Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

tác động của cộng đồng các dân tộc đến tài nguyên đất và rừng tỉnh hòa bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (748.19 KB, 123 trang )

Ngô Văn Quyền – Địa lý học
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Miền núi nước ta là một vùng rộng lớn, với nhiều đặc thù về điều kiện tự
nhiên và kinh tế, xã hội. Đây là địa bàn cư trú của hầu hết các dân tộc thiểu
số. Mỗi dân tộc tuỳ theo trình độ phát triển, tập quán sản xuất, văn hoá, tín
ngưỡng dân gian mà tác động khác nhau tới môi trường và cũng sử dụng tài
nguyên theo cách thức riêng của mình. Một trong những nguyên tắc để xây
dựng xã hội phát triển bền vững là: để cho các cộng đồng dân cư tự quản lý
lấy môi trường của họ. Cho dù ở đâu, các dân tộc ít người đều có một không
gian sinh sống gần gũi với môi trường tự nhiên, hoạt động sống của họ đều
dựa trên việc khai thác tài nguyên địa phương, gắn chặt với vùng núi, vì vậy
khi nguồn tài nguyên thiên nhiên bị phá huỷ có nghĩa là cuộc sống của họ
cũng đang bị đe dọa.
Trong cuộc sống công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc
tế, nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên quan trọng của đất nước, trong đó có
nguồn tài nguyên đất và rừng ở vùng miền núi được khai thác với quy mô
ngày càng lớn để đáp ứng với nhu cầu tăng trưởng kinh tế và nâng cao chất
lượng cuộc sống. Các nguồn tài nguyên này do bị khai thác từ rất sớm đã dần
bị cạn kiệt, hiện nay tới mức báo động. Hậu quả tất yếu đã và đang diễn ra đó
là số lượng tài nguyên cũng như chất lượng môi trường sinh thái tiếp tục suy
giảm. Tình trạng này nếu chậm được khắc phục sẽ làm nảy sinh những khó
khăn mới cho cộng đồng các dân tộc sống chủ yếu dựa vào việc khai thác các
nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Thực tế phát triển kinh tế - xã hội ở Hòa Bình không đứng ngoài thực
trạng nói trên của đất nước. Hòa Bình là một tỉnh có cộng đồng các dân tộc đa
dạng, trong đó người Mường chiếm tỉ lệ lớn nhất; người Kinh, người Thái…
chiếm tỉ lệ khá lớn, hầu hết cư trú tại những địa bàn có điều kiện địa lý khó



2
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

khăn, trình độ phát triển thấp. Trong kế sinh nhai lâu đời của mình, cộng đồng
các dân tộc gắn bó mật thiết với đất, với rừng; họ đã đúc kết được không ít
kinh nghiệm bản địa trong quá trình thích ứng với các nguồn tài nguyên hiện
có, với môi trường sinh thái bao quanh. Tuy nhiên yêu cầu cao của sự tăng
trưởng kinh tế và sự gia tăng dân số đang gây sức ép ngày càng lớn đến tài
nguyên, môi trường và chất lượng cuộc sống của cộng đồng các dân tộc ở tỉnh
này. Nếu mối quan hệ giữa sự tăng trưởng kinh tế, gia tăng dân số với việc
khai thác tài nguyên thiên nhiên không được giải quyết tốt thì đời sống cộng
đồng các dân tộc chậm được cải thiện, khó tránh khỏi nguy cơ cạn kiệt tài
nguyên, khủng hoảng môi trường.
Từ thực trạng nói trên đòi hỏi các nhà quản lí, các nhà khoa học, trong
đó có các nhà địa lý phải quan tâm nghiên cứu lí luận, tổng kết kinh nghiệm
thực tiễn nhằm tìm ra giải pháp sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên nói
chung , trước hết là nguồn tài nguyên đất và rừng, hướng tới mục tiêu phát
triển bền vững cho cộng đồng các dân tộc tỉnh Hòa Bình.
Với những lí do trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Tác động của cộng
đồng các dân tộc đến tài nguyên đất và rừng tỉnh Hòa Bình”
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong vài ba thập kỷ gần đây, do sức ép về dân số và sự phát triển kinh tế,
nhiều nguồn tài nguyên trên Trái đất đứng trước nguy cơ cạn kiệt, chất lượng
môi trường bị giảm sút nghiêm trọng. Hàng loạt các vấn đề như suy thoái đa
dạng sinh học, suy giảm tài nguyên đất và nước ngọt, tài nguyên rừng bị tàn
phá đang là thách thức đối với sự tồn tại của loài người và Trái đất. Vì vậy,
vấn đề quản lý tài nguyên, phát triển môi trường bền vững được nhiều nước
trên thế giới chọn làm tiêu chí phát triển của toàn xã hội. Nhiều công trình
khoa học nghiên cứu về những vấn đề này đã được công bố như : “Dân số -

môi trường : Một cái nhìn phổ quát” của Ban thư ký Liên hiệp quốc, “Dân số

3
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

- môi trường và sự phát triển bền vững” của Uỷ ban các vấn đề kinh tế Châu
Á - Thái Bình Dương…
Hội nghị thượng đỉnh Trái đất về môi trường và phát triển, Hội nghị môi
trường khu vực được tổ chức định kỳ hoặc thường niên đã đề xuất các hướng
nghiên cứu về chủ đề môi trường, tài nguyên, bảo vệ môi trường trên phạm vi
toàn thế giới. Các hội nghị này đều ra tuyên bố và xuất bản các loại văn bản
quan trọng. Ví dụ như : Tuyên bố Hội nghị Rio de Janeiro (1992), Tuyên bố
Hội nghị Johannesburg (2002)…
Ở Việt Nam, những vấn đề về mối quan hệ giữa con người và tài nguyên,
môi trường đã được nghiên cứu trong vài thập kỷ gần đây, nhất là từ năm
1986, khi Việt Nam bắt đầu thực hiện đường lối đổi mới toàn diện đất nước.
Hàng loạt các công trình cả về lý thuyết và thực tiễn nghiên cứu về vấn đề sử
dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, đặc biệt là vùng miền núi dân tộc
đã được công bố.
Vùng núi Việt Nam chiếm 3/4 diện tích trong cả nước, là nơi cư trú của đại
bộ phận các dân tộc thiểu số, đồng thời cũng là nơi tập trung nhiều nguồn tài
nguyên có giá trị. Đây là vùng có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội. Cho đến nay, đã có một số công trình nghiên cứu đánh giá về
thực trạng sử dụng tài nguyên và sự biến đổi kinh tế bước đầu của khu vực
miền núi. Điển hình là các công trình nghiên cứu của tác giả Lê Văn Khoa :
"Miền núi và phát triển bền vững", tác giả Bế Văn Đẳng và các cộng tác viên
: "Luận cứ khoa học cho việc xây dựng các chính sách đối với các dân tộc
thiểu số trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội miền núi", tác giả Phạm Văn
Vang : "Kinh tế miền núi và các dân tộc: thực trạng, vấn đề và giải pháp", tác
giả Trần Đức Viên : "Nông nghiệp bền vững, lối đi cho tương lai" và "Hệ

canh tác vùng cao nông nghiệp miền núi", tác giả Đào Thế Tuấn : "Sự phát
triển hệ thống nông nghiệp miền núi phía Bắc" Một điều mới mẻ là một số

4
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

chuyên gia nước ngoài đã trực tiếp tham gia nghiên cứu về miền núi Việt
Nam như các tác giả N. Jamieson, Tenry Rambo, L.T. Cúc trong công trình:
"Những khó khăn trong công cuộc phát triển miền núi ở Việt Nam".
Xuất phát từ bản chất của mối quan hệ giữa con người, xã hội và tự nhiên
trong thời kỳ công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước, Bộ Khoa học Công
nghệ và Môi trường đã xuất bản cuốn sách: “Một số vấn đề xã hội và nhân
văn trong việc sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường ở Việt Nam”
(Hà Huy Thành chủ biên). Trong đó, tác giả đề cập đến vấn đề: vùng miền núi
và dân tộc ít người, những phong tục tập quán và việc sử dụng hợp lý tài
nguyên. Tháng 4 năm 2006, tác giả Hoàng Hữu Bình đã có công trình nghiên
cứu: “Những tác động của yếu tố văn hoá - xã hội trong quản lý nhà nước đối
với tài nguyên, môi trường trong quá trình công nghiệp hoá-hiện đại hoá”,
trong đó các tác giả đã đề cập đến tác động của văn hoá vùng và văn hoá tộc
người, của tôn giáo tín ngưỡng, của tri thức dân gian… trong quản lý nhà
nước đối với tài nguyên và môi trường. một số nhµ khoa häc th× tiếp cận vấn
đề từ góc độ của một cộng đồng kết hợp với kinh nghiệm thực tế của địa
phương. Nổi bật là công trình nghiên cứu: “Vai trò của cộng đồng các dân
tộc miền núi phía Bắc trong sử dụng tài nguyên đất rừng” của tác giả Vương
Xuân Tình, trong đó tác giả đã khẳng định: nói tới vai trò của cộng đồng là
phải chú ý đến vai trò tự quản của nó trên cơ sở vận hành của các luật tục;
luật tục được xem như công cụ điều khiển các hoạt động của một đơn vị dân
cư, tuỳ theo từng bối cảnh xã hội mà cộng cụ này có tác dụng đến mức độ
nào. Với đất rừng, các cá nhân chỉ có quyền sử dụng, thừa kế mà không được
đem bán hoặc chuyển nhượng. Trong cộng đồng, trưởng bản là người có trách

nhiệm cao nhất trong việc bảo vệ và quyết định sử dụng đất, rừng. Công trình
“Một số tri thức dân gian và nghi lễ tín ngưỡng liên quan đến canh tác nương
rẫy của người Mông Trắng ở bản Mô Cổng, xã Phỏng Lái, huyện Thuận

5
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Châu, tỉnh Sơn La” của tác giả Trần Thị Thu Thủy (2004) · Nghiên cứu về tri
thức bản địa của một tộc người tại một địa phương cụ thể và đã khẳng định
được trong quá trình đối chọi với thiên nhiên khắc nghiệt để sinh tồn và phát
triển, các tộc người thiểu số nói chung, tộc người Mông nói riêng không
ngừng thích nghi với môi trường tự nhiên, xã hội và tạo dựng được những
phương thức hoạt động kinh tế hợp lý, hữu hiệu. Trong đó cách khai thác và
sử dụng đất truyền thống đã tiếp thu thêm nhiều kỹ thuật mới vừa hòa nhập
với kinh tế thị trường vừa bảo vệ được đất sản xuất.
Những công trình nêu trên rất có giá trị về mặt lý luận và thực tiễn, là cơ sở
quan trọng để chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tác động của cộng
đồng các dân tộc đến tài nguyên đất và rừng tỉnh Hòa Bình”.
3. Mục tiêu của đề tài
Đề tài phân tích những tác động của cộng đồng các dân tộc đến nguồn
tài nguyên đất và rừng, đề xuất các quan điểm, giải pháp phát triển kinh tế -
xã hội, sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên cho cộng đồng các dân tộc tỉnh
Hòa Bình theo hướng phát triển bền vững.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan cơ sở lí luận và thực tiễn về cộng đồng các dân tộc với
việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên.
- Phân tích đặc điểm của cộng đồng các dân tộc và nguồn tài nguyên
đất, rừng ở tỉnh Hòa Bình.
- Phân tích thực trạng sử dụng và đánh giá những tác động đến tài
nguyên đất và rừng của cộng đồng các dân tộc ở Hòa Bình.

- Đề xuất một số giải pháp nhằm sử dụng hợp lí tài đất và của cộng
đồng các dân tộc theo hướng phát triển bền vững.

6
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

5. Quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Quan điểm nghiên cứu
- Quan điểm phát triển bền vững: việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên
phải gắn liền với chiến lược phát triển bền vững. Khai thác tài nguyên sao cho
hiệu quả nhất, đem lợi ích cho đồng bào các dân tộc và cho cả nước là điều
cần được nghiên cứu. Những gì thiên nhiên ban tặng cho chúng ta, chúng ta
nên tận dụng, nhưng phải sử dụng một cách hợp lí và không làm ảnh hưởng
đến thế hệ tương lai.
- Quan điểm tổng hợp lãnh thổ: các hoạt động kinh tế trong vùng lãnh
thổ là tổng hợp của nhiều điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và phù
hợp với hoàn cảnh kinh tế - xã hội của từng địa phương, từng dân tộc. Mỗi
dân tộc tùy theo trình độ phát triển, tập quán sản xuất và văn hóa mà tác động
khác nhau đến môi trường cũng như việc sử dụng tài nguyên theo cách thức
của mình.
- Quan điểm hệ thống: Hòa Bình được xem như một hệ thống lãnh thổ
kinh tế - xã hội bao gồm hệ thống cấp thấp hơn – các đơn vị lãnh thổ hành
chính: huyện, xã, bản, tiểu vùng; trong đó cộng đồng các dân tộc và tài
nguyên có quan hệ tác động qua lại.
- Quan điểm lịch sử: sự phát triển của cộng đồng các dân tộc và mối
quan hệ của cộng đồng dân tộc với tài nguyên thiên nhiên không chỉ thay đổi
theo không gian mà còn biến động theo thời gian. Vì thế, khi nghiên cứu vấn
đề trên quan điểm lịch sử sẽ thấy được một cách sâu sắc sự biến đổi của
chúng và phân tích đánh giá nguyên nhân dẫn tới sự biến đổi đó, làm cơ sở
để đưa ra các dự báo phát triển cộng đồng và phương hướng sử dụng hợp lí

các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong những năm tới.

7
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập tổng hợp và phân tích tư liệu
Tài liệu sơ cấp: sử dụng phương pháp điều tra mẫu điển hình, chọn
thôn, bản, hộ điều tra về các nội dung nghiên cứu của đề tài theo các bộ phiếu
điều tra (lập bảng hệ thống câu hỏi phỏng vấn)
Tài liệu thứ cấp: thu thập các báo cáo khoa học và tài liệu hội thảo, các
báo cáo về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh, huyện, xã; các tài
liệu về vấn đề dân tộc, số liệu thống kê của các ban, ngành; sách, báo, tạp chí
đã xuất bản… có liên quan đến nội dung của đề tài.
- Phương pháp phân tích so sánh và tổng hợp:
Phân tích tình hình biến động về kinh tế, xã hội, tài nguyên và môi trường của
địa bàn nghiên cứu.
Phân tích các yếu tố tài nguyên ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội
của cộng đồng các dân tộc.
Phân tích tiềm năng và những trở ngại, mối quan hệ giữa cộng đồng các dân
tộc với việc sử dụng tài nguyên và phát triển bền vững.
- Phương pháp điều tra xã hội học
Con người là chủ thể hoạt động của xã hội đồng thời là đối tượng nghiên cứu
của xã hội học. Con người (cá nhân, nhóm, cộng đồng…) luôn là đối tượng
của việc nghiên cứu còn môi trường sống là nền tảng khách quan. Chính vì
vậy, sử dụng phương pháp điều tra xã hội học trong nghiên cứu đề tài nhằm lí
giải mối quan hệ hữu cơ giữa con người, tài nguyên và môi trường. Quan hệ
này biểu hiện trong nhiều lĩnh vực và nhiều cấp độ khác nhau.
Chọn điểm nghiên cứu:
- Phương pháp đánh giá nông thôn tham dự (PRA)

Phương pháp PRA được thực hiện thong qua việc thảo luận nhóm với những
người có kinh nghiệm của cộng đồng; phân tích, thu thập thông tin từ người

8
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

dân; phân tích những khó khăn hiện có trong cộng đồng, khảo sát những
nguyên nhân và hệ quả của những tồn tài chưa được giải quyết, nâng cao nhận
thức của người dân.
- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả đã tham khảo ý kiến chuyên gia, các
nhà khoa học trong lĩnh vực văn hóa dân gian, nghiên cứu kiến thức bản địa;
sử dụng, bảo vệ tài nguyên và môi trường… qua đó để có thêm các thông tin
quan trọng về vấn đề dân tộc, vấn đề quản lí và phát triển bền vững tài nguyên
miền núi.
- Phương pháp ứng dụng công nghệ thông tin địa lí (GIS)
Sử dụng phần mềm Mapinfo để thành lập các cơ sở dữ liệu địa lí và xây dựng
các bản đồ chuyên đề: bản đồ hành chính, bản đồ phân bố dân cư, bản đồ
phân bố một số dân tộc, bản đồ biến động diện tích đất theo mục đích sử
dụng, bản đồ độ che phủ rừng …
6. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục,
bản đồ, bảng biểu và tranh ảnh, nội dung đề tài được trình bày thành 03
chương:
Chƣơng 1. Một số vấn đề lí luận và thực tiễn về cộng đồng các dân tộc và
việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên
Chƣơng 2. Cộng đồng các dân tộc và những tác động đến tài nguyên đất,
rừng tỉnh Hòa Bình
Chƣơng 3. Một số giải pháp phát triển kinh tế xã hội và sử dụng hợp lí
nguồn tài nguyên đất và rừng ở tỉnh Hòa Bình theo hướng phát triển bền

vững


9
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

CHƢƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CỘNG ĐỒNG CÁC
DÂN TỘC VÀ VIỆC SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
1.1.1. Cộng đồng các dân tộc
1.1.1.1. Khái niệm
Thuật ngữ dân tộc (tộc người) được bắt nguồn từ tiếng Hi Lạp cổ
“ethnos” dung để chỉ những cộng đồng người hình thành và phát triển trong
quá trình tự nhiên – lịch sử. Mỗi cộng đồng người được đặc trưng bởi những
dấu hiệu như: cùng chung tiếng nói, lãnh thổ, đặc điểm lối sống văn hóa và ý
thức tự giác dân tộc. Trong một số trường hợp, những dấu hiệu như cùng
chung lãnh thổ có thể đóng vai trò kém quan trọng hơn [7].
Một số nhà dân tộc học Việt Nam cho rằng, cộng đồng dân tộc hay tộc
người phải được coi là một đơn vị cơ bản để tiến hành xác minh thành phần
các dân tộc. Thông qua nhiều hội thảo khoa học hầu hết ý kiến đều tán thành
các chỉ tiêu xác định thành phần dân tộc là: tiếng nói, đặc điểm văn hóa và ý
thức tự giác dân tộc [2; tr10 – 25].
Phần lớn các nhà dân tộc học Liên Xô (trước đây) cho rằng: cộng đồng
tộc người đồng nghĩa với dân tộc. Về nguyên tắc phân loại cộng đồng các dân
tộc đều thống nhất rằng: các cộng đồng dân tộc khác nhau không phải theo
một đặc trưng nào đó, mà theo tổng thể của một số đặc trưng, đó là [4]:
- Cùng nói một ngôn ngữ hay nói cách khác mỗi một dân tộc đều có
tiếng nói riêng của mình. Có thể nói rằng cộng đồng ít bị phân hóa hơn cả là

cộng đồng về ngôn ngữ. Ngôn ngữ không chỉ đơn thuần là một phương tiện
để giao lưu mà còn là một phương tiện để phát triển các hình thái quan trọng

10
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

nhất đối với đời sống văn hóa tinh thần của họ. Chỉ có ngôn ngữ mẹ đẻ được
tiếp nhận từ thời thơ ấu mới có thể giúp họ biết được những sắc thái tinh vi
nhất của đời sống tinh thần, mới cho phép họ hiểu biết nhau thấu đáo. Ngôn
ngữ liên quan mật thiết đến bản tính tộc người, không phải ngẫu nhiên mà
phần lớn các tên gọi dân tộc lại trùng lập với ngôn ngữ của họ. Vì vậy trong
tất cả các đặc trưng của dân tộc thì ngôn ngữ là đặc trưng quan trọng nhất.
- Một trong những dấu hiệu quan trọng để phân định giữa các dân tộc là
đặc điểm văn hóa. Văn hóa được mỗi dân tộc xây dựng nên trong quá trình
phát triển lịch sử của mình được lưu truyền từ thế hệ trước sang thế hệ sau. Vì
vậy, cho đến nay mỗi dân tộc đều có đặc điểm văn hóa riêng, các yếu tố văn
hóa đặc thù thường trở thành biểu tượng của bản sắc văn hóa dân tộc. Khi nói
đến đặc điểm văn hóa có nghĩa là nói đến những thành tựu văn hóa dân tộc đó
đã đạt được những tri thức họ tích lũy được, những đóng góp của họ vào kho
tang văn hóa nhân loại. Vấn đề là, khi xác định một dân tộc không phải chỉ
dựa vào cộng đồng văn hóa có tính đặc trưng, mà cần lưu ý những đặc trưng
ấy cùng với ngôn ngữ tạo ra một sắc thái riêng.
- Ý thức dân tộc hay tự giác dân tộc, suy cho cùng là cái quyết định để
xác định thành phần dân tộc. Nó được xuất hiện khi con người ở cùng một
cộng đồng, sử dụng một tộc danh thống nhất và nó cùng là một kết quả của sự
tác động lẫn nhau của các yếu tố cơ bản hình thành nên cộng đồng dân tộc.
Điều quan trọng của ý thức dân tộc là nó có tính độc lập cao hơn hẳn so với
nguyên nhân hình thành nó.
Cùng cư trú trên một phạm vi lãnh thổ nhấ định. Lãnh thổ như một điều
kiện vật chất, cơ bản để hình thành các cộng đồng dân tộc. Để giao dịch với

nhau, con người thường phải sống gần nhau, thậm chí các nhóm người khác
nhau về ngôn ngữ, về xuất xứ, nếu sinh sống gần nhau trong cùng một lãnh

11
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

thổ, họ có thể tạo thành một cộng đồng thống nhất. Điều kiện tự nhiên của
vùng lãnh thổ đó quyết định nhiều đặc điểm của dời sống con người.
Với các đặc trưng trên và một số đặc trưng khác như nguyên tắc gọi tên các
dân tộc, tức là gọi tên các dân tộc cũng phải theo đúng cách của họ, coi đó là sự
thể hiện tính tự tin dân tộc, trong đó đặc biệt là 3 đặc trưng về: ngôn ngữ, đặc điểm
văn hóa và ý thức dân tộc đã hình thành nên các cộng đồng dân tộc.
Từ những phân tích trên có thể đưa ra khái niệm cơ bản về cộng đồng
các dân tộc như sau:
Cộng đồng các dân tộc là một khái niệm phát sinh do kết hợp hơn một
đến nhiều dân tộc trên một không gian lãnh thổ nhất định. Mỗi một cộng đồng
dân tộc được hình thành và phát triển trong những điều kiện lịch sử nhất định,
với những đặc trưng cơ bản: cùng chung ngôn ngữ, đặc điểm văn hóa, lãnh
thổ cư trú và ý thức tự giác dân tộc. Tất cả hợp thành cộng đồng chính trị xã
hội rộng lớn gắn bó với nhau trong truyền thống, nghĩa vụ và quyền lợi [7].
1.1.1.2. Bản sắc văn hóa dân tộc và kiến thức bản địa của cộng đồng các
dân tộc
a. Bản sắc văn hóa dân tộc
Thuật ngữ “Bản sắc” (edentate) chỉ tính chất màu sắc riêng tạo thành
phẩm chất đặc biệt của một sự vật [7]. Thuật ngữ “Bản sắc” nhấn mạnh cái
riêng tạo thành phẩm cách, tài năng.
Khái niệm “văn hóa”, theo từ điển tiếng Việt có nghĩa:
- Toàn thể những thành tựu của loài người trong sản xuất, xã hội và tinh
thần.


12
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

- Sự hiểu về sự vật hay về cách xử thế tích lũy bằng việc học tập có hệ
thống hoặc thấm nhuần đạo đức và phép tắc lịch sử được lưu truyền qua các
thế hệ.
“Bản sắc văn hóa” là những đặc điểm riêng biệt, có giá trị cao, gồm
những giá trị vật chất và tinh thần được tích lũy trong tiến trình đi lên của một
dân tộc, nó quy định vị trí riêng biệt về mặt xã hội của một dân tộc. Những
giá trị đó có thể ở mọi dân tộc, song từng dân tộc có bản sắc văn hóa được
biểu hiện đậm nét, sâu sắc và đặc biệt hơn [8; tr40].
Việc nghiên cứu bản sắc văn hóa dân tộc nhằm mục đích tìm đến cái nét
riêng biểu hiện ở các mặt: nhận thức – thái độ hành vi của nhân cách. Đồng
thời, bản sắc văn hóa dân tộc còn được xem xét từ các góc độ: cái đúng, hay,
tốt có ở mọi dân tộc, song nó được thể hiện ở dân tộc nào đậm nét, sâu sắc trở
thành cái riêng của dân tộc ấy. ở góc độ giá trị tinh thần xã hội, bản sắc văn
hóa dân tộc được thể hiện ở lối sống, cách ứng xử, cách thể hiện, Ở nếp sinh
hoạt, ngôn ngữ, giao tiếp - một cách đặc biệt, khó có thể trộn lẫn. Nếu xét
theo trên cơ sở xã hội, các giá trị được biểu lộ vững bền mà không phụ thuộc
vào biến đổi của lịch sử.
Khi nghiên cứu về vấn đề này, tiến sĩ Phạm Hồng Quang [8] đã đưa ra
cách hiểu về bản sắc văn hóa dân tộc như sau: “Bản sắc văn hóa dân tộc là hệ
thống giá trị bền vững, mang tính truyền thống và hiện đại, gồm các giá trị
tinh hoa của dân tộc, được vun đắp qua hàng nghìn năm đấu tranh dựng nước
và giữ nước; là quá trình tiếp nhận, bổ xung hoàn thiện những giá trị mới,
đồng thời là gạt bỏ những giá trị lạc hậu, lỗi thời, để những giá trị bền vững
luôn sống động với thực tiễn xã hội”.
Như vậy, bản sắc văn hóa dân tộc không phải chỉ là dấu hiệu hình thức
để phân biệt dân tộc này với dân tộc khác, mà quan trọng là đánh giá giá trị


13
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

của những đặc trưng bản sắc đó theo tiêu chí nhân văn. Cái được mọi người
thừa nhận là bản sắc dân tộc thực chất là cái riêng được thẩm thấu vào máu
thịt từng con người của dân tộc đó, trở thành lối sống cộng đồng dân tộc, nó
được phản ánh một cách tự nhiên và đặc sắc.
Bản sắc văn hóa dân tộc đã và đang là một vấn đề rất nhạy cảm, có sự
liên quan mật thiết đến sự phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia. Do đó,
để giữ gìn, bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc có vai trọ cực kỳ quan
trọng trong chiến lược phát triển của các quốc gia.
Đối với Việt Nam hiện nay, nền văn hóa vẫn đậm nét truyền thống dân
tộc, đồng thời có bản sắc văn hóa đa dạng và phong phú. Các dân tộc trong
cộng đồng các dân tộc Việt Nam có những đặc điểm, phong tục tập quán,
truyền thống sản xuất, tổ chức xã hội, địa bàn cư trú rất khác nhau. Tất cả đã
tạo nên cho mỗi dân tộc có một bản sắc văn hóa riêng. Từ đó đã trở thành
niềm tin sâu sắc, trở thành lối sống của cộng đồng các dân tộc. Điều này có ý
nghĩa quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta. Thực chất,
những nét độc đáo và sự phong phú của bản sắc văn hóa dân tộc đang trực
tiếp tham gia vào phát triển kinh tế - xã hội: những sản phẩm hàng hóa mang
tính dân tộc, văn hóa truyền thống sẽ tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường
như các sản phẩm thủ công truyền thống, đan lát, may mặc, phát triển du lịch
văn hóa lễ hội. Đồng thời nền văn hóa truyền thống sẽ có sức giáo dục thế hệ
trẻ ý thức cách mạng trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
b. Kiến thức bản địa của các dân tộc
* Khái niệm:
Kiến thức bản địa (Idigenouse Knowledge), còn được gọi là kiến thức
truyền thống (Traditional Knowledge), hay kiến thức địa phương (Local
Knowledge), một số nhà nghiên cứu đã phân biệt ba thuật ngữ trên, nhưng


14
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

nhìn chung kiến thức bản địa là hệ thống kiến thức của dân tộc bản địa, hoặc
của một cộng đồng, một khu vực cụ thể nào đó [7].
KTBĐ được hình thành tồn tại và phát triển lâu dài cùng với sự phát
triển cụ thể của cộng đồng, với sự tham gia của tất cả các thành viên trong
cộng đồng. Kiến thức này được phát triển trong nhiều năm và hiện vẫn đang
tiếp tục được phát triển dựa vào những kinh nghiệm đã được thử nghiệm qua
nhiều thế kỷ áp dụng phù hợp với môi trường văn hóa của từng địa phương;
thay đổi theo cuộc sống của người bản xứ. KTBĐ bao gồm tất cả các lĩnh vực
của cuộc sống xã hội như: nông nghiệp, âm nhạc, sức khỏe, tín ngưỡng, đạo
đức.
* Đặc điểm của kiến thức bản địa
KTBĐ có nhiều đặc điểm nổi bật trong đó chứa đựng nhiều ưu điểm,
nhưng có những hạn chế do không còn phù hợp với môi trường tự nhiên và xã
hội hiện tại. Kiến thức bản địa có những đặc điểm sau:
- KTBĐ được hình thành và biến đổi liên tục qua các thế hệ trong một
cộng đồng địa phương nhất định. KTBĐ là sản phẩm tạo ra trong quá trình
lao động sản xuất của toàn cộng đồng. Theo thời gian thì các kinh nghiệm
truyền thống này được cải biến để ngày càng hoàn thiện hơn, nghĩa là có hiệu
quả và thích ứng cao hơn với sự thay đổi của môi trường tự nhiên và xã hội.
Trong quá trình giao lưu, nhiều tập quán sản xuất từ vùng khác đã được thu
nhập vào. Sau đó các kỹ thuật này được biến đổi để thích hợp với địa phương
và trở thành một phần của kiến thức bản địa. Theo thời gian thì nhiều kiến
thức cũ không còn ý nghĩa nên đã mất đi, và các kiến thức địa phương mới
liên tục được nảy sinh và hoàn thiện.
- KTBĐ có khả năng thích ứng cao với môi trường riêng của từng địa
phương – nơi đã hình thành và phát triển kiến thức đó. Do nó được hình thành


15
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

từ địa phương, hoặc du nhập sau đó được biến cải nhiều lần để phù hợp với
thiên nhiên và tập quán xã hội, nên kiến thức bản địa có khả năng thích ứng
cao với điều kiện cụ thể ở nơi đang sử dụng chúng.
- KTBĐ do toàn thể cộng đồng sang tạo ra qua lao động trực tiếp. Kiến
thức bản địa được hình thành một cách tự nhiên trong quá trình lao động của
cả cộng đồng bao gồm cả đàn ông, đàn bà, trẻ em, người già… Nhưng mỗi
nhóm người sẽ có những ưu điểm mạnh riêng trong một vài lĩnh vực.
- KTBĐ được lưu giữ bằng trí nhớ và truyền bá từ thế hệ này qua thế hệ
khác bằng truyền miệng, thơ ca, tế lễ và nhiều tập tục khác nhau. Đây là điểm
khác biệt so với kiến thức khoa học và thường gây nhiều khó khăn cho người
nghiên cứu kiến thức bản địa, nhất là người ngoài cộng đồng, người không
cùng ngôn ngữ và văn hóa. Có thể tìm thấy kiến thức bản địa trong cao dao,
tục ngữ truyền khẩu ở hầu hết các dân tộc Việt ở miền xuôi cũng như miền
ngược. Ví dụ: để bảo vệ rừng cộng đồng, rừng đầu nguồn trong sử thi M’nông
nói rõ luật tục có tính thần linh “Rừng nơi đây là rừng cấm. Con suối này là
suối thần. Cây đa kia linh thiêng lắm nhé. Ai phát rẫy cũng bị thần phạt. Phát
một lần Dớt chặt chân, phát một lần Deng bị chặt chân”.
- KTBĐ luôn gắn liền và hòa hợp với nền văn hóa, tập tục địa phương.
Vì vậy, khả năng tiếp thu, ứng dụng trong cộng đồng là rất dễ dàng. Trong
thực tế chúng ta đã từng thấy rằng có những kỹ thuật mới, đưa lại hiệu quả
cao hơn nhưng không được dân chúng chấp nhận vì trái với tập tục văn hóa
của địa phương.
- KTBĐ có giá trị cao trong việc xây dựng các mô hình phát triển nông
thôn bền vững. Một số nhà nghiên cứu đã coi kiến thức bản địa là cơ sở quyết
định trong các lĩnh vực như nông nghiệp, giáo dục… Hệ thống kiến thức bản
địa còn là một kho thông tin quý giá để gợi ý các giải pháp kỹ thuật mới cho


16
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

các nhà khoa học cũng như chuyên gia lập kế hoạch và các cán bộ xây dựng
chính sách. Đã có không ít những thành tựu khoa học được khởi đầu bằng các
ý tưởng được rút ra từ kỹ thuật truyền thống của nông dân. Ví dụ: kỹ thuật
trồng khoai tây bằng hạt để phục tráng di truyền và sạch bệnh do virus mà các
nhà khoa học đang phát triển trong những năm gần đây, thực chất được bắt
nguồn từ một tập tục lâu đời của người thổ dân da đỏ. Ở nước ta, mô hình
nông dân về tạo rừng quế xen canh với cây lúa nương đã được đưa vào quy
trình trồng rừng ở phía Bắc. Mô hình kỹ thuật này được bắt nguồn từ phương
pháp trồng quế của người Dao vùng Văn Chấn (Yên Bái).
- KTBĐ có tính đa dạng rất cao, vì kiến thức bản địa được hình thành
trong những điều kiện tự nhiên khác nhau và được mọi thành viên trong cộng
đồng sáng tạo ra nên sự khác biệt giữa giới tính, tuổi tác, kỹ năng, kinh
nghiệm làm cho hệ thống này hết sức phong phú.
1.1.2. Tài nguyên thiên nhiên (TNTN) và vấn đề sử dụng tài nguyên của
cộng đồng các dân tộc
1.1.2.1. Khái niệm, phân loại và vấn đề sử dụng tài nguyên thiên nhiên
Trên hành tinh của chúng ta TNTN thật đa dạng và phong phú : trên đất
nổi, trong lòng đất, đáy đại dương, trong các lớp thuỷ quyển, trong không
khí Con người từ lúc xuất hiện trên trái đất như là một thực thể trí tuệ đã
từng bước khai thác TNTN để làm tư liệu sản xuất, tư liệu sinh hoạt cùng với
sự tiến bộ của trình độ phát triển của xã hội loài người. Hiện nay nhiều tác giả
có khái niệm khác nhau về TNTN, nhưng có thể hiểu chung nhất “Tài
nguyên thiên nhiên là các dạng vật chất và năng lượng được con người khai
thác và sử dụng nhằm thoả mãn nhu cầu sản xuất và đời sống”.
Khái niệm TNTN được mở rộng cả về không gian và thời gian, theo
chiều rộng và theo chiều sâu. TNTN có thuộc tính kép, chúng có thể được


17
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

phân biệt dựa theo các dạng vật chất, đó là các vật thể và các lực của tự nhiên
mà nguồn gốc phát sinh các thuộc tính và sự phân bố của chúng bị quy định
bởi các quy luật tự nhiên. Các tài nguyên cũng có thể phân biệt theo giá trị sử
dụng mà điều này lại bị quy định bởi mức độ nghiên cứu, khả năng kỹ thuật,
tính hợp lý về mặt kinh tế và về mặt xã hội.
Hiện nay có nhiều cách phân loại TNTN khác nhau, người ta có thể dựa
vào tính chất sử dụng như : các phương tiện lao động, nguồn năng lượng,
nguồn nguyên vật liệu, các đối tượng tiêu dùng trực tiếp, hay dựa vào tính
chất tự nhiên để chia thành tài nguyên : khoáng sản, nước, khí hậu, đất, sinh
vật hoặc dựa vào mục đích kinh tế thì lại chia thành các loại tài nguyên :
công nghiệp, nông nghiệp, du lịch Nhưng các phân loại tài nguyên thông
dụng nhất hiện nay là người ta dựa vào khả năng khai thác và phục hồi của
TNTN. Phân loại theo cách này gồm có : Tài nguyên cạn kiệt không có khả
năng phục hồi, tài nguyên có khả năng phục hồi và tài nguyên vô tận.
Vấn đề sử dụng TNTN đã được con người biết đến từ lâu. Ngay từ thời
xa xưa khi con người còn tồn tại trong nền kinh tế tự nhiên, người ta cũng đã
biết sử dụng những sản phẩm có sẵn trong tự nhiên, đó là các động thực vật
hoang dại trên cạn và dưới nước để làm thức ăn. Dần dần khi con người biết
làm nông nghiệp thì đất trở thành nguồn tài nguyên quan trọng. Đặc biệt là
khi có mặt của các ngành công nghiệp dẫn tới việc khai thác và sử dụng mạnh
mẽ các nguồn tài nguyên, trong đó nhiều nhất vẫn là nguồn tài nguyên
khoáng sản. Hiện nay, quá trình khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên trên
thế giới diễn ra rất mạnh mẽ. Cùng với sự phát triển của các ngành kinh tế và
sự hiện đại của khoa học kỹ thuật con người đang tìm cách khai thác triệt để
những gì mà tự nhiên ban tặng. Bên cạnh những lợi ích của nó chúng ta cũng
phải thừa nhận rằng những mặt hạn chế mà quá trình khai thác và sử dụng tài
nguyên để lại là rất nặng nề.


18
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1.1.2.2. Mối quan hệ giữa cộng đồng các dân tộc với việc sử dụng tài
nguyên thiên nhiên
Khái niệm cộng đồng các dân tộc là một khái niệm phát sinh do kết
hợp hơn một đến nhiều dân tộc trên một không gian lãnh thổ nhất định.
Các điều kiện tự nhiên tài nguyên thiên nhiên và trạng thái môi trường là
cơ sở vật chất khách quan tác động tới các dân tộc sinh tụ và phát triển
trong môi trường tự nhiên đó. Khi nói tới các dân tộc người ta hàm ý
nhiều dân tộc, thì mỗi dân tộc, tùy theo trình độ phát triển, tập quán sản
xuất và văn hoá mà tác động khác nhau tới môi trường và cũng sử dụng
tài nguyên theo cách riêng của mình.
Một dân tộc phát triển thường sử dụng tài nguyên theo chiều sâu biết khai
thác tiết kiệm và có ý thức phát triển bền vững. Nhưng với một dân tộc chậm
phát triển thì thường khai thác tài nguyên theo chiều rộng, theo lối quảng
canh, du canh du cư. Thực ra những dân tộc thiểu số chậm phát triển không
phải là họ có ý thức phát triển bền vững thấp kém, mà do cuộc sống của
những dân tộc này quá khó khăn, lại có ít nguồn trợ cấp. Chính vì thế mà
cuộc sống của họ phụ thuộc chủ yếu vào tự nhiên. Song trong quá trình khai
thác tài nguyên họ không biết cách và sử lý hợp lý nguồn tài nguyên đó. Vai
trò của pháp luật trong việc sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên đối với
cộng đồng các dân tộc có hiệu lực hay không là tuỳ thuộc vào sự tự giác chấp
hành của các dân tộc và trình độ tiếp thu pháp luật, và điều rất quan trọng là
điều kiện sống của các dân tộc này.
Cộng đồng các dân tộc thiểu số ở nước ta chủ yếu sinh sống ở miền núi
và nông thôn - nơi tập trung chủ yếu các nguồn TNTN của đất nước, đặc biệt
là tài nguyên rừng, tài nguyên đất và tài nguyên nước Vì vậy giữa cộng
đồng các dân tộc và việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên có mối quan hệ mật


19
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

thiết với nhau. Chính họ là những người trực tiếp khai thác các nguồn tài
nguyên này vì mục đích kinh tế và thoả mãn nhu cầu của mình. Nên họ chính
là những người có thể bảo vệ tài nguyên có hiệu quả nhất. Ví dụ như đối với
rừng, đa số người dân hầu như không nhận được sự đầu tư của Nhà nước.
Cộng đồng dân cư tự tổ chức quản lý, bảo vệ và khai thác các lợi ích của rừng
để trang trải các chi phí cho việc bảo vệ rừng, thậm chí ở một số nơi hàng
năm các thành viên phải đóng góp một phần chi phí cho việc bảo vệ rừng
cộng đồng. Họ quan niệm rằng rừng là của chính họ, các gia đình được hưởng
lợi ích từ rừng nên họ tự giác bảo vệ rừng, nhất là những khu rừng “thiêng”.
Nhưng ngược lại cũng xảy ra trường hợp là : Mặc dù có sự quản lý của Nhà
nước, bằng nhiều quy định pháp lý nghiêm cấm việc khai thác tài nguyên
nhưng người dân vẫn tiến hành khai thác bằng nhiều hình thức khác nhau.
Qua ví dụ trên cho chúng ta thấy một điều là giữa các dân tộc có cách khai
thác, sử dụng nguồn tài nguyên rất khác nhau và cũng nói lên mối quan hệ
hữu cơ giữa cộng đồng các dân tộc đối với việc sử dụng tài nguyên.
1.1.2.3. Vai trò của kiến thức bản địa trong việc quản lý và sử dụng tài
nguyên thiên nhiên
- KTBĐ đã hỗ trợ cho công tác nghiên cứu khoa học, có một phần vai trò
trong các sáng kiến phát triển. Việc ứng dụng nó trong phát triển được xem là
giải pháp cho những vấn đề công nghệ. Người dân địa phương rất quen thuộc
với những thói quen và công nghệ của địa phương. Họ có thể hiểu, nắm bắt
và nhớ được kiến thức đó dễ hơn các kinh nghiệm và công nghệ hiện đại. Ví
dụ : người dân Eskimô đã đưa ra nhiều sáng kiến để buộc thẻ có ghi địa chỉ
vào lưng cá voi ở Bắc cực. Nhờ vậy mà các nhà khoa học giảm được nhiều
công sức trong việc kiểm soát số lượng và sự di chuyển của loại động vật này.


20
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

- KTBĐ làm tăng thêm nguồn tư liệu cơ sở về môi trường. Nó không nhất
thiết chứa đựng một hệ thống tri thức toàn diện hoặc có nghĩa rằng tất cả các
thành viên trong cộng đồng chia sẻ nó một cách đồng đều. Thậm chí, khi
những hoạt động bên ngoài quan tâm đến tri thức địa phương, không phải tất
cả các cá nhân đều được hưởng lợi từ đó, mà nó chỉ nói lên những hoạt động
đó là không công bằng hoặc bền vững về mặt xã hội. Ví dụ : Những hiểu biết
về hệ sinh thái rộng lớn của Canada vẫn còn rất hạn chế. Nhưng những thổ
dân đi tìm đất mới có những hiểu biết về lịch sử địa phương, sự phân bố của
động vật hoang dã theo không gian và thời gian rất đầy đủ. Những thông tin
này của người dân bản địa là rất đáng tin cậy để dự báo cho quá trình phát
triển tương lai.
- KTBĐ được sử dụng để đánh giá tác động của quá trình phát triển. Nó
là một phương án thay thế có hiệu quả công nghệ khoa học kỹ thuật hiện đại,
cung cấp cho người dân địa phương và cán bộ phát triển những giải pháp bổ
sung khi xây dựng dự án. Thay vì việc tìm kiếm những công nghệ hiện đại
cho những giải pháp khả thi. Ví dụ, ở nước ta : việc săn bắn, du lịch và khai
thác tài nguyên đã ảnh hưởng lớn đến môi trường. Người dân bản địa là người
có điều kiện quan sát kỹ càng nhất những thay đổi về sức khoẻ, môi trường.
Vì vậy, đó là công cụ tốt nhất để đánh giá tác động của các dự án phát triển.
- KTBĐ được sử dụng như một công cụ để lựa chọn, quyết định, là cơ sở
để nâng cao năng lực và khả năng cạnh tranh của địa phương, được ứng dụng
như một mô hình đối ngược với khoa học của thế giới. Nhưng những hoạt
động phát triển lại có nghĩa rằng các cơ quan bên ngoài địa phương sẽ can
thiệp vào các hoạt động của người địa phương. Vì vậy tri thức bản địa cần
phải giao thoa với tri thức khoa học của thế giới, cái này dựa trên cái kia để
có sự thích ứng bền vững và hiệu quả với các môi trường tự nhiên và kinh tế -
xã hội khác nhau.


21
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ THỰC TIỄN VỀ CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VÀ VIỆC
SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN ĐẤT, RỪNG Ở VIỆT NAM
1.2.1. Một số vấn đề chung về cộng đồng các dân tộc Việt Nam
Cho đến nay việc lí giải nguồn gốc các dân tộc từ đâu đến, hình thành
như thế nào vẫn là một vấn đề phức tạp. Trong những thập niên gần đây, cùng
với những thành tựu của các ngành khảo cổ học, dân tộc học, ngôn ngữ, lịch
sử, nhân học, nhiều vấn đề đã được làm sang tỏ, nhưng ngược lại nhiều vấn
đề khác lại nảy sinh phức tạp hơn. Điều đáng chú ý là hầu hết các dân tộc ở
Việt Nam tuy rất đa dạng nhưng lại có chung một cội nguồn cùng sinh thành
trong một khu vực – lịch sử văn hóa. Tuy nhiên việc xác định các cuộc thiên
di và chuyển cư của từng tộc người, từng nhóm địa phương vô cùng phức tạp
và khó đoán định được niên đại [8; tr58 – 65].
Qua nghiên cứu của các nhà dân tộc học, khảo cổ học cho thấy: về lịch
sử hình thành của các dân tộc Việt Nam có 2 nguồn gốc: đó là nguồn gốc bản
địa và nguồn gốc di cư. Dân tộc bản địa là những cư dân đã ở Việt Nam, hay
ở một địa phương nào đó, trước các cư dân thuộc ngôn ngữ khác. Trong đó
tiêu biểu là các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Việt – Mường và Môn – Khơ
Me. Các công trình nghiên cứu của Nguyễn Đình Khoa đã chứng minh cho
sức thuyết phục về loại hình nhân chủng nhóm Việt - Mường và nhóm Môn –
Khơ Me được hình thành tại chỗ. Hơn nữa, nhiều nhà khoa học khi nhiên cứu
vấn đề này đã thống nhất một điểm là: ngôn ngữ Việt – Mường có những mối
quan hệ cổ xưa với các ngôn ngữ Đông – Nam Á và Nam Đảo [8; tr 94 –
135].
Theo các tài liệu khảo cổ, sử học, dân tộc học, văn hóa dân gian thì vùng
Đông Bắc Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngay từ thời kỳ đồ đá đã có con người cư
trú. Người Lạc Việt – tổ tiên của nhóm người cư dân Việt – Mường đầu thế

kỷ III trước CN đã cùng người Âu Việt – tổ tiên của nhóm cư dân Tày – Nùng

22
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

hợp nhau lại lập ra nước Âu Lạc với thành phần cơ bản là cư dân Việt –
Mường. Cho đến nay, trong các dân tộc có nguồn gốc hiện đại, dân tộc Việt
(Kinh) có số lượng đông nhất. Trong tiến trình phát triển của lịch sử Việt
Nam luôn là trung tâm thu hút và đoàn kết các dân tộc an hem xây dựng và
bảo vệ tổ quốc [12; tr 49 – 54].
Các dân tộc có nguồn gốc di cư là những dân tộc từ nơi khác đến (Trung
Quốc, Lào, …) với những nguyên nhân do chiến tranh, loạn lạc, kiếm sống.
Đó là các cư dân thuộc nhóm ngôn ngữ Mông – Dao, Tạng – Miến, Hán. Họ
đến Việt Nam vào những khoảng thời gian khác nhau, từ nhiều địa phương,
nhiều nước khác nhau nên có những dân tộc được chia thành rất nhiều nhóm
địa phương. Tuy nhiên họ cũng đã nhanh chóng hòa nhập vào cộng đồng dân
tộc Việt Nam.
Bản danh mục các thành phần dân tộc Việt Nam do Tổng cục Thống kê
công bố ngày 2/3/1979 đã xác định 54 dân tộc đang sinh sống trên lãnh thổ
nước ta. Trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, người Kinh (Việt) chiếm đa
số (85,65% dân số cả nước – 2009). Các dân tộc còn lại sinh sống rải rác suốt
từ Bắc vào Nam, nhưng chỉ chiếm khoảng 14,35% dân số cả nước.
Nếu nhìn xuyên suốt chiều dài lịch sử, các dân tộc Việt Nam không phải
là một cộng đồng chính trị - xã hội riêng rẽ cô lập nhau, mà là bộ phận không
tách rời nhau, cấu thành một quốc gia – dân tộc Việt Nam thống nhất. Tình
trạng cư trú đan xen của các dân tộc trên lãnh thổ quốc gia là rất phổ biến.
Điều này đã dẫn đến sự giao lưu kinh tế, tiếp biến văn hóa giữa các dân tộc.
Các dân tộc cùng cư trú trên một lãnh thổ (huyện, tỉnh) đều nương tựa vào
nhau, đắp đổi cho nhau trong sự phân công lao động trên cơ sở cùng sử dụng
các nguồn tài nguyên thiên nhiên để tồn tại và phát triển.

Trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, những dân tộc có dân số đông,
có lịch sử định cư rõ ràng và liên tục thì thường thống nhất, ít chia thành các

23
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

nhóm địa phương. Còn những dân tộc có lịch sử chuyển cư phức tạp, họ đến
Việt Nam bằng những con đường và những khoảng thời gian khác nhau, cho
dù dân số không nhiều nhưng cũng chia thành các nhóm địa phương với
những sắc thái văn hóa, có tính địa phương và tên gọi khác nhau.
Lịch sử hình thành cộng đồng các dân tộc Việt nam với những thang bậc
phát triển lịch sử khác nhau nên giữa các dân tộc có trình độ phát triển kinh tế
- xã hội không đồng đều. Dân tộc có trình độ phát triển cao nhất và luôn là lực
lượng trụ cột trong mọi thời kỳ lịch sử đó là dân tộc Kinh. Các dân tộc thiểu
số, đa phần có xuất phát điểm thấp, cuộc sống quá phụ thuộc vào tự nhiên nên
trình độ phát triển kinh tế còn ở mức thấp, đời sống còn nhiều khó khăn [8; tr
134 – 140]. Trong giai đoạn hiện nay, việc quan tâm đầu tư cho vấn đề dân
tộc và miền núi là vô cùng cần thiết. Nếu được giải quyết một cách đúng đắn
và kịp thời thì sẽ là một trong những yếu tố quyết định của sự nghiệp đổi mới
đưa đất nước tiến lên, ngày một phát triển.
1.2.2. Thực trạng nguồn tài nguyên đất và rừng ở Việt Nam
1.2.2.1. Thực trạng tài nguyên đất ở Việt Nam
Đất là một bộ phận của môi trường bao quanh chúng ta, có
nguồn gốc phát sinh do sự tác động của khí quyển và của các sinh vật quần
đến thạch quyển trong suốt một khoảng thời gian nhất định. Sự hình thành đất
là kết quả tác động qua lại của các quá trình phân huỷ và thay đổi thành phần
của các chất ở trình độ phức tạp khác nhau, thực tế là của các quá trình tổ
chức lại thường xuyên của chúng. Các quá trình này là kết quả của sự trao đổi
hoặc hấp thụ năng lượng nhận được từ mặt trời cũng như từ các yếu tố khí
quyển, chủ yếu là khí quyển quyết định độ ẩm của đất.

Đất đóng vai trò rất quan trọng trong tất cả các hệ sinh thái trên
bề mặt đất của hành tinh chúng ta. Đất làm giảm bớt những biến động đột

24
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ngột về nhiệt độ và độ ẩm vốn là đặc tính của các quá trình trong khí quyển,
do đó điều chỉnh các điều kiện của môi trường mà ở trong đó sinh vật phát
triển. Vì thế đất có một ý nghĩa lớn và vai trò quan trọng trong đời sống con
ngời.
Toàn bộ quỹ đất đai của nước ta có trên 33 triệu ha (đứng thứ 58 trên thế
giới), trong đố 3/4 diện tích là đất dốc- đất đồi núi, chỉ còn 1/4 diện tích là
đồng bằng. Do nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới nên các quá trình trao đổi
vật chất xảy ra mạnh mẽ, nhiệt độ không khí cao nên đất đai nước ta rất đa
dạng và phức tạp . Ở nước ta bao gồm 14 nhóm đất khác nhau: đất cát, đất
mặn, đất phèn, đất lầy và than bùn, đất phù sa, đất xám bạc mầu, đất đỏ và
xám nâu vùng bán khô hạn, đất đen, đất đỏ vàng, đất mùn vàng đỏ trên núi,
đất mùn thô trên núi cao, đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ, đất xói mòn trơ
sỏi đá, đất pôtzon. Trong đó chiếm diện tích lớn và có ý nghĩa kinh tế quan
trọng nhất đó là đất phù sa (3 triệu ha, chiếm 9% diện tích tự nhiên), kế đến là
đất xám bạc màu 2,48 triệu ha chiếm 7,4%, loại đất đặc trưng của miền núi là
đất đỏ vàng chiếm 50 % và đất mùn trên núi chiếm 9 % diện tích tự nhiên.
Nhóm đất phù sa tập trung ở các đồng bằng châu thổ, tuỳ theo khu vực
sông mà thành phần cơ giới, đặc tính lý - hoá, độ phì của đất cũng rất khác
nhau. Đất phù sa sông Hồng có thành phần cơ giới chủ yếu từ cát pha đến thịt
trung bình, tại các vùng ô trũng thì thành phần cơ giới là thịt nặng và sét. Độ
pH 5,5-7,0 , giàu N, P, K, Ca, Mg và chất hữu cơ. Đất phù sa ở đồng bằng
sông Cửu Long có thành phần cơ giới nặng hơn, từ đất thịt đến đất sét, phản
ứng từ chua đến trung tính, mùn và đạm trung bình, lân tương đối thấp, nhưng
độ phì cũng tương đối khá. Đất phù sa đồng bằng duyên hải Miền Trung có

thành phần cơ giới từ cát pha đến thịt nhẹ, đất chua, nghèo.

25
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Nhóm đất đỏ vàng được hình thành trong quá trình phong hoá nhiệt đới
tạo thành nhiều loại đất đỏ vàng khác nhau: Đất bazan phong hoá từ đá bazan,
đất đỏ vùng núi đá phong hoá từ đá vôi, đất đỏ vàng ở miền núi, trung du
phong hoá từ nhiều loại đá mẹ khác nhau. Nhóm đất đỏ vàng nhiệt đới là cơ
sở quan trọng để phát triển các loại cây công nghiệp lâu năm và phát triển lâm
nghiệp, đặc biệt trên 2 triệu ha đất bazan phân bố chủ yếu ở Tây Nguyên và
Đông Nam Bộ - cơ sở tốt cho việc phát triển, phân bố các cây công nghiệp
nhiệt đới có giá trị.
- Về tình hình sử dụng đất: hiện nay nước ta chia ra 5 loại đất theo mục
đích sử dụng, đó là: đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất chuyên dùng, đất ở
và đất chưa sử dụng.
Bảng 1.1. Cơ cấu sử dụng đất năm 2008 phân theo vùng

Tổng
diện
tích
đất tự
nhiên
(%)
Đất
sản
xuất
nông
nghiệp
(%)

Đất
lâm
nghiệp

rừng
(%)
Đất
chuyên
dùng
(%)
Đất ở
(%)
Đất
chưa
sử
dụng
(%)
Cả nƣớc
100
28,4
44,7
4,7
1,9
20,3
Đồng Bằng sông Hồng
100
38,3
21,2
13,2
6,2

21,1
Trung du và miền núi Bắc Bộ
100
14,9
54,2
2,7
1,1
27,4
Bắc Trung Bộ và DHMT
100
18,3
52,9
4,7
1,8
22,3
Tây Nguyên
100
29,8
57,1
2,6
0,8
9,7
Đông Nam Bộ
100
52,9
28,3
8,0
2,6
8,2
Đồng bằng sông Cửu Long

100
63,1
8,3
5,8
2,7
20,1
Nguồn: Niên giám thống kê năm 2008

×