Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

Hoạt động thẩm định dòng tiền và suất chiết khấu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (275.29 KB, 29 trang )

Lời mở đầu:
Trong quá trình phân tích hiệu quả tài chính của một dự án đầu tư, một
nội dung quan trọng trong công tác thẩm định mang tính quyết định là công
tác thẩm định dòng tiền và suất chiết khấu. Để làm rõ nội dung, nhóm chúng
em xin trình bày đề tài " Hoạt động thẩm định dòng tiền và suất chiết khấu".
Chương 1: Lý thuyết về dòng tiền và suất chiết khấu
1.1. Dòng Tiền:
1.1.1 Khái niệm:
Quá trình thực hiện dự án thường kéo dài trong rất nhiều năm, trong những
năm đó thường phát sinh các khoản thu và chi. Những khoản thu và chi đó đã
tạo ra dòng tiền thu và chi của dự án. Dòng tiền ròng của dự án là khoản
chênh lệch giữa các khoản thu và khoản chi trong từng năm hoạt động của dự
án. Dòng tiền được sử dụng chủ yếu để tính toán là dòng tiền sau thuế.
Dòng tiền sau thuế được xác định = Dòng tiền ròng – dòng thuế.
1.1.1.1 Các loại dòng tiền:
Dòng tiền đều là các khoản tiền bằng nhau, xảy ra qua một thời kỳ nhất đinh.
Dòng tiền không đều là các khoản tiền khác nhau xảy ra trong một thời kỳ
nhất định
1.1.1.2 Dòng các khoản thu chi trong dự án dùng để tính dòng tiền
- Dòng chi phí đầu tư ban đầu: Là toàn bộ chi phí bỏ ra cho việc xấy dựng
công trình và tạo ra tài sản lưu động.
- Giá trị bổ sung tài sản: Gồm có chi phí đầu tư thay mới và bổ sung tài sản
cũng như mở rộng sản xuất.
- Chi phí vận hành hàng năm: Chi phí vận hành hàng năm của dự án bao gồm:
chi phí nguyên, nhiên vật liệu, năng lượng, tiền lương, chi phí bảo dưỡng máy
móc thiết bị….
- Dòng thu của dự án: gồm có doanh thu và các khoản thu khác ( thanh lý tài
sản cố đinh và thu hồi vồn lưu động).
1
1.1.1.3 Tác dụng của việc tính dòng tiền:
Dòng tiền dung để tính giá trị hiện tại ròng (NPV) và giá trị tương lai ròng


(NFV)
sau khi đã chiết khấu và tương lai hóa.
Sơ đồ triết khấu dòng tiền:
0 1 2 3 n
CF0 CF1 CF2 CF3 CFn





Sơ đồ hiện tại hóa dòng tiền:
0 1 2 n-1 n
CF0 CF1 CF2 CFn-1 CFn
CFn-1(1+k)
2
1.1.2. Các quan điểm về dòng tiền
Đứng trên các chủ thể khác nhau của nền kinh tế thì có những quan điểm
khác nhau về dòng tiền. Hiện nay việc xác lập dòng tiền dự kiến có thể được
xem xét trên 2 góc độ : Góc độ “tổng vốn đầu tư” và góc độ “chủ đầu tư”.
Đối với các chủ thể là tổ chức tài trợ vốn , ngân hàng, chính phủ thì thường
quan tâm tới dòng tiền được lập trên góc độ tổng vốn đầu tư bởi lẽ nó thể
hiện được tiềm lưc tài chính và hiệu quả của toàn bộ dự án . Còn đối với chủ
đầu tư họ lại ưa thích việc xác lập dòng tiền trên góc độ chủ đầu tư do nó cho
thấy được phần vốn mà chủ đầu tư thực sự bỏ ra để thực hiện dự án và những
gì họ thu được thêm so với khi không có, qua đó sẽ giúp chủ đầu tư thấy được
lợi ích thực sự mình có được từ dự án và có những quyết định đầu tư đúng
đắn nhất. Để thấy được sự khác nhau giữa hai quan điểm nhìn nhận về việc
xác lập dòng tiền này , sau đây chúng ta sẽ đi sâu phân tích nội dung của từng
quan điểm
Quan điểm xác lập dòng tiền trên góc độ “ Tổng vốn đầu tư” cho biết tổng

vốn đầu tư của dự án là bao nhiêu, các khoản thu và các khoản chi của toàn bộ
dự án, đối với các khoản vốn vay từ các tổ chức tài chính thì được tính vào
tổng vốn đầu tư là khoản tiền chi để thực hiện dự án . Khác với góc độ “tổng
vốn đầu tư”, góc độ “chủ đầu tư”lại coi vốn vay các tổ chức tài chính là dòng
tiền vào hay khoản thu và khoản trả nợ gốc và lãi là dòng tiền ra hay khoản
chi. Với các dự án mà chủ đầu tư bỏ hoàn toàn vốn thì dòng tiền được xác lập
trên góc độ “chủ đầu tư” với dòng tiền xác lập trên góc độ “tổng vốn đầu tư”
là một. Trong báo cáo dòng tiền của dự án được lập trên góc độ “chủ đầu tư”
thì các chi phí tận dụng những tài sản sẵn có không được tính vào vốn đầu tư
ban đầu của chủ đầu tư còn góc độ “tổng vốn đầu tư “ thì được tính vào. Ví
dụ như , một dự án mở rộng quy mô sản xuất , Với điều kiện hiện có máy móc
thiết bị cũ chỉ sản xuất được 50% công suất , nếu dự án được thực hiện việc
tận dụng máy móc thiết bị cũ này lại mang lại cho doanh nghiệp đạt được
80% công suất . Tuy nhiên giá trị của thiết bị cũ này lại không được phân bổ
cho dự án đầu tư mở rộng khi thiết lập dòng tiền theo góc độ “chủ đầu tư”
nhưng được tính vào tổng vốn đầu tư khi xem xét từ góc độ “tổng vốn đầu
3
tư”. Ngoại lệ đối với dự án thành phần tức là các máy móc thiết bị sản xuất
sản phẩm dư thừa là có chủ ý của chủ đầu tư để phục vụ cho các dự án tiếp
theo thì những thiết bị này được tính vào chi phí của dự án đầu tư mới và khi
đó phải xem xét hiệu quả tài chính trên dự án đầu tư tổng thể chứ không chỉ
chú trọng vào các dự án thành phần.
Để hiểu rõ hơn về cách xác lập dòng tiền trên hai góc độ, bài viết xin đưa ra
một ví dụ cụ thể để tính toán như sau
Giả sử một dự án xây dựng nhà máy sản xuất nước đóng chai với tổng mức
vốn đầu tư là 100 trong đó vốn tự có của nhà máy là 60, vốn vay ngân hàng là
40 với lãi suất là 10%/ năm, để dễ phân tích giả định nhà máy này hoạt động
trong 1 năm , khấu hao bằng với vốn đầu tư ban đầu, Lãi vay và nợ gốc trả hết
vào cuối năm 1 và giả sử là không có giá trị thanh lý. Dự án tạo ra doanh thu
năm thứ 1 là 160, khoản chi phí (bao gồm nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ,

năng lượng, tiền lương và các khoản có liên quan tới lương, chi phí quản lý
nhưng chưa kể chi phí khấu hao và lãi vay) là 20 với giả định doanh thu và
chi phí được thanh toán ngay . Thuế thu nhập doanh nghiệp là 25 %. Khi đó ta
có:
Đứng trên góc độ” tổng vốn đầu tư “ thì dòng tiền năm 1 được xác định như
sau:
Năm 0 1
1.Tổng vốn đầu tư 100
2. Doanh thu 160
3. Chi phí( Không có khấu hao, lãi vay) 20
4. Khấu hao 100
5. Lãi vay 4
6. Thu nhập chịu thuế 36
7. Thuế 9
h8. Thu nhập sau thuế 27
Dòng tiền -100 131
Đứng trên góc độ” chủ đầu tư“ thì dòng tiền năm 1 được xác định như sau:
Năm 0 1
1.Tổng vốn đầu tư 60
2. Doanh thu 160
3. Chi phí( Không có khấu hao, lãi vay) 60(=20+40)
4. Khấu hao 60
5. Lãi vay 4
4
6. Thu nhập chịu thuế 36
7. Thuế 9
8. Thu nhập sau thuế 27
Dòng tiền -60 91
Từ 2 bảng dòng tiền trên ta thấy rằng khi đứng trên góc độ “chủ đầu tư” nếu
không vay vốn ngân hàng thì tại thời điểm 0 chủ đầu tư bỏ toàn bộ vốn là

-100 và thu được 131 vào thời điểm 1. Nếu chủ đầu tư vay vốn ngân hàng thì
dòng tiền ở thời điểm 0 là -60 và ở thời điểm 1 là 91. Điều này cho thấy , việc
đi vay vốn sẽ mang lại lợi ích cho chủ đầu tư nhiều hơn là trường hợp tự bỏ
vốn. Tương tự xét đối với các dự án mở rộng sản xuất , tận dụng được máy
móc thiết bị cũ hiện có thì lợi ích mang lại cho chủ đầu tư cũng lớn hơn
trường hợp phải tự bỏ vốn mà không có sẵn máy móc thiết bị cho nên việc
các chủ đầu tư tận dụng được những tài sản hiện có, dư thừa mà không thu
hồi được sẽ mang lại cho chủ đầu tư hiệu quả tài chính cao hơn.Từ đây ta có
thể thấy được đối với các dự án tài trợ bằng vốn vay và có thể tận dụng được
những tài sản sãn có sẽ mang lại cho chủ đầu tư khả năng sinh lợi cao hơn các
dự án mà chủ đầu tư tài trợ hoàn toàn
Hiện nay, trong hầu hết các báo cáo nghiên cứu khả thi chỉ mới xây dựng
dòng tiền trên góc độ “tổng vốn đầu tư” mà chưa đứng trên góc độ “chủ đầu
tư”. Do đó, dòng tiền trên góc độ “tổng vốn đầu tư” chỉ thể hiện sức mạnh tài
chính của tổng thể của dự án mà chưa nhìn thấy một cách rõ ràng hiệu quả tài
chính mang lại cho chủ đầu tư. Đối với chủ đầu tư, dòng tiền được thiết lập
trên góc độ “chủ đầu tư” cho thấy khoản chi phí phải bỏ ra và lợi ích thực sự
thu được khi tiến hành dự án. Bởi vậy mà, chủ đầu tư biết được hiệu quả tài
chính mang lại cho họ, từ đó đưa ra quyết định đầu tư đúng. Quyết định thực
hiện dự án của chủ đầu tư là điều kiện cần; quyết định của các nhà tài trợ vốn
cho dự án và của cơ quan thẩm định và cho phép dự án đi vào hoạt động là
điều kiện đủ để dự án có thể được triển khai. Do đó, người lập dự án nên xây
dựng dòng tiền trên góc độ “chủ đầu tư” bên cạnh việc xây dựng dòng tiền
trên góc độ “tổng vốn đầu tư”, tuy không cần trình bày trong báo cáo nghiên
cứu khả thi, để giúp chủ đầu tư hiểu rõ những lợi ích, chi phí và hiệu quả tài
chính mang lại cho chủ ðầu tý khi có dự án so với khi không có dự án. Trong
thời gian tới, các cõ quan quản lý cần yêu cầu chủ đầu tư thiết lập báo cáo
dòng tiền dự kiến theo góc độ “chủ đầu tư” trong phân tích tài chính dự án
đầu tư. Nhờ đó, các cơ quan thẩm định dự án có thể thấy rõ những lợi ích và
chi phí mà chủ đầu tư và các bên liên quan (các bên góp vốn, ngân hàng, các

tổ chức tài chính...) được hưởng và phải bỏ ra khi thực hiện dự án
5
1.1.3. Căn cứ và phương pháp xác định dòng tiền
Dòng tiền sau thuế = Dòng tiền ròng – Dòng thuế
Dòng các khoản thu và chi của dự án bao gồm:
- Dòng chi phí vốn đầu tư ban đầu của dự án: gồm vốn cố định và vốn lưu
động. Dòng chi phí này phát sinh trong quá trình thi công xây dựng công trình
và những năm của tài sản lưu động ban đầu.
- Giá trị đầu tư bổ sung tài sản: khoản chi phí này phát sinh nếu tuổi thọ kinh
tế của dự án lớn hơn tuổi thọ kỹ thuật của tài sản cố định hoặc dự án có nhu
cầu mở rộng quy mô hoạt động, thay đổi lượng sản xuất…..
- Dòng chi phí vận hành hàng năm: bao gồm các khoản chi phí xảy ra trong
những năm vận hành khai thác. Dòng chi phí này không bao gồm khấu hao và
lãi vay.
- Dòng thu của dự án: Dòng thu được thể hiện ở các khoản doanh thu trong
từng năm hoạt động của dự án.
Việc xác định dòng tiền sau thuế được thể hiện qua bảng sau:
Bảng xác định dòng tiền:
0 1 2 … n
1. Doanh thu
2. Thu khác
3. VĐT
4. Chi phí vận hành hàng
năm(không KH và lãi vay)
5. Khấu hao
6. Lãi vay
7. Thu nhập chịu thuế (7=1-4-
5-6)
8. Thuế thu nhập doanh nghiệp
9. Thu nhập sau thuế(9=7-8)

10. Chi phí bổ sung tài cố định
6
11. Dòng tiền -I 11=9+5+6-
10+2
Có hai cách xác định dòng tiền sau thuế:
Theo phương pháp trực tiếp, người lập dự án liệt kê các khoản thu, chi
bằng tiền dự kiến sẽ phát sinh trong từng giai đoạn để tính được dòng tiền
ròng trong suốt chu kỳ của dự án đầu tư. Theo đó:
11= (1+2) – (3+4+8+10)
Theo phương pháp gián tiếp, dòng tiền sau thuế được tính bằng cách lấy
thu nhập ròng sau thuế cộng lại khấu hao, và điều chỉnh tăng (giảm) tài sản và
các khoản phải trả đầu kỳ với cuối kỳ.
11= 9+ 5+ 6- 10+ Thu hồi vốn lưu động
1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới dòng tiền
-Chi phí đất đai:
Đây là chi phí ban đầu để hình thành vốn cố định cho các dự án đầu tư. Đối
với chi phí đất đai trong cách xác lập dòng tiền thì có 2 loại:
Thứ nhất là chi phí mua đất , do chi phí mua đất là một khoản đầu tư riêng
trong dài hạn và đất đai là tài sản cố định của doanh nghiệp cho nên trong quá
trình tính toán không đưa chi phí này vào dòng tiền của dự án . Để tránh
những sai sót trong quá trình các tổ chức thẩm định dòng tiền của dự án thì
đòi hỏi loại chi phí này cần có xác nhận của các cơ quan có thẩm quyền và có
văn bản cụ thể đúng theo quy định của bộ tài chính
Thứ hai là các chi phí khác có liên quan tới đất đai những chi phí này lại
được tính vào dòng tiền của dự án bởi vì nó phục vụ cho quá trình vận hành
hoạt động của dự án. Ví dụ như:
- Chi phí cải thiện, san lấp, tái định cư,giải phóng mặt bằng cho dự án đầu tư:
Đây là chi phí cần thiết để luôn được đòi hỏi để nhằm giúp các dự án diễn ra
một cách có hiệu quả và khi xác lập dòng tiền thì nó thường được đưa vào
khoản mục tổng mức đầu tư của dự án

- Chi phí cơ hội của việc sử dụng đất: Là khoản chi phí cơ hội so sánh của
doanh nghiệp hy sinh đất đai để thực hiện dự án đó , nó cũng là một khoản
mục được tính vào tổng mức đầu tư khi xây dựng dòng tiền
7
- Chi phí thuê đất hàng năm : Đối với các dự án dùng đất thuê để thực hiện thì
cần phải đươc tính vào khoản mục dòng tiền ra như là một khoản chi phí hằng
năm
-Chi phí chìm:
Là khoản chi phí là những chi phí đã phát sinh trước khi có quyết định thực
hiện dự án, vì vậy dù dự án có được thực hiện hay không thì chi phí này cũng
xảy ra rồi . Do đó, chi phí chìm không được tính vào ngân lưu của dự án
-Chi phí gián tiếp
Chi phí gián tiếp là tất cả các chi phí khác ngoài chi phí trực tiếp (–là các chi
phí có thể xác định được với một sản phẩm, một dịch vụ hay một hoạt động
nhất định) mà bạn cần để tiến hành hoạt động kinh doanh của mình. Các chi
phí gián tiếp không liên quan trực tiếp tới một sản phẩm hay dịch vụ cụ thể
nào,đó là các chi phí chung cho toàn bộ hoạt động kinh doanh.Chi phí gián
tiếp được xem như sự tăng thêm trong vốn luân chuyển , sự tăng thêm trong
hàng tồn kho, khoản phải trích như khấu hao, lãi vay …mà ta phải bỏ ra khi
thực hiện dự án so với khi ta không thực hiện dự án . Do đó cần phải được
tính chi phí này khi xác định dòng tiền và cần phải có biện pháp giảm thiểu
tối đa loại chi phí này bởi đối với nhà đầu tư thì chi phí sản xuất, doanh thu và
lợi nhuận là mối quan tâm hàng đầu. Chi phí thấp, phù hợp, tỉ lệ giữa chi phí
và doanh thu, tỉ lệ giữa chi phí và lợi nhuận càng thấp thì nhà đầu tư càng có
lợi
-Chi phí cơ hội:
Chi phí cơ hội là những khoản thu nhập mà công ty phải mất đi do sử dụng
nguồn lực của công ty vào dự án. Chi phí cơ hội không phải là một khoản
thực chi nhưng vẫn được tính vào dòng ngân lưu vì đó là một khoản thu nhập
mà công ty phải mất đi khi thực hiện dự án

Chi phí lịch sử: Là chi phí cho những tài sản sẵn có của công ty, được sử dụng
cho dự án. Chi phí này có được tính vào ngân lưu của dự án hay không là tùy
theo chi phí cơ hội của tài sản, nếu chi phí cơ hội của tài sản bằng không thì
không tính, nhưng nếu tài sản có chi phí cơ hội thì sẽ được tính vào ngân lưu
dự án như trường hợp chi phí cơ hội
-Chi phí giao hàng và lắp đặt:
Chi phí giao hàng và lắp đặt xảy ra khi công ty mua sắm TSCĐ phục vụ
cho dự án phải được kể đến khi xác định dòng tiền tăng thêm
8
Khi công ty muốn mua sắm tài sản cố định phục vụ cho dự án thì sẽ phải mất
chi phí vận chuyển từ nhà cung cấp đến nhà xưởng của công ty và chi phí để
lắp đặt những tài sản đó cũng sẽ đều bị tính vào nguyên giá của tài sản đó ,vì
vậy nó tác động làm tăng dòng tiền chi ra của công ty. Cho nên để làm tăng
giá trị dòng tiền tăng thêm thì cần giảm khoản chi ra. Điều này đòi hỏi các
công ty phải có kế hoạch quản lý nhằm giảm thiểu tối đa lượng chi phí giao
hàng và lắp đặt
-Thuế thu nhập doanh nghiệp:
Trong phương pháp xác định dòng tiền thì ta có thể thấy rằng dòng tiền được
xác định bằng công thức: Thu nhập sau thuế + khấu hao+ lãi vay- Giá trị đầu
tư bổ sung+ Thu hồi vốn lưu động. Do đó thuế thu nhập doanh nghiệp có tác
động tới sự biến động của dòng tiền. Nếu thuế thu nhập càng cao thì thu nhập
sau thuế thấp và dẫn đến dòng tiền của dự án thấp : Ngược lại nếu thuế thu
nhập thấp thì làm cho thu nhập sau thuế cao từ đó làm tăng dòng tiền của dự
án . Do đó đối với cơ quan quản lý nhà nước cần có những biện pháp giảm
thuế thu nhập doanh nghiệp để khuyến khích đẩy nhanh các hoạt động đầu tư
vào quốc gia, bởi lúc này các nhà đầu tư sẽ kì vọng thu được lợi nhuận cao
trong tương lai
- Vốn lưu động ròng tăng thêm:
Là chênh lệch giữa phần gia tăng tài sản lưu động và phần gia tăng nợ ngắn
hạn phải trả tương ứng

Δ nhu cầu VLĐ = Δ TSLĐ – Δ Khoản phải trả
Sự ảnh hưởng của vốn lưu động ròng tăng thêm đến dòng tiền theo góc
độ của chủ đầu tư: chủ đầu tư luôn quan tâm tới phần vốn mà chủ đầu tư thực
sự bỏ ra để thực hiện dự án và những gì họ thu được thêm so với khi không có
dự án. Chủ đầu tư coi vốn vay các tổ chức tài chính là dòng tiền vào hay
khoản thu và khoản trả nợ gốc và lãi là dòng tiền ra hay khoản chi.
Đối với chủ đầu tư, dòng tiền được thiết lập trên góc độ “chủ đầu tư”
cho thấy khoản chi phí phải bỏ ra và lợi ích thực sự thu được khi tiến hành dự
án. Do đó, chủ đầu tư biết được hiệu quả tài chính mang lại cho chủ đầu tư, từ
đó đưa ra quyết định đầu tư đúng. Nếu thấy dự án có lợi, chủ đầu tư mới
thuyết phục các nhà tài trợ góp vốn cho dự án. Quyết định thực hiện dự án của
chủ đầu tư là điều kiện cần; quyết định của các nhà tài trợ vốn cho dự án và
của cơ quan thẩm định và cho phép dự án đi vào hoạt động là điều kiện đủ để
dự án có thể được triển khai.
9
Vốn lưu động ròng tăng thêm về tài sản lưu động : chủ đầu tư đã đầu tư
thêm về tài sản lưu động như Vật tư, nguyên, nhiên liệu (chủng loại, số lượng,
giá trị)… vào dự án đầu tư là dòng tiền chảy vào nhiều hõn. Ðầu tý nhiều tài
sản lýu ðộng vào dự án làm cho dự án mang tính khả thi, tiến hành nhanh
chóng và hiệu quả hõn khi có vốn và kỹ thuật. Ðiều kiền cần và ðủ ðể tiến
hành 1 dự án.
Vốn lýu ðộng ròng tăng thêm do giảm các khoản phải trả như nợ ngắn
hạn, lãi vay… Dòng tiền để đầu tư vào dự án sẽ nhiều hơn và sử dụng có hiệu
quả hơn. Tránh được các khoản chi phí không cần thiết, không liên quan đến
dự án
-Tác động của dự án đến các bộ phân khác của công ty:
Một số công ty , tập đoàn lớn có thể cùng một lúc thực hiện nhiều dự
án , hoạt động với số lượng vốn lớn và chúng có thể có ảnh hưởng đến nhau
theo chiều hướng tốt hoặc xấu. Tùy thuộc vào mục đích mà các dự án có ảnh
hưởng khác nhau tới hoạt động kinh doanh của công ty, do đó sẽ tác động đến

doanh thu, chi phí bỏ ra đối với dự án đó . Hay nói cách khác là nó sẽ làm
thay đổi dòng tiền của công ty. Do đó để hạn chế ảnh hưởng xấu và phát huy
tác động tích cực của dự án đối với dòng tiền cũng như hiệu quả hoạt động
của công ty thì cần phải làm gì? Điều này cần được công ty cân nhắc kĩ
lưỡng. Một dự án đươc tiến hành mà làm cho tổng lợi nhuận của công ty bị
giảm xuống trong một thời gian dài thì không nên tiếp tục. Hay một dự án có
khả năng hỗ trợ, làm tăng lợi nhuận của toàn công ty thì nên được tiếp tục
phát triển.
1.2. Suất chiết khấu
1.2.1. Khái niệm suất chiết khấu:
Tỷ suất “r” được sử dụng trong việc tính chuyển các khoản tiền phát sinh
trong kì phân tích về cùng một mặt bằng thời gian hiện tại hoặc tương lai,
đồng thời nó được dùng làm độ đo thời hạn để đánh giá hiệu quả các dự án
đầu tư. Xác định tỉ suất “r” có ý nghĩa rất quan trọng tới việc đánh giá tính
thành bại của dự án.
Để xác định được chính xác lãi xuất r dựa trên cơ sở là lãi suất thực thì chúng
ta trước hết phải phân biệt rõ lãi suất thực và lãi suất danh nghĩa:
- Lãi suất danh nghĩa là lãi suất mà thời đoạn phát biểu mứa lãi suất không
trùng với thời đoạn ghép lãi.
10
- Lãi suất thực là lãi suất mà thời đoạn phát triển mức lãi trùng với thời đoạn
ghép lãi.
Đối với tỷ suất r thì việc xác định cũng dựa vào nguồn vốn. vốn chủ yếu từ 2
nguồn đó là: vốn chủ sở hữu và vồn vay.
Đối với nguồn vốn vay thì tỷ suất r dựa vào lãi suất thực tế trên thị trường. lãi
suất này được ngân hàng nhà nước công bố, và phụ thuộc chủ yếu vào các yếu
tố như: cung cầu tiền tệ, lạm phát, ổn định kinh tế, các chính sách của nhà
nước…
Đối với nguồn vồn chủ sở hữu thì tỷ suất này được xác định bởi chính chi phí
cơ hội cao nhất của khoản tiền bỏ ra có thể sử dụng vào việc khác. Vấn đề xác

định chính xác tỷ suất này cũng có ảnh hưởng rất lớn tới suất chiết khấu
chung của toàn bộ dự án. Cũng như khâu thẩm định tỉ suất chiết khấu và thẩm
định khía cạnh tài chính dự án.
1.2.2. Các quan điểm lựa chọn tỷ suất chiết khấu:
Tỷ suất chiết khấu đóng vai trò quan trọng trong việc xác định các chỉ tiêu
đánh giá hiệu quả tài chính của dự án, ảnh hưởng đến tính khả thi của dự án.
Do vậy việc xác định tỷ suất chiết khấu một cách chính xác là một điều vô
cùng cần thiết. Tuy nhiên, đứng ở mỗi góc độ khác nhau thì cách nhìn nhận và
xác định tỷ suất này lại có những điểm khác nhau. Dưới đây là 3 góc độ được
đưa ra xem xét, đó là: quan điểm của chủ đầu tư, quan điểm của Nhà nước và
quan điểm của các tổ chức tín dụng (Ngân hàng)
1.2.2.1. Quan điểm của chủ đầu tư:
Quan điểm chủ đầu tư, còn gọi là quan điểm chủ sở hữu hay quan điểm cổ
đông, mục đích nhằm xem xét giá trị thu nhập ròng còn lại của dự án so với
những gì họ có được trong trường hợp không thực hiện dự án. Khác với quan
điểm nhà cho vay, chủ sở hữu khi tính toán dòng tiền phải cộng vốn vay ngân
hàng vào dòng tiền vào và trừ khoản trả lãi vay và nợ gốc ở dòng tiền ra.
Nói cách khác, chủ đầu tư (chủ sở hữu) quan tâm đến dòng tiền ròng còn lại
cho mình sau khi đã thanh toán nợ vay.
Suất chiết khấu sử dụng để tính NPV theo quan điểm chủ sở hữu là chi phí sử
dụng vốn (suất sinh lời đòi hỏi) của chủ sở hữu, vì chỉ tính trên dòng tiền của
chủ sở hữu.
Lưu ý:
11

×