Tải bản đầy đủ (.ppt) (23 trang)

CHUYÊN ĐỀ: GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (504.58 KB, 23 trang )

10/19/14 GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG TRONG NHÀ TRƯỜNG 1

Triệu Phong, ngày 08 đến 10 tháng 8 năm 2011
BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN HÈ 2011
10/19/14 GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG TRONG NHÀ TRƯỜNG 2

I-KHÁI NIỆM VỀ KỸ NĂNG SỐNG
1/ Thế nào là kỹ năng ?
2/ Kỹ năng sống là gì ?
3/ Quá trình hình thành KNS diễn ra ở đâu ?
Thảo luận nhóm 3
5 phút
10 phút
Giao việc: Các nhóm thảo luận và ghi kết quả lên giấy A3.
Hoạt động cả lớp
Hoạt động cả lớp
10/19/14 GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG TRONG NHÀ TRƯỜNG 3

Kỹ năng là năng lực làm cái gì đó .
Là khả năng vận dụng những kiến thức thu nhận
được trong một lĩnh vực nào đó vào thực tế
(Từ điển Tiếng Việt – Nhà xuất bản giáo dục năm 1994)
Có thể nói: Kỹ năng là khả năng thực hiện một công
việc nhất định, trong một hoàn cảnh, điều kiện nhất định, đạt
được một chỉ tiêu nhất định.
Kỹ năng không bị hạn chế bởi khả năng của trẻ. Học
sinh có thể bổ sung bằng các hoạt động hàng ngày.
KHÁI NIỆM VỀ KỸ NĂNG
@
10/19/14 GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG TRONG NHÀ TRƯỜNG 4


Theo Tổ chức văn hoá, KH & GD LHQ (UNESCO)
1- Học để biết : gồm các kĩ năng tư duy như giải quyết vấn đề, tư
duy phê phán, ra quyết định, nhận thức được hậu quả…
2- Học làm người: gồm các kĩ năng ứng phó với căng thẳng, cảm
xúc, tự nhận thức, tự tin…
3- Học để sống với người khác: gồm các kĩ năng xã hội như
giao tiếp, thương lượng, tự khẳng định, hợp tác, làm việc theo
nhóm, tự cảm thông
4- Học để làm: gồm các kĩ năng thực hiện công việc và các nhiệm
vụ như kĩ năng đặt mục tiêu, đảm nhận trách nhiệm
KỸ NĂNG SỐNG
5
10/19/14 GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG TRONG NHÀ TRƯỜNG 5

1.Kỹ năng sống là tất cả những kỹ năng cần có giúp người
ta học tập, làm việc có hiệu quả hơn, sống tốt hơn. Có hàng trăm
KNS khác nhau. Tuỳ theo hoàn cảnh, môi trường sống, điều kiện
sống mà người ta cần dạy cho trẻ em những kỹ năng thiết yếu
khác nhau.
2.Kỹ năng sống là những kỹ năng tâm lý – xã hội cơ bản
giúp cho cá nhân tồn tại và thích ứng trong cuộc sống, giúp cho
cá nhân vững vàng trước cuộc sống có nhiều thách thức nhưng
cũng nhiều cơ hội trong thực tại…
3.Kỹ năng sống đơn giản là tất cả điều cần thiết chúng ta
phải biết để có được khả năng thích ứng với những thay đổi diễn
ra hằng ngày trong cuộc sống.
KỸ NĂNG SỐNG
6
10/19/14 GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG TRONG NHÀ TRƯỜNG 6


Kỹ năng sống là khả năng làm chủ bản thân
của mỗi người, khả năng ứng xử phù hợp với
người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích
cực trước các tình huống cuộc sống.
KẾT LUẬN
Kỹ năng sống vừa mang tính cá nhân vừa mang tính
xã hội:
+ Phụ thuộc vào khả năng của từng cá nhân.
+ Chịu ảnh hưởng của truyền thống, gia đình, cộng đồng,
dân tộc và giai đoạn phát triển của lịch sử.
@
10/19/14 GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG TRONG NHÀ TRƯỜNG 7

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH KNS DIỄN RA Ở ĐÂU ?
Kỹ năng sống có thể hình thành tự nhiên, học được từ
những trải nghiệm của cuộc sống và do giáo dục mà có.
Kỹ năng sống cần cho suốt cả cuộc đời và luôn luôn được
bổ sung, nâng cấp để phù hợp với sự thay đổi của cuộc sống biến
động. Người trưởng thành cũng vẫn cần học kỹ năng sống.
Không phải đợi đến lúc được học kỹ năng sống một con
người mới có những kỹ năng sống đầu tiên.
Chính cuộc đời, những trải nghiệm, va vấp, thành công và
thất bại giúp con người có được bài học quý giá về kỹ năng sống.
Tuy nhiên, nếu được dạy dỗ từ sớm, con người sẽ rút
ngắn thời gian học hỏi qua trải nghiệm, sẽ thành công hơn.
10/19/14 GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG TRONG NHÀ TRƯỜNG 8

"Hãy nhìn vào các sự kiện và hiện tượng: tội phạm trẻ vị
thành niên đang gia tăng; hành vi ứng xử tiêu cực khi các em gặp
phải sự cố bất thường nho nhỏ trong cuộc sống; học sinh 18 tuổi

tốt nghiệp THPT không biết lựa chọn cho mình hướng đi nào
Để tồn tại và phát triển, con người cần đứng vững và bước
vững chắc trên đôi chân của mình và cần có kỹ năng sống”
(Chuyên gia tâm lý: Phan Thị Lạc).
“Những năm gần đây, dường như có sự bùng phát hiện
tượng học sinh phổ thông nghiện thuốc lá, uống rượu, tiêm chích
ma túy, quan hệ tình dục sớm ; thậm chí là tự sát khi gặp vướng
mắc trong cuộc sống hay học tập, một phần lớn là do các em thiếu
các kỹ năng sống”.
(TS Trần Văn Dần - ĐH Y Hà Nội)
NHẬN ĐỊNH CỦA MỘT SỐ CHUYÊN GIA VỀ KỸ NĂNG SỐNG
9- Sự cần thiết GD KNS
10/19/14 GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG TRONG NHÀ TRƯỜNG 9

Giáo dục kỹ năng sống chính là giáo dục cho học sinh ý
thức được giá trị của bản thân trong mối quan hệ xã hội, từ đó
từng cá nhân mới có được niềm tin vào bản thân, vào xã hội và
cuộc sống.
Giáo dục kỹ năng sống là giáo dục những hiểu biết,
hành vi, thói quen ứng xử xã hội sao cho có văn hóa, hiểu biết
và chấp hành luật pháp.
Giáo dục kỹ năng sống, tựu trung lại là giáo dục làm
người - những con người có thể thích ứng với nhiều hoàn
cảnh và đòi hỏi khác nhau của cuộc sống.
10- Sự cần thiết GD KNS
10/19/14 GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG TRONG NHÀ TRƯỜNG 10

Chỉ chú trọng trang bị cho học sinh toàn những
kiến thức chuyên môn mà lãng quên đi các kiến thức, kĩ năng
sống hết sức cần thiết cho con trẻ khi bước vào cuộc sống, trong

tình hình thực tế đầy phức tạp, nhiều cám dỗ hiện nay là sai lầm,
khập khểnh, không thể chấp nhận được.
Nhà trường là nơi diễn ra cuộc sống thực của trẻ, Do vậy
kỹ năng sống là sản phẩm bắt buộc có của giáo dục nhà trường.
Nó không phải là môn học. Nó bao trùm toàn bộ các môn học và
hoạt động giáo dục.
Chính chúng ta, nền giáo dục của ta có lỗi với các thế hệ
học sinh.
11-Nội dung GD KNS
10/19/14 GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG TRONG NHÀ TRƯỜNG 11

III/ NỘI DUNG GIÁO DỤC KNS CHO HS TRONG TRƯỜNG PT
1.Kỹ năng tự nhận thức 7.Kỹ năng lắng nghe tích cực
2.Kỹ năng xác định giá trị 8.KN thể hiện sự cảm thông
3.Kỹ năng kiểm soát cảm xúc 9.Kỹ năng thương lượng
4.KN ứng phó với căng thẳng 10.KN giải quyết mâu thuẫn
5.Kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ 11.Kỹ năng hợp tác
6.Kỹ năng thể hiện sự tự tin 12.Kỹ năng tư duy phê phán
12-Nội dung GD KNS
10/19/14 GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG TRONG NHÀ TRƯỜNG 12

13.Kỹ năng giao tiếp 18.KN đảm nhận trách nhiệm
14.Kỹ năng tư duy sáng tạo 19.Kỹ năng đặt mục tiêu
15.Kỹ năng ra quyết định 20.Kỹ năng quản lý thời gian
16.KN giải quyết vấn đề 21.KN tìm kiếm và xử lý T.tin
17.Kỹ năng kiên định
III/ NỘI DUNG GIÁO DỤC KNS CHO HS TRONG TRƯỜNG PT
13-Nguyên tắc GD KNS
10/19/14 GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG TRONG NHÀ TRƯỜNG 13


IV/ NGUYÊN TẮC GD KNS CHO HỌC SINH TRONG TRƯỜNG PT
1.Tương tác: Thông qua các hoạt động tương tác, HS có dịp thể
hiện ý tưởng của mình, xem xét ý tưởng người khác. Đây là cơ hội
GD KNS cho HS có hiệu quả nhất.
2.Trải nghiệm: HS được trải nghiệm qua các tình huống thực tế,
các em được tự làm, được hành động trong các tình huống đó chứ
không chỉ nói về tình huống đó.
3.Tiến trình: Nhận thức – Hình
thành thái độ - Thay đổi hành vi
(Mỗi yếu tố có thể khởi đầu một
chu trình mới)
Nhận thức Thái độ
Hành vi
14-Nguyên tắc GD KNS
10/19/14 GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG TRONG NHÀ TRƯỜNG 14

IV/ NGUYÊN TẮC GD KNS CHO HỌC SINH TRONG TRƯỜNG PT
4.Thay đổi hành vi (theo hướng tích cực): Thúc đẩy người học thay
đổi hay định hướng lại các giá trị, thái độ và hành động của mình.
Đây là quá trình không dễ dàng, đòi hỏi GV phải kiên trì, duy trì
hành vi mới và thói quen mới. GV cần tạo cơ hội cho HS tự tóm tắt
những ghi nhận cho bản thân.
5.Thời gian – môi trường giáo dục:
+ Thời gian: Mọi lúc, mọi nơi, càng sớm càng tốt.
+ Môi trường: Gia đình, nhà trường, cộng đồng. Người tổ chức GD
KNS có thể là bố mẹ, thầy cô, bạn cùng học hay các thành viên
cộng đồng. Trong nhà trường được thực hiện trong tất cả mọi hoạt
động của nhà trường.
15- Lưu ý 15- 18
10/19/14 GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG TRONG NHÀ TRƯỜNG 15


V/ LƯU Ý KHI THIẾT KẾ BÀI HỌC ĐỂ TĂNG CƯỜNG GIÁO
DỤC KỸ NĂNG SỐNG QUA CÁC MÔN HỌC CHÍNH KHOÁ
Khi thiết kế bài học giáo viên cần lưu ý vấn đề gì để các
em được LÀM để học, được TRẢI NGHIỆM như trong cuộc
sống thực:
1. Hiểu rõ mục tiêu của bài: cần hình thành cái gì cho
HS (Kiến thức, thái độ, kỹ năng gì). Mục tiêu càng cụ thể bao
nhiêu càng dễ thực hiện bấy nhiêu.
2. Dựa vào mục tiêu của bài mà sử dụng phương
pháp, hình thức dạy học phù hợp.
10/19/14 GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG TRONG NHÀ TRƯỜNG 16

3. Thiết kế bài học thành các việc làm của học sinh
và việc làm của giáo viên, nhưng nhớ rằng việc làm của GV
chỉ để phục vụ cho việc làm của HS.
4. Mỗi việc làm phải nảy sinh từ một tình huống
thực của cuộc sống, luôn có tính thách đố, khơi gợi tò mò,
kích thích chú ý.
5. Mỗi việc làm phải cho ra một sản phẩm cụ thể.
Mục tiêu chung của toàn bài đạt được thông qua mục tiêu
của từng việc làm, của từng sản phẩm đạt được của từng
chặng nhỏ.
V/ LƯU Ý KHI THIẾT KẾ BÀI HỌC ĐỂ TĂNG CƯỜNG GIÁO
DỤC KỸ NĂNG SỐNG QUA CÁC MÔN HỌC CHÍNH KHOÁ
10/19/14 GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG TRONG NHÀ TRƯỜNG 17

6. Mỗi việc làm được diễn ra trong một khoảng thời
gian nhất định. Tổng số thời gian của các việc làm bằng thời
gian của một tiết học.

7. Mỗi việc làm đều phải có Mẫu. Học sinh được làm
trên cơ sở hướng dẫn của giáo viên theo Mẫu cho sẵn.
Không làm mò, không chỉ miêu tả về Mẫu hay về sản phẩm,
mà phải làm ra sản phẩm theo Mẫu qui định. Mẫu không phải
là “Câu trả lời sẵn” mà là cái đích cần đạt và các thao tác để
đi đến đích.
8. Mỗi Việc làm lại bao gồm nhiều thao tác (chia nhỏ
việc làm thành các thao tác) .
V/ LƯU Ý KHI THIẾT KẾ BÀI HỌC ĐỂ TĂNG CƯỜNG GIÁO
DỤC KỸ NĂNG SỐNG QUA CÁC MÔN HỌC CHÍNH KHOÁ
10/19/14 GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG TRONG NHÀ TRƯỜNG 18

9. Trật tự các việc làm cần từ dễ đến khó, từ làm bằng tay
đến làm bằng lời nói, từ phân tích một ví dụ cụ thể tới việc khái
quát hóa cho nhiều ví dụ tương tự, phổ biến.
10. Các việc làm cần huy động được càng nhều giác quan
tham gia càng tốt: mắt nhìn, tai nghe, tay làm, miệng nói, chân chạy
11. Các việc làm thông qua trò chơi, đóng vai, mô phỏng,
trao đổi, thảo luận, hợp tác theo nhóm sẽ làm cho giờ học
thêm hấp dẫn, thú vị, sẽ tăng cường khả năng phối hợp, chia sẻ với
nhau trong công việc của trẻ.
12. Để làm được các việc ấy, học sinh cần các thiết bị, các
đồ dùng, vật dụng gì. GV cần chuẩn bị trước hoặc nhắc HS chuẩn
bị trước mỗi giờ học.
V/ LƯU Ý KHI THIẾT KẾ BÀI HỌC ĐỂ TĂNG CƯỜNG GIÁO
DỤC KỸ NĂNG SỐNG QUA CÁC MÔN HỌC CHÍNH KHOÁ
10/19/14 GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG TRONG NHÀ TRƯỜNG 19

VI/ THỰC HÀNH: THIẾT KẾ BÀI HỌC “LẬP THỜI GIAN BIỂU”
+ Thời gian: 1 tiết học

+ Đối tượng: Học sinh lớp 3,4, 5.
+ Địa điểm: Trong lớp học .
Giao việc: Các nhóm thực hành thiết kế bài học “Lập
thời gian biểu” bằng các hoạt động cụ thể nhằm giáo dục
kỹ năng sống cho học sinh.
Các nhóm thực hành và trưng bày sản phẩm
Đại diện nhóm trình bày trước lớp.
Nhóm khác nhận xét bổ sung.
Thảo luận 5 nhóm
10/19/14 GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG TRONG NHÀ TRƯỜNG 20

Lập thời gian biểu là hình thức lập kế hoạch công việc.
Nếu lập kế hoạch và thực hiện được kế hoạch là các em
bắt đầu biết quản lý thời gian.
Bảng thời gian biểu tùy thuộc vào công việc, lịch học của
từng cá nhân. Vì vậy các em nên căn cứ vào lịch học và điều
kiện cụ thể của gia đình mình để lập thời gian biểu sao cho hợp
lý và dễ thực hiện nhất. Các mốc thời gian cũng vậy, có thể thêm
bớt tùy theo yêu cầu của từng công việc.
Khi lập thời gian biểu cũng là cơ hội nhắc nhở các em
tham gia vào công việc chung của gia đình cũng như thỏa mãn
công việc của cá nhân mình, cần sắp xếp thời gian sao cho hợp
lý để làm được những công việc mà mình yêu thích.
10/19/14 GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG TRONG NHÀ TRƯỜNG 21

KIẾN THỨC
KỸ NĂNG
THÁI
ĐỘ?
@

10/19/14 GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG TRONG NHÀ TRƯỜNG 22

KIẾN THỨC
KỸ NĂNG
THÁI
ĐỘ
@
10/19/14 GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG TRONG NHÀ TRƯỜNG 23

×