Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

TV, Toán tuần 2 năm học 2011-2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (906.4 KB, 31 trang )

Giáo án Lớp Một Tuần 2
Trang
Thứ hai ngày 29 tháng 8 năm 2011
Môn : Học vần
Tiết 1. Bài : DẤU HỎI, DẤU NẶNG
1. Mục tiêu: Giúp học sinh
- Nhận biết được dấu hỏi và thanh hỏi; dấu nặng và thanh nặng.
- Đọc đúng: bẻ, bẹ. Trả lời 2 - 3 câu hỏi đơn giản về các bức
tranh trong sách giáo khoa. Học sinh khá, giỏi nói 4-5 câu xoay
quanh chủ đề hoạt động qua các bức tranh trong sách giáo
khoa.
- Giáo dục học sinh kĩ năng tự nhận thức, tư duy sáng tạo, tích cực
khi học môn tiếng Việt.
2. Đồ dùng dạy-học:
Bộ chữ học tiếng Việt, tranh minh họa
3. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- Hỏi tên bài cũ? ( dấu sắc); con học tiếng gì có dấu sắc?( bé)
- Dấu sắc được viết bằng nét gì?
- Giáo viên đọc, học sinh viết bảng con: dấu sắc, be, bé. Gọi học
sinh đọc chữ viết được.
- Nhận xét
B. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- Hôm nay cô sẽ giới thiệu với các con về thanh hỏi và dấu hỏi
trong tiếng việt. Các con
quan sát tranh và cho cô
biết:
- Tranh vẽ gì? ( cái giỏ, con
hổ, thỏ, mỏ chim)
- Mỗi tranh tương ứng với


một tên gọi. mỗi tên gọi được ghi lại bằng một chữ.
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát các chữ: giỏ, hổ, thỏ, mỏ.
Chỉ ra điểm giống nhau ở các chữ trên. (dấu hỏi)
- Giáo viên giới thiệu và viết lên bảng :( dấu hỏi - thanh hỏi )
- Gọi học sinh nhắc lại tên bài.
b. Hoạt động 1: Nhận diện dấu hỏi , thanh hỏi.
Mục tiêu: Học sinh nắm được cấu tạo dấu hỏi, thanh hỏi.
Giáo viên: Nguyễn Thị Chuộng ********************* Năm học : 2011 - 2012
1
Giáo án Lớp Một Tuần 2
Trang
- Giáo viên yêu cầu học sinh tìm dấu hỏi trong bộ chữ học tiếng
Việt.
- Dấu hỏi có nét gì? ( nét móc).
- Vậy dấu hỏi giống hình cái gì? ( giống cái móc câu để ngược).
- Hướng dẫn học sinh phát âm (hỏi) -> Cô phát âm mẫu->Học
sinh phát âm cá nhân, nhóm.
- Giáo viên sửa lỗi phát âm cho học sinh.
c. Hoạt động 2 :Nhận diện dấu nặng , thanh nặng.
Mục tiêu: Học sinh nắm được cấu tạo dấu nặng, thanh
nặng.
- Giáo viên cho học sinh quan sát tranh
và hỏi: Tranh vẽ gì ? ( con vẹt, nụ
hồng, cụ già, con ngựa, cây cọ)
- Mỗi tranh tương ứng với một tên gọi.
mỗi tên gọi được ghi lại bằng một chữ.
-Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát
các chữ: vẹt, nụ, cụ, ngựa. Chỉ ra điểm
giống nhau ở các chữ trên. (dấu nặng)
- Giáo viên giới thiệu và viết lên bảng :( dấu nặng - thanh  )

- Gọi học sinh nhắc lại tên bài.
- Dấu nặng được viết như thế nào? ( một cái chấm)
- Vị trí của dấu nặng có giống vị trí của dấu sắc và dấu hỏi con
đã học không?
( không giống, dấu nặng nằm ở dưới chữ).
- Giáo viên yêu cầu học sinh tìm dấu nặng trong bộ chữ học
tiếng Việt.
- Hướng dẫn học sinh phát âm (nặng) -> Cô phát âm mẫu->Học
sinh phát âm cá nhân, nhóm.
- Giáo viên sửa lỗi phát âm cho học sinh.
d. Hoạt động 3: Ghép chữ và đọc tiếng.
Mục tiêu: Học sinh ghép được chữ bẻ, bẹ đọc được tiếng
bẻ, bẹ.
- Giáo viên yêu cầu học sinh lấy chữ ghép chữ be. Muốn có chữ
bẻ ta thêm thanh gì? ( thanh hỏi). Vị trí thanh hỏi ở đâu? ( trên
chữ e)
Û

be bẻ bẹ
Giáo viên: Nguyễn Thị Chuộng ********************* Năm học : 2011 - 2012
2
Giáo án Lớp Một Tuần 2
Trang
- So sánh hai chữ be và bẻ ( giống nhau b, e. khác nhau dấu
hỏi).
- Tiếng be có thanh ngang nên không có dấu, tiếng bẻ có thanh
hỏi nên có dấu hỏi.
- Hướng dẫn học sinh phát âm tiếng “ bẻ” Phân tích tiếng “ bẻ”
( cá nhân)
( tiếng “bẻ” có âm “ bờ” đứng trước âm “e” đứng sau, dấu hỏi

ở trên âm e).
- Hướng dẫn học sinh cách đánh vần ( bờ-e-be- hỏi - bẻ -> bẻ)
- Học sinh đánh vần cá nhân, nhóm, đồng thanh).
- Muốn có tiếng bẹ ta làm sao? -> Ghép tiếng bẹ -> phân tích,
đánh vần, đọc trơn.
- So sánh tiếng bẻ và tiếng bẹ -> Gọi vài em đọc để phân biệt sự
khác nhau giữa hai dấu thanh.
e.Hoạt động 4: Hướng dẫn viết dấu hỏi, dấu nặng, chữ bẻ, chữ
bẹ.
Mục tiêu: Học sinh viết đúng, đẹp dấu hỏi, dấu nặng, chử
bẻ, chữ bẹ
- Dấu hỏi được viết bằng nét gì? :Nét móc
- Giáo viên cho học sinh quan sát dấu hỏi.
- Giáo viên vừa nói vừa viết dấu hỏi cho học sinh quan sát.
- Học sinh viết dấu hỏi vào bảng con-> Giáo viên quan sát,
hướng dẫn, giúp các em viết chưa được, chưa đúng, chưa đẹp.
- Gọi học sinh đọc dấu vừa viết được -> Cho học sinh viết lại vài
lần.
- Hướng dẫn viết và đọc dấu nặng ( tương tự dấu hỏi)
- Hướng dẫn học sinh viết chữ “ bẻ” ( lưu ý nét nối từ b sang e,
dấu hỏi đặt trên chữ e)
- Học sinh viết và đọc “ bẻ” ( cá nhân)
- Giáo viên quan sát, hướng dẫn, giúp các em viết chưa được,
chưa đúng, chưa đẹp.
- Hướng dẫn học sinh viết chữ “ bẹ” ( lưu ý nét nối từ b sang e,
dấu nặng đặt dưới chữ e)
- Học sinh viết và đọc “ bẹ” ( cá nhân)
- Giáo viên quan sát, hướng dẫn, giúp các em viết chưa được,
chưa đúng, chưa đẹp.
3. Củng cố, dặn dò:

Giáo viên: Nguyễn Thị Chuộng ********************* Năm học : 2011 - 2012
3
Giáo án Lớp Một Tuần 2
Trang
- Hỏi bài vừa học.
- Dấu hỏi được viết bằng nét gì? -> Dấu nặng được viết như thế
nào?
- Vị trí của dấu hỏi, vị trí của dấu nặng?
- Tìm những tiếng có dấu hỏi, dấu nặng. ( Học sinh thi đua tìm
tiếng). Giáo viên khen ngợi, động viên các em học tập.
- Về viết nhiều lần dấu hỏi, dấu nặng vào bảng cho đẹp.
- Nhận xét tiết học.
Tiết 2. Bài : Dấu hỏi, dấu nặng
1. Kiểm tra bài cũ
- Hỏi dấu vừa học.
- Dấu hỏi được viết bằng nét gì? -> Dấu nặng được viết như thế
nào?
- Nhận xét
2. Bài mới: Luyện tập
a. Hoạt động 1: Luyện đọc
Mục tiêu: Học sinh nắm chắc khái niệm về dấu hỏi và thanh
hỏi; dấu nặng và thanh nặng.
- Giáo viên cho học sinh lần lượt phát âm lại âm tiếng bẻ, bẹ( cá
nhân, nhóm, đồng thanh).
- Ghép chữ bẻ.
- Tiếng bẻ có thanh gì?
- Học sinh phân tích, đánh vần, đọc tiếng “bẻ” ( hình thức nối
tiếp-cá nhân)
- Ghép chữ bẹ.
- Tiếng bẹ có thanh gì? Vị trí của dấu nặng?

- Học sinh phân tích, đánh vần, đọc tiếng “bẹ” ( hình thức nối
tiếp-cá nhân)
- Luyện đọc trên bảng lớp: dấu huyền, dấu ngã be, bẻ, bẹ
b. Hoạt động 2: Luyện viết
Mục tiêu: Học sinh tô đúng, đẹp chữ bẻ, bẹ trong vở tập
viết
- Giáo viên hướng dẫn học sinh cách để vở, cách cầm bút, tư thế
ngồi.
Giáo viên: Nguyễn Thị Chuộng ********************* Năm học : 2011 - 2012
4
Giáo án Lớp Một Tuần 2
Trang
- Giáo viên tô mẫu chữ “bẻ”, vừa tô vừa nêu lại quy trình.
- Học sinh tô từng chữ theo yêu cầu của cô. ( lưu ý điểm đặt bút
và điểm dừng bút).
- Giáo viên quan sát, hướng dẫn, chỉnh sửa, rèn chữ viết cho học
sinh.
- Hướng dẫn học sinh tô “ bẹ” -> Học sinh tô, lưu ý dấu nặng
dưới chữ e
- Giáo viên quan sát, hướng dẫn, chỉnh sửa, rèn chữ viết cho học
sinh.
- Chấm điểm -> nhận xét bài viết.
c. Hoạt động 3: Luyện nói
Mục tiêu: Học sinh luyện nói theo chủ đề: Hoạt động.
- Giáo viên giới thiệu chủ đề nói-> Treo tranh cho học sinh quan
sát.
- Học sinh thảo luận nhóm 4 ( thời gian 2 phút)
- Các nhóm trình bày kết quả -> Nhóm
bạn nhận xét
- Làm việc cá nhân, giáo viên hỏi, học

sinh trả lời
- Tranh 1 vẽ gì? Mẹ đang bẻ cổ áo cho
bé trước khi đi học.
- Tranh 2 vẽ gì? Bác nông dân đang bẻ
ngô.
- Tranh 3 vẽ gì? Bạn gái bẻ bánh đa chia
cho các bạn.
- Các tranh này khác nhau ở điểm nào? ( Người khác nhau: mẹ.
bác nông dân, bé)
- Các tranh này giống nhau ở điểm nào? Hoạt động “bẻ”
- Con thích bức tranh nào nhất? Vì sao?
- Trước khi đến trường con có sửa lại quần áo không?
- Tiếng “bẻ” còn được dùng ở đâu?
* Trò chơi: Ghép dấu thanh với tiếng. giáo viên yêu cầu học sinh
chọn một trong những dấu thanh đã học, ghép dấu thanh tùy ý
vào tiếng “ be”-> đọc và giải thích tiếng ghép được.( VD: bé :
em bé. bẻ: bé bánh, bẻ ngón tay…)
- Gọi học sinh đọc lại bài trên bảng lớp: Dấu hỏi, dấu nặng, be,
bẻ, bẹ.
Giáo viên: Nguyễn Thị Chuộng ********************* Năm học : 2011 - 2012
5
Giáo án Lớp Một Tuần 2
Trang
3. Củng cố, dặn dò:
- Hỏi tên bài?
- Dấu hỏi, dấu nặng được viết bằng nét gì?
- Về viết lại dấu hỏi, dấu nặng nhiều lần-> Chuẩn bị bài : thanh
huyền, thanh ngã.
- Nhận xét tiết học.



Thứ ba ngày 30 tháng 8 năm 2011
Môn : Toán
Tiết 5. LUYỆN TẬP
I- Mục tiêu:
- Giúp học sinh củng cố về nhận biết hình vuông, hình tròn, hình
tam giác.
- Ghép các hình đã biết thành hình mới.
- Giáo dục học sinh tư duy sáng tạo, chính xác khi học toán.
II- Đồ dùng dạy học:
Một số hình vuông, hình tròn, hình tam giác
III- Các hoạt động dạy học:
1/- Bài cũ:
- Học sinh nêu các vật có dạng hình tam giác.
- Nhận xét.
2/- Bài mới:
a. Hoạt động 1:Luyện tập
* Mục tiêu: Học sinh phân biệt được các hình đã học.
- Bài 1: Tô màu vào các hình
- Giáo viên yêu cầu : Cùng hình dạng thì tô một màu.
- Chia nhóm 4 học sinh -> giao phiếu học toán
- Học sinh tô màu vào hình ( tô vào phiếu học toán)
- Bài tập 1 củng cố cho các con những hình gì? (nhận biết hình
vuông, hình tròn, hình tam giác)
- Bài 2: Ghép lại thành các hình mới.
Giáo viên: Nguyễn Thị Chuộng ********************* Năm học : 2011 - 2012
6
Giáo án Lớp Một Tuần 2
Trang
* Mục tiêu: Học sinh tự ghép được những hình mới từ các hình

đã học.
- Giáo viên nêu yêu cầu và đưa ra ví dụ.


Ví dụ:
a. b. c.
- Giáo viên hướng dẫn lấy hình vuông, hình tam giác -> Ghép
hình thi đua.
*Hoạt động 2: Trò chơi tiếp sức
- Chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm 6 em. Nêu thể lệ cuộc chơi
- Trong vòng 3 phút, mỗi nhóm sẽ chọn hình theo yêu cầu đính
lên bảng. Nhóm nào chọn được nhiều hình nhóm đó thắng.
- Các nhóm thi đua -> tổng kết-> tuyên dương, động viên các
đội
3/- Củng cố, dặn dò:
- Hỏi tên bài.
- Luyện tập củng cố những hình nào?
- Chuẩn bị bài sau: Các số 1, 2, 3

Môn : Học vần
Tiết 1. Bài : DẤU HUYỀN, DẤU NGÃ
I. Mục tiêu: Giúp học sinh
- Nhận biết được dấu huyền và thanh huyền; dấu ngã và thanh
ngã.
- Đọc đúng: bè, bẽ. Trả lời 2 - 3 câu hỏi đơn giản về các bức
tranh trong sách giáo khoa. Học sinh khá, giỏi nói 4-5 câu xoay
quanh chủ đề “ Bè và tác dụng của nó trong đời sống”.
- Giáo dục học sinh kĩ năng tự nhận thức, tư duy sáng tạo, tích cực
khi học môn tiếng Việt.
II. Đồ dùng dạy-học:

Bộ chữ học tiếng Việt, tranh minh họa
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Hỏi tên bài cũ? ( dấu hỏi, dấu nặng); con học tiếng gì có dấu
hỏi?( bẻ), tiếng gì có dấu nặng? ( bẹ)
- Dấu hỏi được viết bằng nét gì? Dấu nặng viết như thế nào?
Giáo viên: Nguyễn Thị Chuộng ********************* Năm học : 2011 - 2012
7
Giáo án Lớp Một Tuần 2
Trang
- Giáo viên đọc, học sinh viết bảng con: dấu hỏi, dấu nặng, be,
bẻ, bẹ. Gọi học sinh đọc chữ viết được.
- Nhận xét
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- Các con đã học được những dấu gì
rồi?
- Hôm nay lớp ta sẽ học thêm hai dấu
thanh mới nữa nhé! Giáo viên treo
tranh
- Tranh vẽ gì? ( dừa, cò, mèo, gà).
- Mỗi tranh tương ứng với một tên gọi. mỗi tên gọi được ghi lại
bằng một chữ.
- Cô lần lượt đính chữ dưới tranh.
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát các chữ: dừa, cò, mèo, gà.
Chỉ ra điểm giống nhau ở các chữ trên. (dấu huyền)
- Giáo viên giới thiệu và viết lên bảng :( dấu huyền - ø)
- Gọi học sinh nhắc lại tên bài.
b. Hoạt động 1: Nhận diện dấu huyền , thanh huyền.
Mục tiêu: Học sinh nắm được cấu tạo dấu huyền, thanh

huyền.
- Giáo viên yêu cầu học sinh tìm dấu huyền trong bộ chữ học
tiếng Việt.
- Dấu huyền có nét gì? ( nét xiên trái).
- Vậy dấu huyền và dấu sắc khác nhau như thế nào?
- Hướng dẫn học sinh phát âm ( huyền)-> Cô phát âm mẫu-
>Học sinh phát âm cá nhân, nhóm.
- Giáo viên sửa lỗi phát âm cho học sinh.
c. Hoạt động 2 :Nhận diện dấu ngã , thanh ngã.
Mục tiêu: Học sinh nắm được cấu tạo dấu ngã, thanh ngã.
- Giáo viên cho học sinh quan sát tranh và hỏi: Tranh vẽ gì ? ( bé
vẽ, tập võ, khúc gỗ, cái võng)
- Mỗi tranh tương ứng với một tên gọi. mỗi tên gọi được ghi
-Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát các chữ: vẽ, võ, gỗ, võng.
Giáo viên: Nguyễn Thị Chuộng ********************* Năm học : 2011 - 2012
8
Giáo án Lớp Một Tuần 2
Trang
-Chỉ ra điểm giống nhau ở các chữ trên. (dấu ngã)
- Giáo viên giới thiệu và viết lên bảng :( dấu ngã - thanh ngã)
- Gọi học sinh nhắc lại tên bài.
- Dấu ngã được viết như thế nào? ( nét móc nằm ngang có đuôi
đi lên)
- Giáo viên yêu cầu học sinh tìm dấu ngã trong bộ chữ học tiếng
Việt.
- Hướng dẫn học sinh phát âm (ngã) -> Cô phát âm mẫu->Học
sinh phát âm cá nhân, nhóm.
- Giáo viên sửa lỗi phát âm cho học sinh.
d. Hoạt động 3: Ghép chữ và đọc tiếng.
Mục tiêu: Học sinh ghép được chữ bè, bẽ đọc được tiếng

bè, bẽ.
- Giáo viên yêu cầu học sinh lấy chữ ghép chữ be. Muốn có chữ
bè ta thêm thanh gì? ( thanh huyền). Vị trí thanh huyền đâu? ( trênở
ch e)ữ
ø
~
be bè bẽ
- So sánh hai chữ be và bè (giống nhau b, e. khác nhau dấu
huyền).
- Tiếng be có thanh ngang nên không có dấu, tiếng bè có thanh
huyền nên có dấu huyền.
- Hướng dẫn học sinh phát âm tiếng “ bè” Phân tích tiếng “ bè”
( cá nhân)
( tiếng “bè” có âm “ bờ” đứng trước âm “e” đứng sau, dấu
huyền ở trên âm e).
- Hướng dẫn học sinh cách đánh vần ( bờ-e-be- huyền - bè -> bè)
- Học sinh đánh vần cá nhân, nhóm, đồng thanh).
- Muốn có tiếng bẽ ta làm sao? -> Ghép tiếng bẽ -> phân tích,
đánh vần, đọc trơn.
- So sánh tiếng bè và tiếng bẽ -> Gọi vài em đọc để phân biệt sự
khác nhau giữa hai dấu thanh.
e.Hoạt động 4: Hướng dẫn viết dấu huyền, dấu ngã, chữ bè, chữ
bẽ.
Mục tiêu: Học sinh viết đúng, đẹp dấu huyền, dấu ngã, chữ
bè, chữ bẽ
- Dấu huyền được viết bằng nét gì? :Nét xiên trái
Giáo viên: Nguyễn Thị Chuộng ********************* Năm học : 2011 - 2012
9
Giáo án Lớp Một Tuần 2
Trang

- Giáo viên cho học sinh quan sát dấu huyền.
- Giáo viên vừa nói vừa viết dấu huyền cho học sinh quan sát.
- Học sinh viết dấu huyền vào bảng con-> Giáo viên quan sát,
hướng dẫn, giúp các em viết chưa được, chưa đúng, chưa đẹp.
- Gọi học sinh đọc dấu vừa viết được -> Cho học sinh viết lại vài
lần.
- Hướng dẫn viết và đọc dấu ngã ( tương tự dấu huyền)
- Hướng dẫn học sinh viết chữ “ bè” ( lưu ý nét nối từ b sang e,
dấu huyền đặt trên chữ e)
- Học sinh viết và đọc “ bè” ( cá nhân)
- Giáo viên quan sát, hướng dẫn, giúp các em viết chưa được,
chưa đúng, chưa đẹp.
- Hướng dẫn học sinh viết chữ “ bẽ”( lưu ý nét nối tư b sang e,
dấu ngã đặt trên chữ e)
- Học sinh viết và đọc “ bẽ” ( cá nhân)
- Giáo viên quan sát, hướng dẫn, giúp các em viết chưa được,
chưa đúng, chưa đẹp.
3. Củng cố, dặn dò:
- Hỏi bài vừa học.
- Dấu huyền được viết bằng nét gì? -> Dấu ngã được viết như
thế nào?
- Vị trí của dấu huyền, vị trí của dấu ngã?
- Tìm những tiếng có dấu huyền, dấu ngã. ( Học sinh thi đua tìm
tiếng). Giáo viên khen ngợi, động viên các em học tập.
- Về viết nhiều lần dấu huyền, dấu ngã vào bảng cho đẹp.
- Nhận xét tiết học.
Tiết 2. Bài : Dấu huyền, dấu ngã
1. Kiểm tra bài cũ
- Hỏi dấu vừa học.
- Dấu huyền được viết bằng nét gì? -> Dấu ngã được viết bằng

nét gì?
- Nhận xét
2. Bài mới: Luyện tập
a. Hoạt động 1: Luyện đọc
Mục tiêu: Học sinh nắm chắc khái niệm về dấu huyền và
thanh huyền; dấu ngã và thanh ngã.
Giáo viên: Nguyễn Thị Chuộng ********************* Năm học : 2011 - 2012
10
Giáo án Lớp Một Tuần 2
Trang
- Giáo viên cho học sinh lần lượt phát âm lại âm tiếng bè, bẽ( cá
nhân, nhóm, đồng thanh).
- Ghép chữ bè.
- Tiếng bè có thanh gì?
- Học sinh phân tích, đánh vần, đọc tiếng “bè” ( hình thức nối
tiếp-cá nhân)
- Ghép chữ bẽ.
- Tiếng bẽ có thanh gì?
- Học sinh phân tích, đánh vần, đọc tiếng “bẽ” ( hình thức nối
tiếp-cá nhân)
- Luyện đọc trên bảng lớp. dấu huyền, dấu ngã be, bè, bẽ
b. Hoạt động 2: Luyện viết
Mục tiêu: Học sinh tô đúng, đẹp chữ bè, bẽ trong vở tập
viết
- Giáo viên hướng dẫn học sinh cách để vở, cách cầm bút, tư thế
ngồi.
- Giáo viên tô mẫu chữ bè, vừa tô vừa nêu lại quy trình.
- Học sinh tô từng chữ theo yêu cầu của cô. ( lưu ý điểm đặt bút
và điểm dừng bút)
- Giáo viên quan sát, hướng dẫn, chỉnh sửa, rèn chữ viết cho học

sinh.
- Hướng dẫn học sinh tô “ bẽ” ( lưu ý nét nối từ b sang e, vị trí
dấu ngã)
- Giáo viên tô mẫu, học sinh quan sát.
- Tô theo hiệu lệnh của cô.
- Giáo viên quan sát, hướng dẫn, chỉnh sửa, rèn chữ viết cho học
sinh.
- Chấm điểm -> nhận xét bài viết.
c. Hoạt động 3: Luyện nói
Mục tiêu: Học sinh luyện nói theo chủ đề: bè.
- Giáo viên giới thiệu chủ đề nói-> Treo tranh cho học sinh quan
sát.
Giáo viên: Nguyễn Thị Chuộng ********************* Năm học : 2011 - 2012
11
Giáo án Lớp Một Tuần 2
Trang
- Học sinh thảo luận nhóm 4 ( thời gian 2
phút)
- Các nhóm trình bày kết quả -> Nhóm bạn
nhận xét
- Làm việc cá nhân, giáo viên hỏi, học sinh
trả lời
- Tranh vẽ gì? Cái bè
- Con có nhìn thấy cái bè chưa? Con thấy ở
đâu?
- Bè đi trên cạn hay dưới nước?
- Người ta dùng bè để làm gì?
- Con còn biết cái gì đi dưới nước nữa?
- Cái thuyền và cái bè khác nhau như thế nào?
- Những người trong bức tranh đang làm gì?

- Tại sao người ta không dùng thuyền mà lại dùng bè?
* Trò chơi: Ghép dấu thanh với tiếng. giáo viên yêu cầu học sinh
chọn một trong những dấu thanh đã học, ghép dấu thanh tùy ý
vào tiếng “ be”-> đọc và giải thích tiếng ghép được.
- Gọi học sinh đọc lại bài trên bảng lớp: Dấu huyền, dấu ngã, be,
bè, bẽ.
3. Củng cố, dặn dò:
- Hỏi tên bài?
- Dấu huyền, dấu ngã được viết bằng nét gì?
- Về viết lại dấu huyền , dấu ngã nhiều lần-> Chuẩn bị bài : be,
bè, bé, bẻ, bẽ, bẹ
- Nhận xét tiết học.


Thứ tư ngày 31 tháng 8 năm 2011
Môn : Toán
Tiết 6. Bài : CÁC SỐ 1, 2, 3
I-Mục tiêu: Giúp học sinh
- Nhận biết được số lượng các nhóm đồ vật có 1, 2, 3 đồ vật.
- Biết đọc, viết các chữ số 1, 2, 3 . Biết đếm 1, 2, 3 và đếm
ngược 3, 2, 1. Biết thứ tự của mỗi số 1,2,3.
- Giáo dục học sinh tư duy sáng tạo, chính xác khi học toán.
II- Đồ dùng dạy học:
- Một số nhóm đồ vật bằng hình vẽ có số lượng 1,2,3.
- Bộ thực hành toán.
Giáo viên: Nguyễn Thị Chuộng ********************* Năm học : 2011 - 2012
12
Giáo án Lớp Một Tuần 2
Trang
III- Các hoạt động dạy học:

1. Kiểm tra bài cũ:
- Hỏi tên bài cũ? ( luyện tập)
- Luyện tập củng cố kiến thức gì?
- Yêu cầu học sinh lựa chọn và sắp xếp các hình theo nhóm cùng
loại.
- Học sinh làm trên bảng lớp-> Học sinh nhận xét-> Giáo viên
nhận xét, cho điểm.
- Nhận xét phần kiểm tra
2. Bài mới:
- Giới thiệu bài
a. Hoạt động 1 : Giới thiệu các số 1, 2, 3.
* Mục tiêu: Nhận biết được số lượng các nhóm đồ vật có 1, 2, 3
đồ vật. Biết đọc, viết các chữ số 1, 2, 3
* Số 1
-Cho học sinh quan sát hình
- Nhóm thứ nhất có mấy con
chim? - Nhóm thứ hai có mấy
bạn gái?
- Lấy 1 hình vuông? 1 hình
tròn? 1 hình tam giác?
- Mỗi nhóm có mấy đồ vật?
- Tất cả các nhóm trên đều có
số lượng là mấy đồ vật?
1
- Cô có mấy chấm tròn?
- Để chỉ những nhóm có số lượng 1 đồ vật, ta dùng chữ số mấy?
- Giới thiệu chữ số 1 in, chữ số 1 viết.
- Hương dẫn học sinh viết chữ số 1.
-Giáo viên viết mẫu - Nêu quy trình viết -> học sinh viết bảng
con.

- Đọc số : một
* Số 2
- Cho học sinh quan sát hình.
- Nhóm thứ nhất có mấy
con mèo?
- Nhóm thứ hai có mấy
bạn?
- Lấy 2 hình vuông? 2 hình
tròn? 2 hình tam giác?
- Mỗi nhóm có mấy đồ vật?
- Tất cả các nhóm trên đều
có số lượng là mấy đồ vật?
2
Giáo viên: Nguyễn Thị Chuộng ********************* Năm học : 2011 - 2012
13
1
2
-
Giáo án Lớp Một Tuần 2
Trang
- Cô có mấy chấm tròn?
- Để chỉ những nhóm có số lượng 2 đồ vật, ta dùng chữ số mấy?
- Giới thiệu chữ số 2 in, chữ số 2 viết.
- Hương dẫn học sinh viết chữ số 2.
-Giáo viên viết mẫu - Nêu quy trình viết -> học sinh viết bảng
con.
- Đọc số : hai
* Số 3
- Cho học sinh quan sát hình
- Nhóm thứ nhất có mấy bông

hoa?
- Nhóm thứ hai có mấy bạn?
- Lấy 3 hình vuông? 3 hình
tròn? 3 que tính? -> đếm
- Mỗi nhóm có mấy đồ vật?
- Tất cả các nhóm trên đều có
số lượng là mấy đồ vật?
3
- Cô có mấy chấm tròn?
- Để chỉ những nhóm có số lượng 3 đồ vật, ta dùng chữ số mấy?
- Giới thiệu chữ số 3 in, chữ số 3 viết
- Hương dẫn học sinh viết chữ số 3.
-Giáo viên viết mẫu - Nêu quy trình viết -> học sinh viết bảng
con.
- Đọc số : ba
- Viết và đọc các số một, hai, ba.
b. Hoạt động 2: Đếm và đọc số theo thứ tự dãy số
* Mục tiêu: Biết đếm 1, 2, 3 và đếm ngược 3, 2, 1. Biết thứ tự
của số 1,2,3
- Giáo viên hỏi học sinh mỗi cột có mấy ô vuông -> Đếm -> Viết
chữ số tương ứng với mỗi cột-> Nhận biết thứ tự của các số
trong dãy số.

1 2 3 3 2 1
- Đọc số theo thứ tự từ bé đến lớn; từ lớn
đến bé.
c. Hoạt động 3: Luyện tập thực hành
*Bài tập 1. Viết các số 1, 2, 3 ( vở)
- Giáo vên nêu yêu cầu, hướng dẫn cách viết
- Học sinh viết vào vở -> mỗi chữ số 1 dòng

* Bài tập 2: Viết số vào ô trống ( bảng lớp)
- Giáo viên nêu yêu cầu -> hướng dẫn cách làm -> 3 nhóm lên
bảng thi đua điền số.
Giáo viên: Nguyễn Thị Chuộng ********************* Năm học : 2011 - 2012
1 2 2 1
1 2 3
3 2 1
14
3
Giáo án Lớp Một Tuần 2
Trang
- Nhận xét, tuyên dương
*Bài 3: Viết số hoặc vẽ chấm tròn thích hợp. ( sách toán trang
12)
- Học sinh viết hoặc vẽ số chấm tròn thích hợp
- Kiểm tra kết quả.
- Nhận xét
3. Củng cố, dặn dò:
- Hỏi tên bài?
- Đọc các số đã học theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại.
- Xem trước bài luyện tập
- Nhận xét tiết học.

Môn : Học vần
Tiết 1. Bài : be, bè, bé, bẻ, bẽ, bẹ
I. Mục tiêu: Giúp học sinh
Nhận biết được các âm, chữ e, b và các dấu thanh: sắc, huyền,
hỏi, ngã, nặng.
Đọc được tiếng be kết hợp với các dấu thanh: be, bè, bé, bẻ, bẽ,
bẹ. Trả lời 2 - 3 câu hỏi đơn giản về các bức tranh trong sách

giáo khoa. Phân biệt được các sự vật, sự việc, người được thể
hiện qua các tiếng khác nhau bởi dấu thanh.
- Tô được e, b, bé và các dấu thanh.
Giáo viên: Nguyễn Thị Chuộng ********************* Năm học : 2011 - 2012
3
2 1 3
15
Giáo án Lớp Một Tuần 2
Trang
- Giáo dục học sinh kĩ năng tự nhận thức, tư duy sáng tạo, tích cực
khi học môn tiếng Việt.
II. Đồ dùng dạy-học:
Bộ chữ học tiếng Việt, tranh minh họa
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Hỏi tên bài cũ? ( dấu huyền, dấu ngã); con học tiếng gì có dấu
huyền?( bè), tiếng gì có dấu ngã? ( bẽ)
- Dấu huyền được viết bằng nét gì? Dấu ngã viết như thế nào?
- Giáo viên đọc, học sinh viết bảng con: dấu huyền, dấu ngã,
be, bè, bẽ. Gọi học sinh đọc chữ viết được.
- Nhận xét
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- Trong tuần qua các con đã làm quen với một số chữ và các dấu
thanh tiếng Việt. Hôm nay chúng ta thử lại xem mình đã biết
được những gì rồi nhé!
- Các con đã học được những âm gì? dấu gì?
- Tiếng nào có các âm và dấu thanh đã học? be, bè, bé, bẻ, bẽ,
bẹ > Giáo viên ghi lên bảng các âm và dấu thanh .
- Giáo viên cho học sinh quan sát tranh

- Tranh vẽ gì? ( bé, bẹ, người bẻ ngô, bè).
- Mỗi tranh tương ứng với một tên gọi. mỗi tên gọi chỉ một sự
vật, sự việc, người và thể hiện qua sự khác nhau bởi các dấu
thanh.
- Giáo viên gọi học sinh đọc những từ bên cạnh hình vẽ. ( cá
nhân, nhóm, đồng thanh)
- Giáo viên giới thiệu và ghi tên bài: Ôn tập
- Gọi học sinh nhắc lại tên bài.
b. Hoạt động 1: Ôn tập
Mục tiêu: Học sinh nắm chắc âm, chữ e và ghép thành
tiếng be
- Giáo viên yêu cầu học sinh tìm chữ b, e trong bộ chữ học tiếng
Việt.
- Ghép thành tiếng be -> giáo viên viết vào khung trên bảng lớp
b e
Giáo viên: Nguyễn Thị Chuộng ********************* Năm học : 2011 - 2012
16
Giáo án Lớp Một Tuần 2
Trang
be
- Giáo viên gọi học sinh đọc : b- e- bờ-e-be-> be
- Học sinh đọc cá nhân, nhóm, đồng thanh.
- Giáo viên sửa lỗi phát âm cho học sinh.
c. Hoạt động 2 :Ôn các dấu thanh và ghép “ be” với các dấu
thanh thành tiếng.
Mục tiêu: Học sinh phân biệt được sự khác nhau của các
dấu thanh trong tiếng Việt
- Giáo viên treo bảng phụ
Ù
ø Û ~


be
- Gọi học sinh đọc các dấu thanh -> Đọc tiếng be ( cá nhân ->
nhóm-> đồng thanh)
- be thêm thanh huyền thì được tiếng gì? ( bè) -> Học sinh đọc
be-huyền-bè
- Giáo viên yêu cầu học sinh dùng chữ b, e và các dấu thanh lần
lượt ghép các chữ còn lại. Học sinh lần lượt ghép và đọc-> Giáo
viên ghi bảng:
Ù
ø Û ~

be bè bé bẻ bẽ bẹ
- Gọi học sinh chỉ bảng đọc theo thứ tự và không theo thứ tự.
- Giáo viên chỉnh sửa phát âm cho học sinh.
d. Hoạt động 3: Các từ cấu tạo từ e, b và các dấu thanh.
Mục tiêu: Học sinh đọc được và hiểu được nghĩa của các từ:
be be, bè bè, be bé
- Từ âm e, b và các dấu thanh, chúng ta có thể tạo ra các từ
khác nhau .Giáo viên lần lượt đính các từ chữ lên bảng: e, b
->be be : là tiếng kêu của con bê hay con dê con.
-> bè bè: to bành ra hai bên
-> be bé: Chỉ người hay vật nhỏ, xinh
xinh.
- Học sinh đánh vần, đọc trơn : e, b, be
be, bè bè, be bé ( cá nhân, nhóm, đồng
thanh).
e.Hoạt động 4: Hướng dẫn viết tiếng trên bảng con
Mục tiêu: Học sinh viết đúng, đẹp các tiếng: be, bè, bé, bẻ, bẽ,
bẹ.

Giáo viên: Nguyễn Thị Chuộng ********************* Năm học : 2011 - 2012
17
Giáo án Lớp Một Tuần 2
Trang
- Muốn viết tiếng be mình viết như thế nào? chữ b trước, chữ e
sau.
- Lưu ý điểm nào ? b nối sang e
- Giáo viên viết mẫu trên bảng lớp, học sinh quan sát, nhận xét.
-> viết bảng con lần
lượt các chữ be, bè, bé, bẻ, bẽ, bẹ-> đọc chữ viết được.
- Tổ 1: be be
- Tổ 2: bè bè
- Tổ 3: be bé
- Đọc theo tổ từ ngữ vừa viết được.
3. Củng cố, dặn dò:
- Hỏi bài vừa học. Tiếng viết có bao nhiêu dấu - thanh ? ( 5 dấu,
6 thanh)
- Học sinh đọc lại bài.
- Nhận xét tiết học.
Tiết 2. Bài : be, bè, bé, bẻ, bẽ, bẹ.
1. Kiểm tra bài cũ
- Tiếng viết có bao nhiêu dấu - thanh ? ( 5 dấu, 6 thanh)
- Từ chữ e, b và các dấu thanh ta có thể viết được những từ ngữ
nào?
- Nhận xét
2. Bài mới: Luyện tập
a. Hoạt động 1: Luyện đọc
Mục tiêu: Học sinh nắm chắc khái niệm thanh và dấu.
- Giáo viên cho học sinh đọc lại bài ở tiết 1 trên bảng lớp ( cá
nhân, nhóm, đồng thanh).

- Giáo viên chỉ theo thứ tự và không theo thứ tự cho học sinh
đọc. ( cá nhân, nhóm)
- Luyện đọc trong sách tiếng Việt ( cá nhân, nhóm, đồng thanh)
- Giáo viên lưu ý sửa lỗi phát âm cho học sinh, giúp các em đọc
chuẩn, chính xác.
b. Hoạt động 2: Luyện viết trong vở tập viết
Mục tiêu: Học sinh tô đúng, đẹp chữ be, bè, bé, bẻ, bẽ, bẹ.
trong vở tập viết
Giáo viên: Nguyễn Thị Chuộng ********************* Năm học : 2011 - 2012
18
e b
be bè bé bẻ bẽ bẹ
be be bè bè
be bé
Giáo án Lớp Một Tuần 2
Trang
- Giáo viên hướng dẫn học sinh cách để vở, cách cầm bút, tư thế
ngồi.
- Giáo viên tô mẫu chữ bè, vừa tô vừa nêu lại quy trình.
- Học sinh tô từng chữ theo yêu cầu của cô. ( lưu ý điểm đặt bút
và điểm dừng bút)
- Giáo viên quan sát, hướng dẫn, chỉnh sửa, rèn chữ viết cho học
sinh.
- Hướng dẫn học sinh tô “ be” ( lưu ý nét nối từ b sang e)
- Giáo viên tô mẫu, học sinh quan sát.
- Tô theo hiệu lệnh của cô.
- Các chữ còn lại tương tự, lưu ý các chỗ nối nét và vị trí dấu
thanh.
- Giáo viên quan sát, hướng dẫn, chỉnh sửa, rèn chữ viết cho học
sinh.

- Chấm điểm -> nhận xét bài viết.
c. Hoạt động 3: Luyện nói
Mục tiêu:Nắm chắc các dấu thanh. Phân biệt được sự vật,
sự việc, người qua các tiếng khác nhau bởi dấu thanh
- Treo tranh cho học sinh quan sát.
- Học sinh thảo luận nhóm 4 ( thời gian
2 phút)
- Các nhóm trình bày kết quả -> Nhóm
bạn nhận xét
- Làm việc cá nhân, giáo viên hỏi, học
sinh trả lời
- Tranh vẽ gì? ( dê, quả dưa, cỏ, vó, dế, quả dừa, cây cọ, tập
võ).
Giáo viên: Nguyễn Thị Chuộng ********************* Năm học : 2011 - 2012
19
Giáo án Lớp Một Tuần 2
Trang
- Con có nhìn thấy con vật, cây cỏ, đồ vật, người tập võ khi nào
chưa? Con thấy ở đâu?
- Con đã ăn quả dưa chưa?
- Quả dừa dùng để làm gì?
- Trong số các tranh này, con thích tranh nào nhất? Vì sao?
- Ở lớp mình có ai tập võ không? Tập võ để làm gì?
- Giáo viên chỉ vào tranh: Dê có thêm dấu sắc thành tiếng dế, cô
viết dấu sắc dưới bức tranh vẽ con dế. Bạn nào có thể lên bảng
viết các dấu thanh vào các bức tranh?
- Học sinh viết, học sinh và giáo viên nhận xét, khen ngợi những
em viết đúng, nhanh.
* Trò chơi: Tìm tranh ảnh phù hợp với từ ngữ. Giáo viên chia lớp
thành 2 nhóm, mổi nhóm được trang bị một số tấm bìa ghi từ

ngữ và một số tranh ảnh. Nhóm 1 chọn từ ngữ đưa lên -> Nhóm
2 phải tìm được tranh ảnh phù hợp với từ ngữ đó. ( ví dụ: Nhóm
1 lấy từ “ bẻ” -> Nhóm 2 lấy tranh “ bẻ ngô”…)
- Gọi học sinh đọc lại bài trên bảng lớp.
3. Củng cố, dặn dò:
- Hỏi tên bài?
- Tiếng viết có bao nhiêu dấu - thanh?
- Về đọc lại bài nhiều lần-> Chuẩn bị bài : ê, v.
- Nhận xét tiết học.


Thứ năm ngày 1 tháng 9 năm 2011
Môn : Toán
Tiết 7. Bài LUYỆN TẬP
I- Mục tiêu:
- Giúp học sinh củng cố về nhận biết được số lượng 1, 2, 3
- Đọc, viết, đếm các số 1, 2, 3
- Giáo dục học sinh tư duy sáng tạo, chính xác khi học toán.
II- Các hoạt động dạy – học:
1. Bài cũ
- Hỏi tên bài cũ? ( các số 1, 2, 3)
- Giáo viên yêu cầu học sinh đếm que tính
- Viết bảng con các số 1, 2, 3
- Nhận xét
2. Bài mới
- Giới thiệu bài : Luyện tập
a. Hoạt động 1: Làm bài tập 1
* Mục tiêu: Củng cố về nhận biết được số lượng 1, 2, 3
Giáo viên: Nguyễn Thị Chuộng ********************* Năm học : 2011 - 2012
20

Giáo án Lớp Một Tuần 2
Trang
Bài 1: Điền số
+ Nêu yêu cầu -> cá nhân ( làm trong phiếu)
- Chấm điểm 1 số phiếu -> nhận xét
- Bài tập 1 củng cố kiến thức gì? ( Nhận biết số lượng 1, 2, 3)
b. Hoạt động 2: Làm bài tập 2 ( làm trên bảng lớp)
* Mục tiêu: Củng cố về đọc, viết, đếm và thứ tự các số 1, 2, 3
+ Nêu yêu cầu -> thực hiện nhóm -> trình bày kết quả -> nhận
xét.



- Bài tập 2 củng cố kiến
thức gì?
3.Củng cố, dặn dò:
- Hỏi tên bài?
- Luyện tập củng cố kiến thức gì?
- Xem trước bài : Các số 1, 2, 3, 4, 5.
Nhận xét.

Môn : Học vần
Tiết 1. Bài : ê, v
I. Mục tiêu: Giúp học sinh
* - Đọc được ê, v, bê, ve; từ : bê, bề, bế; câu: Bé vẽ bê
* Viết được ê, v, bê, ve ( ½ số dòng quy định trong vở tập viết 1,
tập 1). Học sinh khá giỏi viết được đủ số dòng quy định trong vở
tập viết 1, tập 1 và bước đầu nhận biết nghĩa một số từ ngữ
thông dụng qua tranh minh họa ở sách giáo khoa.
- Giáo dục học sinh kĩ năng tự nhận thức, tư duy sáng tạo, tích cực

khi học môn tiếng Việt.
II. Đồ dùng dạy-học:
Bộ chữ học tiếng Việt, tranh minh họa
Giáo viên: Nguyễn Thị Chuộng ********************* Năm học : 2011 - 2012
INC
LUDEP
ICTUR
E "ht
tp://
t2.gs
tatic
.com/
image
s?q=t
bn:MQ
eefkV
ErzdE
CM:ht
tp://
cangu
daidu
ong.f
ood.o
ffice
live.
com/i
mages
/IMG_
0440.
JPG"

\* ME
RGEFO
RMATI
NET

2 1
1 2 3
3 1
3 2
1 2
1
21
2 3 1 3 3
Giáo án Lớp Một Tuần 2
Trang
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Hỏi tên bài cũ? Tiếng việt có mấy dấu - thanh?
- Viết và đọc : be, bè, bé, bẻ, bẽ, bẹ.
- Nhận xét
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- Giáo viên cho học sinh quan sát tranh
- Tranh vẽ gì? ( bê)
- Giáo viên: Bê là con bò con
- cô viết chữ bê ở dưới tranh.
- Chữ “ bê” có âm gì chúng ta đã học rồi? (
b)
- Còn lại âm mới là âm “ ê” hôm nay
chúng ta sẽ học.

- Giáo viên viết tên bài : ê
- Gọi học sinh nhắc lại tên bài học.
b. Hoạt động 1: Dạy chữ ghi âm ê
Mục tiêu: Học sinh nắm chắc âm, chữ ê, và ghép thành
tiếng bê.
- Giáo viên yêu cầu học sinh tìm chữ ê trong bộ chữ học tiếng
Việt.
- Chữ ê có gì giống ( khác) so với chữ e chúng ta đã học?
- Hướng dẫn học sinh phát âm ê ( cá nhân, nhóm)
c. Hoạt động 2: ghép âm thành tiếng
Mục tiêu: Học sinh biết ghép âm b,ê để tạo thành tiếng “
bê” , biết phân tích cấu tạo, đánh vần và đọc tiếng bê.
- Giáo viên yêu cầu học sinh ghép thêm âm b vào trước âm ê. Ta
sẽ được tiếng gì? ( bê)
- Gọi học sinh phân tích cấu tạo tiếng “ bê” ( tiếng bê có âm bờ
đứng trước, âm ê đứng sau, thanh ngang)
- Đánh vần và đọc tiếng bê ( bờ-ê-bê-bê) ( cá nhân, nhóm, đồng
thanh)
d. Hoạt động 3: Hướng dẫn viết chữ
Mục tiêu: Học sinh viết được chữ ê, bê.
- Âm ê được viết bằng chữ gì? ( ê)
- Học sinh quan sát chữ mẫu. Chữ ê có độ cao mấy ô li? ( 2 ô li)
Giáo viên: Nguyễn Thị Chuộng ********************* Năm học : 2011 - 2012
22
Giáo án Lớp Một Tuần 2
Trang
- Giáo viên viết mẫu trên bảng vừa viết vừa hướng dẫn quy
trình: Chữ ê được viết giống như chữ e và có thêm dấu mẽ trên
chữ e. Chiều ngang của dấu mũ không rộng hơn chiều ngang
chữ e, dấu mũ không chạm vào đường kẻ ngang đầu chữ e.

- Học sinh viết vào bảng con chữ ê -> đọc.
- Hướng dẫn học sinh viết tiếng “ bê”: để viết tiếng bê ta viết
âm b trước âm ê sau, lưu ý nối liền nét giữa b và ê. ( giáo viên
vừa nói vùa viết mẫu)
- Học sinh viết vào bảng con “bê” -> đọc.
- Giáo viên yêu cầu học sinh thêm dấu thanh để tạo thành tiếng
mới-> đọc tiếng viết được.
e.Hoạt động 1: Dạy chữ v ( tương tự ê)
- So sánh chữ v/b
- Giáo viên đính lên bảng các chữ: bê, bế, bế; ve, vè, vẽ.
- Học sinh đọc cá nhân, nhóm, đồng thanh.
3. Củng cố:
- Học sinh đọc lại toàn bài
Tiết 2. Bài: ê, v
1. Kiểm tra bài cũ
- Hỏi âm, chữ mới học ở tiết 1 ( ê - bê; v- ve)
- Viết bảng con: ê, v ; bê, ve
- Nhận xét
2. Bài mới:
a. Hoạt động 1: Luyện đọc
* Mục tiêu: Học sinh đọc được các âm chữ, từ ngữ đã học ở tiết 1
và câu ứng dụng
- Học sinh đọc : ê, bê, v, ve ; bê, bế, bế; ve, vè, vẽ. -> cá nhân,
đồng thanh.
- Quan sát tranh:
- Giới thiệu câu ứng dụng: “ bé vẽ bê”- Học
sinh đọc câu ( cá nhân, nhóm) -> Tìm và chỉ
ra tiếng có âm mới học -> phân tích, đánh
vần, đọc tiếng -> đọc câu.
b. Hoạt động 2: Luyện viết

* Mục tiêu: Học sinh viết đúng, đẹp các chữ
ê, b, bê, ve trong vở tập viết 1 tập 1
- Học sinh quan sát chữ mẫu trên bảng lớp.
- Giáo viên hướng dẫn cách viết và viết mẫu.
- Học sinh viết theo yêu cầu của giáo viên ( lưu ý độ cao,
khoảng cách giữa các chữ)
c. Hoạt động 2 : Luyện nói
* Mục tiêu: Học sinh nói được 2 - 3 câu theo chủ đề “ bế bé”.
- Nêu tên chủ đề nói
Giáo viên: Nguyễn Thị Chuộng ********************* Năm học : 2011 - 2012
23
Giáo án Lớp Một Tuần 2
Trang
- Gợi ý quan sát tranh ( quan sát, thảo
luận)
- Từng nhóm trình bày
+ Ai đang bế em bé ?
+ Em bé vui hay buồn? Tại sao ?
+ Mẹ thường làm gì khi bế bé? Còn em
bé nũng nịu mẹ như thế nào?
- Giáo dục tư tưởng: mẹ vất vả chăm sóc
chúng ta, chúng ta phải học thật giỏi để
mẹ vui lòng.
3.Củng cố, dặn dò:
- Trò chơi nhận diện âm ê, v
- Đọc sách giáo khoa
- Về đọc bài
- Xem trước bài l,h
- Nhận xét



Thứ sáu ngày 2 tháng 9 năm 2011
Môn : Toán
Tiết 8. CÁC SỐ 1, 2, 3, 4, 5.
I- Mục tiêu : Giúp học sinh biết:
- Nhận biết được số lượng các nhóm đồ vật từ 1 đến 5 đồ vật.
- Biết đọc, viết các chữ số 4, 5. Đếm được các số từ 1 đến 5 và
đếm ngược lại từ 5 đến 1. Biết thứ tự của mỗi số 1,2,3,4,5.
- Tích cực, sáng tạo, chính xác khi học toán
II- Đồ dùng dạy học:
- Hình vẽ trong sách giáo khoa. Bộ đồ dùng học toán
III- Các hoạt động dạy học:
1- Bài cũ:
- Trò chơi tìm số nhanh
- Giáo viên đưa bảng có ghi các số (1, 2, 3), học sinh tìm hình/
đồ vật có số lượng đồ vật tương ứng.
- Nhận xét
2- Bài mới:
- Giới thiệu bài: Các số 1, 2, 3, 4, 5.
a.Hoạt động 1: Giới thiệu các số 4, 5
Mục tiêu: Nhận biết được số lượng các nhóm đồ vật từ 1 đến 5
đồ vật.
* Số 4:
- Cho học sinh quan sát các
nhóm đồ vật.
- Nêu số lượng đồ vật có trong
hình.
- ( 1 cái nhà, 2 chiếc xe, 3 con ngựa)
- Tiếp tục cho học sinh quan sát hình
- Nhóm thứ nhất có mấy bạn? Đếm

Giáo viên: Nguyễn Thị Chuộng ********************* Năm học : 2011 - 2012
24
Giáo án Lớp Một Tuần 2
Trang
- Nhóm thứ hai có cái kèn? Đếm
- Lấy 4 hình vuông? 4 hình tròn? 4 que tính? -> đếm
- Mỗi nhóm có mấy đồ vật? 4
- Tất cả các nhóm trên đều có số lượng là mấy đồ vật?4
4
- Cô có mấy chấm tròn?
- Để chỉ những nhóm có số lượng 4 đồ vật, ta dùng chữ số mấy?
- Giới thiệu chữ số 4 in, chữ số 4 viết
- Hương dẫn học sinh viết chữ số 4.
-Giáo viên viết mẫu - Nêu quy trình viết -> học sinh viết bảng
con.
- Đọc số : bốn
b.Hoạt động 2: Giới thiệu các số 5 ( tương tự số 4)
- Giáo viên đọc, học sinh viết các
số 1,2,3,4,5; 5,4,3,2,1
- So sánh các số trong dãy từ 1-
>5
c. Hoạt động 3: Đếm và đọc số
theo thứ tự dãy số
* Mục tiêu: Biết đếm 1, 2, 3,4 5 và đếm ngược 5, 4,3, 2, 1. Biết
thứ tự của số 1, 2, 3, 4, 5
- Giáo viên hỏi học sinh mỗi cột có mấy ô vuông -> Đếm -> Viết
chữ số tương ứng với mỗi cột-> Nhận biết thứ tự của các số
trong dãy số.



1 2 3 4 5 5 4 3 2 1
1 2 3 4 5

- Viết số, đọc số theo
thứ tự từ bé đến lớn; từ lớn đến bé.
c. Hoạt động 2: Luyện tập thực hành
- Bài 1: Viết số vào vở các chữ số 4, 5
- Học sinh viết mỗi chữ số 1 dòng
- Bài 2: Số ?
- Giáo viên nêu yêu cầu -> Học sinh làm vào phiếu học toán
Giáo viên: Nguyễn Thị Chuộng ********************* Năm học : 2011 - 2012
5 4 3 2 1
1 3 5
5 2
25
4

×