Tải bản đầy đủ (.doc) (194 trang)

Nghiên cứu phát triển sức bền tốc độ cho nam vđv chạy cự ly ngắn (100 200m) ở giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.3 MB, 194 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO
ĐẶNG HOÀI AN

NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN SỨC BỀN TỐC ĐỘ CHO
NAM VẬN ĐỘNG VIÊN CHẠY CỰ LY NGẮN (100 - 200m)
Ở GIAI ĐOẠN CHUYÊN MÔN HOÁ BAN ĐẦU
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
HÀ NỘI - 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO
ĐẶNG HOÀI AN


NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN SỨC BỀN TỐC ĐỘ CHO
NAM VẬN ĐỘNG VIÊN CHẠY CỰ LY NGẮN (100 - 200m)
Ở GIAI ĐOẠN CHUYÊN MÔN HOÁ BAN ĐẦU
Chuyên ngành: Huấn luyện thể thao
Mã số: 62.14.01.04
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. GS.TS NGUYỄN ĐẠI DƯƠNG
2. PGS.TS VŨ CHUNG THỦY
HÀ NỘI - 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên
cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trình bày
trong luận án là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào.
Tác giả luận án
Đặng Hoài An



MỤC LỤC
Trang
Trang bìa
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục chữ viết tắt trong luận án
Danh mục biểu bảng, hình, sơ đồ, đồ thị trong luận án
Mở đầu 1
Chương 1. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu 6
1.1. Đặc điểm huấn luyện nhiều năm trong quá trình đào tạo VĐV 6
1.2. Đặc điểm huấn luyện VĐV trẻ giai đoạn chuyên môn hóa ban
đầu
8
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến thành tích chạy cự ly ngắn 10
1.4. Khái niệm, phân loại và yếu tố ảnh hưởng đến năng lực sức bền
tốc độ trong huấn luyện VĐV chạy cự ly ngắn
17
1.5. Phương tiện, phương pháp và kế hoạch huấn luyện 23
1.5.1. Kỹ thuật và đặc điểm các giai đoạn chạy cự ly ngắn 23
1.5.2. Phương tiện và phương pháp huấn luyện VĐV chạy cự ly
ngắn
25
1.5.3. Kế hoạch huấn luyện SBTĐ cho VĐV chạy cự ly ngắn 30
1.6. Các công trình nghiên cứu 34
1.7. Kết luận chương 40
Chương 2. Đối tượng, phương pháp và tổ chức nghiên cứu 42
2.1. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 42
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 42

2.1.2. Khách thể nghiên cứu 42
2.2. Phương pháp nghiên cứu 42
2.2.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu 42
2.2.2. Phương pháp phỏng vấn toạ đàm 43
2.2.3. Phương pháp quan sát sư phạm 43
2.2.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm 44
2.2.5. Phương pháp kiểm tra y sinh 49
2.2.6. Phương pháp thực nghiệm sư phạm 53
2.2.7. Phương pháp toán học thống kê 54
2.3. Tổ chức nghiên cứu 56
2.3.1. Thời gian nghiên cứu 56
2.3.2. Địa điểm nghiên cứu 57
Chương 3. Kết quả nghiên cứu và bàn luận 58
3.1. Thực trạng sức bền tốc độ của nam VĐV chạy ngắn giai đoạn
chuyên môn hoá ban đầu 58
3.1.1. Lựa chọn test đánh giá sức bền tốc độ cho nam VĐV
chạy ngắn giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu 58
3.1.2. Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá SBTĐ cho nam VĐV
chạy cự ly ngắn giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu 74
3.1.3. Thực trạng diễn biến SBTĐ của nam VĐV chạy ngắn giai
đoạn chuyên môn hóa ban đầu trong chu kỳ huấn luyện năm 78
3.1.4. Đánh giá thực trạng sức bền tốc độ của nam VĐV chạy
ngắn giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu theo tiêu chuẩn
phân loại đã xây dựng 79
3.1.5. Thực trạng sử dụng bài tập trong huấn luyện SBTĐ cho
nam VĐV chạy ngắn giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu 80
3.1.6. Thực trạng kế hoạch huấn luyện sức bền tốc độ cho nam
VĐV chạy ngắn giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu 82
3.1.7. Bàn luận 93
3.2. Nghiên cứu xây dựng nội dung huấn luyện sức bền tốc độ cho

nam VĐV chạy ngắn giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu 96
3.2.1. Lựa chọn các bài tập phát triển SBTĐ cho nam VĐV
chạy ngắn giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu 96
3.2.2. Xây dựng nội dung huấn luyện sức bền tốc độ cho nam
VĐV chạy ngắn giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu 99
3.2.3. Bàn luận 10
8
3.3. Ứng dụng và đánh giá hiệu quả nội dung huấn luyện SBTĐ cho
nam VĐV chạy ngắn giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu 112
3.3.1. Tổ chức thực nghiệm sư phạm 113
3.3.2. Đánh giá hiệu quả nội dung huấn luyện SBTĐ cho nam
VĐV chạy cự ly ngắn giai đoạn chuyên môn hóa ban
đầu 114
3.3.3. Bàn luận 11
8
Kết luận và khuyến nghị 125
Kết luận 125
Kiến nghị 126
Danh mục các công trình nghiên cứu đã công bố có liên quan đến
luận án 127
Danh mục tài liệu tham khảo 12
8
Phụ lục
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
CB - Chuẩn bị.
CBC - Chuẩn bị chung.
CBCM - Chuẩn bị chuyên môn.
CM - Chuyên môn.
ĐC - Đối chứng.
HCV - Huy chương vàng.

HLTT - Huấn luyện thể thao.
HLV - Huấn luyện viên.
LVĐ - Lượng vận động.
SB - Sức bền.
SBC - Sức bền chung.
SBCM - Sức bền chuyên môn.
TCTL - Tố chất thể lực.
TDTT - Thể dục thể thao.
TĐ - Thi đấu.
TN - Thực nghiệm.
TT - Thứ tự.
VĐV - Vận động viên.
VH,TT&DL - Văn hoá, Thể thao và Du lịch.
XHCN - Xã hội chủ nghĩa.
XPC - Xuất phát cao.
XPT - Xuất phát thấp.
y/c - Yêu cầu.
DANH MỤC ĐƠN VỊ ĐO LƯỜNG TRONG LUẬN ÁN
cm - Centimet.
kg - Kilôgam.
Km - Kilômet
m - Mét.
min - Phút.
s - Giây.
V - Vận tốc.
Vmax - Vận tốc tối đa.
DANH MỤC BIỂU BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ TRONG LUẬN ÁN
Thể
loại
Số Nội dung Trang

Bảng
3.1
Kết quả phỏng vấn lựa chọn test đánh giá sức bền
tốc độ cho nam VĐV chạy cự ly ngắn giai đoạn
chuyên môn hóa ban đầu (n =27)
Sau 63
3.2
Kết quả kiểm định hai lần phỏng vấn lựa chọn các
test đánh giá sức bền tốc độ cho nam VĐV chạy cự
ly ngắn giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu
61
3.3
Kết quả kiểm định độ tin cậy của các test đánh giá
sức bền tốc độ của nam VĐV chạy cự ly ngắn giai
đoạn chuyên môn hóa ban đầu
Sau 63
3.4
Kết quả kiểm định tính thông báo của các test đánh
giá sức bền tốc độ của nam VĐV chạy cự ly ngắn
giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu
Sau 63
3.5
Các thông số tim mạch đo được khi thực hiện 3/7
test đánh giá (n=8)
69
3.6
Các thông số hô hấp đo được khi thực hiện 3/7 test
đánh giá (n=8)
71
3.7

Các thông số về chuyển hóa cung cấp năng lượng
khi thực hiện 3/7 test đánh giá (n=8)
73
3.8
Kết quả kiểm tra và so sánh giá trị trung bình của
các test đánh giá sức bền tốc độ của nam VĐV chạy
cự ly ngắn giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu
Sau 75
3.9
Hệ số biến sai và tính đại diện của số trung bình của
các test đánh giá sức bền tốc độ của nam VĐV chạy
cự ly ngắn giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu
Sau 75
3.10
Tiêu chuẩn phân loại các chỉ tiêu đánh giá sức bền
tốc độ của nam VĐV chạy cự ly ngắn giai đoạn
chuyên môn hóa ban đầu
Sau 76
3.11
Bảng tiêu chuẩn qui điểm đánh giá sức bền tốc độ cho
nam VĐV chạy cự ly ngắn giai đoạn chuyên môn hóa
ban đầu
Sau 76
3.12
Bảng điểm tổng hợp đánh giá sức bền tốc độ của
nam VĐV chạy cự ly ngắn giai đoạn chuyên môn
hóa ban đầu
78
3.13
Thực trạng diễn biến sức bền tốc độ của nam VĐV

chạy ngắn giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu trong
chu kỳ huấn luyện năm
Sau 78
Thể
loại
Số Nội dung Trang
Bảng
3.14
So sánh kết quả kiểm tra sức bền tốc độ của nam
VĐV chạy ngắn giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu
trong chu kỳ huấn luyện năm
Sau 78
3.15
Thực trạng sức bền tốc độ của nam VĐV chạy ngắn
giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu theo tiêu chuẩn
đã xây dựng
80
3.16
Thực trạng sử dụng bài tập huấn luyện SBTĐ cho
nam VĐV chạy ngắn giai đoạn chuyên môn hóa
ban đầu tại trung tâm TDTT Bộ Công An
Sau 80
3.17
Thực trạng sử dụng bài tập huấn luyện SBTĐ cho
nam VĐV chạy ngắn giai đoạn chuyên môn hóa
ban đầu tại trung tâm huấn luyện TDTT Nam Định
Sau 80
3.18
Thực trạng sử dụng bài tập huấn luyện SBTĐ cho
nam VĐV chạy ngắn giai đoạn chuyên môn hóa

ban đầu tại trung tâm huấn luyện TDTT Ninh Bình
Sau 80
3.19
Thực trạng sử dụng bài tập huấn luyện sức bền tốc
độ cho nam VĐV chạy ngắn giai đoạn chuyên
môn hóa ban đầu tại Trung tâm đào tạo VĐV
Trường Đại học TDTT Bắc Ninh
Sau 80
3.20
Thực trạng phân chia thời gian trong các giai đoạn
huấn luyện
83
3.21
Thực trạng phân chia nội dung trong các giai đoạn
huấn luyện
84
3.22
Thực trạng sử dụng nội dung huấn luyện thời kỳ
chuẩn bị chung cho VĐV chạy ngắn giai đoạn
chuyên môn hóa ban đầu
87
3.23
Thực trạng sử dụng nội dung huấn luyện thời kỳ
chuẩn bị chuyên môn cho VĐV chạy ngắn giai đoạn
chuyên môn hóa ban đầu
Sau 87
3.24
Thực trạng sử dụng nội dung huấn luyện thời kỳ
tiền thi đấu cho VĐV chạy ngắn giai đoạn chuyên
môn hóa ban đầu

88
3.25
Thực trạng sử dụng nội dung huấn luyện thời kỳ
tiền thi đấu cho VĐV chạy ngắn giai đoạn chuyên
môn hóa ban đầu
91
3.26
Kết quả phỏng vấn mức độ ưu tiên sử dụng các bài
tập phát triển sức bền cho nam VĐV chạy ngắn giai
đoạn chuyên môn hóa ban đầu
Sau 97
Thể
loại
Số Nội dung Trang
Bảng
3.27
Kết quả phỏng vấn xác định tỷ lệ sắp xếp nội dung
huấn luyện sức bền tốc độ cho nam VĐV chạy ngắn
giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu (n=26)
Sau 100
3.28
Kết quả phỏng vấn xác định diễn biến LVĐ trong
huấn luyện sức bền tốc độ cho nam VĐV chạy ngắn
giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu (n=26)
Sau 100
3.29
Phân phối thời gian huấn luyện năm thứ nhất giai
đoạn CM hóa ban đầu (từ 1/8/2009 - 1/8/2010)
101
3.30

Phân phối thời gian huấn luyện năm thứ hai giai
đoạn CM hóa ban đầu (từ 1/8/2009 - 1/8/2010)
101
3.31
Phân phối thời gian huấn luyện năm thứ ba giai
đoạn CM hóa ban đầu (từ 1/8/2009 - 1/8/2010)
101
3.32
Định hướng tổng khối lượng huấn luyện sức bền tốc
độ giai đoạn chuẩn bị chung
102
3.33
Định hướng nội dung giáo án mẫu trong thời kỳ
chuẩn bị chung
104
3.34
Định hướng tổng khối lượng huấn luyện sức bền tốc
độ trong giai đoạn chuẩn bị chuyên môn
105
3.35
Định hướng nội dung giáo án mẫu trong thời kỳ
chuẩn bị chuyên môn
106
3.36
Định hướng tổng khối lượng huấn luyện sức bền tốc
độ trong giai đoạn tiền thi đấu và thi đấu
Sau 107
3.37
Định hướng nội dung giáo án mẫu trong thời kỳ
chuẩn bị thi đấu và thi đấu

Sau 107
3.38
Kết quả kiểm tra ban đầu của 2 nhóm đối chứng và
thực nghiệm (n
A
= n
B
= 5)
Sau 115
3.39
Kết quả kiểm tra sau 3 tháng của 2 nhóm đối chứng
và thực nghiệm (n
A
= n
B
= 5)
Sau 115
3.40
Kết quả kiểm tra sau 6 tháng của 2 nhóm đối chứng
và thực nghiệm (n
A
= n
B
= 5)
Sau 115
3.41
Kết quả kiểm tra sau 9 tháng của 2 nhóm đối chứng
và thực nghiệm (n
A
= n

B
= 5)
Sau 115
3.42
Kết quả kiểm tra sau 12 tháng của 2 nhóm đối
chứng và thực nghiệm (n
A
= n
B
= 5)
Sau 115
3.43
Nhịp tăng trưởng của các test đánh giá sức bền tốc
độ của 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng qua các
giai đoạn thực nghiệm
Sau 115
Thể
loại
Số Nội dung Trang
Bảng
3.44
Kết quả so sánh tự đối chiếu ở nhóm thực nghiệm
và đối chứng qua các thời điểm kiểm tra
Sau 115
3.45
So sánh kết quả phân loại sức bền tốc độ của 2
nhóm thực nghiệm và đối chứng theo tiêu chuẩn đã
xây dựng
116
Biểu đồ

3.1
Tỷ lệ sắp xếp các nội dung huấn luyện sức bền tốc
độ giai đoạn chuẩn bị chung năm thứ 1 của nam
VĐV chạy ngắn giai đoạn chuyên môn hóa ban
103
3.2
Tỷ lệ sắp xếp các nội dung huấn luyện sức bền tốc
độ giai đoạn chuẩn bị chung năm thứ 2 của nam
VĐV chạy ngắn giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu
103
3.3
Tỷ lệ sắp xếp các nội dung huấn luyện sức bền tốc
độ giai đoạn chuẩn bị chung năm thứ 3 của nam
VĐV chạy ngắn giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu
Sau 103
3.4
Diễn biến LVĐ giai đoạn chuẩn bị chung của nam
VĐV chạy ngắn năm thứ 1 giai đoạn chuyên môn
hóa ban đầu
Sau 103
3.5
Diễn biến LVĐ giai đoạn chuẩn bị chung của nam
VĐV chạy ngắn năm thứ 2 giai đoạn chuyên môn
hóa ban đầu
Sau 103
3.6
Diễn biến LVĐ giai đoạn chuẩn bị chung của nam
VĐV chạy ngắn năm thứ 3 giai đoạn chuyên môn
hóa ban đầu
104

3.7
Tỷ lệ sắp xếp các nội dung huấn luyện SBTĐ giai
đoạn chuẩn bị chuyên môn năm thứ 1 của nam
VĐV chạy ngắn giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu
Sau 106
3.8
Tỷ lệ sắp xếp các nội dung huấn luyện sức bền tốc
độ giai đoạn CBCM năm thứ 2 của nam VĐV chạy
ngắn giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu
Sau 106
3.9
Tỷ lệ sắp xếp các nội dung huấn luyện sức bền tốc
độ giai đoạn CBCM năm thứ 3 của nam VĐV chạy
ngắn giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu
Sau 106
3.10
Diễn biến LVĐ giai đoạn chuẩn bị chuyên môn của
nam VĐV chạy ngắn năm thứ nhất giai đoạn chuyên
môn hóa ban đầu
Sau 106
3.11
Diễn biến LVĐ giai đoạn chuẩn bị chuyên môn của
nam VĐV chạy ngắn năm thứ 2 giai đoạn chuyên
môn hóa ban đầu
Sau 106
Thể
loại
Số Nội dung Trang
Biểu đồ
3.12

Diễn biến LVĐ giai đoạn chuẩn bị chuyên môn của
nam VĐV chạy ngắn năm thứ 3 giai đoạn chuyên
môn hóa ban đầu
Sau 106
3.13
Tỷ lệ sắp xếp các nội dung huấn luyện sức bền tốc
độ thời kỳ thi đấu năm thứ nhất của nam VĐV chạy
ngắn giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu
Sau 107
3.14
Tỷ lệ sắp xếp các nội dung huấn luyện sức bền tốc
độ thời kỳ thi đấu năm thứ 2 của nam VĐV chạy
ngắn giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu
Sau 107
3.15
Tỷ lệ sắp xếp các nội dung huấn luyện sức bền tốc
độ thời kỳ thi đấu năm thứ 3 của nam VĐV chạy
ngắn giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu
Sau 107
3.16
Diễn biến LVĐ thời kỳ thi đấu của nam VĐV chạy
ngắn năm thứ nhất giai đoạn chuyên môn hóa ban
đầu
Sau 107
3.17
Diễn biến LVĐ thời kỳ thi đấu của nam VĐV chạy
ngắn năm thứ 2 giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu
Sau 107
3.18
Diễn biến LVĐ thời kỳ thi đấu của nam VĐV chạy

ngắn năm thứ 3 giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu
Sau 107
3.19
Diễn biến kết quả kiểm tra chạy 120m (s) của 2
nhóm qua các giai đoạn thực nghiệm
Sau 115
3.20
Diễn biến kết quả kiểm tra chạy 150m (s) của 2
nhóm qua các giai đoạn thực nghiệm
Sau 115
3.21
Diễn biến kết quả kiểm tra chạy 300m (s) của 2
nhóm qua các giai đoạn thực nghiệm
Sau 115
3.22
Diễn biến kết quả kiểm tra bật 10 bước (m) của 2
nhóm qua các giai đoạn thực nghiệm
Sau 118
3.23
Diễn biến kết quả kiểm tra thời gian 20m cuối cự ly
200 (s) của 2 nhóm qua các giai đoạn thực nghiệm
Sau 118
3.24
Diễn biến kết quả kiểm tra chạy 100m (s) của 2
nhóm qua các giai đoạn thực nghiệm
Sau 118
3.25
Diễn biến kết quả kiểm tra chạy 200m (s) của 2
nhóm qua các giai đoạn thực nghiệm
119

3.26
Kết quả xếp loại sức bền tốc độ của 2 nhóm đối
chứng và thực nghiệm sau thực nghiệm
120
Hình 2.1 Thiết bị đo điện tử TAGHeuer-timing 45
MỞ ĐẦU
Thể thao thành tích cao là một bộ phận cấu thành của TDTT, là động cơ
thúc đẩy phong trào TDTT quần chúng. Sự phát triển của thể thao thành tích
cao là biểu hiện sức mạnh của một xã hội, là cơ sở để cung cấp lực lượng
VĐV, HLV và những cán bộ TDTT lành nghề cho đất nước. Đào tạo tài năng
thể thao một cách khoa học, phù hợp với quy luật phát triển kinh tế - xã hội
của đất nước là đòi hỏi tất yếu, là quy luật khách quan.
Luật thể dục, thể thao được Quốc hội khóa XI chính thức thông qua tại
kỳ họp thứ X ngày 29 tháng 11 năm 2006 là văn bản pháp lý quan trọng đối
với công tác quản lý thể dục, thể thao trong thời kỳ đổi mới, tạo hành lang
pháp lý cho thể dục, thể thao Việt Nam phát triển đúng định hướng: Vì sức
khỏe và hạnh phúc của nhân dân, vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
[29].
Đặc biệt, ngày 03 tháng 12 năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã ký
quyết định số 2198/QĐ-TTg ban hành Chiến lược Phát triển thể dục, thể thao
Việt Nam đến năm 2020. Cùng với luật thể dục, thể thao, Chiến lược phát
triển Thể dục, thể thao đến năm 2020 đã thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà
nước tới công tác TDTT [7].
Chiến lược phát triển thể dục, thể thao đến năm 2020 đã chỉ rõ mục tiêu
phát triển thể thao thành tích cao như sau: “Đổi mới và hoàn thiện hệ thống
tuyển chọn, đào tạo tài năng thể thao, gắn kết đào tạo các tuyến, các lớp kế
cận; thống nhất quản lý phát triển thể thao thành tích cao, thể thao chuyên
nghiệp theo hướng tiên tiến, bền vững, phù hợp với đặc điểm thể chất và trình
độ phát triển kinh tế - xã hội của nước ta và đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn
hóa, tinh thần của nhân dân; nâng cao thành tích thi đấu, giữ vững vị trí là

một trong 3 quốc gia có thành tích thể thao đứng đầu khu vực Đông Nam Á,
tiến tới thu hẹp khoảng cách trình độ đối với thể thao châu Á và thế giới.
1
Tăng cường hội nhập quốc tế, tích cực thực hiện chủ trương, đường lối ngoại
giao nhân dân của Đảng và Nhà nước ” [7].
Thực tiễn thành tích thể thao trong môn điền kinh những năm qua đã
vượt ra ngoài dự báo của những nhà chuyên môn. Hàng loạt kỷ lục mới được
thiết lập như ở SEA Games 24 Thái Lan, Điền kinh Việt Nam đã lập được 03
kỷ lục, ở nội dung 800m, 1500m nữ của VĐV Trương Thanh Hằng và 1500m
nam của Nguyễn Đình Cương và trong số 08 HCV mà các VĐV điền kinh
Việt Nam đã dành được phải nhắc đến 02 HCV ở nội dung 100m - 200m của
nữ VĐV Vũ Thị Hương thành tích đạt tầm châu Á. Ngoài ra, tại các cuộc thi
đấu trong nước số VĐV giành chức vô địch ngày càng nhiều và trải rộng trên
nhiều địa phương, khoảng cách giữa thắng, thua chỉ chênh lệch rất nhỏ. Tuy
nhiên, thành tích của các VĐV nam ở chạy cự ly ngắn lại chưa có huy
chương. Thực tiễn đó đã thúc đẩy hoạt động khoa học tìm tòi những phương
pháp huấn luyện mới, những nhân tố mới nhằm nâng cao thành tích thể thao.
Việc đưa những công nghệ tiên tiến hiện đại, những phương pháp mới vào
quá trình huấn luyện đã tạo tiền đề trong việc thúc đẩy phát triển thể thao
thành tích cao.
Trong đào tạo VĐV, thành tích thể thao là kết quả tổng hòa của nhiều
yếu tố như: Đặc điểm sinh lý, tâm lý - ý chí, trình độ kỹ - chiến thuật và thể
lực. Trong đó yếu tố thể lực vừa là cơ sở, đồng thời có ý nghĩa quyết định tới
thành tích ở nhiều môn thể thao, trong đó có môn điền kinh.
Theo tài liệu biên dịch của tác giả Nguyễn Quang Hưng và Nguyễn Đại
Dương thì khi giải quyết các nhiệm vụ chủ yếu của giai đoạn huấn luyện
chuyên môn hóa ban đầu là HLV dần dần tiến hành việc lựa chọn tiếp tục để
chuyên môn hóa trong chạy cự ly ngắn. Tiêu chuẩn chủ yếu để chuyên môn
hóa chạy ngắn là thành tích mà VĐV trẻ thể hiện trong các cuộc thi đấu [14].
Xem xét thành tích của VĐV chạy cự ly ngắn Việt Nam thấy:

2
Thành tích môn điền kinh của Việt Nam đã có sự tiến bộ. Tuy nhiên,
thành tích chủ yếu tập trung ở các nội dung: Chạy vượt rào, nhảy cao, đẩy tạ
nữ, chạy cự ly trung bình, nhảy xa. Thành tích ở cự ly ngắn còn hạn chế cả về
số lượng và số VĐV. Thành tích chạy cự ly ngắn (100m và 200m) của điền
kinh Việt Nam từ Sea Games 16 đến 23 chỉ có: 1 huy chương Vàng (100m
nữ), 2 huy chương Đồng (100m nữ), 1 huy chương Bạc (200m nữ), 1 huy
chương Vàng (200m nữ). Tổng số 5 huy chương đạt được nhờ 3 VĐV thì: 1
của VĐV Nguyễn Thu Hằng, 1 của VĐV Nguyễn Thị Tĩnh và 3 của VĐV Vũ
Thị Hương [10], [21].
Từ kết quả thống kê nêu trên thấy: Huy chương đạt được ở nội dung
chạy cự ly ngắn (100m và 200m) của nam chưa giành được huy chương.
Thống kê ở cự ly 400m của nam cũng có kết quả tương tự. Vì vậy, vấn đề
nâng cao trình độ tập luyện cho VĐV chạy cự ly ngắn của nam VĐV Việt
Nam là đòi hỏi cấp thiết của thực tiễn. Đồng thời đây là khoảng trống mà các
nhà khoa học, các nhà chuyên môn cần quan tâm đầu tư nghiên cứu đúng mức
để hoàn thành các nhiệm vụ đặt ra trong môn điền kinh. Do vậy, hướng
nghiên cứu mà đề tài đặt ra là xuất phát từ đòi hỏi của thực tiễn và cực kỳ cấp
thiết cho môn điền kinh.
Thành tích thể thao cao trong chạy ngắn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu
tố, trong đó sức bền - sức bền tốc độ đóng vai trò quan trọng, quyết định hàng
đầu. Việc chuẩn bị sức bền - sức bền tốc độ cho VĐV điền kinh nói chung và
VĐV chạy ngắn nói riêng là công việc cấp thiết, tất yếu trong công tác huấn
luyện cần được quan tâm.
Qua quá trình tổng kết kinh nghiệm của các cường quốc thể thao (Mỹ,
Đức, Nga, Trung Quốc ) cho thấy việc nghiên cứu sâu các tố chất thể lực
riêng biệt là nét nổi bật trong quá trình quản lý và tổ chức huấn luyện. Vì vậy,
việc chuẩn hoá các tố chất thể lực trong quá trình huấn luyện ngày càng
3
chiếm một vị trí quan trọng trong thể thao hiện đại. Trên thực tiễn, thể thao

hiện tại các nước có nền thể thao tiên tiến, việc chuẩn hoá tất cả các mặt, các
khâu trong huấn luyện đã trở thành phổ biến và được thống nhất trên phạm vi
toàn quốc. Đặc biệt đối với các môn thể thao cá nhân, mà trong đó thành tích
thi đấu phụ thuộc chủ yếu vào chính bản thân VĐV [48].
Nghiên cứu về vấn đề này đã có nhiều tác giả trên thế giới đề cập tới
như: Bôbốp, Philine, Bulgakôva Ở Việt Nam, đào tạo và huấn luyện VĐV
chạy cự ly ngắn luôn là ưu tiên của các đội tuyển điền kinh ở các trung tâm
đào tạo VĐV địa phương và Quốc gia. Vì vậy, VĐV được tổ chức huấn luyện
liên tục theo các tuyến và đảm bảo tính kế thừa giữa các lứa tuổi. Tuy nhiên,
nguồn tài liệu tham khảo chuyên môn về cự ly chạy ngắn rất hạn chế, chủ yếu
là tài liệu biên dịch. Công trình nghiên cứu về cự ly chạy ngắn cũng chưa
tương xứng với yêu cầu thực tế huấn luyện, chủ yếu tập trung vào một số tác
giả: Dương Nghiệp Chí, Nguyễn Đại Dương, Đàm Quốc Chính, Đàm Trung
Kiên Tuy vậy, trong các công trình nghiên cứu đã hoàn thành thì chưa có
tác giả nào đề cập đến việc huấn luyện sức bền - sức bền tốc độ cho nam
VĐV chạy ngắn ở giai đoạn chuyên môn hoá ban đầu. Vì vậy, việc nghiên
cứu và hệ thống hóa các nội dung phát triển sức bền - sức bền tốc độ cho
VĐV một cách khoa học, đúng đắn sẽ góp phần nâng cao thành tích thể thao,
tiết kiệm được kinh phí, thời gian, nhân lực và phát triển nhân tài. Đồng thời,
hiệu quả của công tác huấn luyện được nâng cao sẽ trở thành động lực thúc
đẩy tính tự giác tích cực, lòng say mê luyện tập của VĐV.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài:
“Nghiên cứu phát triển sức bền tốc độ cho nam vận động viên chạy cự ly
ngắn (100 - 200m) ở giai đoạn chuyên môn hoá ban đầu”
4
Mục đích nghiên cứu:
Xây dựng nội dung huấn luyện cho nam VĐV chạy ngắn (cự ly 100m,
200m) lứa tuổi 13 - 15 ở giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu để đưa vào ứng
dụng nhằm phát triển sức bền tốc, góp phần nâng cao thể lực và hiệu quả công
tác huấn luyện nam VĐV chạy cự ly ngắn của Việt Nam.

Mục tiêu nghiên cứu:
Để giải quyết mục đích nghiên cứu, đề tài đã giải quyết 3 mục tiêu
nghiên cứu sau:
Mục tiêu 1: Thực trạng sức bền tốc độ của nam VĐV chạy ngắn giai
đoạn chuyên môn hoá ban đầu.
Mục tiêu 2: Nghiên cứu xây dựng nội dung huấn luyện sức bền tốc độ
cho nam VĐV chạy ngắn giai đoạn chuyên môn hoá ban đầu.
Mục tiêu 3: Ứng dụng và đánh giá hiệu quả nội dung huấn luyện sức
bền tốc độ cho nam VĐV chạy ngắn giai đoạn chuyên môn hoá ban đầu.
Giả thuyết khoa học:
Xây dựng nội dung huấn luyện chưa phù hợp là nguyên nhân cơ bản
ảnh hưởng đến việc không hoàn thành các yêu cầu trong huấn luyện SBTĐ
đối với nam VĐV chạy cự ly ngắn giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu. Trong
đó có ảnh hưởng lớn từ việc VĐV phải tham gia nhiều giải đấu nên nội dung
huấn luyện SBTĐ hiện đang áp dụng không theo chu kỳ đơn và lớn hơn một
điểm rơi. Đồng thời nội dung huấn luyện SBTĐ đã xây dựng chưa có đủ cơ
sở khoa học nên chưa điều khiển được thành tích. Vì vậy, việc xây dựng được
nội dung huấn luyện SBTĐ đảm bảo được các yêu cầu khoa học sẽ nâng cao thể
lực và hiệu quả công tác huấn luyện nam VĐV chạy cự ly ngắn giai đoạn
chuyên môn hóa ban đầu.
5
Chương 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Đặc điểm huấn luyện nhiều năm trong quá trình đào tạo VĐV
Huấn luyện thể thao là một quá trình sư phạm thống nhất, vận dụng các
quy luật chung về sự phát triển nhân cách và năng lực thể thao. Ngoài ảnh
hưởng của di truyền, hiệu quả HLTT phần lớn phụ thuộc quá trình luyện tập,
môi trường và xã hội.
Theo quan điểm của Harre, quá trình đào tạo VĐV chia thành hai giai
đoạn: Giai đoạn huấn luyện VĐV trẻ (tạo nên các tiền đề chung và chuyên
môn cho thành tích thể thao cao nhất) và giai đoạn huấn luyện VĐV cấp cao.

Trong đó, giai đoạn huấn luyện VĐV trẻ chia thành hai giai đoạn nhỏ là huấn
luyện ban đầu và chuyên môn hoá [12].
Tác giả Nabatnhicova, Philin cho rằng quá trình đào tạo VĐV trẻ gồm
bốn giai đoạn: (1) Huấn luyện ban đầu; (2) Chuyên môn hoá (từ 9 - 10 tuổi);
(3) Chuyên sâu môn thể thao lựa chọn (từ 11 - 15 tuổi); (4) Hoàn thiện thể
thao (16 tuổi trở lên) [24], [26].
Quan điểm của các tác giả Novicôp, Matveep lại chia quá trình huấn
luyện thể thao nhiều năm thành bốn giai đoạn lớn: (1) Giai đoạn chuẩn bị thể
thao sơ bộ; (2) Giai đoạn chuyên môn hoá thể thao bước đầu; (3) Giai đoạn
hoàn thiện sâu; (4) Giai đoạn “tuổi thọ thể thao”. Trong đó, mục tiêu của giai
đoạn chuyên môn hoá bước đầu là tạo nền tảng đầy đủ và có chất lượng cho
những thành tích tương lai [25].
Theo Aulic, Geran Pett, Vovk có một số điểm tương đồng khi cho rằng:
Đánh giá quá trình huấn luyện đi liền với đánh giá trình độ thể lực để xác định
năng lực tiềm tàng của VĐV nhằm đạt được những thành tích nhất định trong
môn thể thao lựa chọn. Năng lực này được biểu hiện cụ thể mức chuẩn bị về
kỹ thuật, chiến thuật, thể lực, đạo đức - ý chí và trí tuệ. Giữa trình độ thể lực
6
và trình độ tập luyện có mối liên quan đến nhau, nó phụ thuộc vào yêu cầu
vận động chuyên môn của môn thể thao sở trường [1], [13], [45].
Tác giả Tạ Văn Vinh, Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn Văn Trọng chia
quá trình huấn luyện VĐV trẻ thành 4 giai đoạn: (1) Huấn luyện sơ bộ; (2)
Huấn luyện ban đầu; (3) Huấn luyện chuyên môn hoá; (4) Hoàn thiện thể
thao. Huấn luyện ban đầu còn được gọi là giai đoạn dự bị năng khiếu [42].
Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn chia quá trình huấn luyện nhiều năm
làm 3 giai đoạn chính: (1) Giai đoạn đào tạo ban đầu; (2) Giai đoạn thực hiện
tối đa khả năng thể thao; (3) Giai đoạn duy trì thành tích thể thao [35].
Dưới quan điểm tuyển chọn tài năng thể thao, theo tác giả Nguyễn
Ngọc Cừ, Bùi Quang Hải, Nguyễn Kim Xuân, Vũ Chung Thủy, Nguyễn Danh
Hoàng Việt thì giai đoạn chuyên môn hóa khoảng 4 – 6 năm. Giai đoạn này

nên đào thải những VĐV phát dục sớm, cuối mỗi năm, nên tổ chức đánh giá
trình độ tập luyện để tuyển chọn lại. Trong giai đoạn này nên đo lường và
đánh giá nhiều chỉ số hơn giai đoạn trước (về thể hình, tố chất, thể lực chuyên
môn, kỹ - chiến thuật) ngoài ra nên chú ý tới yếu tố ý chí, khả năng chịu đựng
lượng vận động trong tập luyện. Ở một số môn thể thao, cần chú ý tới loại
hình thần kinh (bắn súng, các môn bóng ). Trong giai đoạn này cũng nên
kiểm tra sức khỏe chung, loại trừ các trường hợp sức khỏe yếu [8], [9], [17].
Theo tác giả Nguyễn Đại Dương và cộng sự thì quá trình huấn luyện
nhiều năm của VĐV chạy ngắn được chia thành 4 giai đoạn: (1) Huấn luyện
ban đầu (từ 9 tuổi và kéo dài trong khoảng 3 năm); (2) Chuyên môn hóa ban
đầu (từ lứa tuổi 12 – 13 và kéo dài tới 15 – 16 tuổi); (3) Chuyên môn hóa sâu
(từ lứa tuổi 15 – 16 và kéo dài tới 18 – 19 tuổi); (4) Hoàn thiện thể thao (từ 19
tuổi hoặc lớn hơn và đạt được thành tích cao nhất ở độ tuổi 22 – 28). Trong
đó, nhiệm vụ chủ yếu của giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu là huấn luyện
thể lực toàn diện, nâng cao mức độ chịu đựng chung của cơ thể, tạo được vốn
7
kỹ năng vận động, tăng tri thức để hình thành những nền tảng ban đầu của tài
năng thể thao [10].
Căn cứ tài liệu biên dịch "Chạy cự ly ngắn" của tác giả Nguyễn Quang
Hưng, Nguyễn Đại Dương, trong đó tiêu chuẩn trình độ thể lực chuyên môn
của VĐV trẻ chạy 100m giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu được đánh giá
theo 3 nhóm tuổi: 12 – 13 tuổi, 13 – 14 tuổi, 14 – 15 tuổi. Đồng thời đã nêu rõ
hệ thống huấn luyện nhiều năm VĐV trẻ chạy cự ly ngắn bao gồm 4 giai đoạn
chủ yếu sau: (1) Huấn luyện thể thao sơ bộ (10 – 14 tuổi); (2) Chuyên môn
hóa ban đầu (13 – 17 tuổi); Chuyên môn hóa sâu (16 – 19 tuổi); Hoàn thiện
thể thao (19 tuổi và nhiều hơn). Việc chia thành các giai đoạn huấn luyện
mang tính quy ước vì sự khác nhau trong việc phát triển về mặt sinh học của
các VĐV trẻ có thể từ 2 – 3 năm hoặc nhiều hơn [14].
Từ kết quả phân tích và tổng hợp tài liệu thấy: Đề tài lựa chọn đối
tượng nam VĐV chạy cự ly ngắn lứa tuổi 13 – 15 giai đoạn chuyên môn hóa

ban đầu là phù hợp với cơ sở lý luận và đặc thù chuyên môn chạy cự ly ngắn.
Đồng thời lứa tuổi 13 – 15 là giai đoạn cuối của giai đoạn chuyên môn hóa
ban đầu và chuẩn bị chuyển tiếp sang giai đoạn chuyên môn hóa sâu. Vì vậy,
việc đòi hỏi trình độ tập luyện của VĐV nói chung và sức bền tốc độ nói
riêng cần phải đáp ứng được nhiệm vụ, chỉ tiêu đặt ra.
1.2. Đặc điểm huấn luyện VĐV trẻ giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu
Theo các tác giả Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn, Lê Văn Lẫm thì giai
đoạn chuyên môn hoá ban đầu là giai đoạn chuyên môn hoá cơ sở. Ở giai
đoạn chuyên môn hoá thể thao ban đầu cần tận dụng thời kỳ phát triển "nhạy
cảm" theo lứa tuổi của cơ thể, tránh chuyên môn hoá quá hẹp, sớm. Đặc điểm
LVĐ trong những năm đầu là nâng dần khối lượng (dao động hàng năm
khoảng 30 – 200%). Cường độ cũng tăng, song ít hơn nhiều so với khối lượng
[20], [35].
8
Theo tác giả Matvêep, đặc điểm chuyên biệt của quá trình tập luyện ở
giai đoạn chuyên môn hoá ban đầu là: Hiệu quả cao của các lượng vận động
được thể hiện ở chỗ lượng vận động tăng trưởng ít song mức tăng thành tích
tương đối lớn; tính đều đặn tương đối của nhịp độ tăng hàng năm về khối
lượng của lượng vận động tập luyện và mức tăng trưởng thành tích thể thao;
tác động tập luyện ít thể hiện tính đặc thù nhưng hiệu quả của chúng lại có
phạm vi rộng, thể hiện ở khả năng "chuyển" trình độ tập luyện khi sử dụng
những phương tiện huấn luyện khác nhau có biên độ lớn hơn so với các giai
đoạn sau [25].
Theo tác giả Nguyễn Đại Dương và cộng sự thì đặc điểm của giai đoạn
chuyên môn hóa ban đầu trong chạy cự ly ngắn là việc sử dụng rộng rãi các
phương tiện huấn luyện, song có tính toán đến đặc thù của chạy ngắn. Để
huấn luyện tốc độ thì không nên cho VĐV chạy với tốc độ cực đại quá nhiều.
Các bài tập tốc độ cần áp dụng ngay sau phần khởi động. Cần đặc biệt thận
trọng tuân thủ giới hạn cường độ của LVĐ vì cơ thể các em đang phát triển
[10].

Trong cuốn tài liệu biên dịch "Chạy cự ly ngắn" của Nguyễn Quang
Hưng, Nguyễn Đại Dương thì thời kỳ đầu của giai đoạn chuyên môn hóa ban
đầu, về mặt thời gian, trùng với lứa tuổi không thuận lợi để hoàn thiện kỹ
thuật. Ở lứa tuổi thiếu niên, người ta nhận thấy nhịp độ phát triển cao nhất là
ở trẻ em nam 13 – 14 tuổi. Trong thời gian này, các hệ thống tim mạch và nội
tiết phải chịu sự thay đổi lớn. Mục tiêu chủ yếu của việc huấn luyện trong thời
kỳ này là huấn luyện toàn diện cho VĐV để dần dần chuyển sang chuyên môn
hóa hẹp hơn. [11], [14].
Kết quả phân tích và tổng hợp các quan điểm của các tác giả trong và
ngoài nước về đặc điểm các giai đoạn của quy trình huấn luyện nhiều năm đối
với các môn thể thao nói chung và chạy cự ly ngắn nói riêng cho thấy:
9
Phân chia các giai đoạn huấn luyện có thể dựa trên nhiều tiêu chí khác
nhau, song điều kiện tiên quyết là phải dựa vào quy luật phát triển sinh học tự
nhiên của con người. Trong quá trình huấn luyện phải tuân thủ quy luật phát
triển sinh học để hoàn thành mục đích, nhiệm vụ trong từng giai đoạn huấn
luyện đặt ra trong quy trình huấn luyện thống nhất. Một hệ thống huấn luyện
nhiều năm phải gắn liền với giới hạn tuổi của VĐV ở mỗi giai đoạn và tuổi
đạt thành tích đỉnh cao ở môn thể thao cụ thể.
Quá trình huấn luyện VĐV được chia thành các giai đoạn huấn luyện cụ
thể và diễn ra nối tiếp trong nhiều năm. Việc phân chia thành các giai đoạn
huấn luyện chỉ mang tính khái quát tương đối song nó luôn có tính kế thừa và
hợp nhất. Căn cứ vào đặc trưng, đặc thù của mỗi môn thể thao mà xây dựng
nên các tiêu chuẩn cho từng giai đoạn huấn luyện.
Để đánh giá trình độ tập luyện của VĐV nói chung hay tố chất vận
động cụ thể cần phải căn cứ vào mục đích, nhiệm vụ của từng giai đoạn huấn
luyện. Từ đó lựa chọn được các phương pháp, phương tiện huấn luyện và
xuyên suốt trong kế hoạch huấn luyện (giai đoạn, năm, tháng, tuần, giáo án).
Đánh giá hiệu quả chương trình huấn luyện VĐV luôn gắn liền với một
giai đoạn huấn luyện cụ thể và theo đặc thù môn thể thao. Việc đánh giá phải

dựa trên sự lựa chọn hoặc xây dựng thành hệ thống một cách khoa học và
phản ánh được mục đích, nhiệm vụ đã đặt ra. Nó mang tính quyết định và gắn
liền với hệ thống điều khiển trong huấn luyện VĐV.
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến thành tích chạy cự ly ngắn
Môn thể thao điền kinh có lịch sử lâu đời và phổ biến rộng rãi trên toàn
thế giới. Phân loại theo nội dung, môn điền kinh bao gồm các nội dung: Đi
bộ, chạy, nhảy, ném đẩy và nhiều môn phối hợp. Chạy cự ly ngắn bao gồm
các cự ly từ 200m đến 400m. Chạy 100m, 200m, 400m, 4×100m và 4×400m
10
là các môn thi trong đại hội thể thao Olympic. Ở Việt Nam, điền kinh là một
trong những môn thể thao cơ bản [10], [82].
Theo tác giả Nguyễn Thế Truyền và Nguyễn Kim Minh: Thành tích thi
đấu của VĐV phụ thuộc vào nhiều yếu tố song cần thiết phải chỉ rõ mức độ
quan trọng của từng yếu tố với năng lực thi đấu. Đồng thời chỉ rõ, vai trò của
tố chất thể lực (tốc độ, sức mạnh tốc độ, sức bền) đối với thành tích thể thao
của VĐV ở các môn thể thao có yêu cầu về thể lực chuyên môn khác nhau
giữ vai trò quyết định [37].
Theo tác giả Bùi Quang Hải, Nguyễn Kim Xuân, Vũ Chung Thủy,
Nguyễn Danh Hoàng Việt đã tổng hợp các test tuyển chọn trong chạy cự ly
ngắn bao gồm: Nhóm hình thái (6 chỉ tiêu và chỉ số); Nhóm chức năng (3 chỉ
số); Nhóm tố chất vận động (7 test). Đồng thời giới thiệu một số chỉ tiêu đặc
trưng trong tuyển chọn VĐV chạy cự ly ngắn: Về các test và tiêu chuẩn mô
hình VĐV chạy cự ly ngắn (7 nội dung); Về tiêu chuẩn đánh giá mức độ phát
triển các tố chất vận động của VĐV chạy cự ly ngắn trẻ (10 bài tập kiểm tra);
Về tiêu chuẩn kiểm tra và tuyển chọn trẻ em vào nội dung chạy ngắn và vượt
rào (5 bài tập kiểm tra). Trong tài liệu cũng chỉ giới thiệu giới hạn tuổi đạt
thành tích thể thao của nam VĐV chạy 100m như sau: Vùng thành tích cao
ban đầu (17 – 21 tuổi); Vùng khả năng tối ưu (22 – 24 tuổi); Vùng duy trì kế
quả cao (25 – 26 tuổi) [17].
Theo tài liệu biên dịch của tác giả Nguyễn Quang Hưng và Nguyễn Đại

Dương: Trong thể thao, khi hoàn thiện sức bền, các VĐV chạy sử dụng một
khối lượng lớn của LVĐ để tác động đến tất cả các hệ thống của cơ thể trong
khoảng thời gian từ 3 – 5 giờ/ngày. Song trong chạy ngắn thì khác. Các
phương pháp huấn luyện hiện đại không cho phép tăng đáng kể thời gian tác
động của LVĐ thi đấu chủ yếu lên cơ thể VĐV chạy ngắn. Ngày nay trong
11
một ngày tập luyện, VĐV chạy ngắn có khả năng thực hiện chạy với tốc độ
cực đại tối đa là 150s.
Tổng hợp kết quả các công trình nghiên cứu của các tác giả về các tố
chất (tố chất tốc độ, sức mạnh, sức bền) có ảnh hưởng đến thành tích chạy cự
ly ngắn của VĐV thấy [6], [10], [14], [19], [58]:
Tố chất tốc độ: Tốc độ là năng lực thực hiện động tác với thời gian
ngắn hoặc là một tổ hợp thuộc tính chức năng của con người nó qui định chủ
yếu và trực tiếp đặc tính tốc độ động tác cũng như thời gian phản ứng vận
động.
Tốc độ chạy 100m thể hiện năng lực phản ứng lại với tín hiệu xuất
phát, trả lời tín hiệu bằng các hoạt động của cơ, tốc độ trong động tác đơn lẻ
và tần số của động tác trong các bước chạy. Nó đòi hỏi sự thể hiện ở cả 3
dạng của tốc độ (thời kỳ tiềm tàng phản ứng vận động, tốc độ động tác đơn,
tần số động tác). Cơ sở sinh lý của tốc độ là sự luân chuyển nhanh giữa quá
trình hưng phấn và ức chế thần kinh ở vỏ bán cầu đại não, việc thực hiện bài
tập rút ngắn thời kỳ tiềm phục của phản ứng vận động và hoàn thiện sự phối
hợp vận động. Để có tốc độ tốt còn liên quan đến tỷ lệ sợi cơ nhanh và cơ
chậm, tốc độ co cơ trong vận động.
Muốn phát triển các dạng của tốc độ sử dụng bài tập sức mạnh có nhịp
điệu động tác nhanh để phát triển tốc độ, lặp lại nhiều lần như phản xạ với tín
hiệu cho trước, phản xạ với tín hiệu bất ngờ, chạy với tốc độ tối đa hay chạy
xuống dốc
Tốc độ trong chạy còn được biểu hiện qua thời gian tiếp đất khi chạy
với tốc độ cao (khi sử dụng kỹ thuật điêu luyện) và tần số bước chạy.

Qua đánh giá diễn biến về tốc độ trên các đoạn chạy 20m một của các
VĐV Việt Nam và Thế giới nhận thấy:
12

×