Tải bản đầy đủ (.pdf) (140 trang)

mở rộng thị trường, sản xuất kinh doanh nước sạch tại công ty cổ phần nước sạch thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 140 trang )


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

i
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH
––––––––––––––––––––––––––––––––––




HOÀNG THỊ HUỆ






MỞ RỘNG THỊ TRƢỜNG, SẢN XUẤT
KINH DOANH NƢỚC SẠCH TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN NƢỚC SẠCH THÁI NGUYÊN






LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ













THÁI NGUYÊN - 2011

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

ii
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH
––––––––––––––––––––––––––––––––––









HOÀNG THỊ HUỆ


MỞ RỘNG THỊ TRƢỜNG, SẢN XUẤT

KINH DOANH NƢỚC SẠCH TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN NƢỚC SẠCH THÁI NGUYÊN


Chuyên ngành: Quản lý Kinh tế
Mã số: 60. 34. 01



LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Đỗ Thị Bắc







THÁI NGUYÊN - 2011

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

iii

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này

là trung thực và chưa được bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ trong việc thực hiện luận văn đã được
cảm ơn và mọi thông tin trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc.

Thái Nguyên, ngày tháng năm 2011
Tác giả




Hoàng Thị Huệ

























Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

iv

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện đề tài: “Mở rộng thị trường sản xuất kinh
doanh nước sạch tại Công ty Cổ phần Nước sạch Thái Nguyên” tôi đã nhận
được sự hướng dẫn, giúp đỡ, động viên của nhiều cá nhân và tập thể. Tôi xin
được bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc nhất tới tất cả các cá nhân và tập thể đã tạo
điều kiện giúp đỡ tôi trong học tập và nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn và kính trọng sâu sắc tới Ban Giám hiệu,
Khoa đào tạo sau đại học, trường Đại học Kinh tế & Quản trị Kinh doanh
Thái Nguyên.
Tôi xin cảm ơn các thầy cô giáo, các nhà khoa học, đặc biệt là cô giáo
PGS.TS Đỗ Thị Bắc, người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt quá
trình thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Công ty Cổ phần Nước sạch
Thái Nguyên, lãnh đạo các phòng ban, các anh chị em, bạn bè đồng nghiệp đã
tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng tôi xin được cảm ơn những người thân trong gia đình đã chia
sẻ những khó khăn và động viên tôi để tôi hoàn thành luận văn này.
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2011
Tác giả





Hoàng Thị Huệ





Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

v
MỤC LỤC

Trang
Trang phụ bìa

Lời cam đoan
i
Lời cảm ơn
ii
Mục lục
iii
Danh mục các chữ viết tắt, các ký hiệu trong luận văn
vi
Danh mục bảng, biểu
vii
Danh mục các hình vẽ
Ix
Mở đầu

1
1. Tính cấp thiết của đề tài
1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2
2.1 Mục tiêu chung
2
2.2 Mục tiêu cụ thể
2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3
3.1 Đối tượng nghiên cứu
3
3.2 Phạm vi nghiên cứu
3
4. Ý nghĩa khoa học của luận văn
3
5. Bố cục của luận văn
3
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận, thực tiễn của việc mở rộng thị trƣờng
nhằm phát triển SXKD nƣớc sạch và phƣơng pháp nghiên cứu
5
1.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc nghiên cứu mở rộng
thị trƣờng phát triển SXKD nƣớc sạch
5
1.1.1. Một số vấn đề lý luận về nước sạch
5
1.1.2. Một số vấn đề cơ bản về thị trường, mở rộng thị trường
17
1.1.3. Sản xuất kinh doanh và phát triển SXKD

23
1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến mở rộng thị trường SXKD
24
1.1.5. Kinh nghiệm mở rộng thị trường SXKD nước sạch trên
thế giới và Việt Nam
31
1.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
35
1.2.1. Chọn địa điểm nghiên cứu
35
1.2.2. Phương pháp thu thập tài liệu
36
1.2.3. Các chỉ tiêu phân tích
38
1.2.4. Các phương pháp phân tích
40

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

vi
Chƣơng 2: Thực trạng mở rộng thị trƣờng, phát triển SXKD
nƣớc sạch tại Công ty Cổ phần Nƣớc sạch Thái Nguyên
44
2.1. Các nhân tố ảnh hƣởng đến mở rộng thị trƣờng, phát
triển SXKD nƣớc sạch tại Công ty Cổ phần Nƣớc sạch
Thái Nguyên
44
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
44
2.1.2. Nhân khẩu và lao động

45
2.1.3. Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật
45
2.1.4. Điều kiện kinh tế
46
2.1.5.Nhân tố khoa học kỹ thuật
46
2.1.6. Cơ chế chính sách
46
2.1.7. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong quá trình mở
rộng thị trường SXKD nước sạch tại Công ty Cổ phần
Nước sạch Thái Nguyên
47
2.2. Thực trạng mở rộng thị trƣờng, phát triển SXKD nƣớc
sạch tại Công ty Cổ phần Nƣớc sạch Thái Nguyên
48
2.2.1. Tình hình cơ bản của Công ty Cổ phần Nước sạch Thái Nguyên
48
2.2.2.Thực trạng cung sản phẩm nước sạch của Công ty Cổ phần
Nước sạch Thái Nguyên
55
2.2.3.Thực trạng cầu sản phẩm nước sạch của Công ty Cổ phần
Nước sạch Thái Nguyên
72
2.2.4. Kết quả mở rộng thị trường, phát triển SXKD nước sạch
tại Công ty Cổ phần Nước sạch Thái Nguyên
88
2.2.5. Đánh giá chung tình hình mở rộng thị trường SXKD nước
sạch tại Công ty Cổ phần Nước sạch Thái Nguyên
92

Chƣơng III: Định hƣớng và những giải pháp chủ yếu nhằm mở
rộng thị trƣờng SXKD nƣớc sạch tại Công ty cỏ phần nƣớc sạch
Thái Nguyên
96
3.1. Những căn cứ, định hƣớng, mục tiêu mở rộng thị trƣờng
nhằm phát triển SXKD nƣớc sạch tại Công ty Cổ phần
Nƣớc sạch Thái Nguyên
96
3.1.1. Những quan điểm mở rộng thị trường tiêu thu của Công
ty Cổ phần Nước sạch Thái Nguyên
96
3.1.2. Những căn cứ chủ yếu để mở rộng thị trường SXKD
nước sạch tại Công ty Cổ phần Nước sạch Thái Nguyên
98

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

vii
3.1.3. Những định hướng chủ yếu để mở rộng thị trường nhằm
phát triển SXKD nước sạch tại Công ty Cổ phần Nước
sạch Thái Nguyên
99
3.1.4. Mục tiêu chủ yếu để mở rộng thị trường nhằm phát triển SXKD
nước sạch tại Công ty Cổ phần Nước sạch Thái Nguyên
100
3.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm mở rộng thị trƣờng SXKD
nƣớc sạch tại Công ty Cổ phần Nƣớc sạch Thái Nguyên
101
3.2.1. Phát triển và tìm kiếm thị trường tiêu thụ nước sạch của
Công ty Cổ phần Nước sạch Thái Nguyên

101
3.2.2. Chú trọng nghiên cứu, lựa chọn và mở rộng thị trường
tiêu thụ nước sạch của Công ty Cổ phần Nước sạch Thái
Nguyên
104
3.2.3. Thiết lập hệ thống thông tin thị trường
105
3.2.4. Nâng cao giá trị, đảm bảo chất lượng nước sạch, an toàn,
áp dụng hệ thống quản lý chất lượng đồng bộ trong
SXKD tại Công ty
106
3.2.5. Tăng cường hoạt động xúc tiến hỗn hợp nhằm thúc đẩy
tiêu thụ nước sạch
107
3.2.6. Tăng cường vốn đầu tư để mở rộng thị trường, phát triển
SXKD nước sạch
109
3.2.7. Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, giảm tỷ lệ thất
thoát nước
111
3.2.8. Giải pháp về bảo vệ nguồn tài nguyên nước
113
3.2.9. Giải pháp về đổi mới tổ chức bộ máy, sắp xếp lao động
114
Kết luận và kiến nghị
115
Danh mục tài liệu tham khảo

Phụ lục








Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

viii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

Chữ viết tắt
Giải nghĩa
ADB
Ngân hàng phát triển Châu Á
BQ
Bình quân
CBCNV
Cán bộ công nhân viên
Công ty
Công ty Cổ phần Nước sạch Thái Nguyên
HĐQT
Hội đồng Quản trị
JBIC
Ngân hàng hợp tác quốc tê Nhật Bản
KDNS
Kinh doanh nước sạch
ng.đ
Ngày đêm
NXB

Nhà xuất bản
QLDA
Quản lý dự án
SX
Sản xuất
SXKD
Sản xuất kinh doanh
SXNS
Sản xuất nước sạch
TP
Thành phố
Tr.đ
Triệu đồng
UBND
Ủy ban nhân dân
XDCT
Xây dựng công trình
XN
Xí nghiệp








Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

ix

DANH MỤC BẢNG, BIỂU

Bảng 1.1
Các bệnh thường xảy ra do nguồn nước ô nhiễm
8
Bảng 1.2
Các loại vi khuẩn gây bệnh và thời gian tồn tại của vi
khuẩn trong nước
9
Bảng 1.3
Tiêu chuẩn dùng nước sinh hoạt theo đối tượng sử dụng
11
Bảng 1.4
Nhu cầu sử dụng nước cho người dân tại các đô thị
12
Bảng 1.5
Nhu cầu sử dụng nước của hộ gia đình
13
Bảng 1.6
Định mức dùng nước sinh hoạt cho công nhân khi
làm việc
14
Bảng 1.7
Tiêu chuẩn sử dụng nước cho chữa cháy
14
Bảng 1.8
Một số chỉ tiêu đánh giá mức sống của người dân
Việt Nam
25
Bảng 1.9

Khung giá tiêu thụ nước sạch
32
Bảng 1.10
Tình hình cấp nước một số quốc gia trên thế giới năm
2008 và mục tiêu đến năm 2015
32
Bảng 1.11
Giá bán nước sạch của Malaisia năm 2010
33
Bảng 1.12
Số hộ điều tra ở các địa điểm nghiên cứu
36
Bảng 1.13
Các nhân tố trong phân tích SWOT
43
Bảng 1.14
Ma trận SWOT
43
Bảng 2.1
Tình hình tăng số hộ dân ở một số địa phương
45
Bảng 2.2
Cơ cấu lao động của Công ty từ năm 2008-2010
54
Bảng 2.3
Sản lượng nước sản xuất bình quân 1 ngày đêm của các
Xí nghiệp trong Công ty
56
Bảng 2.4
Sản lượng nước sản xuất toàn Công ty từ 2008-2010

57
Bảng 2.5
Chi phí sản xuất 1m
3
nước sạch năm 2010
59
Bảng 2.6
Giá thành toàn bộ 1m
3
nước sạch năm 2010
61

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

x
Bảng 2.7
Sản lượng nước thất thoát toàn Công ty
63
Bảng 2.8
Số lượng CBCNV năm 2010 của Công ty
68
Bảng 2.9
Số lượng khách hàng theo khu vực của Công ty
73
Bảng 2.10
Số lượng khách hàng theo đối tượng tiêu thụ của
Công ty
74
Bảng 2.11
Sản lượng nước tiêu thụ theo khu vực của Công ty

76
Bảng 2.12
Sản lượng nước tiêu thụ theo đối tượng của Công ty
77
Bảng 2.13
Mức tiêu thụ bình quân theo đối tượng 2008-2010
78
Bảng 2.14
Tổng hợp kết quả điều tra khách hàng của Công ty
79
Bảng 2.15
Giá tiêu thụ nước sạch của Công ty từ 2008-2010
82
Bảng 2.16
Mức sống của người dân tại khu vực điều tra
84
Bảng 2.17
Thị phần sản phẩm nước sạch trên thị trường của
Công ty
88
Bảng 2.18
Các chỉ tiêu Benchmarking của Công ty năm 2010
89
Bảng 2.19
Kết quả hoạt động SXKD Công ty năm 2008-2010
91
Bảng 2.20
Ma trận SWOT
95
Bảng 3.1

Mở rộng sản phẩm/thị trường của Công ty
97
Bảng 3.2
Dự kiến dân số và số hộ dân khu vực thành phố Thái
Nguyên, thị xã Sông Công huyện Phổ Yên từ năm
2011-2014
102
Bảng 3.3
Dự kiến mức độ bao phủ dịch vụ và khách hàng của
Công ty năm 2011-2014
102
Bảng 3.4
Dự kiến khách hàng theo đối tượng tiêu thụ sản phẩm
của Công ty
103
Bảng 3.5
Dự kiến sản lượng tiêu thụ theo đối tượng của Công ty
103
Bảng 3.5
Dự kiến nguồn vốn thực hiện dự án 2011-2014
110
Bảng 3.6
Dự kiến tỷ lệ nước thất thoát 2011-2014 của Công ty
112




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn


xi
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ

Biểu đồ, sơ đồ

Nội dung
Trang
Biểu đồ 1.1

Cơ cấu các nguồn nước
10
Sơ đồ 1.1

Sự phân bố nước trên trái đất
15
Sơ đồ 1.2

Mô hình chi tiết hành vi người tiêu dùng
18
Sơ đồ 1.3

Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến hành vi
người tiêu dùng
19
Sơ đồ 2.1

Sơ đồ bộ máy tổ chức của Công ty năm 2010
52
Biểu đồ 2.1


Tỷ lệ thất thoát toàn Công ty qua các năm
62
Sơ đồ 2.2

Công nghệ SX nước sạch từ nguồn nước ngầm
65
Sơ đồ 2.3

Công nghệ SX nước sạch từ nguồn nước mặt
67
Biểu đồ 2.2

Cơ cấu nguồn vốn của Công ty năm 2010
69




















Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

1
PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, vấn đề chiếm lĩnh thị trường,
phát triển sản xuất kinh doanh là vấn đề chiến lược quan trọng của mỗi doanh
nghiệp. Đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, công tác tiêu thụ sản
phẩm có ý nghĩa quyết định đến mọi hoạt động của doanh nghiệp vì chỉ khi
tiêu thụ được sản phẩm thì các hoạt động khác của doanh nghiệp mới có thể
đảm bảo, doanh nghiệp mới thực hiện được các chỉ tiêu trong hoạt động sản
xuất kinh doanh từ đó góp phần tạo cho doanh nghiệp có vị trí ngày càng ổn
định, đảm bảo cho việc tiêu thụ sản phẩm đạt hiệu quả tốt giúp cho doanh
nghiệp tận dụng được ưu thế và quyền lực của mình, hạn chế rủi ro nhằm đạt
hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh.
Đối với Công ty Cổ phần Nước sạch Thái Nguyên việc sản xuất và tiêu
thụ sản phẩm nước máy sạch là hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu. Do
đó vấn đề mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, phát triển SXKD là một
trong những vấn đề then chốt trong chiến lược phát triển của Công ty. Hiện
tại, Công ty đang quản lý, khai thác 3 nhà máy sản xuất nước sạch, trong đó
có 2 nhà máy nằm trên địa bàn thành phố Thái Nguyên là Nhà máy nước Túc
Duyên, công suất thiết kế 13.000m
3
/ngày đêm, Nhà máy nước Tích Lương,
công suất thiết kế 30.000 m
3

/ngày đêm và một Nhà máy nằm trên địa bàn thị
xã Sông Công là Nhà máy nước Sông Công có công suất thiết kế
15.000m
3
/ngày đêm. Tuy nhiên, lượng nước sạch Công ty sản xuất ra chỉ
phục vụ cho khoảng 50.322 khách hàng ở thành phố Thái Nguyên, chiếm 80,2
% số hộ dân trong vùng cấp nước ở thành phố và khoảng 9.075 khách hàng ở
thị xã Sông Công và huyện Phổ Yên, chiếm khoảng 26,8 % tổng số hộ dân
trong vùng cấp nước khu vực thị xã Sông Công, huyện Phổ Yên. Những hộ
được sử dụng nguồn nước sạch của Công ty chủ yếu là các hộ dân ở khu vực

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

2
thành phố, đô thị còn khu vực nông thôn thì tỷ lệ các hộ dân được tiếp cận với
nguồn nước sạch còn rất ít. Trong khi đó khu vực nông thôn lại là khu vực có
tỷ lệ mắc các bệnh truyền nhiễm do nguồn nước là lớn nhất như: bệnh phụ
khoa, các bệnh về mắt, dịch tả, lỵ, thương hàn….
Do đó, vấn đề: “Mở rộng thị trường sản xuất kinh doanh nước sạch
tại Công ty Cổ phần Nước sạch Thái Nguyên” ngoài mục tiêu phát triển sản
xuất kinh doanh bền vững của Công ty, nâng cao thu nhập cho người lao
động, đảm bảo cổ tức cho các cổ đông sẽ góp phần thực hiện tốt mục tiêu
chung của Đảng, Chính phủ đến năm 2020 có 100 % dân số được tiếp cận và
sử dụng nguồn nước sạch trong ăn uống, sinh hoạt, nhằm góp phần nâng cao
tuổi thọ của người dân Việt Nam, hạ thấp tỷ lệ tử vong ở trẻ nhỏ, giải quyết
được tình trạng người dân thiếu nước sạch để ăn uống, sinh hoạt, tình trạng ô
nhiễm nguồn nước, ô nhiễm môi trường.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng vấn đề tiêu thụ sản phẩm nước sạch tại

Công ty Cổ phần Nước sạch Thái Nguyên để đề ra một số giải pháp nhằm góp
phần mở rộng thị trường, phát triển sản xuất kinh doanh nước sạch.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa một số vấn đề lý luận chung về thị trường, phát
triển SXKD, về SXKD nước sạch.
- Phân tích, đánh giá thực trạng mở rộng thị trường phát triển SXKD
nước sạch tại Công ty Cổ phần Nước sạch Thái Nguyên.
- Phân tích đánh giá thị trường tiêu thụ nước sạch tại Công ty Cổ phần
Nước sạch Thái Nguyên.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm mở rộng thị trường, phát triển
SXKD nước sạch tại Công ty Cổ phần Nước sạch Thái Nguyên trong thời
gian tới.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

3
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các vấn đề liên quan đến việc mở rộng thị
trường, khách hàng và phát triển SXKD nước sạch tại Công ty Cổ phần Nước
sạch Thái Nguyên như: khai thác, tiêu thụ và tổ chức nhân sự để góp phần mở
rộng thị trường sản xuất kinh doanh sản phẩm nước sạch tại Công ty cổ phần
nước sạch Thái Nguuyên.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu về thực trạng mở rộng thị
trường sản xuất kinh doanh nước sạch và các giải pháp mở rộng thị trường,
SXKD nước sạch tại Công ty Cổ phần Nước sạch Thái Nguyên.
- Về địa điểm nghiên cứu: Đề tài được thực hiện nghiên cứu tại Công ty
Cổ phần Nước sạch Thái Nguyên, khách hàng, thị trường tại Thái Nguyên và
các vấn đề có liên quan.

- Về thời gian: Từ năm 2008 - 2010.
4. Ý nghĩa khoa học của luận văn
Luận văn là công trình khoa học có ý nghĩa lý luận, thực tiễn nhằm góp
phần mở rộng thị trường, phát triển sản xuất kinh doanh nước sạch tại Công
ty Cổ phần Nước sạch Thái Nguyên;
Luận văn nghiên cứu khá toàn diện và có hệ thống về những giải pháp
chủ yếu nhằm mở rộng thị trường sản xuất kinh doanh nước sạch tại Công ty
Cổ phần Nước sạch Thái Nguyên và áp dụng đối với các đơn vị hoạt động
trong ngành cấp nước ở các địa phương có điều kiện tương tự.
5. Bố cục của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục các tài liệu tham khảo. Luận
văn bao gồm các chương sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận, thực tiễn của việc mở rộng thị trường nhằm
phát triển SXKD nước sạch và phương pháp nghiên cứu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

4
Chương 2: Thực trạng mở rộng thị trường SXKD nước sạch tại Công ty
Cổ phần Nước sạch Thái Nguyên.
Chương 3: Giải pháp mở rộng thị trường nhằm phát triển SXKD nước
sạch tại Công ty Cổ phần Nước sạch Thái Nguyên trong thời gian tới.


























Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

5
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN
CỦA VIỆC MỞ RỘNG THỊ TRƢỜNG SXKD NƢỚC SẠCH
VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.1 Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc mở rộng thị trƣờng sản xuất kinh
doanh nƣớc sạch
1.1.1. Một số vấn đề lý luận về nước sạch
1.1.1.1 Khái niệm về nước và nước sạch:
a. Khái niệm về nước (theo từ điển Encyclopedia): Nước là chất truyền dẫn

không mùi vị, không màu khi ở số lượng ít song lại có màu xanh nhẹ khi ở
khối lượng lớn. Nó là chất lỏng phổ biến và nhiều nhất trên trái đất, tồn tại ở
thể rắn (đóng băng) và ở thể lỏng, nó bao trùm khoảng 70% bề mặt trái
đất[23].
b. Khái niệm về nước sạch (theo Unesco): Nước sạch là nước an toàn cho ăn
uống và tắm giặt, bao gồm nước mặt đã qua xử lý và nước chưa qua xử lý
song không bị ô nhiễm (nước giếng ngầm, nước giếng khoan được bảo
vệ)[23]
1.1.1.2 Phân loại nước:
a. Theo tính chất:
Nước được phân thành các loại sau:
- Nước ngọt: Là loại nước chứa một lượng tối thiểu các muối hoà tan.
Tất cả các nguồn nước ngọt có xuất phát điểm là từ các cơn mưa được tạo ra
do sự ngưng tụ tới hạn của hơi nước trong không khí, rơi xuống ao, hồ, sông
của mặt đất cũng như trong các nguồn nước ngầm, hoặc do sự tan chảy của
băng hay tuyết.
- Nước mặn: Là loại nước có chứa muối NaCl hoà tan với hàm lượng cao
hơn nước lợ và nước uống thông thường, thường quy ước trên 10g/lít. Nước
biển có vị mặn không thể dùng cho uống được.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

6
- Nước lợ: Là loại nước dưới đất hoặc ở các đầm phá có độ khoáng hoá
cao hơn nước ngọt nhưng thấp hơn nước mặn.
b. Theo tác dụng
- Nước dùng cho Sinh hoạt: Là loại nước phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt
của con người như nước dùng để ăn, uống, tắm, giặt, chuẩn bị nấu ăn, cho các
khu vệ sinh, tưới đường, tưới cây Loại nước này chiếm đa số trong các khu
dân cư.

- Nước dùng cho sản xuất : Là loại nước phục vụ cho các mục đích sản
xuất, có rất nhiều ngành công nghiệp dùng nước với yêu cầu về lưu lượng và
chất lượng nước rất khác nhau. Có ngành yêu cầu chất lượng nước không cao
nhưng số lượng lớn như luyện kim, hoá chất…, ngược lại có ngành yêu cầu
số lượng nước không nhiều nhưng chất lượng rất cao như ngành dệt, nước cấp
cho các nồi hơi, nước cho vào sản phẩm là các đồ ăn uống…. Lượng nước
cấp cho sản xuất của một nhà máy có thể tương đương với nhu cầu dùng nước
của một đô thị có dân số hàng chục vạn dân.
- Nước dùng cho chữa cháy: Dù là khu vực dân cư hay là khu công
nghiệp đều có khả năng xảy ra cháy. Vì vậy, hệ thống cấp nước cho sinh hoạt
hay sản xuất đều phải tính đến trường hợp có cháy. Nước dùng cho trường
hợp chữa cháy luôn được dùng dự trữ trong bể chứa nước sạch của thành phố,
hoặc ở các khu vực có bố trí họng nước cứu hỏa để khi xảy ra sự cố có thể lấy
nước một cách thuận tiện nhất. Khi tính toán mạng lưới đường ống phân phối
có tính đến khả năng làm việc của mạng lưới khi có cháy xảy ra.
1.1.1.3. Vai trò của nước và nước sạch
a. Vai trò của nước
Nước là một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống của con người và
trong mọi hoạt động của xã hội, nó đóng vai trò trung gian vận chuyển chất
dinh dưỡng nuôi cơ thể, nó tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất ra của cải
vật chất cho xã hội.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

7
- Đối với đời sống con người: Nước tham gia vận chuyển các chất dinh
dưỡng, các sản phẩm trung gian trong quá trình trao đổi chất, điều hoà nhiệt
độ cơ thể.
- Đối với sản xuất:
+ Công nghiệp: Có một số ngành nghề không thể hoạt động được nếu

thiếu nước như sản xuất (SX) điện, dệt may, chế biến thuỷ hải sản ….
+ Nông - lâm - ngư nghiệp, cây trồng, vật nuôi: Trong cấu trúc động
thực vật thì nước chiếm tới 95-99% trọng lượng các loại cây dưới nước, 70%
các loại cây trên cạn, 80% trọng lượng các loại cá và 65-75% trọng lượng con
người và các loại động vật [17]. Trong cây nước tham gia cấu tạo nên tế bào
đơn vị sống nhỏ nhất của cây. Ngoài ra, nước còn làm môi trường lỏng hoà
tan và vận chuyển các dưỡng chất từ rễ lên lá để nuôi cây.
b. Vai trò của nước sạch đối với đời sống con người
Trong quá trình hình thành sự sống trên trái đất thì nước và môi trường
nước đóng vai trò rất quan trọng. Nước tham gia vào quá trình tái sinh thế
giới hữu cơ. Trong quá trình trao đổi chất, nước có vai trò trung tâm, là dung
môi của rất nhiều chất và đóng vai trò dẫn đường cho muối đi vào cơ thể.
Trong các khu dân cư, nước phục vụ cho các mục đích sinh hoạt, nâng cao
đời sống tinh thần cho người dân. Nước là tài nguyên của thiên nhiên, là yếu
tố cần thiết để duy trì sự sống. Nước sạch là một hàng hóa đáp ứng nhu cầu
bức thiết của con người để tồn tại, là một trong những yếu tố tác động đến sự
phát triển của xã hội vì nó góp phần nâng cao sức khỏe, nâng cao chất lượng
cho cuộc sống của cộng đồng con người. Do vậy, Chính phủ các nước nói
chung và chính phủ Việt Nam nói riêng đặc biệt quan tâm đến việc bảo vệ,
duy trì, phát triển nguồn nước để phục vụ đời sống con người. Nếu mọi người
trên trái đất đều được sử dụng nước sạch trong ăn uống, sinh hoạt thì sẽ giảm
đáng kể các loại bệnh tật do không được sử dụng nước sạch gây nên như
bệnh: dịch tả, phụ khoa…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

8
Theo thống kê của Bộ Y tế, gần một nửa trong số 26 bệnh truyền nhiễm
có nguyên nhân liên quan tới nguồn nước bị ô nhiễm, vệ sinh môi trường và ý
thức vệ sinh cá nhân kém của người dân. Điển hình nhất là bệnh tiêu chảy cấp

đang xuất hiện rải rác tại một số địa phương. Ngoài ra, có nhiều bệnh truyền
nhiễm khác cũng liên quan tới nguồn nước như: Tả, thương hàn, các bệnh về
đường tiêu hoá, viêm gan A, viêm não… Tại Hội thảo do Viện Tài nguyên,
Môi trường và Công nghệ Sinh học - Đại học Huế (IREB) phối hợp với Bộ
TN&MT và Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên
nhiên (IUCN) tổ chức tại Huế, năm 2009 cả nước có 992.137 người dân
nông thôn bị tiêu chảy, 38.529 người mắc lỵ trực khuẩn, 3.021 người mắc
thương hàn do sử dụng nước sinh hoạt không đảm bảo vệ sinh, trong đó 88%
trường hợp mắc bệnh là do thiếu nước sạch.
Bảng 1.1 Các loại bệnh thƣờng xảy ra và lây lan do không sử dụng nguồn
nƣớc hợp vệ sinh ở Việt Nam
TT
Năm
Loại bệnh (lƣợt ngƣời/năm)
Thƣơng
hàn
Tả lỵ
Ỉa chảy
Nhiễm
giun
Lỵ trực khuẩn,
lỵ amib
1
2008
5.941
115.397
968.795
152.359
27.192
2

2009
3.021
38.529
992.137
170.000
28.972
3
2010
2.918
37.762
891.124
183.000
31.328
Nguồn Vụ Y tế Dự phòng – Bộ Y tế [5]
Trong những năm gần đây, mặc dù tỷ lệ tử vong ở trẻ em và tỷ lệ mắc
các bệnh truyền nhiễm đã giảm hẳn, song các bệnh liên quan tới nước và vệ
sinh môi trường vẫn là vấn đề lớn về sức khỏe ở Việt Nam. Bệnh tiêu chảy là
một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng ốm đau trên phạm vi
toàn quốc, làm cho khoảng 250.000 người phải nhập viện mỗi năm. Theo ước
tính mới đây, có tới 44% trẻ em Việt Nam bị nhiễm giun tóc, giun móc và
giun đũa. Đó cũng là một phần lý do tại sao Việt Nam vẫn là một trong những

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

9
nước có tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em cao nhất ở Đông Á, mà hầu hết các
bệnh nhiễm trùng đường ruột đều do các loại vi khuẩn, vi rút gây lên. Tuy
nhiên, do thời gian tồn tại của từng loại vi sinh vật gây bệnh có khác nhau nên
đặc điểm từng loại bệnh dịch cũng khác nhau và thời gian kéo dài ổ dịch cũng
khác nhau. Do đó nếu không được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh thì nguy

cơ bùng phát dịch bệnh là rất lớn, nhiều khi do sự thiếu hiểu biết của người
dân và với suy nghĩ đơn giản là nguồn nước tự khai thác tại gia đình như nước
giếng, nước mưa không có mùi vị lạ, không đục là nước sạch, nên người dân
đã sử dụng phải nguồn nước không đảm bảo vệ sinh có chứa nhiều chất gây
hại cho sức khỏe mà không biết, dẫn đến việc mắc phải các loại bệnh dịch
Bảng 1.2 Các loại bệnh nhiễm trùng đƣờng ruột và thời gian tồn tại của
các vi khuẩn trong nƣớc
Bệnh
Vi sinh gây bệnh
Thời gian sống trong
nƣớc (ngày)
Nƣớc
máy
Nƣớc
sông
Nƣớc
giếng
Tả
Vi khuẩn tả Eltor
1-10
0,5 - 92
1 - 92
Lỵ trực khuẩn
Shigella
5 - 16
19 – 92
-
Thương hàn
Salmonella typhi
2 - 20

4 - 183
1,0 – 107
Phó thương hàn
Các chủng khác của
Salmonella,Shigella,
Proteus….
2 - 10
21 –
183
-
Tiêu chảy ở trẻ em
Chứng Escherichia coli gây
bệnh
-
150
7 – 75
Bệnh do Leptospira



4-122
Nguồn : Vụ Y tế Dự phòng – Bộ Y tế [5]
Chính vì vậy, việc triển khai các chương trình cung cấp nước sạch cho
người dân đang được Chính phủ hết sức quan tâm với mục tiêu đến năm
2020: 100% dân số được cấp nước với tiêu chuẩn 165 lít/người/ ngày.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

10

1.1.1.4. Nguồn cung cấp nước chủ yếu trên trái đất
Các nguồn nước trong tự nhiên được chia thành 2 loại chủ yếu là:
Nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm. Ngoài ra còn có nguồn khác là nước
mưa, nguồn nước bổ cập cho nước mặt và nước ngầm:
- Nguồn nước ngầm: Độ ẩm của đất, nước dưới đất ở độ sâu tới 800 m,
nước dưới đất ở độ sâu hơn 800m
- Nguồn nước mặt: Các sông, các hồ nước ngọt, các hồ nước mặn và
biển.
Biểu đồ 1.1: Cơ cấu các nguồn nƣớc chủ yếu







Các loại nguồn nƣớc



Nguồn: Từ điển Wikipedia [23]
- Các nguồn khác: Băng ở các đại dương, nước từ các đại dương, lượng
nước bốc hơi từ các đại dương, lượng nước mưa rơi xuống các đại dương,
lượng nước chứa trong khí quyển, lượng mưa rơi xuống các lục địa, lượng
nước bốc hơi từ các lục địa, lượng nước thấm, lượng nước chảy bề mặt….
Nguồn này chiếm đến gần 70% lượng nước trên Trái đất, nhưng đây lại không
phải là nguồn sử dụng được cho con người ăn uống và sinh hoạt.

Nước mưa
13,94%

Nước máy
15,63%
Nước giếng khoan
21,66%
Giếng khơi (không
có nguồn ô nhiễm)
27,64%
Nước mua
0,74%
Nước suối, sông, ao,
hồ
9,89%
Giếng khơi (có
nguồn ô nhiễm)
6,89%
Nước máng lần
2,91%
Nguồn khác
0,71%

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

11
1.1.1.5. Nhu cầu sử dụng nước và nước sạch
Nhu cầu sử dụng nước sạch được Bộ xây dựng ban hành kèm theo tiêu
chuẩn TCN33-1985, với mỗi đối tượng sử dụng khác nhau thì lượng nước
tiêu thụ cũng khác nhau, ngoài ra nhu cầu nước sử dụng trung bình còn phụ
thuộc vào mức độ tiện nghi của các khu dân cư, các thành phố lớn, các khu
công nghiệp và các khu sản xuất nhỏ, cụ thể cho một số đối tượng sử dụng
được thể hiện trong các bảng tiêu chuẩn như sau:

- Tiêu chuẩn dùng nước theo đối tượng sử dụng phân theo địa bàn đối
với các thành phố lớn, khu công nghiệp [17]:
Bảng 1.3 Tiêu chuẩn dùng nƣớc sinh hoạt theo đối tƣợng sử dụng
T
T
Đối tƣợng sử dụng
Tiêu chuẩn
dùng nƣớc
trung bình
(l/ngƣời/ng.đ)
Hệ số
điều hoà
K
h max

1
Thành phố lớn, thành phố du lịch, nghỉ
mát, khu công nghiệp lớn
200 ÷ 250
1,5÷1,4
2
Thành phố vừa và nhỏ, khu công
nghiệp nhỏ
150 ÷ 250
1,7÷1,5
3
Thị trấn, trung tâm công nông nghiệp
80 ÷ 250
2,0÷1,7
4

Vùng nông thôn
25 ÷ 50
2,5÷2,0
Nguồn: Mạng lưới cấp nước tập1[17 ]
K
h max
: là tỷ số giữa lượng nước tiêu thụ trong giờ dùng nước lớn nhất so với giờ
dùng nước trung bình
Như vậy, đối với các thành phố lớn, thành phố du lịch, nghỉ mát và các
khu công nghiệp lớn lượng nước cần cho tiêu dùng hàng ngày là rất lớn từ
200 – 250 lít/người/ngày đêm, còn ở các vùng nông thôn do hệ thống tiện
nghi không có nhiều, chủ yếu họ chỉ dùng để đun nấu và chỉ có một bộ phận

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

12
nhỏ người dân khá giả mới sử dụng nên mức nhu cầu sử dụng nước bình quân
cũng rất ít.
- Tiêu chuẩn dùng nước đối với người dân tại các khu đô thị [17]
Bảng 1.4 : Nhu cầu sử dụng nƣớc cho ngƣời dân tại các khu đô thị
TT
Mức độ tiện nghi của nhà ở trong
các khu đô thị
Tiêu chuẩn dùng
nƣớc trung bình
(l/ngƣời/ng.đêm)
HS điều
hoà
K
h max


1
Nhà không trang thiết bị vệ sinh, lấy nước ở
vòi công cộng
40 ÷ 60
2,5÷2,0
2
Nhà chỉ có vòi nước, không có thiết bị vệ sinh
khác
80 ÷ 100
2,0÷1,8
3
Nhà có hệ thống cấp thoát nước bên trong
nhưng không có thiết bị tắm
120 ÷ 150
1,8÷1,5
4
Nhà có hệ thống cấp thoát nước bên trong có
thiết bị tắm hoa sen
150 ÷ 200
1,7÷1,4
5
Nhà có hệ thống cấp thoát nước bên trong, có
bồn tắm và có cấp nước nóng cục bộ
200 ÷ 300
1,5÷3,0
Nguồn: Mạng lưới cấp nước tập 1[17]
K
h max
: là tỷ số giữa lượng nước tiêu thụ trong giờ dùng nước lớn nhất so với giờ

dùng nước trung bình
- Đối với người dân tại các khu đô thị: Phân theo từng khu vực khác
nhau. Nhu cầu sử dụng nước cho hộ gia đình thường sử dụng vào việc đun
nấu phục vụ ăn uống tắm giặt cho con người, nước uống, tắm gội, xả thiết bị
vệ sinh, tưới rau, hoa quả, thảm cỏ Còn với các hộ gia đình, tùy vào số lượng
nhân khẩu khác nhau, tính chất vùng miền khác nhau mà nhu cầu sử dụng
nước và dịnh mức tiêu chuẩn sử dụng nước là khác nhau, các hộ có nhu cầu
phục vụ cho sản xuất như: xay xát, làm nghề chế biến tinh bột, làm bún, chế
biến nông sản, làm mắm, chế biến hải sản thì tính yêu cầu nước cho sản xuất
từ 20-40% tổng nhu cầu nước tiêu thụ. Với các hộ gia đình có trên 7 người, số
gia súc trong gia đình có trên 2 con thì tiêu chuẩn cấp nước cho người và gia

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

13
súc cũng nhiều hơn so với các hộ khác. Từ những tính toán này, mà các đơn
vị cấp nước sau quá trình khảo sát sẽ xây dựng được phương án cấp nước tốt
nhất, các dây chuyền công nghệ phù hợp nhất cho từng vùng, từng khu vực
dân cư nhằm phát huy hết hế mạnh của từng vùng. Tiêu chuẩn dùng nước của
hộ gia đình theo tính chất vùng, miền thể hiện tại bảng 1.5
Bảng 1.5 Nhu cầu dùng nƣớc cho hộ gia đình
T
T
Thành phần dùng nƣớc
Nhu cầu nƣớc cho một hộ gia đình
(ngày đêm)
Ven biển
Đồng
bằng
Trung

du
Miền núi
1
Số người một hộ
5 người
4 người
4 người
7 người
2
Tiêu chuẩn dùng nước
90
lít/người
165
lít/người
110
lít/người
88
lít/người
3
Nước sinh hoạt
450 lít
660 lít
440 lít
616 lít
4
Nước cho chăn nuôi gia súc
(2 con lợn, 1 con trâu hoặc
bò)
150 lít
190 lít

190 lít
220 lít

Tổng số
600 lít
850 lít
630 lít
836 lít
Nguồn: Mạng lưới cấp nước tập 1[ 17 ]
Đối với công nhân trong khi làm việc tại các nhà máy sản xuất thì tùy
theo từng mức độ công việc khác nhau mà nhu cấu sử dụng nước cũng khác
nhau, nếu công nhân làm việc trong môi trường nóng, bụi thì nhu cầu sử dụng
nước sẽ nhiều hơn công nhân làm việc tại các vị trí khác và ngược lại:
- Lượng nước tắm cho công nhân sau giờ làm việc là:
+/ Khoảng 40 lít cho một lần tắm/người đối với công nhân làm việc
trong các phân xưởng bình thường

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

14
+/ Khoảng 60 lít cho một lần tắm/người đối với công nhân làm việc
trong các phân xưởng nóng. Tỷ lệ số công nhân tắm trong các phân xưởng tuỳ
thuộc vào loại sản xuất, tính chất của công việc. Thời gian tắm trung bình là
40 phút, bảng 1.6.
Bảng 1.6 Định mức dùng nƣớc sinh hoạt cho công nhân
trong khi làm việc
TT
Loại phân xƣởng
Tiêu chuẩn
dùng nƣớc

ngày trung
bình
(l/ngƣời/ca)
HS điều
hoà
K
h max

1
Phân xưởng nóng toả nhiệt lớn hơn 20kcal -
32/h
35
2,5
2
Các phân xưởng khác
25
3,5
Nguồn: Mạng lưới cấp nước- Tập 1[ 17 ]
- Đối với hoạt động chữa cháy: Tiêu chuẩn sử dụng nước cho chữa
cháy [17], thể hiện tại bảng 1.7
Bảng 1. 7 Tiêu chuẩn sử dụng nƣớc cho chữa cháy
Số dân
x 1.000
Số đám
cháy đồng
thời
Lƣu lƣợng cho một đám cháy (l/s)
Nhà 2 tầng với
bậc chịu lửa
Nhà hỗn hợp các

tầng không phụ
thuộc bậc chịu lửa
Nhà ba tầng
không phụ thuộc
bậc chịu lửa
I,II,III
IV
đến 5
1
5
5
10
10
25
2
10
10
15
15
50
2
15
20
25
25
100
2
20
25
35

35
200
3
20
-
40
40
300
3
-
-
55
55
400
3
-
-
70
70
500
3
-
-
80
80
Nguồn: Mạng lưới cấp nước- Tập 1 [17 ]

×