Tải bản đầy đủ (.doc) (77 trang)

SỬ DỤNG MÔ HÌNH CAMELS PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CỦA MB GIAI ĐOẠN 2011 – 2013.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 77 trang )

VỮNG VÀNG – TIN CẬY.
ABSTRACT
SỬ DỤNG MÔ HÌNH
CAMELS PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH
GIÁ HOẠT ĐỘNG CỦA MB GIAI
ĐOẠN 2011 – 2013.
Nhóm thực hiện : Nhóm 9 huyền
thoại Chiều T6 - D9

Hà Nội, Tháng 9/2014.
2
MỤC LỤC :
Lời mở đầu
Phần 1 - Giới thiệu chung về ngân hàng cổ phần quân
đội MB .
Phần 2 – Phân tích báo cáo tài chính thông qua mô
hình CAMELS giai đoạn 2011 – 2013.
I. Phân tích nguồn vốn……………………………4
1. Phân tích nguồn vốn ……………………………………… 5
2. Mức độ rủi ro hoạt động ngoại bảng……………………….15
II. Phân tích chất lượng tài sản…………………………18
1. Tăng trưởng tổng tài sản……………………………………21
2. Tỷ trọng từng khoản mục tài sản………………………… 22
3. Dư nợ cho vay khách hàng…………………………………26
4. Dư nợ cho vay theo thời hạn gốc của khoản vay………… 28
5. Dư nợ cho vay theo ngành ngề kinh doanh……………… 29
6. Phân tích chất lượng cho vay………………………………32
7. Dự phòng rủi roc ho vay………………………………… 33
8. Khoản mục đầu tư………………………………………….34
9. Các cam kết ngoại bảng…………………………………….37
III. Phân tích chất lượng quản lý………………… 38


1. Thành phần ban quản trị……………………………………38
3
2. Cơ cấu tổ chức…………………………………………… 39
3. Chính sách nhân sự…………………………………………41
4. Công tác quản trị rủi ro…………………………………… 42
IV. Phân tích khả năng sinh lời……………………45
1. Tỷ suất sinh lời hoạt động NPM……………………………46
2. Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE………………….47
3. Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản ROA…………………… 51
4. Tỷ lệ thu nhập lãi thuần NIM………………………………54
5. Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi thuần N – NIM………………… 56
6. Tỷ lệ thu nhập từ hoạt động thuần………………………….57
V. Phân tích mức độ thanh khoản……………… 59
1. Kết cấu tài sản…………………………………………… 59
2. Cơ cấu huy động vốn………………………………………60
3. Mức độ phù hợp giữa huy động vốn và tài sản…………….61
4. Hoạt động thanh khoản của ngân hàng…………………….63
VI. Độ nhạy thị trường…………………………….73
1. Rủi ro lãi suất………………………………………………73
2. Rủi ro tỷ giá……………………………………………… 75
3. Lãi cơ bản trên cổ phiếu……………………………………77
4
Lời mở đầu :
“Điều quan trọng không phải là bạn kiếm được bao nhiêu tiền mà là giữ
được bao nhiêu tiền và số tiền đó đã sinh sôi nảy nở như thế nào, và bạn giữ
được số tiền kiếm được cho bao nhiêu thế hệ” – đó là câu nói nổi tiếng của
Robert Kiyosaki – Nhà đầu tư, doanh nhân và cũng đồng thời là tác giả của
cuốn sách gây nhiều tiếng vang: “Cha giàu-cha nghèo”. Đúng vậy, khi tiếp
cận một doanh nghiệp hay đặc biệt hơn là một ngân hàng – một chủ thể kinh
doanh quan trọng không thể thiếu trong bất kỳ nền kinh tế nào, điều chúng ta

quan tâm nhất không phải là doanh thu cao hay chi phí thấp mà quan trọng
nhất đó là : Doanh nghiệp hoạt động trong quá khứ, hiện tại như thế nào…
thông qua đọc và phân tích các báo cáo tài chính cho chúng có cái nhìn toàn
cảnh về bức tranh tài chính với những ưu – nhược điểm, điểm mạnh, điểm
yếu của doanh nghiệp.Từ đó đưa ra những giải pháp, định hướng và tầm nhìn
phát triển trong tương lai phù hợp nhất với doanh nghiệp.
Trong chủ đề lần này, nhóm 9 Huyền Thoại xin được phân tích và đánh
giá hoạt động của MB trong giai đoạn 2011 – 2013 thông qua mô hình
CAMELS.Mô hình CAMELS được đánh giá thông qua cá chỉ tiêu A - lượng
tài sản có , C – an toàn vốn, M – chất lượng quản lý , E – lợi nhuận và chữ S
– độ nhạy thị trường thông qua các số liệu trên báo cáo tài chính hợp nhất và
báo cáo thường niên được MB công bố.
5
Phần 1 : Giới thiệu chung về MB.
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (MB) được thành lập năm 1994 với mục
tiêu ban đầu là đáp ứng nhu cầu dịch vụ tài chính cho các Doanh nghiệp Quân đội. Trải
qua hơn 16 năm hoạt động, MB ngày càng phát triển lớn mạnh, định hướng trở thành một
tập đoàn với ngân hàng mẹ MB (một trong số NHTMCP hàng đầu Việt Nam) và năm
công ty con hoạt động kinh doanh có hiệu quả, từng khẳng định là các thương hiệu có uy
tín trong ngành dịch vụ tài chính (ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán) và bất động sản tại
Việt Nam.
Tính đến ngày 31/12/2013 Vốn điều lệ của MB là 11.256,25 tỷ đồng, 5183 nhân
viên và 208 điểm giao dịch.
Với dịch vụ và sản phẩm đa dạng, MB phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng mở rộng
hoạt động của mình ra các phân khúc thị trường mới bên cạnh thị trường truyền thống ban
đầu. Trong vòng 6 năm , MB liên tục được NHNN VN xếp hạng A - tiêu chuẩn cao nhất
do NHNN VN ban hành và luôn nhận được nhiều giải thưởng quan trọng trong nước do
các cơ quan, tổ chức có uy tín trao tặng…
Phần 2 – Phân tích báo cáo tài chính thông qua
mô hình CAMELS giai đoạn 2011 – 2013.

I. Phân tích nguồn vốn - Capital adequacy.
Đối với ngân hàng, vốn tự có có vai trò vô cùng quan trọng, chẳng những nó đảm
bảo an toàn vốn, tạo cơ sở cho huy động vốn, tạo cơ sở để ngân hàng thực hiện cho vay,
đầu tư, kinh doanh, qua đó giúp cho ngân hàng phát triển các hoạt động, mở rộng đối
tượng khách hàng. Vốn tự có còn giúp cho ngân hàng tự chủ hơn, sử dụng để mua sắm tài
sản cố định, qua đó nâng cao chất lượng dịch vụ, để phát triển bền vững, hoạt động ổn
định. Ngoài ra, vốn tự có cũng xác định vị thế của ngân hàng. Trên thực tế, vốn tự có của
một ngân hàng được xem là một tấm nệm cho những trường hợp tổn thất. Mức độ vốn
6
càng cao cho phép nhà quản trị theo đuổi những cơ hội kinh doanh với những rủi ro cao
hơn. Mức độ vốn thấp sẽ thu hẹp mục tiêu của nhà quản lý.
1. Phân tích nguồn vốn.
Bảng 1.1 : Nguồn vốn của Ngân hàng MB năm 2011-2013.
Đơn vị: triệu đồng
2011 2012 2013
NỢ PHẢ TRẢ
Các khoản nợ Chính phủ và NHNN - 488.477 -
Tiền gửi và vay các TCTD khác 26.672.484 30.512.107 21.423.033
Tiền gửi của khách hàng 89.548.673 117.747.416 136.088.812
Vốn tài trợ, ủy thác đầu tư, cho vay TCTD chịu
rủi ro
201.505 189.592 177.806
Phát hành GTCG 4.531.632 3.420.068 2.000.058
Các công cụ tài chính phái sinh 22.637 26.173 17.615
Các khoản nợ khác 7.556.762 9.696.283 4.966.703
TỔNG NỢ PHẢI TRẢ 128.533.6933 162.080.118 164.673.998
VỐN CHỦ SỞ HỮU
Vốn của TCTD 7.547.587 10.320.233 11.594.671
Vốn điều lệ 7.300.000 10.000.000 11.256.250
Thặng dư vốn cổ phần 253.764 338.421 338.421

Vốn khác (6.177) (18.187) -
Quỹ của TCTD 844.821 1.037.991 1.424.275
Lợi nhuận chưa phân phối 1.249.734 1.505.681 2.129.236
TỔNG VCSH 9.642.143 12.863.906 15.148.182
LỢI ÍCH CỦA CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ 655.656 665.941 558.884
TỔNG NPT, VCSH, LỢI ÍCH CỦA CỔ ĐÔNG
THIỂU SỐ
138.831.492 175.609.964 180.381.064
1.1 . Mức độ đủ vốn của MBB theo các quy định về đảm bảo an toàn vốn tối
thiểu trong hoạt động mà NHNN đã quy định.
Theo khoản 1- điều 5 TT13/2010/TT-NHNN:
Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu được xác định như sau:
7
CAR =
Từ bảng CĐKT hợp nhất và báo cáo tình hình thay đổi vốn của Ngân hàng MB ta có
được các chỉ tiêu sau:
Năm 2011 2012 2013
CAR
9,59% 11,15% 11,00%
(Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng MB 2011-2013)
Biểu đồ 1.1
Hệ số CAR - một thước đo chính thể hiện khả năng của ngân hàng trong việc
chống đỡ những rủi ro không được dự tính (không được phản ánh trong Bảng tổng kết tài
sản nhưng lại chứa đựng tiềm ần rủi ro tín dụng trong tương lai) mà không làm ảnh hưởng
tới nguồn vốn cơ bản của ngân hàng. Chỉ số tiêu chuần này được Ngân hàng MB phân
tích, sau đó tham chiếu với những qui định của NHNN và thông lệ quốc tế để đánh giá
mức độ an toàn vốn của toàn hệ thống cũng như ứng dụng trong việc xếp hạng mức độ tín
8
nhiệm nội bộ. Hiện nay, mức tiêu chuần của Việt Nam yêu cầu về hệ số CAR theo thông
tư: 13/2010/TT-NHNN bắt buộc duy trì hệ số CAR ở mức tối thiểu 9%. Theo biểu đồ trên

ta thấy hệ số CAR năm 2012 và 2013 của Ngân hàng MB được cải thiện đáng kể do được
cổ đông góp thêm vốn điều lệ và tăng quỹ của TCTD và đã đạt chuẩn tối thiểu về an toàn
vốn theo Quy định của Ngân hàng Nhà nước và tiêu chuần quốc tế là 9%.
MB tuân thủ chặt chẽ các quy định đảm bảo an toàn hoạt động theo yêu cầu của
NHNN. Năm 2011 hệ số CAR của MB là 9,59% đến năm 2013 thì hệ số CAR của MB ở
mức 11% cao hơn nhiều so với quy định. Để đảm bảo độ an toàn hoạt động cũng như
chuẩn bị cho các cơ hội phát triển MB có kế hoạch tiếp tục tăng vốn điều lệ lên 24.000 tỷ
đồng trong thời gian tới. Hệ số an toàn vốn được kỳ vọng tiếp tục cải thiện
I.2. Chất lượng nguồn vốn của MB.
• VCSH
Đvt: Triệu đồng
2011 2012 2013
VCSH 9.642.143 12.863.906 15.148.182
Tổng nguồn vốn 138.831.492 175.609.964 180.381.064
Giá trị tăng của VCSH - 3.221.763 2.284.276
Tốc độ tăng của VCSH - 33,41% 17,76%
VCSH/Tổng nguồn vốn 6,95% 7,33% 8,40%
( Bảng 1.3)
Nhận xét: VCSH tăng 5.506.039 từ 9.642.143 triệu đồng năm 2011 đã tăng lên
15.148.182 triệu đồng năm 2013. Vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng thấp nhưng đang có xu
hướng tăng nhẹ trong tổng nguồn vốn ngân hàng. Từ năm 2011 đến 2013, tỷ trọng vốn
chủ sở hữu tăng 1,45%.
Vốn của TCTD: VCSH tăng chủ yếu do vốn điều lệ tăng mạnh từ 7.300.000 triệu
đồng năm 2011 đến 11.256.250 triệu đồng vào năm 2013 và một phần do lợi nhuận chưa
phân phối và quỹ của TCTD cũng tăng trong các năm.
Vốn điều lệ nhằm mục đích xây dựng, văn phòng làm việc, mua sắm tài sản, trang
thiết bị nhằm tạo cơ sở vật chất đảm bảo cho hoạt động của ngân hàng, số còn lại để đầu
9
tư, liên doanh, cho vay trung và dài hạn. Chính vì vậy, vốn điều lệ ngày càng tăng cho
thấy khả năng và dự báo về khả năng tối đa hóa lợi nhuận và hiệu quả hoạt động của ngân

hàng.
Việc tăng vốn điều lệ nhằm nâng cao năng lực tài chính, năng lực hoạt động và khả
năng cạnh tranh của MB. MB phấn đấu đến năm 2018 có mặt trong top 5 ngân hàng
thương mại hàng đầu Việt Nam với tổng tài sản kỳ vọng đạt 320.000 tỷ đồng, hoàn thành
tăng vốn điều lệ lên 24.000 tỷ đồng.
Vốn điều lệ của ngân hàng MB tăng chủ yếu do phát hành cổ phiếu, nhất là vào năm
2012 tăng 2.700 tỷ đồng vốn điều lệ từ phát hành cổ phiếu.
Đơn vị: Triệu đồng
Năm 2011 2012 2013
Phát hành cổ phiếu 1.400.000 2.700.000 1.256.250
Tăng vốn điều lệ từ thặng dư vốn cổ phần 600.000 - -
Vốn điều lệ tăng trong năm 2.000.000 2.700.000 1.256.250
Bảng 1.4
Ngân hàng MB nằm trong top 10 ngân hàng TMCP có vốn chủ sở hữu lớn nhất, chỉ
đứng sau viettinbank, VCB, BIDV, Sacombank.
10
Quỹ của TCTD: chiếm tỷ trọng nhỏ trong VCSH, luôn tăng trong các năm 2011– 2013 và
đạt 1.424.275 triệu đồng vào năm 201, tăng 579.454 triệu đồng tương đương 68,59% so
với năm 2011.
Lợi nhuận chưa phân phối: chiếm tỷ trọng không cao trong VCSH, chỉ khoảng 13-
14%. Lợi nhuận chưa phân phối của MB tăng từ năm 2011-2013 do chỉ tiêu này phụ
thuộc vào chính sách chia lợi nhuận của ngân hàng theo từng năm.
• Nguồn vốn huy động.
 Hoạt động huy động tiền gửi từ khách hàng
Đơn vị: triệu đồng
2011 2012 2013
Tiền gửi của khách hàng 89.548.673 117.747.416 136.088.812
Tổng nguồn vốn 138.831.492 175.609.964 180.381.064
Tỷ trọng so với nguồn vốn 42,89% 67,05% 75,45%
Giá trị tăng TG của KH - 28.198.743 18.341.396

Tốc độ tăng TG của KH - 31,49% 15,58%
Nhận xét: Nguồn vốn huy động tiền gửi của khách hàng là chiếm tỷ trọng lớn trong
tổng nguồn vốn và có tốc độ tăng trưởng ổn định trong giai đoạn 2011 – 2013.
Năm 2011, số tiền gửi huy động từ khách hàng được 89.548.673 triệu đồng và tăng
mạnh đến 136.088.812 triệu đồng vào năm 2013. Trong giai đoạn này, số tiền gửi từ
khách hàng đã tăng 46.540.139 triệu đồng tương đương 51,97% và đây cũng là tín hiệu
vui cho khả năng huy động tiền gửi trong giai đoạn tới. Đây là kết quả nhờ vào những
biện pháp, giải pháp đồng bộ của ngân hàng trong bối cảnh hết sức khó khăn của nền kinh
tế.
11
Ngay cả khi mặt bằng lãi suất huy động liên tục được điều chỉnh giảm trong thời
gian qua, thì tốc độ tăng trưởng huy động vốn của các ngân hàng vẫn được duy trì khá
tốt., tốc độ tăng trưởng huy động của các ngân hàng là rất cao, trong đó ngân hàng MB
tăng trưởng huy động từ KH nằm trong top 5.
 Tiền gửi và vay các TCTD khác.
Đơn vị: triệu đồng
2011 2012 2013
Tiền gửi và vay các
TCTD khác
26.672.484 30.512.107 21.423.003
Tổng nguồn vốn 138.831.492 175.609.964 180.381.064
Tỷ trọng so với tổng
nguồn vốn
19,21% 17,37% 11,88%
Giá trị tăng - 3.839.623 -9.089.104
Tốc độ tăng - 14,40% -29,79%
12
Nhận xét: Năm 2012, tiền gửi và vay TCTD khác có sự tăng lên so với năm2011,
tăng 3.839.623 triệu đồng (tương ứng 14,40%) nhưng tỉ trọng so với VCSH giảm 1,84%.
Tuy nhiên, vào năm 2013, TG và vay các TCTD khác của MB lại giảm khá nhiều, giảm

9.089.104 triệu đồng và tỷ trọng so với tổng nguồn vốn tiếp tục giảm, xuống còn 11,88%.
Kinh tế-xã hội nước ta năm 2012 tiếp tục bị ảnh hưởng bởi sự bất ổn của kinh tế thế
giới do khủng hoảng tài chính và khủng hoảng nợ công ở Châu Âu chưa được giải quyết.
Hoạt động sản xuất và thương mại toàn cầu bị tác động mạnh, giá cả hàng hóa diễn biến
phức tạp. Tăng trưởng của các nền kinh tế đầu tàu suy giảm kéo theo sự sụt giảm của các
nền kinh tế khác. Những bất lợi từ sự sụt giảm của kinh tế thế giới ảnh hưởng xấu đến
hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống dân cư trong nước. Năm 2011, lần đầu tiên
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chủ động công bố tỷ lệ nợ xấu trong các ngân hàng. Theo
đó, nợ xấu toàn hệ thống ngân hàng ở mức 3,6 - 3,8% tổng dư nợ. Con số này tới cuối
năm 2012, theo công bố của NHNN là 4,08 %, cho dù theo các tổ chức đánh giá độc lập
thì con số thực tế cao hơn nhiều. Vì thế trong năm 2012, TCTD phải thắt chặt cho vay,
mà các cá nhân không biết nên đầu tư vào đâu để kiếm lời nên phương án gửi tiền vào
ngân hàng để hưởng lãi định kỳ được nhiều NĐT lựa chọn. Điều này dẫn đến các ngân
hàng thừa vốn và đem đi gửi các TCTD khác. Do đó, tiền gửi của các TCTD khác ở MB
tăng khá nhiều.
Kinh thế thế giới năm 2013 vẫn còn nhiều bất ổn và biến động phức tạp. Khủng
hoảng tài chính và khủng hoảng nợ công ở châu Âu chưa hoàn toàn chấm dứt. Mặc dù có
một vài dấu hiệu tích cực cho thấy các hoạt động kinh tế đang phục hồi trở lại sau suy
thoái nhưng triển vọng kinh tế toàn cầu nhìn chung chưa vững chắc, nhất là đối với các
nền kinh tế phát triển. Ở trong nước, các khó khăn, bất cập chưa được giải quyết gây áp
lực lớn cho sản xuất kinh doanh: Hàng tồn kho ở mức cao, sức mua yếu, tỷ lệ nợ xấu ngân
hàng ở mức đáng lo ngại, nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, dừng hoạt động hoặc
giải thể Vào năm 2013, Công ty Quản lý tài sản (VAMC) được thành lập và hoạt động
theo Nghị định 53/2013/NĐ-CP của Chính phủ. Tính đến ngày 31/12/ 2013, tỷ lệ nợ xấu
trong hệ thống ngân hàng Việt Nam là 3,79% - giảm gần 1% so với hồi đầu năm 2013.
Gần 40.000 tỷ đồng nợ xấu đã được VAMC mua lại từ các ngân hàng. Việc này làm cho
13
các ngân hàng ko phải trích lập dự phòng cho các khoản nợ xấu đã bán, và tiếp tục cho
vay, do đó tiền gửi ở các TCTD khác giảm. không thay đổi nhiều. Vì thế TG của các TCD
khác ở MB giảm.

 Vốn vay
Đơn vị: triệu đồng
2011 2012 2013
Các khoản nợ Chính phủ và
NHNN
- 488.477 -
Các công cụ tài chính phái sinh 22.637 26.173 17.615
Vốn tài trợ, ủy thác đầu tư, cho
vay TCTD chịu rủi ro
201.505 189.592 177.806
Phát hành giấy tờ có giá 4.531.632 3.420.068 2.000.058
Các khoản nợ khác 7.556.762 9.696.283 4.966.703
TỔNG NỢ PHẢI TRẢ 128.533.693 162.080.118 164.673.998
Giá trị tăng NPT - 33.546.425 2.593.880
Tốc độ tăng NPT - 26,10% 1,60%
Nhận xét: Tổng nợ phải trả của ngân hàng tăng khá nhanh trong năm 2012 với tốc
độ tăng là 26,1%, sau đó chững lại vào năm 2013 ở mức 164.673.998 triệu đồng . Tuy
nhiên, mức độ tăng không đều chủ yếu do ảnh hưởng của khoản mục tiền gửi của khách
hàng và khoản mục tiền gửi và vay cácTCTD khác. Bên cạnh đó, các khoản nợ khác như:
các khoản nợ Chính phủ và NHNN, các công cụ tài chính phái sinh và các công cụ tài
14
chính khác, vốn tài trợ, ủy thác đầu tư, cho vay TCTD chịu rủi ro, phát hành giấy tờ có
giá và các khoản nợ khác … cũng góp phần không nhỏ trong tổng Nợ phải trả của ngân
hàng MB trong giai đoạn này.
 Hệ số đòn bẩy tài chính:
Công thức: L = Tổng nợ phải trả / Vốn chủ sở hữu
Đơn vị: triệu đồng
2011 2012 2013
Tổng nợ phải trả 128.533.693 162.080.118 164.673.998
Vốn chủ sở hữu

9.642.143 12.863.906
15.148.182
L 13,33 12,60 10,87
Nhận xét: Có thể nhận thấy hệ số đòn bẩy tài chính của MB là khá cao nhưng đang
có xu hướng giảm từ năm 2011-2013. Nếu như 2011 hệ số này là 13,33 thì đến năm 2012
giảm còn 12,60 và tiếp tục giảm trong năm 2013 xuống mức 10,87.
Hệ số này giảm chứng tỏ ngân hàng ngày càng ít bị phụ thuộc vào “chủ nợ” trong
hoạt động kinh doanh, giảm thiểu rủi ro cho khách hàng do nền tảng vốn chủ sở hữu của
ngân hàng ngày càng vững mạnh .
Hệ số đòn bẩy tài chính so với các ngân hàng khác:
2011 2012 2013
Vietinbank 15,16 13,97 9,66
Vietcombank 11,80 8,98 10,06
BIDV 15,64 17,30 16,12
MB 13,33 12,60 10,87
15
So sánh với 3 ngân hàng lớn là Vietinbank và Vietcombank, BIDV có thể thấy hệ số
đòn bẩy tài chính của MB ở mức trung bình so vs các ngân hàng khác.
MB trong 3 năm này đang sử dụng đòn bẩy tài chính khá cao (Nợ/VCSH) trong các
năm. Điều này gây ra rủi ro tài chính cho ngân hàng, tăng chi phí tài chính, đặc biệt tác
động trực tiếp lên khả năng huy động thêm nguồn vốn
2. Mức độ rủi ro đối với các hoạt động ngoại bảng:
Hoạt động ngoại bảng là các hoạt động không thuộc bảng cân đối tài sản (nội bảng),
bởi vì các hoạt động này không liên quan đến việc nắm giữ các chứng khoán hay giấy
nhận nợ thứ cấp. Tuy nhiên, các hoạt động ngoại bảng có thể ảnh hưởng đến trạng thái
tương lai của bảng cân đối tài sản nội bảng bởi vì các hoạt động ngoại bảng có thể tạo ra
những tài sản Có và tài sản Nợ bổ sung cho bảng cân đối nội bảng.
Các hoạt động ngoại bảng sẽ tăng thêm thu nhập dưới hình thức hoa hồng hay thu
phí để bù đắp cho sự giảm thấp thu nhập các nghiệp vụ truyền thống của ngân hàng.
Ngoài ra, khi thực hiện các hoạt động ngoại bảng thì các NHTM còn có thể tránh được

các khoản chi phí về thuế và chi phí về dự trữ bắt buộc, chi phí cho bảo hiểm tiền gửi và
một số khoản chi phí khác không phải áp dụng cho hoạt động ngoại thương.
Hoạt động cho vay ngoại bảng khác với cho vay thông thường ở chỗ là các khoản
vay ngoại bảng ở dưới dạng cam kết trước và việc sử dụng khoản vay đó hay không tùy
thuộc vào tình hình thực tế của khách hàng.
16
Tuy nhiên, khi thực hiện các hoạt động này thì ngân hàng cũng phải chịu không ít
rủi ro bao gồm: rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất và rủi ro thị trường và
việc xác định rủi ro của các hoạt động ngoại bảng là khó khăn do các hoạt động này khá
phức tạp.
Các chỉ tiêu ngoại bảng của MB:
Đơn vị: Triệu đồng
Năm 2011 2012 2013
Cam kết bảo lãnh 13.058.900 21.222.405 19.082.464
Cam kết thư tín dụng 62.735.810 52.063.507 33.027.546
Nghĩa vụ nợ tiềm ẩn 75.794.710 73.285.912 52.110.010
Nhận xét: Nghĩa vụ nợ tiềm ẩn của ngân hàng MB đang giảm đi qua các năm từ
2011-2013. Năm 2011 nghĩa vụ nợ tiềm ẩn là 75.794.710 triệu đồng, đến năm 2013 giảm
xuống chỉ còn 52.110.010 triệu đồng, tức là giảm 23.684.700 triệu đồng tương ứng với
31,25%. Ngân hàng MB đang giảm dần các hoạt động ngoại bảng của mình, đặc biệt là
giảm cam kết thư tín dụng, năm 2011 cam kết thư tín dụng đạt 62.735.810 triệu đồng mà
đến năm 2013 giảm hơn một nửa xuống còn 33.027.546 triệu đồng.
Để đảm bảo an toàn vốn và phòng ngừa rủi ro có thể xảy ra thì ngân hàng MB
thường yêu cầu khách hàng ký quỹ để đảm bảo cho các công cụ tài chính có liên quan đến
tín dụng khi cần thiết. Giá trị ký quỹ dao động từ 0-100% giá trị cam kết được cấp, tùy
thuộc vào mức độ tin cậy của KH do ngân hàng đánh giá.
MBB là ngân hàng có nghĩa vụ nợ tiềm ẩn rất cao vào năm 2011,2012. Tổng nợ
tiềm ẩn của MBB là hơn 73,286 tỷ đồng(2012). Đáng chú ý hơn cả là nghĩa vụ nợ tiềm ẩn
của MBB gần như tương đương với tổng dư nợ khách hàng của ngân hàng. Nhưng đến
năm 2013 thì MB đã giảm nghĩa vụ nợ tiềm ẩn xuống ở mức 52.110 tỷ đồng, tuy vẫn còn

cao nhưng cho ta thấy MB đang có xu hướng giảm dần nghĩa vụ nợ tiềm ẩn, khoản mục
này khả năng còn tiếp tục giảm.
Tuy nhiên, tỷ lệ dự phòng rủi ro cho các nghĩa vụ nợ tiềm ẩn tại MBB lại rất thấp,
chỉ có 0.3%(2012). Theo quy định hiện hành, các ngân hàng phát hành bảo lãnh, cam kết
17
hoàn trả tham gia thanh toán các hợp đồng nhập khẩu trang thiết bị để phục vụ nhiệm vụ
quốc phòng, an ninh sẽ không bị điều chỉnh bởi quy định về giới hạn cho vay và trích lập
dự phòng của NHNN.
Theo bảng trên ta có thể thấy MB là ngân hàng có tổng nợ tiềm ẩn là cao nhất và cao
hơn rất nhiều so với các ngân hàng khác nhưng lại dự phòng ở tỷ lệ thấp nhất là 0,3%.
Điều này cho thấy mực độ rủi ro của các hoạt động ngoại bảng của MB là rất cao
II. Phân tích chất lượng tài sản – Asset quality.
Kết cấu khoản mục tài sản
đvt : triệu đồng
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
A TÀI SẢN
I. Tiền mặt và vàng 917.418 864.943 1.034.666
II. Tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước 6.029.624 6.239.058 3.615.772
18
Việt Nam (“NHNNVN”)
III. Tiền gửi và cho vay các tổ chức
tín dụng khác
41.666.764 42.942.382 26.787.251
1. Tiền gửi tại các tổ chức tín
dụng khác 41.056.574 18.345.651 6.928.628
2. Cho vay các tổ chức tín dụng
khác 610.190 24.739.337 20.040.522
3. Dự phòng cho vay các tổ chức
tín dụng khác - (16.605) (181.899)
IV. Chứng khoán kinh doanh

826.196 229.738 3.862.485
1. Chứng khoán kinh doanh
1.194.306 490.923 3.994.478
2. Dự phòng giảm giá chứng
khoán kinh doanh (368.110) (261.185) (131.992)
V. Cho vay ứng trước khách hàng
57.952.296 73.165.823 85.972.767
1. Cho vay ứng trướckhách
hang. 59.044.837 74.478.564 87.742.915
2. Dự phòng rủi ro cho vay ứng
trước (1.092.541) (1.312.741) (1.770.148)
VI. Chứng khoán đầu tư
19.412.920 41.387.496 46.012.345
1. Chứng khoán đầu tư sẵn sàng
để bán 14.868.663 37.946.378 41.473.512
2. Chứng khoán đầu tư giữ đến
ngày đáo hạn 5.003.694 4.097.810 4.724.878
3. Dự phòng giảm giá chứng
khoán đầu tư (459.437) (656.692) (168.045)
VII. Góp vốn, đầu tư dài hạn
1.781.279 1.602.316 1.616.738
19
1. Đầu tư vào công ty liên kết 154.575 282.693 343.069
2. Đầu tư góp vốn dài hạn khác 1.732.006 1.412.525 1.384.087
3. Dự phòng giảm giá chứng
khoán đầu tư dài hạn.
(105.302) (92.901) (110.419)
VIII.Tài sản cố định 1.551.406 1.497.636 1.837.348
1. Tài sản cố định hữu hình
470.820 451.117 696.094

1.1 Nguyên giá 886.937 1.023.197 1.341.459
1.2 Giá trị hao mòn lũy kế
(416.117) (572.080) (645.485)
2. Tài sản cố định vô hình
1.080.586 1.046.519 1.141.254
2.1 Nguyên giá
1.203.437 1.245.130 1.402.116
2.2 Giá trị hao mòn lũy kế
(122.851) (198.611) (260.863)
IX. Bất động sản đầu tư
147.138 151.733 178.592
1. Nguyên giá
147.138 151.733 178.592
2. Giá trị hao mòn lũy kế
- - -
X. Tài sản có khác
8.546.981 7.528.837 9.453.098
1. Các khoản phải thu
1.681.383 2.938.447 6.068.100
2. Các khoản lãi phí phải thu
8.493 6.028 3.345.697
3. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại
5.031.390 4.077.969 5.608
4. Tài sản có khác
2.165.074 651.905 414.875
5. Dự phòng rủi ro cho các tài
sản có khác (273.360) (145.513) (374.182)
20
TỔNG TÀI SẢN 138.831.492 175.609.964 180.381.064
Quy mô, cơ cấu và chất lượng tài sản Có quyết định sự tồn tại và phát triển của ngân

hàng. Chất lượng tài sản Có cho chúng ta thấy được chất lượng quản lý, khả năng thanh
toán, khả năng sinh lời và triển vọng bền vững của một ngân hàng. Phần lớn rủi ro trong
hoạt động ngân hàng đều tập trung ở phía tài sản của nó, nên cùng với việc đảm bảo có đủ
vốn thì vấn đề nâng cao chất lượng tài sản có là yếu tố quan trọng đảm bảo cho ngân hàng
hoạt động an toàn.
Tài sản có của ngân hàng bao gồm các tài sản sinh lời và tài sản không sinh lời,
trong đó tài sản sinh lời luôn chiếm phần chủ yếu. Tài sản có sinh lời là những tài sản
đem lại nguồn thu nhập chính cho ngân hàng đồng thời cũng là những tài sản chứa đựng
nhiều rủi ro. Những tài sản này bao gồm các khoản cho vay, cho thuê tài chính, các khoản
đầu tư vào chứng khoán, góp vốn liên doanh, liên kết Vì vậy khi xem xét tới chất lượng
tài sản ta sẽ xem xét ở các khía cạnh : kết cấu tài sản, chất lượng danh mục cho vay, chất
lượng danh mục đầu tư, chất lượng tài sản cố định cũng như tài sản có khác và chất lượng
tài sản ngoại bảng như thế nào?
1. Tăng trưởng tổng tài.
đvt:triệu đồng
21
NHẬN XÉT CHUNG:
Tổng TS các năm từ 2011- 2013 của MB có xu hướng tăng dần về quy mô ( từ
138.831.492 lên tới 180.381.064 triệu đồng ) tương ứng với mức tăng về số tuyệt đối là
415. 495.572 triệu đồng , về số tương đối là 29,9% ( Tổng TS năm 2013 =103% năm
2012 và bằng 129,9% năm 2011) .Đây là một mức tăng mạnh về tài sản , từ đó có thể cho
ta thấy quy mô , thị phần của MB ngày càng được mở rộng.Thật vậy theo báo cáo tài
chính thường niên năm 2013 của MB thì số điểm giao dịch từ năm 2011 tới năm 2013 đã
tăng từ 176 điểm lên 202 điểm giao dịch, số lượng nhân viên tăng 5098 lên con số 6128,
bước đầu mở rộng sang thị trường anh em láng giềng-Lào và Campuchia ).Đây là dấu
hiệu tốt trong giai đoạn mà nền kinh tế lên tiếp chịu ảnh hưởng từ những “ cú sốc kinh tế
lớn ” mà điển hình là cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 và cuộc khủng
hoảng nợ công Châu Âu năm 2011.
Nhìn lại kinh tế giai đoạn 2011- 2013 :Đây là giai đoạn nền kinh tế có nhiều bất ốn
khi tỷ lệ lạm phát quá cao ( 18.13 % vào năm 2011 ) hàng tồn kho ứa động, thị trường bất

22
động sản và thị trường chứng khoán đóng băng ,nợ xấu liên tục gia tăng, tăng trưởng
kinh tế thấp (năm 2011 đạt 5.89% và năm 2012 chỉ đạt 5.03%), sản xuất kinh doanh khó
khăn, sức cầu giảm mạnh, số doanh nghiệp thô lỗ/giải thể tăng đột biến ( riêng chỉ năm
2013 ước chừng khoảng 60.000 doanh nghiệp ) tình hình ngoại thương cũng không mấy
khả quan khi nhập siêu cao, đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm mạnh … Nhiều ngân hàng
yếu kém phải tái cơ cấu để sát nhập ( 9NHTMCP), tài sản, lợi nhuận. của ngân hàng giảm
mạnh ( Ví dụ Techcombank giảm mạnh ).Trong khi đó tổng tài sản của MB không những
không giảm mà còn tăng đáng kể.Đây có thể coi là bước đầu thành công trong trong công
tác quản trị tài sản của MB.
2. Tỷ trọng từng khoản mục tài sản.
Mục đích của phân tích kết cấu tài sản để thấy đươc thay đổi trong kết cấu tổng
tải sản của ngân hàng ra sao?Khoản mục nào có sự biến động mạnh? .Nguyên nhân biến
động do đâu? Với kết cấu như vậy đã được coi là hợp lý trong giai đoạn hiện nay hay
chưa?
Bảng tỷ trọng cơ cấu từng khoản mục tài sản.
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
1. Tiền mặt và vàng
0,66% 0,49% 0,57%
2. Tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam (“NHNNVN”)
4,34% 3,55% 2,00%
3. Tiền gửi và cho vay các tổ chức tín dụng
khác
30,01% 24,45% 14,85%
4. Chứng khoán kinh doanh.
0,60% 0,13% 2,14%
5. Cho vay ứng trước khách hàng
41,74% 41,66% 47,66%
6. Chứng khoán đầu tư

13,98% 23,57% 25,51%
7. Góp vốn, đầu tư dài hạn
1,28% 0,91% 0,90%
23
8. Tài sản cố định
1,12% 0,85% 1,02%
9. Bất động sản đầu tư
0,11% 0,09% 0,10%
10. Tài sản có khác
1,21% 1,67% 3,36%
Tổng 100,00% 100,00% 100,00%
a. NHẬN XÉT CHUNG
Từ bảng tỷ trọng cơ cấu từng khoản mục tài sản trên ta thấy khoản mục cho vay
ứng trước khách hàng luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong bảng kết cấu tài sản .Điều này là
dễ hiểu vì hoạt động tín dụng, mà trong đó chủ yếu là cho vay là hoạt động chính của
NHTM phù hợp với xu thế chung rằng NHTM thường có khoản cho vay khách hàng
chiếm tỷ trọng lớn thường từ hơn 30% tới gần 50%.
Tiếp đến, đứng thứ hai thường là khoản mục tiền gửi và cho vay các tổ chức TD
khác ( biến động ở nưm 2013 sẽ được phân tích rõ hơn ở phần tiếp) . Khoản mục này là
nguồn để ngân hàng thực hiện vai trò trung gian thanh toán của mình với khách
hàng.Ngoài ra khoản đây cũng là nguồn để mang lại lợi nhuận, bù đắp một phần chi phí
quá lớn khi nắm giữ quá nhiều tiền mặt tại quỹ , đặc biệt trong giai đoạn mà nền kinh tế
có nhiều biến động , các điều kiện vay vốn của doanh nghiệp không được đáp ứng, nợ xấu
tăng cao.Tuy nhiên nếu để gửi và cho vay với một khối lượng lớn các TCTD khác thì sẽ
làm lu mờ đi vai trò chính của NHTG – cho vay ra nền kinh tế là chính, và sẽ gây khó
khăn cho các doạn nghiệp khi phải vay “ qua tay” với lãi suất bị đẩy lên cao hơn
Thứ ba, phải kể đến khoản mục chứng khoán đầu tư. Chứng khoán đầu tư có thể là
chứng khoán nợ hoặc chứng khoán vốn.Chứng khoán đầu tư có thể dự tới ngày đáo hạn
nhằm hưởng chênh lệch giá hoặc có thể bán nay khi thấy có lợi.Vì vậy đây là khoản mục
phân tán rủi ro cho NHTM, hơn nữa tăng tính lỏng cho các công cụ tài chính mà NH nắm

giữ . Khoản mục này có xu hướng chiếm tỷ trọng ngày càng gia tăng.
Ngoài các khoản mục khác, cuối cùng không thể không xem tới khoản mục tiền mặt
và vàng tại quỹ và khoản mục dự trữ tại NHNN.Đây là hai khoản mục dù nhỏ nhưng
không thể thiếu trong bất kỳ một ngân hàng nào.Dự trữ tại quỹ là nguồn để đáp ứng các
nhu cầu phát tài chính sinh hằng ngày của ngân hàng và gửi tại NHNN ngoài mục đích
24
thực hiện theo yêu cầu về dự trữ của NHNN thì còn có cai trò khác là khoản để thực hiện
viêc thanh toán bù trừ giữa các ngân hàng.Việc nắm giữ khoản mục này bao nhiêu là hợp
lý là một vấn đề rất quan trọng, vì khoản mục này thường làm tăng chi phí của việc lắm
giữ tiền mặt ( tiền gửi tại NHNN thường không được hưởng lãi hoặc lãi rất thấp) thế
nhưng nếu quá thấp lại là nguyên nhân dẫn tới tình trạng mất thanh khoản tạm thời của
ngân hàng.
b. Nhận xét về sự thay đổi kết cấu tỷ trọng từng khoản mục.
 Năm 2011- 2012
Khoản mục cho vay ứng trước khách hàng từ năm 2011- 2012 giảm nhẹ từ 41,74%
xuống còn 41,66% tương ứng với mức giảm 0,11%, tuy nhiên về số tuyệt đối thì vẫn tăng
khoảng hơn 15 nghìn tỷ đồng.Lý giải cho điều trên, ta thấy rằng tổng tài sản của MB từ
năm 2011- 2012 tăng mạnh nên về số tuyệt đối khối lượng cho vay ra vẫn tăng ( TS tăng
từ khoảng hơn 138 nghìn tỷ đồng lên hơn 175 nghìn tỷ đồng)., hơn nữa năm 2011- 2012
là giai đoạn khó khăn của nền kinh tế, nhiều doanh nghiệp giải thể phá sản ( theo VICC
thì năm 2012 có khoảng 55 000 doanh nghiệp phá sản) , mặt khác do tác động của vấn đề
nợ xấu ra tăng , nhiều doanh nghiệp không đáp ứng đủ điều kiện vay vốn nê ngân hàng
cũng không dám cho vay ra .Thế nên khoản mục cho vay ra có tỷ trọng giảm là điều dễ
hiểu.
25
Biến động tiếp theo, khoản mục tiền gửi và cho vay các tổ chức tín dụng cũng có
biến động lớn ( giảm từ 30,01% xuống còn 24,45% tương ứng với mức giảm
5,56%).Nguyên nhân của mức giảm khá lớn này là do tác động của TT 21/2012/NHNN
có hiệu lực từ 1/9/2012 theo đó quy định các TCTD không được phép vay và cho vay lãn
nhau trong thời hạn dưới 1 năm , và không được phép gửi tiền và nhận tiền gửi lẫn nhau

trừ tiền gửi thanh toán.Từ đó làm cho tỷ trọng của khoản mục này bị giảm
Tiếp theo,khoản mục có sự biến động đột biến là khoản mục chứng khoán đầu tư
( tăng từ 13,98% lên tới 24,45% tương ứng với mức tăng 10,47% ).Điều này là dễ hiểu
khi các nguồn thu nhập chính như cho vay và gửi tiền lẫn nhau, thì ngân hàng buộc phải
tìm kiếm 1 kênh đầu tư khác nhằm hạn chế chi phí của việc nắm giữ quá nhiều tiền
mặt.Theo tạp chí tài chính thì lượng trái phiếu huy động năm 2012 đạt kỷ lục khi chỉ riêng
trên sàn HNX giá trị giao dịch đạt 156.144 tỷ đồng trong đó NHTM tham gia tới
36%.Hơn nữa sự ra đời của công ty chứng khoán MBS làm cho hoạt động đầu tư trong
lĩnh vực chứng khoán của MB càng tăng mạnh.( Nguồn :
/>nam-2012-dat-ky-luc.htm).
 Năm 2012 – 2013.

×