ðẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ðẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ðẠI HỌC
DỰ BÁO NHU CẦU SẢN XUẤT VÀ
HOẠCH ðỊNH NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY
TNHH NHÀ MÁY BIA VIỆT NAM
ðỖ THỊ KIM LIÊN
Tp. HCM, 12/2010
ðẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ðẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ðẠI HỌC
DỰ BÁO NHU CẦU SẢN XUẤT VÀ
HOẠCH ðỊNH NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY
TNHH NHÀ MÁY BIA VIỆT NAM
Sinh viên : ðỖ THỊ KIM LIÊN
MSSV : 70601226
GVHD : Th.S ðƯỜNG VÕ HÙNG
STT
:
Tp. HCM, 12/2010
ðại Học Quốc Gia Tp.HCM
TRƯỜNG ðH BÁCH KHOA
Số:__________ /BKðT
KHOA: Quản Lý Công Nghiệp
BỘ MÔN: QLSX và ðiều hành
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ðộc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
HỌ VÀ TÊN: ðỖ THỊ KIM LIÊN MSSV: 70601226
NGÀNH: QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP LỚP: QL06BK02
1. ðầu ñề luận văn:
DỰ BÁO NHU CẦU SẢN XUẤT VÀ HOẠCH ðỊNH NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG
TY TNHH NHÀ MÁY BIA VIỆT NAM
2. Nhiệm vụ luận văn (yệu cầu về nội dung và số liệu ban ñầu):
- Tìm hiểu hoạt ñộng dự báo nguyên vật liệu tại công ty.
- Nhận diện vấn ñề cần giải quyết.
- Ứng dụng một số phương pháp dự báo ñể dự báo sản lượng tiêu thụ của công ty
qua 3 tháng 11-12/2010 và tháng 1/2011.
- Từ sản lượng dự báo tiến hành hoạch ñịnh nhu cầu nguyên vật liệu cần thiết.
- ðề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn công tác dự báo nhu cầu nguyên
vật liệu tại công ty.
3. Ngày giao nhiệm vụ: 20/09/2010
4. Ngày hoàn thành nhiệm vụ:
5. Họ và tên người hướng dẫn: Phần hướng dẫn
Th.S ðường Võ Hùng 100%
Nội dung và yêu cầu LVTN ñã ñược thông qua Khoa
Ngày tháng năm 2010
CHỦ NHIỆM KHOA
(Ký và ghi rõ họ tên)
PHẦN DÀNH CHO KHOA, BỘ MÔN:
Người duyệt (chấm sơ bộ):____________________
ðơn vị: ___________________________________
Ngày bảo vệ:_______________________________
ðiểm tổng kết:______________________________
Nơi lưu trữ luận văn:_________________________
NGƯỜI HƯỚNG DẪN CHÍNH
(Ký và ghi rõ họ tên)
i
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập tại Khoa Quản Lý Công Nghiệp tôi ñã nhận ñược sự dạy
dỗ, truyền ñạt kiến thức, kinh nghiệm và giúp ñỡ tận tình của Quý Thầy Cô. Nhờ ñó
tôi ñã trang bị ñược những kiến thức cần thiết và kinh nghiệm làm việc cũng như kinh
nghiệm sống trước khi bước vào môi trường làm việc xã hội.
Tôi xin chân thành cảm ơn Quý thầy cô khoa Quản Lý Công Nghiệp, trường ðại Học
Bách Khoa TP.HCM ñã tận tình giảng dạy, truyền ñạt cho tôi những kiến thức và kinh
nghiệm giúp tôi áp dụng tốt những kiến thức này vào quá trình thực hiện luận văn. ðặc
biệt là Thầy ðường Võ Hùng người ñã tận tình hướng dẫn và góp ý trong suốt thời
gian vừa qua, giúp tôi có thể hoàn thành luận văn một cách tốt nhất.
ðồng thời tôi cũng gởi lời cảm ơn tất cả các anh chị trong công ty Bia Việt Nam, ñặc
biệt là các anh chị ở bộ phận Kế Hoạch ñã nhiệt tình giúp tôi hoàn thành tốt quá trình
làm luận văn.
Cuối cùng tôi xin gởi lời cảm ơn ñến gia ñình và bạn bè ñã chia sẻ và ñộng viên tôi
trong suốt thời gian qua.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 21 tháng 12 năm 2010
Sinh viên
ðỖ THỊ KIM LIÊN
ii
TÓM TẮT ðỀ TÀI
Việc hoạch ñịnh nguyên liệu nấu bia ở công ty TNHH Nhà Máy Bia Việt Nam rất
ñược chú trọng nhưng do sự biến ñộng lớn về thị trường nguyên liệu và tiêu thụ bia
nên việc hoạch ñịnh luôn cần phải ñiều chỉnh gây ảnh hưởng ñến việc hoạch ñịnh và
sản xuất. Do ñó, ñề tài “dự báo nhu cầu sản xuất và hoạch ñịnh nhu cầu nguyên vật
liệu tại công ty TNHH Nhà Máy Bia Việt Nam”. Nhằm thực hiện với mục tiêu sau
- Tìm hiểu công ty và hoạt ñộng dự báo nguyên vật liệu tại công ty
- Nhận diện vấn ñề cần giải quyết.
- Ứng dụng một số phương pháp dự báo ñể dự báo sản lượng tiêu thụ của công ty
qua 3 tháng 11-12/2010 và tháng 1/2011.
- Từ sản lượng dự báo tiến hành hoạch ñịnh nhu cầu nguyên vật liệu cần thiết
- ðề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn công tác dự báo nhu cầu ngyên
vật liệu tại công ty.
ðể thực hiện ñề tài này tác giả ñã tiến hành thu thập thông tin và số liệu cần thiết qua
phỏng vấn, quan sát các anh chị trong các phòng ban và do công ty cung cấp.
Dựa vào thông tin về sản lượng tiêu thụ từ năm 2008 ñến tháng 10/2010 tác giả áp
dụng các phương pháp dự báo ñể dự báo tìm ra phương pháp dự báo tối ưu nhất có sự
sai lệch giữa dự báo và thực tế là thấp nhất. Sau ñó áp dụng phương pháp này ñể dự
báo sản lượng tiêu thụ của 3 tháng 11-12/2010 và tháng 1/2011.
Dùng kết quả dự báo sản lượng tiêu thụ tìm ñược kết hợp với thông tin tồn kho sản
phẩm ñể dự báo sản lượng cần phải sản xuất và nguyên liệu cần cho sản xuất. Sau ñó
kết hợp thông tin tồn kho nguyên liệu ñể dự báo nguyên liệu cần ñặt mua. Tác giả ñã
sử dụng một số công cụ hỗ trợ trong excel ñể tính toán ra kết quả rồi rút ra kết luận
Tác giả ñã hy vọng rằng kết quả của dự báo và kiến nghị sẽ giúp ích phần nào công tác
dự báo, hoạch ñịnh nguyên liệu tại công ty.
iii
Mục lục
CHƯƠNG 1: MỞ ðẦU
1.1. LÝ DO HÌNH THÀNH ðỀ TÀI 2
1.2. MỤC TIÊU ðỀ TÀI 3
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3
1.4. Ý NGHĨA THỰC HIỆN ðỀ TÀI 3
1.5. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN 3
1.5.1. Phương pháp thu thập thông tin 3
1.5.2. Mô hình nghiên cứu 4
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 GIỚI THIỆU DỰ BÁO………………………………………………….… 6
2.2 PHƯƠNG PHÁP DỰ BÁO ðỊNH TÍNH………………………………… 8
2.2.1 Lấy ý kiến của ban ñiều hành…………………………………… 8
2.2.2 Lấy ý kiến của người bán hàng…………………………………… 9
2.2.3 Phương pháp chuyên gia (Delphi)…………………… ……… … 9
2.2.4 Phương pháp ñiều tra người tiêu dung 10
2.3 PHƯƠNG PHÁP DỰ BÁO ðỊNH LƯỢNG……………………… …… 11
2.3.1 Phương pháp trung bình dịch chuyển (Moving Average)…… … 11
2.3.2 Phương pháp trung bình dịch chuyển có trọng số…………….… 11
2.3.3 Phương pháp làm trơn hàm số mũ……………………………… 12
2.3.4 Phương pháp tính theo phần trăm của các thời ñoạn trong chuỗi thời gia
ñang xét…………………………………………………… …… 13
2.4 LỰA CHỌN MÔ HÌNH DỰ BÁO…………………………………… 13
2.5 HOẠCH ðỊNH NHU CẦU VẬT LIỆU ………………………………… 14
2.5.1 Mở ñầu…………………………………………………………… 14
2.5.2 Thành phần của hệ thống hoạch ñịnh………………………… … 16
2.5.3 Trình tự lập kế hoạch nguyên vật liệu ………………………… … 17
2.5.4 ðảm bảo sự thích ứng của hệ thống MRP với sự thay ñổi môi
trường………… … 18
CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU CÔNG TY
3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH …………………………………… …… 22
iv
3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC……………………………………………… … 24
3.3 QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT BIA……………………………………… 27
3.3.1 Nguyên liệu………………………………………… …… 27
3.3.2 Quy trình…………………………………………………… 28
3 4 GIỚI THIỆU BỘ PHẬN KẾ HOẠCH
3.4.1 Chức năng………………………………… ………… 30
3.4.2 Nhân sự …………………………………… ………… 30
3.5 NHỮNG KHÓ KHĂN VÀ THUẬN LỢI NHÌN CHUNG TẠI CÔNG TY
……………………………………………………………… …… 30
CHƯƠNG 4: DỰ BÁO SẢN LƯỢNG TIÊU THỤ VÀ HOẠCH ðỊNH NHU CẦU
NGUYÊN VẬT LIỆU
4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH……………………………… …….… 32
4.2 NHẬN DIỆN VẤN ðỀ………………………………………… … 36
4.2.1 Công tác dự báo và hoạch ñịnh nhu cầu vật liệu tại nhà máy bia Việt
Nam
4.2.2 Vấn ñề cần giải quyết của ñề tài
4.3 DỰ BÁO SẢN LƯỢNG TIÊU THỤ……………………… ………… 37
4.3.1 SẢN LƯỢNG TIÊU THỤ TRONG THỜI GIAN QUA… … 37
4.3.2 CÁC PHƯƠNG PHÁP DỰ BÁO SẢN LƯỢNG TIÊU THỤ 38
4.3.2.1 Phương pháp trung bình dịch chuyển……………… …… 39
4.3.2.2 Phương pháp trung bình dịch chuyển có trọng số……… 41
4.3.2.3 Phương pháp làm trơn hàm số mũ…………………… … … 43
4.3.2.4 Phương pháp dự báo theo tỷ lệ phần trăm cho từng tháng … 44
4.3.3 LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP…………………………… … 46
4.4 TÍNH SẢN LƯỢNG CẦN SẢN XUẤT…………………………… ….47
4.5 HOẠCH ðỊNH NHU CẦU NGUYÊN VẬT LIỆU……………… …… 47
4.6 KẾT LUẬN 50
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1 KẾT LUẬN……………………………… … 51
5.2 KIẾN NGHỊ……………………… ………… 52
v
DANH SÁCH BẢNG BIỂU
Tên bảng Trang
Bảng 2.1 minh họa phương pháp trung bình dịch chuyển có trọng số 12
Bảng 4.1 Sản lượng tiêu thụ bia từ năm 2008 ñến 10/2010 38
Bảng 4.2 Kết quả dự báo theo phương pháp trung bình dịch chuyển 40
Bảng 4.3 Kết quả dự báo theo phương pháp trung bình dịch chuyển có trọng số 42
Bảng 4.4 Kết quả dự báo theo phương pháp làm trơn hàm số mũ 43
Bảng 4.5 Tỉ lệ trung bình phần trăm sản lượng tiêu thụ cho từng tháng trong năm 44
Bảng 4.6 Kết quả dự báo theo Phương pháp dự báo theo tỷ lệ phần trăm cho từng
tháng 45
Bảng 4.7 Bảng so sánh ñộ lệch tuyệt ñối trung bình giữa các phương pháp 46
Bảng 4.8 Dự báo tổng sản lượng sản xuất 47
Bảng 4.9 dự báo sản lượng sản xuất cho từng loại bia 47
Bảng 4.10 ðịnh mức tiêu hao nguyên vật liệu cho việc nấu 1000 lít bia 48
Bảng 4.11 Dự báo nhu cầu nguyên vật liệu cần cho sản xuất cho Bia Tiger 48
Bảng 4.12 Dự báo nhu cầu nguyên vật liệu cần cho sản xuất cho Bia Heineken 48
Bảng 4.13 Dự báo tổng nhu cầu nguyên vật liệu cần cho sản xuất 49
Bảng 4.14 Dự báo lượng nguyên liệu cần mua cho quá trình sản xuất 49
vi
DANH SÁCH HÌNH VẼ
Hình 1.1 Mô hình thực hiện 4
Hình 2.1 Quá trình hoạch ñịnh nhu cầu nguyên liệu 6
Hình 2.2. Sơ ñồ phân tích kết cấu sản phẩm 17
Hình 3.1 Sơ ñồ tổ chức của công ty 26
Hình 3.2 Các nguyên liệu chính 28
Hình 3.3 Quy trình nấu bia 28
Hình 4.1 Biểu ñồ phân khúc thị trường các sản phẩm bia theo khối lượng tiêu thụ 33
Hình 4.2 Biểu ñồ thị phần bia Việt Nam 34
Hình 4.3 Biểu ñồ theo dõi sản lượng tiêu thụ qua các năm của công ty 37
Hình 4.2 Biểu ñồ so sánh giữa sản lượng dự báo và sản lượng thực tế theo phương
pháp dự báo theo tỷ lệ phần trăm, cho từng tháng 46
Chương 1: Mở ñầu
1
CHƯƠNG 1: MỞ ðẦU
Chương mở ñầu sẽ trình bày tóm tắt về lý do hình thành ñề tài, mục tiêu nghiêm cứu, ý
nghĩa, phạm vi nghiêm cứu và phương pháp nghiên cứu thực hiện ñề tài, gồm các mục
sau
1.1 LÝ DO HÌNH THÀNH ðỀ TÀI
1.2 MỤC TIÊU ðỀ TÀI
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4 Ý NGHĨA THỰC HIỆN ðỀ TÀI
1.5 PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
1.5.1Phương pháp thu thập thông tin
1.5.2 Mô hình nghiên cứu
Chương 1: Mở ñầu
2
1.1. LÝ DO HÌNH THÀNH ðỀ TÀI
Trong nền kinh tế thị trường, mỗi doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải có
những phương án sản xuất và chiến lược kinh doanh có hiệu quả. ðể làm ñược ñiều
ñó, các doanh nghiệp phải luôn cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm các
yếu tố ñầu vào, hạ giá thành sản phẩm.
Trong các yếu tố ñầu vào nguyên vật liệu là yếu tố quan trọng nhất. Nguyên vật liệu là
cơ sở vật chất chủ yếu hình thành nên sản phẩm mới, vì vậy chất lượng của sản phẩm
sẽ phụ thuộc phần lớn vào nguyên vật liệu dùng ñể sản xuất sản phẩm. Hơn nữa,
nguyên vật liệu là một trong những yếu tố không thể thiếu ñược trong bất kỳ quá trình
sản xuất nào, chúng ñóng một vai trò rất quan trọng chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ
chi phí của doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh rất nhiều loai sản
phẩm khác nhau và có xu thế ngày càng ña dạng hóa những sản phẩm của mình. ðể
sản xuất mỗi loại sản phẩm lại ñòi hỏi nguyên vật liệu rất ña dạng, nhiều chủng loại
khác nhau. Hơn nữa lượng nguyên vật liệu cần sử dụng vào nhưng thời ñiểm khác
nhau thường xuyên thay ñổi.
Do ñó việc hoạch ñịnh nhu cầu nguyên vật liệu ñược coi là nhiệm vụ quan trọng của
mỗi doanh nghiệp. Việc hoạch ñịnh quản lý tốt nguồn vật tư ñảm bảo cho quá trình sản
xuất diễn ra nhịp nhàng, thoả mãn nhu cầu của khách hàng trong mọi thời ñiểm. Tổ
chức hoạch ñịnh nhu cầu nguyên vật liệu tốt sẽ cung cấp kịp thời, chính xác cho các
nhà quản lý và các bộ phận chức năng trong doanh nghiệp, cung cấp thông tin cho việc
hoạch ñịnh tài chính và chi phí sản xuất. ðể từ ñó có thể ñưa ra phương án sản xuất
kinh doanh có hiệu quả, hạ thấp chi phí góp phần nâng cao lợi nhuận .
Thời gian gần ñây thị trường giá cả các nguyên vật liệu ngành bia tăng cao giá nguyên
liệu chính là malt lên ñến 800 USD/tấn làm việc sản xuất kinh doanh cũng như doạch
ñịnh nguyên liệu gặp khó khăn cộng với nhu cầu tiêu thụ bia ngày càng cao nhất là
trong dịp cuối năm, tốc ñộ tăng trưởng tiêu thụ bia năm 2010 trên 15%. Thị trường
hiện nay có khá nhiều công ty sản xuất bia chiếm thị phần lớn trong ñó lớn nhất là
Công ty bia Sài Gòn chiếm 35% cùng với việc bia nhập khẩu ñang ồ ạt nhập vào nước
ta thị trường bia càng trở nên sôi ñộng và cạnh tranh gay gắt hơn.
Công ty TNHH Nhà Máy Bia Việt Nam trụ sở tại thành phố Hồ Chí Minh là công ty
hàng ñầu chuyên sản xuất các dòng bia cao cấp Heineken và Tiger, trong năm vừa qua
sản lượng bán ra tăng mức dự kiến. ðể ñảm bảo ổn ñịnh sản xuất, thỏa mãn nhu cầu
của khách hàng và tăng khả năng cạnh tranh công tác hoạch ñịnh nguyên vật liệu luôn
ñược công ty chú trọng. Xong do tình hình thị trường nguyên liệu không ổn ñịnh cũng
như mức tăng trưởng tiêu thụ cao công tác hoạch ñịnh nhu cầu nguyên liệu cần cho
sản xuất cũng gặp không ít khó khăn ñôi khi dẫn ñến thiếu hụt, nhận thấy ñược các vấn
ñề tác giả ñi sâu vào nghiên cứu ñề tài “dự báo nhu cầu sản xuất và hoạch ñịnh
nguyên vật liệu tại công ty TNHH Nhà Máy Bia Việt Nam”. Nhằm ñưa ra một số
giải pháp hoàn thiện hơn công tác hoạch ñịnh nguyên liệu tại ñây.
Chương 1: Mở ñầu
3
1.2. MỤC TIÊU ðỀ TÀI
Tìm hiểu hoạt ñộng dự báo nguyên vật liệu tại công ty.
Nhận diện vấn ñề cần giải quyết.
Ứng dụng một số phương pháp dự báo ñể dự báo sản lượng tiêu thụ của công ty
qua 3 tháng 11-12/2010 và tháng 1/2011.
Từ sản lượng dự báo tiến hành hoạch ñịnh nhu cầu nguyên vật liệu cần thiết.
ðề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn công tác dự báo nhu cầu nguyên
vật liệu tại công ty.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
ðề tài ñược thực hiện tại bộ phận Planning của Công ty TNHH Nhà máy bia
Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh, tập trung dự báo nguyên liệu cho hai sản
phẩm Heineken và Tiger.
Do giới hạn về thời gian và nguồn lực nên việc dự báo và hoạch ñịnh nhu cầu
vật tư trong ngắn hạn (tháng 11,12/2010 và 01/2011).
Hoạch ñịnh nhu cầu các loại nguyên liệu chính, có số lượng lớn phục vụ trực
tiếp cho việc sản xuất sản phẩm.
1.4. Ý NGHĨA THỰC HIỆN ðỀ TÀI
Khi thực hiện ñề tài luận văn tôi mong muốn ñề tài có một giá trị nhất ñịnh
trước tiên là cho bản thân tác giả sau là góp phần nhỏ giá trị nghiên cứu cho
công ty:
ðối với người thực hiện: có cơ hội tiếp cận thực tế công việc và áp dụng các lý
thuyết về dự báo, hoạch ñịnh nhu cầu nguyên liệu vào thực tế. Giúp sinh viên
bồi ñắp kinh nghiệm và chuẩn bị những kiến thức cần thiết cho công việc tương
lai.
ðối với doanh nghiệp: thông tin trong luận văn giúp doanh nghiệp có cái nhìn
toàn diện hơn về công tác dự báo và hoạch ñịnh nguyên liệu tại doanh nghiệp.
Cung cấp thêm phương pháp thích hợp ñể dự báo và hoạch ñịnh vật liệu.
1.5. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
1.5.1. Phương pháp thu thập thông tin:
Thông tin thứ cấp:
o Tài liệu lý thuyết về dự báo, hoạch ñịnh nguyên liệu.
o Các tài liệu cơ cấu tổ chức, hoạt ñộng của công ty và bộ phận hoạch
ñịnh.
o Số liệu thống kê về sản lượng tiêu thụ của công ty, tồn kho sản phẩm,
tồn kho nguyên liệu, ñịnh mức tiêu hao nguyên liệu…
o Các bài báo về ngành và thị trường nguyên liệu Bia, luận văn mẫu.
Thông tin sơ cấp:
Chương 1: Mở ñầu
4
o Phỏng vấn, tham khảo ý kiến của những người có liên quan, các anh chị
nhân viên ở các phòng ban ñể có thêm thông tin phân tích.
1.5.2. Mô hình nghiên cứu:
Nhận diện vấn ñề hình thành ñề tài, mục tiêu ñề tài.
Nghiên cứu cơ sở lý thuyết, thu thập dữ liệu.
Nghiên cứu tính hình hoạt ñộng hoạch ñịnh tại công ty.
Dựa vào cơ cở lý thuyết và dữ liệu thu thập ñược dự báo nhu cầu tiêu thụ và sản
lượng sản xuất cho các tháng 11, 12/2010 và 01/2011.
Sau khi dự báo sản lượng tiêu thụ tiến hành dự báo nhu cầu nguyên liệu cần
dùng cho sản xuất và tính nguyên liệu cần ñặt mua trong các tháng 11, 12/2010
và 01/2011.
Kết luận kiến nghị.
Hình 1.1 Mô hình thực hiện
Hình thành ñề tài
Nghiên cứu cơ sở lý thuyết
Thu thập dữ liệu
Nghiên cứu tình hình hoạch ñịnh tại công ty
Tiến hành dự báo sản tiêu thụ
Hoạch ñịnh nhu cầu nguyên vật liệu
Kết luận kiến nghị
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
5
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Chương 2 tác giả xin giới thiệu cơ sở lý thuyết về các phương pháp dự báo và hoạch
ñịnh nhu cầu nguyên vật liệu gồm các mục như sau
2.1 GIỚI THIỆU DỰ BÁO
2.2 PHƯƠNG PHÁP DỰ BÁO ðỊNH TÍNH
2.2.1 Lấy ý kiến của ban ñiều hành
2.2.2 Lấy ý kiến của người bán hàng
2.2.3 Phương pháp chuyên gia (Delphi)
2.2.4 Phương pháp ñiều tra người tiêu dùng
2.3 PHƯƠNG PHÁP DỰ BÁO ðỊNH LƯỢNG
2.3.1 Phương pháp trung bình dịch chuyển (Moving Average)
2.3.2 Phương pháp trung bình dịch chuyển có trọng số
2.3.3 Phương pháp làm trơn hàm số mũ
2.3.4 Phương pháp tính theo phần trăm của các thời ñoạn trong chuỗi thời gian ñang
xét
2.4 LỰA CHỌN MÔ HÌNH DỰ BÁO
2.5 HOẠCH ðỊNH NHU CẦU VẬT
2.5.1 Mở ñầu
2.5.2 Thành phần của hệ thống hoạch ñịnh
2.5.3 Trình tự lập kế hoạch nguyên vật liệu :
2.5.4 ðảm bảo sự thích ứng của hệ thống MRP với sự thay ñổi của môi trường
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
6
2.1. GIỚI THIỆU DỰ BÁO
Khái niệm
Dự báo ñã hình thành từ ñầu những năm 60 của thế kỉ 20. Khoa học dự báo với tư cách
một ngành khoa học ñộc lập có hệ thống lí luận, phương pháp luận và phương pháp hệ
riêng nhằm nâng cao tính hiệu quả của dự báo. Người ta thường nhấn mạnh rằng một
phương pháp tiếp cận hiệu quả ñối với dự báo là phần quan trọng trong hoạch ñịnh.
Khi các nhà quản trị lên kế hoạch, trong hiện tại họ xác ñịnh hướng tương lai cho các
hoạt ñộng mà họ sẽ thực hiện. Bước ñầu tiên trong hoạch ñịnh là dự báo hay là ước
lượng nhu cầu tương lai cho sản phẩm hoặc dịch vụ và các nguồn lực cần thiết ñể sản
xuất sản phẩm hoặc dịch vụ ñó.
Như vậy, dự báo là một khoa học và nghệ thuật tiên ñoán những sự việc sẽ xảy ra
trong tương lai, trên cơ sở phân tích khoa học về các dữ liệu ñã thu thập ñược. Khi tiến
hành dự báo ta căn cứ vào việc thu thập xử lý số liệu trong quá khứ và hiện tại ñể xác
ñịnh xu hướng vận ñộng của các hiện tượng trong tương lai nhờ vào một số mô hình
toán học.
Dự báo có thể là một dự ñoán chủ quan hoặc trực giác về tương lai. Nhưng ñể cho dự
báo ñược chính xác hơn, người ta cố loại trừ những tính chủ quan của người dự báo.
Ngày nay, dự báo là một nhu cầu không thể thiếu ñược của mọi hoạt ñộng kinh tế - xác
hội, khoa học - kỹ thuật, ñược tất cả các ngành khoa học quan tâm nghiên cứu.
Ý nghĩa dự báo
Dùng ñể dự báo các mức ñộ tương lai của hiện tượng, qua ñó giúp các nhà quản trị
doanh nghiệp chủ ñộng trong việc ñề ra các kế hoạch và các quyết ñịnh cần thiết phục
vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh, ñầu tư, quảng bá, quy mô sản xuất, kênh phân
phối sản phẩm, nguồn cung cấp tài chính… và chuẩn bị ñầy ñủ ñiều kiện cơ sở vật
chất, kỹ thuật cho sự phát triển trong thời gian tới (kế hoạch cung cấp các yếu tố ñầu
vào như: lao ñộng, nguyên vật liệu, tư liệu lao ñộng… cũng như các yếu tố ñầu ra dưới
dạng sản phẩm vật chất và dịch vụ).
Trong các doanh nghiệp nếu công tác dự báo ñược thực hiện một cách nghiêm túc còn
tạo ñiều kiện nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Dự báo chính xác sẽ giảm bớt mức ñộ rủi ro cho doanh nghiệp nói riêng và toàn bộ
nền kinh tế nói chung.
Dự báo chính xác là căn cứ ñể các nhà hoạch ñịnh các chính sách phát triển kinh tế văn
hoá xã hội trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân
Nhờ có dự báo các chính sách kinh tế, các kế hoạch và chương trình phát triển kinh tế
ñược xây dựng có cơ sở khoa học và mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
7
Nhờ có dự báo thường xuyên và kịp thời, các nhà quản trị doanh nghiệp có khả năng
kịp thời ñưa ra những biện pháp ñiều chỉnh các hoạt ñộng kinh tế của ñơn vị mình
nhằm thu ñược hiệu quả sản xuất kinh doanh cao nhất.
Vai trò
Dự báo tạo ra lợi thế cạnh tranh
Công tác dự báo là một bộ phận không thể thiếu trong hoạt ñộng của các doanh
nghiệp, trong từng phòng ban như: phòng Kinh doanh hoặc Marketing, phòng
Sản xuất hoặc phòng Nhân sự, phòng Kế toán – tài chính.
Phân loại
Căn cứ vào ñộ dài thời gian dự báo:
Dự báo có thể phân thành ba loại
Dự báo ngắn hạn: thời ñoạn dự báo không quá 3 tháng. Loại dự báo này cần
cho việc mua sắm, ñiều ñộ công việc, phân giao nhiệm vụ, cẩn ñối các mặt
trong quản trị tác nghiệp.
Dự báo trung hạn: thời ñoạn dự báo từ 3 tháng ñến 2 năm. Loại dự báo này cần
cho việc thiết lập kế hoạch bán hàng, kế hoạch sản xuất, dự trù tài chính tiền
mặt và làm căn cứ cho các kế hoạch khác.
Dự báo dài hạn: thời ñoạn dự báo từ 2 năm trở lên. Loại dự báo này cần cho
việc lập các dự án sản xuất sản phẩm mới, các ñịnh ñiểm cho các cơ sở mới, lựa
chọn các dây chuyền công nghệ, thiết bị mới, mở rộng doanh nghiệp hiện có
hoặc thành lập doanh nghiệp mới.
Nhìn chung thời ñoạn dự báo càng ngắn thì kết quả dự báo càng chính xác. Kết quả dự
báo chính xác sẽ giúp cho doanh nghiệp dự trù ñược các khoảng ngân sách, nhất là
việc hoạch ñịnh nhu cầu nguyên vật liệu tại công ty tạo chủ ñộng trong sản xuất.
Dựa vào các phương pháp dự báo:
Dự báo có thể chia thành 3 nhóm
Dự báo bằng phương pháp chuyên gia: Loại dự báo này ñược tiến hành trên cơ sở tổng
hợp, xử lý ý kiến của các chuyên gia thông thạo với hiện tượng ñược nghiên cứu, từ ñó
có phương pháp xử lý thích hợp ñề ra các dự ñoán, các dự ñoán này ñược cân nhắc và
ñánh giá chủ quan từ các chuyên gia. Phương pháp này có ưu thế trong trường hợp dự
ñoán những hiện tượng hay quá trình bao quát rộng, phức tạp, chịu sự chi phối của
khoa học - kỹ thuật, sự thay ñổi của môi trường, thời tiết, chiến tranh trong khoảng
thời gian dài. Một cải tiến của phương pháp Delphi – là phương pháp dự báo dựa trên
cơ sở sử dụng một tập hợp những ñánh giá của một nhóm chuyên gia. Mỗi chuyên gia
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
8
ñược hỏi ý kiến và rồi dự báo của họ ñược trình bày dưới dạng thống kê tóm tắt. Việc
trình bày những ý kiến này ñược thực hiện một cách gián tiếp (không có sự tiếp xúc
trực tiếp) ñể tránh những sự tương tác trong nhóm nhỏ qua ñó tạo nên những sai lệch
nhất ñịnh trong kết quả dư báo. Sau ñó người ta yêu cầu các chuyên gia duyệt xét lại
những dự báo của họ trên xơ sở tóm tắt tất cả các dự báo có thể có những bổ sung
thêm.
Dự báo theo phương trình hồi quy: Theo phương pháp này, mức ñộ cần dự báo phải
ñược xây dựng trên cơ sở xây dựng mô hình hồi quy, mô hình này ñược xây dựng phù
hợp với ñặc ñiểm và xu thế phát triển của hiện tượng nghiên cứu. ðể xây dựng mô
hình hồi quy, ñòi hỏi phải có tài liệu về hiện tượng cần dự báo và các hiện tượng có
liên quan. Loại dự báo này thường ñược sử dụng ñể dự báo trung hạn và dài hạn ở tầm
vĩ mô.
Dự báo dựa vào dãy số thời gian: Là dựa trên cơ sở dãy số thời gian phản ánh sự biến
ñộng của hiện tượng ở những thời gian ñã qua ñể xác ñịnh mức ñộ của hiện tượng
trong tương lai.
Căn cứ vào nội dung (ñối tượng dự báo)
Có thể chia dự báo thành: Dự báo khoa học, dự báo kinh tế, dự báo xã hội, dự báo tự
nhiên, thiên văn học…
2.2. PHƯƠNG PHÁP DỰ BÁO ðỊNH TÍNH
Các phương pháp này dựa trên cơ sở nhận xét của những nhân tố nhân quả, dựa theo
doanh số của từng sản phẩm hay dịch vụ riêng biệt và dựa trên những ý kiến về các
khả năng có liên hệ của những nhân tố nhân quả này trong tương lai. Những phương
pháp này có liên quan ñến mức ñộ phức tạp khác nhau, từ những khảo sát ý kiến ñược
tiến hành một cách khoa học ñể nhận biết về các sự kiện tương lai. Dưới ñây là các dự
báo ñịnh tính thường dùng:
2.2.1. Lấy ý kiến của ban ñiều hành
Phương pháp này ñược sử dụng rộng rãi ở các doanh nghiệp. Khi tiến hành dự báo họ
lấy ý kiến của các nhà quản trị cấp cao, những người phụ trách các công việc, các bộ
phận của doanh nghiệp, và sử dụng số liệu thống kê từ những chỉ tiêu tong hợp: doanh
số, chi phí, lợi nhuận… Ngoài ra cần lấy thêm ý kiến của các chuyên gia về marketing,
tài chính, sản xuất kỹ thuật.
Thông thường các nhà quản lý ñược chọn từ cá phòng chức năng khác nhau ñể có thể
ñại diện cho nhiều quan ñiểm khác nhau trong doanh nghiệp. Mỗi nhà quản lý nhận
ñược số liệu quá khứ và họ tự ñưa ra số liệu dự báo trong tương lai. Sau ñó tùy thuộc
vào tình hình của công ty mà bàng tổng hợp dưa báo sẽ hình thành từ các dự báo cá
nhân.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
9
Số liệu dự báo cá nhân có thể trình bày từ các báo cáo hay phát biểu trong cuộc họp.
Có hai mục tiêu trong quá trình tổng hợp là:
Loại bỏ những dự báo hoàn toàn trái ngược làm ảnh hưởng ñến số liệu dự báo
toàn bộ.
Loại bỏ việc cho phép những dự báo từ một nhà quản lý lấn át số liệu dự báo
toàn bộ.
Số dự báo trung bình có thể có hoặc không có trọng số. Trọng số thường lớn với
những nhà quản lý có kiến thức về loại số liệu cần dự báo.
Có hai vấn ñề cần lưu ý là:
Thứ tự trình bày số liệu dự báo.
Trọng số cho từng quan ñiểm cá nhân.
Nhược ñiểm lớn nhất của phương pháp này là có tính chủ quan của các thành viên và ý
kiến của người có chức vụ cao nhất thường chi phối ý kiến của những người khác.
Cuối cùng, bởi vì mỗi dự báo của các nhà quản lý ñơn gian cũng chỉ là dự ñoán, dự
báo tổng thể cũng chỉ là dự ñoán. Vì vậy bước cuối cùng nên là một bước rà soát, xem
lại các dự báo tổng hợp này.
2.2.2. Lấy ý kiến của người bán hàng
Những người bán hàng tiếp xúc thường xuyên với khách hàng, do ñó họ hiểu rõ nhu
cầu, thị hiếu của người tiêu dùng. Họ có thể dự ñoán ñược lượng hàng tiêu thụ tại khu
vực mình phụ trách.
Tập hợp ý kiến của nhiều người bán hàng tại nhiều khu vực khác nhau, ta có ñược
lượng dự báo tổng hợp về nhu cầu ñối với loại sản phẩm ñang xét.
Nhược ñiểm của phương pháp này là phụ thuộc vào ñánh giá chủ quan của người bán
hàng. Một số có khuynh hướng lạc quan ñánh giá cao lượng hàng bán ra của mình.
Ngược lại, một số khác lại muốn giảm xuống ñể dễ ñạt ñịnh mức.
2.2.3. Phương pháp chuyên gia (Delphi).
Phương pháp này thu thập ý kiến của các chuyên gia trong hoặc ngoài doanh nghiệp
theo những mẫu câu hỏi ñược in sẵn và ñược thực hiện như sau:
Mỗi chuyên gia ñược phát một thư yêu cầu trả lời một số câu hỏi phục vụ cho
việc dự báo.
Nhân viên dự báo tập hợp các câu trả lời, sắp xếp chọn lọc và tóm tắt lại các ý
kiến của các chuyên gia.
Dựa vào bảng tóm tắt này các nhân viên dự báo lại tiếp tục nêu ra các câu hỏi
ñể các chuyên gia trả lời tiếp.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
10
Tập hợp các ý kiến mới của các chuyên gia. Nếu chưa thỏa mãn thì tiếp tục quá
trình trên ñến khi ñạt yêu cầu dự báo.
Kết quả từ bảng câu hỏi sẽ ñược lập thành bảng và gởi lại cho các chuyên gia. Các
chuyên gia sẽ ñược yêu cầu ñiều chỉnh câu trả lời của họ nếu cần. Cụ thể nếu dự báo
của chuyên gia này ở 25% thấp nhất hay 25% cao nhất so với mức dự báo tổng hợp, họ
sẽ ñược yêu cầu ñiều chỉnh dự báo của họ.
Ưu ñiểm của phương pháp này là tránh ñược các mối liên hệ cá nhân với nhau, không
xảy ra va chạm giữa các chuyên gia và họ không bị ảnh hưởng bởi ý kiến của một
người nào ñó có ưu thế trong số người ñược hỏi ý kiến.
Cho dù kỹ thuật Delphi vẫn ñang ñược dùng rộng rãi, vẫn có nhiều khiếm khuyết.
Việc tiến hành lấy ý kiến một thời gian dài dẫn ñến các ý kiến sẽ lẫn lộn, khó phân
biệt, việc lựa chọn chuyên gia hỏi có phần ngẫu nhiên và thường thì có chuyên gia sẽ
rút khỏi ban chuyên gia. Cuối cùng là ngay cả khi ñạt ñược sự thống nhất, nó vẫn có
thể sai.
2.2.4. Phương pháp ñiều tra người tiêu dùng
Phương pháp này sẽ thu thập nguồn thông tin từ ñối tượng người tiêu dùng về nhu cầu
hiện tại cũng như tương lai. Cuộc ñiều tra nhu cầu ñược thực hiện bởi những nhân viên
bán hàng hoặc nhân viên nghiên cứu thị trường. Họ thu thập ý kiến của khách hàng
thông qua phiếu ñiều tra, phỏng vấn trực tiếp hay ñiện thoại… Cách tiếp cận này
không những giúp cho doanh nghiệp về dự báo nhu cầu mà cả trong việc cải tiến thiết
kế sản phẩm. Phương pháp này mất rất nhiều thời gian, việc chuẩn bị phức tạp, khó
khăn và tốn kém, có thể không chính xác trong các câu trả lời của người tiêu dùng.
Khách hàng là người sau cùng quyết ñịnh nhu cầu, tất yếu khách hàng là một người
cung cấp thông tin. Trong một vài trường hợp, mỗi khách hàng hay khách hàng tiềm
năng có thể tiếp xúc. Nhưng việc có quá nhiều khách hàng hay không có cách nhận
biết khách hàng tiềm năng. Do ñó, các tổ chức cố gắng thu thập thông tin khách hàng
thường dùng ñến những nghiên cứu khách hàng. Việc nghiên cứu khách hàng do
phòng bán hàng hay phòng nghiên cứu thị trường thực hiện bằng cách hỏi ý kiến
khách hàng, gửi các các câu hỏi theo ñường bưu ñiện, tiếp xúc bằng ñiện thoại hoặc
phỏng vấn cá nhân.
Với cách tiếp cận này không những giúp tổ chức chuẩn bị dự báo mà còn có thể cải
tiến, thiết kế sản phẩm và hoạch ñịnh một sản phẩm mới. Tuy vậy nghiên cứu nào
cũng có hai mặt, phương pháp này tốn kém thời gian, tiền bạc và lệ thuộc vào ý kiến
chủ quan của khách hàng.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
11
2.3. PHƯƠNG PHÁP DỰ BÁO ðỊNH LƯỢNG:
Mô hình dự báo ñịnh lượng dựa trên số liệu quá khứ, những số liệu này giả sử có liên
quan ñến tương lai và có thể tìm thấy ñược. Tất cả các mô hình dự báo theo ñịnh lượng
có thể sử dụng thông qua chuỗi thời gian và các giá trị này ñược quan sát ño lường các
giai ñoạn theo từng chuỗi.
Tính chính xác của dự báo:
Tính chính xác của dự báo ñề cập ñến ñộ chênh lệch của dự báo với số liệu thực tế.
Bởi vì dự báo ñược hình thành trước khi số liệu thực tế xảy ra, vì vậy tính chính xác
của các dự báo chỉ có thể ñánh giá sau khi thời gian ñã qua ñi. Nếu dự báo càng gần
với số liệu thực tế, ta nói dự báo có ñô chính xác cao và lỗi trong dự báo càng thấp.
ðể phục vụ cho mục tiêu ñề tài là dự báo sản lượng tiêu thụ và nhu cầu nguyên vật liệu
trong giai ñoạn ngắn hạn 3 tháng 11, 12/2010 và 1/2011 tác giả xin giới thiệu cơ sở lý
thuyết dự báo theo phương pháp dự báo ñịnh lượng trong ngắn hạn, bao gồm các
phương pháp sau:
2.3.1. Phương pháp trung bình dịch chuyển (Moving Average)
F
t
=
1
n
( A
t-1
+ A
t-2
+ A
t-3
+ A
t-4
+ … + A
t-n
)
Với:
n : số liệu quan sát trước thời ñiểm dự báo
F
t
: giá trị dự báo thời ñiểm t
A
t-1
: giá trị thực ở thời ñiểm t-1
Phương pháp trung bình dịch chuyển là trung bình cộng các dữ liệu gần nhất ñã qua,
trong ñó các giá trị trong các giai ñoạn trước ñều có trọng số như nhau.
2.3.2. Phương pháp trung bình dịch chuyển có trọng số
Phương pháp này cũng giống như phương pháp trên nhưng các dữ liệu lấy trung bình
cộng ñược gán cho các trọng số khác nhau. Trọng số là các con số ñược gán cho dữ
liệu quá khứ ñể chỉ mức ñộ quan trọng của dữ liệu ñó ảnh hưởng ñến kết quả dự báo.
Thường dữ liệu gần với thời ñiểm dự báo nhất thì gán trọng số càng lớn sao cho tổng
các trọng số bằng 1. Tùy theo chủ quan của người dự báo khi lấy những trọng số khác
nhau sẽ có kết quả dự báo khác nhau. Khi trọng số của các dữ liệu mà ta gán có giá trị
bằng nhau thì mô hình này trở về mô hình trung bình dịch chuyển.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
12
F
t
=
Σ
ΣΣ
Σ
i = n
i = 1
At-i*ki
Σ
ΣΣ
Σ
i = n
i = 1
ki
Với:
Ft : giá trị dự báo thời kì t
A
t-i
: giá trị thực tế thời kì trước (i=1,2,3,4, ,n)
k
i
: trọng số tương ứng ở thời kì i
Giả sử chọn mô hình dịch chuyển với số thời ñoạn n=2 có các trọng số 0.6 và 0.4
Bảng 2.1 minh họa phương pháp trung bình dịch chuyển có trọng số
Tháng Giá trị thực tế Giá trị dự báo Sai số tuyệt ñối
T1 50
T2 60
T3 55 60 x 0.6 + 50 x 0.4 = 56 1
T4 70 55 x 0.6 + 60 x 0.4 = 57 13
T5 50 70 x 0.6 + 55 x 0.4 = 64 14
T3 = 0.6 x T2 + 0.4 x T1
T4 = 0.6 x T3 + 0.4 x T2
Và tình tiếp tục cho các thời ñiểm kế tiếp.
Cả hai phương pháp trung bình dịch chuyển và trung bình dịch chuyển có trọng số ñều
có ưu ñiểm là san bằng ñược các biến ñộng ngẫu nhiên trong dãy số. Tuy vậy chúng
ñều có những nhược ñiểm sau :
Việc san bằng các biến ñộng ngẫu nhiên làm giảm ñộ nhạy cảm ñối với những
thay ñổi thực ñã ñược phản ánh trong dãy số.
Số bình quân di ñộng chưa cho chúng ta xu hướng phát triển của dãy số một
cách tốt nhất. Nó chỉ thể hiện sự vận ñộng trong quá khứ, chưa kéo dài sự vận
ñộng ñó trong tương lai.
Số liệu cần lưu trữ khá lớn, số liệu tính toán nhiều.
2.3.3. Phương pháp làm trơn hàm số mũ
Phương pháp làm trơn hàm số mũ ñưa ra các dự báo trong giai ñoạn trước và thêm vào
ñó một lượng ñiều chỉnh ñể có ñược lượng dự báo trong giai ñoạn kế tiếp theo. Sự ñiều
chỉnh này là một tỷ lệ nào ñó của sai số dự báo ở giai ñoạn trước và ñược tính bằng
cách nhân số dự báo của giai ñoạn trước với hệ số nằm giữa 0 và 1. Hệ số này gọi là hệ
số làm trơn α.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
13
Công thức tính :
F
t
= F
t-1
+ α
αα
α(A
t-1
- F
t-1
)
Với:
F
t
: dự báo cho giai ñoạn t
F
t-1
: dự báo cho giai ñoạn t-1
A
t-1
: số liệu thực tế của giai ñoạn t-1
α : hệ số làm trơn
Việc lựa chọn hệ số làm trơn bằng cách gán cho α các giá trị trong khoảng (0;1) rồi so
sánh sai số tuyệt ñối có ñược từ mỗi giá trị α. Chọn α có sai số tuyệt ñối nhỏ nhất.
Ưu ñiểm chính của phương pháp này là tương ñối chính xác trong ngắn hạn, ñơn giản
và chi phí thấp, không ñòi hỏi một số lượng lớn dữ liệu và kết quả dự báo cũng dễ
dàng ñạt ñược.
Tuy nhiên phươn pháp này cũng có vài hạn chế: cần phải có giá trị dự báo ở thời ñiểm
bắt ñầu và ñòi hỏi phải tìm ra giá trị α tốt nhất và phải kiểm tra, hiệu chỉnh một cách
liên tục giá trị α.
2.3.4. Phương pháp tính theo phần trăm của các thời ñoạn trong chuỗi thời gian
ñang xét
Chọn số liệu quá khứ.
Tính tỷ lệ trung bình cho từng tháng trong năm.
Dự báo cho các tháng tiếp theo tương ứng theo tỷ lệ ñó với tổng số liệu thống
kê ñược.
Phương pháp này áp dụng khi chuỗi dữ liệu có tính chất lặp lại theo các năm.
2.4. LỰA CHỌN MÔ HÌNH DỰ BÁO
Khi tiến hành việc dự báo, ñể có thể biết ñược mô hình nào tối ưu ta sử dụng ñộ lệch
tuyệt ñối trung bình MAD (mean absolute deviation). Sai số này dùng ñể ñánh giá sai
lệch tổng thể của dự báo, ñược tính bằng cách lấy tổng số giá trị tuyệt ñối của các sai
số dự báo chia cho số giai ñoạn lấy dữ liệu n.
MAD =
Σ
ΣΣ
Σ
i = n
i = 1
| |
A-F
i
n
Với:
A : nhu cầu thực
F : nhu cầu dự báo
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
14
Giá trị MAD càng nhỏ (so với ñộ lớn của dữ liệu) thì dự báo càng chính xác.
Sau khi chạy các mô hình mỗi mô hình ñều có MAD. Ta so sánh giữa các sai số này,
mô hình nào có hệ số MAD nhỏ nhất, nghĩa là sai lệch giữa sản lượng dự báo và thực
tế nhỏ nhất thì mô hình ñó ñược chọn ñể áp dụng vào việc dự báo sản lượng cho công
ty.
Giám sát và kiểm soát dự báo
Qua từng thời kỳ, các số liệu thực tế có thể không khớp với các số liệu dự báo. Do vậy
cần tiến hành công tác theo dõi, giám sát và kiểm soát dự báo. Nếu mức ñộ chênh lệch
giữa thực tế và dự báo nằm trong phạm vi cho phép thì không cần phải xem xét lại dự
báo ñã sử dụng. Ngược lại nếu chênh lệch này quá lớn thì vượt khỏi phạm vi cho phép
thì cần nghiên cứu sửa ñổi phương pháp dự báo cho phù hợp.
Việc giám sát và kiểm soát dự báo là việc theo dõi sự chênh lệch các số liệu ñã dự báo
so với số liệu thực tế ñược tiến hành dựa trên cơ sở tín hiệu dự báo.
Tín hiệu theo dõi tracking signal
Trackingsignal =
RSFE
MAD
RSFE = Σ
ΣΣ
Σ
i = n
i = 1
( Ai - Fi)
Với:
RSFE : tổng ñộ lệch
MAD : ñộ lệch tuyệt ñối trung bình
Ai : giá trị thực tế
Fi : giá trị dự báo
Tracking signal càng thấp (gần với giá trị 0) thì mô hình dự báo càng chính xác. Nếu
tín hiệu này dương có nghĩa là giá trị thực tế cao hơn dự báo cần tăng các giá trị dự
báo. Ngược lại nếu tín hiệu này âm thì giá trị thực tế thấp hơn dự báo cần giảm các giá
trị dự báo.
2.5. HOẠCH ðỊNH NHU CẦU VẬT TƯ
2.5.1. Mở ñầu
Nhu cầu ñộc lập và nhu cầu phụ thuộc:
Nhu cầu ñộc lập là nhu cầu về sản phẩm cuối cùng và các chi tiết, bộ phận
khách hàng ñặt hoặc dùng ñể thay thế.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
15
Nhu cầu phụ thuộc là những nhu cầu thứ sinh. Chúng là những bộ phận, chi tiết,
nguyên vật liệu dùng trong quá trình nhằm tạo ra sản phẩm cuối cùng.
Phương pháp xác ñịnh nhu cầu các mặt hàng phụ thuộc trong môi trường sản xuất
ñược gọi là "Phương pháp hoạch ñịnh nhu cầu vật liệu - MRP". Trong môi trường
phân phối gọi là phương pháp " Hoạch ñịnh các nguồn lực phân phối - DRP".
Khái niệm MRP
Là hệ thống hoạch ñịnh và xây dựng lịch trình về những nhu cầu nguyên liệu, linh kiện
cần thiết cho sản xuất trong từng giai ñoạn, dựa trên việc phân chia nhu cầu nguyên
vật liệu thành nhu cầu ñộc lập và nhu cầu phụ thuộc. Nó ñược thiết kế nhằm trả lời các
câu hỏi:
Doanh nghiệp cần những loại nguyên liệu, chi tiết, bộ phận gì?
Cần bao nhiêu?
Khi nào cần và trong khoảng thời gian nào?
Khi nào cần phát ñơn hàng bổ sung hoặc lệnh sản xuất?
Khi nào nhận ñược hàng?
Kết quả thu ñược là hệ thống kế hoạch chi tiết về các loại nguyên vật liệu, chi tiết, bộ
phận với thời gian biểu cụ thể nhằm cung ứng ñúng thời ñiểm cần thiết. Hệ thống kế
hoạch này thường xuyên ñược cập nhật những dữ liệu cần thiết cho thích hợp với tình
hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và sự biến ñộng của môi
trường bên ngoài.
Vai trò
Làm tăng mức ñộ ñáp ứng và thoả mãn các yêu cầu của khách hàng.
Nâng cao khả năng sử dụng một cách tối ưu các phương tiện vật chất và lao
ñộng.
Làm cho công việc hoạch ñịnh tồn kho và lên tiến ñộ tồn kho trở nên tốt hơn.
ðáp ứng nhanh hơn, phù hợp hơn với những nhu cầu luôn thay ñổi của thị
trường .
Giảm ñược mức ñộ tồn kho nhưng không hề làm suy giảm mức ñộ ñáp ứng và
phục vụ cho khách hàng.
Các yêu cầu trong ứng dụng MRP
ðể MRP có hiệu quả cần ñáp ứng các yêu cầu sau:
Có ñủ hệ thống máy tính và chương trình phần mềm ñể tính toán và lưu giữ
thông tin.
Chuẩn bị ñội ngũ cán bộ quản lý có khả năng và trình ñộ về sử dụng máy tính
và những kiến thức cơ bản trong xây dựng MRP.