Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

tiểu luận sinh thái môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (224.13 KB, 34 trang )

BÀI TIỂU LUẬN
SINH THÁI MÔI TRƯỜNG
LỚP :BẢO VỆ THỰC VẬT
MSSV:13302049
TÊN :ĐỖ PHỤNG NAM SƠN
Chủ đề I: ĐIỀU KHIỂN SINH VẬT Ở MỨC ĐỘ TỔ
CHỨC KHÁC NHAU VÀ ỨNG DỤNG:
I) Qúa trình tự điều chỉnh của hệ sinh thái:
Các hệ sinh thái tự nhiên đều có khả năng tự điều chỉnh riêng Nói theo nghĩa rộng
thì đó là khả năng tự lập lại cân bằng, cân bằng giữa các quần thể trong hệ sinh thái
(vật ăn thịt –– vật mồi, vật ký sinh –– vật chủ), cân bằng các vòng tuần hoàn vật
chất và nănglượng giữa các thành phần của hệ sinh thái Nhờ có sự điều chỉnh này
mà các hệ sinh thái tự nhiên giữ được sự ổn định mỗi khi chịu tác động của các
nhân tố ngoại cảnh Sự tự điều chỉnh của hệ sinh thái có giới hạn nhất định Nếu
sự thay đổi vượt quá giới hạn này, hệ sinh thái mất khả năng tự điều chỉnh và hậu
quả là chúng bị phá hủy Cũng lưu ý ở đây là con người không phải lúc nào cũng
muốn các hệ sinh thái có khả năng tự điều chỉnh Ví dụ nền công nghiệp thâm
canh dựa vào sản xuất thừa chất hữu cơ để cung cấp lương thực và thực phẩm cho
con người Các hệ sinh thái náy là các hệ sinh thái mất khả năng tự điều chỉnh vì
nó hoạt động theo mục đích con người là sử dụng hữu hiệu phần dư thừa đó Ngày
nay nhiều nước ở vùng nhiệt đới đã phá hủy đi hàng loạt rừng mưa để phát triển
nông nghiệp Trên thực tế, sự phá hủy này không những đã phá đi những hệ sinh
thái giàu có và có giá trị cao không phải dễ dàng mà có được để thu về sản phẩm
do sản xuất nông nghiệp tạo ra Do tầng đất mỏng, cường độ trao đổi chất của các
rừng nhiệt đới cao nên thường đem lại sự nghèo nàn trong sản xuất nông nghiêp
Hơn nữa một khi rừng bị phá hủy là kéo theo xói mòn,, hạn hán và lũ lụt Một ví
dụ khác,, trường hợp chất hữu cơ do chất thải sinh hoạt của các khu dân cư váo các
hệ sinh thái nước Các hạt dinh dưỡng này làm cho các loại tảo (vật sản xuất) phát
triển cao độ (gọi là nở hoa) Vật sản xuất do phát triển quá nhiều mà không sử
dụng kịp, một khi chúng chết đi, chúng bị phân hủy và giải phóng ra các chất độc
Đồng thời quá trình này lại gây ra hiện tượng O2 trong nước giảm xuống quá thấp


và có thể làm chết Khoa học môi trường cá Đây là trường hợp ô nhiễm hữu cơ
vực nước Sự mất cân bằng trong hệ sinh thái lúc đầu thường xảy ra cho vài thành
phần, sau lan ra các thành phần khác và có thể đi từ hệ sinh thái này mở rộng sang
hệ sinh thái khác Sự tự điều chỉnh của các hệ sinh thái là kết quả của sự tự điều
chỉnh của từng cơ thể, của từng quần thể,, của quần xã mỗi khi có một nhân tố sinh
thái thay đổi Người ta thường chia các nhân tố sinh thái ra làm hai nhóm: nhân tố
sinh thái giới hạn và nhân tố sinh thái không có giới hạn Nhiệt độ, nồng độ muối,
thức ăn… là những nhân tố sinh thái giới hạn, có nghĩa là nếu ta cho nhiệt độ thay
đổi từ thấp lên cao,, chúng ta sẽ tìm được một giới hạn nhiệt độ thích hợp của cơ
thể, hay là của cả quần thể; ngoài giới hnay, cơ thể hay quần thể không tồn tại
được Giới hạn này còn được gọi là giới hạn sinh thái hay giới hạn cho phép của
cơ thể, của quần thể Ánh sáng, địa hình không được coi là nhân tố sinh thái giới
hạn đối với động vật Như vậy, mỗi cơ thể,mỗi quần thể có một giới hạn sinh thái
nhất định đối với từng nhân tố sinh thái, giới hạn này phụ thuộc váo vị trí tiến hóa
(còn gọi là khả năng thích nghi) của cơ thể, của quần thể và cũng phụ thuộc vào
các nhân tố sinh thái khác Ô nhiễm là hiện tượng do hoạt động của con người dẫn
đến sự thay đổi các nhân tố sinh thái ra ngoài giới hạn sinh thái của cơ thể, của
quần thể, của quần xã… Con người đã gây nên rất nhiều loại ô nhiễm (hóa học, vật
lý, sinh học) cho các loái sinh vật (và cả con người) Muốn kiểm soát được ô
nhiễm môi trường cần phải biết được giới hạn sinh thái của cơ thể, của quần th,,
của quần xã đối với từng nhân tố sinh thái Xử lý ô nhiễm có nghĩa là đưa các
nquần xã Muốn xử lý được ô nhiễm cần phải biết được cấu trúc, chức năng của
từng sinh thái và nguyên nhân làm cho các nhân tố sinh thái vượt ra ngoái giới hạn
thích ứng Đây là nguyên lý sinh thái cơ bản được vận dụng vào việc sử dụng hợp
lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.
II) Qúa trình điều khiển sinh vật ở mức độ tổ chức khác nhau:
Nhờ có cơ chế hở về mặt vật chất mà các hệ sinh thái có khả năng tự điều
chỉnh.quá trình tự điều chỉnh của hệ sinh thái là kết quả tổng hợp quá trình điều
khiển sinh vật ở mức độ tổ chức khácnhau,quá trình thiết lập lại cân bằng giữa yếu
tố vô sinh và hữu sinhcủa hệ sinh thái.

Các mức độ điều khiển:
- Mức độ cá thể sinh vật: Là điều chỉnh hoạt động sinh lí của cơ thể,điều chỉnh tập
tính hoạt động, điều chỉnh cấu trúc,điều chỉnh về hình thái và được biểu hiện qua
đặc tính di truyền của cá thể sinh vật để thích nghi ớ điều kiện ngoại cảnh.
- Mức độ quần thể: Là quá trình điều chỉnh mối quan hệ của loài,điều chỉnh mật độ
và các đặc trung liên quan đến mật độ quần thể:
+ Điều chỉnh trực tiếp đếntỷ lệ giới tính (con đựcvà con cái),cấu trúc tuổi(tuổi
trước sinh sản và tuổi sau sinh sản),phân bố không gian của quần thể(phân bố đồng
đều,phân bố ngẫu nhiên,phân bố theo nhóm),tập tính hoạt động của quần thể(quần
tụ và các ly).
+ Điều chỉnh giấn tiếp tới sinh sản tử vong,phát triển và sinh trưởng của thực
vật.
- Mức độ quần xã: Là điều chỉnh mối quan hệ của loài,điều chỉnh tương quan số
lượng của loài thể hiện qua:
+ Tính đa dạng sinh học.
+ Phân bố không gian.
+ Điều chỉnh cấu trúc,tính chất của chuỗi và mạng lưới dinh dưỡng.
+ Điều chỉnh mối quan hệ sinh học giữa các loài sông chung.
-Mức độ hệ sinh thái: Là điiều chỉnh mối quan hệ giữa sinh vật với môi trường vật
lý ở trong giới hạn nhất định.
III) Các ví dụ minh họa của điều khiển sinh vật trong bảo vệ thực
vật:
1) Một vài ví dụ minh họa:
 Sử dụng sinh vật như những kĩ sư sinh thái trong việc chống xói mòn, cải
tạo đất, điều chỉnh thủy văn.
Hầu hết các sinh vật làm thay đổi môi trường sống của chúng theo những cách nào
đó để chúng có thể tồn tại, sinh trưởng và phát triển. Vô tình những hoạt động đó
giúp ích cho môi trường và chính con người. Các nhà khoa học phân biệt các kĩ sư
hệ sinh thái này thành hai loại. Một là chúng sử dụng chính kết cấu vật lý của mình
để thay đổi môi trường sống, cây xanh và san hô là hai ví dụ quan trọng. Hai là các

sinh vật sử dụng các vật liệu sống hay không sống biến đổi chúng từ dạng này sang
dạng khác, hải ly là sinh vật sau con người có khả năng này. Finley (1937) mô tả
lợi ích của hải ly trong việc bảo tồn đất và nước. Đập được hải ly tạo thành sẽ làm
giảm vận tốc của dòng chảy, lắng đọng trầm tích góp phần vào việc giảm xói mòn.
Hải ly là loài động vật có lông dày và răng lớn. Đây là loài nổi tiếng với việc dùng
gỗ, bùn đất và đá để "xây dựng” các đập nước. Ứng dụng công nghệ sinh thái trong
khôi phục tài nguyên đất.Mục đích của việc hải ly xây đập là tạo nên một con hào
nhằm bảo vệ cho gia đình của mình. Những chiếc đập như vậy sẽ ngăn chặn được
những loài thú săn mồi như chồn, cáo, sói, gấu. Đồng thời chúng cũng sẽ giúp hải
ly dễ dàng kiếm thức ăn hơn trong mùa đông. Ở những nơi gần sông nước chảy lưu
thông, hải ly xây con đập kiên cố, để khống chế mực nước mà chúng cần. Nguyên
liệu đắp đập là cành cây và sỏi đá. Ở những chỗ có kẽ hở, hải ly dùng đuôi đập nát
đất bùn rồi trát kín. Chúng không ngừng sửa chữa và củng cố những đập chắn của
mình, nên những chiếc đập này thường rất kiên cố.
Một số sinh vật được ví như các kĩ sư sinh thái và lợi ích từ chúng:
- Hải ly: xây đập, điều chỉnh dòng chảy, chống xói mòn.
- Trùng đất: cải tạo đất trồng .
- Mối: tích lũy chất dinh dưỡng và cải tạo tính chất vật lý đất .
- Rêu: tích lũy chất dinh dưỡng .
- Cá: xử lý trầm tích .
- Trai, giun ống : điều chỉnh dòng chảy.
 Cây lúa được xem là cây lương thực chính của nước ta. Việt Nam đứng hàng
thứ 2trên thế giới (chỉ sau Thái Lan) về xuất khẩu gạo. Chính vì vậy việc
quản lý sâu bệnh hại trên cây lúa là một vấn đề rất quan trọng, trong đó bệnh
vàng lùn - lùn xoắn lá (VL-LXL), nếu tỉ lệ bệnh nặng ( >70%) có thể gây
mất mùa nghiêm trọng.
Rầy nâu là tác nhân chính truyền bệnh VL-LXL trên lúa. Rầy nâu trưởng thành
màu nâu có 2 dạng cánh: Cánh dài phủ kín bụng và cánh ngắn phủ khoảng 2/3
thân. Hai dạng cánh này đơn thuần là sự biến đổi về hình thái, thể hiện điều kiện
môi trường thuận lợi nhiều hay ít. Nếu môi trường bình thường sẽ xuất hiện rầy

cánh dài với tỉ lệ đực cái là 1:1, còn trong điều kiện môi trường thuận lợi thì xuất
hiện rầy cánh ngắn với tỉ lệ đực cái là 1:3.
Rầy nâu với vòng đời dao động từ 28 - 30 ngày tùy theo điều kiện môi trường. Là
loại thích sống quần tụ và khả năng sống quần tụ cao. Cả rầy non và trưởng thành
đều không thích ánh sáng trực xạ nên rầy nâu sống gần gốc lúa, chích hút ngay
thân lúa, chỉ khi râm mát rầy trưởng thành mới có ở trên mặt tán lá. Khi bị động
rầy có thể nhảy lên các bộ phận khác của cây hoặc rơi xuống nước. Rầy có cánh có
xu tính với ánh sáng, vì vậy có thể căn cứ vào lượng rầy tập trung vào ánh sáng
đèn (bẫy đèn, đèn đường hoặc đèn gia đình) để xác định mật số rầy nâu.
Vì vậy để phòng trừ rầy nâu hiệu quả cần lưu ý:
+ Điều kiện thích hợp cho rầy nâu phát sinh gây hại nhiều là do các nguyên nhân
sau: sử dụng giống nhiễm rầy, lúa sạ quá dày, bón phân đạm nhiều, thời tiết nóng,
có những đợt mưa ngắn và thiên địch trên đồng ruộng ít.
+Sâu bệnh hại và các loài thiên địch có mối tương quan tỉ lệ thuận với nhau, tạo
nên sự cân bằng chặt chẽ cho hệ sinh thái trên đồng ruộng. Thiên địch của rầy nâu
gồm rất nhiều loài, phổ biến nhất là bọ xít mù xanh, bọ rùa đỏ, nhện ăn mồi
Lyscosa, nấm tua và nhiều loại ong ký sinh trên trứng rầy. Do đó:
- Nếu số lượng rầy nâu ít, gây hại không đáng kể thì chỉ cần chăm sóc cây lúa bình
thường và tiếp tục điều tra theo dõi.
- Nếu số lượng rầy nâu trung bình (gần hoặc bằng ngưỡng phòng trừ: 3 con/tép) trở
lên, thì cần xem xét kỹ tình hình thiên địch. Nếu thiên địch nhiều gấp rưỡi so với
rầy nâu thì cần điều chỉnh các biện pháp canh tác (ứng dụng công nghệ sinh thái để
quản lý rầy nâu trên ruộng lúa,…) nhằm thay đổi điều kiện thuận lợi tránh rầy nâu
tiếp tục phát triển và tăng sức chống chịu, bồi bổ thêm cho cây lúa. Trong trường
hợp số lượng thiên địch ít hơn thì cần tiến hành phòng trừ ngay, tuy nhiên nên
chọn các loại thuốc trừ rầy ít hại thiên địch chẳng hạn như Butyl 10 WP, Butyl 40
WDG, Chess 50 WG, Actara 25 WG, Applaud 10WP, ….
Các loại thuốc trừ rầy trên thị trường hiện nay đa phần thuộc nhóm điều tiết sinh
trưởng, làm rầy nâu không thể lột xác mà chết. Ngoài ra cũng có các loại thuốc tác
động trực tiếp, dạng tiếp xúc, vị độc, xông hơi. Cũng không nên mong muốn tiêu

diệt hoàn toàn mà chỉ cần tiêu diệt được trên 80% rầy nâu, làm giảm mật số xuống
dưới ngưỡng phòng trừ là đạt hiệu quả đồng thời giảm thiểu chi phí phòng trị.
Tuy nhiên việc sử dụng thuốc cần tuân thủ theo nguyên tắc 4 đúng, phun xịt hợp lí
theo từng thời điểm và giai đoạn của cây lúa. Cây lúa từ giai đoạn đẻ nhánh tới
đòng, trổ, cần thăm đồng, theo dõi thường xuyên để có biện pháp phòng trị kịp
thời. Không nên phun thuốc trừ sâu, rầy trong vòng 30 ngày sau khi sạ, vì đây là
khoảng thời gian thiên địch tích lũy, phát triển trên ruộng.
Có thể áp dụng các biện pháp giúp thiên địch phát triển như giữ nước nông trong
ruộng, gieo cấy với mật độ thích hợp… đồng thời cũng giúp hạn chế rầy nâu,
chuột, cỏ dại và các loại bệnh trên lúa.
+ Cũng có thể căn cứ vào lượng rầy nâu vào bẫy đèn để dự đoán thời điểm di
chuyển của rầy nâu trưởng thành, từ đó bố trí thời điểm xuống giống phù hợp, tốt
nhất là nên gieo sạ sau khi lượng rầy vào đèn đạt đỉnh cao nhất, tuy nhiên vòng đời
rầy nâu còn thay đổi theo thời tiết và nguồn thức ăn tại chỗ (cây lúa còn xanh tươi
hay không)…vì vậy việc sử dụng bẫy đèn để bố trí thời vụ cũng khó có thể chính
xác tuyệt đối.
Mặt khác để phòng trừ rầy nâu cần nắm rõ: thuốc hóa học nên là giải pháp cuối
cùng để phòng trừ rầy nâu. Nhưng quan trọng là nên chú ý kết hợp dùng thuốc hóa
học với các biện pháp khác như: sử dụng các giống kháng rầy như OM 3536, IR
50404,… gieo sạ với mật số thích hợp, không bón phân đạm quá nhiều, bảo vệ
nguồn thiên địch; hoặc có thể sử dụng các chế phẩm sinh học về các loại nấm đối
kháng của rầy nâu như nấm xanh Metarhizium anisopliea, nấm trắng …, cần đảm
bảo vệ sinh đồng ruộng nhằm tránh lây nhiễm nguồn bệnh và chú trọng việc thăm
đồng thường xuyên để phát hiện kịp thời rầy nâu nói riêng và sinh vật hại nói
chung.
 Phòng trừ sinh vật hại bằng biện pháp sinh học.
Để phòng trừ sinh vật hại trên cây trồng có rất nhiều biện pháp như cơ giới, canh tác, hóa học và biện
pháp sinh học. Tuy nhiên tùy theo từng loại cây trồng, đối tượng sinh vật hại và thời điểm để lựa chọn
biện pháp phòng trừ sinh vật hại cho phù hợp và hiệu quả nhất.
Trong các biện pháp phòng trừ sinh vật hại nêu trên, phương pháp phòng trừ bằng biện pháp sinh học

được xem là mang lại hiệu quả và thân thiện, an toàn với môi trường. Vậy biện pháp sinh học là gì?.
Biện pháp sinh học là biện pháp:
- Tạo môi trường thuận lợi cho các loại sinh vật có ích là kẻ thù tự nhiên của dịch hại, phát triển nhằm
góp phần tiêu diệt dịch hại, bảo vệ thiên địch tránh khỏi độc hại do dùng thuốc hoá học, tạo nơi cư trú
cho thiên địch sau vụ gieo trồng bằng cách trồng xen, làm bờ rạ cho thiên địch ẩn nấp Áp dụng các kỹ
thuật canh tác hợp lí tạo điều kiện cho thiên địch phát triển.
- Sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật sinh học, các loại thuốc sinh học chỉ có tác dụng trừ dịch hại,
không độc hại với các loại sinh vật có ích an toàn với sức khỏe con người và môi trường.
- Tập trung nhân nuôi, sử dụng thiên địch nhóm bắt mồi, ký sinh và vi sinh vật để phòng trừ sâu hại cây
trồng.
2) Một số biện pháp phòng trừ sinh học chủ yếu đang sử dụng hiện nay để phòng trừ sâu hại cây trồng:
a) Trên cây lúa:
- Sử dụng các loại thiên địch như: nấm đối kháng (nấm xanh Metarhizium anisopliae, nấm
trắng Beauveria bassiana ký sinh rầy; ong mắt đỏ ký sinh sâu đục thân, nhện linh miêu,… Hiện nay, biện
pháp sử dụng chế phẩm nấm xanh M.a ( Metarhizium anisopliae) để phòng trừ Rầy nâu trên đồng ruộng
là biện pháp khá phổ biến và ngày càng được nhân rộng nhờ tính khả thi và hiệu quả phòng trừ cao.
- Mô hình ruộng lúa áp dụng “Công nghệ sinh thái” ở Tiền Giang, đây là mô hình dựa trên lý thuyết hệ
sinh thái cân bằng động, sử dụng một số loài cây bẫy được trồng quanh bờ ruộng như: cúc gót, đậu bắp,
sài đất, cà tím, cúc mặt trời, cẩm tú, trâm ổi. Đây là những cây trồng cho hoa có nhiều mật, dễ trồng,
không che rợp cây trồng và ra hoa quanh năm nhằm thu hút nguồn thiên địch.
- Sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học.
b) Trên cây rau:
- Sử dụng các loại thiên địch như: nấm đối kháng Tricoderma, nấm bột Nomurae rileyi, NPV, bọ rùa 8
chấm, bọ xít nâu viền trắng, kiến ba khoang, chuồn chuồn cỏ, ong cự, ong kén trắng, ruồi ăn rệp, ….
Các loài thiên địch trên khá phổ biến ngoài đồng ruộng, tuy nhiên do tình trạng lạm dụng thuốc bảo vệ
thực vật có nguồn gốc hóa học nên mật số thiên địch trên đồng ruộng ngày càng giảm. Hiện nay, việc sử
dụng chế phẩm nấm Tricoderma (TRICÔ-ĐHCT, NLU-Tri,…) ngày càng được nhiều nông dân biết đến và
sử dụng phổ biến, chế phẩm nấm Tricoderma được trộn với phân chuồng ủ hoai dùng bón lót cho cây
trồng có tác dụng hạn chế nguồn nấm bệnh trong đất.
- Nhân nuôi và phóng thích một số loại thiên địch có khả năng bắt mồi cao, sức sống mạnh, dễ thích nghi

với điều kiện ngoại cảnh như: bọ xít hoa gai vai nhọnCantheconidae furcellata, bọ xít cổ ngỗng, bọ rùa 8
chấm Harmonia octomaculata, chuồn chuồn cỏ Chrysopa sp., ….
- Sử dụng một số loại bẫy sinh học như: bẫy dính màu vàng, bẫy fly kill dẫn dụ ruồi đục trái, bẫy
pheromone dẫn dụ sâu tơ - sâu khoang trên rau ăn lá, ….
c) Trên cây ăn trái:
Sử dụng kiến vàng có tên khoa học là Oecophylla smaragdina, thuộc Bộ cánh màng Hymenoptera,
Họ Formicidae. Kiến vàng có khả năng tấn công nhiều loại sâu hại phổ biến trên cây ăn trái.
Kiến vàng là một loại côn trùng đã có từ rất lâu. Nhiều nhà vườn đã nhận thấy lợi ích củakiến vàng trong
các vườn cây ăn trái tuy nhiên, nông dân chưa biết rõ vai trò của kiến vàng. Kiến vàng là một loại thiên
địch giúp nông dân tiêu diệt sâu rầy, bảo vệ cây trồng mà không cần sử dụng thuốc hóa học.
Nếu vườn cam quýt có kiến vàng thì tỷ lệ trái bị rụng do bọ xít xanh (Rhynchocoris humeralis) thấp hơn
so với vườn có dùng thuốc hóa học là 60% và thấp hơn vườn không phun thuốc là 44%. Ở châu Phi, kiến
vàng ngăn không cho hai loại bọ xít hại dừa phát triển. Ở nhiều nước, các cây ca cao có kiến vàng sẽ
không bị chuột phá.
3) Các chế phẩm sinh học đang được sử dụng phổ biến trên thị trường:
- Thuốc trừ sâu sinh học:có nguồn gốc sinh học như các thuốc vi sinh (nấm, vi khuản, virus), thuốc thảo
mộc (chiết xuất từ tỏi, ớt, cây xoan…), các chất chiết xuất từ dịch nuôi cấy vi sinh vật (như chất
Abamectin). Thuốc tác động qua đường tiếp xúc và vị độc.
Các thuốc phổ biến như: Aceny, Azimex, Reasgant, Silsau, Tập Kỳ, Vertimec, Smash, Vibafos, Sword,…
( Abamectin); Dipel, Xentari, Dipel, Vi – BT,…( Bacillus thuringiensis); Beauveria ( Beauveria bassiana);
Tikemectin, Taisieu, Redconfi… (Emamectin benzoate); Fastac, ( Alpha – cypermethrin), ….
- Thuốc trừ bệnh có nguồn gốc sinh học:là những chất kháng sinh được chiết xuất trong quá trình lên
men của một số loài nấm nhóm Steptomyces như các chất Kasugamycin, Validamycin A,…Một số chất
giúp tăng sức kháng bệnh cho cây như Chitosan.
Các thuốc phổ biến như: Valivithaco, Validacin, ( Validamycin A); Kozuma, Supercin ( Ningnanmycin);
Kasuran ( Kasugamycin); TRICÔ-ĐHCT, NLU-Tri (Trichoderma spp.), ….
Chủ Đề II:Biển đổi khí hậu và giải pháp với ứng dụng của biến đổi khí hậu trong bảo vệ thực vật:
I) Khái niệm biển đổi khí hậu:
"Biến đổi khí hậu trái đất là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thuỷ quyển, sinh quyển,
thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo".

“Biến đổi khí hậu là “những ảnh hưởng có hại của biến đổi khí hậu”, là những biến đổi trong môi trường
vật lý hoặc sinh học gây ra những ảnh hưởng có hại đáng kể đến thành phần, khả năng phục hồi hoặc
sinh sản của các hệ sinh thái tự nhiên và được quản lý hoặc đến hoạt động của các hệ thống kinh tế - xã
hội hoặc đến sức khỏe và phúc lợi của con người”.(Theo công ước chung của LHQ về biến đổi khí hậu).
Một số hiện tượng của biến đổi khí hậu:
- Hiệu ứng nhà kính.
- Mưa Axit.
- Thủng tầng ô zôn.
Nguyên nhân:
Nguyên nhân chính làm biến đổi khí hậu Trái đất là do sự gia tăng các hoạt động tạo ra các chất thải khí
nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp thụ khí nhà kính như sinh khối, rừng, các hệ sinh
thái biển, ven bờ và đất liền khác. Nhằm hạn chế sự biến đổi khí hậu, Nghị định thư Kyoto nhằm hạn chế
và ổn định sáu loại khí nhà kính chủ yếu bao gồm: CO2, CH4, N2O, HFCs, PFCs và SF6.
- CO2 phát thải khi đốt cháy nhiên liệu hóa thạch (than, dầu, khí) và là nguồn khí nhà kính chủ
yếu do con người gây ra trong khí quyển. CO2 cũng sinh ra từ các hoạt động công nghiệp như
sản xuất xi măng và cán thép.
- CH4 sinh ra từ các bãi rác, lên men thức ăn trong ruột động vật nhai lại, hệ thống khí, dầu tự
nhiên và khai thác than.
- N2O phát thải từ phân bón và các hoạt động công nghiệp.
- HFCs được sử dụng thay cho các chất phá hủy ôzôn (ODS) và HFC-23 là sản phẩm phụ của quá
trình sản xuất HCFC-22.
- PFCs sinh ra từ quá trình sản xuất nhôm.
- SF6 sử dụng trong vật liệu cách điện và trong quá trình sản xuất magiê.
Các biểu hiện của biến đổi khí hậu:
- Sự nóng lên của khí quyển và Trái đất nói chung.
- Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi trường sống của con người và
các sinh vật trên Trái đất.
- Sự dâng cao mực nước biển do băng tan, dẫn tới sự ngập úng ở các vùng đất thấp, các đảo
nhỏ trên biển.
- Sự di chuyển của các đới khí hậu tồn tại hàng nghìn năm trên các vùng khác nhau của Trái đất

dẫn tới nguy cơđe dọa sự sống của các loài sinh vật, các hệ sinh thái và hoạt động của con
người.
- Sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển, chu trình tuần hoàn nước
trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hoá khác.
- Sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lượng và thành phần của thuỷ quyển,
sinh quyển, các địa quyển.
II) Các tác động của khí hậu tới sản xuất nông nghiệp:
Ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp:
Theo PGS.TS Nguyễn Văn Viết, Ban quản lý Dự án tăng cường năng lực ứng phó với BĐKH, hợp phần Bộ
Nông nghiệp và phát triển nông thôn (CBCC-MARD), các hiện tượng thời tiết như mưa, bão gây ra ngập
lụt cho các cây lương thực chủ yếu là cây lúa ở các tỉnh miền Trung.
Cụ thể, bình quân mỗi năm nơi đây có 12 vạn ha lúa bị úng ngập, trong đó có trên 3,6 vạn ha bị mất
trắng, 7 vạn ha bị ảnh hưởng và có trên 6,2 vạn ha hoa màu bị ngập. Bên cạnh đó, hạn hán cũng là một
trong những nguyên nhân gây thiệt hại cho nông nghiệp, nhất là các tỉnh Bắc Trung bộ có vụ hè thu
thường bị khô hạn do ảnh hưởng của gió Tây khô nóng.
PGS.TS Nguyễn Văn Viết cũng khẳng định: Với kịch bản Biến đổi khí hậu và nước biển dâng, đến năm
2100 nếu nước biển dâng cao 1m vựa lúa Đồng bằng sông Cửu Long và Thành phố Hồ Chí Minh có nguy
cơ mất đi 7,6 triệu tấn lúa/năm, tương đương với 40,52% tổng sản lượng lúa của cả vùng. Như vậy, Việt
Nam sẽ có nguy cơ thiếu lương thực trầm trọng vào năm 2100 bởi đã mất đi 21,39% sản lượng lúa cả
nước.
Theo dự tính của các chuyên gia nông nghiệp, biến đổi khí hậu có khả năng làm giảm năng suất của một
số cây trồng chính. Cụ thể năng suất lúa xuân sẽ giảm đi 405,8kg/ha do tác động biến đổi khí hậu vào
năm 2030 và 716,6 kg/ha vào năm 2050. Vùng miền núi phía Bắc và Tây Nguyên sẽ là vùng có năng suất
lúa đông xuân giảm mạnh. Nếu diễn biến khí hậu đúng theo kịch bản, sản lượng lúa vụ xuân có nguy cơ
giảm khoảng 1,2 triệu tấn vào năm 2030 và 2,16 triệu tấn vào năm 2050.
PGS.TS Nguyễn Văn Viết cho rằng, ứng phó với BĐKH được biểu hiện qua thích ứng và giảm thiểu biến
đổi khí hậu, tức là giảm phát thải khí nhà kính. Một số phương án giảm phát thải khí nhà kính tiềm năng
như: quản lý tưới tiêu nước ruộng lúa, cải tiến thức ăn chăn nuôi, sử dụng khí sinh học, cải tạo vào nuôi
dưỡng rừng được coi là phù hợp với mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững, thúc đẩy sản xuất,
đem lại lợi ích kinh tế và môi trường cho người nông dân.

-Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa Đông Nam Á nên nhiệt độ và lượng mưa chịu sự chi
phối của gió mùa .gió mùa mùa đông mang lại cho chúng ta kiểu thời tiết lạnh và khô có mưa phùn vào
cuối mùa ,đây là kiểu khí hậu thích hợp các loại cây trồng ưa lạnh như xu hào ,cải bắp ,xà lách , cà
chua, Gió mùa mùa hạ lại mang lại cho chúng ta kiểu khí hậu nóng ẩm mưa nhiều , đây là kiểu khí hậu
rất thich hợp vơi các loại cây ưa nóng như bầu, bí, mướp,các loại quả
vậy qua đó chúng ta có thể thấy khí hậu ảnh hưởng tới sự phân bố mùa vụ trong nông nghiệp ở nước ta
là rất lớn ,mỗi mùa thích hợp với một loại cây trồng , vật nuôikhácnhau.
Ngoài ra do đất nước ta kéo dài theo hướng B-N nên sự phân bố cây trồng và vật nuôi cũng có sự phân
hóa theo không gian địa lí.
III) Các giải pháp ứng phó với thiên tai do tác động của biến đổi khí hậu:
1) Để ứng phó với bão, lũ lụt trên toàn lãnh thổ và nước dâng do bão ở các vùng ven biển cần thực thi
một số giải pháp:
- Thực hiện đầy đủ và có hiệu quả phương châm 4 tại chỗ (chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện
tại chỗ và hậu cần tại chỗ).
- Tăng cường công tác dự báo thời tiết trên cơ sở hiện đại hoá ngành khí tượng thủy văn (cả về con
người và cơ sở vật chất).
- Tăng cường công tác thông tin thời tiết trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là hệ thống
phát thanh để đến được các vùng sâu, vùng xa, ngư trường, hải đảo ….
- Tăng cường cơ sở vật chất và mạng lưới cứu hộ thiên tai bão, lũ, đặc biệt là vùng núi, ven biển, hải đảo
và các ngư trường biển.
- Nhà nước quy hoạch, xây dựng các khu vực tránh bão, tránh lũ, vận động người dân (có điều kiện kinh
tế) xây nhà kiên cố, nhà cao tầng nhằm hạn chế tối đa tổn thất về người và của. Từng địa phương, vùng
có phương án, tổ chức diễn tập theo phương án và tổ chức tốt cho người dân di chuyển đến nơi cao và
an toàn trước các trận bão và lũ lụt, nước dâng có cường độ lớn.
- Nhà nước có kế hoạch từng bước nâng cấp hệ thống đê biển, đê sông, trồng cây chắn sóng, trồng rừng
ngập mặn ngoài đê để hạn chế tác động của bão, lũ và nước dâng.
- Tăng cường tuyên truyền, giáo dục vận đồng người dân nâng cao nhận thức và áp dụng các kĩ thuật
giảm nhẹ, thích ứng với tình huống.
- Thực hiện huy động kinh phí của xã hội và các tổ chức quốc tế hỗ trợ cho các khu dân cư xây dựng các
biện pháp phòng ngừa và khắc phục hậu quả.

- Tiến hành các giải pháp giảm thiểu tác động của xói lởi như điều tra hiện trạng, xây dựng giải pháp kĩ
thuật phòng chống xói lở, đầu tư kiên cố hoá một số đoạn đê xung yếu, quy hoạch các điểm dân cư, các
dự án kinh tế - xã hội vùng có nguy cơ xói lở, tổ chức và huy động sự tham gia của cộng đồng vào công
tác bảo vệ, duy tu đê điều hàng năm; đối với khu vực không có đê, cần tổ chức di dân ra khỏi vùng có
nguy cơ sạt lở trong mùa mưa bão.
2) Các giải pháp ứng phó với nguy cơ thiếu nước ngọt và xâm nhập mặn, có thể áp dụng giải pháp trực
tiếp và giải pháp hỗ trợ:
- Về nhóm giải pháp trực tiếp bao gồm:
+ Xây dựng các hệ thống đê bao và bờ ngăn chống lũ và xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long, kiên
cố hoá và nâng cao đê biển, đê chắn lũ ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng Trung Bộ.
+ Thúc đẩy ngư nghiệp thông qua ươm, nuôi, đa dạng hoá các mô hình thực tiễn nuôi các loài thủy sản
có khả năng chịu mặn ở các vùng ven biển đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng và các vùng
khác.
+ Mở rộng diện tích rừng ngập mặn ở vùng ven biển, ven sông có sự tham gia của cộng đồng địa
phương.
+ Xây dựng các trạm khai thác nước sạch và cung cấp nước sạch cho các cộng đồng vùng ven biển vớicác
phương án công nghệ: khai thác nước ngầm tầng sâu ở vùng đồng bằng ven biển; xây dựng các hồ chứa
nước ngọt ở vùng cao liền kề; lọc nước mặn bằng công nghệ thẩm thấu ngược.
- Về nhóm các giải pháp hỗ trợ gồm:
+ Giảm thiểu hiện tượng nhiễm mặn đồng bằng thông qua chính sách quản lý và bảo vệ lưu vực sông.
Trong đó, đặc biệt quan tâm đến hợp tác quốc tế trong quản lý lưu vực sông Mê Kông, sông Hồng.
+ Đối với các sông miền Bắc và miền Trung cần xây dựng quy trình vận hành điều phối các hồ chứa thủy
lợi, thuỷ điện đầu nguồn.
+ Thúc đẩy nghiên cứu các giống cây trồng có khả năng chống, chịu mặn, ngập úng nhằm chuẩn bị để
thích ứng với những biến đổi trong tương lai. Đồng thời, tìm kiếm, phổ biến kiến thức, kinh nghiệm (đặc
biệt là các kiến thức bản địa) về thích ứng với khả năng BĐKH và thích nghi với nhiễm mặn, nhiễm phèn
….
+ Đưa vấn đề BĐKH vào chương trình học tập ở cấp trung học trở lên, phổ biến thông tin về BĐKH và các
giải pháp thích ứng, ứng phó khẩn cấp và nâng cao nhận thức về các thảm hoạ liên quan đến thiên tai,
khí hậu.

3) Hợp tác quốc tế ứng phó với BĐKH trái đất:
- Việt Nam cần thoả thuận kí kết các hiệp định đa phương, song phương về hỗ trợ tài chính và chuyển
giao công nghệ mới, thân thiện với môi trường và phối hợp, xây dựng, thực hiện các dự án CDM nhằm
phục vụ phát triển bền vững và giảm phát thải khí nhà kính.
- Nhà nước cần tăng cường hợp tác với các nước, các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực BĐKH và thoả thuận
hợp tác về cơ chế phát triển sạch, đẩy mạnh hợp tác tài chính, công nghệ và xây dưng năng lực trong giai
đoạn mới sau Nghị định thư Kyoto, tích cực tham gia các cuộc hội thảo, hội nghị và đàm phán quốc tế về
các vấn đề liên quan đến BĐKH.
- Xây dựng các danh mục dự án thuộc lĩnh vực BĐKH để kêu gọi tài trợ và thiếp nhận công nghệ từ các
nước công nghiệp và các nước phát triển.
- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong đào tạo, nâng cao năng lực thông qua đầu tư trực tiếp, tư vấn và xây
dựng các hệ thống cảnh báo sớm.
- Tăng cường hợp tác với các tổ chức quốc tế về BĐKH để nghiên cứu, xây dựng và thực hiện có hiệu quả
Chương trình Mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH.
- Việt Nam cần tham gia hợp tác tích cực trong các dự án và chương trình liên quan đến BĐKH khu vực,
như Tuyên bố Singapore về biến đổi khí hậu, năng lượng và môi trường; Hợp tác các nước Tiểu vùng
sông Mê Kông về quản lý lưu vực và tài nguyên nước sông Mê Kông; Hợp tác với Trung Quốc về quản lý
nước theo lưu vực sông Hồng, sông Đà.
IV) Như vậy ngay từ bây giờ chúng ta cần phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trong công tác bảo vệ
thực vật:
Ngành nông nghiệp cần rà soát điều chỉnh quy hoạch sản xuất nông nghiệp, bố trí cây trồng, vật nuôi
thích ứng với BĐKH, rà soát lại quy hoạch thuỷ lợi, quy hoạch kiểm soát lũ, mặn đảm bảo an ninh lương
thực và an toàn dân sinh trong bối cảnh BBDKH.
1) Trước hết là giải pháp về thủy lợi: Chính phủ đã và đang đầu tư hàng ngàn tỷ đồng để xây dựng và
nâng cấp hệ thống đê biển và hệ thống cống ngăn mặn ven theo bờ biển các tỉnh từ Quảng Ngãi đến
Hà Tiên, hệ thống cống đập ngăn mặn nội đồng thuộc các tỉnh bị ảnh hưởng bởi nước mặn. Thành lập và
củng cố Ban điều tiết nước của Khu vực và của các tỉnh để điều tiết việc đóng mở các cống liên huyện,
liên tỉnh để vừa đảm bảo có đủ nước mặn cho nuôi trồng thủy sản, lại không ảnh hưởng đến vùng ngọt
đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp được an toàn. Xây dựng các đê bao khép kín để bảo vệ các khu dân
cư, các vùng trồng cây ăn trái, trồng rau màu không những chống xâm nhập mặn mà còn phòng tránh lũ,

lụt v.v ….
2) Giải pháp qui hoạch giữ đất trồng lúa: Hiện nay dự thảo Nghị định quản lý đất trồng lúa đã được Bộ
Tài nguyên và Môi trường trình Thủ Tướng Chính phủ sắp được ban hành.Tuy nhiên những năm gần đây
Chính phủ cũng như các địa phương đã có một số chính sách giữ đất trồng lúa bởi vì: an ninh lương thực
do chủ yếu 2 yếu tố quyết định là Dân số + Đất trồng lúa. Nếu diện tích đất trồng lúa và năng suất, sản
lượng lương thực như hiện nay mà tốc độ tăng dân số không giảm thì tương lai không xa nước ta
không còn gạo dư thừa để xuất khẩu. Giữ đất trồng lúa trước hết là kiên quyết không sử dụng đất trồng
lúa để làm khu công nghiệp hay sân Golf mà nên sử dụng vùng đất cát bạc màu, hay dùng đất nuôi trồng
thủy sản kém hiệu quả cho mục đích này. Đồng thời có chính sách để người trồng lúa có lợi nhuận trên
30% như chỉ đạo của Chính phủ và làm giàu bằng nghề sản xuất lúa thì người trồng lúa sẽ giữ được đất
lúa.
3) Giải pháp chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi: Tiếp tục nghiên cứu, chọn tạo các giống cây trồng có
khả năng chịu mặn, chịu hạn, chịu ngập úng, có sức đề kháng sâu bệnh cao; kể cả cây trồng biến đổi gen
làm thức ăn chăn nuôi hay cây công nghiệp ngắn ngày như: Đậu tương, ngô, bông vải. Lai tạo, gây giống
vật nuôi có khả năng chịu nóng, có sức đề kháng cao với dịch bệnh, những giống thủy sản chịu mặn,
những giống vật nuôi sử dụng thức ăn là phế phụ phẩm thủy hải sản hay phế phụ phẩm từ lương thực
để không cạnh tranh lương thực với con người như: động vật ăn cỏ, ăn rơm như trâu, bò, ngựa, dê,
cừu, đà điểu; những loài thủy cầm và những loài động vật hoang dã như: rùa, ba ba, cá sấu, trăn, rắn, kỳ
đà, nhím. Xây dựng và chuyển giao những cây lương thực có củ như khoai môn, khoai mỡ, khoai chuối ,
khoai mì v.v ….
4) Giải pháp về mùa vụ: Đối với lúa giảm diện tích vụ Xuân Hè (hay còn gọi là Hè Thu sớm) vì đây là vụ
lúa dễ lưu truyền mầm mống sâu bệnh cho vụ Hè Thu. Chuyển đổi những cây sử dụng nhiều nước qua
trồng các cây trồng cạn, sử dụng ít nước và có khả năng chịu hạn hay chịu ngập úng.
5) Giải pháp kỹ thuật: Ngoài việc nghiên cứu chọn tạo các giống cây trồng vật nuôi thích ứng với biến đổi
khí hậu như trên, các quy trình kỹ thuật cũng cần phải được thay đổi hay cải tiến, hoàn thiện nâng cao
hiệu quả và tính bền vững của mô hình sản xuất. Chẳng hạn qui trình tưới nước tiết kiệm đối với cây
trồng, qui trình chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học, qui trình tiết kiệm điện năng trong sưởi ấm gia súc,
gia cầm non; tiết kiệm nước trong vệ sinh chuồng trại chăn nuôi; tận dụng phần gia súc, gia cầm để tạo
khí sinh học làm chất đốt hay chạy máy phát điện công suất nhỏ phục vụ lại chăn nuôi. Chuyển nuôi
thủy sản trong ao, vuông sang dạng nuôi lồng bè hay đăng quần để thích ứng với nước biển dâng cao

vv Nghiên cứu trồng các cây rau, màu trên bờ líp vuông tôm (trong mùa mưa) để làm thức ăn chăn
nuôi. Mở rộng, hoàn thiện mô hình Lúa – Tôm sú, Lúa – Tôm càng xanh; đa dạng hóa các loài thủy sản.
Nghiên cứu trồng các cây chịu mặn, cây thủy sinh trong vuông tôm như cây Lăn Tượng (Hến biển) để vừa
cải tạo môi trường vuông nuôi tôm, vừa có thêm nguyên liệu chế biến hàng thủ công mỹ nghệ. Nghiên
cứu chế biến rơm, rạ, Lăn Tượng, thân cây bắp, thân lá các cây họ đậu bằng cách nghiền nhỏ, đóng bánh
dự trữ làm thức ăn cho gia súc nhai lại trong mùa khô thiếu cỏ v.v ….
Như vậy có thể nói biến đổi khí hậu đã và sẽ gây ra vô vàn hiểm họa, tuy nhiên nếu chúng ta với khoa
học kỹ thuật hiện đại và sự chỉ đạo kiên quyết của các cấp, các ngành và sự hưởng ứng tích cực của mọi
tầng lớp nhân dân thì các hậu quả xấu do biến đổi khí hậu gây ra sẽ được khống chế và giảm thiểu rủi ro
một cách có ý nghĩa và cuộc sống của chúng ta vẫn được bình yên.
6) Phát triển nông nghiệp thông minh với khí hậu là một trong những giải pháp thích ứng với các tác
động của biến đổi khí hậu hướng đến sự tăng trưởng bền vững: Để thích ứng với biến đổi khí hậu, đảm
bảo an ninh lương thực và phát triển nông nghiệp bền vững, Chính phủ đã thành lập “Chương trình Mục
tiêu Quốc gia về Thích ứng với Biến đổi Khí hậu và Nước Biển Dâng”, “Chiến lược Tăng trưởng Xanh
trong giai đoạn 2011-2020 - Tầm nhìn 2050” cũng như phát triển các dự án về phương thức canh tác
nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp an toàn tại Việt Nam cùng với các tổ chức quốc tế. Trong đó, phát
triển nông nghiệp xanh và bền vững thường tập trung vào các công nghệ như: ngăn chặn xói mòn đất,
bảo vệ đất, bảo vệ độ ẩm của đất và mức độ khả năng trồng cây và hình thức ruộng bậc thang trên các
sườn dốc để tăng độ che phủ thực vật; tưới tiêu cây trồng chủ động bằng cách xây dựng hồ chứa nước
và áp dụng phương pháp hiệu quả hơn như phun và tưới nhỏ giọt; thiết kế đầy đủ qui trình bón phân và
chất dinh dưỡng thích hợp và hệ thống xử lý nước thải ….
Bên cạnh đó, phát triển nông nghiệp thông minh với biến đổi khí hậu tại Việt Nam cũng gặp nhiều thuận
lợi nhờ sự quan tâm của Chính phủ phát triển ngành nông nghiệp cũng như sự tăng cường đầu tư của
các quỹ quốc tế vào lĩnh vực môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu. Các doanh nghiệp Việt Nam
còn có những cơ hội để tham gia phát triển sản xuất nông nghiệp theo quy hoạch phát triến nông nghiệp
của các địa phương, cũng như cơ hội tiếp cận với các nguồn vốn vay lãi suất thấp, hoặc vốn hỗ trợ không
hoàn lại cho hoạt động sản xuất theo hướng bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu như
các quỹ UK Aid, Australia Aid, World Bank, ADB thông qua các dự án như VBCF (Vietnam Business
Challenge Fund), VIIP (Vietnam Inclusive Innovation Project) với sự tài trợ của World Bank và do Bộ Kế
hoạch Đầu tư điều hành.

7) Các giải pháp đối phó và thích ứng với BĐKH:
- Bảo vệ rừng, siết chặt công tác quản lý rừng, đầu tư trồng rừng cũng như các dự án trồng cây xanh trên
lãnh thổ của mình, các biện pháp quản lý hệ thống thủy lợi và thoát lũ Rừng chính là “máy điều hòa khí
hậu” khổng lồ. Các nhà khoa học cho biết: Tạm tính với diện tích 1.000.000 ha nếu chỉ 50% diện tích có
rừng cây thân gỗ thì mỗi năm rừng ở Trường sơn giữ được 22-25 triệu tấn CO2, góp phần đáng kể vào
giảm hiệu ứng nóng lên toàn cầu mà không cần đầu tư gì ngoài bảo vệ rừng. Bảo tồn đa dạng sinh học,
đặc biệt là đảm bảo an ninh môi trường sẽ là một chiến lược thích ứng lợi hại của Việt Nam nói chung và
Tây Nguyên nói riêng trước thảm họa BĐKH.
- Trong sản xuất nông nghiệp, chủ yếu là xây dựng cơ cấu cây trồng phù hợp, xây dựng các biện pháp kỹ
thuật, tăng cường hệ thống tưới tiêu và các biện pháp chống chịu với ngoại cảnh khắc nghiệt. Sử dụng
các giống kháng, chịu hạn (cà phê, lúa, ngô ), giống ra hoa nhiều lần (đối với cây điều), bộ giống cây
lương thực, thực phẩm ngắn ngày; bố trí thời vụ thích hợp để tránh hạn, né lũ. Tăng cường đa dạng sinh
học trên vườn cà phê như trồng cây che bóng, cây ăn quả, cây đai rừng sẽ là giải pháp thích ứng với biến
đổi khí hậu hiệu quả do hệ thống cây trồng này có tác dụng hỗ trợ lẫn nhau trong việc điều hòa vi khí
hậu, hạn chế bốc thóat hơi nước trên bề mặt đất và lá, cung cấp hữu cơ, cải tạo đất, hạn chế xói mòn và
rửa trôi đất giúp sản xuất cà phê bền vững hơn. Tưới nước tiết kiệm hợp lý cho cà phê cũng là giải pháp
kỹ thuật nhằm thích ứng với sự BĐKH ở Tây Nguyên. Chuyển một số diện tích đất trồng điều ở các vùng
có điều kiện khí hậu bất thuận, sản xuất không hiệu quả sang trồng các loại cây khác có hiệu quả hơn
như sắn, khoai lang, khoai môn là những loại cây có khả năng thích ứng cao với sự BĐKH và từng bước
thay đổi khẩu phần lương thực của chúng ta từ gạo là chủ yếu sang một phần các loại củ để giảm áp lực
về an ninh lương thực trong tương lai.
- Nhà nước ngay từ bây giờ nên đầu tư một nguồn kinh phí thỏa đáng và mang tính chiến lược cho
nghiên cứu khoa học nông nghiệp trong việc chọn tạo giống kháng, chịu hạn; giống kháng sâu bệnh;
giống chín tập trung, hoặc rãi rác (tùy đối tượng cây trồng và tùy vùng sinh thái); nghiên cứu về các giải
pháp khoa học công nghệ tổng hợp đối với từng loại cây trồng, trên từng vùng sinh thái theo hướng
thích ứng cao với BĐKH, trước mắt ưu tiên tập trung nghiên cứu canh tác cà phê thích ứng với biến đổi
khí hậu, vì đây là loại cây trồng chủ lực của Tây Nguyên, song lại có nhu cầu sử dụng nước với khối lượng
lớn, trung bình cần 400 - 500 m3 nước để sản xuất được 1 tấn cà phê nhân.
- Tăng cường công tác tuyên truyền và nâng cao nhận thức của cán bộ và người dân về BĐKH và tác hại
của nó đối với đời sống kinh tế xã hội; về phương thức và phương án giảm nhẹ thiên tai để từ đó thay

đổi thái độ, hành vi ứng xử trong hoạt động sống của mình (lao động sản xuất, học tập, sinh hoạt, công
tác, sử dụng tài nguyên ).
8) Hợp tác quốc tế ứng phó với BĐKH trái đất:
- Việt Nam cần thoả thuận kí kết các hiệp định đa phương, song phương về hỗ trợ tài chính và chuyển
giao công nghệ mới, thân thiện với môi trường và phối hợp, xây dựng, thực hiện các dự án CDM nhằm
phục vụ phát triển bền vững và giảm phát thải khí nhà kính.
- Nhà nước cần tăng cường hợp tác với các nước, các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực BĐKH và thoả thuận
hợp tác về cơ chế phát triển sạch, đẩy mạnh hợp tác tài chính, công nghệ và xây dưng năng lực trong giai
đoạn mới sau Nghị định thư Kyoto, tích cực tham gia các cuộc hội thảo, hội nghị và đàm phán quốc tế về
các vấn đề liên quan đến BĐKH.
- Xây dựng các danh mục dự án thuộc lĩnh vực BĐKH để kêu gọi tài trợ và thiếp nhận công nghệ từ các
nước công nghiệp và các nước phát triển.
- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong đào tạo, nâng cao năng lực thông qua đầu tư trực tiếp, tư vấn và xây
dựng các hệ thống cảnh báo sớm.
- Tăng cường hợp tác với các tổ chức quốc tế về BĐKH để nghiên cứu, xây dựng và thực hiện có hiệu quả
Chương trình Mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH.
- Việt Nam cần tham gia hợp tác tích cực trong các dự án và chương trình liên quan đến BĐKH khu vực,
như Tuyên bố Singapore về biến đổi khí hậu, năng lượng và môi trường; Hợp tác các nước Tiểu vùng
sông Mê Kông về quản lý lưu vực và tài nguyên nước sông Mê Kông; Hợp tác với Trung Quốc về quản lý
nước theo lưu vực sông Hồng, sông Đà.

Chủ Đề III: NÔNG LÂM KẾT HỢP:
I) Khái niệm nông lâm kết hợp:
Nông lâm kết hợp bao gồm các hệ canh tác và sử dụng đất đai hợp lý, trong đó các
loại cây thân gỗ được gây trồng và sinh trưởng trên các dạng đất đai canh tác nông
nghiệp hay chăn thả. Các thành phần cây thân gỗ và cây nông nghiệp được sắp xếp
hợp lý trong không gian, hay kế tiếp nhau theo thời gian . Giữa chúng có tác động
va lại lẫn nhau về phương diện sinh thái và kinh tế. (lundgren, 1982).
II) Các cơ sở tự nhiên và kinh tế xã hội cho việt phát triển nông lâm
kêt hợp ở Việt Nam:

1) Về tự nhiên:
-Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới :các đặt trưng cơ bản của vùng nhiệt
đới.
+có ưu thế về việc phát triển nông lâm nghiệp vùng nhiệt đới :ưu thế của
vùng là nhiệt đới gió mùa, đặc tính có chu trình dinh dưỡng mang bản chất
sinh học vùng nhiệt đới.
+các hạn chế :
.Khí hậu.
.Đất đai.
.Nguồn Nước .
-hình thái thích nghicủa quần xả vùng nhiệt đới: mô phỏng các đặc điểm cấu
trúc ,quan hệ khác nhau.
-bản chất của nông lâm kết hợp là:
• Sự mô phỏng những tính chất và các đặc trưng của quần xã cao đỉnh.
• Mô phỏng các đặc trưng cơ bản của quần xã cao đỉnh để khai thác các
nguồn lợi tự nhiên ở vùng nhiệt đới một cách bền vững.
• Mô phỏng tính đa dạng sinh học : thành phần loài và đặc tính di
truyền.
• Mô phổng cấu trúc không gian của quần xã cao đỉnh.
• Mô phỏng đặc điểm quan hệ dinh dưỡng trong quần xã cao đỉnh.
• Mô phỏng đấu tranh sinh học và khống chế sinh học.
Phân tích mối tương tác giữa các thành phần chủ yếu trong nông lâm
kết hợp:
+đặc tính đa dạng về tổ phần và cấu trúc (nhấn mạng được bản chất là
đa dạng về tổ hợp sinh vật, đa dạng về nguồn gen).
+kiểu chuổi thức an bằng con đường phế liệu, thực chất là mối tương
quan giữa chăn nuôi và trồng trọt.
+sử dụng mối quan hệ sinh học và đấu tranh sinh học để nâng cao tính
ổn định của hệ sinh thái trong nông nghiệp.
2) Về kinh tế xã hội:

đặc điểm đất đai và con người việt Nam trong giai đoạn hiện nay: sử dụng
đất đai theo phương thức nông lâm kết hợp là cách làm phù hợp với điều
kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của nước ta hiện nay. Việt Nam là một nước
đông dân, có tỷ lệ đất nông nghiệp trên dầu người vào hạng thấp nhất thế
giới. trong khi đó mới sử dụng được hai phần ba diện tích của cả nước. Diện
tích cung như chất lượng của đất nông nghiệp ngày càng suy giảm nghiêm
trọng do nhiều lý do khác nhau, ngược lại diện tích đất trồng và đồi trọc
ngày càng gia tăng với tốc độ chóng mặt. năng suất cay trồng vật nuôi trong
nông nghiệp còn rất thấp và không ổn định. Nhu cầu phát triển xã hội ngày
càng gia tăng về mội mặt, cùng với sự gia tăng dân số , tạo nên sức ép lớn
đối với nguồn tài nguyên , đe dọ sự sống và tính đa dạng sinh học trên hành
tinh của chúng ta. Mất cân bằng sinh thái ô nhiểm môi trường , cạn kiệt tài
nguyên là nhửng hiện tượng ngày càng phổ biến ở nước ta, một nước nằm
trong vòng đai nhiệt đới khá nhạy cảm với biến động của môi trường. Bên
cạnh đó cũng có những vấn đề nảy sinh của nền sản xuất nông nghiệp công
ngiệp hóa như:
-những vấn đề sinh thái : Khi người nông dân bắt đầu biết sử dụng phân bón
và thuốc trừ sâu thì hàng loạt vấn đề nảy sinh:
+Kết cấu của đất bị phá vỡ, đát bị nức nẻ và trơ nên cứng.
+Giảm súc khả năng giữ nước của đất do hàm lượng hửu cơ ít.
+Giảm sút khả năng di trì các chất dinh dưỡng.
+Thiếu chất dinh dưởng ở dạng vi mô.
+Giảm sút số lượng vi sinh vật và động vật đất. trong khi đó số lượng lòa
ngăm nhấm tăng lên.
Tất cả các hiện tương này nảy sinh là do hàm lượng các chất hửu cơ trong
đấtbị giảm sút. Riêng phân bón hóa học đả làm cho đất thay đổi môt số tính
chất sau:
+Thay đổi phản ứng của các dung dịch đất, nghiên về phía axit.
+Giảm nhanh hàm lượng mùn.
+Tiêu diệt nhiều vi sinh vật có ích.

-Gia tăng dịch bệnh : Đất thoái hoa là đất kém sức khỏe giảm sút khả năng
sản sinh của đất. do đó cây trồng cũng yếu dể bị dịch bênh tấn công.
-Xuống cấp về chất lượng nông sản : nhưng sản phẩm nông nghiệp tạo nên
từ phân bón hóa học đều kém chất lượng thể hiện ở hương vị và khả năng
bảo quản sản phẩm , chúng mau mục thối. Hàm lượng dinh dưỡng thấp hơn
hàm lượng nước cao hon … Đặc biệt là tồn dư NO3- cao trong nông sản.
-Ô nhiễm đất, nước, không khí và các sản phẩm:
+Tăng hàm lượng DDT trong sản xuất.
+Tăng hàm lượng NO3-trong sản phẩm do việt dùng nhiều phân đạm.
+Làm biến mất nhiều loại thủy sản và vi sinh vật có ích.
-Những nguy hại với sức khỏe thông va hai con đường :
+Ăn nông sản bị nhiểm độc và những thức ăn truyền nhiễm khác do tác
động của phân hóa học và thuốc trừ sâu.
+thuốc trừ sâu và phân hóa học tác động trực tiếp đến sức khỏe của người sủ
dụng.
-Các loại đặt sản địa phương bị biến mất :Các đặc sản địa phương la cơ sở di
truyền để cải tiến giống và là nguồn dử trữ gen trong tương lai . Việc sử
dụng các giống có năng suất cao , thúc đẩy sản xuất độc quyền vá cân bằng
sinh thái.
-Những vấn đề kinh tế :
+Gia tăng chi phí sản xuất.
+giá cả hàng hóa nhập tăng.
Vì vậy cần sử dụng đất đai hợp lý theo phương thức thâm canh nông lâm kết
hợp, để giải quyết nhu cầu ngày cang tăng của xã hội về lương thực thực
phẩm , nhiên liệu, vật liệu và gia dụng , đồng thời cải thiện được môi trường,
khai thác tối đa tiềm năng sinh học lớn của vùng khí hậu nhiệt đói gió mùa.
Vai trò của nông lâm kết hợp đáp ứng về nhu cầu nhiều mặt của người dân
các nước vùng nhiệt đới, các nước đang phát triển : nhờ đặc tính thích ứng
cao với nhũng điều kiện khắc nghiệt của điều kiện môi trường mà cây rừng
ngày càng được sử dụng rộng rải trong các hệ sinh thái nông nghiệp ở các

vùng hoang mạc hay bán khô hạn.
Trên những vùng đất kho cằn, cây rừng có thể tạo ra nhửng cảnh quan kỳ
diệu, đã từ lâu người ta đả chú ý tới việc sử dụng các loại cây rừng làm các
đai phòng hộ chặng gió cát, có lá rụng che ín phủ bề mặt đất , có mùn, giữ
được nước, giảm bốc hơi, bảo vệ cho nhửng cánh đồng , vườn cây làng mạc
ven biển. Viẹc sử dụng như các loại cây như phi lao, dừa, bộ đậu để cải tạo
môi trường mà trong đó có môi trường đất nước…tạo sinh cảnh thuận lợi
cho những sinh vật khác. Thật sự rừng đã thành chủ thể trong hệ sinh thái
nông nghiệp vùng biển.
Trên những vùng đồi núi, người dân đã kheo leo mô phỏng thiên nhiên tạo
ra các kiểu vườn đồi rậm kín với nhiều loài khác nhau sắp xếp theo kiến trúc
rừng, giữ được đất và nước. việc sử dụng các đai rừng phòng hộ để bảo vệ
các thửa ruộng bậc thang ở phía dưới trên các sườn núi dài, sườn đồi cao
cũng khá phổ biến. các hình thái kết hợp cây trồng, cây nông nghiệp, và vật
nuôi đa dạng được áp dụng ở nhiều nơi. Chúng co ưu điểm là tăng độ che
phủ cho đất, phân cắt, hạn chế tốc độ dòng chảy mặt, tăng tính ứng chịu của
đất chống xói mòn, rửa trôi và các hiện tượng thối hóa đất khá phổ biến trên
các vùng đất dốc. Đồng thời cây rừng còn tạo ra các điều kiện thuận lợi cho
sinh trưởng và phát triển cho cây trồng và vật nuôi trong hệ thống nông lâm
kêt hợp khi tham gia điều tiết chớ độ vi khí hậu và chế độ nước của đất, tạo
điều kiện tăng vòng quay của các chất dinh dưởng, làm giàu thêm dinh
dưởng khoáng cho đất. Đó là những hình thái ưu việt mà con người đã tạo
ra, nhằm tận dụng tốt nhất không gian dinh dưỡng, ánh sáng và chế độ nhiệt
dồi dào ở vùng nhiệt đới, góp phần nâng cao và ổn định năng suất cây trồng,
vật nuôi trong nông nghiệp. Đó thật sự là những hệ sinh thái ổn định, khi
phát huy được những mối quan hệ cộng sinh giữa các loài trong quần xã, cải
tạo được những môi trường bất lợi, bảo vệ và phát triển được tài nguyên.
Ví dụ ở việt nam :vai trò của nông lâm kết hợp trong cải thiện và duy trì độ phì
nhiêu của đất:
-sự kết hợp cay ngắn ngày, dài ngày trong đó có cây bộ đậu làm tăng chất hữu cơ

và đạm cho đất.
-các chất dinh dưỡng ở tầng đất sâu, được cây dài ngày hút thu và biến đổi chúng ở
tầng mặt thông va phân rơi rụng, cắt tỉa tàn tích rễ hình thành chu trình dinh dưỡng
nuôi cây ngắn ngày.
-Cung cấp đồng bộ và tổng hợp các chất dinh dưỡng cho cây trồng, thông va khả
năng công phá mạnh các chất khoáng bởi cây dài ngày.
-Che phủ đất giảm công phá trực tiếp của hạt mưa phá vỡ cấu trúc đất, có tác dụng
hạn chế xói mòn và rửa trôi của dòng chảy mặt .
-Điều tiết chế độ nước.
-Giảm áp lực vào rừng do du canh du cư cho đồng bào dân tộc ít người, góp phần
nâng cao thu nhập, ổn định đời sống từ nông lâm kết hợp.
-Hạn chế đáng kể sự phá họai của sâu hại do việc trồng xen nhiều cây trồng , tạo
tính đa dạng sinh học cao, do đó các sản phẩm nông lâm an toàn và không gây ô
nhiễm.
-Khẳng định với các đặc trưng như vậy, nông lâm kết hợp đáp ứng được những
yêu cầu về tự nhiên và kinh tế xã hội có vài trò chiến lược trong sản xuất nông lâm
ở vùng nhiệt đới trong giai đoạn hiện nay.
III) Cơ sở tự nhiên và kinh tế xã hội cho việc phát triển nông nghiêp
ở Việt Nam:
1) Cơ sở môi trường của nông lâm kết hợp:
Nông lâm kết hợp dựa trên cơ sở cây trồng : cây gỗ, cây nông nghiệp, cây chăn
nuôi gia súc. Như ta biết, cây sinh trưởng và phát triển phụ thuộc vào các điều kiện
của môi trường tự nhiên. Mỗi một loài cây trồng thích nghi với một điều kiện môi
trường nhất định. Các loại cây có tác dụng nhiều mặt thích ứng được bằng nhiều
cách khác nhau đối với sự giao động của các điều kiện môi trường, như khí hậu,
đất và nước, v.v Việc chọn các cây trồng thích hợp với điều kiện môi trường là cơ
sở cho sự thành công của thực tiễn nông lâm kết hợp. Công bằng mà nói thì có các
mối quan hệ môi trường qua lại phức tạp hơn. Ví dụ, nông lâm kết hợp với cây
chăn nuôi gia súc thì có sự tác động trực tiếp cả hai bên lên gia súc và gián tiếp tác
động lên sự sinh trưởng và phát triển của đồng cỏ. Thứ hai, ảnh hưởng tác động

của thực tiễn nông lâm kết hợp lên môi trường có thể tích cực (thuận lợi) hoặc tiêu
cực. Trong hệ thống nông lâm kết hợp thường có mối tác động tương hỗ giữa hai
hoặc nhiều thành phần. Ví dụ, cây gỗ và cây nông nghiệp tác động đó không trực
tiếp mà gián tiếp qua trung gian, đó là điều kiện khí hậu và đất. Một số ví dụ các
tác động đó là:
• Sự che bóng: Bóng của cây gỗ có thể tác động có hại lên sự sinh trưởng và
phát triển của cây nông nghiệp, hoặc có lợi cho một cây trồng ở giai đoạn
sinh trưởng và phát triển nhất định (một số loài cây gỗ rừng lúc còn non
không thích hợp cho sự sinh trưởng trong điều kiện ánh sáng trực xạ mạnh,
mà cần che bóng vừa phải thì sinh trưởng tốt hơn).
• Cải thiện điều kiên môi trường: Cây gỗ rừng thường có bộ rễ đầy sinh lực và
có nhu cầu về nước lớn, có thể lấy mất độ ẩm của cây nông nghiệp. Nhưng
các cây gỗ đó cũng làm tăng độ ẩm không khí cho các cây trồng gần đó.
• Cải thiện dinh dưỡng đất: Một trong những yếu tố quan trọng đối với các hệ
nông lâm kết hợp là cải thiện dinh dưỡng đất. Bằng cách cố định đạm khí
quyển hoặc lấy từ nguồn dinh dưỡng khoáng dự trữ dưới các tầng sâu, các
cây gỗ trong nông lâm kết hợp có thể cải thiện điều kiện đất đai, đặc biệt đất
đã bị suy thoái do canh tác quá mức.
• Bảo vệ đất: Nông lâm kết hợp nhiều tầng cây; cây gỗ, cây bụi, cỏ đóng vai
trò quan trọng trong việc bảo vệ đất, làm giảm dòng chảy trên mặt và chống
xói mòn, giữ ẩm, chống bay hơi nước.
a) Các đối tượng trong nông lâm kết hợp:
• Điều tra các loài cây đa tác dụng, bao gồm các thông tin như: đặc điểm sinh
học thực vật, ứng dụng thực tiễn và bảo bệ môi trường.
• Điều tra các hệ thống nông lâm kết hợp bao gồm các loại thông tin về khí
hậu, đất và các điều kiện môi trường khác.
• Các thông tin trên được vận dụng vào việc lựa chọn các cây lâm nghiệp và
cây nông nghiệp thích hợp, tác động tương hỗ về khí hậu, đất, cây và sự phát
huy môi trường đối với việc thiết kế kỹ thuật nông lâm kết hợp.
b) Vai trò sinh thái của cây gỗ lâm nghiệp trong nông lâm kết hợp:

Sự thành công của các hệ nông lâm kết hợp phụ thuộc mạnh mẽ vào việc lựa chọn
các giống cây trồng, đặc biệt là các cây gỗ có ý nghĩa kinh tế – xã hội, đáp ứng
được yêu cầu của nền kinh tế quốc dân, như cung cấp củi, gỗ, bột giấy, trụ mỏ, v.v.
Đồng thời không những thích nghi được với điều kiện môi trường mà còn có khả
năng cải tạo môi trường, nhất là môi trường đất, chế độ tiểu khí hậu, v.v ….
Ngày nay công tác trồng rừng trong các hệ thống nông lâm kết hợp đang thu được
những thành tựu đáng kể ở nhiều nước trên thế giới. Tốc độ tăng trưởng hàng năm
của rừng trồng đạt từ 10 đến 20m
3
/ha. Nhờ tốc độ tăng trưởng nhanh, cũng như
kích thước, cấu trúc và độ đồng đều của các cá thể loài cây, về phương diện quản
lý kinh tế ưu việt hơn hẳn so với rừng tự nhiên. Đặc biệt quan trọng đối với các
nước đang phát triển, quản lý rừng trồng dựa trên cơ sở kỹ thuật đơn giản, sử dụng
nhiều lao động, đã cổ vũ các nhà kinh doanh rừng đặc biệt quan tâm đến việc trồng
rừng và tái sinh rừng trong các hệ thống nông lâm kết hợp.
Có 3 vai trò sinh thái quan trọng của cây gỗ trồng trong các hệ nông lâm kết hợp:
duy trì độ bền vững của đất, cải thiện độ phì nhiêu của đất, cải thiện điều kiện tiểu
khí hậu.
• Duy trì độ bền vững của đất: Rễ cây gỗ giữ cho đất khỏi bị sụt lở và xói
mòn, tán lá làm vật cản giảm lực tác động trực tiếp của các giọt mưa. Cành,
thân và thảm lá mục làm giảm tốc độ dòng chảy trên mặt. Nước mưa chảy
theo cành, thân ngấm dần vào trong đất, tăng độ ẩm cho đất và nước trong
đất. Tán cây gỗ làm hạn chế quá trình bốc hơi nước trong những ngày hè oi
bức và trong mùa khô. Các sản phẩm chết của lá, cành tạo thành lớp thảm
mục trên mặt đất làm tăng độ thấm nước và giữ nước. Tất cả các nhân tố này
đồng thời làm tăng độ bền vững của đất, chống xói mòn, hạn chế rửa trôi các
chất dinh dưỡng.
• Cải thiện độ phì nhiêu của đất: Cây gỗ rừng hạn chế quá trình rửa trôi, xói
mòn đất có nghĩa là duy trì được chất dinh dưỡng trong đất, thậm chí cải
thiện được độ phì nhiêu của đất. Rễ cây tham gia vào việc công phá đá mẹ,

giải phóng dinh dưỡng khoáng, hấp thụ các chất dinh dưỡng khoáng, phân
bố lại thành phần các chất dinh dưỡng trong vùng rễ. Rễ cây cải thiện độ
thông thoáng của đất. Cành, lá, các sản phẩm chết của cây rừng là môi
trường vô cùng quan trọng cho các vi sinh vật phân huỷ, giải phóng các chất
dinh dưỡng, làm tăng độ phì nhiêu của đất, bảo vệ cây trồng một cách bền
vững.
• Cải thiện chế độ tiểu khí hậu: Tán cây rừng và lớp thảm mục trên mặt đất
làm giảm năng lượng bức xạ mặt trời lên mặt đất, giảm nhiệt độ làm cho đất
khỏi bị khô, nóng chống sự bay hơi nước bề mặt. Đảm bảo độ ẩm đất và duy
trì nhiệt độ đất ở trạng thái tối ưu. Kết quả đó làm tăng cường hoạt động của
vi sinh vật cho việc phân huỷ, giải phóng các chất dinh dưỡng cho đất.
c) Vai trò đặc biệt của cây họ Đậu trong nông lâm kết hợp:
Cây gỗ họ Đậu đóng vai trò vào việc duy trì năng suất của cây trồng trong nông
lâm kết hợp hơn nhiều so với các cây gỗ khác. Một số cây họ Đậu có bộ rễ dài vì
thế có khả năng giữ đất, duy trì độ bền vững của đất khá nhiều và có khả năng hấp
thụ độ ẩm và các chất dinh dưỡng từ các lớp đất sâu hơn. Cây họ đậu thường có lá
nhỏ, nó được phân huỷ nhanh hơn nhiều và như thế khá năng lấy lại chất dinh
dưỡng nhanh hơn cho các lớp đất mặt để duy trì năng suất cây trồng. Hơn nữa, nhờ
lá nhỏ nên cho phép ánh sáng mặt trời đến với các cây nông nghiệp và cây chăn
nuôi hàng năm ở tầng dưới vừa phải, không quá dư thừa năng lượng ánh sáng bức
xã mặt trời làm thương tổn đến các mô lá, v.v ….
Vai trò đặc biệt của cây họ Đậu là khả năng cố định đạm. Không phải tất cả, nhưng
nói chung, phần lớn các cây họ Đậu có khả năng cố định đạm sinh học. Như ta
biết, đạm là yếu tố quan trọng đặc biệt đối với sự sinh trưởng và phát triển ở thực
vật, làm tăng sản lượng mùa, nhất là trong điều kiện chưa đáp ứng được phân đạm
như ở các nước đang phát triển. Nitơ có nhiều trong khí quyển và trong đất nhưng
ở dạng thực vật không sử dụng được. Phần lớn cây họ đậu có khả năng chuyển nitơ
khí quyển sang dạng amôni (cố định đạm sinh học) với sự hỗ trợ của vi khuẩn
rizobium cộng sinh để thực vật khác có thể sử dụng được. Vi khuẩn nhiễm vào
lông rễ, phân chia nhanh chóng ở điểm nhiễm là nguyên nhân gây ra nốt sần. Đây

là điểm cố định nitơ. Sự hình thành nốt sần và sản xuất ra các hạt màu đỏ bởi
rizobium là chỉ thị có sự cố định nitơ. Kho nốt sần ở rễ còn mầu hơi đỏ là biểu thị
đang còn khả năng cố định nitơ. Nếu nốt sần có màu trắng bên trong có nghĩa là
không còn khả năng cố định nitơ nữa. Số lượng nitơ cố đinh được giao động theo
từng loài cây và điều kiện nơi sống cũng như chủng rizobium. Ví dụ, cây keo dậu
(Leucaena) đã được nhiều nhà nghiên cứu mô tả, dưới các điều kiện sinh thái khác
nhau, cho năng suất từ 70 đến 500 kg/ha/năm.
d) Những trở ngại đối với cố định đạm sinh học:
Có một số nhân tố làm trở ngại cố định đạm sinh học ở cây họ Đậu. Trước hết một
số chủng rizobium có thể cộng sinh với một số loài cây nhất định mà không phải
cộng sinh với tất cả các loài cây. Vì đặc điểm này mà một số cây học Đậu không
có nốt sần vì không có chủng rizobium thích hợp. Yừu tố thứ hai là điều kiện môi
trường không thích hợp cho rizobium phát triển. Ví dụ, trên đất acid không tạo
được nốt sần ở cây họ Đậu và như thế cố định đạm không xuất hiện. Thứ ba là một
số rizobium không cạnh tranh nổi với các vi sinh vật khác và khi trồng xen với các
giống cây khác chúng bị chết hoặc không có khả năng cố định nitơ.
 Biện pháp tăng cường cố định đạm sinh học:
Tác động của các nhân tố trên làm hạn chế quá trình cố định đạm sinh học có thể
khắc phục được. Trước hết có thể phân loại, phân lập và chọn chủng rizobium
thích hợp cho tất cả các loài cây được chọn để trồng trong các hệ thống nông lâm
kết hợp. Nông dân có thể không làm được việc này, nhưng các phòng thí nghiệm vi
sinh vật có thể giúp đỡ họ. Các phòng thí nghiệm vi sinh vật có thể phân lập các
chủng rizobium, đóng gói gửi cho nông dân, hướng dẫn họ thử nghiệm. Sau khi
thấy cây họ Đậu mọc tốt, nốt sần xuất hiện và có màu hơi đỏ là biểu hiện có sự cố
định đạm sinh học. Cách khác, có thể thu lượm các cây mọc tái sinh tự nhiên dưới
các cây mẹ, nơi đất đã nhiệm rizobium thích hợp. Ô đất bao quanh rễ cây mầm bảo
đảm cho rizobium tiếp tục hoạt động được ở nơi trồng mới. Phương pháp nhiễm
rizobium này rẻ tiền, dễ làm, người nông dân có thể dễ dàng thực hiện trong các hệ
thống nông lâm kết hợp.
Một biện pháp khác, để tăng cường cố định nitơ là việc cải tạo độ chua của đất.

Trước hết, kiểm tra độ pH của đất. Nếu thấy đất chua có thể bón thêm vôi, nếu
thiếu vôi không thể bón trên toàn bộ diện tích thì có thể làm những viên vôi bón
cùng với hạt giống. Nếu như không đảm bảo được vôi thì phải tìm một cây khác
thích hợp hơn với điều kiện đất chua. Ví dụ, cây keo lá tràm (Acacia
auriculiformis) là có thể phát triển tốt trên đất chua.
Rõ ràng, cây họ đậu đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hệ thống nông lâm kết
hợp. Đối với cây họ Đậu, nitơ đã được chuẩn bị sẵn trong hệ thống rễ và trong các
tế bào thực vật, có thể sử dụng cho việc tổng hợp aminoacid, protein và các thành
phần chứa nitơ khác, cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của thực vật. Đó
cũng là nguyên nhân vì sao cây họ Đậu thường mọc nhanh hơn các cây khác. Cây
nông nghiệp hay cây chăn nuôi gia súc trồng xen với cây họ đậu có lợi vì lá cây họ
đậu rụng xuống hay khi chặt tủ làm phân xanh được phân huỷ và giải phóng nitơ
cũng như các nguyên tố khác cho cây trồng sử dụng. Mặc dù khoảng 60% nitơ giải
phóng ra, mất đi do bay vào khí quyển, hoặc vào dòng chảy, thấm xuống các tầng
sâu của đất còn lại chỉ khoảng 40% cho cây trồng nhưng bằng phương pháp này rẻ
tiền và an toàn hơn nhiều so với việc dùng phân đạm hoá học. Bằng phương pháp
tự phân bón này ổn định hơn, duy trì sức sản xuất của đất lâu dài hơn, bền vững
hơn.
 Tiềm năng cây họ Đậu cố định đạm:
Họ Đậu (Leguminoseae) có khoảng 18.000 loài. Đây là họ thực vật lớn nhất và

×