MỤC LỤC.
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÁI CHUNG
1. Phạm trù cái chung 3
2. Tính chất 3
3. Mối liên hệ giữa cái chung với cái riêng và cái đơn nhất 3
4. Ý nhĩa phương pháp luận 2
5. Một số ví dụ làm rõ cơ sở lý thuyết 4
CHƯƠNG II: VẤN ĐỀ PHÁT HUY NHỮNG CÁI CHUNG TÍCH CỰC VÀ KHẮC
PHỤC NHỮNG CÁI CHUNG TIÊU CỰC CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC GIAO THÔNG
VẬN TẢI Tp.HCM.
1. Biểu hiện những cái chung tích cực và những cái chung tiêu cực của sinh viên Đại
học GTVT Tp.HCM 5
2. Phương hướng phát huy cái chung tích cực và khắc phục cái chung tiêu cực của sinh
viên Đại học GTVT Tp.HCM 7
PHỤ LỤC
Tiểu luận Page 1
LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, với tiến trình phát triển chung của xã hội, sư nghiệp công
nghiệp hóa và công nghệp hóa ngày càng được đẩy mạnh cùng với xu hướng hội nhập của thế
giới, thanh niên- sinh viên Việt Nam cũng đã dần thích ứng được với sự thay đổi ấy. Nói đến
sinh viên là nói đến những thế hệ đang nắm giữ trong tay tri thức cùng với những tiến bộ xã
hội và sự phát triển của đất nước.Với một số lượng không nhỏ,họ là những người được đào
tạo toàn diện và đầy đủ nhất bao gồm các ngành học trên tất cả các lĩnh vực chuyên môn và
xã hội. Bên cạnh đó, cùng với sự chuyển biến tích cực của thời đại là việc xuất hiện nhiều
luồng tư tưởng- văn hóa không chính thống đã ảnh hưởng đến sinh viên nói chung và sinh
viên Đại học Giao Thông Vận Tải Thành Phố Hồ Chí Minh nói riêng, bài tiểu luận sau đây
của nhóm sinh viên Đh GTVT sẽ bàn luận sâu hơn về “VẤN ĐỀ PHÁT HUY NHỮNG CÁI
CHUNG TÍCH CỰC VÀ KHẮC PHỤC NHỮNG CÁI CHUNG TIÊU CỰC CỦA SINH
VIÊN ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI Tp.HCM.” Từ đó chỉ rõ những cái chung tích
cực ,cái chung tiêu cực của sinh viên trường Đại học GTVT để có phương pháp và khuynh
hướng giải quyết nhằm phát huy tính tích cực và khắc phục những mặt tiêu cực trong cái
chung chưa tốt vẫn còn tồn tại. Mục đích của bài tiểu luận giúp sinh viên nhận rõ điểm mạnh,
điểm còn hạn chế của bản thân mà có cách nhìn khách quan trong việc, có hay không nên
thay đổi thói quen không tốt để hoàn thiện mình hơn và không ngoài mục đích lan rộng tư
tưởng tiến bộ trong việc nhìn nhận cái chung sinh viên thời hiện đại.
Nhóm các sinh viên thực hiện tiểu luận xin gởi lời cảm ơn đến Giảng viên: Nguyễn
Thế Anh (Khoa lý luận chính trị) đã hỗ trợ- cố vấn thông tin cho bài tiểu luận được hoàn
thiện.
Nhóm các sinh viên !
Tiểu luận Page 2
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÁI CHUNG
1. Phạm trù cái chung.
• Phạm trù cái chung dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính, những yếu tố, những
quan hệ… lặp lại phổ biến ở nhiều sự vât, hiện tượng, tồn tại ở nhiều cái riêng.
2. Tính chất.
• Khách quan: Cái chung tồn tại khách quan, tồn tại thực do các yết tố khách quan tác
động tới, đây là nội dung quy luật vốn có trong thế giới.
• Phổ biến: cái chung tồn tại ở nhiều các sự vật hiện tượng trên thế giới.
• Đa dạng phong phú: có nhiều cái chung khác nhau cùng tồn tại chứ không chỉ có một.
3. Mối liên hệ giữa cái chung với cái riêng và cái đơn nhất.
• Theo quan điểm duy vật biện chứng: cái riêng, cái chung, cái đơn nhất đều tồn tại
khách quan. Cái riêng chứa đựng cái chung và cái chung thể hiện thông qua cái riêng.
Vì vậy cái chung không tồn tại biệt lập,riêng lẻ, tách rời cái riêng. Do đó cái chung
không tách rời mỗi sự vật hiện tượng quá trình cụ thể.
• Cái riêng bao hàm cái chung nên nó phong phú hơn cái chung nhưng cái chung là cái
bộ phận nên nó sâu sắc, bản chất hơn cái riêng. Cái chung biểu hiện chi tiết hơn những
điều mà cái riêng không biểu hiện hết được. Từ đó nhờ có cái chung mà chúng ta hiểu
rõ hơn về một sự vật hiện tượng nào đó. Cái chung quyết định sự vận động tồn tại của
cái riêng, biểu hiện tính phổ biến, tính quy luật của cái chung.
• Cái chung và cái đơn nhất có sự chuyển hóa lẫn nhau trong những điều kiện xác định
làm cho nhận thức của con người phải chuyển đổi, biến hóa theo. Chuyển hóa từ cái
đơn nhất thành cái chung là biểu hiện của quá trình cái mới ra đời thay thế cái cũ.Sự
chuyển hóa từ cái chung thành cái đơn nhất là biểu hiện của quá trình cái cũ, cái lỗi
thời bị phủ định.
4. Ý nhĩa phương pháp luận
• Xuất phát từ cái riêng để xác định cái chung, vì cái chung không tồn tại trừu tượng
ngoài những cái riêng.
• Lấy cái chung làm cơ sở cho nhận thức và hành động (cái chung sâu sắc), vận dụng
cái chung vào cái riêng một cách sáng tạo không dập khuôn. Cần phải cụ thể hóa cái
chung trong mỗi hoàn cảnh, điều kiện cụ thể để tránh xa xu hướng sai lầm khi áp
dụng.
• Chủ động tạo điều kiện thuận lợi để góp phần chuyển hóa cái đơn nhất có lợi thành cái
chung và khắc phục những cái chung bất lợi. nhờ đó mọi việc sẽ thuận lợi và đạt kết
quả cao tránh được những hiện tượng xuyên tạc bản chất.
Tiểu luận Page 3
• Cái riêng và cái chung luôn có sự thống nhất với nhau, là cơ sở tồn tại, phát triển của
mỗi chủ thể. Vì vậy khi xét một chủ thể luôn phải xét một cách toàn diện từ cái riêng
đến cái chung một cách khách quan để không xảy ra sai sót.
5. Một số ví dụ làm rõ cơ sở lý thuyết.
Con người nói chung luôn có các quá trình trao đổi chất trao đổi chất bộ phận giống
nhau nhưng con người ở mỗi quốc gia khác nhau sẽ nói tiếng khác nhau và văn hóa sinh
hoạt khác nhau.
Kinh tế ở các quốc gia phát triển theo các cách khác nhau nhưng đều tuân theo một
quy luật về quan hệ sản xuất, lực lượng, phương tiện sản xuất.
Mỗi con người, mỗi gia đình là một cái riêng nhưng đều là một cái chung trong một
xã hội,chịu sự tác động của các quy luật sinh học, quy luật xã hội như nhau.
Mỗi học sinh, sinh viên khi ở ngoài xã hội là một con người, một công dân riêng biệt
nhưng khi vào khuôn viên nhà trường nói chung đều la học sinh, sinh viên với một việc
học tập là tất yếu và phải tuân theo kỉ luật chung của nhà trường.
•
Tiểu luận Page 4
CHƯƠNG II: VẤN ĐỀ PHÁT HUY NHỮNG CÁI CHUNG TÍCH CỰC VÀ KHẮC
PHỤC NHỮNG CÁI CHUNG TIÊU CỰC CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC GIAO THÔNG
VẬN TẢI Tp.HCM.
1. Biểu hiện những cái chung tích cực và những cái chung tiêu cực của sinh viên Đại
học GTVT Tp.HCM.
a) Cái chung tích cực:
Trong học tập : Sinh viên trường Đại học Giao Thông vận tải ra sức học tập để theo
đuổi kịp thời với tiến trình của thời đại- thời kì hội nhập song hành với quá trình công
nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
Cái nhìn ở tầm vi mô nội tại trong trường đại học, đa phần sinh viên có thái độ học
tập tích cực, chăm chú nghe giảng bài từ phía giảng viên, chủ động tìm kiếm tài liệu
liên quan đến môn học để tự tìm hiểu, nghiên cứu. Trao đổi trực tiếp với giảng viên
những điều còn chưa hiểu hay còn thắc mắc.Tổ chức học nhóm giữa những người
bạn học cùng lớp hay những bạn cùng học chung lớp học phần.
Tham gia các CLB học thuật,nghiên cứu khoa học cấp trường và cấp thành,đạt nhiều
thành tích tốt trong học tập.
Trong Lao động: sinh viên của Đại học giao thông vận tải là những thanh niên hăng
say lao động ,sản xuất, không chỉ tích cực trong những giờ lên lớp,sinh viên còn lao
động công ích xã hội, lao động cá nhân. Với tính chất lan rộng và rộng khắp-sinh
viên Giao Thông đã làm cho xã hội có cái nhìn tích cực và quan tâm hơn đến sinh
viên Giao thông cùng với mức độ ảnh hưởng của sinh viên nói chung và sinh viên
Giao Thông nói riêng , bởi lẽ đối với sinh viên Đh giao thông vận tải , “Lao động là
vinh quang".
Trong hoạt động thể thao: Năng nổ với những hoạt động thể thao truyền thống và
thường niên của Đại học Giao Thông Vận Tải, sinh viên Giao Thông chứng tỏ sức trẻ
thanh niên khi tham gia nhiệt tình, đông đủ và đầy hiệt huyết, từ những sinh viên trực
tiếp tham gia thi đấu đến những bạn cổ động viên, ai cũng hứng khởi với những môn
thể thao vui tươi,bổ ích.Những hoạt động thường niên phải được kể đến như giải
bóng đá truyền thống Footsall, giải bóng rổ sinh viên, bóng chuyền sinh viên,cùng
các môn thể thao vận động trường như kéo co, xe đạp chậm, nhảy bao bố, tham gia
nhiều hoạt động thể thao, sinh viên có cơ hội được rèn luyện sức khỏe nâng cao tính
đồng đội và quan trọng hơn nữa là phát triển mối quan hệ với thầy cô giáo,cán bộ
giảng viên cùng cộng đồng sinh viên trường Đại Học Giao Thông Vận Tải.
Tiểu luận Page 5
Trong hoạt động xã hội: Với tiêu chí rèn luyện và phát triển chung của sinh viên Đh
GTVT rằng “ta không đi ăn một mình” và không chỉ biết quan tâm đến bản thân
mình thôi mà còn phải biết quan tâm đến cộng đồng, biết quan tâm đến lợi ích chung
của mọi người, vì ”hạnh phúc cũng giống như lửa càng chia ra thì càng được nhân
đôi” [Tố Hữu]. vì thế sinh viên ta luôn muốn dùng sức trẻ của mình để phục vụ cho
cộng đồng, cho xã hội.
Trong quan hệ với giáo viên và sinh viên: Là những chủ nhân đất nước trong tương
lai,sinh viên Giao Thông luôn tạo cho mình một phong cách sống lịch sự,biết tôn
trọng và giúp đỡ người khác, chào hỏi khi gặp thầy cô, nói chuyện lễ phép với Thầy
cô và các Cán Bộ trong trường, điều quan trọng hơn là biết nói “Xin lỗi và cảm ơn”.
Những sinh viên học tốt luôn cố gắng giúp đỡ những bạn yếu hơn để cùng nhau phát
triển, không chỉ trong viêc học, sinh viên còn hỗ trợ nhau trong cuộc sống,chỗ trọ, ăn
ở… giúp nhau khi gặp khó khăn hoặc gặp điều băn khoăn.
Trong công tác tình nguyện: Công tác tình nguyện ở trường Đai học Giao Thông
Vận Tải phát triển mạnh mẽ, sinh viên tích cực làm tình nguyện không chỉ trong địa
bàn thành phố mà còn đi sang các vùng khó khăn của các tỉnh lân cận như Bình
Dương, Đồng Nai,…Công tác tình nguyện rất đa dạng và hướng đế nhiều đối tượng
trong xã hội như những hộ gia đình nghèo khó,trường học vùng sâu, hay đơn giản là
hỗ trợ sinh viên thi Đại học. Những chương trình mà được nhiều sinh viên tham gia
như: Thứ Bảy Tình Nguyện, Tiếp Sức Mùa Thi, Mùa Hè Xanh, Xuân Tình Nguyện…
dưới sự lãnh đạo của Đội Công Tác Xã Hội trường Đh GTVT và Hội Sinh Viên
trường đã có những kết quả tích cực và giúp sinh viên hoàn thiện tính xã hội của
mình hơn.
Trong tư tưởng- nhận thức: Hưởng ứng và tích cực tham gia các hoạt động tuyên
truyền về chủ quyền biển đảo-Trường Đại Học Giao Thông Vận Tải với tiền thân là
Đại học Hàng Hải đã làm tốt công tác đó. Sinh viên tích cực học hỏi và chủ động trau
dồi kiến thức về chính trị một cách rõ ràng và đúng đắn để nâng cao năng lực nhận
thức của mình. Có bản lĩnh chính trị để không bị các thế lực phản động lôi kéo. Nâng
cao tình yêu nước, minh chứng là những vở kịch tuyên truyền, biểu diễn thời trang,
những buổi nói chuyện chuyên đề hay những lớp học ngoài chuyên môn đã được sinh
viên giao thông đặc biệt hưởng ứng nhiệt tình.
Trong tác phong sinh viên- thanh niên: Tác phong công nghiệp đi học đúng giờ,ăn
mặc gọn gàng sạch sẽ, chấp hành đúng các quy định,quy chế nhà trường, nghiêm túc
trong học tập, làm việc có kế hoạch,nhiệt tình trong vui chơi.
Tiểu luận Page 6
b) Cái chung tiêu cực:
Chưa chấp hàng đúng quy chế nhà trường:
Sinh viên không quan tâm đến quy chế cũng như không tìm hiểu rõ quy chế đào
tạo của nhà trường,dẫn đến việc sai phạm quy chế,hoặc làm chưa đúng gây khó
khăn và rắc rối trong việc sửa chữa sai lầm trong thủ tục hành chính,công tác cán
bộ đoàn hội,và cá nhân sinh viên.
Chưa tích cực tham gia các hoạt đông của nhà trường, hoạt động tình
nguyện:
Phần đông sinh viên xem việc tham gia hoạt động của trường,hoạt động tình
nguyện là những việc “bao đồng”, chưa hiểu rõ bản chất của việc hoạt động ấy
cũng như những lợi ích mà hoạt động phong trào và tình nguyện mang lại, bảo
thủ trong việc tiếp thu ý kiến.
Tác phong chưa vào quy cũ:
Phong các ăn mặc biến thể trang phục trường,chưa nghiêm túc trong ăn mặc,đi
học mang dép lê trở nên phổ biến, lời nói chưa văn minh,còn văng tục-chửi thề
nơi trường học và xã hội, chơi những trò chơi không lành mạnh như đánh bạc, tổ
chức nhậu thường xuyên giữa các nhóm sinh viên, chưa có thái độ tôn trọng giáo
viên và bạn học, phát ngôn lung tung trong lớp học,nói leo,…
Chưa có thái độ tốt trong học tập:
Xem thường những môn học đại cương, học cho qua môn nên lơ là về mặt điểm
số,than thở và chê trách đối với những môn khó thay vì cố gắng hết sức để vượt
qua, vì thế không có động lực phấn đấu trong việc học, buông lỏng tương lai…
2. Phương hướng phát huy cái chung tích cực và khắc phục cái chung tiêu cực của
sinh viên Đại học GTVT Tp.HCM.
a) Phát huy cái chung tích cực.
• Khuyến khích sinh viên tổ chức học nhóm thường xuyên thay vì chỉ tập trung
học tước khi thi trong khi quá trình học lại ít quan tâm hơn,giảng viên hướng dẫn
tận tình sinh viên nghiên cứu khoa học ngoài giờ học,có sự liên kết kiến thức
giữa giảng viên và sinh viên.
• Nên chuyển chuẩn kiến thức cơ bản thành kĩ năng, chuẩn kiến thức kĩ năng cho
sinh viên cơ hội được áp dụng kiến thức sinh động và chủ động hơn, không gây
cảm giác nhàm chán trong những môn học của trường thuộc khối kĩ thât như
trường GTVT,ví dụ như tự tìm hiểu bài ở nhà được phân theo nhóm sau đó sẽ
thuyết trình, thuyết giảng, và tranh luận có sự hướng dẫn của giáo viên đứng lớp.
Tiểu luận Page 7
• Giảng viên và toàn thể cán bộ giảng viên nhà trường chuẩn mực về tác phong
trong ăn mặc, cử chỉ và ngôn từ, phương thức giao tiếp phù hợp với môi trường
sư phạm.
• Cán bộ công nhân viên hoặc giảng viên nên cùng tham gia và đồng hành cùng
sinh viên trong các hoạt động, phong trào, hay các hoạt động tình nguyện lớn của
trường thay vì chỉ có sự chỉ đạo và đồng hành của Đoàn- Hội sinh viên trường.
• Thường xuyên làm công tác tư tưởng, chính trị, những vấn đề cụ thể, cập nhật
vào những bài giảng của mình để thanh niên trường được tiếp cận với môi trường
chính trị đúng đắn và thường xuyên.
• Phương thức tuyên truyền giáo dục về hoạt động tình nguyện nên phổ biến và
rộng rãi thay vào việc bất cập trước đó- thông tin chỉ được truy cập bởi những
sinh viên quan tâm về hoạt động- phong trào ấy, chỉ rõ cho sinh viên thấy được
tầm quan trọng của hoạt động phong trào và công tác tình nguyện, hình thành sự
liên kết giữa thanh niên và cộng đồng, xã hội.
b) Khắc phục cái chung tiêu cực.
• Tạo cho sinh viên một môi trường lành mạnh và bổ ích để sinh hoạt- giao lưu với
sinh viên trong trường- các sinh viên khóa trên để học hỏi và trao đổi kinh
nghiệm học tập, vui chơi với nhiều trò chơi và hoạt động vui khòe, phát triển kĩ
năng làm việc, kĩ năng sống cho sinh viên, nhằm đưa sinh viên ra khỏi sự lôi kéo
của những phương thức giải trí không lành mạnh như bài bạc, rượu chè, và tệ nạn
xã hội.
• Giáo dục về quy chế một cách thường xuyên và tổ chức học- kiểm tra kiến thức
về quy chế để sinh viên nắm bắt và làm đúng theo quy chế đào tạo của nhà
trường, tránh được phần lớn sai phạm so với quy định của quy chế nhà trường.
• Có phương pháp kiểm điểm và kỉ luật nghiêm đối với snh viên vi phạm quy định-
quy chế của nhà trường, hoặc vi phạm quy định của pháp luật khi còn là sinh viên
Đại học GTVT.
• Áp dụng linh hoạt tính giữa chất kỉ luật và mềm dẻo trong việc xử lý sinh viên bỏ
bê việc học, chưa hoàn thành chương trình học nghiêm túc.
Tiểu luận Page 8
PHỤ LỤC:
Bài viết có sử dụng thông tin từ :
1. GIÁO TRÌNH NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC- LÊNIN
[NXB Chính Trị Quốc Gia 2010-483tr]
2. Bách khoa toàn thư mở website: Wikipedia.com
Tiểu luận Page 9