LUẬT HÀNH CHÍNH 3
Chuyên đề 6:
MỤC ĐÍCH, NGUYÊN TẮC CỦA QLNN
VỀ LĨNH VỰC DÂN TỘC
VÀ CÁC CHÍNH SÁCH DÂN TỘC
Nhóm 6
Nhóm 6:
Nguyễn Tuyết Hằng S1200245
Trần Thị Cẩm Tú S1200291
Bùi Thị Hồng Tiếm S1200348
GVHD: Nguyễn Lan Hương
Nội dung
1. Mục đích QLNN về lĩnh vực dân tộc
2. Nguyên tắc QLNN về công tác dân tộc
3. Các chính sách dân tộc
4. Thảo luận
Nội dung
1. Mục đích QLNN về lĩnh vực dân tộc
2. Nguyên tắc QLNN về công tác dân tộc
3. Các chính sách dân tộc
4. Thảo luận
Số liệu các dân tộc trên địa bàn Tp.
Cần Thơ
t
t
Tên
Dân
tộc
Tổng số
tt
Tên
Dân
tộc
Tổng số
Tổng số Nam Nữ
Tổng
số
Nam Nữ
1 Kinh 1,152,255
571,44
4
580,81
1 7 Nùng 57 26 31
2 Tày 112 60 52 8 HMông 8 3 5
3 Thái 52 28 24 9 Dao 3 1 2
4 Mường 64 33 31 10 Gia Rai 1 - 1
5 Khmer 21,414 10,644 10,770 11 Ê Đê 8 4 4
6
Hoa
(Hán) 14,199 7,219 6,980 12 Ba Na 4 2 2
Theo số liệu năm 2009 của Ban dân tộc Tp. Cần Thơ
có 28 dân tộc cùng sinh sống
Số liệu các dân tộc trên địa bàn
Tp. Cần Thơ
tt
Tên Dân
tộc
Tổng số
tt
Tên Dân
tộc
Tổng số
Tổng
số
Nam Nữ
Tổng
số
Nam Nữ
13 Sán Chay 2 1 31 21 Thổ(4) 5 2 3
14 Chăm 173 100 5 22 Xtiêng 1 - 1
15 Cơ Ho 2 2 - 23 Cơ Tu 1 - 1
16 Xơ Đăng 1 - 1 24 Chơ Ro 8 1 7
17 Sán Dìu 1 - 1 25 Xinh Mun 1 - 1
18 Hrê 6 1 5 26 Lào 4 - 4
19 Ra Glai 1 - 1 27 La Chí 1 - 1
20 Mnông 1 - 1 28 Pà Thẻn 3 2 1
Mục đích QLNN về lĩnh vực dân tộc
•
QLNN về dân tộc nhằm đảm bảo và thúc đẩy
sự bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giúp nhau
cùng phát triển, tôn trọng và giữ gìn bản sắc
văn hóa của các dân tộc cùng chung sống
trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam.
Mục đích QLNN về lĩnh vực dân tộc
Nội dung
1. Mục đích QLNN về lĩnh vực dân tộc
2. Nguyên tắc QLNN về công tác dân
tộc
3. Các chính sách dân tộc
4. Thảo luận
Nguyên tắc QLNN về công tác dân tộc
1. Thực hiện chính sách dân tộc theo nguyên tắc bình đẳng,
đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển
2. Đảm bảo và thực hiện chính sách phát triển toàn diện, từng
bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân
tộc thiểu số.
3. Đảm bảo việc giữ gìn tiếng nói, chữ viết, bản sắc dân tộc,
phát huy những phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa
tốt đẹp của mỗi dân tộc.
4. Các dân tộc có trách nhiệm tôn trọng phong tục, tập quán
của nhau, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc.
Thực hiện chính sách dân tộc theo nguyên tắc bình
đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển
•
Bình đẳng về chính trị, về kinh tế, về văn hoá, xã hội
•
Các dân tộc ở nước ta vẫn còn tình trạng phát triển không
đều. Tương trợ giúp đỡ lẫn nhau cùng phát triển là một tất
yếu khách quan trong một quốc gia đa dân tộc. Các dân tộc
có trình độ phát triển kinh tế- xã hội cao hơn có trách nhiệm
giúp đỡ các dân tộc có điều kiện phát triển kinh tế-xã hội
khó khăn hơn. Tương trợ giúp đỡ lẫn nhau không phải chỉ
giúp đỡ một chiều, ngược lại chính sự phát triển của dân tộc
này là điều kiện để cho dân tộc khác càng phát triển. Tương
trợ giúp đỡ lẫn nhau cùng phát triển thể hiện trên tất cả các
lĩnh vực: Chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội.
Phiên chợ vùng cao
Đảm bảo và thực hiện chính sách phát triển toàn
diện, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh
thần của đồng bào dân tộc thiểu số.
Nhà nước luôn quan tâm đến việc phát triển toàn diện, từng bước
nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu
số. Theo báo cáo cuộc họp ngày 08/7/2014 Thủ tướng Nguyễn Tấn
Dũng đã làm việc với Hội đồng Dân tộc của Quốc hội và Ủy ban
Dân tộc, theo đó đã có tổng cộng “130 chính sách, thể hiện qua
177 văn bản liên quan, chính sách dân tộc hiện nay khá đầy đủ,
toàn diện, đúng và trúng trên các lĩnh vực và phủ kín địa bàn dân
tộc và miền núi. Không chỉ từng bước thay đổi về quan điểm, tư
duy xây dựng và triển khai cơ chế, chính sách dân tộc, Chính phủ
còn ưu tiên nguồn lực kết hợp với các nguồn vốn tài trợ để tập
trung hỗ trợ, đầu tư phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc và miền
núi, trong đó giai đoạn 2006-2012 con số lên tới 150.000 tỷ đồng”.
Chăm lo đời sống vật chất tinh thần
Đảm bảo việc giữ gìn tiếng nói, chữ viết, bản sắc dân tộc,
phát huy những phong tục, tập quán, truyền thống và văn
hóa tốt đẹp của mỗi dân tộc.
Mỗi dân tộc, mặc dù có sự khác nhau về quy mô
dân số, về trình độ phát triển kinh tế - xã hội và có
văn hoá truyền thống riêng (ngôn ngữ, phong tục,
tập quán, trang phục …), tạo nên bản sắc văn hoá
của từng dân tộc, góp phần làm phong phú, đa
dạng nền văn hoá Việt Nam thống nhất.
Bản sắc văn hoá của các dân tộc đều được chú
trọng bảo tồn và phát triển trong quá trình giao
lưu, hội nhập chung của cả nước.
Hoạt động sinh hoạt giữ gìn bản sắc
dân tộc
Các dân tộc có trách nhiệm tôn trọng phong tục,
tập quán của nhau, góp phần xây dựng nền văn
hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Các giá trị văn hóa của hơn 50 dân tộc được kế
thừa và phát triển; giao lưu, hợp tác văn hóa với
nước ngoài được mở rộng; nhiều di sản văn hóa
được giữ gìn, tôn tạo; các phong trào “đền ơn
đáp nghĩa”, “uống nước nhớ nguồn”, phát triển
rộng khắp…, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu
cầu tinh thần lành mạnh, đa dạng, góp phần tích
cực vào công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc.
Nội dung
1. Mục đích QLNN về lĩnh vực dân tộc
2. Nguyên tắc QLNN về công tác dân tộc
3. Các chính sách dân tộc
4. Thảo luận
Các chính sách dân tộc
Gồm 13 chính sách:
1. Chính sách đầu tư và sử dụng nguồn lực
2. Chính sách đầu tư phát triển bền vững
3. Chính sách phát triển giáo dục và đào tạo
4. Chính sách cán bộ người dân tộc thiểu số
5. Chính sách đối với người có uy tín ở vùng dân tộc
thiểu số
6. Chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa
Các chính sách dân tộc
7. Chính sách phát triển thể dục, thể thao vùng dân tộc
thiểu số
8. Chính sách phát triển du lịch vùng dân tộc thiểu số
9. Chính sách y tế, dân số
10. Chính sách thông tin - truyền thông
11. Chính sách phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp
pháp lý
12. Chính sách bảo vệ môi trường, sinh thái
13. Chính sách quốc phòng, an ninh
Chính sách đối với người có uy
tín ở vùng dân tộc thiểu số
•
Điều 12 NĐ 05/2011/NĐ-CP “Người có uy tín ở vùng dân tộc
thiểu số được bồi dưỡng, tập huấn, được hưởng chế độ đãi ngộ và
các ưu đãi khác để phát huy vai trò trong việc thực hiện chính
sách dân tộc ở địa bàn dân cư, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã
hội của địa phương”.
•
Theo Quyết định số 18/2011/QĐ-TTg ngày 18/3/2011 của Thủ
thướng Chính phủ về chính sách đối với người có uy tín trong
đồng bào dân tộc thiểu số đã được sửa đổi bổ sung theo Quyết
định số 18/2013/QĐ-TTg thì đối tượng là người có uy tín ở vùng
dân tộc thiểu số được nhà nước quan tâm và hỗ trợ cả về vật chất
lẫn tinh thần để giúp họ làm tốt công tác tại địa phương.
Biểu dương người có uy tín
trong vùng DTTS
Chính sách phổ biến, giáo dục pháp
luật và trợ giúp pháp lý
Điều 18 NĐ 05/2011/NĐ-CP quy định:
“1. Đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế - xã
hội đặc biệt khó khăn được hưởng các dịch vụ trợ giúp pháp lý
miễn phí theo quy định của pháp luật.
2. Chính quyền các cấp có trách nhiệm xây dựng và thực hiện
các chương trình, đề án phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp
pháp lý phù hợp với từng đối tượng và địa bàn vùng dân tộc
thiểu số.
3. Sử dụng có hiệu quả các phương tiện thông tin đại chúng, đa
dạng hóa các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp
với phong tục, tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số”.
Chính sách phổ biến, giáo dục
pháp luật và trợ giúp pháp lý
Theo Quyết định số 59/2012/QĐ-TTg ngày 24/12/2012 của
Thủ thướng Chính phủ thì Đối tượng thụ hưởng chính sách
này người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số và người được trợ
giúp pháp lý khác theo quy định của pháp luật và Địa bàn áp
dụng chính sách là các xã nghèo, thôn bản đặc biệt khó khăn
theo quy định của Chính phủ. Những đối tượng được chính
sách này sẽ được cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí. Bên cạnh
đó, các tổ chức thực hiện hỗ trợ pháp lý cũng được nhà nước
hỗ trợ một khoảng kinh phí để thực hiện nhiệm vụ này. Ví dụ
như:
Chính sách phổ biến, giáo dục
pháp luật và trợ giúp pháp lý
1. Tổ chức các đợt trợ giúp pháp lý lưu động về các xã nghèo; thôn,
bản đặc biệt khó khăn: 8.000.000 đồng/xã/năm; 3.000.000
đồng/thôn, bản/năm.
2. Thành lập, củng cố và tổ chức sinh hoạt Câu lạc bộ trợ giúp pháp
lý tại các xã nghèo; thôn, bản đặc biệt khó khăn: 6.000.000
đồng/xã/năm (500.000 đồng/xã/lần sinh hoạt/tháng); 2.000.000
đồng/thôn, bản/năm.
3. Biên soạn, in ấn, phát hành miễn phí tờ gấp pháp luật, cẩm nang
pháp luật và các tài liệu pháp luật khác; thu và sao băng cát-xét, đĩa
CD bằng tiếng Việt, tiếng dân tộc thiểu số: 2.000.000 đồng/xã/năm;
500.000 đồng/thôn, bản/năm.
Hình ảnh hoạt động phổ biến, giáo
dục pháp luật và trợ giúp pháp lý