Tải bản đầy đủ (.doc) (134 trang)

giáo án 10 11-12 tiết 37-102

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (711.06 KB, 134 trang )

GV: Đặng Xuân Lộc Tổ: Ngữ Văn
Tuần 11
Ngày soạn: 01/11/2009
Tiết 31: Làm văn
LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN TỰ SỰ
A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:Giúp HS:
1. Về kiến thức: Nắm được các đoạn văn trong văn bản tự sự.
2. Về kĩ năng:
- Biết cách viết một đoạn văn, nhất là đoạn ở phần thân bài, để góp phần hoàn thiện một bài văn tự sự.
- Nhận diện, phân tích và viết các đoạn văn trong văn bản tự sự.
2. Về thái độ: Nâng cao ý thức tìm hiểu và học tập cách viết các đoạn văn trong văn bản tự sự.
B/ CHUẨN BỊ BÀI HỌC:
1. Giáo viên:
1.1. Dự kiến biện pháp tổ chức HS hoạt động tiếp nhận bài học:
- GV hướng dẫn HS phân tích các ngữ liệu theo các câu hỏi trong SGK và suy nghĩ, thảo luận để khái
quát các tri thức và kĩ năng cần thiết.
1.2. Phương tiện dạy học:
- SGK ngữ văn 10 và sách chuẩn kiến thức 10.
- Thiết kế giáo án.
2. Học sinh:
- Tìm hiểu một số đoạn văn trong và ngoài chương trình để nhận diện, phân tích.
C/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: VS, SS, ĐP
2. Kiểm tra bài cũ: KIỂM TRA 15’ LỚP 10 (lần 2)
Đề: Viết lời bình bài ca dao dưới đây trong khoảng 10 – 15 dòng theo cảm nhận riêng của em:
“Thân em như giếng giữa đàng
Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân”
I/ Đáp án:
1. Yêu cầu về nội dung:
HS viết tự do thể hiện ý kiến của bản thân nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau:
- Tiếng hát than thân


- Nghệ thuật so sánh, tượng trưng, đối lập.
- Thái độ người dùng nước giếng khác nhau → nỗi lo lắng cho tương lai khi cất bước theo chồng
của người con gái, có hai con đường: một là sung sướng hạnh phúc,hai là bị đối xử tàn nhẫn.
- Giá trị của “cái giếng” không phải do chất lượng nước mà do thái độ người dùng.
2. Yêu cầu về hình thức:
- Trình bày sạch đẹp, không sai chính tả,hành văn mạch lạc.
- Đảm bảo các ý.
II/ Biểu điểm:
+ Điểm 9-10: đầy đủ nội dung, mạch lạc, cảm xúc, hiểu đúng nghĩa câu ca dao, không sai chính tả.
+ Điểm 7-8: hiểu đúng nội dung, nêu đầy đủ ý, nhưng cảm xúc chưa sâu sắc, sai 1-2 lỗi chính tả.
+ Điểm 5-6: hiểu đúng nội dung, thiếu nét nghệ thuật, văn chưa mạch lạc, sai khoảng 5 lỗi chính tả.
+ Điểm 3-4: phân tích lủng củng, hiểu mơ hồ về nội dung, sai trên 5 lỗi chính tả.
+ Điểm 1-2: hiểu sai nội dung, phân tích sai nghĩa.
3. Bài mới: Lời vào bài: bất kì một văn bản nào cũng có thể bao gồm từ một đến nhiều đoạn văn hợp
thành để thể hiện một chủ đề thống nhất nào đó. Văn bản tự sự cũng như vậy. Vậy, đoạn văn trong văn
bản tự sự có đặc điểm như thế nào ? Làm thế nào để viết một đoạn văn thoả mãn những yêu cầu của
một văn bản tự sự ? Đó là những nội dung mà chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay.
Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài học
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung:
- Thao tác 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu
I . Tìm hiểu chung:
1. Đoạn văn trong văn bản tự sự :
- 1 -
GV: Đặng Xuân Lộc Tổ: Ngữ Văn
và củng cố khái niệm đoạn văn và các loại
đoạn văn trong văn bản tự sự:
+ GV: Theo em hiểu, thế nào là một đoạn văn?
+ HS: Trả lời theo kiến thức đã được học ở
THCS
+ GV: Cấu trúc chung của đoạn văn? Em đã

học những loại đoạn văn nào? Sự phân loại
đoạn văn ấy dựa trên những cơ sở nào?
+ HS: Trả lời theo kiến thức đã được học ở
THCS: Theo cấu trúc và phương thức tư duy,
thường có các loại đoạn văn phổ biến sau:
đoạn diễn dịch, đoạn quy nạp, đoạn song hành,
đoạn tổng – phân – hợp.
+ GV: Nếu dựa theo kết cấu của một văn bản
tự sự, trong văn bản sẽ có các loại đoạn văn
nào?
+ HS: Trả lời
Thao tác 2: Hướng dẫn cách viết đoạn văn
trong văn bản tự sự:
+ GV: gọi học sinh đọc đoạn “Trong bài …
bất tận”
+ GV: Đoạn văn này nói về điều gì?
+ HS: Dự kiến của nhà văn Nguyên Ngọc sẽ
viết truyện ngắn “Rừng xà nu”
+ GV: Gọi học sinh đọc hai đoạn tiếp theo
+ HS: Đọc đoạn mở đầu và đoạn kết thúc
truyện.
+ GV: Các đoạn văn mở đầu và kết thúc truyện
trên có thể hiện đúng dự kiến của nhà văn hay
không?
+ HS: Trả lời
+ GV: chia nhóm thảo luận theo hình thức 2
bàn thành 1 nhóm
o Yêu cầu: Nội dung và giọng điệu của đoạn
mở đầu và kết thúc có nét gì giống và khác
nhau?

o Nhóm 1: Tìm sự giống nhau
o Nhóm 2: Tìm sự khác nhau
o Thời gian: 5 Phút
+ GV: gọi đại diện các nhóm trình bày
+ Giáo viên chốt lại các ý
+ GV: Em đã học tập được điều gì từ cách viết
truyện của nhà văn Nguyên Ngọc
+ GV: gọi học sinh đọc đoạn văn và yêu cầu
a) Định nghĩa
- Đoạn văn là bộ phận của văn bản. Đoạn văn được
xây dựng từ một số câu văn, sắp xếp theo một trật
tự nhất định nhằm thể hiện một ý khái quát ( chủ đề
- câu chủ đề).
b) Đặc điểm

Mỗi VB gồm nhiều đoạn văn với những nhiệm vụ
khác nhau
● Mở bài : Giới thiệu câu chuyện
● Thân bài : Kể diễn biến sự việc
● Kết bài : Tạo ấn tượng mạnh mẽ tới suy nghĩ
cảm xúc người đọc
2. Cách viết đoạn văn trong văn bản tự sự
a) Bài tập 1 trang 97-98:
- Mở đầu & kết thúc truyện ngắn Rừng xà Nu →
Đúng dự kiến của nhà văn

- Mở đầu đoạn và cuối đoạn có giọng điệu giống
nhau: Miêu tả cây Xà nu
- Rừng Xà nu khác nhau: đầu truyện mở ra cuộc
sống hiện tại, kết thúc hiện ra cuộc sống mạnh mẽ

hơn những ngày trước
- Bài học:
+ Xác định nội dung cần viết, định ra hướng viết,
cần phát thảo chi tiết .
+ Mỗi chi tiết miêu tả nét chính, đặc sắc, gây ấn
tượng .
+ Có sự việc, chi tiết phải thể hiện rõ
b) Bài tập 2 trang 98:
- 2 -
GV: Đặng Xuân Lộc Tổ: Ngữ Văn
của bài tập
+ HS: đọc to, rõ bài tập
+ GV: hướng dẫn học sinh trả lời theo hình
thức thảo luận nhóm (2 bàn thành 1 nhóm)
o Nhóm 1: Câu a
o Nhóm 2: Câu b
o Thời gian: 5 Phút
+ GV: Gọi đại diện các nhóm trình bày
+ GV: Định hướng các nhóm trả lời và chốt lại
các ý
- Qua kinh nghiệm của nhà văn Nguyên Ngọc
và thu hoạch từ hai bài tập trên, em hãy nêu
cách viết đoạn văn trong bài văn tự sự?
Hoạt động 2: hướng dẫn luyện tập.
+ GV: HS làm bài tập 1, SGK/ 99
* Câu a:
Đây là đoạn văn trong văn bản tự sự - vì có câu
nêu sự việc khái quát và các câu thuộc chi tiết làm
rõ sự việc: Chị được cử về Đông Xá , về cái làng
quê bé nhỏ , nghèo khổ

* Câu b:
Thành công khi miêu tả sự việc chị Dậu được
cán bộ Đảng giác ngộ, cử về Đông Xá và vận động
bà con vùng lên .
- Tuy nhiên những dự cảm về ngày mai tươi đẹp
cần phải bổ sung thêm. Đặc biệt là tâm trạng chị
Dậu khi về làng
- Điền chỗ trống : Chị Dậu nhìn thấy trên trời
phía Đông một màu hồng ửng lên , ánh sáng rực
rỡ , chói chang thăm thẳm của màn đêm bao phủ

c) Cách viết đoạn văn tự sự:
- Nắm vững nhiệm vụ của các đoạn trong từng
phần của văn bản.
- Cần huy động năng lực quan sát, tưởng tượng và
vốn sống khi viết đoạn văn.
- Vận dụng kĩ năng miêu tả, kể chuyện, biểu cảm
để hoàn chỉnh tốt đoạn văn.
- Thao tác chung: Ghi nhớ, SGK
II. Luyện tập:
1. Bài tập 1:
- Đoạn văn kể về việc phá bom nổ chậm của các cô
gái thanh niên xung phong
- Chữa lại ngôi sai : ( tự kể )
+ Cô gái
+ Cô
+ Phương Định
→ Thay tất cả bằng chữ “tôi ”
4. Củng cố:
- Gv hướng dẫn HS làm bài tập 2/SGK, 99:

=> HS đọc lại đoạn đầu (9 câu):
- Chủ đề: tình yêu thắm thiết, đắm đuối của anh và em trong buổi anh tiễn em về nhà chồng.
- Các ý nhỏ: Cử chỉ và tâm trạng của em
Cử chỉ và tâm trạng của anh.
- Viết đoạn văn: “Thế là cô gái đẹp – người anh yêu phải quảy gánh qua đồng rộng, chân bước theo
chồng mà lòng vẫn nhớ tiếc người yêu……… ”
→ HS viết tiếp và hoàn chỉnh đoạn văn ở nhà.
5. Dặn dò:
- Hướng dẫn học bài: HS đọc kĩ phần ghi nhớ
- Hướng dẫn chuẩn bị bài mới:Ôn tập văn học dân gian Việt Nam.
Câu hỏi:
+ Thế nào là VHDG ? Nêu đặc trưng của VHDG ? Các thể loại của VHDG ?
+ Hãy nêu đặc trưng của sử thi ? Đặc trưng của truyền thuyết ?
+ Nêu đặc trưng của truyện cổ tích ? Đặc trưng của truyện cười ?
+ Đặc trưng của ca dao ? Đặc trưng của truyện thơ ?
+ Lập bảng nêu các thể loại của VHDG
+ Ca dao than thân thường là của ai ? Tiếng cười tự trào và phê phán trong ca dao hài hước ?
- 3 -
GV: Đặng Xuân Lộc Tổ: Ngữ Văn
Tuần 11
Ngày soạn: 01/11/2009
Tiết 32: Văn học
ÔN TẬP VĂN HỌC DÂN GIAN
A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:Giúp HS:
1. Về kiến thức: Củng cố, hệ thống hoá các kiến thức về văn học dân gian Việt Nam đã học: kiến thức
chung, kiến thức về thể loại và kiến thức về tác phẩm (hoặc đoạn trích).
2. Về kĩ năng:
- Biết vận dụng đặc trưng các thể loại của văn học dân gian để phân tích các tác phẩm cụ thể.
- Rèn kĩ năng hệ thống hoá, so sánh, vận dụng kiến thức lí luận để tìm hiểu, phân tích một tác phẩm
văn học dân gian cụ thể.

2. Về thái độ: Bồi dưỡng tình cảm trân trọng, tự hào về văn học dân gian Việt Nam.
B/ CHUẨN BỊ BÀI HỌC:
1. Giáo viên:
1.1. Dự kiến biện pháp tổ chức HS hoạt động tiếp nhận bài học:
- GV không giảng lại kiến thức đã học mà chỉ hướng dẫn ôn.
- GV nêu từng câu hỏi (bài tập) với một số gợi ý vắn tắt, HS trả lời, trao đổi, thảo luận (hoặc thực
hành). GV cho HS nhận xét, bổ sung, cuối cùng GV chốt lại những kiến thức cơ bản cần ôn tập một
cách cô đọng.
- Các hình thức dạy học: phát vấn – đàm thoại, tổ chức thảo luận, làm bài tập ngắn trên bảng hoặc trên
giấy,……
1.2. Phương tiện dạy học:
- SGK ngữ văn 10 và sách chuẩn kiến thức 11.
- Thiết kế giáo án.
2. Học sinh:
- Ôn lại các kiến thức về văn học dân gian đã học.
- Trả lời các câu hỏi trong SGK, phần ôn tập.
C/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: VS, SS, ĐP
2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra bài viết của HS làm ở nhà.
3. Bài mới: Lời vào bài: Gv nêu yêu cầu và nội dung ôn tập: Ôn tập toàn bộ chương trình văn học dân
gian Việt Nam đã học trong chương trình THPT, ôn tập theo cách trả lời câu hỏi, hệ thống hoá, bài tập
vận dụng.
Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài học
* Hoạt động 1 : Tổ chức cho HS nhắc lại các
khái niệm VHDG đã học
+ GV : Thế nào là VHDG ?
+ HS : Nhắc lại
+ GV : Nêu đặc trưng của VHDG ?
+ HS : Nhắc lại
+ GV: Yêu cầu HS nêu các thể loại của VHDG

?
I . Nội dung ôn tập:
1. Khái niệm văn học dân gian:
VHDG là tác phẩm ngôn từ truyền miệng, là sản
phẩm của quá trình sáng tác của tập thể phục vụ
cho các sinh hoạt khác nhau của đời sống cộng
đồng
2. Đặc trưng của VHDG
- VHDG là sáng tác nghệ thuật của ngôn từ truyền
miệng
- VHDG là sáng tác của tập thể
- VHDG có tính thực hành trong các sinh hoạt
khác nhau của đời sống cộng đồng
3. Các thể loại của VHDG
a) Truyện cổ dân gian : Thần thoại , truyền
- 4 -
GV: Đặng Xuân Lộc Tổ: Ngữ Văn
+ HS : Nhắc lại
+ GV : Hãy nêu đặc trưng của sử thi?
+ HS : Nhắc lại
+ GV : Đặc trưng củ truyền thuyết ?
+ HS : Nhắc lại
+ GV : Nêu đặc trưng của truyện cổ tích ?
+ HS : Nhắc lại
+ GV : Đặc trưng của truyện cười ?
+ HS : Nhắc lại
+ GV : Đặc trưng của ca dao ?
+ HS : Nhắc lại
+ GV : Đặc trưng của truyện thơ ?
+ HS : Nhắc lại

- Hướng dẫn HS lập bảng nêu các thể loại của
VHDG
+ GV : Ca dao than thân thường là của ai ?
+ HS : Nhắc lại
+ GV : Diễn giảng thêm:
Thân phận của những người phụ nữ ấy
thường được nói lên bằng những hình ảnh so
sánh ẩn dụ: tấm lụa đào, củ ấu gai, chổi đầu
hè,…
Cái khăn, cái cầu là biểu tượng của tình yêu
Khăn là vật gần gũi đối với người phụ nữ; cầu
là nơi tiếp giáp giữa 2 bờ → dùng hình ảnh cái
cầu để mời mọc, tỏ tình trong bước đi ban đầu
thuyết , sử thi , cổ tích , truyện cười , truyện ngụ
ngôn
b) Thơ ca dân gian gồm : ca dao , dân ca , tục
ngữ , câu đố , vè
c) Sân khấu dân gian : Chèo , tuồng đồ , cải lương
, múa rối …
* Đặc trưng của sử thi :
- Quy mô lớn , cốt truyện mang tính cách cộng
đồng có hai loại sử thi Sử thi anh hùng
Sử thi thần thoại
* Đặc trưng của truyền thuyết : kể về sự kiện và
nhân vật liên quan đến sự kiện lịch sử theo xu
hướng lí tưởng hoá
* Đặc trưng của truyện cổ tích : Miêu tả cuộc
đời và số phận bất hạnh của nhân vật đồng thời thể
hiện ước mơ đổi đời
* Đặc trưng của truyện cười :

- Ngắn gọn , ít nhân vật gồm 2 yếu tố cười và bản
chất cái cười dựa vào thủ pháp , cử chỉ lời nói để
gây cười phê phán hoặc khôi hài
* Đặc trưng của ca dao :
- Lời hát than thân trách phận ngắn gọn thể hiện
tình cảm , sử dụng nhiều biện pháp so sánh ẩn dụ,
hoán dụ …
* Đặc trưng của truyện thơ ;
Cấu trúc đồ sộ , kết hợp giữa phương thức tự sự và
trữ tình phản ánh mối tình oan nghiệt của đôi nam
nữ
* Bảng hệ thống các thể loại của VHDG
Truyện
dân gian
Câu
nói
dân
gian
Thơ ca
dân gian
Sân khấu
Thần
thoại
Truyền
thuyết
Sử thi
Cổ tích
Truyện
cười
Ngụ ngôn

Tục
ngữ
Ca dao
Dân ca

Câu đố
Tuồng
Chèo
Cải lương
Múa rối
* Ca dao than thân thường là phụ nữ nói chung , bị
ép duyên không làm chủ được số phận
- 5 -
GV: Đặng Xuân Lộc Tổ: Ngữ Văn
của tình yêu…
Các biểu tượng: cây đa, bến nước, con
thuyền, gừng cay, muối mặn là những biểu
tượng gần gũi với người lao động, họ thường
dùng những biểu tượng này để nói lên tình
nghĩa thủy chung của mình.
+ GV : Tiếng cười tự trào và phê phán trong ca
dao hài hước ?
+ HS : Nhắc lại
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS làm bài tập
vận dụng :
Bài 1 : HS tìm và đọc diễn cảm ba đoạn văn
trong đoạn trích “Chiến thắng Mtao Mxây”:
+ Đăm Săn rung khiên múa ………trúng một
cái chão cột trâu.
+ Thế là Đăm Săn lại múa ……cũng không

thủng.
+ Vì vậy, danh vang …….từ trong bụng mẹ.
- HS phát hiện và phân tích hiệu quả nghệ thuật
của các biện pháp nghệ thuật kể tả của sử thi về
nhân vật anh hùng?
Bài 2: HS trình bày bảng hệ thống của mình.
- GV nhận xét.
* Cười – phê phán khác với tự trào - tự trào là tự
cười mình , là phê phán mang ý nghĩa nhân văn.
II. Bài tập vận dụng :
1. Bài tập 1/ 101 :
- Các biện pháp nghệ thuật kể tả của sử thi về nhân
vật anh hùng:
+ Tưởng tượng phong phú, phóng khoáng và bay
bổng.
+ So sánh, phóng đại, trùng điệp.
Hiệu quả nghệ thuật: tôn vinh, tô đậm vẻ đẹp hùng
tráng, kì vĩ của người anh hùng sử thi trong khung
cảnh thiên nhiên cũng hùng tráng kì vĩ.
2. Bài tập 2/ 101:
Cái lõi
sự thật
lịch sử
Bi kịch
được
hư cấu
thành
Những
chi tiết
hoang

đường,
kì ảo.
Kết cục
của bi
kịch
Bài học
rút ra
Cuộc
xung
đột
giữa
ADV –
Triệu
Đà thời
kì Âu
Lạc.
Bi kịch
tình
yêu
lồng
vào bi
kịch gia
đình,
quốc
gia.
Thần
Kim
Quy,
lẫy nỏ
thần,

ngọc
trai-
giếng
nước,
dẫn
ADV
xuống
biển.
Mất tất
cả:
-Tình
yêu.
-Gia
đình.
-Đất
nước.
Cảnh
giác giữ
nước,
không
chủ
quan,
không
nhẹ dạ
cả tin.
4. Củng cố :
- Một số câu thơ trung đại, hiện đại có ảnh hưởng VHDG :
+ Sầu đong càng lắc càng đầy
Ba thu dọn lại một ngày dài ghê.
(Nguyễn Du)

+ Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Thân em như quả mít trên cây.
(Hồ Xuân Hương)
+ Khi ta lớn lên đất nước đã có rồi
Đất nước ở trong những cái ngày xửa ngày xưa mẹ thường hay kể
- 6 -
GV: Đặng Xuân Lộc Tổ: Ngữ Văn
Đất nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
(Nguyễn Khoa Điềm)
5. Dặn dò :
- Hướng dẫn học bài: Hướng dẫn học sinh về nhà làm bài tập vận dụng ở SGK
- Hướng dẫn chuẩn bị bài
- Học bài, làm bài tập và chuẩn bị bài : Trả bài làm văn số 2
- Yêu cầu : Lập lại dàn ý cho bài viết số 2.
- 7 -
GV: Đặng Xuân Lộc Tổ: Ngữ Văn
Tuần 11
Ngày soạn: 01/11/2009
Tiết 33: Làm văn
TRẢ BÀI LÀM VĂN SỐ 2 –
RA ĐỀ BÀI LÀM VĂN SỐ 3
(Làm ở nhà)
A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:Giúp HS:
1. Về kiến thức: Thấy được những ưu điểm và hạn chế về nội dung và hình thức của bài viết, nhất là
khả năng chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu và khả năng vận dụng các yếu tố miêu tả, biểu cảm một cách
có hiệu quả.
2. Về kĩ năng: Tích luỹ kinh nghiệm viết văn tự sự để phục vụ cho những bài viết tiếp theo nói riêng,
phục vụ cho hoạt động giao tiếp xã hội trong cuộc sống hằng ngày nói chung.
2. Về thái độ: Rút ra bài học kinh nghiệm và có ý thức bồi dưỡng thêm năng lực viết văn tự sự để
chuẩn bị tốt cho bài viết sau.

B/ CHUẨN BỊ BÀI HỌC:
1. Giáo viên:
1.1. Dự kiến biện pháp tổ chức HS hoạt động tiếp nhận bài học:
- GV hường dẫn HS:
+ Xác định các yêu cầu đặt ra đối với bài viết.
+ Xác định phương hướng làm bài.
+ Đối chiếu những yêu cầu trên với thực tế bài làm của mình để nhận ra những ưu điểm và nhược điểm
của bài viết.
+ Lắng nghe nhận xét của GV để rút kinh nghiệm và học tập các ý hay.
1.2. Phương tiện dạy học:
- SGK ngữ văn 11 và sách chuẩn kiến thức 11.
- Thiết kế giáo án.
2. Học sinh:
- Xây dựng dàn ý cho bài viết.
C/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: VS, SS, ĐP
2. Kiểm tra bài cũ: (không)
3. Bài mới: Lời vào bài: Ở bài viết vừa rồi và qua các bài học, các em đã biết được cách viết một bài
văn tự sự. Tiết trả bài viết hôm nay sẽ giúp các em nhìn nhận lại những điểm thành công và khắc phục
những nhược điểm trong bài viết vừa qua của mình.
Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài học
GV Ghi lại đề bài.
* Hoạt động 1: Xác định yêu cầu chung của
bài viết.
- Thao tác 1: Xác định yêu cầu về kĩ năng.
+ GV: Phân tích đề bài: Bài văn yêu cầu kể lại
một kỉ niệm sâu sắc nhất về tình cảm gia đình,
tình thầy trò, tình bạn bè… tuỳ thuộc vào sự lựa
chọn chủ đề của người viết.
+ GV: Trong câu chuyện, ta cần chọn ngôi kể

thứ mấy?
+ HS: Trả lời.
+ GV: Ngôn ngữ kể phải như thế nào?
ĐỀ BÀI:
Kể lại một kỉ niệm sâu sắc về tình cảm gia đình,
tình bạn, tình thầy trò theo ngôi kể thứ nhất.
I . Yêu cầu chung:
1 .Về kĩ năng:
- Ngôi kể: thứ nhất (nhập vai nhân vật để kể điều
đã chứng kiến hoặc tham gia)
- Ngôn ngữ kể: cần phù hợp với bối cảnh của câu
- 8 -
GV: Đặng Xuân Lộc Tổ: Ngữ Văn
+ HS: Trả lời.
+ GV: Cần vận dụng những kĩ năng gì trong khi
kể?
+ HS: Trả lời.
+ GV: Bài viết cần có bố cục và phải diễn đạt
như thế nào?
+ HS: Trả lời.
- Thao tác 2: Xác định yêu cầu về nội dung.
+ GV: Khi kể chuyện, yêu cầu chúng ta phải lựa
chọn các sự việc và chi tiết như thế nào?
+ HS: Trả lời.
+ GV: Qua câu chuyện kể, người kể cần phải
hướng đến mục đích gì?
+ HS: Trả lời.
+ GV: Chi tiết kết thúc câu chuyện cần phải có
yêu cầu như thế nào?
+ HS: Trả lời.

- Thao tác 3: Xác định yêu cầu về tư tưởng,
tình cảm.
+ GV: Ta cần phải có ý thức như thế nào đối
với câu chuyện kể?
+ HS: Trả lời.
* Hoạt động 2: Xác định yêu cầu cụ thể của
bài viết.
- Thao tác 1: Xác định yêu cầu cụ thể của
phần mở bài.
+ GV: Trong phần mở bài, ta phải giới thiệu
những gì?
+ HS: Trả lời.
+ GV: Có thể trong một lần về thăm quê, trong
một lần cả lớp đi chơi, đi học nhóm hoặc trong
một lần mình được điểm tốt, hay một lần mình
mắc lỗi được thầy cô rộng lượng tha thứ…
- Thao tác 2: Xác định yêu cầu cụ thể của
thân bài.
+ GV: Trong phần thân bài, trước tiên ta phải
nêu lên điều gì?
+ HS: Trả lời.
+ GV: Nghĩa là: tình cảm gắn bó lâu bền hay
nhân vật đó ta chỉ mới gặp, mới quen hay mới
được gặp thầy (cô) bộ môn hoặc chủ nhiệm
lớp…
+ HS: Trả lời.
+ GV: Sau đó, ta tiến hành trình bày điều gì?
+ HS: Trả lời.
+ GV: Ví dụ:
“Vào giờ kiểm tra, tôi không học thuộc bài

nhưng không nói sự thật. Tôi tìm đủ lí do để
biện hộ như mẹ tôi bị ốm… nhưng không ngờ
hôm trước, cô có gọi điện thoại cho mẹ tôi để
trao đổi tình hình học tập của tôi. Nhưng ngay
lúc tôi nói dối ấy, cô không nói lên sự thật hay
chuyện.
- Kĩ năng: phát uy khả năng biểu cảm và tự sự
trong bài viết.
- Bố cục: rõ ràng, hợp lí.
- Diễn đạt: rõ ràng, đúng ngữ pháp, lời văn có
cảm xúc.
2. Về nội dung :
- Các tình tiết, sự việc đưa ra phải tiêu biểu, có
sức lay động tình cảm của người đọc.
- Câu chuyện phải có ý nghĩ nhân sinh phù hợp.
- Lựa chọn chi tiết kết thúc phù hợp, có thể bày tỏ
suy nghĩ và rút ra ý nghĩa từ câu chuyện.
3. Về tư tưởng, tình cảm:
Tình cảm, thái độ phải nghiêm túc với câu
chuyện.
II. Yêu cầu cụ thể:
1. Mở bài:
- Giới thiệu mối quan hệ của bảm thân với nhân
vật mình có kỉ niệm sâu sắc.
- Kể lại hoàn cảnh nảy sinh kỉ niệm đó.
2. Thân bài:
(a). Giới thiệu chung về tình cảm của bản thân
với người được chọn kể.
(b). Kể về kỉ niệm:
- Câu chuyện diễn ra khi nào?

- Nội dung cụ thể ra sao?
+ Sự việc xảy ra như thế nào?
+ Cách ứng xử của mọi người ra sao?
- 9 -
GV: Đặng Xuân Lộc Tổ: Ngữ Văn
trách phạt tôi. Để giữ thể diện cho tôi, cuối giờ
học hôm đó, cô gọi tôi ở lại để “hỏi thăm” tình
hình sức khoẻ của mẹ tôi”.
+ GV: Sau khi kể diễn biến của sự việc, ta có
thể nêu lên điều gì?
+ HS: Trả lời.
+ GV: Đó có thể là một bài học, hoặc nhờ đó
mà ta thêm yêu quý ông bà, cha mẹ, thầy cô
hoặc bạn bè của mình… hơn.
- Thao tác 3: Xác định yêu cầu cụ thể của kết
bài.
+ GV: Phần kết bài, ta nêu lên những ý gì?
+ HS: Trả lời.
* Hoạt động 3: Nhận xét về bài làm của học
sinh
- Thao tác 1: Giáo viên nêu những ưu điểm
của các bài viết.
+ GV: Nêu ưu điểm về mặt kĩ năng.
+ HS: Lắng nghe và ghi nhận.
+ GV: Nêu ưu điểm về mặt nội dung.
+ HS: Lắng nghe và ghi nhận.
+ GV: Nhận xét về tư tưởng, tình cảm của học
sinh thể hiện trong bài viết.
+ HS: Lắng nghe và ghi nhận.
- Thao tác 2: Nêu những nhược điểm còn mắc

phải.
+ GV: Một số yếu kém về mặt kĩ năng kể
chuyện.
+ HS: Lắng nghe và ghi nhận.
+ GV: Nêu một số sai sót về hành văn và yêu
cầu học sinh sửa chữa.
+ HS: Lắng nghe, sửa chữa và ghi nhận.
- Thao tác 3: Thống kê tỉ lệ bài viết.
- Kỉ niệm ấy để lại trong bản thân điều gì?
3. Kết bài:
- Nhấn mạnh lại ý nghĩa của kỉ niệm ấy.
- Bày tỏ niềm tự hào hoặc hạnh phúc của mình.
III . Nhận xét về bài làm của học sinh
1. Ưu điểm:
- Kĩ năng:
+ Bố cục hợp lí
+ Ngôi kể: phù hợp
+ Trong khi kể có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu
cảm và các biện pháp nghệ thuật để liên kết câu.
+ Biết cách chọn sự việc và chi tiết tiêu biểu.
- Nội dung:
+ Kể được diễn biến của sự việc.
+ Có tập trung vào sự việc và chi tiết tiêu biểu,
cảm động của câu chuyện.
- Tư tưởng, tình cảm:
Chân thành, nghiêm túc.
2. Nhược điểm:
a. Kĩ năng:
- Một số bài viết chú trọng nhiều vào việc biểu
cảm, ít chi tiết trong câu chuyện kể.

- Đôi khi sa đà vào chi tiết phụ.
- Có một số chi tiết chưa hợp lí: Bạn không đi học
thời gian dài mà lớp không quan tâm tìm hiểu…
- Chưa biết cách đưa lời thoại một cách tự nhiên
cho câu chuyện kể.
- Một số ý tưởng chưa mới lạ, nhiều sáng tạo.
- Có đề tài chưa phù hợp: tình yêu tuổi học trò.
b. Hành văn:
- Nhiều bài viết có bố cục đoạn văn chưa phù
hợp.
- Một số bài viết sử dụng câu văn quá dài, chưa
chú ý tách hoặc ngắt câu.
- Dùng từ chưa phù hợp:
+ “em”, “xém”, “các bạn”, “chạc tuổi”, đưa
truyền đơn” (“bản thông báo”)
+ Cách sửa: dùng từ ngữ thích hợp
- Một số lỗi chính tả: “giáng vào tờ giấy”,
“chuyện lặc vặc”, “mới ton”
3. Thống kê:
- 10 -
GV: Đặng Xuân Lộc Tổ: Ngữ Văn
+ GV: Nêu số lượng các bài viết giỏi, khá, trung
bình, yếu kém.
+ HS: Lắng nghe và ghi nhận.
+ GV: Đọc mẫu một bài viết tốt.
+ HS: Lắng nghe và ghi nhận.
+ GV: Đọc một bài viết trung bình và phân tích
những chỗ còn sai sót.
+ HS: Lắng nghe và ghi nhận.
+ GV: Đọc một bài viết yếu kém.

+ GV: Trả bài viết chọ học sinh
+ GV: Yêu cầu các học sinh về nhà thống kê các
chỗ còn sai sót và sửa chữa lại cho đúng.
- Giỏi:
- Khá:
- Trung bình:
- Kém:
4. Củng cố :
- GV yêu cầu HS đọc lời nhận xét của cô giáo để thấy rõ những ưu điểm và nhược điểm cụ thể trong
bài viết của mình.
5. Dặn dò :
a) Hướng dẫn học bài :
Tự rút kinh nghiệm qua bài viết này và cách khắc phục ở bài viết tiếp theo.
b) Hướng dẫn chuẩn bị bài:
- Trao đổi bài viết cho nhau để đọc và rút kinh nghiệm, cố gắng học hỏi ở các bài viết tốt.
- Soạn bài mới : Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ x đến hết thế kỉ XIX:
Câu hỏi:
1. Tìm hiểu các thành phần của nền VHVN từ Thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX : Đặc điểm của từng thành
phần?
2. Tìm hiểu các giai đoạn phát triển : có mấy giai đoạn phát triển và đặc điểm của từng giai đoạn, nêu
những tác phẩm tiêu biểu của giai đoạn này ?
2. Tìm hiểu đặc điểm lớn về nội dung giai đoạn này: Thế nào là yêu nước? Thế nào là nhân đạo ? Thế
nào là quy phạm ?
3. Tìm hiểu đặc điểm lớn về nghệ thuật: Thế nào là Khuynh hướng trang nhã và khuynh hướng bình dị,
Văn học nước ta giai đoạn này đã tiếp thu & dân tộc hoá tinh hoa văn hoá nước ngoài như thế nào?

- 11 -
GV: Đặng Xuân Lộc Tổ: Ngữ Văn
Tuần 12
Ngày soạn: 01/11/2009

Tiết 34 – 35: đọc văn
KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM
TỪ THẾ KỈ X ĐẾN HẾT THẾ KỈ XIX
A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:Giúp HS:
1. Về kiến thức: Nắm được một cách khái quát những kiến thức cơ bản về: các thành phần văn học
chủ yếu, các giai đoạn văn học, những đặc điểm lớn về nội dung và nghệ thuật của văn học Việt Nam
từ TK X đến hết TK XIX.
2. Về kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích, tổng hợp, phát hiện và chứng minh các luận điểm văn học sử
một cách có hệ thống, kĩ năng sử dụng SGK kết hợp với lời giải thích, phân tích của GV.
2. Về thái độ: Bồi dưỡng lòng yêu mến, giữ gìn và phát huy di sản văn học dân tộc.
B/ CHUẨN BỊ BÀI HỌC:
1. Giáo viên:
1.1. Dự kiến biện pháp tổ chức HS hoạt động tiếp nhận bài học:
- Là bài văn học sử nên SGK trình bày khá rõ hệ thống luận điểm, nội dung kiến thức, nên:
+ HS làm việc với SGK là chủ yếu dưới sự hướng dẫn của GV.
+ GV hướng dẫn HS, giúp HS nắm được những khái niệm, những phạm trù văn học.
- GV làm sáng tỏ những vấn đề của văn học sử bằng việc phân tích những hiện tượng văn học, những
tác giả, tác phẩm văn học cụ thể.
1.2. Phương tiện dạy học:
- SGK ngữ văn 11 và sách chuẩn kiến thức 11.
- Thiết kế giáo án.
2. Học sinh:
- Chủ động tìm hiểu về nội dung bài học thông qua các câu hỏi hướng dẫn học bài trong SGK.
- Đọc kỹ nội dung bài. Tìm đọc lại các tác phẩm đã học ở bậc THCS, đọc thêm các tác phẩm văn học
khác.
C/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: VS, SS, ĐP
2. Kiểm tra bài cũ: (không)
3. Bài mới: Lời vào bài:
Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài học

* Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu các
thành phần của nền VHVN từ TK X đến hết
TK XIX
+ GV: VHVN giai đoạn này gồm có những thành
phần nào ?
=> HS: Có 2 thành phần: VH Chữ Hán và VH
chữ Nôm
- Thao tác 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu nền văn
học chữ Hán
+ GV: Đặc điểm của nền VH này ?
+ HS : Nêu đặc điểm.
- Thao tác 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu nền văn
I. Các thành phần chủ yếu của nền VHVN từ
TK X đến hết TK XIX:
1. Văn học chữ Hán
- Nền VH viết bằng chữ Hán, xuất hiện sớm, tồn
tại trong suốt quá trình hình thành và phát triển
của VHTĐ
- Thể loại: Tiếp thu thể loại của VH Trung
Quốc: Chiếu, biểu, hịch, cáo, truyền kì, tiểu
thuyết chương hồi …
2 . Văn học chữ Nôm
- 12 -
GV: Đặng Xuân Lộc Tổ: Ngữ Văn
học chữ Nôm
+ GV: Đặc điểm của nền VH này ?
+ HS : Nêu đặc điểm.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu
Các giai đoạn phát triển của VHVN giai đoạn
này

+ GV: Giai đoạn này có mấy giai đoạn phát triển
và đặc điểm của từng giai đoạn ?
+ HS : Có 4 giai đoạn
- Thao tác 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu Giai
đoạn từ TK X đến hết TK XIV
+ GV: Văn học giai đoạn này có đặc điểm như
thế nào?
+ HS : Trả lời.
+ GV: Gọi HS nêu những tác phẩm tiêu biểu của
giai đoạn này ?
- Thao tác 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu Giai
đoạn từ TK XV đến hết TK XVII
+ GV: Văn học giai đoạn này có đặc điểm như
thế nào?
+ HS : Trả lời.
+ GV: Gọi HS nêu những tác phẩm tiêu biểu của
giai đoạn này ?
+ HS : Trả lời.
- Thao tác 3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu giai
đoạn văn học từ TK XVIII đến nửa đầu TK
XIX
+ GV: Đặc điểm tình hình giai đoạn này ?
+ HS : Trả lời.
- Thao tác 4: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu
- Sáng tác bằng chữ Nôm, ra đời muộn hơn VH
chữ Hán
- Thể loại: Chủ yếu là thơ, ít có tác phẩm văn
xuôi, phú, văn tế …
II . Các giai đoạn phát triển của VHVN từ
TK X đến hết TK XIX

1. Giai đoạn từ TK X đến hết TK XIV
* Hoàn cảnh lịch sử - xã hội: Phát triển trong
hoàn cảnh lịch sử dân tộc ta giành được quyền
độc lập, tự chủ (Hai lần chiến thắng quân Tống,
3 lần chiến thắng quân Nguyên Mông … )
* Các bộ phận văn học: Phát triển bằng chữ
Hán , từ TK XIII có chữ Nôm ; chữ Hán vẫn giữ
thành tựu chính
•Nghệ thuật : sử dụng văn chính luận , thơ . phú
• Tác phẩm : chiếu dời đô , Nam Quốc Sơn Hà ,
Hịch tướng sĩ …
2. Giai đoạn từ TK XV đến hết TK XVII
* Hoàn cảnh lịch sử - xã hội: Tiếp tục làm nên
kì tích trong kháng chiến chống quân Nguyên
Mông
- Tình hình đất nước bị chia cắt
* Các bộ phận văn học: Thành tựu văn học chữ
Nôm
* Nội dung: Ca ngợi cuộc kháng chiến chống
quân Minh
* Nghệ thuật: VH chữ Hán phát triển với nhiều
thể loại phong phú , đặc biệt là thành tựu của
văn chính luận
* Tác phẩm: Quân trung từ mệnh tập
3. Giai đoạn từ TK XVIII đến nửa đầu TK
XIX
* Hoàn cảnh lịch sử - xã hội: Đất nước có
nhiều biến động , bão táp của cuộc khởi nghĩa
nông dân đã lật đổ chế độ PK đàng Ngoài (Chúa
Trịnh) Và đàng Trong (chúa Nguyễn)

* Các bộ phận văn học: Phát triển vượt bật , có
nhiều đỉnh cao nghệ thuật là giai đoạn rực rỡ
nhất của VHTĐ
* Nội dung: Xuất hiện trào lưu VH nhân đạo
chủ nghĩa , tiếng nói đòi quyền sống hạnh phúc
cho con người , nhất là phụ nữ
* Nghệ thuật : Phát triển cả văn xuôi và văn
vần, cả VH chữ Hán và chữ Nôm
* Tác phẩm: Truyện Kiều (Nguyễn Du), Chinh
phụ ngâm, Cung oán ngâm
4. Giai đoạn nửa cuối TK XIX
- 13 -
GV: Đặng Xuân Lộc Tổ: Ngữ Văn
Giai đoạn nửa cuối TK XIX
+ GV: Đặc điểm tình hình giai đoạn này ?
+ HS : Trả lời.
* Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu
Đặc điểm lớn về nội dung giai đoạn này
+ GV: Giai đoạn văn học này có những nội dung
nào ?
+ HS : có 2 nội dung yêu nước và nhân đạo
- Thao tác 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu
Chủ nghĩa yêu nước
+ GV: Thế nào là yêu nước ?
+ HS : Trả lời.
- Các tác phẩm tiêu biểu?
- Thao tác 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu
Chủ nghĩa nhân đạo
+ GV: Thế nào là nhân đạo ?
+ HS : Trả lời.

- Các tác phẩm tiêu biểu?
* Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu
Đặc diểm lớn về nghệ thuật của văn học từ TK
X đến hết TK XIX
- Thao tác 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu
Tính quy phạm và việc phá vỡ tính quy phạm
+ GV: Thế nào là quy phạm ?
+ HS : Trả lời.
+ GV: Việc tuân thủ tính quy phạm và phá vỡ
tính quy phạm thể hiện điều gì của nhà văn?
+ HS : Trả lời.
- Thao tác 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu
Khuynh hướng trang nhã và khuynh hướng
bình dị
+ GV: Thế nào là Khuynh hướng trang nhã và
khuynh hướng bình dị,
+ HS : Trả lời
- Thao tác 3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu việc
Tiếp thu & dân tộc hoá tinh hoa văn hoá nước
ngoài trong văn học
+ GV: Văn học nước ta giai đoạn này đã tiếp thu
& dân tộc hoá tinh hoa văn hoá nước ngoài như
* Hoàn cảnh lịch sử - xã hội: Pháp xâm lược
Việt Nam, nhân dân cả nước kiên cường bất
khuất đứng lên chống giặc
* Nội dung: Phát triển phong phú với âm hưởng
bi tráng
* Nghệ thuật: Văn học chữ Quốc ngữ xuất hiện
nhưng VH chữ Hán và chữ Nôm vẫn là chính
* Tác phẩm: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

III. Đặc điểm lớn về nội dung giai đoạn từ TK
X đến hết TK XIX
1. Chủ nghĩa yêu nước
- Yêu nước gắn với tư tưởng trung quân, quyết
chiến quyết thắng chống ngoại xâm, ý thức đọc
lập tự do, tự cường dân tộc, xót xa trước cảnh
nước mất nhà tan, biết ơn anh hùng đã hi sinh vì
tổ quốc
* Tác phẩm tiêu biểu : Nam quốc sơn hà , ( Lý
Thường Kiệt , Hịch tướng sĩ ( Trần Quốc Tuấn )
Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc ( NĐC )
2 . Chủ nghĩa nhân đạo
- Ảnh hưởng tư tưởng của đạo phật: Thương
người như thể thương thân, đòi quyền sống,
quyền tự do, đấu tranh bênh vực, tố cáo lực
lượng chà đạp áp bức con người
* Tác phẩm tiêu biểu : Truyện Kiều , Cung Oán
ngâm khúc
IV . Đặc diểm lớn về nghệ thuật của văn học
từ TK X đến hết TK XIX
1. Tính quy phạm và việc phá vỡ tính quy
phạm
* Quy phạm : Quy định chặt chẽ khuôn mẫu, coi
trọng mục đích giáo huấn coi trọng chặt chẽ về
kết cấu
* Tuân thủ tính quy phạm và phá vỡ tính quy
phạm : phát huy cá tính sáng tạo của nhà văn
2. Khuynh hướng trang nhã và khuynh
hướng bình dị
- Đề tài hướng tới cái cao cả , trang trọng hơn là

cái bình dị ,
- Nghệ thuật hướng tới cái tao nhã mĩ lệ …
3 . Tiếp thu & dân tộc hoá tinh hoa văn hoá
nước ngoài
- Tiếp thu văn học Trung Quốc: dùng ngôn ngữ
chữ Hán, thể loại tiếp thu thể cổ phong, Đường
luật, văn vần
- 14 -
GV: Đặng Xuân Lộc Tổ: Ngữ Văn
thế nào?
+ HS : Trả lời.
- Việt hoá thơ Đường thành thơ Nôm Đường
luật
4. Củng cố:
- Tìm một số dẫn chứng thể hiện chủ nghĩa yêu nước trong văn học?
=> Anh hùng tiếng đã gọi rằng
Giữa đường thấy sự bất bằng mà tha.
(Truyện Lục Vân Tiên)
Ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ.
( Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc)
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.
(Bình Ngô đại cáo)
Ai bảo xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua sân trước một nhành mai.
( Mãn Giác Thiền Sư)
5. Dặn dò:
a) Hướng dẫn học bài:
Cho HS đọc kĩ phần ghi nhớ ở SGK
b) Hướng dẫn chuẩn bị bài: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.

Câu hỏi:
1. Phân tích đặc điểm của đoạn hội thoại nà SGK đã dẫn.
2. Từ những điều đã phân tích trên, em hiểu thế nào là ngôn ngữ sinh hoạt?
3. Trong đoạn đối thoại trên, em thấy ngôn ngữ sinh hoạt thể hiện ở dạng nào? Ngoài ra, ngôn ngữ sinh
hoạt còn tồn tại ở dạng nào khác?
4. Giải bài tập1.
5. Giải bài tập 2.
- 15 -
GV: Đặng Xuân Lộc Tổ: Ngữ Văn
Tuần 12
Ngày soạn: 01/11/2009
Tiết 36: tiếng Việt
PHONG CÁCH NGÔN NGỮ SINH HOẠT
A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:Giúp HS:
1. Về kiến thức: Nắm vững các khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt và phong cách ngôn ngữ sinh hoạt với
các đặc trưng cơ bản của nó để làm cơ sở phân biệt với các phong cách ngôn ngữ khác.
2. Về kĩ năng: Rèn luyện và nâng cao năng lực giao tiếp trong sinh hoạt hằng ngày, nhất là việc dùng
từ, việc xưng hô, biểu hiện tình cảm, thái độ và nói chung là thể hiện văn hoá giao tiếp trong đời sống
hiện nay.
2. Về thái độ:
B/ CHUẨN BỊ BÀI HỌC:
1. Giáo viên:
1.1. Dự kiến biện pháp tổ chức HS hoạt động tiếp nhận bài học:
- GV cần khái quát hoá các hiện tượng cụ thể, tức là từ hiện tượng sử dụng ngôn ngữ để đi đến khái
niệm:
+ Nêu hiện tượng: đọc ví dụ (yêu cầu đọc đúng và diễn cảm)
+ Trả lời các câu hỏi và nhận xét về hiện tượng, rút ra định nghĩa hoặc tính chất, đặc điểm sơ bộ.
1.2. Phương tiện dạy học:
- SGK ngữ văn 11 và sách chuẩn kiến thức 11.
- Thiết kế giáo án.

2. Học sinh:
- Phân tích các ví dụ trong SGK.
- Tìm hiểu trước các kiến thức cơ bản.
C/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: VS, SS, ĐP
2. Kiểm tra bài cũ:
Bài: “KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ X ĐẾN HẾT THẾ KỈ XIX”
a. Văn học trung đại bao gồm các bộ phận nào? Giải thích về hai bộ phận đó?
b. Văn học trung đại bao gồm những bộ phận nào? Giai đoạn nào có thể được xem là phát triển rực rỡ
nhất của văn học trung đại?
c. Trình bày những đặc điểm lớn của văn học trung đại về mặt nội dung?
d. Văn học trung đại có những đặc điểm nghệ thuật nào nổi bật?
3. Bài mới: Lời vào bài: Như ta đã biết, trong cuộc sống, con người giao tiếp với nhau bằng một công
cụ vô cùng quan trọng, đó là ngôn ngữ. Ngôn ngữ ta thấy nó tồn tại ở hai dạng nói và viết. Trong đó,
nói là hình thức giao tiếp mà ai cũng có thể thực hiện được. Để hiểu rõ hơn về ngôn ngữ nói, ta cùng
tìm hiểu bài học hôm nay.
Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài học
* Hoạt động 1 : Hướng dẫn học sinh tìm hiểu
về ngôn ngữ sinh hoạt
- Thao tác 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu
về khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt
+ GV: Gọi HS đọc ngữ liệu ở SGK. Yêu cầu
đọc: to, rõ, có ngữ điệu phù hợp với một cuộc
giao tiếp. Hướng dẫn học sinh trả lời lần lượt
các yêu cầu của ngữ liệu.
- Cuộc hội thoại diễn ra trong không gian, thời
gian nào?
I . Tìm hiểu chung:
1 . Khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt:
a) Xét ngữ liệu:

+ Không gian: tại khu tập thể X.
+ Thời gian: buổi trưa.
+ Nhân vật tham gia hội thoại: Lan, Hùng, mẹ
- 16 -
GV: Đặng Xuân Lộc Tổ: Ngữ Văn
- Các nhân vật giao tiếp là những ai và quan hệ
giữa họ như thế nào?
- Nội dung cuộc hội thoại?
+ GV: Từ những điều đã phân tích trên, em
hiểu thế nào là ngôn ngữ sinh hoạt?
Thao tác 2: Cho học sinh tìm hiểu các dạng
biểu hiện của ngôn ngữ sinh hoạt
+ GV: Trong đoạn đối thoại trên, em thấy
ngôn ngữ sinh hoạt thể hiện ở dạng nào?
- Ngoài ra, ngôn ngữ sinh hoạt còn tồn tại ở
dạng nào khác?
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh luyện
tập.
- Thao tác 1: Hướng dẫn học sinh giải bài
tập 1.
+ GV: gọi học sinh đọc to bài tập
+ GV: Ý nghĩa về nội dung của câu ca dao 1 là
gì?
+ HS: Phát biểu.
+ GV: Chốt lại: Nói như thế nào để mọi người
nghe - hiểu để vui vẻ và đồng tình
+ GV: Ý nghĩa về nội dung của câu ca dao 2 là
gì?
+ HS: Phát biểu.
- Thao tác 2: Hướng dẫn học sinh giải bài

tập 2.
+ GV: Cho HS đọc đoạn văn bản bài tập ở
SGK
+ GV: Ngôn ngữ sinh hoạt được biểu hiện ở
dạng nào?
+ HS: Phát biểu.
+ GV: Dấu hiệu nhận biết ngôn ngữ?
+ HS: Phát biểu.
Hương, bác hàng xóm
+ Nội dung hội thoại : Lan, Hùng rủ Hương đi học
vào buổi trưa, gây ồn ào cho mọi người vì đang là
giờ nghỉ trưa
+ Thái độ của nhân vật
o Lan và Hùng: gào lên giữa trưa
o Mẹ Hương: ôn tồn , nhã nhặn
o Bác hàng xóm: khó chịu, không hài lòng khi Lan
và Hùng nói to vào buổi trưa
b) Khái niệm: Ngôn ngữ sinh hoạt là lời ăn tiếng
nói hàng ngày dùng để thông tin trao đổi ý nghĩa,
tình cảm nhu cầu trong cuộc sống .
2 . Các dạng biểu hiện của ngôn ngữ sinh hoạt
- Dạng nói: đối thoại, độc thoại
- Dạng viết: nhật kí, hồi kí, thư từ
- Dạng lời nói tái hiện: mô phỏng lời nói nhưng đã
được gọt giũa
II . Luyện tập:
1. Bài tập 1:
- Câu 1:
Lời khuyên chân thành trong hội thoại: mọi người
phải tôn trọng phép lịch sự (Phương châm hội

thoại: mọi người phải tôn trọng phép lịch sự)
- Câu 2:
+ Muốn biết vàng tốt phải thử lửa
+ Chuông ta phải thử tiếng để thấy độ vang
+ Con người qua lời nói để biết được tính tình
2. Bài tập 2:
Đoạn trích “Bắt Sấu rừng U Minh Hạ ”
- Ngôn ngữ sinh hoạt được biểu hiện ở dạng tái
hiện có sáng tạo
- Dấu hiệu nhận biết: Cách dùng từ ngữ hàng ngày:
+ Đi ghe xuồng
+ Ngặt tôi không mang thứ phú quý đó
+ Cực lòng biết bao khi nghe miệt Rạch Giá
4. Củng cố:
- Hãy nối ví dụ ở cột A và loại văn bản ở cột B cho phù hợp:
A B
a) Lan ơi đã làm bài chưa? – Tớ làm rồi! 1. Thư từ
b) Mình đã làm me buồn. Thương mẹ quá! Phải
làm sao bây giờ?
2. Nhật kí
c) Mình viết vài dòng để Trang biết tình hình.
Nhớ thông tin cho mình nhé!
3. Đọc thoại
d) Ngày đó mình mới học lớp 5. Còn phải bố mẹ
đèo……
4. Đối thoại
- 17 -
GV: Đặng Xuân Lộc Tổ: Ngữ Văn
e) Ngày 5/11/2006. Buổi sáng nay trời đẹp quá! 5. Hồi ức cá nhân
=> Đáp án: 1c, 2e, 3b, 4a, 5d.

5. Dặn dò:
a) Hướng dẫn học bài:
Cho HS đọc kĩ phần ghi nhớ ở SGK
b) Hướng dẫn chuẩn bị bài: Tỏ lòng
Câu hỏi:
- Đọc phần “Tiểu dẫn” của sách giáo khoa trang 115 và tóm tắt những nét chính về tác giả và tác
phẩm?
- Đọc văn bản bài thơ và xác định thể loại, bố cục bài thơ?
- Câu thơ đầu cho ta hình dung được hình ảnh của người tráng sĩ với tư thế như thế nào?
- Câu thơ tiếp theo khái quát được sức mạnh như thế nào của quân và dân thời Trần?
- Phạm Ngũ Lão có quan niệm như thế nào về hai chữ “công danh”?
- Câu thơ cuối cho em hình dung được gì về con người Phạm Ngũ Lão?
- Cái hay của bài thơ theo cảm nhận của em là gì?
- 18 -
GV: Đặng Xuân Lộc Tổ: Ngữ Văn
Tuần 13
Ngày soạn: 01/11/2009
Tiết 37: đọc văn
TỎ LÒNG
- PHẠM NGŨ LÃO -
A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:Giúp HS:
1. Về kiến thức:
- Cảm nhận được vẻ đẹp của con người thời Trần qua hình tượng trang nam nhi với lí tưởng và nhân
cách cao cả, cảm nhận được vẻ đẹp của thời đại qua hình tượng “ba quân” với sức mạnh và khí thế
hào hùng. Vẻ đẹp con người và vẻ đẹp thời đại hoà quyện vào nhau.
- Nghệ thuật thơ tỏ chí hàm súc, đầy sức gợi, xây dựng hình tượng nhân vật trữ tình lớn lao, hoành
tráng mang tầm vóc sử thi.
2. Về kĩ năng:
- Vận dụng những kiến thức đã học về thơ Đường luật để cảm nhận và phân tích được thành công nghệ
thuật của bài thơ: thiên về gợi, bao quát gây ấn tượng, dồn nén cảm xúc, hình ảnh hoành tráng, đạt tới

độ súc tích cao, có sức biểu cảm mạnh mẽ.
- Rèn kĩ năng đọc – hiểu thơ tứ tuyệt Đường luật theo cách phân tích hai nửa tiền giải, hậu giải của
Kim Thánh Thán.
2. Về thái độ:
B/ CHUẨN BỊ BÀI HỌC:
1. Giáo viên:
1.1. Dự kiến biện pháp tổ chức HS hoạt động tiếp nhận bài học:
- Kết hợp việc giảng bài thơ với tạo không khí lịch sử, tạo mối liên hệ giữa hình tượng trang nam nhi
với hình tượng người anh hùng Phạm Ngũ Lão (có thể kể ngắn gọn một vài chiến công lịch sử thời
Trần, một vài chi tiết về Phạm Ngũ Lão mà sử sách còn ghi chép).
- Trong khi giảng kết hợp phát vấn, đặt câu hỏi để HS phát hiện trong tâm, những yếu tố then chốt của
bài thơ: hình ảnh con người cầm ngang ngôn giáo trấn giữ non sông đã mấy thu, hình ảnh ba quân với
sức mạnh, khí thế nuốt trôi trâu, nỗi “thẹn” có giá trị nhân cách lớn lao.
- Khơi gợi để HS tự liên hệ với bản thân, có ý thức tu dưỡng nhân cách, sống có hoài bão, có quyết
tâm thực hiện hoài bão.
1.2. Phương tiện dạy học:
- SGK ngữ văn 11 và sách chuẩn kiến thức 11.
- Thiết kế giáo án.
2. Học sinh:
+ Đọc tác phẩm.
+ Trên cơ sở đọc phần dịch nghĩa và phần dịch thơ, HS tự phát hiện những điểm khác nhau giữa
nguyên văn chữ Hán và bản dịch để hiểu bài thơ sâu sắc hơn.
+ HS đọc chú thích kĩ để tìm hiểu câu thơ thứ hai, tự lựa chọn cách hiểu hợp lí.
C/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: VS, SS, ĐP
2. Kiểm tra bài cũ: Bài: “PHONG CÁCH NGÔN NGỮ SINH HOẠT”
Yêu cầu:
- Thế nào là ngôn ngữ sinh hoạt?
- Tìm 2 ví dụ về PCNN sinh hoạt và phân tích?
3. Bài mới: Lời vào bài: Như trong bài “Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX”

đã giới thiệu, thơ văn thời Trần của các vua quan tướng sĩ đều phản ánh “Hào khí Đông A”. Trong đó,
ta phải kể đến là bài thơ “Thuật hoài” của Phạm Ngũ Lão. Bài thơ là lời tâm sự để bày tỏ ý chí và
niềm tự hào dân tộc. Vậy ý chí và niềm tự hào được thể hiện ra sao? Đó là nội dung của bài thơ chúng
ta cần tìm hiểu hôm nay.
- 19 -
GV: Đặng Xuân Lộc Tổ: Ngữ Văn
Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài học
* HOẠT ĐỘNG 1: Hướng dẫn học sinh tìm
hiểu chung về văn bản.
- Thao tác 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về
tác giả.
- GV: Gọi học sinh đọc phần “Tiểu dẫn” của
sách giáo khoa trang 115.
- HS: Đọc to, rõ.
- GV chốt lại những ý chính về
- GV: Lưu ý học sinh học phần này ở phần
“Tiểu dẫn” của sách giáo khoa trang 115.
- GV: Em hãy nhắc lại những tác phẩm mà
Phạm Ngũ Lão còn để lại?
- HS: Trả lời.
- GV chốt lại những ý chính về
- GV: Lưu ý học sinh cũng học phần này ở
phần “Tiểu dẫn” của sách giáo khoa trang 115.
- Thao tác 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về
văn bản.
- Hoàn cảnh sáng tác?
- GV: Nêu yêu cầu đọc và gọi học sinh đọc
diễn cảm bài thơ :
+ Đọc với giọng hùng tráng, chậm rãi, theo
cách ngắt nhịp 4/3.

+ Đọc cả bản phiên âm, dịch nghĩa và dịch
thơ.
- GV: Nhận xét cách đọc của học sinh.
- GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu nhan đề chữ
Hán của bài thơ: Theo em hiểu “Thuật hoài” ở
đây có nghĩa là gì?
- GV chốt lại:
+ Thuật: Bày tỏ ra.
+ Hoài: Nỗi lòng, tấm lòng.
 “Thuật hoài”: Bày tỏ nỗi lòng của mình.
- GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu thể thơ và
bố cục của bài thơ:
- GV: Bài thơ được viết theo thể loại gì?
- HS: Trả lời.
- GV nói thêm: Bản dịch của bài thơ này cũng
theo thể thơ ấy.
- GV: Em thử nêu bố cục của bài thơ?
- HS: Trả lời.
- GV khẳng định đây là cách phân chia theo bố
cục tiền giải – hậu giải.
- GV: Từ bố cục đã phân chia ở trên, em hãy
nêu lên chủ đề của bài thơ và ý nghĩa của từng
phần?
- GV chốt lại:
* HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn học sinh tìm
hiểu văn bản bài thơ.
- Thao tác 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu
Hình tượng con người thời Trần
I/ Tìm hiểu chung:


1. Tác giả: Phạm Ngũ Lão:
+ Sinh năm 1255 mất 1320, người làng Phù Ủng –
huyện Đường Hào (nay là Ân Thi – Hưng Yên).
+ Là con rể của Trần Hưng Đạo.
+ Có nhiều công lao trong cuộc kháng chiến chống
Nguyên - Mông.
+ Thích đọc sách, ngâm thơ và được ngợi ca là
người văn võ toàn tài.
- Những tác phẩm của Phạm Ngũ Lão:
+ Tỏ lòng (Thuật hoài).
+ Viếng Thượng Tướng quốc công Hưng Đạo Đại
Vương (Vãn Thượng Tướng quốc công Hưng Đạo
Đại Vương)
2. Hoàn cảnh sáng tác bài thơ “ Tỏ lòng”:
- Năm 1282 quân Nguyên đòi mượn đường đánh
Chiêm Thành,nhưng thực ra định xâm lược nước
ta. Trước tình hình ấy, vua Trần mở hội nghị Bình
Than bàn kế hoạch đánh giặc. Sau đó, Phạm Ngũ
Lão và một số vị tướng được cử lên biên ải phía
Bắc để trấn giữ đất nước. Hoàn cảnh lịch sử chắc
chắn đã ảnh hưởng nhiều đến hào khí trong bài thơ.
3. Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật chữ
Hán.
4. Bố cục:
+ Hai câu đầu: Vẻ đẹp hào hùng của con người
thời Trần.
+ Hai câu sau: Vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách, lí
tưởng của tác giả.
5.Chủ đề: Chí làm trai với lí tưởng “trung quân ái
quốc”.

II. Đọc – hiểu văn bản:
1. Hình tượng con người thời Trần:
- “Hoành sóc giang san kháp kỉ thu”
- 20 -
GV: Đặng Xuân Lộc Tổ: Ngữ Văn
- GV: Gọi học sinh đọc lại hai câu thơ đầu cả
phần phiên âm và dịch nghĩa, dịch thơ?
- HS: Đọc diễn cảm.
- GV định hướng cho học sinh tìm hiểu câu thơ
thứ nhất.
- GV: Em hiểu như thế nào về nghĩa của từ
“Hoành sóc” trong câu thơ đầu tiên?
- HS: Phát biểu.
- GV: So với phần nguyên tác, người dịch thơ
đã dịch như thế nào về nghĩa của từ “Hoành
sóc”?
- HS: Phát biểu.
- GV: Chốt lại:
 Cách dịch thơ chưa hoàn toàn chuẩn xác:
“Hoành sóc” không phải là múa giáo mà là
cầm ngang ngọn giáo, cắp ngang ngọn giáo.
- GV: Từ “Hoành sóc” này gợi cho ta hình
dung được hình ảnh của người tráng sĩ với tư
thế như thế nào?
- HS: Phát biểu.
- GV nói thêm: Tư thế này đã bị giảm đi khi
dịch sang thơ là “múa giáo”.
- GV: Còn từ “giang san” có nghĩa là gì? Cụm
từ này gợi cho người đọc hình dung ra một
không gian như thế nào?

- HS: Phát biểu.
- GV: Còn cụm từ “kháp kỉ thu” có nghĩa là
gì? Cụm từ này cho ta biết được điều gì?
- HS: Trả lời.
- GV: Như vậy, trong một không gian và thời
gian kì vĩ như thế, hình ảnh của người tráng sĩ
hiện lên với tư thế và hành động như thế nào?
- HS: Phát biểu.
- GV: Trình bày dụng cụ trực quan: Hình
ảnh người tráng sĩ thời Trần.
- HS: Xem tranh.
- GV nói thêm:
+ Không gian và thời gian ở đây rất rộng lớn.
Lồng vào không gian và thời gian này là hình
ảnh của một con người dũng mãnh đang xông
xáo, luôn ở tư thế sẵn sàng, bất chấp mọi hiểm
nguy gian nan để chiến đấu bảo vệ non sông
đất nước.
+ Đó chính là một tư thế hiên ngang, hào
hùng, mang tầm vóc của vũ trụ.
- GV chuyển ý:
+ Nhưng điều mà câu thơ muốn nói không
dừng lại ở đó. Câu thơ còn ẩn chứa một niềm
tự hào của tác giả về trọng trách mà mình được
đảm nhiệm; tự hào về tư thế hiên ngang, lẫm
liệt của những tướng lĩnh và quân lính thời
Trần.
(Múa giáo non sông trải mấy thu)
+ Hoành sóc: cầm ngang ngọn giáo trấn giữ biên
cương.

 vẽ lên tư thế hiên ngang, kiên cường, lẫm liệt
của người tráng sĩ.
+ Giang san: đất nước, non sông
 không gian rộng lớn, kì vĩ, có tầm vóc vũ trụ.
+ Kháp kỉ thu: đã trải qua mấy mùa thu, mấy năm
rồi
 thời gian chiến đấu bảo vệ đất nước, bất chấp
mọi hiểm nguy.
 Con người xuất hiện với tư thế, tầm vóc hiên
ngang – hào hùng và có hành động lớn lao, kì vĩ.
- “Tam quân tì hổ khí thôn Ngưu.”
- 21 -
GV: Đặng Xuân Lộc Tổ: Ngữ Văn
+ Niềm tự hào đó còn được thể hiện ở câu
thơ thứ hai.
- GV: “Tam quân” ở đây có nghĩa là gì?
- HS: Trả lời.
- GV: Chốt lại:
- GV: Theo em, hình ảnh này còn mang ý
nghĩa tượng trưng nào khác?
- HS: Trả lời.
- GV: Sức mạnh này đã được tác giả cụ thể
hóa bằng biện pháp nghệ thuật gì?
- HS: Trả lời.
- GV: Thủ pháp so sánh này có hiệu quả gì?
- HS: Trả lời.
- GV: Khí thế đó còn được thể hiện như thế
nào? Qua thủ pháp nghệ thuật gì?
- HS: Trả lời.
- GV: Ngoài cách hiểu này ta còn có cách hiểu

nào khác?
- HS: Còn có cách hiểu – khí thế hùng dũng
nuốt trôi cả trâu.
- GV: Theo em, trong hai cách hiểu trên, cách
hiểu nào là hay hơn, có tính thẩm mĩ hơn?
- HS: Cách hiểu thứ hai là hay hơn và có tính
thẩm mĩ hơn.
- GV nói thêm:
+ Hiểu như lời dịch thơ cũng không sai. Ba
quân có sức mạnh tựa như hổ báo, nuốt trôi cả
trâu. Song cách hiểu này không tạo ra được
tính thẩm mĩ của thơ.
+ Ở đây ta nên hiểu: Ba quân có sức mạnh
tựa như hổ báo, sức mạnh xung thiên, bốc lên
tận trời, làm mờ cả sao Ngưu. Hiểu như thế
vừa mạnh mẽ vừa giàu yếu tố thẩm mĩ cho thơ.
- GV: Từ cách hiểu đó, em hãy nêu nhận xét
của mình về khí thế và sức mạnh của quân đội
nhà Trần?
- HS: Nhận xét.
- GV: Tiểu kết.
- GV khẳng định thêm:
Tóm lại, chính những con người với tư thế
hào hùng, hiên ngang, có tinh thần quyết chiến,
quyết thắng (mà câu thơ đầu đã thể hiện) đã
làm nổi bật được sức mạnh vật chất và cả tinh
thần của dân tộc ta. Đó cũng chính là niềm tự
hào của cả dân tộc chúng ta.
- GV chuyển ý:
Nếu như ở hai câu thơ đầu, Phạm Ngũ Lão

bày tỏ niềm tự hào về hình ảnh hào hùng của
dân tộc, thì đến hai câu thơ cuối, ông bày tỏ
trực tiếp những điều trăn trở sâu kín trong lòng
mình.
- Thao tác 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu
(Ba quân thế mạnh nuốt trôi trâu)
+ Tam quân:
 nghĩa hẹp: ba đạo quân (tiền quân, trung quân,
hậu quân)
 nghĩa rộng: chỉ toàn thể quân dân thời Trần.
 tượng trưng cho sức mạnh của dân tộc.
+ Thủ pháp so sánh, ẩn dụ – “tì hổ”: sức mạnh như
hổ báo
 làm nổi bật khí thế dũng mãnh, hào hùng của
quân đội nhà Trần.
+ Thủ pháp phóng đại – “khí thôn Ngưu”: khí thế
hùng dũng át cả sao Ngưu.
 khí thế, sức mạnh làm lay chuyển cả đất trời.
 Câu thơ làm nổi bật được sức mạnh, “Hào khí
Đông A” của dân tộc và niềm tự hào của tác giả.
2. Nỗi lòng của tác giả:
- “Nam nhi vị liễu công danh trái”
- 22 -
GV: Đặng Xuân Lộc Tổ: Ngữ Văn
nỗi lòng của tác giả.
- GV: Gọi học sinh đọc diễn cảm hai câu thơ
cuối?
- HS: Đọc diễn cảm.
- GV định hướng cho học sinh tìm hiểu câu thơ
thứ ba.

- GV: Em hiểu thế nào về hai cụm từ “công
danh nam tử” và “công danh trái”?
- HS: Nêu lên cách hiểu của mình:
+ “công danh nam tử”: sự nghiệp và công
danh của kẻ làm trai.
+ “công danh trái”: món nợ công danh sự
nghiệp.
- GV: Chốt lại ý thứ hai.
- GV: Như vậy, theo em, ở đây Phạm Ngũ Lão
có quan niệm như thế nào về hai chữ “công
danh”?
- HS: Trả lời.
- GV giải thích thêm:
+ Đây cũng là quan niệm của kẻ nam nhi
trong xã hội trung đại. Người ta quan niệm
rằng: Người đàn ông sinh ra là có món nợ tang
bồng (tang: dâu, bồng: cỏ bồng; tang hồ bồng
thỉ: cung bằng cành cây dâu, tên bằng cỏ
bồng).
Ngày xưa, hễ sinh ra con trai, người ta dùng
cung tên ấy bắn ra sáu phương, ngụ ý là sau
này đứa con trai đó sẽ tung hoành giữa trời
cao đất rộng, lập được công danh.
+ Chỉ ai trả được món nợ ấy mới xứng đáng
là “nam tử”.
Ở đây, Phạm Ngũ Lão cũng đang bày tỏ cái
chí đó của mình.
- GV: Quan niệm này cũng được một nhà thơ
khác nhắc đến. Đó là nhà thơ nào? Hai câu thơ
đó là gì?

- HS: trả lời:
Đó là nhà thơ Nguyễn Công Trứ - trong bài
thơ “Chí nam nhi”:
“Làm trai đứng ở trong trời đất,
Phải có danh gì với núi sông”
- GV: Theo em hiểu, cụm từ “nam nhi vị liễu”
ở đây cho ta biết điều gì?
- HS: Trả lời.
- GV: Cụm từ này cũng đã bày tỏ khát vọng gì
của Phạm Ngũ Lão?
- HS: Phát biểu.
- GV tiểu kết.
- GV giải thích thêm :
+ Như vậy, món nợ công danh hay là chí làm
trai theo quan niệm của Phạm Ngũ Lão ở đây
có tác dụng tích cực.
(Công danh nam tử còn vương nợ)
+ “công danh trái”: món nợ công danh, sự nghiệp
của kẻ làm trai (công danh nam tử).
 công danh và sự nghiệp được coi là món nợ đời
cần phải trả của kẻ làm trai
+ Nam nhi vị liễu: chưa trả xong món nợ công
danh của kẻ làm trai.
 khát vọng lập công, lập danh để giúp nước, giúp
đời.
 Tác giả cho rằng mình chưa trả xong món nợ
công danh nên trăn trở và băn khoăn.
- 23 -
GV: Đặng Xuân Lộc Tổ: Ngữ Văn
+ Nó thôi thúc, cổ vũ cho con người từ bỏ lối

sống tầm thường, ích kỉ để sẵng sàng hi sinh,
chiến đấu cho sự nghiệp chung của dân tộc.
- GV chuyển ý:
Từ suy nghĩ về cái nợ đó, trong tâm trạng của
Phạm Ngũ Lão nảy sinh một nỗi “thẹn”.
- GV: Vũ Hầu ở đây là ai mà tác giả lại cảm
thấy thẹn khi nghe dân gian nhắc đến?
- HS: Trả lời theo chú thích của sách giáo
khoa.
- GV: Trình bày dụng cụ trực quan: Hình
ảnh của Khổng Minh.
- GV giải thích thêm về Khổng Minh:
+ Gia Cát Lượng là người tài năng xuất
chúng và trung thành.Ông đã lập những mưu
kế tài giỏi để giúp cho Lưu Bị lập nên nhà
Thục, đánh bại tên tướng gian hùng là Tào
Tháo.
+ Một trong các mưu kế của Khổng Minh
còn lưu truyền lại cho đến ngày nay là chuyện
ông dùng “kế hỏa công”. Tức là cho quân lính
bắn từ xa những mũi tên có tẩm dầu để đốt
cháy những chiến thuyền lớn của Tào Tháo,
khiến cho Tào Tháo tổn thất nặng nề mà phải
lui quân.
+ Ngoài ra, ông cũng có những cách để tập
luyện cho quân lính bắn những mũi tên đi rất
xa.
- GV: Như vậy, khi so sánh mình với Khổng
Minh, tại sao Phạm Ngũ Lão cảm thấy hổ
thẹn?

- HS: Trả lời.
- GV: Nỗi thẹn này cho ta thấy được nhân cách
gì của Phạm Ngũ Lão?
- HS: Phát biểu.
- GV: Như vậy, qua hai thơ này, Phạm Ngũ lão
bày tỏ khát vọng gì của mình?
- HS: Trả lời.
- GV khẳng định lại:
Đây cũng là cái chí, cái tâm của người anh
hùng mà Phạm Ngũ Lão luôn luôn đeo đuổi và
quyết tâm thực hiện bằng được.
- GV: Tổng kết lại nội dung bốn câu thơ:
Như vậy ta thấy nếu như ở hai câu thơ đầu,
Phạm Ngũ Lão “tỏ lòng” một cách gián tiếp về
sự tự hào và tin tưởng của nình vào sức mạnh
của dân tộc, thì ở hai câu thơ sau, ông “tỏ
lòng” một cách trực tiếp về ý thức phụng đất
nước, ý thức trách nhiệm trước tổ quốc và nỗi
thẹn rất cao cả của mình.
* HOẠT ĐỘNG 3: Hướng dẫn HS tổng kết
bài học:
- “Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu”
(Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu)
+ Vũ Hầu: Khổng Minh Gia Cát Lượng đời Hán,
nổi tiếng tài đức, có công lớn giúp Lưu Bị lập nên
giang sơn.
+ Nỗi thẹn :
 vì chưa có tài mưu lược lớn như Vũ Hầu Gia
Cát Lượng để cống hiến cho đất nước.
 mang nhân cách cao cả: có khát vọng và có ý

thức trách nhiệm đối với đất nước.
 Khát vọng phụng sự đất nước và lập công báo
quốc.
III. TỔNG KẾT:
1. Nghệ thuật:
- Ngôn ngữ hàm súc, cô đọng;
- Hình ảnh hoành tráng, giàu sức biểu cảm, có tính
- 24 -
GV: Đặng Xuân Lộc Tổ: Ngữ Văn
- GV: Bài thơ có đặc điểm nổi bật gì về mặt
nghệ thuật?
- HS: Trả lời.
- GV khẳng định thêm:
+ Bài thơ đạt tới độ súc tích cao: chỉ có 4 câu,
mỗi câu 7 chữ nhưng diễn tả rất đầy đủ và ấn
tượng về cái chí, cái tâm của một người anh
hùng.
+ Ngoài ra, bài thơ còn có những hình ảnh
mang đậm chất sử thi:
 Con người xuất hiện với tư thế kì vĩ;
 Không gian kì vĩ, bao la;
 Thời gian cũng kì vĩ, bao la;
- GV: Còn về mặt nội dung, bài thơ thể hiện
điều gì?
- HS: Dựa vào phần ghi nhớ của sách giáo
khoa để trả lời.
sử thi.
2. Nội dung:
(Ghi nhớ - sách giáo khoa )
4. Củng cố:

- Qua bài học này nắm được:
+ Nội dung: Vẻ đẹp của con người và thời đại thời Trần qua hình tượng trang nam nhi với lí tưởng và
nhân cách lớn lao, sức mạnh và khí thế hào hùng. Đó chính là tinh thần và khí phách của “Hào khí
Đông A”.
+ Nghệ thuật: thơ tỏ chí hàm súc, đầy sức gợi, xây dựng hình tượng nhân vật lớn lao, hoành tráng,
mang tầm vóc sử thi.
- Học xong bài thơ này, em có ấn tượng gì về vẻ đẹp của con người thời Trần?
- Ngày nay, thế hệ trẻ học được gì ở họ?
=> HS: Phát biểu tự do.
5. Dặn dò:
a) Hướng dẫn học bài:
- Học thuộc lòng bài thơ (bản phiên âm và bản dịch thơ.)
b) Hướng dẫn chuẩn bị bài:
- Soạn bài học tiết kế tiếp: Bài “Cảnh ngày hè” – Nguyễn Trãi.
Câu hỏi:
1. Tìmhiểu vài nét về xuất xứ, chủ đề bài thơ?
2. Cảnh sắc ngày hè được tác giả miêu tả như thế nào?
3. Em có nhận xét gì về cách ngắt nhịp của bài thơ? Các động từ mạnh gợi cho em cảm nhận gì về
cảnh vật?
4. Theo em, câu thơ đầu hé mở cho ta biết gì về hoàn cảnh của nhà thơ? Bài thơ này được Nguyễn Trãi
sáng tác trong hoàn cảnh nào? Đây là một hoàn cảnh như thế nào đối với nhà thơ?
6. Qua việc miêu tả bức tranh thiên nhiên, em có cảm nhận gì về tâm hồn của nhà thơ trong hoàn cảnh
bất đắt dĩ này?
- 25 -

×