Tải bản đầy đủ (.ppt) (21 trang)

Tập huấn công tác chủ nhệm lớp_Giáo dục KN sống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (861.14 KB, 21 trang )



MODULE
MODULE
TỔ CHỨC GIÁO DỤC KĨ NĂNG
TỔ CHỨC GIÁO DỤC KĨ NĂNG
SỐNG CHO HỌC SINH
SỐNG CHO HỌC SINH
SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO THỪA THIÊN HUẾ
CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN GD TRUNG HỌC

MỤC TIÊU

Nắm được bản chất của KNS và sự
tất yếu phải giáo dục KNS.

Nắm được các nguyên tắc, con
đường giáo dục KNS.

Nắm được cách thiết kế chủ đề
giáo dục KNS để tổ chức thông qua
HĐNGLL

Tổ chức được một số chủ đề giáo
dục KNS cốt lõi.

HOẠT ĐỘNG 1
Vì sao GVCN phải giáo dục KNS cho HS và
những KNS cần thiết cho HS THCS, THPT?
1. Kĩ năng sống là gì?
2. Vì sao cần phải giáo dục KNS cho người học


trong xã hội hiện đại?
3. Những kĩ năng sống cần giáo dục cho HS
THPT ở trường thầy cô công tác?

1. Kĩ năng sống: là năng lực/ khả năng tâm
lí-xã hội của con người có thể ứng phó
với những thách thức trong cuộc sống,
giải quyết các tình huống và giao tiếp có
hiệu quả.
HOẠT ĐỘNG 1
Vì sao GVCN phải giáo dục KNS cho HS và
những KNS cần thiết cho HS THCS, THPT?

2. Cần phải giáo dục KNS cho người học trong
xã hội hiện đại
=> Trong xã hội hiện đại dễ nảy sinh những
thách thức, nguy cơ rủi ro, muốn thành
công và hạnh phúc con người cần được
trang bị KNS.
HOẠT ĐỘNG 1
Vì sao GVCN phải giáo dục KNS cho HS và
những KNS cần thiết cho HS THCS, THPT?

3. Những kĩ năng sống cần giáo dục cho HS THPT
3.1 Những kĩ năng sống cốt lõi:
- Nhóm kĩ năng nhận biết và sống với chính mình:
- Nhóm kĩ năng nhận biết và sống với người khác:
- Nhóm kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề
3.2 Những KNS để ứng phó với những vấn đề của
lứa tuổi THCS, THPT.

- Phòng tránh lạm dụng game.
- Phòng tránh rủi ro trong quan hệ giới tính.
- Phòng tránh sử dụng chất gây nghiện.
- Phòng tránh bạo lực học đường.

HOẠT ĐỘNG 2:
Con đường, nguyên tắc GVCN tiến hành
giáo dục KNS cho HS
1. Phân tích mục tiêu, nhiệm vụ của giáo dục
KNS cho HS.
2. GVCN có thể sử dụng những con đường
nào để giáo dục KNS cho tập thể HS nói
chung và HS có những hành vi, thói quen
tiêu cực nói riêng?
3. Để thay đổi hành vi, thói quen tiêu cực
(mang tính rủi ro) cho HS cần phải quán triệt
các nguyên tắc nào?


Mục tiêu của giáo dục KNS cho HS là tăng
cường năng lực tâm lí-xã hội và xây dựng lối
sống lành mạnh, tích cực cho HS. Do đó
nhiệm vụ giáo dục KNS cho HS bao gồm:
-
Hình thành, củng cố thái độ, hành vi, cách
ứng xử lành mạnh, mang tính xây dựng.
-
Thay đổi suy nghĩ, niềm tin, thói quen, hành
vi tiêu cực, có nguy cơ rủi ro thành những
hành vi tích cực an toàn .

HOẠT ĐỘNG 2:
Con đường, nguyên tắc GVCN tiến hành
giáo dục KNS cho HS

- Học kỹ năng sống thông qua quá trình dạy
học các môn học.
- Học kỹ năng sống thông qua đào tạo
chuyên biệt dưới hình thức hoạt động ngoài
giờ lên lớp.
- Qua tiếp cận 4 trụ cột trong giáo dục “Học
để biết, học để làm, học để chung sống
với mọi người, học để tự khẳng định mình”
- Qua tham vấn trực tiếp đối với cá nhân
hoặc nhóm học sinh.
HOẠT ĐỘNG 2:
Con đường, nguyên tắc GVCN tiến hành
giáo dục KNS cho HS
*Các con đường giáo dục KNS cho HS:


-
Cung cấp kiến thức vừa đủ, tránh mang tính hàn lâm
-
Tập trung vào những thông điệp tích cực, rất hạn chế
sử dụng những thông điệp mang tính đe doa để động
viên sự thay đổi hành vi
-
Triển khai theo nhóm nhỏ, cần đủ thời gian để trải
nghiệm và củng cố hành vi
-

Khuyến khích tư duy phê phán trong các tình huống
lựa chọn
-
Tạo môi trường khuyến khích sự thay đổi hành vi
-
Tăng cường sử dụng giáo dục đồng đẳng
-
Phòng ngừa sự lặp lại thói quen cũ
HOẠT ĐỘNG 2:
Con đường, nguyên tắc GVCN tiến hành
giáo dục KNS cho HS
* Những nguyên tắc giáo dục KNS

HOẠT ĐỘNG 3
Cách thiết kế các chủ đề giáo dục KNS
1. Hãy nhận dạng sự khác biệt về mục tiêu,
nội dung của 2 chủ đề giáo dục KNS mà
nhóm đã đọc.
2. Phân tích nội dung chủ đề giáo dục KNS và
xác định logic và ý nghĩa của từng hoạt
động trong chủ đề 1
3. Nguyên tắc dựa vào sự trải nghiệm và cũng
cố hành vi, kĩ năng thể hiện ở những hoạt
động nào trong chủ đề?

1.Khi thiết kế các chủ đề giáo dục KNS có
thể theo 2 cách tiếp cận:
-
Thứ nhất, Mỗi chủ đề trực tiếp tập trung
vào KNS cốt lõi.

-
Thứ hai, Mỗi chủ đề gắn với một vấn đề
thường nảy sinh trong cuộc sống ở lứa
tuổi này.
HOẠT ĐỘNG 3
Cách thiết kế các chủ đề giáo dục KNS

2. Những việc cần làm khi thiết kế chủ đề giáo
dục KNS
-
Xác định mục tiêu của chủ đề và phương
tiện cần có để tổ chức các hoạt động
-
Xác định nội dung của chủ đề giáo dục KNS
và thiết kế các hoạt động cần thiết:
HOẠT ĐỘNG 3
Cách thiết kế các chủ đề giáo dục KNS

Hoạt động 1: Người học hiểu KNS đó là gì.
Bước 1 : Khai thác kinh nghiệm của người học
Bước 2: Phản hồi, chia sẻ những cách xử lý
theo thói quen, kinh nghiệm.
Hoạt động 2: Người học nắm được cách/ các
bước thể hiện kĩ năng mới (KNS cần hình
thành)
Hoạt động 3: Tạo tình huống để người học vận
dụng KNS vừa học.
2. Những việc cần làm khi thiết kế chủ đề
giáo dục KNS



Khẳng định ý muốn - thực hiện ý muốn.

Nói bằng cảm xúc
– Nói bằng trí óc

Chân thành từ chối

Nhận thức được tình huống.

Tư duy phân tích, tư duy phê phán.
Thực hành : Mời quý thầy cô đọc câu chuyện
về Linh, Sơn và Nam.
Trả lời các câu hỏi sau:
1.Nam, Linh, Sơn ai thuộc tuýp người nào?
2.Cảm xúc của Nam và Linh có giống nhau
không?
3.Phân tích hành vi của Linh.

Sơn, Nam và Linh là ba người bạn cùng lớn lên một
làng quê. Cũng như bao nhiêu người khác, họ học đựơc
nhiều điều mới lạ, làm quen với nhiều người và có thêm
những kinh nghiêm mới. Một hôm, Sơn đến nhà Nam và
nói rằng cần sự giúp đỡ của Nam. Sơn giải thích rằng cậu
muốn Nam cùng đi sang làng bên cạnh để giúp đánh con
trai làng bên, bởi vì khi Sơn đi ngang qua đó đã bị họ gây
chuyện.
Khi Nam nghe điều đó, cậu cảm thấy hơi choáng và
giải thích rằng cậu không muốn đi. Sơn trở nên tức giận,
quát Nam và còn nói rằng nếu cậu không đi cùng thì tình

bạn giữa họ sẽ chấm dứt. Nam vừa sợ lại vừa bị tổn
thương vì những điều Sơn nói, nên cuối cùng Nam đã
đồng ý.
Thực hành

Sau đó Sơn lại đến nhà Linh rủ cậu đi cùng để có
đội ngũ hùng mạnh hơn. Khi Sơn đến nhà Linh và
yêu cầu cùng đi thì Linh bình tĩnh giải thích rằng cậu
cảm thấy bất tiện khi tham gia cuộc chiến đó. Linh
nói với Sơn rằng: đánh nhau chỉ làm cho tình thế trở
nên tồi tệ hơn sao không thay vì nói chuyện với nhau
để giải quyết vấn đề. Sau đó Linh còn hỏi Sơn có
hiều vì sao cậu đề nghị như vậy không? Sơn nghĩ
một lúc, nhưng vẫn không thay đổi ý định đi đánh
nhau với con trai làng bên.
Linh đành lòng nói với Sơn rằng: Rất tiếc, dù
không muốn làm mếch lòng cậu, nhưng mình buộc
lòng phải từ chối lời đề nghị của cậu.

Qua trò chơi ca rô người, quý thầy cô
1.Trải nghiệm KNS nào?
2. Để giành thắng lợi, người chơi phải chú ý
điều gì?
3. Từ trò chơi rút ra bài học gì?
Người có KNS khi ra quyết định phải trải qua
những bước nào?


Các bước ra quyết định :
1.Nhận dạng vấn đề.

2. Thu thập thông tin.
3. Liệt kê phương án có thể.
4. Phân tích.
5. Đưa ra QĐ.
6. Thực hiện QĐ.
7. Đánh giá.

×