàn tư bản.
1.3. Các nguồn luật điều chỉnh bảo hộ chỉ dẫn địa lý
1.3.1. Các điều ước quốc tế về bảo hộ CDĐL
Việc bảo hộ chỉ dẫn nguồn gốc địa lý được đưa ra đàm phán quốc tế và được ghi
nhận trong các điều ước quốc tế đa phương đã có từ khoảng hơn 100 năm trở lại đây.
Việc quy định CDĐL trong các điều ước đa phương quan trọng đã cho thấy vị trí cũng
như vai trò quan trọng của CDĐL trong đời sống kinh tế xã hội của các quốc gia. Các
quy định liên quan đến việc bảo hộ CDĐL đã được thể hiện trong bốn điều ước quốc tế

quan trọng, đó là: Công ước Paris về Bảo hộ quyền SHCN (1883); Hiệp định Madrid về
việc Chống các chỉ dẫn sai lệch hoặc nhầm lẫn về nguồn gốc (1891); Hiệp định Lisbon
về Bảo hộ TGXX và đăng ký quốc tế TGXX (1958) và Hiệp định về các khía cạnh liên
quan đến thương mại của quyền SHTT (TRIPs) (1994).
• Công ước Paris về bảo hộ quyền SHCN: Đây là công ước quốc tế đầu tiên đề cập
đến việc bảo hộ quyền SHCN nói chung và các chỉ dẫn về nguồn gốc địa lý nói riêng.
Công ước Paris quy định việc bảo hộ các Chỉ dẫn nguồn gốc và TGXX hàng hóa như
là đối tượng của quyền SHCN. Những quy định của Công ước Paris đã tạo nền tảng
cho việc bảo hộ chống lại các chỉ dẫn gây nhầm lẫn, sai trái hoặc giả mạo. Tuy nhiên,
do đây là Công ước đa phương đầu tiên quy định về bảo hộ các chỉ dẫn nguồn gốc nên
Công ước Paris vẫn còn một số hạn chế nhất định như: chưa đưa ra được các khái
niệm hay tiêu chí bảo hộ chỉ dẫn địa lý; mức độ bảo hộ được quy định trong Công ước
chưa đủ mạnh để ngăn chặn việc sử dụng bất hợp pháp các chỉ dẫn nguồn gốc địa lý
mà chỉ dừng lại ở việc ngăn cản việc sử dụng các chỉ dẫn nguồn gốc sai lệch về xuất
xứ địa lý.
• Hiệp định Madrid (1891): Những quy định liên quan đến bảo hộ các chỉ dẫn nguồn
gốc địa lý trong Công ước Paris chưa làm thỏa mãn yêu cầu của nhiều quốc gia thành
viên. Do đó, những quốc gia quan tâm đến việc bảo hộ các Chỉ dẫn nguồn gốc đã
thành lập một liên minh đặc biệt mà kết quả là sự ra đời của Hiệp định Madrid. Mặc
dù cũng chưa đưa ra được khái niệm hoàn chỉnh về chỉ dẫn nguồn gốc, nhưng Điều 1.1
21
của Hiệp định đã quy định những dấu hiệu cơ bản của chỉ dẫn nguồn gốc. Ngoài ra, so
với Công ước Paris, Hiệp định Madrid quy định việc bảo hộ không chỉ chống lại các
chỉ dẫn sai lệch về nguồn gốc mà còn chống lại các chỉ dẫn mặc dù không sai lệch về
nguồn gốc nhưng lừa dối hoặc gây nhầm lẫn cho công chúng về hàng hóa. Các quy
định về bảo hộ chỉ dẫn nguồn gốc địa lý trong Hiệp định Madrid được mở rộng hơn và
tiến bộ hơn so với Công ước Paris. Song, do hạn chế về số lượng quốc gia thành viên
tham gia ký kết nên Hiệp định này đã không có ý nghĩa thực sự to lớn trong việc bảo
hộ CDĐL ở phạm vi quốc tế.
• Hiệp định Lisbon (1958): Hiệp định Lisbon về bảo hộ các TGXX và đăng ký quốc tế

các TGXX ra đời nhằm mục đích nâng cao sự bảo hộ các CDĐL trong khuôn khổ
Công ước Paris và Hiệp định Madrid. Nguyên tắc bảo hộ chính của Hiệp định Lisbon
là: những TGXX của các nước thành viên Hiệp định sẽ được bảo hộ như ở nước xuất
xứ và được đăng ký quốc tế tại Văn phòng đăng ký của Tổ chức SHTT thế giới
(WIPO). TGXX phải đáp ứng điều kiện về sự công nhận và bảo hộ ở quốc gia xuất xứ
và điều kiện về việc đăng ký tại Văn phòng quốc tế của WIPO. Phạm vi bảo hộ đối với
các TGXX hàng hóa đăng ký quốc tế theo Hiệp định Lisbon rộng hơn so với phạm vi
bảo hộ các Chỉ dẫn nguồn gốc theo Công ước Paris và Hiệp định Madrid. So với
Công ước Paris và Hiệp định Madrid, Hiệp định Lisbon đã khắc phục được một phần
điểm yếu của các điều ước này khi quy định phạm vi bảo hộ rộng, cụ thể, rõ ràng hơn
cho các nguồn gốc địa lý. Ngoài ra, Hiệp định Lisbon còn quy định lần đầu tiên về thủ
tục bảo hộ TGXX ở phạm vi quốc tế, mức độ bảo hộ khá thỏa đáng, không chỉ ngăn
chặn việc sử dụng những TGXX gây nhầm lẫn mà còn ngăn cấm tất cả việc sử dụng
TGXX dưới dạng dịch, mô phỏng, tương tự…cho những sản phẩm không có nguồn
gốc từ khu vực địa lý đó.
• Hiệp định TRIPs (1994): Theo yêu cầu của các nước thành viên của Tổ chức thương
mại thế giới (WTO), một điều ước quốc tế riêng để điều chỉnh quan hệ về SHTT với
các quy định chặt chẽ hơn trong việc bảo hộ và thực thi quyền SHTT- Hiệp định
TRIPs- Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền SHTT đã
được ký kết tại vòng đàm phán Urugoay về thuế quan và thương mại của GATT. Hiệp
định TRIPs bắt đầu có hiệu lực từ 01/01/1995 đối với tất cả các nước thành viên của
GATT (nay là WTO).
Khác với các điều ước quốc tế đa phương trước đây về SHTT, mục đích chính của
Hiệp định TRIPs là quy định các tiêu chuẩn, những biện pháp và những thủ tục tối
thiểu mà các nước thành viên của Hiệp định phải có nghĩa vụ tuân thủ nhằm thiết lập
22
một khung pháp lý thống nhất có hiệu quả trong việc bảo hộ toàn diện quyền SHTT,
trong đó bao gồm cả CDĐL. Cụ thể, các quy định về bảo hộ CDĐL được qui định rõ
tại Mục 3 Phần II của Hiệp định TRIPs (tại các Điều 22, 23, 24). Ngoài ra, các quy
định về thực thi quyền SHTT được quy định tại phần III của Hiệp định được áp dụng

đối với tất cả các đối tượng của SHTT (bao gồm cả CDĐL). Với những quy định trên,
Hiệp định TRIPs đã tạo ra cơ sở pháp lý thống nhất trong việc bảo hộ CDĐL trên
phạm vi toàn thế giới.
1.3.2. Quy định của một số quốc gia về bảo hộ Chỉ dẫn địa lý
Mỗi quốc gia có một phương thức bảo hộ CDĐL khác nhau:
- Thứ nhất, đối với Liên minh Châu Âu EU, nguồn luật chính điều chỉnh bảo hộ
CDĐL là:
Quy định số 2081/92 của EC ngày 14/7/1992 năm 1992 về bảo hộ tên gọi xuất xứ
và chỉ dẫn địa lý.
Quy định số 501/2006 của EC ngày 20/3/2006 thay thế quy định số 2081/92 về
bảo hộ tên gọi xuất xứ và chỉ dẫn địa lý.
- Thứ hai, đối với Hoa Kỳ, nguồn luật chính điều chỉnh bảo hộ Chỉ dẫn địa lý đó là
Luật thương mại Hoa Kỳ và các án lệ có liên quan.
- Thứ ba, đối với Trung Quốc, nguồn luật chính điều chỉnh bảo hộ Chỉ dẫn địa lý là Luật
nhãn hiệu Trung Quốc và Các Quy định về bảo hộ các sản phẩm có CDĐL của Trung Quốc.
1.3.3. Pháp luật Việt Nam về bảo hộ CDĐL
 Giai đoạn trước năm 1989
Đây là thời kỳ sơ khai của pháp luật về Sở hữu trí tuệ (SHTT) ở Việt Nam nói
chung và pháp luật về CDĐL ở Việt Nam nói riêng. Trong thời kỳ này, hệ thống văn
bản của Việt Nam chủ yếu chỉ đề cập đến một bộ phận của SHTT, đó là Sở hữu Công
nghiệp (SHCN).
Việt Nam đã là thành viên của hai điều ước quốc tế quan trọng là Công ước
Paris 1883 và Thỏa ước Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu, đồng thời là thành viên
của tổ chức SHTT thế giới (WIPO). Với việc tham gia các điều ước quốc tế và các tổ
chức quốc tế trên, Chính phủ Việt Nam đã ban hành một số văn bản về SHCN như:
- Nghị định 97- HĐBT ngày 14/12/1982 của Hội đồng Bộ trưởng về ban hành
Điều lệ Nhãn hiệu hàng hóa;
- Nghị định 85- HĐBT ngày 13/5/1988 của Hội đồng Bộ trưởng về việc ban
hành Điều lệ về Kiểu dáng Công nghiệp;
- Nghị định 20- HĐBT ngày 28/12/1988 của Hội đồng bộ trưởng ban hành điều

lệ mua bán quyền sử dụng Sáng chế, Giải pháp hữu ích, Kiểu dáng Công nghiệp, Nhãn
hiệu hàng hóa và bí quyết kỹ thuật.
23
Những văn bản trên đều chưa đề cập đến CDĐL như là một đối tượng của
SHTT, nhưng đây chính là những văn bản pháp lý đầu tiên, là nền tảng cho sự ra đời
cũng như các nội dung quy định của pháp luật về CDĐL sau này.
 Giai đoạn từ năm 1989 đến năm 1995
Ngày 11/2/1989, Hội đồng nhà nước đã ban hành Pháp lệnh Bảo hộ SHCN. Nội
dung pháp lệnh nêu lên các đối tượng SHCN được bảo hộ như sau: Sáng chế, Giải
pháp hữu ích, Kiểu dáng Công nghiệp, Nhãn hiệu hàng hóa và TGXXHH.
Như vậy, TGXXHH là một đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp đã được
bảo hộ. Tuy nhiên, các quy định của pháp luật về TGXXHH trong thời kỳ này còn
chưa hoàn thiện.
 Giai đoạn từ năm 1995 đến năm 2005
Giai đoạn này được đánh dấu bằng việc ra đời Bộ luật dân sự (BLDS) năm
1995 và Nghị định 63/1996/NĐ- CP ngày 24/10/1996 của Chính phủ quy định chi tiết
về sở hữu công nghiệp. Nghị định này đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định
06/2001/NĐ-CP ngày 01 tháng 02 năm 2001 của Chính phủ. Hai văn bản pháp lý này
đã kế thừa toàn bộ các quy định về TGXXHH trong pháp lệnh bảo hộ SHCN năm
1989 và đã có sự phát triển, sửa đổi bổ sung các quy định trên một cách cụ thể hơn.
Cùng giai đoạn này, Chính phủ ban hành Nghị định số 54/2000/NĐ-CP ngày
24/7/2000 về Bảo hộ quyền chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến SHCN.
Nghị định này quy định CDĐL là một đối tượng của quyền SHCN và được bảo hộ.
Tuy nhiên, trong thời kỳ này, pháp luật quy định TGXXHH cũng như CDĐL
còn rất nhiều yếu kém, bất cập, gây khó khăn cho chính việc thực thi pháp luật trong
đời sống.
 Giai đoạn từ năm 2005 đến nay
Trong giai đoạn này, Chính phủ ban hành Luật sở hữu trí tuệ 2005. Để hướng
dẫn thi hành Luật này, Chính phủ ban hành Nghị định 103/2006/NĐ-CP ngày
22/09/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sở hữu trí tuệ

về Sở hữu công nghiệp (Nghị định 103/2006/NĐ-CP). Nghị định này quy định về
quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý nước ngoài. Tiếp theo đó, Bộ Khoa học và Công nghệ
ban hành Thông tư 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007 hướng dẫn thi hành nghị
định số 103/2006/NĐ-CP (Thông tư 01/2007/TT-BKHCN).
Năm 2010, nhằm khắc phục một số điểm hạn chế của Nghị định 103/2006/NĐ-
CP mới nảy sinh trong thực tiễn, Chính phủ ban hành Nghị định số 122/2010/NĐ-CP
ngày 31/12/2010 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 103/2006/NĐ-CP.
Tiếp theo đó, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thông tư 05/2013/TT-
24
BKHCN ngày 20/02/2013 sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số
01/2007/TT-BKHCN.
25
CHƯƠNG 2
SO SÁNH BẢO HỘ CDĐL CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM
VỚI MỘT SỐ HỆ THỐNG PHÁP LUẬT TRÊN THẾ GIỚI
Bảo hộ Chỉ dẫn địa lý trên quy mô quốc tế xuất hiện từ cuối thế kỷ 19, tuy
nhiên chỉ trong những thập kỷ gần đây thì nhiều hình thức bảo hộ tích cực mới được
phát triển. Luật pháp liên quan đến CDĐL có khuynh hướng phát triển không theo một
hướng chung mà theo các hướng khác biệt. Chính vì vậy, vào đầu thế kỷ 21, các quốc
gia và vùng lãnh thổ khác nhau có những hệ thống khác nhau về bảo hộ CDĐL (xem
Bảng 3- phụ lục 01).
Bảo hộ chỉ dẫn địa lý có thể chia thành ba nhóm sau:
Nhóm 1: Các quốc gia bảo hộ chỉ dẫn địa lý thông qua các luật riêng về chỉ dẫn
địa lý hoặc thông qua các hệ thống riêng hữu hiệu.
Nhóm 2: Các quốc gia bảo hộ chỉ dẫn địa lý thông qua một hệ thống nhãn hiệu
thương mại hoặc các biện pháp hành chính hoặc pháp lý khác.
Nhóm 3: Các quốc gia không chính thức thừa nhận hoặc bảo hộ chỉ dẫn địa lý.
Có 110 thành viên bao gồm 27 thành viên của Liên minh châu Âu có các luật
cụ thể về bảo hộ chỉ dẫn địa lý [40;tr 39]. Ngoài EU, chỉ có 22 thành viên trong số 88
quốc gia còn lại lập sổ đăng ký và chính thức liệt kê các CDĐL [40;tr.40]. Một số các

quốc gia trong nhóm này, ví dụ như Jordan, Singapore và Sri Lankan không yêu cầu
đăng ký chính thức về bảo hộ CDĐL mà bảo hộ CDĐL thông qua các luật cụ thể. Một
số quốc gia khác như Campuchia, Iran và Kenya thì đang trong quá trình thông qua
pháp luật bảo hộ CDĐL.
Có 56 quốc gia không có các luật cụ thể về bảo hộ CDĐL [40;tr.41] nhưng bảo
hộ CDĐL thông qua các nhãn hiệu chứng nhận hoặc nhãn hiệu tập thể. Các nước này
bao gồm Australia, Canada, Nhật Bản, Hoa Kỳ và một số nước thuộc Châu Phi và các
quốc gia Ả rập. Thực tế thì có một số quốc gia với các hệ thống riêng hữu hiệu đã lựa
chọn một số hình thức bảo hộ bổ sung bằng cách sử dụng hệ thống các nhãn hiệu
thương mại như Trung Quốc.

×