PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Năng lượng đóng vai trò thiết yếu đối với phát triển kinh tế xã hội và
nâng cao chất lượng cuộc sống. Hiện nay và đến gần cuối thế kỷ 21, năng
lượng hóa thạch đặc biệt là dầu mỏ vẫn là nguồn năng lượng quan trọng nhất
chưa có dạng năng lượng nào có thể thay thế được. Nhưng đây là dạng năng
lượng không tái tạo, dù trữ lượng có lớn đến đâu rồi thì cũng sẽ đến lúc cạn
kiệt, giá thành cao và sử dụng gây ra ô nhiễm.
Nhiên liệu hóa thạch theo tính toán của các nhà khoa học và môi trường
học sẽ cạn kiệt diễn ra không nhanh thì chậm do cường độ tác động, sử dụng
của con người (trong vòng 50 năm nữa nếu cứ sử dụng với tốc độ hiện nay).
Việc tìm năng lượng thay thế là bài toán cấp bách của toàn nhân loại. Các
nguồn năng lượng tái tạo chính là giải pháp cho cuộc khủng hoảng năng
lượng sẽ xảy ra trong tương lai, đồng thời cứu vãn được tình trạng ô nhiễm
môi trường trên Trái đất hiện nay.
Những năm gần đây, dư luận nói đến nhiều về nguồn năng lượng mới,
gọi là năng lượng lựa chọn, năng lượng thay thế hay năng lượng xanh. Ưu
điểm của nguồn năng lượng này là sạch, có sẵn trong thiên nhiên, không gây
ô nhiễm, không bị cạn kiệt và là giải pháp tiềm năng tốt nhất nhằm tiết kiệm
năng lượng hóa thạch cho tương lai.
Năng lượng tái tạo là nguồn năng lượng sạch được tạo ra từ các nguồn
thiên nhiên. Chúng không bị mất đi như các loại nhiên liệu hoá thạch khác
gồm than, dầu mỏ, khí thiên nhiên, đồng thời ít gây ô nhiễm. Năng lượng tái
tạo bao gồm năng lượng mặt trời, năng lượng gió, thủy điện, sinh khối, năng
lượng từ đại dương (gồm sóng và thủy triều) và năng lượng địa nhiệt. Năng
lượng hạt nhân không được xem là một giải pháp, bởi mức độ không an toàn
1
và bản chất của quá trình không thuận nghịch của phản ứng hạt nhân không
cho kết quả như mong đợi.
Vậy chỉ còn những nguồn năng lượng mới, chủ yếu là các nguồn năng
lượng tái tạo, không hoặc rất ít gây ô nhiễm môi trường và có thể nói là vô tận
chừng nào sự sống trên trái đất vẫn tồn tại.
Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua sử dụng các dạng năng lượng
sạch và tái tạo là một trong những vấn đề gặp nhiều thách thức nhất trong quá
trình phát triển hiện nay. Vậy làm thế nào vừa đáp ứng được các nhu cầu năng
lượng mới của thế giới đang phát triển vừa không huỷ hoại khí hậu Trái đất
hay phải để nền kinh tế rơi vào tình trạng thiếu hụt năng lượng. Lời giải cho
vấn đề này đòi hỏi hành động phối hợp về lâu dài của tất cả các thành phần
từ ngành công nghiệp, tài chính, từ phía chính phủ, các viện nghiên cứu và
các tổ chức quốc tế.
Với tốc độ phát triển khoa học và công nghệ như vũ bão thì nguồn năng
lượng truyền thống (than đá, dầu mỏ, củi…), con người thấy rõ sẽ cạn kiệt, sẽ
hết với tầm nhìn nhãn tiền; điều đó đòi hỏi phải có sự thay thế nguồn năng
lượng mới, có hiệu quả để tiếp nối phát triển nền công nghiệp đó để nuôi sống
loài người. Con người cũng kỳ vọng vào các nguồn thủy điện ở những nơi có
dòng sông có độ chênh lệch cao, đặt hy vọng rằng đó là những nguồn năng
lượng sạch, dồi dào (có thể ở góc độ nào đó người ta coi là vĩnh cửu), nhưng
con người không ngờ rằng chỉ trong cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI thì kết
quả của hiệu ứng dùng năng lượng truyền thống đưa đến tình trạng kỳ vọng
vào thủy điện mất đi. Lý do là gì? Sông ngòi thì cạn kiệt, rừng không còn giữ
nước, khi mưa to thì đập nước bị vỡ, tràn bờ; hết mùa mưa thì khô hạn…Như
vậy,nguồn năng lượng thủy điện không là nguồn năng lượng ổn định, bảo đảm
được.
2
Tiếp đến, người ta nghĩ đến nguồn năng lượng do các nhà máy điện hạt
nhân sản xuất ra có công suất rất lớn có thể đảm bảo cho công nghiệp phát
triển mạnh ở một số nước đã dùng năng lượng truyền thống. Nhưng cũng do
hậu quả của biến đổi khí hậu, đã xảy ra tổn thất to lớn cho nhân loại là động
đất, sóng thần, dẫn đến rò rỉ hạt nhân ở nhà máy Fukushima (Nhật Bản). Qua
đó, chúng ta thấy được nhược điểm khó khắc phục, cạn kiệt nguồn nhiên liệu
đầu vào (nguồn kim loại quý hiếm: Uranium)…
Người ta tiếp tục nghĩ đến năng lượng mặt trời, năng lượng từ gió…khi
có biến đổi thời tiết thì sự quản lý gió, ánh sáng từ mặt trời vì việc sản xuất
năng lượng không thể gián đoạn khi thiếu các yếu tố đầu vào này. Do đó,
nguồn năng lượng mới đó có tham gia góp phần vào nền công nghiệp càng
nhiều càng tốt, nhưng chắc chắn sẽ có tiền đề không tốt đẹp khi biến đổi khí
hậu xảy ra, chúng ta phải tìm ra giải pháp ít lệ thuộc hơn vào thiên nhiên để
có thể xoay vòng tái tạo nguồn ra của năng lượng và nguồn chất liệu để đưa
vào sản xuất.
Ở Việt Nam dân số ngày càng lớn thì việc nghiên cứu nguồn năng lượng
thay thế là nhu cầu cấp bách. Trong thực tiễn đã phát triển một số nguồn năng
lượng ví dụ: “ Biogas, thủy điện nhỏ ở nơi có thủy triều lên xuống để dùng
cho gia đình, sức gió ở những nơi tận dụng được, sử dụng ánh sáng mặt trời ở
những nơi có ánh nắng mặt trời…”Tất cả những điều này nếu được quản lý
tốt, hòa vào mạng lưới chung và phân bổ hợp lý cho các nơi cần năng lượng
một cách đáp ứng đủ nhu cầu… Điều này tạo ra sự cấp bách trong quản lý nhà
nước là phải tạo ra mạng lưới cơ quan quản lý khai thác, sử dụng năng lượng
mới, điều tiết năng lượng làm ra được, thu được trong quá trình sản xuất, khai
thác năng lượng tạo ra để có sự phân phối phù hợp, đồng đều nguồn năng
lượng cho cả quốc gia và cần tạo ra một công nghệ mới sử dụng năng lượng
mới có hiệu suất cao.
3
Thêm sự cấp bách, khi chúng ta quản lý được hệ thống mạng lưới năng
lượng mới, năng lượng sạch – xanh, năng lượng tái tạo như đã nêu thì sẽ có
những hệ quả tốt, từ những hệ quả đó sẽ cải thiện được môi trường, trồng
thêm rừng có thể điều tiết được các nguồn nước ngăn lũ lụt, tác động đến thủy
điện, môi trường để khôi phục vị trí ban đầu ở mức độ nào đó của các nguồn
năng lượng.
Do đó đòi hỏi phải có nguồn năng lượng sạch- xanh, bền vững, êm dịu
đủ cho đời sống ở các cấp, mức độ khác nhau: trong công nghệ cũng như
trong gia đình mỗi con người…những điều ấy tạo nên tính cấp bách cho toàn
xã hội, toàn bộ nền kinh tế, công tác quản lý nhà nước về vấn đề này cấp bách
từ chi tiết nhỏ (vi mô) cho đến vấn đề lớn (tầm vĩ mô).
Hiện nay, nước ta nói chung và ở thành phố Hồ Chí Minh nói riêng có
nhiều nguồn năng lượng mới nhưng việc khai thác, quản lý chưa tốt. Do chưa
quản lý tốt cho nên chưa thể tận dụng được tất cả những tiềm năng của nguồn
năng lượng mới.
Tầm quan trọng của các nguồn năng lượng mới trong chiến lược quốc
gia về an ninh năng lượng và phát triển bền vững, đòi hỏi các nhà quản lý, các
nhà hoạch định chính sách và các nhà đầu tư có cái nhìn tổng quát hơn về lĩnh
vực năng lượng mới, năng lượng tái tạo, từ đó đưa ra các quyết định đầu tư và
chính sách khai thác, phát triển hợp lý.
Từ thực trạng trên cần sớm khắc phục những tồn tại và hoàn thiện hơn
nữa công tác quản lý nhà nước về khai thác năng lượng mới. Chính vì thế tôi
chọn đề tài “Quản lý nhà nước về lĩnh vực khai thác năng lượng mới tại
thành phố Hồ Chí Minh” để nghiên cứu và làm luận văn thạc sỹ quản lý
hành chính công.
2. Mục đích nghiên cứu:
4
- Nêu bật cơ sở lý luận về năng lượng, năng lượng mới, hệ thống hóa các
lý luận về quản lý nhà nước đối với lĩnh vực năng lượng mới; tìm hiểu những
chế độ, chính sách, những quy định về tổ chức quản lý khai thác, sử dụng
nguồn năng lượng mới.
- Phân tích, đánh giá về thực trạng quản lý nhà nước đối với việc khai
thác và sử dụng trong lĩnh vực năng lượng mới của thành phố Hồ Chí Minh.
- Đề xuất những chính sách, cơ chế, định hướng và giải pháp quản lý nhà
nước trong lĩnh vực khai thác năng lượng mới đáp ứng nhu cầu về năng lượng
hiện nay cũng như trong thời gian tới.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để thực hiện những mục tiêu đặt ra, đề tài tập trung thực hiện những
nhiệm vụ chủ yếu sau: Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về lĩnh vực
năng lượng mới, tổng kết các kết quả đã đạt được, chỉ ra những mặt còn tồn
tại, hạn chế, vướng mắc (qua thực tiễn ở thành phố Hồ Chí Minh) cần thiết
phải được hoàn thiện. Từ đó đề xuất những giải pháp thiết thực, hữu ích, tạo
điều kiện thực hiện tốt quản lý nhà nước về khai thác năng lượng mới.
4. Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề có liên quan đến quản lý nhà
nước đối với khai thác và sử dụng nguồn năng lượng mới trên địa bàn thành
phố Hồ Chí Minh.
5. Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu quản lý nhà nước về khai thác năng lượng mới từ năm 1990
đến nay với mong muốn nhấn mạnh tầm quan trọng cũng như làm rõ tính liên
tục của quá trình quản lý nhà nước đối với công tác này. Tuy nhiên, trọng tâm
nghiên cứu về vấn đề nêu trên của tác giả là trong những năm gần đây, nhất là
từ năm 2010 đến nay nhằm góp phần cho cơ quan chức năng bổ sung các
chính sách khả thi trong quản lý và phát triển nguồn năng lượng mới.
5
6. Tình hình nghiên cứu của đề tài:
Năng lượng đóng vai trò thiết yếu đối với phát triển kinh tế xã hội và
nâng cao chất lượng cuộc sống. Vì vậy, việc quản lý khai thác năng lượng, đặc
biệt là khai thác năng lượng mới đóng vai trò quan trọng và thiết thực của các
chính sách, hiệu quả quản lý nhà nước. Vì vậy, công tác này luôn nhận được
sự quan tâm của Đảng và Nhà nước. Đã có một số công trình nghiên cứu về
năng lượng mới như:
- “Đề tài triển khai một số mô hình sử dụng năng lượng mới tại huyện Củ
Chi” của KS.Nguyễn Đình Huỳnh năm 1990 (Sở Khoa học – Công nghệ
Tp.Hồ Chí Minh).
- “Đề tài nghiên cứu theo dõi chế độ gió tại Cần Thạnh Cần Giờ phục vụ
dự án xây dựng trạm phát điện năng lượng gió của Mỹ giúp” của GS.PTS
Trần Thanh Kỳ năm 1992 (Sở Khoa học – Công nghệ Tp.Hồ Chí Minh).
- “Điều tra quy hoạch các dạng năng lượng mới trên địa bàn thành phố
Hồ Chí Minh” của TS. Nguyễn Thế Bảo và TS.Bùi Tuyên năm 2002 (Sở
Khoa học -Công nghệ Tp.Hồ Chí Minh).
Ngoài ra còn có nhiều công trình khác trong chừng mực nhất định cũng
có bàn về khai thác năng lượng mới. Tuy nhiên, việc nghiên cứu một cách đầy
đủ, hệ thống và được tiếp cận từ khía cạnh khoa học hành chính về hoạt động
quản lý nhà nước đối với khai thác năng lượng mới thì nhìn chung cho đến
nay vẫn chưa có một công trình nào được thực hiện. Do đó, luận văn là công
trình khoa học đầu tiên nghiên cứu về vấn đề này trên một địa bàn cụ thể.
Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi có tiếp thu và chọn lọc kết quả từ các
công trình nghiên cứu trên.
7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện đề tài tác giả dựa vào các phương pháp cụ thể như sau:
6
- Phương pháp luận khoa học: luận văn dựa vào cơ sở phương pháp luận
của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, phương pháp
quy nạp, diễn dịch, phân tích, tổng hợp, đánh giá…từ số liệu thực tiễn và xu hướng
tiềm năng phát triển của thực tiễn
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: thống kê, bảng hỏi, khảo sát,
phương pháp thực nghiệm ứng dụng…
8. Ý nghĩa ứng dụng của luận văn:
- Cung cấp một cách đầy đủ và có hệ thống những quy định của nhà
nước về quản lý khai thác nguồn năng lượng mới; nêu cơ sở, các yêu cầu về
công tác này trên phạm vi toàn quốc.
- Trên cơ sở tổng kết các kết quả đã đạt được, luận văn chỉ ra những mặt
còn tồn tại, hạn chế, vướng mắc và đồng thời cũng nêu lên các nguyên nhân,
biện pháp để khắc phục trong quản lý nhà nước về năng lượng mới.
- Tạo tiền đề để hoàn thiện các văn bản pháp luật về quản lý nguồn năng
lượng mới.
9. Kết cấu của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
luận văn gồm 3 chương:
- Chương I: Cơ sở lý luận về năng lượng, năng lượng mới và các chủ
trương chính sách của Đảng, Nhà nước ta về khai thác các nguồn năng lượng
mới
- Chương II: Thực trạng về quản lý nhà nước trong lĩnh vực khai thác
các nguồn năng lượng mới (qua thực tiễn ở thành phố Hồ Chí Minh).
- Chương III: Định hướng, giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về
khai thác, sử dụng năng lượng mới (năng lượng mặt trời, năng lượng gió)
7
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LƯỢNG, NĂNG LƯỢNG MỚI VÀ CÁC
CHỦ TRƯƠNG CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC TA VỀ
KHAI THÁC CÁC NGUỒN NĂNG LƯỢNG MỚI.
1.1 Những vấn đề chung về công tác quản lý nhà nước về khai thác năng
lượng mới
Các khái niệm
Năng lượng
- Năng lượng bao gồm nhiên liệu, điện năng, nhiệt năng thu được trực
tiếp hoặc thông qua chế biến từ các nguồn tài nguyên năng lượng tái tạo
và không tái tạo.
1
- Tài nguyên năng lượng không tái tạo gồm than đá, khí than, dầu mỏ, khí
thiên nhiên, quặng urani và các tài nguyên năng lượng khác không có
khả năng tái tạo.
2
- Tài nguyên năng lượng tái tạo gồm sức nước, sức gió, ánh sang mặt trời,
địa nhiệt, nhiên liệu sinh học và các tài nguyên năng lượng khác có khả
năng tái tạo.
3
Năng lượng mới mang tính tái tạo
- Năng lượng mới, gọi là năng lượng lựa chọn, năng lượng thay thế hay
năng lượng xanh. Ưu điểm của nguồn năng lượng này là sạch, có sẵn
trong thiên nhiên, không gây ô nhiễm, không bị cạn kiệt và là giải pháp
tốt nhất nhằm tiết kiệm năng lượng hóa thạch cho tương lai.
- Các dạng năng lượng mới mang tính tái tạo bao gồm khí sinh học, sinh
khối, năng lượng mặt trời, năng lượng gió, thuỷ điện hay năng lượng từ
sức nước, địa nhiệt, năng lượng từ các hợp chất hữu cơ…
4
Năng lượng mặt trời
Năng lượng mặt trời là năng lượng được tạo ra từ các phản ứng hạt nhân
của mặt trời. Năng lượng này có thể thu được dưới dạng bức xạ điện từ sóng
ánh sáng (thấy và không thấy) chiếu xuống trái đất.
8
Ở biên giới khí quyển thì cường độ (Công suất) của bức xạ mặt trời có giá trị
là 1,367 Kw/m
2
. Nếu các tia bức xạ mặt trời chiếu vuông góc tới một mặt
phẳng trên bề mặt trái đất thì cường độ bức xạ chỉ còn khoảng 1Kw/m
2
.
Thông qua các tia bức xạ mặt trời có thể thu được một mức năng lượng hàng
giờ là 1,74 x 10
11
MWh trên trái đất.
Năng lượng mặt trời này dùng chủ yếu để làm ấm bầu khí quyển, trái
đất và nước. Có khoảng 1 – 2 % năng lượng mặt trời được biến thành năng
lượng gió. Và có khoảng 0,02 – 0,03 % năng lượng mặt trời được sử dụng tạo
nên các hợp chất hữu cơ.
5
Ánh nắng mặt trời qua thấu kính hội tụ có thể nấu chảy kim loại…Năng
lượng mặt trời xét về lâu dài là một giải pháp cho tương lai. Một trong các
nguyên nhân khác của việc sử dụng năng lượng mặt trời đó là do tính sạch
của về mặt môi trường. Trong quá trình sử dụng, nguồn năng lượng này
không sinh ra khí nhà kính hay gây ra các hiệu ứng tiêu cực tới khí hậu toàn
cầu.
Quang điện
Quang điện là hiện tượng biến các chùm tia bức xạ mặt trời thành điện
năng nhờ vào hiệu ứng quang điện trong các tế bào quang điện. Cách tạo điện
năng này hoàn toàn không gây tiếng ồn và không gây ra sự tỏa hơi hay mùi.
Tế bào quang điện có cấu tạo từ rất nhiều các lớp mỏng được chế tạo từ vật
liệu bán dẫn. Vật liệu cơ bản của tế bào quang điện là Silic.
Lượng tử ánh sang mặt trời chiếu lên tế bào quang điện và kích thích các
electron tự do thoát ra khỏi vật liệu bán dẫn. Các electron tự do này sẽ được
dẫn theo một kênh dẫn đặc biệt và sẽ tạo ra được dòng điện.
6
Nhiệt năng từ mặt trời
Nhiệt năng từ mặt trời sẽ được dùng để làm nóng nước được chứa trong
các bộ thu nhiệt mặt trời đặc biệt. Nước được làm nóng trong các bộ thu nhiệt
mặt trời này có thể sử dụng cho sinh hoạt hoặc sưởi ấm.
7
Năng lượng gió
Năng lượng gió là động năng của khối không khí trong khí quyển. Động
năng này xuất hiện do sự bức xạ không đều của mặt trời lên trái đất. Do sự
9
bức xạ không đều này mà sự làm ấm khác nhau của các vùng khí quyển, nước
và mặt đất sẽ bị tác động.
Do sự khác nhau về áp suất và nhiệt độ cũng như quá trình quay của trái
đất, khối không khí sẽ chuyển động và sẽ tạo ra những dòng không khí khác
nhau vào các thời gian khác nhau trong năm.
Có thể sử dụng động năng của các khối không khí chuyển động này cho
các thiết bị phát điện sử dụng năng lượng gió hay các máy chạy bằng sức gió.
8
Năng lượng gió là động năng của không khí di chuyển trong bầu khí
quyển trái đất. Năng lượng gió là một hình thức gián tiếp của năng lượng mặt
trời. Sử dụng năng lượng gió là một trong các cách lấy năng lượng xa xưa
nhất từ môi trường tự nhiên và đã được biết đến từ thời kỳ cổ đại.
Bức xạ mặt trời chiếu xuống bề mặt trái đất không đồng đều làm cho bầu khí
quyển, nước và không khí nóng không đều nhau. Một nửa bề mặt của Trái
Đất, mặt ban đêm, bị che khuất không nhận được bức xạ của Mặt Trời và
thêm vào đó là bức xạ Mặt Trời ở các vùng gần xích đạo nhiều hơn là ở các
cực, do đó có sự khác nhau về nhiệt độ và vì thế là khác nhau về áp suất mà
không khí giữa xích đạo và 2 cực cũng như không khí giữa mặt ban ngày và
mặt ban đêm của Trái Đất di động tạo thành gió. Trái Đất xoay tròn cũng góp
phần vào việc làm xoáy không khí và vì trục quay của Trái Đất nghiêng đi (so
với mặt phẳng do quỹ đạo Trái Đất tạo thành khi quay quanh Mặt Trời) nên
cũng tạo thành các dòng không khí theo mùa. Xem Bản đồ vận tốc gió theo
mùa. (Phụ lục 1).
Do bị ảnh hưởng bởi hiệu ứng coriolis được tạo thành từ sự quay quanh
trục của Trái Đất nên không khí đi từ vùng áp cao đến vùng áp thấp không
chuyển động thẳng mà tạo thành các cơn gió xoáy có chiều xoáy khác nhau
giữa Bắc bán cầu và Nam bán cầu. Nếu nhìn từ vũ trụ thì trên Bắc bán cầu
không khí di chuyển vào một vùng áp thấp ngược với chiều kim đồng hồ và ra
10
khỏi một vùng áp cao theo chiều kim đồng hồ. Trên Nam bán cầu thì chiều
hướng ngược lại.
Ngoài các yếu tố có tính toàn cầu trên gió cũng bị ảnh hưởng bởi địa
hình tại từng địa phương. Do nước và đất có nhiệt dung khác nhau nên ban
ngày đất nóng lên nhanh hơn nước, tạo nên khác biệt về áp suất và vì thế có
gió thổi từ biển hay hồ vào đất liền. Vào ban đêm đất liền nguội đi nhanh hơn
nước và hiệu ứng này xảy ra theo chiều ngược lại.
9
Chúng chứa đựng tiềm năng cho chúng ta khai thác năng lượng có tính chu kỳ.
Thủy năng
Thủy năng chính là khai thác năng lượng của dòng nước chảy. Năng
lượng của dòng nước chảy với sự giúp đỡ của những máy móc khác nhau sẽ
được biến đổi thành năng lượng cơ học. Trước kia năng lượng cơ học này
thường được sử dụng trực tiếp. Tuy nhiên, ngày nay năng lượng cơ học này
thường được biến đổi thành điện năng.
Với việc trợ giúp của năng lượng mặt trời, nước sẽ bay hơi và chuyển
đến các vùng cao dưới dạng các cơn mưa. Và khi chảy từ vùng cao trở về
biển, thì thế năng sẽ được biến thành động năng và năng lượng này có thể sử
dụng được.
Việc sử dụng thủy năng có thể được thực hiện với các thiết bị bánh xe nước
đơn giản hay những tuốc bin hiện đại.
Công suất tạo ra được sẽ phụ thuộc vào độ cao của thác cũng như phụ thuộc
vào thể tích nước chảy qua.
10
Trong tự nhiên hình thái năng lượng này cũng mang tính chu kỳ… cho
chúng ta nghĩ đến công nghệ trong qui mô khai thác và sự đòi hỏi quản lý sử
dụng khoa học để quá trình tái tạo không cạn kiệt.
11
Địa nhiệt
Địa nhiệt hay còn gọi là nhiệt năng của trái đất là năng lượng lưu trữ
dưới dạng nhiệt năng nằm ở dưới bề mặt của lớp vỏ trái đất.
Khái niệm địa nhiệt mô tả quá trình khai thác nhiệt năng tự nhiên này
và biến nó thành các dạng năng lượng cần thiết khác.
Khả năng khai thác sử dụng năng lượng địa nhiệt tùy vào những vùng khác
nhau cũng sẽ rất khác nhau. Ở những vùng có núi lửa đang hoạt động việc
khai thác sử dụng rất đơn giản, trong khi ở những khu vực khác cần phải
khoan sâu tới hàng nghìn mét để có thể khai thác được nhiệt năng này.
Ở những lớp đất phía trên (Độ sâu 20 m tính từ bề mặt trái đất) thì địa
nhiệt được xác định là phụ thuộc chủ yếu vào bức xạ của mặt trời.
Ở những lớp đất sâu hơn do sự chênh lệch nhiệt độ giữa nhân trái đất và lớp bề
mặt trái đất, nhiệt năng của trái đất sẽ được truyền từ phía sâu ra ngoài.
Sự nóng lên phụ thuộc vào độ sâu và tầng địa chất có giá trị vào khoảng 3
0
C/ 100
m chiều sâu. Địa nhiệt chủ yếu sử dụng cho mục đích sưởi ấm (trong hiện tại).
Để sưởi ấm các ngôi nhà thì nước ngầm có nhiệt độ từ 8- 10
0
C từ độ sâu tới
30 m sẽ được sử dụng. Nước ngầm này sẽ được xử lý tới nhiệt độ sưởi ấm
nhờ vào một bơm nhiệt.
Trong trường hợp cần lượng nhiệt năng lớn để cung cấp cho cả một vùng nào
đó thì phải thực hiện khoan các lỗ với chiều sâu hàng nghìn mét.
Ngoài ra cũng cần phải thực hiện các lỗ khoan như vậy trong trường
hợp muốn dùng nhiệt năng của trái đất để làm bay hơi nước dùng cho các
turbine hơi nước nhằm tạo ra điện năng.
11
Con người còn có dự án đốt một cách có kiểm soát các mỏ than ngầm
sâu dưới lòng đất để đưa công nghệ dẫn nhiệt đến tiêu thụ cho nền công
12
nghiệp trên mặt đất (Một trong những dự án khai thác năng lượng dưới lòng
đất của đồng bằng Bắc bộ).
Năng lượng sinh khối (biomass)
Sinh khối là nguồn năng lượng tái tạo duy nhất chứa cacbon. Việc sử dụng
sinh khối thông qua các quá trình đốt thải ra khí CO
2
nhưng nó sẽ được hấp
thụ ngay nhờ quá trình quang hợp. Khi chúng ta tiến hành trồng để bù lại
lượng sinh khối đã mất, lượng sinh khối này có thể được phục hồi lại nhờ sự
phát triển của cây trồng. Rừng tái tạo sẽ tiếp tục hấp thụ lượng CO
2
thải ra,
nhờ đó đảm bảo “sự cân bằng cacbon”.
Nhiên liệu sinh khối được nung nóng, các thành phần của nó thay đổi
khi các chất bốc hơi được tách ra và chuyển thành thể khí, quá trình
này gọi là khí hóa nếu nó xảy ra trong điều kiện môi trường ôxy hóa lý
tưởng, và là quá trình nhiệt phân nếu như xảy ra trong môi trường
không có hoặc có rất ít tác nhân ôxy hóa. Tác nhân ôxy hóa có thể là
ôxy, khí trời, hoặc nước + ôxy (không khí ẩm).
Một số loại nhiên liệu sinh khối: vỏ trấu, rơm rạ, gỗ vụn, mùn cưa….
Quá trình khí hóa xảy ra theo phương trình nhiệt hóa học sau đây:
C + CO
2
→ 2CO
C + H
2
O → CO + H
2
Các nguồn sinh khối có thể dùng để phát điện ở Việt Nam bao gồm gỗ
vụn, rơm rạ, trấu, bã mía. Nguồn sinh khối chủ yếu gồm gỗ và phụ
phẩm cây trồng. Tiềm năng các nguồn này theo đánh giá của Viện
Năng lượng được trình bày ở các bảng Tiềm năng sinh khối phụ phẩm
nông nghiệp. (Phụ lục 2).
12
Gỗ vụn
13
Trong năm 2002, lượng gỗ xẻ đã được sản xuất ở Việt Nam vào khoảng
1,51 triệu m
3
. Do đó, lượng cây bị đốn hạ cho việc tiêu thụ của nhà máy xẻ gỗ
là 3,78 triệu m
3
và tổng lượng gỗ vụn vào khoảng 2,27 triệu m
3
. Lượng gỗ
vụn này có thể dùng cho việc sản xuất điện năng, với tổng lượng điện có thể
phát khoảng 540GWh/năm.
13
Tuy nhiên, muốn tái tạo nguồn năng lượng này mang tính chu kỳ thì
phải quản lý khai thác đi đôi với quy hoạch trồng rừng…
Rơm rạ
Rơm rạ được dùng cho nhiều mục đích, do đó chỉ một phần của rơm rạ
ở khu vực trọng điểm về lúa có thể sử dụng cho việc sản xuất điện. Ước tính
rằng có khoảng 20% lượng rơm rạ (tương đương 12,94 triệu tấn) có thể được
tập trung cho việc phát điện. Lượng điện sản xuất từ rơm rạ có thể đạt được là
4.970 GWh.
14
Nguồn năng lượng này cần được cân nhắc giữa lợi ích sử dụng làm
năng lượng này hay làm chất độn cho thức ăn gia súc và phụ phẩm phân
bón…
Trấu
Chất thải từ công nghiệp xay xát lúa gạo có thể sử dụng làm nhiên liệu
cho việc sản xuất nhiệt và điện. Một phần của năng lượng phát ra (điện và
nhiệt) có thể được dùng trong các nhà máy xay xát (dùng làm động lực để xay
lúa và phần nhiệt được dùng để xay lúa). Phần điện thừa có thể bán ra lưới
điện.
Suất tiêu thụ trấu cho việc phát điện tùy thuộc vào loại công nghệ sử
dụng, trung bình cần khoảng 1,8 đến 2,8kg trấu để sản xuất để sản xuất 1kWh
14
điện. Nếu tất cả lượng trấu từ bộ phận xay xát lúa gạo được tập trung lại thì
tổng lượng trấu có thể đạt đến 6,81 triệu tấn, và tổng lượng điện có thể phát
lên đến 2.724 GWh (giả thiết rằng suất tiêu thụ trấu là 2,5kg/kWh), tương
đương 9% tổng lượng điện thương phẩm tiêu thụ ở Việt Nam vào năm 2002.
Tuy nhiên, việc thu gom trấu để phát năng lượng là vấn đề cần bàn kỹ hơn vì
lượng trấu ở những vùng lúa rất phân tán.
15
Cũng như rơm rạ, nguồn năng lượng này cũng cần cân nhắc trong quản lý sử
dụng.
Bã mía
Trong năm 2002 các Công ty mía đường ở Việt Nam đã chế biến 16,8
triệu tấn đường hay 149 nghìn tấn mía ngày (thời gian vận hành trung bình
113 ngày/năm). Do đó, tổng lượng bã mía thải ra trong quá trình sản xuất lên
đến 5,5 triệu tấn (49 nghìn tấn/ngày).
Các cuộc khảo sát điều tra ở một số công ty mía đường ở Việt Nam cho
thấy rằng cứ khoảng 7 kg bã mía dùng để đáp ứng yêu cầu nhiệt trong việc
chế biến đường sẽ có thể sản xuất thêm 1 kWh điện. Nếu tất cả 5,5 triệu tấn
bã mía của năm 2002 được đưa vào sử dụng để phát điện và nhiệt, lượng điện
có thể phát ra lên đến 785 GWh.
16
Tương tự như hai nguồn năng lượng nêu trên bã mía có thể làm thức ăn cho
gia súc và phụ phẩm phân bón. Do đó, cũng cần được quy hoạch quản lý phát
triển và sử dụng hợp lý.
Năng lượng sinh khí (biogas)
Quy mô chăn nuôi ở Việt Nam chủ yếu tập trung ở phạm vi hộ gia đình,
vì thế các trại chăn nuôi có khí sinh vật qui mô lớn để kết hợp với việc phát
điện hiện không nhiều. Giả thiết rằng khoảng 10% lượng khí sinh vật tiềm
năng ở Việt Nam (nghĩa là 150 triệu m
3
trong năm 2002) có thể sử dụng cho
việc sản xuất điện là 0,6 đến 0,7m
3
/kWh, tiềm năng cho sản xuất điện lắp đặt
có thể lên đến 35 MW (máy hoạt động 7.200 giờ/năm).
17
15
Hợp chất hữu cơ
Trung bình thì các thực vật có thể tạo ra được một năng lượng thực là
5,8 kWh trên 1m
2
. Nếu tính trên tổng các diện tích có trồng cây (thực vật) trên
trái đất thì thực vật có thể tạo ra một năng lượng là 1,91x10
7
MWh.
Như vậy, năng lượng có thể tạo ra từ thực vật trong 1 năm là 1,67x10
11
MWh và năng lượng này lớn hơn nhu cầu năng lượng hàng năm là 1,07x10
11
MWh.
Chính vì vậy trong tương lai hợp chất hữu cơ sẽ có một đóng góp đáng
kể vào quá trình tạo năng lượng. Điều này cũng đúng trong trường hợp chỉ có
các chất thải rắn từ nông nghiệp, lâm nghiệp cũng như các chất thải từ các sản
phẩm thực phẩm hay các chất thải đô thị được sử dụng.
Ngoài ra, các nguồn năng lượng tái tạo khác có thể kể tới như năng
lượng từ tuyết - ứng dụng tuyết để làm lạnh các kho hàng và điều hòa không
khí ở những tòa nhà khi thời tiết nóng bức; năng lượng từ khí Mêtan hydrate
tiềm ẩn nằm sâu dưới lòng đất, có màu trắng dạng như nước đá.
Quản lý Nhà nước về khai thác năng lượng mới
Khái niệm và bản chất quản lý nhà nước về khai thác năng lượng
Về tổng thể, quản lý Nhà nước là sự điều chỉnh (regulation) bằng quyền
lực nhà nước thông qua cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo phương thức
và mức độ khác nhau nhằm định hướng và phát triển kinh tế - xã hội mà
trong đó có các chính sách về sử dụng năng lượng phục vụ phát triển kinh tế -
xã hội là một trong những ưu tiên hàng đầu, duy trì trật tự và kỷ cương, thỏa
mãn nhu cầu của người dân và nhà nước.
Quản lý của nhà nước về năng lượng là việc nhà nước sử dụng quyền
lực công để điều khiển (steering) hoạt động khai thác, sử dụng năng lượng
theo mục tiêu của mình bao gồm việc quyết định các chủ trương quản lý; tổ
chức bộ máy để thực hiện nhiệm vụ và chủ trương quản lý; lựa chọn, sắp xếp
cán bộ và bộ máy; ra chính sách của nhà nước về năng lượng; kiểm tra và
đánh giá kết quả việc quản lý .
16
Quản lý Nhà nước về năng lượng được cấu thành từ ba yếu tố: i) chủ
thể quản lý, là các cơ quan có thẩm quyền, chủ yếu là cơ quan hành chính nhà
nước nhưng có sự thay đổi gần đây theo hướng chính quyền trung ương tăng
cường uỷ thác chức năng quản lý cho các cấp; ii) khách thể quản lý, là hệ
thống năng lượng và hoạt động; iii) mục tiêu, là việc đảm bảo cung cấp năng
lượng ổn định, an toàn; sử dụng hợp lý, tiết kiệm nguồn tài nguyên năng
lượng (khuyến khích tái sinh và nâng cao hiệu suất sử dụng công năng hữu
ích…).
Quản lý Nhà nước về năng lượng phản ánh tình hình xã hội, bản chất
hệ thống chính trị, sự quản trị quốc gia, mối quan hệ giữa nhà nước và các tổ
chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng năng lượng; có một số tính chất và đặc
điểm chủ yếu dưới đây.
- Tính lệ thuộc vào chính trị: quản lý Nhà nước là để đáp ứng yêu cầu
của nhiệm vụ chính trị, tuân thủ các chủ trương và chính sách năng lượng của
cơ quan hay tổ chức chính trị nhằm đến những mục tiêu chiến lược. - Tính
thường xuyên: Hoạt động quản lý Nhà nước được duy trì đều đặn, liên tục để
bảo vệ, giúp đỡ, cung cấp và phát triển năng lượng phải gắn liền với chiến
lược phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm đi trước một bước với tốc độ cao,
bền vững, đi đôi với đa dạng hóa các nguồn năng lượng, công nghệ tiết kiệm
năng lượng.
- Tính quyền lực nhà nước: Hoạt động quản lý Nhà nước thể hiện tính
quyền lực.
- Tính xã hội: Một mặt, quản lý Nhà nước luôn tôn trọng yếu tố xã hội
và mở rộng dân chủ; còn một mặt, khai thác, sử dụng năng lượng phát triển
trong mối quan hệ hữu cơ với các quá trình kinh tế - xã hội. Quản lý Nhà
nước về năng lượng là sự nghiệp của nhà nước và xã hội, quá trình triển khai
17
quản lý Nhà nước về năng lượng có sự kết hợp giữa nhà nước và xã hội mang
tính quy luật tương hỗ.
- Tính pháp lý: quản lý Nhà nước phải tuân thủ quy định pháp luật và
đảm bảo tôn trọng pháp luật tạo sự nhất quán bao trùm quá trình phát triển,
khai thác và sử dụng.
- Tính chuyên môn nghiệp vụ: quản lý Nhà nước đảm bảo nguồn nhân lực
có trình độ cao đáp ứng chuyên môn hóa và nghề nghiệp cao, đồng bộ, hệ thống,
hiệu quả.
- Tính hiệu lực và hiệu quả: Quyết định quản lý Nhà nước đòi hỏi phải
có tác dụng và kết quả thực thi phải được đánh giá từ nhiều gốc độ như kinh
tế, xã hội Chất lượng, hiệu quả và trật tự kỷ cương là thước đo trình độ,
năng lực, uy tín của tổ chức quản lý năng lượng.
- Chịu sự tác động của cơ chế thị trường và xu thế năng lượng thế giới:
quản lý Nhà nước phải cân nhắc tín hiệu từ thị trường và cũng không thể
đứng ngoài sự chuyển biến của xu thế về năng lượng toàn cầu. Tuy nhiên,
chúng ta cố gắng đi tắt đón đầu về công nghệ.
Các công cụ chính sách điều khiển hệ thống năng lượng thường được
sử dụng là tài trợ, quy định, lập kế hoạch, khuyến khích và đánh giá.
18
Nói chung, quản lý Nhà nước về năng lượng là tác động (can thiệp
hoặc không can thiệp) mang tính pháp lý của các chủ thể quản lý nhà nước có
thẩm quyền đến hoạt động khai thác, sử dụng năng lượng và các yếu tố động
lực (cơ sở năng lượng, tổ chức trung gian, khách hàng của cơ sở năng lượng:
tổ chức, cá nhân sử dụng năng lượng v.v ) và hoạt động quản lý Nhà nước về
năng lượng thông qua hệ thống cơ chế, chính sách và chiến lược phù hợp với
quy luật khách quan, khung cảnh quốc gia và quốc tế; nhằm phát huy cao nhất
vai trò sử dụng năng lượng, khai thác và phát triển năng lượng, thực hiện mục
18
tiêu phát triển hiệu quả, đảm bảo sự hợp lý thiết lập an ninh năng lượng, thúc
đẩy xóa bao cấp, độc quyền qua việc thực hiện chính sách xã hội thông qua
giá năng lượng.
Nhà nước quy định về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; chính
sách, biện pháp thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; quyền,
nghĩa vụ trách nhiệm của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong sử dụng năng
lượng tiết kiệm và hiệu quả.
19
Vị trí, ý nghĩa của quản lý khai thác năng lượng mới
Cơ sở xác lập vai trò của quản lý năng lượng mới trong quản lý hành
chính nhà nước:
Xuất phát từ đường lối chủ trương của Đảng
Trong văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ X năm 2006 đã
khẳng định : “Chú trọng phát triển năng lượng đi đôi với áp dụng công nghệ
tiết kiệm năng lượng; công nghiệp vật liệu và công nghệ tiết kiệm nguyên, vật
liệu; công nghiệp dược và các chế phẩm sinh học; công nghiệp bảo vệ môi
trường”. Đây là một trong những mục tiêu chiến lược nhằm phát triển nhanh
hơn công nghiệp và xây dựng theo hướng nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh
và hiện đại hóa quá trình xây dựng kinh tế – xã hội từ năm 2006 đến năm
2010.
20
“Tăng cường quản lý, bảo đảm khai thác tài nguyên hợp lý và tiết kiệm; xây
dựng và thực hiện nghiêm các quy định về phục hồi môi trường các khu khai
thác khoáng sản và các hệ sinh thái đã bị xâm phạm, bảo đảm cân bằng sinh
thái”.
21
“Mở rộng hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường và quản lý tài nguyên thiên
nhiên”.
22
“Khoa học và công nghệ giữ vai trò then chốt trong việc phát triển lực lượng
sản xuất hiện đại, bảo vệ tài nguyên và môi trường, nâng cao năng suất, chất
19
lượng, hiệu quả, tốc độ phát triển và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Phát triển
khoa học và công nghệ nhằm mục tiêu đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nước, phát triển kinh tế tri thức, vươn lên trình độ tiên tiến của thế
giới. Phát triển đồng bộ các lĩnh vực khoa học và công nghệ gắn với phát triển
văn hoá và nâng cao dân trí. Tăng nhanh và sử dụng có hiệu quả tiềm lực
khoa học và công nghệ của đất nước, nghiên cứu và ứng dụng có hiệu quả các
thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại trên thế giới. Hình thành đồng bộ
cơ chế, chính sách khuyến khích sáng tạo, trọng dụng nhân tài và đẩy mạnh
ứng dụng khoa học, công nghệ.
Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của toàn xã
hội và nghĩa vụ của mọi công dân. Kết hợp chặt chẽ giữa kiểm soát, ngăn
ngừa, khắc phục ô nhiễm với khôi phục và bảo vệ môi trường sinh thái. Phát
triển năng lượng sạch, sản xuất sạch và tiêu dùng sạch. Coi trọng nghiên cứu,
dự báo và thực hiện các giải pháp ứng phó với quá trình biến đổi khí hậu và
thảm họa thiên nhiên. Quản lý, bảo vệ, tái tạo và sử dụng hợp lý, có hiệu quả
tài nguyên quốc gia”.
23
Quá trình tái cấu trúc các nền kinh tế và điều chỉnh các thể chế tài
chính toàn cầu sẽ diễn ra mạnh mẽ, gắn với những bước tiến mới về khoa học,
công nghệ và sử dụng tiết kiệm năng lượng, tài nguyên.
24
Chú trọng phát triển công nghiệp phục vụ nông nghiệp, nông thôn,
năng lượng sạch, năng lượng tái tạo và vật liệu mới đi đôi với áp dụng công
nghệ tiết kiệm năng lượng, nguyên liệu.
25
Chú trọng công tác quản lý dự phòng chống gây ô nhiễm môi trường
trong quá trình khai thác sử dụng các nguồn năng lượng mới- Từng bước phát
triển ứng dụng công nghệ xử lý môi trường ô nhiễm.
Phát triển năng lượng sạch, sản xuất sạch và tiêu dùng sạch. Coi trọng
nghiên cứu, dự báo và thực hiện các giải pháp ứng phó với quá trình biến đổi
20
khí hậu và thảm họa thiên nhiên. Quản lý, bảo vệ, tái tạo và sử dụng hợp lý,
có hiệu quả tài nguyên quốc gia.
26
Các nguyên tắc, hình thức quản lý năng lượng mới.
Các nguyên tắc quản lý năng lượng mới
Nguyên tắc bảo đảm sự quản lý tập trung thống nhất của Nhà nước về
năng lượng mới thông qua việc sử dụng các công cụ hữu ích như: chính sách,
luật pháp, quy hoạch, kế hoạch, các công cụ tài chính…Ngoài ra, Nhà nước
cũng tạo ra một cơ chế phân định thẩm quyền quản lý năng lượng mới cho
từng cấp quản lý một cách hợp lý, để các cấp này chủ động thực hiện tốt
nhiệm vụ, giải quyết kịp thời những phát sinh trong quá trình quản lý, khai
thác – sử dụng năng lượng mới.
Nguyên tắc công tác quản lý phát triển năng lượng mới phải gắn liền
với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước góp phần đảm bảo đi
trước một bước với tốc độ cao, bền vững, bảo vệ môi trường, đồng bộ đi đôi
với đa dạng hoá các nguồn năng lượng.
Nguyên tắc kết hợp các mục tiêu quốc tế - quốc gia – vùng lãnh thổ và
cộng đồng dân cư trong việc quản lý năng lượng mới nhằm đạt được mục tiêu
phát triển năng lượng quốc gia phù hợp với xu hướng chung của quốc tế, thiết
lập an ninh năng lượng, sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả và bảo vệ môi
trường.
Nguyên tắc tác động đến thái độ, hành vi, nâng cao hiểu biết đúng đắn
của cộng đồng về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả và bảo vệ môi
trường.
Từ thực tiễn : khi giá xăng dầu tăng, thiếu điện thường xuyên, nhiều cơ quan,
đơn vị, doanh nghiệp đã buộc phải quan tâm đến việc tiết kiệm và sử dụng
năng lượng hiệu quả. Không chỉ dừng ở việc thay thế thiết bị tiết kiệm năng
lượng mà điều quan trọng là phải hình thành một hệ thống quản lý năng
lượng. Bên cạnh việc xây dựng hệ thống quản lý năng lượng như cơ cấu nhân
sự, quy trình và các công cụ thực hiện việc theo dõi, thống kê, thiết lập các
21
mục tiêu tiết kiệm năng lượng và lên kế hoạch thực hiện thì việc ứng dụng các
giải pháp công nghệ mới là yếu tố sống còn để giải quyết tình trạng trên.
27
Các hình thức quản lý năng lượng mới
Kiểm toán năng lượng là công cụ hiệu quả để bước đầu triển khai
chương trình tiết kiệm năng lượng trong doanh nghiệp. Kiểm toán năng lượng
bao gồm hai bước. Bước một là phân tích và đánh giá hiện trạng sử dụng năng
lượng trong doanh nghiệp như năng lượng sử dụng ở đâu với số lượng bao
nhiêu và sử dụng như thế nào. Trong bước này vấn đề rất quan trọng là đánh
giá về suất tiêu hao năng lượng cùng các yếu tố tác động đến chỉ số này như
trình độ công nghệ, trình độ quản lý sản xuất, vận hành và bảo dưỡng thiết bị.
Bước 2 là tiến hành khảo sát quy trình sản xuất, hoạt động thực tế của các
trang thiết bị sử dụng năng lượng cũng như vấn đề bảo dưỡng các trang thiết
bị. Qua đó kiểm toán viên sẽ phát hiện những bất hợp lý trong việc sử dụng
năng lượng của doanh nghiệp và đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm giảm
tiêu hao năng lượng nhưng vẫn đảm bảo sản xuất (trong nhiều trường hợp
ngoài việc giảm tiêu hao năng lượng thì việc áp dụng giải pháp còn giúp tăng
năng suất, tăng chất lượng sản phẩm, giảm phế phẩm hoặc cải thiện môi
trường làm việc).
Hình thức dán nhãn chứng nhận sản phẩm tiết kiệm năng lượng
cho một số sản phẩm được lựa chọn
Nhãn năng lượng là nhãn cung cấp thông tin về loại năng lượng sử
dụng, mức tiêu thụ năng lượng, hiệu suất năng lượng và các thông tin khác
giúp người tiêu dùng nhận biết và lựa chọn phương tiện, thiết bị tiết kiệm
năng lượng.
Nhãn năng lượng gồm hai loại: nhãn so sánh là nhãn cung cấp thông tin
về mức tiêu thụ năng lượng, loại năng lượng sử dụng, hiệu suất năng lượng và
các thông tin khác giúp người tiêu dùng so sánh với các sản phẩm cùng loại
trên thị trường để nhận biết và lựa chọn phương tiện, thiết bị tiết kiệm năng
lượng.
22
Thực hiện dán nhãn năng lượng cho sản phẩm, doanh nghiệp sẽ giúp người
tiêu dùng nhận biết được sản phẩm tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm điện. Như
vậy, nhãn năng lượng giúp sản phẩm cạnh tranh hơn so với sản phẩm không
có nhãn năng lượng. Khi người tiêu dùng nhận ra nhãn năng lượng thì doanh
nghiệp càng tham gia sớm càng có lợi thế cạnh tranh hơn. Thông qua nhãn
năng lượng, doanh nghiệp còn khẳng định với người tiêu dùng về chất lượng
sản phẩm. Chính vì thế, nãn năng lượng được xem như “giấy thông hành”,
minh chứng cho mức độ tiết kiệm năng lượng của sản phẩm.
Nội dung quản lý khai thác năng lượng mới
Bộ Công Thương phê duyệt quy hoạch phát triển điện lực các tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương; công bố danh mục các công trình điện thuộc quy
hoạch phát triển điện lực để kêu gọi đầu tư xây dựng và quản lý việc thực
hiện.
Bộ Công Thương phê duyệt quy hoạch bậc thang thủy điện, quy hoạch
năng lượng mới và năng lượng tái tạo; từng bước bổ sung và tiến tới thay thế
từng phần năng lượng hoá thạch.
Bộ Công Thương tổ chức chỉ đạo và thực hiện các nhiệm vụ về điện
nguyên tử, năng lượng mới, năng lượng tái tạo.
28
Bộ Công Thương kết hợp với các Bộ, ngành có liên quan khuyến khích
chế tạo phát triển công cụ khai thác các nguồn năng lượng mới phục vụ quốc
kế dân sinh, giảm thiểu gây ô nhiễm môi trường.
Thẩm quyền quản lý khai thác năng lượng mới
Về điện, năng lượng mới, năng lượng tái tạo:
- Bộ Công Thương là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản
lý Nhà nước về năng lượng mới, năng lượng tái tạo.
29
- Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý Nhà nước về năng lượng mới, năng
lượng tái tạo bao gồm:
23
Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn phục vụ xây dựng quy hoạch
phát triển năng lượng quốc gia nhằm đảm bảo cơ cấu năng lượng hợp lý, đáp
ứng được nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội, đảm bảo an ninh năng lượng.
Nghiên cứu ứng dụng các dạng năng lượng mới, năng lượng tái tạo như:
Năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng sóng biển, sinh khối, địa
nhiệt và nhiên liệu sinh học.
Nghiên cứu các giải pháp khoa học và công nghệ nhằm sử dụng tiết kiệm
và hiệu quả trong các khâu sản xuất, truyền tải và tiêu thụ năng lượng, từng
bước tiến tới làm chủ công nghệ chế tạo thiết bị tiết kiệm năng lượng, xây
dựng lưới điện thông minh.
30
1.2 Nội dung quản lý Nhà nước trong lĩnh vực năng lượng mới
Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về năng lượng mới:
Quản lý Nhà nước trong lĩnh vực năng lượng mới không thể thiếu các
văn bản pháp luật, nó là cơ sở pháp lý trong quy trình quản lý Nhà nước về
năng lượng mới. Các văn bản pháp luật này cần được ban hành kịp thời, đáp
ứng nhu cầu thực tế, gắn liền với từng bước phát triển cụ thể của quy trình
khai thác và phát triển các nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo.
Quốc hội ban hành Hiến pháp, Luật Bảo vệ môi trường năm 2005, Luật sử
dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2010, Luật Khoa học và Công
nghệ năm 2000.
Nội dung dung quản lý Nhà nước trong lĩnh vực năng lượng mới:
Quản lý Nhà nước trong lĩnh vực năng lượng mới là một công việc
phức tạp, có tính chất vĩ mô, gồm những nội dung như: hoạch định chiến lược
nghiên cứu, khai thác và phát triển, kế hoạch và quy hoạch dài hạn, xây dựng
chính sách, thể chế cho hoạt động quản lý năng lượng mới, sắp xếp tổ chức
mạng lưới các cơ quan khoa học, thực hiện các chương trình nghiên cứu tổng
hợp tiềm năng – trữ lượng năng lượng mới, chuyển giao công nghệ, cùng
những hoạt động về quản lý kinh phí, quản lý nguồn nhân lực nhằm khai thác
24
phát triển tốt nguồn năng lượng mới, thông tin khoa học và công nghệ về lĩnh
vực này, hợp tác quốc tế về khai thác năng lượng mới…được quy định trong
Luật Sử Dụng Năng Lượng Tiết Kiệm và Hiệu Quả.
Chính sách về Năng lượng mới:
Chính sách về năng lượng mới là hệ thống tổng thể các mục tiêu và
biện pháp nhằm phát triển tiềm lực và khai thác năng lượng mới của quốc gia.
Chính sách thể hiện thái độ của nhà nước hay chủ thể quản lý đối với mục
tiêu quản lý khai thác và phát triển năng lượng mới, các biện pháp thực hiện
mục tiêu đó trong phạm vi cả nước hoặc ngành hẹp, một địa phương. Cần xây
dựng các chính sách hỗ trợ hợp lý, phù hợp thực tế, đặc biệt sớm ban hành
Luật Năng lượng tái tạo nhằm tạo ra những điều kiện thuận lợi có tính đột phá
để đẩy mạnh khai thác, sử dụng các nguồn năng lượng mới, năng lượng sạch
của Việt Nam.
Vai trò của chính sách về năng lượng mới:
Hỗ trợ cho mọi hoạt động và hành vi của các chủ thể tham gia hoạt động
trong lĩnh vực khai thác năng lượng mới theo những mục tiêu, phương hướng
đã định trước của nhà nước.
Để bảo đảm cân đối được an ninh năng lượng, bên cạnh việc tiếp tục tìm
kiếm các nguồn năng lượng sơ cấp để bổ sung vào các nguồn đang bị cạn kiệt
thì phải nghiên cứu phát triển các nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo
như: năng lượng mặt trời, năng lượng gió, thủy triều, địa nhiệt…
Nghiên cứu và kiểm soát thu thập dữ liệu xác định tiềm năng chính xác
của năng lượng mới, nghiên cứu, tính toán cụ thể về tiềm năng kỹ thuật để có
thể triển khai đầu tư một cách hiệu quả, bền vững.
1.3 Kinh nghiệm về quản lý khai thác năng lượng mới
Kinh nghiệm quốc tế
Trong khi ít có kinh nghiệm quốc tế về các hệ thống thủy điện cực nhỏ
thì nay đã có khoảng một triệu hệ thống điện mặt trời hộ gia đình đang sử
dụng trên thế giới và số lượng thiết bị đang tăng lên khoảng 15% /năm. Từ
năm 1992, Ngân hàng Thế giới/ GFF đã phê duyệt 12 dự án cung cấp “ dịch
25