Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN GIẢI TRÍ TƯƠNG TÁC – IDEE JSC (2011 – 2013) - Đại Học Bách Khoa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.33 MB, 131 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY CỔ
PHẦN PHÁT TRIỂN GIẢI TRÍ TƯƠNG TÁC –
IDEE JSC (2011 – 2013)
NGUYỄN VIỆT DŨNG
Tp. HCM, 1/2011
Số TT: 25


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY CỔ
PHẦN PHÁT TRIỂN GIẢI TRÍ TƯƠNG TÁC –
IDEE JSC (2011 – 2013)
Sinh viên: Nguyễn Việt Dũng
MSSV: 70600400
GVHD: TS. Phạm Ngọc Thuý

Số TT: 25





Tp. HCM, 1/2011


i
1. Đầu đề luận văn:
KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN GIẢI TRÍ
TƯƠNG TÁC (2011 – 2013)
2. Nhiệm vụ (yêu cầu về nội dung và số liệu ban đầu):

Xác định và làm rõ các nguồn lực và thế mạnh hiện có của công ty IDEE sau
3 năm hoạt động (2008 – 2010).
 Đánh giá tiềm năng thị trường và mức độ cạnh tranh của phân khúc mục tiêu,
qua đó xác định chiến lược phát triển, cũng như định hướng kế hoạch hành động
để đạt được mục tiêu của công ty.
3. Ngày giao nhiệm vụ luận văn: 16/09/2010
4. Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 03/01/2011
5. Họ và tên người hướng dẫn: Phần hướng dẫn:
1/ Tiến sĩ Phạm Ngọc Thuý 100%
Nội dung và yêu cầu LVTN đã được thông qua Khoa

Ngày tháng năm 2011
CHỦ NHIỆM KHOA
(Ký và ghi rõ họ tên)


NGƯỜI HƯỚNG DẪN CHÍNH
(Ký và ghi rõ họ tên)
Đại Học Quốc Gia Tp.HCM
TRƯỜNG ĐH BÁCH KHOA

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc


Số : /BKĐT
KHOA: QLCN
NHIỆM VỤ
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
BỘ MÔN:

Tài Chính

HỌ VÀ TÊN:

NGUYỄN VIỆT DŨNG

MSSV:

70600400
NGÀNH : QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP LỚP: QL06BK01

PHẦN DÀNH CHO BỘ MÔN
Người duyệt (chấm sơ bộ):

Đơn vị:
Ngày bảo vệ:
Điểm tổng kết:
Nơi lưu trữ luận văn:

ii
LỜI CẢM ƠN

Luận văn tốt nghiệp đại học với đề tài kế hoạch kinh doanh thật sự là một thử thách
đối với cá nhân người viết – khi yêu cầu sử dụng hầu như tất cả các kiến thức đã

học trong suốt 4,5 năm tại khoa Quản lý công nghiệp. Luận văn được viết trong bối
cảnh một công ty dịch vụ tiếp thị - một môi trường năng động với những giá trị
“không cụ thể”. Điều khiến sinh viên tâm đắc nhất trong quá trình hoàn thành luận
văn này là việc phần nào áp dụng được triết lý của khoa Quản lý công nghiệp:
“Điều gì không đo lường được thì không quản lý được”. Qua từng chương, những
giá trị, nguồn lực của công ty dần được định hình rõ ràng hơn và chính điều đó, bên
cạnh bản kế hoạch kinh doanh này là tài liệu tham khảo cho công ty trong những
quá trình hoạch định sau này.
Tiếp cận với một ngành còn rất mới và trong môi trường còn nhiều bỡ ngỡ, chính
sự quan tâm và hướng dẫn nhiệt tình của cô Phạm Ngọc Thuý đã giúp sinh viên có
những định hướng, kiến thức và động lực để hoàn thành luận văn này ở mức cao
nhất trong giới hạn có thể. Sinh viên xin một lần nữa gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô
Thuý về những tâm huyết cô đã dành cho luận văn này trong suốt thời gian hướng
dẫn.
Bên cạnh đó, không thể quên sự động viên, hợp tác và giúp đỡ tận tình của các anh
chị công ty IDEE JSC trong suốt quá trình sinh viên làm việc tại công ty. Chắc
chắn sinh viên sẽ tiếp tục gắn bó với IDEE JSC trong một thời gian nữa – như một
điểm khởi đầu của sự nghiệp.
Cuối cùng, sinh viên xin gửi lời cám ơn chân thành đến các bạn cùng khoá QL06
về những thông tin, hỗ trợ các bạn dành cho sinh viên trong suốt quá trình hoàn
thành luận văn này.

TpHCM, ngày 31 tháng 12 năm 2010
Sinh viên
Nguyễn Việt Dũng







iii
TÓM TẮT LUẬN VĂN

Đề tài “lập kế hoạch kinh doanh cho công ty cổ phần Phát triển giải trí tương tác” có ý
nghĩa đúc kết những giá trị mà công ty đã đạt được trong 3 năm hoạt động và mang
tính định hướng hành động trong giai đoạn 3 năm sắp tới.
Bối cảnh của đề tài là một công ty non trẻ (thành lập 2008) trong một thị trường còn sơ
khai. Với bối cảnh đó, việc rất cần thiết là xác định xu hướng phát triển của ngành – từ
đó dựa vào nguồn lực hiện có và lợi thế cạnh tranh của công ty để phát triển dịnh
hướng hoạt động chi tiết để tối đa hoá giá trị công ty trong giai đoạn sắp tới.
Với một doanh nghiệp có những nguồn lực hạn chế song nhiều tiềm năng, luận văn đã
góp phần trong việc phân tích và rút tỉa những cơ hội từ xu hướng chung, từ đó xây
dựng định vị thông qua phân tích STP. Với một định vị nhất quán và khác biệt, công ty
có thể tập trung toàn bộ nguồn lực của mình vào việc thực thi kế hoạch hoạt động đã
nêu ra.

Dựa vào kết quả bảng kế hoạch kinh doanh này, công ty có một cơ sở định hướng hoạt
động và một công cụ quản lý trong quá trình 3 năm hoạt động sắp tới. Song cũng cần
lưu ý đặc điểm của ngành dịch vụ tiếp thị là sự thay đổi rất nhanh chóng, bản thân ban
lãnh đạo công ty cần tiếp thu một cách linh hoạt và chủ động điều chỉnh theo bối cảnh
phù hợp.

iv
MỤC LỤC
Lời cảm ơn………………………………………………………………………………i
Tóm tắt luận văn……………………………… ………………………………………ii
Mục lục…………… …………………………………………………………………iii
Danh sách bảng biểu…………… ……………………………………………………vi
Danh sách hình … …………… …………………………………………………….v

Chương 1: MỞ ĐẦU 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ: 1
1.1.1 Bối cảnh ngành tiếp thị kỹ thuật số 1
1.1.2 Mức độ cạnh tranh tăng cao. . . … …………… ……………………………1
1.1.3 Sự phát triển không bền vững của thời kỳ trước. . . … …………… ………2
1.2 MỤC TIÊU 3
1.3 Ý NGHĨA ĐỀ TÀI: 3
1.4 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU: 3
Chương 2: GIỚI THIỆU CÔNG TY 5
2.1 GIỚI THIỆU NGÀNH 5
2.1.1 Giới thiệu lịch sử ngành 5
2.1.2 Thực trạng của ngành 6
2.1.3 Xu hướng trong thời gian tới 6
2.2 GIỚI THIỆU CÔNG TY 7
2.2.1 Lịch sử phát triển công ty 7
2.2.2 Định hướng hoạt động của công ty trong thời gian tới 11
Chương 3: GIỚI THIỆU DỊCH VỤ 18
3.1 DỊCH VỤ THEO CHIẾN DỊCH 18
3.2 DỊCH VỤ CƠ BẢN 21
3.2.1 Xây dựng & quảng bá website 21

v
3.2.2 Tiếp thị qua email 23
Chương 4: KẾ HOẠCH TIẾP THỊ 25
4.1 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH 25
4.1.1 Chính trị 25
4.1.2 Kinh tế 25
4.1.3 Xã hội 26
4.1.4 Kỹ thuật 26
4.2 PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG TỔNG THỂ 27

4.2.1 Tổng quan thị trường 27
4.2.1.1 Nhân tố ảnh hưởng 27
4.2.1.2 Cơ cấu ngành tiếp thị kỹ thuật số 29
4.3 PHÂN TÍCH KHÁCH HÀNG 30
4.3.1 Thị trường chung 30
4.3.2 Thị trường trọng tâm 31
4.4 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG NỘI BỘ 31
4.4.1 Điểm mạnh 31
4.4.2 Điểm yếu 32
4.5 PHÂN TÍCH CẠNH TRANH 33
4.5.1 Đối thủ cạnh tranh trong ngành tiếp thị kỹ thuật số 33
4.5.2 Đối thủ cạnh tranh ngoài ngành tiếp thị kỹ thuật số 34
4.6 PHÂN TÍCH STP 38
4.6.1 Phân tích Segmentation 38
4.6.2 Phân tích thị trường mục tiêu (targeting) 40
4.6.3 Định vị (Positioning) 42
4.7 KẾ HOẠCH TIẾP THỊ CHI TIẾT QUA TỪNG NĂM 46
4.7.1 Mục tiêu và kế hoạch tiếp thị 2011 46

vi
4.7.2 Mục tiêu và kế hoạch tiếp thị 2012 51
4.7.3 Mục tiêu và kế hoạch tiếp thị 2013 58
4.7.4 Tổng chi phí tiếp thị 65
Chương 5: KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG 66
5.1 MỤC TIÊU 66
5.2 QUY TRÌNH HOẠT ĐỘNG 66
5.3 NGUỒN LỰC HIỆN TẠI 66
5.3.1 Chi phí trang thiết bị 66
5.3.2 Nguồn nhân lực yêu cầu 68
5.3.2.1 Bộ phận Quan hệ khách hàng 68

5.3.2.2 Bộ phận Thực Thi 70
5.3.2.3 Bộ phận Admin 71
Chương 6: KẾ HOẠCH NHÂN SỰ 74
6.1 MỤC TIÊU KẾ HOẠCH NHÂN SỰ 74
6.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC 74
6.3 YÊU CẦU NHÂN LỰC 75
6.3.1 Kế hoạch tuyển dụng 75
6.4 LƯƠNG VÀ CÁC CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH 77
Chương 7: KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH 80
7.1 MỤC TIÊU 80
7.2 CÁC GIẢ ĐỊNH TÀI CHÍNH 80
7.3 CÁC BÁO CÁO GIẢ ĐỊNH TÀI CHÍNH 81
7.3.1 Bảng cân đối tài sản 2010 81
7.3.2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh dự kiến 2011 – 2013 82
7.3.3 Bảng cân đối tài sản 2011 – 2013 85
7.3.4 Bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ. 87

vii
7.3.5 Phân tích tỉ số tài chính 89
7.4 PHÂN TÍCH RỦI RO 91
Chương 8: ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG KẾ HOẠCH KINH DOANH 92
8.1 ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH 92
8.2 ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG BẢN KẾ HOẠCH KINH DOANH 92
8.2.1 Đánh giá chất lượng nội dung 92
8.2.2 Đánh giá chất lượng hình thức 93
8.3 NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH 94
8.3.1 Khả năng ứng dụng lý thuyết vào kế hoạch kinh doanh 94
8.3.2 Thái độ của lãnh đạo 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO 95
PHỤ LỤC… 96









DANH SÁCH BẢNG BIỂU


Bảng 1.1: Doanh thu, quy mô & số lượng khách hàng của công ty qua các thời kỳ . - 2 -
Bảng 2.1: Các cột mốc quan trọng trong giai đoạn phát triển của IDEE - 10 -
Bảng 3.1: Các yếu tố so sánh trong dịch vụ sáng tạo ý tưởng - 19 -
Bảng 3.2: Các yếu tố tạo nên những khả năng cạnh tranh - 20 -
Bảng 3.3: Các yếu tố so sánh trong dịch vụ sáng tạo thiết kế & quảng báo website 22
-
Bảng 3.4: Các yếu tố tạo nên những khả năng cạnh tranh. - 22 -
Bảng 4.2: Doanh thu & số lượng khách hàng mục tiêu của IDEE qua các năm. - 37 -
Bảng 4.3: Số lượng dự án của IDEE qua từng năm – giai đoạn 2011 - 2013 - 38 -
Bảng 4.4: Thời điểm tiếp thị đối với các ngành hàng. - 42 -
Bảng 4.5: Đề xuất kênh truyền thông theo đối tượng mục tiêu - 43 -
Bảng 4.6: Các kênh truyền thông đề nghị. - 44 -
Bảng 4.7: Thông số các báo điện tử chuyên ngành. - 45 -
Bảng 4.8: Mục tiêu tiếp thị 2011 - 46 -
Bảng 4.9: Ước tính hiệu quả tiếp thị 2011 - 47 -
Bảng 4.10: Kế hoạch tiếp thị chi tiết 2011 - 47 -
Bảng 4.11: Mục tiêu kế hoạch tiếp thị 2012 - 51 -
Bảng 4.12: Ước tính hiệu quả tiếp thị 2012 - 52 -
Bảng 4.13: Kế hoạch tiếp thị chi tiết 2012 - 52 -

Bảng 4.14: Mục tiêu tiếp thị 2013 - 58 -
Bảng 4.15: Ước tính hiệu quả tiếp thị 2013 - 58 -
Bảng 4.16: Kế hoạch tiếp thị chi tiết 2013 - 60 -
Bảng 4.17: Ngân sách tiếp thị qua 3 năm 2011 - 2013 - 65 -



DANH SÁCH HÌNH

Hình 2.1: các hình thức quảng bá trên kênh truyền thông kỹ thuật số - 6 -
Hình 2.2: Cơ cấu tổ chức công ty - 10 -
Hình 2.3: Quy trình làm việc của chung của công ty - 11 -
Hình 2.8: Ước tính doanh thu của thị trường dịch vụ sáng tạo ý tưởng và doanh thu của
IDEE trong 3 năm tới. - 14 -
Hình 2.9: Ước tính phân bố doanh thu của IDEE trong 3 năm tới. - 15 -
Hình 3.1: Quy trình phát triển ý tưởng và thực thi một chiến dịch tiếp thị - 18 -
Hình 4.1: Thành phần kinh tế của người sử dụng Internet tại Việt Nam. - 28 -
Bảng 4.1: so sánh yếu tố cạnh tranh giữa IDEE – Click Media & Golden PR - 36 -
Hình 4.2: Các kênh truyền thông chia theo hiệu quả. - 44 -
Chương 1: Mở đầu
- 1 -

CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1.1 Bối cảnh thị trường ngành tiếp thị kỹ thuật số
Ngành tiếp thị tại Việt Nam đang phát triển rất nhanh cùng sự tăng trưởng của nên
kinh tế và thị trường ngày càng cạnh tranh cũng yêu cầu các công ty đầu tư vào tiếp thị
một cách nghiêm túc. Một trong những xu hướng chuyển dịch lớn trong ngành tiếp thị
những năm gần đây là việc người dùng chủ động hơn trong tìm kiếm và chia sẻ thông

tin thông qua các công cụ giao tiếp số (digital marketing communication tools). Chính
sự chuyển dịch này đã hình thành một ngành tiếp thị trên các công cụ giao tiếp số -
digital marketing. Digital marketing là một ngành mới (xuất hiện từ khoảng 2001 –
với sự ra đời của tờ báo mạng vnexpress.net) – nhưng có tốc độ phát triển rất nhanh –
đặc biệt trong những năm gần đây.
“Cũng theo khảo sát của Cimigo, năm 2009 tỉ lệ tăng trưởng doanh thu quảng cáo
trực truyến tại Việt Nam đã tăng 71% so với năm 2008. Quy mô thị trường quảng cáo
trực tuyến tại Việt Nam hiện nay ước đạt tăng từ khoảng 190 lên 278 tỉ đồng. “
(nguồn: báo Nhịp cầu đầu tư – số ra ngày 12.04.2010)
(1)

Tổng giá trị của thị trường digital marketing đang phát triển rất nhanh- và dần đi vào
quỹ đạo như các thị trường đã phát triển, dẫn đến tổng giá trị cũng như số lượng công
ty hoạt động trong ngành tăng lên. Dựa trên xu hướng đó, IDEE JSC ra đời năm 2008
với những thành viên sáng lập có kinh nghiệm trong ngành tiếp thị cũng như tiếp thị
kỹ thuật số (digital marketing) nói riêng. Trong một ngành non trẻ và có nhiều tiềm
năng phát triển, một công ty non trẻ như IDEE sẽ có nhiều điều cần giải quyết trong
quá trình phát triển.
1.1.2 Môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh
Theo một thống kê không chính thức của Sở kế hoạch đầu tư đến tháng 8.2010, thì
hiện có hơn 2,000 công ty có đăng ký cung cấp dịch vụ marketing, trong đó 20% có
cung cấp dịch vụ digital marketing – tương ứng 400 công ty. Với sự gia tăng số lượng
các công ty trong ngành cùng sự có mặt có nhiều công ty nước ngoài, những cơ hội
lớn trong thị trường tiếp thị kỹ thuật số không phải của riêng công ty nào. Những công
ty có sự đầu tư bài bản và một chiến lược phát triển đúng đắn sẽ chiến thắng.

Nhìn lại quá trình 3 năm đầu tiên phát triển của IDEE là một giai đoạn khó khăn khi
thị trường chung chưa phát triển và công ty chưa có nhiều thương hiệu trên thị trường.
Song với kinh nghiệm và sự kiên định của đội ngũ sáng lập (gồm 4 người) – công ty
đã từng bước phát triển về doanh thu & quy mô.


(1)

Chương 1: Mở đầu
- 2 -

1.1.3 Sự phát triển không vững bền trong các năm qua

Trong 3 năm đầu tiên hoạt động (2008 – 2010), IDEE chủ yếu hoạt động dựa trên mối
quan hệ cá nhân của những người sáng lập. Trong 3 năm đầu tiên, hầu như IDEE
không tốn chi phí cho tiếp thị quảng bá công ty. Bằng sự nỗ lực của tập thế, IDEE đã
đạt được những thành công ban đầu.

Thời gian Doanh thu
(VND)
Quy mô Số lượng khách hàng
2008 1,200,000,000

5 nhân sự 10 khách hàng
2009 1,400,000,000

7 nhân sự 20 khách hàng – 1 khách
hàng lớn
2010 2,000,000,000

11 nhân sự 30 khách hàng – 3 khách
hàng lớn

Bảng 1.1: Doanh thu, quy mô & số lượng khách hàng của công ty qua các thời kỳ
(nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh IDEE – quý III – 2010)


Trong giai đoạn cuối năm 2008 – 2009, do khủng hoảng kinh tế nên ngân sách tiếp thị
của thị trường giảm mạnh – dẫn đến sự tăng trưởng khá thấp của IDEE. Song từ năm
2010, nền kinh tế đã hồi phục và ngân sách tiếp thị cũng tăng trở lại, từ đó khiến doanh
thu của IDEE cũng tăng theo với tỷ lệ khá ấn tượng. Trước bối cảnh một thị trường
ngày cạnh cạnh tranh khốc liệt, thì việc đầu tư và phát triển bài bản là điều tối quan
trọng. Do đó giai đoạn 3 năm 2011 – 2013, IDEE rất cần định hướng phát triển một
cách bài bản và có kế hoạch hành động cụ thể.

Sau gần 3 năm hoạt động (2008 – 2010), IDEE đã đến giai đoạn cần có một định
hướng chiến lược chi tiết trong bối cảnh thị trường có nhiều cơ hội và khó khăn tiềm
ẩn. Do đó, đề tài “xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty IDEE trong 3 năm
2011 – 2013” có một ý nghĩa thực tiễn quan trọng nhằm tổng kết những xu hướng phát
triển chung của ngành và thực trạng của công ty trong 3 năm qua, dự đoán xu hướng
những năm tiếp theo để có kế hoạch xây dựng nguồn lực tập trung tận dụng các cơ hội
của công ty.
Chương 1: Mở đầu
- 3 -

1.2 MỤC TIÊU
- Xây dựng kế hoạch kinh doanh trong 3 năm (2011 – 2013) cho công ty cổ phần Phát
triển giải trí tương tác – để tận dụng những kinh nghiệm và lợi thế của công ty trong
bối cảnh mới của thị trường.
- Hoạch định các bước triển khai kế hoạch kinh doanh để đạt được mục tiêu kinh
doanh và mục tiêu tiếp thị của doanh nghiệp.
1.3 Ý NGHĨA ĐỀ TÀI
 Đề tài chứa những thông tin mang tính tham khảo cho công ty IDEE để lựa
chọn định hướng kinh doanh trong vòng 3 năm tới (2011 – 2013) trong bối
cảnh nguồn lực công ty và tình hình thị trường mới. Các ý nghĩa cụ thể của
việc lập kế hoạch kinh doanh như sau:

 Tập trung các ý tưởng và nguồn lực để đánh giá và khai thác các cơ hội phát
triển của doanh nghiệp.
 Bản kế hoạch kinh doanh hoàn tất sẽ là cơ sở nhằm định hướng hoạt động
của doanh nghiệp – đồng thời là một công cụ quản lý trong quá trình 3 năm
hoạt động trong 3 năm sắp tới.
 Bản kế hoạch kinh doanh là cơ sở để truyền đạt thông tin nội bộ - đặc biệt là
các mục tiêu cần đạt được, nhận dạng đối thủ cạnh tranh, cách tổ chức lãnh
đạo và sử dụng nguồn nhân lực.
 Bản kế hoạch kinh doanh là cơ sở để hoạch định hoạt động cho các bộ phận
của công ty.
1.4 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU
Phương pháp thu thập thông tin được sử dụng trong bài luận văn này:
1.4.1 Thông tin sơ cấp
+ Phỏng vấn chuyên gia: là những người có kinh nghiệm, năng lực và nắm giữ những
chức vụ quan trọng trong các công ty dịch vụ đầu ngành cũng như các tập đoàn lớn.
+ Sử dụng các thông tin từ các báo cáo nội bộ cùa công ty về doanh thu, định hướng
hoạt động, số liệu & thông tin về khách hàng.
1.4.2 Thông tin thứ cấp
Các số liệu, nghiên cứu chuyên ngành tiếp thị và chuyên nghành tiếp thị kỹ thuật số
(digital marketing).
+ Những công cụ đo lường – được công bố chính thức bởi những nhà phát hành như
Yahoo, Google, Facebook, … Các bài báo đăng trên các báo có uy tín của Việt Nam.
Các nguồn tham khảo:
Chương 1: Mở đầu
- 4 -

a- Các tài liệu nghiên cứu thị trường của các công ty:
- Cimigo: www.cimigo.vn
- TNS: www.tnsglobal.com
- AC Neilsen: www.nielsen.com

b- Các công cụ đo lường:
- Google Adplaner: www.google.com/adplaner
- Google keyword tools: www.adwords.google.com
- Facebook Dermographich: www.facebook.com/ads

c- Các thông tin công bố của các báo:
- Nhịp cầu đầu tư: www.nhipcaudautu.vn
- Tuổi Trẻ: www.tuoitre.com.vn
- Thanh Niên: www.thanhnien.com.vn

















Chương 2: Giới thiệu công ty
- 5 -

CHƯƠNG 2

GIỚI THIỆU CÔNG TY
2.1 GIỚI THIỆU NGÀNH
2.1.1 Lịch sử ngành
Định nghĩa về tiếp thị kỹ thuật số (digital marketing): “Digital marketing describes the
management and execution of marketing using electronic media such as the web, e-
mail, interactive TV, wireless media in conjunction with digital data about customers
characterstics and behaviour.”
Tạm dịch: “Tiếp thị số là việc quản lý và thực hiện các hoạt động marketing, trong đó
sử dụng các phương tiện điện tử, như: website, email, phương tiện không dây kết hợp
với các dữ liệu số về đặc điểm và hành vi của khách hàng.”
(Dave Chaffey, Insights Director at ClickThrough Marketing – “Internet marketing:
strategy, implementation and practice” - 2006 )
Tiếp thị kỹ thuật số là một kênh truyền thông và một ngành mới phát triển theo lối
sống kỹ thuật số (digital life) ngày càng phổ biến tại Việt Nam. Khởi đầu vào những
năm 2001 với sự có mặt của internet tốc độ cao (ADSL) tại Việt Nam, internet và
những tiện ích của nó ngày càng đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của người
dân Việt Nam. Theo một nghiên cứu công bố vào tháng 4.2010 của công ty nghiên cứu
thị trường Cimigo, thì từ năm 2000 đến 2009, số người sử dụng Internet tại Việt Nam
tăng 10,882% = 108 lần (xem Phụ lục 1 – bảng 1).
Với tỷ lệ tăng trưởng rất nhanh tính đến 2009, và đạt 26% tổng dân số - tương đương
với 22,5 triệu người Việt Nam sử dụng, internet thật sự là một kênh truyền thông có
ảnh hưởng. Với sự tăng dần ảnh hưởng của những yếu tố “kỹ thuật số” – việc hình
thành những hình thức tiếp thị trên kênh này là một sự phát triển tất yếu. Ngành tiếp
thị kỹ thuật số tại Việt Nam phát triển trong những ngày đầu với những hình thức mở
rộng của các phương tiện truyền thống – chủ yếu là các báo. Những hình thức quảng
cáo đầu tiên trên digital marketing là quảng cáo hiển thị banner (được xem là một hình
online print-ads) và mua bài PR trên các báo mạng (cũng giống như mua bài PR trên
các báo giấy).

Đến nay thì các hình thức quảng cáo trên kênh digital marketing khá đa dạng – phồ

biến nhất gồm các công cụ sau:
Chương 2: Giới thiệu công ty
- 6 -


Hình 2.1: các hình thức quảng bá trên kênh truyền thông kỹ thuật số
Từ năm 2007 đến nay, với sự phát triển của các báo trực tuyến và các mạng xã hội,
digital marketing đã dần có riêng cho mình một khoàn ngân sách trong hoạch định
ngân sách tiếp thị của các công ty. Ông Lukas Mira, Giám đốc trực tuyến của Cimigo,
cho rằng, tốc độ tăng trưởng nhanh, số người sử dụng Internet ngày càng nhiều khiến
cho đây trở thành một thị trường rất béo bở đang chờ các nhà quảng cáo trực tuyến
nhắm đến.
2.1.2 Thực trạng của ngành
Tỉ lệ doanh thu từ hoạt động quảng cáo trực tuyến so với quảng cáo thường của Việt
Nam khá khiêm tốn chỉ chiếm 2%. Theo tài liệu công bố của Zenith Optimedia thì
doanh thu của internet chỉ chiếm 0,4% tổng giá trị ngành tiếp thị Việt nam – so với
76% của TV (xem Phụ lục 1 – bảng 2). Trong khi đó, tỉ lệ này tại một số nước như
Trung Quốc, Hàn Quốc, Tây Âu… khá cao từ 15- 20% (xem Phụ lục 1 – bảng 3).
Còn tại Việt Nam, ngân sách cho TV chiếm 76% tổng ngân sách về tiếp thị còn digital
marketing chỉ chiếm 2%. Các hình thức quảng cáo trên kênh digital marketing cũng
tập trung hầu hết vào các kênh mở rộng của quảng cáo truyền thống, chủ yếu là quảng
cáo hiển thị banner (phần mở rộng của print-ads trên báo) và PR online (mua bài PR
trên báo mạng).
2.1.3 Định hướng trong thời gian tới
Cũng theo khảo sát của Cimigo, năm 2009 tỉ lệ tăng trưởng doanh thu quảng cáo trực
truyến tại Việt Nam đã tăng 71% so với năm 2008. Quy mô thị trường quảng cáo trực
tuyến tại Việt Nam hiện nay ước đạt tăng từ khoảng 190 lên 278 tỉ đồng. Đây là một
Chương 2: Giới thiệu công ty
- 7 -


con số khả quan, bởi cùng một thời điểm thì tại hầu hết các thị trường khác, quảng cáo
trực tuyến không tăng, thậm chí còn giảm doanh thu. Điều này cho thấy Việt Nam
đang là một thị trường mới nổi, hứa hẹn nhiều đột phá trong những năm tới.
Theo ông Lukas Mira, Giám đốc trực tuyến Cimigo, thị trường quảng cáo trực tuyến ở
Việt Nam vẫn chưa theo kịp đà tăng trưởng. “Hơn nửa dân số Việt Nam tiếp cận
Internet, và trung bình họ dành hơn 2 tiếng đồng hồ để lướt mạng, tuy nhiên các nhà
quảng cáo vẫn hoài nghi về việc sử dụng kênh thông tin này để tiếp cận các đối tượng
khách hàng”, ông Lukas Mira nhấn mạnh. Nghiên cứu của Cimigo cho thấy 50%
người sử dụng Internet đồng ý rằng họ có thể chọn rất nhiều sản phẩm khác nhau trên
Internet. Cùng chung quan điểm, ông Lukas Mira lạc quan cho rằng, thị trường quảng
cáo trực tuyến cực kỳ rộng lớn và chắc chắn sẽ tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2010
và cả thời gian tới tại Việt Nam.
2.2 GIỚI THIỆU CÔNG TY
2.2.1 Lịch sử phát triển của công ty
Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần Phát triển giải trí tương tác – IDEE JSC
Vốn điều lệ: 3,000,000,000 VND – Ba tỷ VND.
Địa chỉ: 99 Huỳnh Tịnh Của, Phường 8, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại: 08.22292253
Website: www.ideecorp.com
Quá trình hình thành và phát triển:
Vào năm 2004, ông Văn Đức Tài bắt đầu làm việc tại MBox JSC – là một công ty kinh
doanh nội dung trên điện thoại di động (mobile content – kinh doanh nội dung số qua
tin nhắn ….) và đã bắt đầu cảm nhận được sự tiềm năng của ngành tiếp thị bằng công
nghệ cao (digital marketing).
Năm 2006, ông Văn Đức Tài rời khỏi MBox JSC và thành lập Vietguys JSC, một công
ty chuyên về quảng cáo thông qua tin nhắn (SMS marketing). Đến năm 2008, ông Văn
Đức Tài gặp ông Nguyễn Anh Vũ, một người cũng có ý định đầu tư kinh doanh trong
ngành tiếp thị. Ông Nguyễn Anh Vũ trước đây là giám đốc bộ phận nhân sự khối nhà
máy của Unilever – nên rất hiểu tầm quan trọng và tiềm năng của ngành tiếp thị sau
thời gian làm việc tại Unilever. Thông qua trao đổi và cảm thấy khả thi trong việc hợp

tác, hai người đã thành lập IDEE JSC vào tháng 8.2008.
IDEE JSC được thành lập dựa trên kinh nghiệm trong ngành tiếp thị bằng công nghệ
cao (digital marketing) của ông Văn Đức Tài cũng như mối quan hệ và kinh nghiệm
quản lý nhân sự của ông Nguyễn Anh Vũ sau gần 10 năm làm việc tại Unilever. Do
vậy, tuy công ty còn non trẻ - song đã có rất nhiều dự án hợp tác với các khách hàng
lớn như Unilever, HSBC, Heneiken, Tiger Beer, … Hiện nay, IDEE JSC được xếp vào
Chương 2: Giới thiệu công ty
- 8 -

hàng những công ty trẻ tiềm năng nhất trong thị trường tiếp thị bằng công nghệ cao
(digital marketing).
* Thông tin sơ bộ của đội ngũ quản lý chủ chốt:
1/ Chủ tịch hội đồng quản trị - ông Nguyễn Anh Vũ:
- Ông Nguyễn Anh Vũ, sinh năm 1973, tốt nghiệp đại học Bách Khoa TP.Hồ
Chí Minh năm 1996 với bằng kỹ sư ngành Hóa Thực Phẩm. Sau khi tốt nghiệp,
ông công tác tại công ty TNHH Unilever Việt Nam trong bộ phận nhân sự. Năm
2004, ông được bổ nhiệm vào chức vụ Giám đốc nhân sự - khu vực nhà máy của
Unilever Việt Nam. Năm 2006, ông ngừng công tác tại Unilever Việt Nam. Sau
đó, ông chuyển sang vị trí giám đốc nhân sự công ty Vinawood. Năm 2009, ông
chuyển sang vị trí giám đốc nhân sự ngân hàng An Bình – ABBANK và giữ vị trí
này cho đến hiện tại.
- Với kinh nghiệm nhiều năm trong quản lý và mảng nhân sự tại các tập đoàn
đa quốc gia, ông Nguyễn Anh Vũ đang tư vấn công ty rất nhiều trong giai đoạn
xây dựng, mở rộng và phát triển – nhất là trong một ngành công nghiệp mà giá trị
công ty dựa rất nhiều vào đội ngũ nhân sự như ngành marketing.
2/ Giám đốc – ông Văn Đức Tài:
- Ông Văn Đức Tài, sinh năm 1983, tốt nghiệp đại học KHXH&NV ngảnh
Tiếng Anh thương mại. Sau khi tốt nghiệp, ông công tác tại công ty Mbox JSC –
vốn là một công ty tiên phong trong thị trường digital marketing, hoạt động trong
lĩnh vực quảng cáo qua điện thoại di động (mobile marketing).

- Năm 2006, ông Văn Đức Tài cùng một nhóm nhà đầu tư thành lập Vietguys
JSC – một công ty hoạt động trong ngành digital marketing, trong lĩnh vực quảng
cáo qua điện thoại di động (mobile marketing). Ông Tài giữ vị trí Trưởng phòng
kinh doanh (Business Manager) tại Vietguys JSC đến hiện nay. Năm 2008, ông
Văn Đức Tài cùng ông Nguyễn Anh Vũ thành lập IDEE JSC và trực tiếp điều hành
công việc kinh doanh đến hiện nay.
- Với rất nhiều kinh nghiệm trong thị trường digital marketing ngay từ những
ngày đầu tiên, ông Văn Đức Tài đã giúp IDEE JSC có những bước phát triển hợp
lý để tận dụng những cơ hội trong một thị trường đang tăng trưởng nhanh.
3/ Trưởng bộ phận bán hàng – ông Lê Anh Tuấn:
- Ông Lê Anh Tuấn, sinh năm 1982, tốt nghiệp Đại học Bách Khoa ngành
CNTT. Sau khi tốt nghiệp, ông Tuấn công tác tại công ty Gameloft – chuyên phát
triển mảng nội dung số cho điện thoại di động (mobile content).
- Năm 2009, ông Tuấn gia nhập IDEE JSC và giữ vị trí trưởng phòng Bán
hàng (Account) cho đến hiện tại.
4/ Trưởng bộ phận thực thi – ông Lê Việt Hồng:
Chương 2: Giới thiệu công ty
- 9 -

- Ông Lê Việt Hồng, sinh năm 1986, tốt nghiệp Đại học Quốc Tế TP.HCM
ngành CNTT. Ông Hồng đã cộng tác với IDEE JSC từ những ngày đầu thành năm
2008 và sau khi tốt nghiệp năm 2009, ông Hồng chuyển về công tác toàn thời gian
tại công ty IDEE JSC với vị trí Trưởng bộ phận thực thi. Trong suốt thời gian học
Đại học, ông Hồng đã có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực marketing cũng như
CNTT, và các hoạt động xã hội.
- Trong thời gian trước và trong khi công tác tại IDEE JSC, ông Hồng đã đạt
nhiều giải thưởng về kinh doanh trong lĩnh vực công nghệ - đáng kể nhất là có giải
Nhất cuộc thi “Khởi tạo doanh nghiệp công nghệ với 300 triệu” – của SHBI –
Vườm ươm doanh nghiệp công nghệ Sài gòn.
Các cột mốc quan trọng trong giai đoạn phát triển của IDEE:


Thời gian Sự kiện Ghi chú
5.2008 Thành lập công ty IDEE Thành viên sáng lập gồm 4
thành viên: anh Nguyễn
Anh Vũ – anh Văn Đức Tài
– anh Lê Anh Tuấn – anh
Lê Việt Hồng.
7.2008 Có được hợp đồng đầu tiên
– khách hàng là một trang
web phân phối thẻ game.
Hợp đồng do anh Lê Anh
Tuấn mang về - dựa trên
mối quan hệ cá nhân.
12.2008 Kết thúc năm 2008 với 10
khách hàng.

5.2009 Đội ngũ lãnh đạo tham gia
giảng dạy tại trường đào
tạo marketing BMG.
Hai thành viên của đội ngũ
lãnh đạo là anh Văn Đức
Tài và anh Lê Việt Hồng
tham gia giảng dạy trong
khoá “Digital marketing”.
7 – 10.2009 Ký hợp đồng với 10 khách
hàng thông qua các lớp học
& hội thảo chuyên ngành
tại BMG.

10.2009 Tham gia đấu thầu và

chính thức trở thành công
ty cung cấp cho VBL –
nhãn hàng Tiger.
Là khách hàng lớn đầu tiên
mà công ty làm việc trực
tiếp.
12.2009 Kết thúc năm 2009 với 20
khách hàng nhỏ và khách
hàng lớn đầu tiên – VBL.

3.2010 Tham gia đấu thầu và trở
thành nhà cung cấp của
Unilever – nhãn hàng Lux.
Trở thành nhà cung cấp
trong danh sách ưu tiên
(short-listed agencies) của
Unilever về mảng digital
marketing.
5.2010 Tham gia đấu thầu và trở
thành nhà cung cấp của
Unilever – nhãn hàng
Chương 2: Giới thiệu công ty
- 10 -

Vaseline.
6.2010 Tham gia đấu thầu và trở
thành nhà cung cấp cho
Sony Việt Nam.
Là nhà cung cấp bản địa
(local agency) đầu tiên của

Sony Việt Nam về mảng
digital marketing.
10.2010 Bắt đầu dự án 9 tháng với
Sony Việt Nam.
Trở thành nhà cung cấp
độc quyền của

Bảng 2.1: Các cột mốc quan trọng trong giai đoạn phát triển của IDEE
(Nguồn: Báo cáo kinh doanh quý III.2010 – công ty IDEE).
* Bảng bố trí nhân lực hiện tại
Công ty gồm 3 phòng ban chính: Account (bộ phận bán hàng) – Operation (bộ phận
thực thi) – Admin (bộ phận hành chính & nhân sự). Hiện tại công ty gồm 11 thành
viên – kể cà bộ phận quản lý bố trí theo sơ đồ sau.
Hình 2.2: Cơ cấu tổ chức công ty

Chương 2: Giới thiệu công ty
- 11 -

Hình 2.3: Quy trình làm việc của chung của công ty

2.2.2 Định hướng hoạt động của công ty trong thời gian tới
Chiến lược trong giai đoạn năm 2011 – 2013 của IDEE là mở rộng quy mô công ty và
phát triển nhanh để tận dụng những cơ hội của thị trường. Mục tiêu kinh doanh trong
giai đoạn 3 năm tới là “phát triển và trở thành công ty dẫn đầu trong lĩnh vực sáng
tạo ý tưởng chiến dịch tiếp thị kỹ thuật số với doanh thu cuối năm 2013 là 13 tỷ Việt
Nam.”
Các dữ kiện để đưa ra dự đoán doanh thu:
Theo điều tra của Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC), Việt Nam có khoảng 23
triệu người sử dụng Internet, chiếm 26% dân số. Trung Quốc cũng là một nước có tỉ lệ
người sử dụng Internet tương đương Việt Nam, khoảng 27%. Tuy nhiên, khi so sánh

quảng cáo trực tuyến ở Việt Nam với Trung Quốc, ông Brian Pelz, đồng sáng lập
Vinagame và là thành viên của ban điều hành IAB, nhận ra rằng, để tiếp cận với một
người dùng Internet, các nhà quảng cáo Việt Nam chỉ mới chi khoảng 10.000
đồng/người, trong khi đó Trung Quốc chi gấp 15 lần con số này. Do đó, doanh thu từ
quảng cáo trực tuyến so với quảng cáo thông thường của họ cao hơn nhiều tỉ lệ này ở
Việt Nam, gấp khoảng 10 lần. Trung Quốc là một nước có điều kiện kinh tế, văn hoá
và trình độ dân trí cũng như tỷ lệ % sử dụng internet tương tự như Việt Nam, song tỷ
lệ ngân sách digital marketing so với tổng giá trị ngành quảng cáo lên đến 20% - gấp
Việt Nam 10 lần. (Nguồn: báo Nhịp cầu đầu tư – số ra ngày 12.04.2010)
(2)
(xem Phụ
lục 1 – bảng 4).

(2)

Chương 2: Giới thiệu công ty
- 12 -

Một số liệu cần lưu ý nữa là ngành tiếp thị kỹ thuật số cũng có tỷ lệ tăng trưởng cao
hơn nhiều so với ngành quảng cáo tại Việt Nam.
30%
15%
10%
40%
78%
30%
0%
10%
20%
30%

40%
50%
60%
70%
80%
90%
2008 2009 2010
Tỷ lệ tăng trưởng ngành
marketing
Tỷ lệ tăng trưởng ngành
digital marketing
Hình 2.4: Tỷ lệ tăng trưởng của ngành tiếp thị kỹ thuật số
(Nguồn: Nhịp cầu đầu tư – số ra ngày 2/12/2010
(3)
)
Trong tổng giá trị ngành quảng cáo, 80% doanh thu đều dành cho các công ty dịch vụ
mua bán truyền thông (media agency) và các kênh truyền thông (publishers), trong đó
mảng sáng tạo thông điệp (digital conceptors) mà IDEE đang theo đuổi chiếm khoảng
5% tổng giá trị ngành tiếp thị kỹ thuật số, tương đương với tổng doanh thu là 18,05 tỷ
VND vào năm 2010 (xem Phụ lục 1- bảng 5).


(3)

Chương 2: Giới thiệu công ty
- 13 -

Hình 2.5: Phân bổ ngân sách trong ngành tiếp thị kỹ thuật số
Trong mảng sáng tạo thông điệp, thì 55% ngân sách của mảng này là do các công ty
tiếp thị truyền thống nắm giữ (thường khách hàng sẽ ưu tiên công ty dịch vụ đã phát

triển thông điệp tổng thể tiếp tục phát triển thông điệp cho các kênh truyền thông khác)
– nên chỉ 45% giá trị trong mảng này là dành cho các công ty đấu thầu, tương đương
với 8,1 tỷ VND. Với doanh thu 2 tỷ VND năm 2010, IDEE hiện đang là công ty dẫn
đầu thị trường và chiếm 24,6% thị trường này.

9.9
2.0
1.5
4.6
Doanh thu của các công ty trong mảng sáng tạo ý
tưởng
Các công ty tiếp thị
truyền thống
IDEE
Clickmedia
Các công ty khác
Hình 2.6: doanh thu của các công ty trong mảng sáng tạo ý tưởng.
(Nguồn: tài liệu nghiên cứu cạnh tranh – công ty IDEE, tháng 12.2010)
Theo phỏng vấn của báo Nhịp cầu đầu tư với chị Hoàng Thị Mai Hương, tổng giám
đốc công ty quảng cáo Saatchi & Saatchi (1 trong 10 công ty dịch vụ tiếp thị có doanh
thu lớn nhất thị trường Việt Nam 2010), chị Hương đặt niềm tin vào sự phát triển của
Chương 2: Giới thiệu công ty
- 14 -

kênh truyền thông internet nói riêng và digital nói chung, với dự đoán mức tăng trưởng
xấp sỉ 30% trong vòng 5 năm tới (xem bài phỏng vấn tại Phụ lục 2)
Hình 2.7: Doanh thu dự kiến của thi trường tiếp thị kỹ thuật số, phân khúc
dịch vụ mục tiêu và doanh thu thị trường của IDEE.
Dự đoán mức độ tăng trưởng doanh thu của mảng sáng tạo thông điệp, thị trường mà
IDEE tập trung vào. Mục tiêu của IDEE sẽ là sẽ trở thành doanh nghiệp dẫn đần trong

thị trường, với mức tăng trưởng doanh thu và thị phần qua từng năm như sau:

8.1
10.6
13.7
17.9
1.2
2
5
9
0.0
2.0
4.0
6.0
8.0
10.0
12.0
14.0
16.0
18.0
20.0
2010 2011 2012 2013
Tổng giá trị thị trường
Doanh thu IDEE

Hình 2.8: Ước tính doanh thu của thị trường dịch vụ sáng tạo ý tưởng và doanh
thu của IDEE trong 3 năm tới.



×