Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

TIỂU LUẬN TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC TRONG THƠ MỚI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 60 trang )

TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC TRONG THƠ MỚI

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Vào những năm 30 của thế kỉ XX ở Việt Nam đã xuất hiện một cuộc
cách tân lớn trên lĩnh vực thơ ca. Cuộc cách tân này đã đi vào lịch sử văn học
với tên gọi phong trào Thơ mới. Phong trào Thơ mới ra đời là một bước rẽ
đầy ngoạn mục của nền thơ ca Việt Nam. Với những đóng góp của mình, với
khối lượng tác phẩm đồ sộ, Thơ mới thực sự là một cuộc cách mạng trên lĩnh
vực thơ ca. Những nhà thơ của phong trào Thơ mới như Thế Lữ, Xuân Diệu,
Huy Cận, Hàn Mặc Tử, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ...thực sự là “thế hệ vàng
trong thi ca Việt” ( Lê Huy Bắc ). Cho đến nay, các bài thơ trong phong trào
Thơ mới vẫn cuốn hút sự tìm hiểu của hàng triệu trái tim yêu thơ.
Nhìn chung các bài thơ của các nhà Thơ mới mang đậm buồn và thiếu
khí phách cách mạng. Vì thế mà đã khơng có ít người cho rằng Thơ mới
khơng có tình u q hương đất nước. Thiếu khí phách cách mạng là nhược
điểm của Thơ mới. Nhưng điều đó khơng đồng nghĩa với quan niệm là trong
Thơ mới chỉ có tình u lứa đơi mà thiếu vắng tình yêu quê hương đất
nước.Ngược lại tình yêu quê hương đất nước, yêu sự sống, yêu con người
trong Thơ mới thật đậm đà. Đó là mạch nước ngầm trong vắt nuôi dưỡng hồn
thơ của các thi nhân.Bản thân đã lựa chọn đề tài này với mong muốn khám
phá, tìm hiểu một cách sâu sắc hơn về phong trào Thơ mới nói chung và mảng
đề tài viết về tình yêu quê hương đất nước nói riêng.
Đồng thời việc nghiên cứu cũng giúp bản thân bước đầu tập làm quen
với việc nghiên cứu khoa học và hi vọng sẽ học hỏi được nhiều điều từ cơng
việc này.
Ngồi ra việc nghiên cứu đề tài này cũng giúp ích rất lớn cho bản thân
trong quá trình học tập cũng như giảng dạy ở trường phổ thông sau này.

Trần Thị Giang – ĐHSP Văn Sử K50


1

/>

TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC TRONG THƠ MỚI

Từ những lý do đó chúng tơi chọn vấn đề “ Tình yêu quê hương đất nước
trong Thơ mới” làm đề tài cho tiểu luận của mình.

2. Lịch sử vấn đề
Ngay từ khi phong trào Thơ mới ra đời thì người ta khơng ngừng
bình luận, nghiên cứu về nó.Đã có một khối lượng lớn các cơng trình
nghiên cứu về nó. Mảng đề tài viết về tình yêu quê hương đất nước trong
Thơ mới cũng được các nhà nghiên cứu quan tâm khám phá.
Khi phong trào Thơ mới đang ở đỉnh cao thì cuốn Thi nhân Việt Nam
của Hoài Thanh - Hoài Chân ra đời ( năm 1941). Cuốn sách vừa là hợp tuyển,
vừa là nghiên cứu, phê bình về thơ mới. Đây là hợp tuyển đầu tiên của thời kỳ
thơ mới. Cuối năm 1941 Hồi Thanh đã khẳng định rằng: “Khơng lấy một
người sánh với một người, hãy lấy thời đại sánh cùng thời đại. Tơi quyết
rằng chưa bao giờ có một thời đại phong phú như thời đại ngày trong lịch
sử thi ca Việt Nam. Chưa bao giờ người ta thấy xuất hiện cùng một lần hồn
thơ rộng mở như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như
Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo não như Huy Cận,
quê mùa như Nguyễn Bính, kỳ dị như Chế Lan Viên, và thiết tha rạo rực
băn khoăn như Xuân Diệu [12;29,30].
Năm 1989 nhà nghiên cứu phê bình văn học Lê Đình Kỵ đã khẳng định
“Thơ mới là một bước phát triển quan trọng, xét về mặt nào đó là cả một
cuộc cách mạng trong tiến trình của thơ ca Việt Nam đưa thơ cổ điển Việt
Nam đạt đến hiện đại cả về mặt biểu hiện cũng như cả của cảm hứng thơ
ca. Thơ mới đã góp hàng trăm bài thơ hay, trong đó có khơng ít bài thơ có

thể xếp vào loại hay nhất của nền thơ ca dân tộc”. [1;10].
Trên tạp chí Văn học, Hà Nội, số 6 (1993) Trần Đình Sử đã nhận xét:
“Phong trào thơ mới là một cuộc cách mạng thi ca chưa từng có trong lịch
sử Văn học dân tộc”.
Trong bản Tham luận tại hội thảo Văn chương Việt Nam giữa hai cuộc
chiến tại Đại học Havard tháng 6/1982 Hà Minh Đức đã nhận định: “Truyền

Trần Thị Giang – ĐHSP Văn Sử K50

2

/>

TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC TRONG THƠ MỚI

thống yêu quê hương đất nước vẫn là tư tưởng cao đẹp và đằm thắm nhất
trong truyền thống thơ ca Việt Nam từ bao đời. Từ những cảm xúc thiêng
liêng về tổ quốc trong thơ Thần của Lý Thường Kiệt, Bình Ngơ đại cáo của
Nguyễn Trãi, Huyết thư của Phan Bội Châu đến những tình cảm thiết tha
với cuộc sống của Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến, Tản Đà ... Thơ ca Việt
Nam luôn được nuôi dưỡng trong sức sống mạnh mẽ của dân tộc qua hàng
ngàn năm lịch sử. Tình cảm ấy trong thơ ca thời kỳ hiện đại và ở vào
những năm tháng mà đất nước chưa độc lập phải chia thành nhiều nguồn
mạch: Dòng thơ ca cách mạng phải lưu hành trong bí mật và thơ ca cơng
khai. Phong trào thơ mới trào lưu tiêu biểu nhất của thơ ca công khai cũng
mang theo hơi thở và sinh lực ấy. Tuy dạng vẽ biểu hiện gián tiếp và xa xôi
hơn, nhưng nếu khơng có phẩm chất đó trên trang viết và tình u q
hương đất nước trong lịng nhà thơ thì Thơ mới sẽ khơng có chỗ đứng
vững chắc trong thơ ca hiện đại” .[4;71].
Huy Cận trong bài viết về thơ mới đã nhận xét: “Các nhà thơ mới đều

giàu lòng yêu nước, yêu quê hương đất nước Việt Nam. Đất nước và con
người được phản ánh, tái hiện trong thơ mới một cách đậm đà, đằm thắm”.
[1;11].
Trong bài viết Nghĩ đôi điều về thơ mới, tác giả Nguyễn Xuân Sanh
viết: “Tôi cho rằng cái nhân văn đầu thể kỳ XX và sự sáng tạo không ngừng
nảy nở của tiền đồ tiếng Việt ngôn ngữ Việt Nam chuyển mới trong sự giàu
có, trong sáng, ý nhị, tinh tế cũng có một phần quan trọng ở vai trị đóng góp
của phong trào thơ mới”. [1;16].
Hà Minh Đức trong bài viết “Giá trị nhân bản của phong trào thơ mới”
nhấn mạnh: “Mỗi nhà thơ đều có một quê hương để ca ngợi trong thơ và
nhiều người lại có một làng quê cụ thể với nhiều gắn bó, yêu thương”
[1;86].

Trần Thị Giang – ĐHSP Văn Sử K50

3

/>

TÌNH U Q HƯƠNG ĐẤT NƯỚC TRONG THƠ MỚI

Tóm lại các nhà nghiên cứu cũng đã đề cập đến tình yêu quê hương đất
nước trong Thơ mới.Đó là những gợi ý hữu ích cho chúng tơi trong q trình
triển khai đề tài.

3. Phạm vi nghiên cứu.
Do thời gian và trình độ của bản thân còn nhiều hạn chế nên chúng tơi
chỉ dừng lại nghiên cứu ở phạm vi: Tình u quê hương đất nước trong thơ
mới.


4. Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện đề tài này chúng tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp phân tích tổng hợp.
- Phương pháp so sánh.
- Phương pháp tiếp cận hệ thống.

5. Đóng góp của tiểu luận.
Việc nghiên cứu đề tài “Tình yêu quê hương đất nước trong Thơ mới”
giúp chính bản thân nâng cao hiểu biết về phong trào thơ mới 1932-1945 nói
chung và tình u q hương đất nước trong phong trào thơ mới nói riêng. Hi
vọng rằng đây sẽ là tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến đề tài này.

6. Cấu trúc của tiểu luân.
Ngoài phần mở đầu phần kết luận,mục lục và tài liệu tham khảo thì tiểu
luận gồm có hai chương:
Chương 1: Phong trào Thơ mới 1932-1945.
1.1. Khái niệm thơ mới.
1.2. Hoàn cảnh ra đời của thơ mới.
1.3. Quá trình phát triển của phong trào thơ mới.
1.4. Một số đặc điểm chung của thơ mới.
Chương 2: Tình yêu quê hương đất nước trong Thơ mới.
2.1. Nỗi buồn của người dân mất nước.
2.2. Tình yêu thiên nhiên say đắm, nồng nàn.
2.3. Yêu đời và yêu người tha thiết.

Trần Thị Giang – ĐHSP Văn Sử K50

4

/>


TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC TRONG THƠ MỚI

2.4. Yêu mến những làng quê truyền thống.
2.5. Tình yêu tiếng Việt

Trần Thị Giang – ĐHSP Văn Sử K50

5

/>

TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC TRONG THƠ MỚI

NỘI DUNG
CHƯƠNG I: PHONG TRÀO THƠ MỚI 1932-1945
1.1. Khái niệm “Thơ mới”:
Thơ mới trước hết là tên gọi của một phong trào thơ diễn ra trong khoảng
thời gian từ năm 1932-1945.
Khi dùng từ Thơ mới với nghĩa này, người ta thường viết hoa chữ Thơ.
Trong những văn cảnh khác, thơ mới cũng được dùng để mệnh danh cho một
tác giả, một tập thơ, bài thơ cụ thể (dĩ nhiên với điều kiện nhà thơ, tập thơ, bài
thơ ấy là của phong trào Thơ mới). Lúc này, chữ thơ không cần thiết phải viết
hoa. Ví dụ: các nhà thơ mới đã đổi mới hệ thống thi pháp của thơ trữ tình,
tiếng Việt; Nguyễn Bình là một nhà thơ mới đích thực; Trang Giang là một
bài thơ mới tiêu biểu....
Tên gọi thơ mới của phong trào Thơ mới là một tên gọi ước định. Phan
Khôi là người đầu tiên tạm dùng thơ mới để chỉ loại thơ và ơng muốn đề
xướng với mục đích “Đem ý thật có trong tâm khảm tả ra bằng những câu có
vần mà khơng phải bó buộc bởi những niêm luật gì hết”. Loại “Thơ mới” này

dĩ nhiên là khác biệt và đối lập với”Thơ cũ” - một khái niệm cũng lần đầu
xuất hiện theo lôgic của tư duy phân loại, dùng để chỉ lối thơ làm theo hình
thức luật đường cực kỳ khuôn sáo xuất hiện đầy rẫy trên báo chí thời đó. Ban
đầu những người làm “thơ mới” nhất loạt tấn cơng vào tính quy phạm cứng
nhắc của “thơ cũ” và viết những câu thơ đầy chất văn xuôi, không hạn định số
tiếng (chữ), những bài thơ không hạn định số câu, không bắt buộc phải đối
thanh, đối ý, không cần đến niêm, luật... Do tiêu điểm của cuộc chiến nằm ở
đó mà chính họ là cả những người chống đối họ, từng có lúc ngỡ rằng thơ mới
là thơ tự do (hiểu theo nghĩa là thơ được viết theo thể thức tự do). Nhưng thơ
mới không phải là một thể thơ mới mà là một loại hình thơ mới có thể sử
dụng (hay chấp nhận) nhiều thể cũ - mới khác nhau nhằm chở được tâm tình
của con người thời đại. Tất nhiên, cũ - mới chỉ là những khái niệm rất tương

Trần Thị Giang – ĐHSP Văn Sử K50

6

/>

TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC TRONG THƠ MỚI

đối, bởi khơng có gì là “thuần túy” trong hành động sáng tạo của các nhà thơ.
Một số thể thức được du nhập từ thơ phương Tây (trước hết là thơ Pháp)
không chối bỏ mà khéo hòa nhập với những thể thức đã có từ nền thơ truyền
thống, và ngược lại, những thể thơ truyền thống khi được sử dụng lại cũng đã
được cải biến để có một khn mặt khác trước.
Như vậy, mặc dù thơ mới từng có lúc bị giải thích một cách phiến diện,
khiến khơng ít người nghi ngờ tính hữu lý của nó, nhưng thơ mới khơng phải
là một khái niệm rỗng. Hồn tồn có thể dùng nó để vạch ra sự khu biệt giữa
hai thời đại thi ca. Ngay từ năm 1942 trong Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh

đã chỉ ra cái mới cơ bản của thơ mới ở phần tinh thần. Ông cho rằng tinh thần
của thời đại thơ mới nằm ở chữ “tôi”. Với phong trào Thơ mới, quả là “Cái
tôi” cá nhân đã lên tiếng đòi quyền sống, sau nhiều thế kỷ bị “cái ta” đè nén.
Nhà phê bình đã viết: Xã hội Việt Nam từ xưa khơng có cá nhân. Chỉ có đồn
thể: lớn thì quốc gia, nhỏ thì gia đình. Cịn cá nhân, các bản sắc của cá nhân
chìm đắm trong gia đình, trong quốc gia như giọt nước trong biển cả”. Sự trỗi
dậy của “Cái tơi” cá nhân có một ý nghĩa văn hóa lớn lao trong đời sống của
nhân loại văn minh. Đối với văn học nói chung và thi ca nói riêng, nó có tác
dụng khích lệ các nhà thơ bày tỏ mình một cách thành thực, dám dùng quan
điểm cá nhân, lập trường cá nhân để giao tiếp với cuộc đời và đánh giá thế
giới, tạo ra tính đa thanh của cả một nền thơ. Nhìn chung vào thời điểm phong
trào thơ mới đang làm cuộc cách mạng thi ca, luận điểm nhấn mạnh vào cái
mới của thơ mới ở phương diện “tinh thần” như trên được xem là luận điểm
đáng kể nhất. Chính nó đã góp phần khẳng định ý nghĩa đích thực cần được
thừa nhận của danh hiệu thơ mới mà người đề xướng phong trào là Phan Khôi
lúc đầu chỉ định “tạm dùng”. Tuy vậy, cho đến nay, hai chữ thơ mới đã mang
một hàm nghĩa rộng lớn, chỉ một phong trào, một trào lưu thơ ca đã đi vào
lịch sử văn học như một cuộc cách mạng về thi pháp, đưa thơ Việt Nam bước
qua giai đoạn cổ điển để tiến vào quỹ đạo hiện đại. [2;5,6]

1.2. Hoàn cảnh ra đời của Thơ mới.
Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914-1918), ở Việt Nam xuất hiện
một giai cấp mới, đó là giai cấp tư sản. Chủ nghĩa tư bản đồng thời xâm nhập

Trần Thị Giang – ĐHSP Văn Sử K50

7

/>


TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC TRONG THƠ MỚI

và thống trị đất nước ta, gây nên một cuộc xáo trộn lớn chưa hề thấy trong
mấy nghìn năm lịch sử Việt Nam. Những giá trị tư tưởng vững bền từ cuối thế
kỷ XIX đã trở thành đối tượng mỉa mai, cay đắng trong thơ Tú Xương. Sau
chiến tranh thế giới lần thứ nhất, đi đơi với chính sách đẩy mạnh khai thác
thuộc địa của thực dân Pháp, làn gió mới Tây Âu cũng tràn vào Việt Nam.
Tầng lớp tiểu tư sản thành thị có điều kiện hình thành sớm hơn sau đợt khai
thác kinh tế lần thứ nhất của thực dân Pháp.
Giai cấp tư sản là một bộ phận tiểu tư sản lớp trên (trí thức, viên chức
cao cấp đã có một lối sinh hoạt văn minh ở thành thị. Người ta ở nhà lầu, đi ô
tô, dùng quạt điện, đi hòa nhạc. Sinh hoạt của tư sản và tiểu tư sản thành thị
cũng thể hiện ngay cả trong cách ăn mặc của thanh niên nam nữ, các cô gái
chàng trai, mỗi năm một mốt. Những đổi thay về sinh hoạt dẫn tới sự thay đổi
về ý nghĩ và cảm xúc. Những thay đổi đó cũng do sự tiếp xúc với văn học
Pháp đặc biệt là văn hóa lãng mạn Pháp.
Chính những đổi mới trong sinh hoạt tư tưởng và sự tiếp xúc với văn học
lãng mạn Pháp đã dần dần đem đến cho thanh niên tiểu tư sản thành thị những
năm 30 của thế kỷ này, những tình cảm mới, những rung động mới. Họ yêu
thương mơ mộng, vui buồn khác các nhà thơ xưa. Trong buổi diễn thuyết ở
nhà hội Quy Nhơn tháng 6/1934, Lưu Trọng Lư đã nói: Các cụ ta ưa những
màu đỏ chót, ta lại ưa màu xanh nhạt, đứng trước một cô gái xinh đẹp, các cụ
xem như là một việc làm tội lỗi, còn đối với ta như đứng trước một cánh đồng
xanh mát mẽ...”.
Chính sự khác nhau sâu xa đó giữa hai thế hệ mà những câu thơ ngâm
hoa vịnh nguyệt sáo mòn và cũ rích trên Nam Phong, văn học tạp chí, tiếng
dân khơng cịn hợp với tình cảm mới của họ. Trong trào thơ mới lãng mạn ra
đời năm 1932 chính là để đáp ứng nhu cầu tình cảm của một tầng lớp thanh
niên mới.
Một phong trào văn học ra đời bao giờ cũng phản ánh những đòi hỏi nhất

định của xã hội. Nó là tiếng nói của một tầng lớp người, của một giai cấp vừa

Trần Thị Giang – ĐHSP Văn Sử K50

8

/>

TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC TRONG THƠ MỚI

mới ra đời, đang lớn lên hoặc già cỗi trong xã hội. Thơ cũ trong Nam Phong,
văn học tạp chí là tiếng nói của một tầng lớp phong kiến đã thất bại và đầu
hàng đế quốc. Văn học lãng mạn 1932 trở đi là tiếng nói của tư sản và tiểu tư
sản thành thị. Thơ mới chủ yếu là tiếng nói của giai cấp tư sản và tiểu tư sản
thành thị, là nguyên nhân chính cho phong trào thơ mới ra đời.

1.3. Quá trình phát triển của phong trào thơ mới
Phong trào Thơ mới được chia làm ba thời kỳ sau:
1.3.1. Thời kỳ 1932 - 1935
Thơ mới ra đời trong một hoàn cảnh như trên đã trình bày. Những biểu
hiện ban đầu nổi lên trên bề mặt công luận là cuộc đấu tranh chống lại thơ cũ.
Bắt đầu quá trình hình thành của Thơ mới, bài thơ được gọi là Thơ mới
và dư luận khen chê sơi nổi là bài tình già của Phan Khôi được ra mắt bạn đọc
trên Phụ nữ tân văn số 122, ngày 10/03/1932 cùng với bài giới thiệu mới trình
chánh giữa làng thơ.
“Hai mươi năm xưa, một đêm vừa gió lại vừa mưa. Dưới ngọn đèn mờ,
trong cái nhà nhỏ, hai cái đầu xanh kề nhau than thở.
Ơi đơi ta tình thương nhau thì vẫn nặng, mà lấy nhau hẳn khơng đặng.
Để đến nổi tình trước phụ sau, chi bằng sớm liệu mà bng nhau.
Hay! Nói mới bạc làm sao chớ! Buông nhau làm sao cho nỡ.

Thương được chừng nào hay chừng ấy, chẳng qua ông trời bắt đơi ta phải
vậy.
Ta là nhân ngãi, đâu có phải vợ chồng mà tính việc thủy chung...
Hai mươi bốn năm sau, tình cờ đất khách gặp nhau:
Đơi cái đầu bạc. Nếu chẳng quen lưng đố có nhìn ra được!
Ơi chuyện cũ mà thôi. Liếc đưa nhau đi rồi, con mắt cịn có đi”.
(Tình già- Phan Khơi)
Bài giới thiệu của Phan Khơi cùng với thơ Tình già được coi như phát
súng lệnh của phong trào thơ mới. Từ đây cuộc đấu tranh rầm rộ của thơ mới
và thơ cũ nổ ra. Trên cùng chục tờ báo cả ba miền Bắc, Trung, Nam và trên

Trần Thị Giang – ĐHSP Văn Sử K50

9

/>

TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC TRONG THƠ MỚI

nhiều diễn đàn, từ Sài Gòn, Quy Nhơn ra Nam Định, Hà Nội người ta ra sức
phê phán thơ cũ.
1.3.1.1. Cuộc đấu tranh giữa thơ cũ và thơ mới:
Tháng 11/1917 trên Nam Phong tạp chí bàn về thơ Nơm, Phạm Quỳnh
viết: Thơ cũ là phiền phức, luật lệ ràng buộc, khắc nghiệt khơng khác luật
hình.
Năm 1928 trên báo Trung Bắc Tân Văn Nguyễn Văn Vĩnh dịch bài thơ
của La Phôngten:
“Con ve sầu kêu ve ve
Suốt mùa hè
Đến kỳ gió bấc thổi

Nguồn cơn thật bối rối...”
Đây là bài thơ dịch theo thể thơ tự do và được người đọc rất hâm mộ.
Đây chính là cơ sở cho một thể thơ mới ra đời.
Cuộc chiến bút này có hai phái: phái thơ cũ và phái thơ mới.
- Ý kiến của phái thơ mới:
Phụ Nữ Tân Văn số 29, ra ngày 21/11/1929 “... lối thơ Đường luật bó
buộc người làm thơ phải theo khn phép tỉ mỉ, mất cả hứng thú tự do, ý
tưởng dồi dào, nếu ngày nay ta cứ dùng theo lối thơ ấy mãi thì làng văn Nơm
ta khơng có ngày đổi mới được (Trịnh Đình Rư).
Bên phụ nữ Tân Văn số 132, ra ngày 10/03/1932 một lối thơ trình chánh
giữa làng thơ, đó là bài Tình già của Phan Khơi.
Phan Khơi viết: “lâu nay mỗi khi có hứng, tơi tồn mở ngâm vịnh thì cái
hồn thơ của tơi lúng túng. Thơ chữ Hán ư? Thì ơng Lý, ơng Đỗ, ơng Bạch,
ơng Tơ, chốn trong đầu tơi rồi. Thơ Nơm ư? Thì cụ Tiên Đàn, bà Huyện
Thanh Quan đè ngang ngực làm cho tơi thở khơng ra. Cái ý nào mình muốn
nói lại khơng nói được, thì đọc đi đọc lại nghe như họ đã nói rồi. Cái ý nào
chưa nói, mình muốn nói ra lại bị những niêm luật bó buộc mà nói khơng

Trần Thị Giang – ĐHSP Văn Sử K50

10

/>

TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC TRONG THƠ MỚI

được. Té ra mình cứ loanh quanh, luẩn quẩn trong lịng bàn tay của họ thật là
dễ ức”.
Việc làm của Phan Khôi khơng vì danh, khơng vì hiếu sự mà chính vì
tỉnh cảnh thúc bách, ý tưởng duy tân, tìm một mảnh đất mới cho thế hệ trẻ,

Phan Khôi kêu lên: Duy tân đi! Cải lương đi!”
Lưu Trọng Lư là người theo chân Phan Khôi. Lưu Trọng Lư được để vào
lớp chiến sỹ xung kích trên mặt trận khẩu chiến và bút chiến.
Thơ thách họa các cụ đồ
Đối lời nhắn nhủ bạn làng nho
Thơ thẩn, thẩn thơ, khéo thẩn thờ
Con cóc Nghè Huỳnh đi cọc lóc
Nàng thơ Ấm Hiếu mũi thị lị
Chai to, chai nhỏ con cầy béo
Cầu thánh cầu thần đĩa mực khơ
Nắn nón miễn sao lên bốn ghế
Chẳng thơ thì cũng cóc cần thơ
Nữ sĩ: Nguyễn Thị Kiêm đăng đàn diễn thuyết lên án thơ cũ: “Thơ
Đường luật một lối câu rất bó buộc về từng câu, từng chữ, chặt chịa về luật
bằng trắc, về phép đối câu chữ. Vì khuôn khổ luật pháp phiền phức nên người
làm thơ phải đứng một vị trí eo hẹp lúng túng...”. [2;9]
Hồ Văn Hảo: tuy không bút chiến khẩu chiến gay gắt với phái thơ cũ
nhưng ơng có hai bài thơ góp vào tiếng nói của thơ mới đó là bài Con nhà thất
nghiệp và bài Tình thâm.
- Đối lập với các quan điểm trên là những ý kiến trái ngược, bênh vực
thơ cũ:
Trước sự tấn công của phái thơ mới, phái thơ cũ cũng phản kích lại một
cách quyết liệt. Các nhà thơ cũ cho rằng thơ mới không tao nhã. Bài thơ đăng
trên An Nam tạp chí số 6.
Ơng Tản Đà nhắn bạn Phong hóa

Trần Thị Giang – ĐHSP Văn Sử K50

11


/>

TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC TRONG THƠ MỚI

Mấy lời nhắn bảo anh Phong hóa
Báo đến như anh thật láo quá
Từ tháng đến năm không ngớt mồm
Sang năm Quý Dậu phải khiếm khóa...
Năm1933 ơng Tân Việt trên báo cơng luận bênh vực thơ cũ (diễn đàn hội
khuyến học Sài Gịn)
Ơng Nguyễn Văn Hạnh diễn thuyết tại hội khuyến học Sài Gòn tranh
luận với Nguyễn Thị Kiêm.
Năm 1933 Văn học tạp chí Hà Nội chê thơ mới khơng biết cân nhắc chữ
dùng.
Năm 1934 trên tạp chí văn học, ơng Đào Duy Từ phản đối bài diễn
thuyết của Lưu Trọng Lư.
Năm 1935 hai ông Trường Vân, Phi Vân cho xuất bản tập thơ cũ. Những
bông hoa trái mùa chống lại thơ mới.
Năm 1936 ơng Thái Phổ cơng kích thơ mới trên báo tin văn Hà Nội.
Suốt những năm 1933 - 1935 những cuộc khẩu chiến và bút chiến giữa
hai phe mới cũ, nhưng khi Thế Lữ xuất hiện như một đòn dứt điểm.
Tản Đà hình như đặt mình vào vịng, mặc dù bị báo Phong hóa thỉnh
thoảng lơi ra để châm biếm. Tuy nhiên ngày 30/11/1934 Tản Đà có viết một
bài in trên tiểu thuyết thứ bảy, nhan đề phong trào thơ mới. Ơng trình bày với
mọi người những bài thơ ơng làm cách đây 20 năm. Ông cũng làm thơ tự do
như bài Tống biệt. Tản Đà dùng lời lẽ ôn hòa, cảnh tỉnh lớp người mới, cái
mà lớp người sau gọi là mới chính Tản Đà đã trải qua, chỉ có khác ở nội dung.
1.3.1.2. Những nhà thơ mới tiêu biểu thời kỳ 1932 - 1935.
- Lưu Trong Lư là người diễn thuyết hăng hái nhất bênh lực thơ mới và
là người có cơng khai sinh ra thơ mới. Bài thơ Đường đời và vắng khách, thơ

là những bài thơ mới của Lưu Trọng Lư xuất hiện sau bài Tình già của Phan
Khôi.

Trần Thị Giang – ĐHSP Văn Sử K50

12

/>

TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC TRONG THƠ MỚI

Thơ Lưu Trọng Lư là một lối thơ quen thuộc của dân tộc, một chút xưa
của thơ Đường. Lưu Trọng Lư đến với thơ bằng cả tâm hồn sâu mộng của
mình. Trong thơ ơng, mọi hình ảnh, moi âm thanh của cuộc sống đều được
vào thế giới thơ mộng. Chỉ một làn nắng mai, một tiếng chim hót cũng đưa thì
sẽ trở về dĩ vẵng, thế giới của kỹ niệm buồn thương. Lưu Trọng Lư rất nhạy
cảm với những rung động mơ hồ của thiên nhiên, của nội tâm. Từ tiếng thổn
thức của trăng mờ “còn đâu ánh trăng mờ - Mờ trên làn tóc rối, đến con nai
vàng ngơ ngác trong rừng thu cũng đem lại một cảm giác buồn man mác
trong thơ ông. Hay đôi mắt buồn của người đẹp bên cửa sổ. Đơi mắt em lặng
buồn. Nhìn thơi mà chẳng nói... tất cả đều chập chờn như trong mơ và bàng
bạc một mối sầu hoài cảm. Lưu Trọng Lư hầu hết đều diễn tả những nỗi buồn
bên trong. Tiếng thổn thức của mùa thu, cái rạo rực trong lòng người chinh
phụ khơng nghe được bên ngồi. Bài Tiếng thu là bài thơ nổi tiếng của Lưu
Trọng Lư. Bài thơ khơng chỉ tạo hình, tạo dáng cho mắt thấy tai nghe mà cho
tâm hồn, cho cảm xúc, cho tưởng tượng. Lưu Trọng Lư viết về tình yêu như
con tàu tách bến:
Em ngồi bên song cửa
Anh đứng tựa tường hoa
Nhìn nhau mà lệ ướt

Một ngày một cách xa.
Thơ Lưu Trọng Lư diễn tả cái tơi đang say sưa thốt ly và mộng tưởng.
- Thế Lữ:
Thế Lữ xuất hiện như một vận động viên quyền anh nặng ký, điểm đúng
huyệt, dứt điểm cuộc giao tranh giữa thơ cũ và thơ mới. Trên văn đàn Thế Lữ
không bán về thơ mới, không bênh vực thơ mới, không bút chiến khẩu chiến.
Thế Lữ chỉ lặng lẽ điềm nhiên bước những bước vững vàng mà trong khoảnh
khắc cả hàng ngũ thơ xưa phải tan rã (Thi phẩm mấy vần thơ). Ơng là người
có cơng trong việc xây dựng nền thơ mới. Phan Khôi, Lưu Trọng Lư, chỉ là
người làm cho người ta chú ý đến thơ mà thơi, cịn Thế Lữ mới chính là người

Trần Thị Giang – ĐHSP Văn Sử K50

13

/>

TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC TRONG THƠ MỚI

làm cho người ta tin cậy và tương lai của thơ mới. Thế Lữ xuất hiện được
Hoài Thanh đánh giá rất cao: “Độ ấy thơ mới vừa ra đời. Thế Lữ như vầng
sao đột hiện ánh sáng chói khắp cả trời thơ Việt Nam”. Thơ Thế Lữ tiêu biểu
cho tiếng nói của cái tơi, thơ mới trong thời kỳ đầu. Nó hăng hái tự khẳng
định, vẫn ít nhiều cịn dè dặt, tình u cịn mức độ chứ chưa bng tuồng, ích
kỷ trắng trợn như về sau. Thế Lữ nói đúng cái tơi trong thơ mới chỉ kêu gọi
yêu đi, yêu mãi bạn lịng ơi.
Thơ Thế Lữ thời kỳ đầu say sưa, thốt ly hiện thực, nhưng những sự kiện
lớn lao của lịch sử cịn dư vang trong tâm trí. Thơ Thế Lữ có ấp ủ một tinh
thần dân tộc, một khát khao tự do. Thời kỳ đầu tinh thần dân tộc đó chính là
tiếng vọng lạc xa xơi của phong trào (1930-1931).

Thơ Thế Lữ diễn tả nỗi buồn, Thế Lữ đưa vào thơ Việt Nam cái buồn vô
cớ, cái buồn thi vị, lúc đó cái buồn đang là cái mốt. Cái buồn trở thành một
thứ trang sức của trí thức tiểu tư sản. Cái buồn bàn bạc khắp nơi, cả trong giấc
mộng, trong cảnh tiên:
Tiếng đưa hiu hắt bên sông
Buồn ơi xa vắng mênh mơng là buồn
(Tiếng sáo Thiên thai).
Thơ mới nói chung là buồn, cái buồn nhiều khi lẫn lộn với cái bi quan
yếu đuối. Xưa nay những áng thơ hay trong quá khứ hầu hết là buồn: Thơ
Cung oán ngâm, Chính phụ ngâm, Truyện Kiều... đều buồn. Nhà phê bình văn
học Bielinxki: “cái buồn chính là cái làm nên sự hấp dẫn của thơ ca...”
Cái buồn cũng có năm bảy đường, cái buồn của Thế Lữ là cái buồn mệt
mỏi bất lực. Cái buồn xa vắng mênh mông, nước lặng mây ngừng chưa phải
là cái buồn thê thảm hải hùng như sau này.
1.3.2. Thời kỳ 1936 - 1939.
“Bước sang năm 1936, sự toàn thắng của thơ mới đã rõ rệt” (Thi nhân
Việt Nam) cuộc tranh luận mới - cũ đến cây căn bản chấm dứt. Thơ mới
chiếm lĩnh trọn vẹn thi đàn. Đội ngũ những nhà thơ mới ngày càng đông đảo,

Trần Thị Giang – ĐHSP Văn Sử K50

14

/>

TÌNH U Q HƯƠNG ĐẤT NƯỚC TRONG THƠ MỚI

trong đó nhiều người rất có tài năng. Đây là thời kỳ thơ mới phát triển rầm hộ
nhất, đạt đến độ sung mãn nhất. Bên cạnh các cây bút cũ, hàng ngũ thơ mới
giờ đây có thêm Xuân Diệu, Huy Cận, Nguyễn Bính, Hàn Mặc Tử, Chế Lan

Viên, Tế Hanh... Mỗi nhà thơ tiêu biểu cho một phong cách sáng tạo đặc sắc
làm nên sự phong phú của cả một thời đại thi ca trong lịch sử văn học dân tộc.
Cái tôi thơ mới những năm này khơng cịn dè dặt, khơng mộng sầu man mác
như trước nữa mà công khai, mạnh dạn bày tỏ ước muốn, khát vọng hưởng
thụ và cả những khổ đau riêng tư của mình.
Một trong những thi sĩ tiêu biểu cho phong trào thơ mới ở thời kỳ phát
triển rực rỡ nhất là Xuân Diệu. “Nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới”
(Thi nhân Việt Nam). Cái tôi Xuân Diệu tự ý thức cao về quyền năng của cá
nhân và dám bộc lộ một cách công khai, nhiệt thành những hoài bão riêng tư,
khát vọng hưởng thụ của mình. Là con người ham mê sự sống, mang tấm lịng
ân ái đa tình, Xn Diệu khao khát mãnh liệt hưởng thụ hạnh phúc ngắn ngủi
của tuổi trẻ và tình yêu, thiết tha kêu gọi mọi người mau mau tận hưởng. Thơ
Xuân Diệu mang theo một nguồn sống rào rạt chưa từng thấy ở chốn nước
non lặng lẽ này”(Hồi Thanh).
Giữa lúc mọi người đang cịn bàng hồng trước sức chói lọi rực rỡ của
Xn Diệu thì Huy Cận xuất hiện. Lửa thiêng ra đời gây sự ngạc nhiên cho
nhiều người. Lửa thiêng thấm đậm nỗi buồn mênh mang tê giá, mối sầu ảo
não từ vạn kỉ của một tâm hồn giàu suy nghĩ, hay chiêm nghiệm về thế cuộc,
người đời.Tình yêu trong tập thơ này là thứ tình buồn sầu, đậm nỗi nhớ
thương và hay ngậm ngùi chan chứa.
Trong giai đoạn này, Nguyễn Bính cũng là một thi sỹ ngày càng được
đông đảo công chúng mến mộ. Về sức phổ cập, tính đại chúng của thơ có lẽ
khơng ai bằng Nguyễn Bính. Con người Việt Nam ở mọi thời, mọi lứa tuổi,
nghề nghiệp khác nhau đều có thể đọc và thích thơ Nguyễn Bính bởi tiếng thơ
của ơng làm sống dậy con người nhà quê, cái hồn quê, tình quê sâu thẳm
trong mình. Viết về những con người thơn q, thơ Nguyễn Bính mang nỗi

Trần Thị Giang – ĐHSP Văn Sử K50

15


/>

TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC TRONG THƠ MỚI

buồn thầm kín mà ngấm dặm. Than về tình cảnh tha hương, lở dở của mình,
thơ Nguyễn Bính nhiều lúc ngậm ngùi day dứt, bi phẫn.
Sừng sững một phương trời để làm nên trường thơ Loạn là Hàn Mặc Tử,
Chế Lan Viên, Bích khê... sống một cuộc đời bất hạnh hiếm thấy, Hàn Mặc
Tử cũng đã thực hiện một con người thơ lạ lùng hiếm thấy. Hồi nhỏ Hàn Mặc
Tử khao khát mãnh liệt vẻ đẹp tinh khiết, trong trắng, càng về sau càng đau
đớn và tan loãng trong cảm giác siêu thoát. Đối chọi với bệnh tật hiểm nghèo,
với tư cách một tín đồ Thiên của giáo, Hàn Mặc Tử ngày càng thả hồn mình
trên cõi trăng sao, tìm “nguồn thơm” và “Trường thọ” trên cõi trời vời vợi
Chế Lan Viên thì lại đưa hồn đau của mình ngược về với quá khứ, xuống cõi
âm khóc than cho dĩ vãng vàng son của đất nước chiêm thành xưa.
Tạo nên một bộ mặt phong phú của thơ mới những năm này không thể
không kể đến Tế Hanh với tâm hồn trong sáng, dịu buồn. Nhà thơ này có
nhiều bài thơ thật thiết tha, đằm thắm về làng quê, người thân trong nhớ
nhung, xa cách. Cũng khơng thể khơng khẳng định Đồn Văn Cừ, Anh Thơ,
Bàng Bá Lân, những nhà thơ tiêu biểu cho huynh hướng tả chân, những tác
giả của các bài thơ hay về thiên nhiên, cuộc sống sinh hoạt ở thơn q. Những
tác giả này đã làm nên một dịng thơ làng quê trong phong trào thơ mới.
1.3.3. Thời kỳ từ 1940-1945
Do đại chiến thế giới lần hai, xã hội Việt Nam bước vào những năm
khủng hoảng tột độ. Đời sống nhân dân khốn đốn. Văn học công khai diễn ra
hỗn loạn. Cái tôi trong thơ mới rút đến sợi tơ cuối cùng. Mỗi nhà thơ thoát ly
một cách và càng thốt ly lại càng lạc lối. Huy Cận thì ung dung thốt ra
ngồi cõi tục với niềm vui Vũ trụ ca:
Ngoảnh lưng về thế sự

Bước lên đường thênh thênh
Chế Lan Viên từ Điêu tàn đến Vàng sao ngày càng thể hiện thái độ phủ
định trần thế, tìm con đường siêu thốt vào cùng thẳm hư vơ, nghi ngờ đến tự
phủ định chính bản thân mình. Trong tập Vàng sao Chế Lan Viên tuyên bố:

Trần Thị Giang – ĐHSP Văn Sử K50

16

/>

TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC TRONG THƠ MỚI

“Xếp bản ngã lại như giáo gươm ta xin đầu hàng tất cả”. Đầu tháng quy
luật biến thiên của trơi đất, vũ trụ, nhà thơ chán ngán trước sự vô nghĩa của
kiếp người, nhiều khi rơi vào trạng thái tâm thần mất thăng bằng, hoang mang
khơng hiểu nổi chính mình. Từ cõi âm và hỗn loạn, Chế Lan Viên lại trở lên
“lạc giữa sao trời”, ngày càng thoát xa hiện tại, ngày càng rơi vào những cơn
mộng mị huyền bí. Cịn Vũ Hồng Chương thì cất giọng than sướt mướt cho
kiếp sống lạc lồi, tự cảm thấy mình sinh nhầm thế kỉ. Chán chường trước
tình u tan vỡ, cơng danh lở dở, Vũ Hồng Chương đã tìm đường giải thốt
trong những cơn say. Nhà thơ thường triền miên trong những cơn say, bước
nhảy đê mê và điên loạn để hòng quên tất cả.
Trong thời kỳ này, Bích Khê, Đình Hùng với khát vọng cách tân thơ đã
tiến gần đến chủ nghĩa tượng trưng với lối thơ giàu biểu tượng, giàu chất
nhạc. Nhóm Xuân Thu nhã tập ra đời với lối thơ khó hiểu (hủ nút, tắc tị) gồm
Phạm Văn Hạnh, nguyễn Xuân Sanh, Đồn Phú Tứ. Đến đây, cái tơi thơ mới
tuyệt giao với hiện thực, với lý trí mà trở về cùng cõi vô thức, đề cao sự linh
diệu của hành động sáng tạo thơ, chất nhạc huyền bí của thơ.
Vào giai đoạn này của thơ mới, đời sống dân tộc có những chuyển biến

đặc biệt cho sự quan tâm đến thơ của độc giả khơng cịn như trước. Điều này
khiến cho người ta có cái ấn tượng rằng thơ mới đã cùng đường.

1.4. Một số đặc điểm chung của thơ mới
Theo các nhà nghiên cứu thì Thơ mới có các đặc điểm sau:
- Một cuộc cách mạng về hình thức nghệ thuật, giải phóng thơ ca khỏi
những ràng buộc nghiêm ngặt đã trở thành lỗi thời của thơ ca trung đại.
- Cuộc cách mạng hình thức đó có nguồn gốc từ cuộc cách mạng tư
tưởng, gắn liền với giá trị giải phóng cái tên cá nhân khỏi những ràng buộc
của những con người phận vị. Thơ mới là sản phẩm của khát vọng thành thật,
nó đặt cái tơi cá nhân và tính chủ quan vào trung tâm của thơ ca, nó cho phép
biểu đạt mọi cung bậc của cảm xúc và suy tưởng của cá nhân.
(Hoài Thanh)

Trần Thị Giang – ĐHSP Văn Sử K50

17

/>

TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC TRONG THƠ MỚI

- Thơ mới là “một bước tổng hợp mới những giá trị văn hóa Đơng Tây,
truyền thống và hiện đại” (Phan Cự Đệ). Bước tổng hợp đó diễn ra trên tất cả
các cấp độ: ngôn ngữ, thi liệu, thể loại, tư duy sáng tạo.
Cụ thể, cuộc cách mạng thơ mới được biểu hiện ở một số dương diện
sau:
1.4.1. Thơ mới nhìn từ gốc độ bình đẳng nghệ thuật, thơ mới là một cuộc
tổng hợp những truyền thống cơ ca phương Đông và phương Tây, truyền
thống và hiện đại. Cuộc tổng hợp đó trước hết thể hiện trên bình diện hình

thức nghệ thuật.
* Về thể loại: Dù những xung đột giữa thơ mới và thơ cũ trước hết diễn
ra trên bình diện thể loại, nhưng có thể nói thơ mới là một bước kế thừa
những thể loại đã ổn định của thơ ca Việt Nam thời trung đại.
- So với thơ ca truyền thống, thơ mới nhìn chung tự do hơn, số câu trong
một bài thơ thường không hạn định, chịu ảnh hưởng của thơ phương Tây, một
bài thơ mới thường được chia thành khổ, số lượng khổ thơ thường không giới
hạn.
- Mặc dù hướng đến sự tự do hình thức nhưng thơ phá thể và thơ tự do
khơng phải là những hình thức phổ biến của thơ mới. Thơ mới thường hướng
đến sự ổn định về số âm tiết trong câu thơ, có thể từ hai đến trên 10 âm viết
nhưng phổ biến là thơ 7,8 và 8 chữ, nhìn từ gốc độ thể loại, thơ mới không
chống thơ Đường luật, thơ song thất lục bát bị giải thể, hát nói trở thành thơ 8
chữ và thơ lục bát được duy trì, có những nhà thơ gần như chuyên sáng tác
thơ lục bát (Nguyễn Bính).
- Các hình thức hiệp vần của thơ mới khá phong phú, mang dấu vết của
những lối gieo vần của thơ tuyền thống.
*. Một hiện tượng hình thức đáng lưu ý của thơ mới, đó là cái mà Hồi
Thanh gọi là “sự xâm nhập của văn xi vào địa hạt của thơ”. Hiện tượng này
được thể hiện như sau:
- Sự xuất hiện dày đặc của các dạng hư từ, đại từ trong câu thơ.

Trần Thị Giang – ĐHSP Văn Sử K50

18

/>

TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC TRONG THƠ MỚI


Li khách! Li khách! Con đường nhỏ
Chí nhớn chưa về bàn tay khơng
Thì đừng bao giờ nói trở lại
Ba năm mẹ già cũng đừng mong
(Thâm Tâm)
- Sự xuất hiện câu thơ vắt dòng, làm thay đổi hẳn bản chất quan hệ giữa
các câu thơ trong một khổ thơ.
Ai đem phân chất một mùi hương
Hay bản cầm ca! Tôi chỉ thương
Chỉ lặng chuối theo dịng cảm xúc
Như thuyền ngư phủ lạc trong sương
(Vì sao - Xuân Diệu)
- Sự xuất hiện những dạng câu có tính suy luận cầu khiến...
Hỡi năm tháng vội đi làm quá khứ
Trở về đây! Và đem trở về đây
Rượu nơi mắt với khi nhìn ướm thử
Gấm trong lịng và khi đứng chờ ngây.
(Xuân Diệu)
- Sự vận động của ngôn ngữ thơ trở về gần gũi với ngôn ngữ của đời
sống, là sự thể hiện của “khát vọng thành thật” diễn tả mọi cung bậc của cảm
xúc, suy nghĩ diễn ra trong tâm hồn chủ thể trữ tìnhm, đối lập lại với sự cô
đọng, hàm súc, duy lý của thơ ca cổ điển.
1.4.2. Thơ mới - Một phương thức cảm thụ thế giới mới:
Thơ mới biểu hiện một cuộc cách mạng của thư duy thơ: đặt cái tôi cá
nhân ở trung tâm cảm thụ thế giới. Trong thơ mới, có một sự giao hòa giữa
thế giới nội cảm (cảm xúc, cảm giác, tâm trạng) của chủ thể trữ tình với thế
giới ngoại cảm, có sự nới rộng những biên độ của sự cảm thụ thể giới bằng
việc kết hợp các giác quan một cách kỳ lạ:

Trần Thị Giang – ĐHSP Văn Sử K50


19

/>

TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC TRONG THƠ MỚI

- Hiện tượng nhân hóa, nội cảm hóa ngoại cảnh làm cho ngoại cảnh
nhuốm màu cảm xúc con người.
Nắng chia nữa bãi, chiều rồi
Vườn hoang trinh nữ khép đôi lá sầu
Sợi buồn con nhện giăng mau
Em ơi hãy ngủ anh hầu quạt đây
(Ngậm ngùi - Huy Cận)
- Thiên nhiên trong thơ mới là thứ thiên nhiên rạo rực những cảm xúc
con người.
Vườn cười bằng bướm hót bằng chim
Dưới nhánh khơng cịn một chút đêm
Những tiếng tung hê bằng ánh sáng
Ca đời hưng phục trẻ trung thêm
(Lạc quan - Xuân Diệu)
- Ngược lại cũng có hiện tượng ngoại cảnh hóa tâm hồn:
Sao ở đâu mọc lên trong đáy giếng
Lạnh như hòn u tối hạn yêu ma ?
Hồn của ai trú ẩn ở đầu ta?
Ý của ai trào lên trong đáy óc
Để bay đi theo tiếng cười điệu khóc
(Chế Lan Viên)
- Có những ẩn dụ kỳ lạ nối liền thế giới ngoại cảnh, thế giới sự vật với
thế giới con người:

Trăng vú mộng của muôn đời thi sĩ
Trong khung xám của mùa đông bằng sắt
Đơi giếng mắt chứa trời vạn học
Mùa xn chín ửng trên đơi má
(Xn Diệu)
Những tập hợp từ ngữ hịa trộn các giác quan đến mức kì dị: nhạc thơm,
gió thơm, hương mến yêu, tháng giêng ngon như một cặp môi gần,...
- Đặc biệt hiện tượng hòa trộn các giác quan để cảm thụ thế giới:

Trần Thị Giang – ĐHSP Văn Sử K50

20

/>

TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC TRONG THƠ MỚI

Trăng nhập vào giây cung nguyệt lạnh
Trăng thương, trăng nhớ, hỡi trăng ngần
Đàn buồn, đàn lạnh, ôi đàn chậm!
Mỗi giọt rơi tàn như lệ ngân
(Nguyệt cầm - Xuân Diệu)
1.4.3. Thơ mới - Bản ghi chân thực hiện thực tinh thần của con người cá
nhân trước cách mạng.
Trong thời điểm khởi đầu của phong trào thơ mới, Thế Lữ viết tuyên
ngôn cho một cuộc cách mạng thơ ca:
Tôi là kẻ bộ hành phiêu lãng
Đường trần gian xi ngược để vui chơi
Tìm cảm giác hay trong tiếng khóc câu cười
Trong lúc gian lao trong giờ sung sướng

Khi phấn đấu cũng như hồi mơ tưởng
Tôi yêu đời cùng với cảnh lầm than
Cảnh thương tâm, ghê gớm hay dịu dàng
Cảnh rực rỡ ái ân hay dữ dội
(Cây đàn mn điệu)
Thơ mới là tấm lịng của một tâm hồn dộng mở với thế giới, một tâm hồn
được cởi bỏ khỏi mọi ràng buộc, chính vì vậy, từ góc độ loại hình, thơ mới
thuộc loại thơ trữ tình thường lấy thiên nhiên và tình yêu làm đề tài phản ánh.
Chính vì vậy, yếu tố chi phối sự vận động của tác phẩm thơ là mạch cảm xúc,
là đời sống nội tâm của chủ thể trữ tình.
* Nỗi buồn, sắc thái thẩm mỹ chủ đạo của thơ mới.
Xuất phát từ những ngun nhân có tính lịch sử văn hóa và xã hội (một
thời đại đau khổ của dân tộc, một giai đoạn tan vỡ của các hệ giá trị, một thế
hệ thanh niên đang kiếm tìm lý tưởng.

Trần Thị Giang – ĐHSP Văn Sử K50

21

/>

TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC TRONG THƠ MỚI

- Bi kịch “thiếu một niềm tin đầy đủ” (Hoài Thanh) và nỗi buồn trở thành
tâm trạng phổ biến bao trùm lên tồn bộ thơ mới. Có nhiều sắc thái của nỗi
buồn được biểu hiện trong thơ mới.
- Có cái buồn vơ cớ, dịu nhẹ như trong thơ Xuân Diệu.
Anh một mình nghe tất cả buổi chiều
Vào chầm chậm ở trong hồn hiu quạnh
(Tương tư chiều - Xuân Diệu)

- Có cái buồn thê thiết, ảo não, cái buồn trở thành một thứ ám ảnh, thấm
đẫm trong thế giới quan, một thứ “sầu vạn kỷ” thuộc về bản chất của thân
phận con người như trong thơ Huy Cận.
- Cái buồn tuyệt vọng như trong thơ Hàn Mặc Tử.
Máu đã khô rồi, thơ cũng khơ
Tơi chết yểu tự bao giờ
(Hàn Mặc Tử)
Và cũng có khi cái buồn nhuốm màu bi quan, bế tắc, rã rời suy sụp,
nhuốm màu sắc sa đọa như trong Vũ Hồng Chương.
Ngồi ba mươi tuổi dun cịn hết
Một ván cờ thua ngã bóng chiều
(Ngồi ba mươi tuổi)
Tất nhiên, trong thơ mới cũng có những màu sắc trong sáng, êm nhẹ,
những khoảng sáng vui tươi khi con người cá nhân tìm về với thực tại, với thế
giới con người, với tuổi trẻ, với quê hương đất nước.
* Gắn liền với nỗi buồn là sự cảm quan về sự cô độc, sự lạc loài, sự bé
nhỏ và cả cảm giác bất bằng lịng, thậm chí đến mức đối lập gay gắt giữa con
người với thế giới hiện tại.
Cảm giác bao trùm Thơ mới là một sự bất bình sâu xa với thực tại. Có
một sắc thái bi quan ám ảnh cái nhìn về thế giới của nhiều tác giả Thơ mới.
Hiện thực hiện lên trong mắt họ là tầm thường, giả dối, đau khổ.
Quanh quẩn mãi với vài ba dáng điệu

Trần Thị Giang – ĐHSP Văn Sử K50

22

/>

TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC TRONG THƠ MỚI


Tới hay lui cũng chừng ấy mặt người
(Huy Cận)
Hay
Trời hỡi trời, hôm nay ta chán hết
Những sắc màu hình ảnh của trần gian
(Chế Lan Viên)
Chính vì vậy, cảm giác cơ đơn trở thành một cảm giác ám ảnh trong thơ
mới. Đó là cảm giác cô đơn, nhỏ nhoi của con người, tâm hồn lạc lồi đơn
chiếc, cơ đơn ngay cả những giây phút yêu đương:
Trăng sáng trăng xa trăng rộng quá
Hai người sao chẳng bớt cô đơn
(Xuân Diệu)
Cô đơn thăm thẳm từ tâm hồn lẫn thể xác bệnh tật như trong thơ Hàn
Mặc Tử:
Người đi một nửa hồn tôi mất
Một nửa hồn tơi hóa dại khờ
Cảm giác cơ đơn đó đã tạo nên motif phổ biến của thơ mới (Những bóng
người trên sân ga - Nguyễn Bính, Vu vơ - Tế Hanh).
* Có thể nói thơ mới đã biểu lộ một tình thế đối lập giữa tâm hồn con
người cá nhân và thế giới hiện tại. Chính từ sự đối lập đó nên hình thành
trong thơ mới một thứ khát vọng: Khát vọng giải thốt và khuynh hướng thốt
ly thực tại.
Có nhiều ngả đường thốt lý khỏi thế giới thực tại: Tìm về thế giới quá
khứ, những giấc “mơ xưa” (thế giới Chàm trong thơ Chế Lan Viên, những
giấc “mơ xưa” trong thơ Thế Lữ...) có cuộc trở về với thiên nhiên, đất nước,
những sinh hoạt phong tục êm đềm của cộng đồng (thơ Đồn Văn Cừ, Anh
Thơ, Tế Hanh), có sự tiếc nuối những giá trị đã qua (Ông đồ - Vũ Đình Liên,
Nhớ rừng - Thế Lữ...) và có cả những ngả đường tìm đến với tơn giáo (Hàn


Trần Thị Giang – ĐHSP Văn Sử K50

23

/>

TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC TRONG THƠ MỚI

Mặc Tử) hoặc tiêu cực hơn cả, tìm đến với trụy lạc và lãng qn (Vũ Hồng
Chương).
* Khơng thể phủ nhận trong thơ mới có một tình u thiết tha đối với
cuộc sống, một khát vọng thay đổi. Tình cảm đó được biểu hiện dưới hai hình
thức:
Nỗi khát khao đam mê tận hưởng tình yêu và hạnh phúc hiện tại (Vội
vàng - Xuân Diệu).
Hình ảnh người khách chinh phu, khát vọng lên đường (Tống biệt thành Thâm Tâm).
Nhìn chung đến thời kì Thơ mới “cái tôi” cá nhân trỗi dậy mạnh mẽ. Thơ
mới là tiếng nói của “cái tơi” cá nhân.Nhưng ẩn bên trong tiếng nói cá nhân
ấy là tình cảm u quê hương đất nước sâu sắc của các nhà Thơ mới. Đó
chính là cơ sở để chúng tơi tiến hành nghiên cứu chương hai của tiểu luận.

Trần Thị Giang – ĐHSP Văn Sử K50

24

/>

TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC TRONG THƠ MỚI

CHƯƠNG II: TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC

TRONG THƠ MỚI
Chẳng biết tự bao giờ, quê hương đã trở thành nơi hội tụ, giao thoa, là
điểm hẹn của muôn triệu trái tim yêu quê hương, đã từng tắm trong lời ru
tiếng hát, tắm trong sự dịu dàng của quê hương. Không chỉ những nhà thơ
cách mạng mới thể hiện tình yêu quê hương trong những trang thơ mà tình
u ấy ln thấp thống, ln ẩn hiện trong các sáng tác về tình u, về nỗi
buồn của các nhà thơ mới. Họ gặp nhau ở một điểm: đó là tình cảm u nước
kín đáo.

2.1. Nỗi buồn của người dân mất nước
Sống trong hoàn cảnh nước mất nhà tan, các nhà thơ mới nhìn chung đều
mang tâm trạng buồn, chán nản. Đó là nỗi buồn của những cảnh đời nô lệ.
Suốt ngày quanh quẩn trong cuộc sống tù túng, tầm thường, giả dối. Họ đã lên
tiếng phản kháng lại, muốn thoát ra khỏi những cảnh “không đời nào thay
đổi”:
Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu
Ghét những cảnh không đời nào thay đổi
Những cảnh sửa sang, tầm thường giả dối
Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng.
(Thế Lữ)
Nhưng càng vùng vẫy để thoát ra khỏi cuộc sống tù túng đó thì như càng
bị bủa vây thêm, bị sa vào lưới:
Ta là con nai bị chiều đánh lưới
Khơng biết đi đâu, đứng sầu bóng tối
(Xn Diệu)
Thơ mới nói chung là buồn. Đó là tiếng thở dài u uất, đau đớn và bế tắc
vì hồn cảnh xã hội. Nhưng nỗi buồn đó khơng phải là tiêu cực. Nếu coi sự cô
đơn, nỗi buồn thường thấy trong văn chương lãng mạn nhiều nước và nó được

Trần Thị Giang – ĐHSP Văn Sử K50


25

/>

×