Môn: Luật Kinh tế
Địa vị pháp lý
Của công ty cổ phần
Chủ đề:
2
Thành viên:
1.Phạm Thị Phượng (nhóm trưởng)
2.Nguyễn Thị Ngọc
3.Vũ Bích Ngọc
4.Trương Thanh Hằng
5.Đặng Như Ngọc
6.Nguyễn Thị Thu Hằng
7.Bùi Thị Thúy Hằng
8.Hoàng Ngọc Bích
9.Trần Thị Thùy Liên
3
Địa vị pháp lý của công ty cổ phần
I. Sự hình thành và phát triển của công ty cổ phần
II. Đặc điểm pháp lý của công ty cổ phần
III. Qui định về thành lập mới công ty cổ phần
IV. Quy chế pháp lý về vốn trong công ty cổ phần
V. Sự giải thể và phá sản của công ty cổ phần
VI. Vấn đề cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước ở nước ta
4
I. Sự hình thành và phát triển của
công ty cổ phần
5
1. Khái niệm chung về công ty cổ phần
Theo quy định ở khoản 1 điều 77 luật doanh nghiệp (2005), CTCP là
doanh nghiệp , trong đó :
a)Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
b)Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và
không hạn chế số lượng tối đa;
c)Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác
của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
d)Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người
khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 81 và khoản 5 Điều 84
của Luật này.
e)CTCP có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng
ký kinh doanh.
f)CTCP có quyền phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn.
6
2. Lý do hình thành công ty cổ phần trong nền kinh tế
Do tác động của quy luật giá
trị
Do sự phát triển của lực
lượng sản suất
Sự phát triển của phương
thức sản xuất
Sự phát triển rộng rãi của chế
độ tín dụng tạo động lực thúc
đẩy công ty cổ phần ra đời và
phát triển.
7
3. Quá trình hình thành và phát triển
CTCP xuất hiện ngay từ đầu thế kỉ XVII, song phải đợi
đến cuối thế kỷ XIX mới được phát triển rộng rãi phổ biến
trên giới như Anh, Mỹ, Hà Lan….
Ở Việt Nam, đến Đại hội Đảng lần thứ VI nước ta bắt đầu
phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, xuất hiện
một số xí nghiệp, CTCP với quy mô bé, trình độ thấp, nguồn
vốn do các xí nghiệp đóng góp và đang trong giai đoạn sơ
khai như : Xí nghiệp vận tải biển Hải Phòng, Ngân hàng
công thương thành phố Hồ Chí Minh… và hàng loạt các
công ty cổ phần liên doanh với nước ngoài.
II. Đặc điểm pháp lý của công ty cổ phần
1. Về thành viên của công ty:
- Tối thiểu phải có 3 t/viên tham gia trong suốt quá trình hoạt
động, không giới hạn tối đa.
- Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân (trừ TH các tổ chức cá
nhân không được quyền thành lập, quản lý doanh nghiệp
được quy định tại Điều 13 LDN ).
2. Về vốn:
- Vốn điều lệ được chia thành những phần bằng nhau gọi là
cổ phẩn, giá trị mỗi cổ phần được gọi là mệnh giá cổ phần và
được phản ánh trong cổ phiếu.
- PL không quy định mỗi t/viên có thể mua tối đa bao nhiêu
cổ phần nhưng các t/viên có thể thỏa thuân trong điều lệ công
ty giới hạn tối đa số cổ phần mà mỗi t/viên có thể mua nhằm
chống lại việc một t/viên nào đó có thể nắm quyền kiểm soát
công ty.
3. Về chế độ chịu trách nhiệm tài sản:
Có sự tách bạch tài sản của công ty và của cổ đông công
ty, cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ
tài sản của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty,
CTCP chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài
sản khác của công ty trong phạm vi tài sản của công ty.
4. Về chuyển nhượng cổ phần:
Cổ đông công ty có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần theo
quy định của pháp luật.
5. Về phát hành chứng khoán:
Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán ra công
chúng theo quy định của pháp luật về chứng khoán để huy
động vốn. Điều này thể hiện lợi thế của CTCP là có khả năng
huy động vốn lớn.
6. CTCP là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân kể từ ngày
được cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh
III. Qui định về thành lập mới
công ty cổ phần
1.Điều kiện chủ thể tham gia thành lập :
Theo Điều 77 LDN các tổ chức, cá nhân khi tham gia
thành lập CTCP số lượng cổ đông tối thiểu là 03, không hạn
chế số lượng tối đa.
Ngoài ra các tổ chức, cá nhân tham gia CTCP phải
đáp ứng được các điều kiện sau đây (Đ13 LDN 2005):
A. Tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước
ngoài có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt
Nam theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định
tại khoản 2 Điều này.
B. Tổ chức, cá nhân sau đây không được quyền thành lập
và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:
Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt
Nam sử dụng tài sản nhà nước để thành lập công ty kinh
doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ,
công chức;
Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân
quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân
dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ
quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam.
Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp
100% vốn sở hữu nhà nước, trừ những người được cử làm
đại diện theo uỷ quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà
nước tại doanh nghiệp khác;
Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi
dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự;
Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị Toà án
cấm hành nghề kinh doanh;
Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá
sản.
C. Tổ chức, cá nhân có quyền mua cổ phần của công ty cổ
phần, góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp
danh theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại
khoản 4 Điều này.
D. Tổ chức, cá nhân sau đây không được mua cổ phần của
công ty cổ phần, góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn,
công ty hợp danh theo quy định của Luật này:
Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt
Nam sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để
thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
các đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo
quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
2. Điều kiện về việc thành lập công ty cổ phần
Tên công ty cổ
phần
Trụ sở đăng kí
công ty cổ phần
Ngành nghề kinh
doanh
Cổ đông sáng lập/
cổ đông góp vốn
Điều kiện về vốn
đối với doanh
nghiệp cổ phần
Quy định điều kiện cơ bản về thành lập công ty cổ phần:
Tên công ty cổ phần: Phải đáp ứng việc không bị trùng, bị
gây nhầm lwn, không được vi phạm về sở hữu trí tuệ đối với
doanh nghiệp khác trước đó đã thành lập hoặc đăng ký trên
toàn quốc
Trụ sở đăng ký công ty cổ phần: Phải thuộc quyền sử dụng
hợp pháp của doanh nghiệp, phải có địa chỉ rõ ràng, không
thuộc diện quy hoạch theo quy hoạch của tỉnh/ thành phố nơi
đặt trụ sở chính.
Ngành nghề kinh doanh: Đáp ứng tuân thủ theo pháp luật
quy định về ngành nghề kinh doanh cần đăng ký. đảm bảo
ngành nghề kinh doanh đó phải có trong hệ thống ngành
nghề kinh tế quốc dân hoặc trong luật chuyên ngành có quy
định
Cổ đông sáng lập/ cổ đông góp vốn: Không thuộc điều cấm
theo quy định của Luật doanh nghiệp và luật khác (ví dụ:
không là cán bộ công chức, không là người mất năng lực
hành vi, hay chưa đủ tuổi ).
Điều kiện về vốn đối với doanh nghiệp cổ phần: Vốn phải
đảm bảo về vốn pháp định, vốn góp thực tế đủ để thực hiện
các hành vi kinh doanh
IV. Quy chế pháp lý về vốn trong công
ty cổ phần
Vốn
một loại quỹ tiền tệ đặc
biệt
là toàn bộ những giá trị
ứng ra ban đầu vào các
quá trình tiếp theo của
doanh nghiệp
yếu tố vô cùng quan
trọng để các doanh
nghiệp tiến hành sản
xuất kinh doanh
1.1 Khái niệm
Quy chế pháp lý về vốn trong CTCP
Xét về mặt khách quan :
Là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh
các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình góp vốn,
quản lý sử dụng vốn, chuyển nhượng vốn và những
vấn đề khác liên quan đến sự thay đổi vốn của CTCP.
Xét theo nghĩa chủ quan
Là tổng hợp những quy tắc thể hiện ý chí, quyền
tự định đoạt của nhà đầu tư vốn đối với những vấn đề
liên quan đến vốn và tài sản của CTCP.
1.2 Đặc điểm
Thể hiện ý chí của Nhà nước và ý chí của nhà đầu tư vốn.
Quy định quyền và nghĩa vụ của công ty, của các thành viên công
ty đối với vốn và tài sản của công ty.
Nội dung chủ yếu của quy chế pháp lý về vốn trong CTCP được
thể hiện chủ yếu và cụ thể trong điều lệ công ty, bao gồm những
nội dung cơ bản như: cấu trúc vốn, chủ thể góp vốn, huy động
vốn, vấn đề chuyển nhượng cổ phần, các trường hợp tăng, giảm
vốn của công ty
Cấu trúc vốn trong CTCP
Vốn điều lệ Vốn vay
2. Cấu trúc vốn trong CTCP
2.1 Vốn điều lệ :
Theo K6 Đ4 LDN, vốn điều lệ là “số vốn do các thành viên,
cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định
và được ghi vào Điều lệ công ty”.
Vốn điều lệ được chia thành các phần bằng nhau gọi là cổ
phần.
Vốn điều lệ bao gồm nhiều loại cổ phần với những tính chất
pháp lý khác nhau.
Cổ phần phổ thông: là loại cổ phần bắt buộc phải có của
CTCP, người sở hữu cổ phần phổ thông gọi là cổ đông phổ
thông
Cổ phần ưu đãi: là loại cổ phần có tính chất pháp lý khác
biệt so với cổ phần phổ thông. Người sở hữu cổ phần ưu đãi
gọi là cổ đông ưu đãi.
2.2 Vốn vay
Vốn vay là nguồn vốn huy động từ bên ngoài bằng các hình
thức khác nhau như: vay ngân hàng; vay của các tổ chức, cá
nhân khác và phát hành trái phiếu.
Vốn vay có ý nghĩa quan trọng đối với các công ty đang trong
tình trạng khó khăn về tài chính hay công ty muốn thay đổi quy
trình công nghệ cũng như mở rộng quy mô sản xuất.