Tải bản đầy đủ (.doc) (105 trang)

Thực trạng và giải pháp về chế độ bảo hiểm xã hội hưu trí tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (470.73 KB, 105 trang )


LỜI NÓI ĐẦU
Bảo hiểm xã hội là một chính sách lớn của mỗi Quốc gia, mang trong nó
bản chất nhân văn sâu sắc, vì cuộc sống an lành hạnh phúc của mọi người lao động.
Chính sách bảo hiểm xã hội thể hiện trình độ văn minh, tiềm lực và sức mạnh kinh
tế, khả năng tổ chức và quản lý của mỗi Quốc gia. Việc tổ chức và thực hiện tốt
chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH) sẽ là động lực to lớn phát huy tiềm năng sáng
tạo của người lao động trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Trong hệ thống BHXH, chế độ hưu trí đóng một vai trò rất quan trọng. Đây
là chế độ bảo hiểm dài hạn, bảo hiểm tuổi già cho người tham gia. Nó chiếm phần
quan trọng nhất cả về qui mô thực hiện, nội dung chuyên môn và nhu cầu tham gia
của người lao động trong xã hội. ở hầu hết các Quốc gia trên thế giới đều coi trọng
chế độ này và coi đó là một trong lĩnh vực có ảnh hưởng tác động nhiều mặt đến
đời sống kinh tế, xã hội của đất nước. Chính vì thế, nó luôn được quan tâm để làm
sao cho việc tổ chức, quản lý, thực hiện có hiệu quả nhất.
ở Việt Nam, qua 40 năm thực hiện, chế độ hưu trí luôn có vị trí quan trọng
đặc biệt đối với người tham gia BHXH. Chế độ hưu cùng với các chế độ BHXH
khác đã góp phần rất to lớn vào việc ổn định đời sống của công nhân viên chức, lực
lượng vũ trang (CNVC, LLVT) và gia đình họ làm cho họ yên tâm lao động sản
xuât, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của đất nước trong thời kỳ vừa qua.
Nhờ có chế độ hưu trí mà người lao động sau khi hết tuổi lao động hoặc sau một số
năm công tác nhất định đã được nghỉ hưu và được nhận tiền hưu để ổn định cuộc
sống. Tuy nhiên, do điều kiện lịch sử chế độ hưu trí thời kỳ bao cấp chưa thể hiện
đúng bản chất của mình mà thể hiện tính ưu đãi bao cấp của Nhà nước cho một bộ
phận dân cư là CNVC, LLVT. Nhưng trong thời kỳ đó chế độ hưu trí cũng đã góp
phần rất lớn vào việc ổn định đời sống cho người lao động. Đến nay, khi nền kinh
1

tế chuyển sang cơ chế thị trường nhu cầu về BHXH đa dạng ngày càng tăng, số
lượng người về hưu cũng ngày càng tăng thì đời sống của họ luôn luôn là mối quan
tâm lơn của Đảng và nhà nước ta. Do đó đặt ra yêu cầu là thực hiện BHXH đối với


người về hưu như thế nào để đạt được hiệu quả cao nhât, đồng thời phù hợp với
hoàn cảnh đất nước trong thời kỳ đổi mới.. Để đáp ứng được yêu cầu này thì việc
xây dựng và hoàn thiện chế độ hưu trí cho phù hợp với cơ chế quản lý mới là hết
sức cần thiết.
Nhận thức được tầm quan trọng và tính cấp thiết của vấn đề này, cùng với
quá trình thực tập tốt nghiệp tại BHXH Việt Nam, được sự đính hướng và hướng
dân nhiệt tình của thầy giáo PGS.TS Nguyễn Cao Thường , chú Nguyễn Hùng
Cường_phó phòng tổng hợp thuộc Ban quản lý chế độ chính sách của BHXH Việt
Nam, em chọn đề tài : “Thực trạng và giải pháp về chế độ bảo hiểm xã hội hưu trí
tại Việt Nam ”.
Mục tiêu chủ yếu của đề tài nhằm :
Làm rõ nội dung của chế độ bảo hiểm hưu trí cũng như vai trò và tác dụng
của nó trong quá trình phát triển kinh tế xã hội.
Tìm hiểu thực trạng của chế độ bảo hiểm hưu trí trong từng giai đoạn phát
triển vừa qua ở nước ta.
Đưa ra kiến nghị và định hướng cho việc hoàn thiện và phát triển chế độ bảo
hiểm hưu trí ở Việt Nam.
Để làm rõ và giải quyết được những vấn đề nêu trên, đề tài được thể hiện cụ
thể trong ba chương.
 Chương I : Lý luận chung về chế độ bảo hiểm hưu trí.
 Chương II : Thực trạng chế độ bảo hiểm hưu trí tại BHXH Việt Nam.
 Chương III : Một sô kiến nghị nhằm hoàn thiện chế độ hưu trí ở nước
ta.
2

Chương I : Lý luận chung về chế độ bảo hiểm hưu trí
I - Sự tất yếu khách quan hình thành chế độ bảo hiểm hưu trí
1 . Sự phát triển của bảo hiểm xã hội trên thế giới.
“ BHXH là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập đối với
người lao động khi họ gặp phải những biến cố làm giảm hoặc mất khả năng lao

động , mất việc làm trên cơ sở hình thành và sử dụng một quỹ tiền tệ tập trung
nhằm dảm bảo đời sống cho người lao động và gia đình họ , góp phần đảm bảo
an toàn xã hội ”.
Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội đặc biệt là sự phát triển của lực lượng sản
xuất trên thế giới, BHXH ngày càng trở thành nhu cầu thường xuyên, tự nguyện và
chính đáng của người lao động. Ngay từ thế kỷ XVI những người nông dân ở vùng
Anper đã nhận thấy để trợ cấp cho trường hợp một số người bị ốm đau hay tai nạn.
Họ đã thành lập hội tương hỗ với cách thức mỗi người đều trích ra một phần thu
nhập để đóng góp chung vào một quỹ, phòng khi có ai bị đau ốm hay tai nạn thì
dùng quỹ đó để giúp đỡ. Hình thức sơ khai này được BHXH phát triển dần nên,
3

phạm vi được mở rộng ra để có thêm nhiều người tham gia, mở thêm các loại trợ
cấp bổ sung.
Nguyên tắc chung trong hoạt động bảo hiểm này là gắn liền quyền lợi được
hưởng với nghĩa vụ đóng góp. Tuy vậy BHXH chỉ thực sự trở thành một lĩnh vực
hoạt động mang tính chất và ý nghĩa xã hội sâu sắc từ đầu thế kỷ 19. Quá trình đó
gắn liền với sự phát triển sản xuất công nghiệp, của nền kinh tế thị trường và thị
trường sức lao động mà trong đó có quan hệ chủ thợ trong lao động được trở nên
phổ biến.
Một bộ luật đầu tiên về chế độ bảo hiểm trong lịch sử được hình thành ở nước
Anh vào năm 1819. Bộ luật này có tên là bộ luật nhà máy. Nội dung cơ bản trong
luật này là bảo hiểm cho lao động trong các xưởng thợ. ở một nước công nghiệp
khác, nước Đức đã ban hành luật bảo hiểm ốm đau vào năm 1883, luật tai nạn lao
động năm 1884 và luật bảo hiểm người già và người tàn tật do lao động vào năm
1889. Sự ra đời các bộ luật chính thức đầu tiên đó phản ánh một yêu cầu tất yếu
khách quan của BHXH.
Sang thế kỷ 20, hầu hết các nước trên thế giới mà trước hết là các nước
công nghiệp phát triển ở một trình độ cao đều ban hành và thực hiện điều
luật về BHXH đối với người lao động. Với sự phát triển như vậy, BHXH đã

trở thành một lĩnh vực mang tính quốc tế rộng lớn. Hiện nay có hơn 160
quốc gio trên thế giới thực hiện BHXH
2 . Cơ sở hình thành chế độ hưu trí trong hệ thống các chế độ BHXH :
Để đáp ứng nhu cầu tồn tại và phát triển, con người phải lao động để
tạo ra của cải vật chất. Nhưng cùng với thời gian, con người sẽ bị già đi, sức
4

khoẻ của họ bị giảm sút không còn khả năng lao động, không còn khả năng
tự đáp ứng nhu cầu cho cuộc sống.Lúc đó khoản thu nhập mà họ có thể
sinh sống hoặc là do tích góp trong quá trình lao động hoặc do con cháu
nuôi dưỡng... Những nguồn thu nhập này không thường xuyền và phụ
thuộc vào điều kiện của từng người. Để đảm bảo lợi ích cho người lao động
khi họ hết tuổi lao động và giúp họ có nguồn thu nhập thường xuyên, ổn
định, nhà nước đã thực hiện chế độ BHXH hưu trí.
Vậy bảo hiểm hưu trí là hình thức bảo đảm thu nhập cho người lao động khi
hết tuổi lao động. Người lao động tạo ra thu nhập để nuôi sống chính họ
trong quá trình lao động. Quá trình này diễn ra ngay trong các nhà máy, xí
nghiệp, đơn vị kinh tế, hành chính sư nghiệp trong lĩnh vực quốc doanh và
ngoài quốc doanh. Trong quá trình đó, họ cống hiến sức lao động để xây
dựng đất nước bằng cách tạo ra thu nhập cho xã hội và cho cả chính họ
nữa. Do đó đến khi họ không còn khả năng lao động nữa thì họ phải được
sự quan tâm ngược lại từ phía xã hội. Đó chính là khoản tiền trợ cấp hưu
trí hàng tháng phù hợp với số phí BHXH mà họ đã đóng góp trong suốt
quá trình lao động. Nguồn trợ cấp này tuy ít hơn so với lúc đang làm việc
nhưng nó rất quan trọng và cần thiết giúp cho người về hưu ổn định về mặt
vật chất cũng như tinh thần trong cuộc sống, tạo cho họ có thêm điều kiện
để cống hiến cho xã hội những kinh nghiệm quý báu trong quá trình lao
động sản xuất mà họ đã tích luỹ được nhằm xây dựng đất nước ngày càng
phồn vinh hơn.
Bảo hiểm hưu trí bảo đảm quyền lợi cho người lao động giúp họ tự bảo

vệ mình khi hết tuổi lao động, tự lo cho chính mình một cách hợp lý nhất
nhờ vào việc họ đã cống hiến sức lao động của mình để tạo ra của cải vật
chất cho xã hội trước đó. Người lao động chỉ cần trích ra một tỷ lệ % tiền
5

lương tương đối nhỏ khi còn đang làm việc trong một thời gian nhất định.
Đến khi hết tuổi lao động phải nghỉ việc họ sẽ có được sự bảo đảm của xã
hội làm giảm bớt phần nào khó khăn về mặt tài chính do thu nhập thấp vì
không còn lao động được nữa.
Như vậy bảo hiểm hưu trí là một chế độ mang tính xã hội hóa cao được
thực hiện một cách thường xuyên và đều đặn, kế tiếp từ thế hệ này sang thế
hệ khác. Nói cách khác, chế độ bảo hiểm hưu trí lấy đóng góp của thế hệ
sau chi trả cho các thế hệ trước. Vì vậy, nó tạo ra sự ràng buộc và đoàn kết
giữa các thế hệ, làm cho mọi người trong xã hội quan tâm và gắn bó với
nhau hơn thể hiện mối quan tâm sâu sắc giữa người với người trong xã
hội .
3 . Vai trò của chế độ hưu trí trong hệ thống các chế độ BHXH
Trong một hệ thống BHXH thường bao gồm nhiều chế độ khác nhau.
Số lượng các chế độ BHXH được xây dựng và thực hiện phụ thuộc vào
trình độ phát triển và mục tiêu cụ thể của hệ thống BHXH trong từng thời
kỳ của mỗi nước. Tuy nhiên, trong bất cứ hệ thống BHXH nào cũng có
những chế độ chính thể hiện đặc trưng những mục tiêu chủ yếu của hệ
thống bảo hiểm xã hội. Một trong những chế độ đó là chế độ hưu trí hay
chế độ bảo hiểm tuổi già cho người lao động .
Có thể khẳng định rằng chế độ hưu trí là một trong những chế độ bảo
hiểm được thực hiện sớm nhất trong lịch sử phát triển của bảo hiểm xã hội.
Theo quy định của ILO thì chế độ này là một trong những chế độ bắt buộc,
là chế độ chính sách khi mỗi quốc gia muốn xây dựng cho mình một hệ
thống bảo hiểm xã hội. Theo thống kê của ILO, trong tổng số 163 nước trên
thế giới có hệ thống BHXH (1993) thì có tới 155 nước có thực hiện chế độ

6

hưu trí chiếm tỷ lệ 95,1%. Điều đó chứng tỏ chế độ hưu trí rất được các
nước cũng như người lao động quan tâm
Trên thực tế, tất cả những người tham gia vào BHXH đều có mong
muốn tham gia vào chế độ hưu trí. Trong phần đóng góp phí BHXH nói
chung thì phần chủ yếu là đóng cho chế độ này. Đối với hệ thống BHXH thì
hoạt động của ngành này tập trung chủ yếu vào chế độ hưu trí cho người
lao động. Điều này được thể hiện cụ thể trong các hoạt động nghiệp vụ của
bảo hiểm xã hội. Chẳng hạn ở Việt Nam, chế độ hưu trí có vị trí đặc biệt
quan trọng với người tham gia bảo hiểm xã hội. Chế độ này được quy định
và đưa vào thực hiện ngay từ khi hệ thống BHXH mới được thành lập
( 1947). Theo các quy định hiện hành thì tỷ lệ giành cho bảo hiểm hưu trí
và các chế độ khác có liên quan tới người về hưu là 75% ( phí bảo hiểm là
20% tổng quỹ tiền lương thì giành tới 15% đóng cho hưu trí ). Do đó thu
cho chế độ hưu trí cũng chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng thu của bảo
hiểm xã hội, khoảng từ 60-80%. Tương tự như vậy trong tổng chi của
BHXH thì việc chi cho chế độ này cũng rất lớn. Trong những năm gần đây
tiền chi cho chế độ hưu trí chiếm khoảng trên 70% tổng chi cho BHXH .
Như vậy, hoạt động thu chi của chế độ hưu trí có ảnh hưởng sống còn tới
toàn bộ hoạt động của hệ thống bảo hiểm xã hội, ảnh hưởng đến sự ổn định
của BHXH nói riêng cũng như cả xã hội nói chung.
Một vấn đề nữa đặt ra là xu hướng già hoá của dân số thế giới dẫn đến
số lượng người nghỉ hưu ngày càng tăng. Điều đó cho thấy rõ vai trò ngày
càng quan trọng của chế độ hưu trí trong đời sống kinh tế xã hội của mỗi
quốc gia. Hơn nữa, chế độ bảo hiểm hưu trí còn thể hiện được sự quan tâm
chăm sóc của Nhà nước, người sử dụng lao động đối với người lao động, và
7

nó còn thể hiện đạo lý của dân tộc đồng thời còn phản ánh trình độ văn

minh của một chế độ xã hội .
4. Tác dụng và đặc trưng của bảo hiểm hưu trí :
4.1 Tác dụng của bảo hiểm hưu trí :
bảo hiểm hưu trí giúp đảm bảo đời sống cho người lao động khi họ về
hưu do đó giúp cho xã hội ổn định và gắn bó. Ngày nay, tỷ lệ người già
trong dân số càng tăng do đó ổn định đời sống cho bộ phận này là rất quan
trọng. Mặt khác, khi nghỉ hưu người lao động được sống thoải mái hơn và
an nhàn hơn. Đối với người có trình độ có khả năng họ lại tiếp tục cống
hiến, truyền đạt kinh nghiệm cho thế hệ sau.
Người lao động trong quá trình lao động họ có được sự bảo đảm chắc
chắn về phần thu nhập khi họ nghỉ hưu, làm cho họ yên tâm chú ý, không
lo nghĩ về điều kiện sống khi nghỉ hưu do đó có thể làm việc với năng suất
và chất lượng cao hơn.
Giúp người lao động tiết kiệm cho bản thân mình ngay trong quá trình
lao động để bảo đảm đời sống khi nghỉ hưu, giảm bớt phần nào gánh nặng
cho người thân, gia đình và xã hội .
4.2 Đặc trưng của chế độ bảo hiểm hưu trí :
bảo hiểm hưu trí là một chế độ BHXH dài hạn nằm ngoài qúa trình lao
động. Đặc trưng này thể hiện cả trong quá trình đóng và hưởng bảo hiểm
hưu trí. Người lao động tham gia đóng phí BHXH trong một thời gian khá
dài. Thời gian đó liên tục đủ lớn theo quy định thì sẽ đủ một trong những
điều kiện để được hưởng bảo hiểm hưu trí. Khi đã đủ các điều kiện thì
người lao động sẽ được hưởng trợ cấp hưu trí trong khoảng thời gian tính
8

từ lúc về hưu cho đến khi người lao động chết. Quá trình hưởng này dài
ngắn bao nhiêu tuỳ thuộc vào tuổi thọ của từng người và những người
hưởng bảo hiểm hưu trí là những người đã kết thúc quá trình làm việc của
mình mà theo quy định được nghỉ ở nhà và hưởng lương hưu.
Trong chế độ hưu trí có sự tách biệt giữa đóng và hưởng. Vì đây là một

chế độ nằm ngoài quá trình lao động, cho nên để được hưởng chế độ hưu
trí khi về hưu thì người lao động phải tham gia đóng phí ngày trong quá
trình lao động. Trong suốt quá trình lao động, số tiền người lao động đóng
góp vào quỹ bảo hiểm hưu trí dùng để chi trả lương hưu ( trợ cấp tuổi già )
cho thế hệ trước. Như vậy có sự kế thừa giữa các thế hệ lao động trong việc
hình thành quỹ bảo hiểm hưu trí, qua đó thể hiện nguyên tắc lấy số đông
bù số ít của bảo hiểm .
Phụ thuộc chặt chẽ vào quan hệ sử dụng lao động. Người lao động và
người sử dụng lao động có mối quan hệ với nhau. Người sử dụng lao động
muốn ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh thì ngoài việc đầu tư cho
thiết bị máy móc hiện đại ,còn phải chăm lo tới đời sống người lao động mà
mình đang sử dụng, tạo cho họ việc làm, đảm bảo cuộc sống cho họ khi hết
tuổi lao động bằng việc đóng BHXH cho người lao động. Từ những tác
dụng và đặc trưng trên, quỹ bảo hiểm hưu trí chiếm tỷ trọng tương đối lớn
trong quỹ bảo hiểm hưu trí. Do đó bộ phận quản lý quỹ có thể sử dụng
phần quỹ bảo hiểm hưu trí nhàn rỗi để đầu tư sinh lời nhằm ổn định, bảo
đảm cân bằng và tăng trưởng quỹ. Từ đó góp phần thúc đẩy đầu tư tăng
trưởng vào nền kinh tế quốc dân, tạo ra nhiều việc làm cho người lao động,
góp phần hạn chế nạn thất nghiệp hiện nay.
II. Nội dung cơ bản của chế độ hưu trí
9

Hưu trí là một chế độ nhằm bảo đảm thực hiện quyền lợi hợp pháp của
công dân sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ lao động đối với xã hội. Chế độ
này nhằm bảo đảm ổn định cuộc sống cho người lao động khi họ đã hết tuổi
lao động( không còn khả năng lao động ) về nghỉ hưu an dưỡng lúc tuổi già.
Như vậy, chế độ hưu trí là một chế độ có liên quan đến rất nhiều mặt trong
quá trình tổ chức thực hiện. Do vậy, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quá
trình nghiên cứu để đi đến xác lập một chế độ bảo hiểm hưu trí. Sau đây là
một số nội dung cơ bản:

1 . Điều kiện để hưởng bảo hiểm hưu trí.
Độ tuổi hưởng chế độ BHXH dài hạn nói chung và chế độ hưu trí nói
riên đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định chi phí của hệ thống
chế độ. Tuổi hưởng chế độ hưu trí có thể được ấn định theo một loạt các
cân nhắc như:
- Khả năng làm việc tổng thể của người cao tuổi
- Vị thế của người cao tuổi trong thị trường lao động
- Khả năng kinh tế của chế độ hưu trí
Điều quan trọng là phải cân đối từ giác độ mức hưởng thoả mãn đóng và
chi phí liên quan đến tuổi thọ bình quân của người cao tuổi. Mặc khác, khi
quy định tuổi về hưu còn phải dựa vào quy luật sinh -lão - tử và điều kiện
kinh tế xã hội của mỗi nước.
Ngoài ra, tuổi nghỉ hưu còn được quy định hạ thấp so với độ tuổi bình
quân đối với những người làm những công việc trong điều kiện lao động và
môi trường nặng nhọc, nguy hiểm đã có ảnh hưởng nhất định làm suy giảm
một phần khả năng lao động so với bình thường hay những người có thể
chất yếu không đủ sức đảm đương công việc .
10

2 .Thời gian đóng bảo hiểm để được hưởng chế độ hưu trí
Thời gian đóng bảo hiểm hưu trí là tổng số đơn vị thời gian có đóng phí
bảo hiểm để được hưởng chế độ này. Việc quy định thời gian đóng phí
BHXH nhằm xác định sự cống hiến về mặt lao động của mỗi người với xã
hội nói chung và phần đóng góp và BHXH nói riêng. Thời gian đóng
BHXH là một trong những căn cứ để đãi ngộ ( chi trả ) đối với người lao
động như theo luật định nhằm bảo đảm sự công bằng, bình đẳng giữa
những người tham gia bảo hiểm xã hội, thực hiện một trong những nguyên
tắc cơ bản của BHXH .
Việc xác định thời gian đóng phí BHXH được dựa trên căn cứ: độ tuổi
về hưu, tỷ lệ đóng góp , tuổi thọ của những người về hưu, mức được

hưởng... tóm lại tuỳ thuộc vào khả năng tài chính về chế độ hưu trí nói
riêng và BHXH nói chung... Về nguyên tắc nếu xuất phát từ việc đóng
BHXH để hình thành quỹ sử dụng cho chế độ hưu trí thì phải tính đến tổng
số thời gian đóng phí BHXH thực tế. Còn trong trường hợp người lao động
làm việc trong những trường hợp đặc biệt như người lao động làm việc ở
nơi độc hại, vùng sâu, vùng xa... được pháp luật BHXH quy định số thời
gian này được làm căn cứ để giảm tuổi đời khi nghỉ hưu.
Trong các chế độ BHXH bắt buộc, đối với chế độ hưu trí hầu hết các
nước đều quy định điều kiện để được hưởng chế độ phụ thuộc hai yếu tố đó
là độ tuổi xác định và số năm đóng BHXH .
3 . Phí bảo hiểm hưu trí
Cũng như tất cả các chế độ bảo hiểm khác, chế độ hưu trí liên quan đến
mức phí thu cho chế độ này. Trong thực tế có mức thu cho chế độ này
11

được xác định riêng theo một tỷ lệ nào đó so với thu nhập hay tiền lương
dùng để tính BHXH và bảo hiểm hưu trí. Đối với người lao động làm công
ăn lương thì thu nhập này thường là tiền lương. Trong một số trường hợp
mức thu cho chế độ hưu trí không xác định riêng mà được gộp chung vào
một mức thu gọi là thu BHXH nói chung. ở Việt Nam hiện nay thực hiện
thu chung một mức phí BHXH cho tất cả các chế độ BHXH đang được
thực hiện mặc dù trong đó có định lượng phần giành cho các chế độ bảo
hiểm dài hạn bảo hiểm hưu trí.
Trong trường hợp như vậy phí hưu trí được xác lập riêng thì phí được
xác định theo công thức sau đây:
P = T * TBH * L
Trong đó : P : Mức phí đóng cho chế độ hưu trí
TBH : Tỷ lệ thu BHXH tính theo thu nhập hay tiền lương
L : Tiền lương hay thu nhập dùng để tính phí BHXH và chế
độ hưu trí

T : Tỷ lệ % đóng BHXH hưu trí nói chung
Việc xác định phí nộp cho chế độ hưu trí riêng ra hay gộp chung như nói
ở trên tuỳ thuộc điều kiện và mô hình hay phương thức tổ chức hoạt động ở
từng nước. Nếu phí cho chế độ hưu trí được xác định riêng thì sẽ tạo thuận
lợi cho việc tính toán và quản lý cho chế độ này, nhất là khi nó được mở
rộng ra những khu vực khác nhau mà người lao động ở đó có hình thức thu
nhập không đồng nhất như thu nhập bằng tiền. Tách riêng như vậy cũng
tạo ra sự linh hoạt hơn cho người tham gia chế độ này.
Tuy nhiên, nếu tách riêng như vậy cũng có nghĩa là các chế độ khác
cũng được tách riêng ra điều này làm cho hoạt động quản lý BHXH nói
chung phải phức tạp hơn. Còn trong trường hợp không xác định riêng mức
12

thu phí cho từng chế độ thì có thể công việc quản lý ít phức tạp hơn nhưng
lại phức tạp khi phải xác định phí đóng cho bảo hiểm khi áp dụng cho
người lao động có các hình thức thu nhập khác nhau.
4 . Mức hưởng hay tiền lương hưu
Mức hưởng là số tiền mà một người về hưu nhận được hàng tháng kể từ
khi nghỉ hưu. Hiện nay đang có những quan điểm khác nhau về mức
hưởng. Về cơ bản có hai quan điểmm chính. Quan điểm thứ nhất cho rằng
tiền lương hưu là để bảo đảm mức sống tối thiểu của người nghỉ hưu theo
tiêu chuẩn sống của quốc gia. Còn theo quan điểm thứ hai thì lại là tiền
lương hưu phải có giá trị bảo đảm cho người về hưu có mức sống cao, thậm
chí trên mức trung bình của xã hội. Sự khác nhau này tất nhiên sẽ dẫn đến
mức đóng tương ứng trước khi được hưởng cũng khác nhau.
Trong thực tế, khuynh hướng nào cũng có lý khi giải thích những nếu
xét về mức sống của người về hưu và đặt trong quan hệ với sự phát triển và
ý nghĩa về sự hấp dẫn của BHXH đối với người lao động thì khuynh hướng
thứ hai có sức thuyết phục hơn. Những dù là mức hưởng được xác định
theo quan điểm nào thì vẫn phải đảm bảo yêu cầu có tính nguyên tắc là tiền

lương hưu phải thấp hơn tiền lương khi làm việc.
Tiền lương được tính theo công thức sau: LH = T * L
Trong đó: LH : Tiền lương hưu được hưởng
T : Tỷ lệ % dùng để tính lương hưu
L : Tiền lương hay thu nhập dùng để tính lương
hưu
Ngoài ra, tuỳ theo luật pháp của từng nước về chế độ này mà người nghỉ
hưu được hưởng thêm các quyền lợi như trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, hay
13

đối với những người lao động nghỉ việc chưa đủ tuổi để hưởng chế độ hưu
hàng tháng cũng nhận được trợ cấp một lần và ngoài lương hưu hàng
tháng, người nghỉ hưu còn được bảo hiểm y tế do quỹ BHXH đài thọ , khi
chết gia đình được hưởng chế độ tử tuất.
5 . Thời gian hưởng chế độ hưu trí
Thời gian hưởng chế độ hưu trí được hiểu là thời gian kể từ khi nghỉ
hưu cho đến khi qua đời. Với mỗi người thì thời gian hưởng lương hưu
thông thường là có khác nhau vì tuổi nghỉ hưu và tuổi thọ không giống
nhau. Và do một trong những vấn đề có tính xã hội, tính bù trừ ... trong
BHXH nên trong quản lý thường lấy số bình quân chung thời gian hưởng
tiền lương hưu của người nghỉ hưu trong cùng một hệ thống BHXH để tính
toán cho các chỉ tiêu khác.
Thời gian hưởng tiền hưu phải ngắn hơn thời gian đóng BHXH cho chế
độ hưu trí. Tuy vậy, thời gian nghỉ hưu để hưởng tiền lương hưu có thể
khác nhau trong khi thực hiện chế độ bảo hiểm này.Điều đó phụ thuộc vào
các yếu tố như tuổi đời khi nghỉ hưu theo quy định của pháp luật, tuổi thọ
bình quân của người nghỉ hưu. Những yếu tố này lại phụ thuộc vào chính
sách lao động và BHXH trong từng giai đoạn, vào mức sống và điều kiện
sống của dân cư.
Trong thực tế, tuổi nghỉ hưu theo quy định của pháp luật thường ổn

định trong một thời gian dài và nếu có thay đổi thì cũng ở trong khoảng từ
55 đến 60 tuổi đối với người lao động bình thường trong xã hội. Trong
trường hợp đặc biệt có thể có những điều chỉnh nhưng cũng dựa trên
những độ tuổi đó. Khi tuổi thọ bình quân ngày càng tăng lên thì thời gian
hưởng chế độ hưu trí cũng có xu hướng tăng lên. Vấn đề có tính quy luật
14

này buộc các nhà nghiên cứu các chế độ chính sách về lao động và BHXH
phải tính đến để điều chỉnh tuổi về hưu cho phù hợp.
6 . Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động của chế độ hưu trí .
BHXH nói chung cũng như chế độ hưu trí nói riêng là những phạm trù
kinh tế tổng hợp, phản ánh rất nhiều mặt trong đời sống xã hội. Do vậy,
việc hình thanh hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả là hoàn toàn không
đơn giản vì khó có thể có được một hệ thống chỉ tiêu phản ánh đầy đủ tất
cả các khía cạnh của lĩnh vực này.
Tuy nhiên việc xây dựng các chỉ tiêu này thực sự cần thiết và đó là cơ sở
cho việc đánh giá trình độ phát triển và kết quả của BHXH trong đời sống
xã hội. Thông thường việc đánh giá kết quả hay hiệu quả của mỗi hoạt
động nào đó chúng ta phải so sánh với định hướng, mục tiêu đề ra. Tính
hiệu quả do vậy phản ánh trong mức độ đạt được so với các mục tiêu đặt ra
đó
Trong BHXH nói chung và chế độ hưu trí nói riêng , mục tiêu cao nhất
là đạt được sự phát triển của ngành BHXH và bảo đảm đời sống người về
hưi trên cơ sở của tiền lương hưu trí ( còn gọi là thu nhập thay thế ) mà
người lao động nhận được từ quỹ bảo hiểm xã hội. Góp phần bảo đảm an
sinh và ổn định xã hội. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cũng phải xoay
quanh mục tiêu này. Trong chế độ hưu trí, do tính phức tạp của chế độ này
mà hệ thống các chỉ tiêu phải bao gồmất cả các chỉ tiêu định tính và các chỉ
tiêu định lượng
Theo quan điểm về hiệu quả như trên ta thấy có thể có ba nhóm chỉ tiêu

hiệu quả của hoạt động BHXH đó là :
Nhóm 1: Các chỉ tiêu hiệu quả của hoạt động bảo hiểm hưu trí
15

Nhóm 2 : Các chỉ tiêu đánh giá về sự phát triển của bảo hiểm hưu trí
Nhóm 3 : Các chỉ tiêu đảm bảo lợi ích về kinh tế xã hội của người về hưu
Sau đây là sự xác định cụ thể trong từng nhóm chỉ tiêu
6.1. Các chỉ tiêu hiệu quả trong hoạt động của bảo hiểm hưu trí
BHXH tập trung vào ba hoạt động chính đó là thu BHXH, quản lý quỹ
BHXH và chi trả BHXH. Trong mỗi hoạt động đó có các chỉ tiêu cụ thể để
đánh giá mức độ hiệu quả cụ thể:
 Thu bảo hiểm hưu trí
Thu bảo hiểm hưu trí là một chỉ tiêu tổng hợp và hiệu quả của nó được
đánh giá trên các mặt chủ yếu sau:
- Tỉ lệ về số người đóng BHXH
Số người đóng
Tỉ lệ % người đóng = * 100
Số người phải đóng.
Thực chất là thực hiện thu đúng và đủ số người đóng bảo hiểm hưu trí.
Thu đúng ở đây chủ yếu là thu đúng đối tượng phải thu. Số đối tượng phải
thu hiện nay là số người lao động thuộc diện đóng BHXH bắt buộc, đăng kí
tham gia đóng bảo hiểm hưu trí. Họ phải đóng BHXH trong đó có chế độ
16

hưu trí. Số người này thường thay đổi do có sự thay đổi của các doanh
nghiệp trong quá trình kinh doanhà nước, nhất là số người lao động làm
việc ở khu vực ngoài quốc doanh. Việc thu đúng thu đủ là rất cần thiết để
BHXH vừa đảm bảo lợi ích cho người lao động, vừa đảm bảo có những tác
dụng tích cực với các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp cũng
như với nền kinh tế nói chung. Mục tiêu thu ở đây là đảm bảo thu 100%

đối tượng thuộc diện phải đóng BHXH và hưu trí.
Chỉ tiêu này có thể áp dụng mở rộng ra cho tất cả số người lao động có
nhu cầu tham gia bảo hiểm hưu trí, và rộng hơn nữa là toàn bộ số người lao
động trong xã hội.
- Thu đủ số tiền theo quy định cho chế độ hưu trí.
Số tiền thu được
Tỷ lệ % tiền thu được = * 100
Số tiền phải thu
Số tiền thu được này phụ thuộc vào mức thu theo luật định và số lượng
người mà các cơ quan BHXH đã thu được, hay số người trực tiếp đóng bảo
hiểm xã hội. Thu đủ là rất quan trọng không chỉ vì như đã đề cập ở trên mà
đó còn là bảo đảm một sự chủ động về nguồn tài chính, làm cho nguồn quỹ
BHXH được ổn định, giúp duy trì các hoạt động bình thường và ngày cáng
phát triển của chế độ hưu trí
- Thu đúng thời gian :
Đó là thời gian mà các đơn vị và cá nhân phải đóng BHXH theo quy
định của pháp luật hiện hành. Nếu không thu đúng thời gian sẽ ảnh hưởng
đến kế hoạch tài chính trực tiếp của chế độ hưu trí. Nhất là trong điều kiện
chế độ hưu trí áp dụng theo cơ chế thu của người đóng trả cho người
hưởng. Còn trong chế độ hưu trí theo cơ chế của đầu tư ứng trước thì thu
17

kịp thời là một điều kiện quan trọng để ổn định và phát triển quỹ hưu trí
trong tương lai trên cơ sở các kế hoạch sử dụng quỹ để đầu tư sinh lời
 Chi trả BHXH
Trong hoạt động chi trả, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cũng tập trung
vào các nội dung chủ yếu sau đây:
- Chi trả đúng đối tượng
Đảm bảo tiền hưu phải đến đúng người được hưởng.Đó phải là những
người hội đủ được điều kiện ràng buộc để được hưởng chế độ hưu trí. Điều

này có liên quan đến công tác quản lý đối tượng hưởng chế độ hưu trí.
Khác với người lao động khi tham gia đóng bảo hiểm xã hội, sự di chuyển
hay thay đổi nơi ở của từng người về hưu phụ thuộc vào khả năng và điều
kiện sống mà họ lựa chọn. Khi đó công tác quản lý phải có sự linh hoạt tốt
để không chỉ quản lý tốt mà còn được thực hiện chi trả thuận lợi đúng đối
tượng được hưởng chế độ này.
- Chi trả đủ về số lượng
Chỉ tiêu chi trả đủ về số lượng phản ánh về số tiền chi trả đủ cho mọi đối
tượng được hưởng hưu trí theo quy định. Đây là yêu cầu pháp lý, được luật
định thành các mức tiền hưu được hưởng. Chi trả đủ cho người về hưu
phải được đảm bảo trên cơ sở số tiền mà quỹ hưu trí có được dùn để thanh
toán và sự an toàn của số tiền này trong quá trình chi trả cho các đối tượng
được hưởng chế độ hưu trí
- Chi trả kịp thời gian
Chi trả kịp thời gian chính là việc bảo đảm người về hưu phải được
nhận lương hưu đúng theo thời gian quy định. Đây là điều rất quan trọng
vì tiền hưu là một loại thu nhập thường xuyên của người về hưu. Đối với
18

các đối tượng này việc nhận lương hưu đúng hạn sẽ giúp cho họ có thể ổn
định được đời sống. Đối với các cơ quan bảo hiểm điều này có ý nghĩa rất
lớn trong quản lý nói chung và thanh quyết toán cho chế độ hưu trí nói
riêng.
Các chỉ tiêu rất quan trọng trong quản lý quá trình thực hiện BHXH ở
Việt Nam trong điều kiện hiện nay khi mà BHXH đang còn có nhiều thay
đổi cho phù hợp với quá trình đổi mới nền kinh tế xã hội ở nước ta.
 Quản lý quỹ hưu trí
Chỉ tiêu của hoạt động này phản ánh qua quản lý số lượng tiền hay quy
mô quỹ bảo hiểm hưu trí nhằm bảo toàn giá trị của quỹ hưu trí cả về giá trị
danh nghĩa và giá trị thực tế. Đồng thời đó còn là việc sử dụng quỹ này vào

các hoạt động khác nhau, làm phát triển không ngừng và nâng cao khả
năng thanh toán của quỹ hưu trí. Đó chính là sự tăng cường nguồn lực tài
chính của chế độ hưu trí. ở đây có nhiều chỉ tiêu cụ thể:
- Bảo toàn giá trị của quỹ bảo hiểm hưu trí
Chỉ tiêu về bảo toàn giá trị của quỹ bảo hiểm hưu trí là bảo toàn giá trị
thực tế của quỹ hưu trí trong các thời kỳ quyết toán tránh được những tác
động làm cho giá trị của quỹ này giảm đi. Trong quá trình quản lý quỹ, có
thể có các trường hợp làm cho quỹ hưu trí giảm đi như:
+ Tiền quỹ bị tổn thất, mất mát
+ Tiền quỹ bị mất giá do lạm phát
+ Tiền quỹ đầu tư không thu hồi được
+ Tiền quỹ không thu hồi được ( nợ, nộp chậm... )
+ Các thất thoát khác...
- Mức và tỷ lệ tăng của quỹ hưu trí qua các thời kỳ
19

Mức và tỷ lệ tăng của quỹ hưu trí qua các thời ký là một trong những
chỉ tiêu quan trọng nhất trong quản lý quỹ bảo hiểm hưu trí hiện nay. Để
bảo đảm cho một tiềm lực tài chính ổn định và vững mạnh, quỹ hưu trí
phải tăng lên không ngừng. Sự tăng lên này chủ yếu từ hai nguồn là :
+ Tăng thêm số người tham gia vào chế độ hưu trí
+ Sử dụng quỹ hưu trí đầu tư vào các hoạt động mang lại lợi nhuận
một cách an toàn
Tốc độ tăng thực tế của quỹ hưu trí như vậy phải cao hơn tốc độ tăng
của số người tham gia vào chế độ hưu trí và tất nhiên phải tăng với tốc độ
cao hơn tốc độ tăng của chi trả cho chế độ này. Có như vậy mới tạo được sự
vững chắc, ổn định và phát triển không ngừng của chế độ hưu trí
- Khả năng cân đối thu chi của quỹ BHXH
Chỉ tiêu khả năng cân đối thu chi quỹ bảo hiểm hưu trí phản ánh độ an
toàn của quỹ hưu trí nói riêng và sự tồn tại chế độ hưu trí nói chung. Để

bảo đảm tránh những rủi ro, thì quỹ tiền hưu phải đủ đảm bảo chi trả các
khoản chi của chế độ này chủ yếu bao gồm chi tiền lương hưu cho người
nghỉ hưu và chi cho hoạt động quản lý. Đây là điều kiện cần thiết bất kể áp
dụng phương pháp cụ thể nào để tạo lập quỹ
Tổng thu và tổng chi trong biểu thức điều kiện trên được xác định và so
sánh tại một thời điểm tính toán. Tổng thu và tổng chi có thể được xác định
khác nhau tuỳ theo phương pháp tạo quỹ được áp dụng trong hệ thống hưu
trí. Vì theo các phương pháp khác nhau có thể cơ cấu thu và chi cũng sẽ
khác nhau
20
Tổng thu thực tế > Tổng chi

6.2. Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của chế độ hưu trí
 Mở rộng phạm vi đối tượng tham gia chế độ bảo hiểm hưu trí
Chỉ tiêu mở rộng phạm vi đối tượng tham gia chế độ bảo hiểm hưu trí
được tính qua tỷ lệ người lao động trong xã hội thực hiện vào chế độ hưu
trí trong tổng số lao động nói chung. Đây là chi tiêu phản ánh kết quả thực
hiện mục tiêu mở rộng phạm vi hoạt động của chế độ hưu trí. Trong điều
kiện ở các nước có nền kinh tế kém phát triển, số người tham gia vào chế
độ hưu trí không nhiều thì chỉ tiêu này được sử dụng để đánh giá quy mô
và sự phát triển của chế độ hưu trí qua các thời kỳ.
Theo đuổi mục tiêu mọi người đều có quyền và được tham gia vào
BHXH để hưởng chế độ hưu trí nên trong quá trình phát triển và mở rộng
phạm vi hoạt động số người tham gia vào chế độ này phải tăng nhanh hơn
tốc độ tăng nguồn lao động xã hội. Tỷ lệ tăng số lượng người tham gia chế
độ hưu trí được xác định trên cơ sở mục tiêu mở rộng của chế độ này. ở
đây có thể lượng hoá chỉ tiêu này qua tỷ lệ phần trăm số người tham gia
vào chế độ bảo hiểm hưu trí và tốc độ tăng của tỷ lệ này qua các năm.
Ngoài ra, cũng có thể tính thêm chỉ tiêu tỷ lệ tăng tương đối so với tỷ lệ tăng
lao động xã hội .

 Mở rộng các hình thức tham gia chế độ hưu trí
Mở rộng các hình thức tham gia chế độ hưu trí là chỉ tiêu chủ yếu phản
ánh sự tăng thêm các hình thức mới trong việc đóng phí bảo hiểm và hưởng
chế độ hưu. Chỉ tiêu này phản ánh sự phát triển về tổ chức hệ thống và các
hoạt động của chế độ hưu trí, qua đó tăng cơ hội và khả năng để mọi người
có thể tham gia vào chế độ này. Hiện nay ở Việt Nam chúng ta mới áp dụng
21

một hình thức đóng để hưởng chế độ hưu trí trong đó dựa chủ yếu vào thời
gian đóng và tuổi đời khi nghỉ hưu.
Tuy nhiên sự khống chế về số năm đóng tối thiểu như luật định hiện nay
là 15 năm kèm với điều kiện tuổi đời chỉ thích hợp với người có công việc
làm và thu nhập ổn định để đóng bảo hiểm xã hội, nhất là lao động làm việc
trong các doanh nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước Việc linh hoạt về thời gian
đóng BHXH làm cho nhiều người có nhu cầu có thêm cơ hội để tham gia
vào chế độ này .
Xét trên một góc độ khác, mức đóng cố định chỉ phụ thuộc vào mức thu
nhập hay tiền lương để tính BHXH cũng sẽ làm giảm sức hấp dẫn của chế
độ này khi nhiều người muốn đóng thêm trên mức bình thường để sau đó
được hưởng mức tiền cao hơn .
6.3. Các chỉ tiêu bảo đảm quyền lợi kinh tế và xã hội của người về hưu
Quyền lợi về kinh tế xã hội cho người về hưu phải được phản ánh trong
thực tế đời sống kinh tế xã hội . Có thể dùng các chỉ tiêu sau đây để đánh
giá :
 Mức bảo đảm các tiêu chuẩn sống của người về hưu
Chỉ tiêu này phản ánh qua mức lương của người về hưu nhận được và
mức bảo đảm thực tế cho cuộc sống của người về hưu qua tiền hưu. Khi
tính toán cụ thể , mức bảo đảm của tiền lương hưu phải được tính đến các
mặt như :
- Mức tiền lương : mức tiền lương phải bảo đảm đầy đủ duy trì cuộc sống

của người hưởng lương hưu. ở đây vừa phải bảo đảm giá trị tiền lương
danh nghĩa vừa bảo đảm cả giá trị thực tế là sức mua của tiền lương. Nghĩa
22

là khi có những tác động làm mất giá trị của tiền lương hưu như tác động
của lạm phát thì cần phải được điều chỉnh kịp thời .
- Tiền lương hưu hợp lý:
Tiền lương hưu hợp lý muốn nói đến tương quan so sánh giữa lương hưa
với các loại lương khác trong xã hội. Về nguyên tắc thì tiền lương hưu
không thể cao hơn tiền của người về hưu khi đang còn làm việc, trừ trường
hợp người về hưu tham gia thêm hình thức bảo hiểm tuổi già khác ngoài
các hình thức và chế độ hưu trí thông thường. Nhưng tiền lương hưu không
thể thấp hơn tiên lương tối thiểu. Sự so sánh đó nhằm đánh giá tương quan
về mức sống giữa những người về hưu với các tầng lớp khác trong xã hội .
 Đảm bảo sự công bằng xã hội giữa những người nghỉ hưu
Đảm bảo sự công bằng xã hội giữa những người nghỉ hưu phải được so
sánh đánh giá giữa đóng góp và hưởng thụ, theo nguyên tắc đóng nhiều
hưởng nhiều, đóng ít hưởng ít. Khác với các chế độ bảo hiểm ngắn hạn,
điều này rất cần đối với chế độ hưu trí vì việc đóng phí và hưởng trong chế
độ hưu trí liên quan đến những khoản tiền rất lớn trong thu và chi trả. Và
có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của các đối tượng tham gia cả trong
khi đóng và hưởng theo chế độ này. Sự công bằng cũng có nghĩa tham gia
chế độ hưu trí như nhau thì quyền lợi được hưởng cũng phải như nhau .
 Tăng sự tác động tích cực của chế độ hưu trí đến phát triển kinh tế và sử
dụng có hiệu quả lực lượng lao động xã hội
23

Sự tác động tích cực của chế độ bảo hiểm hưu trí đến sự phát triển kinh
tế và ổn định xã hội là một chỉ tiêu mang tính định tính khó lượng hoá.
Nhưng đây là một chỉ tiêu rất quan trọng vì có tác dụng trực tiếp đến

không chỉ người về hưu mà bản thân người lao động đang làm việc đã và có
thể sẽ tham gia vào chế độ hưu trí. Chế độ hưu trí phải góp phần ổn định
kinh tế xã hội thông qua việc sử dụng có hiệu quả lực lượng lao động đang
làm việc trong xã hội. Chẳng hạn một chế độ hưu trí tốt làm cho lao động
trong xã hội được điều hoà hợp lý, cân đối hơn giữa các khu vực và thành
phần kinh tế, qua đó nguồn lực lao động được khai thác và huy động đúng
mục đích. Việc sử dụng lực lượng lao động sẽ hiệu quả hơn. Đảm bảo tái
sản xuất sức lao động xã hội, an toàn xã hội ...
III - Kinh nghiệm xây dựng các chế độ BHXH đối với người nghỉ hưu.
1. Về điều kiện tuổi đời
ở các nước khác nhau, tuỳ theo các nhân tố dân số và kinh tế xã hội mà có sự
quy định tuỏi đời khác nhau giữa các nhóm nước và khác nhau giữa nam và nữ
trong cùng một nước. Có thể có một số nước quy định độ tuổi nam và nữ như nhâu
nhưng có một số nước khác lại quy định tuổi nghỉ hưu của nữ thấp hơn nam. Xác
định tuổi nghỉ hưu phụ thuộc rất nhiều yếu tố kể cả phụ thuộc vào nước có dân số
già hay trẻ. Đối với nước có dân dố già, số người nghỉ hưu lớn, vì vậy họ phai nâng
tuổi nghỉ hưu thường cao hơn so với các nước đang phát triển. Theo số liệu của văn
phòng lao động quốc tế trong 24 nước thuộc tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế và
trong 40 nước đang phát triển thì tuổi nghỉ hưu đối với nam nữ như sau :

Bảng 1: Cơ cấu tuổi nghỉ hưu ở một số nước
24

Độ tuổi OCDE Nước dang phát triển
Số nước % Số nước %
50 0 - 1 25
55 1 417 13 325
57 0 - 1 25
60 3 125 18 45
65 16 6667 7 175

67 4 166 0 -
Tổng 24 100 40 100
( Nguồn: BHXH Việt Nam )
Ngoài ra các nước còn quy định hạ tuổi nghỉ hưu so với tuỏi nghỉ hưu bình
thường đối những người làm những ngành nghề công việc trong điều kiện lao động
nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm...

Điều kiện về tuổi đời ở một số nước được thể hiện :
- Nhóm Tây Âu và Bắc Mỹ.
+ Mỹ, Canada : 65 tuổi ( chung cho cả hai giới ).
+ Anh : 65 tuổi (nam) và 60 tuổi (nữ).
+ Pháp : 60 tuổi ( tối đa là 65 tuổi).
+ Đức : 65 tuổi (nam) và 63 tuổi (nữ).
- Nhóm các nước Châu á ( Ngoài ASEAN ).
+ Trung Quốc : 60 tuổi (nam) và 55 tuổi (nữ).
+ Nhật Bản : 60 tuổi(nam) và 55 tuổi (nữ)
+ ấn độ : 55 tuổi(chung cho cả hai giới).
- Nhóm các nước ASEAN.
+ Indonesia: 55 tuổi (cho cả hai giới).
+ Malaysia : 55 tuổi(cho cả hai giới).
+ Xingapo : 55 tuổi (cho cả hai giới).
+ Philipin : 60 tuổi (cho cả hai giới).
25

×