Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

tình hình thu hút và sử dụng nguồn vốn oda ở tỉnh quảng trị giai đoạn 2009 – 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (425.57 KB, 36 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN

THỰC TẬP NGHỀ NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
THỰC TRẠNG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG
NGUỒN VỐN ODA CỦA TỈNH QUẢNG TRỊ
GIAI ĐOẠN 2009 - 2013
Giáo viên hướng dẫn: Nhóm sinh viên thực hiện:
ThS. Mai Chiếm Tuyến Nhóm 02
ThS. Hồ Tú Linh Lớp: K45A KHĐT
CN. Lê Thị Thanh Nga
CN. Hoàng Thị Liễu
Huế, 09/2014
1
Thực tập nghề nghiệp
DANH SÁCH NHÓM 2
1.Ngô Thị Mai
2. Nguyễn Thị Lan Anh
3. Trương Thị Quý
4. Đinh Thị Thùy
5. Lê Thị Thanh Ngọc
6. Lương Thị Thùy Trang
7. Phạm Ánh Nương
8. Cù Thị Thanh Xuân
9. Nguyễn Thị Hảo
10. Võ Thị Quỳnh
11. Nguyễn Tiến Tài
Nhóm thực hiện: 02
Thực tập nghề nghiệp


12. Hồ Lưu Phước TháiLỜI CẢM ƠN
Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, chúng em xin gửi đến quý Thầy Cô Khoa Kinh tế-
Phát triển nói riêng và các Thầy Cô trong trường Đại học Kinh tế Huế nói chung đã
cùng với tri thức và tâm huyết của mình để truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho
chúng em trong suốt quá trình học tập tại trường. Và đặc biệt, trong học kỳ này Khoa
đã tổ chức cho chúng em được tiếp cận với thực tế, vận dụng kiến thức học được để
quan sát thực tiễn phát triển Kinh tế-Xã hội của tỉnh Quảng Trị nói riêng và các địa
phương khác nói chung. Từ đó chúng em có cách nhìn và tiếp cận thực tế một cách
khoa học, sâu sắc hơn. Qua đó học hỏi, tiếp tục tích lũy kiến thức trong thời gian học
tập còn lại tại trường và vận dụng để hoàn thành tốt bài luận cuối khóa.
Chúng em xin chân thành cảm ơn thầy ThS. Mai Chiếm Tuyến, cô ThS. Hồ Tú
Linh, cô Lê Thị Thanh Nga, cô Hoàng Thị Liễu đã tận tâm hướng dẫn chúng em trong
đợt đi thực tế này. Nhờ sự chu đáo, nhiệt tình của thầy, cô mà chúng em đã được gặp
gỡ, giao lưu nói chuyện, nghe báo cáo của Ban quản lý Khu kinh tế, Phòng Tài chính-
Kế hoạch của tỉnh Quảng Trị, UBND phường Đông Giang-TP Đông Hà- tỉnh Quảng
Trị và cũng như được đi làm việc trực tiếp tại địa phương. Đó là những kiến thức và
kinh nghiệm quý báu cho chúng em học hỏi và vận dụng sau này. Bên cạnh đó chúng
em được cô thầy tạo mọi điều kiện tốt nhất trong ăn ở, sinh hoạt, học tập trong suốt
quá trình đi thực tế để cả đoàn có đợt thực tế hiệu quả, an toàn và thành công.
Nếu không có những lời hướng dẫn, dạy bảo, giúp đỡ của cô thầy thì em nghĩ bài
thu hoạch này của chúng em sẽ rất khó để có thể hoàn thiện. Một lần nữa chúng em
xin chân thành cảm ơn quý thầy cô.
Bài thu hoạch được thực hiện trong khoảng thời gian khá ngắn. Bước đầu đi vào
thực tế, tìm hiểu về tình hình thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA của một tỉnh, kiến
thức của chúng em còn nhiều hạn chế và còn nhiều bỡ ngỡ. Do vậy, không tránh khỏi
những thiếu sót là điều chắc chắn, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý
báu của quý Thầy Cô và các bạn trong lớp để kiến thức của chúng em trong lĩnh vực
này được hoàn thiện hơn.
Nhóm thực hiện: 02
Thực tập nghề nghiệp

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
ODA Hỗ trợ phát triển chính thức
WB Ngân hàng Thế giới
ADB Ngân hàng phát triển Châu Á
EU Liên minh Châu Âu
JBIC Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản
JICA Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản
PTNT Phát triển nông thôn
VSMT Vệ sinh môi trường
HĐND Hội đồng nhân dân
UBND Ủy ban nhân dân
NSNN Ngân sách nhà nước
BQLDA Ban quản lý dự án
TW Trung ương
KCN Khu công nghiệp
KTTKĐB Kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo
Nhóm thực hiện: 02
Thực tập nghề nghiệp
DANH MỤC CÁC BẢNG

Nhóm thực hiện: 02
Thực tập nghề nghiệp
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Nhóm thực hiện: 02
Thực tập nghề nghiệp
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Tình hình thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA là một đề tài khá hấp dẫn và lôi
cuốn, chính vì vậy nhóm đã lựa chọn đề tài này và cố gắng tìm hiểu, nghiên cứu các
vấn đề liên quan đến các chương trình, dự án đầu tư nói chung và các chương trình, dự

án ODA nói riêng của tỉnh Quảng Trị. Nhưng do hạn chế về thời gian cũng như khó
khăn trong việc xin số liệu của cơ quan nên bài báo cáo còn nhiều thiếu sót. Tuy
nhiên, nhóm sẽ cố gắng cung cấp thông tin đầy đủ nhất mà nhóm đã thu thập được
giúp các bạn cũng như các giáo viên hiểu rõ được một phần nào đó về tình hình thu
hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ chính thức ODA của tỉnh Quảng Trị. Trong nội dung
nghiên cứu, đầu tiên sẽ là phần khái quát về đặc điểm tự nhiên, tình hình kinh tế chính
trị-xã hội của vùng. Qua đó đánh giá những thuận lợi và khó khăn của tỉnh trong việc
thu hút vốn đầu tư.
Phần nội dung về tình hình thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA của tỉnh, nhóm
sẽ chú trọng đánh giá, phân tích tình hình thu hút cũng như sử dụng nguồn vốn ODA
thông qua các sơ đồ, bảng biểu từ số liệu mà nhóm đã thu thập được từ các nguồn
cung cấp. Nhóm sẽ dẫn chứng, đưa ra ví dụ cụ thể về các dự án ODA tiêu biểu cũng
như các dự án đang triển khai tại tỉnh. Nhóm cũng đã tìm hiểu về các chính sách định
hướng, giải pháp của các cấp chính quyền địa phương nhằm giải quyết những khó
khăn còn tồn tại trong việc thu hút các dự án đầu tư ODA cũng như công tác xúc tiến
các đầu tư. Cuối cùng, nhóm sẽ đưa ra phần nhận xét kết luận chung nhàm khái quát
lại nội dung nghiên cứu, từ đó đưa ra đề xuất, kiến nghị thích hợp để tỉnh có thể áp
dụng, góp phần nâng cao hiệu quả thu hút vốn đầu tư nói chung cũng như thu hút vốn
đầu tư ODA nói riêng để góp phần thúc đẩy nền kinh tế địa phương phát triển. Bài báo
cáo còn nhiều thiếu sót, nhóm mong giáo viên và các bạn góp ý để bài làm hoàn chỉnh
hơn cả về nội dung lẫn hình thức.
Qua quá trình điều tra nghiên cứu tình hình phát triển kinh tế xã hội của thành
phố Đông Hà – Quảng Trị. Cùng những số liệu đã thu thập được tại Sở kế hoạch đầu
tư tỉnh Quảng Trị, với đề tài: “ Tình hình thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA ở tỉnh
Quảng Trị giai đoạn 2009-2013” chúng tôi đã nhận ra vai trò to lớn của nguồn vốn
ODA đối với tình hình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Trị, cùng đó cũng nhận
thấy được những mặt khó khăn của tỉnh trong thu hút vốn đầu tư, từ đó đưa ra những
giải pháp phù hợp nhằm thu hút vốn đầu tư nói chung và vốn ODA nói riêng.
7
Nhóm thực hiện: 02

Thực tập nghề nghiệp
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước với mục tiêu phấn đấu đến
năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp đã đi được một chặng
đường khá dài. Nhìn lại chặng đường đã qua có thể thấy rằng chúng ta đã đạt được
những thành tựu đáng tự hào, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao. Không
những đạt được những thành tựu về mặt kinh tế, mà các mặt của đời sống văn hóa-xã
hội, giáo dục, y tế cũng được nâng cao rõ rệt, tình hình kinh tế chính trị ổn định, an
ninh quốc phòng được giữ vững, các mối quan hệ hợp tác quốc tế ngày càng được mở
rộng. Đạt được những thành công đó, bên cạnh việc khai thác hiệu quả các nguồn lực
trong nước thì sự hỗ trợ từ bên ngoài cũng đóng một vai trò quan trọng. Trong đó viện
trợ phát triển chính thức (ODA) của các quốc gia và tổ chức quốc tế hết sức to lớn.
Tỉnh Quảng Trị là một ví dụ điển hình, trong những năm qua ODA đã giúp cho tỉnh
tiếp cận những thành tựu khoa học công nghệ hiện đại, phát triển nguồn nhân lực, điều
chỉnh cơ cấu kinh tế và tạo ra hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội tương đối hiện đại.
Tuy vậy, để nâng cao hiệu quả thu hút cũng như sử dụng có hiệu quả hơn nữa nguồn
vốn ODA thì tỉnh cần phải có những định hướng phù hợp với bối cảnh hiện nay.
Vì vậy, với mong muốn có một cái nhìn sâu sắc hơn, toàn diện hơn về nguồn vốn
ODA trong sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, đồng thời cũng tìm ra những thách
thức, khó khăn trong việc thu hút cũng như sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA của
tỉnh để từ đó đưa ra những giải pháp, kiến nghị phù hợp tới các ban ngành tỉnh Quảng
Trị. Nhóm đã lựa chọn đề tài “ Tình hình thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA ở
tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2009 – 2013”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
 Làm rõ cơ sở lý luận, và thực tiễn của nguồn vốn ODA.
 Phân tích, đánh giá tình hình thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA địa bàn tỉnh Quảng
Trị.
 Đánh giá tác động của nguồn vốn ODA đến phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Quảng
Trị.

 Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA trong lĩnh vực nông
nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
3. Phương pháp nghiên cứu
8
Nhóm thực hiện: 02
Thực tập nghề nghiệp
Trong bài có sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích số liệu bằng các bảng
biểu, biểu đồ từ những số liệu đã thu thập được, phương pháp so sánh để làm rõ nội
dung nghiên cứu.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: tình hình thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA của tỉnh Quảng
Trị.
- Thời gian: giai đoạn 2009 – 2013.
9
Nhóm thực hiện: 02
Thực tập nghề nghiệp
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Khái niệm ODA
ODA được hiểu là các khoản viện trợ không hoàn lại hoặc cho vay ưu đãi của
các tổ chức quốc tế, Chính phủ các nước (thường là các nước phát triển) dành cho
Chính phủ một nước (thường là nước đang phát triển) nhằm giúp chính phủ nước đó
phát triển kinh tế xã hội.
1.2. Các hình thức ODA
a. ODA viện trợ không hoàn lại là hình thức cung cấp ODA không phải hoàn trả lại cho
nhà tài trợ.
b. ODA vốn vay là hình thức cung cấp ODA phải hoàn trả lại cho nhà tài trợ với các điều
kiện ưu đãi về lãi suất, thời gian gia hạn và thời gian trả nợ, bảo đảm yếu tố không
hoàn lại đạt ít nhất 35% đối với các khoản vay có ràng buộc và 25% đối với các khoản
vay không ràng buộc.

1.3. Phân loại vốn ODA
a. Theo phương thức hoàn trả
- ODA không hoàn lại: Là hình thức cung cấp ODA mà bên nhận tài trợ không
phải hoàn trả cho bên tài trợ.
- ODA vay ưu đãi: Nhà tài trợ cho nước cần vốn vay một khoản tiền, với các
điều kiện ưu đãi về lãi suất (thấp hơn lãi suất thị trường), thời gian ân hạn và thời gian
trả nợ; hoặc không chịu lãi mà chỉ chịu chi phí dịch vụ.
- ODA vay hỗn hợp: Là các khoản viện trợ không hoàn lại hoặc các khoản vay
ưu đãi được cung cấp đồng thời với các khoản tín dụng thương mai.
b. Theo nguồn cung cấp
- ODA song phương: Là các khoản tài trợ phát triển chính thức từ nước này cho
nước kia (nước phát triển cho nước đang hoặc kém phát triển) thông qua Hiệp định được
ký kết giữa hai Chính phủ. Trong tổng số ODA lưu chuyển trên thế giới, phần tài trợ song
phương chiếm tỷ trọng lớn, có khi lên tới 80%, lớn hơn nhiều so với tài trợ đa phương.
- ODA đa phương: Là các khoản tài trợ phát triển chính thức của một số tổ chức
tài chính quốc tế và khu vực như: Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới
(WB), Ngân hàng phát triển châu Á (ADB),
c. Theo hình thức
10
Nhóm thực hiện: 02
Thực tập nghề nghiệp
- Hỗ trợ dự án: Đây là hình thức chủ yếu của ODA để thực hiện các dự án cụ thể.
Nó có thể là hỗ trợ cơ bản hoặc hỗ trợ kỹ thuật, có thể là cho không hoặc cho vay ưu đãi.
- Hỗ trợ phi dự án: Là loại ODA được nhà tài trợ cung cấp trên cơ sở tự nguyện.
Nhận thức về các vấn đề bức xúc ở nước sở tại, nhà tài trợ yêu cầu chính phủ
nước sở tại được viện trợ nhằm tháo gỡ những khó khăn đó. Khi được chính phủ chấp
thuận thì việc viện trợ được tiến hành theo đúng thoả thuận của hai bên. Loại ODA
này thường được cung cấp kèm theo những đòi hỏi từ phía chính phủ nước tài trợ. Do
đó, chính phủ nước này phải cân nhắc kỹ các đòi hỏi từ phía nhà tài trợ xem có thoả
đáng hay không. Nếu không thoả đáng thì phải tiến hành đàm phán nhằm dung hoà

điều kiện của cả hai phía. Loại ODA này thường có mức không hoàn lại khá cáo, bao
gồm các loại hình sau:
+ Hỗ trợ cán cân thanh toán: Trong đó thường là hỗ trợ tài chính trực tiếp (chuyển
giao tiền tệ) hoặc hỗ trợ hàng hoá, hay hỗ trợ xuất nhập khẩu. Ngoại tệ hoặc hàng hoá
được chuyển vào qua hình thức này có thể được sử dụng để hỗ trợ cho ngân sách.
+ Hỗ trợ trả nợ: Nguồn ODA cung cấp dùng để thanh toán những món nợ mà
nước nhận viện trợ đang phải gánh chịu.
+Viện trợ chương trình: Là khoản ODA dành cho một mục đích tổng quát với
thời gian xác định mà không phải xác định chính xác nó sẽ được sử dụng như thế nào.
1.4. Đặc điểm
a. ODA là nguồn vốn hợp tác phát triển
ODA là hình thức hợp tác phát triển của Chính phủ các nước phát triển, các tổ
chức quốc tế với các nước đang phát triển hoặc chậm phát triển thông qua các khoản
viện trợ không hoàn lại và/hoặc các khoản cho vay với điều kiện ưu đãi.
b. ODA là nguồn vốn có nhiều ưu đãi
Với mục tiêu hỗ trợ cho các quốc gia đang phát triển hoặc kém phát triển, ODA
mang tính ưu đãi hơn bất kỳ hình thức tài trợ nào khác. Tính chất ưu đãi của nguồn
vốn này được thể hiện qua những ưu điểm sau:
+ Lãi suất thấp
+ Thời hạn vay dài
+ Thời gian ân hạn
11
Nhóm thực hiện: 02
Thực tập nghề nghiệp
c. Nguồn vốn ODA thường đi kèm theo các điều kiện ràng buộc
Nhìn chung, các nước viện trợ ODA đều có chính sách riêng và những qui định
ràng buộc khác nhau đối với các nước tiếp nhận. Họ vừa muốn đạt được ảnh hưởng về
chính trị, vừa muốn đem lại lợi nhuận thông qua việc bán hàng hoá và dịch vụ của
nước họ cho nước nhận viện trợ.
d. Nguồn vốn ODA có tính nhạy cảm

Vì ODA là một phần GDP của nước tài trợ nên ODA rất nhạy cảm với dư luận
xã hội ở nước tài trợ. Những nước tài trợ lớn trên Thế giới có luật về ODA, như tại
Nhật Bản, quốc hội kiểm soát chặt chẽ Chính phủ trong việc cung cấp tài trợ ODA
mang tính nhân đạo.
1.5. Tính hai mặt của ODA đối với nước nhận viện trợ
a. Mặt tích cực
+ Thứ nhất: ODA là nguồn vốn bổ sung cho đầu tư phát triển. Các khoản vay
ODA có thời gian trả nợ rất dài và có mức lãi suất ưu đãi. Thành tố viện trợ không
hoàn lại trong các khoản vay ODA tối thiểu là 25%, có thời gian hoàn vốn lâu và tỷ lệ
hoàn vốn thấp.
+ Thứ hai: ODA là nguồn bổ sung ngoại tệ cho đất nước và bù đắp cán cân thanh
toán.
+ Thứ ba: Các dự án sử dụng vốn vay ODA thường đòi hỏi áp dụng công nghệ
tiên tiến, có chất lượng cao và phương thức quản lý tiên tiến.
b. Mặt tiêu cực
Thứ nhất: Vốn ODA trong một số trường hợp đi liền với yếu tố chính trị, hơn là
các yếu tố hiệu quả kinh tế.
Thứ hai: Vay vốn ODA làm tăng gánh nợ quốc gia. Hơn thế nữa rủi ro tỷ giá là
một trong những nguy cơ đáng quan tâm nhất. Vì vậy, nếu như nước tiếp nhận không
có chính sách quản lý nợ thận trọng sẽ dẫn đến mất khả năng trả nợ.
Thứ ba: Các khoản vay ODA gắn với chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp của
nước tài trợ nên thông thường có sự ràng buộc của Nhà tài trợ trong việc lựa chọn dự án,
thuê tư vấn, chọn nhà thầu, Do đó, giá cả trong các hợp đồng sử dụng vốn ODA thường
cao hơn các hợp đồng cùng loại theo hình thức thương mại thông thường.
Thứ tư: Thủ tục để sử dụng được vốn vay ODA thường là phức tạp và mất nhiều
thời gian để dự án được chấp thuận.
12
Nhóm thực hiện: 02
Thực tập nghề nghiệp
1.6. Vai trò của ODA trong phát triển kinh tế xã hội

Thứ nhất, bổ sung nguồn vốn và tăng cường cơ sở hạ tầng: Nguồn vốn ODA đã
bổ sung một phần quan trọng cho ngân sách nhà nước để đầu tư phát triển. Những
công trình quan trọng được tài trợ bởi ODA đã góp phần cải thiện cơ bản và phát triển
một bước cơ sở hạ tầng kinh tế, trước hết là giao thông vận tải và năng lượng điện, góp
phần khơi dậy nguồn vốn trong nước và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân.
Thứ hai, xoá đói giảm nghèo, phát triển xã hội: ODA đã góp phần quan trọng
thúc đẩy phát triển nông nghiệp và nông thôn kết hợp xoá đói giảm nghèo. ODA đóng
góp cho sự phát triển cơ sở hạ tầng xã hội, tác động tích cực đến việc cải thiện đời
sống, nâng cao các chỉ số về giáo dục, y tế, văn hoá,… tăng cường chỉ số phát triển
con người ở Việt Nam.
Thứ ba, tăng cường bảo vệ môi trường và phát triển bền vững: Nhiều dự án ODA
hỗ trợ bảo vệ môi trường ở các thành phố lớn. Nhiều dự án ODA đã dành cho việc
tăng cường hệ thống cấp nước sạch ở đô thị và nông thôn, cải thiện hệ thống thoát
nước thải,
13
Nhóm thực hiện: 02
Thực tập nghề nghiệp
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG
NGUỒN VỐN ODA CỦA TỈNH QUẢNG TRỊ
GIAI ĐOẠN 2009 – 2013
2.1. Tổng quan thu hút và sử dụng ODA tại Việt Nam
Thời kì 2006-2010, tổng số vốn ODA cam kết của các nhà tài trợ cho Việt Nam
đã đạt trên 31,76 tỷ USD, cao hơn 15% so với chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Mặc dù Việt
Nam có quan hệ với hơn 50 nhà tài trợ song phương và đa phương nhưng riêng bốn
nhà tài trợ lớn như Nhật Bản, WB, ADB, EU đã chiếm tới hơn 80% nguồn vốn tài trợ.
Có thể nói, nguồn vốn ODA có vai trò và lợi ích rất lớn đối với Việt Nam, góp phần
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xã hội. Thông qua nguồn vốn ODA, nhiều công trình,
chương trình đã được xây dựng, triển khai. Đặc biệt có nhiều dự ánvốn ODA đã được
ký kết thực thi đem tới nhiều ý nghĩa kinh tế - xã hội quan trọng đối với quá trình phát

triển đi lên của cả nước.
Trong giai đoạn 2006-2010 tổng vốn ODA giải ngân đạt 13,86 tỷ USD bằng
43,64% vốn ký kết và cao hơn 11% so với chỉ tiêu đề ra trong đề án ODA 2006-2010.
Tuy nhiên, tỷ lệ giải ngân của Việt Nam còn kém hơn rất nhiều so với các nước
trong khu vực: tỷ lệ giải ngân bình quân vốn WB của Việt Nam chỉ bằng 62,5% của
một số nước ASEAN khác.
2.2. Tình hình thu hút và sử dụng ODA ở tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2009 – 2013
2.2.1. Khái quát tình hình kinh tế, xã hội tỉnh Quảng Trị
Quảng Trị là tỉnh ven biển, thuộc vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung ,
nằm trên các trục giao thông quan trọng của quốc gia, bao gồm cả đường bộ, đường sắt và
đường thủy. Đây là lợi thế lớn cho tỉnh có thể hợp tác kinh tế trong khu vực, giao thương
hàng hóa, phát triển thương mại, du lịch.
Tỉnh nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, khí hậu khá khắc nghiệt điều này ảnh
hưởng không nhỏ đến việc ổn định đời sống và sản xuất gây thiệt hại nghiêm trọng đến
tài sản, công trình kết cấu hạ tầng, sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản của tỉnh
Quảng Trị. Nhiều doanh nghiệp thiếu vốn, sản xuất cầm chừng, thu ngân sách trên địa
bàn sụt giảm đã tác động nhiều mặt đến đời sống xã hội. Song với việc triển khai quyết
liệt, đồng bộ các giải pháp của Chính phủ, chấp hành nghiêm túc các Nghị quyết và
kết luận của Tỉnh ủy và HĐND tỉnh, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Trị tiếp
14
Nhóm thực hiện: 02
Thực tập nghề nghiệp
tục đạt được những kết quả quan trọng.
So với các tỉnh trong vùng Bắc Trung Bộ, tăng trưởng kinh tế của Quảng Trị mới
đạt ở mức trung bình thấp. Cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch chậm, tỷ trọng công
nghiệp - xây dựng vẫn còn thấp (thứ 5), khu vực dịch vụ chiếm tỷ trọng khá hơn, đứng
thứ 2 (sau Thừa Thiên Huế) nhưng xu hướng đang giảm dần. Thu nhập GDP/người
của tỉnh đứng thứ 4 trong vùng (cao hơn Hà Tĩnh, Thanh Hóa). Quảng Trị có một số
sản phẩm nông sản có lợi thế so sánh trong vùng như sản lượng cà phê, cao su (đứng
thứ nhất), chiếm phần lớn sản lượng toàn vùng.

Một số chỉ tiêu phát triển xã hội của tỉnh đạt nhiều tiến bộ: tỷ lệ hộ nghèo, giải
quyết nước sạch nông thôn, tỷ lệ phổ cập trung học cơ sở đứng thứ 3 trong vùng; tỷ lệ
lao động được đào tạo đứng thứ 4. Một số chỉ tiêu về xuất khẩu, thu hút vốn đầu tư
phát triển, thu ngân sách của tỉnh đạt mức thấp so với các tỉnh khác trong vùng, đặc
biệt là kim ngạch xuất khẩu còn rất nhỏ bé.
Những năm qua, cùng với xu thế đổi mới và mở cửa của cả nước, sự nghiệp phát
triển kinh tế - xã hội của tỉnh đã đạt được những thành tựu đáng kể trên mọi lĩnh vực:
quy mô nền kinh tế không ngừng được mở rộng, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo
hướng tiến bộ, cơ sở hạ tầng được cải thiện đáng kể, các lĩnh vực văn hóa xã hội và
đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân từng bước được nâng cao. Nền kinh tế tỉnh
đang từng bước phát huy các thế mạnh về phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch,
Tuy nền kinh tế Quảng Trị duy trì được mức tăng trưởng ổn định nhưng nhìn
chung vẫn đạt ở mức thấp so với tiềm năng và thấp hơn so với nhiều tỉnh trong khu
vực miền Trung. Quy mô nền kinh tế còn nhỏ, thu nhập bình quân đầu người thấp.
Tăng trưởng kinh tế chủ yếu dựa vào các nhân tố phát triển theo chiều rộng, tập trung
phát triển những sản phẩm truyền thống, công nghệ thấp, chất lượng hạn chế, khả năng
cạnh tranh kém. Tài nguyên tự nhiên và nguồn lao động chưa được khai thác triệt để.
Nguồn lực trong dân chưa được phát huy
15
Nhóm thực hiện: 02
Thực tập nghề nghiệp
2.2.2.Tình hình thu hút nguồn vốn ODA của tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2009-2013
a. Tình hình cam kết, ký kết ODA giai đoạn 2009 – 2013
Bảng 1: Vốn ODA cam kết, ký kết từ 2009-2013
Đơn vị: triệu đồng
Năm
Vốn cam kết
Vốn ODA Vốn đối ứng Tổng số
2009 1533000 335000 1868000
2010 1613000 269000 1882000

2011 1685493 410874 2096367
2012 3211144 691689 3902833
2013 5184989 994992 6179981
(Số liệu từ Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Quảng Trị )
2009 2010 2011 2012 2013
Biểu đồ 1: Thể hiện nguồn vốn giai đoạn 2009-2013.
Trong giai đoạn 2009 - 2013 có 54 chương trình, dự án ODA được phê duyệt
mới và đang thực hiện trên địa bàn tỉnh với tổng giá trị là 15.929.181 triệu đồng (vốn
ODA là 13.227.626 triệu đồng, vốn đối ứng là 2.701.555 triệu đồng.
Trong giai đoạn này tỉnh đã ký kết mới được 24 dự án với tổng vốn ODA ký kết
đạt khoảng 4567,221 tỷ đồng. Nhiều chương trình và dự án ODA có quy mô vốn lớn,
được triển khai thực hiện có hiệu quả như: Dự án cải thiện môi trường đô thị Miền
Trung, tỉnh Quảng Trị, Dự ángiảm nghèo Miền Trung, Dự án Chia Sẻ, dự án nâng cấp
hệ thống thuỷ lợi Nam Thạch Hãn, tiểu dự án chống lũ vùng trũng huyện Hải Lăng, dự
án phát triển nông thôn tổng hợp và các dự án thuộc nguồn vốn JBIC (Nhật Bản).
Đối với vốn vay: Trong cả giai đoạn, tỉnh Quảng Trị đã thu hút được hơn 10 dự
án từ các nhà tài trợ như ADB, WB, JBIC với tổng vốn đầu tư khoảng 77.5 triệu USD.
Một số dự án tiêu biểu như khắc phục hậu quả thiên tai tỉnh Quảng Trị do ADB làm
chủ đầu tư với số vốn vay là 4.64 triệu USD, “Chống lũ cho vùng trũng Hải Lăng” do
WB đầu tư với số vốn là 14.03 triệu USD.
16
Nhóm thực hiện: 02
Thực tập nghề nghiệp
Đối với vốn viện trợ không hoàn lại: có 5 dự án nhận được vốn viện trợ không
hoàn lại từ nhà đầu tư Thụy Điển và Ngân hàng thế giới (WB) với tổng số vốn đầu tư
là 22.57 triệu USD.
Tỉnh đã chủ động xây dựng danh mục các chương trình, dự án ưu tiên; tiến hành
công tác vận động đối với các nhà tài trợ và các cơ quan của Chính phủ; phối hợp tổ
chức đàm phán, ký kết điều ước quốc tế khung về ODA; chuẩn bị văn kiện chương
trình, dự án; tổ chức và phối hợp thẩm định, phê duyệt nội dung văn kiện; tham gia

đàm phán, ký kết điều ước quốc tế; tổ chức thực hiện và theo dõi, đánh giá, nghiệm
thu, quyết toán và bàn giao kết quả chương trình, dự án ODA.
Bên cạnh đó, việc đăng cai và tổ chức thành công Hội nghị giữa kỳ nhóm tư vấn
các nhà tài trợ dành cho Việt Nam (CG 2012) tại thành phố Đông Hà vào tháng 6 năm
2012 như là một điểm nhấn quan trọng trong bức tranh tổng thể chung về vận động và
thu hút vốn ODA trong thời gian qua của tỉnh Quảng Trị. Việc thu hút ODA trong thời
gian qua sẽ là động lực tạo ra tiền đề thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội nhanh và
bền vững trong giai đoạn tiếp theo.
b. Quy mô và cơ cấu vốn ODA trong tổng vốn đầu tư phát triển
Thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, Quảng Trị cũng
bước đầu dành sự ưu tiên huy động vốn ODA thông qua các chương trình xây dựng hạ
tầng như: Điện và đường giao thông nông thôn, các công trình cấp nước, v.v

17
Nhóm thực hiện: 02
Thực tập nghề nghiệp
Bảng 2: Tổng vốn ODA và vốn đầu tư giai đoạn 2009 – 2013
Đơn vị: tỷ đồng
Năm 2009 2010 2011 2012 2013 Tổng
Vốn ODA 1533 1623 1685,5 3211,1 5185 13238
Tổng VĐT 12435,8 8951,7 9350,1 11502 17262 59502
(Số liệu từ Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Quảng Trị )
Bảng 3: Cơ cấu vốn ODA trong tổng vốn đầu tư giai đoạn 2009-2013
Năm Tỷ trọng (%)
2009 12,33
2010 18,13
2011 18,03
2012 27,92
2013 30,04
Tổng 22,25

(Số liệu từ Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Quảng Trị )
2009 2010 2011 2012 2013
Biểu đồ 2: Thể hiện nguồn vốn ODA và vốn đầu tư phát triển giai đoạn 2009-2013
Trong giai đoạn 2009-2013, tỉnh Quảng Trị đã ngày càng thu hút được nhiều
nguồn vốn ODA, năm 2009 nguồn vốn ODA đầu tư vào tỉnh là 1.533 tỷ đồng chiếm
12,33% trong tổng vốn đầu tư của tỉnh, qua các năm nguồn vốn này ngày càng tăng
lên, đến năm 2013 tỉnh đã thu hút được 5.185 tỷ đồng chiếm 30,04% trong tổng vốn
đầu tư. Qua đó ta có thể thấy rằng, tỉnh Quảng Trị đang ngày càng thu hút các nhà đầu
tư nước ngoài, và từ đó cũng nhận thấy rằng tiềm năng phát triển của tỉnh.
Biểu đồ 3: Thể hiện cơ cấu nguồn vốn ODA trong tổng vốn đầu tư từ 2009-2013
Qua đó ta thấy tổng vốn đầu tư phát triển do địa phương quản lý được đưa vào
18
Nhóm thực hiện: 02
Thực tập nghề nghiệp
cân đối trong 5 năm (2009 - 2013) là 59.502 tỷ đồng, trong đó vốn ODA đạt 13.238 tỷ
đồng, chiếm 22,25% tổng nguồn vốn địa phương.
Cơ cấu vốn đầu tư trong 5 năm (2009 - 2013) được phân bổ cho các ngành, các
lĩnh vực đảm bảo phát triển hài hòa kinh tế - xã hội trên địa bàn toàn tỉnh; trong đó tập
trung vào một số ngành trọng điểm tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội và
thu hút các nguồn vốn khác như trong lĩnh vực kết cấu hạ tầng nông nghiệp, giao
thông, du lịch, y tế, Bên cạnh đó cũng thể hiện sự phân cấp mạnh cho cấp huyện tự
cân đối cho các công trình, dự án triển khai thực hiện, nhằm nâng cao trách nhiệm tính
chủ động cho cơ sở.
19
Nhóm thực hiện: 02
Thực tập nghề nghiệp
2.2.3. Tình hình sử dụng nguồn vốn ODA của tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2009 – 2013
Bảng 4: Số vốn ODA thực hiện giai đoạn 2009 - 2013
Đơn vị: triệu đồng
Năm

Vốn thực hiện
Vốn ODA Vốn đối ứng Tổng số
2009 403723 78696 482419
2010 294278 52240 346518
2011 293504 58171 351675
2012 383261 166276 549537
2013 338183 89875 428058
(Số liệu từ Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Quảng Trị )
Trong giai đoạn 2009 – 2013 trên địa bàn tỉnh đang thực hiện 54 chương trình,
dự án trong đó có các dự án mới và các dự án chuyển tiếp từ các năm trước với tổng số
vốn ODA cam kết đạt 13.227.626triệu đồng. Trong giai đoạn này, tổng vốn đầu tư tỉnh
thực hiện đạt được là 2158.207 triệu đồng chiếm 82,02% trong tổng số vốn cam kết
Trong đó các dự án ODA tập trung vào các ngành như: Nông nghiệp – PTNT có 15
dự án, thủy lợi-cấp nước-thoát nước-VSMT có 14 dự án, điện – giao thông có 10 dự
án, và một số các dự án khác.
2.2.3.1. Cơ cấu vốn ODA theo lĩnh vực
Bảng 5: Số dự án trong từng lĩnh vực giai đoạn 2009-2013
Lĩnh vực Số lượng dự án
Nông nghiệp - PTNT 15
Thủy lợi - Cấp nước - Thoát nước - VSMT 14
Y tế 3
Du lịch 2
Hỗ trợ kỹ thuật 5
Điện - giao thông 10
Giáo dục 5
Tổng 54
(Số liệu từ Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Quảng Trị )
20
Nhóm thực hiện: 02
Thực tập nghề nghiệp

Qua bảng trên ta có thể thấy rằng các chương trình, dự án thu hút nguồn vốn
ODA của tỉnh thường tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực như Nông nghiệp – PTNT,
thủy lợi–cấp nước–thoát nước–VSMT, điện–giao thông.
Năm 2009, tổng vốnthực hiệntrong lĩnh vực Nông nghiệp-PTNT đạt trên 177.981
triệu đồng, chiếm 36,89% tổng giá trị ODA thực hiện trong năm. Trong ngành thủy
lợi-cấp nước-thoát nước-VSMT đạt 292.295 triệu đồng, chiếm tỷ trọng cao nhất
(60,59%) trong cơ cấu nguồn vốn ODA. Trong ngành phát triển giao thông, tổng số
vốn ODA thực hiện là 7.239 triệu đồng, chiếm 1,50% tổng giá trị ký kết trong năm.
Vốn ODA được ký kết cho lĩnh vực y tế, giáo dục là 2.064 triệu đồng, chiếm 0,43%
tổng giá trị thực hiện trong năm. Tổng vốn ODA của các ngành khác là 2.840 triệu
đồng, chiếm 0,59 % tổng giá trị ODA của cả tỉnh.
(Số liệu từ Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Quảng Trị )
Biểu đồ 4: Thể hiện cơ cấu ODA theo ngành năm 2009
Năm 2010, tổng vốn ODA thực hiện trong lĩnh vực Nông nghiệp-PTNT đạt trên
118.625 triệu đồng, chiếm 34,23% tổng giá trị ODA thực hiện trong năm. Trong ngành
thủy lợi-cấp nước-thoát nước-VSMT đạt 197.281 triệu đồng, chiếm tỷ trọng cao nhất
(56,94%) trong cơ cấu nguồn vốn ODA. Trong ngành phát triển giao thông, tổng số
vốn ODA ký kết là 27.927 triệu đồng, chiếm 8,06% tổng giá trị thực hiện trong năm.
Vốn ODA được thực hiện cho lĩnh vực y tế, giáo dục là 2.060 triệu đồng, chiếm 0,59%
tổng giá trị thực hiện trong năm. Tổng vốn ODA của các ngành khác là 624 triệu đồng,
chiếm 0,18 % tổng giá trị ODA của cả tỉnh.
21
Nhóm thực hiện: 02
Thực tập nghề nghiệp
Bảng 6: Cơ cấu ODA theo ngành năm 2010
T
T
NGÀNH TỶ TRỌNG
(%)
1 Nông nghiệp-PTNN 34,23

2 Thủy lợi-cấp nước-thoát nước-
VSMT
56,94
3 Điện-giao thông 8,06
4 Y tế-giáo dục 0,59
5 Khác 0,18
(Số liệu từ Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Quảng Trị )
Năm 2011, tổng vốn ODA thực hiện trong lĩnh vực Nông nghiệp-PTNT đạt trên
227.458 triệu đồng, chiếm tỷ trọng cao nhất (64,68 %) trong cơ cấu nguồn vốn ODA.
Trong ngành thủy lợi-cấp nước-thoát nước-VSMT đạt 49.730 triệu đồng, chiếm
14,14% tổng giá trị thực hiện trong năm. Trong ngành phát triển giao thông, tổng số
vốn ODA thực hiện là 35.622triệu đồng, chiếm 10,13 % tổng giá trị ký kết trong năm.
Vốn ODA được thực hiện cho lĩnh vực y tế, giáo dục là 21.652 triệu đồng, chiếm 6,15
% tổng giá trị thực hiện trong năm. Tổng vốn ODA của các ngành khác là 17.213 triệu
đồng, chiếm 4,90 % tổng giá trị ODA của cả tỉnh.
Biểu đồ 5: Thể hiện cơ cấu ODA theo ngành năm 2011
Năm 2012, tổng vốn ODA thực hiện trong lĩnh vực Nông nghiệp-PTNT đạt trên
104.283 triệu đồng, chiếm 18,89% tổng giá trị thực hiện trong năm. Trong ngành thủy
lợi-cấp nước-thoát nước-VSMT đạt 213.457 triệu đồng, chiếm tỷ trọng cao nhất
(38,84%) trong cơ cấu nguồn vốn ODA. Trong ngành phát triển giao thông, tổng số
vốn ODA thực hiện là 78.299 triệu đồng, chiếm 14,25% tổng giá trị thực hiện trong
năm. Vốn ODA được thực hiện cho lĩnh vực y tế, giáo dục là121.834 triệu đồng,
chiếm 22,17% tổng giá trị thực hiện trong năm. Tổng vốn ODA của các ngành khác là
31.664 triệu đồng, chiếm 5,76 % tổng giá trị ODA của cả tỉnh.
Bảng 7: Cơ cấu vốn ODA theo ngành năm 2012
T
T
NGÀNH TỶ
TRỌNG(%)
1 Nông nghiệp-PTNN 19,01

2 Thủy lợi-cấp nước-thoát nước- 38,92
22
Nhóm thực hiện: 02
Thực tập nghề nghiệp
VSMT
3 Điện-giao thông 14,27
4 Y tế-giáo dục 22,20
5 Khác 5,78
(Số liệu từ Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Quảng Trị )
Năm 2013, tổng vốn ODA thực hiện trong lĩnh vực Nông nghiệp-PTNT đạt trên
114.124 triệu đồng, chiếm 26,63% tổng giá trị ODA thực hiện trong năm. Trong
ngành thủy lợi-cấp nước-thoát nước-VSMT đạt 20.155 triệu đồng, chiếm 4,72% tổng
giá trị thực hiện trong năm. Trong ngành phát triển giao thông, tổng số vốn ODA thực
hiện là 194.145 triệu đồng, chiếm tỷ trọng cao nhất ( 45,36%) trong cơ cấu nguồn vốn
ODA. Vốn ODA được thực hiện cho lĩnh vực y tế, giáo dục là 57.928 triệu đồng,
chiếm 13,54% tổng giá trị thực hiện trong năm. Tổng vốn ODA của các ngành khác là
41.707 triệu đồng, chiếm 9,75 % tổng giá trị ODA của cả tỉnh.
Biểu đồ 6: Thể hiện cơ cấu ODA theo ngành năm 2013
(Số liệu từ Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Quảng Trị)
Biểu đồ 7: Thể hiện số lượng các dự án theo từng lĩnh vực giai đoạn 2009 – 2013
Như vậy, rõ ràng ta thấy nông nghiệp, thủy lợi, điện-giao thông là những ngành
được ưu tiên đầu tư phát triển, tranh thủ hỗ trợ nguồn vốn từ các nguồn, từ ngân sách
trung ương đến địa phương, và các nguồn vốn hỗ trợ từ nước ngoài như nguồn vốn
ODA, giúp cho những ngành giải quyết khó khăn về vốn.
2.2.3.2. Cơ cấu vốn ODA theo nhà tài trợ
Tỉnh Quảng Trị chính thức thiết lập mối quan hệ hợp tác phát triển với các nhà
tài trợ từ năm 1996. Mốc son đánh dấu cho sự kiện này là sự tiếp nhận các dự án tín
dụng đầu tư cơ sở hạ tầng quy mô nhỏ được tài trợ bằng nguồn vốn của Ngân hàng
Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC). Từ 1996 đến nay, tỉnh Quảng Trị tiếp tục phát triển
quan hệ hợp tác với 20 nhà tài trợ khác bao gồm: Đức, Phần Lan, Thụy Điển, Na Uy,

Tây Ban Nha, Ngân hàng Phát triển Châu Á, Ngân hàng Thế giới, Hàn Quốc, Liên
Hiệp Quốc, Ý, Ả Rập Xê Út và Quỹ OPEC vì phát triển quốc tế (OFID)
Có nhiều nhà tài trợ ngày càng phát triển và mở rộng hợp tác với tỉnh thông qua
việc tăng số lượng và quy mô dự án tài trợ qua từng năm như: Nhật Bản, Hàn Quốc,
23
Nhóm thực hiện: 02
Thực tập nghề nghiệp
Ngân hàng Phát triển Châu Á, Ngân hàng Thế giới
Qua từng giai đoạn hợp tác, các đối tác phát triển có những thay đổi về chiến
lược hợp tác như các dự án tài trợ ngày càng chú trọng vào tính liên kết vùng nhằm tạo
ra động lực phát triển cơ sở phát huy tiềm năng lợi thế của từng địa phương để cùng
phát triển, tăng trưởng xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu
Trong các nhà tài trợ nguồn vốn ODA cho tỉnh Quảng Trị, Ngân hàng Thế giới
(WB) và Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) là một trong những nhà tài trợ lớn nhất
của tỉnh Quảng Trị trong gần hai thập kỷ qua. Vốn viện trợ của ADB chiếm hơn 55%
tổng vốn ODA và vốn tài trợ của WB chiếm 24,06% tổng vốn ODA dành cho tỉnh.
Nguồn vốn ODA đã bổ sung khoảng 17% trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội,
chiếm khoảng 33,90% tổng đầu tư từ ngân sách nhà nước trong giai đoạn 1996-2013
và tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực: Điện - Giao thông - Cơ sở hạ tầng đô thị (chiếm
36,04% tổng vốn ODA); Nông nghiệp- PTNT (28,39%); Thủy lợi - Cấp thoát nước -
VSMT (25,69%).
Nhiều công trình được đầu tư bằng nguồn vốn ODA được hoàn thành, đưa vào sử
dụng đã và đang phát huy tác dụng tích cực, tiêu biểu như: Dự án Chia Sẻ (Thụy Điển);
Chương trình PTNT Quảng Trị (Phần Lan); Dự án Giảm nghèo Miền Trung (ADB); Dự
án cải tạo và nâng cấp mạng lưới điện tại các huyện Vĩnh Linh, Cam Lộ, Triệu Phong và
Hải Lăng (JICA); Dự án Nâng cấp Hệ thống thuỷ lợi Nam Thạch Hãn (ADB)
Trong giai đoạn 2009-2013, tỉnh Quảng Trị đã vận động và thu hútđược
54chương trình, dự án ODA thực hiện mới với tổng vốn ODA là 4567,221 tỷ đồng.
Nhiều dự án ODA có quy mô vốn đầu tư lớn nhất từ trước đến nay cũng đã được tiếp
nhận và thực hiện, điển hình như: Dự án Phát triển đô thị hành lang tiểu vùng sông Mê

Kông do ADB tài trợ (101,56 triệu USD); Dự án Phát triển cấp nước Đông Hà và vùng
phụ cận - giai đoạn I do ADB tài trợ (23,6 triệu USD); Nâng cấp hệ thống thuỷ lợi
Nam Thạch Hãn - Giai đoạn II do ADB tài trợ (23,49 triệu USD); Dự án Đường giao
thông Thạch Kim - Hiền Hòa, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị do Quỹ Phát triển Ả
rập Xê út tài trợ (19,20 triệu USD); Dự án Thoát nước, thu gom và xử lý nước thải
thành phố Đông Hà do WB tài trợ (17,05 triệu USD).
Do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới và môi trường đầu tư của tỉnh chưa
thực sự hấp dẫn đồng thời công tác vận động vốn viện trợ phi Chính phủ (NGO) tuy
nhiều về số lượng nhưng quy mô vốn nhỏ thì những kết quả đạt được trong công tác
24
Nhóm thực hiện: 02
Thực tập nghề nghiệp
vận động và thu hút vốn ODA có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với quá trình phát
triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2009-2013.
(Số liệu từ Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Quảng Trị)
Biểu đồ 8: Thể hiện số lượng dự án theo nhà tài trợ năm 2009
Nhưng đến những năm 2013 thì số lượng dự án và số nhà tài trợ đã tăng lên một
cách đáng kể.
(Số liệu từ Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Quảng Trị)
Biểu đồ 9: Thể hiện số lượng dự án theo nhà tài trợ năm 2013
Ngoài ra,công tác vận động, sử dụng, quản lý nguồn viện trợ phi chính phủ nước
ngoài trên địa bàn tỉnh tiếp tục được chú trọng. Tỉnh Quảng Trị đã tích cực vận động
viện trợ từ các tổ chức Quốc tế, các Đại sứ quán nước ngoài, các tổ chức phi chính phủ
và các cá nhân nước ngoài giúp đỡ các chương trình, dự án nhân đạo với tổng kinh phí
hơn 6,8 triệu USD. Các dự án đã được triển khai thực hiện tương đối đúng tiến độ,
mang lại hiệu quả cao. Một số dự án lớn đang triển khai gồm: Dự án rà phá bom mìn
hợp tác với tổ chức MAG với số vốn 2,7 triệu USD; Dự án Tầm nhìn thế giới hỗ trợ
phát triển vùng với tổng kinh phí hơn 2 triệu USD tại các huyện Triệu Phong, Vĩnh
Linh và Hải Lăng; Dự án SODI hỗ trợ kinh phí tái định cư khoảng 600.000 Euro; Dự
án phát triển sức khoẻ cộng đồng do SC/US tài trợ với tổng trị giá hơn 500.000 USD

Bảng 8: Tổng vốn ODA của các nhà tài trợ giai đoạn 2009-2013
Đơn vị: triệu đồng
ST
T Nhà tài trợ Vốn ODA
1 ADB 942234
2 WB 412179
3 KOICA 74522
4 JICA 102830
5 Thủy Điển 77035
6 Nhà tài trợ khác 104149
TỔNG 1712949
25
Nhóm thực hiện: 02

×