Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Nghiên cứu ký sinh trùng bào tử sợi (myxosporea) trên cá chép (cyprinus carpio) ở hà nội và vùng phụ cận, đề xuất giải pháp phòng bệnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 70 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI






TRẦN HẢI THANH




NGHIÊN CỨU KÝ SINH TRÙNG BÀO TỬ SỢI (MYXOSPOREA).
TRÊN CÁ CHÉP (CYPRINUS CARPIO) Ở HÀ NỘI VÀ VÙNG
PHỤ CẬN, ðỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÒNG BỆNH




LUẬN VĂN THẠC SĨ













HÀ NỘI, 2014
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
i

LỜI CAM ðOAN
Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng ñược ai công bố trong
bất cứ công trình nào khác.
Tôi xin cam ñoan rằng các thông tin trích dẫn trong khóa luận tốt nghiệp
ñã ñược trích rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày tháng 2 năm 2014
Tác giả khóa luận


Trần Hải Thanh







Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
ii

LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn Trung tâm chẩn ñoán bệnh thủy
sản - Cty TNHH sản xuất và dịch vụ Quang Dương - ðình Bảng – Từ Sơn -

Bắc Ninh

ñã tạo ñiều kiện cho tôi tham gia và hoàn thành khóa luận tốt
nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Bộ môn Ký sinh trùng, Khoa Thú Y và các
Thầy Cô giáo Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội ñã tạo mọi ñiều kiện
thuận lợi ñể giúp ñỡ tôi trong quá trình học tập tại trường.
ðể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu
sắc ñến thầy giáo hướng dẫn:
- PGS.TS Nguyễn Văn Thọ Trưởng bộ môn ký sinh trùng khoa Thú y
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội
Tôi xin chân thành cảm ơn Tiến sỹ Bùi Quang Tề Hội nghề cá Việt
Nam ñã giúp ñỡ tôi trong quá trình lấy mẫu và phân loại
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn ñến gia ñình, bạn bè ñã luôn giúp
ñỡ, ủng hộ và ñộng viên tôi trong suốt thời gian học tập cũng như hoàn thành
khóa luận tốt nghiệp này.
Hà Nội, ngày tháng 2 năm 2014
Tác giả khóa luận



Trần Hải Thanh



Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
iii

MỤC LỤC


LỜI CAM ðOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC BẢNG vii
DANH MỤC HÌNH viii
1. ðẶT VẤN ðỀ 1
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1. Một số ñặc ñiểm sinh học của cá chép 3
2.1.1 Vị trí phân loại 3
2.1.2 ðặc ñiểm về hình thái của cá Chép 3
2.1.3 ðặc ñiểm phân bố của cá chép 4
2.1.4 ðặc ñiểm dinh dưỡng và tập tính sống của cá chép 5
2.1.5 ðặc ñiểm sinh trưởng 5
2.1.6 ðặc ñiểm sinh sản của cá chép 6
2.2. Tình hình nghiên cứu ký sinh trùng trên cá ở thế giới và Việt Nam 7
2.2.1 Tình hình nghiên cứu ký sinh trùng cá trên thế giới 7
2.2.2 Tình hình nghiên cứu ký sinh trùng trên cá ở Việt Nam 10
2.3. Nghiên cứu ký sinh trùng ở cá chép 12
2.3.1. Nghiên cứu ký sinh trùng cá chép trên thế giới 12
2.4. Nghiên cứu bào tử sợi ký sinh trên cá 18
2.4.1. ðặc ñiểm cấu tạo bào tử sợi có sợi tơ Myxosprorea 18
2.4.2. Phân loại 22
2.4.3. Dấu hiệu bệnh lý 22
2.4.4. Phân bố và lan truyền bệnh 23
2.4.5. Chẩn ñoán 24
2.4.6. Phương pháp phòng trị bệnh 24
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
iv


3. NỘI DUNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25
3.1. Mục tiêu nghiên cứu của ñề tài 25
3.2. Nội dung nghiên cứu. 25
3.3. ðịa ñiểm, thời gian, ñối tượng nghiên cứu 25
3.3.1. ðịa ñiểm nghiên cứu 25
3.3.2. Thời gian nghiên cứu 25
3.3.3. ðối tượng nghiên cứu 25
3.4. Vật liệu nghiên cứu 26
3.5. Phương pháp nghiên cứu 26
3.5.1. Phương pháp thu mẫu cá 26
3.5.2. Thứ tự tiến hành nghiên cứu 27
3.5.3. Phương pháp làm tiêu bản. 30
3.6. ðo ñếm ký sinh trùng 31
3.6.1. Tỷ lệ nhiễm (TLN). 31
3.6.2. Cường ñộ nhiễm (CðN). 31
3.6.3. ðo kích thước 32
3.7. Phương pháp xử lý số liệu. 32
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 33
4.1. Thành phần giống loài bào tử sợi ký sinh trên cá chép giống. 33
4.2. Vị trí phân loại và một số ñặc ñiểm hình thái của các loài bào tử sợi
ký sinh trên cá chép. 35
4.2.1. Loài Myxobolus toyamai Kudo, 1915 35
4.2.2. Loài Myxobolus koi Kudo, 1919 37
4.2.3. Loài Myxobolus achmerovi Schulman, 1966 39
4.2.4 Loài Myxobolus anisocapsularis Schulman, 1966 41
4.2.5 Loài Myxobolus cyprini Doflein, 1898 42
4.2.6. Loài Myxobolus artus Achmervo, 1960 44
4.2.7. Loài Thelohanellus catlae Chakvawartyet Basu, 1958 45
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
v


4.2.8. Loài Thelohanellus acuminatus Ha Ky, 1968 47
4.3. Mức ñộ nhiễm bào tử sợi trên cá Chép từ giai ñoạn cá bột ñến giai
ñoạn cá giống 48
4.4. Xác ñịnh nguyên nhân chính và ñề xuất giải pháp chủ yếu nhằm hạn
chế sự nhiễm bào tử sợi cho cá chép nuôi: 54
4.4.1. Những nguyên nhân chính là gây nhiễm trùng bào tử sợi 54
4.4.2. Một số giải pháp chủ yếu 54
5. KẾT LUẬN VÀ ðỀ XUẤT Ý KIẾN 56
5.1. Kết luận 56
5.2. ðề xuất 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO 59

















Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Ký hiệu Từ gốc
CðN Cường ñộ nhiễm
CðNTB Cường ñộ nhiễm trung bình
KST Ký sinh trùng
M. Myxobolus
NTTS Nuôi trồng thủy sản
TB Trung bình
Th. Thelohanellus
TLN Tỷ lệ nhiễm











Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
vii

DANH MỤC BẢNG

STT Tên bảng Trang

2.1 Tương quan chiều dài và tuổi của cá Chép tại hạ lưu sông Hồng 6
3.1 Số lượng mẫu nghiên cứu 26
4.1 Thành phần loài bào tử sợi ký sinh trên giai ñoạn cá chép giống 34
4.2 Tỷ lệ nhiễm bào tử sợi trên các giai ñoạn cá chép ở Hà Nội 48
4.3 Tỷ lệ nhiễm bào tử sợi trên các giai ñoạn cá Chép ở Bắc Ninh 49
4.4 Tổng hợp thành phần loài bào tử sợi ký sinh trên cá Chép 51






Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
viii

DANH MỤC HÌNH

STT Tên hình Trang
2.1 Sơ ñồ cấu tạo của trùng bào tử sợi - Myxosporea (theo Schulman, 1960): 19
2.2 Hình dạng bào tử của Myxosporea 21
2.3 Cá bị nhiễm bào tử sợi 23
3.1 Sơ ñồ tiến hành nghiên cứu ký sinh trùng 28
4.1 Myxobolus toyamai Kudo, 1915 36
4.2 Myxobolus koi Kudo, 1919 38
4.3 Myxobolus achmerovi Schulman, 1966 40
4.4 Myxobolus anisocapsularis Schulman, 1966 42
4.5 Myxosporea cyprini Doflein, 1898 43
4.6 Myxobolus artus Achmervo, 1960 44
4.7 Thelohanellus catlae Chakvawartyet Basu, 1958 46
4.8 Thelohanellus acuminatus Ha Ky, 1968 47


Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
1

1. ðẶT VẤN ðỀ

Xã hội ngày càng phát triển, dân số ngày càng tăng cao, kéo theo nhu cầu
về lương thực, thực phẩm cũng ngày một gia tăng. Các sản phẩm thực phẩm
có giá trị dinh dưỡng cao như thịt, trứng, sữa, cá…ñang là những nhu cầu
thiết yếu của cuộc sống. ðể giải quyết vấn ñề này, ngành chăn nuôi ñã không
ngừng phát triển và có ñóng góp không nhỏ vào việc giải quyết an ninh lương
thực thế giới.
Tuy nhiên, nhắc ñến những thành tựu trong ngành chăn nuôi người ta
không thể phủ nhận ñược vai trò ñóng góp to lớn mà ngành thủy sản ñem lại.
Việc phát triển ñánh bắt, nuôi trồng và chế biến thủy sản không chỉ giúp cung
cấp các sản phẩm thủy sản có giá trị dinh dưỡng cao cho tiêu dùng trong nước
mà còn là nguồn thu nhập ngoại tệ khá cao cho ngân sách nhà nước do xuất
khẩu ñem lại. Theo tin từ Tổng cục thủy sản: xuất khẩu thủy sản Việt Nam
năm 2012 ñạt 6,25 tỷ USD. Năm 2012 tổng sản lượng thủy sản cả năm ñạt 5,8
triệu tấn, trong ñó sản lượng khai thác ñạt 2,6 triệu tấn, sản lượng nuôi trồng
ñạt 3,2 triệu tấn.
Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tổng kết và kết luận: Ngành
Thủy sản nước ta ñóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế ñất
nước. Quy mô của ngành Thủy sản ngày càng ñược mở rộng và vai trò của
ngành cũng tăng lên không ngừng trong nền kinh tế quốc dân. Từ cuối thập
kỷ 80 ñến nay, tốc ñộ tăng GDP của ngành Thủy sản cao hơn các ngành kinh
tế khác. Giai ñoạn 5 năm 1995-2000, GDP của ngành Thủy sản tăng từ 6.664
tỷ ñồng lên 14.906 tỷ ñồng. Tỷ trọng của ngành Thủy sản trong GDP của toàn
bộ nền kinh tế năm 1990 chưa ñến 3%. Nhưng ñến năm 2000 tỷ lệ ñó là 4%
và hiện tại vẫn giữ vững.

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
2

Thế nhưng, trong những năm qua và hiện tại, nuôi trồng, chế biến và xuất
khẩu Thủy sản nước ta ñang ñối mặt với những khó khăn thách thức như ñấu
tranh chống bán phá giá với các nước nhập khẩu cá tra, tôm càng xanh, do sản
phẩm của chúng ta chưa ñạt “sản phẩm sạch”. Hay rất nhiều vụ thất thu của
bà con nuôi trồng Thủy hải sản do tôm, cá nhiễm bệnh chết hàng loạt…Chúng
không chỉ gây thiệt hại cho người chăn nuôi mà còn ảnh hưởng rất lớn ñến
nguồn doanh thu ngoại tệ cho ñất nước, ñồng thời ảnh hưởng ñến danh tiếng
của ngành Thủy sản nói chung và ñất nước nói riêng.
ðể giải quyết vấn ñề này ngành Bệnh học Thủy sản cần thể hiện vai trò
rõ rệt. Các bệnh của Thủy sản rất ña dạng và phức tạp nhất là nhóm bệnh liên
quan ñến Ký sinh trùng. ðối với Ký sinh trùng trên cá nước ngọt ñã ñược
nhiều tác giả nghiên cứu. Các cây cổ thụ trong ngành như: Hà Ký, Bùi Văn
Tề, Nguyễn Thị Muội, ðỗ Thị Hòa, Nguyễn Văn Thành…ñã tìm ra rất nhiều
ký sinh trùng gây bệnh cho cá nước ngọt. Cho tới nay, các tác giả ñã xác ñịnh
ñược 373 loài ký sinh trùng, thuộc 132 giống, 83 họ, 18 lớp.
Trước thực tế trên, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Văn Thọ.
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu ñề tài: “Nghiên cứu ký sinh trùng bào tử
sợi (Myxosporea) trên cá chép (Cyprinus carpio) ở Hà Nội và vùng phụ
cận, ñề xuất giải pháp phòng bệnh”.







Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

3

2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Một số ñặc ñiểm sinh học của cá chép

2.1.1 Vị trí phân loại
Thành phần loài trong họ cá chép ở nước ta rất phong phú, ña dạng và ñộc
ñáo, rất ñặc trưng cho vùng nhiệt ñới gió mùa. Cho tới nay họ cá chép ở nước ta
có 306 loài, 9 phân loài thuộc 103 giống và 11 phân họ (chiếm 38,5%) số loài cá
nước ngọt của Việt Nam (Nguyễn Văn Hảo, Ngô Sỹ Vân, 2011).
Theo tài liệu phân loại của FAO (1974), cá chép thuộc hệ thống phân loại sau:
Ngành: Chordata
Lớp: Actinopterygii
Bộ: Cypriniformes
Họ: Cyprinidae
Giống: Cyprinus
Loài: Cyprinus carpio Linnaeus, 1758
2.1.2 ðặc ñiểm về hình thái của cá Chép
Cá chép có hình dạng cơ thể hình thoi, mình dây, dẹp bên, bụng khá tròn.
Viền lưng cong, thuôn hơn viền bụng. ðầu cá thuôn, cân ñối. mõm tù. Chiều dài
cơ thể gấp 2,8 - 3,5 lần chiều cao và 3,4 – 4,3 chiều dài ñầu. Mầu từ phía trước
vây lưng hơi xẫm. Cá Chép có hai ñôi râu: Râu mõm ngắn hơn ñường kính mắt,
râu góc hàm bằng hoặc lớn hơn ñường kính mắt. Mắt vừa phải ở hai bên, thiên
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
4

về phía trên của ñầu. Khoảng cách hai mắt rộng và lồi. Miệng ở mút mõm,
hướng ra phía trước, hình cung khá rộng; rạch miệng chưa tới viền trước mắt.
Hàm dưới hơi dài hơn hàm trên. Môi dưới phát triển hơn môi trên. Màng mang

rộng gắn liền với eo. Lược mang ngắn, thưa. Răng hầu phía trong là răng cấm,
mặt nghiền có vân rãnh rõ.
Khởi ñiểm của vây lưng sau khởi ñiểm vây bụng, gần mõm hơn tới gốc vây
ñuôi, gốc vây lưng dài, viền sau hơi lõm, tia ñơn cuối là gai cứng rắn chắc và
phía sau có răng cưa. Vây ngực, vây bụng và vây hậu môn ngắn chưa tới các gốc
vây sau nó. Vây hậu môn viền sau lõm, tia ñơn cuối hóa xương rắn chắc và phía
sau có răng cưa. Hậu môn ở sát gốc vây hậu môn. Vây ñuôi phân thùy sâu, hai
thùy hơi dầy và tương ñối bằng nhau.
Vẩy tròn lớn. ðường bên hoàn toàn, chạy thẳng giữa thân và cuống ñuôi.
Gốc vây bụng có vẩy nách nhỏ dài. Lưng xanh ñen, hai bên thân phía dưới
ñường bên vàng xám, bụng trắng bạc. Gốc vây lưng và vây ñuôi hơi ñen. Vây
ñuôi và vây hậu môn ñỏ da cam (Nguyễn Văn Hảo và Ngô Sĩ Vân, 2001).
2.1.3 ðặc ñiểm phân bố của cá chép
Trên thế giới cá chép phân bố rộng khắp các vùng trên toàn thế giới trừ Nam
Mỹ, Tây Bắc Mỹ, Madagasca và châu Úc. Chúng sống ñược trong các thủy vực
nước ngọt.
Ở Việt Nam cá chép phân bố rộng trong sông ngòi, ao, hồ ruộng ở hầu hết các
tỉnh, thành phố phía Bắc của nước ta. Giới hạn tự nhiên của cá này về phía Nam là
sông Ba Nam Trung Bộ (Nguyễn Hữu Thọ, ðỗ ðoàn ðiệp, 2004). Hiện nay do
việc di chuyển và thuần hóa nên chúng phát tán nhiều nơi ở các vực nước tự
nhiên trong miền Nam. Cá có nhiều dạng như: cá chép trắng, chép vảy, chép
hồng, chép ñỏ, chép lưng gù, chép thân cao, chép Bắc Kạn … nhưng loại nuôi phổ
biến là chép vảy, hay còn gọi là chép trắng. Từ năm 1972 ñến nay, nước ta ñã
nhập thêm các loại cá chép kính, chép trần, chép vảy từ các nước Hungari,
Indonesia, Pháp cho lai tạo với cá chép Việt (Nguyễn Duy Khoát, 2005).
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
5

2.1.4 ðặc ñiểm dinh dưỡng và tập tính sống của cá chép
Cá chép sống ở ñáy ở các thủy vực nước ngọt, nơi có nhiều mùn bã hữu cơ,

thức ăn ñáy và cỏ nước; rất hiếm khi cá chép bơi lên tầng mặt. Cá chép ăn tạp,
thiên về ăn ñộng vật không xương sống ở ñáy. Thức ăn của cá khá ña dạng như
mảnh vụn thực vật, rễ cây, các loài giáp xác ( Copeporda, Decaporda,
Gatstropoda), ấu trùng muỗi, ấu trùng côn trùng, thân mềm. Tùy theo kích cỡ cá
và mùa vụ dinh dưỡng mà thành phần thức ăn có sự thay ñổi nhất ñịnh. Ngoài
thức ăn tự nhiên trong thủy vực thì cá còn sử dụng tốt các thức ăn bổ sung như
phụ phẩm nông nghiệp và thức ăn công nghiệp như: khô dầu, cám gạo, mì, bột
ngũ cốc, nhộng tằm, bột ñậu nành (Nguyễn Văn Hảo và Ngô Sỹ Vân,2001).
2.1.5 ðặc ñiểm sinh trưởng
Cá chép là loài có kích cỡ trung bình, lớn nhất có thể ñạt tới 15 - 20 kg. Tốc
ñộ tăng trưởng giảm dần theo chiều dài nhưng lại tăng dần theo khối lượng (Mai
ðình Yên, 1983); cá chép lớn nhanh về chiều dài năm thứ nhất và năm thứ hai
nhưng trọng lượng tăng nhanh nhất vào năm thứ ba và thứ tư. Tốc ñộ tăng
trưởng của cá chép phụ thuộc vào rất nhiều mật ñộ và khả năng cung cấp thức
ăn. Thông thường cá cái lớn nhanh hơn cá ñực. Cá có thể sống ñược trong ñiều
kiện khó khăn khắc nghiệt, chịu ñựng ñược nhiệt ñộ từ 0-40
0
C, thích hợp ở 20-
27
0
C. Cá chịu ñựng hàm lượng oxy hòa tan tối thiểu trong nước là 2mg/l, pH
khoảng 4 – 9 . Là loại cá sống trong vùng nước ngọt, tuy nhiên chúng có thể
sống trong nước lợ có ñộ mặn dưới 1,2%. Loài cá chép nuôi phổ biến hiện nay là
cá chọn giống VI, chúng có tốc ñộ tăng trưởng cao gấp 1,5 -3,0 lần so với cá
chép trắng Việt Nam thuần với cùng ñiều kiện nuôi (Nguyễn Văn Hảo và Ngô
Sỹ Vân, 2001).
Tương quan chiều dài và tuổi cá ñược thể hiện trong bảng 2.1
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
6


Bảng 2.1. Tương quan chiều dài và tuổi của cá Chép tại hạ lưu sông Hồng

Tuổi cá (năm) Chiều dài (cm)
1 17,3
2 20,6
3 30,2
4 35,4
5 41,5
6 47,5
Nguồn Mai ðình Yên, 1983
2.1.6 ðặc ñiểm sinh sản của cá chép
Sinh sản của cá chép rất khác so với cá mè, cá trôi, cá trắm. Nó có thể tự ñẻ
trứng trong ao, hồ, sông. Ở các vĩ ñộ khác nhau tuổi thành thục của cá cũng khác
nhau; ở những vùng vĩ ñộ thấp cá thường thành thục sớm hơn. Nhiệt ñộ thuận lợi
cho cá ñẻ trứng từ 18-22
0
C và tối thiểu 14-18
0
C.
Cá chép thành thục ở tuổi 1
+
tuổi. Sức sinh sản của cá lớn, khoảng 150.000-
200.000 trứng/kg cá cái, chúng có thể sinh sản nhiều lần trong năm. Mùa vụ sinh
sản kéo dài từ mùa xuân ñến mùa thu tập trung nhất vào các tháng xuân - hè
khoảng tháng 3-6 và mùa thu khoảng tháng 8-9. Trứng cá chép là loại trứng
dính; có hình cầu, hơi vàng ñục, ñường kính trứng 1,2 - 1,8mm. Vì vậy, khi ñẻ
cá chép thường tìm những nơi có nhiều rong cỏ thủy sinh , hoặc các thực vật nổi
(bèo lục bình) ñể ñẻ trứng. Ở các sông, cá thường di cư vào các bãi ven sông,
vùng nhiều cỏ nước. Cá thường ñẻ nhiều vào ban ñêm, nhất là từ nửa ñêm ñến
lúc mặt trời mọc hoặc ñẻ nhiều sau các cơn mưa rào, nước mát. Nhiệt ñộ thích

hợp từ 20 – 22
0
C (Nguyễn Hữu Thọ và ðỗ ðoàn Nghiệp, 2004).
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
7

2.2. Tình hình nghiên cứu ký sinh trùng trên cá ở thế giới và Việt Nam
2.2.1 Tình hình nghiên cứu ký sinh trùng cá trên thế giới
Nghiên cứu về ký sinh trùng của cá bắt ñầu từ giữa thế kỷ XX, các nhóm
giun chính ký sinh trên cá như: Monogenea, Cestoidea, Digennea, Nematoda,
Acanthocephala ñều ñã ñược mô tả. Nhưng phải ñến năm 1929, khi mà nhà ký
sinh trùng học người Nga – Dogiel (1882 – 1956) ñưa ra “Phương pháp nghiên
cứu về ký sinh trùng trên cá” thì hàng loạt các công trình nghiên cứu ở cá ñã
ñược thực hiện.
Viện sỹ Bychowsky và cộng sự năm 1962 trong cuốn sách “Bảng phân loại
KST của cá nước ngọt ở Liên Xô”, mô tả 1211 loài KST của khu hệ cá nước
ngọt ở Liên Xô. Tiếp tục năm 1984, 1985 và năm 1987 công trình nghiên cứu
khu hệ KST cá nước ngọt Liên Xô ñã xuất bản làm hai phần gồm ba tập. Công
trình ñã mô tả gồm hơn 2000 loài KST của 233 loài cá thuộc 25 họ cá nước ngọt
của Liên Xô. Có thể nói Liên Xô cũ là nước có rất nhiều nhà khoa học nghiên
cứu KST ở cá sớm nhất, toàn diện nhất và ñồ sộ nhất.
Năm 1973, Chen chil – leu là chủ biên cuốn sách KST cá nước ngọt ở Hồ
Bắc, Trung Quốc, ñiều tra 50 loài cá nước ngọt và phân loại ñược 375 loài KST,
trong ñó Protozoa có 159 loài, Monogenea 116 loài, Cestoidea 10 loài,
Trematoda 33 loài, Nematoda 21 loài, Acanthocephala 7 loài, Hirudinea 2 loài,
Mollussca 1 loài, Crustacea 26 loài.
Theo Muller và Anders (1986) có khoảng 10.000 loài KST sống ký sinh
gây bệnh ở cá nước ngọt, nước lợ và nước biển. Trong ñó, 17% thuộc lớp sán lá
song chủ (Digenea) và 15% thuộc lớp sán lá ñơn chủ (Monogenea). Các ký sinh
trùng ngoại ký sinh ở cá có khoảng 4200 loài, trong ñó bao gồm Monogenea

1500 loài, giáp xác ký sinh (Crustacea) gồm 2590 loài, lớp ñỉa ký sinh
(Hirudinea) gồm 100 loài, số còn lại thuộc ký sinh trùng ngoại ký sinh Protozoa
gồm 1570 loài.
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
8

Ở Nhật Bản, năm 1989, Nagasawa K. Awakura T. và Urawa S. tổng kết
các công trình nghiên cứu ký sinh trùng trên cá nước ngọt ở Hokkaido – Nhật
Bản và ñã xác ñịnh ñược 96 loài ký sinh trùng bao gồm Protozoa 21 loài;
Monogenea 11 loài; Trematoda 22 loài; Cestoda 10 loài; Nematoda 15 loài;
Acanthocephala 7 loài; Mollusca 2 loài; Copepoda 6 loài; Branchiura 1 loài;
Isopoda 1 loài và 38 loài chưa xác ñịnh ñến loài.
Năm 1992, Jirin Lom và Dyková trong cuốn sách “ Ký sinh trùng ñơn bào
(Protozoa) của cá”. Họ cho biết xấp xỉ 2420 loài KST ñơn bào ở cá ñã ñược công
bố. Nhiều loài gây nguy hiểm cho cá nuôi ở nước ngọt và nước mặn. Cuốn sách
ñã giới thiệu phương pháp nghiên cứu và hệ thống phân loại của 7 ngành KST
ñơn bào ở cá gồm: ngành Mastigophora, ngành Opalinata, ngành Amoebae,
ngành Apicomlexa, ngành Mycrospora, ngành Myxozoa và ngành Ciliphora.
Ở châu Phi và Trung Cận ðông ñã có nhiều nhà khoa học nghiên cứu ký
sinh trùng trong cá, trong ñó phải kể ñến Paperna và Kritsky. Năm 1964,
Paperna ñã nghiên cứu ký sinh trùng ña bào của 29 loài cá nội ñịa Israel và phát
hiện ñược 116 loài KST gồm: Monogenea 29 loài, Trematoda 13 loài, ấu trùng
Trematoda 43 loài, Cestoidea 7 loài, Nematoda 15 loài, Acanthocephala 1 loài,
Hirudinea 1 loài, Mollusca 1 loài và Crustacea 6 loài. Năm 1996, Paperna cho
xuất bản cuốn sách “Ký sinh trùng, bệnh truyền nhiễm ở cá châu Phi” ñã mô tả
thành phần loài KST ký sinh trên một số cá nuôi ở châu Phi, tình trạng lây
nhiễm, vòng ñời phát triển, dấu hiệu bệnh lý và biện pháp trị bệnh.
Ở châu Mỹ, Hoffman G.L (1998) ñã tổng kết các công trình nghiên cứu ký
sinh trùng cá nước ngọt ở Bắc Mỹ trên 426 loài cá xác ñịnh ñược 19 ngành thuộc
4 giới: sinh vật nhân nguyên thủy, ñộng vật nguyên sinh, nấm, ñộng vật ña bào.

Các nhà KST học ở các nước ðông Nam Á ñã có một số nghiên cứu về
KST ký sinh ở cá biển nuôi. Tuy nhiên, các nghiên cứu này chưa toàn diện
thường ñi sâu vào từng nhóm ký sinh trùng như các loài sán lá song chủ
(Digenea), ñược nghiên cứu nhiều ở Philippine. Trong khi ñó, các loài sán lá ñơn
chủ lại ñược nghiên cứu nhiều ở Malaysia.
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
9

Tại Thái Lan có công trình nghiên cứu ñầu tiên về bệnh cá nuôi của C.B
Wilson, 1926-1927 thông báo về hiện tượng rận cá thuộc Argulus ký sinh trên
cá nước ngọt ở Thái Lan và ñến năm 1928 cũng tác giả này lại miêu tả về
bệnh lý trên cá trê Thái Lan có một loài thuộc giống Caligus ký sinh. Cho ñến
nay khu hệ ký sinh trùng cá nước ngọt ngày càng ñược chú ý. Qua tổng kết,
một số nguyên sinh ñộng vật, sán lá ñơn chủ là tác nhân gây bệnh ký sinh trùng
như: Chilodonella, Trichodina, Heneguya, Dactylogyrus, Gyrodactylus…theo
Tonguthai (1992), các nhà khoa học Thái Lan không chỉ dừng lại ở ñó mà còn
ñi sâu nghiên cứu một số bệnh ký sinh trùng như bệnh: Opisthorchosis do
Opisthorchis viverini ký sinh trong gan. Không những thế, khu hệ ký sinh
trùng cá Thái Lan ngày càng phong phú bổ sung cá ký sinh trùng cá nước
mặn. Năm 1981, L. Ruangpan ñã viết sách ñầu tiên về ký sinh trùng ký sinh ở
cá biển dọc theo bờ biển Thái Lan.
Ở Indonesia, Louis Bovien (1926,1927,1933) ñã nghiên cứu sán dây, sán lá
song chủ và giun ñầu gai trên cá nước ngọt ở Java, ông ñã mô tả một giống mới
và một loài mới ñó là Djombangia penetrans tìm thấy trên cá trê trắng (Clarias
batrachus); Isoparorchis eurytremum ở cá Wallago attu. Nhà khoa học người
ðức là Alfred L. Buschkiel (1923, 1935) ñã nghiên cứu ký sinh trùng ñơn bào
(Ichthyophtyrius multifiliis) trên một số loài cá nước ngọt ở
Ở Philippin từ năm 1947, Tubangui ñã công bố về kết quả nghiên cứu một
số loài mới thuộc sán lá ñơn chủ (Monogenea), sán lá song chủ (Trematoda),
giun tròn (Nematoda), sán lá song chủ (Digenea) và giun ñầu móc

(Acanthocephala). Năm 1975, Velasquez xuất bản cuốn sách về sán lá song chủ
ở cá Philippin ñây là một tài liệu có giá trị.
Arthur và Lumanlan (1997) ñã ñiều tra và xác ñịnh ñược 201 loài ký sinh
trùng ở 172 loài cá gồm: 1 loài thuộc Apicomplex; 16 loài thuộc Ciliophora; 2
loài thuộc Mastigophora; 1 loài thuộc Microphora; 9 loài thuộc Myxozoa; 90
loài thuộc Digenea; 22 loài thuộc Monogenea; 6 loài thuộc Cestoidea; 20 loài
thuộc Nematoda; 5 loài thuộc Acanthocephala; 2 loài thuộc Branchiyra; 21 loài
thuộc Copepoda và 5 loài thuộc Isopoda.
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
10

2.2.2 Tình hình nghiên cứu ký sinh trùng trên cá ở Việt Nam
Người ñầu tiên nghiên cứu ký sinh trùng trên cá tại Việt Nam là nhà ký sinh
trùng học người Pháp, bác sỹ Albert Billet (1856 – 1915). Ông ñã mô tả một loài
sán lá song chủ mới Distomum hypselobagri (1898) ký sinh trong bóng hơi cá
Nheo ở Việt Nam.
P.Chevey và J.Lemasson (1936) ñã nghiên cứu sự ký sinh của trùng mỏ neo
Lernaea carassii, 1933 (syn. của L.cyprinacea Line, 1758) trên cá chép nuôi.
Trước năm 1960, lĩnh vực bệnh học Thủy sản ở Việt Nam hầu như chưa ñược
quan tâm. Nhóm ñề tài nghiên cứu bệnh học thủy sản ñược hình thành ñầu tiên
tại trạm nghiên cứu cá nước ngọt ở ðình Bảng 1960, là Viện Nghiên cứu Nuôi
trồng Thủy sản I hiện nay. ðến nay do thực tế sản xuất các phòng nghiên cứu
bệnh ở ñộng vật thủy sản ñược xây dựng ở nhiều nơi: Viện Nuôi trồng thủy sản
(NTTS) II (TP.Hồ Chí Minh) và III (Nha Trang – Khánh Hòa), tại các trường
ñào tạo có ngành ñào tạo NTTS như: trường ðại học thủy sản Nha Trang, trường
ðại học Cần Thơ, trường ðại học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh ñều có các phòng
nghiên cứu về bệnh học thủy sản. Ngoài ra, tại các ñịa phương có nghề nuôi
trồng thủy sản phát triển ñều có các trạm kiểm dịch giúp nông dân phát hiện và
phòng chống dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản (ðỗ Thị Hòa và ctv, 2004).
ðến năm 1961-1976, P.G.Mamaev, U.L.Paruchin nghiên cứu ký sinh

trùng ở hơn 60 loài cá nước ngọt của vịnh Bắc Bộ, ñã công bố hơn 20 bài báo
cáo trong tạp chí và sách tham khảo. Các tác giả ñã xác ñịnh ñược 190 loài giun
ký sinh, trong ñó ñã mô tả 9 giống và 37 loài mới ñối với khoa học.
Ở Việt Nam các công trình nghiên cứu về KST ở cá nước ngọt mới chỉ bắt
ñầu từ những năm 1960 ở miền Bắc và từ sau năm 1975 ở các tỉnh miền Trung,
Tây Nguyên, ñồng bằng sông Cửu Long.
Tác giả Hà Ký là nhà ký sinh trùng học ñầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu khu
hệ ký sinh trùng ở cá. Trong giai ñoạn 1960 – 1968, tác giả ñã nghiên cứu trên
16 loài cá kinh tế ở Bắc Bộ - Việt Nam, ñã xác ñịnh ñược 120 loài KST thuộc 48
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
11

giống, 37 họ, 26 bộ và 10 lớp trong ñó có Mastigophora có 2 loài, Myxozoa có
18 loài, Ciliophora có 17 loài, Monogenea 42 loài, Cestoda 4 loài, Crustacea 15
loài. Trong ñó, ông cũng ñã mô tả 1 họ, 1 giống và 42 loài mới.
Năm 1976, Nguyễn Thị Muội và ctv ñã nghiên cứu giun ñầu gai trên cá
thuộc vùng ñồng bằng Bắc Bộ, ñã phân loại ñược 9 loài ký sinh trùng trên 12
loài cá. Tiếp theo là công trình nghiên cứu “Thành phần ký sinh trùng trên một
số loài cá biển có giá trị kinh tế tại Phú Khánh (Khánh Hòa) của Nguyễn Thị
Muội và ðỗ Thị Hòa (1978-1980). Công trình này ñã phát hiện ñược hơn 80 loài
ký sinh trùng trên cá biển.
Từ năm 1981-1985 có công trình nghiên cứu “Khu hệ ký sinh trùng ở 20
loài cá nước ngọt ở miền Trung và Tây Nguyên” của Nguyễn Thị Muội và ðỗ
Thị Hòa. Kết quả nghiên cứu ñã phát hiện ñược 117 loài ký sinh trùng, trong ñó
lớp sán lá ñơn chủ (Monogenea) chiếm số lượng loài ñáng kể. Cũng trong thời
gian này ( năm 1984), Bùi Quang Tề ñã ñiều tra khu hệ ký sinh trùng của 6 loại
hình cá chép ở ñồng bằng Bắc Bộ.
Bùi Quang Tề, 2001 ñã nghiên cứu ký sinh trùng của một số loài cá nước
ngọt ở ñồng bằng sông Cửu Long. Kết quả nghiên cứu trên 41 loài cá kinh tế
nước ngọt ở ñồng bằng sông Cửu Long và biện pháp phòng trị bệnh do chúng

gây ra ñã xác ñịnh ñược 157 loài, 70 giống, 46 họ thuộc, 27 bộ thuộc 12 lớp, 8
ngành. Trong số 157 loài, có 121 loài lần ñầu tiên ñược phát hiện tại Việt Nam.
Theo thống kê của Hà Ký và Bùi Quang Tề (2007) thành phần loài ký sinh
trùng ở cá nước ngọt của Việt Nam rất phong phú. Ở nước ta, ñiều tra nghiên
cứu ký sinh trùng của 110 loài cá, thuộc 59 giống, 31 họ ñã xác ñịnh ñược 373
loài ký sinh trùng thuộc 132 giống, 83 họ, 18 lớp. Trong ñó, phân loại ñược 78
loài, 3 giống, 1 họ phụ mới ñối với khoa học. Ngoài ra còn một số loài chưa ñủ
tài kiệu ñể ñịnh danh ñến loài. Thành phần loài giống loài ký sinh trùng ở cá
nước ngọt Việt Nam rất phong phú. Nhiều nhất là lớp sán lá ñơn chủ Monogenea
gặp 103 loài; chiếm 28,14% tổng số loài ký sinh trùng phát hiện ñược. Tiếp theo
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
12

là lớp sán lá song chủ Trematoda gặp 48 loài (12,87%); lớp giun tròn Nematoda
gặp 47 loài (12,60%); lớp bào tử sợi Myxobolus gặp 46 loài (12,33%); lớp trùng
lông Oligohymenophorea gặp 35 loài (9,38%); lớp chân hàm Moxillopoda gặp
27 loài (7,24%); lớp giun ñầu gai Acanthocephala gặp 18 loài (4,83%); lớp sán
dây Cestoidea gặp 16 loài (4,29%). Còn 10 lớp khác số lượng loài ký sinh trùng
gặp ít hơn (tổng cộng 33 loài). Trong tổng số 373 loài ký sinh trùng thì phần lớn
là ký sinh trùng có chu kỳ phát triển trực tiếp không qua vật chủ trung gian (242
loài); chiếm 64,88% .
Trong ñó, tác giả tổng hợp một số loài cá bị nhiễm nhiều giống loài ký
sinh trùng: cá Chép gặp 65 loài; cá Mè trắng Việt Nam gặp 39 loài; cá Trắm
cỏ gặp 29 loài; cá Trê vàng gặp 29 loài; cá Tra nuôi gặp 29 loài; cá Trôi gặp
27 loài; cá Lóc gặp 25 loài; cá Lóc bông gặp 23 loài; cá Rô ñồng gặp 22 loài;
cá Chày gặp 21 loài; cá Mè hoa gặp 21 loài; cá Rô phi vằn gặp 21 loài; cá
Thát lát gặp 20 loài; cá Ba sa gặp 18 loài; ngoài ra các loài cá khác có số
lượng ký sinh trùng ít hơn.
2.3. Nghiên cứu ký sinh trùng ở cá chép
2.3.1. Nghiên cứu ký sinh trùng cá chép trên thế giới

Nhiều loài ký sinh trùng là nguyên nhân gây bệnh nguy hiểm cho cá ở giai
ñoạn sớm (cá hương, cá giống). Nguyên nhân gây bệnh cho cá do ký sinh trùng
ñã ñược nhiều tác giả trên thế giới thông báo. Nhiều loài ký sinh trùng ñã gây
thiệt hại cho nghề nuôi cá, như các nhóm ñơn bào ngoại ký sinh, sán lá ñơn chủ
(Monogenea), giun sán và giáp xác (Crustace).
Bệnh Argulosis là bệnh phổ biến của cá của nhiều nước trên thế giới. Ở
Ucraina năm 1960, bệnh rận cá làm chết gần 2 triệu cá chép con, 3 triệu con
khác bị thương và chết dần (Bùi Quang Tề, 2001).
Theo Chen Chin leu (1973) nghiên cứu KST trên cá Chép (Cyprinus carpio)
ñã xác ñịnh ñược 61 loài KST gồm: Protozoa có 30 loài, Monogenea có 9 loài,
Cestoidea có 4 loài, Trematoda có 7 loài, Nematoda có 4 loài, Acanthocephala
có 2 loài, Bivavia có 2 loài , Crustacea có 4 loài.
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
13

Laboratorio (1999) giới thiệu và cảnh báo về sự nhiễm Centrocestus
fomosanus trên cá nuôi trồng thủy sản ở Mexico. Tác giả cho biết ký chủ ñầu
tiên của Centrocestus fomosanus là ốc Melanoides tubercularus châu Á ñã ñược
giới thiệu ở nước ông từ năm 1979 ñến năm 1985 khi người ta nhập cá Chép từ
Trung Quốc. Centrocestus fomosanus ñã ñược phát hiện ở cá hương tại tất cả các
loài cá khác ở một trang trại ở Mexico. Từ thời ñiểm ñó, sán lá song chủ
Centrocestus fomosanus ñã nhanh chóng phát triển khắp ñất nước Mexico và lan
ra cả những vùng lân cận như ðại Tây Dương, Thái Bình Dương. Cũng tại ñây,
tác giả ñã nghiên cứu và phát hiện loài Diệc Butoridae stritus là ký chủ cuối
cùng của sán lá song chủ Centrocestus fomosanus.
Mellisa Harvey (2000) làm thí nghiệm sử dụng tia cực tím ñể tiêu diệt ấu
trùng Centrocetus fomosanus sống tự do trong môi trường nước. Trong thí
nghiệm này, khoảng 21 nghìn ấu trùng ñược xử lý bằng tia cực tím trong thời
gian khác nhau từ 10, 100, 1000, 10000 giây. Cường ñộ tia cực tím trung bình/
giây là 28,34mW/cm

2
với bước sóng là 257nm. Như vậy cường ñộ tia tử ngoại
trong các lô thí nghiệm là 283,4; 2834; 28340 và 283400 34mW/cm
2
. Sau khi xử
lý tia cực tím theo thời gian khác nhau, ở mỗ công thức tiến hành thu 3 mẫu, mỗi
mẫu lấy 50ml nước chứa ấu trùng sán ñược nhuộm bằng dung dịch FDA và
Propidium iodide (PI), sau ñó lọc qua màng lọc có kích thước là 8µm. Kết quả
trung bình của 3 lần nhuộm và lọc cho thấy 99% ấu trùng Centrocetus
fomosanus vẫn sống ở tất cả các công thức, trừ công thức có thời gian xử lý bằng
tia cực tím 10000 giây thì ấu trùng chết 100%.
Theo Mellisa Harvey (2000) rất nhiều loài sán lá Trematoda mà vòng ñời
của chúng phụ thuộc nhiều vào cường ñộ chiếu sáng. ðể kiểm tra giả thuyết này,
ông tiến hành thiết kế thí nghiệm trong các ống có ñộ chiếu sáng khác nhau: 3
ống thí nghiệm hoàn toàn tối, 3 ống thí nghiệm hoàn toàn sáng và 3 ống thí
nghiệm có tỷ lệ tối : sáng là 50 : 50. Mỗi ống ñựng 3,5ml nước cất và 1 ml nước
chứa Centrocetus fomosanus. Mỗi ống chiếu sáng trong 3 giờ, cường ñộ chiếu
sáng là 950 lux. Thí nghiệm ñược lặp lại hai lần, dùng chất chỉ thị FDA và PI.
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
14

Sau ñó soi trên kính hiển vi và tính tỷ lệ sống của Centrocetus fomosanus. Kết
quả cho thấy phần lớn Cercaria ở tất cả các ống nghiệm màu ñen ñều bị chết do
nhiệt ñộ bóng ñèn phát ra bức xạ với màu ñen của ống nghiệm nên Centrocetus
fomosanus chết rất nhiều.
Bệnh trùng quả dưa do Ichthyophthyrius multifiliis gây ra, trùng ký sinh trên
da, mang, vây cá. Bệnh lưu hành rộng khắp các châu lục trên thế giới. Ở ðông
Nam Á Ichthyophthyrius multifiliis ñã gây bệnh trên nhiều loài cá trong ñó có 2
loài thuộc nhóm cá chép Ấn ðộ (Labeo rhita và Cirrhina mrigala). Sự mẫn cảm
ñối với bệnh này khác nhau tùy thuộc vào vị trí ñịa lý, với mức ñộ cảm nhiễm

thấp cá trở thành vật mang bệnh (Paperna, 1961).
Tại Bangladet, 5 loài cá chép (Hypophthalmichthys molitrix, Cyprinus
carpio var. specularis, Cyprinus idellus, Cyprinus carpio var. communis và
Puntinus gonionotus) ñược kiểm tra bệnh ký sinh tùng ñã cho thấy 793 loài cá bị
nhiễm bệnh do 3 loài ñơn bào(Trichodina sp, Ichthyophthirius sp và
Chilodonelle sp), 2loài ñơn chủ Monogenean (Gyrodactylus sp, Dactylogyrus
sp), 2 loài sán lá Trematoda (Gorgotrema sp, Metadena sp), 4 loài sán dây
Cestoda (Rhopalothyrax sp, Marsipometra sp, Lytocestus sp và Senga sp), 2 loài
giun tròn Nematoda (Camallanus sp, Procamallamus sp), 3loài giáp xác
(Argulus sp, Alitropus sp và Lamproglena sp) và 1loài côn trùng (ấu trùng
Dipteran) ký sinh. Những ký sinh trùng ñược phân lập từ nhớt trên cơ thể, mang
và ruột của cá bị nhiễm bệnh. Trong các loài ký sinh, nói chung tỷ lệ nhiễm
trung bình cao nhất là Argulus sp. (20,07%) ở H.molitrix và thấp nhất là
Metadena sp. (2,85%) ở Cyprinus carpio var.communis. Mật ñộ trung bình
nhiễm cao nhất là Chilodonella sp. (10,00%) trong ñó Cyprinus carpio var.
specularis và thấp nhất là Procamallanus sp. (2,08%) trong ñó Cyprinus carpio
var. communis (Ahmed A.T.A và M.T.Ezaz, 1997).
Theo Arthur J.Richard (1997) cá Chép ở Phillipin gặp 20 loài ký sinh trùng
trong ñó có 4 loài bào tử sợi.

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
15

2.3.2. Nghiên cứu ký sinh trùng cá chép ở Việt Nam
Khi nghiên cứu thành phần giống loài ký sinh trùng trên 6 loại hình cá chép
ở Việt Nam, tác giả Bùi Quang Tề ñã phát hiện 41 loài ký sinh trùng thuộc 23
giống, 21 họ, 14 bộ, 9 lớp ở cá chép trắng Việt Nam, cá chép vàng, cá chép kính
hung, cá chép vảy hung, chép lai 1, chép lai 2. Hầu hết các loài ký sinh trùng có
chu kỳ phát triển trực tiếp không qua vật chủ trung gian (32 loài chiếm 75%).
Trong ñó chú ý nhất là lớp bào tử trùng (Chidosporidia) 10 loại và lớp sán lá ñơn

chủ (Monogenoidea) 9 loại.
Thành phần giống loài ký sinh trùng ở từng loại hình cá chép khác nhau:
chép trắng Việt Nam gặp 29 loài, chép vàng gặp 19 loài, chép kính hung gặp 25
loài, chép vảy hung gặp 16 loài, chép lai 1 gặp 37 loài, chép lai 2 gặp 11 loài.
Tuy nhiên cá chép trắng Việt Nam và chép lai 1 có thành phần giống loài ký sinh
trùng phong phú nhưng mức ñộ cảm nhiễm thấp. Ngược lại cá chép kính hung
và chép vảy hung số loài ký sinh trùng không nhiều nhưng mức ñộ cảm nhiễm
một số loài ký sinh trùng rất cao ñã gây thành dịch bệnh làm cá chết hàng loạt.
ðáng chú ý nhất là loài: Myxobolus chúng thường gây bệnh cho cá chép
Hungari, hao hụt rất lớn trong giai ñoạn ương từ cá bột lên cá giống. Các nhóm
tuổi khác nhau thì thành phần loài ký sinh trùng cũng khác nhau như ở cá chép
trắng Việt Nam số loài ký sinh trùng có chu kỳ phát triển phức tạp qua ký chủ
trung gian tăng dần ở giai ñoạn cá giống và cá thịt. Nguyên nhân chủ yếu là sự
thay ñổi tính ăn của cá chép, cá hương ăn sinh vật phù du sang cá giống và cá
thịt ăn sinh vật ñáy (Bùi Quang Tề, 1985).
Năm 1979, cá chép tại một số hồ nuôi ở Hà Nội ñã nhiễm giống
Gyrodactylus với tỷ lệ nhiễm ở da và mang là 100%, cường ñộ nhiễm 20 – 30 cá
thể/9 x 10 trên thị trường kính hiển vi, có lamen ñếm ñược 1125 cá thể, bệnh ñã
gây chết hàng loạt cá chép các cỡ khác nhau (Bùi Quang Tề, 2001).
Từ năm 1975 – 1984, Myxobolosis, Thelohanellosis thường xuyên gây bệnh
cho cá chép Hungari nhập nội nuôi ở Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I,
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
16

trại cá Lạng Giang – Bắc Giang, trại cá Tiền Phong – Quảng Ninh. Bệnh làm
kênh nắp mang của cá chép giống và gây chết hàng loạt (Bùi Quang Tề, 2001).
Bào tử sợi ký sinh trên da, mang, vây, thành ruột và cơ cá. Theo Bùi Quang
Tề (1981 – 1985) cho biết cá chép kính Hungari nhập nội ở giai ñoạn cá hương,
cá giống thường mắc bệnh thích bào tử trùng với tỷ lệ cảm nhiễm cao ( có
trường hợp tới 96 %), cường ñộ cảm nhiễm rất cao, bào nang bám dầy ñặc trên

các cung mang làm cá không khép nổi nắp mang.
Theo Hà Ký và Bùi Quang Tề (2007), trùng bánh xe phân bố rộng với
tỷ lệ cảm nhiễm và cường ñộ nhiễm cao gây tác hại lớn cho cá hương và cá
giống ở Việt Nam. Tại ðông Nam Á, người ta phát hiện một số loài trùng
bánh xe như Trichodina acuta, Trichodina nobilis, Trichodina nigra,
Trichodina pediculus, Trichodina domerguei, Tripartiella bulbosa,
Trichodinella epizootica ký sinh trên da, vây, mang 2 loài cá chép Ấn ðộ.
Bệnh sán lá ñơn chủ 16 móc Dactylogyrosis ñược phát hiện lần ñầu năm
1961 tại một số ao cá giống nuôi ở Bắc Ninh và Hà Nội. Tác nhân gây bệnh là
sán lá ñơn chủ 16 móc thuộc giống Dactylogyrosis. Ở nước ta ñã phát hiện ñược
hơn 60 loài thuộc giống này ký sinh ở cá nước ngọt. Cá chép cũng bị cảm nhiễm
với loại trùng này. Sán lá ñơn chủ 16 móc ký sinh chủ yếu ở mang cá, hút máu
và niêm dịch cá, song giai ñoạn nguy hiểm nhất là cá hương và cá giống. Tỷ lệ
cảm nhiễm có thể lên ñến 100 %. Tỷ lệ tử vong bệnh này có thể lên ñến 90% ở
một vài loài cá nuôi trong ao tại một số trại cá (ðỗ Thị Hòa, ctv, 2004).
Ở cá, ấu trùng sán lá song chủ Centrocestus fomosanus ký sinh chủ yếu
trên mang. Số lượng các loài cá nhiễm ấu trùng sán lá song chủ khá ña dạng, hầu
hết là các loài cá nước ngọt, phổ biến là cá chép (Cyprinus carpio), cá mè trắng
Việt Nam (Hypophthalmichthys harmandi), cá chim trắng (Colossoma
macroponum) nuôi ở Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên,
Thái Nguyên, Bắc Cạn, ñồng bằng sông Cửu Long. Theo Bùi Quang Tề ñiều tra
ký sinh trùng trên cá rô hu và Mrigal cho thấy tỷ lệ nhiễm: 22,88% (Hà Ký – Bùi
Quang Tề, 2007).

×