Tải bản đầy đủ (.ppt) (25 trang)

nnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (302.19 KB, 25 trang )




I. Quan hệ ngữ pháp là gì?
Trong ngôn ngữ các đơn vị có mối quan hệ
qua lại và quy định lẫn nhau rất đa dạng và
phức tạp. Các mối quan hệ này được khái
quát thành 3 kiểu: quan hệ ngữ đoạn, quan
hệ đối vị, quan hệ tôn ti.
+ Quan hệ tôn ti: biểu thị tính cấp độ của
các đơn vị ngôn ngữ, tức là đơn vị này bao
hàm đơn vị kia hoặc ngược lại.

+ Quan hệ đối vị: xác định giá trị tự thân của từng
đơn vị.
+ Quan hệ ngữ đoạn (quan hệ ngang): xác định
giá trị ngữ pháp của các đơn vị ngôn ngữ.
Những quan hệ trên trục ngữ đoạn giữa các từ
trong câu đem lại các giá trị ngữ pháp của chúng
chính là quan hệ ngữ pháp.
 Định nghĩa: Quan hệ ngữ pháp là quan hệ ngang
giữa các từ tạo ra những tổ hợp từ có khả năng vận
dụng độc lập; được xem là dạng rút gọn của một kết
cấu phức tạp hơn và có ít nhất một thành tố có thể
thay thế bằng từ nghi vấn.

Dấu hiệu nhận biết quan hệ ngữ pháp với các
từ trong câu, cần phải dựa vào một số dấu
hiệu sau:
+ Tổ hợp do các từ đó tạo nên có thể được
vận dụng độc lập vào các bối cảnh khác nhau.


Ví dụ: Hai từ hoa và này có QHNP với nhau.
Vì tổ hợp “hoa này” có thể sử dụng ở nhiều
câu nói khác nhau.
Hoa này rất đẹp.
Tôi thích ngắm hoa này.


+ Tổ hợp do các từ đó tạo nên có thể
xem là dạng rút gọn của một kết cấu phức tạp
hơn.
Ví dụ: Tất cả các loại hoa rất thơm này.
+ Tổ hợp do các từ đó tạo nên phải có ít
nhất một thành tố được thay bằng từ nghi
vấn.
Ví dụ: Tổ hợp “hoa này” có thể thay “này”
bằng từ nghi vấn “nào” thành “hoa nào” ?

Các kiểu quan hệ ngữ pháp
Quan hệ
đẳng lập
Quan hệ
chủ vị
Quan hệ
chính phụ

1. Quan hệ đẳng lập:
1.1 Khái niệm:
Quan hệ đẳng lập là quan hệ giữa các
thành tố không phụ thuộc vào nhau, trong đó
chức năng cú pháp của các thành tố chỉ được

xác định khi đặt tổ hợp do chúng tạo nên vào
một kết cấu lớn hơn.
Ví dụ: Trong tiếng Việt:
Món ăn này vừa ngọt vừa cay.

1.2 Các kiểu quan hệ đẳng lập
Quan hệ
liên hợp
Quan hệ
giải thích
Quan hệ
lựa chọn
Quan hệ
qua lại

a/ Quan hệ liên hợp: là kiểu quan hệ có
tính liệt kê.
 Dấu hiệu hình thức của quan hệ liên
hợp là dùng dấu phẩy hoặc các liên từ biểu
thị quan hệ liên hợp and ( tiếng Anh) và, với
( tiếng Việt).
Ví dụ: - Trong tiếng Anh
He eats cake and drinks tea.
- Trong tiếng Việt:
Tôi thích đọc sách và xem phim.

b/ Quan hệ lựa chọn: là kiểu quan hệ có tính
lựa chọn.

Dấu hiệu hình thức của quan hệ lựa chọn là

các liên từ biểu thị sự lựa chọn, hay, hoặc ( tiếng
Việt) or ( tiếng Anh).
Ví dụ:
- Trong tiếng Anh:
Will you like drink tea or coffee?
- Trong tiếng Việt:
Bạn thích uống trà hay cà phê.

c/ Quan hệ giải thích: là kiểu quan hệ có
tính giải thích ( thành tố sau giải thích cho
thành tố trước).
 Dấu hiệu hình thức của kiểu quan hệ này là
dùng dấu phẩy ngăn cách giữa 2 thành tố.
Ví dụ:
Đây là Nhi, người bạn thân thiết nhất của tôi.
d/ Quan hệ qua lại: là kiểu quan hệ mang
tính logic.

Dấu hiệu hình thức của kiểu quan hệ này là
dùng các cặp liên từ: tuy – nhưng, vì – nên.
Ví dụ: Vì trời mưa nên em đến lớp trễ.

2. Quan hệ chính phụ:
2.1 Khái niệm:
Quan hệ chính - phụ là quan hệ phụ
thuộc một chiều giữa một thành tố chính với
một thành tố phụ, trong dó chức năng cú
pháp của thành tố chính chỉ được xác định
khi đặt toàn bộ tổ hợp chính - phụ do chúng
tạo nên vào một kết cấu lớn hơn, còn chức

năng cú pháp của thành tố phụ có thể xác
định mà không cần điều kiện đó.
Ví dụ: Cái bàn bằng đá.

2.2 Các kiểu quan hệ chính phụ
Quan hệ
thực từ với hư từ
Quan hệ
thực từ với thực từ

a/ Quan hệ thực từ với hư từ:
Ví dụ: Những ngôi nhà rất tiện nghi.
Trong kiểu quan hệ này thì thực từ là thành tố
chính, hư từ là thành tố phụ, các hư từ phụ
cho danh từ, số từ được gọi là định ngữ, còn
phụ cho động từ, tính từ được gọi là trạng
ngữ.

b/ Quan hệ thực từ với thực từ:
Ví dụ: Hoa phong lan rất đẹp.
Trong kiểu quan hệ này, thành tố phụ thường
dễ được thay bằng từ nghi vấn hơn thành tố
chính.
Hoặc thành tố phụ có thể thay bằng hư từ.
 Quan hệ giữa thực từ với thực từ có những
kiểu khác nhau:

Quan hệ giữa danh từ với định ngữ.
Ví dụ: nhà tranh, khoa sư phạm, sách ngôn
ngữ…

 Quan hệ giữa động từ hoặc tính từ với bổ
ngữ.
Ví dụ: mua hàng, viết thư, đọc báo…
 Quan hệ giữa động từ hoặc tính từ với
trạng ngữ.
Ví dụ: Đẹp vì lụa, tốt vì phân.

3. Quan hệ chủ - vị:
3.1 Khái niệm:
Quan hệ chủ - vị là quan hệ giữa hai thành tố
phụ thuộc vào nhau, trong đó chức năng cú
pháp của cả 2 có thể xác định mà không cần
đặt tổ hợp do chúng tạo nên vào một kết cấu
lớn hơn.
Ví dụ: Em đánh đàn cho tôi nghe.

3.2 Các kiểu quan hệ chủ - vị
Dựa vào các cơ sở khác nhau
để phân loại các quan hệ chủ - vị
Dựa vào bản
chất từ loại
của vị ngữ
Căn cứ vào vị
trí của các
thành tố
Căn cứ vào
quan hệ ý
nghĩa giữa các
thành tố
Vị ngữ

là động
từ hay
tính từ
Vị ngữ
là danh
từ
CN
đứng
trước
VN
CN
đứng
sau
VN
Ý
nghĩa
chủ
động
Ý
nghĩa
bị
động

* Vị ngữ là động từ hay tính từ
Ví dụ: - Cô ấy ngủ.
- Hoa này rất thơm.
* Vị ngữ là danh từ
Ví dụ: Tôi là học sinh.
* Chủ ngữ đứng trước vị ngữ
Ví dụ: Cô ấy hát cho tôi nghe.


* Chủ ngữ đứng sau vị ngữ
Ví dụ: Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều.
* Ý nghĩa chủ động
Ví dụ: Ngoài sân, chú mèo đang say sưa
đuổi bướm.
* Ý nghĩa bị động
Ví dụ: Hắn bị ăn đòn.

III. Tính tầng bậc của các quan hệ ngữ pháp
trong câu và cách mô tả chúng bằng sơ đồ:
1. Tính tầng bậc của các quan hệ ngữ pháp
trong câu:
Trong câu, mỗi từ có thể quan hệ với một hoặc
nhiều từ khác. Câu càng có nhiều từ thì càng
chứa nhiều mối quan hệ.
VD: Nam hát.

Nam hát rất hay.

Các quan hệ ngữ pháp giữa các từ tạo ra
những tổ hợp lớn nhỏ trong câu chính là
biểu hiện tính tầng bậc của các quan hệ
ngữ pháp trong câu.
2. Mô tả các quan hệ ngữ pháp bằng
sơ đồ:
Để vẽ được sơ đồ chúc đài biểu thị
các mối QHNP có tính tầng bậc cần
dùng thủ pháp lưỡng phân như sau:


-
Chia câu thành 2 bộ phận trực tiếp tạo câu.
-
Chia mỗi bộ phận vừa được tạo trên thành
2 bộ phận trực tiếp tạo bộ phận.
-
Cứ tiếp lưỡng phân theo cách đó cho đến
khi nhận được phần chia nhỏ nhất là từ.
Việc lưỡng phân sao cho các từ đứng liền
nhau có quan hệ ngữ pháp với nhau cùng
nằm trong một bộ phận được chia. Sau khi
chia xong ta kí hiệu móc vuông nối các bộ
phận với nhau theo trình tự ngược chiều với
lúc chia.

Móc vuông không có mũi tên biểu thị quan hệ đẳng lập.
a b
-
Móc vuông có một mũi tên biểu thị quan hệ chính phụ , mũi
tên hướng về thành tố chính.
a b
a b
-
Móc vuông có hai mũi tên biểu thị quan hệ chủ vị.
a b

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×