Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Đánh giá hiện trạng và giải pháp bảo vệ môi trường tại khu vực nhà máy sản xuất phôi thép đúc hợp kim cao trên địa bàn xã Hoàng Tung. Huyện Hòa An. Tỉnh Cao Bằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (449.87 KB, 67 trang )

ÐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ÐẠI HỌC NÔNG LÂM




BẾ THỊ THU THƯƠNG


Tên đề tài:

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
TẠI KHU VỰC NHÀ MÁY SẢN XUẤT PHÔI THÉP ĐÚC HỢP KIM
CAO TRÊN ĐỊA BÀN XÃ HOÀNG TUNG
HUYỆN HÒA AN - TỈNH CAO BẰNG


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC



Hệ đào tạo : Liên thông chính quy
Chuyên ngành : Khoa học môi trường
Khoa : Môi trường
Khóa học : 2013 - 2015







THÁI NGUYÊN - 2014
ÐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ÐẠI HỌC NÔNG LÂM



BẾ THỊ THU THƯƠNG



Tên đề tài:

“ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
TẠI KHU VỰC NHÀ MÁY SẢN XUẤT PHÔI THÉP ĐÚC HỢP KIM
CAOTRÊN ĐỊA BÀN XÃ HOÀNG TUNG
HUYỆN HÒA AN - TỈNH CAO BẰNG

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC



Hệ đào tạo : Liên thông chính quy
Chuyên ngành : Khoa học môi trường
Khoa : Môi trường
Lớp : K9 - KHMT
Khóa học : 2013 - 2015
Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Nông





THÁI NGUYÊN - 2014
LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là một khâu quan trọng giúp học sinh,sinh viên trau
dồi,củng cố,bổ sung kiến thức đã học tập được ở trường. Đồng thời cũng giúp
sinh viên tiếp xúc với thực tế đem những kiến thức đã học áp dụng vào thực
tiễn sản xuất. Qua đó giúp sinh viên học hỏi và rút ra kinh nghiệm từ thực tế
để khi ra trường trở thành một cán bộ có năng lực tốt,trình độ lý luận cao,
trình độ chuyên môn giỏi,đáp ứng yêu cầu cấp thiết của xã hội.
Sau một quá trình học tập và rèn luyện tại trường Ðại học Nông Lâm
Thái Nguyên. Ðể có kiến thức và kết quả thực tế đạt được như ngày hôm nay
trước hết em xin cảm ơn các thầy cô giáo trong ban giám hiệu nhà trường và
ban chủ nhiệm khoa môi trường của trường Ðại Học Nông lâm Thái Nguyên.
Ðặc biệt em vô cùng cảm ơn PGS.TS Nguyễn Ngọc Nông đã tận tình hướng
dẫn, chỉ bảo em, giúp đỡ em để hoàn thành khóa luận. Ngoài ra để có kết quả
như ngày hôm nay em vô cùng biết ơn công sinh thành,nuôi dưỡng của cha
mẹ,của những người thân yêu cùng bạn bè đã luôn động viên và cổ vũ em
trong học tập và rèn luyện.
Em xin gửi lời chân thành cảm ơn đến anh Phạm Tường Lâm cán bộ của
Chi cục Bảo vệ Môi trường đã trực tiếp hướng dẫn em trong suốt quá trình
thực tập tại Chi cục Bảo vệ Môi trường tỉnh Cao Bằng và cảm ơn các cô chú,
anh chị trong cơ quan đã tận tình,chỉ bảo,giúp đỡ em trong thời gian thực tập
ở Chi cục Bảo vệ Môi Trường.
Trong suốt quá trình thưc tập và làm khóa luận do bản thân còn thiếu
kinh nghiệm và còn nhiều hạn chế nên em còn nhiều khó khăn trong việc tiếp
cận và áp dụng các kiến thức vào thực tế nên không tránh khỏi những sai sót,
em rất mong nhận được sự giúp đỡ và đóng góp ý kiến của thầy cô để bài em
được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
Thái Nguyên tháng năm 2014

Sinh viên

Bế Thị Thu Thương
MỤC LỤC
PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1

1.1.Đặt vấn đề 1

1.2. Mục tiêu 2

1.3. Yêu cầu 2

1.4. Ý nghĩa của đề tài 2

1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 2

1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn 3

PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 4

2.1.1. Cơ sở lý luận 4

2.1.1.1. Các khái niệm về môi trường 4

2.1.1.2. Những vấn đề trong quản lý môi trường. 4

2.1.1.3. Các cơ sở để xây dựng nên hệ thống quản lý môi trường 6


2.1.1.4. Các công cụ quản lý môi trường 8

2.1.2.Cơ sở thực tiễn 9

2.1.2.1. Tình hình quản lý môi trường trên thế giới 9

2.1.2.2 Tình hình quản lý môi trường ở Việt Nam 10

2.1.3. Cơ sở pháp lý 17

2.2.Tình hình công tác đánh giá HTMT trên thế giới và ở Việt Nam 18

2.2.1. Tình hình công tác đánh giá HTMT trên thế giới 18

2.2.2. Tình hình công tác đánh giá HTMT ở Việt Nam 20

2.2.2.1. Báo cáo HTMT giai đoạn 1994 - 2004 20

2.2.2.2. Báo cáo HTMT giai đoạn 2005 - 2010 21

PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU 26

3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 26

3.1.1.Đối tượng nghiên cứu 26

3.1.2 Phạm vi nghiên cứu 26

3.2 Địa điểm, thời gian thực hiện 26


3.3.Nội dung nghiên cứu 26

3.3.1.Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của xã Hoàng Tung, huyện
Hòa An, tỉnh Cao Bằng. 26

3.3.2. Hoạt động sản xuất sắt xốp và đúc phôi thép hợp kim cao 26

3.3.2.1. Sơ lược về tình hình hoạt động của nhà máy sản xuất phôi thép
đúc hợp kim cao. 26

3.3.2.2 Công nghệ sản xuất 26

3.3.3. Hiện trạng môi trường khu vực nhà máy sản xuất sắt xốp và đúc
phôi thép hợp kim cao. 26

3.3.4. Đề xuất các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm 27

3.4. Phương pháp nghiên cứu 27

3.4.1. Phương pháp thu thập và tổng hợp số liệu thứ cấp 27

3.4.2. Hỏi ý kiến chuyên gia 27

3.4.3. Khảo sát thực địa 27

3.4.4. Phương pháp lấy và phân tích mẫu 27

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 29


4.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của xã Hoàng Tung, huyện Hòa
An, tỉnh Cao Bằng 29

4.1.1.Điều kiện về tự nhiên 29

4.1.1.1. Vị trí địa lý 29

4.1.1.2. Đặc điểm địa hình, địa mạo 29

4.1.1.3. Đặc điểm khí hậu 29

4.1.1.4. Điều kiện thủy văn 30

4.1.1.5. Tài nguyên thiên nhiên 30

4.1.1.6. Hệ sinh thái khu vực 32

4.1.2.Điều kiện kinh tế - xã hội 32

4.1.2.1. Điều kiện kinh tế 32

4.1.2.2. Điều kiện xã hội 32

4.1.2.3 Cơ sở hạ tầng 34

4.2. Hoạt động sản xuất sắt xốp và đúc phôi thép hợp kim cao 35

4.2.1. Sơ lược về tình hình hoạt động của nhà máy 35

4.2.2. Công nghệ sản xuất 36


4.2.2.1. Thiết bị sản xuất 36

4.2.2.2.Đặc điểm công nghệ 37

4.2.2.3. Sơ đồ dây chuyền công nghệ và thuyết minh dây chuyền công
nghệ. 38

4.3. Hiện trạng môi trường khu vực nhà máy sản xuất sắt xốp và phôi
thép hợp kim cao 43

4.3.1. Hiện trạng môi trường không khí 43

4.3.1.1. Nguồn phát sinh khí thải 43

4.3.1.2. Chất lượng môi trường không khí 43

4.3.2. Hiện trạng môi trường nước 44

4.3.2.1.Nước mặt 44

4.3.2.2.Nước thải sinh hoạt 46

4.3.2.3. Nước thải sản xuất 47

4.3.3.Chất thải rắn và chất thải nguy hại 47

4.3.3.1.Chất thải rắn sinh hoạt 47

4.3.3.2.Chất thải rắn sản xuất 47


4.3.3.3.Chất thải nguy hại 49

4.3.4. Đánh giá chung về công tác bảo vệ môi trường của nhà máy sản
xuất sắt xốp và phôi thép đúc hợp kim cao 50

4.3.4.1 Biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trường không khí 50

4.3.4.2.Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước 51

4.4.Đề xuất các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm 51

PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 56

5.1. Kết luận 56

5.2.Kiến nghị 56

TÀI LIỆU THAM KHẢO 58

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1. Tình hình xây dựng báo cáo HTMT cấp tỉnhgiai đoạn 2005 - 2009 22
Bảng 4.1: Dân số xã Hoàng Tung 33
Bảng 4.2: Nguyên, nhiên liệu và năng lượng cho 01 tấn sắt xốp 35
Bảng 4.3: Danh mục các máy móc, thiết bị của nhà máy 36
Bảng 4.4. Kết quả đo và phân tích chất lượng khí thải khu vực nhà máy 44
Bảng 4.5: Kết quả phân tích môi trường nước 45
Bảng 4.6: Kết quả đo và phân tích chất lượng nước thải sinh hoạt văn phòng
của nhà máy Phôi Thép Đúc Hợp Kim Cao 46



DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 4.1. Sơ đồ dây chuyền công nghệ sản xuất sắt xốp 39
Hình 4.2. Sơ đồ dây truyền công nghệ sản xuất phôi thép hợp kim 42



























DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT

HTMT : Hiện trạng môi trường
UNEP : Chương trình Môi Trường liên hợp quốc
TN&MT : Tài nguyên và môi trường
BVMT : Bảo vệ môi trường
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
CTNH : Chất thải nguy hại
PCCC : Phòng cháy chữa cháy
PCGD : Phổ cập giáo dục
MTQG : Môi trường quốc gia






1
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1.Đặt vấn đề
Xã hội loài người đang tiến gần hơn đến sự phát triển bền vững. Đó là
việc vừa phát triển kinh tế hiện đại song song với bảo vệ môi trường.Tuy
nhiên tình trạng ô nhiễm môi trường vẫn đang hoành hành ở khắp mọi nơi
trên hành tinh xanh. Hiện nay có rất nhiều các công ty,nhà máy,xí nghiệp đi
vào hoạt động với nhiều lĩnh vực khác nhau nhưng dù ở lĩnh vực nào cũng
đều gây ô nhiễm tới môi trường. trong đó thép cũng là vật liệu chủ yếu đối
với nhiều ngành công nghiệp,có vai trò quyết định đối với nền công nghiệp

hóa,hiện đại hóa đát nước. Những năm qua,cùng với sự tăng trưởng kinh tế và
đầu tư,nhu cầu thép của Việt Nam đã và đang tăng lên nhanh chóng. Tuy
nhiên sản lượng phôi thép hàng năm chỉ đáp ứng khoảng 40% nhu cầu phôi
của cả nước (năm 2007).
Những năm vừa qua ở Việt Nam,công nghệ luyện phôi thép chủ yếu theo
phương pháp truyền thống là Lò cao-sử dụng quặng,than mỡ trong nước và
than cốc nhập khẩu với giá thành khá cao kèm theo hợp đồng đối lưu quặng
sắt –than cốc dài hạn,cho nên đã bộc lộ những bất cập nhất định và đặc biệt là
công nghệ lò cao gây ô nhiễm môi trường rất lớn. Ngoài ra,phương pháp thứ
hai là công nghệ lò điện với nguyên liệu đầu vào thép phế liệu tận thu trong
nước và nhập khẩu,nguồn sắt, thép phế liệu ở Việt Nam không nhiều nên giá
thành phôi, thép sẽ bị chi phối bởi thị trường nước ngoài. Vì thế mà công ty
đã sáng chế ra hai phương pháp sản xuất mới:“phương pháp sản xuất sắt
xốp”(phương pháp hoàn nguyên trực tiếp quặng sắt)và “phương pháp sản
xuất phôi thép từ sắt xốp”.Công nghệ hoàn nguyên trực tiếp cho phép tạo ra
phôi thép có hàm lượng Cacbon rất thấp,nhờ vậy có thể sản xuất thép hợp kim
và thép hợp kim cao,mặt khác công nghệ này bỏ công đoạn thiêu kết quặng
sắt và luyện than cốc nên giảm thiểu các chất ô nhiễm môi trường và chi phí
sản xuất.Thép hợp kim ngày càng có nhu cầu sử dụng nhiều,nhất là trong các
ngành sản xuất xi măng,xây dựng thủy điện,công nghiệp đóng tàu và công
nghiệp quốc phòng. Bên cạnh thành tựu đó khi nhà máy hoạt động cũng đã
gây ra nhiều ảnh hưởng tới môi trường và sinh vật. Vì vậy em được sự đồng ý

2
của ban giám hiệu nhà trường,Ban chủ nhiệm khoa Môi trường - trường Đại
học Nông Lâm Thái Nguyên. Đồng thời dưới sự hướng dẫn trực tiếp của thầy
giáo PGS.TS Nguyễn Ngọc Nông nên em tiến hành nghiên cứu đề tài:“đánh
giá hiện trạng và giải pháp bảo vệ môi trường tại khu vực nhà máy sản
xuất phôi thép đúc hợp kim cao trên địa bàn xã Hoàng Tung. Huyện Hòa
An. Tỉnh Cao Bằng”. Để đánh giá thực trạng môi trường tại nhà máy sản

xuất và đề ra được những giải pháp góp phần bảo vệ môi trường tại khu vực.
1.2. Mục tiêu
- Đánh giá môi trường khu vực nhà máy nhằm để phát hiện được nguồn
gây ô nhiễm để có biện pháp bảo vệ và kiểm soát ô nhiễm.
-Tìm hiểu công tác cam kết bảo vệ môi trường của nhà máy để phát huy
và thực hiện tốt trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
- Đề xuất các biện pháp quản lý và xử lý vấn đề ô nhiễm môi trường
nhằm giảm thiểu các tác động gây ra cho môi trường và con người, sử dụng
nguồn tài nguyên.
- Đẩy mạnh công tác quản lý môi trường trong hoạt động sản xuất phôi
thép tại nhà máy.
1.3. Yêu cầu
- Nghiên cứu thực trạng môi trường và công tác quản lý môi trường
trong khu vực nhà máy những năm gần đây.
- Đánh giá thực trạng môi trường và công tác bảo vệ môi trường của nhà
máy xem đã đạt được những gì và chưa đạt những gì.
- Đưa ra các giải pháp và kiến nghị đối với hoạt động bảo vệ môi trường
của nhà máy nhằm quản lý tốt hơn cho những năm tới.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Áp dụng kiến thức đã học từ nhà trường vào thực tế
- Giúp bản thân có cơ hội tiếp cận với cách thức thực hiện một đề tài
nghiên cứu khoa học, bổ xung tư liệu cho học tập của mình.

3
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Đánh giá được thực trạng công tác quản lý môi trường của khu vực
nhà máy sản xuất phôi thép.
- Nâng cao nhận thức,tuyên truyền và giáo dục về bảo vệ môi trường cho
mọi cán bộ công nhân viên của nhà máy.

- Đề xuất những giải pháp hiệu quả cho công tác bảo vệ môi trường.



























4
PHẦN 2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Cơ sở lý luận
2.1.1.1. Các khái niệm về môi trường
* Khái niệm về môi trường
Theo Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam:
“Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo
quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, cóảnh hưởng tới đời sống,
sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên”.
* Khái niệm: Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân
tạo bao quanh con người có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát
triển của con người và sinh vật
Môi trường sống của con người theo chức năng được chia thành các loại:
+ Môi trường tự nhiên: Bao gồm các yếu tố tự nhiên như các yếu tố vật
lý, hoá học và sinh học, tồn tại khách quan ngoài ý muốn của con người.
+ Môi trường xã hội: Là tổng thể các quan hệ giữa người với người tạo
nên sự thuận lợi hoặc trở ngại cho sự tồn tại và phát triển của các cá nhân và
cộng đồng loài người.
+ Môi trường nhân tạo: Là tất cả các yếu tố tự nhiên, xã hội do con
người tạo nên và chịu sự chi phối của con người.
Môi trường theo nghĩa rộng là tổng các nhân tố như không khí, nước,
đất, ánh sáng, âm thanh, cảnh quan, xã hội…Có ảnh hưởng tới chất lượng
cuộc sống con người và các tài nguyên thiên nhiên cần thiết cho sinh sống và
sản xuất của con người. Môi trường theo nghĩa hẹp là các nhân tố như: Không
khí, đất, nước, ánh sáng…liên quan tới chất lượng cuộc sống con người ,
không xét tới tài nguyên (Trương Thành Nam, 2006)[10]
2.1.1.2. Những vấn đề trong quản lý môi trường.
Quản lý môi trường là một hoạt động trong lĩnh vực quản lý xã hội, có
tác động điều chỉnh các hoạt động của con người dựa trên sự tiếp cận có hệ

thống và các ky năng điều phối thông tin.

5
Quản lý môi trường là một hoạt động trong lĩnh vực quản lý xã hội, có tác
động điều chỉnh các hoạt động của con người dựa trên sự tiếp cận có hệ thống và
các kỹ năng điều phối thông tin, đối với các vấn đề môi trường có liên quan đến con
người, xuất phát từ quan điểm định lượng, hướng tới sự phát triển bền vững và sử
dụng hợp lý tài nguyên (Nguyễn Ngọc Nông và cs, 2006)[8].
Quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường là một nội dung cụ thể của quản
lý Nhà nước. Đó là việc sử dụng các công cụ quản lư trên cơ sở khoa học,
kinh tế, luật pháp để tổ chức các hoạt động nhằm bảo đảm giữ cân bằng giữa
phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường. Tổng hợp biện pháp luật
pháp,chính sách,kỹ thuật,xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường
sống và phát triển bền vững kinh tế xã hội của quốc gia (Khoa học môi trường
đại cương, Lê Văn Khoa, 2001)[6]
* Mục tiêu trong công tác quản lý môi trường hiện nay:
- Khắc phục và phòng chống suy thoái,ô nhiễm môi trường phát sinh
trong các hoạt động sống của con người.
- Hoàn chỉnh hệ thống văn bản pháp luật bảo vệ môi trường,ban hành
các chính sách về phát triển kinh tế xã hội phải gắn với bảo vệ môi trường,
nghiêm chỉnh thi hành luật BVMT.
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về môi trường từ trung ương
đến điạ phương,công tác nghiên cứu đào tạo cán bộ về môi trường.
- Phát triển đất nước theo các nguyên tắc phát triển bền vững được hội
nghị Rio – 92 thông qua.
- Xây dựng các công cụ hữu hiệu về quản lý môi trường quốc gia, các
vùng lãnh thổ riêng biệt.
* Các nguyên tắc chủ yếu trong công tác quản lý môi trường:
- Hướng tới phát triển bền vững.
- Kết hợp các mục tiêu quốc tế, quốc gia, vùng lãnh thổ và cộng đồng

dân cư trong việc quản lý môi trường.
- Quản lý môi trường xuất phát từ quan điểm tiếp cận hệ thống và cần
được thực hiện nhiều biện pháp và công cụ tổng hợp đa dạng và thích hợp.
- Phòng ngừa tai biến, suy thoái môi trường cần được ưu tiên hơn việc
xử lý phục hồi môi trường nếu để xảy ra ô nhiễm.

6
- Người gây ô nhiễm phải trả tiền.
2.1.1.3. Các cơ sở để xây dựng nên hệ thống quản lý môi trường
* Cơ sở triết học của quản lý môi trường
- Nguyên lý về tính thống nhất vật chất của thế giới gắn tự nhiên, con
người và xã hội thành một hệ thống rộng lớn: “Tự nhiên - Con người - Xã
hội”. Sự thống nhất của hệ thống trên được thể hiện trong các chu trình sinh
địa hóa của 5 thành phần cơ bản: Sinh vật sản xuất; sinh vật tiêu thụ; sinh vật
phân hủy; con người và các chất vô cơ; hữu cơ cần thiết cho sự sống của sinh
vật và con người.
- Tính thống nhất của hệ thống “Tự nhiên - Con người - Xã hội” gắn liền
với quá trình tiến hóa của sinh quyển và lịch sử phát triển của xã hội loài
người. Yếu tố con người là mắt xích quan trọng trong mối quan hệ Tự nhiên -
Con người - Xã hội, yếu tố Xã hội quyết định sự bảo tồn của sự sống trên trái
đất, Nguồn tài nguyên có giá trị khác nhau đối với con người và xã hội loài
người trong từng giai đoạn lịch sử khác nhau. Xã hội ngày càng phát triển thì
việc gắn bó với tự nhiên là điều tất yếu. Cơ sở thống nhất của hệ thống Tự
nhiên - Con người - Xã hội được quy định bởi cấu trúc chặt chẽ liên hoàn của
sinh quyển và bởi cơ chế hoạt động theo nguyên tắc tự tổ chức, tự bảo vệ, tự
điều chỉnh, tự làm sạch của chu trình sinh địa hóa. Vì vậy cần phải có quan
điểm hệ thống và toàn diện trong việc giải quyết các vấn đề môi trường và
quản lý môi trường hiện nay.
- Quan hệ giữa con người và tự nhiên phụ thuộc vào trình độ phát triển
của xã hội loài người. Tự nhiên và xã hội đều có một quá trình phát triển lịch

sử lâu dài và phức tạp. Con người và xã hội ngày cáng phát triển thì những tác
động đến tự nhiên ngày càng gia tăng. Ngược lại, sự phát triển của con người
không tách rời khỏi tự nhiên và mối quan hệ của con người với xã hội loài
người (Nguyễn Ngọc Nông và cs, 2006)[8].
* Cơ sở khoa học – kỹ thuật – công nghệ của quản lý môi trường
Quản lý môi trường là việc thực hiện tổng hợp các biện pháp khoa học,
kỹ thuật, kinh tế, luật pháp, xã hội nhằm bảo vệ môi trường sống và phát triển
bền vững kinh tế, xã hội.

7
Từ những năm 1960 đến nay, nhiều số liệu, tài liệu nghiên cứu về môi
trường đã được tổng kết và biên soạn thành các giáo trình, chuyên khảo.
Trong đó, có nhiều tài liệu cơ sở,phương pháp luận nghiên cứu môi trường,
các nguyên lý và quy luật môi trường.
Nhờ kỹ thuật và công nghệ môi trường, các vấn đề ô nhiễm do hoạt động
sản xuất của con người đang được nghiên cứu,xử lý hoặc phòng tránh, ngăn
ngừa. Các kỹ thuật phân tích,đo đạc,giám sát chất lượng môi trường như kỹ
thuật viễn thám, tin học, được phát triển ở nhiều nước trên thế giới.
Quản lý môi trường là cầu nối giữa khoa học môi trường với hệ thống “
Tự nhiên - Con người - Xã hội” đã được phát triển trên nền phát triển của các
bộ môn chuyên ngành (Nguyễn Ngọc Nông và cs, 2006)[8].
* Cơ sở kinh tế của quản lý môi trường
Quản lý môi trường được hình thành trong bối cảnh của nền kinh tế thị
trường và thực hiện điều tiết xã hội thông qua các công cụ kinh tế.
Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động phát triển và sản xuất của cải vật
chất dều diễn ra với sức ép của sự trao đổi hàng hóa theo giá trị. Loại hàng
hóa có chất lượng tốt và giá thành rẻ sẽ được tiêu thụ nhanh hơn. Trong khi
loại hàng hóa kém chất lượng và đắt sẽ không có chỗ đứng. Vì vậy chúng ta
có thể dùng các phương pháp và công cụ kinh tế để đánh giá và định hướng
hoạt động phát triển sản xuất có lợi cho công tác bảo vệ môi trường.

Các công cụ kinh tế rất đa dạng gồm các loại thuế,phí và lệ phí,cota ô
nhiễm,quy chế đóng góp có bồi hoàn,trợ cấp kinh tế,nhãn sinh thái,hệ thống
các tiêu chuẩn ISO. Một số ví dụ về phân tích kinh tế trong quản lý tài nguyên
và môi trường như lựa chọn sản lượng tối ưu cho hoạt động sản xuất có sinh
ra ô nhiễm, hoặc xác định mức khai thác hợp lý tài nguyên tái tạo (Nguyễn
Ngọc Nông và cs, 2006)[7].
* Cơ sở luật pháp của quản lý môi trường
Cơ sở luật pháp của quản lý môi trường là các văn bản về Luật quốc tế
và Luật quốc gia về lĩnh vực môi trường.
Luật quốc tế về môi trường là tổng thể các nguyên tắc, quy phạm quốc tế
điều chỉnh mối quan hệ giữa các quốc gia, giữa các tổ chức quốc tế trong việc

8
ngăn chặn, loại trừ thiệt hại gây ra cho môi trường của từng quốc gia và môi
trường ngoài phạm vi tàn phá quốc gia.
Các văn bản luật chính thức được hình thành từ thế kỷ XIX và đầu thế
kỷ XX, giữa các quốc gia châu Âu, châu Mỹ và châu Phi. Từ hội nghị quốc tế
về “Môi trường và con người” tổ chức vào năm 1972 tại Thụy Điển và sau
hội nghị thượng đỉnh Rio 92 có rất nhiều văn bản luật quốc tế được soạn thảo
và ký kết.
Trong phạm vi quốc gia, vấn đề môi trường được đề cập trong nhiều bộ
luật, trong đó có Luật bảo vệ môi trường được quốc hội nước Việt Nam thông
qua ngày 27/12/1993, đây cũng là văn bản quan trọng nhất. Chính phủ cũng
ban hành Nghị định 175/CP ngày 18/10/1994 về hướng dẫn thi hành Luật bảo
vệ môi trường và Nghị định 26/CP ngày 26/4/1996 về xử phạt vi phạm hành
chính về bảo vệ môi trường. Bộ luật hình sự, hàng loạt các thông tư, nghị
định, quyết địnhcủa các ngành chức năng về thực hiện luật môi trường đã
được ban hành. Một số tiêu chuẩn môi trường đã được soạn thảo và thông
qua. Nhiều khía cạnh bảo vệ môi trường được đề cập đến trong các văn bản
khác như luật khoáng sản, luật đất đai, luật bảo vệ rừng,

Các văn bản trên cùng với các văn bản về luật quốc tế được nhà nước ta
phê duyệt là cơ sở quan trọng để thực hiện công tác quản lý nhà nước về bảo
vệ môi trường( Nguyễn Ngọc Nông và cs, 2006)[7].
2.1.1.4. Các công cụ quản lý môi trường
Công cụ quản lý môi trường là các biện pháp hành động thực hiện công
tác quản lý môi trường của nhà nước, các tổ chức khoa học và sản xuất. Mỗi
một công cụ có một chức năng và phạm vi tác động nhất định, liên kết và hỗ
trợ lẫn nhau.
Công cụ quản lý môi trường có thể phân loại theo chức năng gồm: Công
cụ điều chỉnh vi mô, công cụ hành động và công cụ hỗ trợ. Công cụ điều
chỉnh vi mô là luật pháp và chính sách. Công cụ hành động là các công cụ có
tác động trực tiếp tới hoạt động kinh tế – xã hội, như các quy định hành chính,
quy định xử phạt v.v và công cụ kinh tế. Công cụ hành động là vũ khí quan
trọng nhất của các tổ chức môi trường trong công tác bảo vệ môi trường.
Thuộc về loại này có các công cụ kỹ thuật như GIS, mô hình hoá, đánh giá

9
môi trường, kiểm toán môi trường, quan trắc môi trường. Công cụ quản lý
môi trường có thể phân loại theo bản chất thành các loại cơ bản sau:
* Công cụ luật pháp chính sách bao gồm các văn bản về luật quốc tế, luật
quốc gia, các văn bản khác dưới luật, các kế hoạch và chính sách môi trường
quốc gia, các ngành kinh tế, các địa phương.
* Các công cụ kinh tế gồm các loại thuế, phí đánh vào thu nhập bằng tiền
của hoạt động sản xuất kinh doanh. Các công cụ này chỉ áp dụng có hiệu quả
trong nền kinh tế thị trường.
* Các công cụ kỹ thuật quản lý thực hiện vai trò kiểm soát và giám sát
nhà nước về chất lượng và thành phần môi trường, về sự hình thành và phân
bố chất ô nhiễm trong môi trường. Các công cụ kỹ thuật quản lý có thể gồm
các đánh giá môi trường, minitoring môi trường, xử lý chất thải, tái chế và tái
sử dụng chất thải. Các công cụ kỹ thuật quản lý có thể được thực hiện thành

công trong bất kỳ nền kinh tế phát triển như thế nào.
2.1.2.Cơ sở thực tiễn
2.1.2.1. Tình hình quản lý môi trường trên thế giới
Nhận thức được ảnh hưởng nguy hại của ô nhiễm môi trường đối với
việc phát triển bền vững, Hội thảo về môi trường và Phát triển bền vững của
Liên Hợp Quốc được tổ chức từ ngày 3/6/1992 đến ngày 14/6/1992 tại Rio De
Janeiro, tại Brazil là một chương trình toàn cầu nhằm giải quyết vấn đề môi
trường và phát triển.
Năm 2002, Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển bền vững diễn ra
tại Johannesburg, Nam Phi với sự tham gia của 109 vị nguyên thủ quốc gia,
hơn 45.000 đại biểu của hơn 190 nước và các tổ chức quốc tế, tổ chức xã hội
khác. Nội dung chính của Hội nghị là thu hẹp khoảng cách giữa các nước giàu
và các nước nghèo trên thế giới, xóa bỏ nghèo đói, nhưng không làm ảnh
hưởng tới môi sinh. Hội nghị đã thông qua hai văn kiện quan trọng: Tuyên bố
chính trị Johannesburg 2002 và kế hoạch thực hiện. Hai văn kiện này khẳng
định sự cấp thiết phải thực hiện phát triển kinh tế trong tương quan chặt chẽ
với bảo vệ môi trường và bảo đảm công bằng xã hội ở tất cả các quốc gia, khu
vực và toàn cầu. Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên phục vụ phát triển kinh tế - xã
hội là nội dung quan trọng trong kế hoạch thực hiện.

10
Tổng chi cho môi trường của các nước thuộc khối liên minh châu Âu EU
là 1,77% GDP, trong đó ngân sách nhà nước chiếm 0,44%; ngành công
nghiệp dịch vụ môi trường chiếm 0,86% và doanh nghiệp chiếm 0,47%. Có
xu hướng chuyển dịch chi BVMT từ nhà nước sang ngành công nghiệp dịch
vụ môi trường. Ví dụ, khu vực Nhà nước nhà nước giảm từ 0,7% xuống còn
0,44% năm 2006 trong khi công nghiệp dịch vụ môi trường tăng từ 0,8% lên
0,86% GDP năm 2006. Nguyên nhân của sự chuyển dịch này là sự tăng
cường tham gia của doanh nghiệp và ngành công nghiệp môi trường. Kết quả
điều tra từ 39 nước cho thấy, mức chi bình quân từ ngân sách nhà nước cho

môi trường là 0,55%GDP. Cao nhất là Jordan(3,7%),tiếp đó là Butan (1,94%),
Trung Quốc(1,49%),Đan Mạch 1,09%. Thấp nhất là Ghana(0,02%). Trong
khu vực châu Á, cao nhất là Trung Quốc(1,49%), Nhật(0,44%),Hàn Quốc
(0,39%). Chi cho môi trường của Việt Nam năm 2010 là 0,386%,cao hơn Lào
(0,06%) và Thái Lan(0,2%) (Tổng cục môi trường- Viện Khoa học quản lý
môi trường )[9]
2.1.2.2 Tình hình quản lý môi trường ở Việt Nam
Tại Việt Nam, quan điểm về áp dụng CCKT trong quản lý môi trường đó
được đề cập trong Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 25/6/1998 của Bộ Chính trị về
tăng cường công tác bảo vệ môi trường (BVMT) trong thời kỳ công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước, Nghị quyết của Bộ Chính trị số 41-NQ/TW ngày
15/11/2004 và gần đây nhất là nghị quyết số 27/BCSĐBTNMT ngày
2/12/2009 của Ban Cán Sự Đảng Bộ TN&MT về việc tăng cường chủ trương
kinh tế hóa ngành TN&MT.
*Thuế và phí môi trường
Thuật ngữ thuế và phí môi trường thường được sử dụng để chỉ khoản thu
với hai mục đích: Tạo động lực giảm phát thải ô nhiễm và tạo nguồn thu cho
ngân sách Nhà nước. Có hai loại thuế/phí môi trường chính: Thuế đánh vào
đơn vị ô nhiễm xả thải ra môi trường (thuế Pigovian), và thuế nguyên liệu/sản
phẩm (hay còn gọi là thuế gián tiếp).
Hiện tại ở Việt Nam, loại thuế/phí đánh vào đơn vị ô nhiễm xả thải ra
môi trường đang được áp dụng dưới hình thức phí BVMT đối với nước thải,
đối với chất thải rắn và khai thác khoáng sản.

11
Phí BVMT đối với nước thải được quy định tại Nghị định 67/2003/NĐ-
CP ngày 13/6/2003. Tuy nhiên, sau hơn 6 năm thực hiện, phí BVMT đối với
nước thải vẫn còn bộc lộ nhiều bất cập. Các cơ quan quản lý còn lúng túng
trong cách thu và tính phí. Các doanh nghiệp cũng tìm cách trốn tránh và nợ
phí. Kết quả là tỷ lệ thu phí nước thải công nghiệp còn thấp. Phí BVMT đối

với chất thải rắn thông thường và chất thải rắn nguy hại được quy định trong
nghị định 174/2007/NĐ-CP ngày 29/11/2007. Ngoài ra, phí vệ sinh được áp
dụng 2003 theo quy định tại Thông tư số 71/2003/TT-BTC ngày 30/7/2003
của Bộ Tài chính. Tuy nhiên, khoản thu từ các khoản phí này không đủ bù
đắp chi phí thu gom, xử lý chất thải rắn. Ngoài ra, các văn bản hiện tại không
quy định rõ trách nhiệm thu phí của các đơn vị, tổ chức nên việc thu phí ở các
địa phương còn gặp nhiều khú khăn.
Phí BVMT đối với khai thác khoáng sản được thực hiện theo Nghị định
số 63/2008/NĐ - CP ngày 13/5/2008 của Chính phủ. Tuy nhiên, việc thu phí
còn gặp nhiều khú khăn do đối tượng phải nộp phí chưa tự giác thực hiện
nghĩa vụ này. Còn tình trạng doanh nghiệp kê khai sản lượng khai thác thấp
hơn thực tế để giảm số phí phải nộp.
Ngoài ba loại phí thuộc nhóm thuế/phí Pigouvan nêu trên còn có Luật
Thuế BVMT mới được thông qua và sẽ có hiệu lực từ tháng 7/2011. Đây là
quy định thuế đánh vào nguyên liệu/sản phẩm, bao gồm 8 nhóm sản phẩm:
xăng dầu, than, môi chất làm sạch chứa HCFC, túi nhựa xốp (túi nilon) và
nhóm hạn chế sử dụng như: thuốc bảo vệ thực vật, thuốc diệt cỏ, thuốc trừ
mối và thuốc khử trùng kho. Một điểm đáng lưu ý là thuế BVMT được định
nghĩa là “loại thuế gián thu, thu vào một số sản phẩm, hàng hóa gây tác động
xấu đến môi trường”. Định nghĩa này là định nghĩa hẹp của thuế BVMT vì
mới đề cập đến loại thuế nguyên liệu/sản phẩm chứ chưa bao hàm loại thuế
đánh vào đơn vị ô nhiễm xả thải ra môi trường. Ưu điểm của việc áp dụng
thuế BVMT đối với nguyên liệu/sản phẩm là dễ tính toán và dễ áp dụng.
Nhược điểm, loại thuế này chỉ khuyến khích gây ô nhiễm mà không khuyến
khích đầu tư xử lý ô nhiễm trong quá trình sản xuất ra sản phẩm đó. Vì vậy,
tác động giảm ô nhiễm của loại thuế này chỉ là tác động gián tiếp (thông qua
việc sản xuất ít đi) chứ không phải tác động trực tiếp vào quá trình phát thải ô

12
nhiễm. Đối với những hàng hóa thuộc loại xa xỉ thì loại thuế này có tác dụng

nhiều trong việc hạn chế ô nhiễm (thông qua hạn chế tiêu dùng/sản xuất)
nhưng với hàng hóa thiết yếu thì loại thuế này ít có tác dụng giảm ô nhiễm.
*Một số công cụ kinh tế khác
Ký quỹ trong hoạt động khai thác khoáng sản theo Quyết định số
71/2008/QĐ-TTg ngày 29/5/2008 của Thủ tướng Chính phủ. Ký quỹ môi
trường đó đem lại những kết quả bước đầu đáng khích lệ trong công tác kiểm
soát ô nhiễm đối với các hoạt động khai thác khoáng sản. Tuy nhiên, việc áp
dụng công cụ này trên thực tế chỉ mới dừng lại các dự án quy mô nhỏ hoặc
còn ở giai đoạn thử nghiệm do công thức dự toán chi phí cải tạo, phục hồi môi
trường, chưa cụ thể, khó thực hiện.
Cơ chế hỗ trợ tài chính cho các các hoạt động BVMT được thực hiện
theo quy định tại Nghị định số 04/2009/NĐ - CP ngày 14/1/2009. Ngoài ra,
thuế xuất nhập khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp cũng có những điều khoản
ưu đãi về thuế cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch
vụ, thiết bị và công nghệ môi trường. Mặc dù đó có cơ chế hỗ trợ tài chính
song chưa có nhiều doanh nghiệp tham gia các hoạt động này vì nhu cầu đầu
tư cho môi trường chưa cao. Nói cách khác, "cầu" cho hoạt động BVMT chưa
đủ cao để kích thích các hoạt động "cung".
Một cơ chế khác là Quỹ Môi trường đó được hình thành nhằm hỗ trợ vốn
cho các doanh nghiệp đầu tư BVMT như: Quỹ Môi trường cấp quốc gia (Quỹ
BVMT Việt Nam, Quỹ Bảo tồn Việt Nam), Quỹ BVMT các tỉnh/TP, Quỹ
Môi trường ngành. Sau một thời gian hoạt động, các quỹ môi trường đó góp
phần đưa nguồn vốn của Nhà nước để thực hiện dự án môi trường hiệu quả;
bước đầu huy động được một phần nguồn lực từ trong và ngoài nước cho các
hoạt động BVMT. Tuy nhiên các quỹ này chưa phát huy hết hiệu quả do
nguồn vốn chưa đủ, các doanh nghiệp chưa có nhiều thông tin về các thủ tục
vay cũng như chưa có áp lực cần vay vốn đầu tư BVMT.
Công cụ công khai hóa thông tin hoạt động môi trường của doanh nghiệp
nhằm tạo áp lực từ cộng đồng và người tiêu dùng đến việc doanh nghiệp tuân
thủ các qui định môi trường cũng đó được áp dụng nhưng mới chỉ ở quy mô

nhỏ trong khuôn khổ một số dự án thử nghiệm tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh,

13
Bắc Ninh và Quảng Nam. Chương trình cấp Nhãn sinh thái đó được Bộ
TN&MT phê duyệt năm 2009 nhằm khuyến khích các mô hình sản xuất và
tiêu thụ các sản phẩm thân thiện với môi trường. Đặt cọc hoàn trả, mặc dù
chưa có quy định của nhà nước nhưng cũng đó được áp dụng có tính tự phát ở
một số lĩnh vực như đặt cọc vỏ chai.
Có thể nói một số lượng đáng kể các CCKT trong quản lý ô nhiễm đó
được triển khai ở Việt Nam. Tuy nhiên, hiệu quả của các công cụ này còn
chưa được như mong đợi do các quy định còn bất cập, năng lực thực hiện còn
hạn chế đặc biệt là các chế tài chưa đủ mạnh để tạo động lực tuân thủ các quy
định này.
*Quản lý môi trường với các doanh nghiệp Việt Nam:
Quá trình hoạt động công nghiệp đó ngày càng làm cạn kiệt tài nguyên, ô
nhiễm môi trường và kết quả là làm suy thoái chất lượng sống của cộng đồng.
Điển hình cho vấn đề môi trường là vụ Vedan (Đồng Nai) và Miwon (Phú
Thọ) đó để lại hậu quả nặng nề mà theo tính toán sơ bộ sẽ mất rất nhiều tiền
bạc và thời gian để có thể phục hồi lại môi trường đó bị ảnh hưởng. Do đó,
bảo vệ môi trường đó trở thành một vấn đề hết sức quan trọng, là một trong
những mục tiêu chính nằm trong chính sách chiến lược của quốc gia. Ngày
nay, vấn đề môi trường đó được nói nhiều hơn, được nhà nước và các bộ
nghành quan tâm hơn, được coi như một yếu tố phát triển song hành cùng
kinh tế. Với tình hình thực tế và nhu cầu không chỉ từ người dân, từ chính phủ
mà chính cả khách hàng cũng mong muốn các tổ chức đối tác làm ăn có trách
nhiệm hơn với môi trường. Một thực tế hiện nay là luật bảo vệ môi trường
Việt Nam chưa thực sự có tính ngăn chặn và răn đe cao và nhiều doanh nghiệp
vẫn có thể lách luật được. Thứ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà cho biết:
“Không chỉ có Vedan, theo thống kê hiện nay, trong số hơn 100 khu công
nghiệp ở Việt Nam có đến 80% đang vi phạm các quy định về môi trường. Bộ

TN&MT đó đang và sẽ tổ chức nhiều đoàn thanh tra đi khắp các địa phương, lập
danh sách đen các cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng, có khả năng bị đóng cửa, trong
đó sẽ đặc biệt chú ý đến các điểm nóng về môi trường hiện nay như sông Thị Vải,
tỉnh Khánh Hoà, lưu vực sông Nhuệ, sông Đáy ” vậy có nghĩa là 80% các khu
công nghiệp hiện vẫn đang nằm ngoài tầm quản lý chặt chẽ về môi trường.

14
Tại Việt Nam năm 1993, nhà nước đó ban hành Luật bảo vệ môi trường
và hiện nay có rất nhiều các văn bản dưới luật và các hướng dẫn về quản lý
môi trường được ban hành và điển hình mới đây nhất là TT 08 về hướng dẫn
đánh giá tác động môi trường, QĐ 23 về chất thải nguy hại, các quyết định về
sử dụng tài nguyên thiên nhiên…
Với mục đích xây dựng và đưa vào áp dụng một phương pháp tiếp cận
chung về quản lý môi trường, tăng cường khả năng đo lường được các kết quả
hoạt động bảo vệ môi trường, tạo điều kiên cho việc nâng cao chất lượng môi
trường cũng như nâng cao hình ảnh tổ chức, năm 1993 tổ chức tiêu chuẩn
quốc tế ISO đó xây dựng bộ tiêu chuẩn ISO 14000 hướng đến thống nhất việc
quản lý môi trường trong tổ chức một cách có hệ thống.
Với một số những ưu điểm vượt trội trong công tác giảm thiểu các rủi ro
môi trường thì hiện nay rất nhiều doanh nghiệp đang muốn tiếp cận với ISO
14000. Thực tế cho thấy để một doanh nghiệp nằm trong khu công nghiệp,
chế xuất xây dựng hệ thống xử lý nước thải đôi khi tốn hang trăm triệu đồng
có khi đến hàng tỷ đồng. Để làm giảm tác động của ô nhiễm doanh nghiệp có
thể có hai lựa chọn, một là đẩy mạnh công tác xử lý đầu ra hai là kiểm soát
thật tốt khâu đầu vào cũng như quá trình sản xuất để giảm thiểu tối đa chất
thải. Thông thường hai cách này được phối kết hợp tuy nhiên do vấn đề môi
trường chưa được các doanh nghiệp quan tâm đúng mức dẫn đến việc kiểm
soát ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất đang còn rất yếu kém kể cả
mặt chuyên môn lẫn quản lý. Qua thống kê rất nhiều các đơn vị thực hiện hệ
thống quản lý môi trường ISO 14001 thỡ thấy rằng doanh nghiệp cú thể

khụng cần đầu tư quá nhiều vào khâu xử lý mà chuyển trọng tâm sang quản lý
thật tốt các quá trình mà có khả năng rủi ro cao về môi trường cũng như có
nguồn thải cao. Việc quản lý như thế sẽ dẫn đến được việc phân loại ngay từ
đầu nguồn chất thải tạo cơ hội cho việc tái chế chất thải đồng thời giảm lượng
chất thải tổng hợp sau sản xuất (rất khó tái chế) tăng giá trị gia tăng cho doanh
nghiệp. Đây cũng là một trong các yếu tố quan trọng góp phần cho doanh
nghiệp tiếp cận dần với sản xuất sạch hơn. Với việc xác định chính xác các
vấn đề môi trường cần quản lý cũng giúp cho nhà quản lý tập trung nguồn lực
để giải quyết vấn đề một cách có hiệu quả nhất, giúp cho người lao động

15
trong tổ chức hiểu được các vấn đề môi trường mà họ đang phải đối mặt khi
đó họ sẽ có các ứng xử tốt hơn với môi trường. Nhà quản lý cũng dễ dàng
trong việc đặt ra được các chính sách, mục tiêu, kế hoạch để đạt được việc
giảm thiểu nguồn chất thải trong hoạt động của mình.
Như vậy để thấy rằng nếu như các tổ chức áp dụng và duy trì tốt hệ
thống quản lý môi trường tốt thì việc giảm dần các tác động môi trường có hại
từ các hoạt động của chính bản thân các tổ chức không phải là khó khăn khi
mà chi phí cho việc xây dựng cũng như duy trì hệ thống quản lý môi trường
này nhỏ hơn rất nhiều so với việc họ phải đầu tư vào công nghệ hoặc chi phí
mà các tổ chức doanh nghiệp phải chi trả cho việc xử lý.
Chi tiêu cho môi trường là một trong những cơ chế đảm bảo nguồn lực
thiết yếu trong công tác quản lý nhà nước về môi trường. Ở Việt Nam, nguồn
tài chính cho bảo vệ môi trường (BVMT) đó được quan tâm. Từ năm 2006
đến nay, chi thường xuyên cho sự nghiệp môi trường từ nguồn ngân sách nhà
nước đó được duy trì ở mức không dưới 1% tổng chi ngân sách nhà nước.
Tuy nhiên, theo một số chuyên gia, mức chi hiện tại còn chưa đáp ứng
được yêu cầu thực tiễn, trong bối cảnh các vấn đề ô nhiễm và suy thoái môi
trường ngày một gia tăng.
Thực tế cho thấy, hầu hết các doanh nghiệp trong nước vẫn cho rằng

BVMT là công việc của Nhà nước và không ít doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài lợi dụng sơ hở của pháp luật Việt Nam để trốn tránh trách nhiệm
BVMT. Người dân chưa thi hành tốt pháp luật về BVMT do nhận thức sai
lệch về vấn đề môi trường. Theo kết quả khảo sát của Bộ Tài nguyên và Môi
trường, có tới 33,9% số người được hỏi cho rằng tài nguyên của Việt Nam là
vô tận; 36,9% cho rằng tài nguyên rừng của Việt Nam là vô tận; 27,55% cho
rằng chỉ nước mặt mới bị ô nhiễm, còn nước ngầm thì không; 29,2% cho rằng
môi trường ở thành phố bị ô nhiễm, còn ở nông thôn thì không. Nhận thức sai
lệch trên là một trong những nguyên nhân khiến cho con người có những
hành vi không thân thiện với môi trường, vi phạm pháp luật BVMT; hiểu biết
của người dân về pháp luật, chính sách BVMT hạn chế, có nhiều quy định về
BVMT mà người dân không biết và cán bộ cũng không biết. Điều này tạo ra
một khoảng cách xa giữa việc ban hành luật và thực thi luật, hình thành nên

16
tâm lý coi thường luật ở người dân. Việc xóa bỏ tâm lý này không phải là
công việc dễ dàng. Theo kết quả khảo sát ở phạm vi hẹp tại Hà Nội về thái độ
ứng xử của người dân đối với hành vi thải rác không đúng nơi quy định của
người khác, chỉ có 12,2% số người được hỏi tỏ thái độ nhắc nhở, có tới 55,1%
không tỏ thái độ gì và 11,25% không chú ý đến hành vi vi phạm đó. Họ cho
rằng, đây là trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường,
không phải của họ; cộng đồng tham gia hoạt động BVMT một cách thụ động.
Trong khi đó, nhiều cơ quan quản lý nhà nước về môi trường chưa thật sự
mạnh dạn trao quyền cho cộng đồng. Kiểu quản lý này làm cho sự tham gia
của cộng đồng vào hoạt động BVMT trở nên bị động, họ chủ yếu chỉ là lực
lượng thực hiện các quyết định quản lý được đưa từ trên xuống. Điều này dẫn
đến hệ quả là, các quyết định quản lý không sát thực tiễn cuộc sống, còn
người dân trở nên thờ ơ và thiếu trách nhiệm giám sát việc thực thi pháp luật
BVMT; công tác truyên truyền, giáo dục về môi trường và BVMT chưa
tốt. Việc vận động nhân dân tích cực tham gia BVMT, vận động họ tự nguyện

thay đổi những thói quen lạc hậu và hình thành những thói quen, nếp sống
thân thiện với môi trường chưa được quan tâm đầy đủ. Các hoạt động BVMT
do nhà trường tiến hành còn mang nặng tính phong trào, hình thức, không
thường xuyên. Tình trạng nhận thức và ý thức BVMT chưa trở thành trách
nhiệm của nhiều người đó gúp phần làm cho mụi trường nước ta ngày càng ô
nhiễm nghiêm trọng. Nhận ra những bất cập nêu trên, Đại hội XI của Đảng
khẳng định: Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, toàn
xã hội và của mọi công dân. Điều này cần sớm được thể chế hóa trong hệ
thống pháp luật BVMT của nước ta.
Thời gian qua, Nhà nước đó ban hành và thực hiện nhiều biện pháp
nhằm khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Trong các văn
bản pháp luật về khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường, chúng ta đặc biệt
chú ý tới (Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ban
hành ngày22/4/2003 Về việc phê duyệt kế hoạch xử lý triệt để cơ sở gây ô
nhiễm môi trường nghiêm trọng) nội dung của Quyết định chỉ rõ: đến năm
2005 phải xử lý triệt để 51 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; đến
năm 2007 tiếp tục xử lý xong 388 cơ sở; đến năm 2012 tiếp tục xử lý xong

×