Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

Giao an lop 5 tuan 3 moi da chinh sua chi in

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (320.79 KB, 37 trang )

TUẦN 3
Thứ hai ngày 29 tháng 8 năm 2011
Tiết 1
Chào cờ
Tiết 2
TOÁN
Tiết 11 LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
- Biết cộng, trừ, nhân, chia hỗn số và biết so sánh các hỗn số
* BT cần làm: 1 ( 2 ý đầu ) ; 2 ( a,d ) ; 3.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ:
GV kiểm tra 1-2 HS về hỗn số đã học ở tiết học
trước.
- 1-2 HS lên bảng thực hiện
yêu cầu.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài
GV nêu mục tiêu bài học
2. Luyện tập
Bài 1: - HSY, TB
HS tự làm bài rồi chữa bài. Khi chữa bài nên cho
HS nêu cách chuyển hỗn số thành phân số.
- HS tự làm bài vào vở.
Bài 2: Cho HS tự làm bài rồi chữa bài. - HSTB,K
Chú ý: định hướng chung của dạy học so sánh, cộng,
trừ, nhân, chia hỗn số thành phân số rồi so sánh hoặc
54
làm tính với các phân số. Chưa yêu cầu HS làm theo
cách khác.


Chẳng hạn, so sánh 3.9/10 và 2.9/10 nên chữa bài
như sau:
3.9/10 = 39/10; 2.9/10 = 29/10
Mà: 39/10 > 29/10 nên 3.9/10 > 2.9/10
Nếu HS chỉ bằng nhận xét cũng biết 3.9/10 > 2.9/10
thì GV nên cho HS kiểm tra lại nhận xét đó bằng
cách làm như trên.
Bài 3: Cho HS tự làm bài rồi chữa bài.
C. Củng cố, dặn dò:
- HSK, G
Tiết 3
Thể dục
GVC lên lớp
Tiết 4
TẬP ĐỌC
Tiết 5 LÒNG DÂN
I. MỤC TIÊU:
- Biết đọc đúng văn bản kịch; ngắt giọng, thay đổi giọng đọc phù họp với tính cách của
từng nhân vật trong tình huống kịch.
- Hiểu nội dung, ý nghĩa: Ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí lừa giặc, cứu cán bộ cách
mạng. ( Trả lời được các câu hỏi 1,2,3)
* HSK,G: Biết đọc diễn cảm vở kịch theo vai , thể hiện được tính cách nhân vật.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
- Bảng phụ viết sẵn đoạn kịch.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt động dạy Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra 2 HS. - HS1: đọc thuộc lòng bài thơ + trả lời
câu hỏi.

H: Em hãy đọc thuộc lòng bài thơ Sắc màu em
yêu và trả lời câu hỏi sau:
- Bạn nhỏ yêu những sắc màu nào? Vì sao?
(HSY,TB)
- Bạn nhỏ yêu tất cả các màu sắc của
đất nươc.
55
- Vì những sắc màu ấy gắn với những
cảnh vật, sự vật và con người của đất
nước.
H: Em hãy đọc thuộc lòng bài thơ và trả lời
câu hỏi:
- HS2: đọc + trả lời câu hỏi.
- Bài thơ nói lên diều gì về tình cảm của bạn
nhỏ đối với đất nước? (HSK,TB)
- Bạn nhỏ yêu mọi sắc màu trên đất
nước. Điều đó nói lên bạn nhỏ rất yêu
đất nước.
B. Dạy bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
GV nêu mục tiêu bài học - HS lắng nghe.
- GV ghi tựa bài lên bảng.
2/ Luyện đọc:
HĐ1: GV đọc màn kịch
- Cho HS đọc lời mở đầu - 1HS đọc phần giới thiệu nhân vật,
cảnh trí, thời gian.
- GV đọc diễn cảm màn kịch. Chú ý:
+ Giọng đọc rõ ràng, rành mạch.
+ Chú ý đổi giọng, hạ giọng khi đọc những
chữ trong ngoặc đơn nói về hành động, thái độ

của nhân vật.
+ Giọng của cai lính: hống hách, xấc xược.
+ Giọng dì Năm: tự nhiên ở đoạn đầu, nghẹn
ngào ở đoạn sau.
HĐ2: Hướng dẫn HS đọc đoạn.
- GV chia đoạn: 3 đoạn.
- HS dùng viết chì đánh dấu đoạn.
+ Đoạn 1: Từ đầu đến lời dì Năm (chồng tui.
Thằng này là con).

+ Đoạn 2: Từ lời cai (Chồng chị à?) đến lời
lính (ngồi xuống! rục rịch tao bắn).
+ Đoạn 3: còn lại
- Chọn HS đọc đoạn nối tiếp.
- HS lần lượt đọc đoạn.
- Cho HS luyện đọc những từ khó đọc: quẹo,
xẵng giọng, ráng
- HS đọc từ theo sự hướng dẫn của
GV.
HĐ3: Hướng dẫn HS đọc cả bài.
- Cho HS đọc cả bài.
- 1-2 HS đọc cả bài.
- cho HS đọc chú giải + giải nghĩa từ.
- 1HS đọc chú giải.
56
HĐ1: Đọc và tìm hiểu nội dung đoạn 1
- 1 HS giải nghĩa từ.
HĐ 4: GV đọc lại toàn bài một lượt. (giọng
đọc như đã hướng dẫn).
3/ Tìm hiểu bài:

- Cho HS đọc phần mở đầu.
- 1HS đọc phần giới thiệu về nhân vật,
cảnh trí, thời gian.
H: Chú cán bộ gặp nguy hiểm gì? (HSY,TB)
- Cả lớp trao đổi, thảo luận: chú cán
bộ bị giặc rượt đuổi bắt, hết đường,
chạy vào nhà dì Năm.
H: Dì Năm đã ngĩ ra cách gì để cứu chú cán
bộ?(HSK)
- Dì đưa chú một chiếc áo khác để
thay, rồi bảo chú nguồi xuống chõng
vời ăn cơm.
GV: cả lớp đọc thầm lại bài một lượt.
- Cả lớp đó đọc thầm lại bài.
H: Dì Năm đấu trí với địch khôn khéo như thế
nào để bào vệ cán bộ? (HSK,G)
- Dì Năm bình tĩnh trả lời các câu hỏi
của tên cai. Dì nhận chú cán bộ là
chống. Dò kêu oan khi bị địch trói. Dì
vớ trối trăng, căn dặn con mấy lời
H: Tình huống nào trong đoạn kịch làm em
thích thú nhất? Vì sao? (HSK,G)
* Nội dung bài ? (HSG) Xem mt
- HS tự do lựa chọn tình huống mình
thích.
4/ Đọc diễn cảm:
- GV đọc diễn cảm đạn 1. chú ý:
+ Nhấn giọng ở những từ ngữ: có thấy, hổng
thấy, lâu mau, tức thhời, không, rõ ràng, quẹo
vô, chồng tui.

- Cho HS đọc phân vai: GV chia HS thành
nhóm sáu em, mỗi em sắm một vai. GV nhắc
HS: em đóng vai người dẫn chuyện nhớ đọc
phần mở đầu và đọc tất cả phần ghi trong
ngoặc đơn.
- Nhiều HS luyện đọc diễn cảm theo
cách ngắt giọng, nhấn giọng được
đánh dấu trên bảng phụ.
- HS chia nhóm và từng nhóm được
phân vai.
- Cho HS thi đọc.
- 2 nhóm lên thi.
- GV nhận xét và khen nhóm đọc hay.
- Lớp nhận xét.
C. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học và biểu dương những
HS đọc tốt.
- Yêu cầu HS các nhóm về tập đóng màn kịch
57
trên.
- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài tập đọc sắp tới,
đọc trước màn 2 của vở kịch Lòng dân.
Tiết 5
KHOA HỌC
Tiết 5 CẦN LÀM GÌ ĐỂ CẢ MẸ VÀ EM BÉ ĐỀU KHOẺ ?
I. MỤC TIÊU:
- Nêu được những việc nên làm hoặc không nên làm để chăm sóc phụ nữ mang thai.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Hình trang 12, 13/ SGK.
III. HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động dạy Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ:
B. Dạy bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
GV nêu mục tiêu bài học
2/ Hoạt động 1: Làm việc với SGK:
* Mục tiêu: HS nêu được những việc nên và không
nên làm đối với phụ nữ có thai để đảm bảo mẹ
khoẻ và thai nhi khoẻ.
* Cách tiến hành:
Bước 1: Giao nhiệm vụ và hướng dẫn.
GV yêu cầu HS làm việc theo cặp :
Quan sát các hình 1, 2, 3, 4 SGK/12 để trả lời câu
hỏi:
- Phụ nữ có thai nên và không nên làm gì? Tại
sao?
Phụ nữ có thai nên:
(HSY,TB) - Aên đủ chất, đủ lượng.
- Nghỉ ngơi nhiều hơn, tinh thần
thoải mái.
- Đi khám thai định kì: 3 tháng
1 lần.
- Tiêm vác-xin phòng bệnh và
uống thuốc khi cần theo chỉ dẫn
của bác sĩ.
Không nên:
- Không dùng các chất kích
58
thích như: thuốc lá, thuốc lào,
rượu, ma túy

- Tránh lao động nặng, tiếp xúc
với các chất độc hoá học như
thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ
3/ Hoạt động 2: Thảo luận cả lớp:
* Mục tiêu:
HS xác định được nhiệm vụ của người chồng và
các thành viên khác trong gia đình là phải chăm
sóc, giúp đỡ phụ nữ có thai.
* Cách tiến hành:
Bước 1:
GV yêu cầu HS quan sát các hình 5, 6, 7 SGK/13
và nêu nội dung của từng hình.
- Hình 5: Người chồng đang gắp thức ăn cho vợ. -HSY
- Hình 6: Người phụ nữ có thai làm những công
việc nhẹ như đang cho gà ăn, người chồng gánh
nứơc về.
-HSTB
- Hình 7: Người chồng đang quạt cho vợ và con
gái đi học về khoe điểm 10.
-HSTB
Bước 2: GV yêu cầu cả lớp cùng thảo luận câu
hỏi:
- Mọi người trong gia đình cần làm gì để thể hiện
sự quan tâm, chăm sóc đối với phụ nữ có thai?
- Chuẩn bị cho em bé chào đời
là tránh nhiệm của mọi người
trong gia đình, đặc biệt là
người bố.
- Chăm sóc sức khoẻ của người
mẹ trước khi có thai và trong

thời kì mang thai sẽ giúp cho
thai nhi khoẻ mạnh, sinh trưởng
và phát triển tốt, đồng thời
người mẹ cũng khoẻ mạnh,
giảm được nguy hiểm có thể xảy
ra khi sinh con.
4/ Hoạt động 3: Đóng vai:
* Mục tiêu: HS có ý thức giúp đỡ phụ nữ có thai.
* Cách tiến hành:
Bước 1: Thảo luận cả lớp:
GV yêu cầu HS thảo luận câu hỏi SGK/13: Khi gặp
59
hụ nữ có thai xách nặng hoặc đi trên cùng chuyến
ô tô mà không còn chỗ ngồi, bạn có thể làm gì để
giúp đỡ?
Bước 2: Làm việc theo nhóm:
Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình thực hành
đóng vai theo chủ đề “Có ý thức giúp đỡ phụ nữ có
thai”.
Bước 3: Trình diễn trước lớp:
Một số nhóm lên trình diễn trước lớp. Các nhóm
khác theo dõi, bình luận và rút ra bài học về cách
ứng xử đối với phụ nữ có thai.
C. Củng cố, dặn dò:
Thứ ba ngày 30 tháng 8 năm 2011
TOÁN
Tiết 12 LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU:
Biết chuyển:
- Phân số thành phân số thập phân

- Hỗn số thành phân số
- Số đo từ đơn vị bé ra đơn vị lớn, số đo có 2 tên đơn vị đo thành số đo có 1 tên đơn vị
đo
* BT cần làm : 1 ;2 (2 hỗn số đầu ) ; 3 ; 4.
II. CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi 1-2 HS lên bảng làm BT đã cho ở phần
luyện tập.
- 1-2 HS lên bảng.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
GV nêu mục tiêu bài học
2. Luyện tập
GV hướng dẫn HS tự làm các BT rồi chữa bài.
Chẳng hạn:
Bài 1: Cho HS tự làm bài rồi chữa bài. Khi chữa bài
nên cho HS trao đổi ý kiến để chọn cách làm hợp lí
- HS tự làm bài vào vở.
60
nhất. Chẳng hạn:
14/70 = 14:7/70:7 = 2/10
23/500 = 23x2/500x2= 46/1000
Bài 2: Cho HS tự làm bài rồi chữa bài. Khi chữa bài
nên gọi HS nêu cách chuyển hỗn số thành phân số.
Bài 3: HS tự làm các phần a, b, c rồi chữa bài. Nếu
HS không tự làm được thì hướng dẫn như trong
SGK. Chẳng hạn:
a) 1dm = 1/10m
3dm = 3/10m

9dm = 9/10m.
b) 1g = 1/1000kg
8g = 8/1000kg
25g = 25/1000kg
c) 1phút = 1/60 giờ
6 phút = 6/60 giờ = 1/10 giờ
12 phút = 12/60 giờ = 1/5giờ
Bài 4: GV hướng dẫn HS làm bài mẫu, rồi cho HS
tự làm bài theo mẫu. Khi chữa bài, GV nên cho HS
nhận xét để nhận ra rằng, có thể viết số đo độ dài có
hai tên đơn vị dưới dạng hỗn số với một tên đơn vị
đo.
Chẳng hạn:
2m 3dm = 2m + 3/10m = 2.3/10m
4m 37cm = 4m + 37/100m = 4.37/100m
1m 53cm = 1m + 53/100m = 1.53/100m
Bài 5: Cho HS tự làm bài rồi chữa bài. Chẳng hạn: - HS tự làm bài vào vở
3m 27cm = 300cm + 27cm = 327cm
3m 27cm = 30dm + 2dm + 7cm = 32dm + 7/10dm =
32.7/10dm .
* Chú ý:
GV nên chủ động lựa chọn số BT để HS có thể làm
và cha tại lớp. Không nhất thiết phải cho HS làm và
chữa tất cả các BT của SGK.
C. Củng cố, dặn dò:
Tiết 2
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
61
Tiết 5
MỞ RỘNG VỐN TỪ: NHÂN DÂN

I. MỤC TIÊU:
Xếp được từ ngữ cho trước về chủ điểm Nhân dân vào nhóm thích hợp (BT1); nắm
được một số thành ngữ, tục ngữ nói về phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam (BT2);
hiểu nghĩa từ đồng bào, tìm một số từ bắt đầu bằng tiếng đồng, đặt được câu với một từ
có tiếng đồng vừa tìm được *HSK,G: thuộc được thành ngữ , tục ngữ, ở BT2 ; đặt câu
với các từ tìm được (BT3c)
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY, HỌC:
Hoạt động dạy Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra 3 HS
- GV nhận xét.
- 3HS lần lượt đọc đoạn văn
miêu tả đã viết ở tiết LTVC
trước.
B. Dạy bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
Tiết LTVC hôm nay sẽ giúp các em mở rộng vốn
từ, cung cấp cho các em những thành ngữ ca ngợi
những phẩm chất của nhân dân Việt Nam.
2/ Làm bài tập:
- Cho HS đọc yêu cầu BT1. - GV giao việc:
- Cho HS đọc to, lớp đọc thầm.
BT1 cho 6 nhóm từ a, b, c,d. Nhiệm vụ của các em
là chọn các từ cho trong ngoặc đơn để xếp vàp các
nhóm đã cho sao cho đúng.
- Cho HS làm bài theo nhóm (GV phát phiếu cho
HS).
- HS làm bài theo nhóm. Ghi
kết quả vào phiếu.
- Cho HS trình bày kết quả. - Đại diện nhóm lên dán kết quả

bài làm lên bảng lớp.
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng. - Lớp nhận xét.
a) Công nhân: thợ điện, thợ cơ khí.
b) Nông dân: thợ cấy, thợ cày.
c) Doanh nhân: tiểu thương, nhà tư sản.
d) Quân nhân: đại uý, trung sĩ.
e) Trí thức: giáo viên, bác sĩ
g) HS: HS tiểu học, HS trung học.
HĐ2: Hướng dẫn HS làm BT2
- Cho HS đọc yêu cầu của BT. - 1 HS đọc yêu cầu + đọc câu
62
a, b, c, d, e.
- GV giao việc: các em chỉ rõ mỗi câu tục ngữ ,
thành ngữ đã cho ca ngợi những phẩm chất gì của
con người VN?
- Cho HS làm bài. - HS làm bài cá nhân.
- Cho HS trình bày kết quả. - HS tìm ý của 5 câu.
- GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng. - Lớp nhận xét
a) Chịu thương chịu khó: cần cù, chăm chỉ, không
ngại khó, ngại khổ.
b) Dám nghĩ, dám làm: mạnh dạn, táo bạo, nhiều
sáng kiến.
c) Muôn người như một: đoàn kết, thống nhất ý chí
và hành động.
d) Uống nước nhớ nguồn.
HĐ3: Hướng dẫn HS làm BT3:
- Cho HS đọc yêu cầu của BT. - 1HS đọc yêu cầu + đọc truyện
Con rồng cháu tiên.
- GV giao việc: các em đọc thầm lại truyện Con
rồng cháu tiên. Ở câu a, các em làm việc cá nhân,

câu b các em làm việc theo nhóm. Ở câu c các em
làm việc cá nhân.
a) H: Vì sao người VN ta gọi nhau là đồng bào? - Một vài HS trả lời.
- GV chốt lại ý đúng: gọi là đồng bào vì: đồng là
cùng, bào là cái rau nuôi thai , ý nói tất cả đều sinh
ra từ bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ.
b) Tìm từ bắt đầu bằng tiếng đồng bào. ( nhĩm ) - HS sử dụng từ điển để tìm từ
có tiếng đồng đứng trước và ghi
vào phiếu.
- Cho HS trình bày kết quả. - Đại diện các nhóm trình bày
- GV nhận xét và chốt lại những từ ngữ HS đã tìm
đúng.
- Lớp nhận xét.
+ Đồng hương: người cùng quê.
+ Đồng chí: người cùng chí hướng.
+ Đồng ca: cùng hát chung một bài.
+ Đồng diễn: cùng biểu diễn.
c) Cho HS đặt câu: - HS tự chọn từ bắt đầu bằng
tiếng đồng và đặt câu.
63
- Cho HS chọn câu mình đã đặt. - Một số HS
- GV nhận xét + khen những HS đặt câu hay. - Lớp nhận xét.
C. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà làm lại BT về câu a, b, c của
BT4.

Ti ế t 3
CHÍNH TẢ (NHỚ - VIẾT)
Tiết 3 THƯ GỬI CÁC HỌC SINH

QUY TẮC ĐÁNH DẤU THANH
I. MỤC TIÊU:
- Viết đúng CT, trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi.
- Chép đúng vần của từng tiếng trong hai dòng thơ vào mô hình cấu tạo vần (BT2); biết
được cách đặt dấu thanh ở âm chính.
II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt động dạy Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra 2 HS - 1 HS đọc tiếng bất kì.
GV dán lên bảng mô hình tiếng đã chuẩn bị trước,
cho 1HS đọc tiếp, 2 em lên viết trên mô hình.
- 2HS viết các tiếng đã đọc vào
mô hình.
- GV nhận xét chung.
B. Dạy bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
Hôm nay, một lần nữa các em như được nghe lại lời
căn dặn tâm huyết, lời mong mỏi tha thiết của Bác
Hồ với các thế hệ HS Việt Nam qua bài chính tả
nhớ – viết Thư gửi các học sinh.
- HS lắng nghe.
- GV ghi tựa bài lên bảng.
2/ Viết chính tả:
HĐ1: Hướng dẫn chung:
- Cho HS đọc yêu cầu của bài và 2 HS đọc thuộc
lòng đoạn văn cần viết.
- 1HS đọc yêu cầu.
- GV lưu ý HS: đây là bài chính tả nhớ – viết đầu
tiên, vì vậy các em phải thuộc lòng đoạn văn cần
viết mới có thể viết được. Bây giờ các em phải chú

ý nghe các bạn đọc thuộc lòng lại bài và nghe cô
- 2HS đọc thuộc lòng.
- Lớp nhận xét.
64
đọc một lần bài CT.
- GV đọc lại 1 lần đọc CT. - HS chú ý lắng nghe.
HĐ2: HS viết chính tả
- GV lưu ý HS tư thế ngồi viết, nhớ lại những từ
ngữ khó viết.
- HS viết chính tả.
HĐ 3:Chấm, chữa bài
- GV đọc lại toàn bài CT một lượt. - HS rà soát lỗi.
- GV chấm 5-7 bài. - Từng vặp HS trao đổi vở cho
nhau để chữa lỗi.
- GV đọc điểm và nhận xét chung về những bài đã
chấm.
3/ Làm bài tập:
HĐ1: Hướng dẫn HS làm BT2:
- Cho HS đọc yêu cầu của BT2. - 1HS đọc to, lớp lắng nghe.
- GV giao việc: các en đọc khổ thơ đã cho và chép
vần của từng tiếng vào mô hình. Những em cô phát
phiếu thì làm vào phiếu. Những em còn lại làm vào
giấy nháp.
- Cho HS làm bài. GV phát phiếu cho một vài em. - HS làm bài trên phiếu và trên
giấy nháp.
- Cho HS trình bày kết quả. - Những em làm bài trên phiếu
dán phiếu lên bảng lớp.
- GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng. - Lớp nhận xét.
HĐ2: Hướng dẫn HS làm BT3:
- Cho HS đọc yêu cầu của BT. - 1HS đọc to, lớp lắng nghe.

- GV giao việc: các en quan sát lại BT làm trên
bảng mô hình và cho biết. Khi viết mt tiếng dấu
thanh cần được đặt ở đâu?
- GV nhận xét và chốt lại: khi viết một tiếng dấu
thanh nằm trên âm chính của vần đầu.
- HS làm bài trên phiếu và trên
giấy nháp.
C. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà làm lại BT2 vào vở.
- Dặn HS chuẩn bị bài cho tiết học sau.
Tiết 4
ĐẠO ĐỨC
65
Tiết 3 CÓ TRÁCH NHIỆM VỀ VIỆC LÀM CỦA MÌNH (Tiết 1 )
I. MỤC TIÊU:
- Biết thế nào là có trách nhiệm về việc làm của mình
- Khi làm việc gì sai biết nhận và sửa chữa
- Biết ra quyết định và kiên định bảo vệ ý kiến đúng của mình
*HSK,G: Không tán thành với những hành vi trốn tránh trách nhiệm,đổ lổi cho người
khác,…
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoaït ñoäng daïy Hoaït ñoäng hoïc
A. Kiểm tra bài cũ:
B. Dạy bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
GV nêu mục tiêu bài học
2/ Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện Chuyện
của bạn Đức
* Mục tiêu: HS thấy rõ diễn biến của sự

việc và tâm trạng của Đức: biết phân tích,
đưa ra quyết định đúng.
* Cách tiến hành:
1/ GV cho HS đọc thầm và suy nghĩ về câu
chuyện. Sau đó yêu cầu 1-2 HS đọc to
truyện cho cả lớp cùng nghe.
2/ HS thảo luận cả lớp theo 3 câu hỏi
trong SGK.
3/ GV kết luận: Đức vô ý đá quả bóng vào
bà Doan và chỉ có Đức với Hợp biết.
Nhưng trong lòng Đức tự thấy phải có
trách nhiệm về hành động của mình và suy
nghĩ tìm cách giải quyết phù hợp nhất
các em đã đưa ra giúp Đức một số cách
giải quyết vừa có lí, vừa có tình. Qua câu
chuyện của Đức, chúng ta rút ra điều cần
ghi nhớ (trong SGK).
4/ GV mời 1-2 HS đọc phần ghi nhớ trong
SGK.
3/ Hoạt động 2: Làm BT 1, SGK.
* Mục tiêu: HS xác định được những việc
làm nào là biểu hiện của người sống có
66
trách nhiệm hoặc không có trách nhiệm.
* Cách tiến hành:
1/ GV chia HS thành các nhóm nhỏ.
2/ GV nêu yêu cầu của BT 1, gọi 1-2 HS
nhắc lại yêu cầu của BT.
3/ HS thảo luận nhóm.
4/ GV mời đại diện nhóm lên bảng trình

bày kết quả thảo luận.
5/ GV kết luận:
- a, b, d, g là những biểu hiện của người
sống có trách nhiệm.
- c, đ, e không phải là biểu hiện của người
sống có trách nhiệm.
- Biết suy nghĩ trước khi hành động, dám
nhận lỗi, sửa lỗi, làm việc gì thì làm đến
nơi đến chốn là những biểu hiện của
người có trách nhiệm. Đó là những điều
chúng ta cần học tập.
4/ Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ
(BT2/SGK)
* Mục tiêu:
HS biết tán thành những ý kiến đúng và
không tán thành những ý kiến không đúng.
* Cách tiến hành:
1/ GV lần lượt nêu từng ý kiến ở BT2.
2/ HS bày tỏ thái độ bằng cách giơ thẻ
màu (theo quy ước).
3/ GV yêu cầu một vài HS giải thích tại sao
lại tán thành hoặc phản đổi ý kiến đó.
4/ GV kết luận:
- Tán thành ý kiến a, đ.
- Không tán thành ý kiến b, c, d.
C. Củng cố, dặn dò:
Chuẩn bị cho trò chơi đóng vai theo
BT3/SGK.
Tiết 5
KÜ thuËt

67
Thêu dấu nhân
I- Mục tiêu: HS cần phải :
- Biết cách thêu dấu nhân.Tập thêu đợc các mũi thêu dấu nhân đúng kĩ thuật, đúng quy
trình.Yêu tích, tự hào với sản phẩm làm đợc.
II- Đồ dùng dạy học:
- Mẫu thêu dấu nhân. Một số sản phẩm thêu trang trí bằng mũi thêu dấu nhân.
- Bộ đồ dùng kĩ thuật.
III- Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
.
Hoạt động của GV Hoạt động của HS:
A. Kim tra bi c: Kiểm tra việc chuẩn bị
đồ dùng của HS.
B. Dy bi mi:
1/ Gii thiu bi:
- Cho HS nhắc lại các kiểu thêu.
- Giới thiệu và nêu mục đích của tiết học.
2. Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét mẫu
GV giới thiệu mẫu thêu dấu nhân cho HS
quan sát, nhận xét.
- GV giới thiệu một số sản phẩm may mặc
có thêu trang trí bằng mũi thêu dấu nhân.
+ Em hãy nêu ứng dụng của thêu dấu
nhân?
3. Hoạt động 2: Hớng dẫn thao tác kĩ
thuật.
Hớng dẫn HS đọc mục II-SGK để nêu các
bớc thêu dấu nhân.
- Nêu cách vạch dấu đờng thêu dấu nhân?
So sánh với cách vạch dấu đờng thêu dấu

nhân?
- Nêu cách bắt đầu thêu và cách thêu mũi
thêu dấu nhân? GV hớng dẫn các thao tác
bắt đầu thêu, thêu mũi 1, 2.
- GV mời 2-3 HS lên bảng thêu các mũi
thêu tiếp theo.
-Em hãy nêu và thực hiện các thao tác kết
thúc đờng thêu?
+) GV hớng dẫn nhanh các thao tác thêu
dấu nhân lần thứ 2.
- Nhận xét: Thêu dấu nhân là cách thêu
tạo thành các mũi thêu giống nh dấu nhân
nối tiếp nhau liên tiếp giữa 2 đờng thẳng
song song ở mặt phải đờng thêu.
- Để thêu trang trí trên các sản phẩm may
mặc nh váy, áo, vỏ gối, khăn ăn .
- HS nêu mục 1-SGK và thực hành vạch
dấu đờng thêu dấu nhân.
- HS nêu mục 2-SGK và theo dõi các thao
tác GV hớng dẫn.
- HS tập thêu các mũi thêu tiếp theo.
- HS nêu và thực hiện.
- HS nhắc lại cách thêu dấu nhân.
- HS tập thêu dấu nhân
68
- Yêu cầu HS nhắc lại cách thêu dấu nhân.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV tổ chức cho HS tập thêu dấu nhân
trên giấy kẻ ô li hoặc vải.
C. Cng c, dn dũ:

- GV nhận xét giờ học.
- Nhắc HS về nhà học bài và chuẩn bị bài
để tiết sau thực hành.
Th t ngy 31 thỏng 8 nm 2011
Tit 1
Th dc
GVC lờn lp
Tit 2
TON
(Tit 13) LUYN TP CHUNG
I. MC TIấU:
Bit:
- Cng, tr phõn s , hn s
- Chuyn cỏc s o cú 2 tờn n v o thnh s o cú 1 tờn n v o.
- Gii bi toỏn tỡm mt s bit giỏ tr mt phõn s ca s ú.
*BT cn lm : 1 (a,b) ; 2 (a,b) ; 4 ( 3 s o : 1,3,4 ) ; 5
II. CC HOT NG DY HC CH YU:
Hot ng dy Hot ng hc
A. Kim tra bi c:
- GV gi 1-2 HS lờn bng cha bi tp ó cho v
nh.
- 1-2 HS thc hin yờu cu.
B. Dy bi mi:
1/ Gii thiu bi:
GV nờu mc tiờu bi hc
2. Luyn tp
GV hng dn HS t lm cỏc BT ri cha bi.
Chng hn:
Bi 1: HS t lm bi ri cha bi. Chng hn: -HSY
a) 7/9 + 9/10 = 70 + 81/90 = 151/90

69
c) 3/5 + ½ + 3/10 = 6 + 5 + 3/10 = 14/10 = 7/5
Bài 2: Cho HS tự làm bài rồi chữa bài. (tương tự
bài 1)
- HS tự làm bài vào VBT.
Bài 3: Cho HS tính nhẩm hoặc tính ở giấy nháp
rồi trả lời (niệng). Chẳng hạn: khoanh vào C.
Bài 4: Cho HS tự làm bài rồi chữa bài theo mẫu. -HSK
Bài 5: Cho HS nêu bài toán rồi tự giải và chữa bài.
Chẳng hạn:
- HS tự làm bài vào VBT.
Bài giải
1/10 quãng đường AB dài là:
12 : 3 = 4 (km)
Quãng đường AB dài là:
4 x 10 = 40 (km)
Đáp số: 40km.
Tiết 3
KỂ CHUYỆN
Tiết 3 KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I. MỤC TIÊU:
- Kể được một câu chuyện ( đã chứng kiến, tham gia hoặc được biết qua truyền hình,
phim ảnh hay đã nghe, đã đọc) về người có việc làm tốt góp phần xây dựng quê hương
đất nước .
- Biết trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện đã kể
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt động dạy Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra 2 HS - 2 HS lần lượt kể lại 1 câu
chuyện đã được nghe hoặc được

đọc về các anh hùng, danh nhân
của nước ta.
- GV nhận xét chung.
B. Dạy bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
Xung quanh chúng ta đã có biết bao người tốt.
Họ đã làm được rất nhiều việc tốt để góp phần
xây dựng quê hương, đất nước thân yêu. Trong
tiết học hôm nay các em sẽ kể cho nhau nghe về
- HS lắng nghe.
70
một việc làm tốt của một người mà em biết
- GV ghi tựa bài lên bảng.
2/ Hướng dẫn HS kể chuyện:
HĐ1: Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài:
- Cho HS đọc yêu cầu đề bài trong SGK. - 1HS đọc to, cả lớp lắng nghe.
- GV ghi đề bài lên bảng và gạch dưới những từ
ngữ quan trọng.
- Cả lớp đọc thầm lại đề bài và các
gợi ý.
Đề: Kể việc làm tốt góp phần xây dựng quê
hương, đất nước của một ngừơi em biết.
GV nhắc lại yêu cầu: các em nhớ kể việc làm tốt
của người mà em biết chứ không kể những
chuyển các em biết trên sách báo. Các em cũng
có thể kể việc làm tốt của chính các em.
- Cho HS đọc gợi ý và trao đổi về nội dung các
gợi ý đó.
H: Ngoài những việc làm thể hiện ý thức xây
dựng quê hương, đất nước đã nêu trong gợi ý

còn có những việc làm nào khác?
- HS trao đổi và phát biểu ý kiến.
- Cho HS đọc các gợi ý lại. - HS đọc gợi ý 2, 3.
- Cho HS nói về đề tài mình kể. - Một số HS nói trước lớp về đề
tài, về việc tốt, về người mình đã
chứng kến, tham gia và sẽ kể cho
lớp nghe.
HĐ2: Hướng dẫn HS kể chuyện trong nhóm.
- Cho HS đọc lại gợi ý 3.
- Cho HS kể chuyện trong nhóm. - 2 HS khá (giỏi) kể mẫu, cả lớp
lắng nghe.
- 2HS kể.
GV nhận xét và khen những HS kể chuyện hay,
nêu được ý nghĩa cũa câu chuyện hay nhất.
- Lớp nhận xét, bình chọn bạn kể
hay và nêu ý nghĩa câu chuyện
đúng, hay nhất.
C. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS:
+ Về nhà các em tập kể lại câu chuyện cho người
thân nghe.
71
+ Xem tranh và đọc lời dẫn chuyện dưới tranh
bài Tiếng vĩ cầm ở Mĩ Lai.
Tiết 4
ĐỊA LÍ
Tiết 3 KHÍ HẬU
I. MỤC TIÊU:
- Nêu được một số đặc điểm chính của khí hậu Việt Nam:

+ Khí hậu nhiệt đới gió mùa.
+ Có sự khác nhau giữa hai miền: miền Bắc có mùa đông lạnh, mưa phùn; miền Nam
nóng quanh năm với 2 mùa mưa, khô rõ rệt.
- Nhận biết ảnh hưởng của khí hậu tới đời sống và sản xuất của nhân dân ta, ảnh hưởng
tích cực: cây cối xanh tốt quanh năm, sản phẩm nông nghiệp đa dạng; ảnh hưởng tiêu
cực : thiên tai, lũ lụt, hạn hán…
- Chỉ ranh giới khí hậu Bắc- Nam (dãy núi Bạch Mã) trên bản đồ (lược đồ)
- Nhận xét được bản số liệu khí hậu ở mức độ đơn giản
*HSK,G:+Giải thích được vì sao Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa. +Biết chỉ các
hướng gió: đông bắc,tây nam,đông nam.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bản đồ Địa lí tự nhiên VN.
- Quả địa cầu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ:
B. Dạy bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
GV nêu mục tiêu bài học
2/ Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa:
* Hoạt động 1 (làm việc theo nhóm)
Bước 1: HS trong nhóm quan sát quả địa cầu, hình 1
và đọc nội dung SGK, rồi thảo luận nhóm theo các
gợi ý sau:
+ Chỉ vị trí của VN trên quả địa cầu và cho biết nước
ta nằm ở đới khí hậu nào? Ở đối khí hậu đó, nước ta
có khí hậu nóng hay lạnh?
+ Nêu đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa ở nước
ta.
Bước 2:

72
- Đại diện các nhóm HS trả
lời câu hỏi.
- HS khác bổ sung.
- GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
- GV gọi một số HS lên bảng chỉ hướng gió tháng 1
và hướng gió tháng 7 trên bản đồ khí hậu VN hoặc
hình 1.
Bước 3 (Đối với HS khá, giỏi):
- Sau khi các nhóm trình bày kết quả, GV cùng HS
thảo luận, điền chữ và mũi tên để được sơ đồ sau trên
bản (SGV/83).
* Kết luận:
Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa: nhiệt độ cao,
gió và mưa thay đổi theo mùa.
3/ Khí hậu giữa các miền có sự khác nhau:
*Hoạt động 2 (làm việc cá nhân hoặc theo nhóm)
Bước 1:
- GV gọi 1-2 HS lên bảng chỉ dãy núi Bạch Mã trên
bản đồ địa lí VN.
- GV giới thiệu dãy núi Bạch Mã là ranh giới khí hậu
giữa miền Bắc và miền Nam.
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân hoặc theo cặp với
các gợi ý sau:
Dựa vào bảng số liệu và đọc SGK, hãy tìm sự khác
nhau giữa khí hậu miền Bắc và miền Nam. Cụ thể:
+ Về sự chênh lệch nhiệt độ giữa tháng 1 và tháng 7.
+ Về các mùa khí hậu.
+ Chỉ trên hình 1, miền khí hậu có mùa đông lạnh và
miền khí hậu nóng quanh năm.

Bứơc 2: - HS trình bày kết quả làm
việc trước lớp.
- GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
* Kết luận: Khí hậu nước ta có sự khác nhau giữa
miền Bắc và miền Nam, miền Bắc có mùa đông lạnh,
mưa phùn; miền Nam nóng quanh năm với mùa mưa
và mùa khô rõ rệt.
4/ Ảnh hưởng của khí hậu:
73
* Hoạt động 3 (làm việc cả lớp):
- GV yêu cầu HS nêu ảnh hưởng của khí hậu tới đời
sống và sản xuất của nhân dân ta.
- HS nêu:
C. Củng cố, dặn dò:
+ Khí hậu nứơc ta thuận lợi
cho cây cối phát triển, xanh
tốt quanh năm.
+ Khí hậu nứơc ta gây ra một
số khó khăn, cụ thể là: có
năm mưa lớn gây lũ lụt, có
năm ít mưa gây hạn hạn, bão
có sức tàn phá lớn
Tiết 5
LỊCH SỬ
Tiết 3 CUỘC PHẢN CÔNG Ở KINH THÀNH HUẾ
I. MỤC TIÊU:
- Tường thuật được sơ lược cuộc phản công kinh thành Huế do Tôn Thất Thuyết và một
số quan lại yêu nước tổ chức:
+ Trong nội bộ triều đình Huế có 2 phái: chủ hòa và chủ chiến (đại diện là Tôn Thất
Thuyết)

+Đêm mồng 4 rạng sáng mồng 5-7-1885, phái chủ chiến dưới sự chỉ huy của Tôn Thất
Thuyết chủ động tấn công quân Pháp ở kinh thành Huế.
+ Trước thế mạnh của giặc, nghĩa quân phải rút lui lên vùng núi Quảng Trị.
+ Tại vùng căn cứ vua Hàm Nghi ra Chiếu Cần Vương kêu gọi nhân dân đứng lên đánh
Pháp.
- Biết tên một số người lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa lớn của phong trào Cần Vương:
Phạm Bành- Đinh Công Tránh (khởi nghĩa Ba Đình), Nguyễn Thiện Thuật (Bãi Sậy),
Phan Đình Phùng (Hương Khê).
- Nêu tên một số đường phố, trường học, liên đội thiếu niên tiền phong,…ở địa phương
mang tên những nhân vật nói trên.
* HSK,G:Phân biệt điểm khác nhau giữa phái chủ chiến và phái chủ hoà: phái chủ hoà
chủ trương thương thuyết với Pháp; phái chủ chiến chủ trương cùng nhân dân tiếp tục
đánh Pháp
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bản đồ hành chính VN.
- Hình trong SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
74
Hoạt động dạy Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ:
B. Dạy bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
GV nêu mục tiêu bài học
2/ Hoạt động 1 .(làm việc cả lớp)
- GV trình bày một số nét chính về tình hình nước ta
sau khi triều đình nhà Nguyễn kí với Pháp Hiệp ước
Pa-tơ-nốt (1884), công nhận quyền đô hộ của thực
dân Pháp trên toàn đất nước ta. Tuy triều đình đầu
hàng nhưng nhân dân ta không chịu khuất phục. Lúc
này các quan lại, trí thức nhà Nguyễn đã phân hoá

thành 2 phái: phái chủ chiến và phái chủ hoà.
- 1-2 HS lên bảng thực hiện
yêu cầu.
- GV nêu nhiệm vụ học tập cho HS:
+ Phân biệt điểm khác nhau về chủ trương của phái
chủ chiến và phái chủ hoà trong triều đình nhà
Nguyễn.
+ Phái chủ hòa chủ trương với
Pháp, phái chủ chiến chủ
trương chống Pháp.
+ Tôn Thất Thuyết đã làm gì để chuẩn bị chống
Pháp?
+ Tôn Thất Thuyết cho lập căn
cứ kháng chiến.
+ Ý nghĩa của cuộc phản công ở kinh thành Huế? + Thể hiện lòng yêu nước của
một bộ phận quan lại trong
triều đình Nguyễn, khích lệ
nhân dân đấu tranh chống
Pháp.
3/ Hoạt động 2 (làm việc theo nhóm):
- GV tổ chức cho HS thảo luận về các nhiệm vụ học
tập.
4/ Hoạt động 3 (làm việc cả lớp):
- Các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- GV nhấn mạnh thêm:
+ Tôn Thất Thuyết quyết định đưa vua Hàm Nghi và
đoàn tuỳ tùng lên vùng rừng núi Quảng Trị (trong xã
hội phong kiến, việc đưa vua và đoàn tuỳ tùng ra
khỏi kinh thành là một sự kiện hết sức hệ trọng).
+ Tại căn cứ kháng chiến, Tôn Thất Thuyết lấy danh

nghĩa vua Hàm Nghi thảo chiếu “Cần Vương”, kêu
gọi nhân dân cả nước đứng lên giúp vua đánh Pháp.
+ Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu, giới thiệu hình
75
ảnh một số nhân vật lịch sử .
5/ Hoạt động 4 (làm việc cả lớp)
- GV nhấn mạnh những kiến thức cơ bản của bài
theo KTKN
- GV đặt câu hỏi: Em biết gì thêm về phong trào Cần
Vương?
+ Em biết ở đâu có đường phố, trường học mang
tên các lãnh tụ trong phong trào Cần Vương?
C. Củng cố, dặn dò:
* GV nhận xét ,dặn CBBS.
Thứ năm ngày 01 tháng 9 năm 2011
Tiết 1
TOÁN
Tiết 14 LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU:
* Biết: -Nhân, chia 2 phân số.
- Chuyển các số đo có 2 tên đơn vị đo thành số đo dạng hỗn số với 1 tên đơn vị đo.
* BT cần làm : 1,2,3.
II. CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra 2 HS lên chữa BT đã cho về nhà. - 2HS thực hiện yêu cầu.
B. Dạy bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
GV nêu mục tiêu bài học
2. Luyện tập

GV hướng dẫn HS tự làm các BT rồi chữa bài.
Bài 1: HS tự làm bài rồi chữa BT. Chẳng hạn: - HS tự làm bài vào vở.
b) 2.1/4 x 3.2/5 = 9/4 x 17/5 = 135/20.
d) 1.1/5 : 1.1/3 = 6/5 : 4/3 = 6/5 x ¾ = 18/20 =
9/10.
Bài 2: Cho HS tự làm bài rồi chữa bài. Chẳng hạn: - HS tự làm bài vào vở.
a) x + ¼ = 5/8 c) x x 2/7 = 6/11
x = 5/8 – ¼ x = 6/11 : 2/7
x = 3/8 x = 42/22
b) x + 3/5 = 1/10 x = 21/11
x = 1/10 + 3/5 d) x : 3/2 = ¼
76
x = 7/10 x = ¼ x 3/2
x = 3/8
Bài 3: Cho HS tự làm bài rồi chữa bài theo mẫu.
Chẳng hạn:
- HS tự làm bài vào vở.
1m 75cm = 1m + 75/100m = 1 .75/100m
8m 8cm = 8m + 8/100m = 8.8/100m
Bài 4: Cho HS tính ở vở nháp rồi trả lời (miệng) - HS tự làm bài vào vở.
Chẳng hạn: Khoanh vào B
C. Củng cố, dặn dò:
Tiết 2
TẬP ĐỌC
Tiết 6 LÒNG DÂN (TIẾP THEO)
I. MỤC TIÊU:
- Đọc đúng ngữ điệu các câu kể, hỏi, cảm, khiến; biết đọc ngắt giọng, thay đổi giọng đọc
phù hợp tính cách nhân vật và tình huống trong đoạn kịch.
- Hiểu nội dung , ý nghĩa vở kịch: Ca ngợi mẹ con dì Năm dũng cảm, mưu trí lừa giặc,
cứu cán bộ. (Trả lời được các câu hỏi 1,2,3)

*HSK,G: biết đọc diễn cảm vở kịch theo vai, thể hiện được tính cách nhân vật.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động dạy Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ: - Cho 1 nhóm lên đọc phân vai
đoạn 1.
- H: Em hãy nêu nội dung phần 1 của vở kịch.
- 6 HS lên đọc đoạn 1 theo
hình thức phân vai. 1HS lên
trình bày: chú cán bộ bị bọn
giặc rượt đuổi bắt, hết đường
chạy vào nhà dì Năm. Dì đưa
chú một chiếc áo khác để thay,
rồi bảo chú ngồi xuống chõng
vờ ăn cơm, dì Năm nhận chú
cán bộ là chồng.
B. Dạy bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
Ở tiết TĐ trước, các em đã được đọc màn 1 vở kịch
Lòng dân. Kết quả màn 1 là lời dặn dò của dì Năm
với con trai mình. Không biết kết quả dì Năm có cứu
được chú cán bộ hay không? Màn 2 của vở kịch hôm
nay chúng ta học sẽ giúp các em biết được điều đó.
Ghi tựa bài lên bảng
77
2/ Luyện đọc: HĐ1: Hướng dẫn HS đọc đoạn:
- GV chia đoạn: 3 đoạn - HS dùng viết chì đánh dấu
đoạn trong SGK.
+ Đoạn 1: Từ đầu đến chú cán bộ (để tôi đi lấy)
+ Đoạn 2: Tiếp theo đến Thôi, trói nó lại dẫn đi.
+ Đoạn 3: Còn lại.

- Cho HS đọc đoạn nối tiếp. - HS đọc 3 đoạn nối tiếp 2
lượt.
- Cho HS luyện đọc từ ngữ dễ đọc sai: hiềm, miễn
cưỡng, ngượng ngập.
- HS đọc từ theo sự hướng dẫn
của GV.
HĐ2: Hướng dẫn HS đọc cả bài:
- Cho HS đọc chú giải + giải nghĩa từ.
- 1 HS đọc lại toàn bộ vở kịch.
HĐ3: GV đọc lại toàn bộ vở kịch 1 lần. GV đọc lại
toàn bộ vở kịch 1 lần
3/ Tìm hiểu bài:
Trước hết các em đọc lại đoạn 1 và trao đổi về câu
hỏi 1.
- 1HS đọc to, lớp đọc thầm
theo.
1- An đã làm cho bọn giặc mừng hụt như thế nào?
- Bọn giặc hỏi An: chú cán bộ
có phải tía An không, An trả
lời không phải tía làm cho
chúng hí hửng tưởng An khai
thật. Sau đó, chúng tức tối, tẽn
tò khi nghe An giải thích em
gọi bằng ba chứ không gọi
bằng tía.
- Cho HS đọc thầm đoạn 2, 3.
- Cả lớp đọc thầm.
2- Những chi tiết nào cho thấy dì Năm ứng xử rất
thông minh ?
- Dì vờ hỏi chú cán bộ để giấy

tờ chỗ nào, vờ không thấy. Đến
khi bọn giặc định trói chú cán
bộ đưa đi dì mới nói to tên
chồng, tên bố chồng nhằm báo
cho chú cán bộ biết để mà nói
theo.
3- Vì sao vở kịch được đặt tên là Lòng dân?
- HS phát biểu tự do.
GV chốt lại: vở kịch thể hiện tấm lòng của người dân
đối với cách mạng. Người dân tin yêu cách mạng sẵn
sàng bảo vệ cách mạng. Lòng dân là chỗ tựa vững
78

×