Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

khái quát tình hình sản xuất của công ty cổ phần tập đoàn yên phú

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (326.15 KB, 34 trang )

VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
MỤC LỤC
Chủ 6
đầu tư 6
Chủ 27
đầu tư 27
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
KH : khách hàng
TCKT : tài chính kế toán
KTX : ký túc xá
TMCP : Thương mại cổ phần
SV: Đàm Thị Triệu Lớp: K1 - TC
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
PHẦN 1
GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN YÊN PHÚ
1.1) Giới thiệu
Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần tập đoàn Yên Phú
Tên giám đốc: VũViệt Anh
Địa chỉ: Tòa nhà 24T2- Hoàng Đạo Thúy- Phường Trung Hòa- Quận
Cầu Giấy- Thành phố Hà Nội
Cơ sở pháp lý của doanh nghiệp:
Quyết định thành lập:
Giấy phép đăng ký kinh doanh (ĐKKD) số 0103003824 ngày
09/08/2005 do Sở Kế hoạch & đầu tư Thành phố Hà nội cấp
Ngày thành lập: 0 1/08/2005
Vốn pháp định: 6 tỷ
Vốn điều lệ: 200 tỷ
Số tài khản: 0491001759966 tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt
Nam chi nhánh Thăng Long
Mã số doanh nghiệp : 0101740385
Nơi cấp: sở kế hoạch đầu tư Thành phố Hà Nội


Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần tư nhân
Chức năng nhiệm vụ của doanh nghiệp:
Công ty được thành lập và hoạt động trong các ngành nghề, phù hợp với
giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và các quy định của pháp luật nhằm
mục đích tối đa hỉa lợi nhuận, phát triển hoạt động kinh doanh, đem lại lợi
nhuận cho doanh nghiệp. Đóng góp ngõn sách nhà nước thông qua các loại
thuế từ các hoạt động kinh doanh. Đồng thời đem lại việc làm tạo thu nhập
cho người lao động.
SV: Đàm Thị Triệu Lớp: K1 - TC
1
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
1.2) Lịch sử phát triển của doanh nghiệp:
Được chia thành 2 giai đoạn:
Giai đoạn 1:
Những năm đầu hình thành và phát triển từ năm 2005 đến năm 2007.
Ngày 1/8/2005 công ty được thành lập lấy tên là: Công ty cổ phần Việt
Á.
Lúc này thị trường bất động sản đầu tư còn khá mới mẻ. Những năm
đầu hoạt động không tránh khỏi những khó khăn, tuy nhiên dưới sự lãnh đạo,
và đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp mà doanh ngiệp đã từng bước đi vào ổn
định, dần có chỗ đứng trong thị trường Việt Nam.
Giai đoạn 2:
Giai đoạn phát triển và mở rộng quy mô. Từ năm 2007 đến năm 2012.
Công ty đổi tên thành: Công ty cổ phần Tập đoàn Yên Phú.
Như chúng ta nhận thấy trong những năm 2008, 2009 thị trường bất
động sản phát triển và hoạt động mạnh mẽ. Công ty đã gặt hái được nhiểu
thành tựu, trở thành công ty tư vấn bất động sản đầu tư có tiếng tăm và công
ty đã mở thêm chi nhánh trong miền nam. Tuy nhiên những năm gần đây nhất
là trong năm 2011, 2012 thị trừơng bất động sản lắng xuống công ty vì đó
cũng gặp không ít khó khăn, nhưng không vì thế mà đi xuống. Công ty đã mở

rộng ngành nghề kinh doanh của mình sang mảng giải trí, tổ chức sự kiện tư
vấn chăm sóc sức khỏe với phương châm lấy ngắn nuôi dài, lấy doanh thu
trong ngành giả trí văn hóa nghệ thuật để nuôi những dự án lớn. Công ty ngày
càng vững mạnh.

SV: Đàm Thị Triệu Lớp: K1 - TC
2
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
PHẦN 2
KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CỦA
DOANH NGHIỆP
2.1) Các loại hình dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp:
Công ty cổ phần tập đoàn Yên Phú luôn quan tâm đến việc đáp ứng tốt
nhất nhu cầu ngày càng cao về dịch vụ của Quý khách hàng, các lĩnh vực
kinh doanh chính củacông ty bao gồm:
- Đầu tư xây dựng và kinh doanh bất động sản, khách sạn, nhà hàng, nhà
nghỉ, khu du lịch sinh thái, dịch vụ thể dục thể thao (bể bơi, quần quần vợt,
nhà tập thể dục thể hình) và các dịch vụ vui chơi giải trí (chủ yếu là: Bi a, cầu
lông, bóng bàn, tennis, bơi thuyền, câu cá);
- Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi,
công trình kỹ thuật hạ tầng khu đô thị và khu công nghiệp, công trình thông
tin liên lạc, đường dây và trạm biến áp đến 35KV, công trình nông nghiệp và
phát triển nông thôn, công trình văn hoá;
- Trang trí nội ngoại thất công trình;
- Đào đắp, vận chuyển đất đá, san lấp mặt bằng;
- Tư vấn, thiết kế tổng mặt bằng, kiến trúc: đối với các công trình dân
dụng, công nghiệp;
- Tư vấn, thiết kế kết cấu: đối với công trình xây dựng dân dụng, công
nghiệp;
- Tư vấn, thiết kế cấp thoát nước: Đối với công trình xây dựng dân dụng,

công nghiệp;
- Tư vấn giám sát chất lượng xây dựng;
- Tư vấn lập dự án đầu tư, tư vấn đấu thầu, thẩm định dự án đầu tư, quản
lý dự án, xây dựng thực nghiệm, lập tổng dự toán và thẩm tra dự toán;
SV: Đàm Thị Triệu Lớp: K1 - TC
3
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
- Sản xuất và mua bán vật liệu xây dựng, hàng trang trí nội ngoại thất,
vật liệu kim loại và phi kim loại, phụ kiện kim loại cho xây dựng, cấu kiện bê
tông;
- Sản xuất và mua bán máy văn phòng, thiết bị văn phòng, đồ dùng văn
phòng, thiết bị giảng dạy, đồ dùng trường học, dụng cụ thí nghiệm trường
học, máy tính, linh kiện máy tính, phần mềm máy tính;
- Dịch vụ quảng cáo, vẽ đồ hoạ, kỹ thuật và in ấn (theo quy định pháp
luật hiện hành);
- Vận tải hàng hoá;
- Dịch vụ lắp đặt, bảo dưỡng, bảo hành, bảo trì, thuê và cho thuê các máy
móc thiết bị công ty kinh doanh;
- Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hoá;
- Tư vấn, thiết kế, thi công các công trình văn hoá;
- Khảo sát xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông,
điện lực, thuỷ lợi, hạ tầng đô thị;
- Khảo sát đo đạc, đo vẽ bản đồ địa hình tỷ lệ lớn hơn 1/2000, đo độ lún,
đo độ nghiêng, đo độ dịch chuyển và định vị công trình;
- Tư vấn lập dự án, thiết kế trong phạm vị chứng chỉ hành nghề các dự
án đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;
- Giám sát thi công xây dựng: loại công trình dân dụng, công nghiệp và
hạ tầng kỹ thuật; lĩnh vực chuyên môn giám sát: xây dựng và hoàn thiện;
- Giám sát thi công xây dựng: loại công trình dân dụng, công nghiệp và
hạ tầng kỹ thuật; lĩnh vực chuyên môn giám sát: lắp đặt thiết bị công nghiệp

và thiết bị công trình;
- Cho thuê máy móc, thiết bị xây dựng;
- Buôn bán máy móc, thiết bị xây dựng;
- Hoạt động của các đại lý du lịch, kinh doanh du lịch;
- Bán buôn thiết bị và các linh kiện điện tử, viễn thông;
SV: Đàm Thị Triệu Lớp: K1 - TC
4
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
- Dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải chưa được phân đâu;
- Lắp đặt máy móc và thiết bị công nghiệp;
- Lắp đặt hệ thống điện, hệ thống cấp thoát nước và lắp đặt xây dựng
khác;
- Bán buôn máy vi tính, thiết bị ngoại vi và phần mềm;
- Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy nông nghiệp;
- Bán lẻ máy vi tính, thiết bị ngoại vi, phần mềm và các thiết bị viễn
thông trong các cửa hàng chuyên doanh;
- Bán lẻ thiết bị nghe nhìn trong các cửa hàng chuyên doanh;
- Dịch vụ hỗ trợ giáo dục;
- Bán lẻ trong siêu thị, trung tâm thương mại;
- Bán buôn cao su;
- Khai thác than cứng và than non;
- Khai thác dầu thô và khí đốt thiên nhiên;
- Khai thác quặng kim loại.
2.2) Giá trị từng mặt hàng dịch vụ:
Công ty cung cấp nhiều mặt hàng dịch vụ, nên em xin cung cấp làm rõ
giá trị của một số mặt hàng dịch vụ chính của công ty như sau:
2.2.1) Đầu tư dự án
Bảng 1: Đầu tư dự án
Số
TT

Tên
Công trình
Giá trị đầu tư
(tỷ đồng)
Thời
gian
Chủ
đầu tư
1
Công trình nhà may Đại
Hưng Việt Trì PT
35
2009-
2012
công ty cổ phần tập đoàn
Yên Phú
2
Dự án đầu tư XD khu
nhà ở kết hợp trung tâm
thương mại Yên Phú
1200
2008-
2012
Công ty cổ phần tập đoàn
Yên Phú
3 Dự án Cự lạc Viên 1500
2009-
2013
Công ty cổ phần Tập đoàn
Yên Phú

SV: Đàm Thị Triệu Lớp: K1 - TC
5
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
2.2.2) Tư vấn giám sát
Bảng 2. Tư vấn giám sát
Số
TT
Tên
dự án
giá trị
(tỷ đồng)
Thời gian
đầu tư
Chủ
đầu tư
1
Giám sát dự án y–
dược
2.700
(Từ 2006
Đến 2009)
Công ty dược khoa
2
Khu nhà ở cao cấp
BMM
300
(Từ
8/2009-
2012)
Công ty sản suất

thương mại BMM
3
Dự án viện điều
dưỡng Tam Đảo Vĩnh
Phúc
3.000
Bắt đầu
2007
Công ty cổ phần tập
đoàn Yên Phú
3 Dự án Cự lạc Viên 1500 2009-2013
Công ty cổ phần Tập
đoàn Yên Phú
(Nguồn: Phòng TCKT Công ty)
2.3) Doanh thu
Bảng 3: Doanh thu thống kê từ năm 2007 đến năm 2011
Đơn vị: triệu đồng
(nguồn : phòng TCKT cung cấp)
SV: Đàm Thị Triệu Lớp: K1 - TC
STT Chỉ tiêu
Năm
2007 2008 2009 2010 2011
1 Sản lượng 21100 40230 33960 32700 34590
2 Doanh thu 19660 36730 32997 40167 33060
3 Lợi nhuận trước thuế 760 1634 1637 5015 3520
4 Lợi nhuận sau thuế 547.2 1176 1179 3611 2534
5
Giá trị TSCĐ bình
quân trong năm
3610 3824 3983 3693 3398

6 Số lao động bình quân
7
Vốn lưu động bình
quân trong năm
16.72 33.78 42.21 47.41 50607
8
Tổng chi phí sản xuất
trong năm
18900 35096 31360 35152 29540
6
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
Năm 2011, giá cả hàng hóa tăng cao đặc biệt là giá cả nguyên vật liệu
làm tăng sản lượng lên 57.58% nhưng doanh thu lại giảm 17,69%. Điều này
làm lợi nhuận của công ty giảm khá lớn.
Tổng chi phí sản xuất cũng tăng giảm theo sản lượng. Năm 2008 sản
lượng tăng làm chi phí sản xuất cũng tăng tương đương với mức tăng giảm
doanh thu qua các năm.
Cùng với sự biến động của sản lượng và doanh thu, lợi nhuận trước thuế
và lợi nhuận sau thuế của công ty cũng có sự biến động đáng kể. Nhưng do
tổng chi phí sản xuất phụ thuộc nhiều vào giá cả thị trường nên lợi nhuận
trước và sau thuế cũng tăng giảm đáng kể. Năm 2010 tăng nhiều nhất đạt
206.35%, cao hơn mức tăng của năm 2008 là 215%. Năm 2011 tuy sản lượng
và doanh thu tưng nhưng lợi nhuận trước và sau thuế giảm 29,81%.
Giá trị tài sản cố định năm 2008, do mua sắm thêm trang thiết bị nên có
tăng lên so với năm 2007 nhưng từ năm 2009 trở đi giá trị tài sản cố định
giảm so với tổng vốn của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Công ty có sự chủ động
hơn về vốn nên vốn lưu động bình quân cũng giảm dần từ 202% xuống còn
106% từ năm 2008 đến 20011
Qua phân tích ở trên ta đó phần nào được sự cố gắng của ban lãnh đạo
công ty cũng như cán bộ công nhân viên trong công ty trong việc huy động

vốn, tài sản của công ty để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh cũng
như mở rộng ngành nghề lĩnh vực kinh doanh.
SV: Đàm Thị Triệu Lớp: K1 - TC
7
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
PHẦN 3
CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT
3.1) Thuyết minh dây chuyền sản xuất sản phẩm:
3.1.1) Vẽ sơ đồ dây chuyền sản xuất
3.1.2) Thuyết minh sơ đồ dây chuyền sản xuất:
•Xây dựng chiến lược kinh doanh: để đạt đựoc mục tiêu nhất định,
hàng năm công ty tiến hành xây dựng chiến lược kinh doanh với mốc thời
gian 1 năm, 5 năm, 10 năm.
•Khai thác thị trường : Là quá trình tìm kiếm các hợp đồng, các hợp
đồng này có thể là:
SV: Đàm Thị Triệu Lớp: K1 - TC
8
Xây dụng chiến
lược kinh doanh
Khai thác thị
trường
Thành lập ban
điều hành dự án
Lập kế hoạch tổ
chức thi công
Xây dựng
chiến lược
kinh doanh
Các đội thi công
tiến hành thi công

công trình
Nghiệm thu thanh
toán hạng mục
công trình hoàn
thành
Bàn giao công
trình hoàn thành
đưa vào sử dụng
Quyết toán
công trình
Bảo hành
công trình
Bàn giao công
trình hết bảo
hành
Thanh toán
hết bảo hành
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
Các công trình tự đấu thầu. Với các công trình này công ty phải tiến
hành các bước sau:
Mua hồ sơ dự thầu
Lập hồ sơ đấu thầu
Trúng thầu
Ký kết hợp đồng.
Các công trình liên doanh.
Các công trình nhận lại của thầu chính (làm thầu phụ).
Tự lập dự án đầu tư, liên doanh đầu tư….
• Thành lập ban điều hành dự án: Công ty lập ra một ban điều hành dự
án, có trách nhiệm thay mặt công ty điều hành toàn bộ công việc thi công của
các dội sản xuất trực tiếp trên công trường.

•Lập kế hoạch tổ chức thi công : Ban điều hành dự án lập ra kế hoạch
thi công công trình bao gồm thiết kế bản vẽ thi công, dự kiến bố trí lực lượng
•Xây dựng chiến lược kinh doanh: Phân công nhiệm vụ cho các đội trên
cơ sở kế hoạch thi công đó lập. Ban dự án giao nhiệm vụ cho các đội thi công
xây lắp.
•Các đội thi công tiến hành thi công công trình: theo kế hoạch ban dự
án đó lập và giao nhiệm vụ. Quá trình thi công phải đảm bảo các yêu cầu quy
định, quy chế về tiến độ thi công chất lượng công trình, an toàn lao động dưới
sự giám sát của Ban dự án, nhà thầu, chủ đầu tư, nhà tư vấn.
•Nghiệm thu thanh toán hạng mục công trình hoàn thành: Để đảm bảo
tốc độ vòng quay vốn nhanh, đủ vốn, vật tư, vật liệu để tiếp tục thi công công
trình. Các đội xây lắp phải tiến hành theo đúng kế hoạch, làm đến đâu nghiệm
thu đến đó.
•Bàn giao công trình hoàn thành đưa vào sử dụng: Khi công trình đó
hoàn thành, tiến hành bàn giao công trình cho chủ đầu tư để đưa vào sử dụng.
SV: Đàm Thị Triệu Lớp: K1 - TC
9
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
Đây cũng là thời điểm bắt đầu tính thời gian bảo hành công trình cho đơn vị
thi công.
•Quyết toán công trình: Trên cơ sở hồ sơ thiết kế đó được phê duyệt, kết
quả trúng thầu, các sửa đổi, bổ sung thiết kế và khối lượng công việc hoàn
thành thực tế đơn vị thi công tiến hành thanh quyết toán công trình với chủ
đầu tư.
•Bảo hành công trình: Trong thời gian bàn giao công trình đưa vào sử
dụng đến khi hết bảo hành, đơn vị thi công phải sửa chữa các hư hỏng được
xác định đó là lỗi của đơn vị thi công. Thời gian bảo hành từ 1 đến 2 năm tuỳ
theo cấp công trình.
•Bàn giao công trình hết bảo hành: Khi hết niên hạn bảo hành đối với
công trình đơn vị thi công tiến hành bàn giao hết hết bảo hành cho chủ đầu tư.

Từ thời điểm này đơn vị hết trách nhiệm sửa chữa các sai hỏng của công
trình.
•Thanh toán hết bảo hành: Sau khi bàn giao hết bảo hành, đơn vị yêu
cầu chủ đầu tư thanh lý hợp đồng và thanh toán nốt số tiền mà chủ đầu tư giữ
lại của công ty để bảo hành công trình.
3.2) Đặc điểm công nghệ sản xuất:
3.2.1) Đặc điểm phương pháp sản xuất:
Công ty sản xuất đầu tư xây dựng kết hợp với phương pháp cơng nghiệp
do nhân viên thực hiện. Được hỗ trợ bởi máy móc hiện đại công nghệ cao.
3.2.2) Đặc điểm về trang thiết bị:
Do trình độ khoa hoc kỹ thuật ngày càng cao,để thuận lợi cho quá trình
quản lý, Công ty đã trang bị nhiều máy móc trang thiết bị hiện đại như: máy
vi tính, máy photo, máy in, phần mềm kế toán…từ đó giúp cho quá trình sử lý
thông tin, số liệu được thực hiện một cách dễ dàng.
SV: Đàm Thị Triệu Lớp: K1 - TC
10
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
Vì mục tiêu chất lượng công trình luôn được đặt lên hàng đầu, do đó
Công ty đã nhập khẩu một số máy móc, trang thiết bị tiên tiến, hiện đại của
cac nước có uy tín trên thế giới như Nhật Bản, Hàn Quốc, Cộng Hồ Liên
Bang Đức, Italia……để thay thế cho nhưng máy móc, trang thiết bị không
còn phù hợp, vì mục tiêu công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước mà Đảng
và Nhà Nước ta đã đề ra.
Xe ô tô chuyên dụng phụ vụ cho việc vận chuyển nguyên vật liệu an toàn
và xe ô tô phục vụ nhu cầu đi lại trong công việc,bàn ghế, công cụ hỗ trợ
khác được trang bị hiện đại đạt chất lượng đảm bảo môi trường làm việc
chuyên nghiệp thông suốt….
Ngoài ra, công ty cũng thường xuyên kiểm tra việc bảo quản, bảo dưỡng,
sử dụng tài sản và công cụ tại đơn vị, đảm bảo tài sản và công cụ của ngân
hàng được sử dụng hiệu quả, tránh lãng phí.

3.2.3)Đặc điểm về bố trí mặt bằng:
Địa điểm văn phòng trụ sở chính của công ty tại tầng 2 của tòa nhà 24B
đường Hoàng Đạo Thúy Trung Hòa Nhân Chính Hà Nội. Với diện tích hơn
200m2 đây là khu trung tâm phát triển của thành phố Hà Nội.
3.2.4) Đặc điểm về an toàn lao động:
Công ty trang bị đầy đủ các thiết bị về an toàn lao động đảm bảo xử lý
được kịp thời khi bất trắc xảy ra cụ thể công ty có cài đặt hệ thống báo động
báo cháy, máy phát điện, ổn áp lioa, hệ thống chống sét lan truyền, hệ thống
báo cháy, báo động chống sét trực tiếp, trạm biến áp…
Công ty cú nhà nghỉ, nhà ăn cho nhân viên. Nguồn nước hợp vệ sinh an
toàn cho sức khỏe…
SV: Đàm Thị Triệu Lớp: K1 - TC
11
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
PHẦN 4
TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ KẾT CẤU SẢN XUẤT
CỦA DOANH NGHIỆP
4.1)Tổ chức sản xuất:
4.1.1)Loại hình sản xuất của doanh nghiệp:
Sản xuất đơn chiếc. Công ty đựa vào các đơn hàng yêu cầu của khách
hàng để cung cấp sản phẩm dịch vụ.
4.1.2) Chu kỳ sản xuất và kết cấu chu kỳ sản xuất:
Loại hình kinh doanh chính của công ty là truyền thông và đầu tư dự án.
Khi có bất cứ hợp đồng nào thì doanh nghiệp sẽ xem xét để cung cấp
thực hiện hợp đồng đó.
Chu kỳ sản xuất kinh doanh đầu tư các dự án có chu kỳ dài. Có những
dự án kéo dài tới vài năm và vốn đổ vào cũng rất lớn.
4.2) Kết cấu sản xuất doanh nghiệp:
Hoạt động của công ty thông qua 2 bộ phận sản xuất chính:
- Bộ phận quản lý dự án: Quản lý công trình, hoạt động kinh doanh của

Công ty, tìm kiếm thị trường, đấu thầu và giao thầu, xây dựng tổ chức chỉ đạo
kế hoạch theo dõi tổng hợp đánh giá tình hình thực hiện báo cáo giám đốc;
quản lý các hoạt động nội bộ, thanh lý các hợp đồng, tổng hợp doanh thu, sản
lượng báo cáo định kỳ và phân tích kết cấu giá thành sản phẩm xây lắp, báo
cáo kế hoạch và thực hiện kế hoạch.
- Bộ phận hỗ trợ: Bộ phận này hỗ trợ cho bộ phận kinh doanh, bộ phận
này gồm có:
Bộ phận kế toán quản lý công tác kế toán tại công ty.
Bộ phận hành chính quản lý công tác hành chính, công tác nhân sự, công
tác IT
Bộ phận này bao gồm cả tạp vụ, bảo vệ và lái xe
SV: Đàm Thị Triệu Lớp: K1 - TC
12
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
Bộ phận kỹ thuật quản lý chất lượng, tiến độ thi công. Xây dựng và
quản lý các định mức vật tư kỹ thuật của công trình, xây dựng tổ chức thực
hiện công tác bảo dưỡng, sửa chữa máy móc thiết bị theo định kỳ. Xây dựng
kế hoạch kiểm tra thực hiện công tác an toàn lao động các công trình.
Bộ phận thi công xây dựng công trình: bộ phận này thực hiện thi công
các công trình các dự án của công ty. Bao gồm các kỹ sư lành nghề, và có sức
khỏe tốt.
Bộ phận vận chuyển của công ty. Công ty có đầy dủ trang thiết bị để kịp
thời vận chuyển cung cấp đầy đủ nguyên vật liệu cho các dự ỏn.
SV: Đàm Thị Triệu Lớp: K1 - TC
13
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
PHẦN 5
CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ
DOANH NGHIỆP
5.1) Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp:

SV: Đàm Thị Triệu Lớp: K1 - TC
14
Giám đốc phụ
trách kinh doanh
T Giám đốc
Phòng hành
chính nhân sự
Hội đồng
quản trị
Phòng IT
oh
Giám đốc phụ
trách kỹ thuật
Phòng tài chính -
kế toán
Đội thi công
xây lắp 1
Đội thi công
xây lắp 2
Đội thi công
xây lắp 3
Đội thi công
xây lắp 4
Phòng kinh
doanh
Phòng
dự án
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
5.2) Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận:
Hội đồng quản trị: HĐQT có quyền cao nhất trong Công ty, quy định

các chiến lược của Công ty, đưa ra các giải pháp phát triển cho Công ty, các
vấn đề liên quan đến cổ phần, bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức vụ trong Công
ty. HĐQT có quyền quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế, nội quy quản lý nội
bộ của Công ty. Nhiệm kỳ là 4 năm.
Chủ tịch hội đồng quản trị: Là người do HĐQT bầu ra, chịu trách
nhiệm về hoạt động của HĐQT, thiết lập chính sách và mục tiêu chiến lược.
Giám đốc Công ty: Là người đại diện theo pháp luật của Công ty, do
HĐQT bổ nhiệm chịu trách nhiệm trước pháp luật và HĐQT về toàn bộ công
tác quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh của công ty. Giám đốc xác định
phương hướng, kế hoạch, dự án thi công và các chủ trương lớn của Công ty,
sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn theo phương án được chủ tịch
HĐQT duyệt. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong
Công ty trị các chức danh do HĐQT bổ nhiệm
Phòng dự án
Công tác kế hoạch: Giúp Giám đốc trong công tác quản lý công trình,
hoạt động kinh doanh của Công ty, tìm kiếm thị trường, đấu thầu và giao
thầu, xây dựng tổ chức chỉ đạo kế hoạch theo dõi tổng hợp đánh giá tình hình
thực hiện báo cáo giám đốc; quản lý các hoạt động nội bộ, thanh lý các hợp
đồng, tổng hợp doanh thu, sản lượng báo cáo định kỳ và phân tích kết cấu giá
thành sản phẩm xây lắp, báo cáo kế hoạch và thực hiện kế hoạch.
Công tác kỹ thuật: Giúp giám đốc giải quyết các sự cố kỹ thuật tại công
trình, hoạt động kinh doanh của công ty. Giúp giám đổc trong công tác quản
lý chất lượng, tiến độ thi công. Xây dựng và quản lý các định mức vật tư kỹ
thuật của công trình, xây dựng tổ chức thực hiện công tác bảo dưỡng, sửa
chữa máy móc thiết bị theo định kỳ. Xây dựng kế hoạch kiểm tra thực hiện
công tác an toàn lao động các công trình báo cáo giám đốc.
SV: Đàm Thị Triệu Lớp: K1 - TC
15
Phòng IT
oh

VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
Phòng hành chính: Tham mưu cho giám đốc xác định quy chế và bố trí
nhân sự cho phù hợp với yêu cầu phát triển của Công ty trong từng giai đoạn,
quản lý hồ sơ , lý lịch của cỏn bộ công nhân viên toàn công ty, giải quyết thủ
tục trong công tác bổ nhiệm, miễn nhiệm, kỷ luật, khen thưởng và các chế độ
về BHXH, hợp đồng lao động….quản lý lao động, chấm công làm lương.
Theo dõi, kiểm tra đôn đốc thực hiện nội quy, quy chế của công ty.
Ban kiểm soát
Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý, điều hành hoạt động kinh
doanh tronh ghi sổ kế toán và báo cáo tài chính. Thẩm định báo cáo tài chính
hàng năm của công ty, kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến quản lý, điều
hành hoạt động của Công ty khi xét thấy cần thiết hoặc theo định kỳ của Đại
hội đồng cổ đông, theo yêu cầu của cổ đông, nhóm cổ đông quy định tại
khoản 2 điều 53 của luật.
Thường xuyên thông báo với HĐQT về việc ghi chép, lưu giữ chứng từ
và lập sổ kế toán, báo cáo tình hình tài chính, báo cáo khác của công ty; tính
trung thực hợp pháp trong quản lý điều hành hoạt động kinh doanh của công
ty, kết quả hoạt động, tham khảo ý kiến của HDQT trước khi thay mặt báo
cáo, kết luận và kiến nghị Đại hội đồng cổ đông.
Kiến nghị biện pháp bổ sung sửa đổi, cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý,
điều hành hoạt động kinh doanh của công ty, các quyền và nhiệm vụ khác
theo quy định của luật và điều lệ của công ty.
Phòng kinh doanh:
Chịu trách nhiệm trước giám đốc về tài sản và công tác kinh doanh đó
lập theo phương án đó duyệt. Quản lý máy móc, thiết bị xây dựng, giàn giáo,
cốt pha….Tự khai thác tị trường hoạt đọng kinh doanh có hiệu quả theo
phương thức khoán. Lập kế hoạch cho thuê, phát triển thị trường, đảm bảo
cung ứng kịp thời và đầy đủ cho khách hàng theo yêu cầu. Quản lý các chi phí
vận chuyển, bốc xếp, bảo dưỡng thiết bị đảm bảo tiết kiệm. Đôn đốc thu hồi
SV: Đàm Thị Triệu Lớp: K1 - TC

16
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
công nợ tiền cho thuê thiết bị xây dựng. Hàng tháng, quý, năm báo cáo doanh
thu, công nợ chi phí đối chiếu phòng kế toán.Kiểm kê tài sản cùng phòng kế
toán, kế hoạch để báo cáo giám đốc.
Phòng tài chính kế toán: Giúp giám đốc thực hiện các chế dộ quản lý
tài chính, tiền tệ theo quy định của bộ tài chính và các cơ quan quản lý cấp
trên về bảo toàn vốn và phát triển vốn. Hạch toán kế toán về hoạt động sản
xuất kinh doanh của công ty theo đúng luật. Theo dõi các khoản ứng vốn và
hoàn vốn với các đội và chủ nhiệm công trình, công nợ, khách hàng. Tổ chức
kiểm tra, giám soát, hạch toán quyết toán và phân tích kết quả thực hiện các
quy định quản lý tài chính kế toán của giám đốc giao.
Ban dự án( Kế hoạch vật tư): Thu thập số liệu, lập kế hoạch sản xuất
kinh doanh trong năm tới. Đảm bảo mua bán, cung ứng kịp thời vật tư trên kế
hoạch sản xuất kinh doanh và xây dựng cơ bản của công ty. Xây dựng kế
hoạch sản xuất kinh doanh hàng tháng, quý, năm trình giám đốc phê duyệt
theo đúng quy định.
Đội thi công: chịu trách nhiệm trước giám đốc và pháp luật mọi công tác
kỹ thuật an toàn, chi phí tài chính,sử dụng lao động và bộ máy điều hành của
đội. Chủ nhiệm công trình có trách nhiệm tổ chức chỉ đạo thi công công trình
đảm bảo đúng theo yêu cầu tiến độ kỹ thuật, mỹ thuật mà chủ đầu tư yêu cầu.
Tổ chức nghiệm thu kỹ thuật, khối lượng với chủ đầu tư theo từng giai đoạn.
Quản lý vật tư, nhân công, an toàn lao động tại công trình mình được giao.
Dự trù kinh phí theo từng giai đoạn thực hiện. Phân tích vật tư, làm chứng từ
hoàn vốn với kế toán đội hoặc phòng kế toán theo từng giai đoạn thực hiện.
5.3) Phân tích mối quan hệ bộ phận trong hệ thống quản lý doanh nghiệp:
- Tham mưu các mặt về hoạt động sản xuất kinh doanh, kinh tế, chính trị
xã hội cho ban Tổng Giám đốc.
Để Ban Tổng Giám đốc chỉ đạo các phòng ban, bộ phận phối hợp xây
dựng và triển khai kế hoạch, báo cáo hội đồng quản trị phê duyệt các chủ

trương, biện pháp và mục tiêu của Công ty
SV: Đàm Thị Triệu Lớp: K1 - TC
17
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
- Lãnh đạo các mặt quản lý theo nghiệp vụ từng phòng ban, bộ phận
phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty .
- Thực hiện công việc chuyên môn được giao giúp cho Ban Tổng Giám
Đốc quản lý tốt các mặt hoạt động của Công ty, và phối hợp các phòng
nghiệp vụ với nhau để phục vụ nhiệm vụ chung của công ty là hoạt động sản
xuất kinh doanh mang lại hiệu quả cao nhất.
- Là thành viên trong hội đồng giao khoán, nghiệm thu, thanh quyết toán
các dự án do Công ty thực hiện, và là thành viên trong hội đồng kiểm kê hàng
năm của Công ty. .
- Các phòng : Hành chính Nhân sự, Tài chính kế toán, Kế hoạch kinh
doanh, Kỹ thuật dự án, Marketing, Ban quản lý Vĩnh Trung Plaza, các ban
quản lý các dự án khu KTX sinh viên, khu Đại Địa Bảo là thành viên trong
các hội đồng sáng kiến tiết kiệm, định mức lao động tiền lương, định mức vật
tư thi công,…
- Phòng hành chính nhân sự là thành viên đương nhiên trong ban an toàn
lao động .
Ngoài các phòng là các thành viên trong các Hội Đồng, khi Hội Đồng
nhóm họp, cần sự tham gia của phòng nào thì Chủ tịch hội đồng sẽ mời thêm
phòng đó.
SV: Đàm Thị Triệu Lớp: K1 - TC
18
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
PHẦN 6
KHẢO SÁT PHÂN TÍCH YẾU TỐ ĐẦU VÀO,
ĐẦU RA CỦA DOANH NGHIỆP
6.1) khảo sát và phân tích các yếu tố đầu vào:

6.1.1)Yếu tố đối tượng lao động:
Liệt kê các loại nguyên vật liệu cần dùng:
Để phục vụ cho quá trình sản xuất, đảm bảo tiến độ thi công của các
công trình, cũng như chất lượng công trình thì Công ty luôn luôn quan tâm
đến tình hình sử dụng nguyên vật liệu: như nguồn cung cấp nguyên vật liệu
phai rõ ràng, nguyên vật liệu luôn có chất lương và tiêu chuẩn theo quy định
của cục giám định chất lượng.
Toàn bộ nguyên vật liệu khi nhập về kho như sắt, thép, xi măng, que
hàn, gạch, đá, cát, sỏi… đều đươc thủ kho kiểm tra trước khi cho nhập kho,
tránh tình trạng mua phải những nguyên vật liệu có chất lượng không đảm
bảo làm giảm chát lượng của các công trình cũng như uy tín của công ty.
- Cung cấp các loại nguyên vật liệu chủ yếu.
Trong thực tế sản xuất: công ty có thể sử dụng vật liệu thay thế để sản
xuất sản phẩm, song điều đó cũng không có nghĩa là đối với bất kỳ loại vật tư
nào cũng thay thế được.
Các loại vật tư không thể thay thế được gọi là vật tư chủ yếu nó tham
gia cấu thành nên thực thể sản phẩm, do vậy công ty muốn đảm bảo sản xuất
liên tục trước hết phải đảm bảo cung cấp về các loại vật tư trong xây lắp như:
Đá, cát, sỏi, xi măng….
Khi đánh giá chung tình hình cung cấp vật tư chủ yếu Công ty không
lấy vật tư cung cấp vượt kế hoạnh để bù cho số vật tư cung cấp hụt mức kế
hoạch về các loại vật tư chủ yếu. Điều đó chỉ cần một loại vật tư chủ yếu có
SV: Đàm Thị Triệu Lớp: K1 - TC
19
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
khối lượng cung cấp thực tế giảm so với kế hoạch, cũng để công ty kết luận
rằng không hoàn thành về vật tư.
- Công ty đảm bảo nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất:
Để đảm bảo cho quá trình sản xuất được diễn ra liên tục cần phải cung
cấp đủ nguyên vật liệu cho sản xuất, được thể hiện thông qua; Đảm bảo đầy

đủ về số lượng mặt hàng, quy cách loại nguyên vật liệu theo yêu cầu sản xuất
được xác lập.
Trước hết phải đánh giá tình hình nhập về số lượng các loại nguyên vật
liệu cho sản xuất.
Cần phải kiểm tra mức độ hoàn thành kế hoạch khối lượng nhập tong
loại nguyên vật liệu.
Khả năng đảm bảo tối đa về nguyên vật liệu cho quá trình san xuất được
hoạt động bình thường
Khoảng thời gian đảm bảo nguyên vật liệu cho sản xuất.
Tính chất đều đặn kịp thời của việc cung cấp nguuyên vật liệu cho sản xuất.
Trong thực tế việc cung cấp nguyên vật liệu cho Công ty không thể làm
một lần mà theo kế hoạch người ta tiến hành tổ chức cung cấp nhiều lần tùy
theo nhu cầu sản xuất và khả năng tổ chức cung cấp. Do đó việc cung cấp
nguyên vật liệu cần phải kịp thời và đều đặn, đảm bảo cho quá trình sản xuất
không gây ra ứ đọng .
6.1.2) Yếu tố lao động:
Cơ cấu lao động trong doanh nghiệp;
Phân theo trình độ
Công ty Cổ phần tập đoàn Yên Phú có quy mô sản xuất kinh doanh lớn,
các hạng mục công trình đòi hỏi kỹ thuật cao do đó đội ngũ cán bộ có trình độ
chuyên môn giỏi là rất nhiều , với các kỹ sư xây dựng, cử nhân kinh tế tuổi
đời rất trẻ nhưng số năm công tác lại khá cao. Đó là điều kiện thuận lợi để xây
dựng và phát triển Công ty ngày càng vững mạnh.
SV: Đàm Thị Triệu Lớp: K1 - TC
20
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
Có thể nói lao động thuộc ngành thi công xây dựng, tư vấn, thiết kế xây
dựng có vai trò quan trọng góp phần sáng tạo ra các công trình xây dựng dân
dụng công nghiệp và đo thị bởi có sự tham gia của các kỹ sư xây dựng, công
tác tư vấn thiết kế mới đảm bảo cho các công trình tốt về chất lượng, đúng

theo tiêu chuẩn quy định và có thẩm mỹ cao.
Bảng 4: Cơ cấu lao động phân theo trình độ:
Đại học 28 56 40 60 42 61 45 62 58 59.2
Cao đẳng 7 14 8 12 8 11 8 11 11 11.2
Trung cấp
chuyên
nghiệp
4 8 4 6 4 6 4 6 14 14.3
Tương
đương THPT
11 22 15 22 15 22 15 21 15 15.3
(nguồn báo cáo tình hình lao động của công ty cổ phần tập đoàn Yên Phú
năm 2007-2011)
Bảng 5: Cơ cấu lao động phân theo giới tính:
Đvt: Người
Giới tính
Năm
2007
Năm
2008
Năm
2009
Năm
2010
Năm
2011
Nam 30 33 33 36 50
Nữ 20 34 36 36 48
Tổng 50 67 69 72 98
(nguồn báo cáo tình hình lao động công ty cổ phần tập đoàn Yên Phú

năm 2007- 2011)
SV: Đàm Thị Triệu Lớp: K1 - TC
21
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
Đội ngũ cán bộ quản lý gián tiếp của Công ty măc dự còn ít người nhưng
đều có trình độ chuyên môn cao. Công ty luôn coi con người là yếu tố quyết
định, nên lãnh đạo công ty đã chú trọng đế tổ chức sắp xếp sản xuất, đặc biệt
là đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chủ chốt.
6.1.2.1)Nguồn lao động tuyển dụng:
Phòng nhân sự đã và đang dần hoàn thiện quy trình tiêu chuẩn tuyển
dụng, đào tạo, tái đào tạo và quản lý về mặt số lượng cũng như chất lượng
nguồn nhân lực nhằm đảm bảo quá trình hoạt động của doanh nghiệp đạt hiệu
quả cao nhất.Việc tuyển dụng của công ty được công bố trên phương tiện
thông tin đại chúng mang tính công khai và quy trình tuyển dụng luôn được
chú trọng nhằm tìm kiếm được nhân lực chất lượng đáp ứng nhu cầu công
việc.
Phòng nhân sự và đào tạo xây dựng các công cụ đánh giá để tuyển chọn
ứng viên cho toàn hệ thống doanh nghiệp.Thường xuyên nâng cao kỹ năng
phỏng vấn của phỏng vấn viên.Xây dựng bộ câu hỏi phỏng vấn chuẩn đo
lường những kỹ năng cần thiết tối thiểu của các ứng viên, tổ chức đào tạo bồi
dưỡng kỹ năng cho các phỏng vấn viên một cách thống nhất nhằm loại bỏ
việc đánh giá theo cảm tính hay vẻ bề ngoài của ứng viên.Cải tiến công tác
tuyển dụng bằng các hình thức tiếp tục nhận hồ sơ trực tuyến qua email và
website, tạo nguồn ứng viên tiềm năng , đặc biệt là cấp trưởng phòng và cán
bộ quảnlý, duy trì và mở rộng quan hệ với các tổ chức môi giới việc làm
6.1.2.2)Công tác đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực:
Chính sách thu hút, đãi ngộ nhân tài được áp dụng đồng bộ ở công
ty.Chế độ trả lương theo vị trí công việc xác định phần đóng góp của từng
nhân viên trong hiệu quả hoạt động chung và là đòn bầy kích thích sự vươn
lên trong từng vị trí công tác.Chế độ nghỉ dưỡng áp dụng đảm bảo phù hợp.

Công ty có các danh hiệu phần thưởng tương xứng dành cho những nhân
viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ theo từng quý, năm.Ban lãnh đạo cũng
SV: Đàm Thị Triệu Lớp: K1 - TC
22
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
thường xuyên động viên nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.Tạo
không khí làm việc thoải mái không gây áp lực cho nhân viên.Việc đề bạt
thăng chức cũng được công khai đảm bảo sự công bằng cho nhân viên đồng
thời khích lệ cho họ làm việc với sự nhiệt huyết, năng động và sáng tạo.
Đối với những cán bộ chủ chốt đều được công ty đào tạo chuyên ngành
quản lý. Chính sách hiện thời của doanh nghiệp tạo động lực cho người lao
động:
công ty sau mỗi kỳ tổng kết thì có tuyên dương khân thưởng, phê bình
đúng đắn.
với mức lương hấp dẫn môi trường làm việc chuyên nghiệp
6.1.3) Yếu tố vốn
Vốn và cơ cấu vốn của doanh nghiệp:
Đối với doanh nghiệp xây dựng, vấn đề huy động vốn là một vấn đề rất
quan trọng, đẩm bảo được nguồn vốn là đẩm bảo được tiến độ thi công, thời
hạn bàn giao công trình hơn thế nữa nó còn đảm bảo được chất lượng công
trình, đến uy tín của doanh nghiệp, vì thế nó tạo ra ưu thế trong canh tranh
cho doanh nghiệp trong việc thắng thầu các công trình xây dung lớn.
Như ta đã biết đặc điểm riêng có của nghành xây dựng là chu kỳ kinh doanh
dài, tổ chức sản xuất theo kiểu dự án, quy trình sản xuất không đồng bộ, sản phẩm
dở dang có giá trị lớn, dự trữ nguyên vật liệu nhiều do vậy nhu cầu về vốn lưu
động là rất lớn. Mặt khác không phải doanh nghiệp nào cũng có thể đảm bảo được
nguồn vốn kinh doanh cho các công trình xây dung của mình bằng nguồn vốn tự
có , đặc biệt là các doanh nghiệp xậy dựng , thêm vào đó là chi phí sử dụng vốn tự
có thường lớn hơn vốn vay , vì vậy viêc huy động vốn phù hợp với công ty của
mình từ việc huy động các nguồn vốn khác nhau là một đầu tư tất yếu đòi hỏi cá

nhà quản trị tài chính phải có cái nhìn đúng đắn.
Công ty Cổ phần tập đoàn Yên Phú đã chủ động và tự tìm kiếm cho
mình nguồn vốn thị trường để tồn tại. Nhờ sự năng động, sáng tạo công ty đã
SV: Đàm Thị Triệu Lớp: K1 - TC
23
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
nhanh chóng thích ứng với điều kiện cơ chế thị trường nên kết quả hoạt động
sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm qua rất đáng khích lệ. Tuy
nhiên do sự cạnh tranh gay gắt trong cơ chế mới nên doanh nghiệp đã phần
nào chịu ảnh hưởng theo cơ chế chung. Để hiểu rõ hơn về kết quả kinh doanh
của Công ty ta phải xem xét công ty đã sủ dụng các nguồn lực, tiềm năng sẵn
có của mình như thế nào? Trong đó việc đi sâu phân tích về hiệu quả sư dụng
vốn tại công ty là rất cần thiết
Bảng 6.cơ cấu vốn của công ty cổ phần tập đoàn Yên Phú từ năm
2007 đến năm 2011
Đơn vị: triệu đồng
STT Chỉ tiêu Năm 2007
Năm
2008
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Tổng vốn 20753 39348 47035.8 51946 54962
1
Cơ cấu vốn theo thời gian
huy động và sử dụng vốn
Vốn cố định 4033 5568 4828 4535 4355
Vốn lưu động 16721 33781 42208 47411 50607
Tỷ lệ vốn cố định/ tổng vốn 0.19 0.14 0.10 0.09 0.08
Tỷ lệ vốn lưu động/ tổng
vốn
0.24 0.16 0.11 0.10 0.09

2
Cơ cấu vốn theo mối quan
hệ sở hữu về vốn và phạm
vi huy động vốn.
Vốn chủ sở hữu 3000 3531 4019 3882 5348
Vốn vay 17753 35817 43016.8 48064 49614
Tỷ lệ vốn vay/tổng vốn 0.86 0.91 0.91 0.93 0.90
Tỷ lệ vốn chủ sở hữu/vốn
vay
0.17 0.10 0.09 0.08 0.11
(Số liệu do phòng tài chính - kế toán cung cấp)
Bên cạnh đó, để đảm bảo lượng vốn cần thiết doanh nghiệp cũng cần
phải chú ý tới việc tiết kiệm tối đa lượng chi phí sử dụng vốn. Cần phát huy
SV: Đàm Thị Triệu Lớp: K1 - TC
24

×