Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

đề tài Bài tập lao động tính huống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.97 KB, 19 trang )

Đề số 1:
Chị Nguyễn Kim T làm việc tại Trung tâm kiểm nghiệm
dược phẩm X thành phố H từ tháng 1/2008, tiền lương là 7
triệu đồng/tháng. Thời hạn hợp đồng lao động được ký là 1
năm. Đến khi hợp đồng lao động hết hạn, chị T và Trung tâm
X không kí hợp đồng lao động mới nhưng Trung tâm X vẫn
giao công việc cũ cho chị T.
Đến tháng 5/2013, Trung tâm X tiến hành thay đổi cơ cấu
tổ chức (sáp nhập phòng chị vào phòng hành chính) nên chị T
cùng với 9 người lao động khác bị mất việc làm.
Hãy:
1. Nhận xét về việc ký kết hợp đồng lao động giữaTrung
tâm kiểm nghiệm dược phẩm X và chị T? (2 điểm)
2. Trung tâm kiểm nghiệm dược phẩm X phải tuân theo
thủ tục gì để cho chị thôi việc một cách hợp pháp? (2,5 điểm)
3. Giả sử trong số 10 người lao động bị mất việc làm, có 1
chị đang mang thai, 1 anh đang ốm điều trị tại nhà, thì Trung
tâm X có được cho cả 2 người này thôi việc không? Tại sao?
(2,5 điểm)
4. Theo quy định của pháp luật hiện hành, chị T được
hưởng những quyền lợi nào? (3 điểm).
1
BÀI LÀM
1. Nhận xét về việc ký kết hợp đồng lao động giữa
Trung tâm kiểm nghiệm dược phẩm X và chị T?
1.1. Việc kí kết hợp đồng lao động thời hạn 1 năm
Khoản 1 Điều 22 Bộ luật lao động 2012 quy định về loại
hợp đồng lao động như sau:
“1. Hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong
các loại sau đây:
a) Hợp đồng lao động không xác định thời hạn;


Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng
mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm
dứt hiệu lực của hợp đồng.
b) Hợp đồng lao động xác định thời hạn;
Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà
trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu
lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến
36 tháng.
c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công
việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.”
Trong bài, chị Nguyễn Kim T và Trung tâm kiểm nghiệm
dược phẩm X ký hợp đồng lao động từ tháng 1/2008 với mức
2
lương thỏa thuận là 7 triệu đồng/tháng và hợp đồng được ký
với thời hạn là 1 năm.
Đối chiếu với điểm b khoản 1 Điều 22 Bộ luật lao động
2012 thì đây là loại hợp đồng lao động xác định thời hạn.
Có thể phân tích các yếu tố của hợp đồng lao động trên
như sau:
+ Về chủ thể: Người lao động là chị Nguyễn Kim T. Chủ
sử dụng lao động là Trung tâm kiểm nghiệm dược phẩm X. Cả
hai bên chủ thể đều có đủ năng lực pháp luật và năng lực hành
vi lao động.
+ Về hình thức: Hợp đồng được thể hiện dưới dạng văn
bản.
+ Về nội dung: Hai bên thỏa thuận chị T làm việc cho
Trung tâm kiểm nghiệm dược phẩm X từ tháng 1/2008, thỏa
thuận mức lương là 7 triệu đồng/tháng và thỏa thuận thời hạn
của hợp đồng là 1 năm.
Như vậy, căn cứ vào các yếu tố của hợp đồng lao động và

các quy định của pháp luật thì việc ký kết hợp đồng lao động
với thời hạn 1 năm giữa chị Nguyễn Kim T và Trung tâm
kiểm nghiệm dược phẩm X là phù hợp với quy định của pháp
luật
3
1.2. Sau khi kết thúc hợp đồng lao động có thời hạn 1
nắm.
Theo đề bài, khi hợp đồng lao động giữa chị Nguyễn Kim
T và Trung tâm kiểm nghiệm dược phẩm X (tức là hợp đồng
lao động theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 22 Bộ luật lao
động 2012) hết hạn vào tháng 1/2009, chị T và Trung tâm X
không ký hợp đồng lao động mới nhưng Trung tâm X vẫn
giao công việc cũ cho chị. Chị T tiếp tục làm việc đến tháng
5/2013 cho đến khi mất việc làm. Điều đó có nghĩa là, 1 tháng
sau khi hợp đồng lao động của chị T hết hạn, hai bên đã không
ký kết một hợp đồng lao động mới nào cả.
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 22 Bộ luật lao động
2012 thì:
“Khi hợp đồng lao động quy định tại điểm b và điểm c
khoản 1 Điều này hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm
việc thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hợp đồng lao động
hết hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động mới; nếu
không ký kết hợp đồng lao động mới thì hợp đồng đã giao kết
theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này trở thành hợp đồng
lao động không xác định thời hạn ”
Dựa vào quy định pháp luật trên thì mặc dù không có sự
ký kết một hợp đồng mới giữa chị Nguyễn Kim T và Trung
4
tâm X nhưng giữa họ đương nhiên tồn tại một hợp đồng không
xác định thời hạn mới thay thế hợp đồng có thời hạn cũ. Chị T

vẫn là người lao động có ký kết hợp đồng với công ty này.
Hợp đồng mới này cũng không trái với các quy định của pháp
luật.
Đây là một quy định thể hiện rõ nguyên tắc bảo vệ người
lao động của Bộ luật lao động. Dưới góc độ xã hội, quy định
này bảo vệ quyền lợi của người lao động trong trường hợp hết
thời hạn của hợp đồng đã ký mà chủ sử dụng lao động không
ký kết một hợp đông mới thay thế.
2. Trung tâm kiểm nghiệm dược phẩm X phải tuân
theo thủ tục gì để cho chị thôi việc một cách hợp pháp?
2.1. Về căn cứ chấm dứt hợp đồng lao động do thay đổi
cơ cấu
Theo đề bài ra, tháng 5/2013 Trung tâm X tiến hành thay
đổi cơ cấu tổ chức (sáp nhập phòng chị vào phòng hành
chính). Đây là trường hợp công ty thay đổi cơ cấu công nghệ
dựa vào hai căn cứ sau:
Thứ nhất, khoản 10 Điều 36 Bộ luật lao động 2012 có quy
định một trong các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động:
5
“Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng
lao động theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật này; người sử
dụng lao động cho người lao động thôi việc do thay đổi cơ
cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế hoặc do sát nhập, hợp
nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã”.
Thứ hai, theo hướng dẫn tại Điều 11 Nghị định
39/2003/NĐ-CP của Chính phủ về Quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về việc làm thì:
Những trường hợp được coi là thay đổi cơ cấu hoặc công
nghệ như sau:
- Thay đổi một phần hoặc toàn bộ máy móc, thiết bị, quy

trình công nghệ tiên tiến có năng suất lao động cao hơn.
- Thay đổi sản phẩm hoặc cơ cấu sản phẩm dẫn đến sử
dụng lao động ít hơn.
- Thay đổi cơ cấu tổ chức: sáp nhập, giải thể một số bộ
phận của đơn vị.
Như vậy, trung tâm X có đủ căn cứ chấm dứt hợp đồng lao
động vì lí do doanh nghiệp thay đổi cơ cấu, công nghệ. Trung
tâm kiểm nghiệm dược phẩm X có căn cứ hợp pháp để chấm
dứt hợp đồng lao động với chị T nhưng không có nghĩa là chỉ
dựa vào căn cứ mà việc chấm dứt hợp đồng lao động được coi
là hợp pháp. Mà việc chấm dứt của Trung tâm X chỉ được coi
6
là hợp pháp khi thực hiện đầy đủ những thủ tục mà pháp luật
yêu cầu.
2.2. Trình tự thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động do thay
đổi cơ cấu tổ chức
Điều 44 Bộ luật lao động 2012 quy định về nghĩa vụ của
người sử dụng lao động trong trường hợp thay đổi cơ cấu,
công nghệ như sau:
“1. Trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ mà ảnh hưởng
đến việc làm của nhiều người lao động

3. Việc cho thôi việc đối với nhiều người lao động theo
quy định tại Điều này chỉ được tiến hành sau khi đã trao đổi
với tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở và thông báo
trước 30 ngày cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp
tỉnh.”
Theo hướng dẫn tại Điều 11 Nghị định 39/2003/NĐ-CP
của chính phủ thì:
“Những thay đổi trên dẫn đến người lao động bị mất việc

làm thì người sử dụng lao động có trách nhiệm đào tạo lại
nghề cho người lao động để sử dụng vào công việc mới. Nếu
không giải quyết được việc làm mới mà phải cho người lao
7
động thôi việc thì người sử dụng lao động phải trả trợ cấp
mất việc làm… ”
Như vậy, căn cứ vào các quy định trên, khi có sự thay đổi
về cơ cấu, công nghệ thì để cho chị T thôi việc một cách hợp
pháp, Trung tâm X phải tiến hành theo thủ tục sau đây:
- Thứ nhất, phải xây dựng và thực hiện phương án sử dụng
lao động theo quy định tại Điều 46 Bộ luật lao động 2012.
Cụ thể, Trung tâm X phải phối hợp với tổ chức đại diện
tập thể lao động tại cơ sở để xây dựng phương án sử dụng lao
động bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
+ Danh sách và số lượng người lao động tiếp tục được sử
dụng, người lao động đưa đi đào tạo lại để tiếp tục sử dụng;
+ Danh sách và số lượng người lao động nghỉ hưu;
+ Danh sách và số lượng người lao động được chuyển
sang làm việc không trọn thời gian; người lao động phải chấm
dứt hợp đồng lao động;
+ Biện pháp và nguồn tài chính bảo đảm thực hiện phương
án.
Trường hợp này, phương án sử dụng lao động do Trung
tâm X xây dựng phải có danh sách chị T và 9 người lao động
khác bị mất việc làm.
8
- Thứ hai, đào tạo lại người lao động để sử dụng vào chỗ
làm mới, nếu không giải quyết được việc làm mới thì cho
người lao động thôi việc.
Với quy định này, Trung tâm X khi tiến hành sáp nhập

phòng chị T vào phòng hành chính thì phải có chương trình
đào tạo lại kiến thức và năng lực cho chị và các thành viên
khác nếu có vị trí khác cần sử dụng người lao động hoặc có
chỗ làm việc mới. Chỉ trong trường hợp xem xét và không còn
chỗ làm việc mới thì Trung tâm X mới được phép quyết định
chấm dứt hợp đồng lao động với chị T và 9 người lao động
khác.
- Thứ ba, trao đổi với tổ chức đại diện tập thể lao động tại
cơ sở và thông báo trước 30 ngày cho cơ quan quản lý nhà
nước về lao động cấp tỉnh.
Khi đã xem xét và không thể giải quyết được việc làm mới
cho chị T thì Trung tâm X phải đề xuất ý kiến của mình và
trao đổi vấn đề này với tổ chức đại diện tập thể tại cơ sở. Đồng
thời, trước 30 ngày khi có quyết định cho thôi việc chị T,
Trung tâm X phải thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước về
lao động cấp tỉnh về việc cho thôi việc người lao động (chị T
và 9 người lao động khác) vì lý do thay đổi cơ cấu, công nghệ
của Trung tâm.
9
- Thứ 4, trả trợ cấp mất việc làm cho chị T và 9 người lao
động mất việc làm khác.
Sau khi đã tiến hành các thủ tục trên mà vẫn không thể
giải quyết được việc làm mới cho chị T và khiến chị và 9
người khác bị mất việc làm thì khi quyết định cho chị T nghỉ
việc, Trung tâm X phải trả trợ cấp mất việc làm cho chị T theo
quy định tại Điều 49 Bộ luật Lao động năm 2012, cụ thể là:
“Người sử dụng lao động trả trợ cấp mất việc làm cho
người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ 12
tháng trở lên mà bị mất việc làm theo quy định tại Điều 44 và
Điều 45 của Bộ luật này ”

Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành thì Trung
tâm X phải tiến hành theo thủ tục trên để cho chị T thôi việc
một cách hợp pháp.
3. Giả sử trong số 10 người lao động bị mất việc làm, có
1 chị đang mang thai, 1 anh đang ốm điều trị tại nhà, thì
Trung tâm X có được cho cả 2 người này thôi việc không?
Tại sao?
Trả lời: Việc Trung tâm X cho lao động nữ đang mang
thai và lao động nam đang ốm điều trị tại nhà thôi việc là
10
phù hợp với các quy định của pháp luật dựa vào các căn cứ
sau:
Điều 36 Bộ luật Lao động 2012 quy định về các trường
hợp chấm dứt hợp đồng lao động trong đó có khoản 10 quy
định như sau:
“Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp
đồng lao động theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật này;
người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc do
thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế hoặc do
sáp nhật, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã”.
Theo quy định này, hợp đồng lao động được chấm dứt
trong hai trường hợp sau:
+ Một là: Trường hợp người sử dụng lao động đơn
phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều
38 Bộ luật lao động 2012.
+ Hai là: Trường hợp người sử dụng lao động cho
người lao động thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc
vì lý do kinh tế hoặc do sáp nhập, hợp nhất, chia tách,
doanh nghiệp, hợp tác xã.
Đây là hai trường hợp hoàn toàn biệt lập. Trung tâm X

có thể cho người lao động nữ đang mang thai và người lao
động nam đang ốm điều trị tại nhà thôi việc khi áp dụng
11
trường hợp thứ hai, trong đó có lí do thay đổi cơ cấu công
nghệ.
Trường hợp cho thôi việc vì lý do thay đổi cơ cấu, công
nghệ thì người sử sụng lao động là Trung tâm dược phẩm X
phải tuân thủ các nghĩa vụ quy định tại Điều 44 Bộ luật lao
động 2012.
“Điều 44. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong
trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế
1. Trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ mà ảnh
hưởng đến việc làm của nhiều người lao động, thì người sử
dụng lao động có trách nhiệm xây dựng và thực hiện
phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 46 của
Bộ luật này; trường hợp có chỗ làm việc mới thì ưu tiên
đào tạo lại người lao động để tiếp tục sử dụng.
Trong trường hợp người sử dụng lao động không thể
giải quyết được việc làm mới mà phải cho người lao động
thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm cho người lao
động theo quy định tại Điều 49 của Bộ luật này.
2. Trong trường hợp vì lý do kinh tế mà nhiều người lao
động có nguy cơ mất việc làm, phải thôi việc, thì người sử
dụng lao động phải xây dựng và thực hiện phương án sử
dụng lao động theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này.
12
Trong trường hợp người sử dụng lao động không thể
giải quyết được việc làm mà phải cho người lao động thôi
việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động
theo quy định tại Điều 49 của Bộ luật này.

3. Việc cho thôi việc đối với nhiều người lao động theo
quy định tại Điều này chỉ được tiến hành sau khi đã trao
đổi với tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở và thông
báo trước 30 ngày cho cơ quan quản lý nhà nước về lao
động cấp tỉnh”
4. Theo quy định của pháp luật hiện hành, chị T được
hưởng những quyền lợi nào?
Theo như đã phân tích ở ý 1 và ý 2 của tình huống trên,
chị Nguyễn Kim T làm việc tại Trung tâm kiểm nghiệm dược
phẩm X thành phố H từ tháng 1/2008 với hợp đồng lao động
có thời hạn 1năm. Khi hợp đồng lao động này hết hạn vào
tháng 1/2009, chị T vẫn được Trung tâm X giao công việc cũ
và tiếp tục làm việc mà không ký tiếp hợp đồng cho đến khi bị
mất việc làm vào tháng 5/2013 do Trung tâm thay đổi có cấu,
công nghệ. Lúc này hợp đồng có thời hạn cũ đã trở thành hợp
đồng không xác định thời hạn. Chị T vẫn là người lao động có
ký kết hợp đồng hợp pháp với Trung tâm X.
13
Do đó khi Trung tâm X cho chị T thôi việc trong trường
hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ thì chị T sẽ được hưởng đầy
đủ những quyền lợi theo quy định của pháp luật. Cụ thể:
Thứ nhất, chị T được ưu tiên đào tạo lại để được tiếp tục
làm việc nếu có chỗ làm mới. Khoản 1 Điều 44 Bộ luật lao
động 2012 quy định:
“Trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ mà ảnh hưởng
đến việc làm của nhiều người lao động, thì người sử dụng lao
động có trách nhiệm xây dựng và thực hiện phương án sử
dụng lao động theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này;
trường hợp có chỗ làm việc mới thì ưu tiên đào tạo lại người
lao động để tiếp tục sử dụng… ”

Nghĩa vụ này của Trung tâm kiểm nghiệm dược phẩm X
cũng tương xứng với quyền lợi mà chị T sẽ được hưởng khi
trung tâm có thay đổi cơ cấu, công nghệ khiến chị T và những
người lao động khác có nguy cơ mất việc làm. Theo đó, chị T
phải được có tên trong danh sách những người lao động phải
chấm dứt hợp đồng lao động trong phương án sử dụng lao
động do Trung tâm X xây dựng. Đồng thời, nếu thay đổi cơ
cấu, công nghệ mà có chỗ làm việc mới thì chị X phải được ưu
tiên đào tạo lại để tiếp tục được sử dụng.
14
Thứ hai, chị T được hưởng trợ cấp mất việc làm và trợ cấp
thất nghiệp nếu đủ điều kiện quy định tại Luật bảo hiểm xã hội
khi trung tâm X không giải quyết được việc làm mới và phải
buộc cho chị thôi việc.
Cũng khoản 1 Điều 44 Bộ luật lao động 2012 quy định:
“…Trong trường hợp người sử dụng lao động không thể
giải quyết được việc làm mới mà phải cho người lao động thôi
việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo
quy định tại Điều 49 của Bộ luật này.”
Và Điều 49:
“1. Người sử dụng lao động trả trợ cấp mất việc làm cho
người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ 12
tháng trở lên mà bị mất việc làm theo quy định tại Điều 44 và
Điều 45 của Bộ luật này, mỗi năm làm việc trả 01 tháng tiền
lương nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương.
2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm là tổng
thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử
dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia
bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội
và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả

trợ cấp thôi việc.
15
3. Tiền lương để tính trợ cấp mất việc làm là tiền lương
bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước
khi người lao động mất việc làm.”
Chị T đã làm việc thường xuyên trong doanh nghiệp từ
tháng 1/2008 đến tháng 5/2013, khoảng thời gian là hơn năm
năm làm việc tại Trung tâm (thỏa mãn điều kiện từ 12 tháng
trở lên theo quy định trên), do đó, khi bị cho thôi việc vì lý do
thay đổi cơ cấu, công nghệ, chị T sẽ được hưởng trợ cấp mất
việc làm, cụ thể là cứ mỗi năm làm việc chị được hưởng 01
tháng tiền lương. Trong đó, tiền lương được tính để nhân
chính là số tiền lương bình quân 06 tháng liền kề trước khi chị
T mất việc làm. Thời gian mà người lao động đã được chi trả
trợ thôi việc và thời gian đóng bảo hiệm thất nghiệp không
được tính vào thời gian để tính trợ cấp mất việc làm.
Có thể thành lập được công thức tính tiền trợ cấp mất việc
làm như sau:

= x -
-

16
Số tiền
trợ cấp
mất
việc
Tiền lương
trung bình
06 tháng

liền kề
Tổng
thời gian
làm việc
thực tế
Thời gian
tham gia
bảo hiểm
thất nghiệp
Thời gian
đã được chi
trả trợ cấp
thôi việc
Trường hợp người lao động cũng được hưởng trợ cấp thất
nghiệp theo quy định tại Luật bảo hiểm xã hội năm 2006 thì
thời gian người lao động được hưởng trợ cấp mất việc sẽ bị trừ
đi thời gian họ được hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Cụ thể là: chị T được hưởng trợ cấp mất việc cho khoảng
thời gian từ tháng 1/2008 đến tháng 1/2009.
Từ tháng 1/2009 đến tháng 5/2003 chị T sẽ được hưởng
trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại luật bảo hiểm xã hội 2006
Như vậy trong trường hợp này, chị T có quyền được trung
tâm X trả trợ cấp mất việc làm theo quy định tại Điều 49 Bộ
luật lao động nêu trên. Bên cạnh đó, chị T còn có thể được
hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của
pháp luật về bảo hiểm nếu khi chấm dứt hợp đồng lao động
nếu chị đủ điều kiện để hưởng những quyền lợi ấy
17
Thứ ba, chị T được nhận lại sổ bảo hiểm xã hội và những
giấy tờ khác mà Trung tâm X đã giữ lại của chị. Quyền lợi này

của chị T được gián tiếp ghi nhận tại khoản 3 Điều 47 Bộ luật
lao động 2012 thông qua trách nhiệm của người sử dụng lao
động: “Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành
thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy
tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao
động”. Theo đó, khi chấm dứt hợp đồng lao động thì chị T
được nhận lại những tài liệu theo quy định trên.
Thứ 4, Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày chấm
dứt hợp đồng lao động, trung tâm dược phẩm X phải thanh
toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của chị T,
trường hợp đặc biệt có thể kéo dài nhưng không dduocj quá 30
ngày theo quy định tại khoản 2 Điều 47 Bộ luật lao động
2012.
18
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Luật lao động năm 2013;
2. Bộ luật lao động năm 1994, sửa đổi bổ sung các năm
2002, 2006 và 2007
3. Luật bảo hiểm xã hội năm 2006
4. Nghị định 39/2003/NĐ-CP của Chính phủ về Quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao
động về việc làm;
5. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật lao động,
Nxb. CAND, Hà Nội, 2012;
6. Khoa luật Viện đại học mở Hà Nội, Giáo trình luật lao
động Việt Nam, Nxb. Giáo dục Việt Nam, 2009;
7. />8. />19

×