Website: Email : Tel (: 0918.775.368
LỜI MỞ ĐẦU
Lĩnh vực hoạt động xuất nhập khẩu từ lâu đã chiếm một tầm quan
trọng hàng đầu trong sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia. Hoạt động
xuất khẩu là cơ sở của nhập khẩu và là hoạt động kinh doanh đem lại lợi
nhuận lớn, là phương thức thúc đẩy phát triển kinh tế hiệu quả. Mở rộng
xuất khẩu giúp tăng thu ngoại tệ, tạo điểu kiện cho nhập khẩu và xây dựng
hạ tầng cơ sở do đó Nhà nước ta luôn coi trọng các ngành kinh tế hướng
theo xuất khẩu, khuyến khích các thành phần kinh tế mở rộng xuất khẩu để
giải quyết công ăn việc làm và nâng cao mức sống.
Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của hoạt động xuất nhập
khẩu, Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu lương thực - thực phẩm Hà Nội đã
không ngừng thúc đẩy hoạt động kinh doanh của mình, nâng cao hiệu quả
xuất nhập khẩu và mở rộng thị trường. Qua thời gian thực tập tại công ty, em
đã có cơ hội tiếp xúc với thực tế và trang bị thêm kiến thức về xuất nhập
khẩu cho bản thân. Được sự giúp đỡ tận tình của cô giáo hướng dẫn và các
cô chú trong Công ty, em đã từng bước làm quen với thực tế và hoàn thiện
báo cáo thực tập này.
Kết cấu của báo cáo gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát về công ty cổ phần xuất nhập khẩu lương thực
thực phẩm Hà Nội.
Chương 2 : Các mặt hoạt động sản xuất - kinh doanh chủ yếu của
công ty.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp nhằm phát triển hoạt động
kinh doanh của công ty.
Xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên: Nguyễn Quang Huynh KDQT 46A
1
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU
LƯƠNG THỰC - THỰC PHẨM HÀ NỘI
I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
1. Quá trình hình thành của công ty:
Tên Công ty: Công ty cổ phần xuất nhập khẩu lương thực - thực phẩm
Hà Nội
Tên giao dịch: HANOI FOOD IMPORT - EXPORT JOINT STOCK
COMPANY
Tên viết tắt: VIHAFOODCO
Địa chỉ trụ sở chính: 84 Quán Thánh, Phường Quán Thánh, Quận Ba
Đình, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: (84.4) 7 150 371 - 7 150 321
Fax: (84.4) 7 150 328
Được thành lập ngày 20 tháng 03 năm 2001 theo quyết định số
27/2001/QĐ-BNN/TCCB của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, được
cổ phần hóa và đi vào hoạt động theo mô hình công ty cổ phần từ ngày 01
tháng 04 năm 2005.
2. Quá trình phát triển của công ty:
Từ khi thành lập đến nay công ty cổ phần xuất nhập khẩu lương thực
thực phẩm Hà Nội đã trải qua 2 giai đoạn phát triển chính:
Sinh viên: Nguyễn Quang Huynh KDQT 46A
2
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
- Giai đoạn 1: Trước tháng 3 năm 2005, Tiền thân của Công ty Cổ
phần Xuất nhập khẩu Lương thực - Thực phẩm Hà Nội là doanh nghiệp nhà
nước Công ty Lương thực Hà Nội, thành viên của Tổng Công ty Lương thực
Miền Bắc. Lúc này, Công ty lương thực Hà Nội là đơn vị thành viên hạch
toán kinh tế độc lập của Tổng công ty Lương thực Miền Bắc. Vốn điểu lệ
của công ty vào thời điểm đó là 17 tỷ 790 triệu VND.
- Giai đoạn 2: Sau tháng 3 năm 2005, Công ty tiến hành cổ phần hóa
và chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần theo quyết
định số 4435/QĐ-BNN-TCCB. Vốn điều lệ lúc này là 30 tỷ VND. Tuy nhiên
Tổng công ty lương thực miền Bắc vẫn nắm giữ 51% cổ phần của công ty,
49% còn lại là của các cổ đông khác.
3. Chức năng, nhiệm vụ của công ty:
Chức năng chủ yếu của công ty là:
- Trực tiếp xuất khẩu và nhận ủy thác xuất khẩu các mặt hàng nông
lâm sản, trong đó mặt hàng chủ đạo là gạo.
- Kinh doanh dịch vụ du lịch, cho thuê văn phòng, kho bãi…
Nhiệm vụ chủ yếu của công ty là:
- Chấp hành pháp luật Nhà nước, thực hiện các chế độ chính sách vể
quản lý, sử dụng và phát triển vốn, vật tư, tài sản, nguồn lực, thực hiện nghĩa
vụ đối với Nhà nước.
- Thực hiện đầy đủ mọi cam kết trong hợp đồng kinh tế đã ký kết với
các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước.
- Bảo vệ Công ty, bảo vệ môi trường, giữ gìn an ninh chính trị và an
toàn xã hội trong phạm vi quản lý của Công ty theo quy định của pháp luật.
Sinh viên: Nguyễn Quang Huynh KDQT 46A
3
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
II. MÔ HÌNH TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ BỘ MÁY QUẢN TRỊ
1. Cơ cấu tổ chức sản xuất theo không gian:
Các chi nhánh của Công ty gồm:
- Chi nhánh Công ty tại An Giang
- Chi nhánh Kinh doanh Gạo Chất lượng cao
- Chi nhánh Thương mại Hoàn Kiếm
- Chi nhánh Thương mại Đống Đa
- Chi nhánh Kinh doanh Lương thực - Thực phẩm
- Chi nhánh Dịch vụ - Du lịch
- Chi nhánh Kinh doanh Tổng hợp
- Chi nhánh Sản xuất chế biến Lương thực - Thực phẩm
2. Cơ cấu bộ máy quản trị:
SƠ ĐỒ: CƠ CẤU BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY
Sinh viên: Nguyễn Quang Huynh KDQT 46A
4
Trưởng
phòng tài
chính kế
toán
Trưởng
phòng kinh
doanh thị
trường
Trưởng
phòng tổ
chức hành
chính
Trưởng
phòng quản
lý đầu tư và
xây dựng
Trưởng bộ
phận đầu tư
tài chính
Đại hội đồng cổ đông
Hội đồng quản trị Ban kiểm soát
Ban giám đốc
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Nhiệm vụ và chức năng cụ thể các bộ phận :
Đại hội đồng cổ đông : Là cơ quan quyền lực cao nhất của Công ty
và bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết hoặc người được cổ
đông có quyền biểu quyết uỷ quyền. Đại hội đồng cổ đông có quyền thảo
luận, thông qua và quyết định các vấn đề của công ty đã được đưa vào
chương trình đại hội.
Hội đồng quản trị bao gồm : Một chủ tịch và 3 thành viên, được bầu
bằng hình thức bỏ phiếu kín tại đại hội cổ đông. Hội đồng quản trị quản lý
hoặc chỉ đạo thực hiện các hoạt động kinh doanh và các công việc của Công
ty trong phạm vi nhiệm vụ của mình. Hội đồng quản trị là cơ quan có đầy đủ
quyền hạn thực hiện tất cả các quyền nhân danh Công ty trừ những vấn đề
thuộc thẩm quyền của đại hội cổ đông. Hội đồng quản trị có trách nhiệm
giám sát giám đốc và các cán bộ quản lý khác của Công ty.
Chủ tịch hội đồng quản trị đồng thời là giám đốc của Công ty.
Ban kiểm soát : Gồm 3 thành viên do đại hội đồng cổ đông bầu bằng
hình thức bỏ phiếu kín. Ban kiểm soát có quyền : chỉ đinh, bãi nhiệm đơn vị
kiểm toán, các vấn đề liên quan đến kế toán và kiểm toán của Công ty, kiểm
tra báo cáo tài chính. Ban kiểm soát kiểm tra tính hợp lý và hợp pháp trong
quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, ghi chép và lập sổ sách kế toán,
báo cáo tài chính; Kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến việc điều hành
Công ty.
Ban giám đốc gồm :
Giám đốc : Giám đốc chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của Công ty trước
pháp luật, trước hội đồng quản trị. Giám đốc có quyền quyết định việc điều
hành của Công ty theo đúng kế hoạch, chính sách , pháp luật của Nhà nước,
đồng thời phải chịu trách nhiệm trước tập thể cán bộ công nhân viên về kết
Sinh viên: Nguyễn Quang Huynh KDQT 46A
5
Đại hội đồng cổ đông Ban kiểm soátHội đồng Quản trịBan giám đốc
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
quả hoạt động kinh doanh của Công ty. Vì vậy, giám đốc phải xác định mục
tiêu, nhiệm vụ đề ra, đồng thời phải hỗ trợ tạo điều kiện cho các phòng ban
chức năng thuộc Công ty thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Bên cạnh giúp
việc cho Giám đốc là Phó giám đốc và các phòng ban sau :
Phó giám đốc : Giám sát điều hành một số lĩnh vực công tác của Công ty
như Lao động, tiền lương, khen thưởng, kỷ luật, làm tham mưu cho giám
đốc về đầu tư kinh doanh và điều hành mọi công việc của Công ty khi Giám
đốc đi vắng.
Các phòng ban chức năng :
Phòng tài chính - kế toán: Thực hiện nhiệm vụ kinh doanh của công
ty, các công tác báo cáo chế độ kế toán theo quy định của Nhà nước, theo
định kỳ chế độ kế toán tài chính. Thực hiện chấp hành tốt các quy định về sổ
sách kế toán và thống kê, bảng biểu theo quy định của Nhà nước, chứng từ
thu chi rõ ràng hợp lệ. Chủ trương đề xuất với cấp trên về chính sách ưu đãi,
chế độ kế toán vốn, nguồn vốn, tài sản của doanh nghiệp nhằm hỗ trợ và đáp
ứng cho công ty kinh doanh có hiệu quả.
Phòng kinh doanh - thị trường: Nghiên cứu, khảo sát và đánh giá thị
trường, đề xuất định hướng mục tiêu phát triển thị trường của bộ phận kinh
doanh theo chiến lược chung của công ty; tìm hiểu các chính sách của Nhà
nước và pháp luật có liên quan nhằm tư vấn cho các bộ phận có liên quan để
định giá sản phẩm và dịch vụ (Kinh doanh Bất động sản, dịch vụ khai thác
và cho thuê điểm kinh doanh…) tại các dự án dự kiến triển khai.
Phòng tổ chức hành chính: Nghiên cứu đề xuất xây dựng bộ máy tổ
chức đội ngũ và tổ chức điều hành trong công ty. Xây dựng và hướng dẫn
thực hiện các nội quy, quy chế về định biên và quản lý biên chế. Lập và quản
lý hồ sơ về lương, thủ tục đề nghị nâng bậc và điều chỉnh lương hàng năm.
Sinh viên: Nguyễn Quang Huynh KDQT 46A
6
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Tổ chức quản lý, lưu trữ hồ sơ lý lịch của nhân viên, bổ sung và nhận xét
hàng năm.
Phòng quản lý đầu tư và xây dựng: Lên các kế hoạch đầu tư xây
dựng, tổ chức sửa chữa duy tu bảo dưỡng cơ sở vật chất. Thiết lập các hoạt
động quản lý về phát triển và mở rộng cơ sở hạ tầng của công ty.
Bộ phận đầu tư tài chính: Sử dụng hiệu quả nguồn tài chính của
công ty, đảm bảo thời gian quay vòng vốn và đem lại lợi nhuận thông qua
các kế hoạch đầu tư ngắn hạn hoặc dài hạn như mua bán cổ phiếu hoặc tham
gia góp vốn liên doanh, liên kết.
Mối quan hệ giữa các phòng ban: là mối quan hệ ngang cấp, cùng
giúp việc cho giám đốc công ty về chuyên môn và nghiệp vụ của mỗi phòng.
III. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KỸ THUẬT CHỦ YẾU
1. Đặc điểm về lao động:
Lao động của Công ty có tổng cộng là 263 người, không tính lao động
thời vụ, tuổi tác từ 22 đến 55 tuổi. Nếu xét trên 2 nhóm là giới tính và trình
độ thì ta có bảng biểu tổng hợp sau:
Bảng 1: Cơ cấu lao động của công ty VIHAFOODCO năm 2007
Chỉ tiêu phân bổ lao động Số lượng ( người ) Tỷ lệ ( % )
1. Tổng số lao động 263 100
2. Phân theo giới tính:
- Nam
- Nữ
72
191
27,37
72,63
3. Phân theo trình độ:
- Trên đại học
- Đại học
- Cao đẳng
- Trung cấp
- Phổ thông trung học
- Chưa tốt nghiệp PTTH
1
71
7
34
137
13
0,38
26,99
2,66
12,92
52,09
4,96
Nguồn: Phòng Kinh doanh - Thị trường công ty
Sinh viên: Nguyễn Quang Huynh KDQT 46A
7
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Nhìn chung, Công ty có cơ sở vật chất kỹ thuật tốt, hiện đại, đáp ứng
được yêu cầu kinh doanh của công ty. Hầu hết đội ngũ cán bộ có sức khỏe
tốt, được tuyển chọn và có kinh nghiệm trong kinh doanh.
Công ty đã thực hiện đầy đủ những quy định trong luật lao động do
Nhà nước ban hành. Trong mỗi hợp đồng đều ghi rõ điều kiện làm việc,
quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động.
Cơ cấu nhân viên tại các phòng nghiệp vụ năm 2007:
- Phòng tài chính kế toán: 5 người
- Phòng kinh doanh thị trường: 4 người
- Phòng quản lý đầu tư: 3 người
- Phòng tổ chức hành chính: 15 người
( Nguồn: Phòng Kinh doanh - Thị trường công ty )
2. Đặc điểm về vốn và nguồn vốn:
Bảng 2: Tình hình vốn kinh doanh của Công ty (2003-2005)
Đơn vị: Triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
2003 2004 2005
Phân theo cơ cấu vốn:
-Vốn cố định
-Vốn lưư động
Tổng vốn kinh doanh
Phân theo nguồn vốn:
-Nguồn vốn chủ sở hữu
-Nguồn vốn vay ngân hàng
Tổng vốn kinh doanh
Tỷ lệ % tăng
15.523
54.230
69.753
25.000
44.753
69.753
16.750
60.737
77.487
25.000
52.487
77.487
11%
25.950
72.885
98.835
30.000
68.835
98.835
27.55%
Nguồn: Phòng tài chính kế toán Công ty.
Năm 2003, tổng số vốn kinh doanh của Công ty là 69.753 triệu đồng.
Năm 2004, tổng số vốn kinh doanh là 77.487 triệu đồng, tăng 11% so với
Sinh viên: Nguyễn Quang Huynh KDQT 46A
8
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
năm 2003. Năm 2005 do quy mô kinh doanh của công ty mở rộng, nên nhu
cầu về vốn lớn. Lượng vốn của công ty lên tới 98.835 triệu đồng, tăng
27,55% so với năm 2004.
Nguồn vốn của công ty là nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn vay
ngân hàng. Qua bảng số liệu có thể thấy, nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỉ
trọng nhỏ ( 35,84% năm 2003 ), chủ yếu là nguồn vốn vay ngân hàng. Trong
giai đoạn 3 năm từ 2003- 2005, lượng vốn chủ sở hữu thay đổi không đáng
kể, cụ thể : lượng vốn giữ nguyên trong 2 năm 2003 và 2004, sau đó tăng 5
tỷ vào năm 2005. Bên cạnh đó, lượng vốn vay ngân hàng tăng nhanh qua các
năm, năm 2004 tăng 17,28% so với năm 2003 và % tăng của năm 2005 là
31,14%. Điều này là do yêu cầu mở rộng hoạt động kinh doanh và phát triển
thị trường của công ty trong điểu kiện lượng vốn chủ sở hữu không đủ đáp
ứng.
Sinh viên: Nguyễn Quang Huynh KDQT 46A
9
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
CHƯƠNG 2
CÁC MẶT HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT - KINH DOANH CHỦ
YẾU CỦA CÔNG TY
I. LĨNH VỰC KINH DOANH
- Kinh doanh lương thực, nông lâm sản; các sản phẩm chế biến từ
lương thực, thức ăn gia súc, các sản phẩm công nghiệp, hàng tiêu dùng, phân
bón phục vụ sản xuất nông nghiệp…
- Kinh doanh, chế biến, xuất khẩu trực tiếp, cung ứng và ủy thác xuất
khẩu mặt hàng gạo tiêu chuẩn xuất khẩu Việt Nam (5% tấm, 10% tấm, 15%
tấm, 20% tấm, 25% tấm…).
- Kinh doanh, chế biến các mặt hàng gạo chất lượng cao.
- Xay sát, nuôi trồng, chế biến lương thực, nông, lâm, hải sản.
- Đầu tư và kinh doanh bất động sản. Thuê và cho thuê văn phòng,
kho bãi....
- Dịch vụ du lịch, dịch vụ khách sạn, nhà hàng ăn uống…
Công ty tập trung vào kinh doanh các sản phẩm lương thực, thực
phẩm phục vụ tiêu dùng trong nước cũng như phục vụ cho xuất khẩu. Công
ty có một nhà máy Chế biến Gạo theo tiêu chuẩn xuất khẩu tại Châu Đốc,
An Giang với năng lực chế biến khoảng 60.000 - 75.000tấn/năm. Thêm vào
đó là một chi nhánh Kinh doanh Lương thực - Thực phẩm cùng với một chi
nhánh Kinh doanh Gạo Chất lượng cao với khả năng cung cấp khoảng
5.000- 7.000 tấn/năm các loại gạo chất lượng cao. Ngoài ra, một lĩnh vực
khác cũng được công ty rất chú trọng khai thác đó là phát triển dịch vụ du
lịch theo tour và các chi nhánh Dịch vụ - du lịch. Đây là một lĩnh vực đóng
Sinh viên: Nguyễn Quang Huynh KDQT 46A
10
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
góp một phần lợi nhuận không nhỏ vào nguồn thu của công ty, chiếm
khoảng 10% tổng doanh thu của công ty.
II. CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY
Những lĩnh vực mà công ty chú trọng khai thác cũng thể hiện một
phần chiến lược kinh doanh mà công ty đang theo đuổi. Đó là: Đa dạng hóa
ngành nghề, mà trước mắt là phát triển sản phẩm gạo chất lượng cao và dịch
vụ du lịch.
Dựa trên sự gia tăng về yêu cầu cũng như nhu cầu của người tiêu dùng
trong nước và quốc tế về sản phẩm gạo, công ty đã lập kế hoạch phát triển
sản phẩm gạo chất lượng cao, trong đó các khâu từ giống lúa, thu mua nhiên
liệu, xay sát đến đóng gói thành phẩm đều được kiểm soát chặt chẽ nhằm
đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật về sản phẩm.
Công ty không đơn thuần chỉ là một doanh nghiệp kinh doanh xuất
nhập khẩu các sản phẩm nông, lâm sản mà còn mở rộng sang các lĩnh vực
kinh doanh khác. Bám sát với chiến lược đa dạng hóa ngành nghề, cùng với
việc nhận thấy du lịch là một thị trường kinh doanh có thể đem lại lợi nhuận
cao cho doanh nghiệp cũng như có khả năng quảng bá được tên tuổi của
mình, công ty đã lựa chọn phát triển dịch vụ du lịch.
III. SẢN PHẨM CHỦ YẾU VÀ THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ
1. Danh mục sản phẩm:
• Gạo tiêu chuẩn xuất khẩu Việt Nam:
- Gạo Jasmine: tỉ lệ tấm 5%; độ ẩm 14%; tạp chất 0,1%; thóc 7 hạt/kg;
độ trong của hạt 90%; hạt phấn 3% tối đa; hạt vàng 0,2% tối đa; hạt hỏng
0,2% tối đa; hạt nếp 0,2% tối đa. Mùa vụ: 2005.
Sinh viên: Nguyễn Quang Huynh KDQT 46A
11