Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Dự báo và hoạch định nhu cầu vật tư tại công ty cổ phần Hàng Da Dụng Quốc Tế - LV Đại Học Bách Khoa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.78 MB, 79 trang )


i

Đại học quốc gia Tp.HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐH BÁCH KHOA Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số:____/BK ĐT
Khoa: Quản Lý Công Nghiệp
Bộ môn: Quản Lý Sản Xuất NHIỆM VỤ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

HỌ VÀ TÊN: PHẠM ĐĂNG HUY MSSV: 70600905
NGÀNH: QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP LỚP: QL06LT01
1. Tiêu đề luận văn
DỰ BÁO VÀ HOẠCH ĐỊNH NHU CẦU NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN HÀNG GIA DỤNG QUỐC TẾ

2. Nhiệm vụ :
_ Xây dựng mô hình dự báo hiệu quả cho công ty để nâng cao giá trị số liệu đầu vào cho
sản xuất
_ Lập kế hoạch đặt hàng cho các nguyên vật liệu chính cho công ty.



3. Ngày giao nhiệm vụ: 13/09/2010
4. Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 03/01/2011
5. Họ và tên người hướng dẫn Phần hướng dẫn
1. ThS Nguyễn Thị Thu Hằng 100 %
2.
3.



Nội dung và yêu cầu LVTN đã được thông qua Khoa
Ngày tháng năm 2010
CHỦ NHIỆM KHOA NGƯỜI HƯỚNG DẪN CHÍNH
( ký và ghi rõ họ tên) ( ký và ghi rõ họ tên)


PHẦN GIÀNH CHO KHOA, BỘ MÔN
Người duyệt ( chấm sơ bộ ):
Đơn vị:
Người bảo vệ:
Điểm tổng kết:
Nơi lưu trữ luận văn:



ii


LỜI CẢM ƠN !
Trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp này, tôi đã có điều kiện áp dụng những kiến
thức đã học ở nhà trường vào thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần
hàng gia dụng quốc tế. đầy cũng là cơ hội hết sức hữu ích cho việc tích lũy kinh nghiệm
nghề nghiệp của bản thân sau này. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến với tất cả những
người đã giúp tôi hoàn thành đề tài này.
Trước tiên, xin trân trọng cảm ơn ban chủ nhiệm khoa Quản Lí Công Nghiệp, trường Đại
Học Bách Khoa Thành Phố Hồ Chí Minh cùng toàn thể quý thầy cô đã tận tình truyền đạt
cho tôi những kiến thức quý báu trong thời gian học tập và làm luận văn vừa qua.
Đặt biệt, xin trân trọng cảm ơn cô Nguyễn Thị Thu Hằng, người đã trực tiếp hướng dẫn
tôi thực hiện đề tài này
Xin chân thành cảm ơn các anh chị trong phòng Cung ứng và phòng Bán Hàng công ty

ICP đã cung cấp số liệu và những kinh nghiệm trong công việc để giúp tôi hoàn thành đề
tài này
Cuối cùng xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè người thân đã giúp đỡ và động viên tinh
thần cho tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp này.





Thành Phố Hồ Chí Minh Ngày 30/12/2010

iii

TÓM TẮT ĐỀ TÀI


Hiện nay cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đang ảnh hưởng mạnh đến tất cả các ngành
kinh tế, cũng không ngoại lệ thị trường sản xuất dầu gội cũng bị ảnh hưởng nặng nề bằng
chứng là sản lượng sản xuất của các công ty đang đi xuống so với các năm trước đó. Mặc
khác chi phí nguyên vật liệu ngày càng cao do chi phí sản xuất đầu vào ngày càng tăng:
hóa chất, dầu mỏ bên cạnh đó sự tăng giá của đồng Đôla làm tăng chi phí của các doanh
nghiệp sản xuất tai Việt Nam có nhu cầu nhập hàng để phục vụ sản xuất. Vì thế công tác
dự báo và hoạch định nguyên liệu của công ty góp phần làm giảm chi phí nói trên để tăng
khả năng cạnh tranh của công ty
Đề tài:" dự báo và hoạch định nhu cầu vật tư tại công ty cổ phần hàng gia dụng
quốc tế" được thực hiện với những nội dung chính sau:
1. Giới thiệu đề tài
2. Cơ sở lý thuyết
3. Tổng quan về công ty
4. Dự báo và hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu là chương có nội dung chính. trong

chương này trình bày tình hình thị trường dầu gội việt nam, đưa ra một số phương pháp
dự báo định lượng trong mô hình chuỗi thời gian để dự báo nhu cầu sản xuâtc cho công ty
3 tháng 12/2010 và tháng 1, 2/2011. ngoài ra tác giả giới thiệu ứng dụng của 3 mô hình
đặt hàng kinh tế để xây dựng kế hoạch đặt hàng hợp lí cho công ty
5. Kết luận và kiến nghị đối với công ty.


















iv

MỤC LỤC
Đề mục Trang
Nhiệm vụ luận văn i
Lời cảm ơn ii


Tóm tắt đề tài iii
Mục lục iv
Danh sách bảng vi
Thuật ngữ tiếng anh vii

Chương mở đầu
1.1 Lý do hình thành đề tài 1
1.2 Mục tiêu đề tài 2
1.3 Ý nghĩa đề tài 2
1.4 Phương pháp thực hiện 2
1.5 Phạm vi thực hiện 3

Chương 2 Cơ sở lý thuyết

2.1 Kỹ thuật dự báo 4
2.1.1 Lịch sử dự báo 4
2.1.2 Sự cần thiết dự báo 5
2.1.3 Phân loại dự báo 5
2.1.4 Đo lường sai số dự báo 12
2.2 Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu 13
2.2.1 Giới thiệu về phương pháp hoạch đinh nhu cầu nguyên vật liệu( MRP) 13
2.2.2 Các bước cơ bản trong MRP 14
2.2.3 Thành phần của MRP 14
2.2.3.1 Đầu vào của MRP 14
2.2.3.2 Đầu ra cảu MRP 15
2.3 Xác đinh kích cỡ lô hàng 15
2.3.1 Mô hình cần lô nào cấp lô đó 15
2.3.2 Mô hình lượng đặt hàng kinh tế ( EOQ ) 16
2.3.3 Mô hình lượng đặt hàng theo lô sản xuất ( POQ ) 17
2.3.4 Các quy tắc xác định tồn kho an toàn 17


Chương 3: Tổng quan về công ty

3.1 Thông tin chung 18
3.2 Lịch sử hình thành và phát triển 18
3.3 Sơ đồ tổ chức nhà máy 19

v

3.4 Sản phẩm 20
3.5 Kênh phân phối 21
3.6 Kết quả hoạt động kinh doanh gần đây 23
3.7 Thị trường và đối thủ cạnh tranh 24
3.8 Quy trình công nghệ sản xuất dầu gội 25
3.9 Phòng Cung Ứng 26

Chương 4: Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu

4.1 Tình hình dự báo tại công ty 28
4.1.1 Phương pháp dự báo 28
4.1.2 Số liệu và nhận xét trong 3 năm gần đây 31
4.2 Dự báo sản lượng tháng 12/2010 và tháng 1, 2/2011 33
4.2.1 Dự báo phương pháp trung bình dịch chuyển 33
4.2.2 Dự báo phương pháp trung bình dịch chuyển có trọng số 34
4.2.3 Dự báo phương pháp san bằng hàm số mũ 35
4.2.4. Dự báo phương pháp tỉ lệ phần trăm 36
4.3 Nhận đinh các phương pháp dự báo 37
4.3.1 Lựa chọn mô hình dự báo 37
4.3.2 Chọn phương pháp dự báo cho công ty 38
4.4 Tình hình hoạch định nguyên vật liệu tại công ty 38

4.5 Hoạch định nguyên vật liệu theo dự báo 40
4.5.1 Kế hoạch sản xuất tổng thể 40
4.5.2 Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu 41
4.5.3 Bảng danh mục sản phẩm 42
4.5.4 Quy trình đặt hàng 43
4.5.5 Lựa chon mô hình đặt hàng 44
4.5.6 Đặt hàng nguyên vật liệu 45
4.5.7 Quản lí nguyên vật liệu 49

Chương 5 : Kết luận và kiến nghị

5.1 Kết luận 51
5.2 Kiến nghị 51


TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ PHỤC






vi

DANH SÁCH CÁC BẢNG


Bảng 2.1 Minh họa phương pháp trung bình dịch chuyển 9
Bảng 2.2 Minh họa phương pháp trung bình dịch chuyển có trọng số 10

Bảng 2.3 Minh họa phương pháp san bằng hàm số mũ 10
Bảng 2.4 Minh họa phương pháp san bằng hàm số mũ có xu hướng 11
Bảng 2.5 Minh họa phương pháp trọng số tháng 12
Bảng 2.6 Minh họa mô hình đặt hàng Lot for Lot 15
Bảng 3.1 Cột mốc phát triển công ty 19
Bảng 3.2 Doanh số công ty các năm gần đây 23
Bảng 3.3 Thị phần các hãng dầu gội trên thị trường việt nam 24
Bảng 4.1 Sản lượng dự báo của công ty tháng 12/2010 và tháng 1, 2/2011 30
Bảng 4.2 Số lượng dự báo và sản xuất thực tết công ty năm 2008, 2009, 2010 31
Bảng 4.3 Minh họa dự báo bằng phương pháp rung bình dịch chuyển 33
Bảng 4.4 Minh họa dự báo bằng phương pháp trung bình dịch chuyển có trọng số 34
Bảng 4.5 Minh họa dự báo phương pháp trung bình dịch chuyển 35
Bàng 4.6 Minh họa dự báo phương pháp tỉ lệ phần trăm. 36










vii

THUẬT NGỮ TIẾNG ANH

ERP( Enterprise requirement planning): hệ thống sản xuất tại công ty
MRP( Meterial requirement planning): hoạch định nhu cầu vật tư
MSP(Master scheduling planning): kế hoạch sản xuất tổng thể

BOM( Bill of meterials): danh mục nguyên vật liệu
Human Resource Department: phòng nhân sự
Production Department: phòng sản xuất
Quality Department: phòng chất lượng
Accoutant Department: phòng kế toán
Planning Department: phòng kế hoạch
Warehouse: bộ phận kho.





















Chương mở đầu
1


CHƯƠNG MỞ ĐẦU

1.1 LÍ DO HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay mỗi doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển
phải có những phương án sản xuất và những chiến lược kinh doanh hiệu quả để có thể
cạnh tranh với các doanh nghiệp khác. Trong sản xuất, việc nắm bắt nhu cầu tiêu thụ và
định ra những kế hoạch cho sản xuất là hết sức quan trọng và cần thiết.
Sau khi khẳng định được thương hiệu trên thị trường dầu gội Việt Nam và đang trên đà
phát triển thì hiện nay X-MEN đang phải chịu áp lực cạnh tranh mạnh mẽ từ các nhãn
hiệu dầu gội khác như Clear Man, Ramus Man Hai đại gia trong lĩnh vực này là
Unilever và P&G sau một thời gian chạy đua với nhau liên tiếp tung ra thị trường những
sản phẩm mới, sau khi nhận ra sự lớn mạnh của X-MEN đã quay lại và nhấm vào phân
khúc này. Nhận thấy nguy cơ từ việc phải cạnh tranh với hai gã khổng lồ trong tương lai
việc làm cấp bách của công ty lúc này là làm sao phải nâng cao hiệu quả sản xuất giảm
chi phí và chất lượng sản phẩm, nắm bắt thị hiếu người tiêu dùng. Để đạt được mục tiêu
này công ty phải chú trọng vào công tác dự báo và hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu
hiệu quả để ổn định đầu vào cho sản xuất
Kể từ năm thành lập đến nay phải nói là công ty chưa có đầu tư nhiều cho công tác dự
báo, gần đây nhận thấy sự khắc nghiệt của thị trường cạnh tranh thì công ty mới bắt đầu
tập trung vào công tác dự báo. Hiện tại công ty chưa xây dựng được mô hình dự báo cụ
thể nào chỉ sản xuất và bán hàng theo đơn đặt hàng và khả năng bán hàng của bộ phận
Sale. Điều nay làm cho công tác lập kế hoạch và sản xuất gặp rất nhiều khó khăn trong
việc hoạch định nhu cầu vật tư và sản xuất phải thường xuyên thây đổi kế hoạch khi bộ
phận Sale có nhu cầu.

Quý IV năm 2007: số lượng hàng tồn kho kỉ lục không bán được do sản xuất không có
kế hoạch hàng sản xuất hết công suất nhà máy. Khi đó ban giám đốc nhận định tình hình
khó khăn mới quyết định dầu tư vào dự báo thị trường


Quý IV năm 2008: lượng bao bì tồn kho cũ trong kho cho tới bây giờ chưa sản xuất do
dự án thay đổi bao bì mới qua đây mới thấy công tác hoạch định nguyên vật liệu chưa
hiệu quả và thông tin giữa các bộ phận không thật sự tốt xảy ra dư thừa nguyên vật liệu

Quý II năm 2010: dự báo sản xuất sản xuất 300,000 chai dầu gội X-MEN 650 và
450,000 chai dầu gội 180 nhưng thực tế chỉ sản xuất một nửa khi đó tăng chi phí lưu kho
do phải thuê thêm kho phụ để chứa bao bì và nguyên liệu.

Hiện tại cuối năm 2010 sản xuất không kịp cho bộ phận bán hàng vì chỉ tiêu doanh số
cuối năm va gặp rất nhiều khó khăn trong công tác hoạch định nguyên vật liệu cho sản
xuất do tăng nhu cầu đột ngột. đây là những trườn hợp ảnh hưởng nghiêm trọng tới hiệu
quả kinh doanh của công ty ảnh hưởng chi phí, doanh số Nguyên nhân những vấn đề
này xuất phát từ công tác dự báo.
Chương mở đầu
2


Nắm được vấn đề hiện tại của công ty tôi thực hiện đề tài: “Dự báo và hoạch định
nhu cầu nguyên vật liệu tại công ty Cổ Phần ICP”.

1.2 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI

 Xây dựng mô hình dự báo hiệu quả cho công ty để nâng cao chất lượng đầu vào
cho sản xuất
 Lập kế hoạch đặt hàng cho các nguyên vật liệu chính tại công ty

1.3 Ý NGHĨA
Đối với công ty: đánh giá lại công tác dự báo và hoạch định nguyên vật liệu ở thời điểm
hiện tại từ đó tìm ra phương pháp dự báo hiệu quả nhất.

Đối với người thực hiện: là cơ hội để tiếp cận và ứng dụng những lý thuyết đã học vào
thực tế từ đó có được những kinh nghiêm thực tế.

1.4 PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
Phương pháp thu thập thông tin:
Thông tin thứ cấp:
Thông tin về công ty lấy từ phòng Hành Chính Nhân Sự
Phương pháp dự báo hiện tại ở công ty bộ phận Sale nắm bắt được tình hình dự báo hiện
tại
Tình hình hoạch định nguyên vật liệu tại công ty: phương pháp hoạch định nguyên vật
liệu, công thức đặt mua hành, quản lí tình hình giao nhận hàng thông tin lấy từ bộ phận kế
hoạch và Kho.
Thông tin thời điểm dư và thiếu hàng với số lượng lớn ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất
thông tin lấy phòng Kế Hoạch sản xuất.
Thông tin chung dầu gội X-MEN như là quy trình sản xuất, công suất đóng gói thông
tin lấy từ bộ phận sản xuất.
Thông tin sơ cấp: tình hình kinh doanh hiện tại và xu hướng tiêu dùng của khách hàng đối
với dầu gội X-MEN tìm hiểu từ bộ phận Sale.

Phương pháp thực hiện:

Sử dụng phương pháp dự báo định tính để đánh giá công tác dự báo hiện tại của công
ty. Sử dụng phương pháp dự báo định lượng, thống kê để dự báo sản lượng tiêu thụ của
thị trường. Từ đó có được kế hoạch sản xuất tổng thể và đi đến công tác hoạch định nhu
cầu nguyên vật liêu, sử dụng mô hình đặt hàng kinh tế POQ để đặt hàng và quản lí
nguyên vật liệu trong công tác hoạch định nguyên vật liệu.


Chương mở đầu
3


1.5 PHẠM VI THỰC HIỆN

 Dự báo nhu cầu tiêu thụ dầu gội X-MEN 180g của thị trường trong 3 tháng
12/2010 và 1,2 /2011 sử dụng mô hình phân tích chuỗi thời gian trong phương
pháp dự báo định lượng.
 Hoạch định những nguyên vật liệu chính ảnh hưởng trong quy trình sản xuất dầu
gội.
 Dự báo và hoạch đinh nhu cầu nguyên vật liệu trong ngắn hạn

ﻌﻌﻌﻌﻌﻌﻌ


Chương 2: cơ sở lý thuyết
4

CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT


Cơ sở lí thuyết là yếu tố quan trọng giúp hoàn thành đề tài. Tác giả đưa ra 2 mục cơ sở lí
thuyết chính:

 Kỹ thuật dự báo
 Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu

2.1 KỸ THUẬT DỰ BÁO

2.1.1 Lịch sử dự báo


Dự báo là ước lượng hoặc dự đoán một sự kiện, một hiện tượng sẽ xảy ra trong
tương lai dựa vào các cơ sở dữ liệu trong quá khứ hoặc chỉ là một phát biểu nào đó về
tương lai nhưng không dựa vào bất cứ căn cứ khoa học nào.
Dự báo có lịch sử lâu đời và được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Năm 3000 –
2500 TCN, người Ai Cập quan sát mực nước sông Nile trong mùa lũ qua các năm bằng
cách đánh dấu mực nước lên cột đá, sau đó phân tích sự tác động của mực nước đến độ
phì nhiêu của đất và đưa ra dự báo sản lượng mùa vụ sắp tới (có thể được gọi là dự báo
GDP). Năm 2050 – 1750 TCN, người Babylon phát minh mô hình dự báo bằng đất sét có
hình lá gan cừu ứng dụng trong ngành y. Vào thế kỷ thứ 8 TCN, Hi Lạp cổ đại đã nổi
tiếng trên khắp thế giới với các lời tiên tri trong lĩnh vực kinh tế, chính trị, y khoa….của
các nữ tiên tri ở đền Apollo, đồng thời tạo tiền đề cho sự phát triển của phương pháp dự
báo Delphi ngày nay. Đến thế kỷ 17, ông William Petty quan sát một chu kỳ kinh doanh
trong vòng 7 năm và đưa ra các lý thuyết cơ bản cho một dự báo hệ thống. Năm 1929 –
1930, công nghiệp dự báo phát triển mạnh tại Mỹ; tuy nhiên, cuộc khủng kinh tế sau đó
đã làm thay đổi mọi hoạt động của một nền kinh tế và gây khó khăn trong việc dự báo.
Năm 1936, Keynes với “Lý thuyết tổng quát” đã tạo ra cuộc cách mạng trong việc đánh
giá sự vận hành của một nền kinh tế và tạo bước ngoặc cho sự phát triển của ngành dự
báo. Sau chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc năm 1945, một số phương pháp dự báo chính
thức được giới thiệu và ứng dụng rộng rãi ở các nước Bắc Âu, sau đó lan rộng sang Anh
vào đầu thập niên năm 1950 và sử dụng phổ biến ở các nước phát triển vào thập niên
1960.
Ngày nay, với sự hỗ trợ của các phần mềm dự báo, các phương pháp dự báo ngày càng
hoàn thiện và người làm dự báo được đào tạo chuyên môn nên dự báo không còn gói gọn
trong phạm vi ứng dụng của các cơ quan nhà nước, các tổ chức phi chính phủ, các nhà
nghiên cứu…….mà nó mở rộng ra cho tất cả các đối tượng, thành phần kinh tế có nhu cầu
dự báo.

Chương 2: cơ sở lý thuyết
5


2.1.2 Sự cần thiết của dự báo

Với sự toàn cầu hóa nền kinh tế, bất cứ sự thay đổi tăng hay giảm của một nền kinh tế
cũng sẽ gây ra những tác động nhất định đến nền kinh tế của các nước còn lại và tạo ra
những bất ổn cho môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp. Dự báo sẽ giúp cho các
doanh nghiệp hiểu hơn về thị trường mình đang tham gia và nhìn thấy trước tương lai của
doanh nghiệp như lợi nhuận, chi phí, thị phần, nhu cầu về vốn và lao động… Trước đây,
việc dự báo thường do một bộ phận chuyên trách trong doanh nghiệp thực hiện và chủ
yếu dự báo về doanh số bán hàng. Ngày nay, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp được
đánh giá thông qua nhiều chỉ tiêu ngoài chỉ tiêu doanh số như mức độ đáp ứng nhu cầu
khách hàng, chi phí sử dụng vốn….nên dự báo trở thành một công cụ quan trọng và được
áp dụng tại hầu hết các phòng ban trong doanh nghiệp. Thông qua đó, lãnh đạo có tầm
nhìn toàn diện hơn về hoạt động của doanh nghiệp trước khi ra quyết định về chiến lược
và kế hoạch phát triển doanh nghiệp.
 Phòng kinh doanh : dự báo doanh số bán hàng, dự báo phát triển kênh phân
phối….
 Phòng tiếp thị : dự báo nhu cầu người tiêu dùng, dự báo thị phần, dự báo sản
phẩm mới….
 Phòng cung ứng : dự báo cung cầu hàng hóa, dự báo định mức tồn kho hàng
hóa, dự báo đầu tư kho bãi….
 Phòng tài chính : dự báo lãi-lỗ, dự báo chi phí sử dụng vốn, dự báo lưu chuyển
dòng tiền….
 Nhà máy : dự báo công suất sản xuất, tồn kho nguyên vật liệu….
 Phòng nhân sự : dự báo nhu cầu lao động
Đối với các cơ quan nhà nước, các tồ chức phi chính phủ, các nhà nghiên cứu và phân tích
chính sách thì dự báo các chỉ số kinh tế như lạm phát, lãi suất, tỷ lệ thất nghiệp, chỉ số
tiêu dùng, tốc độ tăng dân số….để xây dựng các chính sách kinh tế xã hội và chiến lược
phát triển của một nền kinh tế.

2.1.3 Phân loại dự báo


Dự báo có thể được phân loại dựa trên kết quả dự báo, qui mô dự báo và phương pháp dự
báo.
Dựa trên kết quả dự báo
Dựa trên kết quả dự báo, người ta có thể chia dự báo thành dự báo điểm và dự báo
khoảng. Dự báo điểm là kết qủa dự báo được biều hiện bằng một giá trị duy nhất và dự
báo khoảng là kết quả dự báo được cho trong một khoảng giá trị với một xác suất tin cậy
cho trước. Dự báo có thể là dài hạn, trung hạn và ngắn hạn. Các dự báo dài hạn cần thiết
Chương 2: cơ sở lý thuyết
6

khi doanh nghiệp xây dựng các chiến lược phát triển dài hạn nên loại dự báo này thường
được lãnh đạo cấp cao sử dụng. Các loại dự báo trung và ngắn hạn nhằm đáp ứng các kế
hoạch trong tương lai gần nên thường được lãnh đạo cấp trung và thấp sử dụng. Độ dài dự
báo càng xa thì mức độ chính xác càng thấp.

Dựa trên qui mô dự báo

Dựa trên qui mô dự báo, chúng ta sẽ có dự báo vi mô và dự báo vĩ mô. Dự báo vi mô
là dự báo trong phạm vi hẹp của một ngành kinh tế hoặc hoặc một bộ phận trong doanh
nghiệp. Dự báo vĩ mô là dự báo trong phạm vi rộng toàn bộ hoạt động của một nền kinh
tế hoặc của một doanh nghiệp.

Dựa trên phương pháp dự báo

Phương pháp định tính

Phương pháp định tính dựa vào kinh nghiệm và phán đoán của ban quản trị, các chuyên
gia và các chuyên viên. Các phương pháp định tính tiêu biểu gồm : ý kiến ban quản trị,
phương pháp Delphi, ý kiến lực lượng bán hàng và khảo sát ý kiến người tiêu dùng.

 Ý kiến ban quản trị là những quan điểm và phán đoán của lãnh đạo, chuyên gia
từ lĩnh vực bán hàng, tiếp thị, sản xuất, tài chính….Ý kiến ban quản trị là một
trong những nguồn lực quí giá trong quá trình làm dự báo vì họ là những người
hiểu rõ nhất tình hình hoạt động kinh doanh và mục tiêu phát triển của doanh
nghiệp. Người làm dự báo có thể thu thập ý kiến ban quản trị thông qua phỏng
vấn trực tiếp, tổ chức hội thảo hoặc cuộc họp ban quản trị. Ưu điểm của
phương pháp này là không cần dữ liệu đầy đủ và liên tục nhưng vẫn có thể thực
hiện dự báo một cách nhanh chóng, dễ dàng. Tuy nhiên, cần chú ý và khắc
phục hiện tượng không khách quan trong ý kiến của từng cá nhân vì có thể có
sự tác động của các thành viên khác trong nhóm.
 Phương pháp Delphi tương tự như phương pháp đánh giá ý kiến ban quản trị vì
cũng dựa vào phán đoán của các chuyên gia trong lĩnh vực cần dự báo nhưng
khác cách thức thực hiện. Phương pháp Delphi thu thập ý kiến chuyên gia
thông qua bảng câu hỏi được gửi trực tiếp đến từng cá nhân nên kết quả khách
quan hơn; tuy nhiên, phương pháp này cũng tồn tại một số nhược điểm như sự
chắc chắn nhận lại bảng trả lời từ các chuyên gia không cao, các ý kiến có thể
không hoàn toàn thỏa mãn yêu cầu của người làm dự báo và chi phí cao.
Chương 2: cơ sở lý thuyết
7

 Ý kiến lực lượng bán hàng là một trong những kênh thông tin quan trọng trong
qui trình dự báo của doanh nghiệp vì lực lượng bán hàng là cầu nối gữa khách
hàng và doanh nghiệp, họ hiểu nhu cầu và ước muốn của khánh hàng trong
tương lai. Ưu điểm lớn nhất của phương pháp này là doanh nghiệp dễ dàng nắm
bắt nhu cầu của từng phân khúc thị trường, sản phẩm mục tiêu, thói quen tiêu
dùng của khách hàng… Tuy nhiên, khi thị trường diễn biến phức tạp, vượt khả
năng kiểm soát của lực lượng bán hàng thì các dự báo từ lực lượng bán hàng
trở thành rào cản đối với doanh nghiệp vì cách nhìn bi quan của họ đối với kế
hoạch tương lai.
 Khảo sát ý kiến người tiêu dùng nhằm nhận dạng khuynh hướng mua sắm của

người tiêu dùng trong tương lai. Với cơ sở dữ liệu này, người làm dự báo có thể
dự đoán khả năng tăng hay giảm doanh số của một hoặc một nhóm sản phẩm
nào đó của doanh nghiệp.
Phương pháp định lượng
Phương pháp định lượng dựa vào các mô hình toán trên cơ sở dữ liệu quá khứ và giả sử
xu hướng vận động của các dữ liệu này sẽ lặp lại trong tương lai. Phương pháp định
lượng được chia thành hai nhóm : các mô hình chuỗi thời gian và mô hình nhân quả.
 Mô hình dự báo chuỗi thời gian nghĩa là dự báo giá trị tương lai của một biến
nào đó bằng cách phân tích số liệu quá khứ và hiện tại của chính biến số đó. Vì
vậy, các chuỗi dữ liệu có tính ổn định càng cao thì kết quả dự báo càng đáng tin
cậy. Các công cụ phân tích dữ liệu thường sử dụng đối với chuỗi thời gian là vẽ
đồ thị theo thời gian, giản đồ tự tương quan và kiểm định nghiệm đơn vị.
 Mô hình dự báo nhân quả dựa trên phân tích hồi qui, nghĩa là dựa vào kết quả
phân tích mối quan hệ giữa một biến phụ thuộc với một hay nhiều biến độc lập
(biến giải thích). Nói cách khác, mô hình nhân quả dự báo giá trị kỳ vọng của
một hay nhiều biến ngẫu nhiên dựa vào điều kiện của các biến ngẫu nhiên khác
đã được tính toán trước.
Với phương pháp định lượng, chúng ta sẽ có kết quả dự báo hoàn toàn khách quan và dễ
dàng chọn lựa mô hình dự báo tốt nhất thông qua việc so sánh sai số dự báo giữa các mô
hình. Tuy nhiên, các phương pháp định lượng cũng có hạn chế về sự thiếu chính xác trong
dự báo dài hạn và không thể đưa vào mô hình dự báo tất cả các yếu tố bên ngoài có tác
động đến kết quả dự báo.
Các chuyên gia dự báo cho rằng một phương pháp dự báo tốt thường có sự kết hợp giữa
phương pháp định lượng và phương pháp định tính. Nền kinh tế luôn vận động và thay
đổi nên giả định của phương pháp định lượng là dữ liệu tương lai có cùng bản chất với dữ
Chương 2: cơ sở lý thuyết
8

liệu trong quá khứ sẽ dễ gây ra sai lầm trong dự báo, do đó cần có sự góp ý của các
chuyên gia.

Bất kì dự báo định lượng nào cũng cần phải thực hiện 8 bước như sau:
 Xác định mục tiêu dự báo
 Chọn lựa sản phẩm dự báo
 Xác định độ dài thời gian dự báo
 Chọn mô hình dự báo
 Thu thập số liệu dự báo
 Phê chuẩn mô hình dự báo
 Tiến hành dự báo
 Áp dụng kết quả dự báo

Các phương pháp dự báo định lương theo mô hình chuỗi thời gian:

Nhu cầu thị trường luôn biến động theo thời gian và trong những điều kiện nhất định nó
biến đổi theo xu hướng các định. để phát hiện xu hướng phát triển của nhu cầu ta cần phải
thu thập số liệu trong quá khứ để được một dãy số liệu theo thời gian, thời gian ở đây có
thể là tháng, quý, năm.

Các biến đông xảy ra như sau:

 Có khuynh hướng tăng, giảm rõ rệt trong suốt thời gian theo dõi
 Biến đổi theo mùa
 Biến đổi theo chu kì
 Biến đổi ngẫu nhiên.
Trong dự báo các biến đổi ngẫu nhiên sẽ được tách khỏi mô hình hoặc chỉ được xem xét
đồng thời với các biến đổi còn lại.


đỉnh NC
Nhu cầu
đường xu hướng



đường NC thực tế



năm

Biểu đồ: biểu đồ minh họa sự biến đổi.

Chương 2: cơ sở lý thuyết
9

Phương pháp trung bình dịch chuyển (Moving Average)

Công thức:

F(t) =


(X
t-1
+X
t-2
+X
t-3
+ +X
t-n
)
với: n Số liệu quan sát trước thời điểm dự báo

F(t) Giá trị dự báo thời điểm t
X Giá trị thực ở thời điểm t -1
tiếp (giá trị trung bình) được tính theo công thức trên sẽ bị loại bỏ một giá trị quan sát
khởi đầu đó và đồng thời bổ sung một giá trị quan sát mới nhất kế tiếp. phương pháp này
sẽ tính toán giá trị dự báo dựa trên những giá trị quá khứ. Phương pháp này thường áp
dụng cho những chuối số liệu dao động đáng kể.
sự lựa chọn n là bao nhiêu tùy thuộc vào người nghiên cứu, độ chính xác dự báo cũng phụ
thuộc rất lớn vào cách chọn n. Thông thường nhà nghiên cứu lựa chọn n theo phương
pháp thử và sai với mục đích tìm ra sai số dự báo thấp nhất.
Bảng 2.1 Minh họa phương pháp: với n= 2

Tháng Nhu cầu thực Dự báo Sai lệch
1 22
2 21
3 25 (22+21)/2 3.5
4 27 (21+25)/2 4
5 35 (25+27)/2 9

với n=3

Tháng Nhu cầu thực Dự báo Sai lệch
1 22
2 21
3 25
4 27 (22+21+25)/3 4.3
5 35 (21+25+27)/3 10.6
6 29 (25+27+35)/3 0

Phương pháp trung bình dịch chuyển có trọng số:


Phương pháp này giống như phương pháp trên nhưng các dữ liệu lấy trung bình cộng
được gán cho các trọng số khác nhau. Thường sữ liệu gần với thời điểm dự báo nhất thì
gán trọng số càng lớn sao cho tổng các trọng số bằng 1. Tùy theo chủ quan của người dự
báo khi lấy trọng số khác nhau sẽ có kết quả dự báo khác nhau. khi trọng số của chuỗi dữ
liệu mà ta gán có giá trị bằng nhau thì mô hình này trở về mô hình trung bình dịch
chuyển.
Chương 2: cơ sở lý thuyết
10



Bảng 2.2 Minh họa phương pháp: với n= 2 và trọng số là 0.4 và 0.6

Tháng

Nhu cầu Bình quân dịch chuyển có trọng
số
Sai số tuyệt đối
1 50
2 60
3 55 60x0.6+50x0.4 1
4 70 55x0.6+60x0.4 13
5 50 70x0.6+55x0.4 14

T3= T2x0.6+T1x0.4 và cứ thế tiếp tục
Phương pháp này có hai nhược điểm chính:
- Số trung bình di động chưa cho chúng ta xu hướng phát triển của dãy số một cách tốt
nhất. Nó chỉ thể hiện sự vận động trong quá khứ chưa kéo dài sự vận động trong tương lai
- Số liệu cần dự trữ lớn, tính toán nhiều
Với n=3 giả sử dự báo cho tháng 12 thì trọng số tháng 11 là 0.5, tháng 10 là 0.3 và tháng

9 là 0.2

Phương pháp làm trơn hàm số mũ:

Kỹ thuật làm trơn hàm số mũ là một kỹ thuật tương tự như kỹ thuật trung bình dịch
chuyển có trọng số nhưng yêu cầu ít dữ liệu hơn
Công thức:
F(t+1)= F(t)+ α {Y(t)-F(t)}
với:
F(t)= trị số dự báo cho thời điểm t
Y(t)= trị số thực cho thời điểm t
α = hằng số làm trơn giữa 0 và 1
Để tiến hành kỹ thuật này, một trị dự báo ban đầu phải được đưa ra trước tiên sau đó các
trị số dự báo sẽ được lần lượt được tính.
Bảng 2.3 Minh họa: giả sử dự báo tháng 1 là 45 và α=0.6

Tháng Nhu cầu thực Dự báo Số lượng dự báo
1 45 45
2 50 45+0.6(45-45) 45
3 52 50+0.6(50-45) 53
4 56 52+0.6(52-50) 53.2




Chương 2: cơ sở lý thuyết
11

Phương pháp làm trơn hàm số mũ có xu hướng:


Phương pháp làm trơn hàm số mũ đơn giảm thường không thể hiện rõ xu hướng, để
làm rõ xu hướng ta sử dụng thêm kỹ thuật điều chỉnh xu hướng:
cách tiến hành như sau:
Bước 1: sử dụng phương pháp dự báo san bằng hàm số mũ đơn giản
Bước 2: xác định lượng điều chỉnh xu hướng
Công thức: T(t+1)= T(t)+ β {F(t+1)-F(t)}
Trong đó:
 T(t+1):lượng điều chỉnh xu hướng thời đoạn t+1
 T(t): lượng điều chỉnh xu hướng thời đoạn t
 β: hệ số san bằng xu hướng (0<β<1)
Bước 3: xác định dự báo theo xu hướng FT= F(t+1)+ T(t+1).
Bảng 2.4 Minh hoạ phương pháp với α=0.6 và β=0.4

Tháng Nhu cầu thực
Dự báo hàm số mũ đơn
giản
Lượn xu hướng FT
1 45 45 0 45
2 50 45+0.6(45-45) 0+0.4*(45-45) 45
3 52 50+0.6(50-45) 0+0.4*(53-45) 56.2
4 56 52+0.6(52-45) 3.2+0.4*(56.2-53) 60.88

Phương pháp dự báo nhu cầu dịch vụ theo mùa:

Có rất nhiều loại sản phẩm biến động theo mùa vì thế người ta dùng chỉ số thời vụ để
cân bằng lại con số dự báo ngoài các phương trên
chỉ số thời vụ được tính theo công thức:

Chỉ số mùa=
á ị  ì ủ á á ù ê

 ầ  ì ủ ấ ả á á  ã ố













Chương 2: cơ sở lý thuyết
12

Bảng 2.5 Minh họa: một doanh nghiệp thống kê sản lượng bán hàng như sau:

Tháng Nhu cầu
năm 1
Nhu cầu
năm 2
Trung bình
các tháng
cùng tên(4)
Trung bình
tất cả tháng
(5)
Chỉ số mùa

(4)/(5)
1 700 650 675 510 1.32
2 400 300 350 510 0.68
3 300 400 350 510 0.68
4 500 600 550 510 1.07
5 800 800 800 510 1.56
6 250 300 275 510 0.53
7 250 200 225 510 0.44
8 700 800 750 510 1.46
9 800 600 700 510 1.37
10 400 300 350 510 0.68
11 400 200 300 510 0.58
12 800 800 800 510 1.56

Giả sử năm thứ 3 công ty tổng sản lợn bán hàng là 7000
Số lượng dự báo các tháng =


*chỉ số mùa của tháng.

2.1.4 Đo lường sai số dự báo:

Vì chúng ta không mong đợi những kỹ thuật dự báo hoàn hảo, chúng ta cần có những
kỹ thuật đo lường để xác định độ chính xác của một dự báo. Dĩ nhiên, bất cứ một sự đo
lường chính xác thì cũng chỉ là những kỹ thuật có ích dựa trên dữ liệu quá khứ. Điều này
có thể hoặc không thể hiện sự chính xác của những kỹ thuật sự báo tương lai. Cần sử
dụng nhiều kỹ thuật đo lường tôt khác nhau bởi vì chúng ta phải đo lường cả khuynh
hướng của sai số dự báo và phạm vi của sai số dự báo
Độ lệch =
∑ (

á ị ựá ị ự á
)






Độ lệch trung bình tuyệt đối MAD ( Mean Absolute Deviation)
MAD=

 ố ự á ờ đạ ứ 












Chương 2: cơ sở lý thuyết
13

2.2 HOẠCH ĐỊNH NHU CẦU NGUYÊN VẬT LIỆU

2.2.1 Giới thiệu về phương pháp hoạch định nhu cầu vật tư


Hoạch định nhu cầu vật tư là một hệ thống lập kế hoạch sản xuất và quản lí tồn kho
bằng phần mềm. Nó thể hiện kế hoạch sản xuất từ nguyên vật liệu cho đến sản phẩm cuối
cùng. Kết quả cho ra yêu cầu sản xuất hay là mua hàng và lịch tái điều độ cần thiết.
Vật tư chia làm hai loại độc lập và phụ thuộc. Vật tư độc lập khi có nhu cầu không có mối
quan hệ với những loại vật tư khác, vật liệu độc lập như thành phẩm hay phục tùng
thường có dạng nhu cầu liên tục, xác định nhưng không thay đổi do ảnh hưởng ngẫu
nhiên của thị trường. Ngược lại, vật tư phụ thuộc có nhu cầu phụ thuộc vật tư cấp cao hơn
của nó. Vật tư phụ thuộc thường gặp như nguyên liệu, chi tiết, bán thành phẩm.
Nhu cầu vật tư phụ thuộc là nhu cầu vừa đúng lúc, được suy từ nhu cầu vật tư độc lập và
không cần dự báo. Nhu cầu vật tư phụ thuộc có dạng không liên tục và thay đổi.
Hệ thống nhu cầu vật tư là hệ thống hoạch định nhu cầu vật tư phụ thuộc và là hệ thống
nhu cầu theo thời gian. Kế hoạch cung ứng vật tư dựa trên lịch sản xuất chính cho ta biết
được nguyên vật liệu nào cần và khi nào sử dụng chúng. Hoạch định nhu cầu vật tư cho ta
kế hoạch của tất cả nguyên vật liệu và chi tiết theo thời gian để sản xuất ra sản phẩm
chính dựa vào lịch sản xuất.
Như vậy khoảng thời gian thực hiện lịch sản xuất cũng chính là khoảng thời gian để lập
kế hoạch nhu cầu vật tư và các chi tiết. Do đó lịch sản xuất chính và hoạch định nhu cầu
vật tư là những nhân tố được dùng trong quá trình lập kế hoạch để có được ngày tới hạn
chính xác để sử dụng các nguyên vật liệu. Chính vì thế nguyên vật liệu nào cần sử dụng
và khi nào sử dụng sẽ được ưu tiên lập kế hoạch.
Trong quản trị tồn kho, chúng ta nghiên cứu dạng tồn kho độc lập và khi thay đổi hàng
tồn kho của loại này không ảnh hưởng đến loại khác. Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu
nghiên cứu dạng tồn kho phụ thuộc, hàng tồn kho này có thể được cấu tạo bởi nhiều chi
tiết khác nhau, nhu cầu chi tiết phụ thuộc vào chi tiết khác
Mục tiêu chính của MRP là cung cấp thông tin để biết được khi nào cần phát đơn đăt
hàng, được áp dụng trong việc mua hàng ngoài và cả trong việc đặt hàng nội bộ công ty.
 Bảng điều độ sản xuất chính cung cấp thông tin về loại nguyên vật liệu, số lượng
cần và thời gian cần
 Bảng danh sách vật tư sẽ liệt kê tất cả các loại vật tư cần thiết cho sản xuất

 Kiểm tra tồn kho được dùng để xác định lượng tồn kho hiện tại có đáp ưungs đủ
đơn hàng hay không hay phải đặt hàng thêm.








Chương 2: cơ sở lý thuyết
14

2.2.2 Các bước cơ bản của MRP

 Xác định nhu cầu vật tư
 Dùng MRP đưa ra các kiến nghị
 Thi hành các kiến nghị

2.2.3 Thành phần của MRP

2.2.3.1 Đầu vào của MRP

a. Kế hoạch sản xuất tổng thể ( Master Production Scheduling)
MPS không phải là hệ thống hay kỹ thuật kiểm soát mà chỉ là một hệ thống thông tin
để ra quyết định. MPS cho biết những gì sản xuất trong một thời gian ngắn xác định để
đáp ứng nhu cầu. Nó chỉ ra kế hoạch sản xuất cho tất cả các sản phẩm cuối cùng. MPS
cho biết số lượng sản phẩm cuối cùng, dựa vào dự báo và đơn đặt hàng của khách hàng,
lên kế hoạch và khi nào thì dùng đến, mps là dầu vào và là hướng đi của MRP. Đây là
bước đầu tiên để thực hiện kế hoạch sản xuất toàn bộ công ty. mps tốt bấy nhiêu thì mrp

tốt bấy nhiêu
MPS được thiết lập cho những sản phẩm cuối cùng. Vì thế, trong môi trường sản xuất
theo đơn hàng thì sản phẩm cuối cùng thường lag đơn hàng còn môi trường sản xuất tồn
kho những sản phẩm cuối cùng thường là những sản phẩm hay bộ phận thay thế hay lắp
ráp
MSP hoạch định theo thời gian thường là một tuần. Vì vậy có thòi gian phụ thuộc
nhu cầu của nhà máy. Thời gian hoạch định tối thiểu phải lớn nhất trong các thời gian
mua nguyên liệu và sản xuất cho mọi sản phẩm hoạch định
Lưu ý rằng MPS được phát triển từ việc dự báo cho sản phẩm cuối cùng nhưng nó không
giống như dự báo
Báo cáo của mps cho chúng ta biết được độ cân bằng sẳn sàng và sẳn sàng để thực
hiện một đơn hàng mới

b. Bảng cấu trúc sản phẩm

BOM là bản sanh sách tất cả bán thành phẩm, chi tiết, vật tư để tạo nên sản phẩm cuối
cùng nhằm biết được số lượng các chi tiết để tạo nên một sản phẩm. Mỗi sản phẩm có
một BOM khác nhau
trong khi lịch sản xuất chính hoạch định có bao nhiêu sản phẩm phải sẵn sàng theo một
chu kì để thỏa mãn độc lập thì bảng cấu trúc sản phẩm được sử dụng để phân phối số
lượng của những bộ phận phụ thuộc được yêu cầu để làm nên một sản phẩm. PSR theo
những mức được thực hiện bằng phương pháp được quy định trong quá trính sản xuất từ
nguyên vật liệu thô và linh kiện ở mức thấp nhất tới những bước theo sau rồi đến cuối
cùng là mức cao nhất của sản phẩm.


Chương 2: cơ sở lý thuyết
15

c. Tồn kho nguyên vật liệu:


Là bảng thống kê tình trạng tồn kho nguyên vật liệu cho sản xuất cà thành phẩm vào
cuối mỗi ngày là thông tin cho chúng ta biêt khả năng đáp ứng sản xuất và khi nào bắt đầu
đặt hàng. đầy là thông tin quan trọng nên phải có đọ chính xác cao

2.2.3.2 Đầu ra MRP



Như đã thông tin từ trước MRP lấy thông tin từ MPS cho các sản phẩm cuối cùng và xác
định nhu cầu tổng của các bộ phận theo nhu cầu được cho trong bảng ghi nhận cấu trúc
sản phẩm. Việc xác định bằng cách nhân số sản phẩm cuối cùng với số lượng mỗi bộ
phận yêu cầu để tạo nên sản phẩm. Từ đó xác định bộ phận hay vật liệu nào được yêu cầu
và với số lượng bao nhiêu để tạo nên sản phẩm. Bằng việc tham chiếu đến bảng ghi trạng
thái tồn kho, lượng tổng xác định chính xác từ việc trừ đi lượng tồn kho có sẵn.

2.3 Xác định kích cỡ lô hàng

2.3.1 Mô hình cần lô nào cấp lô đó (Lot for lot):

Từ bảng dự báo nhu cầu khách hàng, ta có nhu cầu về sản lượng hàng quý. Kiểm tra tồn
kho để xác định nhu cầu của các quý. Sau đó dựa vào thời gian đặt hàng của nguyên vật
liệu để đặt hàng theo lô.
Bảng 2.6: nhà máy có nhu cầu về nguyên vật liệu A của quý I và quý II năm 2010 như
sau:
Quý I II
Nhu cầu 2,000 3,000






Hoạch định nhu cầu vật tư (MRP)
Kế hoạch tạo đơn hàng
Đơn hàng mua Đơn hàng làm Tái điều độ
Chương 2: cơ sở lý thuyết
16

Thời gian đặt hàng từ lúc đặt hàng tới lúc giao hàng là 1 tháng thì phương án cần lô
nào cấp lô đó.

Tháng
12/2009
Quý I/2010 Tháng 2/2010 Quý II/2010
Nhu cầu 2,000 3,000
Đặt hàng 2,000 3,000

Nếu thời gian đặt hàng là 3 tháng thì ta có:

Quý IV/2009 I/2010 II/2010
Nhu cầu 2,000 3,000
Đặt hàng 2,000 3,000

2.3.2 Mô hình lượng đặt hàng kinh tế (EOQ- Economic Order Quantity)

Các giả thiết áp dụng mô hình:

 Nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu hàng tháng (D) được xác định
 Chi phí đặt hàng (S) không phụ thuộc vào số lượng đặt hàng
 Chi phí tồn trữ (H) là tuyến tính theo số lượng tồn kho

 Toàn bộ khối lượng hàng hóa của đơn hàng giao cùng thời điểm
 Thời gian kể từ lúc đặt hàng tới lúc nhận hàng được xác định.
Lượng đặt hàng tối ưu tính bằng công thức:
Q =




ĐIỂM TÁI ĐẶT HÀNG TRONG MÔ HÌNH:

Q


R

0 thời gian

L
Mô hình tái đặt hàng.

 L: khoảng thời gian từ lúc đặt hàng đến lúc nhận hàng
 d: nhu cầu ngày
 Q: lượng đặt hàng kinh tế
Điểm tái đặt hàng: R= L*d
Chương 2: cơ sở lý thuyết
17

Điểm tái đặt hàng có xét đến tồn kho an toàn: R= L*d+ tồn kho an toàn
Số lượng đặt hàng= Q+ tồn kho an toàn


2.3.3 Mô hình lượng đặt hàng theo lô sản xuất (POQ- Production Order Quantity)

Các giả thiết áp dụng mô hình
 Nhu cầu, chi phí tồn trữ và chi phí đặt hàng của một loại vật liệu có thể ước lượng
được
 Không sử dụng tồn kho an toàn, vật liệu được cung cấp theo mức đồng nhất (d) và
tất cả vật liệu được dùng hết toàn bộ khi đơn hàng kế tiếp về đến
 Mức cung cấp lớn hơn mức sử dụng (p>d)
Lượng đặt hàng tối ưu tính bằng công thức:
Q=

...
.
(

)


Chi phí tồn kho theo mô hình này như sau
Tổng chi phí tồn kho/năm= Chi phí tồn trữ /năm+ Chi phí đặt hàng/năm
Hay
TC=
.
(

)

x H +



x S

2.3.4 Các quy tắc xác định tồn kho an toàn:

Khi nhu cầu có phân phối rời rạc:

Khi nhu cầu không chắc chắn thì điểm tác đặt hàng được xác định sao cho đáp ứng toàn
bộ nhu cầu hợp lí trong khoảng thời gian đặt hàng. Điểm tái đặt hàng được xác định như
sau:
Điểm tái đặt hàng (ROP) = nhu cầu kì vọng trong khoảng thời gian đặt hàng (EDDLT)+
lượng tồn trữ an toàn (SS)
Suy ra: SS= ROP-EDDLT
EDDLT = nhu cầu trung bình/ngày * khoảng thoảng thời gian đặt hàng trung bình

Khi nhu cầu có phân phối chuẩn:

Khi nhu cầu tuân theo phân phối chuẩn liên tục (số sản phẩm lớn trong khoảng thời đặt
hàng) thì xem như EDDLT tuân theo phân phối chuẩn với 2 tham số là µ và δ
với là độ lệch chuẩn của DDLT(δ
DDLT
), đồng thời biết được mức độ đáp ứng là x%, {(1-
x%) là mức độ thiếu hàng}
SS= z * δ
DDLT
Khi đó giá trị z được tra từ bảng phân phối chuẩn.
Chương 3: Tổng quan về công ty
18

CHƯƠNG 3
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẨN HÀNG GIA DỤNG

QUỐC TẾ (ICP)
Trước khi đi vào dự báo và hoạch định nhu cầu vật tư cho công ty, tôi xin giới thiệu tổng
quan về công ty ICP để độc giả hiêu được cách thức hoat động, quy trình sản xuất, sản
phẩm, nhiệm vụ và chức năng của vài phòng ban
Các nội dung chính:
1. Thông tin chung
2. Lịch sử hình thành và phát triển
3. Sơ đồ tổ chức nhà máy
4. Sản phẩm
5. Kênh phân phối
6. Kết quả hoạt động kinh doanh
7. Thị trường và đối thủ cạnh tranh
8. Quy trình công nghệ sản xuất dầu gội X-MEN
9. Phòng Cung Ứng

3.1. THÔNG TIN CHUNG

Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG GIA DỤNG QUỐC TẾ
(Địa chỉ trụ sở chính: 39 B Trường Sơn Quận Tân Bình Thành Phố Hồ Chí Minh)
Tên tiếng anh: International Comsumer Product Corporation
Trang web: icpvn.com

3.2. Lịch sử hình thành và phát triển

Lịch sử hình thành

Năm 2001, hai người bạn làm trong lĩnh vực khác nhau đã chung tay xây dựng ICP với
mong ước tạo nên sự khác biệt: công ty nội địa đạt tiêu chuẩn toàn cầu, cung cấp sản
phẩm và dịch vụ đẳng cấp quốc tế cho người tiêu dùng.
Sơ khởi, công ty đưa ra thị trường nước tẩy rửa rau quả trái cây nhãn hiệu Vegy. Mặc

dù hạn chế về nguồn lực tiếp thị, Vegy vẫn tạo nên dấu ấn đặc biệt và được các gia đình
tin dùng.
Bước ngoặt lớn nhất góp phần đưa ICP trở thành công ty hàng đầu trong lĩnh vực hoá
mỹ phẩm chính là sự ra đời của dầu gội đầu dành cho nam giới nhãn hiệu X-men. Một
năm sau đó, dòng sản phẩm này đã nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường để đứng đầu phân
khúc.

×