Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

tóm tắt luận án nghiên cứu thực trạng bệnh tật và hiệu quả một số giải pháp chăm sóc y tế cho người cai nghiện ma túy tại các trung tâm chữa bệnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (264.37 KB, 32 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Tính đến 30/6/2012, toàn quốc có khoảng 171.400 người NMT có hồ sơ quản lý, trong đó nghiện Heroin
vẫn là chủ yếu với tỷ lệ khoảng 84,7%. Trong đó, theo kết quả điều tra và thực tiễn đấu tranh của các quận-
huyện và công an TPHCM thì số người nghiện hiện nay lên đến khoảng trên 30.000 người. Tệ nạn NMT gia
tăng tạo sự bất an trong đời sống xã hội, gây tác hại lớn cho sức khỏe, ảnh hưởng xấu tới nòi giống dân tộc,
để lại hậu quả nghiêm trọng cho các thế hệ mai sau.
Với mục đích tăng cường công tác khám, chữa bệnh, CSSK người NMT trong các TT CBGDLĐXH, đề
tài nghiên cứu tập trung vào các mục tiêu sau:
1. Mô tả thực trạng nhu cầu, sử dụng dịch vụ chăm sóc y tế của người cai nghiện ma túy và khả năng
đáp ứng của Phòng Y tế Trung tâm Chữa bệnh giáo dục lao động xã hội của thành phố Hồ Chí
Minh, năm 2007.
2. Đánh giá hiệu quả một số giải pháp tăng cường hoạt động chăm sóc y tế cho người cai nghiện ma
túy tại các Trung tâm Chữa bệnh giáo dục lao động xã hội (2008 – 2010).
* Những đóng góp mới của luận án:
Trên cơ sở mô tả thực trạng NMT và CNMT tại 7 TT CBGDLĐXH của TPHCM, chúng tôi đã tiến hành
can thiệp tại TT Chữa bệnh Phú Văn, đã cho thấy hiệu quả rõ rệt:
Tỷ lệ học viên đánh giá khả năng đáp ứng của các DVYT ở mức độ cao sau can thiệp tăng từ 12,2% lên
15,7%, HQCT đạt 26,2%. Tỷ lệ học viên đến tư vấn tại PYT tăng từ 24,3% lên 39,3%, HQCT đạt 52,3%. Tỷ
lệ học viên được tư vấn sức khỏe thường xuyên mỗi lần ốm tăng từ 21,8% lên 80,7%, HQCT đạt 264,4%
* Bố cục của luận án: Luận án gồm 119 trang gồm: Đặt vấn đề 2 trang; Chương 1 – Tổng quan: 34
1
trang; Chương 2 – Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 19 trang; Chương 3 – Kết quả nghiên cứu: 32
trang; Chương 4 – Bàn luận: 29 trang; Kết luận: 2 trang; Kiến nghị: 1 trang; 50 bảng; 7 biểu đồ; 2 hình; 2
phụ lục; 118 tài liệu tham khảo (88 tài liệu tiếng Việt và 30 tài liệu tiếng Anh).
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Ảnh hưởng của ma túy tới sức khỏe con người:
1.1.1. Khái niệm về ma túy và nghiện ma túy:
* Ma túy: Là các chất có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp, khi được đưa vào cơ thể con người, nó có
tác dụng làm thay đổi trạng thái ý thức và sinh lý của người đó. Nếu lạm dụng ma túy, con người sẽ lệ thuộc
vào nó, khi đó gây tổn thương và nguy hại cho người sử dụng và cộng đồng.


* Nghiện ma túy: Là một trạng thái lệ thuộc của cơ thể người vào một hay nhiều loại ma túy, khi sử dụng
lâu dài thành thói quen, gây nên trạng thái “đói” ma túy trường diễn theo từng thời kỳ và những rối loạn cả
về thể chất lẫn tinh thần, gây hại cho cá nhân người nghiện và xã hội.
1.1.2. Ảnh hưởng của ma túy:
Ma túy ảnh hưởng lên sức khỏe của người nghiện, đến gia đình người nghiện và đến toàn xã hội.
1.2. Thực trạng sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe của người cai nghiện ma túy tại các trung tâm:
Công tác chăm sóc và phục hồi sức khỏe cho người CNMT tại các TT được quan tâm: chế độ dinh
dưỡng; dịch vụ CSSK tại TT, đảm bảo nhân sự, TBYT, cơ sở vật chất; đảm bảo đủ thuốc điều trị bệnh cho
CNMT, đặc biệt là các thuốc điều trị bệnh lao và HIV/ AIDS; môi trường sống: đủ nước sạch, xử lý rác thải,
nước thải…
1.3. Các giải pháp chăm sóc và nâng cao sức khỏe người nghiện ma túy:
1.3.1. Nhóm giải pháp về quản lý sức khỏe, khám điều trị bệnh và phục hồi sức khỏe:
+ Quản lý sức khỏe: Nguy cơ đối với sức khỏe người NMT là rất cao, cơ cấu bệnh tật ở người NMT rất
phức tạp, nhu cầu KCB cao, nên đòi hỏi có sự quản lý về sức khỏe cho đối tượng cai NMT là cần thiết: Bệnh
2
án; Lập phiếu theo dõi sức khỏe; Tổ chức khám sức khỏe định kỳ và đột xuất.
+ Tổ chức khám bệnh và điều trị: Điều trị cắt cơn, phục hồi sức khỏe, điều trị các bệnh truyền nhiễm,
bảo đảm chế độ dinh dưỡng
1.3.2. Nhóm giải pháp tâm lý liệu pháp, giáo dục sức khỏe:
+ Tâm lý liệu pháp: Động viên đối tượng; Tạo ra sự tin tưởng của học viên; Nâng cao chất lượng phục
vụ, cả về phương tiện dụng cụ và trình độ chuyên môn; Nâng cao tinh thần phục vụ, ý thức trách nhiệm của
CBYT.
+ Giáo dục sức khỏe: Bao gồm Giáo dục sức khỏe trực tiếp; Giáo dục sức khỏe gián tiếp và Tổ chức các
nhóm giáo dục đồng đẳng.
1.3.3. Nhóm giải pháp về xã hội, tái hòa nhập cộng đồng:
+ Thể dục, thể thao: Thực hiện khẩu hiệu “Sáng thể dục, chiều thể thao” đối với các đối tượng CNMT
tại TT CBGDLĐXH.
+ Lao động liệu pháp: Giúp cơ thể hoạt động tốt hơn, linh hoạt hơn, giúp đối tượng tái hòa nhập cộng
đồng: Có tổ chức, quản lý, giám sát; Phù hợp sức khỏe từng người; Chấp hành kỷ luật lao động.
+ Biện pháp khác: Dinh dưỡng; Nghỉ ngơi; Xông hơi, xoa bóp.

1.4. Kết quả triển khai Nghị quyết 16/2003/QH11 tại thành phố Hồ Chí Minh:
1.4.1. Các hoạt động tuyên truyền, tư vấn, giáo dục: Góp phần làm thay đổi nhận thức, hành vi của học
viên, người sau cai nghiện, giúp cho họ khi tái hòa nhập cộng đồng trở về địa phương với một nhân
cách hoàn thiện.
1.4.2. Dạy văn hóa, dạy nghề: Đã có 17.279 người hoàn thành khóa học được cấp giấy chứng nhận
nghề, trong đó đã dạy nghề dài hạn tương đương bậc 3/7 cho 1.700 người và số tốt nghiệp được cấp
văn bằng là 830 người.
1.4.3. Giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện: Hoạt động liên kết sản xuất, giải quyết việc làm và
3
cải thiện đời sống; Giải quyết việc làm tại Cụm công nghiệp Nhị Xuân, với Tổng Đội lao động tình
nguyện, tại xí nghiệp ngoài Trường, Trung tâm.
1.4.4. Chăm sóc sức khỏe cho học viên và phòng chống HIV/AIDS:
+ Phân công các BV đa khoa và chuyên khoa làm tuyến sau để tiếp nhận ngay những trường hợp
vượt quá khả năng điều trị của cơ sở; phân công các bệnh viện hỗ trợ chuyên môn và tổ chức các đoàn
chuyên khoa luân phiên đi khám-chữa bệnh, trao đổi kinh nghiệm với y, bác sĩ của các trung tâm.
+ Thành lập các Tổ chống lao, đầu tư trang thiết bị, tập huấn về phòng chống lao; mở nhiều lớp
tập huấn cho người nhiễm HIV/AIDS; triển khai chương trình VCT (xét nghiệm tự nguyện) và điều trị
ARV (thuốc kháng virus HIV) tại các trung tâm; tổ chức và nhân rộng mô hình giáo dục viên đồng
đẳng tại các Trường, Trung tâm với trên 1.000 người tham gia
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu:
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu:
- Người sử dụng dịch vụ y tế: Học viên CNMT.
- Người cung cấp dịch vụ y tế: Cán bộ y tế.
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu:
- Giai đoạn 1, mô tả thực trạng: 7 TT CBGDLĐXH, thuộc Sở LĐTBXH thành phố Hồ Chí Minh.
- Giai đoạn 2, can thiệp: TT Chữa bệnh Phú Văn.
2.1.3. Thời gian nghiên cứu:
- Giai đoạn 1: Điều tra mô tả thực trạng và xây dựng các giải pháp can thiệp, từ tháng 01/2007 –

12/2007.
- Giai đoạn 2: Áp dụng và đánh giá hiệu quả các giải pháp can thiệp, từ tháng 01/2008 – 6/2011 tại TT
Chữa bệnh Phú Văn.
4
2.2. Phương pháp nghiên cứu:
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu điều tra mô tả cắt ngang kết hợp với phân tích số liệu hồi cứu và can
thiệp cộng đồng có so sánh trước sau can thiệp và so sánh với nhóm chứng.
2.2.2. Khung lý thuyết nghiên cứu:
- Biến độc lập: Người CNMT, Gia đình, Phòng Y tế TT.
- Biến trung gian: Nhu cầu CSSK; Hành vi sử dụng DVYT của học viên CNMT; Khả năng đáp ứng các
DVYT để CSSK người CNMT.
- Biến phụ thuộc: Một số giải pháp CSSK cho người CNMT.
2.2.3. Phương pháp điều tra mô tả cắt ngang:
Tính cỡ mẫu đối tượng điều tra là người CNMT theo công thức sau:
p (1 – p)
n = Z
2
)2/1(
α

x DE
d
2
Trong đó:
+ Z: Là hệ số tin cậy, với ngưỡng xác suất
α
= 5%, có Z
)2/1(
α


=1,96.
+ d: Sai số chấp nhận được, chọn d = 0,025
+ p: Tỷ lệ sử dụng các dịch vụ y tế của người CNMT tại TT trong 2 tuần trước điều tra. Ước tính p = 0,5.
+ DE : Hiệu lực thiết kế, do thiết kế chọn mẫu ngẫu nhiên nhiều bậc, nên chọn DE = 1,8.
Thay số vào công thức tính được n = 2.766. Thực tế đã tiến hành điều tra 2.800 người.
2.2.4. Phương pháp can thiệp cộng đồng:
Cỡ mẫu nghiên cứu can thiệp cộng đồng được tính theo công thức:
q
1
/p
1
+ q
2
/p
2
5
n = Z
2
)2/1(
α


{ln (1 – ε)}
2
Trong đó:
n: Là cỡ mẫu tối thiểu.
Z: Là hệ số tin cậy, với ngưỡng xác suất α = 5%, ta có: Z
)2/1(
α


= 1,96.
p1: Tỷ lệ học viên đánh giá khả năng đáp ứng DVYT của các TT ở mức độ trung bình trở lên, theo kết quả điều
tra mô tả là 76,1%, p1 = 0,76.
q
1
: q
1
= 1 – p
1
= 1– 0,76 = 0,24.
p
2
: Tỷ lệ học viên đánh giá khả năng đáp ứng DVYT của TT sau can thiệp ở mức độ trung bình trở lên,
kết quả mong đợi là 90%, p
2
= 0,90.
q
2
: q
2
= 1 – p
2
= 1 – 0,90 = 0,10.
ε: Là sai số tương đối, chọn ε = 7,5%.
Thay các giá trị vào công thức, tính được n = 271 người, số phiếu dự phòng là 10% , do đó n = 298 người.
Trên thực tế đã điều tra 300 người.
Nội dung các giải pháp can thiệp:
(1). Tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho CBYT.
(2). GDSK cho học viên CNMT tại TT CBGDLĐXH.
(3). Biện pháp thể dục – thể thao, lao động liệu pháp.

(4). Biện pháp về tâm lý liệu pháp, vui chơi giải trí.
2.3. Xử lý số liệu:
- Số liệu nghiên cứu thu được sẽ được đưa vào xử lý theo phương pháp thống kê y sinh học, sử dụng
phần mềm EPI INFO 6.04.
6
- Sử dụng các kỹ thuật phân tích số liệu và so sánh thống kê, với test thống kê: Test t,
2
χ
để so sánh các
biến.
- Đánh giá hiệu quả can thiệp: HQCT = CSHQ
A
– CSHQ
B
CSHQ
A
: Chỉ số hiệu quả của đơn vị can thiệp.
CSHQ
B
: Chỉ số hiệu quả của đơn vị đối chứng.
2.4. Kỹ thuật hạn chế các sai số:
- Sai số ngẫu nhiên do may rủi: Cỡ mẫu đủ lớn, địa bàn khác nhau.
- Sai số hệ thống: Xác định đúng đối tượng.
- Sai số quan sát trong thu thập thông tin: Bảng câu hỏi, tập huấn…
- Sai số do các yếu tố gây nhiễu: Lấy mẫu ngẫu nhiên, phân tầng
2.5. Đạo đức nghiên cứu:
- Phục vụ cho quyền lợi của người CNMT, chỉ phỏng vấn những người tự nguyện tham gia nghiên cứu.
- Giữ bí mật tất cả thông tin của người CNMT và chỉ dùng vào mục đích nghiên cứu.
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Thực trạng nhu cầu, sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe của học viên cai nghiện ma túy và khả
năng đáp ứng của phòng y tế các trung tâm:
3.1.1. Một số đặc điểm của học viên cai nghiện ma túy tại các trung tâm:
Đối tượng nghiên cứu (học viên CNMT) ở TT Bố Lá chiếm số lượng cao nhất (601 học viên), thấp nhất
ở TT Thanh thiếu niên 2 (250 học viên). Cả 7 trung tâm đều có học viên nam và nữ, tỷ lệ học viên nam
(83,0%) cao hơn học viên nữ (16,1%). Cá biệt, tại TT Phú Đức, học viên nam chiếm đến 97,9%.
7
Học viên CNMT tại các TT đa số ở nhóm tuổi trẻ, cụ thể: Dưới 18 tuổi là 2,5%; từ 18–29 tuổi là 66,7%;
từ 30–39 tuổi là 25,3%; nhóm 40 tuổi trở lên chỉ chiếm 5,5%. Tuổi trung bình của học viên CNMT là 28,9 ±
17,8 tuổi.
Trình độ học vấn của học viên CNMT là rất thấp: chỉ có 3,4% học viên có trình độ trung học chuyên
nghiệp trở lên, tốt nghiệp THPT là 21,0%, còn lại là THCS trở xuống, trong đó có 5,7% mù chữ; 24,2% có
trình độ tiểu học và 45,7 có trình độ THCS.
Số lần trung bình học viên vào CNMT tại trung tâm là 1,2 lần. Có 85,1% học viên vào trung tâm CNMT
lần đầu; 14,6% học viên vào trung tâm từ 2–3 lần; 0,3% học viên vào trung tâm từ 4 lần trở lên.
8
3.1.2. Nhu cầu chăm sóc sức khỏe của học viên cai nghiện ma túy túy tại các trung tâm nghiên cứu:
3.1.2.1. Tình hình sử dụng ma túy của học viên trước khi vào trung tâm:
Có gần 40,4% học viên CNMT tại TT trên 36 tháng, tỷ lệ học viên CNMT tại các TT từ 12–36 tháng là
35,7% và dưới 12 tháng là 23,9%. Thời gian trung bình CNMT tại TT là 33,7 ± 7,6 tháng.
3.1.2.2. Thực trạng sức khỏe của học viên cai nghiện ma túy tại trung tâm:
Số lần ốm đau trung bình trong tháng của học viên CNMT tại trung tâm là 0,8 lần, tỷ lệ học viên có 1 lần
ốm là 2,7 %; 2 lần ốm là 1,1%; có 3 lần ốm là 0,5%; có 4 lần ốm là 0,3% và có 5 lần ốm trở lên là 0,5%.
Qua phỏng vấn học viên, có 31,3% học viên có kết quả xét nghiệm HIV/AIDS (+), cao nhất là ở TT Phú
Văn (44,5%) và thấp nhất là ở TT Bình Đức (23,4%). Có 46,9% học viên có kết quả xét nghiệm HIV/AIDS
(–) và 21,8% học viên không biết/không trả lời.
Có 25,0% học viên CNMT tại các TT có nhu cầu dùng thuốc thay thế, trong đó cao nhất là ở TT Thanh
thiếu niên 2 (38,8%) và thấp nhất ở TT Đức Hạnh (18%). Tỷ lệ học viên không có nhu cầu dùng thuốc thay
thế là 61%, có 14% học viên KB/KTL.
Có 28,1% học viên cho rằng sức khỏe của mình có tốt hơn một chút, 15,6% học viên cho rằng sức khỏe

tốt lên nhiều. Có 20,8% học viên cho là sức khỏe vẫn như cũ. Đặc biệt có 30,4% học viên cho rằng sức khỏe
kém đi.
Qua khám bệnh ngoại trú năm 2006: Có 38,2% trong tổng số lần khám của học viên CNMT mắc bệnh,
cao nhất là TT Bình Đức (85,5%), thấp nhất là ở TT Đức Hạnh (22,5%). Năm 2007, tỷ lệ này là 52,7%, cao
nhất vẫn là ở TT Bình Đức (89%), thấp nhất là TT Phước Bình (28,8%).
3.1.3. Sử dụng dịch vụ y tế của học viên cai nghiện ma túy tại các trung tâm:
Trong tháng trước điều tra, lần ốm đau gần nhất: Có 41,3% học viên đến tổ y tế; 39,4% đến phòng y tế;
5,1% nhận được sự giúp đỡ của bạn bè; 5,1% tự chữa; 4,2% không xử trí gì.
9
Khi nghi ngờ nhiễm HIV, học viên tại các TT CNMT đã xử lý như sau: 52,1% học viên xin làm xét
nghiệm tự nguyện; 18,2% học viên đến phòng y tế để được tư vấn, ngược lại có 9,8% học viên không xử lý
gì và 19,9% học viên KB/KTL.
Qua biểu thống kê tổ chức và hoạt động y tế của các TT, tỷ lệ học viên tại các TT khi làm Test – Kit HIV
có kết quả dương tính là 39,4% (test nhanh tại TT), trong đó tỷ lệ dương tính thật là 92% (XN khẳng định lại
tại TT Y tế dự phòng TP.HCM).
Chỉ có 59,3% học viên tại các TT CNMT đã tiến hành làm xét nghiệm HIV, cao nhất là TT Đức Hạnh
(69%), tiếp theo là TT Bố Lá (68,2%)…, thấp nhất là TT Bình Đức (41,8%). Có tới 34,5% học viên chưa
làm XN HIV.
Trong năm 2006, bình quân mỗi tháng tại 1 trung tâm tổ chức được 1 buổi GDSK, cao nhất là 2 buổi (TT
Bình Đức). Tuy nhiên, TT Phú Đức, TT Bố Lá lại không tổ chức được buổi nào. Năm 2007, bình quân mỗi
tháng tại 1 TT tổ chức được 1,5 buổi GDSK, cao nhất là ở TT Bình Đức (2,5 buổi).
Kết quả bảng 3.18 cho thấy: Có 29,4% học viên được tư vấn thường xuyên mỗi lần ốm; 45,1% học viên
được tư vấn nhưng không thường xuyên; 14,1% không được tư vấn và 11,1% học viên KB/KTL.
Số lượt khám chữa bệnh ngoại trú trung bình/năm của học viên tại các TT có sự khác nhau: Cao nhất là ở
TT Phú Đức (28,4 lượt/học viên/năm) và thấp nhất ở TT Phú Văn (8,8 lượt/học viên/năm).
Số lượt điều trị nội trú trung bình của học viên trong năm tại các TT có sự khác biệt: Cao nhất là ở TT
Bình Đức (5,9 lượt/học viên/năm), tiếp theo là tại TT Thanh thiếu niên 2 (4,9 lượt/học viên/năm)…, thấp
nhất là tại TT Phú Đức (0,4 lượt/học viên/năm).
3.1.4. Khả năng đáp ứng của phòng y tế các trung tâm đối với nhu cầu chăm sóc sức khỏe của học viên
cai nghiện ma túy:

Thực trạng số lượng học viên so với số cán bộ tại các TT nghiên cứu: Tính chung 2 năm 2006 và 2007:
Cứ 7,7 học viên có 1 cán bộ, trong đó số học viên trên 1 cán bộ y tế là 61,8 người.
10
Thành phần CBYT tại các TT: Chiếm tỷ lệ cao nhất là y sỹ (54,9%), tiếp theo là điều dưỡng sơ học
(22,1%), điều dưỡng trung học (7,2%), bác sỹ chỉ chiếm 4,1%.
Trong 2 năm (2006, 2007) tại 7 TT nghiên cứu có 3,1% CBYT được tập huấn về CNMT và 20,5% CBYT được
tập huấn về điều trị AIDS.
Tỷ lệ các TBYT tại các TT CNMT đang được sử dụng tính chung 2 năm (2006, 2007) trung bình là 84,1%.
Tỷ lệ này cao nhất ở TT CNMT Bố Lá (96,5%) và thấp nhất ở TT GDLĐXH Phú Đức (60,8%).
52,3% học viên đánh giá chất lượng DVYT tại các TT nghiên cứu ở mức trung bình, mức độ tốt là
27,9%, rất tốt là 7,7%. Tuy nhiên, có 6,8% học viên cho rằng DVYT của các TT ở mức kém và có 5,3% học
viên KB/KTL.
Mức độ hài lòng của học viên về chất lượng DVYT tại các TT: 41,7% học viên hài lòng ở mức trung
bình, rất hài lòng là 21,9%. Tuy nhiên có tới 10,4% học viên không hài lòng và 16,% học viên hài lòng ít, có
9,6% học viên KB/KTL.
Về khả năng đáp ứng DVYT của các TT: 63,3% học viên cho rằng đáp ứng mức độ trung bình; đáp ứng
mức độ cao là 12,8%; đáp ứng mức độ thấp là 11,7%; không đáp ứng được 6,9%.
3.2. Đánh giá hiệu quả một số giải pháp nhằm tăng cường chăm sóc sức khỏe cho người cai nghiện ma
túy tại trung tâm:
3.2.1. Kết quả thực hiện các giải pháp can thiệp tại Phú Văn:
Bảng 3.28. Kết quả tập huấn cho CBYT về công tác CNMT tại TT Phú Văn
Nội dung
Năm 2008
(n = 41)
Năm 2009
(n = 45)
Năm 2010
(n = 45)
SL % SL % SL %
Quy trình CNMT 38 92,7 41 91,1 42 93,3

Các thuốc hỗ trợ điều
trị cắt cơn NMT
35 85,4 42 93,3 42 93,3
11
Các thuốc thay thế 41 100 44 97,8 45 100
Phục hồi CSSK cho
người NMT
36 87,8 40 88,9 41 91,1
Bảng 3.29. Kết quả tập huấn cho CBYT về điều trị chăm sóc
bệnh nhân AIDS tại TT Phú Văn
Nội dung
Năm 2008
(n = 41)
Năm 2009
(n = 45)
Năm 2010
(n = 45)
SL % SL % SL %
Điều trị bệnh nhân AIDS 35 85,4 39 86,7 41 91,1
Điều trị các nhiễm trùng cơ hội 36 87,8 38 84,4 40 88,9
Chăm sóc bệnh nhân AIDS 39 95,1 40 88,9 39 86,7
Bảng 3.30. Kết quả tập huấn cho CBYT về TT–GDSK tại TT Phú Văn
Nội dung
Năm 2008
(n = 41)
Năm 2009
(n = 45)
Năm 2010
(n = 45)
SL % SL % SL %

Các hình thức TT–
GDSK
40 97,6 42 93,3 42 93,3
Kỹ năng TT–GDSK 38 92,7 40 88,9 42 93,3
Sử dụng các phương
tiện TT–GDSK
37 90,2 42 93,3 41 91,1
12
Các nội dung cần TT–
GDSK cho người NMT
39 95,1 39 86,7 40 88,9
Lập kế hoạch và tổ chức
1 buổi TT–GDSK
40 97,6 41 91,1 42 93,3
Bảng 3.31. Kết quả hoạt động truyền thông gián tiếp thay đổi hành vi cho người CNMT tại TT Phú Văn
Nội dung Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Loa truyền thanh của TT (bài) 30 35 42
Pa-nô, áp-phích (chiếc) 54 63 63
Tờ rơi, tờ bướm (tờ) 1.500 2.100 2.100
Bảng 3.32. Kết quả hoạt động truyền thông trực tiếp thay đổi hành vi cho người CNMT tại TT Phú Văn
Nội dung
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Số buổi Lượt người Số buổi Lượt người Số buổi Lượt người
TT–GDSK cho tập thể 10 3.950 13 4.860 13 5.020
TT–GDSK cho nhóm 35 535 40 616 42 605
TT–GDSK cho cá nhân 850 942 965
13
14
Bảng 3.33. Kết quả hoạt động về liệu pháp tâm lý, vui chơi giải trí
cho học viên tại TT Phú Văn

Nội dung
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Số buổi
(lần)
Lượt người
Số buổi
(lần)
Lượt người
Số buổi
(lần)
Lượt người
Liệu pháp tâm lý cá nhân 320 318 345
Hội thi văn nghệ quần chúng 3 250 4 320 4 325
Thi báo tường 2 3 3
Xem phim 10 16.200 12 18.400 12 18.600
Xem tivi Hàng ngày vào buổi tối
3.2.2. Hiệu quả một số giải pháp can thiệp nhằm tăng cường hoạt động chăm sóc sức khỏe cho người cai
nghiện ma túy tại trung tâm Phú Văn:
Bảng 3.34. Tỷ lệ học viên tự đánh giá về tình hình sức khỏe
sau khi vào TT 3 tháng trước và sau can thiệp
Chỉ số đánh giá
Trung tâm can thiệp Trung tâm đối chứng HQCT
(%)
Trước CT
n = 362 (1)
Sau CT
n = 300 (2)
Trước CT
n = 434 (3)
Sau CT

n = 300 (4)
n % n % n % n %
Vẫn như cũ
68 18,8 83 27,7 100 23,0 86 28,7
Kém đi 137 37,9 48 16,0 162 37,3 103 34,4
15
Tốt hơn một chút
*
95 26,2 120 40,0 84 19,4 64 21,3 42,7
Tốt hơn nhiều ** 32 8,8 46 15,3 27 6,2 28 9,3 23,9
Không biết/KTL 30 8,3 3 1,0 61 14,1 19 6,3
So sánh p
1,2 (*)
<0,001; p
2,4(*)
<0,001
p
1,2 (**)
<0,05; p
2,4(**)
<0,05
Kết quả bảng 3.34 cho thấy: Tỷ lệ học viên tự đánh giá về tình hình sức khỏe của mình tốt hơn sau khi
vào TT CNMT tăng lên sau can thiệp có ý nghĩa thống kê, cụ thể:
- Tỷ lệ học viên đánh giá sức khỏe có tốt hơn một chút tăng từ 26,2% trước can thiệp lên 40,0% sau can
thiệp với p<0,001và cao hơn so với đối chứng (40,0% so với 21,3%) sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với
p<0,001, hiệu quả can thiệp đạt 42,7%.
- Tỷ lệ học viên đánh giá sức khỏe tốt hơn nhiều tăng từ 8,8% trước can thiệp lên 15,3% sau can thiệp
với p<0,05 và cao hơn so với đối chứng (15,3% so với 9,3%) với p<0,05, hiệu quả can thiệp đạt 23,9%.
Bảng 3.35. Số lần ốm đau trong tháng trước điều tra của học viên CNMT tại TT trước và sau can thiệp
Chỉ số đánh giá

Trung tâm can thiệp Trung tâm đối chứng So sánh
(p)
Trước CT
n=362 (1)
Sau CT
n=300 (2)
Trước CT
n=434 (3)
Sau CT
n=300 (4)
n % n % n % n %
+ 1 lần ốm đau 11 3,0 11 3,5 14 3,2 11 3,6
+ 2 lần ốm đau 4 1,2 2 0,8 5 1,1 3 1,0
+ 3 lần ốm đau 1 0,3 1 0,3 3 0,6 2 0,8
+ 4 lần ốm đau 1 0,3 1 0,3 2 0,4 1 0,3
+ 5 lần ốm đau trở lên 3 0,8 1 0,3 6 1,4 2 0,8
16
Số lần ốm đau TB (lần)
0,8 0,5 1,0 0,9 P
1,2
<0,01
P
2
,
4
<0,01
Bảng 3.35 cho thấy, tỷ lệ học viên có số lần ốm trong tháng cao (5 lần trở lên) giảm so với trước can
thiệp (0,3% so với 0,8%) và thấp hơn so với đối chứng (0,3% so với 0,8%). Số lần ốm trung bình của học
viên trong tháng trước điều tra thấp hơn so với trước can thiệp (0,5 lần so với 0,8 lần) với p<0,001 và thấp
hơn so với đối chứng (0,5 lần so với 0,9 lần) với p<0,001.

Bảng 3.36. Tỷ lệ mắc bệnh của học viên CNMT qua khám bệnh ngoại trú tại TT trước và sau can thiệp
Chỉ số đánh giá
Trung tâm can thiệp
Trung tâm đối chứng
HQCT
(%)
Trước CT
n=362 (1)
Sau CT
n=300 (2)
Trước CT
n=434 (3)
Sau CT
n=300 (4)
n % n % n % n %
Tỷ lệ mắc bệnh (*) 251 69,4 128 42,7 339 78,2 207 69,0 26,5
Tỷ lệ không mắc bệnh 111 30,6 172 57,3 95 21,8 93 31,0
So sánh p
1,2 (*)
<0,001; p
2,4(*)
<0,001
Kết quả bảng 3.36 cho thấy: Tỷ lệ mắc bệnh của học viên CNMT qua khám bệnh ngoại trú tại trung
tâm, sau can thiệp thấp hơn so với trước can thiệp và thấp hơn so với trung tâm đối chứng, cụ thể: giảm từ
69,4% trước can thiệp xuống còn 42,7% sau can thiệp (ở trung tâm can thiệp) với p<0,001. Đồng thời tỷ lệ
này ở trung tâm can thiệp cũng thấp hơn ở trung tâm đối chứng (42,7% so với 69,0%), sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê với p<0,001, hiệu quả can thiệp đạt 26,5%.
Bảng 3.37. Tỷ số cán bộ so với học viên CNMT tại TT
trước và sau can thiệp
Chỉ số đánh giá

TT can thiệp TT đối chứng
Trước CT (1)
Sau CT
(2)
Trước CT (3) Sau CT (4)
17
Số học viên/1 cán bộ (người) 8,3 8,5 6,9 8,2
Số học viên/1 CBYT (người) 30,5 28,6 62,2 40,5
Số lượng học viên/CBYT ở TT can thiệp và TT đối chứng sau can thiệp đều giảm hơn so với trước can
thiệp: Ở TT can thiệp là 30,5 học viên/1 CBYT (trước can thiệp) so với 28,6 học viên/1 CBYT (sau can
thiêp), ở TT đối chứng số liệu tương ứng là 62,2 học viên/1 CBYT và 40,5 học viên/1 CBYT.
Bảng 3.38. Tỷ lệ học viên đánh giá về chất lượng DVYT của TT
trước và sau can thiệp
Chỉ số đánh giá
Trung tâm can thiệp Trung tâm đối chứng HQCT
(%)
Trước CT
n=362 (1)
Sau CT
n=300 (2)
Trước CT
n=434 (3)
Sau CT
n=300 (4)
n % n % n % n %
- Kém 41 11,3 18 6,0 33 7,6 28 9,3
- Trung bình 171 47,2 103 34,3 195 44,9 105 35,0
- Tốt (*) 106 29,4 137 45,7 150 34,6 110 36,7 49,3
- Rất tốt (**) 15 4,1 32 10,7 41 9,4 45 15,0 101,4
- Không biết/KTL 29 8,0 10 3,3 15 3,5 12 4,0

So sánh
p
1,2 (*)
<0,001; p
2,4(*)
<0,05
p
1,2 (**)
<0,01; p
2,4(**)
>0,05
18
Kết quả bảng 3.38 cho thấy: Tỷ lệ học viên đánh giá chất lượng DVYT của TT là tốt và rất tốt sau can
thiệp cao hơn trước can thiệp và cao hơn so với đối chứng, cụ thể:
- Tỷ lệ học viên đánh giá chất lượng DVYT là tốt tăng từ 29,4% lên 45,7% với p<0,001 và cao hơn so
với đối chứng (45,7% so với 36,7%) với p<0,05, hiệu quả can thiệp đạt 49,3%.
- Tỷ lệ học viên đánh giá chất lượng DVYT là rất tốt tăng từ 4,1% lên 10,7% với p<0,01, tuy nhiên tỷ lệ
này vẫn còn thấp hơn so với đối chứng (10,7% so với 15,0%) sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê với
p>0,05, hiệu quả can thiệp đạt 101,4%.
Bảng 3.39. Tỷ lệ mức độ hài lòng của học viên về chất lượng DVYT
của TT trước và sau can thiệp
Chỉ số đánh giá
Trung tâm can thiệp Trung tâm đối chứng HQ
CT
(%)
Trước CT
n=362 (1)
Sau CT
n=300 (2)
Trước CT

n=434 (3)
Sau CT
n=300 (4)
n % n % n % n %
Không hài lòng 56 15,5 22 7,3 111 25,6 82 27,3
Hài lòng ít 62 17,1 48 16,0 109 25,1 70 23,3
Hài lòng trung bình * 146 40,3 151 50,3 113 26,0 102 34,0 17,1
Rất hài lòng ** 59 16,3 71 23,7 15 3,5 20 6,7 25,4
Không biết/KTL 39 10,8 8 2,7 86 19,8 26 8,7
So sánh p
1,2 (*)
<0,05; p
2,4(*)
<0,001
p
1,2 (**)
<0,05; p
2,4(**)
<0,001
Kết quả bảng 3.39 cho thấy: Mức độ hài lòng của học viên về chất lượng DVYT của TT sau can thiệp có
19
sự cải thiện đáng kể so với trước can thiệp và so với đối chứng:
- Mức độ hài lòng trung bình tăng từ 40,3% lên 50,3% sau can thiệp với p<0,05 và tăng hơn so với đối
chứng (50,3% so với 34,0%) với p<0,001, hiệu quả can thiệp đạt 17,1%.
- Mức độ rất hài lòng tăng từ 16,3% trước can thiệp lên 23,7% sau can thiệp với p<0,05 và tăng hơn so
với đối chứng (23,7% so với 6,7%) với p<0,001, hiệu quả can thiệp đạt 25,4%.
Bảng 3.40. Tỷ lệ cán bộ y tế của TT được tập huấn
nâng cao trình độ trước và sau can thiệp
Chỉ số đánh giá
Trung tâm can thiệp Trung tâm đối chứng HQCT

(%)
Trước CT
n=41 (1)
Sau CT
n=45 (2)
Trước CT
n=25 (3)
Sau CT
n=28 (4)
n % n % n % n %
Tập huấn về cai nghiện 0 0 42 93,3 0 0 0 0
Tập huấn về điều trị AIDS (*) 10 24,4 40 88,9 7 28,0 10 35,7 236,8
Tập huấn về TT–GDSK 0 0 41 91,1 0 0 0 0
So sánh p
1,2 (*)
<0,001; p
2,4(*)
<0,001
Kết quả bảng 3.40 cho thấy: Sau can thiệp tỷ lệ CBYT được tập huấn về các nội dung nâng cao trình độ
CMNV tăng lên rõ rệt: Các nội dung về CNMT và công tác TT–GDSK trước can thiệp chưa được tập huấn
thì sau can thiệp tỷ lệ CBYT được tập huấn về 2 nội dung này là 93,3% và 91,1%. Nội dung về điều trị bệnh
nhân AIDS tỷ lệ CBYT được tập huấn trước can thiệp là 24,4% tăng lên 88,9% sau can thiệp với p<0,001.
Tỷ lệ này cũng cao hơn so với đối chứng (88,9% so với 35,7%) với p<0,001, hiệu quả can thiệp đạt 236,8%.
Bảng 3.41. Thực trạng học viên được tư vấn sức khỏe tại TT
trước và sau can thiệp
Chỉ số đánh giá
Trung tâm can thiệp Trung tâm đối chứng HQCT
(%)
Trước CT Sau CT Trước CT Sau CT
20

n=362 (1) n=300 (2) n=434 (3) n=300 (4)
n % n % n % n %
- Không được tư vấn 52 14,4 12 4,0 93 21,4 52 17,3
- Được tư vấn nhưng không
thường xuyên
190 52,5 41 13,7 154 35,5 137 45,7
- Được tư vấn thường xuyên mỗi
lần ốm (*)
79 21,8 242 80,7 75 17,3 55 18,3 264,4
- Không biết/KTL 41 11,3 5 1,7 112 25,8 56 18,7
So sánh p
1,2 (*)
<0,001; p
2,4(*)
<0,001
Kết quả bảng 3.41 cho thấy: Tỷ lệ học viên được tư vấn sức khỏe thường xuyên mỗi lần ốm tăng từ
21,8% trước can thiệp lên 80,7% sau can thiệp với p<0,001. Tỷ lệ này cũng cao hơn nhiều so với đối chứng
(80,7% so với 18,3%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,001, hiệu quả can thiệp đạt 264,4%.
Bảng 3.42. Thực trạng làm xét nghiệm HIV của học viên tại TT
trước và sau can thiệp
Chỉ số đánh giá
Trung tâm can thiệp Trung tâm đối chứng HQCT
(%)
Trước CT
n=362 (1)
Sau CT
n=300 (2)
Trước CT
n=434 (3)
Sau CT

n=300 (4)
n % n % n % n %
- Chưa bao giờ làm 107 29,6 0 0 161 37,1 115 38,3
- Đã làm (*) 236 65,2 300 100 216 49,8 156 52,0 49,0
- Không biết/KTL 19 5,2 0 0 57 13,1 29 9,7
So sánh p
1,2 (*)
<0,001; p
2,4(*)
<0,001
21
Kết quả bảng 3.42 cho thấy: Sau can thiệp 100% học viên đã được làm xét nghiệm HIV so với 65,2%
trước can thiệp với p<0,001. Tỷ lệ này cũng cao hơn nhiều so với đối chứng (100% so với 52,0%), sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,001, hiệu quả can thiệp đạt 49,0%.
Bảng 3.43. Nhu cầu dùng thuốc thay thế của học viên tại TT
trước và sau can thiệp
Chỉ số đánh giá
Trung tâm can thiệp Trung tâm đối chứng HQCT
(%)
Trước CT
n=362 (1)
Sau CT
n=300 (2)
Trước CT
n=434 (3)
Sau CT
n=300 (4)
n % n % n % n %
- Không có nhu cầu 167 46,1 54 18,0 198 45,6 141 47,0
- Có nhu cầu (*) 138 38,1 221 73,7 101 23,3 122 40,7 18,0

- Không biết/KTL 57 15,8 25 8,3 135 31,1 37 12,3
So sánh p
1,2 (*)
<0,001; p
2,4(*)
<0,001
Kết quả bảng 3.43 cho thấy: Tỷ lệ học viên có nhu cầu dùng thuốc thay thế tăng từ 38,1% trước can thiệp
lên 73,7% sau can thiệp, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,001. Tỷ lệ này cũng cao hơn so với đối
chứng (73,7% so với 40,7%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,001, hiệu quả can thiệp đạt 18,0%.
22
Bảng 3.44. Cách xử lý của học viên khi nghi ngờ bị nhiễm HIV
trước và sau can thiệp
Chỉ số đánh giá
Trung tâm can thiệp Trung tâm đối chứng HQC
T
(%)
Trước CT
n=362 (1)
Sau CT
n=300 (2)
Trước CT
n=434 (3)
Sau CT
n=300 (4)
n % n % n % n %
Không xử lý gì 34 9,4 12 4,0 59 13,6 57 19,0
Tư vấn tại phòng YT * 88 24,3 118 39,3 37 8,5 28 9,3 52,3
XN tự nguyện ** 162 44,7 163 54,3 195 44,9 135 45,0 21,3
Không biết/KTL 78 21,6 7 2,4 143 33,0 80 26,7
So sánh

p
1,2 (*)
<0,001; p
2,4(*)
<0,001
p
1,2 (**)
<0,05; p
2,4(**)
<0,05
Kết quả bảng 3.44 cho thấy: Khi nghi ngờ nhiễm HIV tỷ lệ học viên đến tư vấn tại phòng y tế TT và làm
xét nghiệm HIV đều tăng hơn so với trước can thiệp và so với đối chứng, cụ thể:
- Tỷ lệ học viên đến tư vấn tại phòng y tế tăng từ 24,3% trước can thiệp lên 39,3% sau can thiệp, sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,001. Tỷ lệ này cũng cao hơn so với đối chứng (39,3% so với 17,3%), sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê p<0,001, HQCT 52,3%.
- Tỷ lệ học viên làm xét nghiệm HIV tăng từ 44,7% trước can thiệp lên 54,3% sau can thiệp, sự khác biệt
có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Tỷ lệ này cũng cao hơn so với đối chứng (54,3% so với 45,0%), sự khác biệt
có ý nghĩa thống kê p<0,05, HQCT 21,3%.
23
Bảng 3.45. Thực trạng giáo dục sức khỏe, tư vấn về sức khỏe cho học viên tại các TT trước và sau can
thiệp
Chỉ số đánh giá
Trung tâm can thiệp Trung tâm đối chứng
HQCT
Trước CT
n=427 (1)
Sau CT
n=480 (2)
Trước CT
n=583 (3)

Sau CT
n=596 (4)
- TS buổi GDSK/năm 18 55 0 13
- Số buổi TB/tháng (*) 1,5 4,6 - 1,1
- Số lượt người được tư
vấn/năm
392 965 2.962 2.530
- Số lượt được tư
vấn/học viên/năm (*)
0,9 2,3 5,1 4,3 139,9
So sánh p
1,2
<0,001
Kết quả bảng 3.45 cho thấy: Các chỉ tiêu về GDSK và tư vấn sức khỏe cho học viên tại TT sau can thiệp
đều tăng hơn so với trước can thiệp và so với đối chứng, đặc biệt:
- Số buổi GDSK trung bình/tháng tăng từ 1,5 buổi lên 4,6 buổi và cao hơn so với đối chứng (4,6 buổi so
với 1,1 buổi).
- Số lượt được tư vấn sức khỏe/học viên/năm tăng từ 0,9 lượt lên 2,3 lượt sự khác biệt có ý nghĩa thống
kê với p<0,001, tuy nhiên vẫn còn thấp hơn so với đối chứng (2,3 lượt so với 4,3 lượt), hiệu quả can thiệp đạt
139,9%.
CHƯƠNG 4
BÀN LUẬN
24
4.1. Về thực trạng nhu cầu, sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe của học viên cai nghiện ma túy và khả
năng đáp ứng của phòng y tế các trung tâm:
4.1.1. Về đặc điểm và nhu cầu chăm sóc sức khỏe của học viên cai nghiện ma túy tại các trung tâm:
Kết quả nghiên cứu cho thấy trình độ học vấn của người NMT rất thấp. Về tình hình ốm đau trong tháng
trước điều tra của học viên CNMT tại các TT: Số lần ốm đau trung bình trong tháng của 1 học viên là 0,8
Kết quả xét nghiệm HIV của học viên CNMT tại các trung tâm nghiên cứu cho thấy có tới 31,3% có kết quả
(+).

4.1.2. Về sử dụng dịch vụ y tế của học viên cai nghiện ma túy tại các trung tâm:
Kết quả nghiên cứu cho thấy, khi bị ốm có 41,3% học viên CNMT đến tổ y tế của đội; 39,4% học viên
đến PYT của TT, chỉ có tỷ lệ nhỏ (từ 4,2 – 5,1%) học viên không xử lý gì hoặc họ nhờ sự giúp đỡ của bạn
bè. Khi nghi ngờ nhiễm HIV, có 52,1% học viên CNMT làm XNTN; 18,2% học viên đến PYT TT để được
tư vấn. Như vậy có thể thấy khoảng 2/3 số học viên đã có thái độ xử lý đúng khi nghi ngờ nhiễm HIV, đó là
đến các DVYT của TT để được tư vấn hoặc làm xét nghiệm.
4.1.3. Về khả năng đáp ứng của phòng y tế đối với nhu cầu chăm sóc sức khỏe của học viên:
Ý kiến đánh giá của học viên về chất lượng DVYT của các TT cho thấy: Có 52,3% ý kiến cho rằng chất
lượng trung bình; 27,9% cho là tốt và 7,7% cho rằng rất tốt. Tương tự như chất lượng DVYT, mức độ hài
lòng của học viên về chất lượng DVYT của các TT kết quả nghiên cứu cho thấy: Hài lòng ít 16,4%, hài lòng
trung bình 41,7%, rất hài lòng 21,9%. Về khả năng đáp ứng của DVYT tại các TT: Có 63,3% học viên đánh
giá đáp ứng mức độ trung bình, 12,8% đáp ứng mức độ cao.
4.2. Về hiệu quả một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực khám chữa bệnh và tăng cường hoạt động chăm
sóc sức khỏe cho người cai nghiện ma túy tại trung tâm:
4.2.1. Về căn cứ đề ra các giải pháp can thiệp và nội dung các giải pháp:
4.2.1.1. Về căn cứ đề ra các giải pháp can thiệp:
* Nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu CSSK cho người NMT của PYT các TT CBGDLĐXH:
25

×