Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

BÀI GIẢNG XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (927.82 KB, 92 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN




TRƯƠNG THỊ HIỀN







XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG
BÀI GIẢNG

















Đăk Lăk, năm 2011

2
MỤC LỤC


Trang
Lời nói ñầu
Chương 1. Đối tượng, nhiệm vụ, chức năng nghiên cứu của xã hội học
1.1. Khái niệm xã hội học
1.2. Đối tượng nghiên cứu của xã hội học
1.3. Cơ cấu của xã hội học
1.4. Mối quan hệ giữa xã hội học và một số môn khoa học khác
1.5. Chức năng nghiên cứu của xã hội học
1.6. Nhiệm vụ nghiên cứu của xã hội học
3
4
4
6
8
8
9
10
Chương 2. Lịch sử hình thành và phát triển của xã hội học
2.1. Điều kiện cho sự ra ñời của môn xã hội học
2.2. Những nhà sáng lập
2.3. Các trường phái xã hội học
2.4. Sự phát triển của xã hội học ở Việt Nam
11

11
16
20
27
Chương 3. Phương pháp nghiên cứu xã hội học
3.1. Phương pháp luận xã hội học
3.2. Các bước tiến hành một cuộc ñiều tra xã hội học
30
30
31

Chương 4. Một số chủ ñề cơ bản của xã hội học
4.1. Cơ cấu xã hội
4.2. Hành ñộng xã hội và tương tác xã hội
4.3. Cá nhân và xã hội
4.4. Sự ñiều tiết của xã hội
4.5. Bình ñẳng - Bất bình ñẳng và Phân tầng xã hội
4.6. Chuyển biến xã hội
46
46
61
69
76
79
84
Chương 5. Một số chuyên ngành xã hội học
5.1. Xã hội học nông thôn
5.2. Xã hội học ñô thị
89
89

90





3

LỜI NÓI ĐẦU


Một trong những thắc mắc mà sinh viên, ñặc biệt sinh viên khối ngành khoa
học tự nhiên hay hỏi khi bắt ñầu học môn Xã hội học ñại cương là “Tại sao trong
chương trình ñào tạo của ngành chúng em học có môn học này?”
Để trả lời cho câu hỏi trên, xin mượn lời các nhà xã hội học. Chẳng hạn, nhà
xã hội học người Mỹ Jojesh Fighter ñã viết: "Địa vị xã hội mà các bạn hy vọng ñạt
tới sau khi ra trường càng cao bao nhiêu, càng có uy thế bao nhiêu thì những kiến
thức xã hội học ñối với bạn càng có ích lợi và quan trọng bấy nhiêu"
1

Hay như GS. Piotr Sztompka cho rằng: “Xã hội học không chỉ là một lĩnh
vực khoa học, nó còn là một hình thức tự ý thức của con người về xã hội. Nó gần
với nghệ thuật hơn là khoa học chính xác. Có thể gọi xã hội học là lương tâm trí tuệ
của một xã hội. Khi dùng nó ñể soi sáng, chúng ta có thể hiểu ñời sống xã hội tốt
hơn. Chúng ta cũng có quyền nuôi hy vọng rằng ñến lúc nào ñó xã hội học có thể
soạn thảo ra những phương pháp chính xác hơn ñể thể hiện sự hiểu biết về các khía
cạnh linh hoạt của ñời sống xã hội. Kiến thức xã hội không phải chỉ dành riêng cho
một số người, mà cho quảng ñại quần chúng nhân dân. Tất cả mọi người, một khi ñã
ý thức ñược nguồn gốc của sự lo lắng, nguyên nhân nỗi buồn phiền của mình, sẽ
nhận ñược vũ khí tự vệ. Xã hội học ngày nay có thêm chức năng trị liệu. Một căn

bệnh, nếu ñược chuẩn ñoán ñúng, sẽ dễ chữa trị hơn. Vai trò của xã hội học trong
một xã hội tự do là làm cho mọi người ý thức rõ hơn về hoàn cảnh của mình, nói cho
họ biết có những ai ñang cùng cảnh ngộ và cần phải hợp sức với ai ñể cải thiện tình
hình như thế nào”
1

Hiện nay, ở hầu hết các trường ñại học trên thế giới, xã hội học ñược ñưa vào
giảng dạy và ñược xem như là môn học quan trọng, cung cấp nhiều vấn ñề có tính
chất phương pháp luận, cung cấp kiến thức công cụ ñể giải quyết nhiều vấn ñề khoa
học chuyên ngành.
Bài giảng Xã hội học ñại cương này ñược biên soạn theo ñề cương chi tiết ñã
ñược Trường Đại học Tây Nguyên duyệt với dung lượng kiến thức tương ñương với
2 tín chỉ. Đây là bài giảng ñược biên soạn lần ñầu với năng lực hạn chế của người
biên soạn nên chắn chắn còn nhiều thiếu sót.

Xin chân thành cám ơn các thầy cô, các ñồng nghiệp và sinh viên ñã góp ý về
bài giảng này. Tác giả mong sẽ nhận ñược nhiều ý kiến ñóng góp của ñồng nghiệp
và sinh viên ñể bài giảng ngày càng ñược hoàn thiện.


Trương Thị Hiền
Email:

hoặc:

1
Trần Văn Đĩnh (1973) dịch, Joseph.H.Fichter, Xã hội học, Sài Gòn, Hiện ñại thư xã.
2

Piotr Sztompka

,
Tạp chí Xã hội học số 1/2003, trang 83.

4
Chương 1. KHÁI NIỆM, ĐỐI TƯỢNG, CHỨC NĂNG
VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CỦA XÃ HỘI HỌC

1.1.

KHÁI NIỆM XÃ HỘI HỌC

1.1.1. Xã hội
Xã hội là một thuật ngữ thông dụng ñể chỉ một tập hợp người có những quan
hệ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội chặt chẽ với nhau nhưng cho ñến nay chưa có
một ñịnh nghĩa nào ñược mọi người thừa nhận.
2

Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, từ xã hội theo tiếng Anh là society
xuất hiện vào thế kỉ 14 và có bắt nguồn từ tiếng Pháp “société”. Theo tiếng Latin,
societas có nghĩa là "sự giao thiệp thân thiện với người khác". Vì thế, nghĩa của từ
xã hội có quan hệ gần gũi với những gì ñược coi là thuộc quan hệ giữa người và
người.
3

Nhà xã hội học Joseph.H. Fighter cho rằng xã hội là một tập thể có tổ chức
gồm những người cùng sống với nhau trên một lãnh thổ chung, hợp tác với nhau
các ñoàn thể ñể thoả mãn những nhu cầu xã hội căn bản, cùng chia sẻ một nền văn
hoá chung và hoạt ñộng như một ñơn vị xã hội riêng biệt.
4


Hiện nay, chúng ta có thể bắt gặp từ xã hội ñược dùng trong các trường hợp:
Xã hội thượng lưu, xã hội bình dân; xã hội nguyên thuỷ, xã hội truyền thống, xã hội
hiện ñại; xã hội nông nghiệp, xã hội công nghiệp, xã hội hậu công nghiệp; xã hội
hoang dã, xã hội dã man, xã hội văn minh (theo cách phân loại của Lewis Morgan);
xã hội bầy ñàn, thị tộc, bộ lạc, bộ tộc, dân tộc (theo cách nói của Emile Durkheim);
xã hội Kitô giáo, xã hội Hồi giáo, xã hội Khổng giáo
Về ñặc ñiểm, theo Wikipedia, ñặc ñiểm bản chất của xã hội là: Có ñặc ñiểm
về lãnh thổ; có quá trình tái sản xuất dân cư và di cư; có hệ thống pháp luật, văn hóa
và bản sắc dân tộc,
1.1.2. Xã hội học
Xét về thuật ngữ, danh từ “xã hội học” (sociology) có gốc ghép từ chữ La
tinh “ Socius” có nghĩa là xã hội với chữ Hy lạp là “Ology” có nghĩa là học thuyết.
Như vậy xã hội học ñược hiểu như là học thuyết về xã hội, nghiên cứu về xã hội.
Tuy vậy, xã hội là khách thể nghiên cứu của nhiều ngành khoa học xã hội chứ
không riêng của xã hội học. Trong lịch sử hình thành và phát triển của xã hội học,
xuất hiện nhiều ñịnh nghĩa về xã hội học. Sự khác nhau giữa các ñịnh nghĩa về xã
hội học chủ yếu là do không xác ñịnh giống nhau về ñối tượng nghiên cứu.
Chẳng hạn, theo V.Đôbơrianốp - Viện trưởng Viện xã hội học Bungari: “ Xã
hội học Mác Lênin là khoa học nghiên cứu các quá trình và hiện tượng xã hội, xét
theo quan ñiểm tác ñộng lẫn nhau một cách có quy luật giữa các lĩnh vực của các
mặt cơ bản của xã hội”.

2
Nguyễn Khắc Viện (1994), Từ ñiển xã hội học, Nxb Thế giới, Hà Nội, Tr. 323
3
Bách khoa toàn thư mở

Wikipedia, Bản Tiếng Việt, Cập nhật 01/3/2011.
4
Trần Văn Đĩnh (1973) dịch, Joseph.H.Fichter, Xã hội học, Sài Gòn, Hiện ñại thư xã.


5
Joseph. H. Fichter - Chủ tịch phân ban xã hội học trường ĐH Loyola (Mỹ)
cho rằng xã hội học là khoa học nghiên cứu về con người trong một tương quan với
những người khác.
V.A. Jadốp - Tiến sỹ triết học, Viện trưởng Viện xã hội học - Viện hàn lâm
khoa học Liên Xô (cũ):
- Xã hội học là khoa học về sự hình thành, phát triển và sự vận hành của các
cộng ñồng xã hội, các tổ chức và các quá trình xã hội với tư cách là các hình thức
tồn tại của chúng.
- Là khoa học về các quan hệ xã hội với tính cách là các cơ chế liên hệ và tác
ñộng qua lại giữa các cộng ñồng, giữa các cá nhân và các cộng ñồng.
- Là khoa học về các tính quy luật của các hoạt ñộng xã hội và hành vi của
chúng.
Xét về mặt lịch sử, Auguste Comte, người Pháp, ñược ghi nhận là người ñầu
tiên sử dụng thuật ngữ “xã hội học” vào ñầu thế kỷ 19. Bắt ñầu tư tưởng con người
có bệnh thì xã hội cũng có bệnh và phải tìm cách chữa bệnh cho xã hội
5
. Nhưng chỉ
có hiểu bệnh lý thôi thì không chữa bệnh ñược mà ñòi hỏi phải nắm ñược cơ chế
bệnh, tức là sinh lý bệnh xã hội. A. Comte chủ trương áp dụng mô hình phương
pháp luận của khoa học tự nhiên và chủ nghĩa thực chứng vào nghiên cứu các quy
luật của sự biến ñổi xã hội.
Từ khi xã hội học ra ñời cho tới nay ñã có hàng trăm ñịnh nghĩa về xã hội
học. Tuy nhiên
6
, cho dù các khái niệm ñưa ra có khác nhau nhiều như thế nào ñi
chăng nữa thì vẫn có thể qui nó về một trong ba cách sau:
*1: Cách tiếp cận vĩ mô: Theo cách tiếp cận này thì xã hội học là khoa học
nghiên cứu về xã hội. ở khuynh hướng này có các nhà xã hội học châu Âu như:

Auguste Comte, Emilie Durkheim, Hebert Spencer, Karl Marx
*2: Cách tiếp cận vi mô: Ở khuynh hướng này, xã hội học là khoa học nghiên
cứu về hành ñộng xã hội. Đây là quan ñiểm của các nhà xã hội học Mỹ: Geoge
Mead, E.Goffman, G.Homans
*3: Cách tiếp cận tổng hợp: Đây là khuynh hướng tiếp cận của các nhà Xã
hội học Nga. Họ cho rằng Xã hội học vừa nghiên cứu về hệ thống xã hội, vừa nghiên
cứu về hành ñộng xã hội.
Thực tế bản thân ñịnh nghĩa về xã hội học chỉ thực sự quan trọng và cần thiết
khi trực tiếp hay gián tiếp giải quyết những vấn ñề khúc mắc về lý luận hay phương
pháp luận liên quan tới các chủ ñề và vấn ñề cơ bản của xã hội học.
7

Nếu bắt buộc cần phải xác ñịnh ñối tượng nghiên cứu của xã hội học là gì,
ñịnh nghĩa của Trần Hữu Quang có thể ñược xem là ñịnh nghĩa mang tính tổng quát:
Xã hội học là môn học nghiên cứu về các mối quan hệ xã hội nhằm mục ñích tìm ra
các cơ chế thường tàng ẩn trong sự vận ñộng của các quan hệ xã hội.
8



5
Nguyễn Duy Hới (1995), Nhập môn Xã hội học, Nxb Giáo dục, Hà Nội, Tr.5
6
Lê Ngọc Hùng, Phạm Tất Dong (1999), Xã hội học, Nxb Giáo dục, Tr.5
7
Lê Ngọc Hùng, Phạm Tất Dong (1999), Xã hội học, Nxb Giáo dục, Tr.13
8
Trần Hữu Quang (1993), Xã hội học nhập môn, ĐHTH TP. Hồ Chí Mnh ,Tr 8

6

1.2.
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA XÃ HỘI HỌC

Sự không thống nhất trong việc ñưa ra khái niệm xã hội học ñã dẫn tới khó
khăn trong xác ñịnh ñối tượng nghiên cứu của xã hội học.
Khi mới ra ñời ở Pháp, xã hội học ñược xác ñịnh là khoa học nghiên cứu về
xã hội, tức là khoa học nghiên cứu về sự hình thành, biến ñổi và chức năng của hệ
thống xã hội.
Khi xã hội học phát triển ở Mỹ, xã hội học ñược xác ñịnh có ñối tượng
nghiên cứu là hành ñộng xã hội.
Trong những thập kỷ gần ñây, có khuynh hướng tiếp cận tổng hợp cho rằng
ñối tượng nghiên cứu của xã hội học là cả hệ thống xã hội và hành ñộng xã hội.
Như vậy, trong lịch sử phát triển của xã hội học, các nhà nghiên cứu phải trả
lời câu hỏi: Xã hội học vĩ mô hay vi mô hay cả hai? Thực tế, thật khó ñặt xã hội học
vĩ mô ñối lập với xã hội học vi mô. Các nhà xã hội học vĩ mô gặp khó khăn trong
việc nghiệm chứng các giả thuyết khoa học rút ra từ các khái niệm, các lý thuyết do
những thay ñổi ở cấp xã hội, dân tộc, tổ chức, thường diễn ra chậm, khó quan sát.
Hơn nữa, có các quá trình của cơ cấu xã hội và thiết chế xã hội diễn ra ở cấp ñộ vi
mô. Chẳng hạn những thay ñổi trong chính sách có thể ñược quan sát thấy trong các
hoạt ñộng của các tổ chức và từng cá nhân. Mặt khác, xã hội học vi mô không thể
giải thích ñược các xu hướng hành ñộng tập thể, hành ñộng nhóm nếu không tiếp
cận vĩ mô. Ví dụ, hành ñộng của cá nhân không chỉ ñơn giản mang tính cá nhân mà
ñang bị ñiều tiết bởi hệ thống chuẩn mực, hệ thống giá trị của cộng ñồng.
Có thể nói, việc phân chia xã hội học vĩ mô và xã hội học vi mô chỉ mang
tính chất tương ñối, ước lệ. Tuỳ từng chủ ñề nghiên cứu mà chúng ta lựa chọn cách
tiếp cận chính tương ứng với việc vận dụng các lý thuyết phù hợp. Ví dụ nếu nghiên
cứu về cải cách hành chính, phân tầng xã hội,… thì nên dùng các lý thuyết vĩ mô là
chính ñể lý giải. Nhưng nếu nghiên cứu về ly hôn, sống thử,… thì nên dùng các lý
thuyết vi mô ñể lý giải hành ñộng. Tuy vậy, một trong những ñặc trưng trong tiếp
cận xã hội học là không quá tập trung chú ý vào hành ñộng của cá nhân mà tập trung

vào khuôn mẫu quan hệ xã hội của cá nhân. Ví dụ nghiên cứu về hiện tượng nói
chuyện riêng trong lớp học, hành ñộng nói chuyện riêng trong lớp học của một sinh
viên nào ñó sẽ ñược nhìn nhận không phải là hành ñộng nhất thời. Đằng sau hành
ñộng nói chuyện riêng trong lớp học của sinh viên, chúng ta có thể ñặt ra nhiều câu
hỏi: Có phải giảng viên ñang dùng phương pháp giảng dạy không phù hợp? Có phải
nội dung giảng dạy không ñáp ứng với nhu cầu của người học? Cách thức tổ chức
quản lý lớp học có vấn ñề gì không?,…Ý thức học tập của sinh viên kém chỉ là một
trong các yếu tố dẫn tới hành ñộng nói chuyện riêng. Nếu chúng ta không trả lời
ñược các câu hỏi trên và không có những giải pháp thay ñổi cơ chế thúc ñẩy hành
ñộng của cá nhân thì trong trường hợp trên: mời sinh viên A ra khỏi lớp thì rồi sẽ có
sinh viên A’, A’’ tiếp tục nói chuyện riêng.
Như vậy, ñối tượng nghiên cứu của xã hội học là xã hội loài người trong ñó
các mối quan hệ xã hội, các tương quan xã hội ñược biểu hiện thông qua các hành
ñộng xã hội giữa cá nhân với cá nhân, với nhóm xã hội trong hệ thống xã hội, từ ñó
xã hội học tìm ra logic, cơ chế vận hành mang tính quy luật của các hình thái vận
ñộng và phát triển của các quan hệ và quá trình xã hội.

7
Hơn nữa, bên cạnh việc xác ñịnh xã hội học nghiên cứu cái gì, một trong
những vấn ñề quan trọng cần xác ñịnh thêm là xã hội học nghiên cứu như thế nào?
Tức là phải tìm ra ñược cái ñặc trưng của cách tiếp cận xã hội học. Bước ñầu, chúng
tôi ñưa ra một số ñặc trưng trong tiếp cận xã hội học như sau:
Thứ nhất, tiếp cận xã hội học là một cách nhìn hành vi con người tập trung
vào những khuôn mẫu quan hệ. Xã hội học không quá quan tâm tới hành ñộng của
cá nhân ñể ñi tới phán xét ñúng sai mà cố gắng lý giải cơ chế thúc ñẩy dẫn tới cá
nhân có hành ñộng ñó. Có thể trở lại ví dụ nói chuyện riêng trong lớp học ñể hiểu về
ñặc trưng này.
Một cuộc ñình công chẳng hạn, chỉ là một cuộc ñình công nhưng người
nghiên cứu có thể lý giải cuộc ñình công ấy bằng những nhận ñịnh như: tổ chức lao
ñộng tồi; công nhân không gắn bó với nhà máy; có thể tiến hành nghiên cứu nhóm

hoặc phe phái trong nhà máy; các loại thái ñộ của người lao ñộng và giới chủ; mức
ñộ chuyên quyền ñộc ñoán của giới chủ; tính tích cực xã hội của công nhân Và
ñằng sau những sự kiện có vẻ nhất thời ấy ở một nhà máy, người nghiên cứu còn có
thể ñi ñến chỗ ñặt vấn ñề và nhận ñịnh về cả một hệ thống sản xuất hay thậm chí cả
hệ thống xã hội.
9

Xã hội học xuất phát từ những sự kiện xã hội, những ứng xử thực tế, tìm cách
mô tả và giải thích chúng một cách khách quan. E. Durkheim quan niệm rằng, xã
hội học, với tư cách là một khoa học thực chứng (science positive), cần coi các sự
kiện xã hội (fait social) như những "ñồ vật" (choses) - nghĩa là nhà xã hội học phải
có con mắt y như con mắt của các nhà khoa học khi quan sát các hiện tượng vật lý,
hóa học hay sinh học. Durkheim khẳng ñịnh rằng xã hội có những cơ chế và qui luật
khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của cá nhân, vì thế chỉ có thể
giải thích một sự kiện xã hội này bằng những sự kiện xã hội khác mà thôi. Và các sự
kiện xã hội chỉ trở thành ñối tượng nghiên cứu một khi chúng ñược ñưa vào phân
tích trong khuôn khổ xã hội học.
Thứ hai, hành ñộng của cá nhân bị ñịnh hình bởi tính thành viên nhóm của cá
nhân. Nói cách khác, trong tiếp cận xã hội học, nhân cách của cá nhân phần lớn là
sản phẩm của xã hội. Có thể vào một lúc nào ñó chúng ta ít ñể tâm lý giải hành ñộng
của chính mình nhưng rõ ràng những hành ñộng của chúng ta mang dấu ấn của cộng
ñồng. Quan sát hành ñộng của người phụ nữ nông thôn, trong chừng mực nhất ñịnh,
chúng ta thấy có sự khác biệt so với phụ nữ thành phố: khác biệt trong cách cười,
cách khóc, cách nói, dáng ñi, cách ăn, Thậm chí chúng ta còn có thể quan sát ñược
sự khác biệt trong hành ñộng của ñứa trẻ sống ở nông thôn với ñứa trẻ sống ở ñô thị,
giữa ñứa trẻ sống ở Việt Nam so với ñứa trẻ sống ở nước ngoài.
Cùng quan tâm nghiên cứu hành ñộng nhưng trong lúc tâm lý học quan tâm
chủ yếu ñến tâm lý và ứng xử của cá nhân thì xã hội học quan tâm tới ứng xử tập thể
hay cộng ñồng, ñến cấu trúc xã hội và chuyển biến xã hội.
Xã hội học là một khoa học thực nghiệm. Dưới tiếp cận xã hội học, một hành

vi "ñáng lên án, ñáng trừng phạt" nào ñó cũng chỉ là một ñối tượng nghiên cứu như
bất cứ hành vi bình thường nào khác trong xã hội.

9
Trần Hữu Quang (1993), Xã hội học nhập môn, ĐHTH TP. Hồ Chí Mnh, Tr. 5


8
1.3.
CƠ CẤU CỦA XÃ HỘI HỌC

Căn cứ vào nhiều ñặc ñiểm, có thể chia xã hội học thành nhiều bộ phận khác
nhau. Căn cứ vào cấp ñộ riêng - chung, bộ phận - chỉnh thể của tri thức xã hội học,
một số tác giả phân chia xã hội học ra thành hai bộ phận sau ñây:
1.3.1. Xã hội học ñại cương
Là bộ phận xã hội học nghiên cứu các qui luật, tính qui luật, thuộc tính và
những ñặc ñiểm chung nhất của các hiện tượng và quá trình xã hội.
1.3.2. Xã hội học chuyên ngành
Là bộ phận xã hội học gắn lý luận xã hội học ñại cương vào việc nghiên cứu
những hiện tượng của lĩnh vực cụ thể của ñời sống xã hội.
Việc phân loại xã hội học ra thành hai bộ phận xã hội học ñại cương và xã hội
học chuyên ngành chủ yếu ñược áp dụng trong công tác ñào tạo và giảng dạy. Xã
hội học ñại cương, thường ñược gọi là nhập môn xã hội học, giới thiệu những kiến
thức chung của xã hội học. Xã hội học chuyên ngành, còn ñược gọi là các chuyên ñề
xã hội học, giới thiệu kiến thức của một ngành xã hội học cụ thể.
1.4.

MỐI QUAN HỆ GIỮA XÃ HỘI HỌC VỚI MỘT SỐ KHOA HỌC KHÁC

1.4.1. Quan hệ giữa xã hội học và triết học

Triết học là khoa học nghiên cứu quy luật chung nhất về tự nhiên, xã hội và
tư duy. Quan hệ giữa xã hội học với triết học là quan hệ giữa khoa học cụ thể với
một thế giới quan khoa học.
Mối quan hệ giữa xã hội học với triết học là mối quan hệ có tính biện chứng.
Các nghiên cứu xã hội học cung cấp những thông tin và phát hiện các vấn ñề, bằng
chứng mới làm phong phú kho tàng tri thức và phương pháp luận triết học. Trên cơ
sở nắm vững tri thức xã hội học, ta có thể vận dụng một cách sáng tạo tri thức triết
học vào hoạt ñộng thực tiễn cách mạng.
1.4.2. Quan hệ giữa xã hội học với tâm lý học
Trong giai ñoạn ñầu phát triển, xã hội học châu Âu phần lớn cự tuyệt vai trò
của tâm lý học trong việc giải quyết các vấn ñề của xã hội học. Chẳng hạn, E.
Durkheim ñã lần lượt bác bỏ các học thuyết tâm lý học khi ông giải thích nguyên
nhân của nạn tự tử.
Theo chủ trương của Max Veber, xã hội học tập trung vào nghiên cứu hành
ñộng xã hội của các cá nhân. Nhưng Veber cho rằng chỉ có thể hiểu hành ñộng xã
hội ñó qua việc giải nghĩa hoàn cảnh xã hội bao gồm các yếu tố lịch sử văn
hóa Như vậy, sử học chứ không phải tâm lý học có vai trò ñặc biệt quan trọng ñối
với nghiên cứu xã hội học.
Trong khi ñó ở xã hội học Mỹ, một số tác giả như G. Homans, G.Mead cho
rằng cần sử dụng tâm lý học ñể giải thích các hiện tượng xã hội học. Bởi hành ñộng
xã hội của con người, tương tác giữa các cá nhân là nền tảng “vi mô” của các quá
trình xã hội và cơ cấu xã hội, nên các quy luật tâm lý cá nhân phải là những nguyên
lý nghiên cứu cơ bản của xã hội học.
Trên thực tế, xã hội học có mối quan hệ chặt chẽ với tâm lý học. Chẳng hạn
các nhà xã hội học có thể vận dụng cách tiếp cận tâm lý học ñể xem xét hành ñộng

9
xã hội với tư cách là hoạt ñộng cảm tính, có ñối tượng, có mục ñích. Xã hội học có
thể coi cơ cấu xã hội , tổ chức xã hội , thiết chế xã hội với tư cách là những chủ thể
hành ñộng.

1.4.3. Xã hội học và kinh tế học
Kinh tế học nghiên cứu quá trình sản xuất, phân phối và tiêu dùng các hàng
hóa, dịch vụ. Xã hội học nghiên cứu bối cảnh văn hóa, cách tổ chức xã hội và quan
hệ xã hội của các hiện tượng, quá trình kinh tế.
Tác ñộng qua lại giữa xã hội học và kinh tế học biểu hiện trước hết ở chỗ hai
khoa học này cùng vận dụng một số khái niệm, phạm trù và lý thuyết thích hợp với
ñối tượng nghiên cứu của mình. Ví dụ, lý thuyết trao ñổi, lý thuyết vốn con người và
khái niệm thị trường bắt nguồn từ kinh tế học, nay ñang ñược sử dụng rộng rãi trong
xã hội học. Những khái niệm xã hội học như mạng lưới xã hội, vị thế xã hội hay vai
trò xã hội ñang ñược các nhà kinh tế học quan tâm.
1.4.4. Xã hội học và luật
Luật là hệ thống các chuẩn mực và quy tắc hành ñộng do cơ quan có thẩm
quyền chính thức ñưa ra. Vì luật có tác dụng quy ñịnh và kiểm soát xã hội nên từ lâu
các nhà xã hội học rất quan tâm nghiên cứu về luật. Các nhà xã hội học trước ñây
như K. Marx, E. Durkheim, M. Weber và sau này như T. Parsons ñều chú ý phân
tích về các tổ chức và thiết chế pháp luật, về vai trò xã hội của luật sư và tòa án, và
về các vấn ñề liên quan tới an ninh xã hội và tội phạm
Các nhà xã hội học rất quan tâm tới vai trò của luật pháp ñối với xã hội.Ví
dụ, M. Weber cho rằng luật pháp là một lực lượng ñoàn kết, tập hợp và biến ñổi xã
hội. M. Weber ñã phân tích tầm quan trọng của luật pháp với tư cách là một nhân tố
của quá trình duy lý góp phần hình thành và phát triển xã hội hiện ñại và chủ nghĩa
tư bản ở phương Tây.
Ngày nay, các nhà xã hội học thường quan tâm xem xét, ñánh giá ảnh hưởng
qua lại giữa hệ thống xã hội và hệ thống luật pháp.
1.4.5. Xã hội học và khoa học chính trị
Khoa học chính trị chủ yếu nghiên cứu quyền lực và sự phân chia quyền lực
trong xã hội. Phạm vi quan tâm của chính trị học khá rộng từ thái ñộ, hành vi chính
trị của cá nhân tới hoạt ñộng chính trị của các nhóm, tổ chức và lực lượng xã hội.
Trong khi chính trị học chú trọng phân tích cơ chế hoạt ñộng và bộ máy
quyền lực thì xã hội học tập trung nghiên cứu vào mối liên hệ giữa các tổ chức, thiết

chế chính trị và cơ cấu xã hội. Mối quan hệ chặt chẽ giữa xã hội học và chính trị học
thể hiện trước hết ở việc cùng vận dụng các lý thuyết, khái niệm và phương pháp
chung cho cả chính trị học và xã hội học. Ví dụ, phương pháp phỏng vấn, ñiều tra dư
luận xã hội và phân tích nội dung ñang ñược áp dụng phổ biến trong hai khoa học
này.
1.5.
CHỨC NĂNG CỦA XÃ HỘI HỌC

1.5.1. Chức năng nhận thức
Xã hội học cung cấp tri thức khoa học về bản chất của xã hội và con người.

10
Xã hội học phát hiện các qui luật, tính qui luật và thuộc tính nảy sinh, hình
thành, vận ñộng và phát triển của các quá trình, hiện tượng xã hội, của mối tác ñộng
qua lại giữa con người và xã hội.
Xã hội học xây dựng và phát triển hệ thống các khái niệm, phạm trù, lý luận
và phương pháp nghiên cứu.
1.5.2. Chức năng thực tiễn
Việc vận dụng các qui luật xã hội học góp phần giải quyết ñúng ñắn, kịp thời
những vấn ñề nảy sinh trong xã hội, cải thiện ñược thực trạng xã hội.
Nghiên cứu xã hội học còn hướng tới dự báo những gì sẽ xảy ra và ñề xuất
các kiến nghị, các giải pháp ñể có thể kiểm soát các hiện tượng và quá trình xã hội.
1.5.3. Chức năng tư tưởng
Ngoài chức năng nhận thức và chức năng thực tiễn là những chức năng chung
cho mọi khoa học, xã hội học thực hiện chức năng thứ ba rất quan trọng ñối với
khoa học xã hội và nhân văn là chức năng tư tưởng. Chức năng này thể hiện ở chỗ
xã hội học Macxit trang bị thế giới quan khoa học của chủ nghĩa Mác- Lênin, chủ
nghĩa duy vật lịch sử, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh, nâng cao lý tưởng xã hội chủ
nghĩa và tinh thần phấn ñấu ñến cùng cho chủ nghiã xã hội.
1.6.

NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CỦA XÃ HỘI HỌC
1.6.1. Nhiệm vụ nghiên cứu lý luận
Nhiệm vụ nghiên cứu lý luận của xã hội học cần hướng tới hình thành và phát
triển hệ thống lý luận, phương pháp luận nghiên cứu và tổ chức nghiên cứu một cách
cơ bản, hệ thống những vấn ñề lý luận và thực tiễn nhằm ñáp ứng yêu cầu phát triển
kinh tế xã hội của ñất nước ta.
1.6.2. Nhiệm vụ nghiên cứu thực nghiệm
Xã hội học cần phải tiến hành nghiên cứu thực nghiệm vì những lý do sau
ñây:
- Kiểm nghiệm, chứng minh giả thuyết khoa học.
- Phát hiện những bằng chứng và vấn ñề mới làm căn cứ cho việc sửa ñổi,
phát triển và hoàn thiện khái niệm, lý luận và phương pháp nghiên cứu.
- Kích thích và hình thành tư duy xã hội học.
Ngoài ra, nghiên cứu thực nghiệm còn còn hướng tới vạch ra các cơ chế, ñiều
kiện hoạt ñộng và hình thức biểu hiện của các quy luật xã hội học làm cơ sở cho việc
ñưa tri thức khoa học vào cuộc sống. Nghiên cứu thực nghiệm ñược coi là chiếc cầu
nối giữa lý luận và thực tiễn. Khi thực hiện nhiệm vụ này, trình ñộ lý luận và kỹ
năng nghiên cứu của các nhà xã hội học cũng ñược nâng lên.
1.6.3. Nhiệm vụ nghiên cứu ứng dụng
Xã hội học có nhiệm vụ nghiên cứu ứng dụng ñưa tri thức khoa học vào cuộc
sống. Nghiên cứu ứng dụng hướng tới việc ñề ra các giải pháp, vận dụng những phát
hiện của nghiên cứu lý luận và nghiên cứu thực nghiệm trong hoạt ñộng thực tiễn.



11
Chương 2. SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI HỌC

Để hiểu về xã hội học, chúng ta cần phải nhận thức ñược xã hội học như một
ngành khoa học, ñã ra ñời và phát triển trong những bối cảnh xã hội, tư tưởng và lịch

sử khác nhau. Xã hội học xuất hiện ở châu Âu vào ñầu thế kỷ 19. Một câu hỏi ñặt ra
là tại sao mãi tới ñầu thế kỷ 19, xã hội học mới ra ñời mà không phải sớm hơn và tại
sao xã hội học xuất hiện ở châu Âu mà không phải ở nơi nào khác. Có thể khẳng
ñịnh xã hội học xuất hiện ở châu Âu vào ñầu thế kỷ 19 là một tất yếu lịch sử xã hội.
Tính tất yếu ñó thể hiện ở nhu cầu và sự phát triển chín muồi các ñiều kiện, các tiền
ñề biến ñổi và nhận thức ñời sống xã hội.
2.1.

NHỮNG ĐIỀU KIỆN CHO SỰ RA ĐỜI CỦA MÔN XÃ HỘI HỌC

2.1.1. Điều kiện kinh tế – xã hội
Cuối thế kỷ XVIII, ở châu Âu, các cuộc cách mạng công nghiệp lần 1, 2 ñã
làm cho xã hội nông nghiệp bước vào xã hội công nghiệp. Cách mạng công nghiệp
lần 1 diễn ra ở Anh, nhưng lần 2 trên quy mô lớn hơn ở Anh, Pháp, Ý và trên khắp
châu Âu. Quá trình công nghiệp hoá ñã ñưa ñến những thay ñổi trên lĩnh vực kinh
tế của xã hội Châu Âu, chẳng hạn:
- Các nhà máy mọc lên thu hút lao ñộng từ thôn quê, người dân bỏ làng mạc
ruộng nương và những nghề thủ công truyền thống trong phạm vi gia ñình của họ ñể
tới làm việc tập trung trong các khu công nghiệp - làm hình thành giai cấp công
nhân.
- Thay vì làm cho chính mình hay gia ñình, người công nhân làm việc trong
các nhà máy và hưởng lương. Họ bán sức lao ñộng cho các ông chủ ñể nuôi sống
bản thân và gia ñình.
- Trong xã hội nông nghiệp và thủ công, con người phải sử dụng cơ bắp của
mình ñể tạo ra của cải vật chất. Năm 1765, James Watt ñi ñầu phát triển máy hơi
nước, và sau ñó là hàng loạt các phát minh ra các máy móc thay thế sức lao ñộng
của con người và súc vật, làm gia tăng sản lượng sản xuất lên hàng trăm lần. Để
nhấn mạnh sự thay ñổi vượt bậc trong kinh tế, các giáo trình Kinh tế chính trị
thường viết chủ nghĩa tư bản sau 100 năm hình thành ñã tạo nên một khối lượng sản
phẩm của cải vật chất khổng lồ tương ñương với những gì mà con người tạo ra từ

khi con người xuất hiện tới khi chủ nghĩa tư bản hình thành.
Sự biến ñổi trong kinh tế, sản xuất làm thay ñổi mạnh mẽ trong mọi lĩnh vực
hoạt ñộng của con người.
1/Thay ñổi cơ cấu xã hội
- Cơ cấu kinh tế
Các ngành công nghiệp mở rộng như giao thông vận tải, công nghiệp nhẹ
phát triển gắn liền với các dịch vụ phục vụ cho công nghiệp.
Lao ñộng công nghiệp, cơ khí hoá trong công xưởng ñã thay thế lao ñộng thủ
công, thay ñổi nền xản suất nông nghiệp cổ truyền. Trước cuộc cách mạng công
nghiệp, con người chỉ trồng trọt và thu lượm nguyên liệu. Nhưng nền kinh tế công
nghiệp chuyển sang chế biến nguyên liệu thành các sản phẩm bán ñược tạo ra các thị
trường hàng hoá.

12
Quá trình ñô thị hoá: Nền công nghiệp quy mô lớn ñã ñẩy nhanh quá trình ñô
thị hoá cùng với quá trình tích tụ dân cư, phát triển cơ sở hạ tầng, ñường giao thông.
Sản xuất kiểu công nghiệp với quy mô lớn ñòi hỏi phải mở rộng buôn bán, giao lưu
với thị trường nguyên vật liệu và thị trường tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá công
nghiệp. Các nhà máy mọc lên thu hút lao ñộng từ thôn quê, người dân bỏ làng mạc
ruộng nương và những nghề thủ công truyền thống trong phạm vi gia ñình của họ ñể
tới làm việc tập trung trong các khu công nghiệp. Từ ñó ñặt ra nhiều vấn ñề trong
quá trình tổ chức và quản lý ñô thị.
- Cơ cấu giai cấp
Sự phát triển của công nghiệp ñã hình thành một cơ cấu xã hội mới và hình
thành nên giai cấp công nhân, giai cấp vô sản. Nông dân bị tách ra khỏi ruộng ñất và
trở thành người làm thuê, bán sức lao ñộng. Vấn ñề bất công bằng trong việc phân
phối nguồn lợi tức do quá trình công nghiệp hoá tạo ra giữa giới chủ và công nhân
ñã làm hình thành mâu thuẫn giai cấp, tạo ra các phong trào ñấu tranh của giai cấp
công nhân.
2/ Thay ñổi hệ giá trị, chuẩn mực xã hội

Dưới tác ñộng của quá trình công nghiệp hóa, nhiều quan niệm xã hội về
những gì là tốt ñẹp, là xấu xa; ñiều gì là ñáng ñược tôn trọng, ñiều gì là ñáng bị
khinh bỉ , có sự thay ñổi. Đồng thời, những quan niệm xã hội về ñúng, sai; ñược
làm hay không ñược làm cũng thay ñổi mạnh mẽ.
3/ Thay ñổi quan hệ xã hội
Phưong thức sản xuất TBCN tạo ñiều kiện nâng cao vị thế, vai trò của cá
nhân tạo ñiều kiện ñể cá nhân phát triển, nhưng với quan hệ sản xuất TBCN nó lại
ràng buộc sự phát triển cũng như tự do cá nhân. Do vậy xã hội thời này ñặt ra một
vấn ñề cần giải quyết là mối quan hệ cá nhân với xã hội, ñiều kiện ñể phát triển cá
nhân ñồng thời ñảm bảo sự ổn ñịnh xã hội.
4/ Thay ñổi thiết chế xã hội
Các hình thức tổ chức xã hội theo kiểu phong kiến trước ñây bị lung lay, xáo
trộn mạnh mẽ. Ví dụ, tổ chức tôn giáo trước kia rất có thế lực nay bị mất dần vai trò
và quyền lực thống trị trước sức ép của hoạt ñộng kinh tế ñang diễn ra sôi ñộng. Cơ
cấu gia ñình cũng bị thay ñổi khi các cá nhân rời bỏ cộng ñồng làng quê, nông thôn
ra thành phố sinh sống. Hệ thống các giá trị văn hoá truyền thống cũng bị thay ñổi,
các cá nhân bị lôi kéo cuốn hút vào hoạt ñộng kinh tế và lối sống cạnh tranh, vụ lợi
Luật pháp ngày càng phải quan tâm tới việc ñiều tiết các quá trình kinh tế và các
quan hệ xã hội mới mẻ. Ngay cả thiết chế và tổ chức hành chính, xã hội kiểu phong
kiến, quân chủ ñộc ñoán, chuyên chế cũng phải dần thay ñổi theo hướng dân chủ
hóa.
Xã hội châu Âu thời bấy giờ xuất hiện nhiều hiện tượng mới như bùng nổ dân
số, thất nghiệp, bạo lực
Những thay ñổi trên diễn ra ở mọi nhóm, mọi tầng lớp giai cấp trong xã hội.
Trước tình hình ñó các nhà nghiên cứu có mong muốn làm thế nào duy trì trật tự xã
hội làm xã hội phát triển, họ muốn quản lý xã hội tốt hơn, nên ñi tìm mô hình xã hội,
cấu trúc xã hội, thể chế xã hội.


13

2.1.2. Biến ñổi chính trị xã hội - tư tưởng
Biến ñổi chính trị xã hội quan trọng nhất góp phần làm thay ñổi căn bản thể
chế chính trị, trật tự xã hội và các thiết chế xã hội châu Âu ở thế kỷ 18 là cuộc ñại
cách mạnh Pháp năm 1789.
Ba tiền ñề ñược xem như gốc rễ của cuộc cách mạng Pháp:
+ Vai trò kinh tế của giai cấp tư sản càng ngày càng quan trọng trong xã hội
Pháp. Khi có ñược thế mạnh kinh tế trong tay, giai cấp này muốn nhanh chóng sử
hữu luôn quyền lực chính trị vốn ñang nằm trong tay giai cấp quý tộc và giáo sĩ.
+ Các tư tưởng của các nhà triết học của thế kỷ Ánh sáng chống lại quan
niệm của “chủ nghĩa tuyệt ñối” ñã ảnh hưởng mạnh mẽ trên ñời sống xã hội.
+ Nước Pháp phải ñối diện với nạn mất mùa nông nghiệp dẫn ñến sự khủng
hoảng về kinh tế, những ñiều này ñòi hỏi sự cần thiết phải có một cuộc cải cách nhà
nước phong kiến.
Sự biến chuyển chính trị sâu sắc này ñã làm các quan hệ xã hội phong kiến
thay ñổi, kéo theo sự thay ñổi các chuẩn mực, giá trị, niềm tin trong ñời sống xã hội.
Xã hội quân chủ ñặt cơ sở trên ba ñẳng cấp: quí tộc, tăng lữ và thứ dân nay không
còn. Những ưu tiên dành cho giai cấp tăng lữ và quý tộc bị xoá bỏ, hàng giáo sĩ mất
dần các ảnh hưởng của mình trên ñời sống xã hội.
Cùng với biến ñộng chính trị có tính chất cách mạng ở Pháp là các biến ñộng
chính trị theo hướng “tiến hoá” ở các nước Anh, Đức, Italia và các nước khác. Đặc
ñiểm chung của những biến ñộng chính trị ở xã hội châu Âu thời bấy giờ là quyền
lực chính trị chuyển sang tay giai cấp tư sản.
Những biến ñộng chính trị xã hội và ñặc biệt là cuộc cách mạng Pháp ñã ñể
lại những dấu ấn trong lịch sử xã hội học.
Trước hết ñó là sự kiện xã hội học ñã ra ñời ở Pháp mà không phải ở Đức,
Anh hay Mỹ.
Thứ hai, công trình của các nhà xã hội học người Pháp như A. Comte, E.
Durkheim, nhà xã hội học người Anh H. Spenser, nhà xã hội học người Đức G.
Simmel và ñặc biệt là nhà lý luận cách mạng và tư tưởng xã hội Karl Marx ñều
chịu ảnh hưởng của học thuyết chủ nghĩa Pháp. Các nhà tư tưởng xã hội, các nhà xã

hội học này ñã ra sức miêu tả, tìm hiểu các quá trình, hiện tượng xã hội ñể phản ánh
và giải thích ñầy ñủ những biến ñộng chính trị, xã hội ñang diễn ra quanh họ. Hơn
thế nữa một số nhà xã hội học tiến bộ ñã chỉ ra con ñường và biện pháp ñể lập lại
trật tự xã hội và duy trì sự tiến bộ xã hội.
Những biến ñộng chính trị, xã hội ở Pháp ñã dặt ra câu hỏi lý luận cơ bản của
xã hội học Pháp. Đó là vấn ñề làm thế nào ñể phát hiện và sử dụng các qui luật tổ
chức xã hội ñể góp phần tạo ra trật tự và tiến bộ xã hội.
Như vậy, sự xuất hiện và phát triển của hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa ñã
phá vỡ trật tự xã hội phong kiến gây nên những biến ñổi trong ñời sống kinh tế xã
hội của các tầng lớp, giai cấp và các nhóm xã hội. Từ ñó nảy sinh nhu cầu thực tiễn
cần lập lại trật tự, ổn ñịnh xã hội và nhu cầu nhận thức ñể giải quyết những vấn ñề
mới mẻ nảy sinh từ cuộc sống ñang biến ñộng ñó.

14
Để ñáp ứng ñược nhu cầu nhận thức và nhu cầu thực tiễn trên thì cần có sự
tham gia nghiên cứu của khoa học. Mặc dù ở châu Âu vào cuối thế kỷ XVIII, ñầu
thế kỷ XIX, khoa học phát triển nhưng khoa học xã hội thời bấy giờ gặp nhiều khó
khăn trong việc lý giải và ñưa ra các kết luận về các hiện tượng mới nảy sinh.
Sự phát triển mạnh của ñời sống kinh tế - xã hội ñã tạo tiền ñề cho sự khẳng
ñịnh vị thế, vai trò của cá nhân trong ñời sống xã hội. Vào thời kỳ ñó, hàng loạt
những phát minh vĩ ñại ñã làm cho khoa học tự nhiên có những bước tiến mới, bắt
ñầu phát triển phương pháp hệ thống trong nghiên cứu thế giới vật chất và vai trò
của cá nhân trong thế giới ñó.
Ví dụ phát minh về cấu trúc tế bào sinh vật, quy luật về sự bảo toàn và
chuyển hoá năng lượng, học thuyết tiến hoá của Đacwuyn về sự phát triển của thế
giới hữu cơ Những kết quả thực nghiệm về khoa học tự nhiên ñã cho phép loài
người hiểu ñược một bức tranh tổng quát về thế giới như là một chỉnh thể thống
nhất.
Trong khi ñó những hiện tượng xã hội, những hành vi của cá nhân lại ñược
giải thích bởi lý thuyết, quan ñiểm mang tính cá nhân hay quan niệm mang tính tự

nhiên.
Tự sát
Quan ñiểm cá nhân: Hành ñộng hạn hữu nhất trong mọi hành ñộng ñược
người có thần kinh không khoẻ mạnh thực hiện.
Quan ñiểm tâm lý học: Xảy ra khi thần kinh mất cân bằng.
Trên thực tế: Tần xuất, vị trí và kiểu tự sát ñược quyết ñịnh chủ yếu bởi các
nhân tố xã hội như tôn giáo, gia ñình, hôn nhân chứ không phải các yếu tố cá nhân.
Hôn nhân.
Quan ñiểm tự nhiên: Hôn nhân là hoàn toàn tự nhiên khi một người ñàn ông
sống cùng với một người phụ nữ khi họ yêu nhau và muốn có con.
Trên thực tế: Khả năng lựa chọn vợ chồng phụ thuộc vào giai tầng và vị trí xã
hội của các cá nhân, các kiểu hôn nhân dựa trên những nhân tố kinh tế và xã hội.
Có thể nói, các ngành khoa học xã hội thời bấy giờ chưa quan tâm ñúng mức
nghiên cứu tác ñộng tương hỗ giữa các hiện tượng xã hội và chưa ño lường ñược cụ
thể các hiện tượng xã hội.
Trong bối cảnh ñó, nhiều ý kiến cho rằng, xã hội học ra ñời bổ sung cho
những thiếu sót, ñáp ứng yêu cầu giải thích và giải quyết các vấn ñề xã hội. Các nhà
nghiên cứu tìm cách trả lời những câu hỏi căn bản: làm thế nào xã hội giữ ñược sự
ổn ñịnh và có thể tồn tại ? trật tự chính trị ñược áp ñặt thế nào? có hay không những
quy luật chung trong ñời sống tập thể? giải thích thế nào ñối với các vấn ñề như tội
phạm, bạo lực ?,
Từ những giải ñáp cho các câu hỏi này, các tư tưởng xã hội học trong thế kỷ
19 và 20 ñã xoay quanh các trường phái chính: lý thuyết xung ñột, lý thuyết cơ cấu
chức năng, lý thuyết tương tác biểu tượng,



15
2.1.3. Điều kiện về lý luận và phương pháp luận nghiên cứu
Cũng như bất kỳ một ngành khoa học nào khác, xã hội học sẽ không thể ra

ñời và tồn tại với tư cách là khoa học ñộc lập ñược nếu chỉ căn cứ vào nhu cầu thực
tiễn mà thiếu ñi những tiền ñề lý luận, cơ sở khoa học.
*1. Biến ñổi về mặt lý luận bắt nguồn từ những tư tưởng khoa học và văn hoá
các thời kỳ, ñặc biệt là thời ñại Phục hưng thế kỷ XVIII.
Các nhà tư tưởng ở Anh cổ vũ và bênh vực cho quyền con người nhằm biện
minh cho chủ nghĩa tư bản công nghiệp lần ñầu tiên xuất hiện ở nước này. Ví dụ
Adam Smith cho rằng các cá nhân phải ñược thoát ra khỏi những ràng buộc và hạn
chế bên ngoài ñể tự do cạnh tranh. Có như vậy các cá nhân mới tạo ra ñược xã hội
tốt ñẹp hơn.
Các nhà triết học Pháp cho rằng con người và xã hội chủ yếu bị chi phối bởi
ñiều kiện và hoàn cảnh xã hội của họ, rằng con người có những "quyền tự nhiên"
nhất ñịnh mà các thiết chế xã hội ñang vi phạm (tôn giáo, gia ñình ). Vì vậy cần
xoá bỏ, thay thế trật tự xã hội cũ bằng một trật tự mới phù hợp hơn với bản chất và
nhu cầu cơ bản của con người. Sự biến ñổi như vậy cần phải diễn ra một cách hợp
pháp, tiến bộ và bằng con ñường khai sáng.
*2. Sự phát triển của khoa học
Những thành tựu của khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật ñã góp phần giải
phóng tư tưởng nhận thức của con người ra khỏi sự chi phối của tư tưởng tôn giáo.
Bằng các nghiên cứu khoa học người ta ñã chứng minh, lý giải ñược bản chất của
nhiều hiện tượng tự nhiên và những ñiều ñó hết sức có giá trị trong việc chống lại
thần quyền tôn giáo với quan niệm cho rằng tất cả ñều do chúa trời sinh ra và chi
phối.
Những phát minh về vật lý, cơ học, hoá học, thiên văn học, sinh học, y học
ñã mở rộng tầm hiểu biết của con người, giúp con người hiểu ñược bản chất của các
hiện tượng tự nhiên, của thế giới. Mặt khác, khoa học tự nhiên ñã làm tăng sức mạnh
khả năng của con người trong việc tác ñộng tới giới tự nhiên. Khoa học tự nhiên
phát triển ảnh hưởng khoa học xã hội như sau:
- Phát triển bộ công cụ, hệ khái niệm, tạo ñiều kiện cho việc phát triển tư duy
- Làm thay ñổi căn bản thế giới quan và phương pháp luận khoa học - lần ñầu
tiên trong lịch sử khoa học nhân loại, thế giới hiện thực ñược xem như một thể thống

nhất, có cấu trúc, có trật tự, có quy luật. Cũng giống như các nhà khoa học tự nhiên.
Từ ñó, các nhà khoa học xã hội cũng khao khát nghiên cứu các hiện tượng, các quá
trình xã hội ñể phát hiện ra các quy luật phát triển và tiến bộ xã hội, làm công cụ ñể
xây dựng một xã hội tốt ñẹp hơn.
- Bằng các nghiên cứu dưới góc ñộ ñịa lý học và sinh học, các nhà khoa học
thuộc trào lưu ñịa lý xã hội, khởi xướng là nhà bác học người Pháp thế kỷ XVIII,
Montecquie ñã ñi ñến kết luận rằng: Yếu tố khí hậu và yếu tố ñịa lý là những nhân tố
góp phần quyết ñịnh cơ cấu xã hội và các tập quán thống trị xã hội.
Mathus, một linh mục người Anh ñã nêu lên một quy luật dân số, sau này trở
thành một quan ñiểm phổ biến trong kinh tế chính trị học vào cuối thế kỷ XIX. Đó là
dân cư (dân số) tăng theo cấp số nhân còn tư liệu sinh hoạt tăng theo cấp số cộng, từ
ñó ông nêu ra mâu thuẫn của sự phát triển .

16
Những kết quả nghiên cứu của tâm lý học, ñạo ñức học về xã hội cũng có ảnh
hưởng tích cực tới tư duy xã hội thời kỳ này. Tình cảm xã hội, tình cảm gia ñình là
do sống chung dần dần dẫn tới tự giác nhận thức các lợi ích chung và có sự liên kết
với nhau. Sự thoả mãn lợi ích tư nhân là phương tiện ñảm bảo hạnh phúc lớn nhất
cho số người lớn nhất.
Trong bối cảnh ñó, các nhà khoa học xã hội khát khao nghiên cứu các hiện
tượng quá trình xã hội ñể phát hiện ra các quy luật tự nhiên của tổ chức xã hội, ñặc
biệt là "các quy luật của sự phát triển, tiến bộ xã hội". Giống như các nhà khoa học
tự nhiên, các nhà tư tưởng xã hội tin tưởng rằng có thể sử dụng các quy luật ñó làm
công cụ ñể xây dựng xã hội tốt ñẹp hơn.
Có thể kết luận, xã hội học ra ñời là một tất yếu khách quan, vì các lý do sau:
- Nhu cầu xã hội ñòi hỏi phải giải thích xã hội, cải tạo xã hội.
- Các khoa học xã hội thời ñó có nhiều hạn chế trong việc ñáp ứng nhu cầu xã
hội.
- Tiền ñề lý luận và phương pháp luận tạo ñiều kiện cho XHH ra ñời ñáp ứng
những nhu cầu trên.

2.2.
NHỮNG NHÀ SÁNG LẬP

Theo trình tự thời gian và lịch sử phát triển của
xã hội học, chúng ta lần lượt tìm hiểu sự cống hiến của
một số nhà xã hội học tiêu biểu, ñược xem như là
những người có công ñầu trong việc xây dựng và phát
triển xã hội học.
2.2.1. Auguste Comte (1798 - 1857)
2.2.1.1. Sơ lược tiểu sử
Auguste Comte là nhà lý thuyết xã hội, nhà thực
chứng luận người Pháp.
Các công trình nghiên cứu cơ bản của ông là:

- Triết học thực chứng
- Hệ thống chính trị học thực chứng
2.2.1.2. Những ñóng góp
*1. Phương pháp luận xã hội học Comte
Trước bối cảnh xã hội có nhiều biến ñổi lớn lao về kinh tế, chính trị xã hội.
Auguste Comte cho rằng xã hội học phải có nhiệm vụ góp phần tổ chức lại xã hội và
lập lại trật tự xã hội dựa vào các quy luật tổ chức và biến ñổi xã hội do xã hội học
nghiên cứu phát hiện ñược.
*2. Quan niệm về cơ cấu của xã hội học
Theo Comte, xã hội học còn gọi là vật lý xã hội ñược hợp thành từ hai bộ
phận chính là Tĩnh học xã hội và Động học xã hội.
Tĩnh học xã hội là bộ phận xã hội học nghiên cứu về trật tự xã hội , cơ cấu xã
hội, các thành phần và mối liên hệ giữa chúng.

17
Động học xã hội là lĩnh vực nghiên cứu các quy luật biến ñổi xã hội trong các

hệ thống xã hội theo thời gian.
*3. Bản chất của xã hội học: Comte cho rằng bản chất của khoa học xã hội
học là ở chỗ sử dụng các phương pháp khoa học ñể xây dựng lý thuyết và kiểm
chứng lý thuyết. Quan ñiểm như vậy khác hẳn với quan niệm của một số nhà nghiên
cứu thế kỷ XIX và thế kỷ XX. Những nhà nghiên cứu này thường ñồng nhất khái
niệm thực chứng với khái niệm “kinh nghiệm chủ nghĩa” hay việc thu thập thông tin
số liệu một cách ñơn thuần, không có lý thuyết, thiếu lý luận.
2.2.2. Karl Marx ( 1818- 1883)
2.2.2.1. Sơ lược tiểu sử
Những nghiên cứu về tiểu sử Karl Marx
thường theo hai hướng:
Với tư cách là nhà cách mạng, Marx ñã
tham gia, tổ chức, lãnh ñạo các hoạt ñộng cách
mạng nhằm ñấu tranh xoá bỏ chế ñộ người bóc lột
người, tiến tới xây dựng xã hội cộng sản chủ
nghĩa.
Với tư cách là một nhà khoa học, Karl
Marx là triết học, kinh tế chính trị học, nhà lý luận
của phong trào công nhân thế giới và sáng lập
chủ nghĩa cộng sản khoa học.

2.2.2.2. Những ñóng góp
*1. Chủ nghĩa duy vật lịch sử - Lý luận và phương pháp luận Xhh Macxit.
Chủ nghĩa duy vật lịch sử ñược các nhà xã hội học Macxit coi là xã hội học
ñại cương, trong ñó thể hiện rõ lý luận xã hội học và phương pháp luận xã hội học
của Marx.
*2. Khái niệm tha hoá, trước hết là tha hoá trong lao ñộng
*3. Quan hệ giữa ñời sống kinh tế và các ñịnh chế xã hội khác, quan hệ giữa
cơ sở hạ tầng và thượng tầng kiến trúc.
*4. Cơ sở của sự phân hoá xã hội ra thành các giai cấp chính là các mối quan

hệ san xuất, những quan hệ sản xuất này hàm chứa những xung ñột ñối kháng.
*5. Quy luật phát triển lịch sử xã hội
Chủ nghĩa duy vật lịch sử giải thích rằng lịch sử phát triển của xã hội loài
người trên toàn thế giới là lịch sử thay thế kế tiếp các hình thái kinh tế xã hội mà
thực chất là các phương thức sản xuất. Karl Marx ñ ã t ậ p

trung
ngh
i
ê
n
cứu v
a
i

trò c ủ a

mâu thuẫn tr
ong

b
i
ế
n

chuyển

h

i

.
Ông cho
rằng
các hình t
h
á
i
k
i
nh

t
ế
– xã
h

i

m

i
ñược hình thành từ mâu
thuẫn v
à
xung ñột trong các hình t
h
á
i

k

i
nh
t
ế
– xã
h

i
cũ. Trong xã h ộ i c ó g ia i cấ p
,
quan hệ sản xuất

l
uôn
l
uôn

l
à

quan
h


b

t bình
ñẳng,
l
uôn

có mâu
thuẫn, ñ

i
kháng. Các quan
hệ
ñó
l
à

nguồn nguồn gốc và
l
à
ñộng
l

c
thúc
ñ

y
sự
b
i
ế
n

ñ

i


h

i
.
Lý t
hu
y
ế
t
của
ông
về
b
i
ế
n

chuyển

h

i
chủ yếu dựa trên những xung ñột
g
i

a
những
g

i
a
i

cấp
l

n
trong xã
h

i
.


18
2.2.3. Herbert Spencer (1820 - 1903)
2.2.3.1.Sơ lược tiểu sử
Herbert Spencer là nhà xã hội học người
Anh. Bị ảnh hưởng bởi Charles Darwin, Spencer
ñã ñưa ra quan ñiểm tiến hoá xã hội. Ông giải
thích rằng chỉ cá nhân nào, hệ thống xã hội nào
thích nghi nhất với môi trường xung quanh mới
có thể tồn tại ñược trong cuộc ñấu tranh sinh tồn.
Bị ảnh hưởng bởi khoa học tự nhiên như vật lý
học và khoa học thực chứng của A. Comte,
Spencer chủ trương rằng xã hội học phải hướng
tới tìm ra quy luật và nguyên lý chung, cơ bản ñể
giải thích các hiện thực xã hội.
Các tác phẩm cơ bản của Herbert Spencer

là: Tĩnh học xã hội; Nghiên cứu xã hội học; Các
nguyên lý của xã hội học; Xã hội học miêu tả

2.2.3.2. Các nguyên lý cơ bản của xã hội học H. Spencer
*1. Xã hội như một cơ thể sống
Tương tự như mọi hiện tượng tự nhiên, hữu cơ và vô cơ, xã hội vận ñộng và
phát triển tuân theo quy luật. Theo Spencer xã hội phát triển tuân theo quy luật tiến
hoá từ xã hội có cơ cấu nhỏ, ñơn giản, chuyên môn hoá thấp, liên kết không bền
vững ñến xã hội có cơ cấu lớn, phức tạp, chuyên môn hoá cao, liên kết bền vững và
ổn ñịnh.
Tương tự như cơ thể sống, xã hội có hàng loạt những nhu cầu tồn tại ñòi hỏi
phải xuất hiện hàng loạt những cơ quan hoạt ñộng theo nguyên tắc chuyên môn hoá
ñể thoả mãn những nhu cầu cơ bản của xã hội. Theo Spencer xã hội chỉ có thể phát
triển một cách lành mạnh khi các cơ quan có chức năng xã hội ñó ñảm bảo thoả mãn
những nhu cầu xã hội.
Chỉ những cá nhân nào và hệ thống xã hội nào có khả năng thích nghi mới có
thể tồn tại ñược bởi quy luật ñấu tranh sinh tồn.
*2. Phương pháp nghiên cứu xã hội học
Spencer chỉ ra rằng khác với khoa học tự nhiên, xã hội học có hàng loạt
những vấn ñề khó khăn về mặt phương pháp luận. Các khó khăn của xã hội học bắt
nguồn từ ñặc thù của ñối tượng nghiên cứu. Các hiện tượng, quá trình xã hội luôn
gắn liền với cá nhân với tất cả những nhu cầu, ñộng cơ, tình cảm, trí tuệ và hành
ñộng phức tạp, ña dạng. Điều ñó làm cho xã hội học không phải là khoa học chính
xác.
*3. Phân loại các xã hội
Căn cứ vào các ñặc ñiểm của quá trình ñiều chỉnh, vận hành và phân phối, tức
là các quá trình tiến hóa, Spencer phân các xã hội ra làm hai loại là (1) xã hội quân
sự và (2) xã hội công nghiệp.



19

2.2.4. Emile Durkheim (1857- 1917)
2.2.4.1. Sơ lược tiểu sử


E. Durkheim là nhà xã hội học người Pháp.
Là người ñặt nền móng xây dựng chủ nghĩa chức
năng và chủ nghĩa cơ cấu. Ông sinh năm 1858 ở
Pháp trong một gia ñình Do Thái, mất năm 1917.
Các tác phẩm của E. Durkhiem là: Phân công lao
ñộng xã hội, Tự tử, Các quy tắc của phương pháp xã
hội học.
2.2.4.2. Quan ñiểm của Durkhiem về xã hội học

Theo quan ñiểm của Durkheim có thể ñịnh nghĩa xã hội học là khoa học
nghiên cứu về các sự kiện xã hội. Xã hội học sử dụng các phương pháp thực chứng
ñể nghiên cứu, giải thích nguyên nhân và chức năng của các sự kiện xã hội.
Theo Durkheim ñể xã hội học trở thành một môn khoa học thực sự thì phải
xác ñịnh ñối tượng nghiên cứu của xã hội học một cách khoa học. Cần coi xã hội, cơ
cấu xã hội, thiết chế xã hội, ñạo ñức, phong tục tập quán truyền thống, ý thức tập
thể như là những “sự kiện xã hội”, những “sự vật”, “bằng chứng” xã hội có thể quan
sát ñược. Cần áp dụng những phương pháp nghiên cứu khoa học như so sánh, quan
sát, thực nghiệm ñể nghiên cứu, phát hiện ra những quy luật của sự vật, sự kiện xã
hội.
Xã hội học của Durkheim bao gồm hệ thống các khái niệm cơ bản khác như
ñoàn kết xã hội, ý thức tập thể, cơ cấu xã hội, biến ñổi xã hội, chức năng xã hội, dị
biệt xã hội
2.2.5. Max Werber ( 1864- 1920)
2.2.5.1. Sơ lược tiểu sử

Max Werber là nhà xã hội học người
Đức, ñược ñánh giá là một trong những nhà xã
hội học nổi tiếng nhất thế kỷ 20. Một số tác
phẩm của M. Weber: “Tính khách quan trong
khoa học xã hội và trong chính sách công
cộng”, “Đạo ñức tin lành và tinh thần chủ nghĩa
tư bản”, “Kinh tế và xã hội”, “Xã hội học về tôn
giáo”, “Tôn giáo Trung Quốc”, “Tôn giáo Ấn
Độ”.
2.2.5.2. Những ñóng góp
Max Werber ñược nhiều người coi như
nhà sáng lập của nền xã hội học hiện ñại.

*1. Tiếp cận xã hội học
Đối với M.Weber, bất cứ sự kiện hay hiện tượng xã hội nào cũng ñều hàm
chứa hành vi của các cá nhân liên quan. Ngành xã hội học, theo Weber, phải nhằm

20
ñi ñến lý giải ñược ý nghĩa hành ñộng của các cá nhân. Điều này có nghĩa là nhà xã
hội học cần "thông cảm", cần tự ñặt mình vào vị trí của ñương sự ñể hiểu họ, thậm
chí cần dùng ñến trực giác ñể cảm thông với ñương sự, nhờ vậy mới hiểu ñược tại
sao họ lại hành ñộng như vậy.
Từ ñó, M. Weber ñịnh nghĩa lại những khái niệm mang tính tập thể (như "nhà
nước" hay "gia ñình") trên cơ sở phân tích hành ñộng của cá nhân.
*2. Phương pháp nghiên cứu
Đối với Weber, công việc nghiên cứu về các hiện tượng xã hội khác với việc
nghiên cứu trong khoa học tự nhiên, vì ở ñây, các hiện tượng ñều có liên quan ñến
những con người có ý thức, và mỗi hành ñộng của họ ñều mang ý nghĩa nhất ñịnh
ñối với họ. Weber cho rằng thống kê là cần thiết trong xã hội học, nhưng ñiều quan
trọng hơn còn là phải giải thích ý nghĩa của những hành ñộng con người ñằng sau

những con số ấy. Để rồi cuối cùng cố gắng xây dựng nên những mô hình lý tưởng
[ideal type] của những hành ñộng ấy.
Weber ñã có nhiều công trình nghiên cứu về xã hội học tôn giáo, xã hội học
ñô thị, về lịch sử kinh tế, về xã hội học pháp luật Trong tác phẩm nổi tiếng Nền
ñạo ñức Tin Lành và tinh thần của chủ nghĩa tư bản, ông cho rằng các tư tưởng tôn
giáo và ñạo lý ñã ñóng vai trò chủ yếu trong quá trình phát triển chủ nghĩa tư bản ở
Đức vào thế kỷ 19. Theo M. Weber, luân lý Tin Lành ñã tạo ra môi trường tinh thần
cần thiết và thuận lợi cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, bao gồm : chủ nghĩa cá
nhân ; ñộng cơ làm việc thành công ; thái ñộ lên án sự xa hoa phung phí cũng như
của cải thừa kế ; sự nhìn nhận vai trò chính ñáng của các nhà kinh doanh ; thái ñộ
gắn bó với xã hội. Tác phẩm trên luôn ñược xem là một công trình xã hội học xuất
sắc phân tích về mối quan hệ giữa lĩnh vực kinh tế của xã hội và lĩnh vực ñời sống
tinh thần của con người.
2.3.
CÁC TRƯỜNG PHÁI XÃ HỘI HỌC

Do những khác biệt về phương pháp luận, trong nghiên cứu thường có những
trường phái lý thuyết khác nhau. Xã hội học cũng có những trường phái, lý thuyết
khác nhau nghiên cứu về xã hội. Các trường phái nghiên cứu ñược phân ra dựa trên
nhiều cơ sở khác nhau.
Nếu dựa trên "các tiêu chuẩn về tính mạch lạc bên trong và khả năng áp dụng
của chúng”, có thể chia các nghiên cứu xã hội học thành các lý thuyết: thuyết hữu cơ
thực chứng, thuyết cấu trúc lịch sử và thuyết hành ñộng xã hội.
Cũng có tác giả cho rằng có 6 nhóm trường phái lý thuyết xã hội học lớn:
thuyết hành vi, thuyết hành ñộng, thuyết lịch sử, thuyết hệ thống, thuyết tương tác,
thuyết chức năng.
Thực chất cách phân chia ra các trường phái lý thuyết như nêu trên chỉ mang
tính tương ñối. Các lý thuyết ñó có thể có những khác biệt cơ bản, nhưng chúng
cũng ít nhiều có những cơ sở chung, ví dụ như mục ñích nghiên cứu ñều hướng vào
tìm hiểu, lý giải các hiện tượng, quá trình xã hội, ñề xuất những biện pháp cải tạo và

xây dựng xã hội hiện tại. Để nghiên cứu xã hội người ta cần phải biết và vận dụng
nhiều lý thuyết xã hội khác nhau, lựa chọn những yếu tố hợp lý trong ñó. Trong sự
phát triển của khoa học không ngừng có những sự bổ sung lý thuyết, bổ sung các
học giả, có sự phát triển và suy giảm của một trường phái nào ñó.

21
2.3.1. Trường phái xã hội học theo thuyết hữu cơ và thực chứng
Đây là trường phái xã hội học sử dụng phương pháp tiếp cận tổng thể trong
nghiên cứu xã hội học. Tiền ñề phương pháp luận của họ là có nhiều hiện tượng xã
hội không thể giải thích nếu không quan tâm tới ñặc ñiểm của toàn bộ nhóm xã hội
và hoàn cảnh xã hội rộng lớn. Các hiện tượng xã hội không thể ñược phân tích, lý
giải thoả ñáng chỉ bằng những ñặc trưng của chính các chủ thể xã hội.
Đặc ñiểm nổi bật của thuyết hữu cơ là họ cho rằng giữa tổ chức hữu cơ của
ñộng vật sống và cơ cấu của xã hội có những nét tương ñồng. Toàn bộ cơ thể sống
không thể bị rút gọn về thành phần vật lý, hoá học của chúng. Do vậy các ñặc tính
của xã hội không thể bị quy về tính chất của các bộ phận hợp thành nó. Vì thế sự
tương quan phụ thuộc vào nhau giữa các cơ quan, hoặc giữa sự tương quan phụ
thuộc vào nhau giữa các phần tử bên trong của cái toàn thể ñược phân tích ñể lý giải
các hiện tượng xã hội. Một ñại biểu của trường phái này là Emile Durkheim (Pháp)
trong tác phẩm nối tiếng "Các quy tắc của phương pháp xã hội học" cho rằng: các
ñộng lực của cá nhân không thể giải thích ñược bằng những "lựa chọn của cá nhân"
và những "lý do cá nhân" mà phải giải thích bằng các nguyên nhân bên ngoài có thể
thực nghiệm ñược. Xuất phát từ những ý tưởng này, các hiện tượng, sự kiện xã hội,
theo các nhà hữu cơ, ñều phải ñược giải thích với những chứng cớ xác thực; phải
ñịnh lượng ñược nó thông qua sự hỗ trợ của các phương tiện kỹ thuật. Các nhà hữu
cơ không thừa nhận sự lý giải các hiện tượng, sự kiện xã hội bằng sự triết lý, suy
ñoán.
Vì lẽ ñó, trường phái hữu cơ theo thuyết thực chứng ra ñời. Thuyết hữu cơ
tìm cách khám phá các nguyên nhân thực sự của các hiện tượng xã hội, bỏ qua cách
lý giải dễ giãi thông thường do chính chủ thể ñưa ra bằng việc ñưa ra các giải thích ở

mức ñộ xã hội với những chứng cớ minh hoạ. Ví dụ, biểu hiện cho việc vận dụng lý
thuyết này ñể giải thích các hiện tượng xã hội là nghiên cứu về "tự tử " của
Durkheim. Ông ñã dùng số liệu thống kê về tự tử ở nhiều quốc gia khác nhau trong
những thời gian khác nhau, ở nhiều tôn giáo khác nhau và bằng cách xem xét các
biến ñổi trong tỷ lệ tự tử qua các dân tộc khác nhau, ông cho rằng không có mối liên
hệ nào giữa trạng thái tâm thần của các cá nhân và con số các vụ tự tử.
Ưu ñiểm: Thuyết hữu cơ thực chứng với yêu cầu riêng của nó là lý giải các sự
kiện xã hội dựa trên cơ sở những cứ liệu thực tế ñã cung cấp cho chúng ta bức tranh
chân thực, sinh ñộng về thế giới xã hội. Thuyết hữu cơ ñã cố gắng tìm kiếm những
quy luật phổ biến ñang chi phối trật tự xã hội và tiến hoá xã hội.
Nhược ñiểm: Mặc dù có những kết quả như trên thuyết hữu cơ thực chứng
còn có những mặt hạn chế. Những lý giải của thuyết này còn ñơn giản, bởi họ dễ
dàng bằng lòng với sự tìm kiếm mối tương quan giữa các hiện tượng xã hội, miễn là
họ từ bỏ những ñiều suy nghĩ ñã có từ trước ñó.
Với thuyết hữu cơ thực chứng những người theo trường phái này luôn phải
giả ñịnh các hiện tượng xã hội ñang diễn ra phải là kết quả của những nguyên nhân
có trước và nguyên nhân ñó phải ñược tìm hiểu banừg những tư liệu so sánh, bằng
khảo sát ñể xác ñịnh ñúng ñược nó. Đồng thời họ cũng thừa nhận một loại thứ hai
của thuyết này - thuyết hữu cơ theo thuyết chức năng. Đó là các hiện tượng không
ñược giải thích bằng nguyên nhân có trước mà bằng những tác ñộng có lợi trong sự
tồn tại của chúng. Trong ñời sống hữu cơ chẳng hạn, sự tồn tại của hệ thống thần
kinh trung ương ñược giải thích bằng vai trò quan trọng của nó ñối với việc ñiều

22
hành hoạt ñộng của cơ thể. Vận dụng lý luận ñó vào xem xét các hiện tượng xã hội,
như tôn giáo chẳng hạn, sự tồn tại của nó ñược lý giải ở những tác ñộng tốt của nó
ñối với việc hội nhập xã hội. Thuyết chức năng kỳ vọng khám phá những ý nghĩa
thực của các thể chế xã hội với ý nghĩa chúng cần thiết cho sự tồn tại lành mạnh của
toàn bộ tổ chức xã hội.
Ví dụ, trong tác phẩm “Những quy tắc của phương pháp xã hội học”(1895),

Emile Durkheim ñề cập hiện tượng tội phạm như là một ví dụ minh họa cho những
quy tắc của phương pháp xã hội học, trong ñó nhấn mạnh hiện tượng tội phạm
là một hiện tượng bình thường mà không chỉ ra trong những ñiều kiện xã
hội như thế nào thì tỷ lệ tội phạm quá cao, khi nào hiện tượng tội phạm sẽ
trở nên bất bình thường. Đây cũng là một trong những nhược ñiểm của
chủ nghĩa chức năng: quá chú trọng tới trạng thái ổn ñịnh, cân bằng của
xã hội mà không chú ý tới sự biến ñổi xã hội
10
.
Trước những biến ñổi xã hội, thuyết hữu cơ theo thuyết chức năng ñược
Talcott Parsons (Mỹ) hoàn thiện thêm. Theo ông, bất kỳ hệ thống các hành ñộng xã
hội nào (một xã hội, một thể chế, một nhóm) ñều có nét nổi bật chung, nhằm hành
ñộng thành công như một hệ thống. Những ñiều kiện tiên quyết phải ñạt là: 1; Thích
nghi; 2; Đạt ñược mục tiêu; 3; Thống nhất; 4; Duy trì kiểu mẫu. Tương ứng với các
ñiều kiện phải ñạt, xã hội có các nhu cầu cơ bản là:
1. Thích nghi với môi trường thông qua hoạt ñộng xã hội,
2. Các chủ thể theo ñuổi những mục tiêu ñã ñược ñịnh hình,
3. Những thưởng phạt và chuẩn mực ñược thể chế hoá trong xã hội,
4. Một hệ thống các giá trị của nền văn hoá nổi trội trên ñó có sự ñồng cảm.
Điều quan trọng là văn hoá kiểm soát những lĩnh vực khác của xã hội. Muốn
giải thích sự thay ñổi ở mức ñộ văn hoá, chúng ta phải nhìn vào cấp ñộ văn hoá. Dựa
vào lý thuyết này Parsons ñã giải thích những hiện tượng nổi dậy ñòi quyền công
dân của người da ñen ở nước Mỹ bằng thuật ngữ
Về cơ bản, trường phái hữu cơ thực chứng, hữu cơ chức năng ñã giữ vai trò
trọng tâm, quan trọng và chi phối các nghiên cứu xã hội trong thời gian dài. Tuy
nhiên với những ý tưởng tiền ñề, phương pháp luận riêng, trường phái hữu cơ thực
chứng cũng có mặt hạn chế nhất ñịnh.
Trong các nghiên cứu xã hội, họ ñã xem nhẹ các nhân tố chủ quan như tâm
lý, tinh thần và tri thức của con người, từ ñó mà ñề cao tác ñộng, ảnh hưởng của các
yếu tố xã hội ñối với hoạt ñộng của con người.

Thuyết hữu cơ theo thuyết chức năng ñã không ñạt ñược kết quả nghiên cứu
ñầy ñủ trong những ñiều kiện xã hội có biến ñổi. Về phương diện phương pháp họ
gần với các nhà siêu hình. Về phương diện thực tiễn, họ phủ nhận vai trò của các
quan hệ vật chất, tài sản, các yếu tố cơ cấu (cấu trúc xã hội) và nhấn mạnh tới vai
trò của các yếu tố văn hoá, tâm lý chung. Có thể suy ra rằng, các quan ñiểm theo
thuyết hữu cơ thực chứng và chức năng cố gắng minh chứng rằng xã hội ñương thời
ñược sắp xếp một cách hợp lý. Ở ñây thiếu hụt những ngghiên cứu về sự phát triển
xã hội do các hành ñộng tạo ra. Thuyết hữu cơ ñã vận dụng một cách máy móc các

10
Trương Thị Hiền (2011), Tìm hiểu quan ñiểm của Emilie Durkhiem về hiện tượng tội phạm, Tạp chí Nhà
nước và Pháp luật số 1(273)/2011.

23
kiến thức của khoa học, sinh vật vào nghiên cứu xã hội. các tác giả của trường phái
này ñã không ñề cập và không có sự phân tích nào ñối với sự bóc lột ñang thống trị
xã hội hiện tại. Một ñiều thiếu cơ sở khoa học là họ cho rằng quyền lực và bất bình
ñẳng là tất yếu lịch sử chừng nào chúng còn hợp lý.
2.3.2. Trường phái xã hội học lịch sử cấu trúc
Nguồn gốc ra ñời của trường phái này là do thế kỷ 19 có những biến ñổi lớn
về kinh tế xã hội, nhất là ở châu Âu. Nhiều tình trạng ñặc thù của ñời sống kinh tế,
chính trị, xã hội xuất hiện khác hẳn với tình trạng vốn có trước ñó. Như vậy nảy sinh
vấn ñề quyền lực, quyền thống trị, sự phân tầng mạnh mẽ về kinh tế và cuối cùng
một câu hỏi ñã xuất hiện: Xã hội người ta ñang sống từ ñâu tới, xã hội rồi sẽ ñi ñến
ñâu. Vấn ñề này ñã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học trong ñó có các nhà
xã hội học, ñặc biệt là August Comte, Karl Marx và Max Weber. Sự nghiên cứu lý
giải xã hội ñương thời của các nhà xã hội học thuộc trươnừg phái này ñều tiếp cận ở
phạm vi vi mô và xem xét xã hội thông qua các cơ cấu (cấu trúc) của nó với những
giai ñoạn hình thành, vận ñộng và phát triển. Bởi vậy, những người nghiên cứu này
ñược xếp vào trường phái xã hội học lịch sử và cấu trúc. Đặc ñiểm của trường phái

này là các nhà nghiên cứu ñã nghiên cứu xem xét xã hội dựa trên cơ sở khoa học và
văn hoá, ñặc biệt áp dụng vào việc lý giải ñối với sự tồn tại và vận ñộng của xã hội
tư bản. Theo Weber, khoa học và công nghệ tư bản là từng phần của sự phát triển
văn hoá rộng hơn ñó là quá trình hợp lý hoá. Xã hội Tây Âu ñã phát triển từ nền văn
minh lâu ñời theo cách thực dân xa rời ảnh hưởng của ma thuật và mê tín; những thể
chế xã hội và hành ñộng cá nhân ñã tỏ ra hợp lý hơn và ñóng vai trò duy trì sự hoạt
ñộng xã hội. Luật pháp, quản lý, nhà nước, hoạt ñộng kinh tế ñược thừa nhận chính
thức và hợp lý hoá sự tồn tại của chúng. Sự phát triển của khoa học ñã làm giảm ñi
uy tín của các nhóm tôn giáo có uy thế và quyền lực. Trong ñiều kiện mới của khoa
học và do hoàn cảnh mới (có thể là hoàn cảnh kinh tế: cạnh tranh, cơ chế thị trường)
cho phép nhìn trở lại lịch sử và nhận thức khoa học ñể xem xét xã hội lúc ñó như thế
nào.
Theo Marx Weber, cái quyết ñịnh cho sự ra ñời của chủ nghĩa tư bản chính là
yếu tố văn hoá ñịnh hướng cho sự hợp lý hoá. Theo ông, ở một nơi nào ñó, tư duy
triết học không mang tinh thần học của Hylạp, Lamã cổ ñại ñã ñể lại một di sản tri
thức, di sản này sau ñó hợp nhất với tính thời ñại của ñạo cơ ñốc Do thái cung cấp
cơ sở khoa học và nghệ thuật theo chủ nghĩa duy lý thời Phục Hưng. Sau ñó, công
cuộc cải cách ñã làm nảy sinh sự kết hợp giữa chủ nghĩa khổ hạnh Thanh giáo với
tính trần tục của ñạo cơ ñốc, tạo ra sựu biến ñổi trong hành vi kinh tế. Thanh giáo
ñòi hỏi hành ñộng tràn tục ñúng mức - và phải làm nhiệm vụ khi ñược yêu cầu. Nếu
việc làm sinh ra sự giàu có có nghĩa là người ñó ñược ñặc ân của Chúa Trời, và
chứng tỏ ñó là việc thiện. Nhưng của cải ñó không phải là ñể ñem dùng tiêu phí mà
thay vì cho việc tiêu phí, của cải ñó phải ñược ñem tái ñầu tư ñể phát triển hơn nữa.
Điều ñó bắt buộc phải như vậy là do tính khổ hạnh của Thanh giáo ñòi hỏi người
ngoan ñạo phải từ bỏ mọi khoái lạc trần gian. Max Weber ñã coi sự kết hợp ñó của
chủ nghĩa khổ hạnh với việc làm trần tục như là sự phát triển văn hoá duy nhất thích
hợp với sự tích luỹ tư bản và chủ nghĩa tư bản.
Giải thích xã hội về mặt cấu trúc, M.Weber chia xã hội tư bản hiện ñại ra làm
3 tầng lớp và ông cũng thừa nhận có sự bất bình ñẳng ở xã hội hiện tại. Nhưng ông
cho rằng, bất bình ñẳng trong xã hội có thể không dựa trên cơ sở những mối quan hệ

kinh tế, mà còn trên uy tín hoặc quyền lực chính trị. Khoa học quan tâm tới các ñiều

24
kiện kinh tế ñã hình thành trên cơ sở sự bất bình ñẳng. Weber nhấn mạnh tới khả
năng của thị trường - những kỹ năng mà người làm thuê mang ra thị trường lao
ñộng
Những tư tưởng cơ bản của Weber ñóng góp cho trường phái xã hội học cấu
trúc và lịch sử có thể tóm lại là: Sự phát triển của xã hội ñược quy ñịnh bởi các nhân
tố tinh thần. Chỉ có những lực lượng tinh thần của con người mới có ñiều kiện tạo ra
ñược các quan hệ kinh tế. Chủ nghĩa tư bản ñã không ra ñời từ các ñiều kiện kinh tế
mà xuất hiện từ sự phát triển tinh thần, ñạo ñức tôn giáo.
Những tư tưởng của Max Weber xét trong phạm vi nhất ñịnh là nghiên cứu,
lý giải sự phát triển của xã hội tư bản ñương thời và của các xã hội ñã và ñang phát
triển ñã giúp cho người ta có những tiếp cận mới, những bổ sung cho việc nghiên
cứu cấu trúc xã hội, như khả năng nghề nghiệp của các cá nhân, các yếu tố văn hoá,
quyền lực chính trị tác ñộng tới sự di ñộng xã hội, tới sự phát triển kinh tế hiện tại.
Nhưng lý thuyết của Weber có nhiều hạn chế: Lấy tôn giáo, văn hoá tôn giáo ñể giải
thích cho sự ra ñời của phương thức sản xuất là không có cơ sở. Sự tiết kiệm và ham
tích luỹ của các nhà tư bản do mục ñích theo ñuổi lợi nhuận của nền sản xuất ñó quy
ñịnh, chứ không phải là sự kết hợp của Thanh giáo và ñạo Cơ ñốc. Tất nhiên văn
hoá của tôn giáo có ảnh hưởng tới sự phát triển xã hội, nhưng nó không thể ñóng vai
trò quyết ñịnh như Max Weber từng quan niệm.
Trong lý giải về cấu trúc xã hội, như một yếu tố cần thiết ñể hiểu xã hội,
Weber nêu ra thuật ngữ khả năng thị trường, thực ra ñó chỉ là ý tưởng coi nhẹ yếu tố
của cải trong việc nghiên cứu giai cấp, khả năng thị trường ñó lại do những kỹ năng
người làm thuê mang ra thị trường sức lao ñộng. Coi nhẹ yếu tố của cải vật chất, lý
thuyết của Weber ñã gặp hạn chế khi nghiên cứu cấu trúc xã hội.
Những cống hiến của A. Comte cho trường phái này cũng rất ñáng kể.Theo
Comte mọi xã hội ñều trải qua ba thời kỳ hay ba giai ñoạn, buổi ban ñầu của xã hội
loài người là giai ñoạn ñịnh hình. Trong thời kỳ này con người phó mặc số phận cho

tự nhiên. Họ chưa có sức mạnh với tự nhiên, bất lực trước tự nhiên. Để kiểm soát tự
nhiên, họ sử dụng các biện pháp ma thuật và phát triển môn phù thuỷ. Giai ñoạn thứ
hai là thời kỳ tôn giáo. Lúc này con người tin vào chúa là ñấng tối cao có sức mạnh
duy nhất, chi phối và ngự trị thế giới- những người cầm quyền chỉ là những người
ñại diện, làm theo ý chúa.
Giai ñoạn thứ ba, khoa học nắm quyền thống trị. Bằng trí tuệ con người có
thể phân tích ñược tự nhiên có thể sử dụng lực lượng tự nhiên vì lợi ích của con
người. Ông hy vọng với sự phát triển của khoa học, khoa học sẽ nắm ñược quyền
thống trị và sự hình thành xã quan hệ xã hội sẽ trở nên duy lý, hợp lý hơn.
Về phương diện này, lý thuyết của Comte ñã gợi cho người ta thấy sự cần
thiết phải tìm hiểu xã hội, tìm hiểu nguồn gốc, sự biến ñổi của nó. Tuy khoa học hay
tôn giáo có ảnh hưởng tới sự phát triển của xã hội, nhưng tôn giáo có nhiều loại, ñâu
có phải chỉ duy nhất là Thanh giáo kết hợp với Cơ ñốc giáo mới là hợp lý hay
không. Còn lấy khoa học làm cơ sở của sự phát triển xã hội thì ngoài khoa học ra thì
sự phát triển ñó dưạ trên cơ sở nào? Với tư tưởng giải thích lịch sử phát triển như
vậy, Comte cũng mới chỉ yêu cầu ñến mức phải tìm ra những cơ sở lý lẽ minh chứng
cho sự phát triển và ông ñã bỏ qua những yếu tố chủ quan của chủ thể hành ñộng


25
2.3.3. Trường phái hành ñộng xã hội
Cơ sở ñể hình thành nên thuyết này là các ý tưởng cho rằng các chủ thể hành
ñộng là những người ñang suy nghĩ lựa chọn, họ kiểm soát hành ñộng thông qua
chính suy nghĩ của họ. Để suy nghĩ, hành ñộng họ sử dụng các khái niệm, giả ñịnh
do nhóm xã hội chủ thể chi phối. Do vậy phải lý giải, xác ñịnh ý nghĩa hành ñộng xã
hội trong bối cảnh xã hội của nó. Các ñại biểu của trường phái này là những người
theo thuyết tương tác tượng trưng và có ảnh hưởng rộng rãi ở Mỹ.
a. Thuyết tương tác tượng trưng
Các nhà nghiên cứu thực hiện nghiên cứu ñịnh tính, theo cách mà chủ thể
vượt qua hoàn cảnh và vai trò xã hội của họ. Thuyết này nhằm nhấn mạnh tính ña

dạng của các vai trò xã hội, các nền văn hoá nhỏ (ví dụ: một người trở thành nghiện
ma tuý như thế nào? ) Họ hướng sự giải thích theo thuyết các hành vi cá nhân chủ
nghĩa hay những bó buộc ñạo ñức, không quan tâm tới cấu trúc vật chất. Mặc dù
vậy, con người hành ñộng không chỉ theo việc lập chương trình bẩm sinh, hay
những mô hình ñã ñược học mà họ giám sát và thực hiện hành ñộng của họ bằng suy
nghĩ có ý thức. Những con người chỉ biết ñược bản thân mình (thông qua hành ñộng
của mình) bởi những tác ñộng hoặc phản ứng của người khác ñối với hành ñộng của
họ. Như vậy ñặc tính cá nhân ñược ñịnh hình nhờ tương tác xã hội ñối với người
khác. Thuyết tương tác của tác giả người Mỹ là George H. Mead, quan niệm rằng xã
hội như mạng lưới ñan kết các nhóm nhỏ và những vai trò cá nhân. Do ñó xã hội
ñược coi là những tương tác ñang móc nối, dựa trên những nhận thức của chủ thể và
những tác ñộng ảnh hưởng lẫn nhau. Nhiệm vụ của thuyết này là phát hiện ra con
người hành ñộng, họ hiểu thế giới thế nào và phát hiện ra sự ñối phó của họ như thế
nào với các quyền lực khác biệt. Vì thế trong nội dung của thuyết hành ñộng tương
tác bao gồm việc học tập các hành vi phù hợp, việc ứng dụng sáng kiến, hoặc việc
phản kháng lại những cái do những người khác áp ñặt cho hành ñộng của họ.
Hạn chế của thuyết này ở chỗ không chú ý ñến cấu trúc xã hội. Các thể chế
xã hội có thể ñược coi là khuổn mẫu, tấm gương cho sự tương tác, nhưng hệ thống
xã hội và cấu trúc xã hội có liên quan về quyền lực chính trị, kinh tế chỉ tồn tại một
cách mờ nhạt. Việc thay thế những thể chế này và cho rằng ñời sống xã hội chỉ bao
gồm những ñịnh nghĩa, khái niệm về chúng là không có cơ sở khoa học.
b. Thuyết hành ñộng của Max Weber
M. Weber là một người ñã có những ñóng góp ñáng kể trong trường phái
hành ñộng. Ông ñã quy các trào lưu lịch sử và những thể chế xã hội cuối cùng vào
những hành ñộng cá nhân. Weber nhấn mạnh rằng muốn hiểu ñược hành ñộng của
con người cần thâm nhập vào thế giới bên trong của con người, ñặt mình vào tình
huống của người hành ñộng ñể hiểu biết hành ñộng. Weber ñã xây dựng một hệ
thống mẫu, nhờ ñó người nghiên cứu có thể kiểm tra suy nghĩ của mình với ñối
tượng. Hệ thống ñó gồm 4 kiểu.
Kiểu 1: Phần lớn hành ñộng của con người ñược thực hiện do cảm xúc. Hành

ñộng mang tính cảm xúc là khó nghiên cứu nhất.
Kiểu 2: Loại hành ñộng mang tính truyền thống. Con người hành ñộng do
một nhân tố quan trọng là thói quen, truyền thống. Họ hành ñộng xuất phát từ cái họ
ñược học hành và cho ñó là ñúng. Ví dụ họ lao ñộng theo cách hiểu về phân công
lao ñộng mang tính truyền thống, hành ñộng trong ứng xử.

×