Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

Một số giải pháp hoàn thiện chính sách nhân lực về tài chính nhằm tạo động lực làm việc cho nhân viên khối quản lý bưu điện tỉnh đồng nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (380.56 KB, 61 trang )

1
LỜI MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Quản trị nguồn nhân lực là một lĩnh vực phức tạp và khó khăn không dễ như
người ta thường nghĩ. Nó là một khoa học nhưng đồng thời là một nghệ thuật –
nghệ thuật quản trị con người. Vì ai trong chúng ta cũng có khả năng nắm vững
được nó nhưng không phải ai cũng có khả năng áp dụng thành công. Quản trị nguồn
nhân lực cực kỳ quan trọng trong doanh nghiệp, hoạt động của doanh nghiệp có
hiệu quả hay không phụ thuộc vào bộ máy của doanh nghiệp có hoạt động tốt hay
không. Chính cung cách quản trị con người này tạo ra bộ mặt văn hóa của tổ chức,
tạo ra bầu không khí vui tươi phấn khởi hay căng thẳng và u ám. Thật vậy, chính
bầu không khí sinh hoạt này hầu như quyết định cho sự thành đạt của đơn vị.
Trước sự biến động mạnh mẽ của môi trường kinh doanh, tính chất khốc liệt
của cạnh tranh và yêu cầu phải đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân viên trong
nền kinh tế thị trường, đã và đang tạo ra sức ép lớn đòi hỏi các nhà doanh nghiệp
cần quan tâm. Tuy nhiên muốn lãnh đạo nhân viên thành công và muốn cho nhân
viên an tâm, nhiệt tình công tác, nhà quản trị phải biết động viên họ, chế độ lương
bổng và đãi ngộ công bằng, khoa học là một trong những nguồn động viên nhất đối
với nhân viên hiện nay. Mặt khác sau khi chia tách Bưu chính và Viễn thông, các
đơn vị kinh doanh Bưu chính ngày càng chịu sức ép mạnh mẽ từ các chính sách cải
cách và chịu sự tác động gay gắt của môi trường cạnh tranh chuyển phát, tâm lý ảnh
hưởng đến thu nhập đã không giữ chân được những cán bộ có trình độ năng lực
giỏi. Song song trong năm 2010 thực hiện chỉ đạo của Tổng công ty Bưu chính Việt
Nam về việc thiết lập mô hình bưu điện khu vực, giải quyết chế độ lao động dôi dư
cho hàng trăm công nhân và nhân viên quản lý với phương châm tinh gọn và hiệu
quả. Chính vì vậy mà nhân viên quản lý và người lao động còn lại sẽ làm việc nhiều
hơn, áp lực công việc tăng lên
Xuất phát từ thực tế cùng với nhận thức được tầm quan trọng, cần thiết nên
chúng tôi quyết định chọn đề tài “Một số giải pháp hoàn thiện chính sách nhân
lực về tài chính nhằm tạo động lực làm việc cho nhân viên khối quản lý Bưu
2


điện Tỉnh Đồng Nai.” để làm tiểu luận môn học, với mong muốn đề tài sẽ giúp ích
một phần nào đó trong công tác quản lý nguồn nhân lực, tránh tình trạng “chảy
máu” chất xám như hiện nay.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Đề tài xây dựng với những mục tiêu chính như sau:
- Tìm hiểu chung về Bưu điện tỉnh Đồng Nai ở các lĩnh vực: tình hình sản
xuất kinh doanh, tình hình nguồn nhân lực.
- Khảo sát những chính sách nhân lực về tài chính nhằm tạo động lực làm
việc cho nhân viên khối quản lý tại đơn vị.
- Dựa trên cơ sở lý luận kết hợp với những khảo sát và phân tích các chính
sách nhân lực về tài chính hiện có của đơn vị để đề xuất một số giải pháp mang tính
định hướng nhằm tạo động lực làm việc cho nhân viên khối quản lý trong thời gian
tới.
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu: Các chính sách nhân lực về tài chính
Phạm vi : Nhân viên khối quản lý Bưu điện Tỉnh Đồng Nai.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đề tài sử dụng một số phương pháp cơ bản sau: Phương pháp phân tích tổng
hợp, suy luận logic, phương pháp so sánh đối chiếu, phương pháp khảo sát, thống
kê. Đề tài sử dụng các số liệu về kết quả sản xuất kinh doanh, nguồn nhân lực cũng
như các chính sách nhân lực về tài chính nhằm tạo động lực làm việc cho nhân viên
khối quản lý Bưu điện tỉnh Đồng Nai.
5. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, bảng số liệu, danh mục biểu đồ, chữ viết
tắt. Tiểu luận gồm 2 phần chính sau:
Chương I: Khảo sát những chính sách nhân lực về tài chính nhằm tạo động
lực làm việc cho nhân viên khối quản lý tại Bưu điện tỉnh Đồng Nai
Chương II: Một số giải pháp hoàn thiện các chính sách nhân lực về tài chính
nhằm tạo động lực làm việc cho nhân viên khối quản lý tại Bưu điện tỉnh Đồng Nai
3

CHƯƠNG 1: KHẢO SÁT NHỮNG CHÍNH SÁCH NHÂN LỰC VỀ TÀI
CHÍNH NHẰM TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO NHÂN VIÊN KHỐI
QUẢN LÝ TẠI BƯU ĐIỆN TỈNH ĐỒNG NAI
1.1. GIỚI THIỆU VỀ BƯU ĐIỆN TỈNH ĐỒNG NAI
1.1.1 Quá trình hình thành:
Trước giải phóng, Biên Hòa có một Ban Thông Tin Liên Lạc và Ban Giao
Bưu. Sau ngày 30/4/1975 đến cuối năm 1975, khu ủy và các ngành trực thuộc đều
đóng tại Biên Hòa để chỉ đạo các tỉnh miền Đông Nam Bộ trong công tác tiếp quản
và xây dựng chính quyền cách mạng, ổn định tình hình kinh tế xã hội thông qua các
ban quân quản.
Đến cuối tháng 11/1975 thì có chủ trương của TW Cục Miền Nam chia miền
Đông thành 03 tỉnh: Đồng Nai, Sông Bé ( nay chia thành Bình Dương và Bình
Phước), Tây Ninh. Trên cơ sở đó, Ty Bưu Điện Đồng Nai được hình thành vào cuối
tháng 12/1975 với lực lượng CBCNV của Ban Giao Bưu và Ban Thông Tin Liên
Lạc của khu vực Miền Đông trước đó. Ty Bưu Điện Đồng Nai chính thức hoạt động
vào ngày 01/01/1976 với 517 CB-CNV.
Phát huy truyền thống tự lực tự cường, phấn đấu vượt qua mọi thử thách,
hơn ba mươi năm qua Bưu Điện Đồng Nai (Ty Bưu Điện Đồng Nai trước đây) đã
có một bước phát triển vượt bậc về mọi mặt, rất đáng tự hào và phấn khởi.
Từ tháng 1 năm 2008 Bưu chính và Viễn thông được chia tách theo quyết
định của Thủ tướng chính phủ và Bưu điện Tỉnh Đồng Nai mới cũng được hình
thành theo mô hình mới. Bưu điện Tỉnh Đồng Nai cũ tách ra thành: Bưu điện Tỉnh
Đồng Nai mới và VNPT Đồng Nai.
Bưu điện tỉnh Đồng Nai tọa lạc tại: Số 33, đường Nguyễn Ái Quốc, Phường
Quang Vinh, TP. Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai. Website:
1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ:
Bưu điện Tỉnh Đồng Nai mới được thành lập trên cơ sở tách ra từ Bưu Điện
Đồng Nai cũ và chính thức đi vào họat động từ ngày 01/01/2008. Theo quyết định
số 542/QĐ-TCCB/HĐQT ngày 06 tháng 12 năm 2007 của Hội đồng Quản trị Tập
4

đòan BCVT Việt Nam về việc thành lập Bưu điện tỉnh Đồng Nai đơn vị thành viên
của Tổng công ty Bưu chính Việt Nam.
1.1.2.1. Chức năng:
Bưu điện tỉnh Đồng Nai là tổ chức kinh tế - đơn vị thành viên hạch toán phụ
thuộc Tổng công ty Bưu chính Việt Nam, hoạt động kinh doanh và hoạt động công
ích cùng các thành viên khác trong một dây chuyền công nghệ Bưu chính – Viễn
thông liên hoàn, thống nhất cả nước, có mối liên hệ với nhau về tổ chức mạng lưới,
lợi ích kinh tế tài chính, phát triển dịch vụ để thực hiện những mục tiêu, kế hoạch
do Tổng công ty Bưu chính Việt Nam giao. Ngoài ra, Bưu điện tỉnh Đồng Nai chịu
sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, UBND Tỉnh về chấp hành Luật pháp, các mặt hoạt động
có liên quan đến nghĩa vụ phục vụ nhân dân Tỉnh Đồng Nai và gắn liền với sự
nghiệp phát triển Bưu Chính – Viễn thông theo quy hoạch phát triển của Tỉnh.
Bưu điện tỉnh Đồng Nai có tư cách pháp nhân, có điều lệ tổ chức hoạt động,
bộ máy quản lý điều hành; có con dấu theo mẫu doanh nghiệp Nhà nước; được mở
tài khoản tại ngân hàng và kho bạc Nhà nước; được Tổng công ty Bưu chính Việt
Nam giao quyền quản lý vốn và tài sản tương ứng với nhiệm vụ sản xuất kinh
doanh và phục vụ của đơn vị; có quyền tự chủ kinh doanh theo phân cấp của Tổng
công ty; chịu sự ràng buộc về nghĩa vụ và quyền lợi đối với Tổng công ty. Lĩnh vực
kinh doanh được thể hiện theo bảng danh mục sau:
Bảng 1.1: Danh mục các lĩnh vực dịch vụ Bưu điện được phép kinh doanh.
STT Tên ngành
01
Thiết lập, quản lý, khai thác và phát triển mạng Bưu chính công cộng, cung cấp
các dịch vụ bưu chính công ích theo chiến lược, qui hoạch, kế hoạch do cơ quan
nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
02
Cung cấp các dịch vụ công ích khác theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền;
03
Kinh doanh các dịch vụ Bưu chính dành riêng theo qui định của cơ quan Nhà

nước có thẩm quyền;
04
Kinh doanh các dịch vụ Bưu chính, phát hành báo chí, chuyển phát trong và
ngoài nước;
05 Tham gia các hoạt động cung cấp dịch vụ Bưu chính quốc tế và các dịch vụ
5
khác trong khuôn khổ các điều ước quốc tế trong lĩnh vực Bưu chính mà Việt
Nam ký kết, gia nhập khi được Nhà nước cho phép;
06
Hợp tác các doanh nghiệp Viễn thông để cung cấp các dịch vụ Viễn thông và
công nghệ thông tin;
07
Tư vấn, nghiên cứu, đào tạo, dạy nghề và ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ
trong lĩnh vực Bưu chính;
08 Kinh doanh các dịch vụ trên môi trường mạng theo quy định của Pháp luật;
09
Kinh doanh các dịch vụ bảo hiểm, tài chính, ngân hàng theo qui định của Pháp
luật;
10 Kinh doanh vận tải hành khách, vận tải hàng hóa theo qui định của Pháp luật;
11 Kinh doanh các dịch vụ Logistics;
12 Mua, bán, sửa chữa xe và vật tư, thiết bị xe, máy;
13
Mua, bán, đại lý mua, đại lý bán các loại hàng hóa và dịch vụ của các tổ chức,
cá nhân trong và ngoài nước theo qui định của Pháp luật;
14
Xuất khẩu, nhập khẩu vật tư, thiết bị Bưu chính Viễn thông, công nghệ thông
tin, thiết bị văn phòng và các loại hàng hóa dịch vụ khác;
15 Cho thuê máy móc thiết bị, phương tiện vận tải theo qui định của Pháp luật;
16 In, sao bản ghi các loại; xuất bản, kinh doanh xuất bản phẩm;
17 Kinh doanh bất động sản, cho thuê văn phòng;

18 Kinh doanh nhà hàng, khách sạn, dịch vụ du lịch, quảng cáo;
19 Sản xuất giấy và các sản phẩm về giấy theo quy định của Pháp luật;
20
Tư vấn, nghiên cứu thị trường; xây dựng, lưu trữ và khai thác cơ sở dữ liệu theo
qui định của Pháp luật;
Việc cho phép kinh doanh thêm các ngành nghề kinh doanh theo qui định
của Chính phủ đã tạo điều kiện thuận lợi cho Bưu chính Việt Nam phát triển ngay
sau khi chia tách, đặc biệt là lĩnh vực kinh doanh Tài chính luôn là một trong những
lĩnh vực mang lại lợi nhuận cao trong hoạt động kinh doanh.
1.1.2.2. Nhiệm vụ:
- Tổ chức xây dựng, quản lý, vận hành và khai thác mạng lưới Bưu Chính
Viễn thông để kinh doanh và phục vụ theo quy hoạch, kế hoạch và phương hướng
phát triển do Tổng công ty giao.
6
- Đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ sự chỉ đạo của cơ quan Đảng và Nhà
nước, chính quyền các cấp, phục vụ yêu cầu thông tin trong đời sống kinh tế, xã hội
của các ngành và nhân dân trên địa bàn tỉnh theo quy định của Tổng Công ty.
- Tư vấn, khảo sát thực tế, thiết kế, xây lắp chuyên ngành Bưu Chính – Viễn
thông.
- Kinh doanh vật tư, thiết bị chuyên ngành Bưu Chính – Viễn thông và các
ngành nghề khác trong phạm vi pháp luật cho phép.
- Bưu điện Tỉnh Đồng Nai có nhiệm vụ bảo đảm thông tin liên lạc trong mọi
tình huống, phục vụ các cơ quan của Đảng, Nhà nước, các cơ sở kinh tế, văn hóa,
xã hội, an ninh quốc phòng và các nhu cầu thông tin của nhân dân trên địa bàn tỉnh.
- Thực hiện quản lý các Bưu điện cơ sở và các kế hoạch sản xuất, tổ chức lao
động nhân sự - tiền lương, nghiệp vụ, kỹ thuật theo sự phân cấp của ngành.
1.1.3. Cơ cấu tổ chức:
Tổ chức bộ máy quản lý theo cơ cấu trực tuyến có các chức năng giúp việc,
hệ thống các bộ phận quản lý có liên quan và phụ thuộc lẫn nhau, được chuyên môn
hóa có trách nhiệm và quyền hạn nhất định trong bộ máy quản lý của Bưu điện tỉnh,

theo những cấp, những khâu quản lý khác nhau nhằm thực hiện đầy đủ các chức
năng quản lý của Bưu điện tỉnh Đồng Nai. Cụ thể:
1.1.3.1. Giám đốc:
Điều hành toàn bộ hoạt động của Bưu điện tỉnh, trực tiếp chỉ đạo: Chiến lược,
quy hoạch kinh doanh của Bưu điện tỉnh; tổ chức thực hiện đầu tư xây dựng cơ sở
vật chất, mạng lưới, thiết bị, nhà Bưu điện huyện, bưu cục, điểm bưu điện văn hoá
xã, phương tiện vận chuyển Bưu chính (theo phân cấp của Tổng công ty Bưu chính
Việt Nam); tổ chức cán bộ, lao động, tiền lương, bảo hộ lao động, phòng chống
cháy nổ, công tác bảo vệ, y tế, công tác tài chính - Kế toán - Thống kê, thi đua khen
thưởng. Trực tiếp phụ trách:
+ Phòng tổ chức hành chánh
+ Phòng Kế toán - Thống kê- Tài chính.
+ Phòng Kế hoạch- Đầu tư
7
+ Phòng Kinh doanh Viễn thông – Tin học
+ Các Bưu điện Khu vực và 02 Trung tâm
1.1.3.2. Phó giám đốc:
Phụ trách chỉ đạo công tác quản lý, khai thác mạng lưới và kinh doanh cung
cấp dịch vụ, thực hiện thể lệ, quy trình dịch vụ, công tác giá cước, tiếp thị, chăm sóc
khách hàng lĩnh vực Bưu chính PHBC, chuyển tiền, tiết kiệm Bưu điện, viễn thông,
internet… Hoạt động của hệ thống điểm Bưu điện văn hoá xã. Trực tiếp phụ trách:
+ Phòng Kinh doanh Bưu chính.
+ Trung tâm khai thác – vận chuyển.
+ Trung tâm giao dịch Biên Hoà.
1.1.3.3. Các phòng chức năng:
Các Phòng chức năng có nhiệm vụ nghiên cứu chủ trương, chính sách, chế
độ thể lệ, quy định của Nhà nước, của Ngành và triển khai, hướng dẫn cụ thể việc
thực hiện của các đơn vị trực thuộc theo từng lĩnh vực chức năng quản lý. Nghiên
cứu, xây dựng các phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh, lao động, tiền lương…
phân bổ cho các đơn vị trực thuộc và kiểm tra quá trình thực hiện đảm bảo đạt mục

tiêu hoạch định của Bưu điện Tỉnh. Giúp Ban Giám Đốc trong việc quản lý và điều
hành công việc chuyên môn theo từng lĩnh vực, chịu trách nhiệm trước Ban Giám
Đốc về nhiệm vụ và nội dung công việc được giao.
1.1.3.4. Các đơn vị:
Từ tháng 06/2010, thực hiện theo Quyết định số 176, 177, 178 và 179/ QĐ-
BCVN ngày 09/04/2010 của Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam về việc thành lập
các Bưu điện Khu vực, Bưu điện Tỉnh Đồng Nai tiến hành sáp nhập các Bưu điện
Huyện thành 04 Bưu điện Khu vực.
Nhiệm vụ chủ yếu của các đơn vị trực thuộc là thực hiện kế hoạch sản xuất
kinh doanh, cung cấp các dịch vụ Bưu chính, Viễn thông và các dịch vụ khác theo
qui định, đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ cho chính quyền, các cơ quan, đoàn thể
ở địa phương, phục vụ nhu cầu sử dụng các dịch vụ Bưu chính, Viễn thông của
nhân dân.
8
Sơ đồ 1.2- Sơ đồ tổ chức Bưu điện Đồng Nai
KV
LongThành-
NhơnTrạch
KV
Long
Khánh
KV
Tân Phú-
ĐịnhQuán
KV
Trảng
Bom
TT
Khai thác-
Vận

chuyển
TT
Giao
dịch
Giám đốc
Phó Giám đốc
Phòng
Kế Toán-
Thống kê-
Tài chính
Phòng
Kế hoạch
Đầu Tư
Phòng
Tổ chức-
Hành
chánh
Phòng
KD
Bưu chính
Phòng
KD
Viễnthông-
Tin học
9
1.1.4. Mạng lưới:
1.1.4.a. Điểm phục vụ: (Phụ lục 01- Mạng lưới các điểm giao dịch)
Tính đến cuối năm 2011, toàn Tỉnh gồm có: 49 bưu cục (bưu cục cấp I: 01, bưu
cục cấp II: 10, bưu cục cấp III: 38), 177 Đại lý, 75 điểm Bưu điện Văn hóa xã, 88
thùng thư công cộng.

1.1.4.b. Đường thư:
+ Mạng đường thư cấp I: Gồm 02 tuyến:
- Chuyến 05h30 và 14h00: Từ TP Hồ Chí Minh- Đồng Nai- Lâm Đồng.
Bộ phận KT3 khai thác các túi, gói đến, đóng chuyến cho Bưu điện Lâm Đồng
và các bưu cục trực thuộc trên tuyến đường thư cấp I.
- Chuyến 09h30 và 21h00: Lâm Đồng- Đồng Nai- TP Hồ Chí Minh.
Bộ phận KT3 khai thác các túi, gói đến, đóng chuyến cho Bưu điện TP Hồ Chí
Minh
+ Mạng đường thư cấp II: Gồm 02 tuyến:
- Tuyến I: Biên Hòa – Cẩm Mỹ – Xuân Lộc. Ngày 1 chuyến, cự ly 189 km.
- Tuyến II: Biên Hòa – Long Thành – Nhơn Trạch. Ngày 1 chuyến, cự ly 132
km.
+ Mạng đường thư cấp III:
- Có 107 tuyến với tổng cự ly 1.838 km, Trung tâm khai thác vận chuyển, Bưu
điện thị xã Long Khánh, các Bưu điện Huyện đảm trách. Hiện nay, tất cả 29
phường, 136 xã, 6 thị trấn, 1 thị xã trong tỉnh đều có thư và báo phát trong ngày.
1.1.5. Các dịch vụ cung cấp tại các điểm giao dịch:
Các dịch vụ Bưu chính- Viễn thông hiện nay cung cấp trên mạng lưới các điểm
giao dịch được phân chia thành các nhóm dịch vụ sau:
- Nhóm các dịch vụ Bưu chính chuyển phát, bao gồm các dịch vụ: Bưu
phẩm, Bưu kiện, Chuyển phát nhanh, PHBC… Nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng,
10
đối với các dịch vụ Bưu chính chuyển phát, trên cơ sở dịch vụ Bưu phẩm ghi số và
Bưu kiện, Tổng Công ty đã triển khai thêm các dịch vụ mới như: Cấp đổi hộ chiếu,
Hồ sơ xét tuyển…. Bên cạnh đó cũng có dịch vụ được bãi bỏ như dịch vụ Bưu
phẩm A.
- Nhóm các dịch vụ Tài chính Bưu chính, bao gồm các dịch vụ: Chuyển tiền,
Thu hộ, Tiết kiệm Bưu điện. Dịch vụ thu hộ, chi hộ đây là một dịch vụ đang được
phát triển, phù hợp với mạng lưới cung cấp dịch vụ sẵn có của Bưu điện.
- Nhóm các dịch vụ Viễn thông, bao gồm các dịch vụ: Điện thoại, fax, hoà

mạng cố định, di động, thu cước…Với tình hình khoa học công nghệ, kỹ thuật ngày
càng tiến bộ nên dịch vụ điện báo không còn phù hợp với hiện nay cũng được bãi
bỏ. Tại khu vực TP Biên Hoà, sau khi chia tách Bưu chính Viễn thông, các dịch vụ
Viễn thông như hoà mạng cố định, di động, thu cước…đều do Viễn thông Đồng Nai
cung cấp dịch vụ cho khách hàng.
1.1.6. Thực trạng sản xuất kinh doanh:
1.1.6.1.Tình hình thực hiện doanh thu bưu chính:
Tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu bưu chính của Bưu điện Tỉnh Đồng
Nai qua các năm được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 1.3. Tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu qua các năm
STT CHỈ TIÊU
Đơn
vị
Năm
2007 2008 2009 2010
Ước
2011
1 Kế hoạch
Tỷ
đồng
26,30 28,80 34,50 38,40 49,20
2 Thực hiện
Tỷ
đồng
27,33 31,88 35,05 41,19 51,78
3
Mức tăng (giảm)
doanh thu
Thực hiện so với
kế hoạch

Tỷ
đồng
1,03 3,08 0,55 2,79 2,58
11
4
Tỷ lệ hoàn thành
KH
% 103,92 110,69 101,59 107,27 105,24
5
Tốc độ phát triển
liên hoàn
(doanh thu TH)
% 116,6 109,9 117,5 125,7
6
Tốc độ phát triển
định gốc
(doanh thu TH)
% 138,2 151,9 178,6 224,5
7
Tốc độ tăng
doanh thu bình
quân
% 117,3
(Nguồn : Phòng KHĐT)
* Nhận xét: Nhìn chung doanh thu của bưu điện tỉnh Đồng Nai qua các năm
đều hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch từ 2% đến 10%, đồng thời doanh
thu năm sau bao giờ cũng tăng cao hơn năm trước từ 9% đến 25%. Cụ thể , doanh
thu năm 2008 so với năm 2007 tăng 4,55 tỷ đồng (tương đương tăng 116,6%), năm
2009 so với năm 2008 tăng 3,17 tỷ đồng (tương đương tăng 109,9%), năm 2010 so
với năm 2009 tăng 6,14 tỷ đồng (tương đương tăng 117,5%), dự báo doanh thu năm

2011 so với năm 2010 tăng 10,59 tỷ đồng (tương đương tăng 125,68%). Tốc độ
tăng doanh thu bình quân của đơn vị qua các năm là 117,5%/năm .
Đây là kết quả từ các phương án, giải pháp mà đơn vị đã tiếp thị, kích thích
khách hàng sử dụng dịch vụ bưu chính, chuyển phát, đặc biệt là việc kích cầu khách
là doanh nghiệp mới thành lập, các trung tâm đào tạo….gửi bưu phẩm không địa
chỉ theo từng thời điểm trong năm, đã làm tăng doanh thu dịch vụ Bưu chính
chuyển phát từ 20%- 50%.
1.1.6.2. Tình hình thực hiện sản lượng bưu chính:
Để đánh giá toàn diện hơn, chúng ta nghiên cứu tình hình thực hiện một số
sản lượng bưu chính chủ yếu từ năm 2007 – 2011 sau đây:
12
Bảng 1.4: Tốc độ phát triển liên hoàn sản lượng dịch vụ bưu chính
STT CHỈ TIÊU ĐVT SẢN LƯỢNG
2007 2008 2009 2010 Ước 2011
1 Bưu phẩm thường Cái 4.249.593 4.574.854 4.603.114 4.945.530 5.368.387 107,7 100,6 107,4 108,6

- Bưu phẩm thường đi
trong nước
Cái 3.997.244 4.278.114 4.281.170 4.578.221 4.990.799 107,0 100,1 106,9 109,0

- Bưu phẩm thường đi
nước ngoài
Cái 252.349 296.740 321.944 367.309 377.588 117,6 108,5 114,1 102,7
2 Bưu phẩm ghi số Cái 429.810 450.850 489.740 508.998 529.806 104.9 108,6 103,9 104,1

- Bưu phẩm ghi số
trong nước
Cái 420.790 441.738 480.220 499.383 519.008 104,9 108,7 103,9 103,9

- Bưu phẩm ghi số

ngoài nước
Cái 9.020 9.112 9.520 9.615 10.798 101,0 104,5 101,0 112,3
3 Bưu kiện Cái 17.610 17.572 18.250 18.901 20.336 99,7 103,8 103,6 107,6
- Bưu kiện trong nước Cái 16.920 16.842 17.200 17.799 19.205 99,54 102,1 109,30 107,9
- Bưu kiện ngoài nước Cái 690 730 1.050 1.102 1.131 105,8 143,8 104,95 102,6
4
Bưu phẩm chuyển
phát nhanh
Cái 282.301 295.944 296.285 337.923 396.849 104,8 100,1 114,05 117,4

- Bưu phẩm CPN trong
nước
Cái 272.313 285.633 284.988 323.421 378.955 104,8 99,8 113,5 117,1

- Bưu phẩm CPN
ngoài nước
Cái 9.988 10.311 11.297 14.502 17.894 103,2 109,5 128,37 123,3
5 Chuyển tiền Bức 439.776 453.775 493.214 550.699 630.699 103,2 108,7 111,7 114,5
- TCT + ĐCT Bức 299.205 263.745 215.639 180.116 150.118 88,1 81,8 83,5 83,3
- Điện hoa Bức 1.695 1.809 1.790 1.821 1.881 106,7 98,9 101,7 103,3
- Chuyển tiền nhanh Bức 138.876 188.221 275.785 368.762 379.002 135,5 146,5 133,7 102,8
6 Phát hành báo chí
Tờ,
cuốn
7.988.995 8.015.232 8.105.771 8.112.023 8.140.039 100,3 101,1 100,1 100,3
* Nhận xét:
Ta nhận thấy: tốc độ phát triển liên hoàn sản lượng các dịch vụ bưu chính từ
năm 2007 đến nay có sự tăng trưởng liên tục, trong đó sản lượng dịch vụ chuyển
tiền tăng đều từ 3% đến 14%, sản lượng dịch vụ chuyển phát nhanh tăng cao nhất
trong 2 năm gần đây, năm 2011 tăng đến 17%. Riêng dịch vụ phát hành báo chí

cũng có tăng nhưng không đáng kể. Các dịch vụ còn lại cũng tăng khá cao trong
năm 2011, vì trong giai đoạn này bưu điện tỉnh Đồng Nai đã đưa ra kế hoạch tăng
cường công tác tiếp thị, hướng khách hàng chuyển từ dịch vụ ghi số sang sử dụng
dịch vụ chuyển phát nhanh, góp phần tăng doanh thu cho đơn vị. Đồng thời tập
trung đẩy mạnh dịch vụ bưu phẩm không địa chỉ và bưu kiện trong nước. Với tốc
độ phát triển liên hoàn các dịch vụ bưu chính trong giai đoạn từ năm 2007 đến 2011
ta thấy tốc độ tăng giảm về sản lượng của từng loại dịch vụ qua các năm đều khác
nhau. Điều này phụ thuộc vào các yếu tố như: khả năng cung cấp dịch vụ của bưu
13
điện Đồng Nai, chất lượng, giá cả và tính chất của từng dịch vụ, công tác tuyên
truyền, quảng cáo tới mọi đối tượng khách hàng, phụ thuộc vào khả năng quản trị
nguồn nhân lực.
Tất cả những số liệu trên chứng minh công tác tổ chức quản lý sản xuất kinh
doanh của đơn vị trong thời gian qua là tốt, đơn vị đã chủ động, tập trung mọi nguồn lực
để tăng cường kinh doanh các dịch vụ bưu chính chủ đạo, từng bước giữ và mở rộng thị
phần. Đơn vị đã bố trí đội ngũ cán bộ công nhân viên giàu năng lực, giỏi nghiệp vụ vào
đúng vị trí sản xuất, bên cạnh đó công tác chăm sóc khách hàng, tiếp thị đã có nhiều thay
đổi linh hoạt, đủ để bưu điện cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường.
Với đặc điểm địa bàn trải rộng, trình độ chuyên môn của người lao động
chưa cao, dẫn đến việc quản lý sử dụng nguồn nhân lực tại bưu điện tỉnh Đồng Nai
gặp không ít khó khăn, đòi hỏi nhà quản trị phải biết phối hợp thực hiện mục tiêu
của tổ chức và mục tiêu của cá nhân, nhạy cảm với nhu cầu của nhân viên, biết cách
đánh giá nhân viên chính xác, biết lôi kéo nhân viên say mê với công việc thì mới
đạt được kết quả tối ưu cho cả tổ chức và nhân viên.
1.2. KHẢO SÁT NHỮNG CHÍNH SÁCH NHÂN LỰC VỀ TÀI CHÍNH
NHẰM TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO NHÂN VIÊN KHỐI QUẢN LÝ
TẠI BƯU ĐIỆN TỈNH ĐỒNG NAI.
Để có cách nhìn cụ thể hơn về bưu điện tỉnh Đồng Nai, chúng ta khảo sát về
tình hình nhân lực và tinh thần làm việc của nhân viên Khối quản lý Bưu điện tỉnh
trong những năm qua tại đơn vị.

1.2.1. TÌNH HÌNH NGUỒN NHÂN LỰC BƯU ĐIỆN ĐỒNG NAI
1.2.1.1. Cơ cấu lao động theo tính chất công việc:
Bảng 1.5: Thống kê lao động theo tính chất công việc
Số lao động hiện có Nam Nữ Tổng
số
Tỷ lệ
(%)
Bộ phận gián tiếp Lao động quản lý 44 60 104 19,77
Bộ phận trực tiếp Các loại công nhân 120 302 422 80,23
14
Tổng cộng 164 362 526 100
(Nguồn: Phòng TCHC)
Hình 1.6: Cơ cấu lao động theo tính chất công việc
Lao động trực tiếp chiếm tỷ lệ 80,23%; lao động gián tiếp chiếm tỷ lệ
19,77%. Với cơ cấu lao động như thế là hợp lý vì tỷ lệ lao động gián tiếp so với lao
động trực tiếp chưa đến 1/4, phù hợp với yêu cầu của Ngành.
1.2.1.2. Cơ cấu nhân sự theo trình độ:
Số CBCNV hiện nay là 526 lao động. Trình độ chuyên môn như sau:
Bảng 1.7: Thống kê trình độ lao động
Trình độ Số lượng Tỉ lệ %
Trên đại học 02 0,38
Đại học và cao đẳng 100 19,01
Trung cấp 243 46,20
Sơ cấp 181 34,41
Tổng cộng 526 100
(Nguồn: Phòng TCHC)
Hình 1.8: Cơ cấu lao động theo trình độ
15

Hiện nay lực lượng lao động Bưu điện Đồng Nai đều đã qua đào tạo nghiệp

vụ chuyên môn, đây là điểm thuận lợi cho sự phát triển của đơn vị vì lao động đã
được đào tạo có trình độ sẽ dễ dàng tiếp thu, ứng dụng khoa học kỹ thuật, góp phần
nâng cao trong công tác quản lý và cung cấp dịch vụ mới cho khách hàng một cách
nhanh chóng. Tuy nhiên, điều này vừa là thuận lợi vừa là khó khăn cho đơn vị, vì đa
phần lao động có trình độ, kinh nghiệm thì cần phải có những chính sách tương
xứng với họ, nếu không họ sẽ dễ chuyển đổi sang nơi làm việc khác, mà hiện nay
cạnh tranh chất xám giữa các doanh nghiệp rất cao. Bên cạnh đó đơn vị cũng cần
quan tâm đến công tác nâng cao trình độ cho lực lượng lao động có trình độ sơ cấp,
nhằm nâng cao mặt bằng trình độ, tăng năng lực cạnh tranh cho đơn vị.
1.2.1.3. Cơ cấu nhân sự theo tuổi đời và tuổi nghề:
Bảng 1.9: Cơ cấu lao động theo độ tuổi
Tuổi đời Số lượng Tỷ lệ %
20 -> 25 120 22,81
26 -> 30 196 37,26
31 -> 40 150 28,52
41 trở lên 60 11,41
(Nguồn: Phòng TCHC)
Bảng 1.10: Cơ cấu lao động theo thâm niên công tác
Số năm công tác Số lượng Tỷ lệ %
16
Dưới 5 năm 85 16,16
5 năm -> dưới 10 năm 236 44,87
10 năm -> dưới 20 năm 145 27,57
20 năm trở lên 60 11,4
(Nguồn: Phòng TCHC)
Hình 1.11: Cơ cấu lao động theo độ tuổi
Qua bảng tuổi đời và thâm niên công tác ta nhận thấy: lao động có tuổi đời từ
20 đến dưới 25 tuổi chiếm 22,81%, từ 26 đến dưới 30 chiếm 37,26%, đây là lực
lượng lao động trẻ, năng động, tiếp thu kiến thức nhanh, đang tích lũy thêm kinh
nghiệm trong sản xuất. Đây là thế mạnh, thuận lợi cho đơn vị trong việc ổn định và

mở rộng sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh công tác kinh doanh tiếp thị, tăng năng suất
lao động…Tuy nhiên nguồn lực trẻ này cũng chính là nguy cơ cho đơn vị, vì đây là
điểm ngắm của các doanh nghiệp cùng ngành dựa vào lợi thế của mình để thu hút
nhân tài về phía họ. Chính sức trẻ, năng động, có trình độ và không ngừng học hỏi
đó lại thường là đối tượng xin nghỉ việc nhiều nhất, với lý do họ tìm kiếm một môi
trường làm việc tốt hơn, lương cao hơn và có thể học tập, tiến xa trên con đường sự
nghiệp. Do đó họ rất dễ rời bỏ nếu đơn vị không quan tâm, không tạo môi trường
làm việc thân thiện, kích thích tinh thần làm việc của nhân viên, có các chính sách
nhân sự hướng vào sự thỏa mãn nhu cầu của nhân viên.
Với lao động có độ tuổi từ 41 trở lên chiếm 11,41% đây là lực lượng lao động giữ
những vị trí chủ chốt tại bưu điện tỉnh, có nhiều kinh nghiệm chuyên môn nghiệp vụ,
trong tương lai lực lượng này sẽ đến giai đoạn nghỉ hưu không còn làm việc nữa, nên
17
đơn vị cần có chính sách đào tạo lao động kế cận, cũng như thu hút bổ sung nguồn nhân
lực trong những năm sắp tới.
1.2.1.4. Tình hình biến động nhân viên .
Bảng 1.12: Tình hình tăng giảm lao động qua các năm
STT Chỉ tiêu
Năm
2007
Năm
2008
Năm
2009
Năm
2010
Năm
2011
1 Số lao động tăng (người) 16 18 22 2 10
2 Số lao động giảm (người) 46 18 22 208 10

3 Số lao động bình quân (người)
762 732 732 526 526
4 Số LĐ tăng/số LĐ bq (%) 2,10 2,46 3,01 0,38 1,90
5 Số LĐ giảm/số LĐ bq (%) 6,04 2,46 3,01 39,54 1,90
(Nguồn: Phòng TCHC)
Qua số liệu phân tích trên ta nhận thấy, số lượng nhân viên tăng giảm trong 5
năm qua không đồng đều. Từ năm 2007 đến 2011, việc lao động tăng chủ yếu nhằm
bố trí vào các vị trí lao động nghỉ việc hoặc nghỉ hưu, đồng thời tăng cường nhân
viên kinh doanh tiếp thị mở rộng thị trường bưu chính mà đơn vị đang cung cấp.
Nhưng đặc biệt năm 2010 số lao động giảm đột biến lên đến 208 người, trong đó
200 lao động nghỉ là do sắp xếp lại lao động theo chỉ đạo của Tổng công ty, nhằm
tinh gọn bộ máy và nâng cao hiệu quả sản xuất.
Nếu chỉ nhìn vào những số liệu phân tích trên, chưa phản ánh rõ nguyên
nhân tăng giảm lao động, để đánh giá chính xác, chúng ta nghiên cứu thêm vấn đề
sau:
Bảng 1.13 - Nguyên nhân tăng, giảm lao động
CHỈ TIÊU Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Tăng
Tuyển dụng
mới
16 100 18 100 22 100 2 100 10 100
Chuyển công
tác đến
Tổng nhân viên tăng
16 100 18 100 22 100 2 100 10 100
Giảm
Xin thôi việc
2 4,35 8 44,44 14 63,60 8 3,85 8 80
Chuyển công
25 54,35 4 22,22 1 4,55

18
tác đi
Nghỉ hưu
19 41,30 6 33,33 7 31,82 2 20
Buộc thôi việc
200 96,15
Tổng nhân viên giảm
46 100 18 100 22 100 208 100 10 100
Chênh lệch
- 30 0 0 - 206 0
(Nguồn : Phòng TCHC)
Từ bảng phân tích trên, ta nhận thấy nguyên nhân tăng lao động chủ yếu là
tuyển dụng mới, cụ thể : năm 2007 tăng 16 người, năm 2008 là 18 người, năm 2009
là 22 người, năm 2010 là 2 người và năm 2011 là 10 người. Trong khi lao động
giảm nguyên nhân chủ yếu là do xin thôi việc, chuyển công tác đi và nghỉ hưu, cụ
thể: năm 2007 số lượng nhân viên giảm 46 người, chủ yếu là xin chuyển công tác đi
25 người chiếm 54,35%, xin thôi việc 2 người chiếm 4,35%, nghỉ hưu 19 người
chiếm 41,3%. Chênh lệch giảm 30 người. Năm 2007 là năm chuẩn bị lao động,
nhân sự cho việc bóc tách bưu chính và viễn thông, do đó một số lao động đang làm
trong lĩnh vực bưu chính đã xin chuyển sang lĩnh vực viễn thông để làm việc, nên
mặt bằng chung về lao động bưu chính giảm một cách rõ rệt. Bước sang năm 2008,
số lao động giảm do nghỉ hưu là 6 người chiếm 33,33%, lao động xin chuyển công
tác đi là 4 người chiếm 22,22%, còn lại 44,44% lao động giảm là do xin thôi việc
với 8 lao động. Sang năm 2009, tỷ lệ lao động giảm do xin thôi việc tăng lên cao 14
người chiếm 63,6%, số còn lại xin chuyển công tác là 1 người, đến tuổi nghỉ hưu là
7 người chiếm 31,82%. Riêng năm 2010, số lao động xin nghỉ việc là 8 người
chiếm tỷ lệ 3,85%, lao động giải quyết nghỉ việc theo chủ trương của Tổng công ty
là 200 người chiếm tỷ lệ 96,15%. N ăm 2011 tỷ lệ lao động giảm do xin thôi việc là
8 người chiếm 80%, đến tuổi nghỉ hưu là 2 người chiếm 20%
Như vậy trong những năm gần đây, từ năm 2008 đến 2011 số lao động giảm

do xin thôi việc ngày càng có xu hướng gia tăng, trong khi năm 2007 số lao động
xin thôi việc rất ít, đây cũng là một nguyên nhân tất yếu khi bưu chính phải từng
bước cân đối thu chi, không có sự trợ cấp của viễn thông. Qua nghiên cứu số liệu
khảo sát của phòng tổ chức hành chánh, thì số lao động nghỉ việc từ năm 2007 đến
năm 2011, toàn bộ là nhân viên trẻ, có trình độ, và nhiều người đang giữ vị trí chủ
chốt tại đơn vị. Các nguyên nhân xin thôi việc chủ yếu là:
19
 Mức thu nhập thấp hơn so với viễn thông Đồng Nai, và một số đơn vị cùng
kinh doanh dịch vụ chuyển phát trên địa bàn tỉnh, chưa tương xứng với năng lực
thực tế của nhân viên quản lý.
 Không thấy phát triển trong nghề nghiệp hoặc khả năng thăng tiến trong
tương lai.
 Công việc nhàm chán, lặp lại.
 Điều kiện làm việc còn nhiều khó khăn, không đảm bảo.
 Muốn tiếp tục học tập và làm việc tại công ty khác có thu nhập cao hơn.
 Nhân viên chưa quen với sự thay đổi nhanh về cách thức tổ chức làm việc
mới.
 Các chế độ đãi ngộ chưa đáp ứng với mong muốn cá nhân….
Chúng ta có thể tìm hiểu rõ qua bảng phân tích nguyên nhân xin thôi việc trong 2
năm gần đây nhất là năm 2010 và 2011:
Bảng 1.14 - Nguyên nhân xin thôi việc
Chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011
Người Tỷ lệ
(%)
Người Tỷ lệ
(%)
Lương thấp chưa tương xứng 3 37,50 2 25,00
Không thấy khả năng thăng
tiến trong tương lai

1 12,50 2 25,00
Môi trường làm việc không
thuận lợi, công việc nhàm
chán
2 25,00 1 12,50
Chế độ đãi ngộ chưa phù hợp 2 25,00 3 37,50
Tổng số 8 100 8 100
(Nguồn : Phòng TCHC)
Qua bảng phân tích trên cho thấy, năm 2010 và năm 2011 tỷ lệ nhân viên
nghỉ do lương thấp hơn so với năng lực thực tế khoảng 30%. Riêng lý do xin thôi
việc do không thấy khả năng thăng tiến trong tương lai là 1 người ở năm 2010 và 2
20
người năm 2011, đây là những cán bộ chủ chốt của đơn vị, đang giữ chức phó
phòng, chuyên viên của các phòng ban, tỷ lệ này năm 2010 là 12.50% và năm 2011
là 25%. Ngoài ra còn các nguyên nhân khác như: môi trường làm việc không thuận
lợi, nhàm chán, chế độ đãi ngộ nhân viên chưa phù hợp. Điều đáng quan tâm nhất là
trong số 16 nhân viên xin thôi việc 2 năm qua, có 3 người là nhân viên chủ chốt của
đơn vị. Số lao động xin thôi việc 1/3 ở lại tỉnh Đồng Nai làm việc, còn 2/3 về thành
phố Hồ Chí Minh làm việc. Chứng tỏ tiền lương và cơ hội thăng tiến trong công
việc, là nguyên nhân chính để nhân viên rời bỏ đơn vị. Điều này cũng dễ thấy hơn,
qua sự tham khảo về mặt bằng GDP bình quân đầu người tại tỉnh Đồng Nai và
thành phố Hồ Chí Minh, có sự chênh lệch khá cao. Qua khảo sát từ năm 2006 đến
2010, cho thấy :
Bảng 1.15 - Thống kê GDP bình quân/đầu người
STT
Năm
2006 2007 2008 2009 2010
1 Tỉnh Đồng Nai (triệu đồng)
15,34 18,24 21,71 24,95 29,65
2 Thành phố Hồ Chí Minh (triệu đồng)

29,73 33,24 37,06 46,33 50,97
3
Chênh lệch GDP giữa Đồng Nai và
TP HCM (Triệu đồng)
- 14,39 - 15,00 - 15,35 - 21,38 -21,32
4
Tỷ lệ giãn cách thu nhập giữa 2 địa
phương (%)
93,81 82,23 70,70 85,69 71,91
(Theo Website Tổng cục Thống Kê)
Với số liệu trên thì sự chênh lệch về GDP thu nhập bình quân đầu người,
giữa thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Đồng Nai quá xa, mặc dù càng về sau thì mức
độ giản cách về thu nhập cũng đang thu hẹp dần, tuy nhiên với tỷ lệ giản cách
71,91% năm 2010, thì sự chênh lệch về thu nhập này cũng còn khá lớn, điều này
ảnh hưởng ít nhiều đến nguồn thu nhập của người lao động, đang làm việc tại tỉnh
Đồng Nai nói chung và bưu điện tỉnh Đồng Nai nói riêng, nên việc thu hút và giữ
chân người lao động làm việc tại đơn vị gặp rất nhiều khó khăn, khi lao động giỏi,
21
có tay nghề cao, luôn lựa chọn môi trường làm việc tốt, tài chính ổn định, thu nhập
cao.
Vì vậy, để tạo động lực cho nhân viên yên tâm công tác, đơn vị nên đẩy
nhanh tốc độ tăng doanh thu, tiền lương, kèm theo nhiều giải pháp chính sách nhân
lực về tài chính khác nhằm tạo động lực làm việc cho nhân viên, nhằm thu hút và
giữ chân những lao động trẻ, có trình độ, tâm huyết trong thời gian tới.
1.2.2. KHẢO SÁT NHỮNG CHÍNH SÁCH NHÂN LỰC VỀ TÀI CHÍNH
NHẰM TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO NHÂN VIÊN KHỐI QUẢN LÝ
TẠI BƯU ĐIỆN TỈNH ĐỒNG NAI.
1.2.2.1. Tinh thần làm việc của nhân viên khối quản lý Bưu điện tỉnh:
1.2.2.1.1. Nhân sự khối quản lý Bưu điện Tỉnh :
Nhân sự khối quản lý từ năm 2007 đến năm 2011 có tăng giảm nhưng không

đáng kể, chủ yếu là bổ sung thêm lao động hoặc giảm bớt lao động cho phù hợp với
tính chất công việc, nhưng sang năm 2008 với chủ trương bóc tách bưu chính viễn
thông theo mô hình sản xuất mới, bưu điện tỉnh đã sắp xếp giảm số lượng nhân viên
quản lý xuống còn 58 người, giảm 7 lao động tương ứng với tỷ lệ giảm là 10,77%.
Cụ thể:
Bảng 1.16: Thống kê nhân sự khối quản lý Bưu điện Tỉnh
ĐVT: Người
STT Nhân sự 2007 2008 2009 2010
201
1
1 Ban Giám Đốc 3 2 2 2 2
2 Phòng Tổ chức hành chánh 18 17 15 15 15
3 Phòng kế tóan –TKTC 17 16 16 16 16
4 Phòng kế họach đầu tư 8 5 5 5 5
5 Phòng kinh doanh bưu chính 12 10 12 12 12
6 Phòng kinh doanh – VTTH 7 8 8 8 8
Tổng cộng 65 58 58 58 58
(Nguồn: phòng TCHC)
22
Nhìn vào bảng thống kê, ta thấy nhân sự khối quản lý năm 2008 số nhân viên
khối quản lý giảm đến 7 người tương ứng tỷ lệ giảm là 10,77%, đây là năm có số
nhân viên giảm nhiều nhất, thực hiện chủ trương giảm lao động gián tiếp để bổ sung
cho lao động trực tiếp, nên nhân sự khối quản lý giảm nhiều. Sang năm 2009 nhân
viên khối quản lý vẫn không tăng, nhưng có sự thay đổi số lượng nhân sự giữa
phòng tổ chức hành chánh và phòng kinh doanh bưu chính, với mục tiêu mở rộng
thị trường và tăng cường công tác chăm sóc khách hàng, nên tăng 2 nhân sự cho
phòng kinh doanh và giảm 2 lao động ở phòng TCHC. Năm 2010, 2011 số lao động
quản lý vẫn giữ như năm 2009, ổn định và đáp ứng được yêu cầu quản lý của đơn
vị.
1.2.2.1.2.Tinh thần làm việc của nhân viên khối quản lý:

Từ năm 2007 đến năm 2008 do tính chất công việc ổn định, lao động quản lý
của đơn vị có thể nói đáp ứng đủ và thừa so với yêu cầu thực tế, nên nhân viên khối
quản lý làm việc tương đối nhàn, các phòng ban đa số làm hết giờ, chỉ trừ những
giai đọan quyết tóan hoặc kiểm tra, kiểm tóan thì mới tập trung làm thêm việc. Do
đó tinh thần làm việc của nhân viên khối quản lý trong giai đọan này rất thỏai mái
và mang tính ỷ lại. Nhưng kể từ năm 2008 khi bưu chính và viễn thông chia tách,
lao động quản lý được bố trí lại, nhân sự ở khối quản lý đã giảm xuống một cách rõ
rệt so với trước, với khối lượng công việc quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh
trên tòan tỉnh như trước đây, nhưng số lao động quản lý lại giảm gần 11%, ít nhiều
cũng làm áp lực tâm lý trong việc giải quyết công việc, trong khi đây là năm đầu
tiên vừa ổn định tổ chức, vừa sắp xếp lại mô hình sản xuất mới, lại phải triển khai
nhiều văn bản, chương trình công tác ….hướng dẫn cơ sở thực hiện, nên khối lượng
công việc rất nhiều, từ đó làm cho tâm lý nhân viên khối quản lý căng thẳng, cộng
thêm nếp làm việc xưa nay, nên đã có một vài nhân viên có tư tưởng đùn đẩy công
việc cho nhau, giải quyết công việc còn chậm, so sánh công việc giữa đơn vị mới
với đơn vị cũ, v.v. nhưng cũng có những nhân viên tích cực làm việc với tinh thần
trách nhiệm cao.
23
Để đánh giá hiệu quả làm việc nhân viên khối quản lý, bưu điện tỉnh qui định
nhân viên đăng ký lịch công tác tháng cho phòng, và phòng đăng ký với Ban giám
đốc, căn cứ vào công việc đăng ký và thực tế phát sinh, đơn vị sắp xếp, bố trí lại lao
động gián tiếp. Do môi trường làm việc thay đổi hơn trước, và có sự cách biệt về
thu nhập giữa hai đơn vị bưu chính và viễn thông, cộng thêm giá cả tăng lên, nhiều
công ty nước ngoài đang tuyển lao động với mức lương cao, đã làm cho nhân viên
khối quản lý có sự lựa chọn nhiều hơn, khi quyết định ở lại hay chuyển sang đơn vị
khác. Đây là nguyên nhân nhân viên khối quản lý xin nghỉ việc tăng lên (đã phân
tích ở bảng 8, 9, 10 và 11) do đó có thể đánh giá sơ bộ tinh thần làm việc của nhân
viên khối quản lý đã dao động, không toàn tâm toàn ý cống hiến hết tâm sức của
mình phục vụ đơn vị. Đây là điều quan tâm lớn đối với bưu điện tỉnh Đồng Nai
trong giai đoạn hiện nay, việc đưa ra giải pháp hiệu quả nhằm giữ chân nhân viên

giỏi ở lại đơn vị làm việc là điều hết sức khó khăn.
Vì vậy trong tháng 9 năm 2011 đơn vị đã tổ chức khảo sát lấy ý kiến nhân
viên khối quản lý, sau khi tiến hành khảo sát ý kiến của 58 nhân viên khối quản lý
phòng tổ chức hành chánh đã tổng hợp được một số vấn đề còn tồn tại như sau:
 Về điều kiện làm việc: phòng làm việc nhỏ hẹp, chật chội, nên nhiều khi hồ
sơ sổ sách phải để tràn qua bàn khác dễ gây tâm lý khó chịu cho đồng nghiệp.
 Về bầu không khí nơi làm việc: tại một vài phòng ban không khí làm việc
còn tẻ nhạt, thiếu các hoạt động giao lưu, trao đổi giữa các thành viên trong phòng,
bên cạnh đó cấp trên trực tiếp chưa thể hiện rõ vai trò của mình trong việc kết nối
các thành viên với nhau
 Về chế độ lương, thưởng, phúc lợi: trước tình hình khó khăn hiện nay, chỉ số
giá tiêu dùng liên tục tăng, đời sống ngày càng khó hơn, nhân viên ai cũng muốn
được tăng lương nhưng do tính chất công việc bưu chính, đội ngũ nhân lực đông,
thu nhập bình quân thấp, nên nhân viên ít hài lòng với chế độ lương, thưởng. Xét
trên mặt bằng tiền lương của xã hội, thì tiền lương mà bưu điện tỉnh trả cho công
nhân viên đạt ở mức bằng hoặc thấp, so với các đơn vị cùng kinh doanh dịch vụ
BCVT như viễn thông Đồng Nai, Viettel, Mobifone…thì lương quá thấp.
24
 Về công tác đào tạo và cơ hội thăng tiến: các chương trình đào tạo của đơn vị
tập trung cho khối sản xuất, nhân viên khối quản lý ít chú trọng, và họ đều cho rằng
mình rất ít có cơ hội được thăng tiến, nguyên nhân là do cơ cấu tổ chức của đơn vị
đã ổn định.
 Về đời sống tinh thần: trong thời gian qua do tập trung ổn định sản xuất và
đẩy nhanh năng suất lao động bưu chính lên, nên các phong trào văn hóa văn nghệ,
thể dục thể thao, tham quan du lịch, đơn vị có tổ chức nhưng không nhiều như trước
năm 2008, do đó cũng làm cho nhân viên ít nhiều giảm sút tinh thần làm việc.
Đó là một trong nhiều nguyên nhân tồn tại có ảnh hưởng đến tinh thần làm
việc của nhân viên khối quản lý bưu điện tỉnh Đồng Nai, chưa thỏa mãn nhu cầu
mong muốn của nhân viên, đơn vị đang từng bước khắc phục những tồn tại trong
công tác nhân sự; đặc biệt là các chính sách nhân lực về tài chính nhằm rút ngắn

khỏang cách thu nhập giữa bưu điện với các đơn vị khác trong tập đoàn.
1.2.2.2. Những chính sách nhân lực về tài chính nhằm tạo động lực làm việc
cho nhân viên khối quản lý tại Bưu điện tỉnh Đồng Nai
Để động viên nhân viên khối quản lý gắn bó với công việc, làm việc tận tâm,
sáng tạo, hiệu quả hơn, những năm gần đây Bưu điện Tỉnh đưa ra nhiều chính sách
tài chính nhằm động viên nhân viên khối quản lý (KQL)
1.2.2.2.1. Tiền lương:
Tiền lương là một trong những khoảng thù lao vật chất, kích thích, động viên
người lao động, hăng hái, tích cực, sáng tạo trong công việc và trung thành với
doanh nghiệp. Đây là một yếu tố quan trọng trong việc tác động đến hiệu quả làm
việc. Đây là mức lương bình quân danh nghĩa qua các năm, tiền lương thực tế người
lao động lãnh sẽ thấp hơn hay cao hơn so với năm trước còn tùy thuộc vào chỉ số
giá hàng hóa tiêu dùng, dịch vụ và tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị.
Chúng ta có thể đánh giá thông qua biểu thống kê thu nhập hàng năm như sau:
Bảng 1.17: Tiền Lương và Thu nhập bình quân CBCNV từ năm 2007 – 2011
ĐVT: Triệu đồng/người/tháng
STT CHỈ TIÊU 2007 2008 2009 2010 2011
25
1 Tiền lương bình quân CBCNV 3,75 3,77 3,5 4 4,15
2 Thu nhập bình quân CBCNV 4,67 4,98 4,8 5,2 5,9
3
Chênh lệch giữa thu nhập và
tiền lương
0,92 1,21 1,3 1,2 1,75
(Nguồn: phòng KTTKTC)
Bảng 1.18: Tiền Lương và Thu nhập bình quân nhân viên KQL
ĐVT: Triệu đồng/người/tháng
STT CHỈ TIÊU 2007 2008 2009 2010 2011
1 Tiền lương bình quân Khối quản lý 3,88 3,87 3,65 4,20 4,60
2 Thu nhập bình quân KQL 4,80 5,10 5,00 5,80 6,37

3
Chênh lệch giữa thu nhập và tiền
lương
0,92 1,23 1,35 1,60 1,77
(Nguồn: phòng KTTKTC)
Nhìn vào biểu thống kê ta thấy thu nhập KQL từ năm 2007 đến năm 2011 tăng đều,
tốc độ phát triển của thu nhập bình quân KQL năm 2008 tăng 6,25% so với năm
2007, nhưng năm 2009 thu nhập bình quân KQL giảm hơn 2008 là 100.000 đồng
tương ứng tỷ lệ giảm là 1,96%. Năm 2010 thu nhập KQL tăng lên 5.800.000
đồng/người/tháng. So với năm 2009 thì thu nhập bình quân KQL tăng 800.000
đồng/người/tháng tương ứng tỷ lệ tăng là 16%. Năm 2011 thu nhập KQL đã tăng
lên 6.370.000 đồng/người/tháng tương ứng tỷ lệ tăng là 9,8% so với năm 2010.
Bảng 1.19: So sánh tiền lương và thu nhập bình quân
của nhân viên KQL với CBCNV từ năm 2007 – 2011
ĐVT: Triệu đồng/người/tháng
STT CHỈ TIÊU 2007 2008 2009 2010 2011
1
Chênh lệch giữa tiền lương bình
quân nhân viên KQL với
CBCNV
0,13 0,10 0,15 0,20 0,45
2
Chênh lệch giữa thu nhập bình
quân nhân viên KQL với
CBCNV
0,13 0,12 0,20 0,60 0,47

×