Tải bản đầy đủ (.pdf) (139 trang)

nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng công trình khí sinh học trong chăn nuôi của các hộ tại huyện gia lâm - hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.49 MB, 139 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI




TRỊNH TÂN KHOA




NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
CÔNG TRÌNH KHÍ SINH HỌC TRONG CHĂN NUÔI CỦA CÁC
HỘ TẠI HUYỆN GIA LÂM – HÀ NỘI





LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ







HÀ NỘI – 2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI




TRỊNH TÂN KHOA



NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
CÔNG TRÌNH KHÍ SINH HỌC TRONG CHĂN NUÔI CỦA CÁC
HỘ TẠI HUYỆN GIA LÂM – HÀ NỘI



LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ


Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số: 60.62.01.15


Hướng dẫn khoa học: GS.TS ðỗ Kim Chung



HÀ NỘI – 2013
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế

i




LỜI CAM ðOAN


Tôi xin cam ñoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và hoàn toàn chưa hề ñược sử dụng ñể bảo vệ trong một học vị nào.
Tôi cam ñoan rằng, mọi sự giúp ñỡ ñể thực hiện luận văn này ñã ñược bày tỏ
lòng cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn ñã ñều ñược chỉ rõ nguồn
gốc./.

Tác giả luận văn




Trịnh Tân Khoa
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế

ii



LỜI CẢM ƠN

Trước hết tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành, sâu sắc ñến Giáo sư – Tiến sĩ
ðỗ Kim Chung - Trưởng bộ môn Kinh tế nông nghiệp và chính sách, người ñã trực
tiếp hướng dẫn và giúp ñỡ tôi hoàn thành Luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo Khoa Kinh tế và Phát triển nông
thôn, Viện ñào tạo sau ñại học - Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội ñã trực tiếp
giảng dạy và giúp ñỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn UBND huyện Gia Lâm, Sở NN & PTNT Hà

Nội, Ban quản lý các Dự án Nông nghiệp cùng toàn thể các hộ khảo sát ñã cung cấp
số liệu thực tế và thông tin cần thiết ñể tôi hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể gia ñình, bạn bè ñã ñộng viên,
chia sẻ với tôi trong thời gian nghiên cứu ñề tài./.

Hà Nội, ngày 20 tháng 12 năm 2013
Tác giả luận văn




Trịnh Tân Khoa






Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế

iii

MỤC LỤC

Lời cam ñoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục bảng, biểu vi
Danh mục ñồ thị viii
Danh mục từ viết tắt viii


1. MỞ ðẦU
1.1 ðặt vấn ñề 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3
1.2.1 Mục tiêu chung 3
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3
1.3 ðối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
1.3.1 ðối tượng nghiên cứu 3
1.3.2 Phạm vi nghiêu cứu 3
2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CÔNG TRÌNH
KHÍ SINH HỌC CỦA CÁC HỘ
2.1 Cơ sở lý luận 5
2.1.1 Khái niệm và bản chất về hiệu quả sử dụng khí sinh học ở các hộ 5
2.1.1.1 Khái niệm về hiệu quả 5
2.1.1.2 Khái niệm về hiệu quả sử dụng khí sinh học của các hộ 6
2.1.1.3 Bản chất hiệu quả sử dụng khí sinh học của các hộ 6
2.1.2 Vai trò của việc sử dụng hiệu quả khí sinh học ở các hộ 7
2.1.3 ðặc ñiểm về hiệu quả sử dụng khí sinh học ở các hộ 11
2.1.3.1 Hiệu quả kinh tế 12
2.1.3.2 Hiệu quả xã hội 13
2.1.3.3 Hiệu quả môi trường 14
2.1.4 Nội dung nghiên cứu hiệu quả sử dụng công trình khí sinh học ở các hộ 15
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế

iv

2.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng ñến hiệu quả sử dụng công trình khí sinh học của
hộ 19
2.2 Cơ sở thực tiễn về hiệu quả của việc phát triển công nghệ khí sinh học ñã ñem lại trên
thế giới và Việt Nam 22

3. ðẶC ðIỂM ðỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 ðặc ñiểm ñịa bàn nghiên cứu 31
3.2 Phương pháp tiếp cận 36
3.3 Phương pháp nghiên cứu 36
3.3.6 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 43
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Thực trạng tình hình xây dựng công trình khí sinh học của các hộ 45
4.1.1 Tình hình chăn nuôi gia súc chính của các hộ 45
4.1.2 Tình hình ô nhiễm môi trường ở các hộ 49
4.1.3 Tình hình ñầu tư xây dựng công trình khí sinh học của các hộ 50
4.1.4 Kết quả ñầu tư xây dựng công trình khí sinh học của các hộ 57
4.2 Tình hình sử dụng khí sinh học của các hộ 63
4.2.1 Tình hình sử dụng các thiết bị khí sinh học trên ñịa bàn huyện 63
4.2.2 Lý do sử dụng khí sinh học của các hộ ñiều tra 64
4.2.3 Mục ñích sử dụng khí sinh học của các hộ ñiều tra 65
4.2.4 Kết quả sử dụng công trình khí sinh học của các hộ 70
4.2.5 Hiệu quả sử dụng khí sinh học của các hộ 76
4.3 Các yếu tố ảnh hưởng ñến hiệu quả sử dụng công trình khí sinh học của các hộ 85
4.3.1 Việc tham gia các lớp, khoá tập huấn về sử dụng khí sinh học của các hộ 85
4.3.2 Cách thức vận hành và sử dụng công trình của hộ 88
4.3.3 Trình ñộ văn hoá của chủ hộ và lao ñộng của hộ 91
4.3.4 Cách thức sử dụng các thiết bị khí sinh học của hộ, ñộ bền của thiết bị và
sự phổ biến của thị trường thiết bị khí sinh học 94
4.3.5 Quy mô chăn nuôi và lượng chất thải chăn nuôi mà hộ thu ñược 97
4.3.6 Nguồn vốn và nhu cầu phát triển chăn nuôi của hộ sử dụng khí sinh học 99
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế

v

4.3.7 Sự hỗ trợ của các tổ chức, chương trình ñịa phương và của dự án tài trợ 101

4.4 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng công trình khí sinh học của các hộ tại huyện
Gia Lâm – Hà Nội 109
4.4.1 Tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật về vận hành - sử dụng công trình ñúng
cách và an toàn ñối với những hộ chưa có ñiều kiện tham gia các lớp hội thảo,
tập huấn 109
4.4.2 ðẩy mạnh việc tư vấn, hướng dẫn vận hành và sử dụng công trình khí
sinh học ñúng cách, hiệu quả ñến các hộ sử dụng ñã tham gia tập huấn 110
4.4.3 Nghiên cứu nâng cao hơn về ñộ bền ñối với các thiết bị sử dụng khí sinh
học và phổ biến hơn về thị trường thiết bị khí sinh học 112
4.4.4 Hỗ trợ xử lý vấn ñề thừa và thiếu nguyên liệu nạp cho công trình khí
sinh học của các hộ 113
4.4.5 Tư vấn mở rộng quy mô chăn nuôi ñối với các hộ có nhu cầu 114
4.4.6 Mở rộng hơn sự hỗ trợ từ phía các tổ chức tài trợ ñến người sử dụng khí
sinh học 115
4.4.7 Hướng phát triển mô hình công trình khí sinh học áp dụng trên ñịa bàn
trong thời gian tới 116
5. KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ
5.1 Kết luận 119
5.2 ðề nghị 121
TÀI LIỆU THAM KHẢO 124
PHỤ LỤC 126








Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế


vi

DANH MỤC BẢNG

Số TT Tên bảng Trang

2.1 Lượng khí thu ñược khi phân huỷ 1 kg nguyên liệu tươi 8
2.2 So sánh một số chất ñốt /1m
3
khí sinh học 9
2.3 Hiện trạng sử dụng Khí sinh học tại 16 tỉnh miền Bắc và miền Trung do
VACVINA tiến hành 27
3.1 Hiện trạng sử dụng ñất 20 xã nông thôn Gia Lâm năm 2012 32
3.2 Cơ cấu lao ñộng nông thôn huyện Gia Lâm 2010-2012 33
3.3 Một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu của huyện 2010-2012 35
4.1 Một số chỉ tiêu chăn nuôi gia súc chính của huyện
Gia Lâm qua 3 năm (2010 – 2012) 45
4.2 Quy mô chăn nuôi gia súc chính hiện tại của các hộ ñiều tra 48
4.3 Kênh thông tin mà hộ biết ñến khí sinh học 54
4.4 Tổng chi phí ñầu tư xây dựng hầm (loại xây gạch) tính trung bình của hộ
ñiều tra 56
4.5 Kết quả ứng dụng công trình khí sinh học trên ñịa bàn huyện Gia Lâm
qua 3 năm (2010-2012)
4.6 Thông tin về công trình khí sinh học của các hộ ñiều tra 62
4.7 Tỷ lệ các thiết bị khí sinh học ñang ñược sử dụng
trên ñịa bàn huyện Gia Lâm 63
4.8 Lý do sử dụng khí sinh học của các hộ ñiều tra 64
4.9 Các thiết bị khí sinh học ñược sử dụng tại các hộ ñiều tra 65
4.10 Mục ñích ñun nấu của các hộ 66

4.11 Mục ñích thắp sáng của các hộ 67
4.12 Nguyên nhân hộ chưa ña dạng sử dụng các thiết bị khí sinh học 70
4.13 Ý kiến của hộ ñiều tra về kết quả sử dụng khí sinh học 71
4.14 Sử dụng bã thải từ hầm khí sinh học và sử dụng các
chất ñốt khác của hộ ñiều tra 74
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế

vii

4.15 Quy mô chăn nuôi của các hộ ñiều tra sau khi sử dụng
công trình khí sinh học 75
4.16 Chi phí phụ phát sinh hàng năm (tính trung bình) trong quá trình
sử dụng khí sinh học của hộ ñiều tra 76
4.17 So sánh chi phí trung bình và lợi nhuận cơ bản thu ñược của các hộ khảo
sát ở 3 xã ñiều tra trước và sau khi có công trình khí sinh học 78
4.18 Việc tham gia các hoạt ñộng khác của người phụ nữ trong gia ñình khi
tiết kiệm ñược thời gian nhờ dùng khí sinh học 82
4.19 Nồng ñộ các chất ô nhiễm trong nước thải ñầu vào và
ñầu ra của công trình khí sinh học 84
4.20 Ý kiến về môi trường sống xung quanh của hộ sau khi
sử dụng công trình khí sinh học 84
4.21 Ý kiến về vệ sinh chuồng nuôi và xoong nồi của hộ sau khi
sử dụng công trình khí sinh học 85
4.22 Tình hình tham gia hội thảo tập huấn của các hộ ñiều tra 86
4.23 Cách thức nạp nguyên liệu, theo dõi áp kế, phá váng khuấy cặn và dùng
thuốc kháng khuẩn của các hộ ñiều tra 89
4.24 Ảnh hưởng của yếu tố trình ñộ văn hoá của chủ hộ ñến việc vận hành
công trình khí sinh học cũng như tiếp thu kiến thức tập huấn 92
4.25 ðánh giá nguyên nhân gây trục trặc thiết bị và sự phổ biến của thị
trường thiết bị khí sinh học trên ñịa bàn của các hộ ñiều tra 94

4.26 Nguồn thu nhập và nhu cầu vay vốn của các hộ ñiều tra 100
4.27 Số lượng các lớp tập huấn và lượt người tham gia
mà 2 dự án ñã ñào tạo trên ñịa bàn Hà Nội 104
4.28 ðánh giá của hộ ñiều tra về lớp, tài liệu tập huấn và ñóng góp ý kiến về
các lớp ñào tạo tập huấn 105
4.29 So sánh ưu nhược ñiểm thực tế của hầm xây KT1 và Composite 116


Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế

viii

DANH MỤC ðỒ THỊ

Số TT Tên ñồ thị Trang

4.1 Nguyên nhân các hộ chưa ña dạng sử dụng thiết bị khí sinh học 70
4.2 Khoản tiền tiết kiệm của các hộ ñiều tra khi sử dụng khí sinh học 81
4.3 Thành viên tham gia hội thảo tập huấn của hộ 87
4.4 Chu trình phá váng và khuấy cặn của các hộ ñiều tra 91
4.5 Nguyên nhân chính gây trục trặc thiết bị khí sinh học 96
4.6 ðánh giá về mức ñộ phù hợp của kích cỡ
công trình khí sinh học hiện tại 99
4.7 Nguồn thu chính của hộ sử dụng khí sinh học 100
4.8 ðánh giá về thủ tục nhận tiền hỗ trợ của dự án 107



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT



ðVT ðơn vị tính
GTSX Giá trị sản xuất
CN –TTCN- XD

Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp – Xây dựng

NN & PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế

1

PHẦN 1
MỞ ðẦU

1.1 ðặt vấn ñề
Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia ñến năm 2010 và ñịnh hướng ñến
năm 2020 ñã quan tâm và ñề cập nhiều vấn ñề liên quan ñến môi trường nông thôn.
Hiện nay, nước ta có hơn 75% dân số sinh sống ở nông thôn, miền núi; tỷ lệ dân cư
sinh sống ở nông thôn cao cùng với việc sử dụng củi, rơm rạ, năng lượng hoá thạch
(than, dầu khí) trong ñun nấu gây nên những sức ép lớn về tiêu thụ năng lượng và
sinh ra khí các-bon ñi-ô-xít gây hiệu ứng nhà kính. Bên cạnh ñó, chất thải hữu cơ
trong chăn nuôi, sản xuất, chế biến xả trực tiếp ra môi trường xung quanh ñang là
những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường sinh thái nghiêm trọng.
Chính vì vậy, việc ñối mặt với hai vấn ñề lớn hiện nay ñó là khan hiếm
nguồn năng lượng và ô nhiễm môi trường nông thôn cần có những giải pháp hiệu
quả, góp phần giải quyết những vấn ñề này. Một trong số những giải pháp ñó là xây
dựng công trình khí sinh học tại nông thôn. Việc sử dụng hầm này sẽ tạo ra nguồn
khí sinh học giúp cho các hộ gia ñình trong việc ñun nấu, phát ñiện, thắp sáng, góp

phần tiết kiệm chi phí, tiền bạc. ðồng thời các chất thải hữu cơ sẽ ñược xử lý, phân
huỷ trong hầm kín tránh ñược mùi hôi thối, ô nhiễm, các chất cặn bã, phụ phẩm là
nguồn dinh dưỡng quý cho cây trồng, vật nuôi. Vì thế, ñối với hai vấn ñề chính ở
nông thôn thì khí sinh học thực sự là một giải pháp hiệu quả.
Hiện nay, phát triển chăn nuôi của thành phố Hà Nội chiếm trên 50% tỷ
trọng trong nông nghiệp, chủ yếu là các huyện ngoại thành. Theo Sở NN & PTNT
Hà Nội, hiện tại trên ñịa bàn thành phố có 1.223 trang trại chăn nuôi, nhưng chủ yếu
là chăn nuôi tự phát, tận dụng, phân tán, nhỏ lẻ. Cũng như các ñịa phương khác trên
cả nước, việc phát triển Khí sinh học trên ñịa bàn Hà Nội có chiều hướng tăng mạnh
trong những năm gần ñây. Hiện nay, toàn thành phố ñã xây dựng ñược khoảng hơn
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế

2

45.000 hầm Khí sinh học trong ñó các huyện Ba Vì, ðan Phượng, Thanh Oai, Gia
Lâm, ðông Anh, Sóc Sơn là những huyện có số hộ ñăng ký xây dựng nhiều nhất.
Gia Lâm là một trong những huyện ngoại thành Hà Nội mà chăn nuôi là một
trong những ngành thế mạnh của huyện trong phát triển kinh tế, chủ yếu là bò sữa
và lợn. Trong những năm gần ñây, việc ứng dụng công nghệ xây hầm khí sinh học
trên ñịa bàn huyện ñã có những bước phát triển tích cực, người dân tham gia hưởng
ứng mạnh mẽ. Hiện toàn huyện có khoảng 3500 hầm khí sinh học, công nghệ khí
sinh học ñã góp phần quan trọng giúp người dân tiết kiệm ñược chi phí trong việc
mua chất ñốt, bảo vệ môi trường sinh thái xung quanh; hạn chế ñược bệnh về hô
hấp Tuy nhiên, hiện nay ở Hà Nội nói riêng cũng như cả nước nói chung, hầu hết
các hộ sử dụng khí sinh học chủ yếu ñể thay thế chất ñốt (gas bình, củi, than, ñiện)
ñun nấu, cái lợi ñã rõ, song rõ ràng vẫn chưa khai thác hết công năng mà khí sinh
học có thể mang lại, bởi khí sinh học còn có thể sử dụng ñể chạy máy nước nóng, tủ
lạnh, thắp sáng, các loại máy sử dụng nhiên liệu là xăng, dầu Nhưng, trừ việc sử
dụng khí thay chất ñốt khá ñơn giản, sử dụng khí sinh học ñể vận hành các loại thiết
bị khác thường phải có chút ít cải tiến, thay ñổi công nghệ vì vậy các hộ dân vẫn

chủ yếu sử dụng ñể thay chất ñốt ñun nấu dẫn ñến chưa thực sự ñạt hiệu quả cao về
tiết kiệm chi phí và ñiện năng; bên cạnh ñó ñộ bền của các thiết bị khí sinh học còn
chưa cao, thị trường thiết bị khí sinh học còn chưa phổ cập khiến người sử dụng
thiếu thông tin thiết bị;
Bên cạnh ñó, nhận thức của một số bộ phận hộ dân về công nghệ hầm khí
sinh học còn chưa rõ ràng như cách thức sử dụng, bảo trì chưa ñúng cách như ñể
chất tẩy rửa, sát khuẩn rơi xuống hầm khiến hiệu suất sinh khí của hầm không cao,
quá trình lên men bị nhiễm ñộc, bã thải chưa phân huỷ hết ñã xả ra gây tái ô nhiễm
môi trường; hoặc trong những ngày tiêu thụ năng lượng ít mà lượng khí sinh ra
nhiều, trong khi chưa có biện pháp tích trữ hoặc sử dụng công cộng khác khiến phải
ñốt bỏ hay xả ra môi trường gây lãng phí nguồn khí sinh học do vậy mà hiệu quả
tận dụng chưa cao; cơ chế hỗ trợ của các tổ chức tài trợ còn một số yếu tố cần thay
ñổi, cải thiện;
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế

3

Vì vậy, việc tăng cường kiến thức của người dân về khai thác công nghệ khí
sinh học cũng như việc tư vấn, hướng dẫn, chuyển giao công nghệ cũng như cải
thiện cơ chế hỗ trợ ñến người dân một cách ñồng bộ, hiệu quả là việc làm cần thiết.
Xuất phát từ thực trạng trên, chúng tôi tiến hành thực hiện ñề tài: “Nghiên
cứu giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng công trình khí sinh học trong chăn
nuôi của các hộ tại huyện Gia Lâm – Hà Nội”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Từ nghiên cứu thực trạng sử dụng công trình khí sinh học của các hộ sử
dụng, ñề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng công trình khí sinh
học của các hộ tại huyện Gia Lâm – Hà Nội.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống, làm rõ lý luận và thực tiễn về hiệu quả của việc sử dụng khí sinh

học của các hộ;
- Phân tích, ñánh giá thực trạng sử dụng và các yếu tố ảnh hưởng ñến hiệu
quả sử dụng công trình khí sinh học của các hộ trên ñịa bàn huyện Gia Lâm, Hà
Nội;
- ðề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng công trình khí sinh
học của các hộ trên ñịa bàn huyện Gia Lâm, Hà Nội.
1.3 ðối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 ðối tượng nghiên cứu
- Những vấn ñề lý luận về hiệu quả của việc sử dụng công nghệ hầm khí sinh
học vào chăn nuôi và ñời sống.
- Những vấn ñề thực tiễn về hiệu quả của việc sử dụng công nghệ hầm khí
sinh học vào chăn nuôi và ñời sống ở huyện Gia Lâm – Hà Nội.
1.3.2. Phạm vi nghiêu cứu
1.3.2.1 Phạm vi nội dung nghiên cứu
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế

4

Phân tích thực trạng sử dụng và ñưa ra một số giải pháp giúp cho việc nâng
cao hiệu quả sử dụng công trình khí sinh học của các hộ tại huyện Gia Lâm – Hà
Nội.
1.3.2.2. Phạm vi về thời gian
Thời gian thu thập số liệu nghiên cứu qua 3 năm: Từ 2010 – 2012.
1.3.2.3. Phạm vi về không gian
ðề tài ñược thực hiện trong phạm vi huyện Gia Lâm – Hà Nội, ñối với các
hộ dân hiện ñang sử dụng công trình khí sinh học trong chăn nuôi và sinh hoạt gia
ñình.














Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế

5

PHẦN 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CÔNG
TRÌNH KHÍ SINH HỌC CỦA CÁC HỘ

2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1 Khái niệm và bản chất về hiệu quả sử dụng công trình khí sinh học của
các hộ
2.1.1.1 Khái niệm về hiệu quả
- Hiệu quả: Là phép so sánh dùng ñể chỉ mối quan hệ giữa kết quả thực hiện
các mục tiêu, hoạt ñộng của chủ thể và chi phí mà chủ thể bỏ ra ñể có kết quả ñó
trong những ñiều kiện nhất ñịnh.
Nếu ta ký hiệu:
K là kết quả nhận ñược theo hướng mục tiêu
C là chi phí bỏ ra
E là hiệu quả
Thì hiệu quả theo hướng tuyệt ñối và tương ñối sẽ ñược tính như sau:

Hiệu quả tuyệt ñối: E=K-C
Hiệu quả tương ñối: E=K/C.
- Phân loại hiệu quả theo các cặp phân loại:
a) Hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế - xã hội:
* Hiệu quả tài chính hay còn gọi là hiệu quả sản xuất – kinh doanh hay hiệu
quả doanh nghiệp là hiệu quả kinh tế xét trong phạm vi một doanh nghiệp. Hiệu quả
tài chính phản ánh mối quan hệ giữa lợi ích kinh tế nà doanh nghiệp nhận ñược mà
chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra ñể có ñược lợi ích kinh tế ñó.
* Hiệu quả kinh tế quốc dân hay hiệu quả kinh tế xã hội: là hiệu quả tổng
hợp ñược xét trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế. Chủ thể của hiệu quả kinh tế - xã
hội là toàn bộ xã hội mà người ñại diện cho nó là Nhà nước. Vì vậy, những lợi ích
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế

6

và chi phí ñược xem xét trong hiệu quả kinh tế - xã hội xuất phát từ quan ñiểm toàn
bộ nền kinh tế quốc dân.
b) Hiệu quả trực tiếp và hiệu quả gián tiếp:
* Hiệu quả trực tiếp: là hiệu quả ñược xem xét trong phạm vi chỉ một dự án,
một doanh nghiệp hay một ñối tượng nghiên cứu nào ñó.
* Hiệu quả gián tiếp: là hiệu quả mà một ñối tượng nào ñó tạo ra cho ñối
tượng khác. Ví dụ việc xây dựng một dự án này có thể kéo theo việc xây dựng hàng
loạt các dự án khác. Hiệu quả của dự án ñang xem xét là hiệu quả trực tiếp còn hiệu
quả các dự án khác là hiệu quả gián tiếp.
c) Hiệu quả trước mắt và hiệu quả lâu dài: Là căn cứ vào lợi ích nhận ñược trong
những khoảng thời gian dài hay ngắn.
* Hiệu quả trước mắt: Là hiệu quả ñược xem xét trong khoảng thời gian
ngắn. Lợi ích ñược xem xét trong loại hiệu quả này là lợi ích trước mắt, mang tính
tạm thời. Ví dụ, việc nhập những thiết bị cũ, công nghệ kém tiên tiến, rẻ tiền có thể
mang lại hiệu quả trước mắt nhưng về lâu dài thì không hẳn là như vậy.

* Hiệu quả lâu dài là hiệu quả ñược xem xét trong khoảng thời gian dài. Ví
dụ việc bỏ tiền mua bảo hiểm có thể là lợi ích trước mắt bị vi phạm nhưng nó tạo ra
một thế ổn ñịnh lâu dài, nó cho phép san bớt những rủi ro nhờ có nhiều người mua
bảo hiểm…
2.1.1.2 Khái niệm về hiệu quả sử dụng công trình khí sinh học của các hộ
Như vậy hiệu quả sử dụng công trình khí sinh học của các hộ là việc sử dụng
công trình khí sinh học ñạt ñược hiệu quả về các phương diện kinh tế, xã hội và môi
trường thông qua việc vận hành - sử dụng ñúng cách, an toàn, tận dụng tối ña công
năng của khí sinh học và dựa trên sự nhận thức, hiểu biết và nắm vững về công
nghệ khí sinh học của người sử dụng.
2.1.1.3 Bản chất hiệu quả sử dụng khí sinh học của các hộ
Như vậy, khí sinh học là một nguồn năng lượng khí ñốt rất hữu hiệu trong
cuộc sống cũng như trong sản xuất. Nếu tận dụng tối ña hiệu năng, khí sinh học sẽ
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế

7

ñóng góp rất lớn vào vấn ñề tiết kiệm năng lượng cũng như bảo vệ môi trường trên
các khía cạnh:
- Hiệu quả tài chính và kinh tế xã hội: Tiết kiệm chi phí cho các hộ sử dụng
nói riêng cũng như cho toàn nền kinh tế và xã hội nói chung trong sinh hoạt cũng
như trong sản xuất.
- Hiệu quả trực tiếp và hiệu quả gián tiếp:
+ Hiệu quả trực tiếp trong sử dụng khí sinh học: Là hiệu quả ñược xét trên
hộ hay ñối tượng sử dụng là hiệu quả mạng lại trực tiếp cho chính ñối tượng sử
dụng khí sinh học, ở ñây là các hộ có xây dựng hầm ủ khí sinh học trong việc tiết
kiệm chi phí cũng như bảo vệ sức khỏe, môi trường sống xung quanh của chính hộ
sử dụng ñó.
+ Hiệu quả giản tiếp: Là hiệu quả ñược xét trên khía cạnh hạn chế ô nhiễm,
bảo vệ môi trường sống xung quanh của các hộ gia ñình lân cận cũng như môi

trường sống xung quanh trên phạm vi rộng, ñồng thời góp phần tiết kiệm năng
lượng cho toàn xã hội.
- Hiệu quả trước mắt và hiệu quả lâu dài:
Giúp các hộ sử dụng giải phóng ñược sức lao ñộng, tiết kiệm ñược thời gian
cho các công việc hay hoạt ñộng sản xuất khác.
Về lâu dài, tiết kiệm ñược chi phí trong sinh hoạt cũng như các hoạt ñộng
sản xuất; bảo vệ sức khỏe và hạn chế ô nhiễm môi trường sinh thái xung quanh.
Tóm lại, khi nhắc ñến hiệu quả sử dụng khí sinh học của các hộ vào sản xuất
và ñời sống chúng ta cần ñề cập ñến ba khía cạnh là hiệu quả về kinh tế, hiệu quả về
xã hội và hiệu quả về bảo vệ môi trường sinh thái.
2.1.2 Vai trò của việc sử dụng hiệu quả khí sinh học ở các hộ
Công nghệ khí sinh học là công nghệ liên ngành ña mục tiêu, ña lợi ích. Lợi
ích của việc ứng dụng khí sinh học thể hiện ở cả hai mặt: sử dụng khí và sử dụng bã
thải.
Thứ nhất, sử dụng Khí sinh học như nguồn năng lượng tái sinh rẻ và sạch
phục vụ sinh hoạt cho con người, nhằm tiết kiệm chi phí sinh hoạt của các hộ. Khí
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế

8

sinh học là sản phẩm bay hơi của quá trình phân huỷ vật chất hữu cơ bằng vi sinh
vật trong ñiều kiện kỵ khí, thành phần của nó là hỗn hợp khí Mêtan và Cacbonic
trong ñó Mêtan chiếm 50 -70%. Mêtan nguyên chất có giá trị nhiệt lượng
9100Kcal/m
3
. Nhiệt trị của khí sinh học biến ñổi trong giới hạn 4700 – 6500
Kcal/m
3
.
Khí sinh học cháy cho ngọn lửa lơ nhạt không có khói bụi. Theo dự tính sơ

bộ của các chuyên gia, lượng khí sinh học thu ñược khi phân hủy yếm khí 1 kg
nguyên liệu tươi như sau:
Bảng 2.1: Lượng khí thu ñược khi phân huỷ 1 kg nguyên liệu tươi

Nguyên liệu Lít khí / Kg nguyên liệu tươi
Phân trâu bò 15 – 32
Phân lợn 40 – 60
Phân gia cầm 50 – 60
Phân người 60 – 70
Bèo tây tươi 0,3 – 0,5
Rơm rạ khô 1,5 – 2
Rác (1 tấn) 50 m
3

Nguồn: Trung tâm nghiên cứu và phát triển Vùng
Khí sinh học thu ñược còn tuỳ thuộc vào thời tiết, khí thu ñược trong các
tháng của năm cũng khác nhau. Chất lượng của khí ga phụ thuộc vào nhiệt ñộ của
thời tiết, khi nhiệt ñộ giảm thì lượng ga thu ñược ít ñi. Trong những trường hợp này,
cũng cần lưu ý ñể duy trì hoạt ñộng của hầm. ðây cũng là một khó khăn mà nhiều
người ñề cập;
Lượng ga trong tháng 1, 2, 12 thấp hơn so với lượng ga trong các tháng còn
lại do nhiệt ñộ môi trường giảm, song hầm vẫn ñảm bảo duy trì hoạt ñộng bình
thường, lượng ga trong thời kỳ này chỉ có thể ñủ nấu ăn cho 2 bữa.
Yếu tố thời tiết, ñặc biệt là nhiệt ñộ có ảnh hưởng tới sản phẩm của hầm khí
sinh học. Khí ga sinh ra ñược sử dụng vào các mục ñích sau ñây:

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế

9


SẢN LƯỢNG GA THU ðƯỢC HÀNG NGÀY
(M3/NGÀY)
0
1
2
3
4
5
6
Tháng 1
Tháng 2
Tháng 3
Tháng 4
Tháng 5
Tháng 6
Tháng 7
Tháng 8
Tháng 9
Tháng 10
Tháng 11
Tháng 12
Hầm có 5 con gia súc
lớn
Hầm có 10 con gia súc
lớn

Hình 2.1: Sản lượng gas thu ñược hàng ngày trong năm
ðun nấu: ñây là ứng dụng ñơn giản và phổ biến nhất. Bếp khí sinh học tương
tự như các loại bếp khí ga khác sử dụng tiện lợi và sạch sẽ hơn. Về nhiệt lượng hữu
ích 1m

3
khí sinh học tương ñương 0.96 lit dầu, 4,7 kW ñiện, 4,37 kg củi hoặc 6,1 kg
rơm rạ. Từ 10 kg phân lợn hàng ngày có thể sản xuất ñược 400 – 500 lít khí ñủ nấu
ba bữa cho gia ñình 3 – 4 người.
Thắp sáng: Ngọn lửa khí sinh học phát quang rất yếu nên muốn dùng ñể thắp
sáng ta phải dùng ñèn mạng (măng sông). ðèn mạng tiêu thụ khoảng 40 – 80 lít/h
và cho ánh sáng sáng hơn bóng ñèn ñiện 25 W. So với ñèn dùng dầu hoả thì sử
dụng khí sinh học ñơn giản hơn.
Bảng 2.2: So sánh một số chất ñốt /1m
3
khí sinh học

Chất ñốt ðVT

Nhiệt trị

Loại bếp Hiệu suất (%)

Lượng thay thế

Khí sinh học m
3
5.200 Bếp khí 60 01
Củi kg 3.800 Bếp kiềng

17 4,83
Than củi kg 6.900 Bếp lò 28 1,62
Dầu hỏa lít 9.100 Bếp dầu 45 0,76
Khí gas hóa lỏng


kg 10.900 Bếp gas 60 0,48
ðiện ñun nấu kWh 860 Bếp ñiện 70 5,18
Nguồn: Trung tâm nghiên cứu và phát triển Vùng
Trong sản xuất nông nghiệp: Nuôi tằm, ấp trứng, sưởi ấm gà con. Ở Trung
Quốc người ta dùng khí sinh học ñể nuôi tằm vì chúng ñòi hỏi ánh sáng và nhiệt ñộ
thích hợp. Chiếu sáng bằng ñèn khí sinh học làm cho kén hình thành sớm hơn 4 – 6
ngày, chất lượng kén tốt hơn, năng suất tăng khoảng 30%.
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế

10

Chạy ñộng cơ ñốt trong: Các loại ñộng cơ ñốt trong dùng xăng hoặc dầu ñều
có thể cải tạo ñể dùng khí sinh học thay thế. Công việc này ñã ñược sử dụng rộng
rãi ở Trung Quốc, Ấn ðộ và châu Âu ñể phục vụ sản xuất và sinh hoạt, ñể phát ñiện
cấp lên lưới hoặc cho những vùng chưa có lưới ñiện. Lượng khí tiêu thụ khoảng
4,05 m
3
/ mã lực hoặc 0,70 m
3
/ kWh ñiện.
Thứ hai, tạo nguồn phân bón hữu cơ vi sinh cho trồng trọt. Theo những kết
quả nghiên cứu chỉ ra rằng phân bã thải sinh học từ các hầm Khí sinh học có những
ñặc tính sau ñây mà phân truyền thống không có ñược ñó là:
Hàm lượng dinh dưỡng hữu ích cao, cây trồng dễ hấp thụ: Trong quá trình
phân huỷ kỵ khí các chất hữu cơ, các loại chất dinh dưỡng về cơ bản vẫn ñược bảo
tồn trong bã thải và chuyển sang dạng dễ hấp thụ với cây trồng. Tỷ lệ sử dụng ñạm,
lân, kali trong phân khí sinh học là 20,25%, 17,34% và 20,77% cao hơn so với phân
compost ngâm nước. Do ñó các chất dinh dưỡng của phân khí sinh học cao hơn so
với phân ủ và phân chuồng thông thường.
Hiệu quả cải tạo ñất: Phân bã thải sinh học là môi trường sống lý tưởng cho

giun, phân giun có hàm lượng axit humic cao, kết hợp với lượng axit humic,
xenlulô, hêmixenlulo có sẵn trong phân bã thải sinh học nên có tác dụng cải tạo ñất
tốt hơn so với việc vùi trực tiếp rơm rạ xuống ruộng và có thể tương ñương với
phân hữu cơ truyền thống.
Có khả năng hạn chế sâu bệnh và cỏ dại: Các kết quả nghiên cứu và kinh
nghiệm thực tế ñều cho thấy phân bã thải sinh học do có chứa các chất giberlin, axit
axetic, chất hoạt hoá tế bào nên có tác dụng hạn chế một số loại sâu bệnh có hại
như: sâu ñục thân, bọ rầy xanh, bọ rầy nâu, sâu cuốn lá, bệnh khô vằn, bệnh ñốm
nâu và bệnh ñốm than Dùng phân bã thải sinh học giảm ñược việc bón phân hoá
học.
Thứ ba, là nguồn thức ăn bổ sung trong chăn nuôi gia súc và cá. ðối với gia
súc: Khi các chất hữu cơ bị phân huỷ kỵ khí, một phần của chúng bị tiêu thụ ñể tăng
trưởng sinh khối của các vi khuẩn và biến thành axit amin mới. Chẳng hạn với phân
trâu bò, người ta ño ñược lượng axit amin tổng số tăng 230% sau khi phân huỷ.
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế

11

Ngoài ra cùng sự tồn tại một lượng vitamin B12 ñáng kể ñược tổng hợp khi phân
huỷ cùng các nguyên tố dinh dưỡng Ca, P, N và một số nguyên tố cùng vi lượng
Cu, Zn, Mn, Fe khiến chúng ta có khả năng bổ sung bã thải sinh học ñể làm thức ăn
chăn nuôi. Thí nghiệm của Trung Quốc cho thấy bã thải lỏng bổ sung vào thức ăn
truyền thống ñể nuôi lợn với tỷ lệ 20 – 25% cho tốc ñộ tăng trọng của lợn cao hơn
15,8 - 16,7% so với ñối chứng. Kiểm tra sau khi mổ cho thấy chất lượng thịt bình
thường.
Trong việc sử dụng bã thải ñể nuôi cá: Khi sử dụng bã thải ñể ñưa vào các ao
ñể nuôi cá, ñặc biệt là các loại cá ăn tinh như: cá mè hoa, cá mè trắng, các chất dinh
dưỡng kích thích sự phát triển của tảo và ñộng vật phù du (thuỷ tức, giáp xác, ) là
nguồn thức ăn cho cá.
Thứ tư, sử dụng hầm Khí sinh học sẽ góp phần rất lớn trong giữ gìn bảo vệ

và cải thiện vệ sinh môi trường. Nguyên liệu của quá trình phân huỷ khí sinh học là
các chất thải có hàm lượng hữu cơ cao như phân ñộng vật, các phụ phẩm nông
nghiệp, nước thải sinh hoạt, nước thải của các lò mổ, các trại chăn nuôi tập trung,
các nhà máy chế biến thực phẩm, dược phẩm và giấy Trong môi trường bể phân
huỷ do những ñiều kiện không thuận lợi nên các vi sinh vật có hại, ký sinh trùng
gây bệnh như giun, sán bị hạn chế phát triển và gần như tiêu diệt hoàn toàn.
Thứ năm, công nghệ sản xuất khí Khí sinh học góp phần làm cho cuộc sống
nông thôn văn minh, sạch sẽ nhờ giảm thiểu mùi, có ñiện thắp sáng và công việc
ñun nấu thuận tiện hơn. Nhờ có khí ga ñể ñun nấu nên không sử dụng nhiều củi, vì
vậy giảm việc chặt phá rừng. Phát triển công nghệ khí sinh học rộng rãi sẽ tạo ra
công ăn việc làm, tính xa hơn nữa sẽ tiết kiệm ngoại tệ dùng ñể nhập xăng, dầu.
2.1.3 ðặc ñiểm về hiệu quả sử dụng khí sinh học ở các hộ
Việc ứng dụng công nghệ hầm khí sinh học trong chăn nuôi có hiệu quả hay
không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Trong các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp
khác như sản xuất rau an toàn, sản xuất chè an toàn, nâng cao hiệu quả chăn
nuôi…nói chung khi tính toán ñến hiệu quả chúng ta chỉ thường chú ý ñến khía
cạnh chủ yếu về hiệu quả kinh tế hay hợp lý về mặt chi phí - lợi ích, hiệu quả về
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế

12

vốn, lao ñộng Tuy nhiên khi xét ñến hiệu quả sử dụng công trình khí sinh học thì
hiệu quả cần phải ñược xem xét trên ba mặt: Hiệu quả kinh tế, xã hội và môi
trường.
2.1.3.1 Hiệu quả kinh tế
Hiệu quả là một phạm trù kinh tế phản ánh mặt chất lượng của các hoạt ñộng
kinh tế. Mục ñích của sản xuất và phát triển kinh tế, xã hội là ñáp ứng nhu cầu ngày
càng tăng về vật chất và tinh thần của toàn xã hội, khi nguồn lực sản xuất của xã hội
ngày càng trở nên khan hiếm, việc nâng cao hiệu quả là một ñòi hỏi khách quan của
mọi nền sản xuất xã hội.

Theo Các Mác thì quy luật kinh tế ñầu tiên trên cơ sở sản xuất tổng thể là
quy luật tiết kiệm thời gian và phân phối một cách có kế hoạch thời gian lao ñộng
theo các ngành sản xuất khác nhau. Trên cơ sở thực hiện vấn ñề “tiết kiệm và phân
phối một cách hợp lý thời gian lao ñộng (vật hoá và lao ñộng sống) giữa các
ngành”. Theo quan ñiểm của C. Mác, ñó là quy luật “tiết kiệm”, là “tăng năng suất
lao ñộng xã hội”, hay ñó là “tăng hiệu quả”. Ông cho rằng: “Nâng cao năng suất lao
ñộng vượt quá nhu cầu cá nhân của người lao ñộng, là cơ sở của hết thảy mọi xã
hội”. Như vậy, theo quan ñiểm của Mác, tăng hiệu quả phải ñược hiểu rộng và nó
bao hàm cả việc tăng hiệu quả kinh tế và xã hội, môi trường phải ñảm bảo;
Các nhà khoa học kinh tế Samuel - Nordhuas cho rằng: “Hiệu quả có nghĩa là
không lãng phí”. Nghiên cứu hiệu quả sản xuất phải xét ñến chi phí cơ hội, “Hiệu quả
sản xuất diễn ra khi xã hội không thể tăng sản lượng một loại hàng hoá này mà không
cắt giảm sản lượng một loại hàng hoá khác. Mọi nền kinh tế có hiệu quả nằm trên
ñường giới hạn khả năng năng suất của nó". Theo L.M Canirop: "Hiệu quả của sản
xuất xã hội ñược tính toán và kế hoạch hoá trên cơ sở những nguyên tắc chung ñối
với nền kinh tế quốc dân bằng cách so sánh kết quả của sản xuất với chi phí hoặc
nguồn lực ñã sử dụng"
Thông thường, hiệu quả ñược hiểu như một hiệu số giữa kết quả và chi phí;
tuy nhiên trong thực tế ñã có trường hợp không thực hiện ñược phép trừ hoặc phép
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế

13

trừ không có ý nghĩa. Do vậy, nên hiểu hiệu quả là một kết quả tốt phù hợp mong
muốn và hiệu quả có nghĩa là không lãng phí;
Tóm lại, có nhiều quan ñiểm khác nhau về hiệu quả kinh tế nhưng ñều thống
nhất nhau ở bản chất của nó. Người sản xuất muốn thu ñược kết quả phải bỏ ra
những chi phí nhất ñịnh; những chi phí ñó là nhân lực, vật lực, vốn So sánh kết
quả ñạt ñược với chi phí bỏ ra ñể ñạt ñược kết quả. Tiêu chuẩn của hiệu quả là sự
tối ña hoá kết quả với một lượng chi phí ñịnh trước hoặc tối thiểu hoá chi phí ñể ñạt

ñược một kết quả nhất ñịnh. Các nhà sản xuất và quản lý kinh tế cần phải nâng cao
chất lượng các hoạt ñộng kinh tế nhằm ñạt mục tiêu với một lượng tài nguyên nhất
ñịnh tạo ra một khối lượng sản phẩm lớn nhất hoặc tạo ra một khối lượng sản phẩm
nhất ñịnh với chi phí tài nguyên ít nhất.
Hiệu quả kinh tế ñược hiểu là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả ñạt
ñược và lượng chi phí bỏ ra trong hoạt ñộng sản xuất kinh doanh. Kết quả ñạt ñược
là phần giá trị thu ñược của sản phẩm ñầu ra, lượng chi phí bỏ ra là phần giá trị của
các nguồn lực ñầu vào. Mối tương quan ñó cần xét cả về phần so sánh tuyệt ñối và
tương ñối cũng như xem xét mối quan hệ chặt chẽ giữa hai ñại lượng ñó. Phương án
ñúng hoặc một giải pháp kinh tế kỹ thuật có hiệu quả kinh tế cao là ñạt ñược tương
quan tối ưu giữa kết quả thu ñược và chi phí nguồn lực ñầu tư.
Vì vậy bản chất của phạm trù hiệu quả kinh tế ứng dụng công nghệ hầm khí
sinh học là thay vì sử dụng nguồn năng lượng ñiện, khí ñốt tốn kém với một công
nghệ tiên tiến người chăn nuôi có thể tận dụng những loại chất thải chăn nuôi ñó ñể
lên men sinh học, tạo ra nguồn năng lượng an toàn cho nhà nông như: thắp sáng,
khí ñốt, phát ñiện nhằm ñáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về vật chất của xã hội.
2.1.3.2 Hiệu quả xã hội
Hiệu quả xã hội là phạm trù có liên quan mật thiết với hiệu quả kinh tế và thể
hiện mục tiêu hoạt ñộng kinh tế của con người, việc lượng hoá các chỉ tiêu biểu
hiện hiệu quả xã hội còn gặp nhiều khó khăn mà chủ yếu phản ánh bằng các chỉ tiêu
mang tính chất ñịnh tính như tạo công ăn việc làm, xoá ñói giảm nghèo, ñịnh canh,
ñịnh cư, công bằng xã hội, nâng cao mức sống của toàn dân.
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế

14

- Lợi ích xã hội ñầu tiên phải kể ñến những người ñáng ñược quan tâm trong
xã hội là phụ nữ và trẻ em. Sử dụng hầm Khí sinh học sẽ giải phóng phụ nữ và trẻ
em, buổi sáng không phải dậy sớm, buổi trưa và tối tiết kiệm thời gian gắn với công
việc bếp núc trong một ngày từ 1,5 – 2 giờ; giảm việc tiếp xúc với khói than, rơm,

rạ về mùa hè không phải chịu nóng nực của khí hậu với sức ñốt của than củi.
- ðối với khu vực thực hiện tại các cụm dân cư sẽ tạo ra mối quan hệ cộng
ñồng tốt cũng như áp dụng ñại trà Khí sinh học giữa các hộ gia ñình, người này có
thể giúp ñỡ cho người khác trong khi thực hiện.
- Nhìn vào tình hình trên thì ñời sống nông dân ñược cải thiện, văn minh
hơn; cơ sở vật chất của mỗi hộ gia ñình ñược thay ñổi thực sự, sạch ñẹp hơn.
- Nếu ở vùng núi, tiết kiệm cho phụ nữ thời gian phải vào rừng kiếm củi, lo
lắng tìm chất ñốt không kém gì lo kiếm lương thực ñể sống, tạo nên ñời sống ñịnh
cư cho người dân.
Hiện nay, việc ñánh giá hiệu quả xã hội của việc ứng dụng công nghệ hầm
khí khí sinh học ñang là vấn ñề quan tâm khi áp dụng công nghệ khí ñốt tiên tiến
này vào chăn nuôi ở Việt Nam.
2.1.3.3 Hiệu quả môi trường
Môi trường là một vấn ñề mang tính toàn cầu, trong ñiều kiện hiện nay hiệu
quả môi trường ñược các nhà môi trường học rất quan tâm. Một hoạt ñộng sản xuất
ñược coi là có hiệu quả khi hoạt ñộng ñó không gây tổn hại hay có những tác ñộng
xấu ñến môi trường như ñất, nước, không khí và hệ sinh học; là hiệu quả ñạt ñược
khi quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra không làm cho môi trường xấu ñi mà
ngược lại, quá trình sản xuất ñó làm cho môi trường tốt hơn, mang lại một môi tr-
ường xanh, sạch, ñẹp hơn trước.
Trong sản xuất nông nghiệp, hiệu quả môi trường là hiệu quả mang tính lâu
dài, vừa ñảm bảo lợi ích hiện tại mà không làm ảnh hưởng xấu ñến tương lai, nó
gắn chặt với quá trình khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên ñất, môi trường sinh
thái.
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế

15

Hiệu quả môi trường khi ứng dụng công nghệ hầm khí sinh học là góp phần
làm chất thải chăn nuôi phân huỷ nhanh, không bốc mùi hôi thối, hạn chế ô nhiễm

bầu không khí xung quang khu vực chuồng trại và dân cư lân cận; hạn chế ô nhiễm
nguồn nước sạch cho người và gia súc, Hạn chế lây lan dịch bệnh cho người và vật
nuôi
Như vậy, Sử dụng công nghệ khí khí sinh học hợp lý, hiệu quả cao và bền
vững phải quan tâm tới cả ba hiệu quả trên, trong ñó hiệu quả kinh tế là trọng tâm;
không có hiệu quả kinh tế thì không có ñiều kiện nguồn lực ñể thực thi hiệu quả xã
hội và môi trường, ngược lại, không có hiệu quả xã hội và môi trường thì hiệu quả
kinh tế sẽ không bền vững.
2.1.4 Nội dung nghiên cứu hiệu quả sử dụng công trình khí sinh học của các hộ
2.1.4.1 Tình hình chăn nuôi gia súc chính của các hộ
- Tình hình chăn nuôi gia súc lớn của các hộ (Trâu, bò, lợn) mà chất thải gây
ô nhiễm môi trường;
2.1.4.2 Tình hình về môi trường của các hộ
- Tình hình về môi trường của các hộ trước khi sử dụng khí sinh học: Môi
trường xung quanh của hộ ñiều tra có bị ô nhiễm nặng không, có vấn ñề về các bệnh
hô hấp, viêm mắt, khó thở ở hộ không? Trước khi có khí sinh học thì chất thải chăn
nuôi hộ xử lý như thế nào?
2.1.4.3 Tình hình ñầu tư xây dựng công trình khí sinh học của các hộ
- Tình ñầu tư xây dựng công trình khí sinh học của các hộ:
+ Hộ ñã biết ñến công nghệ hầm khí sinh học từ nguồn thông tin nào ñể ñi
ñến quyết ñịnh xây dựng công trình khí sinh học cho mình?
+ Hộ xây dựng công trình vào năm nào?
+ Hộ xây dựng công trình khí sinh học dưới sự hỗ trợ về công nghệ sử dụng,
kỹ thuật xây hầm và duy tu bảo dưỡng theo chương trình dự án tài trợ hay tự xây
dựng dưới sự hỗ trợ kỹ thuật của cán bộ khuyến nông huyện và thợ xây tự thuê?

×