ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ CHÍNH TRỊ
------------
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP GIÁO TRÌNH
Tên đề tài:
NÂNG CAO THU NHẬP VÀ ỔN ĐỊNH ĐỜI SỐNG
CHO DÂN CƯ VÙNG ĐẦM PHÁ Ở HUYỆN PHÚ
VANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Danh sách sinh viên thực hiện:
1. Nguyễn Văn Thần
Giáo viên hướng dẫn:
TS. Nguyễn Hồ Minh Trang
2. Lê Văn Ánh
3. Đỗ Thị Hải Yến
4. Nguyễn Văn Thạch
5. Phạm Thị Thùy Vân
6. Nguyễn Hữu Hoàng
7. Huỳnh Thị Phương
8. Trần Minh Quý
9. Nguyễn Huyền Sâm
10. Vũ Thị Phượng
Lớp: K45KTCT
Niên khóa: 2011-2015
Huế, 9/2014
1
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài nghiên cứu lần này chúng tôi đã nhận được sự quan tâm
giúp đỡ tận tình về nhiều mặt của các cá nhân, tổ chức và qua đây cho phép chúng tôi
gửi lời cám ơn chân thành nhất tới:
Trước hết, chúng tôi xin chân thành cám ơn sự dìu dắt, dạy dỗ của các Thầy, Cô
giáo trong Trường Đại học Kinh tế, đặc biệt là Thầy, Cơ giáo trong Khoa Kinh tế
chính trị.
Chúng tơi xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Hồ Minh Trang_Cô giáo
trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ chúng tơi trong suốt q trình nghiên cứu, thực hiện và
hồn thành đề tài nghiên cứu khoa học này.
Chúng tơi xin cám ơn sự giúp đỡ, tạo điều kiện trong quá trình điều tra, xin số
liệu của UBND huyện Phú Vang, đặc biệt là phịng Tài chính-Kế hoạch, Chi cục thống
kê huyện Phú Vang.
Cùng với đó là sự giúp đỡ tận tình của các hộ dân cư vùng đầm phá trên địa bàn
huyện Phú Vang đã giúp chúng tôi trong q trình điều tra bảng hỏi. Và cuối cùng
chúng tơi xin cám ơn sự ủng hộ giúp đỡ của người thân, bạn bè để chúng tơi hồn
thành đề tài này.
Do kiến thức cịn hạn chế và thời gian có hạn nên khơng thể tránh khỏi những
thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến và chỉ dẫn của quý Thầy, Cô.
Một lần nữa chúng tôi xin chân thành cám ơn!
Huế, ngày 28 tháng 9 năm 2014.
Nhóm Sinh viên K45KTCT
2
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Tên viết tắt
TN
CNH, HĐH
PV
Trđ
TT
KT-XH
Tên được viết tắt
Thu nhập
Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
Phú Vang
Triệu đồng
Thị trấn
Kinh tế-xã hội.
PHẦN MỞ ĐẦU
3
1. Tính cấp thiết
Vùng đầm phá ở tỉnh Thừa Thiên Huế có diện tích là 22.000 ha với chiều dài
6km được cấu thành bởi các phần lãnh thổ của 5 huyện với 31 xã. Đây là vùng đầm
phá lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Vùng đầm phá Tam Giang có nguồn lợi thủy sản
phong phú với 12 lồi tơm, 18 lồi cua, 233lồi cá (trong đó có 20 -23 lồi được coi là
có giá trị kinh tế cao). Sản lượng khai thác bình quân hàng năm là 2.500 tấn, cùng với
sản lượng nuôi trồng và khai thác trên biển đã đóng góp gần 50% tồn bộ kim ngạch
xuất khẩu của tỉnh. Vùng đầm phá cịn có vai trị to lớn đối với nghề ni trồng thủy
sản, là vị trí chiến lược giao thông, du lịch quan trọng, là nơi sinh sống của trên 30%
dân số của tỉnh Thừa Thiên Huế.
Dân cư ở đây có điều kiện thuận lợi về nguồn tài nguyên phong phú của khu vực
đầm phá, nhưng thu nhập và đời sống còn nhiều bấp bênh, với trình độ văn hóa cịn
thấp nên việc nâng cao thu nhập và ổn định đời sống của cư dân vùng đầm phá cịn
gặp nhiều khó khăn. Khả năng tiếp cận với giáo dục y tế còn hạn chế, thêm vào đó là
nỗi lo về đau ốm, bệnh tật và hiện nay thế hệ tương lai của họ vẫn đang đứng trước
tình trạng đó, với trình độ nhận thức cịn hạn chế. Chính vì vậy, việc nâng cao thu
nhập và ổn định đời sống của cư dân vùng đầm phá còn gặp nhiều khó khăn. Vậy vấn
đề đặt ra là cần làm gì để nâng cao thu nhập và ổn định đời sống cho dân cư vùng đầm
phá nói chung và dân cư vùng đầm phá huyện PV nói riêng?
Đó cũng chính là lý do chúng tơi chọn đề tài “Nâng cao thu nhập và ổn định đời
sống cho dân cư vùng đầm phá huyện PV, tỉnh Thừa Thiên Huế” làm đề tài thực tập
giáo trình lần này.
2. Tổng quan về các cơng trình nghiên cứu
Trên phương diện lý thuyết lẫn thực tiễn đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về
thu nhập và đời sống trên nhiều khía cạnh và nhiều phạm vi nghiên cứu khác nhau của
nhiều tác giả như:
- Chuyên đề “ Điều tra phương tiện, công cụ khai thác biển và đầm phá” của ủy
ban nhân dân tỉnh do Sở thủy sản thực hiện.
4
- Hội thảo khoa học về “ Đầm phá Thừa Thiên Huế” do bộ khoa học công nghệ
môi trường, trung tâm khoa học tự nhiên và bộ thủy lợi tổ chức.
- “ Thực trạng đời sống, lao động và việc làm của người dân vạn đò sau khi định
cư lên ở phường Kim Long, thành phố Huế” , Phạm Thị Liễu thực hiện ; Nguyễn Ngọc
Châu hướng dẫn. Huế ; 2013.
- “ Một số vấn đề lao động việc làm và đời sống của người lao động Việt Nam
hiện nay” do TS.Đinh Đặng Định chủ biên (NXB Lao động, Hà Nội, 2004).
- “ Vấn đề lao động, việc làm và thu nhập của nơng dân nước ta hiện nay”, tạp
chí nghiên cứu kinh tế số 2/298,2/2011 do Viện kinh tế Việt Nam-Viện khoa học xã
hội Việt Nam-tác giả Trần Minh Yến.
- “Thu nhập đời sống, việc làm của người dân có đất bị thu hồi để xây dựng các
KCN, khu đô thị, kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, Các chương trình cơng cộng phục vụ
lợi ích quốc gia”, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội 20007. Nghiên cứu này được thực
hiện tại 8 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Hà Tây, Đà Nẵng, thành phố
Hồ Chí Minh, Bình Dương và Cần Thơ.
- “Nâng cao thu nhập cho người lao động ở nông thôn huyện Hà Trung tỉnh
Thanh Hóa”, Vũ Thị Thái, trường ĐHKT Huế, khoa KTCT, 18/5/2011.
- “Nâng cao thu nhập cho người dân tái định cư ở thành phố Huế, tỉnh Thừa
Thiên Huế”, Nguyễn Thị Huyên, trường ĐHKT Huế, khoa KTCT, 5/2013.
Tuy nhiên đến nay chưa có đề tài nào nghiên cứu việc nâng cao thu nhập và ổn
định đời sống ở huyện Phú Vang một cách chi tiết và cụ thể. Vì vậy, đề tài được
nghiên cứu trên cơ sở gợi mở và tìm ra cách giải quyết yêu cầu mà đề tài đặt ra.
5
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
3.1 Mục tiêu
Đề tài được nghiên cứu nhằm phân tích và đánh giá thực trạng thu nhập và đời
sống của dân cư vùng đầm phá ở huyện PV, tỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn 2009
– 2013, từ đó rút ra những hạn chế và đề xuất những giải pháp khả thi nhằm nâng cao
thu nhập và ổn định đời sống cho dân cư vùng đầm phá ở huyện PV, tỉnh Thừa Thiên
Huế đến năm 2020.
3.2 Nhiệm vụ
Cư dân vùng đầm phá ở huyện PV, tỉnh Thừa Thiên Huế. Đề tài tập trung tìm
hiểu tình hình thu nhập và đời sống dân cư vùng đầm phá ở huyện PV, tỉnh Thừa
Thiên Huế.
4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu của đề tài
Không gian: địa bàn huyện PV, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Thời gian: giai đoạn năm 2009 đến năm 2013 và đề xuất giải pháp đến năm 2020.
Nội dung: đề tài tập trung làm rõ thực trạng thu nhập và đời sống của dân cư
vùng đầm phá và đề xuất giải pháp nâng cao thu nhập và ổn định đời sống cho dân cư
vùng đầm phá ở huyện PV, tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020
5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
- Phương pháp thu thập thông tin:
+ Số liệu thứ cấp: được thu thập từ các văn bản, báo cáo tình hình kinh tế - xã hội
của huyện PV và tỉnh Thừa Thiên Huế, niên giám thống kê huyện PV năm 2012…; từ
các nguồn tài liệu khác như: Internet, các đề tài khoa học liên quan đến thu nhập và ổn
định đời sống, sách, báo,…
+ Số liệu sơ cấp: Trên cơ sở số lượng các hộ dân vùng đầm phá trên địa bàn
huyện PV, nhóm tác giả chọn ra 70 hộ dân ở vùng đầm phá của huyện PV để phỏng
vấn và khảo sát. Cụ thể là trong 70 phiếu khảo sát dân cư vùng đầm phá, có 15 phiếu
6
khảo sát tại TT Phú Đa, 25 phiếu khảo sát tại xã Phú Mỹ, 10 phiếu khảo sát tại xã Phú
Xuân, 20 phiếu khảo sát tại xã Phú An.
- Phương pháp phân tích thống kê:
Khi đã thu thập được số liệu sơ cấp tác giả phân chia thành các nhóm, chọn ra những
vấn đề liên quan với nhau sau đó tính số phiếu, tỷ lệ phần trăm, lập bảng, vẽ biểu đồ. Phân
tích các nguồn tư liệu, số liệu có sẵn về thực trạng để phục vụ nghiên cứu.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Đề tài làm rõ tình hình kinh tế-xã hội của địa phương, chỉ ra sự cần thiết phải
nâng cao thu nhập và ổn định đời sống cho dân cư vùng đầm phá huyện PV, tỉnh Thừa
Thiên Huế.
Đánh giá thực trạng thu nhập và đời sống, từ đó đưa ra những giải pháp nâng cao
thu nhập và ổn định đời sống của dân cư vùng đầm phá huyện PV, tỉnh Thừa Thiên
Huế trong thời gian tới.
7. Kết cấu đề tài
Đề tài ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, đề
tài gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về thu nhập và đời sống.
Chương 2: Thực trạng về thu nhập và đời sống của dân cư vùng đầm phá ở huyện
Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Chương 3: Giải pháp nhằm nâng cao thu nhập và ổn định đời sống của dân cư
vùng đầm phá ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.
7
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ
THU NHẬP VÀ ĐỜI SỐNG
1.1. Cơ sở lí luận về thu nhập và đời sống
1.1.1. Khái niệm về thu nhập
Thu nhập là phần chênh lệch giữa khoản thu về và khoản chi phí bỏ ra. Về bản
chất, theo nghĩa rộng thu nhập gồm 2 phần hợp thành: thù lao cần thiết( tiền lương,
tiền cơng,và các khoản thu phụ cấp mang tính chất tiền lương,...) và phần có được từ
thặng dư sản xuất( hoặc lợi nhuận).
“ Thu nhập là các khoản thu mà các nhân tố sản xuất nhận được như tiền lương,
tiền cơng, phí, hoa hồng, lợi nhuận, tiền tơ, lợi tức và lãi suất”.[ 1,289 ]
“ Thu nhập là nhận được tiền nong, của cải từ một công việc nào đó, làm nhiều
thu nhập nhiều, thu nhập ngày càng tăng, hay là khoản tiền bạc, của cải thu nhập được
trong khoản thời gian nhất định”. [ 2,1593 ]
“ Thu nhập có thể hiểu là cơ hội tiêu dùng và tiết kiệm và một đối tượng có được
trong một khung thời gian cụ thể. Với đối tượng là hộ gia đình và cá nhân, thì thu hập
là tổng tiền lương, tiền công, lợi nhuận, tiền lãi, địa tô và những lợi tức khác mà họ có
đươc trong một khoảng thời gian nhất định. [ 12,12 ]
Từ các định nghĩa trên, có thể đưa ra các định nghĩa chung nhất là: “ Thu nhập là
tổng các giá trị tài sản và của cải được biểu hiện dưới hình thức tiền tệ mà chủ thể nào
đó trong nền KT-XH tạo ra và nhận được từ các nguồn lao động, tài sản hay đầu tư
thơng qua q trình phân phối tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân trong một
khoảng thời gian nhất định”.[ 8,5] Xác định thu nhập của một lao động có ý nghĩa rất
quan trọng, thơng qua thu nhập của mỗi lao động có thể đánh giá được mức sống của
họ trong từng giai đoạn cụ thể.
1.1.2. Quan niệm về đời sống
Đời sống xã hội là một phức thể những hoạt động sống của con người nhằm đáp
ứng nhu cầu của con người. Một lát cắt dọc tưởng tượng sẽ chia đời sống con người
làm hai mảng: đời sống vật chất và đời sống tinh thần. Dưới góc nhìn trừu tượng hóa
8
đời sống vật chất bao gồm toàn bộ hoạt động thỏa mãn các nhu cầu vật chất, làm nên
sự tồn tại của con người. Tương tự, đời sống tinh thần hình thành trên cơ sở những
hoạt động thỏa mãn nhu cầu tinh thần để nâng cái tồn tại sinh vật ấy lên tầm xã hội.
[15, 162 ]
1.1.3. Vai trò của thu nhập đối với dân cư
Vấn đề ổn định và nâng cao thu nhập là điều kiện để nâng cao đời sống cơ bản
cho người dân. Vấn đề này càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc ổn định
cuộc sống của cư dân vùng đầm phá.
1.1.3.1. Ổn định đời sống
Đa số người dân vùng đầm phá đều có trình độ văn hóa thấp, khơng có tay nghề,
khơng có vốn để tự tạo việc làm. Ngồi ra, ở vùng đầm phá chủ yếu tập trung đánh bắt
và nuôi trồng thủy sản nên thu nhập của họ còn phụ thuộc vào nguồn tài nguyên của
vùng đầm phá. Vì vậy, việc nâng cao thu nhập giúp họ giải quyết những khó khăn
trước mắt, cải thiện cuộc sống, tạo điều kiện để tiếp cận với giáo dục, y tế cũng như
lâu dài hướng tới việc ổn định đời sống vật chất và tinh thần giúp họ dễ dàng hòa nhập
vào cuộc sống chung trong sự phát triển của xã hội.
1.1.3.2. Xóa đói giảm nghèo và tệ nạn xã hội
Trình độ học vấn thấp, khơng có tay nghề, khơng có vốn để tự tạo việc làm,
những công việc ở vùng đầm phá không đáp ứng đủ nhu cầu việc làm... là những trở
ngại lớn đối với dân cư vùng đầm phá, những cơng việc mà họ thường làm là các cơng
việc địi hỏi sức chịu đựng tốt, không ổn định mà thu nhập khơng cao, trong khi giá cả
hàng hóa trên thị trường ngày càng tăng, các khoản chi tiêu cho cuộc sống ngày càng
cao, người dân vùng đầm phá vẫn trong tình trạng nghèo, cuộc sống bấp bênh và trình
độ dân trí vẫn cịn nhiều hạn chế.
Chi tiêu hạn hẹp, nhiều gia đình khơng có đủ điều kiện cho con cái tiếp cận,
hưởng thụ những giá trị vật chất và tinh thần mà xã hội hiện có: ăn uống, giáo dục, y
tế,...nhiều tệ nạn xã hội cũng từ đó xuất hiện như:trộm cắp, đánh nhau,nghiện game
online, ma túy, mại dâm,... Ngoài ra, phần lớn dân cư ở đây chỉ làm việc quanh năm
9
với nghề đánh bắt thủy sản, họ phải phụ thuộc vào nguồn lợi từ tự nhiên nên cuộc sống
bấp bênh, không ổn định nhu cầu cơ bản của cá nhân gặp nhiều hạn chế, mặc cảm vì
nghèo, dễ bị tổn thương, vì thế con cái họ dễ sa vào các tệ nạn xã hội.
Nâng cao thu nhập cho dân cư vùng đầm phá để họ thoát nghèo, ổn định cuộc
sống, tránh xa các tệ nạn xã hội. Bởi lẽ, đồng tiền với họ không chỉ để trang trải các
nhu cầu cơ bản của cuộc sống mà còn là bước đệm để họ tiếp cận với các giá trị về mặt
tinh thần cần thiết cho nhu cầu phát triển của con người, giúp họ xoa dịu những tổn
thương về tinh thần.
1.1.3.3. Tạo nguồn vốn sản xuất
Nguồn vốn sản xuất rất quan trọng với người dân nói chung và dân cư vùng đầm
phá nói riêng. Vốn giúp người dân tiến hành các hoạt động sản xuất, buôn bán, chăn
nuôi, tạo việc làm để nâng cao thu nhập.... Tuy nhiên từ trước đến nay đời sống của
dân cư vùng đầm phá vẫn gặp nhiều khó khăn vì thiếu vốn sản xuất, nay mặt dù có
chính sách vay vốn ưu đãi nhưng họ vẫn gặp nhiều trở ngại khi tiếp cận với các nguồn
vốn này vì nhiều lý do trong đó điều kiện nổi bật đó là khơng có tài sản thế chấp. Nâng
cao thu nhập cho dân cư vùng đầm phá tạo động lực để họ lao động sáng tạo, thúc đẩy
sản xuất từ đó thúc đẩy xã hội phát triển.
Bên cạnh đó, từ trước đến nay đời sống và nhận thức của dân cư vùng đầm phá
còn thấp nên việc tiếp xúc với những tiến bộ của xã hội hiện nay còn nhiều hạn chế,
mặc cảm với xã hội là điều không thể tránh khỏi, tâm lý lo ngại không trả được vốn
vay cũng là lý do mà dân cư ở đây khó tiếp cận được vốn.
1.1.3.4. Cải thiện đời sống, góp phần thực hiện công bằng xã hội
Thu nhập của dân cư vùng đầm phá cao sẽ làm cho cá nhân và gia đình sẽ ít bị
ảnh hưởng bởi lạm phát, không bị tổn thương do thiên tai, lũ lụt. Thu nhập của dân cư
vùng đầm phá tăng góp phần cho thu nhập quốc dân tăng, từ đó phúc lợi xã hội, dịch
vụ công cộng được chú ý hơn, cơ sở vật chất được nâng cấp, sản xuất ngày càng phát
triển, sản lượng đánh bắt và nuôi trồng ngày càng tăng, thu hút lao động địa phương
đầu tư sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân nơi đây.
10
Đồng thời tạo cơ hội bình đẳng về nơi ở, việc làm, văn hóa, y tế, giáo dục và các
dịch vụ xã hội khác; xóa đi sự cách biệt về điều kiện vật chất và tinh thần, hướng tới
việc những dân cư vùng đầm phá hiểu quyền lợi và trách nhiệm của mình mà tự giác
tham gia vào quá trình xây dựng phát triển và ổn định cuộc sống cho dân cư đầm phá.
Tóm lại, vấn đề nâng cao thu nhập và ổn định đời sống cho dân cư vùng đầm phá
là vơ cùng thiết yếu vì nó khơng chỉ làm cho nền kinh tế tăng trưởng và phát triển, mà
cịn góp phần làm ổn định xã hội, giảm thất nghiệp và các tệ nạn xã hội, đồng thời
cũng góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tăng tỷ trọng trong ngành lao
động, dịch vụ, tăng giá trị trong ngành nông nghiệp.
1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập
1.1.4.1. Tài nguyên thiên nhiên
Đất nông nghiệp
Trong nông nghiệp, ở bất cứ ngành nghề gì thì đất đai có vị trí rất quan trọng.
Đất đai khơng chỉ là chỗ dựa, chỗ đứng của lao động như ở các nghành khác mà còn
cung cấp thức ăn cho cây trồng và thông qua sự phát triển của trồng trọt tạo điều kiện
cho ngành chăn ni phát triển. Do đó, đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu, quan trọng
không thể thay thế được của sản xuất nông nghiệp. Nếu con người biết sử dụng đất đai
hợp lý và có hiệu quả thì sẽ làm tăng sức sản xuất của đất đai từ đó làm tăng năng suất
của cây trồng vật nuôi. Đất đai được sử dụng một cách manh mún, phân tán khơng
những gây khó khăn cho sản xuất nơng nghệp mà còn ảnh hưởng tới việc làm của lao
động nơng thơn.
Khí hậu thời tiết.
Nước ta là một nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa, đồng thời là nước hoạt động
chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp, hoạt động sản xuất nơng nghiệp mang tính thời vụ
và phụ thuộc rất lớn vào thời tiết khí hậu. Chính vì vậy, điều kiện tự nhiên ảnh hưởng
rất lớn tới kết quả sản xuất cũng như là thu nhập của người dân.
11
Do điều kiện địa lý, địa hình cũng như đặc điểm khí hậu, thời tiết của mỗi vùng
khơng giống nhau cho nên nó đã tạo nên một hệ thống cây trồng, vật nuôi đa dạng ở
mỗi địa phương khác nhau. Nước ta thuộc vùng khí hậu nhiệt đới pha tính chất ôn đới,
số giờ nắng trong năm khá cao và nhiều đặc trưng khác rất thuận lợi cho việc nuôi và
đánh bắt thủy hải sản, tăng lên thời gian hoạt động trong các ngành nghề có liên quan
đến nước. Nhờ những ưu thế đó, mà người dân ở các đầm phá trong cả nước có nguồn
thu nhập ổn định hơn.
Bên cạnh những thuận lợi trên, các hoạt động sản xuất ở đầm phá nước ta cũng
gặp phải nhiều khó khăn ảnh hưởng xấu đến năng suất: bão, lũ lụt, hạn hán, sạt lỡ
đất, ... Vì thế, ở các địa phương cần có các chính sách, phương pháp hợp lý để giải
quyết những vấn đề khó khăn trên, giúp người dân chủ động đối phó với thiên tai, bão
lũ.
1.1.4.2. Trình độ phát triển kinh tế - xã hội
Phát triển KT-XH là quá trình nâng cao điều kiện sống về vật chất và tinh thần
của con người qua việc sản xuất của cải vật chất, cải thiện quan hệ sản xuất, nâng cao
chất lượng văn hóa. Các nguồn lực chính để phát triển KT-XH là: vị trí địa lý và tài
nguyên thiên nhiên, dân cư và nguồn lao động, đường lối phát triển KT-XH và cơ sở
vật chất kỹ thuật.
Trình độ phát triển KT-XH có ảnh hưởng lớn đến thu nhập của người dân nói
chung và người dân vùng đầm phá nói riêng. Địa phương có tốc độ phát triển KT-XH
cao sẽ có nguồn ngân sách để hỗ trợ người dân nâng cao thu nhập và ổn định đời sống,
có vốn để tạo việc làm, thu hút nhiều lao động, tạo cơ hội tìm kiếm cơng ăn việc làm
cho người cịn thất nghiệp, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.
1.1.4.3. Cơ chế và chính sách
Các chính sách liên quan đến việc nâng cao thu nhập cho dân cư vùng đầm phá
có thể nói như sau:
+ Chính sách hỗ trợ về vốn
12
+ Chính sách định cư, nhà ở
+ Chính sách giáo dục, tạo việc làm và tập huấn nâng cao trình độ
Những chính sách này đóng vai trị quan trọng và là yếu tố có tác động mạnh mẽ,
đảm bảo sự thành công của chiến lược nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống cho dân
cư vùng đầm phá.
Vì vậy, có thể nói chính sách đúng đắn sẽ tạo động lực thúc đẩy người dân sản
xuất, mở rộng sản xuất,... từ đó tạo việc làm, nâng cao thu nhập và ổn định đời sống
cho dân cư.
1.1.4.4. Dân số và lao động
Đa số dân cư đầm phá ở tỉnh Thừa Thiên Huế thuộc diện đói nghèo,ngồi nghề
đánh bắt ni trồng thủy sản và làm nông nghiệp, các nghề thủ công nghiệp vẫn tự
cung tự cấp.Trình độ dân trí vùng cịn rất thấp, hiện nay vấn đề phổ cập giáo dục đang
đặt lên hàng đầu, năm học 2013 - 2014, tổng số học sinh đến trường 33.921 học sinh.
Trong đó: nhà trẻ 1.278 cháu, mẫu giáo 6.041 cháu; tiểu học 14.984 học sinh, trung
học cơ sở 11.618 học sinh. Đội ngũ cán bộ, giáo viên hiện nay có 2517 người; Trong
đó, Mầm non: 633 người, Tiểu học: 996 người, trung học cơ sở: 871 người, Phịng
Giáo Dục – Đào Tạo: 17 người. Ngồi ra, có 49 nhân viên bảo vệ hợp đồng (Tiểu học:
32 người, trung học cơ sở: 17 người).
Tạo nhiều cơ hội cho người dân có cơng ăn việc làm ở địa phương mà cịn khiến
khích và hỗ trợ cho các hộ đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài nhằm nâng cao thu
nhập.
1.1.4.5. Tuổi tác và phong tục tập quán
Tuổi tác và phong tục tập quán ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập của thành phố huế
nói chung, dân cư vùng đầm phá huyện PV nói riêng. PV là một trong những huyện có
lực lượng lao động đồi dào, cơ cấu dân số trẻ cho nên khả năng phát triển khu vực đầm
phá rất thuận lợi nhằm ổn định đời sống của gia đình, bên cạnh đó tín ngưỡng cuả dân
13
cư nơi đây rất sâu đậm hướng vào nghề đánh bắt trên đầm phá, với những trắc ẩn của
thiên nhiên vốn chứa đựng những yếu tố thần linh, vơ hình, siêu hình.
1.1.4.6. Thị trường và giá cả
Thị trường là yếu tố quan trọng, quyết định đến mở rộng việc làm và tăng thu
nhập của người lao động. Nhưng vấn đề về thị trường đối với các cư dân ở đầm phá là
khá khó khăn, do đa số các hộ trong vùng đều hoạt động trong lĩnh vực này, ít có nhu
cầu dẫn đến dư thừa sản phẩm nên phải tiếp cận qua các thị trường khác, gây tiêu tốn
nhiều chi phí, giảm thu nhập làm cho đời sống người dân càng khó khăn thêm. Vì
vậy, để ổn định thu nhập và việc làm cho người dân, vai trò của nhà nước nói chung,
địa phương nói riêng là cực kỳ quan trọng trong việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản
phẩm.
Giá cả thủy, hải sản là nhân tố quyết định đến thu nhập của cư dân xung quanh
vùng đầm phá khi khối lượng sản xuất như nhau.Tính chất mùa vụ, tính vùng và giá
của các sản phẩm khác ảnh hưởng cực lớn đến nguồn cung thủy sản làm cho giá cả của
chúng thường bấp bênh gây khó khăn cho người dân. Vì vậy, cần có sự can thiệp của
chính phủ nhằm ổn định giá cả, nâng cao thu nhập cho người dân.
1.1.4.7. Trình độ học vấn và trình độ chun mơn
Đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng lao động. Trong sản xuất
nơng nghiệp, trình độ kỹ thuật của người lao động, tiêu chuẩn, chất lượng của sản
phẩm quyết định đến năng suất, sản lượng cây trồng vật ni. Trong sản xuất cơng
nghiệp và dịch vụ trình độ của người lao động quyết định đến năng suất lao động, chất
lượng, tiêu chuẩn sản phẩm và hàng hóa dịch vụ. Do đó, trình độ chun mơn của
người lao động sẽ gắn liền với chất lượng của các cơ sở đào tạo nghề. Trình độ tay
nghề càng cao của người lao động thì khả năng chuyển đổi nghề nghiệp càng lớn.
1.1.4.8. Vấn đề về giới
Sự bất bình đẳng giới trong thu nhập là sự khác biệt giữa thu nhập của lao động
nam và lao động nữ mặc dù có cùng các đặc tính năng lực và năng suất lao động. Phân
tích bất bình đẳng giới trong thu nhập là q trình phân tích thơng tin về thu nhập giữa
14
nam và nữ nhằm đảm bảo rằng các lợi ích phát triển và các nguồn lực được sử dụng và
phân phối một cách hiệu quả và công bằng cho cả nam giới và phụ nữ, đồng thời
lường trước và tránh được các tác động tiêu cực mà quá trình phát triển có thể có đối
với phụ nữ hoặc đối với mối quan hệ giới.
Bất bình đẳng giới trong thu nhập vừa là một trong những căn nguyên gây ra
nghèo đói vừa là yếu tố cản trở lớn đối với quá trình phát triển. Những xã hội có sự
bất bình đẳng giới lớn và kéo dài thường phải trả giá là sự nghèo đói, tình trạng suy
dinh dưỡng, đau ốm và những nỗi cực khổ khác ở mức độ lớn hơn. Tăng trưởng kinh
tế sẽ mang lại hiệu quả đối với sự giảm mức độ nghèo đói ở những xã hội có sự bình
đẳng giới ở mức độ cao hơn. Bất bình đẳng trong thu nhập giữa hai giới ngăn cản sự
phát triển bình đẳng gây ra sự khơng hiệu quả trong việc sử dụng các nguồn lực trong
xã hội.
Vì vậy việc nghiên cứu về tình trạng bất bình đẳng giới trong thu nhập có ý
nghĩa quan trọng khơng chỉ trong việc hướng tới sự bình đẳng trong xã hội mà cịn
góp phần tìm kiếm các biện pháp để nâng cao hiệu quả và hiệu lực của tăng trưởng
kinh tế xã hội.
Ở Việt Nam, 70% phụ nữ trong độ tuổi lao động (từ 16 đến 55 tuổi) tham gia vào
lực lượng lao động và chiếm 52% so với nam giới. Song phụ nữ chỉ chiếm 40% tổng
số lao động được trả lương. Việt Nam là nước chịu ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo
với tư tưởng trọng nam khinh nữ nên dễ thấy sự bất bình đẳng giới trong thu nhập có
ngun nhân lớn ở tư tưởng bất bình đẳng giới. Nhưng bên cạnh đó, các quy định luật
pháp về lao động theo hướng bảo vệ người phụ nữ và đi sâu vào vấn đề giới tại Việt
Nam cịn có nhiều vấn đề chưa phù hợp. Trên thực tế, nhà nước ta đã có chính sách
nhằm bảo vệ và đảm bảo công bằng giữa lao động nam và nữ về cơ hội nghề nghiệp
cũng như hưởng chế độ lao động.
1.1.4.9. Nghề nghiệp và việc làm
Nghề nghiệp và việc làm là một trong những yếu tố quyết định đến mức thu nhập
của dân cư. Một trong những đặc trưng nổi bật của dân cư vùng đầm phá là đánh bắt
và nuôi trồng thủy hải sản, đây là việc làm phụ thuộc lớn vào điều kiện tự nhiên, kinh
15
nghiệm và kiến thức của dân cư. Trong khi đó, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ
nông nghiệp-thủ công nghiệp-dịch vụ sang dịch vụ-thủ công nghiệp-nông nghiệp là
yêu cầu cấp thiết của sự phát triển. Nhưng trình độ học vấn và nhận thức của dân cư
vùng đầm phá còn rất hạn chế, nó phần nào ảnh hưởng đến nghề nghiệp và việc làm
của họ nên nó ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập, với cơ chế thị trường chuyển biến
một cách chóng mặt như hiện nay thì việc khơng nắm được thông tin kịp thời về thị
trường là một trong những thiệt thòi lớn cho người dân. Nghề nghiệp thì chỉ tập trung
vào đánh bắt ni trồng nhưng thiếu kiến thức và khả năng tạo ra việc làm thì khả
năng nâng cao thu nhập sẽ gặp nhiều khó khăn.
1.1.5. Những vấn đề nhằm nâng cao thu nhập và ổn định đời sống
1.1.5.1. Hỗ trợ vốn phát triển sản xuất
Vốn là nhân tố quan trọng để đầu tư mở rộng sản xuất. Vốn được đầu tư vào sản
xuất và dùng vào mục đích khác nhau như nhu cầu sinh sống trước mắt, nếu vốn được
sử dụng có hiệu quả sẽ thu hút được nhiều lao động, tạo việc làm và tăng thu nhập cho
người dân. Đối với bất kỳ ngành nghề gì, lĩnh vực gì thì vốn là một vấn đề đầu vào rất
quan trọng nó có thể chi phối đến vấn đề thu nhập. Để thu nhập ngày càng nâng cao
thì việc sử dụng vốn thế nào đóng một vai trị quyết định, đồng thời nguồn vốn trong
q trình sản xuất phụ thuộc rất nhiều vào việc hỗ trợ của các chính sách của địa
phương, chính phủ và các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Để giúp người dân làm ăn hiệu quả, có đủ vốn sản xuất nhằm đem lại hiệu quả
cao, thu nhập ổn định thì ở các địa phương thường cho vay vốn với lãi suất thấp hoặc
có nơi cho vay mà khơng cần hồn trả. Các chính sách cho vay vốn đến các hộ nơng
dân vay vốn theo dự án, vay vốn tính chất thơng qua hội đồng nơng dân, hội phụ nữ,
Đồn thanh niên đã tạo điều kiện mở rộng ngành nghề tạo thêm nhiều việc làm và
nâng cao thu nhập cho người dân. Nhờ đó đời sống nhân dân nhiều hộ đã đi lên, tỷ lệ
hộ nghèo đã và đang giảm.
Các chính sách đầu tư với phương châm “nhà nước và nhân dân cùng làm” đã
huy động nguồn vốn của trung ương và địa phương nhất là nguồn vốn trong nhân dân
vào xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông nông thôn hệ thống điện, các cơng trình thủy
16
lợi tưới tiêu, vì thế năng suất cây trồng vật ni được nâng cao. Từ những chính sách
đó người dân có thể tự tin đầu tư vào việc sản xuất, nhằm nâng cao thu nhập, đời sống
của cư dân cũng ngày được nâng cao.
1.1.5.2. Chuyển đổi cơ cấu việc làm
Trong thời buổi ngày nay, việc làm được xem là một trong những vấn đề cấp
bách cần được giải quyết. Có được việc làm đã khó, tìm được việc phù hợp với trình
độ của mình nhưng muốn có thu nhập cao thì càng khó hơn.
Ở những vùng nơng thơn họ thường làm việc chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp
với các trang thiết bị thô sơ, lạc hậu, làm bằng sức người là chính vì vậy thu nhập đưa
lại khơng cao, đồng thời cịn mất thời gian, tốn kém chi phí. Từ thực tiễn đó cũng như
theo đường lối và chính sách của Đảng là đẩy mạnh phát triển theo hướng CNH,HĐH
nên vấn đề việc làm cần được chuyển dịch theo hướng hoạt động nhiều trong lĩnh vực
công nghiệp và dịch vụ, giảm thiểu hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp nhằm nâng
cao thu nhập của từng cá nhân, từ đó thúc đẩy đời sống vật chất cũng như tinh thần
cho người dân.
1.1.5.3. Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật
Trong quá trình hội nhập quốc tế, vấn đề khoa học cơng nghệ hồn tồn chi phối
đến năng suất lao động. Khi biết ứng dụng tốt các tiến bộ khoa hoc công nghệ của các
nước thành công, biết thay đổi trang thiết bị cho phù hợp, hiện đại thì vấn đề thu nhập
được giải quyết một cách dễ dàng.
Có nhiều doanh nghiệp, dù bỏ ra một số lượng tiền khá lớn đầu tư cho các trang
thiết bị, kỹ thuật nhưng cuối cùng đầu ra thu lại chẳng được nhiêu, cũng chỉ vì khơng
biết cách sử dụng vốn cho hợp lý. Việc vận dụng các tiến bộ khoa học công nghệ là rất
quan trọng, nếu phù hợp thì sẽ đem lại năng suất cao, dẫn đến nâng cao được thu nhập
so với khi chưa vận dụng các phương pháp tiến bộ và hiệu quả.
1.1.5.4. Thực hiện chính sách tạo việc làm và tập huấn nâng cao tay nghề
17
Để có được thu nhập cao thì ngồi những vấn đề trên thì trình độ chun mơn
cũng đóng vai trị quan trọng. Nhận thức rõ điều đó, chính phủ và quan chức ở các địa
phương ln đưa ra các chính sách, các phương pháp huấn luyện để người lao động
nâng cao được năng suất.
1.2. Kinh nghiệm thực tiễn về nâng cao thu nhập và ổn định đời sống cho dân cư
ở một số địa phương
1.2.1. Kinh nghiệm một số địa phương về nâng cao thu nhập và ổn định đời sống
- Kinh nghiệm giải quyết việc làm tăng thu nhập cho người dân nơng thơn ở
huyện Hạ Hịa tỉnh Phú Thọ.
Hạ Hịa là huyện nơng nghiệp, trình độ lao động thấp với trên 70% lao động chưa
qua đào tạo, đời sống nhân dân cịn nhiều khó khăn, người nghèo khơng có điều kiện
học nghề, tiếp cận với khoa học kỹ thuật. Khắc phục những hạn chế đó, trong những
năm qua huyện đã chú trọng công tác dạy nghề, đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
Đặc biệt huyện đã chủ động thành lập ban chỉ đạo, tổ chức rà soát, xác định nhu cầu
học và phối hợp với các cơ sở dạy nghề trong và ngoài huyện mở các lớp đào tạo
nghề. Kết quả giai đoạn 2005 – 2012 đã mở 93 lớp dạy nghề nông nghiệp và phi nông
nghiệp cho gần 3.300 lao động về các kỹ thuật chăn nuôi, thú y, bảo vệ thực vật, nuôi
trồng thủy sản, phòng trừ dịch hại tổng hợp, mộc dân dụng, chế biến gỗ và lâm sản,
xây dựng, gò hàn, điện, may mặc,… Đến nay, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo có việc
làm đạt 80%, một số lao động sau khi học nghề tham gia vào xuất khẩu lao động được
các đơn vị tuyển dụng đánh giá cao.
Thực hiện chủ trương khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển, trong
những năm qua, huyện đã chủ động mở rộng sản xuất, quy mô sản xuất với nhiều
thành phần kinh tế tham gia trên các lĩnh vực, chú trọng chế biến gỗ, lâm sản, chè,
kinh doanh thương mại, xây dựng, vận tải,… Bình qn mỗi năm có khoảng 1.300
người được giải quyết việc làm, trong đó khoảng 400 người tìm được việc làm tại chỗ.
Riêng xuất khẩu lao động, hàng năm có trên 200 lao động đi làm việc ngồi nước, số
tiền gửi về đạt trên 50 tỷ đồng/năm, đã góp phần tích cực phát triển kinh tế. Đến nay,
hầu hết các gia đình có con em đi xuất khẩu lao động đều thoát nghèo.
18
Để công tác giải quyết việc làm đạt hiệu quả sâu rộng hơn nữa, ngoài việc tuyên
dương, khen thưởng các mơ hình kinh tế, sản xuất đạt hiệu quả cao, huyện cịn chủ
trương nhân rộng mơ hình. Do đó, cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, đến nay đã có
nhiều hộ vươn lên làm giàu, thốt nghèo, có tích lũy và thu nhập ổn định, kinh tế khá
giả, tạo được vốn tái đầu tư vào sản xuất, tạo việc làm cho các lao động trong và ngoài
địa phương. Cuộc sống của người dân Hạ Hòa đã và đang thay đổi từng ngày, thua
nhập được nâng cao và đời sống kinh tế giáo dục được nâng lên rõ rệt.
- Kinh nghiệm huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương
Nam Sách là một huyện đơng dân, mật độ dân số cao: bình qn 1.164
người/km2. Trước thời kỳ đổi mới, Nam Sách là một huyện có cơ cấu kinh tế nơng
nghiệp, nơng thơn chiếm tỷ trọng lớn. Tính đến năm 2000 kinh tế nơng nghiệp chiếm
57%, công nghiệp và xây dựng chiếm 11,6%, dịch vụ chiếm 31,4%. Cơ cấu hạ tầng
kinh tế -xã hôi, môi trường sinh thái ở nông thôn chưa được quan tâm đúng mức, hộ
nghèo còn chiếm tỷ lệ cao, tới 15%. Tỷ lệ người thiếu việc làm và thất nghiệp cịn cao.
Trong hồn cảnh đó Nam Sách đã thực hiện một số biện pháp giải quyết việc làm và
thu nhập sau đây:
- Một là, chú trọng đầu tư phát triển công nghiệp vừa và nhỏ thuộc nhiều thành
phần kinh tế. Trong năm 2000 có 10 doanh nghiệp nhà nước và ngồi nhà nước, 5
cơng ty trách nhiệm hữu hạn và xí nghiệp, hợp tác xã ra đời và thu hút hàng ngàn lao
động với mức thu nhập cao và ổn định.
- Hai là, khôi phục, phát triển làng nghề, khuyến khích lập doanh nghiệp mới.
huyện đã tập trung khơi phục, phát triển làng nghề truyền thống, nhân thêm được một
số nghề mới, khuyến khích thành lập hàng trăm doanh nghiệp tư nhân.
- Ba là, đẩy nhanh phát triển kinh tế tồn diện, bền vững theo sản xuất hàng hóa
trong tiến trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thôn.
Để thúc đẩy sản xuất phát triển nông nghiệp phát triển, huyện đã tập trung đẩy
mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng giảm tỷ trọng lao động
trong nông nghiệp, tăng tỷ trọng khu vực lao động công nghiệp và dịch vụ. Thực hiện
19
áp dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp để tăng năng suất và chất
lượng cây trồng, vật ni.
Tóm lại, bằng cách tập trung phát triển kinh tế, đột phá ở những khâu trọng điểm
như: chyển đổi cơ cấu kinh tế, xây dựng các xí nghiệp cơng nghiệp và mở rộng tìm
kiếm thị trường, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.Nam Sách đã thành công
trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế của huyện tăng trưởng, giải phóng được mọi tiềm
năng, mở ra nhiều ngành nghề mới, tạo nhiều việc làm, giảm đáng kể sức ép lao động
và việc làm sau nhiều năm khó khăn “chao đảo”, tìm cách đi ra và đi lên cho nền kinh
tế của huyện. Những thành công và những bài học kinh nghiệm trên đây của Nam
Sách cần được nghiên cứu vận dụng.
1.2.2. Bài học kinh nghiệm rút ra
Từ thực tiễn giải quyết vấn đề có tính điển hình ở hai huyện Hạ Hịa và Nam
Sách, có thể rút ra một số kinh nghiệm để huyện PV có thể tham khảo trong giải quyết
việc làm và thu nhập trên các nội dung chủ yếu sau đây:
- Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa nông nghiệp, nông thôn.
- Xây dựng hệ thống cơ chế chính sách đầu tư thơng thống để tạo nên sức hút
đầu tư, lựa chọn đầu tư những ngành nghề có công nghệ phù hợp với điều kiện tự
nhiên của PV như: cơng nghiệp khai thác và chế biến khống sản, nuôi trồng và đánh
bắt thủy hải sản, kinh doanh du lịch.
- Khôi phục và phát triển nghề truyền thống, du nhập và phát triển các ngành
nghề mới.
- Đẩy mạnh công tác đào tạo lao động có tay nghề để tham gia xuất khẩu lao
động, tạo ra nhiều cơ chế chính sách để thu hút đầu tư tạo việc làm nâng cao thu nhập
cho người dân. Đặc biệt, tạo việc làm cho nhiều người thiếu việc làm, những người có
số giờ làm việc dưới 35 tiếng một tuần có nhu cầu tìm kiếm việc làm được làm và tăng
thu nhập cho người dân.
20
21
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ THU NHẬP VÀ ĐỜI SỐNG CỦA DÂN CƯ
VÙNG ĐẦM PHÁ Ở HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
2.1. Đặc điểm tự nhiên - kinh tế - xã hội của huyện Phú Vang
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên – xã hội của huyện Phú Vang
2.1.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Vị trí địa lý
PV là huyện đồng bằng ven biển và đầm phá của tỉnh Thừa Thiên Huế. PV có vị
trí địa lý khá thuận lợi, nằm liền kề thành phố Huế - là trung tâm tỉnh lỵ- một đô thị
lớn của miền Trung và cả nước; nằm trên các trục đường giao thông quan trọng của
vùng và của tỉnh như quốc lộ 49A, 49B, tỉnh lộ 18, 2, 3, 10A, 10B, 10C, 10D và các
tuyến trục ngang nối các tuyến tỉnh lộ với quốc lộ, tạo thành hệ thống giao thơng thuỷ,
bộ hợp lý.
Với vị trí địa lý khá thuận lợi, PV được đánh giá là một trong những huyện có
điều kiện khá thuận lợi cho việc giao lưu, trao đổi kinh tế, văn hóa với các huyện trong
tỉnh và với các địa phương khác trong vùng và cả nước.
Địa hình, đất đai
PV thuộc vùng đất trũng, có diện tích đầm phá lớn, đất đai bị chia cắt bởi hệ
thống sơng ngịi, đồi cát khơng thuận lợi cho phát triển hệ thống đường bộ và đường
thủy. Diện tích tự nhiên 27.987,03 ha, trong đó đất nơng nghiệp 12.448,12 ha, đất phi
nông nghiệp 14.236,05 ha, đất chưa sử dụng 1.302,86 ha.
Đất đai của huyện PV chủ yếu là đất nông nghiệp và mặt nước nuôi trồng thủy
sản. Tiềm năng đất chưa khai thác còn khá lớn, chiếm 32,3% tổng diện tích đất tự
nhiên. Nhìn chung, địa hình có thể chia làm 3 vùng chính sau: vùng cồn cát ven biển;
vùng đầm phá; vùng đồng bằng.
Điều kiện khí hậu
PV nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng, ấm của bùng ven biển, có
hai mùa mưa, nắng rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 8 năm trước đến tháng giêng năm sau,
lượng mưa hằng năm khá lớn, tập trung chủ yếu vào các tháng 9,10,11 và 12 chiếm
22
75-80% lượng mưa cả năm, gây úng lụt ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, nuôi
trồng, khai thác thủy sản, cũng như đời sống của nhân dân. Mùa nắng gió Tây – nam
khơ nóng oi bức, bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 8, lượng bốc hơi cao nhất từ tháng 2 đến
tháng 4 (lúc nước thủy triều thấp). Nhiệt độ khơng khí trung bình dao động từ 25,30C
đến 27,80C.
Là huyện ven biển, đầm phá nên PV cịn có đặc thù của hệ sinh thái ven bờ, hàng
năm có mưa to, gió bão nên cần chú ý khai thác DL ở mùa nắng khơ.
Thủy văn, mạng lưới sơng ngịi
Trong phạm vi huyện PV, hệ thống sơng ngịi trải dài và ơm kín khắp địa bàn
huyện, bắt nguồn từ sơng Hương, sông Như Ý, sông Phổ Lợi chảy qua các xã Phú
Thượng, Phú Dương, Phú Mậu, Phú Thanh và Thị Trấn Thuận An đổ ra biển. Sông An
Cựu, Lợi Nông, Thiệu Hóa và sơng Đại Giang chảy qua các xã Phú Mỹ, Phú Hồ, Phú
Lương, Phú Đa, Vinh Thái, Vinh Hà…xuôi về đầm Cầu Hai trước khi tưới mát cho
các đồng ruộng của các xã.
Ngồi hệ thống sơng ngịi PV cịn có nhiều đầm phá nước lợ như: đầm Hà Trung,
đầm Thủy Tú, đầm Sam, đầm Chuồng và một phần phía Bắc đầm Cầu Hai nối liền
nhau thơng qua Phá Tam Giang rộng lớn.
Khoáng sản
PV tài nguyên khoáng sản khơng nhiều, một số loại điển hình như Titan ở xã Phú
Diên, có chất lượng tốt đang được khai thác song quy mơ khơng được lớn.
Ngồi ra, ở thị trấn Phú Đa – Phú Thứ, huyện PV cịn có cát trắng và đặc biệt là
nguồn tài ngun nước khống nóng Mỹ An là nguồn tiềm năng cho phát triển dịch vụ
DL nghỉ dưỡng và chữa bệnh.
2.1.1.2. Đặc điểm xã hội
Dân số và lao động
Năm 2014 dân số trung bình tồn huyện có 182.336 người, trong đó có 85.830
lao động, mật độ dân số bình quân 652 người/km2. dân số đô thị chiếm 19,07%. Thành
phần dân số, nam chiếm 52,79%, nữ chiếm 47,21%. Dân cư phân bố không đều, tập
23
trung chủ yếu ở các xã đồng bằng ven thành phố Huế, thị trấn, ven biển và ven các
trục đường giao thơng. Nơi có mật độ dân số cao nhất là xã Phú Hải, xã Phú Dương,
xã Phú Thượng, Phú Mậu (khoảng 1627-2584 người/km2); nơi có mật độ dân số thấp
nhất là xã Phú Xuân, Vinh Thái, Phú Xuân, Vinh Xuân, chỉ có 301-396 người/km2.
Đặc điểm văn hóa, xã hội
PV là huyện giáp thành phố Huế, có mật độ dân số đông, dân cư sinh sống lâu
đời, ổn định và tổ chức, quản lý xã hội đã có nề nếp. Nhân dân có tinh thần cần cù,
chịu khó, sáng tạo trong lao động; đoàn kết xây dựng phát triển quê hương; có truyền
thống đấu tranh với thiên nhiên và đấu tranh bảo vệ quê hương đất nước. Đặc biệt sức
mạnh đoàn kết cộng đồng đã thể hiện rất rõ khi quê hương, đất nước gặp thiên tai,
thảm họa. Tuy nhiên, trình độ dân trí cịn hạn chế, khơng đồng đều giữa các vùng,
nguồn lao động dồi dào nhưng tỷ lệ được đào tạo nghề còn thấp, đời sống một bộ phận
dân cư cịn gặp khó khăn.
2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế của huyện Phú Vang
Trong giai đoạn 2009- 9/2014, tình hình kinh tế-xã hội huyện PV vẫn tạo được
những chuyển biến tích cực, đạt được những thành tựu quan trọng trên tất cả các khía
cạnh sau:
2.1.2.1 Tăng trưởng kinh tế
Trong giai đoạn 2008-2013 nền kinh tế của huyện phát triển theo chiều hướng
tích cực, ln duy trì với tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định trong những năm qua là
17,6%/năm. Trong năm 2013, dù gặp rất nhiều khó khăn nhưng kinh tế huyện PV vẫn
duy trì ở mức tăng trưởng khá cao; trong đó: dịch vụ đạt 2.210,3 tỷ đồng, tăng 24,85 so
với năm 2012; Giá trị sản xuất Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp duy trì mức tăng
trưởng khá, giá trị sản xuất Cơng nghiệp –tiểu thủ công nghiệp thực hiện năm 2013
(theo giá thực tế) đạt 593,77 tỷ đồng, tăng 14,9% so với năm 2012. Trong đó, kinh tế
cá thể: 530,301 tỷ đồng, kinh tế tư nhân: 56,943 tỷ đồng, kinh tế tập thể: 6,525 tỷ
đồng. Tổng giá trị sản xuất nông lâm ngư nghiệp thực hiện năm 2013 đạt 1.082,98 tỷ
đồng, bằng 99,8% kế hoạch năm, tăng 2,8% so với cùng kỳ năm trước. Cơng tác xây
dựng Đảng, chính quyền, mặt trận và các đồn thể có nhiều chuyển biến tích cực, An ninh
– Quốc phòng được tăng cường và giữ vững.
24
2.1.2.2. Cơ cấu kinh tế
Trong giai đoạn qua, cơ cấu kinh tế huyện chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng
dần tỷ trọng dịch vụ - công nghiệp và giảm dần tỷ trọng nông lâm ngư nghiệp.
Bảng 2.1: Cơ cấu kinh tế phân theo ngành kinh tế của huyện Phú Vang
giai đoạn 2008 – 2013
Năm
Tổng số
Nông, lâm nghiệp và thủy sản
CN và xây dựng
Dịch vụ
2008
100
27,3
34,2
38,5
2009
100
26,3
34,2
39,5
2010
100
25,6
34,3
40,0
2011
100
27,2
31,8
41,0
2012
100
23,3
31,9
44,8
2013
100
22,7
30,6
47,7
Nguồn: niên giám thống kê huyện PV năm 2013.
Từ bảng 2.1, ta có thể thấy trong cơ cấu kinh tế giai đoạn 2009-2013 có những
chuyển biến khá rõ rệt. Trong đó, lĩnh vực dịch vụ tăng từ 39,5% năm 2009 lên 47,7%
năm 2013, tăng 8,2%, trong khi đó cơng nghiệp-xây dựng giảm từ 34,2 % xuống cịn
30,6% năm 2013. Chiều hướng tích cực thể hiện là tỷ trọng của ngành nơng, lâm, ngư
ngày càng có xu hướng giảm dần, giảm từ 26,3% xuống còn 22,7% năm 2013, giảm
3,6 %.
2.1.2.3. Thu-chi ngân sách và tài chính-tín dụng
25