Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

môi trường học tập thân thiện ở trường tiểu học huyện hòa an tỉnh cao bằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (883.8 KB, 116 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

i

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM



NÔNG THỊ HIẾU



MÔI TRƢỜNG HỌC TẬP THÂN THIỆN Ở
TRƢỜNG TIỂU HỌC HUYỆN HOÀ AN TỈNH
CAO BẰNG

Chuyên ngành: Giáo dục học
Mã số: 60.14.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Tính




Thái Nguyên - 2011

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



ii
LỜI CẢM ƠN

Em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành và sâu sắc tới Ban giám hiệu,
Ban chủ nhiệm khoa Tâm lý – Giáo dục, khoa sau Đại học trƣờng Đại học Sƣ
phạm Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để em hoàn thành luận văn
này.
Em xin chân thành cảm ơn PGS. TS. Cô giáo Nguyễn Thị Tính đã tận
tình hƣớng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, tập thể giáo viên - học sinh
của các trƣờng Tiểu học Hƣng Đạo, Trƣờng Tiểu học Trƣng Vƣơng, Trƣờng
Tiểu học Hồng Nam, Trƣờng Tiểu học Nà Roác Huyện Hoà An, Tỉnh Cao
Bằng đã tạo điều kiên giúp đỡ tôi hoàn thành công trình nghiên cứu của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi hoàn
thành luận văn này.
Tác giả đề tài


Nông Thị Hiếu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iii
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU i
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ XÂY DỰNG MÔI TRƢỜNG HỌC TẬP
THÂN THIỆN Ở TRƢỜNG TIỂU HỌC 6
1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 6
1.1.1.Trên thế giới 6

1.1.2. Ở Việt Nam 7
1.2 Một số khái niệm công cụ 8
1.2.1 Khái niệm môi trƣờng 8
1.2.2 Khái niệm thân thiện 9
1.2.3 Khái niệm môi trƣờng học tập 10
2.2.4. Khái niệm môi trƣờng học tập thân thiện 12
1.3. Các vấn đề cơ bản về xây dựng môi trƣờng học tập thân thiện ở trƣờng
tiểu học 14
1.3.1 Đặc điểm tâm lý học sinh tiểu học và vai trò của xây dựng môi trƣờng học
tập thân thiện đối với việc nâng cao chất lƣợng dạy học ở trƣờng tiểu học 14
1.3.2. Nội dung xây dựng môi trƣờng học tập thân thiện ở trƣờng tiểu học 18
1.3.3. Vai trò của giáo viên và học sinh trong xây dựng môi trƣờng học tập
thân thiện ở trƣờng tiểu học 27
1.3.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến xây dựng môi trƣờng học tập thân thiện ở
các trƣờng tiểu học 30
KẾT LUẬN CHƢƠNG I 34
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG XÂY DỰNG MÔI TRƢỜNG HỌC TẬP
THÂN THIỆN Ở TRƢỜNG TIỂU HỌC HUYỆN HOÀ AN - TỈNH CAO
BẰNG 35
2.1. Vài nét về trƣờng tiểu học huyện Hoà An - Tỉnh Cao Bằng 35
2.2. Thực trạng xây dựng môi trƣờng học tập thân thiện ở trƣờng tiểu học
huyện Hoà An - Tỉnh Cao Bằng 36
2.2.1. Thực trạng nhận thức của giáo viên và học sinh về môi trƣờng học tập
thân thiện ở trƣờng tiểu học huyện Hoà An - Tỉnh Cao Bằng 36
2.2.2. Thực trạng về ảnh hƣởng của phƣơng pháp dạy học của giáo viên đến
xây dựng môi trƣờng học tập của học sinh ở trƣờng tiểu học huyện Hoà An -
Tỉnh Cao Bằng 47
2.2.3. Thực trạng về cơ sở vật chất phục vụ cho học tập của học sinh trƣờng
tiểu học huyện Hoà An - Tỉnh Cao Bằng 56
2.2.4. Thực trạng về quan hệ ứng xử của giáo viên và học sinh, học sinh và

học sinh trong dạy học ở trƣờng tiểu học huyện Hoà An - Tỉnh Cao Bằng 58
KẾT LUẬN CHƢƠNG II 67
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iv
CHƢƠNG 3. BIỆN PHÁP XÂY DỰNG MÔI TRƢỜNG HỌC TẬP THÂN
THIỆN Ở TRƢỜNG TIỂU HỌC HUYỆN HOÀ AN - TỈNH CAO BẰNG . 68
3.1. Cơ sở xác định các biện pháp xây dựng môi trƣờng học tập thân thiện ở
trƣờng tiểu học huyện Hoà An - tỉnh Cao Bằng 68
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo phù hợp với đặc điểm học sinh tiểu học và điều
kiện hoàn cảnh của nhà trƣờng 68
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính toàn diện và tính cân đối. 69
3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi và tính hiệu quả 69
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo quan điểm hệ thống- cấu trúc trong dạy học 69
3.1.5. Nguyên tác đảm bảo tính mục đích 69
3.2. Các biện pháp xây dựng môi trƣờng học tập thân thiện ở trƣờng tiểu học
huyện Hoà An - Tỉnh Cao Bằng 70
3.2.1. Tăng cƣờng cơ sở vật chất đảm bảo môi trƣờng học tập an toàn cho học
sinh 70
3.2.2. Xây dựng quan hệ thầy- trò thân thiện, đồng nghiệp thân thiện, trò - trò
thân thiện 72
3.2.3. Tăng cƣờng đổi mới phƣơng pháp dạy học theo hƣớng “ lấy ngƣời học
làm trung tâm” 74
3.2.4 Tăng cƣờng tổ chức các hoạt động giáo dục và hoạt động vui chơi để
đáp ứng mọi nhu cầu đa dạng của các em về môi trƣờng học tập 76
3.2.5. Đánh giá khách quan và đối xử công bằng với học sinh trong quá trình
dạy học 78
3.2.6. Bổ sung những nội dung dạy học và giáo dục phù hợp với địa phƣơng,
đặc biệt là các nội dung văn hóa bản địa 80
3.2.7. Tăng cƣờng sự tham gia của cha mẹ và cộng đồng vào quá trình thực

hiện, giám sát và đánh giá môi trƣờng học tập thân thiện 82
3.2. 8. Mối quan hệ giữa các biện pháp 83
3.3. Khảo nghiệm tính khả thi các biện pháp 84
KẾT LUẬN CHƢƠNG III 88
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 89
1.Kết luận 89
2. Kiến nghị 91

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

v
DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1: Nhận thức của giáo viên về mức độ ảnh hƣởng của môi trƣờng học tập
thân thiện đến việc nâng cao chất lƣợng dạy học ở trƣờng tiểu học 37
Bảng 2: Mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố trong môi trƣờng học tập thân
thiện đến chất lƣợng dạy học 39
Bảng 3: Nhận thức của học sinh về mức độ và nguyên nhân gây khó khăn
trong học tập 42
Bảng 4: Nhận thức của học sinh về lí do tham gia các hoạt động học tập. 43
Bảng 5: Mức độ thân thiện của môi trƣờng học tập 45
Bảng 6: Đánh giá của cán bộ quản lí về những biểu hiện chƣa thân thiện 46
Bảng 7: Biểu hiện của giáo viên trong việc vận dụng phối hợp các phƣơng
pháp dạy học. 48
Bảng 8: Thực trạng vận dụng các phƣơng pháp dạy học của giáo viên ở
trƣờng tiểu học huyện Hòa An 49
Bảng 9: Mức độ hƣởng ứng của học sinh đối với các phƣơng pháp dạy học 51
Bảng10: Những biện pháp giáo viên sử dụng trong các giờ học để nâng cao ảnh
hƣởng của phƣơng pháp dạy học đến môi trƣờng học tập thân thiện 54
Bảng 11: Thực trạng thái độ và hành vi của học sinh khi tham gia các hoạt

động học tập 55
Bảng 12: An toàn cho học sinh học tập, vui chơi 56
Bảng 13. Lƣợng và chất của tài liệu, phƣơng tiện cho hoạt động dạy học. 58
Bảng 14: Quan hệ của GV với học sinh 59
Bảng 15: Mức độ thân thiện của giáo viên với học sinh trong các giờ học 60
Bảng 16: Thái độ của giáo viên đối với học sinh trong các giờ học trên lớp 60
Bảng 17: Thực trạng về sự chia sẻ giữa giáo viên với học sinh 62
Bảng 18: Ý kiến của HS về sự quan tâm giúp đỡ của GV 63
Bảng 19: ý kiến của học sinh về thái độ của giáo viên khi học sinh trả lời câu
hỏi. 64
Bảng 20. HS quan hệ tốt với bạn trong lớp 65
Bảng 21: Thái độ của HS đối với các bạn học kém 66
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Giáo dục là động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển xã hội. Nhiệm
vụ quan trọng hàng đầu của giáo dục hiện nay là nâng cao chất lƣợng giáo
dục trong các nhà trƣờng nhằm phát triển toàn diện nhân cách con ngƣời. Xã
hội hiện đại đặt ra các tiêu chí về phẩm chất và năng lực của con ngƣời đòi
hỏi xã hội và nhà trƣờng phải dốc sức để tìm ra các giải pháp nâng cao chất
lƣợng dạy học và giáo dục . Trong những năm qua, sự nghiệp giáo dục đã có
những bƣớc phát triển mới, đạt đƣợc những kết quả đáng khích lệ trong việc
mở rộng quy mô, tăng cơ hội tiếp cận giáo dục cho mọi ngƣời và chuẩn bị
nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc. Tuy vậy, sự phát
triển giáo dục của nƣớc ta còn nhiều hạn chế, chƣa tƣơng xứng với vị trí giáo
dục là quốc sách hàng đầu, chất lƣợng giáo dục- đào tạo nhìn chung còn thấp,
công tác quản lí còn kém hiệu quả, môi trƣờng giáo dục tồn tại nhiều yếu tố
tiêu cực.

Bộ Giaó dục và Đào tạo đã ban hành công văn số: 307/KH- BGDĐT về
triển khai phong trào thi đua “ xây dựng trƣờng học thân thiện, học sinh tích
cực” trong các trƣờng phổ thông năm học 2008- 2009 và giai đoạn 2008-
2013 nhằm cải thiện linh hoạt các hoạt động dạy học và giáo dục trong các
trƣờng phổ thông, nâng cao hiệu quả và chất lƣợng giáo dục. Một trong năm
nội dung trọng tâm của “xây dựng trƣờng học thân thiện, học sinh tích cực”
là phải xây dựng môi trƣờng học tập thân thiện cho học sinh.
Cao Bằng là một tỉnh miền núi, có tỉ lệ dân tộc thiểu số cao, địa bàn
vùng núi cao, kinh tế - xã hội kém phát triển. Vì vậy việc triển khai và thực
hiện phong trào “trƣờng học thân thiện, học sinh tích cực” gặp nhiều khó
khăn. Vấn đề phát triển môi trƣờng học tập thân thiện ở các trƣờng tiểu học
chƣa đƣợc nghiên cứu để tìm ra biện pháp cụ thể. Đến thời điểm này, tại Cao
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2
Bằng chƣa có công trình nào nghiên cứu xây dựng môi trƣờng học tập thân
thiện ở các trƣờng tiểu học. Việc nghiên cứu, đề xuất các biện pháp xây dựng
môi trƣờng học tập thân thiện trong thời điểm này là rất cần thiết sẽ góp phần
nâng cao chất lƣợng dạy học. Vì vậy chúng tôi chọn đề tài “xây dựng môi
trƣờng học tập thân thiện ở trƣờng tiểu học huyện Hoà An- Cao Bằng”.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất các biện pháp xây dựng môi trƣờng học tập thân thiện nhằm
nâng cao chất lƣợng và hiệu quả của dạy học và giáo dục ở các trƣờng tiểu
học của một tỉnh miền núi phía Bắc, đáp ứng yêu cầu đổi mới thực tiễn
giáo dục.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học.
3.2. Đối tƣợng nghiên cứu: Xây dựng môi trƣờng học tập thân thiện ở trƣờng
tiểu học .
4. Nhiệm vụ nghiên cứu.

4.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận về xây dựng môi trƣờng học tập thân thiện.
4.2. Nghiên cứu thực trạng môi trƣờng học tập thân thiện ở trƣờng tiểu học
huyện Hoà An – Cao Bằng.
4.3. Đề xuất biện pháp xây dựng môi trƣờng học tập thân thiện nhằm nâng
cao chất lƣợng dạy học ở trƣờng tiểu học huyện Hoà An – Cao Bằng.
5. Phạm vi nghiên cứu
Khái niệm môi trƣờng học tập rất rộng bao gồm môi trƣờng học tập
trong nhà trƣờng và môi trƣờng học tập ngoài nhà trƣờng. Tác giả đề tài chỉ đi
sâu nghiên cứu môi trƣờng học tập trong quá trình dạy học ở nhà trƣờng tiểu
học nhằm nâng cao chất lƣợng và hiệu quả của hoạt động dạy học tiểu học.
Nghiên cứu khảo sát trên phạm vi 4 trƣờng tiểu học trên địa bàn huyện
Hoà An - Tỉnh Cao Bằng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu lí luận.
Nghiên cứu tài liệu, văn bản, các quan điểm lí luận có liên quan để làm
rõ các khái niệm, nội dung, tiêu chí, vai trò của việc xây dựng và phát triển
môi trƣờng học tập thân thiện.
6.2. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn.
6.2.1. Phƣơng pháp quan sát.
Quan sát hoạt động dạy học trên lớp và cơ sở vật chất nhà trƣờng để
tìm hiểu thực trạng mức độ ảnh hƣởng của phƣơng pháp dạy học của giáo
viên và mức độ an toàn của cơ sở vật chất trong nhà trƣờng tiểu học huyện
Hoà An - tỉnh Cao Bằng. Qua đó đánh giá mức độ thân thiện của môi trƣờng
học tập trong các nhà trƣờng đó.
6.2.2. Phƣơng pháp phỏng vấn.
Trao đổi, trò chuyện với cán bộ quản lí, giáo viên và học sinh nhằm tìm
hiểu nhận thức, thái độ của họ đối với việc đổi mới phƣơng pháp dạy học, các

mối quan hệ trong dạy học và những khó khăn gặp phải trong xây dựng môi
trƣờng học tập trở nên thân thiện hơn; đồng thời tìm hiểu ý kiến đánh giá của
họ về mức độ thân thiện của nhà trƣờng nơi họ đang công tác và học tập.
6.2.3. Phƣơng pháp điều tra.
Điều tra bằng bảng hỏi nhằm thu thập những thông tin về nhận thức của
cán bộ quản lí, giáo viên và học sinh trong các nhà trƣòng tiểu học về ảnh
hƣởng của môi trƣờng học tập đến chất lƣợng dạy học, về việc sử dụng các
phƣơng pháp dạy học của giáo viên nhằm phát huy ảnh hƣởng của các
phƣơng pháp đó đến môi trƣờng học tập, các mối quan hệ trong nhà trƣờng và
các yếu tố cơ sở vật chất trong nhà trƣờng nhằm tạo môi trƣờng học tập cho
học sinh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

4
6.2.4. Phƣơng pháp lấy ý kiến chuyên gia.
Trao đổi với các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm nhằm tiếp thu ý
kiến của họ về tính cần thiết, tầm quan trọng và tính khả thi của các biện pháp
đề xuất để có những kết luận chính xác và định hƣớng vận dụng các biện pháp
đó vào trong thực tiễn.
6.2.5. Phƣơng pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động.
Nghiên cứu các báo cáo tổng kết của nhà trƣờng về quá trình đổi mới
phƣơng pháp dạy học, tham gia thực hiện phong trao trƣờng học thân thiện
học sinh tích cực; tiến hành dự giờ ở các trƣờng tiểu học…để bổ sung thông
tin về các vấn đề đã điều tra.
6.3. Phƣơng pháp bổ trợ
Để có những nhận xét khách quan về kết quả nghiên cứu, chúng tôi đã
sử dụng phƣơng pháp thống kê toán học sau:
* Tính số trung bình cộng:
Công thức:

1
n
i
i
x
X
n




Trong đó :

X
: Là số trung bình cộng
n : Là số khách thể nghiên cứu

1
n
i
i
x


: Là tổng điểm đạt đƣợc của khách thể nghiên cứu
* Tính phần trăm:
Công thức:
.100
%
m

n


Trong đó:
+ m là số lƣợng khách thể trả lời
+ n là số lƣợng khách thể đựoc nghiên cứu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

5
7. Gỉa thuyết khoa học
Môi trƣờng học tập góp phần tạo nên mục đích học tập, tạo động cơ và
phƣơng tiện học tập, tạo động lực cho việc học đạt hiệu quả cao. Nếu nhà
trƣờng tiểu học và giáo viên có đƣợc các biện pháp xây dựng môi trƣờng học
tập an toàn, thân thiện nhằm tạo động lực cho quá trình học tập của học sinh
sẽ góp phần nâng cao chất lƣợng dạy học.
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mục lục, mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ
lục; cấu trúc đề tài bao gồm 3 chƣơng cơ bản:
Chƣơng 1: Cơ sở lí luận về xây dựng môi trƣờng học tập thân thiện ở
trƣờng tiểu học.
Chƣơng 2: Thực trạng xây dựng môi trƣờng học tập thân thiện ở trƣờng
tiểu học huyện Hoà An - Tỉnh Cao Bằng.
Chƣơng 3: Biện pháp xây dựng môi trƣờng học tập thân thiện ở trƣờng
tiểu học huyện Hoà An - Tỉnh Cao Bằng.













Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

6
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ XÂY DỰNG MÔI TRƢỜNG
HỌC TẬP THÂN THIỆN Ở TRƢỜNG TIỂU HỌC

1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
1.1.1.Trên thế giới
Mô hình trƣờng học thân thiện với tên gọi khác là “mô hình trƣờng học
thân thiện vì trẻ em” (child-friendly school, viết tắt là CFS) do Quỹ Nhi đồng
Liên hợp quốc đề xƣớng lần đầu tiên đƣợc triển khai tại Thái Lan 1997. Đây
đƣợc xem là một trong những hành động thiết thực hóa “Công ƣớc quốc tế về
quyền trẻ em’’ trong nhà trƣờng. Việc xây dựng một môi trƣờng học tập thân
thiện không chỉ có ý nghĩa đối với trẻ em mà còn là một chính sách mang tầm
chiến lƣợc của một nền giáo dục ƣu việt trong thế kỉ XXI Mô hình trƣờng
học thân thiện đã đƣợc áp dụng thí điểm tại các quốc gia đang phát triển trên
thế giới nhƣ Papua New Guinea đƣợc áp dụng từ 2004. Các khái niệm trong ý
tƣởng về trƣờng học thân thiện với trẻ của Papua New Guinea bao gồm việc
chấp nhận tất cả học sinh đến trƣờng mà không phân biệt giới tính, chủng tộc,
tôn giáo, tƣ vấn về sức khỏe, thể chất và tinh thần cho học sinh, khuyến khích
giáo viên sáng tạo trong bài giảng, tổ chức các hoạt động thực tế ở địa phƣơng
với chiến lƣợc biến trƣờng học thành một nơi thân thiện với trẻ, tạo cho trẻ
hứng thú đến trƣờng. Tại Papua có 5 trƣờng trong tỉnh đƣợc ƣu tiên thực hiện

mô hình này.
Singapore là đất nƣớc có nền giáo dục chất lƣợng cao với hệ thống các
trƣờng quốc lập đƣợc xếp hạng cao trên thế giới. Đã có nhiều công trình
nghiên cứu về trƣờng học thân thiện và triển khai thực nghiệm mô hình trƣờng
học thân thiện. Họ có chung khẩu hiệu: “ Nhà trƣờng tƣ duy, quốc gia học tập,
trƣờng học thân thiện, học sinh tích cực”. Các trƣờng này cung cấp cho học
sinh một môi trƣờng học tập thực sự lý tƣởng với hệ thống giáo giáo trình
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

7
phong phú, máy móc thiết bị hiện đại hỗ trợ cho học tập và giảng dạy. Hệ
thống phòng đọc, phòng học, phòng chơi nhạc, phòng máy tính nối mạng
Internet phục vụ miễn phí giúp cho sinh viên dễ dàng tra cứu tài liệu và thực
hành việc học ngôn ngữ. Trong những năm 1990 Singapore là nƣớc triển khai
rất thành công các hoạt động nghiên cứu và xây dựng môi trƣờng học tập thân
thiện, những nghiên cứu về xây dựng văn hóa nhà trƣờng đƣợc triển khai rộng
rãi trong đó có nội dung xây dựng môi trƣờng học tập thân thiện.
Hiện đã có nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng mô hình này và đạt
đƣợc kết quả rất khả quan.
1.1.2. Ở Việt Nam
Tiếp thu có chọn lọc và phát triển mô hình trƣờng học đi trƣớc, cùng
với sự phối hợp của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc Unicef, sáng ngày
15/5/2008 tại trƣờng THCS Vạn Phúc (Hà Đông - Hà Tây, G.S Nguyễn Thiện
Nhân, Ủy viên Trung ƣơng Đảng, Phó thủ tƣớng, Bộ trƣởng bộ Giáo dục và
Đào tạo đã chính thức phát động cuộc vận động “xây dựng trƣờng học thân
thiện, học sinh tích cực”, đánh dấu sự ra đời của mô hình mang tên “trƣờng
học thân thiện” ở Việt Nam. Thấy rõ lợi ích của nó, ngày 22/7/2008 Bộ Giáo
dục và đào tạo đã quyết định ra chỉ thị số 40/2008 phát động phong trào thi
đua “xây dựng trƣờng học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trƣờng phổ
thông giai đoạn 2008 - 2013. Mới đầu Bộ thí điểm ở 50 trƣờng tiểu học và

trung học cơ sở (trong đó có một số trƣờng ở thành phố Hồ Chí Minh). Kết
quả đem lại rất khả quan, tỉ lệ bỏ học đã giảm hẳn, tỉ lệ nhập học ngày càng
tăng, trình độ học sinh ngày càng đƣợc nâng cao. Từ kết quả thí điểm đó Bộ
Giáo dục đã triển khai đại trà trong năm học 2008, 2009 ở tất cả các trƣờng
tiểu học và trung học cơ sở trong toàn quốc. Sau hai năm thực hiện đã có 94%
số trƣờng học trên cả nƣớc đăng kí tham gia. Những chuyển biến cả về lƣợng
và chất trong nhà trƣờng và cộng đồng đã chứng tỏ phong trào không chỉ có
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

8
sức mạnh lan tỏa về mặt hình thức mà đã phát triển cả về bề rộng và chiều
sâu, bởi phong trào đã đáp ứng đƣợc yêu cầu của một nền giáo dục mang đậm
nét dân tộc trong giai đoạn hội nhập và phát triển.
Bàn về môi trƣờng học tập thân thiện đã có một số công trình nghiên
cứu đề cập đến, tuy nhiên mới chỉ ở một khía cạnh nào đó mà thôi, tiêu biểu
nhƣ công trình “môi trƣờng học tập trong lớp” của tác giả Vũ Thị Sơn. Rộng
hơn môi trƣờng học tập thân thiện là môi trƣờng văn hóa nhà trƣờng. Về vấn
đề này có “môi trƣờng con ngƣời và văn hóa” của Trần Quốc Vƣợng, “Thực
trạng xây dựng môi trƣờng văn hóa nhà trƣờng ở trƣờng tiểu học Dĩnh Kế -
thành phố Bắc Giang tỉnh Bắc Giang” của Đồng Thị Thanh, khóa luận tốt
nghiệp của Nguyễn Thị Diễm Đào về xây dựng môi trƣờng học tập thân thiện
ở tỉnh Tuyên Quang, đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh , Nam Định, 2004 về
nghiên cứu xây dựng môi trƣờng sƣ phạm nhằm tăng cƣờng giáo dục phẩm
chất nghề nghiệp cho sinh viên CĐSP Nam Định của Lã Văn Mến.
1.2 Một số khái niệm công cụ
1.2.1 Khái niệm môi trường
- Theo từ điển tiếng việt thông dụng: 1.Môi trƣờng là toàn thể hoàn
cảnh tự nhiên tạo thành những điều kiện sống bên ngoài của một sinh vật. 2.
Môi trƣờng là toàn thể hoàn cảnh xã hội( phong tục, tín ngƣỡng, sinh hoạt văn
hoá, nghề nghiệp, gia đình…) chung quanh con ngƣời, có ảnh hƣởng đến đời

sống và sự phát triển của con ngƣời. [25 tr58]
- Theo từ điển Anh - Việt: “Environment” là điều kiện, hoàn cảnh,
những sự vật xung quanh; sự bao quanh, sự bao vây, sự vây quanh làm tác
động đến đời sống của mọi ngƣời.[23 tr61]
- Theo từ điển văn hoá giáo dục: Khái niệm môi trƣờng đƣợc hiểu là
toàn bộ những nhân tố bao quanh con ngƣời hay sinh vật và tác động lên đời
sống của nó.[11 tr55]
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

9
Nhƣ vậy, môi trƣờng là tập hợp tất cả các yếu tố tự nhiên và xã hội
bao quanh con ngƣời, ảnh hƣởng tới con ngƣời và tác động đến các hoạt
động sống của con ngƣời.
Trong quá trình tồn tại và phát triển của con ngƣời cần có các nhu cầu
tối thiểu về không khí, độ ẩm, nƣớc, nhà ở…cũng nhƣ các hoạt động xã hội
khác. Môi trƣờng cung cấp những điều kiện giúp con ngƣời thoả mãn những
nhu cầu đó.
Qúa trình hình thành nhân cách và sự phát triển nhân cách chỉ có thể
thực hiện trong một môi trƣờng nhất định. Môi trƣờng tạo nên động cơ, mục
đích, cung cấp phƣơng tiện cho hoạt động và giao lƣu cá nhân. Tuy nhiên,
mức độ ảnh hƣởng của môi trƣờng đối với cá nhân còn tuỳ thuộc vào thái độ,
xu hƣớng và năng lực của cá nhân trong các hoạt động và giao lƣu
Vì vậy, nhận thức đúng về vai trò của môi trƣờng sẽ giúp nhà giáo dục
định hƣớng cho trẻ tiếp nhận những ảnh hƣởng tốt đẹp của môi trƣờng, đồng
thời có khả năng chống lại những ảnh hƣởng xấu của môi trƣờng.
1.2.2 Khái niệm thân thiện
- Thuật ngữ “thân thiện” trong tiếng anh “Friendly” dùng để chỉ sự
thông cảm, sự giúp đỡ, sự không thù địch, tình bằng hữu, hữu nghị.
- Trong tiếng việt “thân thiện” có nghĩa là có tình cảm tốt, đối xử tử tế
và thân thiết với nhau. Nó hàm chứa sự bình đẳng, dân chủ và tình ngƣời.

Như vậy, thân thiện là sự đối xử với nhau một cách tốt đẹp giữa con
ngưòi với con người trong các mối quan hệ xã hội. Sự thân thiện giúp con
ngƣời hình thành nên những tình cảm tích cực giúp con ngƣời dễ thấu hiểu,
cảm thông và chia sẻ, sẵn sàng giúp đỡ khi ngƣời khác gặp khó khăn, giúp
cho mỗi ngƣời có cảm giác an toàn, tự tin trong các hoạt động. Khái niệm
thân thiện hàm chứa sự bình đẳng, dân chủ về pháp lý và sự đùm bọc, cưu
mang đầy tình người về đạo lý.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

10
Ngày nay, thuật ngữ thân thiện đƣợc mở rộng hơn và đƣợc sử dụng
khá phổ biến trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống để nhấn mạnh bản
chất xã hội trong con ngƣời, thể hiện trong các hoạt động sống nhƣ: thân
thiện với môi trƣờng, trƣờng học thân thiện, thƣơng mại thân thiện, phần mền
thân thiện, thƣ viện thân thiện, đƣờng link thân thiện…
1.2.3 Khái niệm môi trường học tập
- Theo từ điển tiếng việt: Học tập là học và luyện tập để hiểu biết, để có
kĩ năng. [25 tr 32]
- Theo PGS.TS. Phạm Hồng Quang: “Môi trường học tập là tập hợp
những yếu tố không gian, nhân lực, vật lực và tài lực, tạo ra những điều kiện
thuận lợi cho việc học tập đạt kết quả tốt”. [14]
- Trong tài liệu “Curriculum Development a Guide to Practice” [tr4] đã
quan niệm môi trƣờng học tập gồm:
+ Môi trƣờng học tập theo truyền thống: Nhà trƣờng là môi trƣờng đơn
độc, tĩnh lặng và trật tự. Bầu không khí này là kết quả của áp lực: theo nghĩa
hẹp của nền giáo dục chính quy, cửa vào giới hạn cho một số ngƣời và theo
phong cách giáo huấn, mô phạm (nói, nghe) đối với việc học tập. Học sinh trở
nên thụ động và máy móc trong quá trình học tập.
+ Môi trƣờng học tập mới: Có cơ cấu tổ chức hoàn toàn trái ngƣợc với
phong cách truyền thống. Chúng thƣờng đƣợc mở rộng hơn, ồn ào hơn và đôi

khi nhƣ những trung tâm với các hoạt động hỗn loạn. Các trƣờng học nhƣ thế
là kết quả của cả hai sự thay đổi. Từ đó họ có cách hiểu mới về môi trƣờng
học tập.
Có 3 tiêu chuẩn để đánh giá môi trƣờng học tập của nhà trƣờng: Mối
liên hệ giữa nhà trƣờng với cộng đồng xung quanh, cấu trúc và cách sử dụng
các toà nhà và sân bãi, cách tổ chức không gian học tập và các hoạt động dạy
học.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

11
Mối liên hệ giữa nhà trƣờng và cộng đồng đƣợc thể hiện: Nhà trƣờng
khuyến khích sự tham gia của cộng đồng vào các hoạt động của nhà trƣờng.
Sự trao đổi và cải tiến trong mối quan hệ này biểu thị ở nhƣng hoạt động có
liên quan đến nhà trƣờng, cộng đồng và nhà trƣờng có sự hỗ trợ lẫn nhau.
Cấu trúc và cách sử dụng các toà nhà và sân bãi: Một toà nhà buồn tẻ, u
ám, chán ngắt có thể thể hiện một quá trình giáo dục đơn điệu, buồn tẻ. Một
toà nhà sinh động có thể thể hiện một trung tâm học tập chủ động, sáng tạo.
Toà nhà với không gian rộng rãi, đầy màu sắc…có thể đoán ra đƣợc triết lí
giáo dục của nhà trƣờng.
Không gian lớp học và các hoạt động dạy - học: Theo cách truyền
thống, không gian lớp học đƣợc sắp xếp để cho tất cả nhìn và tập trung chú ý
vào ngƣời thầy, các hoạt động dạy - học trùng khớp với cách sắp xếp của
không gian lớp học và các phƣơng tiện dạy học. Tuy nhiên, không gian học
tập hiện nay có thể đƣợc sắp xếp theo nhiều khả năng khác nhau tạo ra những
khoảng không gian nhiều mục đích, có thể di chuyển dễ dàng dƣới sự kiểm
soát của giáo viên. Các hoạt động dạy - học diễn ra theo tình huống bối cảnh,
phụ thuộc vào mục đích nhất định.
Nhƣ vậy, Môi trƣờng học tập là tập hợp nhũng yếu tố tự nhiên và
xã hội (vật chất và tinh thần) tạo điều kiện thuận lợi cho việc học và
luyện tập đạt kết quả tốt.

Môi trƣờng học tập tác động đến nhận thức, tình cảm, thái độ của chủ
thể học tập. Nếu đƣợc tổ chức hợp lý sẽ làm cho ngƣời học cảm thấy thoải
mái, tăng hứng thú học tập, nâng cao khả năng tƣ duy sáng tạo và tƣởng
tƣợng cho ngƣời học.
Chất lƣợng và hiệu quả của hoạt động day - học chịu ảnh hƣởng rất lớn
từ môi trƣờng học tập. Những kinh nghiệm giáo dục tiên tiến trên thế giới đã
chứng minh: Môi trƣờng học tập thời đại nào cũng có những vấn đề và luôn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

12
đặt ra những yêu cầu nhất định. Nhƣng một môi trƣờng học tập đúng nghĩa
phải là môi trƣờng học tập an toàn và bình đẳng mà ở đó quyền trẻ em đƣợc
công nhận.
2.2.4. Khái niệm môi trường học tập thân thiện
- Hoạt đông học tập của ngƣời học là hoạt động căng thẳng về thần
kinh đòi hỏi phải thực hiện một khối lƣợng lớn nhiệm vụ đƣợc giao. Một
trong những nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả học tập của ngƣời học là môi
trƣờng học tập chƣa đƣợc xây dựng và cải tạo hợp lí để tác động tối ƣu đến
tâm lí ngƣời học.
- Các nhà giáo dục trên thế giới đã nỗ lực đƣa ra các sáng kiến để cải
tạo bầu không khí học tập nhằm xây dựng một môi trƣờng học tập thân thiện,
lành mạnh. Các nƣớc có nền giáo dục tiên tiến nhƣ: Mỹ, Newzealand,
Singapore…đã đạt đƣợc nhiều thành công và đúc kết đƣợc nhiều kinh nghiệm
về việc cải tạo môi trƣờng học tập. Trƣờng học thân thiện là một mô hình
trƣờng học do Quỹ nhi đồng liên hợp quốc (UNICEF) đề xƣớng, xây dựng và
triển khai từ vài thập kỉ qua ở nhiều nƣớc trên thế giới nhằm tạo ra một môi
trƣờng học tập tối ƣu trong các nhà trƣờng.
- Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, Bộ GD – ĐT đã phối hợp với
UNICEF tổ chức thí điểm xây dựng mô hình trƣờng học thân thiện và đã đạt
đƣợc những thành công bƣớc đầu. Theo đánh giá của các nhà giáo dục học,

đây là môi trƣờng thực hiện tốt nhất, có hiệu quả nhất các quyền cơ bản của
trẻ em nhƣ: quyền đƣợc sống, quyền đƣợc chăm sóc và bảo vệ… Ở đây các
em đƣợc phát triển một cách toàn diện về thể chất và tinh thần.
- Theo quan điểm của UNICEF[24]: Môi trƣờng học thân thiện hay còn
gọi là trƣờng học dựa trên quyền trẻ em là nơi mà các hoạt động học tập và
giáo dục đều theo quan điểm: coi học sinh là nhân vật trung tâm; nơi mà nhà
trƣờng hoạt động không riêng lẻ mà trong sự phối hợp liên thông giữa các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

13
môi trƣờng giáo dục gia đình, nhà trƣờng và cộng đồng. Những hoạt động của
nhà trƣờng đều mang ý nghĩa gần gũi, thân thiện với trẻ.
Môi trường học tập thân thiện là một môi trường an toàn để học tập,
một môi trường không có bạo lực và lạm dụng; nâng cao nhiệt huyết của giáo
viên; có tinh thần và động cơ làm việc với trẻ và vận động sự hỗ trợ của cộng
đồng cho nền giáo dục.
- Môi trƣờng học tập thân thiện có những đặc điểm cơ bản sau:
+ Là nơi thực sự đảm bảo quyền trẻ em trong học tập: Mỗi học sinh dều
bình đẳng trong các cơ hội học tập và phát triển. Đặc biệt, học sinh dân tộc
thiểu số, học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh khuyết tật…đƣợc tạo điều
kiện thuân lợi về trang thiết bị, tăng cƣờng vốn tiếng việt, đƣợc giúp đỡ để
các em hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ học tập.
+ Là nơi đảm bảo chất lƣợng dạy học: Mọi học sinh đƣợc khuyến khích
tham gia các hoạt động học tập và rèn luyện, đƣợc tạo điều kiện để thành
công trong học tập, hình thành những kĩ năng sống cơ bản. Giáo viên luôn đổi
mới tƣ duy, vận dụng linh hoạt, sang tạo nhiều phƣơng pháp dạy học, chú ý
thái độ ứng xử trong dạy học.
+ Là nơi diễn ra các mối quan hệ thân thiện giữa nhà trƣờng, gia đình
và cộng đồng: Sự kết hợp giữa nhà trƣờng, gia đình và cộng đồng vì mục tiêu
nâng cao hiệu quả học tập của học sinh.

Như vậy, môi trường học tập thân thiện là môi trường học tập an toàn
và bình đẳng, dân chủ và tình người giúp người học cảm nhận được sự thoải
mái trong các hoạt động học tập, làm cho việc học tập của người học trở nên
nhẹ nhàng và hiệu quả.
Môi trƣờng học tập thân thiện còn góp phần thúc đẩy hoà bình, nhân
phẩm và lòng khoan dung, tự do, công bằng và đoàn kết, giúp ngƣời học nhân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

14
ra rằng các em có quyền đƣợc hƣởng một nền giáo dục có chất lƣợng, một
môi trƣờng an toàn để học tập.
Môi trƣờng học tập thân thiện bao gồm sự thân thiện giữa tập thể sƣ
phạm với học sinh, thân thiện giữa học sinh với học sinh, thân thiện giữa tập
thể sƣ phạm với nhau và thân thiện giữa nhà trƣờng với địa phƣơng. Môi
trƣờng học tập thân thiện là môi trƣờng đáp ứng mọi yêu cầu về cơ sở vật chất
phục vụ cho việc học tập cho học sinh; là nơi mà các quan hệ ứng xử phù hợp
với chuẩn mực; là nơi có các mối quan hệ nhóm, lớp, cá nhân bình đẳng và
tôn trọng.
Đối với học sinh tiểu học, năng lực học tập còn hạn chế, chƣa biết cách
tự học và chƣa có kĩ năng xử lí các tác động phức tạp của môi trƣờng học tập,
việc xây dựng môi trƣờng học tập thân thiện là vô cùng cần thiết. Trong khi
đó, ở các nhà trƣờng tiểu học, điều kiện vật chất phục vụ cho học tập còn
thiếu thốn; công tác quản lí hoạt động dạy học còn chƣa chặt chẽ; giáo viên
còn hạn chế về khả năng vận dụng sáng tạo các phƣơng pháp dạy học mới. Vì
vậy, để xây dựng môi trƣờng học tập thân thiện ở trƣờng tiểu học, chúng ta
phải nhận thức rõ vai trò của môi trƣờng học tập thân thiện với việc nâng cao
chất lƣợng dạy học tiểu học; vai trò của giáo viên và học sinh trong xây dựng
môi trƣờng học tập thân thiện ở tiểu học; nội dung và các yếu tố ảnh hƣởng
đến việc xây dựng môi trƣờng học tập thân thiện ở trƣờng tiểu học.
1.3. Các vấn đề cơ bản về xây dựng môi trƣờng học tập thân thiện ở

trƣờng tiểu học
1.3.1 Đặc điểm tâm lý học sinh tiểu học và vai trò của xây dựng môi trường học
tập thân thiện đối với việc nâng cao chất lượng dạy học ở trường tiểu học
1.3.1.1 Đặc điểm tâm lý học sinh tiểu học
Lứa tuổi học sinh tiểu học là lứa tuổi từ 7 đến 11 tuổi. Đây là lứa tuổi
các em trở thành một học sinh ở trƣờng phổ thông, một chuyển biến rất quan
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

15
trọng trong sự phát triển của trẻ em và là một đặc trƣng quan trọng của lứa
tuổi này.
Học sinh tiểu học khi bƣớc chân đến trƣờng đã có sự thay đổi căn bản
vị trí của các em trong xã hội, trong thay đổi cả nội dung và tính chất của mọi
hoạt động. Hoạt động học tập trở thành hoạt động chủ đạo của các em. Nội
dung học tập với nhiều tri thức phong phú, nhiều môn học có tính chất khác
nhau đề ra những yêu cầu cao đối với các em, buộc các em phải phấn đấu, nỗ
lực vƣợt mọi khó khăn trở ngại. Các em mới đến trƣờng thƣờng gặp một số
khó khăn sau:
- Mối quan hệ của các em với thầy cô, bạn bè, với tập thể lớp. Các em
chƣa quen sinh hoạt với tập thể, thƣờng lo ngại, rụt rè, thậm chí sợ sệt với mọi
ngƣời.
- Hoạt động học tập làm trẻ cảm thấy mệt mỏi, uể oải nhƣng cũng có
nhiều thích thú mới lạ nhƣ: thích thú vì trƣờng học rộng rãi, sạch đẹp, nhiều
bàn ghế đẹp, nhiều tranh ảnh, nhiều bạn vui chơi…
- Hoạt động học tập đòi hỏi các em phải có nề nếp, phải dậy sớm, đến
trƣờng đúng giờ, làm bài tập đúng hạn, có cách học tập thích hợp…
Những khó khăn trên cần đƣợc nhà trƣờng tiểu học, đặc biệt là giáo
viên chú ý giúp các em có một môi trƣờng học tập tốt nhất để phát triển tâm
lý cho các em.
Tuy nhiên, để giúp các em khắc phục đƣợc những khó khăn đó đòi hỏi

các nhà giáo dục phải nắm đƣợc những đặc điểm nhân cách đặc trƣng của lứa
tuổi này.
Về các quá trình nhận thức: Ở lứa tuổi này diễn ra sự phát triển toàn
diện về các quá trình nhận thức. Tri giác của các em phát triển hơn hẳn so với
lứa tuổi mẫu giáo, trí nhớ phát triển mạnh, tƣởng tƣợng phong phú hơn, tƣ
duy phát triển rất nhanh. Năng lực trừu tƣợng hoá và khái quát hoá phát triển,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

16
ngôn ngữ phát triển rất rõ rệt, nhƣng chú ý không chủ định chiếm ƣu thế hơn
so với chú ý có chủ định.
Đời sống xúc cảm, tình cảm của học sinh tiểu học khá phong phú, đa
dạng và cơ bản là mang tính tích cực. Các em rất thích thú vì có bạn mới, tự
hào vì đƣợc gia nhập Đội, hãnh diện vì đƣợc giáo viên và chỉ huy đội giao
cho những công việc cụ thể. Trạng thái cảm xúc của các em đã bắt đầu ổn
định, tâm trạng sảng khoái, vui tƣơi thƣờng bền vững, lâu dài hơn so với tuổi
mẫu giáo. Các em dễ xúc cảm trƣớc hiện thực, sống nhiều bằng tình cảm và
chịu ảnh hƣởng nhiều bởi tình cảm. Thầy cô và bạn bè ảnh hƣởng rất quan
trọng đến đời sốn tình cảm của các em. Đây là những điều kiện thuận lợi để
giáo dục những chuẩn mực đạo đức và những phẩm chất xã hội và trí tuệ cần
thiết ở trẻ em tiểu học.
1.3.1.2. Vai trò của xây dựng môi trƣờng học tập thân thiện đối với việc nâng
cao chất lƣợng dạy học ở trƣờng tiểu học
Môi trƣờng học tập thân thiện giúp học sinh hình thành động cơ học tập
tốt, nâng cao năng lực học tập của học sinh. Trong một môi trƣờng học tập
thân thiện, nhu cầu học tập của học sinh đƣợc đảm bảo; học sinh đƣợc học tập
trong một môi trƣờng vui tƣơi, thoải mái; các em không chỉ học tập với nhau
mà còn học tập lẫn nhau, kiến thức mà các em thu đƣợc là sự đóng góp của
nhiều ngƣời. Các em cảm thấy tự tin, mạnh dạn, có động lực để hoàn thành
tốt nhiệm vụ học tập, đạt đƣợc kết quả học tập tốt nhất.

Môi trƣờng học tập thân thiện là môi trƣờng lí tƣởng để học sinh rèn
luyện, phát triển trí tuệ, hình thành năng khiếu và tính tích cực học tập. Học
sinh đƣợc bày tỏ quan điểm và tham gia tích cực vào quá trình học tập, năng
khiếu đƣợc bộc lộ, các phẩm chất trí tuệ đƣợc hình thành và phát triển. Các
hoạt động học tập trở nên hấp dẫn, thú vị đối với các em, kích thích các em
tham gia xây dựng bài, nỗ lực vƣơn tới thành công trong học tập.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

17
Môi trƣờng học tập thân thiện góp phần quan trọng vào việc phát triển
các tình cảm xã hội của học sinh tiểu học. Các em đƣợc học tập và vui chơi
hợp lý trong một môi trƣờng học tập an toàn, lành mạnh. Học sinh đƣợc
khuyến khích tham gia vào các hoạt động phong phú và đa dạng trong nhà
trƣờng, làm hình thành ở các em những tình cảm thân thiện giữa học sinh và
học sinh, học sinh và giáo viên…Mọi trẻ em đều có nhu cầu tình cảm. Khi có
những biến động trong gia đình hoặc có những vấn đề nảy sinh trong quan hệ
với bạn bè, nhà trƣờng sẽ là nơi hỗ trợ học sinh vƣợt qua những khó khăn tâm
lý này thông qua sự quan tâm của giáo viên đối với học sinh, sự chia sẻ giữa
các em học sinh với nhau. Đó là sức mạnh tinh thần giúp các em vƣợt qua
hoàn cảnh khó khăn để thành công và đạt hiệu quả trong việc học tập.
Bên cạnh đó, môi trƣờng học thân thiện giúp giáo viên phát triển kĩ
năng tổ chức, điều khiển, lãnh đạo; tăng cƣờng đạo đức và động cơ nghề
nghiệp; đổi mới phƣơng pháp dạy học. Để tạo nên một bầu không khí thân
thiện cho học sinh, giáo viên luôn chú ý đề cao kinh nghiệm sống và hƣớng
tới sự tôn trọng, gần gũi với học sinh. Điều đó thôi thúc giáo viên rèn luyện
và phát triển kĩ năng tổ chức, điều khiển, lãnh đạo các hoạt động học tập và
cố gắng trau dồi đạo đức và hình thành động cơ nghề nghiệp. Đồng thời,
những yêu cầu của môi trƣờng học tập thân thiện là động lực để giáo viên tìm
tòi, đổi mới, vận dụng linh hoạt và sáng tạo các phƣơng pháp dạy học phù
hợp với lứa tuổi tiểu học và mục tiêu bài giảng.

Môi trƣờng học tập thân thiện là nơi thu hút đƣợc các nguồn lực cùng
tham gia phát triển nhà trƣờng, tạo ra mối quan hệ gắn kết giữa nhà trƣờng
với cộng đồng, xã hội.
Nhƣ vậy, việc xây dựng môi trƣờng học tập thân thiện góp phần nâng
cao chất lƣợng dạy học ở trƣờng tiểu học. Chúng ta cần nhận thức đúng đắn
về vai trò của môi trƣờng học tập thân thiện đối với việc nâng cao chất lƣợng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

18
dạy học để tránh những sai lầm trong quá trình dạy học ở các nhà trƣờng nói
chung và các trƣờng tiểu học nói riêng.
1.3.2. Nội dung xây dựng môi trường học tập thân thiện ở trường tiểu học
i. Xây dựng cơ sở vật chất, cảnh quan nhà trƣờng.
Cơ sở vật chất và cảnh quan nhà trƣờng có tác động mạnh đến cảm xúc,
hình thành ấn tƣợng và niềm tự hào đối với học sinh. Một môi trƣờng xanh,
sạch, đẹp với điều kiện cơ sở vật chất đựơc đảm bảo tạo cho học sinh cảm
giác tự tin, vui tƣơi khi đến trƣờng, hình thành nên hƣng phấn tích cực đối với
mọi hoạt động. Cơ sở vật chất và cảnh quan nhà trƣờng bao gồm các điều
kiện tự nhiên nơi trƣờng đóng và các phƣơng tiện kĩ thuật phục vụ cho mọi
hoạt động của nhà trƣờng.
- Các trƣờng tiểu học cần phải đảm bảo các điều kiện tối thiểu cở sở vật
chất nhƣ: không gian trong lớp học đa dạng và phong phú; bàn ghế cơ động;
các phƣơng tiện dạy học nhƣ bảng, tranh ảnh, sách giáo khoa, Internet và các
phƣơng tiện máy tính, máy chiếu…hoạt động tốt và an toàn. Các tài liệu học
tập đƣợc cung cấp theo yêu cầu của học tập ở tiểu học. Cấu trúc phòng học,
ánh sáng, âm thanh đạt yêu cầu về chất lƣợng, hệ thống nhà đƣợc xây dựng
đúng tiêu chuẩn.
- Về cảnh quan nhà trƣờng phải đảm bảo các điều kiện cơ bản nhƣ:
Phòng học cần đƣợc quyét dọn thƣờng xuyên, hệ thống cây xanh, thảm cỏ,
cây cảnh đƣợc phối hợp hài hoà tạo nên sự thân thiện, dễ chịu cho học sinh

trong mọi hoạt động. Không khí trong lành, không gian dành cho các hoạt
động đƣợc mở rộng và sạch sẽ.
Việc xây dựng cơ sở vật chất và cảnh quan nhà trƣờng là một nội dung
cơ bản để có một môi trƣờng học tập thân thiện ở trƣờng tiểu học. Nếu các
yếu tố trên không đƣợc đảm bảo thì không thể tạo ra đƣợc những ảnh hƣởng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

19
tích cực đến nhận thức, tình cảm của học sinh làm hạn chế chất lƣợng dạy học
trong các nhà trƣờng tiểu học.
Nhà trƣờng phải có sân chơi, có nhà vệ sinh, có đủ nƣớc uống hợp vệ
sinh cho trẻ, có nhà tập thể thao, có đủ đồ dùng học tập, sách và tài liệu tham
khảo cho học sinh. Đây là những điều kiện giúp học sinh có thể học tập thành
công và hiệu quả. Nhà trƣờng phải có vƣờn trƣờng, có thƣ viện thân thiện thu
hút học sinh tham gia.
ii. Vận dụng các phƣơng pháp dạy học có hiệu quả, phù hợp với lứa tuổi
học sinh tiểu học, giúp các em tự tin trong học tập.
Qúa trình dạy học đòi hỏi giáo viên và học sinh cần nỗ lực tìm ra các
giải pháp để dạy và học đạt hiệu quả ngày càng cao, trong đó, việc giáo viên
vận dụng phƣơng pháp dạy học phù hợp với nhu cầu, trình độ và các đăc điểm
tâm lý khác của lứa tuổi học sinh tiểu học đƣợc coi là một giải pháp tốt nhất .
Các phƣơng pháp dạy học khác nhau phát triển những kĩ năng và những phẩm
chất khác nhau của học sinh; phƣơng pháp dạy học đa dạng làm cho bài giảng
của giáo viên trở nên thú vị và học sinh cảm thấy hứng khởi hơn trong giờ
học.
Các phƣơng pháp đem lại hiệu quả cao trong dạy học nhằm xây dựng
môi trừơng học tập thân thiện ở trƣờng tiểu học có thể kể đến các phƣơng
pháp sau:
- Phƣơng pháp thảo luận: Đây là phƣơng pháp có nhiều ƣu điểm và
đƣợc sử dụng phổ biến trong dạy học hiện nay. Phƣơng pháp này tạo cơ hội

cho học sinh trình bày ý kiến và suy nghĩ của mình, đồng thời nghe và đánh
giá ý kiến của các bạn trong lớp. Các buổi thảo luận đƣợc quản lí tốt sẽ làm
cho không khí học tập trở nên sôi nổi, thú vị và học sinh học đƣợc rất nhiều.
Nó tạo ra một môi trƣờng an toàn cho các em kiểm chứng ý kiến của mình và
hành thành các kĩ năng nhận biết bậc cao nhƣ đánh giá và tổng hợp. Phƣơng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

20
pháp thảo luận có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng sự đồng cảm và
tôn trọng giữa học sinh với học sinh, học sinh với giáo viên và kiểm soát các
giá trị đạo đức và xã hội. Thông qua các buổi thảo luận học sinh hiểu nhau
hơn và cảm thấy thoải mái khi giao tiếp với nhau và giúp cho học sinh nhút
nhát, thƣờng ít phát biểu trong lớp có môi trƣờng động viên để tham gia xây
dựng bài, hình thành những kĩ năng sống cần thiết cho bản thân. Phƣơng pháp
thảo luận tạo ra mối quan hệ hợp tác, chia sẻ trong học tập giúp học sinh có
cơ hội trải nghiệm suy nghĩ và hành vi của cá nhân.
- Phƣơng pháp ôn luyện, tập luyện: Giáo viên nên sử dụng thƣờng
xuyên phƣơng pháp ôn luyện, tập luyện và khuyến khích học sinh tham gia
tích cực. Phƣơng pháp ôn luyện, tập luyện tạo ra sự tƣơng tác tích cực giữa
học sinh và học sinh trong một môi trƣờng đòi hỏi sự tƣơng trợ lẫn nhau,
cùng nhau đạt đƣợc những điều mà các em không thể làm đƣợc một mình.
Trong các giờ ôn luyện, tập luyện đòi hỏi giáo viên phải hƣớng dẫn, giám sát,
kiểm tra và đánh giá chặt chẽ quá trình làm việc của học sinh. Giáo viên chú ý
giúp học sinh nảy sinh ý tƣởng, trao đổi ý kiến với bạn, giúp đỡ các bạn khác
khi đã hoàn thành nhiệm vụ của mình. Thông qua đó, mỗi học sinh đều thấy
tự tin vào bản thân, khắc phục mọi khó khăn tâm lý để hoàn thành tốt các
nhiệm vụ học tập.
- Phƣơng pháp nêu vấn đề: Đây là một phƣơng pháp giáo viên có thể
lựa chọn để cải thiện bầu không khí và năng suất công việc trong lớp học.
Dạy học nêu vấn đề có khả năng kích thích hứng thú học tập, tạo nên ở học

sinh thái độ tích cực khi học tập. Nêu vấn đề đƣợc giáo viên sử dụng tốt sẽ
làm cho bài học trở nên hấp dẫn và có tính thuyết phục cao, nâng cao cơ hội
học tập cho mọi học sinh trong lớp. Nêu vấn đề là một phƣơng pháp dạy học
mà ở đó giáo viên sử dụng các kỹ thuật dạy học nhằm tích cực hóa hoạt động

×