Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng Nhân lực cho ngành bảo hiểm Việt Nam.docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.83 KB, 21 trang )

Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng Nhân lực cho ngành bảo hiểm Việt Nam
Tiểu luận bảo hiểm
Đề tài: Thực trạng và giải pháp nâng cao
chất lượng Nhân lực cho ngành bảo hiểm
Việt Nam
Thực tiễn phát triển các nền kinh tế trên thế giới cho tới nay
đã chứng tỏ vai trò quan trọng của bảo hiểm. Bảo hiểm là một ngành
kinh tế dịch vụ phát triển cùng với sự phát triển của nền kinh tế. Nền
kinh tế càng phát triển thì vai trò của ngành bảo hiểm càng trở nên
quan trọng đối với nền kinh tế. Thực tế hoạt động kinh doanh bảo
hiểm thời gian qua đã cho thấy sự lớn mạnh không ngừng của ngành
bảo hiểm và ngành bảo hiểm còn rất nhiều tiềm năng phát triển
trong tương lai. Bảo hiểm đã, đang và sẽ tiếp tục trở thành một lĩnh
vực rất quan trọng đối với các quốc gia nói chung và với Việt Nam nói
riêng.
Bảo hiểm là ngành kinh doanh dịch vụ rất đặc thù, trong đó,
nguồn nhân lực là yếu tố có vai trò đặc biệt quan trọng. Là một
ngành nghề kinh doanh tương đối mới mẻ, bảo hiểm là ngành luôn
có tốc độ tăng trưởng cao thuộc top đầu trong các ngành nghề của
nền kinh tế Việt Nam liên tục trong những năm qua. Đạt đươc mục
tiêu đó là kết quả của sự đóng góp của nguồn nhân lực ngành bảo
1
Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng Nhân lực cho ngành bảo hiểm Việt Nam
hiểm, từ các cán bộ quản lý các cán bộ làm việc trong các công ty bảo
hiểm, tái bảo hiểm, môi giới bảo hiểmvà lực lượng đại lý bảo hiểm.
I. Vai trò của nguồn nhân lực đối với hoạt động kinh
doanh bảo hiểm
Là một ngành dịch vụ cao, nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng
mang tính quyết định trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Nguồn
nhân lực chất lượng cao chính là năng lực cạnh tranh cốt lõi của
doanh nghiệp, đặc biệt trong điều kiện thiếu hụt nguồn nhân lực chất


lượng cao như hiện nay.
Kinh doanh bảo hiểm luôn đối mặt với những rủi ro bất trắc và
rủi ro chỉ có thể được giảm thiểu khi từng cán bộ, nhân viên am hiểu,
có khả năng dự báo diễn biến thị trường và đề ra các đối sách cho
phù hợp với từng giai đoạn.
Mặt khác, kinh doanh trong lĩnh vực bảo hiểm, đặc biệt là bảo
hiểm nhân thọ, có liên quan đến rất nhiều đối tượng khách hàng
khác nhau, hoạt động trong nhiều lĩnh vực kinh tế- xã hội, chính vì
vậy, sự đòi hỏi về trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ nhân viên
phải đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đặt ra trong kinh doanh.
Kinh doanh bảo hiểm luôn đòi hỏi một tố chất năng động và
một sự hiểu biết sâu sắc môi trường kinh tế vĩ mô và điều này không
phụ thuộc vào doanh nghiệp bảo hiểm mà phụ thuộc vào yếu tố con
người.
2
Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng Nhân lực cho ngành bảo hiểm Việt Nam
Vì khách hàng thường khó khăn trong việc tìm hiểu chi tiết về
sản phẩm bảo hiểm nên trong kinh doanh bảo hiểm, vai trò của
những cá nhân rất quan trọng . Khách hàng quyết định sử dụng sản
phẩm bảo hiểm trước hết dựa vào đánh giá đội ngũ các nhân viên,
đại lý phụ trách bán hàng của các DNBH.
Trong kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ các nghiệp vụ bảo
hiểm liên quan đến nhiều lĩnh vực, đa dạng và phức tạp, doanh
nghiệp phải tuân thủ nhiều quy trình, quy định, quy tắc rất phức tạp
nên yếu tố con người càng trở nên quan trọng. Hiệu quả kinh doanh
của doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào kiến thức chuyên môn nghiệp
vụ, trình độ quản trị, kiến thức tổng hợp cũng như chuyên sâu của
cán bộ bảo hiểm.
Nhân lực chất lượng là yếu tố cực kỳ quan trọng cho việc gây
dựng, duy trì và khẳng định chất lượng dịch vụ của DNBH.

II. Thực trạng về nguồn nhân lực bảo hiểm ở Việt
Nam hiện nay
Hiện nay nhân lực hoạt động tại các Doanh nghiệp Bảo hiểm
(DNBH) khá đa dạng ở nhiều vị trí, cấp độ và tính chất công việc.
Nhân lực chất lượng cao cho DNBH là yêu cầu tất yếu đối với những
vị trí công việc có tính chất phức tạp cao, ảnh hưởng trực tiếp đến
hiệu quả hoạt động. Trong điều kiện môi trường kinh doanh nhiều
3
Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng Nhân lực cho ngành bảo hiểm Việt Nam
biến động, cạnh tranh ngành bảo hiểm ngày càng khốc liệt, nhân lực
chất lượng cao có vai trò quan trọng.
Nhìn một cách tổng quát, nguồn nhân lực hiện có của ngành
bảo hiểm đã đáp ứng nhu cầu cơ bản cho hoạt động kinh doanh bảo
hiểm của từng doanh nghiệp bảo hiểm và của thị trường bảo hiểm
Việt Nam, góp phần phát triển thị trường với tốc độ tăng trưởng bình
quân luôn ở mức 2 con số. Tuy nhiên, số cán bộ được đào tạo chuyên
sâu về bảo hiểm còn chưa nhiều kể cả ở cấp độ quản lý và cán bộ
chuyên môn. Tình hình nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp bảo
hiểm, các doanh nghiệp tái bảo hiểm, các doanh nghiệp môi giới, tình
hình đại lý bảo hiểm, tình hình nguồn nhân lực tại cơ quan quản lý
nhà nước về lĩnh vực bảo hiểm có những đặc thù riêng.
Các phiếu khảo sát do Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Bảo
hiểm tiến hành về nhu cầu đào tạo hiện nay của các Doanh nghiệp
Bảo hiểm trong 2 năm 2011 và 2012 cho thấy, DNBH đã có nhiều đổi
mới trong hoạt động kinh doanh, đổi mới trong định hướng và mục
tiêu phát triểu của công ty. Nguồn nhân lực dần hướng tới ổn định.
Các cuộc điều tra của Trung tâm cũng cho thấy, nguồn nhân lực công
tác trong ngành bảo hiểm chủ yếu là nhân lực trẻ, độ tuổi trung bình
là 30. Trong đó, ở một số Doanh nghiệp, ngoài Ban giám đốc và các
cán bộ cấp quản lý, số lượng nhân lực tốt nghiệp chuyên ngành bảo

hiểm chính quy không nhiều. Mặc dù các doanh nghiệp cũng có
nhiều nỗ lực trong công tác tự đào tạo, tự tổ chức các khoá học
trong và ngoài nước cho các cán bộ làm công tác chuyên môn nghiệp
4
Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng Nhân lực cho ngành bảo hiểm Việt Nam
vụ và quản lý, tuy nhiên các lớp học nghiệp vụ mang tính kỹ thuật cao
chưa được tổ chức định kỳ. Các cán bộ phải trau dồi kiến thức và
nghiệp vụ bảo hiểm thông qua phương pháp tự học, tự nghiên cứu.
Đội ngũ cán bộ làm công tác bảo hiểm tại các doanh nghiệp nhìn
chung đông về số lượng, được đào tạo khá cơ bản với trên 80% số
cán bộ làm việc trong ngành bảo hiểm có trình độ đại học và trên đại
học - tỷ lệ này khá cao so với nhiều ngành kinh tế - xã hội khác. Tuy
nhiên, số cán bộ được đào tạo chuyên sâu về bảo hiểm còn chưa
nhiều kể cả ở cấp độ quản lý và cán bộ chuyên môn. Các DNBH mặc
dù đã chủ động nâng cao chất lượng nguồn nhân lực song vẫn chưa
đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Tại thời điểm hiện tại, nguồn nhân lực bảo hiểm có các điểm
hạn chế chủ yếu ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng nguồn nhân lực
như sau:
• (i)Nguồn nhân lực được đào tạo mới (sinh viên mới ra trường)
chưa đáp ứng được các yêu cầu của Doanh nghiệp do việc đào tạo
chủ yếu là lý thuyết thiếu thực hành, thiếu kiến thức thực tế, chưa
gắn với những chuyên môn nghiệp vụ cụ thể theo cơ cấu chuyên
môn nghiệp vụ của doanh nghiệp bảo hiểm nên doanh nghiệp
thường phải thực hiện quá trình đào tạo tiếp theo sau khi tuyển
dụng thì mới có thể sử dụng, khai thác được nguồn nhân lực.
Trong khi đó, nhân sự thuộc nhóm này đang ở trong giai đoạn tìm
kiếm lựa chọn nơi làm việc vì vậy rất hay “nhảy việc”, Doanh
nghiệp thường không muốn đầu tư quá nhiều vào việc nâng cao
5

Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng Nhân lực cho ngành bảo hiểm Việt Nam
chất lượng của nhân sự tuyển mới. Với các yếu tố như vậy, rất khó
để DNBH có được nguồn nhân sự mới có chất lượng, đáp ứng
được các yêu cầu đòi hỏi về công việc và thực sự đóng góp vào
hoạt động của Doanh nghiệp.
• (ii) Số lượng DNBH tăng nhanh trong thời gian qua, cộng với số
lượng các cơ sở đào tạo về bảo hiểm không nhiều và chưa chuyên
sâu đã gây thiếu hụt nghiêm trọng nguồn nhân lực chất lượng
cao cho thị trường bảo hiểm, dẫn đến hiện tượng chuyển dịch
nhân sự cấp cao giữa các DNBH, gây xáo trộn hoạt động kinh
doanh của các DNBH. Do thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng
cao, có kinh nghiệm khan hiếm, các Doanh nghiệp cạnh tranh
quyết liệt trong việc thu hút nhân sự (về chế độ đãi ngộ, lương,
môi trường làm việc). Đối với các Doanh nghiệp nhỏ việc cạnh
tranh trong thu hút nhân sự càng khó khăn hơn;
• (iii) Chất lượng nguồn nhân lực là đại lý bảo hiểm hiện nay còn
nhiều tồn tại, gây ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ thống đại
lý bảo hiểm theo hướng chuyên nghiệp như thế giới. Mặc dù kênh
bán hàng đại lý đang đóng vai trò sống còn cho sự phát triển của
thị trường bảo hiểm và đối với doanh nghiệp bảo hiểm trong việc
tiếp cận khách hàng tiềm năng, giới thiệu sản phẩm mới, tư vấn
mua bảo hiểm, thu phí bảo hiểm, đồng thời là kênh thông tin
phản hồi từ phía khách hàng về sản phẩm bảo hiểm và dịch vụ
bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm đã cung cấp, song tại Việt
Nam, đại lý bảo hiểm chưa được thực sự coi là một nghề, đại lý
phát triển nhanh với bảo hiểm nhân thọ còn đóng góp của đại lý
6
Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng Nhân lực cho ngành bảo hiểm Việt Nam
cho các DNBH phi nhân thọ còn ít, chưa kể trong nhiều trường
hợp các đại lý chưa được đào tạo đầy đủ và còn gây nhiều hậu

quả xấu cho các doanh nghiệp…. Mức độ duy trì đại lý trong 4
năm theo điều tra của LIMRA là dưới 8%, trong đó trên 90% đại lý
là bán thời gian. Tình trạng số lượng đại lý rất cao, tới 317.000
người ngàn người vào cuối năm 2012, song tính chuyên nghiệp và
chất lượng của đại lý bảo hiểm ngược lại, còn rất yếu.
III. Thực trạng về công tác đào tạo nguồn nhân lực bảo hiểm
Với chất lượng nguồn nhân lực còn nhiều tồn tại như đã kể
trên, thực trạng công tác tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực của
DNBH cũng còn nhiều bất cập.Việc đào tạo nhìn chung, còn mang
tính tự phát, chưa theo một chuẩn mực chung. Hệ thống văn bằng,
chứng chỉ chuyên môn nghề nghiệp chưa được áp dụng rộng rãi đối
với cán bộ hành nghề tại các doanh nghiệp bảo hiểm. Nội dung đào
tạo chưa được chú trọng ở những nội dung mang tính pháp luật,
những nội dung về hiệu lực thi hành pháp luật, về đạo đức nghề
nghiệp, về các kỹ năng gắn với chuyên môn nghiệp vụ lại càng chưa
được chú trọng. Việc đào tạo ồ ạt, không lựa chọn đối tượng đào tạo
dẫn đến việc không phân cấp được cán bộ khi hành nghề, hoặc đội
ngũ cán bộ không có chất lượng khiến cho DNBH luôn phải đối diện
với vấn đề thiếu nguồn nhân lực. Về nguồn nhân lực là đại lý bảo
hiểm có trình độ tình trạng thiếu hụt càng nặng nề trong điều kiện
7
Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng Nhân lực cho ngành bảo hiểm Việt Nam
nhiều DNBH liên tục mở rộng mạng lưới hoạt động nhằm tăng doanh
thu cho DNBH.Cụ thể như sau:
(i) Công tác đào tạo chuyên ngành bảo hiểm tại các trường đại
học hiện nay còn nặng về đào tạo lý thuyết, chưa thực sự chú trọng
giới thiệu các khía cạnh liên quan đến công việc thực tế của cán bộ
DNBH, sinh viên chưa nắm bắt được những vướng mắc thực tế đã và
đang xảy ra trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm, các vụ việc điển
hình trên thực tế cũng chưa được nghiên cứu đầy đủ để đưa vào

giảng dạy. Quá trình đào tạo các nghiệp vụ bảo hiểm chưa có sự định
hướng nghề nghiệp tốt nên việc phân công bố trí cán bộ mới cho
từng nghiệp vụ cho phù hợp cũng chưa có cơ sở. Từ đó, chất lượng
đầu vào của đội ngũ cán bộ bảo hiểm còn hạn chế, sinh viên tốt
nghiệp ra trường chưa thể làm việc được ngay mà phụ thuộc nhiều
vào quá trình đào tạo của DNBH sau này.
(ii) Ngay trong quy trình tuyển dụng nhân sự, bước đầu tiên và
cũng là bước quan trọng hàng đầu đối với việc tuyển chọn được
nhân sự tốt, đáp ứng được nhu cầu DNBH là bước xác định nhu cầu
về nhân sự của Doanh nghiệp chưa triển khai tốt. Hầu hết các DNBH
trên thị trường, nhất là DNBH quy mô nhỏ chưa có được hệ thống tổ
chức chuẩn mực từ đó xây dựng hệ thống mô tả công việc; tiêu
chuẩn và yêu cầu công việc cụ thể đối với từng vị trí nhân sự do đó
thiếu cơ sở cho việc xác định nhu cầu nhân sự dẫn tới các không xác
định được tiêu chuẩn, yêu cầu đối với các ứng viên tuyển dụng. Với
việc nhu cầu tuyển dụng còn chung chung, tiêu chuẩn tuyển dụng
8
Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng Nhân lực cho ngành bảo hiểm Việt Nam
chưa bám sát được các yêu cầu công việc của vị trí tuyển dụng dẫn
tới các bước tuyển tiếp theo của quy trình tuyển dụng như tuyển mộ
nhân sự (gửi thông báo tuyển dụng, tìm kiếm nguồn ứng viên…);
tuyển chọn (phỏng vấn, đánh giá và lựa chọn) đều bị ảnh hưởng và
thiếu cơ sở để thực hiện.
(iii) Việc phân loại trình độ, xác định nhu cầu đào tạo cán bộ
trong DNBH chưa sát sao, chưa được quan tâm đúng mức. Nhiều
trường hợp khi phát sinh nhu cầu sử dụng cán bộ mới tổ chức lựa
chọn và đưa đi đào tạo. Do đó, quy trình đào tạo một cán bộ còn bị
động, chưa đón trước nhu cầu phát triển của DNBH.
(iiv) Hình thức đào tạo cán bộ DNBH đa dạng, bao gồm đào tạo
tập trung trên lớp; đào tạo tại chỗ - tại nơi làm việc; đào tạo từ xa;

đào tạo trực tuyến; đào tạo thông qua hội thảo. Tuy nhiên, hình thức
đào tạo phổ biến vẫn là đào tạo tập trung trên lớp mang tính hình
thức và mang lại hiệu quả thấp còn hình thức đào tạo tại chỗ - tại nơi
làm việc và đào tạo trực tuyến, đào tạo từ xa là phù hợp hơn với đặc
thù DNBH có nhiều chi nhánh hoạt động trên địa bàn rộng hình thức
thì còn hạn chế, chưa phát huy hiệu quả do còn hạn chế trong việc
hình thành bản đồ đào tạo có lộ trình đào tạo cụ thể cho từng vị trí
nhân viên, chưa có quy chế đào tạo xác định rõ trách nhiệm đào tạo
của các Quản lý trực tiếp (lãnh đạo phòng ban/ đơn vị) mà giao phó
cho “huấn luyện viên” chuyên nghiệp vốn phù hợp với lực lượng mới
vào nghề.
9
Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng Nhân lực cho ngành bảo hiểm Việt Nam
(v) Số lượng các cơ sở đào tạo về bảo hiểm trên thị trường
không nhiều và chưa chuyên sâu cũng góp phần gây thiếu hụt
nghiêm trọng nguồn nhân lực chất lượng cao cho TTBH, dẫn đến hiện
tượng chuyển dịch nhân sự cấp cao giữa các DNBH, gây xáo trộn
hoạt động kinh doanh của các DNBH.
(vi) Tính chuyên nghiệp trong đào tạo đại lý còn hạn chế, kết
quả chất lượng khai thác của đại lý thấp do: ngành bảo hiểm tăng
trưởng nhanh trong nhiều năm qua dẫn tới tăng trưởng nóng về số
lượng đại lý, nhưng chất lượng lại chưa được đào tạo, tôi luyện,
DNBH cũng có phần lơi lỏng yêu cầu chất lượng chú trọng hơn về
mạng lưới, số lượng đại lý; Phần lớn các đại lý bảo hiểm chưa coi đại
lý bảo hiểm là nghề nghiệp chính, chỉ làm bán thời gian, các quy định
về đại lý chưa được nghiêm túc thực hiện, đại lý có thể cùng lúc làm
việc cho 2, 3 công ty mà không bị phát hiện, thậm chí trong thời gian
đang chờ giải quyết thủ tục nghỉ việc với doanh nghiệp này, vẫn có
thể bán sản phẩm cho doanh nghiệp khác; Kỷ cương, kỷ luật đối với
đại lý còn lỏng lẻo, còn nhiều hiện tượng đại lý chèo kéo khách hàng,

cung cấp các thông tin sai lệch về sản phẩm bảo hiểm cũng như về
doanh nghiệp cũng làm xấu đi khái niệm đại lý bảo hiểm và có ảnh
hưởng xấu đến sự phát triển của toàn hệ thống Với xu thế không
chuyên nghiệp của đại lý như trên, DNBH chịu tổn thất về chi phí đào
tạo đại lý khá cao và vì vậy thời gian qua DNBH thường phải tập trung
vào tăng số lượng đại lý duy trì và mở rộng mạng lưới phân phối, khó
tập trung vào nâng cao chất lượng đại lý. Nhiều DNBH không tuân
10
Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng Nhân lực cho ngành bảo hiểm Việt Nam
thủ quy định về thời gian và nội dung đào tạo đại lý (việc đào tạo
nhiều khi mang tính đối phó với cơ quan quản lý). Mặt khác, thị
trường đào tạo có rất ít cơ sở đào tạo đại lý, chất lượng đại lý hoàn
toàn phụ thuộc vào đào tạo của doanh nghiệp, dẫn tới tính chuyên
nghiệp của đại lý còn kém.
(vii) Công tác huấn luyện đại lý còn gặp những trở ngại của
chung của toàn ngành BHNT do tình trạng tuyển dụng gặp nhiều khó
khăn dẫn đến chất lượng đầu vào khó đồng nhất và thiếu ổn định, số
lượng ứng viên đôi khi cũng có những biến động bất thường nên dẫn
tới việc trì hoãn và những thay đổi ngoài mong muốn của doanh
nghiệp trong công tác tổ chức các chương trình huấn luyện ban đầu.

(viii) Bên cạnh đó, còn có sự chênh lệch đáng kể về trình độ và chất
lượng đào tạo cán bộ cũng như đào tạo đại lý giữa các DN trong
nước và các DN có vốn đầu tư nước ngoài.
IV. Về vai trò của Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo bảo hiểm
trong đào tạo nguồn nhân lực bảo hiểm
Xuất phát từ yêu cầu phát triển của ngành Tài chính, cũng như
yêu cầu hội nhập, mở cửa ngành bảo hiểm Việt Nam, đặc biệt là từ
thực trạng trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ bảo hiểm còn hạn
chế và việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ bảo hiểm hiện nay ở Việt Nam

còn quá manh mún và chưa tương xứng với sự phát triển của thị
trường bảo hiểm như đã đề cập, ngày 2/6/2009, Bộ trưởng Bộ Tài
chính đã ký Quyết định thành lập Trung tâm Nghiên cứu & Đào tạo
11
Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng Nhân lực cho ngành bảo hiểm Việt Nam
bảo hiểm - một đơn vị sự nghiệp thuộc Cục Quản lý, giám sát bảo
hiểm với mục tiếu sự phát triển bền vững của thị trường bảo hiểm
Việt Nam.
Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo bảo hiểm (Trung tâm) với
chức năng tổ chức thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học,
đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, công
chức, viên chức của Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm. Tổ chức thi cấp
chứng chỉ đào tạo đại lý bảo hiểm; Tư vấn về đào tạo, bồi dưỡng lên
quan đến lĩnh vực bảo hiểm cho tổ chức, cá nhân trong và ngoài
nước.
Phát huy vai trò của mình, tính đến cuối năm 2012, Trung tâm
đã phê duyệt kết quả của 9.186 khóa đào tạo đại lý bảo hiểm thông
thường với 181.653 học viên tham dự (tăng 13.994 học viên, tương
ứng tăng 8,3% so với năm 2011), 170.558 học viên thi đỗ, đạt tỷ lệ
93,89%. Trong đó, khối Nhân thọ: 7.829 khóa đào tạo với 154.376
học viên tham dự, tỷ lệ đỗ 94,2%. Khối phi nhân thọ: 283 khóa đào
tạo với 9.671 học viên tham dự, tỷ lệ đỗ đạt 88,84%. Bên cạnh khóa
đại lý bảo hiểm thông thường, Trung tâm còn phê duyệt kết quả 47
kỳ thi đại lý bảo hiểm nông nghiệp với 1.960 học viên tham dự tỷ lệ
đỗ 97,57 %. Trong đó, Trung tâm thực hiện chấm 10.389 bài thi khối
Phi nhân thọ và 20.986 bài thi của khối nhân thọ. Đồng thời, Trung
tâm còn tiến hành công tác hậu kiểm kết quả chấm thi và giám sát
đào tạo, thi đại lý. Số kỳ thi do Trung tâm trực tiếp tổ chức chiếm
17,57% tổng số kỳ thi được phê duyệt đạt vượt chỉ tiêu 15% mà kế
12

Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng Nhân lực cho ngành bảo hiểm Việt Nam
hoạch đề ra. Tỷ lệ học viên thi đỗ theo hình thức này là 84,21% tăng
so với tỷ lệ 83% của năm 2011. Qua đó chứng tỏ chất lượng của đại
lý ngày một tốt hơn.
Về lĩnh vực nghiên cứu, tuy mới được thành lập năm 2009,
Trung tâm đã tham gia nghiên cứu và bảo vệ thành công 02 Đề tài
nghiên cứu khoa học cấp Bộ: “ Phương thức giám sát tập đoàn,
doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ tài chính có kinh doanh bảo hiểm”
năm 2010 và “Trục lợi bảo hiểm ở Việt Nam – Nguy cơ và giải pháp”
của năm 2011. Hai đề tài đều được xếp loại Giỏi. Năm 2012, Trung
tâm chủ trì làm đầu mối triển khai nghiên cứu đề tài: “Giải pháp phát
triển kênh phân phối bảo hiểm qua ngân hàng tại Việt Nam giai đoạn
hiện nay”.
Để phục vụ cho công tác đào tạo cho thị trường, Trung tâm đã
dự thảo hai giáo trình đào tạo: Giáo trình đào tạo cơ bản về bảo
hiểm phi nhân thọ (đã có dự thảo lần 2 và đang trong giai đoạn thẩm
định) và giáo trình đào tạo cơ bản cho đại lý bảo hiểm (trong giai
đoạn hoàn thiện cuối).
Trung tâm đã phối hợp với các đơn vị của Cục Quản lý, giám
sát bảo hiểm và các doanh nghiệp, chuyên gia khu vực của
Ernst&Young tổ chức 7 lớp đào tạo về các chủ đề trong linh vực bảo
hiểm như: Gian lận bảo hiểm; phân tích báo cáo tài chính của DNBH;
Tái bảo hiểm…, tổ chức các cuộc hội thảo về chuyên đề bảo hiểm cho
cán bộ Doanh nghiệp bảo hiểm, Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, các
trường Đại học có chuyên ngành bảo hiểm để nâng cao chất lượng
13
Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng Nhân lực cho ngành bảo hiểm Việt Nam
hiểu biết về kiến thức bảo hiểm cho các cán bộ quản lý nhà nước và
toàn thị trường.
Về đào tạo cho thị trường: Trung tâm đã trực tiếp tổ chức 16

khóa đào tạo cho thị trường về Bảo hiểm phi nhân thọ, Tài sản kỹ
thuật, Giám định viên bảo hiểm xe cơ giới, Kỹ năng giảng dạy, Bảo
hiểm con người.
Hiện nay, Trung tâm là một cơ sở đào tạo đại lý bảo hiểm
chương trình cơ bản. Để phục vụ công tác này, Trung tâm đã dự thảo
Giáo trình đào tạo cơ bản cho đại lý bảo hiểm (đang trong giai đoạn
chuẩn bị xuất bản).
Kể từ khi thành lập, Trung tâm là cơ sở nghiên cứu và đào tạo
luôn sẵn sàng chia sẻ các sản phẩm nghiên cứu cũng như sẵn sàng
cung ứng các khóa đào tạo về kiến thức cơ bản chung về bảo hiểm,
các khóa đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ,
cũng như các khóa đào tạo đại lý bảo hiểm cơ bản với kiến thức phù
hợp với nhu cầu của các DNBH cũng như yêu cầu đặt ra của cơ quan
quản lý nhà nước lĩnh vực bảo hiểm.
V. Các nhóm giải pháp phát triển nguồn nhân lực bảo hiểm
1. Nhóm các giải pháp khác về đào tạo của trường đại học
Đối với các trường Đại học (chuyên giảng dạy nghiệp vụ bảo
hiểm) một mặt cần chuyển nội dung đào tạo theo hướng vừa đào tạo
lý thuyết cơ bản, vừa có sự chuyên sâu về chuyên môn nghiệp vụ
thích ứng với các vị trí chuyên môn nghiệp vụ trong doanh nghiệp
14
Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng Nhân lực cho ngành bảo hiểm Việt Nam
bảo hiểm, cả nhân thọ và phi nhân thọ.
Mặt khác, cần chủ động phối hợp với các doanh nghiệp bảo hiểm,
các trường đại học khác tổ chức tọa đàm, giao lưu với các chuyên gia
bảo hiểm – sinh viên - giảng viên – các giảng viên các khối kỹ thuật
(tàu biển, xây dựng dân dụng, xây dựng công trình giao thông – cảng
biển, cơ khí ô tô …): tăng cường giao lưu với các chuyên gia nước
ngoài (của các tổ chức giám định/hội quốc tế) trong các giờ học. Từ
những thực tế đó sẽ giúp các sinh viên cử nhân kinh tế bảo hiểm hiểu

biết, có ý thức tự bổ sung kiến thức liên quan không xa rời thực tế và
hàng năm phối hợp cơ quan chủ quản/ doanh nghiệp bảo hiểm dành
một số chỉ tiêu đào tạo bậc đại học/trên đại học chuyên ngành bảo
hiểm cho người lao động đang làm việc trong doanh nghiệp bảo
hiểm. Nhờ đó, nhà trường sẽ tạo môi trường đào tạo nguồn nhân lực
chất lượng cao, giúp bổ sung kiến thức trực tiếp giảng dạy gắn thực
tế ngay với lý thuyết.
Chương trình đào tạo bảo hiểm cho các sinh viên học chuyên
ngành bảo hiểm cần tăng cường tính thực tế bằng các bài tập tình
huống rút từ các trường hợp thực tế, vụ việc thực tế đã xảy ra, các
chương trình tọa đàm, thảo luận có thể dựng các tình huống tương
tự với những vụ việc đang xảy ra, hoặc đã xảy ra nhưng có những
tình huống giả thiết khác để cùng sinh viên thực hành các giải pháp
giải quyết vụ việc. Nhờ đó, ngay trong quá trình học các sinh viên bảo
hiểm đã hình dung tương đối công việc thực tế sau này, giúp cho việc
15
Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng Nhân lực cho ngành bảo hiểm Việt Nam
đào tạo của nhà trường thiết thực hơn, gắn với thực tế của các
DNBH.
2. Nhóm các giải pháp thuộc về DNBH để phát triển nguồn
nhân lực là các cán bộ trong DNBH:
DNBH cần tổ chức quản lý, đào tạo nguồn nhân lực trong nội
bộ doanh nghiệp bảo hiểm theo các nhóm đối tượng là: (i) Những
nhân viên đã có kinh nghiệm làm việc cũng như kiến thức chuyên
môn; (ii) Những nhân viên mới vào ngành chưa có nhiều kinh nghiệm
cũng như kỹ năng và kiến thức chuyên môn; (iii) Các đối tượng phân
theo cấp quản lý, chuyên viên và nhân viên. Theo đó, DNBH tự đánh
giá tổng thể lĩnh vực bảo hiểm đang kinh doanh, số lượng trình độ,
bằng cấp, ngành nghề đã được đào tạo, sắp xếp lại lao động cho phù
hợp. Xây dựng bản đồ đào tạo, có lộ trình cử đi đào tạo thêm chuyên

ngành để đáp ứng yêu cầu công việc; Xây dựng hoàn thiện quy trình
tuyển dụng với bản mô tả công việc cho từng vị trí;
- Đa dạng hóa hình thức đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
trong nội bộ DNBH, trong đó, chú trọng gia tăng công tác đào tạo tại
chỗ (đào tạo trong công việc, tổ chức các lớp học trong nội bộ công
ty), tăng cường đào tạo từ xa về các kiến thức chuẩn về bảo hiểm của
nước ngoài, đào tạo trực tuyến về các kỹ năng ngoại ngữ, tin học;
bên cạnh đó cần chú trọng việc xây dựng lộ trình đào tạo có gắn với
các khóa huấn luyện và hội thảo chuyên đề.
16
Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng Nhân lực cho ngành bảo hiểm Việt Nam
- Xác định những vấn đề nguồn nhân lực còn yếu hoặc vấn đề
ưu tiên đào tạo, trong đó chia ra các nhóm nội dung về (i) Các kỹ
năng làm việc như kỹ năng giải quyết vấn đề, quản lý thời gian, kỹ
năng quản lý, kỹ năng tổ chức, phân công công việc, tinh thần đồng
đội,…; (ii) Các kiến thức chuyên ngành về nghiệp vụ bảo hiểm.
- Tạo môi trường làm việc, học tập, chế độ chính sách đãi ngộ
thỏa đáng, tạo dựng văn hóa doanh nghiệp, mọi người lao động hòa
đồng bổ trợ sự thiếu hụt về kiến thức chuyên môn cho nhau, để
doanh nghiệp là nơi nuôi dưỡng, thu hút nguồn nhân lực chất lượng
cao.
3. Nhóm các giải pháp thuộc về DNBH để phát triển nguồn
nhân lực là các đại lý của DNBH:
Tính đến cuối năm 2012, số lượng cán bộ và đại lý làm việc cho
ngành bảo hiểm đạt 317.000 người. Cùng với sự phát triển của thị
trường, theo dự báo, con số này sẽ còn tiếp tục tăng mạnh trong thời
gian tới. Kinh nghiệm phát triển bảo hiểm quốc tế cũng chứng minh,
dù phát triển đến đâu thì vai trò của đại lý luôn đặc biệt quan trọng.
Do đó nhóm các giải pháp này có vai trò rất quan trọng đối với sự
phát triển của ngành bảo hiểm. DNBH cần chú trọng các giải pháp

sau:
- Mỗi DNBH cần xây dựng được hệ thống chương trình đào tạo
đại lý.
17
Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng Nhân lực cho ngành bảo hiểm Việt Nam
- Mỗi DNBH cần xây dựng được đội ngũ giảng viên cơ sở để
triển khai đào tạo tại chỗ (cán bộ đào tạo đại lý, Đại lý đào tạo Đại
lý). Trong đó, cần thực hiện chương trình đào tạo liên tục cho Đại lý
để đảm bảo sự phát triển liên tục của Đại lý.
- Trường hợp chưa tổ chức được đội ngũ giảng viên, cần có
liên kết chiến lược với đối tác là các cơ sở đào tạo uy tín và phù hợp
với chiến lược đào tạo phát triển đại lý của DN mình.
- Các DNBH cần phải xác định sẽ chú trọng phát triển mạng
lưới đại lý chuyên nghiệp, tạo cơ chế khuyến khích, đãi ngộ thích
hợp, đặc biệt cần chú trọng đến công tác đào tạo, đào tạo lại để nâng
cao trình độ và kỹ năng làm việc cho đại lý.
4. Nhóm giải pháp phát huy vai trò một cơ sở nghiên cứu,
đào tạo của Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo bảo hiểm thuộc Cục
Quản lý Giám sát Bảo hiểm của Bộ Tài chính.
Bên cạnh công tác quản lý mảng đào tạo đại lý, Trung tâm tiếp
tục định hướng đẩy mạnh công tác đào tạo trực tiếp của Trung tâm
đối với thị trường bảo hiểm nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực ngành bảo hiểm, nâng cao tính chuyên nghiệp trong các hoạt
động kinh doanh bảo hiểm. Theo đó, Trung tâm dần dần từng bước
tổ chức ngày càng đa dạng các chương trình đào tạo ở các cấp độ cơ
bản cũng như nâng cao, nghiên cứu ban hành các giáo trình chuẩn
cho thị trường bảo hiểm mà trước hết là các chương trình đào tạo cơ
bản về phi nhân thọ, nhân thọ, đại lý bảo hiểm, môi giới, các chương
18
Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng Nhân lực cho ngành bảo hiểm Việt Nam

trình chuyên sâu về các nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ, kiện toàn
hệ thống giảng viên chất lượng cao của Trung tâm để đảm bảo nhu
cầu đào tạo của thị trường tại ba miền Bắc, Trung, Nam,… Các
chương trình đào tạo của Trung tâm sẽ được xây dựng trên cơ sở gắn
kết chặt chẽ với nhu cầu thực tế của Doanh nghiệp bảo hiểm.
Các giải pháp cụ thể là:
- Dự báo chính xác nhu cầu đào tạo trong từng năm và mỗi giai
đoạn 5 năm để chủ động thiết kế các chương trình đào tạo, đồng
thời cung cấp thông tin về cung cầu lao động, dự báo nhu cầu nguồn
nhân lực cho các đối tượng lien quan như các DNBH, cơ quan quản lý
nhà nước để chủ động đào tạo và quản lý đào tạo phù hợp với yêu
cầu phát triển của thị trường bảo hiểm.
- Xây dựng các chương trình đào tạo đa dạng để phù hợp với
nhu cầu của thị trường bảo hiểm như: Chương trình đào tạo kiến
thức cơ bản dành cho cán bộ mới gắn với yêu cầu của thị trường lao
động, phù hợp với trình độ sinh viên, học viên vừa tốt nghiệp còn
thiếu những kiến thức ứng dụng vào thực tế; Chương trình đào tạo
các kỹ năng mềm cho cán bộ bảo hiểm vì người lao động dù được
đào tạo bài bản, nắm vững chuyên môn nhưng khả năng thích ứng
công việc chưa cao, thiếu những kỹ năng thực hành trong công việc
nên thường phải mất nhiều thời gian để tích lũy kinh nghiệm;
Chương trình đào tạo kiến thức chuyên sâu về từng nghiệp vụ bảo
hiểm dành cho cán bộ đã có kinh nghiệm cần bổ túc thêm để nâng
cao trình độ; và Các khóa đào tạo cơ bản cho đại lý bảo hiểm;
19
Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng Nhân lực cho ngành bảo hiểm Việt Nam
- Nâng cao năng lực cả về số lượng và chất lượng các khóa đào
tạo từ công tác nghiên cứu tài liệu, giáo trình, giảng viên,… nhằm
cung ứng cho thị trường các khóa đào tạo chất lượng cao theo nhu
cầu của thị trường.

Trong giai đoạn hiện nay, Trung tâm tập trung cung ứng các
khóa đào tạo về: Kiến thức bảo hiểm cơ bản; Kiến thức pháp luật liên
quan đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm; Các kỹ năng bán hàng cơ
bản ; Các chương trình nâng cao về bảo hiểm; Các chương trình
chuyên sâu về chuyên môn nghiệp vụ của bảo hiểm; Các chương
trình chuẩn quốc tế về nghiệp vụ và kiến thức bảo hiểm; Các chương
trình thiết kế theo tiêu chuẩn, chức danh các vị trí cán bộ trong
DNBH.
- Tiếp tục tham mưu, giúp việc cho Cục Quản lý, giám sát bảo
hiểm trong tăng cường kiểm soát chặt chẽ công tác đào tạo của
Doanh nghiệp, chủ động quy hoạch, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi
dưỡng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức đáp ứng được yêu cầu
quản lý, giám sát thị trường.
Ngoài ra, để phát triển nguồn nhân lực cho toàn thị trường,
các DNBH, các trường đại học, Trung tâm và các tổ chức khác về bảo
hiểm cần tăng cường hợp tác với nhau và với các tổ chức trong và
ngoài nước trong đào tạo và nghiên cứu khoa học về bảo hiểm. Các
đơn vị hoạt động trong ngành bảo hiểm cần phối hợp để tăng cường
tổ chức các hội thảo, hội nghị nhằm tuyên truyền và nâng cao kiến
thức bảo hiểm cho toàn thị trường./.
20
Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng Nhân lực cho ngành bảo hiểm Việt Nam
21

×