Tải bản đầy đủ (.pdf) (42 trang)

Tiến hóa trầm tích pliocen đệ tứ vùng biển nông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.16 MB, 42 trang )

1

Tiến hóa trầm tích pliocen - đệ tứ vùng biển nông
ven bờ khu vực trung trung bộ : Luận văn ThS.
Địa chất: 60 44 55 \ Nguyễn Đức Minh Ngọc ;
Nghd. : GS.TS. Trần Nghi

MỞ ĐẦU 2
CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 3
1.1. Vị trí địa lý 3
1.2. Địa hình, địa mạo 3
1.3. Địa tầng 4
1.4. Hoạt động núi lửa 6
1.5. Hoạt động kiến tạo 6
CHƯƠNG 2: LỊCH SỬ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 8
2.1. Lịch sử nghiên cứu: 8
2.2. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 9
2.2.1. Phương pháp luận 9
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu 10
CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM TƯỚNG TRẦM TÍCH PLIOCEN - ĐỆ TỨ 13
3.1. Kết quả minh giải các mặt cắt địa chấn tiêu biểu 13
3.1.1. Địa chấn dầu khí 13
3.1.2. Địa chấn nông phân giải cao 14
3.2. Đặc điểm tướng đá 16
3.2.1. Các tướng aluvi 17
3.2.2. Các tướng châu thổ 21
3.2.3. Tướng biển 25
CHƯƠNG 4: ĐỊA TẦNG PHÂN TẬP VÀ TIẾN HÓA TRẦM TÍCH 27
4.1. Lựa chọn mô hình địa tầng phân tập 27
4.2. Phân tích địa tầng phân tập 27
4.3. Đặc điểm tiến hóa trầm tích Pliocen - Đệ tứ: 35


4.3.1. Cơ sở nghiên cứu tiến hóa trầm tích: 35
4.3.2. Tiến hóa trầm tích Pliocen - Đệ tứ 36
KẾT LUẬN 42
2

MỞ ĐẦU

Khu vực thềm lục địa Trung Trung Bộ là khu vực có cấu trúc địa chất khá
phức tạp với địa hình phân cắt mạnh, độ sâu biến đổi nhanh, độ dốc lớn. Các công
trình nghiên cứu còn thiếu tính hệ thống nhất là các nghiên cứu về địa tầng phân tập.
Trong khi đó, đây lại là khu vực chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi các yếu tố kiến tạo và
sự dâng hạ mực nước biển trong giai đoạn Pliocen - Đệ tứ. Đây chính là các điều
kiện rất thuận lợi cho việc nghiên cứu trầm tích trong thời kì này trên cơ sở trầm
tích luận. Xuất phát từ những vấn đề đó, luận văn đã lựa chọn, sử dụng phương pháp
địa tầng phân tập để nghiên cứu lịch sử tiến hóa trầm tích khu vực.
Trên cơ sở đó, khóa luận sẽ có các mục tiêu và nhiệm vụ sau:
Mục tiêu:
- Làm rõ được đặc điểm trầm tích Pliocen - Đệ Tứ và tiếp cận vấn đề địa tầng
phân tập khu vực nghiên cứu.
- Làm sáng tỏ lịch sử tiến hóa các thành tạo trầm tích Pliocen - Đệ tứ trong
mối quan hệ với sự dao động mực nước biển và hoạt động kiến tạo.
Nhiệm vụ:
- Tổng hợp và minh giải các tài liệu địa chấn, xây dựng các bản đồ tướng đá -
cổ địa lý phục vụ cho việc nghiên cứu tiến hóa trầm tích.
- Phân tích các hoạt động địa chất, các thiết đồ lỗ khoan phục vụ cho việc
nghiên cứu địa tầng phân tập.
Báo cáo có 4 chương ( không kể mở đầu và kết luận) bao gồm:
Chương I: Đặc điểm địa chất khu vực
Chương II: Lịch sử nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
Chương III: Đặc điểm tướng trầm tích

Chương IV: Địa tầng phân tập và tiến hóa trầm tích Pliocen - Đệ tứ
3

CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

1.1. Vị trí địa lý
Khu vực nghiên cứu (hình 1.1) gồm phần diện tích thềm lục địa từ 0 - 200m
nước thuộc vùng biển ba tỉnh: Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa được giới hạn bởi
các điểm có tọa độ như sau:
STT Vĩ độ Bắc Kinh độ Đông
I 14° 34' 41.43" 109° 04' 52.53"
II 14° 34' 47.00" 109° 33' 28.40"
III 11° 48' 43.10" 109° 43' 55.26"
IV 11° 48' 39.44" 109° 11' 46.90"
Bảng 1.1. Tọa độ giới hạn vùng biển nghiên cứu
Trong đó giới hạn phía tây là đường bờ của các tỉnh Bình Định, Phú Yên,
Khánh Hòa; phía đông là đường đẳng sâu 200m chạy dọc theo vùng nghiên cứu.
1.2. Địa hình, địa mạo
1.2.1. Đặc điểm địa hình:
Đây là vùng có độ dốc lớn nhất trong toàn dải biển miền Trung Việt Nam.
Đường bờ theo hướng Bắc Nam, có thể chia thành ba bậc:
- Bậc 0 - 50m phân bố theo hướng Tây Bắc - Đông Nam hoặc Đông Bắc -
Tây Nam.
- Bậc 50 - 100m hầu hết có hướng kinh tuyến.
- Bậc > 100m kéo dài theo hướng kinh tuyến.
1.2.2. Đặc điểm địa mạo:
Đáy biển khu vực hẹp và dốc, có thể được chia thành các đơn vị địa mạo sau:
1) Đồng bằng xâm thực - tích tụ hơi trũng hiện đại do dòng chảy chiếm ưu
thế:
Đơn vị địa mạo này được phân bố ở ngoài khơi mũi Đại Lãnh (Tuy Hòa)

trong phạm vi độ sâu từ 140 đến 170m.
4

2) Đồng bằng tích tụ - xâm thực nổi cao hiện đại do dòng chảy gần đáy
chiếm ưu thế
Thành tạo địa hình này có sự phân bố rất hạn chế, chỉ tạo thành một dải hẹp
theo phương kinh tuyến ở phía ngoài mũi Đại Lãnh.
3) Đồng bằng tích tụ - xâm thực nghiêng dốc hiện đại do tác động của dòng
chảy đáy chiếm ưu thế
Đơn vị địa mạo này được phân bố từ phía ngoài cửa Đề Di (huyện Phù Cát,
tỉnh Bình Định) và kéo dài về phía nam cho đến gần hết phạm vi nghiên cứu.

Hình 1.1. Vị trí vùng biển nghiên cứu từ Bình Định đến Khánh Hòa
1.3. Địa tầng
Trong giới hạn nghiên cứu của đề tài từ Pliocen đến Đệ tứ, có thể gặp được
các thành tạo địa tầng sau:
5

I.3.1. Địa tầng trước Đệ tứ
Thống Pliocen
Ở phần ven bờ gặp hệ tầng Kon Tum (N
2
kt)
Hệ tầng Kon Tum lộ ra với diện tích không lớn ở rìa các cao nguyên bazan,
ven biển Tuy An, Sông Cầu, gồm cuội kết, cát kết, sét kết xen ít lớp bazan và tuf
của chúng, dày 10-100 m. Ở Tuy Hòa, các trầm tích đầm hồ xen phun trào bazan
phân bố rải rác quanh khu vực cao nguyên Vân Hòa.
1.3.2. Địa tầng Đệ tứ
Thống Pleistocen
Các trầm tích Pleistocen sớm (Q

1
1
)
1) Trầm tích sông (aQ
1
1
)
2) Trầm tích sông biển (amQ
1
1
)
3) Trầm tích biển (mQ
1
1
)
Các trầm tích Pleistocen giữa, phần sớm (Q
1
2a
)
4) Trầm tích sông (aQ
1
2a
)
5) Trầm tích sông biển (amQ
1
2a
)
6) Trầm tích biển (mQ
1
2a

)
Các trầm tích Pleistocen giữa, phần muộn (Q
1
2b
)
7) Trầm tích sông (aQ
1
2b
)
8) Trầm tích sông biển (amQ
1
2b
)
9) Trầm tích biển (mQ
1
2b
)
Các trầm tích Pleistocen muộn, phần sớm (Q
1
3a
)
10) Trầm tích sông (aQ
1
3a
)
11) Trầm tích sông biển (amQ
1
3a
)
12) Trầm tích biển (mQ

1
3a
)
Các trầm tích Pleistocen muộn, phần muộn - Holocen sớm - giữa (Q
1
3b
-Q
2
1-2
)
13) Trầm tích sông (aQ
1
3b
-Q
2
1-2
)
14) Tướng cát bùn, bùn cát sông biển am(Q
1
3b
-Q
2
1-2
)
15) Trầm tích biển (mQ
1
3b
-Q
2
1-2

)
6

Thống Holocen (Q
2
)
Các trầm tích Holocen muộn (Q
2
3
)
16) Trầm tích sông biển (amQ
2
3
)
17) Trầm tích biển (mQ
2
3
)
18) Trầm tích biển vũng vịnh (mbQ
2
3
)
1.4. Hoạt động magma
Trong khu vực có các phức hệ magma chính sau:
Phức hệ Vân Canh (GT
2
vc)
Phân bố tập trung ở dải ven biển, đáy biển vùng Sông Cầu, Tuy An và đảo
Ma Nha (Phú Yên).
Phức hệ Định Quán, pha 2 (GDi/J

3
đq
2
)
Phân bố tập trung ở hai vùng biển ven bờ Ninh Hoà (hòn đảo Chà Là) và phía
nam vịnh Cam Ranh.
Phức hệ Đèo Cả (G-GSy/Kđc)
Phân bố thành từng khối rải rác dọc ven biển và đáy biển từ Phù Cát (Bình
Định) đến Cà Ná (Ninh Thuận).
Phức hệ Cà Ná (GK
2
cn)
Phân bố ở đáy đầm Ninh Hoà, ven biển nam Nha Trang, vịnh Cam Ranh và
ven biển mũi Đá Vách.
1.5. Hoạt động kiến tạo
Vùng biển 0 - 200m nước từ Bình Định đến Khánh Hòa nằm kề đới cấu trúc
bể Phú Khánh, bao gồm các kiểu kiến trúc sau:
I.4.1. Thềm Đà Nẵng:
Thềm Đà Nẵng là phần thềm nghiêng từ góc phía Nam lô 111 (theo tài liệu
dầu khí) chạy dọc theo đường bờ về phía Nam tới thềm Phan Rang ở phía Tây bể
Phú Khánh với độ sâu <1000m nước.
I.4.2. Thềm Phan Rang:
Nằm ở phía Tây Nam bể Phú Khánh.
I.4.3. Đới cắt trượt Tuy Hòa:
7

Đới này nằm ở phía nam của bể trũng Phú Khánh, được khống chế bởi hai
đứt gãy kiểu thuận trái được sinh từ Oligocen, có thế nằm nghiêng về hướng đông
bắc.
I.4.4. Bể trũng Phú Khánh:

Bể trũng này có quy mô lớn từ thềm lục địa đến sườn và xa hơn về phía đông
trong đới bờ của trũng nước sâu đại dương biển Đông, được chia thành các phụ bể
phía Tây và phụ bể phía Đông, có ranh giới trải trong đới động lực của đứt gãy Hải
Nam - eo biển Sunda, trùng với phần dưới của sườn lục địa miền Trung.
Vùng nghiên cứu tuy không thuộc diện tích của bồn trũng Phú Khánh nhưng
việc tìm hiểu thêm về cấu trúc kiến tạo của bể sẽ giúp cho việc đối sánh và liên kết
các đặc điểm địa chất từ trong đất liền ra vùng biển nông cho đến vùng biển sâu.
Phạm vi nghiên cứu nằm về hướng phụ bể phía Tây của bồn trũng Phú Khánh.














Hình 1.2. Sơ đồ cấu trúc - kiến tạo khu vực nghiên cứu và lân cận

8

CHƯƠNG 2: LỊCH SỬ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Lịch sử nghiên cứu:
Theo các mốc lịch sử, có thể chia chia lịch sử nghiên cứu ở vùng biển miền

Trung thành 2 giai đoạn chính:
Giai đoạn trước năm 1975
Các công trình nghiên cứu tiêu biểu:
- Năm 1923, công trình nghiên cứu của nhà địa chất người Pháp E. Patte;
- Năm 1949, công trình nghiên cứu về trầm tích tầng mặt của Shepard;
- Năm 1959, cuộc điều tra biển Việt Nam NAGA trong khuôn khổ hợp tác
giữa Hoa Kỳ và chính quyền Sài Gòn;
Nhìn chung trong giai đoạn 1954 - 1975, địa chất ở vùng biển ven bờ miền
Trung được nghiên cứu rất ít và rời rạc, các kết quả nghiên cứu quá sơ lược và chưa
hệ thống.
Giai đoạn từ năm 1975 đến nay
Đây là giai đoạn phát triển không ngừng của địa chất biển với hàng loạt các
chương trình nghiên cứu, các dự án, đề án nghiên cứu lớn ra đời. Tiêu biểu có các
công trình sau:
- Từ năm 1975, các chương trình nghiên cứu biển như "Chương trình Điều
tra tổng hợp vùng biển Thuận Hải - Minh Hải" năm 1977 - 1981. Tiếp theo là các
chương trình "Dải ven bờ" (1981 - 1985), "Chương trình 52-E" (1985-1990), "KT-01"
(1991-1995), "KHCN-06" (1996-2000), KC-09 (2000 - 2005), KC-09/06-10 (2006-
2010) và nhiều đề tài nghiên cứu độc lập khác;
- Năm 1989 - 1990: Cục Đo đạc Bản đồ Nhà nước đã thành lập bản đồ địa
hình Việt Nam tỷ lệ 1:1.000.000;
- Năm 1990, dự án nghiên cứu ENRECA-1 hợp tác giữa Đan Mạch và Việt
Nam;
- Các hoạt động liên kết khảo sát của các tàu Vulcanolog, Nexmeianov,
Vinogrodop, Gagarinski;
9

- Năm 1993, chuyến khảo sát “Ponaga” trong dự án hợp tác với Pháp;
- Các dự án, đề án khảo sát do Trung tâm Địa chất và Khoáng sản Biển thực
hiện từ năm 1991 - 2011.



Hình 2.1. Sơ đồ tài liệu thực tế vùng thềm lục địa từ Bình Định đến Khánh Hòa
Tóm lại, trong khu vực nghiên cứu đã có nhiều công trình nghiên cứu
khác nhau được thực hiện nhưng chưa tập trung chú trọng đến việc phân tích
thành tạo Pliocen – Đệ tứ trên quan điểm phân tích tướng. Ngoài ra, các công
trình nghiên cứu về địa tầng phân tập còn nhiều quan điểm chưa thống nhất
giữa các nhà khoa học về chu kỳ trầm tích, ranh giới tập và đôi khi thiếu liên
kết đối sánh với các tài liệu lỗ khoan bãi triều.
2.2. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp luận
Để nhận biết về lịch sử tiến hóa trầm tích Pliocen - Đệ tứ thềm lục địa
Trung Trung Bộ bắt buộc phải xem xét bản chất các thực thể trầm tích gắn liền
10

với cơ chế và quá trình thành tạo ra chúng dưới tác động đan xen của các yếu tố
động lực nội, ngoại sinh quan trọng sau đây (hình 2.2):
- Chuyển động kiến tạo
- Địa hình đáy bể
- Thay đổi mực nước biển
- Cổ khí hậu
- Môi trường trầm tích (chế độ thuỷ động lực và địa hoá môi trường)

Hình 2.2. Các yếu tố động lực nôi, ngoại sinh tác động đến các thành tạo trầm
tích Pliocen - Đệ tứ thềm lục địa Việt Nam (theo Trần Nghi, 1999)
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.2.1. Nhóm phương pháp địa chất trầm tích
a. Phương pháp nghiên cứu thành phần vật chất
- Phân tích độ hạt bằng rây và pipet (đối với trầm tích bở rời), bằng lát mỏng
thạch học dưới kính hiển vi phân cực;

- Phân tích hình thái hạt vụn: độ mài tròn (Ro), độ cầu (Sf);
- Phân tích khoáng vật;
- Phân tích hoá cơ bản: SiO
2
, Al
2
O
3
, FeO, Fe
2
O
3
, CaO, Na
2
O, K
2
O, MgO;
- Phân tích hoá môi trường: độ pH, Eh (thế năng oxi hoá khử) Fe
+2
S/Corg,
Fe
+2
HCl, Fe
+3
, Kt
÷
÷
ø
ö
ç

ç
è
æ
+
+
++
++
22
MgCa
NaK
.
11

b. Phương pháp phân loại trầm tích
Đối với trầm tích bở rời hoặc gắn kết yếu có tuổi Pliocen - Đệ Tứ, khóa luận
sử dụng hệ phân loại trầm tích theo hai mức độ: kiểu trầm tích và thạch học.


Hình 2.3. Biểu đồ phân loại trầm tích của Folk.R, 1954
1-Bùn
2-Bùn cát
3-Bùn lẫn sạn
4-Bùn cát lẫn sạn

5-Bùn sạn
6-Cát
7-Cát bùn
8-Cát bùn lẫn sạn
9-Cát lẫn sạn
10-Cát sạn

11-Cát bùn sạn

12-Sạn bùn
13-Sạn cát bùn
14-Sạn cát
15-Sạn sỏi
1a-Sét
1b-Bột
2a-Sét cát
2b-Bột cát
7a-Cát sét
7b-Sét cát

Hình 2.4. Biểu đồ phân loại thạch học bở rời (theo Logvinenco, 1974)
Tû lÖ bét : sÐt
T
û

l
Ö

c
¸
t

:

b
ï
n

(
p
h
i

t
û

l
Ö
)
9:1
1:1
1:9
1:2
2:1
SÐt
Bét
C¸t
1
1a 1b
2a 2 2b
77a 7b
6
s ¹ n
b ï n
c ¸ t
H
µ
m


l
-
î
n
g

%

s
¹
n
(
p
h
i

t
û

l
Ö
)
Tû lÖ c¸t : bïn
(phi tû lÖ)
1
5
30
80
1:9 1:1 9:1

(bét vµ sÐt)
1 2 7 6
5
9
11
12 13
10
15
14
83 4
12

c. Phương pháp phân tích tuổi tuyệt đối
- Phương pháp tuổi đồng vị
14
C
- Phương pháp nhiệt phát quang và huỳnh quang kích thích
d. Phương pháp phân tích tướng
Phân tích tướng là một hệ phương pháp tổng hợp nhất của khoa học trầm tích
luận. Trên cơ sở nghiên cứu thạch học, khoáng vật, các tham số trầm tích định lượng
như: So, Md, Ro, Sf, Sk và các chỉ tiêu địa hoá môi trường như pH, Eh, Kt, Fe
2+
S
(sắt trong pirit), Fe
2+
HCl (sắt trong siđerit), Fe
3+
HCl (sắt ba dễ tan), C
hc
và các loại

vật chất hữu cơ cho phép luận giải điều kiện lắng đọng trầm tích và xây dựng bản đồ
hoàn cảnh địa lý tự nhiên trong một thời điểm lịch sử tiến hoá địa chất nhất định.
2.2.2.2. Phương pháp địa vật lý:
- Phân tích các mặt cắt địa chấn sâu;
- Phân tích các mặt cắt địa chấn nông phân giải cao;
- Phân chia chu kỳ trầm tích (biển tiến - biển thoái), cấu tạo trầm tích và phân
tích cộng sinh tướng.
- Phân tích các đường cong Carota lỗ khoan;
2.2.2.3. Phương pháp địa tầng phân tập
Địa tầng phân tập là phương pháp phân tích địa tầng mới cả về khoa học lẫn
thực tiễn. Phương pháp mới này đã cho chúng ta thấy rõ các bồn trầm tích được lấp
đầy trầm tích như thế nào và rất hiệu quả trong kỹ thuật tìm kiếm thăm dò tài
nguyên khoáng sản.
Ba yếu tố: nâng hạ kiến tạo, thay đổi mực nước biển chân tĩnh và quá trình
trầm tích xảy ra như thế nào, ở đâu, tốc độ của chúng và tác động lẫn nhau như thế
nào là nguyên tắc cơ bản của trầm tích học và địa tầng. Đặc điểm trầm tích lắng
đọng trong các môi trường thay đổi từ sông và đồng bằng ngập lụt tới bờ biển, thềm
lục địa và thậm chí là biển sâu là do tác động của ba yếu tố này. Nghiên cứu các mối
quan hệ giữa sự thay đổi mực nước biển và trầm tích thường được gọi là “địa tầng
phân tập”.

13

CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM TƯỚNG TRẦM TÍCH PLIOCEN - ĐỆ TỨ

3.1. Kết quả minh giải các mặt cắt địa chấn tiêu biểu
3.1.1. Địa chấn dầu khí
Trong mặt cắt địa chấn dầu khí thấy rõ ranh giới của tập Pliocen - Đệ tứ và
Miocen thượng. Liên kết với các cột địa tầng giếng khoan thuộc bể Phú Khánh có
thể xác định được ranh giới Pliocen - Đệ tứ. Đây là ranh giới bất chỉnh hợp góc.

Trầm tích Miocen thượng bị uốn nếp, biến dạng, bào mòn và cắt xén. Trầm tích
Pliocen phổ biến có cấu tạo nêm tăng trưởng (Progression). Kiểu sườn châu thổ
(Prodelta) phản ánh một giai đoan sông thắng biển, vật liệu trầm tích dư thừa.


Hình 3.1. Sơ đồ vị trí các giếng
khoan trong vùng nghiên cứu
STT

Giếng khoan
Đáy Pliocen Đáy Đệ tứ Đáy biển
h(m) t(ms) h(m) t(ms) h(m) t(ms)
1 124-CMT-1X 1180,9

1179 510 603 180 230
2 124-HT-1X 1017 1046 497 589 177,5 237
Bảng 3.1. Liên kết độ sâu đáy N
2
-

Q giữa giếng khoan và băng địa chấn dầu khí
Trên diện tích đáy biển miền Trung Việt Nam trầm tích Pliocen chỉ lộ ra ở
chân sườn lục địa ở độ sâu trên 2500m tương ứng với băng hà Dunai. Bazan cổ tuổi
trẻ nhất là 5 triệu năm ứng với pha tách giãn cuối cùng của Neogen.
14

Ngoài khơi Bình Định, bất chỉnh hợp Miocen trên và Pliocen được xác định
bởi kiểu kết thúc phản xạ dạng chống nóc và gá đáy trên mặt cắt địa chấn tuyến
BH91-120. Tại vị trí lỗ khoan 121-CM-1X, độ sâu đáy Pliocen là 1170m. (hình 3.2).


Hình 3.2. Mặt cắt địa chấn tuyến BH91-120 liên kết với giếng khoan 121-CM-1X
Đáy Pliocen tại tại vùng biển Phú Yên - Khánh Hòa là bất chỉnh hợp dạng kết
thúc phản xạ kiểu chống nóc ở phần đầu tuyến và gá đáy ở cuối tuyến mặt cắt
VOR93-106 (hình 3.3).

Hình 3.3. Mặt cắt địa chấn tuyến VOR93-106 liên kết với giếng khoan 124-CMT-
1X
3.1.2. Địa chấn nông phân giải cao
Trên các băng địa chấn nông phân giải cao và các lỗ khoan bãi triều cũng như
trong các đồng bằng ven biển xác định được ranh giới Pliocen - Đệ tứ. Ranh giới
này cũng là một bề mặt bất chỉnh hợp khu vực.
15

Đặc trưng của trầm tích Pliocen là phản xạ mạnh, độ dốc các mặt phản xạ lớn
hơn so với trầm tích Đệ tứ. Mặt khác các tập địa chấn Đệ tứ có thể phân biệt được rõ
ràng hơn, bề dày lớn hơn (hình 3.4 - 3.5). Trong các lỗ khoan bãi triều và đồng bằng
ven biển, đáy Đệ tứ được xác định là bất chỉnh hợp với các thành tạo cổ hơn. Trầm
tích Đệ tứ thường ở dạng bở rời hoặc gắn kết yếu còn trầm tích Pliocen đã gắn kết
tốt. Trong đa số các lỗ khoan, trầm tích Đệ tứ thường phủ bất chỉnh hợp trên các
thành tạo trước Kainozoi (bảng 3.2).

Hình 3.4. Mặt cắt địa chấn nông phân giải cao tuyến MĐC 57-58-59

Hình 3.5. Mặt cắt địa chấn nông phân giải cao tuyến MĐC 71-73
16

Bảng 3.2. Bề dày trầm tích Đệ tứ trong các lỗ khoan bãi triều và đồng bằng ven biển
khu vực nghiên cứu
TT


Lỗ khoan Vị trí
Bề dày
trầm tích
Đệ tứ
Thành tạo lót
đáy Đệ tứ
1 LK5-BĐ
Xã Phước Sơn, Tuy Phước,
Bình Định
69,3m
Granit phức hệ
Đèo Cả
2 LK1-TH
Bãi triều thị trấn Phú Lâm,
Tuy Hòa, Phú Yên.
65m
Cát bột kết
Pliocen
3 LK2-KH
Bãi triều xã Ninh Hà, Ninh
Hòa, Khánh Hòa
19,8m
Granit phức hệ
Đinh Quán
4 124-CMT-1X
Ngoài khơi Vũng Rô, Khánh
Hòa (độ sâu 180m nước)
330m Trầm tích Pliocen
5 124-HT-1X
Ngoài khơi Vũng Rô, Khánh

Hòa (độ sâu 177,5m nước)
319,5m Trầm tích Pliocen

3.2. Đặc điểm tướng đá
Để làm cơ sở cho việc phân chia địa tầng Pliocen - Đệ tứ vùng nghiên cứu,
khóa luận sử dụng ranh giới tuổi tuyệt đối theo thang địa tầng quốc tế 2008 (trước
Holocen sớm); theo Nguyễn Địch Dỹ, 2010 (ranh giới Holocen sớm/Holocen giữa
và ranh giới Holocen giữa/Holocen muộn) (Hình 3.6).
Cơ sở để vạch các ranh giới trong kỷ Đệ tứ được dựa trên các kết quả nghiên
cứu về: cổ sinh (bào tử phấn, foraminifera, tảo silic và mollusca); thành phần trầm
tích và tính chu kỳ của nó trong mối quan hệ với biển thoái, biển tiến; các lớp phong
hoá sau mỗi pha biển tiến; tướng và môi trường trầm tích trong mối quan hệ với
biển thoái - biển tiến; tuổi tuyệt đối: C
14
, TL và OSL. Ngoài ra còn phải dựa trên
những căn cứ khoa học và những dấu hiệu trực tiếp như những nhân chứng lịch sử
được thu thập qua nhiều lần khảo sát trên đáy biển thềm lục địa Việt Nam và các
vùng kế cận
17


Hình 3.6. Thang địa tầng Pliocen - Đệ tứ vùng nghiên cứu
3.2.1. Các tướng aluvi
3.2.1.1. Giai đoạn Pliocen (N
2
)
Tướng cát sạn lòng sông (aN
2
1
)

Tướng trầm tích này bắt gặp trong một số mặt cắt địa chấn dầu khí BH91-120
(hình 3.2), BP89 (hình 3.7)

Hình 3.7. Mặt cắt tuyến BP09 thể hiện trường sóng đặc trưng tướng cát sạn lòng sông
aN
2
1
18

Trường sóng đặc trưng là phản xạ yếu, đứt đoạn thể hiện trầm tích hạt thô,
không đồng nhất. Trên đoạn giữa tuyến BP89 thấy rõ dạng đào khoét kiểu lòng
sông, trầm tích được lấp đầy kiểu tăng trưởng (Prograded fill).

Hình 3.8. Cột địa tầng lỗ khoan LK1-PY (Chí Thạch, Phú Yên)
Tướng cát bột chứa cuội sỏi sông (aN
2
3
)
Trên một số băng địa chấn dầu khí thấy xuất hiện các dấu hiệu đào khoét của
lòng sông cổ (hình 3.14). Đặc trưng trường sóng là biên độ phản xạ yếu, thô và đứt
đoạn.
19

3.2.1.2. Giai đoạn Đệ tứ (Q)
Tướng cuội sạn pha cát bột sét sông (aQ
1
2a
)
Trầm tích tướng này chỉ bắt gặp trong các lỗ khoan bãi triều và đồng bằng
ven biển. Tại lỗ khoan LK2-KH Khánh Hòa (hình 3.9), gặp ở độ sâu từ 18,0 -

19,8m, trầm tích là sạn cát bùn màu xám sáng đến xám vàng, đáy có lớp cuội granit
kích thước 2 - 3cm phủ bất chỉnh hợp trên granit phức hệ Định Quán (J
3
đq
2
).

Hình 3.9. Cột địa tầng lỗ khoan LK2 - KH (Khánh Hòa)
Tướng cuội sạn pha cát bùn sông (aQ
1
2b
)
Trầm tích tướng này bắt gặp phổ biến trong đới bãi triều và đồng bằng ven
biển dạng lấp đầy các lòng sông cổ. Tại lỗ khoan LK3-NT gặp ở độ sâu 37,5 -
40,6m, trầm tích là cuội sạn đa khoáng màu xám mài tròn kém đến trung bình phủ
trên đá gốc granit thuộc phức hệ Đèo Cả.
20


Hình 3.10. Cột địa tầng lỗ khoan LK3 - NT (Nha Trang)
Tướng sạn cát bùn sông (aQ
1
3a
)
Tướng trầm tích này phân bố hạn chế trong vùng biển nghiên cứu, chỉ gặp
trong một số mặt cắt địa chấn nông phân giải cao dạng đào khoét và lấp đầy kiểu gá
đáy song song (onlap fill) (hình 3.11). Biên độ phản xạ yếu, không liên tục.
21



Hình 3.11. Mặt cắt địa chấn nông tuyến dọc thể hiện đào khoét lòng sông cổ giai
đoạn aQ
1
3a
và Q
1
3b
-Q
2
2

Tướng cuội sạn lẫn cát, cát sạn, sét bột sông (aQ
1
3b
-Q
2
2
)
Tướng trầm tích này hình thành trong giai đoạn hạ thấp mực nước biển tương
ứng với băng hà cuối cùng xảy ra vào đầu Pleistocen muộn, phần muộn (khoảng
40.000 - 18.000 năm). Trên mặt cắt địa chấn nông phân giải cao từ bờ đến độ sâu
100m nước đặc trưng phản xạ tướng này là dạng đào khoét lòng sông trên trầm tích
sét biển loang lổ (mQ
1
3a
) (hình 3.13).

Hình 3.13. Mặt cắt ĐCNPGC tuyến 30050415 thể hiện trầm tích tướng lòng sông
tuổi (aQ
1

3b
-Q
2
2
) đào khoét trên trầm tích biển Pleistocen muộn, phần sớm (mQ
1
3a
)
3.2.2. Các tướng châu thổ
3.2.2.1. Giai đoạn Pliocen (N)
Tướng cát, cát bột lẫn sạn sông biển (amN
2
2
)
22

Phản xạ đặc trưng là kiểu xich ma tăng trưởng. Trong các nêm lấn, các
trường sóng thô - mịn, phản xạ mạnh - yếu, liên tục - đứt đoạn xen kẽ nhau phản ánh
thành phần trầm tích không đồng nhất, bao gồm cả cát, bột, sét lẫn cuội sạn sông
biển hỗn hợp (hình 3.14).

Hình 3.14. Cấu tạo kiểu xich ma tăng trưởng đặc trưng cho tướng châu thổ ngập
nước giai đoạn biển thoái (amN
2
2
).
Tướng cát, cát sạn chứa cuội sông biển (amN
2
3
)

Trong vùng nghiên cứu tướng trầm tích này phát hiện khá phổ biến, đặc biệt
là mép phía đông của địa hào Quảng Ngãi và mép thềm lục địa Phú Khánh dưới
dạng cấu tạo xích ma tăng trưởng.
3.2.2.2. Giai đoạn Đệ tứ (Q)
Tướng bùn cát, cát bùn sạn sông biển (amQ
1
1
)
Trong diện tích vùng nghiên cứu tướng trầm tích bắt gặp tương đối phổ biến.
Trên các mặt cắt địa chấn nông phân giải cao, đặc trưng của trường sóng là biên độ
phản xạ yếu - trung bình, tần số thấp và đứt đoạn phản ánh trầm tích không đồng
nhất, thành phần chủ yếu là hạt mịn: bùn cát, cát bùn và lẫn cả sạn sỏi (hình 3.15).
23


Hình 3.15. Mặt cắt địa chấn nông phân giải cao tuyến TU57
Tướng cát bùn lẫn sạn sông biển (amQ
1
2a
)
Trên thềm lục địa vùng nghiên cứu tướng trầm tích này bị phủ bởi các trầm
tích trẻ hơn, phân bố rất phổ biến, cấu tạo đặc trưng trên các băng địa chấn là dạng
đơn nghiêng, biên độ phản xạ yếu - trung bình, kết thúc phản xạ dạng phủ đáy và
chống nóc, đặc trưng cho tướng châu thổ ngập nước (hình 3.16).

Hình 3.16. Mặt cắt địa chấn nông phân giải cao tuyến MĐC 57-58-59
Tướng sạn cát, cát sạn, cát bột sông biển (amQ
1
2b
)

24

Phân bố rất phổ biến, thường từ thềm ngoài đến mép thềm. Từ độ sâu đáy của
tướng trầm tích này trở lên, các dạng phản xạ trên băng địa chấn đã rất rõ ràng. Đặc
trưng cho tướng này là kiểu phản xạ đơn nghiêng hoặc xích ma tăng trưởng, kết thúc
phản xạ kiểu phủ đáy về phía biển, gá đáy về phía lục địa và chống nóc hoặc bào
mòn phía trên tập (hình 3.17). Phản xạ trong tập với biên độ yếu, độ liên tục kém.

Hình 3.17. Mặt cắt địa chấn nông phân giải cao tuyến MĐC 71-73
Tướng cát bùn, cát bùn lẫn sạn sông biển (amQ
1
3a
)
Trầm tích tướng sông biển phân bố phổ biến trên khắp vùng biển nghiên cứu.
Trong các băng địa chấn nông phân giải cao, phản xạ đặc trưng của tướng này có
dạng tăng trưởng xiên chéo (oblique progradation), kết thúc phản xạ dạng phủ đáy
và có xu hướng chụm lại ở phía biển (cuối nguồn trầm tích) biên độ phản xạ trung
bình - yếu, liên tục hoặc đứt đoạn đặc trưng cho tướng châu thổ ngập nước (hình
3.12).
Tướng cát bùn, bùn cát sông biển am(Q
1
3b
-Q
2
2
)
Tướng trầm tích cát bùn, bùn cát sông biển Pleistocen muộn, phần muộn-
Holocen giữa phân bố phổ biến trong vùng biển nghiên cứu. Trong các mặt cắt địa
chấn nông phân giải cao đặc trưng trường sóng phản xạ kiểu xích ma tăng trưởng,
biên độ phản xạ kém, tính liên tục kém.

25

Tướng cát, cát bùn sông biển (amQ
2
3
)
Tướng trầm tích này là các thành tạo trầm tích hiện đại, được hình thành
trong giai đoạn pha biển lùi Holocen muộn (amQ
2
3
) và pha biển tiến hiện đại xảy ra
từ 5.000 năm đến nay.

3.2.3. Tướng biển
3.2.3.1. Giai đoạn Pliocen (N)
Tướng trầm tích bùn cát biển nông (mN
2
1
)
Tướng trầm tích biển nông bị phủ bởi các trầm tích trẻ hơn, phân bố rộng rãi
trong vùng biển nghiên cứu từ độ sâu khoảng 30m nước trở ra. Gặp hầu hết trong
các mặt cắt địa chấn dầu khí (hình 3.2; 3.3). Đặc trưng trường sóng liên tục, biên độ
phản xạ mạnh, tần số thấp (hình 3.7).
Tướng bùn cát biển nông (mN
2
2
)
Tướng trầm tích này cũng bắt gặp trong hầu hết các mặt cắt địa chấn dầu khí
với đặc trưng trường sóng song song, liên lục, biên độ phản xạ mạnh, tần số cao
(hình 3.2; 3.3) đặc trưng cho trầm tích hạt mịn phân lớp ngang song song thành tạo

trong môi trường biển thềm lục địa.
Tướng bùn, bùn cát biển nông (mN
2
3
)
Tướng trầm tích này bắt gặp trong hầu hết các mặt cắt địa chấn dầu khí và
một số mặt cắt địa chấn nông phân giải cao (hình 3.2; 3.3; 3.7; 3.14) với đặc trưng là
trường sóng phản xạ ngang song song, liên tục, biên độ phản xạ mạnh, tần số cao.
3.2.3.2. Giai đoạn Đệ tứ (Q)
Tướng bùn, bùn cát, cát biển nông (mQ
1
1
)
Tướng trầm tích này cũng phân bố rộng rãi trong khắp vùng biển nghiên cứu.
Trường sóng phản xạ song song, liên tục, biên độ mạnh, tần số cao đặc trưng cho
trầm tích hạt mịn - trung phân lớp ngang song song (hình 3.15; 3.16; 3.17). Bề dày
trung bình khoảng 10m, nghiêng dần từ ven bờ đến mép thềm.
Tướng bùn, bùn cát biển nông (mQ
1
2a
)

×