Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Phương pháp hướng dẫn học sinh tự học với kênh chữ SGK Địa lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (334.26 KB, 6 trang )

TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 1(42).2011

202
PHƯƠNG PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC VỚI KÊNH CHỮ
TRONG SÁCH GIÁO KHOA ĐỊA LÍ LỚP 10
GUIDANCE METHODOLOGY FOR SELF-STUDY ABILITY WITH A TEXT
CHANNEL IN THE 10
TH
GRADE TEXTBOOK OF GEOGRAPHY

Đậu Thị Hòa
Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng
Trần Thị Phượng
Trường THPT Thái Phiên Đà Nẵng

TÓM TẮT
Dạy cho học sinh tự học đang là mục đích quan trọng của ngành giáo dục phổ thông,
chỉ có rèn luyện cho học sinh kĩ năng tự học thì mới có thể đào tạo ra những thế hệ người lao
động biết tự làm giàu tri thức, làm chủ và sáng tạo trong công việc. Trong dạy học địa lí phổ
thông có nhiều phương tiện để hướng dẫn học sinh tự học, trong phạm vi bài báo này, chúng
tôi tập trung vào các phương pháp hướng dẫn học sinh tự học với kênh chữ của sách giáo
khoa (SGK) địa lí lớp 10 nhằm phát huy tính độc lập tích cực và tạo thói quen tự học. Những
phương pháp mà chúng tôi tập trung nghiên cứu thực nghiệm là hướng dẫn học sinh tự học với
kênh chữ bằng phiếu học tập và hướng dẫn học sinh tự diễn đạt nội dung đọc được từ kênh
chữ trong sách giáo khoa bằng các hình th
ức: Văn bản, sơ đồ, bảng kiến thức….
ABSTRACT
Guiding students to acquire self-study ability is a strategic objective of high-school
education. Only by training students with self-learning skills, can the education system be able
to train a generation of laborers who can have self-learning ability to broaden their knowledge
and become masters of their work. In high-school geography teaching, there are a number of


methods and means to guide students to acquire self-study ability. In this article, we mainly
focus on the methods dealing with the text channel in the 10
th
grade geography textbook to
explore students’ positive independence and self-learning skills.
The studied methods include guiding students to learn by themselves with learning
cards and helping students express by themselves the contents they have read from the
information channel in their textbooks by means of texts, diagrams, knowledge tables
1. Đặt vấn đề
SGK Địa lí lớp 10 Trung học phổ thông (THPT) được biên soạn theo hướng tinh
giảm các sự kiện, thông tin, thông báo, đi vào những khái niệm, giải thích bản chất.
Phần kênh chữ được viết cô đọng, súc tích, nêu bật được những thông tin cần thiết hoặc
giải thích, phân tích các sự vật, hiện tượng địa lí. Như vậy, HS dễ dàng tự học với SGK
nếu có sự hướng dẫn của giáo viên (GV). Tự học là một trong những phẩm chất quan
trọng và cần thiết nhất trong thời đại hiện nay, chỉ có tự học mới giúp học sinh (HS)
chiếm lĩnh kiến thức, kĩ năng để thích ứng với sự phát triển nhanh chóng của xã hội.
Khi còn ngồi trên ghế nhà trường, việc tự học với SGK có ý nghĩa rất to lớn, giúp HS
nắm vững hệ thống kiến thức cơ bản, logic, khoa học cũng như các kĩ năng cần thiết để
HS có hành trang tri thức chuẩn bị bước vào đời.
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 1(42).2011

203
2. Một số phương pháp hướng dẫn HS tự học với kênh chữ SGK Địa lí 10
2.1. GV Sử dụng câu hỏi tự lực để HS khai thác kiến thức từ kênh chữ trong SGK
địa lí 10
- Câu hỏi tự lực là những câu hỏi tình huống có vấn đề do GV đặt ra để hướng
dẫn HS nghiên cứu SGK, tự tìm ra những tri thức mới.
- Sử dụng câu hỏi tự lực có vai trò quan trọng khiêu gợi hứng thú HS trong học
tập, thể hiện: định hướng hoạt động tự lực nghiên cứu SGK; đặt HS vào tình huống có
vấn đề, buộc HS giải quyết các mâu thuẫn, tích cực chủ động lĩnh hội tri thức thông qua

việc nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi; là yếu tố quan trọng tham gia vào quá trình hình
thành tri thức mới cho HS; phát huy năng lực tự nghiên cứu SGK, phát triển năng lực tư
duy sáng tạo của HS và giúp hình thành kiến thức cho HS một cách hệ thống logic.
- Câu hỏi tự lực có thể được sử dụng trong các khâu của quá trình dạy học: sử
dụng để dạy bài mới (tổ chức HS nắm khái niệm, định nghĩa; huy động kiến thức bài cũ
vận dụng trong bài mới, hoàn thành nhiệm vụ học tập,…); trong khâu củng cố, ôn tập,
hoàn thiện tri thức.
Để tự học với kênh chữ SGK, phát huy năng lực chủ động, tự lực của HS, người
thầy cần xem tài liệu SGK thực sự là nguồn cung cấp thông tin, vừa là công cụ, vừa là
phương tiện giúp GV chuyển từ vai trò trung tâm thông báo sang vai trò hướng dẫn, tổ
chức HS chủ động, tích cực tiếp cận tri thức mới.
- Một số yêu cầu đối với việc sử dụng câu hỏi tự lực:
+ Câu hỏi phải tạo được hứng thú nhận thức, kích thích sự tìm tòi, sáng tạo của
HS. Có tính vừa sức, hệ thống, logic, buộc HS luôn ở trạng thái có nhu cầu giải quyết
vấn đề mâu thuẫn.
+ Sử dụng các câu hỏi tự lực để hướng dẫn HS tự học với kênh chữ cần kết hợp
với các phương pháp dạy học khác như: đàm thoại gợi mở, thảo luận,…
+ GV cần định hướng rõ vấn đề nghiên cứu cho HS. Câu hỏi không nên mang
tính chất đơn thuần là trình bày lại nội dung SGK, cần có yêu cầu cao: phân tích, so
sánh, giải thích, chứng minh cho những kiến thức mà HS đọc được từ sách.
+ Rèn luyện cho HS một số kĩ năng: kĩ năng tách được nội dung bản chất đọc
được từ sách, lập dàn bài, lập đề cương,…
- Các bước thực hiện:
Bước 1: GV đặt ra câu hỏi tình huống, định hướng HS làm việc.
Bước 2: HS đọc SGK, vận dụng các thao tác tư duy (so sánh, phân tích, tổng
hợp, khái quát hóa, liên hệ thực tế,…) để tìm ra lời giải hoặc kiến thức mới.
Bước 3: GV tổ chức HS thảo luận (nếu cần thiết, nếu không thì bước này không
có).
Bước 4: HS trình bày những hiểu biết của mình về các vấn đề tự lực làm việc.
Bước 5: GV kết luận, chính xác hóa kiến thức.

TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 1(42).2011

204
* Ví dụ: Tổ chức hoạt động dạy học bài 15: “Thủy quyển . Một số nhân tố ảnh
hưởng đến chế độ nước sông. Một số sông lớn trên Trái Đất” [1, tr. 56 – 58].
Bước 1: GV yêu cầu HS đọc mục III. Một số sông lớn trên Trái Đất (SGK trang
58) để trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1: So sánh chiều dài và diện tích lưu vực của 3 con sông: Nin, Amadôn,
Ieenitxây?
Câu 2: So sánh chế độ nước của 3 sông và giải thích sự khác biệt về chế độ nước
của 3 sông này.
Bước 1: Yêu cầu HS đọc toàn bộ mục III, để lấy thông tin so sánh trả lời câu
hỏi 1.
Bước 2: GV gợi ý HS đọc, phân tích chế độ nước của từng con sông và tìm
nguyên nhân của nó.
Bước 3: HS lập bảng so sánh về chiều dài, diện tích lưu vực và chế độ nước
của 3 con sông và giải thích nguyên nhân sự khác biệt về chế độ nước.
Bước 4: HS trình bày ý kiến của mình khi được GV yêu cầu.
Bước 5: GV nhận xét, chuẩn kiến thức.
2.2. GV sử dụng phiếu học tập dưới dạng nhiệm vụ nhận thức để HS khai thác kiến
thức từ kênh chữ trong SGK Địa lí 10
- Phiếu học tập (PHT) là công cụ hoạt động và giao tiếp giữa GV và HS trong
quá trình dạy học. Sử dụng PHT trong dạy học địa lí là một biện pháp dạy học tích cực.
GV dùng PHT đặt ra nhiệm vụ học tập yêu cầu HS thực hiện.
- Sử dụng PHT sẽ kích thích tính tích cực, độc lập của HS, nếu sử dụng thường
xuyên sẽ tạo cho HS một phong cách học tập mới, chống thói quen thụ động, tạo thói
quen tự học. Đặc biệt trong dạy học bài mới, việc sử dụng PHT giúp HS tự lực khai thác
được kiến thức mới dựa vào chính khả năng của mình.
- Một số nguyên tắc khi sử dụng PHT để HS tự khai thác kiến thức trong SGK:
+ PHT phải được GV thiết kế sẵn, phù hợp với mục đích của phần mà GV định

cho HS làm việc với kênh chữ trong SGK để khai thác kiến thức.
+ Nhiệm vụ trong PHT phải vừa đủ (có thể là 1 đơn vị kiến thức hoặc từng mục
nội dung kiến thức), không nên đặt quá nhiều nhiệm vụ trong một PHT gây sức ép đối
với HS.
+ Sử dụng PHT cần kết hợp với những phương pháp dạy học như: động não,
đàm thoại gợi mở, nêu vấn đề.
+ GV cũng cần phải xây dựng một PHT hoàn chỉnh để sau khi HS trình bày kết
quả PHT của mình có thể đối chiếu so sánh và tự đánh giá được kết quả tự học của
mình.
- Các bước thực hiện sử dụng PHT:
Bước 1: giao PHT cho từng HS.
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 1(42).2011

205
Bước 2: Hướng dẫn HS dựa vào bài viết trong SGK (các mục cụ thể) để thực
hiện các yêu cầu trong PHT.
Bước 3: HS độc lập làm việc với SGK để hoàn thành PHT.
Bước 4: GV tổ chức cho HS trình bày kết quả PHT, tạo cơ hội để HS phát huy
hết những kĩ năng học tập và thể hiện kết quả của mình cho toàn thể lớp biết. Trong
bước này GV có thể cho các HS khác nhận xét, bổ sung PHT của bạn.
Bước 5: GV sửa chữa, bổ sung và chuẩn kiến thức.
* Ví dụ: Tổ chức hoạt động dạy học bài 37: “Địa lí các ngành giao thông vận
tải” [1, tr. 142 – 146].
Bước 1: Yêu cầu HS lần lượt đọc từng mục bài 37, để hoàn thành phiếu học tập
sau đây:
Các ngành GTVT Ưu điểm Nhược điểm
Tình hình phát triển
và phân bố
Đường sắt
Đường ô tô

Đường ống
Đường sông
Đường biển
Đường hàng không
Bước này có thể có 2 cách: một là cho HS làm lần lượt từng ngành GTVT một,
xong ngành này thì mới sang ngành khác. Hai là có thể chia làm 6 nhóm, mỗi nhóm làm
một ngành, nhưng làm cá nhân không hoạt động nhóm.
Bước 2: Hướng dẫn HS đọc SGK, chọn lọc thông tin.
Bước 3: Hoàn thành những yêu cầu trong PHT.
Bước 4: HS trình bày PHT của cá nhân.
Bước 5: GV nhận xét, bổ sung, đưa ra PHT hoàn thiện để HS so sánh tự đánh
giá kết quả làm việc của bản thân.
2.3. Phương pháp hướng dẫn HS diễn đạt nội dung đọc được từ sách giáo khoa địa
lí 10
- Diễn đạt nội dung được hiểu là sự thể hiện đối tượng học tập đã qua quá trình
tiếp nhận, xử lí bởi các thao tác tư duy của chủ thể nhận thức. Do đó, những đối tượng
học tập được chủ thể diễn đạt không còn nguyên bản như ban đầu về hình thức nhưng
nội dung cơ bản vẫn không thay đổi, đồng thời nó chứa đựng sản phẩm tư duy, khả
năng ngôn ngữ của chủ thể nhận thức.
- Các hình thức diễn đạt nội dung đọc được từ sách giáo khoa:
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 1(42).2011

206
+ Diễn đạt bằng văn bản: tóm tắt, lập dàn ý, xác định ý chính, phát biểu lại nội
dung đọc được (khái niệm, quy luật),…
+ Diễn đạt bằng sơ đồ: (GV giới thiệu một số loại sơ đồ như sơ đồ cấu trúc, sơ
đồ logic, sơ đồ địa đồ học, sơ đồ quá trình), lược đồ,…
+ Diễn đạt bằng bảng hoặc PHT: lập bảng bao gồm các ô, cột chứa đựng các
thông tin tương quan theo chiều dọc, chiều ngang.
- Biện pháp thực hiện: GV có thể tổ chức HS diễn đạt nội dung đọc được từ

SGK bằng các cách sau:
+ Cách 1: GV yêu cầu HS đọc sách: HS tự lực đọc, tự diễn đạt và ghi nhớ, sau
đó HS trình bày lại. Cách này thường dùng để tổ chức dạy học các nội dung khó hoặc
quá mới đối với HS. Đây là phương pháp phát huy tính tích cực thấp nhấ
t.
+ Cách 2: Yêu cầu HS đọc nội dung SGK, điền nội dung thông tin còn thiếu vào
sơ đồ, bảng, PHT, HS tự lực đọc sách và hoàn thành.
+ Cách 3: GV đưa ra sơ đồ, bảng, PHT… HS đọc SGK, diễn đạt theo yêu cầu.
+ Cách 4: GV yêu cầu đọc SGK, HS xác định cách diễn đạt của riêng mình (sơ
đồ, lập dàn ý, xác định ý chính,…), sau đó HS trình bày. Đây là cách mà HS có thể lựa
chọn hình thức diễn đạt theo cách sáng tạo và khả năng tư duy, thẩm mỹ của mình trong
thời gian quy
định.
* Ví dụ:
- Ví dụ 1. Tổ chức HS học tập mục I.2,3. bài 11. “Khí quyển. Sự phân bố nhiệt
độ không khí trên Trái Đất” [1, tr. 40].
Yêu cầu HS đọc mục 2, 3 SGK, lập sơ đồ phân bố các khối khí Frông trên Trái
Đất (GV gợi ý: lập sơ đồ theo 1/4 hình tròn, ở bán cầu Bắc).
- Ví dụ 2. Sử dụng sơ đồ hình 12.1 – Các đai khí áp và gió trên Trái Đất [1, tr.
44], GV yêu cầu HS đọc SGK mục II.1,2 [1, tr. 45], diễn đạt nội dung đọc được trên sơ
đồ (2 loại gió hành tinh là gió Tây ôn đới và gió Mậu dịch: phạm vi hoạt động, hướng
gió ở hai bán cầu, thời gian hoạt động).
3. Kết quả thực nghiệm
- Chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm ở một số lớp 10 (10/6, 10/8, 10/10) ở
trường THPT Thái Phiên, thành phố Đà Nẵng và sử dụng phương pháp tiền và hậu trắc
nghiệm. Kết quả bài kiểm tra được xử lí bằng xác xuất thống kê trong giáo dục.
- Kết quả định lượng của các lớp thực nghiệm được biểu hiện bằng bảng sau:
Bảng kết quả kiểm định giá trị t của các lớp thực nghiệm
Lớp
×


S t
t
α

10/6 1,85 0,109 17,0 2,02
10/8 2,05 0,107 19,1 2,02
10/10 1,82 0,1 18,2 2,02
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 1(42).2011

207
Từ kết quả thực nghiệm cho thấy:
- Các lớp thực nghiệm có điểm trung bình cao hơn nhiều so với các lớp đối
chứng. Điểm trung bình ở các lớp thực nghiệm đạt trên 6,5 điểm, các lớp đối chứng chỉ
6,0 điểm.
- Độ chênh giữa hai lần kiểm tra của lớp thực nghiệm và đối chứng cũng khác
nhau: Lớp đối chứng độ chênh là 25 điểm, lớp thực nghiệm độ chênh là 75 điểm thể
hiện các lớp thực nghiệm có sự tiến bộ rất rõ ràng.
- Kết quả kiểm định giả thuyết thống kê ở các lớp thực nghiệm đều có giá trị t >
t
α
, điều đó chứng tỏ trình độ HS sau khi vận dụng các phương pháp hướng dẫn tự học
với kênh chữ trong SGK kết quả học tập được nâng cao rõ rệt.
4. Kết luận
SGK vừa là nguồn tri thức vừa là công cụ để HS học tập. Kênh chữ trong SGK
được trình bày thành đoạn văn ngắn gọn, nêu bản chất hoặc giải thích các sự vật hiện
tượng địa lí. Do đó, vi
ệc hướng dẫn cho HS làm việc với kênh chữ trong SGK là một việc
mà GV không thể bỏ qua. GV phải làm sao để HS tự giác và tự chủ khi làm việc với SGK
ở trên lớp cũng như ở nhà. Làm được như vậy có nghĩa là HS đã biết cách tự học với một

nguồn tri thức quan trọng, phong phú của người HS đó chính là SGK.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Sách giáo khoa địa lí 10, NXB GD, Hà Nội.
[2] ThS. Nguyễn Duân (2009), “Biện pháp tổ chức học sinh diễn đạt nội dung sách
giáo khoa trong dạy học Sinh học ở trung học phổ thông”, Tạp chí Giáo dục số
(227), tr. 59, 60.
[3] TS. Đậu Thị Hòa (2008), “Phương pháp sử dụng phiếu học tập trong dạy học địa
lí lớp 10 nhằm phát huy tính tích cực và độc lập của học sinh”, Tạp chí Giáo dục
số (195), tr.35 - 37
[4] ThS. Nguyễn Thị Khiên (2009), “Quy trình sử dụng câu hỏi tình huống có vấn đề
giúp học sinh tự lực nghiên cứu sách giáo khoa trong dạy học phần tiến hóa Sinh
học 12”, Tạp chí Giáo dục số (216), tr. 47 – 49.
[5] Thái Duy Tuyên (2007), Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới, NXB GD,
Hà Nội.



×