Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

Hoàn thiện công tác quản lý và cung ứng nguyên vật liệu tại công ty TNHH công nghệ cơ khí Trúc Lâm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (333.52 KB, 61 trang )

Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU 3
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY
5
1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của công ty
5
1.1. Lịch sử hình thành
5
1.2. Quá trình phát triển
6
2. Cơ cấu tổ chức
6
3. Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong những
năm gần đây
9
3.1. Số lượng, chất lượng sản phẩm
9
3.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
11
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ
VÀ CUNG ỨNG NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY
TNHH CÔNG NGHỆ CƠ KHÍ TRÚC LÂM
15
1.Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến công tác quản lý và
cung ứng nguyên vật liệu của công ty
15
1.1. Hình thức pháp lý và loại hình sản xuất kinh doanh
15
1.2. Bộ máy quản trị


15
1.3. Đội ngũ lao động
16
1.4. Kỹ thuật công nghệ
19
1.5. Nguồn vốn
20
1.6. Nguyên vật liệu và tình hình cung ứng nguyên vật liệu
21
2.Thực trạng công tác quản lý và cung ứng nguyên vật liệu
tại công ty TNHH công nghệ cơ khí Trúc Lâm
23
2.1. Công tác xây dựng kế hoạch cung ứng nguyên vật liệu
23
2.2. Công tác xây dựng và quản lý định mức tiêu dùng
nguyên vật liệu
26
2.3. Công tác tổ chức tiếp nhận nguyên vật liệu
29
2.4. Công tác bảo quản nguyên vật liệu
30
2.5. Công tác cấp phát nguyên vật liệu
33
2.6. Công tác thống kê, kiểm kê nguyên vật liệu
35
2.7. Công tác thu hồi phế liệu, phế phẩm
37
2.8. Công tác vận chuyển nguyên vật liệu
38
Lª ThÞ TuyÕt Chi: QTKDTH K39 – 1

Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
3. Đánh giá chung về công tác quản lý và cung ứng nguyên
vật liệu của công ty TNHH công nghệ cơ khí Trúc Lâm
39
3.1. Ưu điểm
39
3.2. Nhược điểm
41
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN
CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ CUNG ỨNG NGUYÊN VẬT
LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ CƠ KHÍ
TRÚC LÂM
44
1. Định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới
44
1.1. Định hướng chung
44
1.2. Một số chỉ tiêu cụ thể
45
2. Những giải pháp chủ yếu
46
2.1. Nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu thị trường, thu
thập thông tin
47
2.2. Hoàn thiện công tác xây dựng, tổ chức mua sắm, tiếp
nhận và vận chuyển nguyên vật liệu
48
2.3. Huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn cho công
tác đảm bảo nguyên vật liệu
50

2.4. Thúc đẩy các mối quan hệ trong công tác đảm bảo
nguyên vật liệu
51
2.5. Sử dụng một cách có hiệu quả nhất nguồn nguyên vật
liệu kỹ thuật cho sản xuất
53
3. Kiến nghị
54
KẾT LUẬN
56
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
57
Lª ThÞ TuyÕt Chi: QTKDTH K39 – 2
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, việc cạnh tranh giữa các doanh
nghiệp với nhau nhằm tạo thế đứng cho doanh nghiệp mình đang ngày càng trở
nên gay gắt và khốc liệt. Để có thể đứng vững trong môi trường kinh doanh đó,
doanh nghiệp cần phải tạo ra được những ưu thế riêng có của mình như: chất
lượng, giá cả, sản phẩm, mẫu mã, tính hiện đại tiện dụng…Để có được những ưu
thế trên, ngoài yếu tố khoa học kỹ thuật công nghệ và trình độ quản lý kinh doanh
thì điều kiện tối cần thiết để doanh nghiệp đứng vững và có uy tín trên thị trường
chính là việc quản lý và cung ứng nguyên vật liệu hiệu quả. Đảm bảo quản lý và
cung ứng nguyên vật liệu cho sản xuất là một yêu cầu khách quan, thường xuyên
của mọi đơn vị sản xuất và nó có tác động rất lớn tới hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp. Việc sử dụng hợp lý và tiết kiệm nguyên vật liệu ảnh
hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Nguyên
vật liệu được đảm bảo đầy đủ, đồng bộ, đúng chất lượng là điều kiện quyết định
khả năng tái sản xuất mở rộng và góp phần đảm bảo tiến độ sản xuất của doanh
nghiệp. Trong quá trình sản xuất, nguyên vật liệu là bộ phận trực tiếp tạo nên sản

phẩm, nó chiếm 60-70% trong cơ cấu giá thành sản phẩm. Do đó nguyên vật liệu
có vai trò quan trọng trong việc giảm chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản
phẩm.
Xuất phát từ vai trò và tầm quan trọng của nguyên vật liệu cũng như công
tác quản lý cung ứng nguyên vật liệu như đã nêu trên; nay có điều kiện thực tế và
được sự chỉ bảo tận tình của cô giáo-Thạc sỹ Ngô Thị Việt Nga và các cán bộ
trong công ty TNHH công nghệ cơ khí Trúc Lâm đã giúp đỡ em. Em đã chọn đề
tài “ Hoàn thiện công tác quản lý và cung ứng nguyên vật liệu tại công ty
TNHH công nghệ cơ khí Trúc Lâm” để làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp cho
mình.
Chuyên đề được chia thành 3 chương với kết cấu như sau:
Chương 1: Giới thiệu chung về công ty
Lª ThÞ TuyÕt Chi: QTKDTH K39 – 3
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
Chương2: Thực trạng của công tác quản lý và cung ứng nguyên vật liệu tại
công ty TNHH công nghệ cơ khí Trúc Lâm
Chương3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý và cung ứng
nguyên vật liệu tại công ty TNHH công nghệ cơ khí Trúc Lâm
Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu đề tài do còn nhiều hạn chế về thời
gian và trình độ nên chuyên đề thực tập không tránh khỏi những thiếu sót, em rất
mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô và các bạn.
Hà Nội năm 2010
Sinh viên thực hiện
Lê Thị Tuyết Chi
Lª ThÞ TuyÕt Chi: QTKDTH K39 – 4
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY
1.Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của công ty
1.1.Lịch sử hình thành

Từ sau Đại hội đảng VI nền kinh tế Việt Nam chuyển dần sang kinh tế thị
trường có sự điều tiết của Nhà nước theo đinh hướng xã hội chủ nghĩa. Nhà nước
đã khuyến khích phát triển nền kinh tế với 5 thành phần kinh tế cơ bản dướihình
thức sở hữu chính trong hoạt động sản xuất kinh doanh là: sở hữu Nhà nước, sở
hữu tập thể và sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Cùng với công cuộc đổi mới
này, Luật doanh nghiệp tư nhân được ban hành ngày 21 tháng 12 năm 1990 đã tạo
hành lang pháp lý cho rất nhiều tập thể, cá nhân có khả năng về vốn, lao động,
khoa học kỹ thuật và công nghệ…đứng ra hoạt động sản xuất kinh doanh dưới sự
quản lý và điều tiết vĩ mô của Nhà nước.
Trong điều kiện thuận lợi như trên, Công ty TNHH công nghệ cơ khí Trúc
Lâm (tiền thân là Xí nghiệp cơ khí Trúc Lâm – là một doanh nghiệp tư nhân) được
thành lập và đi vào hoạt động theo giấy phép thành lập doanh nghiệp số 1780/GP-
UB do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội cấp ngày 24 tháng 5 năm 1995 và Giấy
phép đăng ký kinh doanh số 013849 do Sở Kế hoạch và đầu tư Thành phố cấp
ngày 1 tháng 6 năm 1995 với vốn pháp định là 250 triệu đồng.
-Tính chất và nhiệm vụ sản xuất của Công ty:
Với ngành nghề kinh doanh đã đăng ký và được cấp phép là:
+Sản xuất lắp ráp máy móc thiết bị, công cụ.
+Sản xuất hàng cơ khí tiêu dùng.
+Các cửa hàng dịch vụ
Tại Công ty TNHH công nghệ cơ khí Trúc Lâm tính chất sản xuất mang đặc
thù của ngành công nghiệp cơ khí đó là các dạng: Gia công cắt gọt kim loại như
tiện, phay, bào mài, khoan; Các công nghệ hàn cắt kim loại, sơn tĩnh điện trên bề
mặt kim loại…Trong sản xuất cơ khí, trình tự các bước công nghệ gia công được
Lª ThÞ TuyÕt Chi: QTKDTH K39 – 5
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
quy định tương đối nghiêm ngặt từ tạo phôi, gia công cắt gọt hay gia công áp lực,
gia công hoàn thiện, kiểm tra lắp ráp, bao gói. Chất lượng chi tiết gia công ở các
bước sau phụ thuộc rất nhiều vào các nguyên công trước đó cho nên chỉ một sơ
xuất ở một nguyên công nhỏ nào đấy thôi cũng có thể làm hỏng sản phẩm, gây

lãng phí rất lớn. Hàm lượng kỹ thuật trong nhiều mặt hàng cơ khí rất cao đòi hỏi
máy móc thiết bị phải hiện đại, có độ chính xác nhất định và đòi hỏi đội ngũ công
nhân phải điêu luyện, có tay nghề giỏi, có nhiều kinh nghiệm trong nghề.
Đối tượng sản xuất của Công ty là những máy móc thiết bị và công cụ phục
vụ cho các ngành sản xuất khác như lắp ráp xe máy, tivi, quạt, chế biến phân rác vi
sinh, công nghiệp sản xuất lò đứng…Hướng nữa là sản xuất các mặt hàng cơ khí
phục vụ cho các doanh nghiệp khác ngoài ngành cơ khí như điện tử, truyền hình…
và sản xuất các sản phẩm gia dụng, nội thất phục vụ tiêu dùng.
1.2.Quá trình phát triển
- Ngày 24 /05 /1995 được thành lập với tên gọi Xí nghiệp cơ khí Trúc Lâm
và đặt trụ sở kinh doanh tại số 67-Phó Đức Chính-Quận Ba Đình-Hà Nội.
-Cuối năm 2002 trong danh sách 500 doanh nghiệp đăng ký gia nhập các
doanh nghiệp của Khu công nghiệp vừa và nhỏ Từ Liêm, Xí nghiệp đã được lựa
chọn là một trong những doanh nghiệp có đủ điều kiện để tham gia phát triển tại
Khu công nghiệp của thành phố, với điều kiện đó doanh nghiệp còn được cấp phát
3.066m2 để xây dựng nhà xưởng. Ngày 06/12/2002 chuyển trụ sở kinh doanh về
Khu công nghiệp vừa và nhỏ Từ Liêm-Hà Nội.
-Ngày 01/10/2009 Xí nghiệp cơ khí Trúc Lâm đổi tên thành Công ty TNHH
công nghệ cơ khí Trúc Lâm.
Tên công ty: Công ty TNHH công nghệ cơ khí Trúc Lâm
Loại hình công ty: Công ty trách nhiệm hữu hạn
Điện thoại: 04 37635109
Tài khoản: 220.10.00.001993.9 Ngân hàng đầu tư và Phát triển Thăng Long
Địa chỉ liên hệ: Lô 01/CN8 KCN Vừa và nhỏ huyện Từ Liêm – Hà Nội
2.Cơ cấu tổ chức
Để đảm bảo gọn nhẹ và hoạt động có hiệu quả cao trong công tác quản lý,
nhằm giảm các chi phí trung gian và dễ tập trung thống nhất trong lãnh đạo sản
Lª ThÞ TuyÕt Chi: QTKDTH K39 – 6
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
xuất kinh doanh, Công ty Trúc Lâm đã thực hiện tổ chức bộ máy quản lý theo cơ

cấu hỗn hợp trực tuyến chức năng theo như sơ đồ sau:
Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy Công ty TNHH công nghệ cơ khí Trúc Lâm

Quan hệ chỉ đạo
Quan hệ tác nghiệp
Chức năng nhiệm vụ của Ban Giám Đốc:
Giám đốc:
Là đại diện pháp nhân của doanh nghiệp, người đứng đầu doanh nghiệp
chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý của cấp trên và pháp luật về điều hành mọi
hoạt động sản xuất kinh đoanh của công ty và trực tiếp phụ trách các phòng ban,
các bộ phận sản xuất kinh doanh trong toàn công ty.
Phó giám đốc kỹ thuật:
Chịu trách nhiệm trước giám đốc về các mặt kỹ thuật, công nghệ, nâng cao chất
lượng sản phẩm, cải tiến và thiết kế sản phẩm mới, quy trình công nghệ mới, xây
dựng các chỉ tiêu định mức về khoa học kỹ thuật cho từng sản phẩm, nghiên cứu
xây dựng các phương án, đầu tư chiều sâu và định hướng chiến lược cho sản phẩm
của công ty đồng thời phụ trách công tác đào tạo nâng cấp bồi dưỡng trình độ của
công nhân viên kỹ thuật trong toàn công ty.
Phó giám đốc sản xuất:
Lª ThÞ TuyÕt Chi: QTKDTH K39 – 7
BAN
GIÁM ĐỐC
PHÒNG
KỸ THUẬT
PHÒNG
KINH DOANH
PHÂN XƯỞNG
CƠ KHÍ
PHÒNG
KẾ TOÁN-TÀI VỤ

VỤ
PHÂN XƯỞNG
SƠN
KHO HÀNGPHÒNG KCS
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
Phụ trách khâu sản xuất kinh doanh, chỉ đạo sản xuất thực hiện theo đúng
kế hoạch của công ty, nắm được các kế hoạch chiến lược sản xuất trung và dài hạn,
tiến độ bán hàng, doanh thu của công ty…phụ trách điều hành các phân xưởng sản
xuất trong toàn công ty.
Chức năng nhiệm vụ các phòng ban:
Phòng kỹ thuật:
Là bộ phận chịu trách nhiệm thiết kế, cải tiến, nâng cao chất lượng sản
phẩm, quy trình công nghệ của công ty. Dựa vào các hợp đồng kinh tế, các bản vẽ
thiết kế điều hành tổ chức thiết kế, lập quy trình sản xuất, đảm bảo các yêu cầu kỹ
thuật của sản phẩm, phù hợp với trang thiết bị của doanh nghiệp, xây dựng định
mức vật tư cho từng loại sản phẩm sản xuất trong kỳ. Tham mưu cho lãnh đạo về
phương hướng duy trì, đẩy mạnh, phát triển công tác khoa học quản lý công nghệ,
phục vụ cho mục tiêu sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng tốt hơn.
Phòng kinh doanh:
Là bộ phận hoạch định các kế hoạch, phương án kinh doanh của công ty,
nghiên cứu tham mưu cho ban giám đốc trong việc mở rộng các hoạt động kinh
doanh trong công ty một cách hiệu quả đồng thời nghiên cứu tư vấn thị trường,
đánh giá các hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.
Phòng kế toán tài vụ:
Là bộ phận chịu trách nhiệm trong công tác quản lý tài chính, hạch toán kế
toán, quản lý nhân sự, tiền lương, tiền thưởng đồng thời phối hợp với phòng kinh
doanh, phòng kỹ thuật và các tổ chức có liên quan trong việc phân tích, tìm ra các
biện pháp kịp thời và hợp lý trong việc kiểm soát hoạt động sản xuất kinh doanh
của công ty.
Phân xưởng cơ khí:

Chịu trách nhiệm trong việc gia công cắt gọt, chấn, gấp, hàn…kim loại tạo
nên các bộ phận của sản phẩm sao cho đúng quy trình công nghệ, thiết kế, hoàn
thành đúng tiến độ được giao.
Phân xưởng sơn:
Chịu trách nhiệm sơn tĩnh điện và lắp ráp hoàn thiện các sản phẩm của công
ty và nhận làm hàng sơn thuê từ bên ngoài để tạo thêm doanh thu cho công ty.
Lª ThÞ TuyÕt Chi: QTKDTH K39 – 8
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
Phòng KCS:
Đặt ra các tiêu chuẩn về quy trình sản xuất và theo dõi, kiểm tra chất lượng
sản phẩm từ khâu gia công chế tạo đến bao gói sản phẩm để đảm bảo hàng xuất
xưởng đạt yêu cầu về chất lượng, mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm.
Kho hàng:
Bảo quản và cung ứng nguyên vật liệu, dụng cụ; đáp ứng giao hàng cho các
xưởng; xuất nhập hàng hóa ra vào công ty theo đúng quy định của công ty.
Nhìn chung, mỗi phòng ban trong công ty đều có những chức năng và nhiệm
vụ cụ thể. Mỗi phòng ban đều tập trung thực hiện những nhiệm vụ chính của mình
và kết hợp với các phòng ban chức năng khác thực hiện các kế hoạch chung của
toàn công ty.
Với cơ cấu tổ chức này, giám đốc điều hành doanh nghiệp được sự trợ giúp
của các bộ phận chức năng để chuẩn bị các quyết định, theo dõi kiểm tra việc thực
hiện các quyết định, đồng thời có toàn quyền quyết định và chịu trách nhiệm về
mọi mặt lãnh đạo các công việc trong Công ty.
3.Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm gần đây
3.1.Số lượng, chất lượng sản phẩm
Sản phẩm của Công ty là những mặt hàng cơ khí rất đa dạng và phức tạp
đáp ứng cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của thị trường, theo đúng như nội dung
đăng ký kinh doanh của Công ty đã xin phép. Có thể căn cứ vào đặc tính sử dụng
để chia sản phẩm của công ty ra thành các dạng chính sau:
-Các loại máy móc thiết bị công cụ phục vụ cho sản xuất của các ngành

công nghiệp khác. Đây là loại mặt hàng chiếm tỷ trong tương đối lớn từ 38% đến
46% giá trị tổng sản lượng hàng năm của doanh nghiệp và càng về sau này giá trị
sản lượng của mặt hàng này càng tăng lên. Đối với từng bạn hàng, từng đối tượng
phục vụ, Công ty đều có những sản phẩm thích ứng để đáp ứng các nhu cầu:
+ Các máy nghiền, sàng rung, máy trộn, máy đùn viên dùng cho các máy
chế biến phân vi sinh, Công ty có khả năng cung cấp thiết bị đồng bộ cho các nhà
máy này.
Lª ThÞ TuyÕt Chi: QTKDTH K39 – 9
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
+ Hệ thống truyền tải bằng băng tải cao su, băng tải tấm, các loại vít tải ruột
xoắn, băng rung kín, gầu tải… dùng trong các nhà máy xi măng lò đứng, các nhà
máy gạch tuynen.
+ Các lò sấy, lò tráng men gốm bằng điện, bằng ga cùng các loại thiết bị lọc
bụi túi đơn, lọc bụi ciclon – nước rất thuận lợi cho việc xử lý môi trường của các
nhà máy công nghiệp hiện nay.
+ Một thế mạnh lớn của Công ty là chế tạo các dây chuyền sản xuất cho
công nghệ lắp ráp như: dây chuyền lắp tivi, dây chuyền lắp ráp xe gắn máy.
-Các mặt hàng giá lưu trữ, giá tài liệu cùng các loại tủ sắt nội thất văn phòng
là sản phẩm truyền thống của công ty. Cho đến nay loại sản phẩm hàng hóa này
vẫn duy trì đều đặn chiếm tỷ trọng từ 45 đến 55% giá trị tổng sản lượng của doanh
nghiệp. Do được đầu tư đúng hướng cho mặt hàng này như hệ thống tẩy rửa, dây
truyền sơn tĩnh điện… nên hình thức chất lượng sản phẩm cũng như uy tín của sản
phẩm ngày càng được nâng cao
-Với phương châm không ngừng mở rộng quan hệ và đa dạng hóa sản phẩm,
công ty luôn dành một bộ phận nhỏ để làm dịch vụ cơ khí nhằm đáp ứng những
nhu cầu gia công nhỏ lẻ của các bạn hàng cũ hoặc mới trong công tác nghiên cứu
sản xuất của họ, từ đó phát triển dần thành hàng hóa của doanh nghiệp như vỏ máy
phát truyền hình, cây xăng mini, vỏ loa không dây…Hàng năm công ty sản xuất ra
những mặt hàng này đạt tỷ trọng từ 5 đến 9% giá trị tổng sản lượng.
Bảng 1: Bảng số liệu về sự biến động sản phẩm từ năm 2006 đến năm 2009


STT Tên sản phẩm ĐVT 2006 2007 2008 2009
1 Máy nghiền Cái 40 59 73 48
2 Máy sàng rung Cái 52 54 87 29
3 Máy trộn Cái 55 49 86 22
Lª ThÞ TuyÕt Chi: QTKDTH K39–
10
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
4 Băng tải Cái 17 19 22 21
5 Lò sấy Cái 60 65 77 70
6 Thiết bị lọc bụi Bộ 45 60 65 80
7 Dây truyền lắp tivi Bộ 01 02 04 03
8 Dây truyền lắp xe gắn máy Bộ 01 01 03 03
9 Giá lưu trữ Bộ 2670 2381 2680 1260
10 Giá tài liệu Bộ 1149 1200 1240 1225
11 Tủ văn phòng các loại Cái 244 425 454 421
12 Các loại khác Cái 202 303 378 266
Nguồn: Phòng Kế toán-Tài chính Công ty
Cùng với sự nỗ lực tăng dần của số lượng sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm,
các nhà quản trị trong công ty cũng rất coi trọng tới chất lượng cho sản phẩm đầu
ra của doanh nghiệp mình vì nhận thức được rõ chất lượng sản phẩm là một trong
những chiến lược quan trọng nhất làm tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
trên thị trường. Nên trong những năm gần đây chất lượng của các sản phẩm mang
tính truyền thống của công ty như mặt hàng máy nghiền, máy sàng rung, máy trộn,
lò sấy, giá lưu trữ, tủ sắt nội thất văn phòng luôn được khách hàng tín nhiệm và có
được thị trường ổn định. Còn với các mặt hàng như vỏ máy phát, vỏ loa không
dây, băng chuyền inox là những mặt hàng mới mà công ty đang khai thác có rất
nhiều tiềm năng về thị trường đang được chú trọng nghiên cứu về mẫu mã, kiểu
dáng và chất lượng để ngày càng trở thành mặt hàng chủ lực của công ty. Tuy
nhiên do doanh nghiệp còn hạn chế về nhiều mặt như vốn ít, quy mô nhỏ, công

nghệ của máy móc thiết bị còn chưa cao và trình độ tay nghề của người lao động
còn chưa theo kịp với công nghệ của một số máy móc mới nhập khẩu nên một số
sản phẩm cơ khí của công ty được sản xuất ra còn bị lỗi sản phẩm. Đây là vấn đề
quan trọng mà lãnh đạo công ty cần phải tìm hướng để khắc phục.
3.2.Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Trong khoảng thời gian 4 năm gần đây, công ty cơ khí Trúc Lâm đã có sự
phát triển dần dần từng bước vững chắc, tuy rằng sang đến năm 2009 có sự giảm
sút về doanh thu và lợi nhuận. Đây là khó khăn khách quan chung của kinh tế trong
nước và thế giới mà doanh nghiệp không nằm ngoài vòng xoáy suy thoái kinh tế
Lª ThÞ TuyÕt Chi: QTKDTH K39–
11
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
đó. Nhưng ban giám đốc công ty và người lao động đã chung sức cùng nhau vượt
qua được thời kỳ khó khăn nhất và có thể tin tưởng vào sự phát triển của công ty
trong thời gian tới. Bảng số liệu dưới đây sẽ giúp ta thấy được rõ hơn tình hình sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong những năm qua.
Bảng 2: Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH công
nghệ cơ khí Trúc Lâm
ST
T
Chỉ tiêu
Thực hiện
ĐVT 2006 2007 2008 2009
1 Giá trị tổng sản lượng Triệu đ 9938,7 10802,5 13754,1 11142,04
2 Doanh thu tiêu thụ Triệu đ 9989,2 10874,6 13872,2 11291,3
Trong đó:
Hàng máy móc, thiết bị Triệu đ 3823,1 4144,2 6370,4 5580,5
Hàng tiêu dùng Triệu đ 5557,3 5820,6 6248,7 4832,5
Giá trị dịch vụ cơ khí Triệu đ 608,8 909,8 1253,1 878,3
3 Chi phí Triệu đ 9192,2 9938,1 12759,4 10252,1

4 Lợi nhuận Triệu đ 450,8 512,7 603,3 547,5
5 Nộ Nộp ngân sách Triệu đ 454,1 498,7 532,7 502,5
6 Số lao động bình quân Người 80 84 86 86
7 Thu nhập bình quân Ngàn đ 2550 2820 3080 3140
8 Tỷ suất lợi nhuận % 4,512 4,714 4,348 4,848
Nguồn: Phòng Kế toán-Tài chính Công ty
Qua bảng tổng hợp ta thấy các chỉ tiêu kinh tế từ năm 2006 đến năm 2008
đều tăng và sang đến năm 2009 thì bị giảm đáng kể.
-Về doanh thu tiêu thụ: Năm 2007 tăng so với năm 2006 là 108% tương ứng
với mức tăng tuyệt đối là 885,4 triệu. Năm 2008 tăng so với năm 2007 là 127%
tương ứng với mức tăng tuyệt đối là 2997,6 triệu. Điều này chứng tỏ quy mô sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp đã được mở rộng. Tuy nhiên do ảnh hưởng của
suy thoái kinh tế toàn cầu nên sang đến năm 2009 doanh thu tiêu thụ đã bị giảm
2580,9 triệu so với năm 2008, công ty cần có những biện pháp để khắc phục tình
trạng giảm doanh thu trên.
-Về chi phí: Chi phí năm 2007 so với năm 2006 tăng lên 745,9 triệu hay
108,1%, năm 2008 so với 2007 tăng 127,4% hay 2721,3 triệu, năm 2009 so với
2008 giảm 80,34% hay 2507,3 triệu. Như vậy lượng chi phí tăng và giảm ít hơn so
Lª ThÞ TuyÕt Chi: QTKDTH K39–
12
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
với doanh thu tiêu thụ nên Công ty cần tiếp tục phát huy hơn nữa để giảm thiểu chi
phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
-Về lợi nhuận: Do tốc độ tăng giảm chi phí nhỏ hơn doanh thu tiêu thụ nên
đã làm cho lợi nhuận bán hàng tăng lên và tăng dần từ năm 2006 đến năm 2008;
đến năm 2009 do doanh thu tiêu thụ giảm nên lợi nhuận cũng giảm theo chỉ đạt
được 547,5 triệu.
-Về tỷ suất lợi nhuận: chỉ tiêu này cho thấy năm 2006 cứ 100 đồng doanh
thu tạo ra 4,5 đồng lợi nhuận, năm 2007 cứ 100 đồng doanh thu tạo ra 4,7 đồng lợi
nhuận. Như vậy từ năm 2006 đến năm 2007 tỷ suất lợi nhuận có chiều hướng tăng

lên tuy nhiên sang năm 2008 thì đã bị giảm, cứ 100 đồng doanh thu chỉ tạo ra 4,3
đồng lợi nhuận. Nguyên nhân lượng chi phí giảm (80,34%) ít hơn so với doanh thu
giảm (81,37%). Sang đến năm 2009 tuy doanh thu tiêu thụ giảm so với năm 2008
nhưng 100 đồng doanh thu lại tạo ra 4,8 đồng lợi nhuận điều đó chứng tỏ Công ty
đã có dấu hiệu tăng trưởng trở lại, đứng vững hơn trong cơn bão suy thoái kinh tế
toàn cầu.
-Với mức thu nhập của cán bộ công nhân viên tăng dần qua các năm từ 2550
ngàn đồng đến 2820 ngàn đồng, đến 3080 ngàn đồng, đến 3140 ngàn đồng chứng
tỏ sự quan tâm của lãnh đạo công ty trong việc đảm bảo thu nhập, nâng cao đời
sống đối với cán bộ công nhân viên; điều đó đã khuyến khích người lao động nhiệt
tình chu đáo với công việc của mình hơn. Bên cạnh đó sự đóng góp của Công ty
vào ngân sách Nhà nước cũng tăng.
Tóm lại, tuy bị ảnh hưởng của cuộc suy giảm kinh tế toàn cầu vào năm
2008, 2009 làm doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp giảm sút nhưng cùng với
những dấu hiệu phục hồi của kinh tế trong nước và thế giới trong quý 1 năm 2010,
cùng với sự nỗ lực và quyết tâm của ban giám đốc và người lao động trong công
ty, cùng với việc sang năm 2010 công ty đã nhận được thêm nhiều đơn đặt hàng và
có sự thành công trong chuyển hướng sang khai thác mặt hàng mới với nhiều tiềm
năng về lợi nhuận và thị trường là mặt hàng inox. Như vậy có thể thấy doanh
nghiệp đang và sẽ tìm ra được lối đi cho riêng mình để thoát khỏi khủng hoảng,
từng bước ổn định, đứng vững và phát triển trong thời gian tới.
Lª ThÞ TuyÕt Chi: QTKDTH K39–
13
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
CHƯƠNG 2
Thực trạng của công tác quản lý và cung ứng nguyên
vật liệu tại công ty TNHH công nghệ cơ khí Trúc
Lâm
1.Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến công tác quản lý và cung ứng
nguyên vật liệu của công ty

Lª ThÞ TuyÕt Chi: QTKDTH K39–
14
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng tới công tác quản lý và cung ứng nguyên
vật liệu bao gồm cả nhân tố chủ quan và khách quan. Tuy nhiên trong quá trình sản
xuất kinh doanh ta không thể tính hết các yếu tố ảnh hưởng đó vì vậy ta chỉ có thể
xét đến những nhân tố quan trọng ảnh hưởng nhiều nhất đến công tác này.
1.1.Hình thức pháp lý và loại hình sản xuất kinh doanh
Là một doanh nghiệp sản xuất nên các vấn đề liên quan đến việc mua sắm,
dự trữ và sử dụng nguyên vật liệu sao cho có hiệu quả nhất luôn được công ty cơ
khí Trúc Lâm chú trọng đến. Ban giám đốc cùng phối hợp với phòng kỹ thuật, bộ
phận vật tư và thủ kho thông qua kế hoạch sản xuất trong kỳ để xác định nhu cầu
nguyên vật liệu cần thiết.
Do đặc điểm sản xuất sản phẩm của công ty là chuyên sản xuất các mặt
hàng cơ khí phục vụ cho các ngành sản xuất khác nên hầu hết nguyên vật liệu dùng
cho sản xuất sản phẩm như sắt thép, que hàn, khóa tủ điện, bulon ốc vít…đều có
thể dễ dàng mua trên thị trường. Tuy nhiên trong thời gian gần đây, giá cả của các
loại sắt thép trên thị trường biến động mạnh nên công ty cũng gặp một số khó khăn
nhất định trong việc thu mua, bảo quản và cấp phát nguyên vật liệu đảm bảo cho
sản xuất. Mặc dù vậy, công ty vẫn hết sức cố gắng trong công tác quản lý và cung
ứng nguyên vật liệu nhằm khắc phục những khó khăn đang diễn ra, đảm bảo cho
sản xuất được liên tục và có hiệu quả.
1.2.Bộ máy quản trị
Là một doanh nghiệp sản xuất sản phẩm cơ khí với quy mô còn nhỏ nên
nhìn chung bộ máy quản trị của công ty khá gọn nhẹ, bao gồm một số phòng ban
chức năng và 2 phân xưởng sản xuất. Chính vì vậy nên việc đưa ra các quyết định
về công tác quản trị nói chung và công tác quản lý và cung ứng nguyên vật liệu nói
riêng của công ty khá nhanh gọn và chính xác, không phải thông qua quá nhiều
khâu trung gian.. Công tác quản lý và cung ứng nguyên vật liệu do bộ phận vật tư
– thủ kho đảm nhận. Thông qua kế hoạch sản xuất trong kỳ, bộ phận vật tư – thủ

kho phối hợp với phòng kỹ thuật đưa ra các quyết định về việc mua sắm, dự trữ và
sử dụng nguyên vật liệu rồi trình lên ban giám đốc xác nhận. Mỗi khi có hợp đồng
sản xuất sản phẩm, bộ phận vật tư – thủ kho dựa vào định mức nguyên vật liệu do
phòng kỹ thuật đưa ra, ký lệnh cấp phát nguyên vật liệu rồi cùng các quản đốc
Lª ThÞ TuyÕt Chi: QTKDTH K39–
15
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
phân xưởng điều hành sản xuất. Thêm vào đó, trình độ của các nhà quản trị trong
công ty cũng ngày được nâng cao và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất
cũng như điều hành sản xuất. Hầu hết các vị lãnh đạo trong công ty đều có trình độ
đại học và nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất cũng như điều hành sản
xuất. Các nhà quản trị trong công ty luôn chú trọng tiếp thu công nghệ và kĩ thuật
sản xuất mới nhằm tạo ra những máy móc thiết bị có công suất cao, chất lượng ổn
định từ đó có thể sử dụng một cách tiết kiệm và có hiệu quả nhất lượng nguyên vật
liệu. Chính vì vậy công ty luôn có những kế hoạch thu mua, bảo quản, cấp phát
nguyên vật liệu phù hợp nhất với tình hình và điều kiện sản xuất trong kỳ.
1.3.Đội ngũ lao động
Nhân tố con người là yếu tố quyết định trong hoạt động sản xuất kinh doanh
do đó công ty đã xác định: lao động là yếu tố hàng đầu trong quá trình sản xuất
kinh doanh. Nếu như đảm bảo được số lượng, chất lượng lao động sẽ mang lại
hiệu quả cao vì yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động, hệ số sử
dụng lao động nên công ty luôn chú trọng phát triển số lượng lao động đồng thời
nâng cao chất lượng lao động để hoàn thành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Là
doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nên dạng lao động chủ yếu của Công ty gồm 2
loại:
-Lao động quản lý: bao gồm những người làm công tác quản lý sản xuất
kinh doanh. Họ là cầu nối để nối liền các yếu tố bên trong và bên ngoài doanh
nghệp thành một khối thống nhất. Họ là cầu nối giữa các loại lợi ích của chủ doanh
nghiệp và công nhân sản xuất. Họ là những người nhận thức được các quy luật
kinh tế để đưa ra các quyết định hướng dẫn hành động cho toàn công ty cũng như

cá nhân họ. Họ chính là những thực thể cấu thành nên cơ cấu tổ chức quản lý của
xí nghiệp..
-Lao động trực tiếp sản xuất: Là doanh nghiệp sản xuất cơ khí nên lao động
trực tiếp sản xuất đa số là nam, chỉ có một số ít nữ ở các bộ phận như sơn, in và
bao gói hoàn thiện sản phẩm. Công ty quy tụ được nhiều công nhân có trình độ tay
nghề cao, phần lớn được học qua các trường công nhân kỹ thuật. Để tiết kiệm chi
phí đối với những công việc đơn giản công ty vẫn sử dụng những lao động chưa
qua đào tạo nhưng có sức khoẻ và gắn bó với công ty, phần lớn số này đều học hết
Lª ThÞ TuyÕt Chi: QTKDTH K39–
16
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
phổ thông trung học, trong quá trình làm việc công ty rất chú ý kèm cặp để họ rèn
dũa tay nghề, nâng cao trình độ dần trở thành những công nhân thạo việc
Bảng 3: Tình hình lao động của Công ty qua các năm
STT Chỉ tiêu ĐVT 2006 2007 2008 2009
1 Tổng số lao động Người 80 84 86 86
2 Lao động trực tiếp Người 66 70 72 72
Tỷ trọng % 82,5 83,3 83,7 83,7
3 Lao động gián tiếp Người 14 14 14 14
Tỷ trọng % 17,5 16,4 16,3 16,3
Nguồn: Phòng Kế toán-Tài chính Công ty
Như vậy không chỉ trình độ của các nhà quản trị trong công ty mới ảnh
hưởng đến việc quản lý và cung ứng nguyên vật liệu cho sản xuất mà chất lượng
của đội ngũ lao động đặc biệt là lao động trực tiếp sản xuất cũng ảnh hưởng rất lớn
đến việc sử dụng có hiệu quả nguyên vật liệu sản xuất.Chính vì vậy, trong những
năm gần đây, công ty cơ khí Trúc Lâm luôn chú ý đầu tư đến vấn đề quản trị
nguồn nhân lực. Càng ngày tỷ lệ giữa công nhân sản xuất trực tiếp và gián tiếp
càng hợp lý hơn. Hiện nay, trình độ của người lao động ngày càng được nâng cao,
do công ty đã đầu tư đúng mức cho việc phát triển và đào tạo nguồn nhân lực.
Trình độ tay nghề của người công nhân cao, được sản xuất trong dây chuyền công

nghệ liên tục,hiện đại đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng cũng như kĩ thuật
của sản phẩm. Công nhân có thể thích nghi được với điều kiện làm việc liên
tục,căng thẳng nhằm đạt đúng tiến độ đã đề ra. Với số lượng công nhân có trình độ
tay nghề cao chiếm một tỉ lệ khá lớn, công ty có rất nhiều ưu thế trong việc sử
dụng tiết kiệm nguồn nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất và hoàn thành kế hoạch
định mức nguyên vật liệu cho từng loại sản phẩm mà phòng kĩ thuật đề ra. Không
chỉ có vậy, đội ngũ công nhân của công ty còn tuân thủ kỉ luật rất nghiêm ngặt, sử
dụng nguyên vật liệu đúng mục đích, luôn phấn đấu giảm mức tiêu dùng nguyên
vật liệu, tận dụng cao độ phế liệu và giảm phế phẩm giúp cho hoạt động sản xuất
Lª ThÞ TuyÕt Chi: QTKDTH K39–
17
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
kinh doanh của công ty đạt hiệu quả cao. Chính vì trình độ của người lãnh đạo
cũng như trình độ của người lao động có ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lí và
cung ứng nguyên vật liệu nên công ty luôn tìm cách tạo điều kiện cho người lao
động nâng cao trình độ tay nghề cũng như trình độ quản lí. Công ty đã hỗ trợ cho
một số cán bộ công nhân viên tham gia các khóa học trung và dài hạn nhằm nâng
cao trình độ cho người lao động để có thể tiếp thu được với những trình độ công
nghệ tiên tiến, hiện đại. Công ty còn thường xuyên tổ chức các phong trào thi đua
nhằm tăng năng suất lao động cũng như tiết kiệm nguyên, nhiên vật liệu sử dụng
trong quá trình sản xuất.
Bảng 4: Cơ cấu chất lượng lao động năm 2009
STT Trình độ lao động Số lượng
(người)
Tỷ trọng
(%)
1 Đại học 8 11,1
2 Cao đẳng kỹ thuật, trung cấp 6 8,3
3 Công nhân kỹ thuật 37 52,8
4 Lao động phổ thông 35 27,8

Nguồn: Phòng Kế toán-Tài chính Công ty
Tóm lại, đội ngũ lao động trong công ty có ảnh hưởng rất lớn đến công tác
quản lí và cung ứng nguyên vật liệu. Công ty cần quan tâm động viên và đầu tư
nhiều hơn nữa đến người lao động.
1.4. Kĩ thuật công nghệ
Trình độ máy móc thiết bị kĩ thuật là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến
lượng tiêu dùng nguyên vật liệu trong sản xuất. Máy móc thiết bị hiện đại, năng
suất cao cộng với trình độ lành nghề của người lao động sẽ dẫn đến việc sử dụng
nguyên vật liệu tiết kiệm và hiệu quả. Ngược lại, với trình độ máy móc thiết bị kĩ
thuật quá lạc hậu thì việc lãng phí nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất là điều
không thể tránh khỏi. Đánh giá một cách khách quan thì hiện nay, trình độ máy
móc công nghệ kĩ thuật của công ty cơ khí Trúc Lâm còn chưa cao, hơn nữa công
ty chưa có các kế hoạch sản xuất phù hợp để tận dụng hết công suất máy móc thiết
Lª ThÞ TuyÕt Chi: QTKDTH K39–
18
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
bị. Điều đó ảnh hưởng lớn tới việc sản xuất sản phẩm cũng như việc sử dụng
nguyên vật liệu có hiệu quả. Nhìn chung công ty vẫn còn dùng một số máy móc
thiết bị lạc hậu làm cho việc sử dụng nguyên vật liệu vượt quá định mức đặt ra. Đó
chính là một hạn chế mà công ty cần phải khắc phục. Chính vì vậy công ty luôn
luôn phải đảm bảo sửa chữa, bảo dưỡng kịp thời tránh tình trạng máy móc thiết bị
hỏng quá lâu, không đáp ứng được tiến độ sản xuất. Việc làm đó cũng góp phần
không nhỏ vào việc sử dụng vật tư sao cho có hiệu quả hơn. Cho nên lượng
nguyên vật liệu sử dụng tuy có lúc vượt quá định mức do phòng kĩ thuật đặt ra
nhưng nhìn chung vẫn đạt được hiệu quả như mong đợi. Các dây chuyền sản xuất
các loại mặt hàng có thế mạnh của công ty vẫn hoạt động tốt và luôn tiết kiệm
được một lượng nguyên vật liệu đáng kể góp phần làm giảm giá thành sản phẩm,
giữ vững vị thế cạnh tranh của mình. Tuy nhiên nếu được đầu tư đúng chỗ, năng
suất lao động bình quân cũng như việc thực hiện định mức lượng nguyên vật liệu
sử dụng cho sản xuất của công ty sẽ đạt kết quả tốt hơn. Trong thời gian tới, công

ty có kế hoạch đầu tư mua sắm thêm một số loại máy móc, thiết bị mới, hiện đại.
Điều này sẽ góp phần không nhỏ vào việc nâng cao hiệu quả sản xuất của công ty
cũng như góp phần rất lớn vào việc tiết kiệm nguyên vật liệu nhờ thực hiện theo
đúng định mức và quy trình công nghệ. Do đó ta có thể thấy rằng máy móc thiết bị
trong mỗi doanh nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý nguyên vật liệu
nên để công tác này đạt hiệu quả mong muốn cần chú ý tới công tác quản lý máy
móc công nghệ kỹ thuật.
Bảng 5: Bảng theo dõi máy móc thiết bị của công ty trong tháng 3
năm 2010
Loại MMTB
Số MMTB đang hoạt động
Phân xưởng cơ khí Phân xưởng sơn
Số MMTB hiện có
trong công ty
Máy tiện 1 2
Máy phay 1 2
Máy mài 8 2 11
Máy khoan 5 1 6
Máy cắt 2 2
Máy chấn 2 2
Máy hàn 9 10
Lª ThÞ TuyÕt Chi: QTKDTH K39–
19
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
Máy đột dập 8 10
Máy gấp 1 1
Máy lốc tôn 1 1
Máy dập CNC 1 1
Lò nhiệt luyện 2 2
Máy khác 2 2 5

Tổng số máy móc hiện có trong toàn công ty 55
Nguồn: Phòng Kế toán-Tài chính Công ty
1.5.Nguồn vốn
Vốn sản xuất kinh doanh là một trong những yếu tố quan trọng nhất của các
doanh nghiệp. Vốn không chỉ ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý và cung ứng
nguyên vật liệu mà còn ảnh hưởng quyết định đến công tác quản trị sản xuất kinh
doanh chung của toàn doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể sử dụng vốn để đầu tư
nghiên cứu thị trường, nghiên cứu phát triển, đầu tư đổi mới trang thiết bị máy
móc thiết bị công nghệ, đầu tư hiện đại hóa hoạt động quản trị và đào tạo, bồi
dưỡng nghiệp vụ. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý và cung ứng
nguyên vật liệu tại công ty. Dù trong điều kiện hoàn cảnh nào, công ty cũng có đủ
năng lực tài chính để mua sắm thiết bị vật tư cần thiết cho sản xuất. Nguồn vốn của
công ty cơ khí Trúc Lâm so với một số công ty TNHH khác không phải là lớn
nhưng cũng không quá nhỏ, nhìn chung là phù hợp với tình hình sản xuất kinh
doanh ở công ty. Vốn cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chủ yếu là vốn
chủ sở hữu, việc vay mượn ngân hàng hay các tổ chức là rất hãn hữu vì phải chịu
lãi suất, đôi khi rất cao mà thủ tục lại rườm rà, rất khó giữ bí mật kinh doanh.
Trong quá trình hoạt động đôi khi cũng cần đến vốn lớn, chủ doanh nghiệp thường
chỉ huy động vốn trong bạn bè, người thân hay áp dụng những biện pháp như mua
hàng trả chậm hoặc xin ứng trước hợp đồng…Hàng năm vốn kinh doanh của
doanh nghiệp đều được bổ sung bằng lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh.
Việc sử dụng vốn được đề ra là phải tiết kiệm, chỉ đầu tư vào những loại tài sản cố
định nào cần thiết cho sản xuất kinh doanh và phải nhanh chóng mang lại hiệu quả
ví dụ như: dây chuyền sơn tĩnh điện, các máy móc cắt gọt kim loại, các loại máy
hàn.
Bảng 6: Cơ cấu vốn của công ty những năm gần đây
ĐVT: triệu đồng
Lª ThÞ TuyÕt Chi: QTKDTH K39–
20
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009
Tổng vốn kinh doanh 5829,4 6711,5 6952,6 7947,3
Vốn cố định bình quân 2855,3 3165,3 3303,8 4325,6
Vốn lưu động bình quân 2974,1 3546,2 3648,8 3521,7
Nguồn: Phòng Kế toán-Tài chính Công ty
Do điều kiện địa lý của công ty khá thuận lợi về mặt giao thông nên việc
thu mua nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất là dễ dàng, khi cần hàng là có ngay
nên việc dự trữ nguyên vật liệu tại công ty không gặp khó khăn mấy. Vì vậy, với
một năng lực tài chính khá ổn định như vậy công ty cơ khí Trúc Lâm luôn đảm bảo
được tất cả các mặt trong công tác quản trị kinh doanh nói chung cũng như công
tác quản lý và cung ứng nguyên vật liệu nói riêng
1.6. Nguyên vật liệu và tình hình cung ứng nguyên vật liệu
Do doanh nghiệp sản xuất kinh doanh các mặt hàng cơ khí nên nguyên vật
liệu chủ yếu của Công ty là sắt thép các loại; ngoài ra còn có các nguyên vật liệu
phụ khác như hóa chất tẩy rửa, sơn, dung môi, vật liệu đóng gói cùng các loại
nhiên liệu, năng lượng như điện, dầu, ga.
Nguyên vật liệu dạng kim loại sắt, thép, nhôm chiếm tỷ trọng lớn trên 60%
tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho sản xuất của Công ty. Do đặc điểm từng
thời kì của sản xuất Công ty nhập vào như: Thép tấm các loại dày từ 0,6 đến
10mm, thép định hình dạng hộp vuông, hộp chữ nhật, hình chữ L, chữ I, chữ U;
các thép kết cấu cho chế tạo thiết bị hình tròn có dạng đường kính từ 20 đến
100mm, hay thép dụng cụ như 5XMH, 9XC cho chế tạo dụng cụ khuôn mẫu; hoặc
nhôm hợp kim cứng dạng tấm dày từ 1 đến 5mm.
Với quan điểm của các nhà quản trị trong công ty là nguyên vật liệu có đạt
tiêu chuẩn, đúng quy cách thì sản phẩm sản xuất ra mới đáp ứng được nhu cầu
ngày càng khắt khe của thị trường. Chính những yêu cầu về chất lượng sản phẩm
đó mà cần phải yêu cầu đòi hỏi khắt khe cho nguyên vật liệu. Bảng sau sẽ cho thấy
đòi hỏi của công ty về nguyên vật liệu.
Bảng 7: Yêu cầu về quy cách của một số loại nguyên vật liệu
Tên chủng loại NVL Quy cách, phẩm chất Đơn giá (VNĐ)

Lª ThÞ TuyÕt Chi: QTKDTH K39–
21
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
Thép tấm 0,6*1500*2500
Đúng kích thước
Phẳng, mềm, đẹp
Màu sáng
14800
Sắt hộp 25*25*1,4
Không rỉ
Không bị cong, méo
Đúng kích thước
14280
Dây hàn 0,8mm
Dây cuộn đều
Không bị vỡ nhựa
Màu vàng sáng đều
17750
Nguồn: Phòng Kế toán-Tài chính Công ty
Là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nên những vấn đề về công tác quản lý
và cung ứng nguyên vật liệu luôn được công ty Trúc Lâm đặt lên hàng đầu. Thông
qua định mức vật tư phòng kỹ thuật đưa ra cho từng loại sản phẩm,bộ phận vật tư
– thủ kho tổ chức mua sắm, cấp phát nguyên vật liệu cho từng bộ phận sản xuất
sao cho tiết kiệm và có hiệu quả nhất. Để đạt được điều này, công ty thường xuyên
chú trọng đến các bạn hàng cung ứng nguyên vật liệu cho mình nhằm đảm bảo
được lượng nguyên vật liệu cần thiết cả trong điều kiện, tình hình kinh tế không
thuận lợi…Công ty thường mua nguyên vật liệu của một số bạn hàng lâu năm nên
nguồn nguyên vật liệu được cung ứng khá ổn định. Các nhà cung cấp nguyên vật
liệu dạng kim loại cho Công ty phần lớn là các cửa hàng cơ kim khí của Hà Nội
thuộc Tổng công ty kim khí. Một phần nữa được cung ứng bởi các cửa hàng tư

doanh vật liệu sắt thép ở đường La Thành, đường Kim Mã. Vì điều kiện kho bãi
chật hẹp nên việc bảo quản nguyên vật liệu rất khó khăn, do vậy những vật liệu
dùng nhiều như thép tấm, thép định hình, thép kết cấu thì hàng tháng Công ty lên
kế hoạch dự trù các hợp đồng cung ứng trước, nhưng mỗi tháng chỉ nhập về 2 lần
với khối lượng phù hợp cho sản xuất sao cho dư kho hợp lý. Còn các loại kim loại
quý sử dụng ít hơn như thép dụng cụ, nhôm hợp kim thì doanh nghiệp tự đi mua và
chuyên chở về thường là mỗi quý chỉ một lần, hai lần.
Tình hình cung ứng nguyên vật liệu kim loại ở nước ta mấy năm gần đây
không có thay đổi đột biến gì nhiều, đặc biệt là không có hiện tượng khan hiếm
hàng, do vậy Công ty cũng không có chủ trương dự trữ dự phòng nguyên vật liệu
Lª ThÞ TuyÕt Chi: QTKDTH K39–
22
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
cho sản xuất nhiều mà bỏ hẳn phần dự trữ an toàn chỉ nhập vật tư theo nhu cầu sản
xuất và gối đầu một lượng nhỏ giữa hai kì nhập hàng.
Đối với các vật liệu phụ như hóa chất tẩy rửa, vật tư bao gói, dầu, ga thì việc
cung ứng kịp thời đầy đủ cho sản xuất không mấy khi gặp trở ngại vì tương đối
sẵn trên thị trường Hà Nội. Riêng loại vật liệu sơn tĩnh điện thì tương đối trắc trở
vì số lượng các nhà cung ứng loại vật tư này trên miền Bắc rất ít. Công ty chủ yếu
quan hệ lấy hàng qua Công ty Đại Phú (đại diện cho hãng sơn Jotun tại Việt Nam)
mà mỗi lần lấy hàng đều phải đăng kí trước chủng loại mã hiệu sơn, số lượng mỗi
loại, sau đó phải chờ đợi họ làm thủ tục nhập từ nước ngoài về hay đưa từ miền
Nam ra nên mất nhiều thời gian và thường khó xác định được thời điểm nhập
hàng. Do vậy đối với loại vật liệu này Công ty bao giờ cũng phải tính toán nhu cầu
trước xa thời điểm sử dụng và phải có một lượng dự trữ an toàn đủ đáp ứng cho
nhu cầu sản xuất từ 2 tuần đến 1 tháng. Vì vậy việc sản xuất sản phẩm luôn được
diễn ra liên tục và tương đối ổn định.
2. Thực trạng công tác quản lý và cung ứng nguyên vật liệu tại công ty
TNHH công nghệ cơ khí Trúc Lâm
2.1. Công tác xây dựng kế hoạch cung ứng nguyên vật liệu

- Kế hoạch cung ứng nguyên vật liệu của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của
nhiều nhân tố khác nhau. Trước hết đó là kế hoạch sản xuất sản phẩm trên cơ sở
cầu thị trường và các nhân tố khác. Thứ hai, định mức tiêu dùng. Thứ ba, tình hình
giá cả. Thứ tư, tình hình tài chính của doanh nghiệp trong kỳ kế hoạch. Thứ năm,
năng lực kho tàng của doanh nghiệp,...Hiện nay tại công ty Trúc Lâm đang sử
dụng các tài liệu dưới đây để xác định kế hoạch cung ứng nguyên vật liệu cho từng
thời kỳ:
+Các báo cáo về tình hình thị trường có chú ý đến việc đánh giá khả năng
phát triển kinh tế trong kỳ kế hoạch.
+Số liệu thống kê của các cơ quan thống kê, các phân tích và dự báo thị
trường của các cơ quan nghiên cứu.
+Thống kê về tiêu thu sản phẩm ở các thời kỳ trước đó và các nhân tố ảnh
hưởng đến khả năng tiêu thụ sản phẩm trong kỳ kế hoạch.
Lª ThÞ TuyÕt Chi: QTKDTH K39–
23
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
+Thẻ kho theo dõi nguyên vật liệu theo từng nhóm loại cụ thể để biết được
các thông tin về lưu kho mỗi loại.
+Sổ theo dõi lượng đặt hàng từ nhiều người cấp hàng khác nhau vào các thời
điểm khác nhau.
- Bởi công ty cơ khí Trúc lâm là đơn vị chuyên sản xuất các mặt hàng cơ khí
phục vụ cho các ngành sản xuất khác cùng các sản phẩm gia dụng, nội thất tiêu
dùng nên đặc điểm nguyên vật liệu đưa vào sản xuất là rất dễ bảo quản, chủng loại
nguyên vật liệu đa dạng. Chính vì vậy, kế hoạch mua sắm nguyên vật liệu là một
trong những khâu quan trọng trong công tác quản lý và cung ứng nguyên vật liệu
tại công ty. Vậy thì trong công tác mua sắm bao gồm những công việc gì?
+Tiến độ mua sắm nguyên vật liệu: Công việc đầu tiên của mua sắm nguyên
vật liệu là lập tiến độ mua sắm. Việc lập tiến độ mua sắm nguyên vật liệu phải đảm
bảo luôn luôn có đầy đủ chủng loại, số lượng và chất lượng vật tư phục vụ kịp thời
cho sản xuất. Phải tính toán riêng từng loại nguyên vật liệu với số lượng chính xác

và thời gian giao nhận cụ thể. Kế hoạch tiến độ cung cấp phải đảm bảo sử dụng
hợp lý các phương tiện vận chuyển và kho tàng nhằm giảm chi phí vận chuyển và
chi phí bảo quản lưu kho, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của
công ty.
Kế hoạch cung ứng nguyên vật liệu tại công ty Trúc Lâm do bộ phận vật tư –
thủ kho đảm nhiệm. Bộ phận vật tư – thủ kho có nhiệm vụ nghiên cứu tình hình
sản xuất thực tế năm trước do phòng kế toán gửi xuống rồi thông qua đó lập kế
hoạch sản xuất từng kỳ (tháng, quý, năm). Ngoài việc phải lập kế hoạch sản xuất
và tiêu thụ sản phẩm, bộ phận vật tư – thủ kho còn phải tổ chức sản xuất, đảm bảo
cung ứng nguồn nguyên vật liệu cần thiết cho sản xuất, sửa chữa. Phải tính toán
chi tiết lượng nguyên vật liệu dự trữ, bảo hiểm cần thiết cho cả giai đoạn sản xuất
trong kỳ. Phải lập kế hoạch chiến lược sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trong thời
gian tới. Tính toán chi phí sản xuất, chi phí bán hàng, chi phí quản lý để từ đó xác
định giá thành sản phẩm một cách tối ưu nhất.
Bộ phận vật tư – thủ kho thông qua định mức tiêu hao nguyên vật liệu do
phòng kỹ thuật đưa ra và căn cứ vào số lượng sản phẩm kỳ kế hoạch, lượng phế
phẩm thu hồi trong kỳ trước, lượng phế phẩm phát sinh cho phép…rồi lập kế
Lª ThÞ TuyÕt Chi: QTKDTH K39–
24
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
hoạch cung ứng nguyên vật liệu cho từng đối tượng sản phẩm trong kỳ sau đó trình
lên ban giám đốc. Nếu được ban giám đốc phê chuẩn, bộ phận vật tư – thủ kho tiến
hành thực hiện công tác cung ứng nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất trong toàn
công ty sao cho quá trình sản xuất diễn ra liên tục và đảm bảo tiến độ sản xuất.
Ngoài ra doanh nghiệp cũng hiểu rằng thị trường cũng là nơi chịu ảnh
hưởng của nhiều yếu tố kinh tế- chính trị- xã hội khác nhau cho nên nó thường
xuyên biến động và tạo ra những khó khăn và thuận lợi mới, tạo ra sức ép của bên
bán sản phẩm và mua nguyên vật liệu. Điều mà doanh nghiệp không thể không
tính đến và phải có sách lược thích hợp để đối phó với tình hình, có thể phải điều
chỉnh cả kế hoạch mua sắm. Điều này càng chứng tỏ quan tâm thật tốt đến việc lập

kế hoạch mua sắm vật tư, nguyên vật liệu là đã gần đạt được mục đích đặt ra.
+Thực hiện mua sắm nguyên vật liệu:
Việc chọn phương pháp mua sắm sao cho có hiệu quả là một yếu tố quyết
định. Trên thực tế có những phương pháp mua sắm sau:
Nhóm 1: Mua sắm không thường xuyên, số lượng ít, có giá trị bằng tiền
nhỏ.
Nhóm 2: Mua sắm 1 lần hoặc không thường xuyên với số lượng lớn.
Nhóm 3: Mua sắm với khối lượng lớn, sử dụng theo thời gian hoặc mua ở
những vị trí phức tạp.
Riêng đối với công ty Trúc Lâm trong công tác mua sắm cũng có những nét
riêng biệt, tuy không theo một ekip nhất định nào song áp dụng trong từng trường
hợp cụ thể của công ty thì không những không gây ảnh hưởng mà còn tạo cho đội
ngũ đảm trách công tác này có được sự linh hoạt và thích ứng nhanh với sự biến
đổi của thị trường.
-Vì nguyên vật liệu dùng để sản xuất công ty phải tìm mua trên thị trường
nên việc lựa chọn nhà cung ứng có ý nghĩa trong việc sản xuất, xem xét vấn đề giá
cả, chất lượng, thời gian giao hàng, địa điểm giao hàng. Công ty xác định cho mỗi
loại nguyên vật liệu từ hai đến ba người cung ứng, tham khảo giá và các yêu cầu
khác nhau lựa chọn sao cho chi phí thấp, có lợi nhất. Công ty định kỳ tiến hành
đánh giá người cung cấp thông qua một hệ thống các chỉ tiêu như giá cả, uy tín,
Lª ThÞ TuyÕt Chi: QTKDTH K39–
25

×