BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
0O0
VÕ NHƯ PHÚC
“ỨNG DỤNG CHẤT ĐIỀU HÒA SINH TRƯỞNG GÓP
PHẦN LÀM QUẢ CÀ PHÊ VỐI CHÍN TẬP
TRUNG TẠI GIALAI”
LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG HỌC
BUÔN MA THUỘT, 12/2011
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
0O0
VÕ NHƯ PHÚC
“ỨNG DỤNG CHẤT ĐIỀU HÒA SINH TRƯỞNG GÓP
PHẦN LÀM QUẢ CÀ PHÊ VỐI CHÍN TẬP
TRUNG TẠI GIA LAI”.
Chuyên ngành: Trồng trọt
Mã số: 60 62 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG HỌC
Cán bộ hướng dẫn Hội ñồng chấm Luận văn
TS. GVC. PHAN VĂN TÂN
BUÔN MA THUỘT -12/ 2011
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa ñược ai công bố trong bất
kỳ một công trình nào khác.
Người cam ñoan
Võ Như Phúc
ii
LỜI CẢM ƠN
Xin chân thành cảm ơn:
- Ban Giám hiệu, Khoa Nông Lâm nghiệp, Phòng Đào tạo Sau Đại học, quí
Thầy, Cô và Cán bộ nhân viên Ký túc xá Lào Trường Đại học Tây Nguyên ñã
tận tình giảng dạy và tạo mọi ñiều kiện thuận lợi ñể tôi hoàn thành nhiệm vụ
trong suốt thời gian học tập.
- TS. GVC. Phan Văn Tân, Phó Chủ nhiệm Khoa Nông Lâm nghiệp,
Trường Đại học Tây Nguyên ñã tận tình hướng dẫn, giúp ñỡ tôi trong suốt quá
trình thực hiện luận văn.
- TS. Trịnh Đức Minh – Phó Giám ñốc Sở KHCN tỉnh Đắk Lắk.
- TS. Lâm Thị Bích Lệ, TS. Nguyễn Văn Sanh - Khoa Nông Lâm nghiệp,
Trường Đại học Tây Nguyên ñã xem xét và góp ý cho tôi trong quá trình viết và
chỉnh sửa luận văn.
- Cán bộ Công nhân viên Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm thủy lợi Nông
lâm nghiệp Gialai (WASI_GL), Sở Khoa học và Công nghệ Gia Lai, Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn Gia Lai, Trạm khuyến nông huyện Chư Sê,
Phòng Kinh tế thành phố Pleiku, UBND thị trấn Chư Sê (Chư Sê), xã Trà Đa
(Pleiku) ñã giúp ñỡ tôi trong suốt quá trình tổ chức các Thí nghiệm phục vụ cho
ñề tài này.
- Các ñồng nghiệp, bạn bè và gia ñình ñã tạo ñiều kiện, giúp ñỡ, ñộng viên
tôi thực hiện ñề tài.
- Các ông, bà: Nguyễn Văn Thiện (xã Trà Đa, Pleiku), Lê Thị Tươi (Thị
trấn Chư Sê), tỉnh Gia Lai ñã cùng tham gia và hợp tác tích cực với chúng tôi
trong suốt quá trình bố trí, thực hiện và quan trắc các chỉ tiêu trên ñồng ruộng
trong suốt quá trình thực hiện ñề tài.
Pleiku, ngày tháng năm 2011
Tác giả luận văn
Võ Như Phúc
iii
MỤC LỤC
Mở ñầu
1. Sự cần thiết thực hiện ñề tài . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 1
2. Mục tiêu của ñề tài . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 3
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiển của ñề tài . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 3
4. Giới hạn ñề tài . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 4
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Tổng quan về cây cà phê Robusta . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 5
1.2 Sinh lý ra hoa, ñậu quả . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 6
1.3 Quá trình hình thành quả và hạt cà phê . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 8
1.4 Chất ñiều hòa sinh trưởng (hormone thực vật) có liên quan ñến việc ra
hoa và chín của cà phê . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .10
1.5 Giống cà phê và vấn ñề chín tập trung. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 15
1.6 Kỹ thuật canh tác ảnh hưởng ñến chín tập trung . . . . . . . . . . . . . 15
1.7 Các nghiên cứu trong nước về ra hoa. ñậu quả. sự chín của quả cà phê vối
16
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG. VẬT LIỆU. NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng. vật liệu. ñịa ñiểm nghiên cứu . . . . . . . . . . . . . . . . . . 23
2.2 Nội dung nghiên cứu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 23
2.3 Phương pháp nghiên cứu và chỉ tiêu theo dõi . . . . . . . . . . . . …… 23
2.3.1 Điều tra hiện trạng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .23
2.3.2 Thí nghiệm1: Xác ñịnh nồng ñộ Ethrel kết hợp . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 24
2.3.3 Thí nghiệm2: xác ñịnh thời ñiểm phun . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 25
2.4 Xử lý số liệu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 26
2.5 Kỹ thuật sử dụng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 26
iv
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
3.1 Hiện trạng 27
3.2 Kết quả thí nghiệm nồng ñộ phun chất ñiều hòa sinh trưởng 42
3.2.1 Về hàm lượng dinh dưỡng trong ñất . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 42
3.2.2 Thời gian từ phun ñến khi thu hoạch. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 45
3.2.3 Ảnh hưởng của nồng ñộ Ethrel ñến tỷ lệ chín . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .46
3.2.4 Ảnh hưởng của nồng ñộ Ethrel ñến tỷ lệ rụng lá . . . . . . . . . . . . . . .48
3.2.5 Ảnh hưởng của nồng ñộ Ethrel ñến tỷ lệ rụng quả. . . . . . . . . . . . . . . . .49
3.2.6 Tác dụng phối hợp của α-NAA ñến hạn chế tỷ lệ rụng lá . . . . . . . . . . . 50
3.2.7 Ảnh hưởng của nồng ñộ phun ñến năng suất . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 51
3.2.8 Ảnh hưởng của nồng ñộ Ethrel ñến phẩm cấp cà phê nhân . . . . . . . . . . 53
3.3 Kết quả thí nghiệm thời ñiểm phun chất ñiều hòa sinh trưởng …… 54
3.3.1 Thời gian từ phun ñến khi thu hoạch . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 54
3.3.2 Ảnh hưởng của thời ñiểm phun Ethrel ñến tỷ lệ chín . . . . . . . . . . . . . . . . 55
3.3.3 Ảnh hưởng của thời ñiểm phun Ethrel ñến tỷ lệ rụng lá . . . . . . . . . .56
3.3.4 Ảnh hưởng của thời ñiểm phun Ethrel ñến tỷ lệ rụng quả . . . . . . . . . . . . .57
3.3.5 Ảnh hưởng của thời ñiểm phun Ethrel ñến năng suất . . . . . . . . . . . . . . . 58
3.3.6 Ảnh hưởng của thời ñiểm phun Ethrel ñến phẩm cấp cà phê nhân. . . . .59
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
4.1 Kết luận . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 61
4.2 Kiến nghị . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 61
PHỤ LỤC
- Mẫu phiếu ñiều tra . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .P1
- Cách pha Ethrel và α-NAA. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .P5
- Các bảng xử lý thống kê . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .P6
v
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
- ABA
Abscisic Acid
- CT
Công thức.
- IAA
Indole 3 Acetic Acid
- KHKT
Khoa học kỹ thuật
- KTST
Kích thích sinh trưởng.
-
KIP
: Kênh thông tin chủ lực
(Key Information Panel )
- NAA
Napthalene Acetic Acid
- NLN
Nông lâm nghiệp
-NNvà PTNT
Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
- PPM
Parts Per Milion
-
PRA
: Điều tra nông thôn có sự tham gia (Participated Rural
Appraisal)
-
RCBD
Randomized Complete Block Design: Khối ngẫu nhiên hoàn
toàn.
-
RRA
: Đánh giá nhanh nông thôn (Rapid Rural Appraisal)
-
Split
–
Plot
Ô
chính
–
Ô ph
ụ
.
-
SWOT
Strengh
: Điểm mạnh;
Weakness
: Điểm yếu;
Opportunities: Cơ hội; Threats: Thách thức.
- TN
Thí nghiệm
-VICOFA
Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt nam (Vietnam Coffea and
Cocoa Association)
- WASI
Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên
(The
Western highlands Agro-Forestry Science and technical
Institute).
vi
DANH MỤC BẢNG, BIỂU
I. CÁC BẢNG
Bảng 3.1 Một số ñặc ñiểm vườn cà phê tại vùng ñiều tra 27
Bảng 3.2 Nguồn lực con người của các hộ trồng cà phê 29
Bảng 3.3 Kỹ thuật tưới nước cho cà phê 30
Bảng 3.4 Tình hình sử dụng thuốc BVTV 35
Bảng 3.5 Tình hình sử dụng phân hữu cơ 35
Bảng 3.6 Liều lượng phân hoá học sử dụng 38
Bảng 3.7 Thu hoạch cà phê 39
Bảng 3.8 Tình hình sơ chế và tiêu thụ sản phẩm 41
Bảng 3.9 Một số chỉ tiêu hoá tính ñất trước, sau khi phun Ethrel tại
Chư Sê 43
Bảng 3.10 Một số chỉ tiêu hoá tính ñất trước, sau khi phun Ethrel tại Pleiku 44
Bảng 3.11 Thời gian từ phun ñến thu hoạch 45
Bảng 3.12 Ảnh hưởng của nồng ñộ Ethrel ñến tỷ lệ chín của cà phê 46
Bảng 3.13 Ảnh hưởng của nồng ñộ Ethrel ñến tỷ lệ rụng lá 48
Bảng 3.14 Ảnh hưởng của nồng ñộ Ethrel ñến tỷ lệ rụng quả 49
Bảng 3.15 Ảnh hưởng của Ethrel và α-NAA ñến tỷ lệ rụng lá 50
Bảng 3.16 Ảnh hưởng của nồng ñộ Ethrel ñến phẩm cấp cà phê nhân 53
Bảng 3.17 Thời gian từ phun ñến thu hoạch 54
Bảng 3.18 Ảnh hưởng của thời ñiểm phun Ethrel ñến tỷ lệ chín 55
Bảng 3.19 Ảnh hưởng của thời ñiểm phun Ethrel ñến tỷ lệ rụng lá 56
Bảng 3.20 Ảnh hưởng của thời ñiểm phun Ethrel ñến tỷ lệ rụng quả 57
Bảng 3.21 Ảnh hưởng của thời ñiểm Ethrel ñến phẩm cấp cà phê nhân 59
II. CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu ñồ 3.1 Tình hình sử dụng nguồn nước tưới tại vùng ñiều tra 31
Biểu ñồ 3.2 Hiện trạng nguồn nước tưới 32
vii
Biểu ñồ 3.3 Thời ñiểm tưới nước lần ñầu 32
Biểu ñồ 3.4 Căn cứ tưới nước của các hộ tại vùng ñiều tra 33
Biểu ñồ 3.5 Số lần tưới 34
Biểu ñồ 3.6 Thực trạng sử dụng vỏ cà phê làm phân bón 36
Biểu ñồ 3.7 Phương pháp sử dụng vỏ cà phê 37
Biểu ñồ 3.8 Tình hình sử dụng phân hóa học 37
Biểu ñồ 3.9 Năng suất trung bình (tấn nhân/ha) 42
Biểu ñồ 3.10a Ảnh hưởng của nồng ñộ phun Ethrel ñến năng suất tại Trà Đa,
Pleiku 51
Biểu ñồ 3.10b Ảnh hưởng của nồng ñộ phun Ethrel ñến năng suất tại Chư Sê
52
Biểu ñồ 3.11a Ảnh hưởng của thời ñiểm phun Ethrel ñến năng suất cà phê tại
Pleiku 58
Biểu ñồ 3.11b Ảnh hưởng của thời ñiểm phun Ethrel ñến năng suất cà phê tại
Chư Sê 58
1
MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết thực hiện ñề tài
Cà phê là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt
Nam. Năm 2010 nước ta ñã xuất khẩu ñạt kim ngạch xấp xỉ 1,8 tỷ USD, năm
2011 dự kiến xuất khẩu 1,3 triệu tấn và ñạt kim ngạch 3 tỷ USD [36].
Theo ñánh giá của các chuyên gia của ngành cà phê Việt Nam và Cục Trồng
trọt (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn): kim ngạch xuất khẩu cà phê của
Việt Nam mặc dù tăng về số lượng, song vấn ñề chất lượng chưa thật ñảm bảo
ñể cạnh tranh trên thị trường thế giới. Tính ñến tháng 3/2007 trong tổng số cà
phê bị thải loại trên thế giới do không ñảm bảo chất lượng, thì có tới 88 % cà phê
bị thải loại là có nguồn gốc từ Việt Nam. Đây là vấn ñề cần phải ñược quan tâm
trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
Việt Nam ñã thành công trong vấn ñề tăng năng suất và sản lượng cà phê
nhưng về mặt chất lượng lại chưa ñáp ứng ñược yêu cầu của thị trường thế giới.
Các ñiều tra của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên cho
thấy: một trong những nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng ñến chất lượng cà phê
nhân khi xuất khẩu là nằm ở khâu thu hái và sơ chế.
Tại Tây Nguyên, các kết quả ñiều tra cho thấy: có ñến 15,5 % nông hộ chỉ
thu hoạch cà phê 1 lần duy nhất với tỷ lệ quả xanh rất cao, mà nguyên nhân chủ
yếu là do công tác bảo vệ gặp nhiều khó khăn vì diện tích cà phê của nông hộ
thường xa nơi cư trú và không ñảm bảo về an ninh, thường xuyên xảy ra mất
trộm. Phần lớn nông hộ thu hoạch cà phê 2 ñợt: Một ñợt thu bói vào ñầu vụ và 1
ñợt thu hái ñồng loạt khi tỷ lệ quả chín tương ñối (thông thường chỉ ñạt 40-50%).
Nghiên cứu trên toàn vùng Tây Nguyên cũng chỉ ra rằng có 12,5 % nông hộ
ñược ñiều tra thu hoạch ñạt tỷ lệ quả chín > 71 %; 45,7 % nông hộ thu hoạch có
tỷ lệ quả chín < 50 % và 41,8 % hộ nông dân thu hoạch có tỷ lệ quả chín từ 51 -
70 % [1].
Với 76.584ha cà phê [11], Gia Lai là một trong những vùng trọng ñiểm sản
2
xuất cà phê vối tại Tây Nguyên (chỉ ñứng sau Đăk Lăk và Lâm Đồng), với năng
suất trung bình ñạt khoảng 2 tấn nhân/ha, giống trồng chủ yếu là giống thực sinh
(ñây là yếu tố hạn chế ñến hiệu quả ñầu tư và thâm canh cho người trồng cà phê
trên toàn tỉnh), cùng với sự tăng trưởng của ngành cà phê là sự phát triển tự phát
trong việc mở rộng diện tích. Người trồng cà phê ñã tiến hành mở rộng diện tích
trồng mà không chú ý ñến các yêu cầu về kỹ thuật như giống, ñất ñai, phân
bón…. Điều này ñã dẫn ñến một hậu quả tất yếu là: ña số các vườn cà phê sinh
trưởng và phát triển không ñồng ñều trên cả hai phương diện năng suất và chất
lượng. Năng suất vườn cà phê không có sự ñồng ñều qua các năm, kích cở hạt
bé, trọng lượng tươi/nhân cao…; Thêm vào ñó ñã thấy có sự bùng nổ của nhiều
loại dịch bệnh gây hại cây cà phê. Về thu hái: theo ñánh giá của Sở Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn Gia Lai: tỷ lệ nông dân thu hái cà phê quả xanh chiếm
khoảng 80 % (số hộ này thu hái có khi tới 80- 90% quả cà phê xanh).
Hàng năm cứ từ khoảng tháng 11 ñến tháng 12 là hầu hết các vùng chuyên
canh cà phê ở Tây Nguyên bước vào vụ thu hoạch, việc nghiên cứu các biện
pháp kỹ thuật nhằm kích thích quả chín ñều, ñồng loạt trong thời gian ngắn mà
không làm ảnh hưởng xấu ñến phẩm chất của hạt cà phê, không những tạo ñược
giá trị của hạt cà phê thương phẩm mà còn tiết kiệm ñược rất nhiều chi phí bảo
vệ vườn cây, chi phí thu hái cho người nông dân và các Công ty, Nông trường
Hiện nay các nghiên cứu về dùng chất ñiều hòa sinh trưởng kích thích cho
quả cà phê vối chín tập trung mới dừng lại ở những nghiên cứu ban ñầu, do ñó
cũng chưa có số liệu hay kết luận cụ thể nào về vấn ñề này ñược ñưa ra nhằm
khuyến cáo áp dụng hay không. Vì vậy, cần có nhiều hơn nữa các ñề tài, các
công trình nghiên cứu chuyên sâu vào vấn ñề cải thiện chất lượng hạt cà phê,
trong ñó việc nghiên cứu kích thích quả cà phê chín ñồng loạt cũng là một hướng
giải pháp ñáng quan tâm.
Hơn nữa, số lượng, chi phí nhân công cho thu hoạch ngày càng chiếm tỷ
trọng lớn trong cơ cấu giá thành và nguồn nhân công phục vụ cho công tác thu
3
hái thiếu hụt ngày càng trâm trọng. Do ñó, cần phải gây chín tập trung ñể cơ giới
hóa thu hoạch hoặc nâng cao năng suất thu hoạch bằng tay.
Chính vì những lí do trên, chúng tôi ñi vào nghiên cứu vấn ñề này với ñề tài:
“Ứng dụng chất ñiều hòa sinh trưởng góp phần làm quả cà phê vối chín tập
trung tại Gia Lai”.
2. Mục tiêu của ñề tài
- Đánh giá hiện trạng sản xuất cà phê vối của tỉnh Gia Lai, qua ñó ñề xuất
những giải pháp về quản lý, chỉ ñạo nhằm không ngừng nâng cao năng suất, chất
lượng và góp phần tăng tính bền vững trong sản xuất cà phê vối.
- Tìm biện pháp gây chín quả cà phê bằng Ethrel góp phần nâng cao khả
năng cạnh tranh của hạt cà phê trên thị trường thế giới nhưng không làm ảnh
hưởng ñến chất lượng hạt cà phê nhân thành phẩm và các quá trình sinh lý cũng
như không làm rụng lá cây cà phê (hoặc lá rụng ở tỷ lệ cho phép, không làm ảnh
hưởng ñến sinh trưởng và năng suất các vụ sau).
- Góp phần giải quyết tình hình khan hiếm lao ñộng trong mùa thu hoạch
hiện nay, giảm giá thành sản phẩm do giảm ñược số lần thu hoạch và số lượng
nhân công khi thu hái.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài
* Về khoa học
- Cung cấp những luận cứ khoa học về ảnh hưởng của các chất ñiều hòa
sinh trưởng thực vật ñến quá trình chín của quả cà phê vối.
- Cung cấp những nghiên cứu và kết quả về sử dụng chất ñiều hòa sinh
trưởng thực vật (Phytohormone) làm quả cà phê vối chín tập trung.
* Về thực tiễn
- Xác ñịnh ñược nồng ñộ và thời ñiểm thích hợp phun Ethrel, Auxin kích
thích quả cà phê chín tập trung.
4
- Xây dựng ñược tài liệu hướng dẫn ứng dụng các Hormone thực vật tác
ñộng ñến quá trình chín của quả cà phê.
- Giảm ñược số lần thu hoạch qua ñó giảm số lượng nhân công, góp phần
giải quyết tình trạng khan hiếm nhân công trong mùa thu hoạch (tháng 11- tháng
12 hàng năm) và giữ gìn an ninh trật tự trên ñịa bàn.
- Có những khuyến cáo ñến các cơ quan, ban ngành trên ñịa bàn tỉnh Gia
Lai ñể ñề ra những chính sách, hướng dẫn phù hợp giúp ngành cà phê của tỉnh
phát triển bền vững hơn trong thời gian ñến.
4. Giới hạn của Đề tài
- Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của các chất ñiều hòa sinh trưởng
(Ethrel, α- NAA) ñến quá trình chín tập trung của quả cà phê vối, nên xin ñược
phép không ñề cập ñến các nguyên nhân khác như giống, kỹ thuật canh tác, ñiều
kiện khí hậu thời tiết, ñất ñai, nhất là liều lượng và thời ñiểm tưới lần ñầu.
- Đề tài chỉ mới thực hiện cho 1 vùng trồng cà phê vối, nhưng có thể nhân
rộng cho nhiều vùng trồng cà phê ở Gia Lai.
5
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Tổng quan về cây cà phê Robusta
Cây cà phê có nguồn gốc từ vùng Trung Phi, phân bố rải rác dưới tán rừng
thưa, thấp thuộc vùng châu thổ sông Congo.
Cà phê vối (Coffea canephora Pierre
ex Prochuer var. Robusta (Lind ex
Willd Chev)
là loài cà phê ñược trồng phổ biến, chiếm gần 30% tổng diện tích cà
phê trên thế giới.
Cây cà phê vối là loại cây nhỡ, trong tự nhiên cao từ 8-12m, có khả năng
phát sinh chồi vượt mạnh, vì vậy khả năng cho nhiều thân rất cao; Cành cơ bản
to, khỏe, vươn dài, tùy từng giống mà khả năng phát sinh cành thứ cấp khác
nhau; Phiến lá to, hình bầu dục hoặc hình mũi mác, có màu xanh sáng hoặc ñậm,
ñuôi lá nhọn, mép lá thường gợn sóng. Hoa mọc trên nách lá ở các cành ngang
thành từng cụm, tràng hoa màu trắng, lúc nở có mùi thơm. Quả hình tròn hoặc
hình trứng. Hạt dạng hình bầu tròn, ngắn, có màu xanh xám ñục hoặc vàng ngà
tùy thuộc vào phương pháp chế biến và ñiều kiện bảo quản, cà phê vối là cây
giao phấn bắt buộc [9].
Coffea canephora var Robusta là giống cà phê vối (dưới ñây ñược gọi là cà
phê) ñược trồng phổ biến nhất tại các nước Châu Phi, Indonesia, Ấn Độ và Việt
Nam chiếm trên 90% tổng diện tích trồng cà phê vối của thế giới [9]; Ngoài
Robusta còn có Varitae Quiliu có diện tích không lớn.
Việt Nam hiện nay là nước có diện tích và sản lượng cà phê vối xuất khẩu
nhiều nhất giới với khoảng trên 500.000 ha và sản lượng hàng năm từ 1,0 – 1,3
triệu tấn.
Về tình hình thu hoạch, chế biến cà phê hiện nay của Việt Nam còn nhiều
bất cập dẫn ñến chất lượng sản phẩm không cao. Hầu hết các giống cà phê vối
trong sản xuất ñều ñược thu hoạch ồ ạt cùng thời ñiểm và chỉ kéo dài từ 1 – 2
tháng, cùng với tập quán thu hoạch quả xanh quá nhiều gây nên tình trạng áp lực
6
lớn về công lao ñộng, hệ thống sân phơi dẫn ñến chất lượng cà phê giảm thấp.
Theo các nhà chuyên gia thì việc thay ñổi cách thức thu hái và chế biến cà phê,
không thu hái cà phê quả xanh, non quá nhiều, tổ chức hái từ 2-3 ñợt trên một vụ
sẽ mang lại lợi nhuận mỗi năm khoảng 100 triệu USD.
Để vừa tiết kiệm nhân công, thu hoạch ñược ñúng ñộ chín, giảm diện tích
sân phơi… cần bổ sung một bộ giống chín muộn, một cơ cấu giống mới phù hợp
cho từng vùng ñể rải vụ, chín tập trung, thuận lợi trong việc thu hoạch nhằm
nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành.
1.2 Sinh lý ra hoa, ñậu quả
Mầm hoa cà phê hình thành vào các thời ñiểm khác nhau và nụ hoa nở
ñồng thời vào các ñợt nở hoa rộ theo các cơ chế ñã ñược nghiên cứu kỹ, mà gần
ñây Alvim (1973), Browning (1975) và Barros & ctv, (1978)[24],[25],[27] ñã
tổng hợp. Có thể xác ñịnh 4 giai ñoạn kế tiếp nhau của sự phát trển mầm hoa từ
lúc tượng ra cho ñến lúc nở như sau:
- Sự phát triển tính ngủ
Sau khi xuất hiện, mầm hoa phát triển qua vài tháng tới ñộ dài trung bình 4
- 6 mm, rồi sau ñó ngừng phát triển. Lúc này nụ hoa ở trạng thái ngủ tối ña và
ñược nghĩ là ngủ thực thụ, kèm với mức Abcisic acid (ABA) nội sinh cao
(Browning, 1973a) [25], ñó không chỉ là trạng thái ngủ do môi trường tạo ra
(Gopal và Vasudeva, 1973) [25], các tiểu bào tử ñã phát triển ñầy ñủ, nhưng
phân chia giảm nhiễm chưa xảy ra (Mes, 1957; Dublin, 1960 )[27], các mạch gỗ
nối nụ hoa với cành mẹ kém phát triển (Mes, 1957) [27].
- Sự phá vỡ trạng thái ngủ
Tính ngủ của nụ hoa bị phá vỡ, hoặc nói ñúng hơn là giảm dần dần, trong
suốt giai ñoạn sinh trưởng mà mắt thường không thể nhận ra (thường 1-4 tháng),
nhờ tiềm thế nước thấp liên tục (khủng hoảng nước). Giai ñoạn khủng hoảng
nước càng dài thì càng dễ kích thích nụ hoa tái tăng trưởng (Poteres, 1964;
Alvim, 1960; Capot, 1964; Browning, 1975b) [25]. Khủng hoảng nước dường
7
như làm giảm mức ABA nội sinh trong nụ hoa, khủng hoảng nước gây hai hiệu
quả sau:
+ Làm giảm tính thấm nước của tế bào (một hiệu ứng ñã ñược biết là do
ABA; Browning, 1973a) [25] trong nụ hoa lẫn trong rễ, mà như ñã nói trên, tính
thấm nước của tế bào rễ trong suốt các giai ñọan khô hạn (Browning & Fisher,
1975) [25].
+ Làm hình thành Gibberellic Acid (GA) liên kết bên trong nụ hoa, khủng
hoảng nước dường như là ñiều kiện bắt buộc ñể cho nụ hoa phát triển bình
thường: nếu nụ hoa không trải qua khủng hoảng nước chúng phát triển bất
thường hoặc không phát triển gì cả.
Từ vấn ñề trên cho thấy nếu có giải pháp kỹ thuật tác ñộng giúp nụ hoa cà
phê bị khủng hoảng nước có kiểm soát ñến giai ñoạn nào là phù hợp làm cho
hoa cà phê kích thích sự tái tăng trưởng và nở hoa ñồng loạt. Trong sản xuất ñây
chính là giai ñoạn ép nước (ñể cây thiếu nước ñến một giai ñoạn nhất ñịnh, làm
mầm hoa phân hóa hoàn toàn) trước khi tưới ñể hoa nở ñồng loạt.
- Kích thích sự tái tăng trưởng
Sau vài tuần khủng hoảng nước, nụ hoa không còn ngủ hoàn toàn nữa,
chúng cần một kích thích ñặc biệt trước khi chúng sẽ tái tăng trưởng. Kích thích
này ñã ñược xác ñịnh là: giảm ñột ngột nước (hoặc tái cấp nước) trong chính các
nụ hoa và hoặc giảm ñột ngột nhiệt ñộ, vào khoảng 4
0
C/giờ (Barros và ctv,
1978) [27]; Ngoài ñồng ruộng, cả hai dấu hiệu này thường ñược xảy ra chung
với nhau nhờ cái người ta gọi là: “các trận mưa rào cho nở hoa” vào cuối mùa
khô (Rees, 1964; Browning, 1975b;Magalhaes & Angelocci, 1976; Reddy,
1979) [25]. Tưới, phun mù, nhúng hoa vào nước, nhúng ñuôi cành mang hoa
vào nước, phun nước lên mầm hoa, hoặc nhiệt ñộ giảm ñột ngột trong nhà kính
khô, ñều có thể tạo kích thích cho sự tái tăng trưởng (Mes, 1957; Went, 1957;
Alvim, 1958; Mathew & Chokkanna, 1961; Rees, 1964) [1].
Như vậy, ñối với cà phê nước là một yếu tố cực kỳ quan trọng trong quá
trình hình thành và phát triển của hoa cà phê. Sau khi thu hoạch cây cần một
8
thời gian khô hạn nhất ñịnh ñể hình thành và phân hóa mầm hoa, thời gian này
là ñiều kiện ñể cây phân hóa mầm hoa càng nhiều và hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu
cứ kéo dài mãi sự khô hạn sẽ làm ảnh hưởng ñến khả năng sinh trưởng và phát
triển của cây, chúng cần một lượng nước nhất ñịnh ñể phá vỡ tính ngủ nghỉ
(kích thích cho hoa nở). Vì vậy việc xác ñịnh ñược thời ñiểm cung cấp nước cho
cây cà phê sau khi thu hoạch là vấn ñề rất quan trọng ñối với việc ra hoa và chín
tập trung của cây cà phê.
- Nở hoa và tung phấn
Trong suốt 6 - 12 ngày kế ñến nụ hoa tăng trưởng rất nhanh về trọng lượng
tươi lẫn khô, lượng Cytokinin trong hoa tăng (Browning, 1973b) [25], tốc ñộ
trao ñổi chất của hoa tăng (Janardhan, Raju & Gopal, 1977) [27], hoa tăng ñộ
dài lên gấp 3 - 4 lần, phát triển tới giai ñoạn nở hoa và tung phấn mạnh và do ñó
thời khoảng của sự tái tăng trưởng này tuỳ thuộc vào nhiệt ñộ (Mes, 1957;
Barros và ctv, 1978) [27] và hình như xảy ra nhanh hơn nếu có lá hiện diện tại
các ñốt hoa (Raju và ctv, 1975; Magalhaes & Angelocci, 1976) [27].
1.3 Quá trình hình thành quả và hạt cà phê
Sau khi ñược thụ tinh quả cà phê tiếp tục phát triển qua nhiều giai ñoạn và
cuối cùng là hình thành hạt cà phê vào lúc quả chín, ñược chia thành 4 giai ñoạn
như sau:
+ Giai ñoạn ñầu ñinh: trong 3 - 4 tháng ñầu sau khi thụ tinh bầu noãn cà
phê vẫn phân chia tế bào, nhưng kích thước bên ngoài của quả hầu như không
tăng lên và có hình dạng như chiếc ñinh nên ñược gọi là giai ñoạn “ñầu ñinh”,
Tình trạng này rõ ràng là tình trạng ngủ thực thụ, cũng giống như tình trạng ngủ
của nụ hoa, ñi kèm với ABA nội sinh lên cao và GA hoạt ñộng xuống thấp
(Opile, 1979) [26].
+ Giai ñoạn quả tăng nhanh về thể tích: từ tháng 3 – 5 sau nở hoa, quả tăng
nhanh về thể tích và trọng lượng, chủ yếu do sự tăng trưởng của vỏ ngoài quả.
Trong suốt giai ñoạn này tế bào tăng nhanh về số lượng và thể tích, có hàm lượng
nước cao (80 - 90%), ñiều quan trọng nhất là hai khoang quả về sau sẽ chứa hạt,
9
phát triển tới kích thước hoàn chỉnh, vỏ trong quả (vỏ thóc) bao quanh khoang
quả hoá gỗ, do ñó trong giai ñoạn này thể tích tối ña của hạt nhân ñã ñược quyết
ñịnh. Khoang quả lớn ra tới kích thước lớn hay nhỏ tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố,
trong ñó giống và cung cấp ñầy ñủ, cân ñối dinh dưỡng là những yếu tố quan
trọng nhất. Những quả tăng thể tích trong mùa mưa ẩm sẽ trở nên lớn hơn,
khoang quả to hơn, do ñó hạt về sau sẽ to hơn, so với những quả tăng thể tích
trong mùa khô nóng.
Tại Kenya, kích thước nhân ñược quyết ñịnh chủ yếu bởi lượng mưa trong
suốt giai ñoạn quả phát triển thể tích (Cannell, 1974) [28], lượng mưa ở các giai
ñoạn khác ít có ảnh hưởng lên cỡ hạt, và cỡ hạt thì không bị ảnh hưởng nhiều của
mức năng suất, rụng lá hoặc các biện pháp kỹ thuật canh tác trừ tưới nước
(Abruna, Silva và Vicente - Chadler, 1966; Cannell, 1974) [28].
+ Giai ñoạn tích luỹ chất khô và hình thành hạt: từ tháng thứ 6 – 8 sau nở
hoa thì hạt mới hình thành; ñó là những nội nhũ của hạt. Vào giai ñoạn này GA
nội sinh tăng rõ (Opile, 1979) [26], nhưng tốc ñộ tăng kích thước của quả giảm và
dừng hẳn lại, khi mà hạt lắp ñầy khoang quả rồi thì chúng bắt ñầu ñóng vai trò
như là một bồn chứa ưu tiên thu hút các chất ñồng hoá và chất khoáng, hạt tăng
nhanh trọng lượng khô, còn kích thước quả gần như không tăng.
+ Quá trình quả chín
Sau 8 – 10 tháng kể từ lúc hoa nở, hạt ñã hóa cứng, phôi nhũ ñã phát triển
ñầy ñủ. Lúc ñó sự tổng hợp Etylen tăng lên mạnh mẽ, diệp lục trong vỏ quả bị
phân hủy. Sự cân bằng giữa Auxin/Etylen ñiều chỉnh sự chín của quả, hàm
lượng Auxin cao thì quả chưa chín còn khi hàm lượng Etylen cao trong quả quá
trình chuyển hoá, tích luỹ chất ñược thúc ñẩy nhanh hơn và quả chín. Trong quá
trình chín, vỏ ngoài của quả tăng mạnh về trọng lượng và thể tích, giai ñoạn này
xảy ra quá trình chuyển hoá từ nội nhủ non thành hạt cà phê khi gặp ñiều kiện
thuận lợi, ngược lại khi gặp ñiều kiện bất thuận chúng sẽ teo nhỏ ñi và chuyển
sang màu ñen, lúc ñó khoang chứa hạt hình thành một khoang trống mà ta
thường gọi là nhân lép [7].
10
Mặc khác, ngoài các yếu tố về ñất ñai, giống, kỹ thuật canh tác Nước là
yếu tố không thể thiếu ñối với tất cả các loại cây trồng nói chung và cây cà phê
nói riêng, nước không chỉ cần thiết cho việc tái tăng trưởng của cây (tức làm cho
hoa nở) mà còn rất quan trọng trong việc hình thành chất lượng của hạt cà phê
sau này, cần phải có một lượng nước tối thiểu ñể hoa nở bình thường. Sau khi
hình thành quả, ngoài ảnh hưởng của các yếu tố khác thì việc cung cấp nước có
ñủ hay không sẽ quyết ñịnh kích thước của hạt sau này, nếu cung cấp nước ñầy
ñủ trong thời kỳ cây ñã ñậu quả thì hạt sẽ to và ngược lại. Vì vậy, việc xác ñịnh
lượng nước cung cấp cho cây ở từng giai ñoạn vừa ñáp ứng ñược lượng nước
cho cây ñảm bảo chất lượng hạt mà lại không lãng phí nguồn nước là việc làm
rất cần thiết.
1.4 Chất ñiều hòa sinh trưởng (hormone thực vật) có liên quan ñến việc ra
hoa và chín của cà phê
Quá trình sinh trưởng và phát triển của thực vật luôn luôn gắn liền với các
hormone. Chúng tác ñộng ñến quá trình sinh tổng hợp, chuyển vị và biến dưỡng.
Có 5 nhóm hormone thực vật tác ñộng chính ñến sự sinh trưởng và phát triển
của thực vật nói chung và cây cà phê nói riêng, bao gồm: Auxin, Cytokinin,
Etylen, Gibberellin và Abscisin. Các hormone thực vật này là các hợp chất hữu
cơ quan trọng trong ñời sống cây trồng (Audus, 1963) [23], mỗi một hormone
thực vật có một tác dụng riêng biệt, cũng có khi hormone này là tiền ñề cho sự
sản sinh ra các hormone thực vật khác. Tuy nhiên ở ñây chỉ ñề cập ñến 3 nhóm
hormone thực vật có tác ñộng ñến sự ra hoa và chín tập trung của quả cà phê:
Auxin, Gibberellin và Etylen.
- Auxin: là hormone thực vật ñược phát hiện ñầu tiên.
Công thức cấu tạo của Auxin:
11
Sự trao ñổi chất thường xuyên ở trong cây bao gồm sự tổng hợp mới, sự
phân giải làm mất hoạt tính và chuyển hóa thuận nghịch giữa các dạng Auxin tự
do và dạng Auxin liên kết. Quá trình biến ñổi thuận nghịch giữa dạng tự do và
dạng liên kết rất quan trọng trong ñời sống của cây, Indole 3 Acetic Acid (IAA)
có thể tồn tại dưới 2 dạng: tự do và liên kết, IAA tự do gây ra hoạt tính sinh lý
trong cây. Tuy nhiên, trong tế bào dạng tự do chiếm tỷ lệ rất ít (< 5%) so với
tổng số IAA của cây, IAA liên kết trong cây là dạng chủ yếu, nhưng chúng
không có hoạt tính sinh lý hoặc có hoạt tính sinh lý rất thấp.
Sự tổng hợp Auxin diễn ra thường xuyên và mạnh mẽ trong cây, quá trình
này ñược xúc tác bởi hàng loạt các enzim ñặc hiệu. Chất tiền thân là Axit Amin
(Tryptophan) và tổng hợp IAA diễn ra theo hướng chung cho tất cả thực vật,
Auxin có tác dụng sinh lý rất nhiều mặt lên các quá trình sinh trưởng của tế bào
như: sự hình thành rễ, hiện tượng ưu thế ngọn, tính hướng của thực vật, sự sinh
trưởng của quả và tạo quả không hạt và kìm hãm sự rụng lá, hoa, quả. Auxin là
hormone cơ bản ñiều chỉnh sự rụng của lá và quả vì nó ức chế hình thành tầng
rời ở cuống lá, hoa quả vốn ñược cảm ứng bởi các chất ức chế sinh trưởng. Do
ñó khi phun Auxin ngoại sinh có thể làm giảm sự rụng lá, tăng sự ñậu quả và
hạn chế rụng nụ, quả non, làm tăng năng suất. Trong lá xanh, Auxin ñược tổng
hợp mới trong phiến lá và vận chuyển qua cuống lá, ngăn cản sự hình thành tầng
rời. Nhưng khi lá già thì sự tổng hợp, vận chuyển Auxin giảm sút, tạo ñiều kiện
cho tầng rời xuất hiện, trong quả thì Auxin ñược tạo nên trong phôi và hạt, khi
Auxin trong quả thấp thì tầng rời sẽ ñược hình thành.
- Gibberellin (GA): là hormone thực vật ñược phát hiện ra sau Auxin, hiệu
quả sinh lý rõ rệt nhất của GA là sự kéo dài của thân, lóng; GA kích thích sự nảy
mầm của hạt và củ, tạo quả không hạt và trong nhiều trường hợp thì GA kích
thích sự ra hoa rõ rệt, GA
3
có khả năng làm giảm rụng lá, hoa, quả
12
Công thức cấu tạo của GA
3
:
- Etylen: là một chất khí ñơn giản, công thức hoá học là C
2
H
4
. Các nhà
khoa học ñã phát hiện ra Etylen kích thích sự chín của quả từ rất lâu. Từ năm
1933-1937 nhiều nghiên cứu khẳng ñịnh nó ñược tạo thành từ một số nguyên
liệu thực vật ñặc biệt là trong thịt quả, năm 1935 Crocker và cộng sự ñề nghị
xem Etylen như hormone của sự chín, sau ñó bằng các phân tích người ta ñã
phát hiện ra Etylen ở trong tất cả các mô của cây, nó là sản phẩm tự nhiên của
quá trình trao ñổi chất.
+ Vai trò sinh lý của Etylen:
- Etylen và sự chín của quả: khi phát hiện Etylen, các nhà khoa học ñã
khẳng ñịnh Etylen là hormone của sự chín, sự gây chín quả bởi Etylen ñược
chứng minh hơn 50 năm qua, nhưng cũng có một số ý kiến cho rằng nó là sản
phẩm của sự chín chứ không phải gây nên sự chín của quả. Nhiều nghiên cứu
cho thấy Etylen gây nên hai hiệu quả sinh hóa trong quá trình chín của quả: gây
nên sự biến ñổi tính thấm của màng tế bào dẫn ñến sự giải phóng các enzim liên
quan ñến quá trình chín như enzim hô hấp, biến ñổi ñộ chua, ñộ mềm của quả…,
gây hiệu quả quan trọng hơn là kích thích sự tổng hợp các protein enzim gây nên
các biến ñổi sinh hóa trong các quá trình chín của quả.
- Etylen và sự rụng lá, hoa, quả…: Etylen hoạt hóa sự hình thành tầng rời
ở cuống lá, hoa quả qua việc kích thích sự tổng hợp các enzim phân hủy thành tế
bào và kiểm tra sự giải phóng các xenluloze của thành tế bào, Etylen chỉ có tác
dụng ñặc trưng lên nhóm tế bào hình thành tầng rời, nó ñối kháng với Auxin. Vì
vậy, sự rụng của lá, quả phụ thuộc vào tỷ lệ Auxin/Etylen, nếu tỷ lệ này cao thì
sẽ ngăn ngừa sự rụng và ngược lại.
13
+ Trong thực tế sản xuất nông nghiệp Etylen ñược áp dụng rộng rãi trong
việc xử lý chín một số loại trái cây như nho, dứa, chuối… Nhưng Etylen tồn tại
dưới dạng chất khí, có tốc ñộ khuyếch tán cao, rất khó có khả năng sử dụng trực
tiếp Etylen vào việc dấm chín các loại quả, thay vào ñó người ta sử dụng Ethrel.
+ Ethrel (ethephon hay axit 2- clorotyl photphonit): là một chất hoá học ở dạng
lỏng, khi phun vào cây sẽ ñược cây vận chuyển, hấp thụ và sản sinh ra khí Etylen
(CH
2
=CH
2
) theo các phản ứng hoá học, vì vậy Ethrel cũng ñược coi như là một
hormone thực vật.
- Các tác ñộng sinh lý của Ethrel:
+ Ethrel tác ñộng ñến sự chín của quả: nó ñược sản sinh mạnh trong quá
trình chín và xúc tiến nhanh quá trình chín của quả.
+ Ethrel làm gia tăng tốc ñộ già của lá, vì vậy khi hàm lượng Ethrel ñược
gia tăng trong cây sẽ gây rụng lá.
Công thức cấu tạo của Ethrel : C
2
H
6
O
3
PCl
Căn cứ vào các ñặc ñiểm sinh lý và cơ chế tác ñộng của các hormone thực
vật mà trên thế giới ñã có một số thử nghiệm tác ñộng ñến quá trình ra hoa và
chín tập trung của cà phê như:
* M, R, SonDahl và M,Petracco [30] tiến hành thí nghiệm phun Ethrel trên cà
phê Arabica ở miền Nam Brazin trước khi thu hoạch 40 ngày nhằm kích thích quả
cà phê chín tập trung ñã mang lại hiệu quả rõ rệt trong ñiều kiện không có cây che
bóng với nồng ñộ từ 500 – 1000 ppm.
* Sabah Softwoods Sdn, Bhd,, Tawau, Sabah (Malaysia) [31] cũng cho biết
ñối với cà phê Robusta sau khi phun Ethrel với nồng ñộ 200ppm thì tỷ lệ cà phê
chín tập trung là cao nhất. Sau khi xử lý 13 ngày thì tỷ lệ chín ñạt 72-95% so với
14
ñối chứng không xử lý là 29%. Tuy nhiên, khi phun với nồng ñộ trên 800ppm
thì có hiện tượng cây bị rụng lá hàng loạt.
* Năm 1973, Browing [25] ñã dùng GA
3
xử lý trực tiếp vào hoa cà phê, gây
ức chế ABA, làm cho hoa cà phê nở ñồng loạt sau 2-3 tuần xử lý.
* Năm 1971, Cannel [27] phun GA
3
tại Kenya cho cà phê từ 10-100ppm
vụ tháng 10-11ñã làm tăng năng suất 91%. Mùa cà phê thu hoạch rải rác từ 2-3
tháng, vì vậy công lao ñộng rất tốn kém, ñể giúp qủa cà phê chín tập trung,
Claude (1976) và Snoeck (1977) [26] ñã tiến hành thí nghiệm gây chín tập trung
bằng hormone thực vật (Ethrel).
* Ở Côte d’Ivoire [30] xử lý Ethrel sau 12 ngày gây chín 97% so với ñối
chứng là 34% trên cà phê Robusta, Cannel (1970) [25] ở Kenya phun 1400ppm
Ethrel trên cà phê Arabica, gây chín 64% so với ñối chứng 20%.
* Tại Viện Nghiên cứu Cà phê Ấn Độ [30] công bố liều lượng xử lý cà phê
chín tập trung cho cà phê chè Arabica là 0,25 – 0,30ml Ethephon/500ml
nước/cây và cho cà phê Robusta là 0,15 – 0,20 ml Ethephon/750ml nước/cây.
* Ở Kenya, người ta phun dung dịch Ethrel với nồng ñộ 700-1.400ppm làm
cho quả cà phê chín sớm hơn 2-4 tuần so với không xử lý [30], Abeles &
Rubinstein (1964) [23] ñã chứng minh ñược sự tạo ra Ethylen có liên hệ chặt chẽ
với nồng ñộ Auxin.
+ Quá trình gây rụng lá của Ethrel cũng như ABA:
Ở ngoài ñồng ruộng hormone cây trồng ñiều hòa sự rụng lá, sự liên hệ
tương hỗ phức tạp của chúng với nhau nhất là sự cân bằng Ethrel và Auxin rất
quan trọng. Giả thiết về tầng rời là một hiệu quả của Ethrel ñược Abeles (1971)
trình bày như sau: Sự rụng do Ethrel tùy thuộc vào sinh tổng RNA và protein,
việc thêm vào Actinomycin-D cho kết quả làm khả năng rụng do ức chế sinh
tổng hợp RNA, Horton và Osborne (1967) [25] cho là Ethrel làm tăng cellulase,
sinh tổng hợp cellulase bị ức chế bởi IAA, Cytokinin, actinomycin-D …và CO
2
.
Ethrel và Acid abxicic là hai hormone có tác dụng ñối kháng với Auxin
15
trong sự rụng của lá và quả, ABA và Ethrel kích thích sự tạo nên các enzim
phân hủy thành tế bào của tầng rời làm tầng rời nhanh chóng xuất hiện gây hiện
tượng rụng lá và quả. Trong quả non sự cân bằng này nghiêng về phía Auxin và
kìm hãm sự phát triển tầng rời, Auxin là phytohormone quan trọng ñiều chỉnh sự
rụng mà vai trò chính của nó là kiềm hãm sự rụng, trong quả Auxin ñược tổng
hợp trong hạt còn trong lá Auxin ñựơc vận chuyển từ chồi non và lá non ñến.
Chính vì vậy, muốn kiềm hãm sự rụng lá, quả ta cần ñiều chỉnh sự cân bằng
giữa Auxin/ABA hay Ethrel. Để ngăn chặn sự hình thành tầng rời thì phải bổ
sung thêm Auxin ngoại sinh với mục ñích ngăn chặn sự rụng lá sau thu hoạch.
1.5 Giống cà phê và vấn ñề chín tập trung
Công tác chọn lọc dòng vô tính ñã ñược thực hiện ở nhiều quốc gia sản xuất
cà phê vối. Công tác chọn tạo ñặc biệt chú ý ñến các dòng cho năng suất cao, kháng
bệnh gỉ sắt và có kích cỡ hạt lớn, theo Charrier (1988) [27], Bờ biển Ngà ñã chọn
ñược 7 dòng vô tính có năng suất từ 1,7 - 3,3 tấn/ha; Madagasca: 8 dòng ñạt năng
suất từ 2,3 - 3 tấn/ha; Uganda: 10 dòng ñạt năng suất từ 2,3-5 tấn/ha, các dòng vô
tính chọn lọc ñều có cỡ hạt lớn (16 - 18g/100 nhân).
Trong công tác chọn giống, ngoài các chỉ tiêu về năng suất cao, chống chịu
các loại sâu bệnh,… thì chỉ tiêu về chín tập trung cũng ñược các nhà chọn tạo
giống xem như là một tiêu chí bắt buộc ñể tạo ñược các giống cà phê chín tập
trung tạo thuận lợi cho việc thu hái.
Hiện nay, kỹ thuật ghép ñã ñược sử dụng phổ biến ở Madagasca, Indonesia
ñể thay thế dần các giống mới tuyển chọn vào sản xuất. Kết quả cho thấy ñã cải
thiện rõ rệt về ñộ ñồng ñều vườn cây thể hiện qua các mặt năng suất quần thể
cao, quả chín tập trung, giảm chi phí thu hoạch và hạn chế mọt ñục quả, cỡ quả
và hạt ít biến thiên dễ tạo ra mặt hàng thương phẩm chất lượng cao ñồng nhất.
1.6 Kỹ thuật canh tác ảnh hưởng ñến chín tập trung
Biện pháp tưới nước ñược áp dụng rộng rãi ở Đông và Trung Phi nơi có
lượng mưa hàng năm khoảng 1.000 mm, Kenya khuyến cáo tưới hạn chế nhằm
16
kích thích bộ rễ ăn sâu, lượng nước tưới ở mức 100 - 120 mm/lần; Zimbabwe,
tưới phun mưa ở mức 50 - 65 mm/lần, chu kỳ tưới 2 - 3 tuần, nhiều ñồn ñiền cà
phê ở Malawi khi ñược tưới năng suất có thể ñạt 5 tấn/ha với lượng nước tưới 30
- 40 mm/ha và chu kỳ tưới 10 - 14 ngày.
Tại các nước trồng cà phê ở Châu Phi ñã khuyến cáo về giải pháp nâng cao
chất lượng cà phê dựa vào nghiên cứu về liên kết các nhóm nông hộ có tổ chức
trong quản lý kỹ thuật, thu hoạch, chế biến ñể nâng cao chất lượng cà phê; Từ khi
khuyến cáo áp dụng kết quả nghiên cứu, năng suất, ñặc biệt là chất lượng cà phê
của các nước Châu Phi tăng rõ rệt, ñiển hình là Kenya (CAB International -
Africa Regional Center (CABI - AKO), Nairobi, Kenya, 2001)[30].
Trong các biện pháp kỹ thuật canh tác, các kết quả nghiên cứu ñều chỉ ra
rằng: việc xác ñịnh thời ñiểm tưới thích hợp có vai trò rất quan trọng trong việc
giúp cho hoa ra ñồng loạt ñể quả chín tập trung.
1.7 Các nghiên cứu trong nước về ra hoa, ñậu quả, sự chín của quả cà phê vối
Hoa cà phê vối ra trên cành ngang một năm tuổi ở hai nách lá ñối nhau trên
mỗi ñốt, lượng hoa trên mỗi cụm ở mỗi nách lá rất nhiều có khi lên tới 80-100
hoa, trên mỗi cụm các hoa cũng không phát triển cùng một lúc vì vậy mà ngay
trên một nách lá hoa nở thành nhiều ñợt khác nhau. Cũng như các loại cà phê
khác cà phê vối ra hoa ñịnh kỳ rất rõ rệt, nhất là vùng có 2 mùa khô và mùa mưa
phân biệt nhau rõ rệt như ở Tây Nguyên. Hoa cà phê cần ít nhất 20 ngày khô hạn
hoàn toàn ñể phân hóa mầm hoa, khoảng 1 tuần sau khi tưới hoặc mưa ñủ ñộ ẩm
(ngưỡng mưa nở hoa chỉ cần 3 –10 mm), nhưng ñể hoa nở bình thường cần lượng
mưa tối thiểu là 25 – 30mm [7] hoa sẽ nở rộ và kéo dài 2-3 ngày, phần lớn hoa nở
trong ngày thứ nhất. Thời gian khô hạn càng lâu hoa nở càng tập trung trong lần
ñầu tiên và sau ñó có vài lần nở phụ theo chu kỳ tưới hoặc mưa.
Do nghề trồng cà phê vối ở Việt Nam có tưới nước trong mùa khô nên hoa
nở từ 2-3 lần sau khi tưới nên sẽ có 2-3 ñợt quả chín trong thời gian thu hoạch.
Hoa cà phê thường bắt ñầu nở về khuya và hoàn thành vào lúc sáng sớm, từ lúc