Nghiên cứu tác động của nước thải từ Cty dệt Việt Thắng đến MT nước Rạch Suối Cái.
HVTH: Trần Nguyễn Cẩm Lai – QLMT k22 Trang i
MỤC LỤC
MỤC LỤC i
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ii
DANH MỤC HÌNH iii
DANH MỤC BẢNG iv
Chương I: GIỚI THIỆU CHUNG 1
1.1. Lý do chọn đề tài 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2
1.3. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu 2
Chương II: TỔNG QUAN 3
2.1. Tổng quan về ngành dệt may 3
2.1.1. Tổng quan về hiện trạng ngành dệt may của Việt Nam 3
2.1.2. Quy trình công nghệ sản xuất ngành dệt may 6
2.1.3. Nguyên liệu đầu vào, sản phẩm đầu ra của ngành dệt may 10
2.2. Tổng quan về nước thải phát sinh từ dệt nhuộm 14
2.2.1. Các công đoạn sản xuất dệt nhuộm phát sinh nước thải 14
2.2.2. Thành phần có trong nước thải dệt nhuộm 15
2.2.3. Tính chất của nước thải dệt nhuộm 16
2.3. Tác động của nước thải dệt nhuộm đến môi trường nước 17
2.4. Tổng quan về Cty dệt Việt Thắng và Rạch Suối Cái 19
2.4.1. Công ty dệt Việt Thắng 19
2.4.2. Rạch Suối Cái 22
Chương III: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23
3.1. Nội dung nghiên cứu 23
3.2. Phương pháp nghiên cứu 23
TÀI LIỆU THAM KHẢO ………………………………………………………….28
Nghiên cứu tác động của nước thải từ Cty dệt Việt Thắng đến MT nước Rạch Suối Cái.
HVTH: Trần Nguyễn Cẩm Lai – QLMT k22 Trang ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Cty : Công ty
BOD
5
: Biochemical oxygen Demand 5- Nhu cầu oxy sinh học sau 5
ngày.
COD : Chemical Oxygen Demand - Nhu cầu oxy hóa học.
SS : Suspended solids - Chất rắn lơ lửng.
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam.
QCVN : Quy chuẩn Việt Nam.
VITAS : Hiệp hội Dệt may Việt Nam
Nghiên cứu tác động của nước thải từ Cty dệt Việt Thắng đến MT nước Rạch Suối Cái.
HVTH: Trần Nguyễn Cẩm Lai – QLMT k22 Trang iii
DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam giai đoạn 2006-2010 4
Hình 2: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang các thị trường
Mỹ, EU, Nhật Bản giai đoạn 2006 – 2010 4
Hình 3: Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang các nước
(2011) 5
Hình 4: Sơ đồ qui trình sản xuất chung 6
Hình 5: Qui trình sản xuất tại nhà máy sợi 7
Hình 6: Qui trình sản xuất tại nhà máy dệt gt 7
Hình 7: Qui trình sản xuất tại nhà máy nhuộm 7
Hình 8: Quy trình sản xuất với dòng vào và dòng ra 10
Nghiên cứu tác động của nước thải từ Cty dệt Việt Thắng đến MT nước Rạch Suối Cái.
HVTH: Trần Nguyễn Cẩm Lai – QLMT k22 Trang iv
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Cơ cấu doanh nghiệp dệt may năm 2010 3
Bảng 2: Các mục tiêu cụ thể trong Chiến lược phát triển ngành công nghiệp dệt may
đến năm 2015,với tầm nhìn đến năm 2020 6
Bảng 3: Lượng nước Tiêu thụ đối với một số loại vải khác nhau 12
Bảng 4: Danh mục các loại hoá chất thường sử dụng trong dệt nhuộm 12
Bảng 5: Các công đoạn sản xuất phát sinh nước thải và đặc tính của chúng 14
Bảng 6: Thành phần của nước thải từ ngành Dệt may 15
Bảng 7: Thành phần nước thải của một số xí nghiệp Dệt nhuộm ở Việt Nam 16
Bảng 8: Thang đo trong phương pháp xác định giá trị BOD 26
Nghiên cứu tác động của nước thải từ Cty dệt Việt Thắng đến MT nước Rạch Suối Cái.
HVTH: Trần Nguyễn Cẩm Lai – QLMT k22 Trang 1
Chương I: GIỚI THIỆU CHUNG
1.1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường là chủ đề
được sự quan tâm của nhiều nước trên thế giới. Một trong những vấn đề đặt ra cho các
nước đang phát triển trong đó có Việt Nam là cải thiện môi trường bị ô nhiễm do các
chất độc hại từ nền công nghiệp tạo ra. Điển hình như các ngành công nghiệp cao su,
hóa chất, công nghiệp thực phẩm, thuốc bảo vệ thực vật, y dược, luyện kim, xi mạ,
giấy, đặc biệt là ngành dệt may đang phát triển mạnh mẽ và chiếm kim ngạch xuất
khẩu cao của Việt Nam.
Ngành dệt may luôn là một trong những ngành đi đầu, có vai trò quan trọng trong
chiến lược xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam ra thị trường thế giới. Với tốc độ tăng
trưởng xuất khẩu khá cao, ngành dệt may đã có những đóng góp không nhỏ vào tăng
trưởng xuất khẩu hàng hóa nói riêng và tăng trưởng kinh tế nói chung ở Việt Nam.
Trong những năm gần đây, nhờ chính sách đổi mới mở cửa ở Việt Nam đã có 72
doanh nghiệp nhà nước, 40 doanh nghiệp tư nhân, 40 dự án liên doanh và 100% vốn
đầu tư nuớc ngoài cùng các tổ hợp đang hoạt động trong lĩnh vực dệt nhuộm. Công
nghiệp dệt may đã thu hút được nhiều lao động, góp phần giải quyết công ăn việc làm
cho một lượng lớn lao động hiện nay và phù hợp với những nước đang phát triển
không có nền công nghiệp nặng phát triển mạnh như nước ta.
Tuy nhiên, cùng với những lợi ích kinh tế, một vấn đề đang được quan tâm là nạn
ô nhiễm môi trường. Ngành dệt may gây ô nhiễm môi trường ở nhiều khía cạnh như
không khí, nước, vi khí hậu. Trong đó, ô nhiễm quan trọng nhất của ngành công
nghiệp này là nạn ô nhiễm nước thải từ công đoạn tẩy, nhuộm. Nước thải từ công đoạn
tẩy, nhuộm thường chứa nhiều thành phần phức tạp, lưu lượng lớn, luôn thay đổi theo
qui trình công nghệ sản xuất và loại sản phẩm, độ màu cao và tính độc hại cao do
lượng hoá chất và nước dùng trong hai công đoạn này rất lớn, gây khó khăn cho việc
xử lý, dẫn đến môi trường nước bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Trong hầu hết các cơ sở dệt nhuộm nước ta đều có kỹ thuật lạc hậu, chưa có hệ
thống xử lý nước thải triệt để, làm cho nước thải vẫn chứa nhiều thành phần hoá chất
nguy hiểm cho hệ sinh thái nước và sức khoẻ con người. Điều này đặt ra yêu cầu cần
đánh giá đúng mức độ ô nhiễm của nước thải dệt nhuộm để từ đó có những biện pháp
quản lý, kiểm soát ô nhiễm.
Vì những lý do trên, tôi đã chọn đề tài “Nghiên cứu tác động của nước thải từ
Công ty dệt Việt Thắng đến môi trường nước Rạch Suối Cái” nhằm nghiên cứu
thực trạng phát sinh nước thải của Công ty (Cty) dệt Việt Thắng – một trong những
Nghiên cứu tác động của nước thải từ Cty dệt Việt Thắng đến MT nước Rạch Suối Cái.
HVTH: Trần Nguyễn Cẩm Lai – QLMT k22 Trang 2
công ty dệt may hàng đầu Việt Nam và nghiên cứu tác động của nước thải từ công ty
này đến môi trường nước tại nguồn tiếp nhận: Rạch Suối Cái.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh hiện trạng sản xuất và quá trình phát sinh, quản lý nước thải của Cty dệt
Việt Thắng.
- Đánh giá mức độ ô nhiễm nguồn nước tại Rạch Suối Cái do tác động của nước
thải dệt nhuộm từ hoạt động sản xuất của Cty dệt Việt Thắng.
1.3. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện trong phạm vi các nhà máy của Cty dệt Việt Thắng và
tại nguồn tiếp nhận nước thải từ công ty Việt Thắng là Rạch Suối Cái. Đối tượng
nghiên cứu là các nhà máy có khả năng ô nhiễm cao, gây tác hại đến môi trường nước
và sức khoẻ con người.
- Nhà máy sợi
- Nhà máy dệt
- Nhà máy nhuộm với nước thải mang nhiều hoá chất độc hại và lưu lượng lớn
ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước tiếp nhận.
- Trung tâm xử lý nước thải của công ty.
- Chất lượng nước của nguồn tiếp nhận nước thải của công ty.
Nghiên cứu tác động của nước thải từ Cty dệt Việt Thắng đến MT nước Rạch Suối Cái.
HVTH: Trần Nguyễn Cẩm Lai – QLMT k22 Trang 3
Chương II: TỔNG QUAN
2.1. Tổng quan về ngành dệt may
2.1.1. Tổng quan về hiện trạng ngành dệt may của Việt Nam
1) Tình hình sản xuất sản phẩm dệt may
- Theo thống kê của Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), hiện nay toàn ngành
dệt may Việt Nam có khoảng trên 3500 doanh nghiệp với cơ cấu doanh nghiệp phân
theo chủ sở hữu, theo địa phương và theo nhóm sản phẩm khá đa dạng.
Bảng 1: Cơ cấu doanh nghiệp dệt may năm 2010
Phân loại Loại hình Số lượng Tỷ lệ (%)
Phân theo địa
phương
Miền Bắc 1050 30
Miền Trung 280 8
Miền Nam 2170 62
Phân theo nhóm
sản phẩm
Dệt & May 840 24
May 2450 70
Kéo sợi 210 6
(Nguồn: Hiệp hội Dệt May Việt Nam 2010)
- Ngành dệt may được phát triển trên toàn vùng lãnh thổ Việt Nam nhưng tập
trung ở ba vùng chiến lược của ngành đó là:
+ Khu vực phía Nam mà tập trung với mật độ cao ở Thành phố Hồ Chí Minh và
một số tỉnh lân cận.
+ Khu vực miền Bắc tập trung ở một số tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Bộ và trung
tâm là Thủ đô Hà Nội và một số tỉnh lân cận.
+ Khu vực miền Trung nằm rải rác ở các tỉnh Nghệ An, Thành phố Huế, Thành
phố Đà Nẵng và Nha Trang.
- Qui mô của các cơ sở sản xuất cũng khác nhau. Có doanh nghiệp có năng lực sản
xuất lên đến trên 20 triệu sản phẩm/năm, nhưng cũng có nhiều cơ sở, năng lực sản xuất
chỉ khoảng 1 triệu sản phẩm/năm. Do năng lực sản xuất hạn chế, nên hầu hết các
doanh nghiệp chỉ nhận được các đơn hàng với số lượng nhỏ.
- Những năm qua, ngành dệt may là ngành có tốc độ tăng trưởng cao, với tốc độ từ
11-14 %/năm. Tạo ra nửa triệu việc làm trực tiếp (chiếm 22,7% lao động công nghiệp
trong cả nước) và một hệ thống lao động dịch vụ kèm theo. Trình độ tổ chức sản xuất
của các doanh nghiệp dệt may ở Việt Nam mặc dù đã được cải thiện đáng kể trong
những năm gần đây, nhưng vẫn ở mức khiêm tốn.
Nghiên cứu tác động của nước thải từ Cty dệt Việt Thắng đến MT nước Rạch Suối Cái.
HVTH: Trần Nguyễn Cẩm Lai – QLMT k22 Trang 4
2) Tình hình xuất khẩu sản phẩm dệt may
- Dệt may là ngành hàng mũi nhọn của Việt Nam trong chiến lược phát triển kinh
tế - xã hội. Từ nhiều năm qua, sản phẩm dệt may Việt Nam không ngừng phát triển về
số lượng, cơ cấu chủng loại và giá trị kim ngạch, trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực
và chiếm giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Kim ngạch xuất khẩu hàng
dệt may của cả nước trong thời gian qua được thể hiện qua hình 1.
Hình 1: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam giai đoạn 2006-2010
(Nguồn: Tổng cục Hải Quan, 2011)
- Liên tục trong những năm gần đây, dù phải chịu nhiều ảnh hưởng từ khủng
hoảng kinh tế toàn cầu, nhưng ngành dệt may nước ta vẫn đạt kim ngạch xuất khẩu rất
ấn tượng. Cụ thể về kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang các thị trường chính giai
đoạn 2006 - 2010 được thể hiện qua hình 2.
Hình 2: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang các thị trường
Mỹ, EU, Nhật Bản giai đoạn 2006 – 2010
(Nguồn: Tổng cục Hải quan và Hiệp hội Dệt may Việt Nam, 2011)
- Cùng với thị trường Mỹ, EU và Nhật Bản cũng là những thị trường ổn định của
hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam. Số liệu cụ thể về tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu
sang các thị trường chính trong năm 2011 được minh họa trong hình 3.
Nghiên cứu tác động của nước thải từ Cty dệt Việt Thắng đến MT nước Rạch Suối Cái.
HVTH: Trần Nguyễn Cẩm Lai – QLMT k22 Trang 5
Hình 3: Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang các nước (2011)
(Nguồn: Tổng cục Hải quan và Hiệp hội Dệt may Việt Nam, 2011)
- Ngoài ba thị trường chính nêu trên, hàng dệt may Việt Nam còn có mặt trên các
thị trường như Đức, Anh, Pháp, Bỉ, Hồng Kông, Italia… với thị phần khoảng 20%.
Đáng lưu ý là một số thị trường xuất khẩu dệt may mới nổi như Hàn Quốc, Đài Loan,
Canada cũng góp phần làm tăng kim ngạch xuất khẩu của cả ngành.
3) Quy hoạch phát triển ngành dệt may
- Quan điểm phát triển theo Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt
Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 là: Phát triển ngành dệt may theo
hướng chuyên môn hoá, hiện đại hoá, đảm bảo tăng trưởng nhanh, ổn định, bền vững
và hiệu quả; Phát triển tối đa thị trường nội địa đồng thời với việc mở rộng thị trường
xuất khẩu, lấy xuất khẩu làm mục tiêu cho xuất khẩu của ngành; Phát triển thị trường
thời trang Việt Nam tại các đô thị, thành phố lớn. Chuyển dịch mạnh các cơ sở dệt
may sử dụng nhiều lao động về các vùng nông thôn.
- Mục tiêu phát triển: Phát triển ngành dệt may trở thành một trong những ngành
công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn về xuất khẩu; thoả mãn ngày càng cao nhu cầu tiêu
dùng trong nước, tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội; nâng cao khả năng cạnh tranh.
Đảm bảo cho các doanh nghiệp dệt may phát triển bền vững, hiệu quả trên cơ sở công
nghệ hiện đại, quản lý hệ thống chất lượng, quản lý lao động và môi trường theo tiêu
chuẩn quốc tế.
+ Giai đoạn 2011 - 2015, tăng trưởng sản xuất bình quân đạt 12-14%, tăng
trưởng xuất khẩu đạt 15% và kim ngạch xuất khẩu đạt 18 tỷ USD vào năm 2015.
+ Giai đoạn 2016 - 2020, tăng trưởng sản xuất bình quân đạt 12-14%, tăng
trưởng xuất khẩu đạt 15% và kim ngạch xuất khẩu đạt 25 tỷ USD vào năm 2020.
- Để thực hiện được những mục tiêu lớn này đòi hỏi không chỉ sự nổ lực của toàn
ngành mà còn rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước và các cơ quan, trong đó có sự tác động
tích cực của những đơn vị và những chuyên gia đang làm công tác môi trường.
Nghiên cứu tác động của nước thải từ Cty dệt Việt Thắng đến MT nước Rạch Suối Cái.
HVTH: Trần Nguyễn Cẩm Lai – QLMT k22 Trang 6
Bảng 2: Các mục tiêu cụ thể trong Chiến lược phát triển ngành công nghiệp dệt may đến
năm 2015,với tầm nhìn đến năm 2020
Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2010
Năm 2015 Năm 2020
1. Kim ngạch XK
Triệu USD 12 18 25
2. Sử dụng lao động
1000 người 2.5 2.75 3
3. Sản phẩm chủ yếu
- Bông xơ 1000 Tấn 20 40 60
- Xơ, sợi tổng hợp 1000 Tấn 120 210 300
- Sợi các loại 1000 Tấn 350 500 650
- Vải các loại Triệu m
2
1 1.5 2
- Sản phẩm may Triệu sản phẩm
1.8 2.85 4
4. Tỷ lệ nội địa hoá
% 50 60 70
(Nguồn: Bộ Công Thương, 2008)
2.1.2. Quy trình công nghệ sản xuất ngành dệt may
- Đối với ngành công nghiệp dệt nhuộm, nguyên liệu thường được dùng là các loại
vật liệu thô như Cotton, len, vật liệu tổng hợp … Từ những loại nguyên liệu thô đó
được chế biến thành các loại sản phẩm vải hoàn chỉnh. Qui trình sản xuất sẽ khác nhau
khi sử dụng các loại nguyên liệu khác nhau.
- Trong qui trình sản xuất chế biến nguyên liệu Cotton, len, sợi tổng hợp … thành
sợi tương ứng, có bước xử lý các loại sợi này bằng những hoá chất chuyên dụng để
thành vải hoàn chỉnh theo yêu cầu. Như vậy, về cơ bản thì công nghệ của dệt nhuộm
sẽ gồm các trang thiết bị máy móc chế biến các sợi thô sau khi qua giai đoạn tẩy trắng,
nhuộm và xử lý để tạo thành sản phẩm sau cùng là vải.
Nguyên liệu
bông / xơ
Kéo
sợi
Dệt
vải
In, nhuộm
hoàn tất
Tiêu
thụ
May
quần áo
Hình 4: Sơ đồ qui trình sản xuất chung
Nghiên cứu tác động của nước thải từ Cty dệt Việt Thắng đến MT nước Rạch Suối Cái.
HVTH: Trần Nguyễn Cẩm Lai – QLMT k22 Trang 7
- Trong mỗi công đoạn lại có quy trình sản xuất như sau:
Hình 5: Qui trình sản xuất tại nhà máy sợi
Hình 6: Qui trình sản xuất tại nhà máy dệt gt
Hình 7: Qui trình sản xuất tại nhà máy nhuộm
- Giải thích các công đoạn chính:
+ Làm sạch nguyên liệu: nguyên liệu thường được đóng dưới các dạng kiện bông
thô chứa các sợi bông có kích thước khác nhau cùng với các tạp chất tự nhiên như bụi,
đất, hạt, cỏ rác… Nguyên liệu bông thô được đánh tung, làm sạch và trộn đều. Sau quá
trình làm sạch, bông được thu dưới dạng các tấm phẳng đều.
+ Chải: các sợi bông được chải song song và tạo thành các sợi thô.
+ Kéo sợi, đánh ống, mắc sợi: tiếp tục kéo thô tại các máy sợi con để giảm kích
thước sợi, tăng độ bền và quấn sợi vào các ống sợi thích hợp cho việc dệt vải. Sợi con
trong các ống nhỏ được đánh ống thành các quả to để chuẩn bị dệt vải. Tiếp tục mắc
sợi là dồn qua các quả ống để chuẩn bị cho công đoạn hồ sợi.
+ Hồ sợi dọc: hồ sợi bằng hồ tinh bột và tinh bột biến tính để tạo màng hố bao
quanh sợi, tăng độ bền, độ trơn và độ bóng của sợi để có thể tiến hành dệt vải. Ngoài
ra còn dùng các loại hồ nhân tạo như polyvinylalcol PVA, polyacrylat,…
+ Dệt vải: kết hợp sợi ngang với sợi dọc đã mắc thành hình tấm vải mộc. Gồm một
số loại sợi:
Nguyên liệu
bông / xơ
Bông Chải Ghép Thô Con
Ống Hấp
Sợi Canh Hồ Go suốt Dệt
Hoàn tất
Vải
mộc
Đốt
lông
Nấu
tẩy
Định
hình
In /
Nhuộm
Hấp Giặt Hồ văng Hoàn tất
Nghiên cứu tác động của nước thải từ Cty dệt Việt Thắng đến MT nước Rạch Suối Cái.
HVTH: Trần Nguyễn Cẩm Lai – QLMT k22 Trang 8
. Sợi Cotton: được kéo từ sợi bông vải, có đặc tính là hút ẩm cao, xốp, bền trong
môi trường kiềm, phân huỷ trong môi trường axít. Mặt hàng thích hợp với khí hậu
nóng mùa hè. Tuy nhiên sợi còn lẫn nhiều tạp chất như sáp, mài bông và dễ nhàu. Do
vậy loại sợi này cần xử lý thật kỹ trước khi nhuộm.
. Sợi tổng hợp (PE): là sợi hoá học dạng cao phân tử được tạo thành từ quá trình
tổng hợp hữu cơ, hút ẩm kém, cứng, bền ở trạng thái ướt sơ. Tuy nhiên loại sợi này
kém bền với ma sát. Sợi này bền với môi trường axít nhưng kém bền với môi trường
kiềm.
. Sợi pha: là sự pha trộn giữa sợi Cotton và sợi sợi PE để khắc phục nhược điểm
nói trên của sợi PE .
+ Giũ hồ: tách các thành phần của hồ bám trên vải mộc bằng phương pháp enzym
(1% enzym, muối và các chất ngấm) hoặc axit (dung dịch axit sunfuric 0.5%). Vải sau
khi giũ hồ được giặc bằng nước, xà phòng, xút, chất ngấm rồi đưa sang nấu tẩy.
+ Nấu vải: Loại trừ phần hồ còn lại và các tạp chất thiên nhiên như dầu mỡ, sáp…
Sau khi nấu vải có độ mao dẫn và khả năng thấm nước cao, hấp thụ hóa chất, thuốc
nhuộm cao hơn, vải mềm mại và đẹp hơn. Vải được nấu trong dung dịch kiềm và các
chất tẩy giặt ở áp suất cao (2 - 3 at) và ở nhiệt độ cao (120 - 130
oC
). Sau đó, vải được
giặt nhiều lần.
+ Làm bóng vải: mục đích làm cho sợi cotton trương nở, làm tăng kích thước các
mao quản giữa các phần tử làm cho xơ sợi trở nên xốp hơn, dễ thấm nước hơn, bóng
hơn, tăng khả năng bắt màu thuốc nhuộm. Làm bóng vải thông thường bằng dung dịch
kiềm dung dịch NaOH có nồng độ từ 280 đến 300 g/l, ở nhiệt độ thấp 10 - 20
oC
. sau đó
vải được giặt nhiều lần. Đối với vải nhân tạo không cần làm bóng.
+ Tẩy trắng: mục đích tẩy màu tự nhiên của vải, làm sạch các vết bẩn, làm cho vải
có độ trắng đúng yêu cầu chất lượng. Các chất tẩy thường dùng là natri clorit NaClO
2
,
natri hypoclorit NaOCl hoặc hyrdo peroxyte H
2
O
2
cùng với các chất phụ trợ. Trong đó
đối với vải bông có thể dùng các loại chất tẩy H
2
O
2
, NaOCl hay NaClO
2
.
+ Giũ hồ: quá trình này được thực hiện bằng cách ngâm ủ hoá chất, sau đó giặt ép
bằng nước nóng để loại sạch các tạp chất và tinh bột bám trên vải trong giai đoạn hồ
sợi. Các hoá chất cho vào là acid loãng, NaOH, H2O2, men, bột giặt, giai đoạn ủ vào
khoảng 1 -12 giờ ở nhiệt độ 30 – 100oC (có hoá chất), trong quá trình ủ, tinh bột nở ra,
thuỷ phân hoà tan tách khỏi sợi vải.
+ Nhuộm vải hoàn thiện: mục đích tạo màu sắc khác nhau của vải. Thường sử
dụng các loại thuốc nhuộm tổng hợp cùng với các hợp chất trợ nhuộm để tạo sự gắn
màu của vải. Phần thuốc nhuộm dư không gắn vào vải, đi vào nước thải phụ thuộc vào
nhiều yếu tố như công nghệ nhuộm, loại vải cần nhuộm, độ màu yêu cầu,…
Nghiên cứu tác động của nước thải từ Cty dệt Việt Thắng đến MT nước Rạch Suối Cái.
HVTH: Trần Nguyễn Cẩm Lai – QLMT k22 Trang 9
Thuốc nhuộm trong dịch nhuộm có thể ở dạng tan hay dạng phân tán. Quá trình
nhuộm xảy ra theo 4 bước:
. Di chuyển các phân tử thuốc nhuộm đến bề mặt sợi.
. Gắn màu vào bề mặt sợi.
. Khuyết tán màu vào trong sợi, quá trình xảy ra chậm hơn quá trình trên.
. Cố định màu và sợi.
+ In hoa: là tạo ra các vân hoa có một hoặc nhiều màu trên nền vải trắng hoặc vải
màu, hồ in là một hỗn hợp gồm các loại thuốc nhuộm ở dạng hòa tan hay pigment
dung môi. Các lớp thuốc nhuộm cùng cho in như pigment, hoạt tính, hoàn nguyên, azo
không tan và indigozol. Hồ in có nhiều loại như hồ tinh bột, dextrin, hồ alginat natri,
hồ nhũ tương hay hồ nhũ hóa tổng hợp.
+ Tẩy giặt: nhằm làm sạch vải, loại bỏ các tạp chất, màu thuốc nhuộm thừa… Qui
trình tẩy giặt bao gồm xà phòng hay hoá chất giặt tổng hợp ở nhiệt độ khoảng 80oC,
sau đó sả lạnh với các chất tẩy giặt thông dụng.
. Đối với thuốc nhuộm hoạt tính: giặt 4 lần.
. Đối với thuốc Pigment: giặt 2 lần.
. Đối với thuốc nhuộm phân tán: giặt 2 lần.
+ Công đoạn hoàn tất: là công đoạn cuối cùng tạo ra vải có chất lượng tốt và theo
đúng yêu cầu như: chống mốc, chống nhàu, mềm … hoặc trở về trạng thái tự nhiên sau
quá trình căng kéo, co rút ở các khâu trước hay thẳng nếp ngay ngắn. Qui trình công
nghệ ở giai đoạn này bao gồm các bước như sau: chữa sợi ngang, căng bóng, chỉnh
khổ, ủi, đưa vào vải một số hoá chất để tăng chất lượng vải hoàn tất.
Nghiên cứu tác động của nước thải từ Cty dệt Việt Thắng đến MT nước Rạch Suối Cái.
HVTH: Trần Nguyễn Cẩm Lai – QLMT k22 Trang 10
2.1.3. Nguyên liệu đầu vào, sản phẩm đầu ra của ngành dệt may
Hình 8: Quy trình sản xuất với dòng vào và dòng ra
Dòng vào
Dòng ra
Chải, ghép, đánh
ống, mắc sợi
Hồ sợi
Dệt vải mộc
Đốt lông
Rũ hồ,
ngâm kiềm
Nấu
Xử lý axít
Giặt rửa
Tẩy
Sấy
Nhuộm,
in hoa
Vải sản phẩm
Bụi bông, xơ sợi vụn,
tiếng ồn
Nước thải có tinh bột và hoá chất
Bụi bông và tiếng ồn
Bụi, CO, CO
2
pH TS SS BOD
COD
Nước thải có axit
Nước thải có axit, tẩy rửa
pH TS SS BOD
COD
pH TS SS BOD
COD
Bông, sợi hoá học
Hơi, bột hồ, hoá chất
Nhiệt
NaOH
Hôi, NaOH
H
2
SO
4
Xà phòng
H
2
O
2
, Na
2
S
2
O
4
Hơi, thuốc nhuộm
Hơi
pH
TS
SS BOD
COD
Thuốc nhuộm, màu
SO
2
Nước thải chung
Nư
ớc nguồn
NaOH, hồ tinh bột
Chú thích:
Nghiên cứu tác động của nước thải từ Cty dệt Việt Thắng đến MT nước Rạch Suối Cái.
HVTH: Trần Nguyễn Cẩm Lai – QLMT k22 Trang 11
1) Nhu cầu nguyên, nhiên liệu, hoá chất đầu vào
- Nguyên liệu: Các loại bông (xơ); Sợi PE.
- Nhiên liệu: Dầu FO đốt lò hơi; Xăng công nghiệp dùng để đốt lông vải; Dầu hoả
dùng để pha thuốc in hoa; Dầu DO dùng để chạy xe vận chuyển nội bộ;
- Hoá chất sử dụng: Hoá chất hồ nấu tẩy (H
2
O
2
, NaOH, Na
2
CO
3
, men); Phẩm màu
các loại.
Các loại thuốc nhuộm thường dùng trong ngành dệt nhuộm:
. Thuốc nhuộm hoạt tính: Các loại thuốc nhuộm thuộc nhóm này có công thức
cấu tạo tổng quát là S-F-T-X trong đó: S là nhóm làm cho thuốc nhuộm có tính tan; F
là phần mang màu, thường là các hợp chất Azo (-N=N-), antraquinon, axit chứa kim
loại hoặc ftaloxiamin; T là gốc mang nhóm phản ứng; X là nhóm phản ứng. Loại thuốc
nhuộm này khi thải vào môi trường có khả năng tạo thành các amin thơm được xem là
tác nhân gây ung thư.
. Thuốc nhuộm trực tiếp: Đây là thuốc nhuộm bắt màu trực tiếp với xơ sợi không
qua giai đoạn xử lý trung gian, thường sử dụng để nhuộm sợi 100% cotton, sợi protein
(tơ tằm) và sợi poliamid, phần lớn thuốc nhuộm trực tiếp có chứa azo (môn, di and
poliazo) và một số là dẫn xuất của dioxazin. Ngoài ra, trong thuốc nhuộm còn có chứa
các nhóm làm tăng độ bắt màu như triazin và salicylic axit có thể tạo phức với các kim
loại để tăng độ bền màu.
. Thuốc nhuộm hoàn nguyên: Thuốc nhuộm hoàn nguyên gồm 2 nhóm chính:
nhóm đa vòng có chứa nhân antraquinon và nhóm indigoit có chứa nhân indigo. Công
thức tổng quát là R=C-O; trong đó R là hợp chất hữu cơ nhân thơm, đa vòng. Các
nhân thơm đa vòng trong loại thuốc nhuộm này cũng là tác nhân gây ung thư, vì vậy
khi không được xử lý, thải ra môi trường, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
. Thuốc nhuộm phân tán: Nhóm thuốc nhuộm này có cấu tạo phân tử tư gốc azo
và antraquinon và nhóm amin (NH2, NHR, NR2, NR-OH), dùng chủ yếu để nhuộm
các loại sợi tổng hợp (sợi axetat, sợi polieste…) không ưa nước.
. Thuốc nhuộm lưu huỳnh: Là nhóm thuốc nhuộm chứa mạch dị hình như tiazol,
tiazin, zin… trong đó có cầu nối –S-S- dùng để nhuộm các loại sợi cotton và viscose.
. Thuốc nhuộm axit: Là các muối sunfonat của các hợp chất hữu cơ khác nhau có
công thức là R-SO3Na khi tan trong nước phân ly thành nhóm R-SO3 mang màu. Các
thuốc nhuộm này thuộc nhóm mono, diazo và các dẫn xuất của antraquinon, triaryl
metan…
. Thuốc in, nhuộm pigmen: Có chứa nhóm azo, hoàn nguyên đa vòng, ftaoxianin,
dẫn suất của antraquinon…
Nghiên cứu tác động của nước thải từ Cty dệt Việt Thắng đến MT nước Rạch Suối Cái.
HVTH: Trần Nguyễn Cẩm Lai – QLMT k22 Trang 12
- Nước sử dụng: Công nghệ dệt nhuộm sử dụng nước khá lớn: từ 12 đến 65 lít nước
cho 1 mét vải và thải ra từ 10 đến 40 lít nước.
Nước dùng trong nhà máy dệt phân bố như sau:
Sản xuất hơi nước 5.3%
Làm mát thiết bị 6.4%
Phun mù và khử bụi trong các phân xưởng 7.8%
Nước dùng trong các công đoạn công nghệ 72.3%
Nước vệ sinh và sinh hoạt 7.6%
Phòng hỏa và cho các việc khác 0.6%
Bảng 3: Lượng nước Tiêu thụ đối với một số loại vải khác nhau
Loại vải
Lượng nước tiêu thụ
(m
3
/ tấn sản phẩm)
Vải cotton 80 - 240
Vải cotton dệt thoi 70 - 180
Len 100 - 250
Vải polyacrylic 10 -70
(Nguồn: Tổng công ty dệt may Việt Nam,2003)
Bảng 4: Danh mục các loại hoá chất thường sử dụng trong dệt nhuộm
STT
Tên hoá chất Tính chất vật lý Công dụng
Hoá chất cơ bản, trợ chất
1
Acid acetic
(CH
3
COOH)
- Hoá chất nguy hiểm.
Dùng để điều
chỉnh pH
- Mùi dấm.
- Điểm sôi 118
oC
.
- Chữa cháy bằng CO
2
.
- Phản ứng mạnh với chất oxy
hoá.
- Có thể gây nổ với NO
3
, H
2
CO
3
2 Xút (NaOH)
- Nồng độ 32%
Dùng trong nấu,
tẩy trắng, làm bóng
và giảm trọng.
- Nguy hiểm đến mắt, có tính ăn
da mạnh.
- Dạng lỏng, không mùi.
- Điểm sôi ở 115
oC
.
3
Hydrogen
- Nồng độ 50%.
Tẩy trắng vải sợi
Nghiên cứu tác động của nước thải từ Cty dệt Việt Thắng đến MT nước Rạch Suối Cái.
HVTH: Trần Nguyễn Cẩm Lai – QLMT k22 Trang 13
peroxid
(H
2
O
2
)
- Chất oxy hoá mạnh.
bông và vải sợi
pha.
- Ảnh hưởng đến da và mắt.
4
Hydrocol
KAN
- Chất lỏng sệt.
Cầm màu trong
nhuộm hoạt tính
- Độ sôi > 100
oC
.
- Tan trong nước.
5 Tinoclarit ON
- Chất ổn định pH
Chất thấm trong
nấu tẩy (chất hoạt
động bề mặt)
- Không độc hại.
- Không nên để gần thức ăn
6 Irgasol CO
- Chất thấm để nhuộm hoạt
tính.
Thấm đều màu
trong nhuộm hoạt
tính.
- Anh hưởng đến mắt.
7
Sandopur
RSK
- Nhiệt độ sôi < 100
oC
.
Giặt nhuộm hoạt
tính.
- Không độc hại.
8 Uvitex EMT
- Nhiệt độ sôi < 100
oC
.
Tăng độ trắng cho
vải
- Không độc hại.
Thuốc nhuộm hoạt tính
Cibacron
- Dạng bột nhẹ bay lơ lửng
trong không khí.
- Có ảnh hưởng đến phổi
Nhuộm vải Cotton
Drimaren
Ramazol
Sumifix
Evercion
Thuốc nhuộm phân tán
Dianix
- Dạng bột nhẹ bay lơ lửng
trong không khí.
- Có ảnh hưởng đến phổi
Nhuộm vải PE Disperse
Terazil
2) Dòng thải ra:
Nước thải từ công nghiệp dệt đa dạng và phức tạp. Nhu cầu nước cho công nghiệp
dệt là rất lớn nên lượng nước thải từ những công nghệ này cũng rất nhiều (khoảng 50
đến 300 m
3
nước cho 1 tấn hàng dệt), chủ yếu từ công đoạn dệt nhuộm và nấu tẩy.
- Hàng len nhuộm, dệt thoi khoảng: 100 - 240 m
3
/tấn
- Hàng vải bông, nhuộm, dệt thoi khoảng: 50 - 240 m
3
/tấn, bao gồm:
+ Hồ sợi: 0.02 m
3
Nghiên cứu tác động của nước thải từ Cty dệt Việt Thắng đến MT nước Rạch Suối Cái.
HVTH: Trần Nguyễn Cẩm Lai – QLMT k22 Trang 14
+ Nấu, giũ hồ tẩy: 30 - 120 m
3
+ Nhuộm: 50 - 240 m
3
- Hàng vải bông in hoa, dệt thoi khoảng: 65 - 280 m
3
/tấn, bao gồm:
+ Hồ sợi: 0.02 m
3
+ Giũ hồ, nấu tẩy: 30-120 m
3
+ In sấy: 5-20 m
3
+ Giặt: 30-140 m
3
- Khăn len màu từ sợi polycrylonitrit khoảng: 40-140 m
3
/tấn, bao gồm:
+ Nhuộm sợi: 30-80 m
3
+ Giặt sau dệt: 10-70 m
3
- Vải trắng từ polyacrylonitrit khoảng: 20-60 m
3
.
2.2. Tổng quan về nước thải phát sinh từ dệt nhuộm
2.2.1. Các công đoạn sản xuất dệt nhuộm phát sinh nước thải
Hầu như tất cả các công đoạn của quá trình dệt nhuộm đều phát sinh nước thải.
Theo Hình 8, ta nhận thấy nước thải phát sinh từ các công đoạn tẩy và nhuộm là nhiều
nhất. Mỗi công đoạn của quy trình sản xuất dệt nhuộm thải ra một dạng nước thải đặc
trưng.
Bảng 5: Các công đoạn sản xuất phát sinh nước thải và đặc tính của chúng
Công đoạn Chất ô nhiễm trong nước thải Đặc tính của nước thải
Hồ sợi, giũ hồ
Tinh bột, glucozo, carboxy metyl
xelulozo, polyvinyl alcol, nhựa, chất
béo và sáp.
BOD cao (34-50% tổng
lượng BOD).
Nấu, tẩy
NaOH, H
2
O
2
, chất sáp, dầu mỡ, tro,
soda, silicat natri và xo sợi vụn.
Độ kiềm cao, màu tối, BOD
cao (30% tổng BOD).
Tẩy trắng
Hipoclorit, hợp chất chứa clo,
NaOH, AOX, axit…
Độ kiềm cao, chiếm
5%BOD.
Làm bóng
NaOH (nồng độ từ 280-300g/l, nhiệt
độ 20 – 25
oC
), tạp chất.
Độ kiềm cao, BOD thấp
(dưới 1% tổng BOD).
Nhuộm
Các loại thuốc nhuộm, chất ổn
định pH, Na
2
SO
4
,
Na
2
CO
3
, chất điều chỉnh màu, axit
axetic và các muối kim loại.
Độ màu rất cao, BOD khá
cao (6% tổng BOD), TS
cao.
In
Chất màu, tinh bột, dầu, đất sét, Độ màu cao, BOD cao và
Nghiên cứu tác động của nước thải từ Cty dệt Việt Thắng đến MT nước Rạch Suối Cái.
HVTH: Trần Nguyễn Cẩm Lai – QLMT k22 Trang 15
Công đoạn Chất ô nhiễm trong nước thải Đặc tính của nước thải
muối kim loại,axit… dầu mỡ.
Hoàn thiện
Vệt tinh bột, mỡ động vật, muối, hồ
chống co, hồ mềm, vatanol
Kiềm nhẹ, BOD thấp, lượng
nhỏ.
2.2.2. Thành phần có trong nước thải dệt nhuộm
- Nước thải từ sản xuất dệt nhuộm rất phức tạp, nó bao gồm cả các chất hữu cơ, các
chất màu và các chất độc hại đối với môi trường. Các chất gây ô nhiễm môi trường
chính có trong nước thải dệt nhuộm bao gồm:
+ Tạp chất tách ra từ xơ sợi, như dầu mỡ, các hợp chất chứa nitơ, các chất bẩn
dính vào sợi (trung bình là 6% khới lượng xơ sợi).
+ Các hóa chất dùng trong quá trình công nghệ: hồ tinh bột, tinh bột biến tính,
dextrin, aginat, các loại axit, xút, NaOCl, H
2
O
2
, soda, sunfit… Các loại thuốc nhuộm,
các chất phụ trợ, chất màu, chất cầm màu, hóa chất tẩy giặt. Lượng hóa chất sử dụng
đối với từng loại vải, từng loại mầu là rất khác nhau và phần dư thừa đi vào nước thải
tương ứng.
- Đối với mặt hàng len từ lông cừu, nguyên liệu là len thô mang rất nhiều tạp chất
(250-600 kg/tấn) được chia thành:
+ 25-30% mỡ (axít béo và sản phẩm cất mỡ, lông cừu)
+ 10-15% đất và cát
+ 40-60% muối hữu cơ và các sản phẩm cất mỡ, lông cừu.
Bảng 6: Thành phần của nước thải từ ngành Dệt may
Chỉ tiêu Đơn vị Nồng độ
pH 8,6 – 9,8
Nhiệt độ
0
C 36 – 52
Độ màu Pt-Co 350 – 3710
SS mg/L 69 – 380
COD mgO
2
/L 360 – 2448
BOD
5
mgO
2
/L 200 – 1450
N tổng mg/L 22 – 43
P tổng mg/L 0,9 – 37,2
Cr
6+
mg/L 0,093 – 0,364
Nghiên cứu tác động của nước thải từ Cty dệt Việt Thắng đến MT nước Rạch Suối Cái.
HVTH: Trần Nguyễn Cẩm Lai – QLMT k22 Trang 16
Pb mg/L KPH – 0,007
Cd mg/L KPH – 0,00025
Hg mg/L KPH
As mg/L KPH – 0,013
(Nguồn: Centema, 2010)
Bảng 7: Thành phần nước thải của một số xí nghiệp Dệt nhuộm ở Việt Nam
Chỉ tiêu Đơn vị
Hàng bông
dệt thoi
Hàng pha
dệt kim
Dệt len Sợi
Nước thải
m
3
/tấn vải 394 264 114 236
pH
8-11 9-10 9 9-11
TS mg/l 400-1000 950-1380 420 800-1300
BOD
5
mg/l 70-135 90-220 120-130 90-130
COD
mg/l 150-380 230-500 400-450 210-230
Độ màu
Pt-Co 350-600 250-500 260-300
(Nguồn: Hiệp hội Dệt may Việt Nam, 2011)
2.2.3. Tính chất của nước thải dệt nhuộm
Lượng nước thải sản xuất lớn và ô nhiễm nhất chủ yếu từ công đoạn nấu tẩy, nhuộm
và in hoa. Tính chất nước thải giữ vai trò rất quan trọng trong thực tế, vận hành hệ
thống xử lý và quản lý chất lượng môi trường. Vì thế việc tìm hiểu tính chất của nước
thải từ các công đoạn sản xuất sẽ rất quan trọng để kiểm soát nguồn nước thải.
- Mức độ ô nhiễm của nước thải dệt nhuộm phụ thuộc rất lớn vào loại và lượng
hoá chất sử dụng, vào kết cấu mặt hàng sản xuất (tẩy trắng, nhuộm, in hoa ), vào tỷ lệ
sử dụng sợi tổng hợp, vào loại hình công nghệ sản xuất (gián đoạn, liên tục hay bán
liên tục), vào đặc tính máy móc thiết bị sử dụng
- Nước thải từ nhà máy nhuộm sẽ khác nhau khi sử dụng các loại nguyên liệu khác
nhau. Chẳng hạn như len và Cotton thô sẽ thải chất bẩn tự nhiên của sợi. Nước thải
này có độ màu, độ kiềm, BOD, chất rắn lơ lửng cao. Ở loại nguyên liệu sợi tổng hợp
nguồn gây ô nhiễm chính là hoá học do các loại hoá chất sử dụng ở giai đoạn tẩy và
nhuộm.
- Các thành phần nước thải thì không ổn định và đa dạng, thay đổi ngay trong từng
nhà máy khi nhuộm các loại vải khác nhau, thậm chí ngay cả khi cùng một loại vải với
thuốc nhuộm khác nhau.
- Mặt khác, thành phần và tính chất của nước thải thay đổi liên tục trong ngày.
Nhất là khi nhuộm vải theo qui trình gián đoạn, tức là các công đoạn như giặt, nấu tẩy,
Nghiên cứu tác động của nước thải từ Cty dệt Việt Thắng đến MT nước Rạch Suối Cái.
HVTH: Trần Nguyễn Cẩm Lai – QLMT k22 Trang 17
nhuộm đều thực hiện trên cùng một máy. Do vậy theo từng giai đoạn nước thải cũng
biến đổi, dẫn đến độ màu, hàm lượng chất hữu cơ, độ pH, hàm lượng cặn đều không
ổn định.
- Bên cạnh đó nước thải từ khâu hồ sợi, giặt xả cũng có pH, hàm lượng chất hữu
cơ cao. Tuy nhiên công đoạn hồ sợi từ nhà máy dệt lượng nước được sử dụng rất nhỏ,
hầu như toàn bộ phẩm hồ được bám trên vải, nước thải chỉ xả ra khi làm vệ sinh thiết
bị nên không đáng kể.
- Nước thải tẩy giặt có pH cao, dao động từ 9 -12, hàm lượng chất hữu cơ cao
(COD có thể lên tới 1000 - 3000 mg/l). Độ màu của nước thải khá đậm. Ðộ màu của
nước thải khá lớn ở những giai đoạn tẩy ban đầu và có thể lên tới 10.000 Pt-Co. Hàm
lượng cặn lơ lửng cao (khoảng 2000 mg/l).
- Nước thải ra từ quá trình nhuộm không ổn định về lưu lượng cũng như thành
phần các chất ô nhiễm, nó tuỳ thuộc vào mặt hàng sản xuất hằng ngày. Sản xuất các
loại vải khác nhau thì cần các loại thuốc nhuộm khác nhau và nhu cầu nước sử dụng
khác nhau, kéo theo lưu lượng và thành phần nước thải khác nhau. Hiệu quả hấp thụ
thuốc nhuộm của vải chỉ đạt 60 - 70%, 30 - 40% các phẩm nhuộm thừa ở dạng nguyên
thuỷ hoặc bị phân huỷ ở một dạng khác, do đó nước có độ màu rất cao đôi khi lên đến
50.000 Pt-Co, COD thay đổi từ 80 đến 18.000 mg/l. Nước thải nhuộm có hàm lượng
BOD thấp, bằng hay thấp hơn mức 400 mg/l do nước thải nhuộm rất khó phân huỷ vi
sinh.
Các nhà máy sản xuất dệt may thường sử dụng hai loại thuốc nhuộm, đó là thuốc
nhuộm hoạt tính và thuốc nhuộm phân tán, trong đó thuốc nhuộm hoạt tính thường
không được hấp thu hoàn toàn, vì thế lượng thuốc nhuộm này thải ra môi trường nhiều
nhất, lượng phẩm nhuộm thừa nhiều dẫn đến gia tăng chất hữu cơ và độ màu.
- Nước xả từ lò hơi thường có độ pH cao và có chứa một lượng nhỏ dầu mỡ, cặn
lò không hoà tan, chất vô cơ.
- Nước thải từ quá trình rửa thiết bị thường có hàm lượng chất hữu cơ cao đồng
thời chứa dầu, mỡ, cặn và trong trường hợp rửa lò hơi có thể chứa axit, kiềm. Do vậy,
nhìn chung nước thải từ việc rửa thiết bị có giá trị pH rất khác nhau và chứa các chất
rắn lơ lửng, một số ion kim loại nặng.
2.3. Tác động của nước thải dệt nhuộm đến môi trường nước
* Mức độ ô nhiễm của nước thải phụ thuộc rất lớn vào loại, lượng hoá chất sử dụng,
kết cấu mặt hàng sản xuất như tẩy trắng, nhuộm, in hoa, tỷ lệ sử dụng sợi tổng hợp,
loại hình công nghệ sản xuất, đặc tính máy móc sử dụng. Những ảnh hưởng của nước
thải dệt nhuộm được thể hiện :
Nghiên cứu tác động của nước thải từ Cty dệt Việt Thắng đến MT nước Rạch Suối Cái.
HVTH: Trần Nguyễn Cẩm Lai – QLMT k22 Trang 18
- Nước thải chứa tinh bột xả ra từ khâu hồ sợi làm giảm nồng độ oxy hoà tan trong
nước, ảnh hưởng đến quá trình hô hấp của của các loài động vật thuỷ sinh. Xảy ra quá
trình phân huỷ yếm khí, phát sinh mùi hôi thối, đó là mùi hỗn hợp các chất khí CH
4
,
CO
2
, NH
3
, H
2
S, ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng, làm mất vẻ mỹ quan, huỷ diệt các
động vật thuỷ sinh, gây nên hiện tượng thuỷ vực chết.
- Các chất H
2
SO
4
, NaCl, Na
2
SO
4
, Na
2
S, Na
2
S
2
O
4
, các hợp chất vòng thơm, tạp
chất dầu xả ra từ khâu giặt. Các tạp chất kim loại nặng, NaCl, halogen hữu cơ, thuốc
nhuộm, CH
3
COOH, thải ra từ khâu nấu. Dầu hoả, các chất hồ sợi dọc, chất nhũ hoá,
chất làm mềm, chất tạo phức thải ra từ khâu hoàn tất. Tất cả các chất ô nhiễm này đã
gây ảnh hưởng lớn đến quá trình phân huỷ của các vi sinh vật làm sạch nước. Ảnh
hưởng đến quá trình quang hợp của thực vật thuỷ sinh gây sự thiếu hụt oxy hoà tan
trong nước. Gốc hữu cơ kết hợp với các ion kim loại tạo thành các phức chất gây ảnh
hưởng trực tiếp đến đời sống thuỷ sinh. Các ion kim loại tham gia vào chuỗi thực
phẩm gây ảnh huởng cho sức khoẻ con người.
- Các hợp chất Phenol làm cho nước có mùi. Một số dẫn suất của Phenol có khả
năng gây ung thư.
- Crôm: có độc tính cao. Chúng phá huỷ men của vi sinh vật trong nước, làm thay
đổi tính thấm của màng tế bào của vi sinh vật.
- Các chất hoạt động bề mặt có khuynh hướng tạo lớp màng trên bề mặt vực nước,
ngăn cản oxy hoà tan vào trong nước, do đo gián tiếp làm ảnh hưởng đến hoạt động
của vi sinh vật trong nước.
- Ngoài ra các thông số khác như pH, BOD, COD, nhiệt độ cũng là những chỉ tiêu
quan trọng ảnh hưởng đến nguồn nước tiếp nhận và góp phần đánh giá khả năng gây ô
nhiễm của nước thải ngành dệt nhuộm, pH < 4, pH >11 làm chết các loài vi khuẩn
sống trong nước.
- Các hợp chất hữu cơ dễ bị phân huỷ sinh học có khả năng gây kiệt oxy trong
nước, làm chết các loài tôm cá,
- Nhiệt độ cao làm ức chế hoạt động của các vi sinh vật nước.
- Tỷ số COD/BOD cao, chứng tỏ trong nước thải có nhiều chất độc ức chế vi sinh
vật.
- Các xơ sợi và tạp chất thiên nhiên có trong xơ sợi gây tắc nghẽn dòng chảy.
Vì thế, nước thải từ quá trình dệt, nhuộm không thể xử lý bằng các biện pháp sinh
học hay xả trực tiếp vào nguồn nước mà không qua bước xử lý hoá lý ban đầu. Yêu
cầu quan trọng đối với hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm là phải kết hợp nhiều
phương pháp xử lý khác nhau.
Nghiên cứu tác động của nước thải từ Cty dệt Việt Thắng đến MT nước Rạch Suối Cái.
HVTH: Trần Nguyễn Cẩm Lai – QLMT k22 Trang 19
* Ta có thể phân chia thành các nhóm gây ô nhiễm nguồn nước từ nước thải dệt
nhuộm:
- Nhóm thứ nhất: các chất độc hại với vi sinh và cá.
+ Xút, axit vô cơ như axit sulfuric (H2SO4).
+ Các chất cầm màu và dùng trong xử lý hoàn tất cuối cùng có chứa
+ formandehit (HCHO) độc ở giai đoạn đầu sau đó bị phân giải.
+ Kim loại nặng (Cu, Cr, Zn,…).
+ Xút công nghiệp nếu sản xuất bằng điện cực thủy tinh.
+ Dung môi hữu cơ Clo hóa dùng để nhuộm polyester ở nhiệt độ 1000
- Nhóm thứ hai: các chất khó phân giải sinh học
+ Các chất giặt vòng thơm, mạch etylenoxit dài hoặc có cấu trúc mạch nhánh
Ankyl.
+ Các polimer tổng hợp bao gồm các chất hồ hoàn tất, các chất hồ sợi dọc (sợi
tổng hợp hay sợi pha) như PVA, Poliacrylat.
+ Phần lớn các chất nhũ hóa, các chất làm mềm, các chất tạo phức trong xử lý
hóa học, tạp chất dầu khoáng, Silicon từ dầu kéo sợi được tách ra.
- Nhóm thứ ba: các chất ít độc hại và có thể phân giải sinh học
+ sợi và các tạp chất thiên nhiên có trong so sợi bị loại bỏ trong các công đoạn
xử lý trước.
+ Các chất dùng hồ sợi dọc trên cơ sở tinh bột không biến tính.
+ Các chất giặt với ankyl mạch thẳng – các chất tẩy rửa mềm.
+ Axit acetic (CH3COOH), axit formic (HCOOH) để điều chỉnh pH.
+ Muối trung tính (NaCl, Na2SO4) ở nồng độ thấp.
2.4. Tổng quan về Cty dệt Việt Thắng và Rạch Suối Cái
2.4.1. Công ty dệt Việt Thắng
Tên giao dịch trong nước: Công ty dệt Việt Thắng.
Tên giao dịch nước ngoài: Viet Thang Textile Company.
Trụ sở chính: 127 Lê Văn Chí, Phường Linh Trung, Quận Thủ Đức, Tp. Hồ Chí
Minh.
Điện thoại: 8969337 – 8969319 – 8960473.
Fax: 84.8969319 – 84.88299271.
Email:
Webside: .
Văn phòng đại diện: Lầu 4, 35-37 Bến Chương Dương, Q.1, Tp. HCM.
Nghiên cứu tác động của nước thải từ Cty dệt Việt Thắng đến MT nước Rạch Suối Cái.
HVTH: Trần Nguyễn Cẩm Lai – QLMT k22 Trang 20
Điện thoại: 8299291 – 8297720.
Fax: 84.8829971.
* Vị trí địa lý:
- Công ty dệt Việt Thắng tọa lạc tại phường Linh Trung, quận Thủ Đức, thành phố
Hồ Chí Minh.
- Quận Thủ Đức có toạ độ địa lý và ranh giới hành chính như sau:
+ Toạ độ: từ 10
o
49’ – 10
o
54’ vĩ độ Bắc,
từ 106
o
47’86” – 106
o
47’98” kinh độ Đông.
+ Phía Bắc tiếp giáp với huyện Thuận An – Tỉnh Bình Dương.
+ Phía Nam giáp sông Sài Gòn – Quận 2 – Quận Bình Thạnh.
+ Phía Đông giáp Quận 9.
+ Phía Tây giáp Quận 12.
* Diện tích: 360.000 m
2
.
* Lao động: Công ty dệt Việt Thắng có tổng số lao động là 4.196 người (tính đến
thời điểm 30/09/2004).
* Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất đồng bộ từ kéo sợi, dệt vải, in nhuộm hoàn tất
và may thành các sản phẩm như: áo sơ mi, quần tây, áo Jacket, quần áo thời trang, vỏ
chăn áo gối … để tiêu thụ tại thị trường trong và ngoài nước.
* Tốc độ phát triển: Tốc độ phát triển của toàn công ty trong các năm qua đạt 10%
hàng năm, cụ thể doanh thu năm 2002 là 422 tỷ đồng, năm 2003 là 457 tỷ đồng và 9
tháng đầu năm 2004 là 345 tỷ đồng.
* Quá trình phát triển:
Công ty dệt Việt Thắng (VICOTEX) là một thành viên của tập đoàn dệt may Việt
nam (VINATEX). Công ty đã trải qua những bước phát triển chính như sau:
- 1960: công ty được thành lập dưới tên “VIMYTEX”. Bao gồm 3 nhà máy chính:
xưởng sợi, dệt và in – nhuộm – hoàn tất, với các thiết bị mới nhất vào thời điểm đó,
nhập chủ yếu từ Mỹ, Nhật và Đài Loan.
- 1975: công ty được quốc hữu hoá và được lấy lên là Xí nghiệp dệt Việt Thắng.
Kể từ đó, công ty không ngừng phát triển với một số thiết bị đầu tư mới.
- 1989: công ty chứng kiến một bước ngoặt với việc lần đầu tiên trong ngành dệt
may Việt Nam, sự ra đời của một xưởng may mới trong khuôn viên công ty. Từ đó,
ngành may của công ngừng phát triển với tốc độ cao. Hiện nay, công ty có 4 xưởng
may và một Trung tâm thời trang được trang bị với trên 2000 máy may hiện đại các
loại.
- 1991: công ty được đặt tên là Công ty dệt Việt Thắng và tên này được giữ cho
đến ngày nay.
Nghiên cứu tác động của nước thải từ Cty dệt Việt Thắng đến MT nước Rạch Suối Cái.
HVTH: Trần Nguyễn Cẩm Lai – QLMT k22 Trang 21
- 1995: công ty đã đầu tư các dây chuyền mới như dây chuyền sợi TODOYA, dây
chuyền nấu tẩy và giặt liên tục BRUGMAN và nhiều thiết bị may khác như JUKI,
BROTHER, VEIT….
- 1999: nhà máy xử lý nước thải với công suất 4.800 m
3
/ngày được xây dựng.
- 2000: nhận chứng chỉ ISO 9002. Đầu tư các máy dệt mới: PICANOL,
TSUDACOMA…, máy nhuộm giai đoạn Jigger: HENRIKSEN, các thiết bị thí
nghiệm: DATDCOLOR, ROACHES…
- 2001: đầu tư dây chuyền sợi: ERFANJI, RIETER, SCHLAFHORST…, các máy
dệt mới như: SULZER, TSUDAKOMA, PICANOL , máy hồ căng mới và nhuộm mới
liên tục: MONFORTS, lò dầu IMPLANT.
- 2002: đầu tư mới máy nhuộm liên tục. Hệ thống này cho công suất lên đến 1.200
tấn/năm.
- 2003: mở rộng nhà máy may số 5, tăng gấp đôi năng lực sản xuất cùng một hệ
thống sợi hiện đại.
- Trong quá trình hoạt động, Công ty đã nhiều lần tổ chức lại sản xuất theo nhiều
loại hình và tên gọi khác nhau: Nhà máy dệt Việt Thắng, Nhà máy liên hợp dệt Việt
Thắng, Công ty dệt Việt Thắng, Công ty TNHH nhà nước một thành viên dệt Việt
Thắng. Tháng 3 năm 2007, Cty dệt Việt Thắng cổ phần hóa, chuyển thành Công ty cổ
phần dệt Việt Thắng (52,3% vốn nhà nước).
* Các nhà máy và xí nghiệp chính:
- Nhà máy sợi: + Diện tích nhà xưởng: 22.625 m
2
.
+ Năng lực sản xuất: 6.000 tấn sợi/năm.
- Nhà máy dệt + Diện tích nhà xưởng: 16.000 m
2
.
+ Năng lực sản xuất: 35.000.000 m/năm.
- Nhà máy nhuộm in và hoàn tất + Diện tích xây dựng: 16.230 m
2
.
+ Khả năng gia công: 30 triệu mét vải/năm.
- Nhà máy nhuộm sợi + Diện tích xây dựng: 8.000 m
2
.
+ Khả năng gia công: 1.500 tấn sợi/năm.
- Các nhà máy may
. Nhà máy may 1
+ Số dây chuyền sản xuất: 12.
+ Năng lực sản xuất: 2.500.000 sản phẩm /năm.
. Nhà máy may 2
+ Số dây chuyền sản xuất: 10.
+ Năng lực sản xuất: 400.000 áo jacket/năm.
. Nhà máy may 3