Tải bản đầy đủ (.doc) (83 trang)

Văn hóa Tây Nguyên bản sắc văn hóa dân tộc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (394.67 KB, 83 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Là một bộ phận hữu cơ của lịch sử dân tộc, bản sắc văn hóa Việt Nam được
hình thành từ hàng ngàn năm lịch sử, dân tộc ta đã xây dựng và bồi đắp trên cơ sở
nền văn hóa bản địa và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Những cuộc đấu tranh
suốt chiều dài lịch sử của dân tộc cũng như nhân dân ta đứng vững trước những
biến động to lớn của thời đại ngày nay chính là nhờ người Việt đã giữ gìn được
những nét độc đáo của dân tộc mình. Trong Nghị quyết hội nghị lần thứ năm Ban
chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII về “Xây dựng và phát triển nền văn hoá
Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, làm
cho văn hoá thấm sâu vào toàn bộ đời sống và hoạt động xã hội, vào từng người,
từng gia đình, từng tập thể và cộng đồng, từng địa bàn dân cư, vào mọi lĩnh vực
sinh hoạt và quan hệ con người”. Nội dung này đặt ra nhằm định hướng người Việt
đương đại tiếp tục phát huy các giá trị của tổ tiên truyền lại.
Ngày nay, dưới sự tác động mạnh mẽ của xu thế toàn cầu hoá, quá trình giao
lưu và hợp tác kinh tế quốc tế, phát triển nền kinh tế thị trường ở nước ta đã tạo nên
những biến đổi lớn trong đời sống văn hoá dân tộc trên khắp lãnh thổ Việt Nam và
văn hoá vùng đồng bào các dân tộc Tây Nguyên cũng đang đứng trước những biến
đổi sâu rộng này. Đó là sự chuyển từ nền kinh tế tự cung, tự cấp tập quán du canh,
du cư, sang định canh, định cư, phát triển kinh tế thị trường. Tư duy kinh tế mới, sự
phát triển của khoa học đang từng bước xâm nhập vào đời sống của đồng bào, tập
quán cũ bị tấn công từ nhiều phía, tạo nên những biến đổi sâu sắc trong đời sống
văn hoá đồng bào các dân tộc nơi đây. Năm 2005, không gian văn hóa cồng chiêng
Tây Nguyên đã được UNESCO công nhận là kiệt tác, là di sản văn hoá phi vật thể
thế giới. Vì thế vùng văn hoá Tây Nguyên cần được nghiên cứu để làm cơ sở nhận
thức cũng như rút ra những bài học về bảo tồn và phát huy văn hoá, nhất là tìm hiểu
những giá trị độc đáo của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Xuất phát từ những
điều kiện thực tiễn đó nên tôi chọn đề tài “Tìm hiểu vùng văn hoá Tây Nguyên”
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
1
Nghiên cứu về Vùng văn hóa Tây Nguyên đã có nhiều công trình khoa học


nghiên cứu như:
“Những mảng màu văn hoá Tây Nguyên”, xuất bản năm 2007, Nhà xuất bản
trẻ, tác giả Ngô Đức Thịnh đã nêu rất cụ thể những vấn đề về đời sống vật chất cũng
như tinh thần của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên nhất là về phương diện ăn,
mặc, ở, trang phục, đặc biệt tác giả Ngô Đức Thịnh đi sâu nghiên cứu về vấn đề luật
tục để quản lí cộng đồng. Nghiên cứu một cách sâu sắc về Sử thi Tây Nguyên cùng
với những giá trị của nó, bên cạnh đó tác giả Ngô Đức Thịnh còn cho thấy nét đặc
thù của sử thi Tây Nguyên so với các loại sử thi của các nước trong khu vực.
“Văn hoá vùng và phân vùng văn hoá ở Việt Nam”, xuất bản năm 2004, Nhà
xuất bản trẻ, tác phẩm gồm có ba chương, trong đó tác giả Ngô Đức Thịnh đi sâu
nghiên cứu về những sắc thái văn hóa địa phương cụ thể qua các vùng văn hóa nước
ta, trong đó có vùng văn hóa Tây Nguyên. Ở phần thứ ba tác giả Ngô Đức Thịnh đã
chỉ ra những đặc trưng của mỗi vùng văn hóa. Tác giả Ngô Đức Thịnh cho rằng ở
vùng văn hóa Tây Nguyên thì Sử thi Tây Nguyên chính là hiện tượng tiêu biểu của
vùng văn hóa Tây Nguyên.
“Truyền thống văn hoá các dân tộc thiểu số”, xuất bản năm 2006, Nhà xuất
bản Thanh niên, của tác giả Vũ Ngọc Khánh, đã nêu lên những nét đặc trưng của
từng dân tộc về phương diện sinh hoạt vật chất, tinh thần trong đó tác giả tập trung
vào các lễ hội như lễ hội đâm trâu, hội mừng lúa mới, hội mừng sức khỏe…
“Cơ sở văn hóa Việt Nam”, xuất bản năm 2006, Nhà xuất bản Giáo dục, của
tác giả Trần Quốc Vượng, đã nghiên cứu về diễn trình lịch sử Việt Nam từ thời tiền
sử và sơ sử cho đến nay, đặc biệt ở chương “Không gian văn hóa Việt Nam” tác giả
Trần Quốc Vượng đã nghiên cứu cụ thể trong từng vùng văn hóa Việt Nam. Trong
đó, ở vùng văn hóa Tây Nguyên tác giả Trần Quốc Vượng tập trung làm rõ về
những nét đặc trưng của vùng văn hóa Tây Nguyên mà cụ thể là ở lĩnh vực văn hóa
sinh hoạt bao gồm ăn, mặc, ở, các lễ hội, nghệ thuật…
“Văn hóa các dân tộc Việt Nam”, xuất bản năm 2008, Nhà xuất bản Thanh
niên của tác giả Trần Ngọc Bình đã tìm hiểu một cách toàn diện về đời sống vật
2
chất và tinh thần của 54 dân tộc Việt Nam, tác giả Trần Ngọc Bình tập trung vào

cách thức sinh hoạt của từng dân tộc một cách cụ thể.
“Đăk Lăk - điểm đến của thiên niên kỷ mới”, xuất bản năm 2003, Nhà xuất
bản Thông Tấn, của Thông Tấn xã Việt Nam, đã giới thiệu những đặc trưng về tự
nhiên của vùng đất nơi đây, song song đó Thông Tấn xã Việt Nam cũng làm rõ
những nét đặc trưng của không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên và nhà mồ
Tây Nguyên.
Công trình nghiên cứu của Nguyễn Từ Chi về “Văn hoá tộc người”, Nhà
xuất bản Thanh niên… cùng nhiều công trình khoa học có liên quan đến vấn đề
vùng văn hóa Tây Nguyên. Các website của ủy ban dân tộc, cổng thông tin điện tử
tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đăk Lăk, Lâm Đồng…
Để thấy được nét đặc thù của vùng văn hóa Tây Nguyên nhất là về văn hóa
sản xuất và văn hóa sinh hoạt thì việc nghiên cứu vấn đề này là cần thiết.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: “Vùng văn hoá Tây Nguyên”
- Phạm vi nghiên cứu: Các hoạt động văn hoá sản xuất, văn hóa sinh hoạt, của
đồng bào các dân tộc Tây Nguyên ở các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đăk Nông, Đăk
Lăk, Lâm Đồng.
4. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
- Nhiệm vụ nghiên cứu: tìm hiểu một cách cụ thể về văn hóa sản xuất vùng văn
hóa Tây Nguyên cụ thể ở các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đăk Nông, Đăk Lăk, Lâm
Đồng, gồm các hoạt động kinh tế, sản xuất ở góc độ lịch sử và văn hóa sinh hoạt
gồm ăn, mặc, ở, đời sống tinh thần.
- Mục tiêu nghiên cứu: thấy được những nét độc đáo của vùng văn hóa Tây
Nguyên, sự đóng góp của vùng văn hoá Tây Nguyên trong văn hoá dân tộc.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đứng trên lập trường của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh tôi
sử dụng các phương pháp chuyên ngành
3
- Phương pháp lich sử: nhằm xem xét các hiện tượng, sự vật, qua từng giai
đoạn cụ thể của nó

- Phương pháp logic: nghiên cứu các hiện tượng trong hình thức tổng quát,
nhằm vạch ra bản chất, quy luật, khuynh hướng chung trong sự vận động của cái
khách quan được nhận thức
- Song song đó tôi còn sử dụng các phương pháp như: phương sưu tầm, tổng
hợp, phân tích tư liệu…
6. Đóng góp của đề tài
Việc nghiên cứu đề tài này nhằm nâng cao hiểu biết cho bản thân. Luận văn
nghiên cứu thành công sẽ là tài liệu tham khảo tốt cho các bạn sinh viên khóa sau và
cho học sinh sau này.
7. Cấu trúc của đề tài: Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phần phụ lục, tài liệu
liệu tham khảo, luận văn được cấu trúc thành ba chương
Chương 1 Khái luận vùng văn hoá Tây Nguyên
Chương 2 Vùng văn hoá Tây Nguyên
Chương 3 Bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống của vùng văn hoá Tây
Nguyên trong thời kỳ hội nhập
4
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 - KHÁI LUẬN VÙNG VĂN HOÁ TÂY NGUYÊN
1.1 Khái luận về vùng văn hoá
1.1.1 Các khái niệm văn hóa
Thuật ngữ văn hóa xuất hiện rất sớm trong ngôn ngữ nhân loại. Khái niệm
văn hóa luôn nằm trong quá trình tìm tòi, phát hiện của tư duy nhân loại. Từ thời cổ
đại, các nhà triết học Hy Lạp đã có những lí giải bước đầu về văn hóa. Pru-ta-gon,
học giả cổ đại Hy Lạp khẳng định:“Con người là thước đo của muôn loài, là thước
đo sự tồn tại của sinh vật tồn tại và cũng là thước đo sự không tồn tại của các sự
vật không tồn tại” [9, tr.20]. Tư tưởng đó được coi là tuyên ngôn sớm nhất của chủ
nghĩa nhân văn và là cơ sở phương pháp luận để nghiên cứu về văn hóa. Thời Phục
hưng, triết gia Mi-ran-do-le người Ý đã nói: “Con người thoát khỏi cuộc sống
nguyên thủy nhờ văn hóa và sự khởi nguyên văn hóa là lao động và tự tạo ra cuộc
sống” [9, tr.22].

Suốt mấy ngàn năm qua, vấn đề văn hóa thường được xem xét dưới nhiều
góc độ khác nhau: duy tâm, duy vật, biện chứng, siêu hình… văn hóa vẫn là một
trong những khái niệm phức tạp và khó xác định nhất. Theo giáo sư Phan Ngọc,
hiện nay có khoảng 170 định nghĩa về văn hóa. Có nhiều cách tiếp cận khác nhau về
văn hóa. Điều đó, đòi hỏi chúng ta phải xác định bản sắc văn hóa qua các khái niệm
hết sức phong phú.
Văn hóa vốn là từ Hán Việt, trong ngôn ngữ cổ Trung Quốc cách đây 5000
năm, văn hóa gồm hai nghĩa: văn và hóa. Văn là từ để chỉ vẻ bề ngoài, cái được
biểu hiện ra bên ngoài. Chẳng hạn, mặt Trăng, mặt Trời là văn của trời, lông, màu
lông của thú là văn của muôn thú, lời hay, ý đẹp của con người là văn của con
người, phong tục tập quán, đạo đức là văn của xã hội…còn hóa là dạy dỗ, sửa đổi,
giáo dục. Do đó, văn hóa theo nghĩa Hán Việt là cái vẻ đẹp bề ngoài không phải
hoàn toàn tự nhiên mà có mà do những hoạt động có mục đích của con người.
Văn hóa theo phương Tây có gốc từ chữ Latinh, có nghĩa đen là trồng trọt
nhưng chủ yếu hiểu theo nghĩa bóng là “trồng trọt” tinh thần con người.
5
Văn hóa là sản phẩm do con người sáng tạo, có từ thuở bình minh của xã hội
loài người, từ văn hóa có rất nhiều nghĩa. Trong tiếng Việt, văn hóa được dùng theo
nghĩa thông dụng để chỉ học thức, lối sống, theo nghĩa chuyên biệt thì để chỉ trình
độ phát triển của một giai đoạn…Theo nghĩa rộng thì văn hóa bao gồm tất cả, từ
những sản phẩm tinh vi hiện đại cho đến tín ngưỡng, phong tục, lối sống…bao gồm
toàn bộ những giá trị vật chất lẫn tinh thần.
Văn hóa phản ánh và thể hiện một cách tổng quát và sống động mọi mặt hay
một mặt nào đó của cuộc sống đã diễn ra trong quá khứ cũng như đang diễn ra trong
hiện tại, qua hàng bao thế kỉ, nó đã cấu thành một hệ thống những giá trị, truyền
thống thẩm mỹ và lối sống mà dựa trên đó từng dân tộc tự khẳng định bản sắc riêng
của mình. Chính vì văn hóa mang nội hàm rộng với nhiều nghĩa khác nhau cho nên
cũng có nhiều khái niệm khác nhau.
Năm 2002, UNESCO đã đưa ra định nghĩa về văn hóa như sau: “Văn hóa
nên được đề cập đến như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật chất,

tri thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội và nó chứa
đựng ngoài văn học và nghệ thuật, cả cách sống, phương thức chung sống, hệ
thống giá trị, truyền thống và đức tin” [24, tr.5].
Tổng giám đốc UNESCO F. May - Ơ cũng nêu lên định nghĩa về văn hóa
như sau: “Văn hóa là tổng thể sống động của các hoạt động sáng tạo trong quá khứ
và trong hiện tại. Qua các thế kỉ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên một hệ
thống các giá trị, các truyền thống và thị hiếu – những yếu tố xác định đặc tính
riêng của mỗi dân tộc” [9, tr.5].
Ở Việt Nam, chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục
đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết,
đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho
sinh hoạt hằng ngày về mặt ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng
tạo và phát minh đó tức là văn hóa” [25, tr.21].
Như vậy Hồ Chí Minh quan niệm văn hóa theo nghĩa rộng và thuộc nhóm
các định nghĩa miêu tả. Hồ Chí Minh nhấn mạnh đến ý nghĩa của văn hóa. “Vì lẽ
6
sinh tồn” mà con người sáng tạo ra văn hóa. Nói cách khác, trong sự phân biệt giữa
con người với con vật, văn hóa là phương thức tồn tại đặc thù của con người. Hồ
Chí Minh còn chú ý đến một ý nghĩa khác của văn hóa đó là vì “mục đích của cuộc
sống”. Mục đích ấy thuộc về những quan hệ của đời sống, những quan hệ xã hội
của con người, văn hóa sáng tạo ra con người. Hồ Chí Minh quan niệm văn hóa
được con người sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu của đời sống và đòi hỏi
của sự sinh tồn.
Do vậy, theo Hồ Chí Minh văn hóa phải mang một ý nghĩa giá trị, cái khiến
cho sáng tạo văn hóa có thể giúp cho con người thích ứng những nhu cầu của đời
sống và đòi hỏi của sự sinh tồn. Giá trị là chỗ dựa để con người đối chiếu với xã hội
nhằm điều chỉnh hành vi của mình. Vì vậy, ở phương diện này, văn hóa biểu thị mối
quan hệ của con người không chỉ với tự nhiên, với xã hội mà còn với bản thân
mình.
Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng viết: “Nói tới văn hóa là nói tới một lĩnh vực

vô cùng phong phú và rộng lớn, bao gồm tất cả những gì không phải là thiên nhiên
mà có liên quan đến con người trong suốt quá trình tồn tại, phát triển, quá trình
con người làm nên lịch sử… cốt lõi của sức sống dân tộc là văn hóa với nghĩa bao
quát và cao đẹp nhất của nó, bao gồm cả hệ thống giá trị: tư tưởng và tình cảm,
đạo đức với phẩm chất, trí tuệ và tài năng, sự nhảy cảm và sự tiếp thu cái mới từ
bên ngoài, ý thức bảo vệ tài sản và bản lĩnh của cộng đồng dân tộc, sức đề kháng
và sức chiến đấu để bảo vệ minh và không ngừng lớn mạnh” [25, tr.22].
PGS. Phan Ngọc đưa ra một định nghĩa văn hóa mang tính chất thao tác
luận, khác với những định nghĩa trước đó, theo ông đều mang tính tinh thần luận:
“Không có cái vật gì đều không gọi là văn hóa cả và ngược lại bất kì vật gì cũng có
cái mặt văn hóa. Văn hóa là một quan hệ, nó là mối quan hệ giữa thế giới biểu
tượng và thế giới thực tại. Quan hệ ấy biểu hiện thành một kiểu lựa chon riêng của
một tộc người, một cá nhân so với một tộc người khác, một cá nhân khác. Nét khác
biệt giữa các kiểu lựa chọn làm cho chúng khác nhau, tạo thành những nền văn hóa
khác nhau là độ khúc xạ. Tất cả mọi cái mà tộc người tiếp thu hay sáng tạo đều có
7
một khúc xạ riêng có mặt ở mọi lĩnh vực và rất khác độ khúc xạ ở một tộc người
khác” [25, tr.22].
Trên cơ sở phân tích các định nghĩa văn hóa, PGS, TSKH. Trần Ngọc Thêm
đã đưa ra một định nghĩa về văn hóa như sau: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các
giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạtt
động thực tiễn trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội
của mình” [25, tr.22].
Định nghĩa này đã nêu bật bốn đặc trưng quan trọng của văn hóa, ta có thể
tạm quy về hai loại. Văn hóa hiểu theo nghĩa rộng như lối sống, lối suy nghĩ, lối
ứng xử…. Văn hóa hiểu theo nghĩa hẹp như văn học, văn nghệ, học vấn… và tùy
theo từng trường hợp cụ thể mà có những định nghĩa khác nhau. Ví dụ xét từ khía
cạnh tự nhiên thì văn hóa là “cái tự nhiên được biến đổi bởi con người” hay “tất cả
những gì không phải là tự nhiên điều là văn hóa”
Khẳng định vị trí và vai trò to lớn của văn hóa trong quá trình xây dựng chủ

nghĩa xã hội, Đảng ta chủ trương phát huy đến mức cao nhất vai trò và tác dụng của
văn hóa. Nghị quyết Hội nghị lần thứ IV Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII
nêu rõ: “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, một động lực thúc đẩy sự phát
triển kinh tế - xã hội. Đồng thời là mục tiêu của chủ nghĩa xã hội” [8, tr.196].
Đây là quá trình nhận thức biện chứng của Đảng ta về văn hóa và phát triển,
về vai trò, tác động to lớn và sâu sắc trong phát triển, xác định văn hóa như là nền
tảng tinh thần của xã hội, với ý nghĩa vừa là động lực, vừa là mục tiêu của chủ
nghĩa xã hội.
Đây là sự năng động trong nhận thức và là sự xác định chính xác, định
hướng phát triển văn hóa ở Việt Nam theo học thuyết Mác - Lênin và tư tưởng Hồ
Chí Minh của Đảng ta.
Về khái niệm vùng văn hóa: “vùng văn hóa” là một vùng lãnh thổ có những
tương đồng về hoàn cảnh tự nhiên, dân cư sinh sống ở đó từ lâu đã có những mối
quan hệ nguồn gốc và lịch sử, có những tương đồng về trình độ phát triển kinh tế -
xã hội, giữa họ đã diễn ra những giao lưu, ảnh hưởng văn hóa qua lại, nên trong
8
vùng đã hình thành những đặc trưng chung, thể hiện trong sinh hoạt văn hóa vật
chất và văn hóa tinh thần của cư dân, có thể phân biệt với vùng văn hóa khác.
Lí thuyết “vùng văn hóa” ra đời từ rất sớm nhưng được quan tâm nhất là từ
cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX là lí thuyết “vùng văn hóa”, “loại hình văn hóa ”của
các nhà nhân chủng học người Mỹ mà đại diện tiêu biểu là Wis-ler và Kroe-ber.
Trước nhất phải kể tới Boat, một nhà nhân chủng học có ảnh hưởng lớn đến các
khuynh hướng nghiên cứu về vùng văn hóa. Theo Boat, một mặt ông thừa nhận tính
thống nhất và quy luật chung của phát triển văn hóa nhân loại, nhưng mặt khác
cũng khẳng định một cách hoàn toàn có lí rằng, văn hóa của mỗi dân tộc được hình
thành trong quá trình lịch sử gắn liền với môi trường xã hội nhất định và trong điều
kiện địa lí cụ thể [22, tr.28].
Từ những thực tiễn nghiên cứu, Wis-ler đã đi đến kết luận mang tính nguyên
tắc là nghiên cứu các vùng văn hóa nhất thiết phải bắt đầu từ việc phân tích một tổ
hợp các yếu tố văn hóa, rằng không thể nhìn nhận riêng rẽ từng yếu tố một, chúng

hợp thành một thể thống nhất không thể chia cắt [21, tr.29].
Với Wis-ler, việc nghiên cứu vùng văn hóa cả về phương diện lí thuyết cũng
như thực tế đã có những bước quan trọng với những ý tưởng khoa học, cùng với
việc xây dựng những khái niệm để nhận thức không gian phân bố các hiện tượng
văn hóa của mỗi vùng văn hóa.
Tiếp sau Wis-ler, Kroe-ber đã tiếp thu có phê phán và phát triển lí thuyết
vùng văn hóa đã tạo nên những ảnh hưởng đáng kể trong việc phát triển sâu sắc hơn
lí luận vùng văn hóa của Wisler trên các phương diện trung tâm văn hóa, các đặc
trưng vùng và ranh giới giữa các vùng văn hóa.
1.1.2 Cơ sở nghiên cứu
Với năm tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đăk Nông, Đăk Lăk, Lâm Đồng và là một
trong bảy vùng kinh tế của cả nước. Tây Nguyên là một địa bàn chiến lược rất quan
trọng, có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển kinh tế - xã hội. Các dân tộc Tây
Nguyên có truyền thống đấu tranh kiên cường, có nền văn hóa cổ truyền độc đáo,
phong phú và rất đa dạng. Nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa đa dạng trong
9
thống nhất, là vườn hoa muôn màu muôn sắc tỏa ngát hương thơm thì văn hóa cổ
truyền các dân tộc Tây Nguyên là một trong những bộ phận cấu thành rất quan
trọng để làm nổi bật diện mạo đó. Nền văn hóa truyền thống của các dân tộc Tây
Nguyên là vô cùng quý giá và đa dạng. Đây chính là những nhân tố góp phần vào
hành trang văn hóa dân tộc trong quá trình hội nhập quốc tế. Dưới sự chỉ đạo của
Đảng và Nhà nước, công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tiêu biểu của
dân tộc cũng như bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số Tây Nguyên đạt
được nhiều thành tựu. Trong quá trình phát triển kinh tế thị trường, công nghiệp
hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, văn hóa cổ truyển các dân tộc Tây Nguyên
đang bị tấn công và có những nét văn hóa bị mai một từng ngày, hoặc được chú ý
giữ gìn nhưng lại mang hướng “hiện đại hóa”. Vì thế, Đảng ta có nhiều chủ trương,
chính sách và dành hẳn chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa đến năm 2005
theo quyết định 19/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 28/11/2003 phê
duyệt đề án bảo tồn và phát triển các dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Chính sách dân

tộc, đại đoàn kết tôn giáo, được Đảng ta nêu rất rõ trong các nghị quyết Hội nghị
VII Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX. Quán triệt đường lối xây dựng nền
văn hóa Việt Nam tiến tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Quan điểm của Đảng không chỉ
bảo tồn, phát huy mà còn làm giàu thêm bản sắc văn hóa dân tộc ở Tây Nguyên.
Với nhiều lễ hội văn hóa độc đáo, mang đậm tính dân gian. Các văn hóa đó được
hình thành và bắt rễ từ những hoạt động sản xuất, lao động của con người Tây
Nguyên nơi đây
Trên cơ sở nghiên cứu của một số tài liệu như: Cơ sở văn hóa Việt Nam của
Trần Quốc Vượng, Trần Ngọc Thêm, cơ sở phân vùng văn hóa của Ngô Đức
Thịnh… luận văn được nghiên cứu trên cơ sở:
Lao động sản xuất - nền sự sống của cộng đồng, chúng ta thấy một vấn đề
bao trùm ở Tây Nguyên là không gian sinh tồn là miền rừng núi. Nguồn thức ăn của
đồng bào các dân tộc Tây Nguyên chủ yếu từ những sản phẩm thu được trong rừng,
từ tất cả những gì thu nhận được qua công việc hái lượm và săn bắn của họ: rau quả,
các loại củ, măng, nấm, chim, thú, cá, tôm… chính do sự phát triển của nền kinh tế
10
còn thấp nên đồng bào các dân tộc nơi đây quan niệm mọi vật đều có hồn, từ cái
cây, ngọn cỏ, cây đã trở thành “cây thần” nếu con người muốn khai thác, muốn chặt
phá thì phải “xin” thần thông qua lễ hội, nếu không sẽ bị các thần trách phạt, sử thi
Đăm San là một minh chứng tiêu biểu. Chính điều đó ở Tây Nguyên đã hình thành
nên nhiều lễ hội độc đáo, chứa đựng những khía cạnh tâm linh về một thế giới
huyền bí.
Trên cơ sở nghiên cứu văn hóa sinh hoạt: ăn, mặc, ở là điều kiện sống tiên
quyết để lao động và sản xuất, là động cơ và mục đích của lao động sản xuất.
Những phương tiện và phương thức sinh hoạt hằng ngày như ăn, mặc, ở, đi lại được
thể hiện trong các món ăn, đồ mặc, nhà ở, đồ dùng. Nó được quy định và trở thành
lối sống cho từng cộng đồng, từng gia đình và từng cá nhân trong xã hội.
Người Tây Nguyên cư trú ở nơi có những con sông, con suối, bến nước
thuận lợi cho việc sinh hoạt. Ở mỗi buôn, làng còn có nơi quy tụ dân làng để sinh
hoạt cộng đồng đó chính là nhà dài hoặc nhà rông.

Thông qua một số đồ dùng sinh hoạt, phong tục mai táng, những hoa văn
trang trí trên tượng nhà mồ, các nhạc cụ như đàn đá, cồng chiêng, các sản phẩm thủ
công từ dệt thổ cẩm… cho chúng ta biết rằng hoạt động sản xuất ở Tây Nguyên
không chỉ hái lượm săn bắt từ rừng mà con người nơi đây đã biết làm những nghề
thủ công không chỉ phục vụ cho cuộc sống vật chất mà còn cho cả cuộc sống tinh
thần, từ nhu cầu làm đẹp, dần dần hình thành nên những làng nghề thủ công nổi
tiếng, với những trang trí hoa văn độc đáo phản ánh đậm nét, phong phú cuộc sống
hằng ngày của con người.
Trong sinh hoạt tinh thần: âm nhạc, nghệ thuật biểu diễn cồng chiêng, kể
chuyện sử thi, những phong tục, tín ngưỡng, tâm linh, tư duy là những vấn đề hết
sức quan trọng trong đời sống văn hóa sinh hoạt, nó thể hiện cái chuốt, cái tinh, cái
thần ở phương diện thẩm mỹ, khi thể hiện cái cảm xúc hùng tráng mà dịu nhẹ trầm
lắng của văn hóa lễ hội ở Tây Nguyên.
Nghiên cứu đề tài trên cơ sở khảo cổ học mà các nhà khảo cổ đã phát hiện
khiến nhận thức của chúng ta phải điều chỉnh. Phát hiện di chỉ khảo cổ học Lung
11
Leng (Kon Tum), cho thấy con người sinh sống ở đây từ hậu kì đá cũ, tương đương
với văn hóa Sơn Vi ở Bắc Bộ. Con người đã sinh sống định cư ở Lung Leng đến tận
thời sơ kì kim khí, tương đương với văn hóa Đông Sơn ở Bắc bộ và Sa Huỳnh ở ven
biển Trung bộ. Con người thời đó đã biết tới kỹ thuật đúc đồng, chế tác công cụ.
Điều đó chứng tỏ rằng con người LungLleng thời tiền sử đã có bước tiến xã hội
không thua kém các nền văn hóa đương thời.
1.2. Khái luận về vùng văn hoá Tây Nguyên
1.2.1 Địa lý - lịch sử vùng văn hóa Tây Nguyên
1.2.1.1 Vị trí địa lí và địa hình
Tây Nguyên bao gồm lãnh thổ của năm tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đăk Lăk,
Đăk Nông, Lâm Đồng với diện tích 42.696 km
2
, dân số 4,49 triệu người (2002), là
vùng có dân số vào loại ít nhất so với các vùng trong nước (chỉ hơn vùng Tây Bắc)

[5, tr.103].
Tây Nguyên nằm ở phía Tây nước ta, có vị trí chiến lược quan trọng về kinh
tế, chính trị, quốc phòng, đối với cả nước và khu vực Đông Dương, là mái nhà của
cả bán đảo và là chiếc cầu nối với các nước Lào và Campuchia. Đây là đầu nguồn
của hầu hết các con sông ở miền Trung và Đông Nam bộ. Môi trường sinh thái của
Tây Nguyên không chỉ tác động đến đời sống, sản xuất của nhân dân trong vùng,
mà còn tác động đến hàng triệu dân của các vùng phụ cận và của các nước Lào và
Đông Bắc Campuchia đang làm ăn sinh sống ở khu vực biên giới.
Nét đặc trưng ở đây là địa hình bao gồm các cao nguyên lượn sóng ở độ cao
600 – 800m so với mặt biển.
Tây Nguyên nằm ở phía Tây của dãy Trường Sơn, bề mặt địa hình dốc, thoải
dần từ Đông sang Tây, thuộc chiều đón gió Tây và Tây Nam. Sườn Đông dốc đứng
ngăn chặn gió Đông Nam thổi vào.
Địa hình bị chia cắt phức tạp, có tính phân bậc rõ ràng. Các bậc cao về phía
Đông, bậc thấp nhất ở phía Tây, có thể khái quát thành ba dạng chính:
Địa hình cao nguyên: Địa hình này được coi là đặc trưng nhất của vùng, tạo
nên bề mặt chủ yếu của vùng Tây Nguyên
12
Bậc địa hình ở độ cao từ 100 – 300m chủ yếu gồm các khu vực Cheo Reo –
Phú Túc, Ea Súp và một số khu vực dọc biên giới Việt Nam – Campuchia.
Bậc địa hình ở độ cao từ 300 – 500m, chủ yếu gồm các khu vực dọc sông
Đăk Pôkô, xung quanh thị xã Kon Tum, An Khê và thung lũng Lắc.
Bậc địa hình ở độ cao từ 500 – 800m bao gồm cao nguyên Plâycu, một trong
hai cao nguyên rộng nhất ở Tây Nguyên, được phủ bởi lớp bazan có bề mặt khá
bằng, nghiêng dần về phía Nam có độ cao 400m, còn phía Bắc và Đông Bắc từ 750
- 800m. Cao nguyên lăng Biang và Di Linh thuộc tỉnh Lâm Đồng là hai cao nguyên
đất đỏ, có khí hậu ôn hòa quanh năm.
Địa hình vùng núi: Ngọc Linh là dãy núi đồ sộ nhất ở Bắc Tây Nguyên, kéo
dài từ Bắc – Tây Bắc xuống Nam – Đông Nam gần 200km. Ở phía Bắc có đỉnh
Ngọc Linh cao nhất (2.598m), phía Tây có đỉnh Ngọc Lum Heo (2.023m). Sông

Pôkô ngăn cách đỉnh này với dãy Ngọc Bin San (1939m). Nối tiếp về phía Nam,
Đông Nam là dãy Ngọc Krinh (2.066m). Dãy này bị sông Đăk Acoi xẻ dọc, sông
Đăk Bla và Đăk Pơné cắt ngang. Phía Nam Đăk Bla, dãy Ngọc Krinh tiếp tục với
Kon Kakinh, Kon Borôa, Kon Xa Krông, Kon Boo Kmiên, Chư Rpan. Giữa Kon
Xa Krông và Chư Rpan địa hình thấp nhất tại đèo Măng Giang, nơi quốc lộ 19 từ
Quy Nhơn đi Plâycu vượt qua.
Phía Tây dãy Ngọc Krinh là núi Ngọc Boc ở phía Bắc Kon Plông và núi Chư
Hereng. Dãy Ngọc Linh được tạo thành bởi các đá granít, đá phiến mica. Một số
khối như Kône Krông được tạo thành bởi riôlit.
Dãy núi An Khê chạy dài 175km từ phía Nam sông Trà Khúc đến tận thung
lũng sông Ba, có chiều rộng từ 30 – 40km. Đây là một dãy núi khá đồ sộ, tạo nên
ranh giới tự nhiên giữa Đông và Tây Trường Sơn.
Dãy Chư Dju rộng 30km, chạy dài 100km từ phía Nam cao Nguyên Plâycu
đến phía Bắc khối Vọng Phu, hạ thấp dần về phía Đông Bắc đến đèo Cả chỉ còn cao
700m. Dãy Tây Khánh Hòa tạo nên ranh giới giữa sườn Đông Tây Nguyên, Krông
Pach và cao nguyên Đà Lạt, còn sông Cay tạo nên giới hạn tự nhiên của dãy núi về
13
phía Đông. Ngoài ra còn có các dãy Chư Yasin, dãy Đan Sơna – Ta Đung nằm ở
Tây Bắc cao nguyên Đà Lạt
Địa hình thung lũng: Dạng địa hình này chiếm diện tích không lớn. Cánh
đồng An Khê là một kiểu thung lũng giữa núi bị san bằng và mở rộng. Thung lũng
Sa Thầy, bình nguyên Ea Súp là một đồng bằng bóc mòn. Vùng trũng Cheo Reo -
Phú Túc, vùng trũng Krông Pach - Lắc ở phía Nam cao nguyên Buôn Ma Thuột vốn
là thung lũng bóc mòn với nhiều núi sót đã biến thành một cánh đồng tích tụ với
đầm lầy và hồ Lăk rộng trên 800 ha được tạo nên do lớp bazan đệ tứ lấp làm mất
dòng chảy của Krông Ana. Vùng có địa hình thung lũng chủ yếu phát triển cây
lương thực, thực phẩm và cũng là vùng có tiềm năng nuôi cá nước ngọt.
1.2.1.2 Lịch sử phát triển vùng Tây Nguyên
Theo những phát hiện của khảo cổ học ở Tây Nguyên con người đã sinh
sống, định cư ở Lung Leng đến tận thời sơ kì kim khí, tương đương với văn hóa

Đông Sơn ở Bắc Bộ và Sa Huỳnh ở ven biển Trung Bộ.
Từ đầu công nguyên cho đến thế kỉ XV, vùng đất Tây Nguyên nằm trong
vùng ảnh hưởng và thống trị của phong kiến Chăm, có lúc của cả đế chế Khơmer
nữa.
Từ thế kỉ thứ V, các dân tộc Tây Nguyên, nhất là các dân tộc nói ngôn ngữ
Nam Đảo đã chịu nhiều ảnh hưởng của người Chăm, nhưng không liên tục, vì đây
là khu vực thường xuyên có tranh chấp giữa hai vương quốc Phù Nam và Chiêm
Thành, nhất là đầu thế kỉ XI cho tới khi cuộc Nam tiến của nhà Hậu Lê (thế kỉ XV)
Vào thế kỉ XII (1145 - 1159), người Êđê và một số người khác cộng cư ở
phía trung Tây Nguyên bấy giờ đã nổi dậy dưới sự chỉ huy của Vancaraya, kiên
quyết chống lại vua Chàm và xin cầu viện binh của triều đình Đại Việt
Từ thế kỉ XVII-XVIII, Tây Nguyên nằm giữa vùng tranh chấp và ảnh hương
của các quốc gia Chămpa và các vương triều Campuchia.
Từ thế kỉ XVII-XVIII đến nay, các dân tộc Tây Nguyên gắn bó với các triều
đại phong kiến Việt Nam. Triều Nguyễn đã từng áp dụng chế độ “thuộc quốc” và
14
“thuộc Man” đối với các dân tộc Tây Nguyên, thông qua chế độ thần thuộc và cống
nạp.
Cuối thế kỉ XX, người Việt di cư lên Tây Nguyên ngày càng đông, chiếm tỉ
lệ trên 50% tổng số dân cư, tạo nên vùng xen cư giữa các dân tộc bản địa và người
Việt cùng với các nhóm tộc người thiểu số từ miền núi phía bắc di cư tới. Vì thế,
thành phần các tộc người ở Tây Nguyên cũng tăng lên.
1.2.2 Kinh tế - xã hội vùng văn hóa Tây Nguyên
Ở Tây Nguyên, theo tổng kiểm kê đất đai toàn quốc năm 2000, đất nông
nghiệp chiếm 22,6% tổng quỹ đất. Đất nông nghiệp ở Tây Nguyên trong những
năm qua mở rộng nhanh, chủ yếu là đất trồng cây công nghiệp lâu năm.
Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2000 của Tây Nguyên (ha)
Kon
Tum
Gia

Lai
Đắc
Lắc
Lâm
Đồng
Toàn
Tây
Nguyên
Tổng diện tích 961450 154957
1
195995
0
976479 5447450
Đất nông nghiệp 92352 375536 524908 240903 123369
9
Đất trồng cây hàng năm 55324 192815 196281 63432 507852
Đất ruộng lúa, lúa màu 9091 44878 49893 22630 126492
Đất nương rẫy 25306 82334 36604 436 144680
Đất trồng cây hàng năm khác 20927 65603 109784 40366 236680
Đất vườn tạp 6147 37033 22615 339 66134
Đất trồng cây lâu năm 37677 144760 301471 175947 652855
Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 0 821 3147 10 3978
Đất có mặt nước nuôi trồng
thủy sản
204 107 1394 1175 2880
(Kết quả tổng kiểm kê đất đai toàn quốc năm 2000, tổng cục địa chính, H.
2001)
15
Cây công nghiệp dài ngày là một trong những thế mạnh hàng đầu ở Tây
Nguyên. Vùng này thích hợp với một số loại cây chính, đó là cao su, cà phê, hồ

tiêu, dâu tằm.
Hạng mục Toàn Tây
Nguyên
Chia ra
Kon Tum Gia Lai Đắc Lắc Lâm Đồng
1. Diện tích gieo trồng (ha)
Tổng số 450332 21895 104092 217588 116747
Cà phê 342388 9600 44902 182311 87575
Cao su 94101 12184 55617 26300
Chè 21705 51 1040 196 20418
Điều 21536 71412 5560 8564
Hồ tiêu 4325 1274 2771 190
Ca cao 7 7
2. Sản lượng (tấn)
Cà phê 428042 10807 53990 262365 100880
Cao su 23722 842 13333 9547
Chè 102297 102 3440 285 98470
Hồ tiêu 3583.3 816 2690 77.3
Điều 6066 2054 3015 997
Ca cao 25 25
(Nguồn: Nông nghiệp Việt Nam 61 tỉnh và thành phố. Nhà xuất bản nông
nghiệp, 2001)
Cây công nghiệp hàng năm trong toàn vùng có diện tích khoảng 90 nghìn ha,
trong đó gần 56% thuộc về tỉnh Đăk Lăk, 25% thuộc tỉnh Gia Lai. Trong số các cây
công nghiệp hàng năm mà vùng có triển vọng phát triển phải kể đến cây mía, bông
và dâu tằm. Diện tích mía khoảng 30 nghìn ha với sản lượng 1,5 triệu tấn chủ yếu ở
Gia Lai và Đăk Lăk.
Nhìn chung, kinh tế Tây Nguyên 5 năm qua duy trì tăng trưởng ở mức cao và
có những sự chuyển dịch theo hướng tích cực. Giai đoạn 2001 - 2005, GDP bình
quân tăng 10,05%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng nâng dần tỷ trọng công

nghiệp, dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông - lâm nghiệp. Nhiều chỉ tiêu kinh tế - xã
hội đạt khá như: thu ngân sách năm 2006 gấp 2,6 lần năm 2001 và tăng 23% so với
năm 2005, GDP bình quân đầu người năm 2006 đạt hơn 6,6 triệu đồng, tăng 23% so
với năm 2005.
16
Tổng giá trị sản phẩm (GDP) vùng Tây nguyên năm 2008 tăng 13,04%.
Trong đó, nông lâm nghiệp tăng gần 8%; công nghiệp - xây dựng tăng trên 21%;
dịch vụ 18,03%; giá trị sản xuất công nghiệp tăng trên 21%; kim ngạch xuất khẩu
tăng 18,2%; thu ngân sách nhà nước tăng 24,35%. Nhiều tỉnh có mức thu đạt cao
như Lâm Đồng là 2.124,3 tỷ đồng; Đăk Lăk 1.791 tỷ đồng.
Bảng cơ cấu GDP phân theo giá hiện hành
Tỉnh Cơ cấu 1995 Cơ cấu 2000 Cơ cấu 2003
Nông
lâm
ngư
CN
xây
dựng
Dịch
vụ
Nông
lâm
ngư
CN
xây
dựng
Dịch
vụ
Nông
lâm

ngư
CN
xây
dựng
Dịch
vụ
Kon
Tum
50,8 10,2 39,0 45,2 15,9 38,9 42,6 19,7 37,7
Gia Lai 56,7 19,4 23,9 60,9 17,9 24,3 52,0 20,5 27,5
Đắc
Lắc
71,1 9,6 19,3 63,7 12,2 24,1
56,0 16,3 27,7
Đắc
Nông
75,5 7,7 16,9
Lâm
Đồng
57,2 14,6 28,2 47,1 19,9 33,0 48,8 17,8 33,4
Tây
Nguyên
63,4 13,9 22,7 57,6 15,8 27,4 53,9 17,2 28,9
(Nguồn: Tính toán từ tư liệu kinh tế - xã hội 61 tỉnh và thành phố, NXB Thống
kê, 2001. Tư liệu kinh tế - xã hội 64 tỉnh và thành phố, NXB Thống kê, 2005.)
Các lĩnh vực sản xuất và đời sống đều có bước phát triển. Nông nghiệp mặc
dù chịu nhiều ảnh hưởng của hạn hán, thời tiết bất thường, hệ thống thủy lợi chưa
đồng bộ nhưng vẫn duy trì được mức tăng ổn định (7,04%/năm), chuyển dịch theo
hướng sản xuất hàng hóa, hình thành những vùng sản xuất tập trung, chuyên canh
với khối lượng sản phẩm lớn và dần tạo lập được lợi thế cạnh tranh trên thị trường

nội địa, cũng như xuất khẩu.
Công nghiệp tuy chiếm tỷ trọng thấp trong tổng giá trị sản xuất, nhưng đã
tăng 15,3%/năm, góp phần làm cho khu vực công nghiệp - xây dựng cơ bản tăng
17
20,91%/ năm, trong đó nổi bật là việc phát triển nhanh thủy điện. Tây Nguyên hiện
nay đã trở thành công trường điện lớn nhất toàn quốc với hàng loạt các dự án được
xây dựng như: Ya Ly, Plây Krông, Buôn Kuốp, Sê San 3, Hàm Thuận - Đa Mi
Tổng công suất của các nhà máy thủy điện dự kiến sẽ lên tới 5.000 MW, chiếm
25% sản lượng của cả nước vào năm 2010. Lưới điện đô thị từng bước được hoàn
chỉnh với việc mở rộng mạng lưới hạ thế và cấp thế cho hàng nghìn buôn làng [5,
tr.108].
Đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội đạt nhiều kết quả, trong đó đã đầu
tư 7 công trình thủy lợi trọng điểm tưới cho 20 nghìn ha, giao thông phát triển khá,
nâng cấp 3 sân bay, 70 tuyến quốc lộ và tỉnh lộ, hàng trăm tuyến đường liên xã, trên
90% số xã đã có đường ô-tô đến trung tâm, hơn 80% hộ xem được truyền hình,
91% số xã đã có báo chí đến hằng ngày [5, tr.130-131]
Chính sách của Chính phủ về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân
tộc thiểu số đã có những kết quả nhất định: giao 20 nghìn héc - ta đất cho trên 44
nghìn hộ đồng bào dân tộc thiểu số; vận dụng linh hoạt phương châm: “nhân dân tự
làm, cộng đồng giúp đỡ, nhà nước hỗ trợ” từng bước giải quyết nhu cầu nhà ở,
nước sinh hoạt cho đồng bào.
Các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội cũng đạt được nhiều kết quả tích
cực. Về giáo dục, trên 90% số xã đạt chuẩn phổ cập tiểu học và chống tái mù chữ,
gần 35% số xã đạt chuẩn phổ cập trung học cơ sở. Cơ sở trường, lớp được cải thiện
với hệ thống 54 trường nội trú và gần 12 nghìn học sinh. Đại học Tây Nguyên, Đại
học Đà Lạt trở thành trung tâm đào tạo lớn của toàn vùng. Năm 2005, Đại học Tây
Nguyên đào tạo được trên 5,5 nghìn sinh viên, trong đó sinh viên dân tộc thiểu số
chiếm 12,2% và đã bố trí công tác đạt 98%.
Về y tế, toàn vùng có trên 1,5 nghìn cơ sở y tế các loại, với tổng số 7,6 nghìn
giường bệnh. Riêng tuyến xã, gần 100% các xã, phường, thị trấn có trạm y tế, 1,5

triệu người được cấp thẻ khám bệnh miễn phí. Đối với công tác giải quyết việc làm,
xóa đói, giảm nghèo, trung bình mỗi năm tạo được 73 nghìn việc làm mới, số hộ
nghèo năm 2005 giảm còn 8,7%.
18
Về văn hóa - thông tin, tập trung vào việc xây dựng đời sống văn hóa ở buôn
làng, đầu tư để nghiên cứu, sưu tầm sử thi, văn học dân gian, biên soạn luật tục của
các dân tộc, bảo tồn các buôn làng cổ truyền, khôi phục nhà rông, nhà dài Đặc
biệt, không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã được UNESCO công nhận là
“kiệt tác truyền khẩu và di sản phi vật thể của nhân loại”. Hiện nay, toàn vùng có
hơn 1,1 nghìn điểm sinh hoạt văn hóa cộng đồng buôn làng, 780 nhà rông văn hóa,
trên 2 nghìn điểm bưu điện văn hóa xã. Các đài phát thanh địa phương đã phát ổn
định với thời lượng khá lớn, bằng nhiều thứ tiếng đồng bào dân tộc thiểu số như:
Ê-đê, Ba-na, Gia-rai, Xơ-đăng [5, tr.120].
CHƯƠNG - 2 VÙNG VĂN HOÁ TÂY NGUYÊN
2.1 Văn hóa sản xuất vùng văn hóa Tây Nguyên
2.1.1 Hoạt động kinh tế của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên trong xã hội cổ
truyền
2.1.1.1 Địa bàn cư trú và thành phần các dân tộc ở Tây Nguyên
Địa bàn cư trú
Trong số 54 dân tộc, có những dân tộc vốn sinh ra và phát triển trên mảnh
đất Việt Nam ngay từ thuở ban đầu, có những dân tộc từ nơi khác lần lượt di cư đến
19
nước ta. Do vị trí nước ta giao lưu hết sức thuận lợi nên nhiều dân tộc ở các nước
xung quanh vì nhiều nguyên nhân đã di cư từ Bắc xuống, từ Nam lên, từ Tây sang
rồi định cư ở nước ta.
Trong cộng đồng dân tộc Việt Nam, dân số giữa các dân tộc không đồng đều
nhau, có dân tộc trên một triệu người nhưng cũng có những dân tộc chỉ có vài trăm
người. Dù ít hay nhiều, nhìn chung các dân tộc nước ta sống xen kẽ nhau, không có
lãnh thổ riêng biệt như một số nước trên thế giới. Các dân tộc thiểu số có sự tập
trung ở một số vùng, nhưng không cư trú thành một khu vực riêng biệt mà xen kẻ

với các dân tộc khác trong phạm vi của tỉnh, huyện, xã và các bản mường, buôn,
làng.
Trước đây, ở Tây Nguyên, hầu hết cư dân vẫn là người tại chỗ, mỗi dân tộc
đều có khu vực cư trú riêng, ranh giới giữa các bản làng còn rõ ràng thì hiện nay
tình hình đã thay đổi và xu hướng này còn tiếp tục gia tăng bởi sự di dân của người
Kinh và các dân tộc ít người từ miền Bắc vào đây sinh sống.
Nhìn chung, địa bàn cư trú của các dân tộc nơi đây chủ yếu được tập trung
theo đơn vị tổ chức buôn làng. Họ cư trú trên một địa bàn phải đảm bảo những yếu
tố mà họ cho là “môi trường sống”, “không gian sinh tồn của buôn làng” đó không
chỉ là phần thổ cư mà còn cả bộ phận rừng và đất rừng để làm nương rẫy, nơi chăn
thả súc vật, săn bắn, hái lượm, khai thác tre gỗ để làm nhà, chế tạo vật dụng. Địa
bàn cư trú phải là nơi có bến nước để tắm giặt, nơi giao tiếp cộng đồng tùy theo
từng vùng, từng tộc người mà địa bàn cư trú của làng buôn cũng mang dáng vẻ khác
nhau. Ngoài cư trú theo địa bàn nói trên, người Êđê còn cư trú dọc theo trục đường
giao thông.
Thành phần dân tộc
Tây Nguyên là địa bàn sinh tụ của hơn hai mươi tộc người, nói các ngôn ngữ
thuộc hai dòng ngôn ngữ chính là Môn - Khơme và Nam Đảo. Các tộc người tiêu
biểu cho dòng Môn - Khơme là các tộc Bana, Xơ đăng, Mnông, Mạ, Xtiêng… còn
các tộc chính của dòng Nam Đảo là các tộc Êđê, Giarai, Raglai, Churu.
20
Người Ê Đê hay Đêgar, còn có các tên gọi khác là Ra đê. Ước tính hiện nay
có khoảng 270.348 người cư trú tập trung ở tỉnh Đắk Lắk, phía nam của tỉnh Gia
Lai và miền Tây của hai tỉnh Khánh Hòa và Phú Yên của Việt Nam [5, tr.117].
Người Ba Na (các tên gọi khác: Tơ Lộ, Bơ Nâm, Glơ Lâng, Rơ Ngao, Krem,
Roh, Con Kde, A la công, Krăng, Bơ Môn, Kpăng Công, Y Lăng) có dân số hơn
174.450 người (đến năm 2003). Phân bố tại các tỉnh Kon Tum, Bình Định, Phú
Yên, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông với nhiều tên gọi khác nhau theo nơi cư trú hay
phong tục tập quán mỗi vùng.
Người Gia Rai hay Djarai là một dân tộc nói tiếng Gia Rai thuộc hệ ngôn

ngữ Nam Đảo. Dân số của dân tộc này tại Việt Nam khoảng 317.557 người. Người
Gia Rai còn có các tên gọi khác là người Giơ Rai, Chơ Rai, Tơ Buăn, Hơbau,
Hdrung, Chor hay Gia Lai. Họ sinh sống và cư trú chủ yếu tập trung ở tỉnh Gia Lai
(90%), một bộ phận ở tỉnh Kon Tum (5%) và phía bắc tỉnh Đăk Lăk (4%).
Dân tộc Mnông có 92.000 người, gồm nhiều nhóm địa phương: Preh, Gar,
Nong, Prâng, Rlăm, Kuyênh, Chil. Đồng bào cư trú tập trung ở phía nam tỉnh Đắc
Lắc, một phần tỉnh Lâm Đồng và Bình Phước. Tiếng nói người Mnông thuộc nhóm
ngôn ngữ Môn-Khmer [5, tr.116].
Về phân bố dân cư các tộc người, được hình thành nên bốn nhóm, đó là các
tộc thuộc nhóm Katu - Bru nói ngôn ngữ Môn - Khơme phân bố chủ yếu ở vùng núi
nam Trường Sơn (Bru, Katu, Taôi), nhóm Bana - Xơ đăng (hay thường gọi Bana
bắc) phân bố chính ở bắc Tây Nguyên, thuộc hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum, nhóm
Mnông - Mạ (thường gọi Bana nam) cư trú ở nam Tây Nguyên, thuộc tỉnh Lâm
Đồng và lân cận. Còn các tộc Nam Đảo thì xen vào giữa nhóm Bana bắc và Bana
nam, cư trú chủ yếu ở trung tâm Tây Nguyên thuộc địa bàn tỉnh Đăk Lăk. Bốn vùng
phân bố bốn nhóm tộc người nói trên đã có ảnh hưởng tới các sắc thái địa phương
của vùng văn hóa Tây Nguyên.
Chế độ xã hội
Hầu hết ở các dân tộc Tây Nguyên đều theo dòng họ mẹ, giữa các họ trong
cùng hệ dòng không được có quan hệ hôn nhân. Người phụ nữ đứng đầu gia đình là
21
người có đủ uy tín để tập hợp gia đình, cộng đồng, điều hành phong tục, tập quán,
các mối quan hệ trong gia đình. Mọi công việc trong gia đình đều do người phụ nữ
lớn tuổi quyết định.
Người già được mọi người kính trọng, học hỏi những kinh nghiệm về canh
tác, ứng xử trong gia đình, xã hội, chủ trì các công việc cúng tế, nghi lễ.
2.1.1.2 Hoạt động kinh tế của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên trong xã hội cổ
truyền
Hoạt động kinh tế trong xã hội cổ truyền của các dân tộc ở Tây Nguyên
thường gắn với rừng. Toàn bộ những vật dụng xây cất nhà cửa hay lúa, ngô, rau quả

để ăn hằng ngày… cũng đều do rừng cung cấp. Từ xưa, con người với cái rìu, cây
chà gạt (một loại dao rừng của các dân tộc Tây Nguyên) đã chặt từng vạt rừng, phơi
dưới nắng để chờ tới lúc đốt thành than để đổi lấy những gùi lúa, ngô. Bên cạnh đó
các dân tộc Tây Nguyên cũng làm nương rẫy tuy nhiên với phương thức hết sức thô
sơ như trọc lỗ tra hạt, ít cải tiến công cụ sản xuất, chủ yếu là chiếc rìu, cái gậy chọc
lỗ, chiếc cuốc vạt cỏ… từ thế hệ này sang thế hệ khác. Tuy nhiên, các dân tộc Tây
Nguyên cũng biết áp dụng “kỹ thuật” từ những kinh nghiệm dân gian để giữ độ
màu, độ ấm cho đất, hạn chế rửa trôi, tái sinh rừng.
Tư duy kinh tế còn mang tính thần bí khá cao, việc phong đăng hay thất bát
trong canh tác tùy thuộc vào các thần linh, vào hồn lúa, hồn cỏ cây…. Vì thế, cùng
với quá trình sản xuất, các dân tộc Tây Nguyên tiến hành những nghi lễ nông
nghiệp phức tạp, tìm sự trợ giúp thường xuyên từ những đấng vô hình cho quá trình
lao động, sản xuất.
Trồng trọt lúa ngô, chăn nuôi gia súc, làm nghề thủ công, tạo ra các vật dụng
cần thiết cho tiêu dùng của cộng đồng, con người vẫn phải khai thác các nguồn thức
ăn từ “bầu sữa tự nhiên” là rừng núi. Các dân tộc Tây Nguyên sống nhờ vào rừng từ
tất cả những gì thu nhận được qua công việc hái lượm và săn bắn của họ: rau quả,
các loại củ, măng, nấm, chim, thú, cá, tôm…Hơn thế nữa, việc hái lượm và săn bắn
từ nhu cầu mưu sinh đã trở thành một thú vui hữu ích, một cách để hòa mình với
môi trường vốn quen thuộc từ ngàn năm đối với cả cộng đồng. Chính hoạt động
22
kinh tế du canh, du cư đã hình thành cho họ nếp sống tạm bợ, đơn sơ, nhưng lại
nhanh chóng thích nghi với cái mới và sự thay đổi [21, tr.91].
Sinh sống trong môi trường cao nguyên, nền kinh tế nương rẫy, chịu những
tác động khách quan của các điều kiện địa lí hoàn cảnh lịch sử, xã hội Tây Nguyên
biến đổi chậm. Mọi hoạt động xã hội, phong tục mang tính chất cộng đồng đều tuân
thủ những luật lệ chung do một “bộ máy” tổ chức mang tính tự quản điều hành,
đứng đầu là Pô Pin Ea, người chủ bến nước, cũng là chủ buôn. Nhưng Pô Pin Ea có
thế lực trong phạm vi một buôn hay một số buôn là những tù trưởng - Mtao. Những
thập kỉ cuối thế kỉ XIX trở đi, quyền hành của các Pô Pin Ea ngày càng bị thu hẹp,

chỉ còn trông coi việc cúng bến nước và các nghi lễ chung khác.
Nhìn chung, hoạt động kinh tế trong xã hội cổ truyền của đồng bào các dân
tộc Tây Nguyên được quy định bởi nếp sống nương rẫy, đây là nếp sống chủ đạo và
bao trùm lên toàn bộ các tộc người trong vùng. Nếp sống nương rẫy đó thể hiện
trên nhiều phương diện.
Về kinh tế, đó là truyền thống canh tác nương rẫy trên vùng đất khô của sơn
nguyên, đây còn là phương thức canh tác bắt con người hoàn toàn phụ thuộc vào
hoàn cảnh tự nhiên, thích ứng nhạy bén với những thay đổi điều kiện tự nhiên và
khí hậu. Kinh tế nương rẫy là nền kinh tế ở trình độ thấp, đời sống con người thiếu
thốn và bấp bênh. Nếp sống nương rẫy tạo cho con người gắn bó với môi trường
rừng núi, đó là môi trường sống, sinh tồn của mỗi con người, mỗi làng buôn, nó tác
động tới đời sống vật chất, cũng như thế giới tinh thần của con người. Nếp sống
nương rẫy là nếp sống không ổn định, tạm bợ, nay đây mai đó. Toàn bộ đời sống
vật chất và tinh thần của các dân tộc Tây Nguyên từ tín ngưỡng, lễ hội, phong tục,
nghi lễ, đời sống tình cảm của con người gắn bó với rừng núi và nương rẫy cho nên
một số nhà nghiên cứu còn gọi văn hóa của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên là
“văn hóa rừng” [21, tr.18].
Về phương diện xã hội, nếp sống nương rẫy duy trì các quan hệ cộng đồng,
mô hình xã hội cơ bản là làng buôn. Mỗi làng buôn như vậy gồm nhiều gia đình lớn
23
hay nhỏ, cư trú trong một số nóc nhà, thậm chí cả làng có một nóc nhà dài của đại
gia đình.
Về hình thức gia đình, bao gồm gia đình mẫu hệ, phụ hệ và song hệ, trong đó
gia đình mẫu hệ là tiêu biểu và đặc trưng cho các tộc người ở khu vực này.
Trong buôn làng nổi bật nhất là quan hệ cộng đồng, thể hiện trên bốn mối
liên kết: liên kết trên cơ sở cư trú (cộng cư), cộng đồng sở hữu đất đai và lợi ích của
các nguồn tài nguyên thiên nhiên (cộng lợi), cộng đồng về đời sống tâm linh (cộng
mệnh) và cộng đồng về văn hóa (cộng cảm). Chính trong môi trường xã hội như
vậy, tồn tại các quan hệ bình đẳng và dân chủ.
Do kinh tế nương rẫy và trình độ phát triển xã hội tương ứng mà nền văn hóa

các dân tộc ở đây vẫn cơ bản là văn hóa dân gian, một nền văn hóa do mọi người
sáng tạo ra và phục vụ mọi người trong cộng đồng, chưa có văn hóa bác học, quý
tộc, chưa có những người chiếm đoạt các giá trị văn hóa dân tộc cho cá nhân và giai
cấp, tầng lớp mình.
Với trình độ phát triển kinh tế - xã hội như vậy, nên trình độ tư duy và thế
giới tâm linh ở đây cũng mang sắc thái riêng, tư duy các dân tộc Tây Nguyên còn ở
trình độ tư duy thần bí [21, tr.19]
Con người Tây Nguyên với quá trình lâu dài thích ứng và đấu tranh sinh tồn
với hoàn cảnh tự nhiên, đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm quý báu, như kinh
nghiệm bảo vệ rừng, chống xói mòn đất, kinh nghiệm xen canh, luân canh, đôi khi
những kinh nghiệm đó được thần bí hóa, khoác ngoài lớp áo linh thiêng. Trong
hoàn cảnh con người còn bất lực trước tự nhiên và xã hội, nên cái tốt, cái xấu đều
trong mong, tin cậy vào các điềm báo mộng, làm cho hiện tượng điềm báo trở thành
hiện tượng phổ biến thâm nhập vào toàn bộ đời sống kinh tế, xã hội và văn hóa của
con người.
2.1.1.3 Sự chuyển biến trong văn hóa sản xuất vùng văn hóa Tây Nguyên
đương đại
Về cơ bản các cư dân Tây Nguyên là cư dân nương rẫy, song họ cũng đã biết
canh tác ruộng nước. Ruộng nước dùng cày và cuốc học từ người Lào, người Việt.
24
Nếu như trước đây, nguồn thức ăn chính của các dân tộc nơi đây chủ yếu từ thiên
nhiên, mang tính tự cung tự cấp, thì trong những năm qua, hoạt động kinh tế sản
xuất nơi đây có những chuyển biến mạnh mẽ. Cư dân nơi đây đã sống định canh,
định cư “an cư lạc nghiệp”, ngoài nguồn lương thực chủ yếu từ ruộng lúa nước thì
các loại rau màu - nguồn thực phẩm không thể thiếu cũng được trồng trên nương
rẫy chủ yếu là các loại bầu, bí, ngô và các loại rau đậu, gia vị. Trong các loại cây
lương thực trồng trên nương, bí, ngô có vị trí rất quan trọng vì cho năng suất cao và
có thể dùng tích trữ lâu dài.
Ngoài trồng trọt, chăn nuôi cũng được đồng bào các dân tộc nơi đây rất chú
trọng chủ yếu là trâu, bò, gà, vịt, lợn… những gia súc, gia cầm này ngoài việc sử

dụng để phục vụ cho các nghi lễ như đám cưới, đám ma, lễ bỏ mả, dịp tết, làm nhà
mới… thì hoạt động chăn nuôi còn mang lại nguồn thu nhập kinh tế cho đồng bào
nơi đây góp phần cải thiện đời sống kinh tế buôn, làng, bản và cả vùng Tây Nguyên
nói chung.
Đặc biệt từ khi được sự quan tâm giúp đỡ của Đảng và nhà nước về vốn và
kỹ thuật thì kinh tế nơi đây có những thay đổi sâu sắc, đời sống người dân được cải
thiện đáng kể, người dân nơi đây không những có cái ăn, cái mặc mà còn dư thừa.
Kinh tế chuyển dịch từng bước theo hướng công nghiệp, dịch vụ, du lịch,
phát triển nông - lâm nghiệp hàng hóa. Nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa
thay dần nền kinh tế nông nghiệp tự cấp, tự túc. Đồng bào các dân tộc nơi đây đã
biết thâm canh tăng vụ, kết hợp nông - lâm nghiệp và công nghiệp chế biến, đáp
ứng nhu cầu sản xuất dân sinh và xuất khẩu. Họ đã mở rộng diện tích cà phê, cao
su, điều, hồ tiêu, chè, cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày theo quy hoạch. Mở
rộng diện tích, thâm canh, hạn chế tiến tới xóa bỏ việc phá rừng làm nương, rẫy.
Phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, nhằm tạo ra nguyên liệu thịt, sữa… phục vụ
công nghiệp chế biến.
Nhờ chú trọng trồng một số cây ngắn ngày có giá trị kinh tế cao, diện tích
trồng lúa được mở rộng nên sản lượng lương thực toàn vùng đạt trên 1,5 triệu tấn.
Toàn vùng có tổng đàn gia súc 2,3 triệu con, gia cầm đạt khoảng 8 triệu con. Giá trị
25

×