Tải bản đầy đủ (.docx) (52 trang)

Tìm hiểu công tác quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng TMCP Á Châu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (424.67 KB, 52 trang )

NHÓM I.AM – ca sáng thứ 2
BÀI TẬP LỚN
Môn: Quản trị rủi ro tín dụng
Chủ đề: Tìm hiểu công tác quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng
TMCP Á Châu
Thành viên nhóm
 Trần Nhật Hoa – Nhóm trưởng – 0977961088
 Ngô Thị Hà
 Trần Thị Liên
 Đào T. Quỳnh Anh
 Nguyễn Quỳnh Mai
Mục lục
A - Tổng quan hoạt động quản trị rủi ro của Ngân hàng Á Châu
I. Tổng quan ngân hàng Á Châu và hoạt động tín dụng tại ngân hàng.
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng Á Châu.
Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) được thành lập theo Giấy phép số
0032/NH-GP do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 24/04/1993, và Giấy phép số
533/GP-UB do Ủy ban Nhân dân Tp. Hồ Chí Minh cấp ngày 13/05/1993. Ngày
04/06/1993, ACB chính thức đi vào hoạt động.
Giai đoạn 1993 - 1995: Đây là giai đoạn hình thành ACB. Những người sáng lập ACB
có năng lực tài chính, học thức và kinh nghiệm thương trường, cùng chia sẻ một nguyên
tắc kinh doanh là “quản lý sự phát triển của doanh nghiệp an toàn và hiệu quả.” Giai đoạn
này, xuất phát từ vị thế cạnh tranh, ACB hướng
Giai đoạn 1996 - 2000: ACB là ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam
phát hành thẻ tín dụng quốc tế MasterCard và Visa với sự tài trợ của IFC (một công ty
con của World Bank).
Năm 1997, ACB bắt đầu tiếp cận nghiệp vụ ngân hàng hiện đại thông qua một chương
trình đào tạo toàn diện kéo dài hai năm, do các giảng viên nước ngoài thực hiện; từ đó
ACB đã nắm bắt một cách hệ thống các nguyên tắc vận hành của một ngân hàng hiện đại,
các chuẩn mực và thông lệ trong quản lý rủi ro, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ.
Năm 1999, ACB khởi động chương trình hiện đại hóa công nghệ thông tin ngân


hàng; và cuối năm 2001, ACB chính thức vận hành hệ ngân hàng lõi là TCBS (The
Complete Banking Solution: Giải pháp ngân hàng toàn diện), chuyển từ mạng cục bộ sang
mạng diện rộng. Năm 2000, ACB đã thực hiện tái cấu trúc hoạt động tại Hội sở theo định
hướng kinh doanh và hỗ trợ. Tháng 6/2000, khi thị trường chứng khoán Việt Nam hình
thành, ACB thành lập Công ty TNHH Chứng khoán ACB (ACBS), bắt đầu chiến lược đa
dạng hóa hoạt động.

Giai đoạn 2001 – 2005: Năm 2003, ACB xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo
tiêu chuẩn ISO 9001: 2000 trong các lĩnh vực huy động vốn, cho vay ngắn hạn và trung
dài hạn, thanh toán quốc tế và cung ứng nguồn lực tại Hội sở. Năm 2004, Công ty Quản lý
nợ và Khai thác tài sản Ngân hàng Á Châu (ACBA) được thành lập.
Năm 2005, ACB và Ngân hàng Standard Charterd (SCB) ký kết thỏa thuận hỗ trợ kỹ
thuật toàn diện; và SCB trở thành cổ đông chiến lược của ACB. ACB triển khai giai đoạn
hai của chương trình hiện đại hoá công nghệ ngân hàng, bao gồm các cấu phần nâng cấp
máy chủ, thay thế phần mềm xử lý giao dịch thẻ ngân hàng bằng một phần mềm mới có
khả năng tích hợp với nền công nghệ lõi hiện có, và lắp đặt hệ thống máy ATM.
Giai đoạn 2006 - 2010: ACB niêm yết tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội
vào tháng 10/2006. Trong năm 2007, ACB tiếp tục chiến lược đa dạng hóa hoạt động,
thành lập Công ty Cho thuê tài chính ACB (ACBL); cũng như tái cấu trúc nguồn nhân
lực. Năm 2010, ACB xây dựng Trung tâm dữ liệu dự phòng đạt chuẩn đặt ở tỉnh Đồng
Nai. Trong giai đoạn này, ACB đẩy nhanh việc mở rộng mạng lưới hoạt động, đã thành
lập mới và đưa vào hoạt động 223 chi nhánh và phòng giao dịch; và ACB được Nhà nước
Việt Nam tặng hai huân chương lao động và được nhiều tạp chí tài chính có uy tín trong
khu vực và trên thế giới bình chọn là ngân hàng tốt nhất Việt Nam.
Năm 2011, “Định hướng Chiến lược phát triển của ACB giai đoạn 2011- 2015 và tầm
nhìn 2020” được ban hành vào đầu năm. Trong đó nhấn mạnh đến chương trình chuyển
đổi hệ thống quản trị điều hành phù hợp với các quy định pháp luật Việt Nam và hướng
đến áp dụng các thông lệ quốc tế tốt nhất. Cuối năm, ACB đã khánh thành Trung tâm Dữ
liệu dạng mô-đun (enterprise module data center) tại Tp. HồChí Minh. Trong năm, ACB
đưa vào hoạt động thêm 45 chi nhánh và phòng giao dịch.

Năm 2012, sự cố tháng 8/2012 đã tác động đáng kể đến nhiều mặt hoạt động của
ACB, đặc biệt là huy động và kinh doanh vàng. Tuy nhiên ACB đã ứng phó tốt sự cố; và
nhanh chóng khôi phục toàn bộ số dư huy động tiết kiệm VND chỉ trong thời gian 2 tháng
sau đó. ACB đã lành mạnh hóa cơ cấu bảng tổng kết tài sản thông qua việc xử lý các tồn

đọng liên quan đến hoạt động kinh doanh vàng theo chủ trương của Ngân hàng Nhà nước.
ACB cũng thực thi quyết liệt việc cắt giảm chi phí trong 6 tháng cuối năm; bước đầu hoàn
chỉnh khuôn khổ quản lý rủi ro về mặt quy trình chính sách; và thành lập mới 16 chi
nhánh và phòng giao dịch.
Năm 2013, tuy kết quả hoạt động không như kỳ vọng nhưng ACB vẫn có mức độ tăng
trưởng khả quan về huy động và cho vay VND. Nợ xấu được kiểm soát ở mức 3% sau
những biện pháp mạnh về thu hồi nợ, xử lý rủi ro tín dụng và bán nợ cho Công ty Quản lý
tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC). ACB cũng kéo giảm hệ số chi
phí/thu nhập xuống còn khoảng 66%, giảm 7% so với năm 2012. Về nhân sự, quy mô
được tinh giản, và việc thay thế và bổ sung cấp quản lý được thực hiện thường xuyên.
Mạng lưới kênh phân phối cũng được sắp xếp lại theo quy định mới của Ngân hàng Nhà
nước. Tình hình hoạt động ba năm từ 2011 đến 2013 cũng được đánh giá lại và Chiến
lược phát triển ACB cũng được điều chỉnh cho giai đoạn 2014 – 2018.

Sơ đồ tổ chức bộ máy ngân hàng ACB


Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2013.
Cơ cấu tổ chức quản lý của ACB bao gồm Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng Quản trị,
Ban Kiểm soát, và Tổng giám đốc theo như quy định của Luật Các tổ chức tín dụng năm
2010 tại Điều 32.1 về cơ cấu tổ chức quản lý của tổ chức tín dụng. Đại hội đồng cổ đông
là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Ngân hàng . Đại hội đồng cổ đông bầu, bãi nhiệm,
miễn nhiệm thành viên Hội đồng Quản trị và Ban Kiểm soát.

KH cung cấp thông n vay vốn

Giao dịch: 
 !"#$%&'(&)*+, 
Thẩm định: -/&01-234
-/&015
Xem xét và quyết định cho vay
Hoàn tất hồ sơ: 6! 37& -2
6! 3 80$9(:
Giải ngân
Kiểm tra, giám sát sau khi cho vay
Thu nợ và lãi
1.2. Quy trình cấp tín dụng tại NHTMCP Á Châu
Hiện ACB sử dụng 2 mô hình thẩm định tín dụng tập trung và thẩm định tín dụng phân
tán. Nhìn chung quy trình tín dụng ở cả 2 mô hình có các bước cơ bản như sau:
;
<(0"5=-><(0"*+?@1
A->B0(C+8
45 D4E
45<(#F
45(G
HI3J(GK
-@L MN
JGJ>N
-@L M/&01
JGJ>/&01
II. Hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng Á Châu.
2.1. Mô hình quản lý rủi ro tính dụng Ngân hàng Á Châu
Để thực hiện xét duyệt và quyết định cấp các khoản tín dụng, Ngân hàng Á Châu tổ
chức thành 3 cấp: Ban tín dụng tại các chi nhánh, Ban tín dụng Hội sở, Ban tín dụng phía
Bắc và cấp cao nhất là hội đồng tín dụng. Hội đồng tín dụng của ACB gồm 13 thành viên
trong đó có ba thành viên Hội đồng quản trị và mười thành viên của ban điều hành. Bên

cạnh các quyết định cấp tín dụng, Hội đồng tín dụng còn quyết định các vấn đề về chính
sách tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng, hạn mức phán quyết của các ban tín dụng. Nguyên
tắc cấp tín dụng là sự nhất trí 100% của các thành viên xét duyệt.
O
Tại các chi nhánh, ban tín dụng chi nhánh bao gồm các thành viên: Giám đốc chi
nhánh, người chịu trách nhiệm cao nhất tại chi nhánh; trưởng phòng thẩm định tín dụng;
các chuyên viên thẩm định trực tiếp tham gia hồ sơ tín dụng của khách hàng; trưởng
phòng quan hệ khách hàng và các chuyên viên quan hệ khách hàng.
Nhiệm vụ của phòng quan hệ khách hàng là giúp khách hàng lập hồ sơ tín dụng, thẩm
định lần một hồ sơ khách hàng. Phòng thẩm định sẽ thẩm định lại hồ sơ của khách hàng
một lần nữa và đưa hồ sơ lên ban tín dụng chi nhánh. Ban tín dụng chi nhánh sẽ đưa ra
quyết định tín dụng đối với hồ sơ được phép phê duyệt tín dụng, cần trình lên Ban tín
dụng phía Bắc sẽ do ban tín dụng chi nhánh trực tiếp trình và bảo vệ hồ sơ đó. Ban tín
dụng chi nhánh sẽ nhận diện và loại trừ rủi ro ngay từ đầu khi lập hồ sơ.
Khi phát hiện nợ có vấn đề, chi nhánh sẽ thành lập Ban xử lý nợ, thành viên bao gồm
giám đốc, trưởng phòng thẩm định tín dụng, trưởng phòng quan hệ khách hàng và các
chuyên viên quan hệ khách hàng trực tiếp tham gia tín dụng.
2.1.1. Hoạt động của Ủy ban Quản lý rủi ro.
Uỷ ban Quản lý rủi ro (UBQLRR) là cơ quan tham mưu cho Hội đồng Quản trị về các
vấn đề liên quan đến quản lý rủi ro, đảm bảo Ngân hàng có một khuôn khổ, các chính
sách và quy trình quản lý rủi ro hiệu quả. Vào tháng 6/2013, UBQLRR thay đổi tổ chức
và hoạt động nhằm tăng cường công tác quản trị và quyền hạn quyết định các hạn mức rủi
ro và/hoặc các vấn đề liên quan đến hoạt động quản lý rủi ro theo ủy quyền của Hội đồng
Quản trị. Đến ngày 31/12/2013, UBQLRR có 7 thành viên. Chủ nhiệm hiện nay là ông
Andrew Colin Vallis, Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị. UBQLRR họp hai tháng một lần
hoặc khi có vấn đề phát sinh để đảm bảo hoạt động quản lý rủi ro gắn liền với hoạt động
điều hành kinh doanh của Ngân hàng. Trong năm 2013, UBQLRR đã xem xét và quyết
định danh mục các rủi ro trọng yếu trong hoạt động của Ngân hàng và thiết lập các hành
động ưu tiên nhằm quản lý các rủi ro đó. Trong đó, việc quản lý, thu hồi, và xử lý nợ xấu
là mục tiêu quan trọng. Trung tâm Quản lý nợ đã được thành lập vào tháng 9/2013 trên cơ

sở hợp nhất các trung tâm thu nợ của Khối Khách hàng cá nhân và Khối Khách hàng
A
doanh nghiệp. Trung tâm này chịu trách nhiệm quản lý quá trình thu nợ xuyên suốt để
nâng cao hiệu quả công tác cảnh báo sớm rủi ro tín dụng, quản lý và thu hồi nợ đối với
khách hàng có quan hệ tín dụng. Bên cạnh đó, UBQLRR cũng tăng cường các chương
trình hành động quản lý rủi ro vận hành liên quan đến công nghệ thông tin, rủi ro gian lận,
hoạt động kinh doanh liên tục và rủi ro pháp lý. Ngoài ra, UBQLRR đang trong quá trình
tổ chức thực hiện xây dựng khung quản lý rủi ro, thiết lập khẩu vị rủi ro và mức chịu
đựng rủi ro cho phù hợp với lộ trình mà Ngân hàng Nhà nước đưa ra nhằm tăng cường
chức năng quản lý rủi ro trong toàn hệ thống ngân hàng và phù hợp với chuẩn mực quốc
tế.
2.1.2. Hoạt động của Ủy ban Tín dụng.
Ủy ban Tín dụng (UBTD) có chức năng nhiệm vụ chính là (i) Tham mưu cho Hội
đồng Quản trị về các vấn đề về xây dựng chiến lược, định hướng phát triển tín dụng; (ii)
Phê duyệt quy chế, quy định, quy trình liên quan đến việc cấp tín dụng, hệ thống xếp hạng
tín dụng nội bộ, chính sách tín dụng, sản phẩm tín dụng, tổ chức các cấp phê duyệt tín
dụng; và (iii) Phê duyệt các khoản cấp tín dụng lớn, các khoản cấp tín dụng rủi ro cao và
các khoản cấp tín dụng theo ủy quyền của Hội đồng Quản trị.
Tại ngày 31/12/2013, UBTD có 13 thành viên. Chủ nhiệm hiện nay là ông Đỗ Minh
Toàn, Tổng giám đốc. UBTD họp hàng ngày trong tuần theo tổ để phê duyệt tín dụng,
trong đó có một buổi họp toàn thể của các thành viên UBTD để thông qua các vấn đề liên
quan đến chính sách, quy trình, hoặc giới hạn tín dụng.
Trong năm 2013, tình hình kinh tế khó khăn, nhiều khách hàng vay có tình hình tài
chính suy giảm làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng. UBTD đã điều chỉnh chính sách
phát triển tín dụng theo hướng thận trọng hơn, chỉ đạo xây dựng các hạn mức rủi ro, tăng
cường giám sát danh mục tín dụng; và thường xuyên chỉ đạo xử lý nợ quá hạn, nợ xấu
theo định hướng của ACB và Ngân hàng Nhà nước.

Năm 2014, khi mà tình hình kinh tế còn tồn tại nhiều khó khăn, rủi ro tín dụng tiềm ẩn
cao, UBTD từ đầu năm đã điều chỉnh chính sách tín dụng theo hướng nâng cao công tác

giám sát danh mục tín dụng; tập trung quản lý rủi ro tín dụng và xử lý nợ xấu; và điều
chỉnh hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để nâng cao sự tin cậy và tính hiệu quả, phục vụ
cho công tác xét duyệt tín dụng và phân loại nợ theo Thông tư 02/2013/TT - NHNN ngày
21/01/2013, có hiệu lực từ ngày 01/06/2014.
2.2. Công tác phân loại nợ, trích lập DPRR tín dụng của Ngân hàng Á Châu
Các NHTM thường phải phối hợp áp dụng tích cực nhiều biện pháp để phòng ngừa và
khắc phục hậu quả liên quan dến tín dụng như:
- Khẩn trường nắm bắt thông tin báo cáo kịp thời vấn đề thực chất liên quan đến tín dụng.
- Tách chức năng cho vay và xử lý tín dụng riêng biệt để tránh vấn đề quan điểm cho vay
xảy ra xung đột
- Tận dụng tối đa các cơ hội để thu hồi nợ xấu, dự tính những nguồn có thể dùng để thu
hồi,
- Thành lập công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thộc NHTM
- Phân loại nợ và trích lập dự phòng RRTD tạo nguồn bù đắp cho tổn thất do rủi ro gây ra.
Đây là 1 biện pháp hiệu quả để phòng ngừa và khắc phục rủi ro.
 Một số quy định hướng dẫn
Hiện nay việc phân loại nợ và trích lập dự phòng RRTD ở VN được thực hiện theo
quyết định 493/2005/QD- NHNN về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý
RRTD trong hoạt động ngân hàng của các tôt chức tín dụng và quyết định 18/2007/QD-
NHNN sửa đổi bô sung 493
- Đối tượng phân loại nợ và trích lập dự phòng
- Thời điểm thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng
- Các phương pháp phân loại nợ.
 Phân loại nợ:
Mặc dù đã xây dựng thành công hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ từ 2008, nhưng
trên thực tế đến cuối 2010 ACB mới bắt đầu triển khai thực hiện phân loại nợ theo
phương pháp định tính. Tuy nhiên chỉ áp dụng đối với khách hàng là doanh nghiệp, còn
với khách hàng là cá nhân thì vẫn thực hiện phân loại nợ theo phương pháp định lượng.

Bảng 1: Khung điểm phân loại nợ của ACB

Điểm Xếp hạng Nhóm nợ
95- 100 AAA
Nợ nhóm 1
90- 94 AA
85- 89 A
80- 84 BBB
Nợ nhóm 2
70- 79 BB
60- 69 B
50- 59 CCC Nợ nhóm 3
40- 49 CC
35- 39 C Nợ nhóm 4
< 35 D Nợ nhóm 5
Trường hợp một khách hàng có nhiều hơn một khoản nợ với Tập đoàn mà có bất kỳ
khoản nợ bị chuyển sang nhóm nợ rủi ro cao hơn thì Tập đoàn buộc phải phân loại các
khoản nợ còn lại của khách hàng đó vào nhóm nợ rủi ro cao hơn tương ứng với mức độ
rủi ro.
Bảng 2: Cơ cấu nợ của NH ACB (đơn vị: tỉ VNĐ)
Chỉ tiêu 2012 2013 QI/ 2014 QII/ 2014
Đủ tiêu chuẩn 95,663 100,98 100,184 103,094
Cần chú ý 4,567 2967 3,222 3,620
Dưới tiêu chuẩn 747 657 824 991
Nghi ngờ 673 463 369 430
Có khả năng mất vốn 1,150 2,123 2,311 2,616
Nhìn vào bảng trên có thể thấy tình hình rủi ro tín dụng luôn được duy trì khá ổn,
khồng có quá nhiều biến động từ năm 2012 đến nay. Tỷ trọng nhóm nợ đủ tiêu chuẩn
hàng năm vẫn chiếm rất lớn và duy trì ở mức ổn định, an toàn. Tình hình quý 2 năm 2014
có biến động tăng nhẹ về tất cả các nhóm nợ so với quý 1 nhưng xét về cơ cấu các nhóm
nợ thì vẫn diễn biến khá tốt. Nhìn chung tình hình rủi ro tín dụng 6 tháng đầu năm 2014
chưa có nhiều thay đổi do tình hình chung của nền kinh tế vẫn đang chững lại. Ngân hàng

ACB cần có những biện pháp để cải thiện hệ thống quản trị rủi ro, giảm tỉ trọng nợ xấu.
 Dự phòng rủi ro tín dụng:

- Dự phòng cụ thể: Trên cơ sở các khoản nợ được được phân loại vào từng nhóm cụ thể,
NHTM sẽ tiến hành trích lập số dự phòng cụ thể cho từng khoản nợ.
- Dự phòng chung: là khoản tiền được trích lập để duej phòng cho nhừng tổn thất chưa xác
định được trong quá trình phân loại nợ và trích lập dư phòng cụ thể và trong các trường
hợp khó khăn về tài chính của các tổ chức tín dụng khi chất lượng các khoản nợ suy giảm.
- Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng; được thực hiện trên cơ sở kết quả phân loại nợ và theo
tỷ lệ do thống đốc NHNN quy định.
Các khoản dự phòng
2013 2012
Chi phí dự phòng RRTD (triệu VNĐ) 854.630 521.391
Trong đó:
 Tiền gửi và cho vay các tổ chức tín dụng khác:
2013 2012
Dự phòng chung 18.236 15.534
Dự phòng cụ thể 375.908 -
394.144 15.534
Biến động của các khoản dự phòng 2013:
DP chung DP cụ thể
Số dư đầu năm 15.534 -
Trích lập trong năm 2.702 375.908
Số dư cuối năm 18.236 375.908
 Dự phòng rủi ro cho vay khách hàng
2013 2012
Dự phòng chung 790.226 753.048
Dự phòng cụ thể 757.757 749.034
1.547.983 1.502.082
biến động của các khoản dự phòng 2013:

DP chung DP cụ thể
Số dư đầu năm 753.048 749.034
Trích lập trong năm 37.178 429.388
Số dư cuối năm 790.226 757.757 *

(*) sử dụng dự phòng 420.665
2.3. Đánh giá về công tác phân loại nợ, trích lập dự phòng RRTD của NH Á Châu
Mặc dù chưa phân loại nợ theo phương pháp định tính nhưng ACB đã thành công
trong việc phân loại nợ và xếp hạng tín dụng, tạo tiền đề áp dụng chuẩn mực kế toán quốc
tế vào công tác trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, cụ thể là việc ACB đã trích lập dự
phòng cụ thể đầy đủ theo quyết định 493. Việc đánh giá sát thực chất lượng các khoản
vay đem đến một quy trình tín dụng trơn tru, tiết kiệm chi phí và đảm bảo an toàn tín dụng
cho ACB.
Để nâng cao tính khoa học và chuyên nghiệp của hệ thống ngân hàng, ACB đã xây
dựng được bộ phận đánh giá tài sản đảm bảo chuyên nghiệp. Ngoài ra, ACB đã áp dụng
công nghệ phầm mềm vào việc quản lý tín dụng, cụ thể là việc chuyển nợ quá hạn để tính
dự phòng được hoàn toàn tự động trên phần mềm TCSB.

B - Tìm hiểu về hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tại ngân hàng Á Châu (ACB)
Nhận định của Moody’s đối với ACB:
Trong lần đánh giá tháng 9/2014, Moody’s tiếp tục ghi nhận những thế và lực mạnh
của ACB với vị trí của một ngân hàng lớn có vị thế dẫn đầu: Ngân hàng lớn thứ 5 trong
toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam và là ngân hàng tư nhân lớn nhất; Khả năng sinh lời
mạnh, hiệu quả hoạt động tốt, khả năng thanh khoản mạnh; Hệ thống phê duyệt và kiểm
soát rủi ro tín dụng tốt; Hệ thống quản lý rủi ro và kiểm soát nội bộ không ngừng được cải
tiến; Nhận được hỗ trợ các kỹ năng chuyển giao từ cổ đông chiến lược Standard Chartered
Bank (nắm giữ 15% vốn điều lệ).
I Quy trình xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại NHTMCP Á Châu

-+! )

PG01*+&)
J&0(Q&8(
D
PG01RST(U#FV+
J&0(Q& (8(D
-WX 0(Q&
Xếp loại
YYY
YY
Y
444
44
4
JJJ
JJ
J
.
II Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng
Hệ thống xếp hạng tín dụng để phân loại nợ là tổ hợp các tiêu chí phân loại khách
hàng theo ngành nghề, quy mô, tính chất sở hữu, bộ chỉ tiêu tài chính và phi tài chính để
chấm điểm xếp hạng khách hàng. Kết quả chấm điểm khách hàng được dử dụng để phân
loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng theo quy định của NHNN.
Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của ACB được xây dựng cụ thể riêng cho 3 nhóm
khách hàng: khách hàng doanh nghiệp; khách hàng cá nhân, hộ gia đình; khách hàng là tổ
chức tín dụng.
1 Đối với khách hàng doanh nghiệp
Sơ đồ quy trình chấm điểm cho khách hàng doanh nghiệp
Nhìn vào mô hình trên, có thể thấy công tác chấm điểm và xếp hạng khách hàng
doanh nghiệp sẽ được thực hiện qua 6 bước sau:
Bước 1 – Nhập thông tin khách hàng: Xác định khách hàng thuộc ngành nghề kinh

doanh nào và là khách hàng mới hay cũ của ngân hàng. Việc xác định ngành nghề sản
xuất kinh doanh của khách hàng dựa vào tỷ trọng đóng góp doanh thu của các hoạt động
trong tổng doanh thu của DN mà theo quy định của ABC là 50% tổng doanh thu trong 3

PG01)
'G8
4
PG01*+&)
4
4
PG01RST(U#FV+
4
J&0(Q&GZ[+8(
D
4
J&0(&GZ[+
(8(D
4
-WX 0(Q&89
T
năm liên tục của khách hàng. Đối với khách hàng kinh doanh đa ngành nhưng không có
ngành nào chiếm doanh thu trên 50% tổng doanh thu thì các đơn vị được quyền chọn
ngành có tiềm năng phát triển nhất trong các ngành mà khách hàng có hoạt động để chấm
điểm và xếp hạng. Trong trường hợp không xác định được ngành nghề kinh doanh của
khách hàng doanh nghiệp theo các cách trên thì có thể phân loại khách hàng vào ngành
nghề có bộ chỉ tiêu khắt khe hơn theo quan điểm rủi ro.
Bước 2 – Xác định quy mô: Các chỉ tiêu xác định quy mô doanh nghiệp: Số lượng
lao động bình quân, doanh thu thuần, nguồn vốn CSH và tổng tài sản. Mỗi chỉ tiêu xác
định quy mô của khách hàng ược tính trên thang điểm từ 1 đến 8, dựa vào đó sẽ tiến hành
chấm điểm cho từng chỉ tiêu và tổng hợp điểm để xếp doanh nghiệp vào một trong 4

nhóm quy mô lớn, trung bình, nhỏ và rất nhỏ.
Thang điểm quy mô doanh nghiệp
Điểm Quy mô
Từ 22 – 32 điểm Lớn
Từ 12 – 21 điểm Trung Bình
Từ 9 – 11 điểm Nhỏ
Dưới 9 điểm Rất nhỏ
Bước 3 – Xác định loại hình sở hữu của KHDN: Có 3 loại hình sở hữu của khách
hàng doanh nghiệp: doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và
doanh nghiệp khác H, CP, DNTN ), với mỗi loại khách hàng, ACB có những quy định
riêng về cách chấm điểm cho từng đối tượng.
Bước 4 – Chấm điểm các chỉ tiêu tài chính: Việc đánh giá yếu tố tài chính của
khách hàng doanh nghiệp thực hiện qua việc phân tích báo cáo tài chính năm gần nhất.
Căn cứ chủ yếu vào các chỉ tiêu thể hiện năng lực tài chính của doanh nghiệp.
ACB chấm điểm cho các chỉ tiêu tài chính thuộc 4 nhóm là:
 Nhóm chỉ tiêu thanh toán: gồm 2 chỉ tiêu là khả năng thanh toán và khả năng thanh toán
nhanh.
;
 Nhóm chỉ tiêu hoạt động: gồm 3 chỉ tiêu là luân chuyển hàng tồn kho, kỳ thu tiền trung
bình và Doanh thu/ tổng tài sản.
 Nhóm chỉ tiêu cân nợ: gồm 2 chỉ tiêu là Nợ phải trả/tổng tài sản và Nợ phải trả/Tổng
VCSH.
 Nhóm chỉ tiêu thu nhập: gồm 3 chỉ tiêu Thu nhập trước thuế/doanh thu, Thu nhập trước
thuế/tổng tài sản và Thu nhập trước thuế/VCSH.
Giá trị và tỷ trọng của từng chỉ tiêu phụ thuộc vào ngành kinh tế và quy mô của doanh
nghiệp.
Bước 5 - Chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính: Việc đưa ra và sử dụng các chỉ tiêu
phi tài chính nào là hoàn toàn không đơn giản,bởi lẽ các chỉ tiêu được sử dụng phải là các
chỉ tiêu có thể nhận biết hoặc dự đoán nhưng cũng phải bao trùm và tổng hợp hết các mặt
của doanh nghiệp. Ở đây, ACB đưa ra các tiêu chí để dựa vào đó, các cán bộ có thể tìm

hiểu, đánh giá, chấm điểm và xếp hạng doanh nghiệp.
5a. Đối với doanh nghiệp có quy mô lớn, vừa và nhỏ
ACB đưa ra 5 nhóm chỉ tiêu để đánh giá:
- Nhóm chỉ tiêu khả năng trả nợ của doanh nghiệp: đánh giá khả năng trả nợ, phương án
kinh doanh.
- Nhóm chỉ tiêu trình độ quản lý và môi trường nội bộ của doanh nghiệp: đánh giá hiệu
quả, tính ổn định trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Nhóm chỉ tiêu quan hệ với ngân hàng: đánh giá tình hình giao dich, uy tín quan hệ với
TCTD ( baogồm ACB vàcác TCTD khác).
- Nhóm chỉ tiêu đánh giá ngành: đánh giá tính ổn định của môi trường kinh doanh.
- Nhóm chỉ tiêu các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp: đánh giá tính ổn
định của thị trường đầu vào, đầu ra, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
5b. Đối với doanh nghiệp có quy mô rất nhỏ.
ACB cũng đưa ra 5 nhóm chỉ tiêu đánh giá như sau:
( Nhóm chỉ tiêu khả năng quản trị ,điều hành của chủ doanh nghiệp: đánh giá trình
độ, kinh nghiệm quản lý của chủ doanh nghiệp.
O
(( Nhóm chỉ tiêu quan hệ với ngân hàng: đánh giá tình hình giao dịch, uy tín quan hệ
với TCTD ( bao gồm ACB và các TCTD khác).
((( Nhóm chỉ tiêu đánh giá ngành: đánh giá tính ổn định của môi trường kinh doanh.
( Nhóm chỉ tiêu khả năng trả nợ dựa trên dòng tiền thực tế của doanh nghiệp: đánh
giá khả năng trả nợ, phương án kinh doanh.
 Nhóm chỉ tiêu các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp: đánh giá
tính ổn định của thị trường đầu vào, đầu ra, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Bước 6: Tổng hợp điểm
Sau khi tiến hành chấm điểm các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính, cán bộ xếp hạng sẽ
tiến hành tổng hợp điểm của khách hàng cho cả hai chỉ tiêu trên. Thông tin về các chỉ tiêu
phi tài chính được xem xét nhiều hơn do vậy có trọng số cao hơn. Trên cơ sở đó ngân
hàng sẽ tiến hành xếp hàng doanh nghiệp và từng nhóm khách hàng cụ thể.
Điểm của KH = Điểm các chỉ tiêu tài chính * trọng số phần tài chính + Điểm các chỉ

tiêu phi tài chính * Trọng số phần phi tài chính
Bộ điểm chuẩn để xếp hạng khách hàng phải phù hợp với đặc điểm của từng nhóm khách
hàng, mục đích sử dụng, chính sách tín dụng của ACB trong từng thời kỳ và quy định của
NHNN.
Bước 7: Xếp hạng khách hàng
Thang điểm xét duyệt
Từ điểm Đến điểm Xếp loại
99 100 AAA
95 99 AA
85 95 A
72 85 BBB
68 72 BB
62 68 B
59 62 CCC
56 59 CC
48 56 C
23 48 D
A
2 Đối với khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh
Thực hiện đánh giá và chấm điểm khách hàng qua các tiêu chí cơ bản sau:
- Nhóm chỉ tiêu thông tin về nhân thân: đánh gái về tuổi tác, nghề nghiệp, tình trạng cư trú,
gia cảnh của khách hàng.
- Nhóm chỉ tiêu khả năng trả nợ: đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng căn cứ vào các
yếu tố sau: tình hình thu nhập, tích lũy, khả năng tài chính của khách hàng.
- Nhóm chỉ tiêu quan hệ với ngân hàng: đánh giá về thiện chí trả nợ của khách hàng, mối
quan hệ trực tiếp của ACB với khách hàng rên cơ sở lịch sử tín dụng, tiền gửi, mức độ sử
dụng các dịch vụ khác của ACB, quan hệ của khách hàng với tổ chức tín dụng khác.
3 Đối với khách hàng là TCTD
Thực hiện đánh giá và chấm điểm khách hàng qua các tiêu chí sau:
• Bộ chỉ tiêu tài chính.

- Nhóm chỉ tiêu khả năng thanh khoản: đánh giá khả năng thanh toán trong ngắn hạn của
TCTD.
- Nhóm chỉ tiêu mức độ an toàn vốn: đánh giá mức độ phù hợp của vốn của TCTD.
- Nhóm chỉ tiêu chất lượng tài sản: đánh giá mức độ rủi ro trong danh mục tài sản của
TCTD và khả năng bù đắp các tổn thất nếu rủi ro xảy ra đối vói TCTD
- Nhóm chỉ tiêu khả năng sinh lời: đanh gái hiệu quả hoạt động của TCTD.
• Bộ chỉ tiêu phi tài chính.
- Nhóm chỉ tiêu đánh giá môi trường kinh doanh: đánh gái mức độ thuận lời và khó khăn
của môi trường kinh doanh tác động đến hoạt động của TCTD.
- Nhóm chỉ tiêu đánh giá các yếu tố khác: đánh giá khả năng tiếp cận các nguồn vốn vay,
tài trợ, ủy thác trên thị trường, triển vọng phát triển của TCTD, mức độ tuân thủ các quy
định của pháp luật…
- Nhóm chỉ tiêu mức độ bền vững của sự phát triển kinh doanh: đánh giá môi trường kinh
doanh của ngành.
- Nhóm chỉ tiêu năng lực lãnh đạo, môi trường nội bộ và khả năng cạnh tranh của TCTD:
đánh giá một cách tổng thể khả năng quản trị điều hành của ban lãnh đạo TCTD cũng như
kết quả hoạt động chung của TCTD.
Kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ được dùng làm cơ sở để phân loại nợ theo điều 7
quyết định 493/2005/QĐ-NHNN.

Phân loại nợ theo kết quả xếp hạng của ACB:
Điểm
Xếp hạng KH theo hệ thống xếp hạng
TD nội bộ để phân loại nợ
Nhóm nợ
95 – 100 AAA
Nợ nhóm 1 – nợ đủ tiêu chuẩn85 – 95 AA
72 – 85 A
70 – 72 BBB
Nợ nhóm 2 – Nợ cần chú ý65 – 70 BB

59 – 65 B
56 – 59 CCC
Nợ nhóm 3 –Nợ dưới tiêu chuẩn
53 – 56 CC
45 – 53 C Nợ nhóm 4 – Nợ nghi ngờ
20 – 45 D
Nợ nhóm 5 – Nợ có khả năng
mất vốn
Việc phân loại nợ được tiến hành hàng quý, trên cơ sở đánh giá và xếp loại khách
hàng. Thời gian chấm điểm được quy định như sau:
- Chấm điểm định kỳ: 03 tháng/ lần trong vòng 10 ngày làm việc cuối cùng của tháng thứ
ba của Quý.
- Các trường hợp chấm điểm đột xuất:
• Ngay sau khi khách hàng có sự thay đổi về cơ cấu tổ chức, ngành nghề kinh doanh, tăng
hoặc giảm vốn điều lệ/ vốn chủ sở hữu, hình thức sở hữu( chia, tách, hợp nhất, sáp nhập,
chuyển đổi hình thức,… thì trong 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông tin thay
đổi trên, ngân hàng thực hiện chấm điểm tín dụng khách hàng.
• Nếu trong tháng khách hàng có phát sinh nợ quá hạn từ 10 ngày trở lên tại ACB hoặc tại
các TCTD khác thì ngân hàng phải thực hiện chấm điểm tín dụng khách hàng trong vòng
05 ngày làm việc đầu tiên của tháng tiếp theo.
• Việc phân loại nợ theo phương pháp định tính như trên được áp dụng với các khách hàng
được xếp hạng tín dụng. còn trong một số trường hợp, khách hàng không thuộc nhóm đối
tượng chấm điểm tín dụng thì ngân hàng sẽ tiến hành phân loại nợ theo Điều 6 của Quyết
định 493/2005/ QĐ – NHNN.

Đối với khách hàng doanh nghiệp không thuộc nhóm được chấm điểm tín dụng bao
gồm các đối tượng
o Đơn vị hành chính sự nghiệp
o Khách hàng có mức cấp tín dụng được đảm bảo bằng giấy tờ có giá do ACB phát hành
gồm: sổ tiết kiệm, số dư tiền gửi ( bằng Việt Nam đồng, vàng, ngoại tệ); giấy tờ có giá và

trái phiếu.
o Khách hàng bị giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật
o Khách hàng có nợ quá hạn trên 360 ngày.
III So sánh 1 số điểm khác biệt trong xếp hạng tín dụng của ACB đối với các ngân hàng
khác
 Viettinbank
Quy trình tín dụng:
Bước 1: Thu thập thông tin
Bước 2: Xác định, phân loại ngành nghề/ lĩnh vực sản xuất kinh doanh của DN/HTX
Bước 3: Chấm điểm và xác định quy mô của DN
Điểm Quy mô Ghi chú
Từ 70 – 100 điểm Loại 1 Lớn
Từ 30 – 69 điểm Loại 2 Vừa
Dưới 30 Loại 3 Nhỏ
Bước 4: Chấm điểm các chỉ số tài chính
Bước 5: Chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính
Bước 6: Tổng hợp điểm và xếp hạng DN/HTX
Bước 7: Đánh giá rủi ro tín dụng theo kết quả xếp hạng
Như vậy, ở Vietinbank, quy trình xếp hạng tín dụng được chia nhỏ hơn so với ACB
và công việc ở mỗi bước cũng có sự khác nhau. Việc chia điểm, xếp hạng quy mô doanh
nghiệp, xếp hạng khách hàng cũng khác ACB.
 BIDV
Hệ thống ký hiệu xếp hạng khách hàng cá nhân của BIDV
Điểm Xếp loại
90 – 100 AAA
83 – 90 AA
77 – 83 A
71 – 77 BBB
65 – 71 BB
59 – 65 B


53 – 59 CCC
44 – 53 CC
35 – 44 C
Ít hơn 35 D
Hệ thống ký hiệu xếp hạng định chế tài chính của BIDV
Điểm Xếp loại
Từ 90 đến 100 AAA
Từ 80 đến 90 AA
Từ 70 đến 80 A
Từ 65 đến 70 BBB
Từ 60 đến 65 BB
Từ 50 đến 60 B
Từ 45 đến 49 CCC
Từ 40 đến 45 CC
Từ 35 đến 40 C
Nhỏ hơn 35 D
 So sánh với 1 số ngân hàng khác
Khách hàng doanh nghiệp
ACB VCB BIDV VIB
Số hạng 10 16 10 10
Phân loại
khách hàng
DN thông
thường, DN
siêu nhỏ, DN
mới thành lập
DN thông
thường, DN
tiềm năng, DN

siêu nhỏ, DN
mới thành lập
DN thông
thường, DN
tiềm năng
DN thông
thường, DN
siêu nhỏ

Phân loại
ngành nghề
26 ngành 52 ngành 35 ngành 22 ngành
Khách hàng cá nhân
ACB VCB BIDV VIB
Số hạng 10 10 10 10
Phân loại
khách hàng
Cá nhân vay
tiêu dùng và hộ
kinh doanh
Cá nhân( vay
tiêu dùng, vay
kinh doanh) và
hộ kinh doanh
Cá nhân( vay
tiêu dùng, vay
kinh doanh)
Cá nhân( vay
tiêu dùng, vay
kinh doanh) và

hộ kinh doanh
Thông tin đánh
giá
Thông tin về
nhân thân, khả
năng trả nợ và
phương án
kinh doanh
Thông tin về
nhân thân, khả
năng trả nợ
Thông tin về
nhân thân, khả
năng trả nợ
Thông tin về
nhân thân, khả
năng trả nợ,
quan hệ với
NH, phương án
kinh doanh, Hệ
số rủi ro sản
phẩm vay, Hệ
số rủi ro nguồn
trả nợ
Đánh giá
TSĐB
không không Có không
IV Đánh giá về hoạt động xếp hạng tín dụng tại NHTMCP Á Châu
1 Tích cực:
 Việc xây dựng mô hình xếp hạng tín dụng doanh nghiệp là một bước tiến mạnh dạn trong

việc phát triển và tiếp cận với các nghiệp vụ ngân hàng hiện đại theo hướng công nghiệp
hóa hiện đại hóa, nhằm tiến tới hội nhập về công nghệ ngân hàng trong khu vực.
 Việc sử dụng đồng thời hai hệ thống: Scoring- phân loại nợ và Scoring – xét duyệt để đảm
bảo hai mục đích của xếp hạng tín dụng là phân loại nợ theo điều 7 quyết định
493/2005/QĐ-NHNN và phục vụ công tác xét duyệt của chính ngân hàng là một bước tiến
trong hoạt động xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại các NHTM Việt Nam.


×