Tải bản đầy đủ (.ppt) (31 trang)

giáo án thao giảng, thi giáo viên giỏi môn ngữ văn lớp 9 bài đồng chí (1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.08 MB, 31 trang )


Chính Hữu (1926) Đồng chí
~ Chính Hữu ~

I- Đọc - Hiểu chú thích
Tác giả, tác phẩm
* Hãy nêu những hiểu biết của em về tác
giả, tác phẩm?
- Là một nhà thơ quân đội.
- Thơ của ông chủ yếu viết về người lính.
+ Tác giả
+ Tác phẩm
- Sáng tác đầu năm 1948, sau khi tác
giả vừa cùng đồng đội tham gia chiến
dịch Việt Bắc Thu Đông năm 1947.
-
Được in trong tác phẩm “Đầu súng
trăng treo”
- Thơ tự do.

Đồng chí!

I- Đọc - Hiểu chú thích
Bố cục
Đồng chí
7 câu thơ đầu
10 câu tiếp
3 câu cuối

II- Đọc - Hiểu văn bản.
1- Cơ sở hình thành tình đồng chí


của người lính.
* Ở 2 câu thơ đầu tác giả đã dùng biện
pháp nghệ thuật gì? Qua câu thơ, em
hiểu gì về hoàn cảnh xuất thân của các
anh bộ đội?

- Câu thơ sóng đôi.
- Thành ngữ “nước mặn đồng chua”.
- Quê hương xa cách nhau, mỗi người một nơi.
Người ở miền chiêm trũng ven biển “nước mặn,
đồng chua”, quanh năm úng lụt; người ở vùng đồi
núi sỏi đá bạc màu, quanh năm đổi bát mồ hôi lấy
bát cơm. Vậy là các anh đều xuất thân từ những
vùng quê nghèo, lam lũ, vất vả.
Tóm lại giữa các anh
có sự tương đồng về
hoàn cảnh xuất thân.

II- Đọc - Hiểu văn bản.
1- Cơ sở hình thành tình đồng chí
của người lính.
* Điều gì đã khiến các anh từ những phương trời
xa lạ tập hợp lại trong hàng ngũ cách mạng?
Họ cùng chung 1 mục đích, 1 lí tưởng chiến đấu vì
nền độc lập của tổ quốc.

* Sự gắn bó, hoà hợp giữa những người
đồng đội được thể hiện rõ trong câu thơ
nào? Em hiểu gì về tình cảm ấy?
II- Đọc - Hiểu văn bản.

1- Cơ sở hình thành tình đồng chí
của người lính.

“Súng bên súng, đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”
II- Đọc - Hiểu văn bản.
1- Cơ sở hình thành tình đồng chí
của người lính.

Vì cùng chung một mục đích, một lí
tưởng nên họ luôn kề vai sát cánh bên nhau
trong chiến đấu, gian khổ, hiểm nguy. Đêm
đắp chung chăn cùng tâm sự vui buồn, các
anh đã nhanh chóng trở thành những người
bạn tri kỉ ngọt bùi chia sẻ, sống chết có
nhau.

* Vậy cơ sở hình thành của tình đồng chí là gì?
II- Đọc - Hiểu văn bản.
1- Cơ sở hình thành tình đồng chí
của người lính.
- Sự tương đồng về hoàn cảnh xuất thân (cùng
giai cấp).
- Cùng chung mục đích lí tưởng chiến đấu.
- Sự chia sẻ buồn vui, thiếu thốn trong sinh hoạt.

* Câu thơ thứ 7, có gì đặc biệt? Em
cảm nhận được gì về vai trò và vẻ đẹp
của nó?
II- Đọc - Hiểu văn bản.

1- Cơ sở hình thành tình đồng chí
của người lính.
Câu thơ chỉ có 1 từ, 2 tiếng, với dấu chấm than như
một nốt nhấn.
Đây là câu thơ quan trọng nhất của
bài. Nó được lấy làm nhan đề của bài
thơ. Nó gắn kết 2 đoạn thơ, khép mở 2 ý
cơ bản: những cơ sở của tình đồng chí
và những biểu hiện của tình đồng chí.

II- Đọc - Hiểu văn bản.
2- Những biểu hiện và sức mạnh của
tình đồng chí.
* Là những người bạn tri kỉ. Họ hiểu gì
về nỗi lòng của nhau? Điều này được
thể hiện qua câu thơ nào?

“Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.”

- Các anh hiểu người bạn của mình, yêu
tha thiết những thửa ruộng, mảnh vườn
với mái tranh nghèo. Nay nghe theo tiếng
gọi của tổ quốc, của Cụ Hồ các anh đã
sẵn sàng gửi lại bạn thân cày những gì
mà họ yêu quí nhất để ra đi giết giặc cứu
nước. Các anh đã hi sinh hạnh phúc cá
nhân vì hạnh phúc của cả dân tộc.


* Qua câu thơ trên, nêu cảm nhận của
em về tình đồng chí?
II- Đọc - Hiểu văn bản.
2- Những biểu hiện và sức mạnh của
tình đồng chí.
-Tình đồng chí là sự cảm thông sâu xa,
tâm tư nỗi lòng của nhau.

II- Đọc - Hiểu văn bản.
2- Những biểu hiện và sức mạnh của
tình đồng chí.
* Cảm nhận của em về câu thơ:
“Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”?

Nhà thơ đã dùng những hình ảnh quen
thuộc và tiêu biểu của mọi làng quê Việt
Nam: cây đa, giếng nước, sân đình như
biểu tượng của quê hương. Giếng nước,
gốc đa không chỉ là cảnh vật mà còn là
làng quê, là dân làng, là cha mẹ, vợ con, là
những người yêu dấu. Cảnh vật ở đây
được nhân hoá, như có linh hồn hướng
theo người lính.

* Trong 6 câu thơ tiếp theo, tác giả đã sử dụng
những biện pháp nghệ thuật gì? Em cảm nhận
được gì về cuộc sống và tinh thần của các anh
qua những câu thơ này?
II- Đọc - Hiểu văn bản.
2- Những biểu hiện và sức mạnh của

tình đồng chí.

- Những câu thơ sóng đôi (câu 13-14,
15-16)
- Tả thực.
- Các anh phải chịu đựng những cơn sốt
rét ác tính và gian khổ thiếu thốn vô cùng
mà các anh vẫn vui vẻ tin tưởng, “miệng
cười buốt giá”. Nụ cười của các anh vẫn
bừng sáng lên trong giá rét thấu xương,
trong những bộ quần áo vá, với những
đôi chân trần tê dại.

* Vậy đoạn thơ đã đề cập đến biểu hiện
gì của tình đồng chí?
II- Đọc - Hiểu văn bản.
2- Những biểu hiện và sức mạnh của
tình đồng chí.
- Cùng chia sẻ những gian lao, thiếu thốn.

* Tình đồng chí ấm áp, chân thành
được biểu hiện rõ nhất qua câu thơ
nào? Em cảm nhận được gì về tình cảm
ấy?
Câu thơ vừa nói lên tình cảm gắn bó sâu nặng
giữa những người lính vừa gián tiếp thể hiện sức
mạnh của tình cảm ấy. Bao thiếu thốn vật chất đã bị
đẩy lùi trước tình yêu thương sâu sắc, chân thành
của đồng đội. Nhờ cái bàn tay nắm chặt ấy mà
người lính như được tiếp thêm sức mạnh vượt qua

mọi gian khó.
“Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”

* Câu thơ giúp em cảm nhận được gì
về biểu hiện của tình đồng chí?
II- Đọc - Hiểu văn bản.
2- Những biểu hiện và sức mạnh của
tình đồng chí.
- Tình yêu thương, tinh thần đoàn kết.

II- Đọc - Hiểu văn bản.
3- Đoạn cuối bài thơ
* Hãy nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp
của 3 câu thơ cuối?
- Nghệ thuật bút pháp hiện thực kết hợp với lãng
mạn.
- Nội dung: Đây là một bức tranh đẹp về tình đồng
chí. Trong cái rét thấu xương của rừng hoang,
sương muối, những người lính áo rách vai, quần vá,
chân không giày bồng súng đợi giặc dưới chiến hào.
Họ nhìn lên, bỗng phát hiện vầng trăng như treo trên
đầu ngọn súng.

II- Đọc - Hiểu văn bản.
3- Đoạn cuối bài thơ
- Đó là một liên tưởng thật thú vị. Câu thơ
như một tiếng reo vui chứa đựng bao ý
nghĩa. Súng và trăng là gần và xa, thực tại
và mộng mơ, chất chiến đấu và chất trữ
tình. Chiến sĩ và thi sĩ. Súng và trăng là

biểu tượng sóng đôi của dân tộc Việt Nam
dũng cảm, hào hoa. Đồng thời nó cũng thể
hiện rõ nét tư thế chủ động, tin tưởng và
tâm hồn yêu đời của anh bộ đội Cụ Hồ.

×