Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

TIỂU LUẬN KIỂU NHÂN VẬT MẶT NẠ TRONG TÁC PHẨM VŨ TRỌNG PHỤNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 51 trang )


Dương Thị Bích Thảo – ĐHSP Văn Sử K50 1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
“Cái bình thường là cái chết của nghệ thuật” câu nói này của Victor Hugo, gợi
chúng tôi nhớ đến một nhà văn nổi tiếng của nền văn học Việt Nam. Người được
mệnh danh là “ông vua phóng sự đất Bắc”, “một nhà văn lớn”, “một ngòi bút tả
chân sắc sảo, lỗi lạc”, “một chiến sỹ tiên phong và can đảm”, “một nhà văn hiện
thực trác việt”, “một người thư ký trung thành của thời đại”, người ấy không ai
khác chính là Vũ Trọng Phụng.
Nhắc đến Vũ Trọng Phụng, người ta thường nghĩ ngay đến ông là một nhà văn
“tả chân số một” của văn học Việt Nam. Với ông nghệ thuật là sự thực giữa đời
thường nên ông đã chọn cho mình một phong cách rất đặc sắc và trở thành cá tính
sáng tạo của Vũ Trọng Phụng là nghệ thuật trào phúng. Nghệ thuật trào phúng là
nghệ thuật tạo nên tiếng cười mang ý nghĩa phê phán và Vũ Trọng Phụng sử dụng
nó như một phương tiện nghệ thuật cơ bản để thể hiện ý tưởng của mình. Do vậy
sáng tác của Vũ Trọng Phụng luôn đầy ắp tiếng cười. Nhưng đó là tiếng cười chua
chát, đau đớn, nói như nhà nghiên cứu Hoàng Như Mai “Nụ cười ấy khổ đau hơn
tiếng khóc”. Nhà văn đã dùng tiếng cười để vạch trần bản chất xấu xa, thối nát của
xã hội, lên án những loại người sống giả dối, bịp bợm, kệch cỡm, bất nhân, bất
nghĩa, coi thường đạo lý những con người luôn coi đồng tiền là mục đích, là lẽ
sống của cuộc đời. Tiếng cười đó được Vũ Trọng Phụng xây dựng bằng rất nhiều
hình thức khác nhau, trong những hình thức ấy nổi bật hơn cả là nghệ thuật xây
dựng kiểu nhân vật mặt nạ. Nếu tiếng cười đã góp phần làm nên cây bút bậc thầy
trong nghệ thuật trào phúng của nền văn xuôi hiện đại Việt Nam, thì nghệ thuật xây
dựng kiểu nhân vật mặt nạ chính là phần sắc nhọn nhất làm nên thần thái, linh hồn
của Vũ Trọng Phụng trong “rừng cười nhiệt đới”. Kiểu nhân vật mặt nạ ấy được Vũ
Trọng Phụng dựng lên bằng những sự đối lập, liên tưởng, sự đối nghịch giữa bản
chất và hiện tượng, giữa nội dung và hình thức, giữa cái bình thường và cái bất bình


thường Hay như một số nhà nghiên cứu thường nói: bản chất sáng tác của Vũ
Trọng Phụng được xây dựng từ khái niệm “mĩ học, nghịch dị”.

Dương Thị Bích Thảo – ĐHSP Văn Sử K50 2

Phong cách nghệ thuật của Vũ Trọng Phụng được tạo thành bởi những yếu tố
trên như. Tuy nhiên, qua tìm hiểu chúng tôi nhận thấy rằng tiếng cười của Vũ Trọng
Phụng đã được nghiên cứu nhiều. Còn nghệ thuật xây dựng kiểu nhân vật mặt nạ -
“linh hồn” làm nên tiếng cười của Vũ Trọng Phụng - hầu như còn để ngỏ. Đây
chính là “kẻ hở” thu hút sự quan tâm, chú ý của chúng tôi. Bởi tìm hiểu về nghệ
thuật xây dựng kiểu nhân vật mặt nạ của Vũ Trọng Phụng chính là chiếc chìa khóa
để mở vào thế giới hiện thực, khám phá những bí ẩn của đời sống con người trong
sáng tác của Vũ Trọng Phụng.
Nhìn khái quát chúng ta có thể khẳng định rằng, thế giới nhân vật trong sáng
tác của Vũ Trọng Phụng thật phong phú và đa dạng, một thế giới đông đúc với đủ
các kiểu người, đủ các khuôn mặt, chen chúc ồn ào, náo loạn trong một bối cảnh xã
hội đầy thăng trầm, điên đảo. Qua đó Vũ Trọng Phụng đã dựng lên kiểu nhân vật
mặt nạ thật điển hình của cái xã hội đó. Trong cái nền chung ấy, nhiều kiểu nhân
vật mặt nạ của Vũ Trọng Phụng đã bước ra ngoài trang sách, bất tử với thời gian,
Nghị Hách, Xuân tóc đỏ, bà Phó Đoan, cụ Cố Hồng
Khi đến với tác phẩm của Vũ Trọng Phụng, chúng tôi đã bị cuốn ngay vào
vòng xoáy thế giới nhân vật độc đáo của ông. Dưới ngòi bút của Vũ Trọng Phụng,
nhân vật chính là hình thức để nhà văn khái quát hiện thực của cuộc sống, là hình
thức thể hiện quan điểm của nhà văn về con người.
Bởi vậy, xuất phát từ những cơ sở trên, cùng với lòng yêu thích, ngưỡng mộ
tài năng của Vũ Trọng Phụng, đồng thời muốn nâng cao kiến thức về nền văn học
Việt Nam hiện đại nên chúng tôi chọn đề tài này làm tiểu luận nghiên cứu của mình.
2. Lịch sử vấn đề
Có thể nói, motive nhân vật mặt nạ trong văn học đã có từ lâu, được các nhà
văn sử dụng như một phương tiện nghệ thuật hữu hiệu để khắc họa hình tượng nhân

vật, đặc biệt là trong văn học nước ngoài. Ngay trong thần thoại Hi Lạp đã có
những kiểu nhân vật mặt nạ. Đó là: hình tượng thần Zơx quyền lực vô biên sống
trên đỉnh Ôlempơ thường xuống trần gian với những “mặt nạ hóa trang khác nhau”
để tằng tịu các cô gái dưới trần gian; là mặt nạ giả điên để khỏi ra chiến trường của
Uylítxơ nhưng lại bị người anh hùng Palameđ lột mặt nạ ấy ra bằng cách để đứa con
Uylítxơ xuống luống cày buộc Uylítxơ phải tự lột mặt nạ chính mình để cứu lấy con
trai. Hay như mặt nạ đệt thảm của nàng Pênêlốp trong sử thi Ôđixê của Hôme.

Dương Thị Bích Thảo – ĐHSP Văn Sử K50 3

Hành động dệt tấm thảm của nàng Pênêlốp chỉ là chiếc mặt nạ để nàng đối phó với
108 vị cầu hôn trong lúc đợi chồng trở về, bằng cách ngày dệt nhưng đêm nàng lại
tháo ra. Hành động dệt thảm của nàng Pênêlốp đã trở thành điển tích “tấm thảm
Pênêlốp” là lời ngợi ca xuyên qua mọi thời đại, thấu suốt muôn đời về tấm lòng
thủy chung của Pênêlốp. Trong các tác phẩm văn học nước ngoài ta còn bắt gặp vô
số kiểu nhân vật mặt nạ khác. Đó là: mặt nạ giả điên của Hămlét nhằm tương kế tựa
kế để chàng tự bảo vệ chính mình và lột trần bộ mặt thật của người chú gian xảo, bỉ
ổi trong vở kịch Hămlét của Sêchxpia; là mặt nạ học đòi làm sang của ông Giuốc
đanh trong việc đặt may bộ lễ phục theo kiểu quý tộc nhưng bộ lễ phục may hoa
ngược đó đã lột trần bộ mặt ngu dốt, sẵn sàng trở thành con rối cho người khác lợi
dụng của ông Giuốc đanh trong vở kịch Trưởng giả học làm sang của Môlie
Kế thừa các kiểu nhân vật mặt nạ trong văn học nước ngoài Vũ Trọng Phụng
đã tạo nên những kiểu nhân vật mặt nạ rất đặc sắc, điển hình và đầy sáng tạo trong
tác phẩm của mình. Chính điều này đã thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của
đông đảo các nhà nghiên cứu. Mặc dù chưa có một công trình nào nghiên cứu một
cách toàn diện về nghệ thuật xây dựng kiểu nhân vật mặt nạ trong tác phẩm của Vũ
Trọng Phụng. Nhưng theo những tài liệu mà chúng tôi bao quát được thì đã có một
vài nhận định của các nhà nghiên cứu về kiểu nhân vật mặt nạ trong tác phẩm của
Vũ Trọng Phụng.
Lối viết táo bạo, sắc sảo, gay cấn của Vũ Trọng Phụng đã đưa ông vào cơn

“giông tố” của dư luận ngay từ những trang viết đầu tay. Đặc biệt là tiếng cười lạ
lùng, nhọn hoắt được ông tạo nên từ những nhân vật mặt nạ rất điển hình. Lưu
Trọng Lư đã nhận xét đúng về lối viết thiên tài của họ Vũ: “Tất cả cái sự nghiệp
của Vũ Trọng Phụng là phơi bày, là chế nhạo tất cả những cái rởm, cái xấu, cái
bần tiện, cái đồi bại của một hạng người, của một thời đại” [10; 59].
Về phía bạn văn, Vũ Trọng Phụng chủ yếu được quan sát ở phương diện lối
sống, nhân cách bằng một cái nhìn thân ái. Khi Thiên Hư nằm xuống, hàng loạt bài
viết của Ngô Tất Tố, Nguyễn Tuân, Lưu Trọng lư, Lan Khai đã gửi tới linh hồn
ông những tâm huyết rưng rưng kỷ niệm, nhói đau, tiếc nhớ, mến phục.
Nhưng tài năng lớn lao bao giờ cũng gặp những đố kỵ lớn. Ngòi bút hiện thực
mãnh liệt phanh phui những ung nhọt xã hội của Vũ Trọng Phụng đã chạm nọc một
số cây bút trong Tự lực văn đoàn. Với bài viết đầy hằn học dâm hay không dâm

Dương Thị Bích Thảo – ĐHSP Văn Sử K50 4

của Nhất Chi Mai đăng trên báo Ngày nay đã chĩa mũi nhọn vào vấn đề dâm tục và
quan niệm sáng tác Vũ Trọng Phụng.
Song bình tĩnh lại, ta có thể thấy những ý kiến nghiêm túc dần dần khẳng định
được ý nghĩa xã hội to lớn và ý nghĩa thẩm mỹ bền vững trong sáng tác của nhà văn
họ Vũ. Trong bài viết Người thư ký của thời đại nhân vật mặt nạ trong tiểu thuyết
Số đỏ được Văn Tâm nhận định: “Tất cả mọi hạng người trong xã hội tư sản đều
bôi râu vẽ phấn (đối với nhân vật Văn Minh có cả nghĩa đen) và múa may quay
cuồng, nói năng lảm nhảm trong một tấn đại hài kịch: bọn thanh niên nam nữ
Âu hóa, du học sinh, chính trị gia, nhà tôn giáo, chính quyền, nhà thể thao ái
quốc, làng báo, thi sĩ lãng mạn, thầy thuốc cấp tiến Qua Số đỏ Vũ Trọng Phụng
đã chứng minh một cách xác thực và độc đáo: Trong một xã hội như thế, đểu
cáng như hạng Xuân tóc đỏ thì mới có thể trở nên giàu sang phú quý, để thành
những “vĩ nhân”, những “anh hùng cứu quốc” của cuộc đời” [10; 133].
Khi nghiên cứu về nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tác phẩm của Vũ Trọng
Phụng, Phan Cự Đệ cũng đã chỉ ra các kiểu nhân vật mặt nạ trong tác phẩm của

Thiên Hư: “như bà Phó Đoan, “thủ Tiết” một cách dâm dục, như cô Hoàng Hôn
suốt ngày hát lải nhải “dè đờ dà múa! Mồng ná măng, mồng ma rúy” (tôi có hai
cái tình! Nhân ngãi tôi, chồng tôi). Như Nghị Hách lúc nào cũng chăm chỉ cái
việc bồi dưỡng thân thể bằng sâm nhung, thuốc bổ, rượu sâm banh để thường
xuyên rắc con trong thiên hạ” [10; 161]. Hay đó là những chiếc mặt nạ như:
“Xuân tóc đỏ tự xưng là “thượng lưu trí thức”, là “anh hùng cứu quốc”, là “bậc
vĩ nhân” của loài người mà xuất thân lại từ một thằng lưu manh, ma cà bông đã
từng thổi loa kèn, thuốc lậu, cầm cờ chạy hiệu ở các rạp hát! Còn bà Phó Đoan
đã từng thủ tiết với hai đời chồng. Tiết hạnh rất khả nghi thì lại được ban tặng
tiết hạnh khả phong Xiêm La” [10; 426].
Khi nghiên cứu về tác phẩm Giông tố Nguyễn Hoành Khung đã nhận định:
“Chỉ vài trang sách, Vũ Trọng Phụng đã phơi ra ánh sáng sự móc ngoặc bẩn
thỉu giữa bọn tư sản mại bản, bản xứ và bọn thực dân, đã lật ra mặt trái của
những cái gọi là hội đồng kinh tế đã phanh phui những thủ đoạn bịp bợm
trong cái trò hề bầu cử nghị viên, những mánh khóe của báo chí” [10;406, 407].
Nghiên cứu về tiếng cười trong sáng tác của Vũ Trọng Phụng Nguyễn Quang
Trung cũng đồng thời chỉ ra kiểu nhân vật mặt nạ, đó là hình tượng con người vô

Dương Thị Bích Thảo – ĐHSP Văn Sử K50 5

nghĩa lý: “con người vô nghĩa lý - một loại người trống rỗng tuyệt đối, điếc đặc về
giá trị nhân sinh, trao chìa khóa bản mệnh cho những lực lượng bên ngoài
mình, chỉ còn biết múa máy, cười khóc vô duyên như những con rối hài hước
trên sân khấu cuộc đời” [11;130].
Khó có thể điểm hết những công trình nghiên cứu về Vũ Trọng Phụng nói
chung và kiểu nhân vật mặt nạ của ông nói riêng. Tuy nhiên, qua việc điểm lại các
bài viết, các công trình nghiên cứu về Vũ Trọng Phụng trong phạm vi bao quát được
chúng tôi nhận thấy: Các công trình nghiên cứu chuyên sâu còn ít, chưa có một
công trình nghiên cứu một cách toàn diện, thấu đáo nào dành cho kiểu nhân vật mặt
nạ trong tác phẩm của Vũ Trọng Phụng, vấn đề này hầu như còn bị bỏ ngỏ. Bởi

vậy, chúng tôi quyết định chọn đề tài: “Kiểu nhân vật mặt nạ trong tiểu thuyết của
Vũ Trọng Phụng” làm đề tài nghiên cứu cho tiểu luận của mình.
3. Phạm vi và mục đích nghiên cứu
3.1. Phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ của một tiểu luận, sau khi rà soát 44 tác phẩm (trong đó có 7
tiểu thuyết) của Vũ Trọng Phụng chúng tôi chọn khảo sát 3 cuốn tiểu thuyết hiện
thực được xem là tiểu biểu nhất của Thiên Hư:
- Số đỏ
- Giông tố
- Vỡ đê
Sỡ dĩ chúng tôi chọn khảo sát ba tiểu thuyết trên là vì: Số đỏ, Giông tố, Vỡ đê
mỗi tác phẩm tập trung vào những mảng hiện thực khác nhau, nhưng khi gộp lại đã
tạo nên một bức tranh liên hoàn bao quát toàn cảnh xã hội Việt Nam đương thời, đa
sắc thái thẩm mĩ về những quan hệ xã hội - một bức tranh bao hàm cả sự đánh giá
về bản chất của các tầng lớp thống trị và thực trạng đời sống nhân dân lao động
trong những biểu hiện đa dạng, phong phú, phức tạp của cuộc sống. Tóm lại, là
phản ánh sâu sắc những xung đột xã hội gay gắt, những tính cách, những số phận
của con người trong cơn giông tố đảo điên của xã hội Việt Nam thời Pháp thuộc.
Chính sự liên hoàn này sẽ giúp chúng tôi dễ dàng hơn khi triển khai đề tài.
3.2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở kế thừa kết quả nghiên cứu của những người đi trước, tiểu luận cố
gắng đạt được những mục đích sau:
- Khảo sát các tác phẩm để chỉ ra được kiểu nhân vật mặt nạ trong tiểu thuyết
của Vũ Trọng Phụng.

Dương Thị Bích Thảo – ĐHSP Văn Sử K50 6

- Qua việc thực hiện đề tài nhằm giúp cho tác giả nâng cao nhận thức hiểu biết
của mình về nền văn học Việt Nam hiện đại nói chung và đi sâu tìm hiểu, nghiên
cứu kĩ hơn về tác phẩm của Vũ Trọng Phụng cũng như cuộc đời và sự nghiệp của

Thiên Hư - một kiện tướng xuất sắc của khuynh hướng “tả chân” nói riêng.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Tiểu luận nghiên cứu kiểu nhân vật mặt nạ trong tiểu thuyết của Vũ Trọng
Phụng ở một số phương diện tiêu biểu: Nhân vật bị mang mặt nạ và nhân vật tự
mình mang mặt nạ. Ở mỗi phương diện, tiểu luận cố gắng chỉ ra được những đặc
trưng nhất, để thấy được đóng góp nghệ thuật của Vũ Trọng Phụng - người được
xem là một nhà văn hiện thực trác tuyệt.
5. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp luận biện chứng duy vật của chủ nghĩa Marx làm nền
tảng, chúng tôi tiến hành tiểu luận với phương pháp nghiên cứu: thi pháp học.
Ngoài ra trong quá trình nghiên cứu chúng tôi cũng tiến hành một số phương
pháp cụ thể như: khảo sát, thống kê, phân loại, phân tích, bình giá, tổng hợp, hệ
thống,
Các thao tác này được sử dụng một cách có hệ thống, ngoài ra trong khi thực
hiện đề tài, người viết cũng không loại trừ phương pháp tiếp cận xã hội học và một
số gợi ý của phê bình trực giác.
6. Đóng góp của tiểu luận
Qua thực hiện đề tài, tiểu luận sẽ cung cấp một hệ thống tư liệu khá phong phú
về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Vũ Trọng Phụng.
Hệ thống hóa lại những vấn đề về kiểu nhân vật mặt nạ trong phạm vi tư liệu
bao quát được.
Qua quá trình nghiên cứu sẽ giúp tác giả hiểu rõ hơn về nền văn học Việt Nam
hiện đại nói chung và kiểu nhân vật mặt nạ của Vũ Trọng Phụng nói riêng. Thấy
được những đóng góp to lớn của cây bút “tả chân” sắc sảo, lỗi lạc cho tiến trình
phát triển của trào lưu văn học hiện thực phê phán Việt Nam giai đoạn 1930-1945.
Có được những đóng góp trên tiểu luận sẽ là một tài liệu bổ ích phục vụ cho
việc học tập về Vũ Trọng Phụng.

Dương Thị Bích Thảo – ĐHSP Văn Sử K50 7


7. Kết cấu của tiểu luận
Ngoài mở đầu, kết luận, mục lục và tài liệu tham khảo, phần nội dung của tiểu
luận gồm có ba chương:
Chương 1: Những vấn đề chung
Chương 2: Nhân vật bị mang mặt nạ
Chương 3: Nhân vật tự mình mang mặt nạ

Dương Thị Bích Thảo – ĐHSP Văn Sử K50 8

NỘI DUNG
CHƯƠNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

1.1. Vài nét về Vũ Trọng Phụng
Vũ Trọng Phụng sinh ngày 20/10/1912 và mất ngày 13/10/1939 là một nhà
văn, nhà báo nổi tiếng của Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ XX.
Ông sinh ra trong một gia đình rất nghèo, một thứ “nghèo gia truyền” (Ngô Tất
Tố) ở Hà Nội. Ông thân sinh là Vũ Văn Lân, nguyên quán ở làng Hảo (tức Bần Yên
Nhân, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên); làm thợ điện ở xưởng xe ô tô Ch.Boillot Hà
Nội. Bà thân sinh là Phạm Thị Khách, người làng vẽ, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông,
nay thuộc thành phố Hà Nội, sống bằng nghề khâu vá thuê.
Vũ Trọng Phụng mồ côi cha khi mới bảy tháng tuổi. Người cha mất, để lại một
gia cảnh rất đơn côi, gồm một mẹ già, người vợ hiền thảo và đứa con trai đang còn
trong trứng nước. Tài sản gia đình hầu như không có gì đáng kể ngoài bàn tay tần
tảo sớm hôm nuôi mẹ nuôi con của người vợ góa. Bà mẹ Vũ Trọng Phụng có một
tấm lòng yêu thương con da diết, mới 24 tuổi mà sẵn sàng ở vậy nuôi con, phụng
dưỡng mẹ già. Bà dành hết tâm huyết của đời mình cho tương lai của con. Điều này
đã để lại trong tâm hồn Vũ Trọng Phụng, nhà văn của chúng ta sau này, một niềm
tin tưởng bất diệt vào sự cao quý và tốt đẹp của con người, đặc biệt là những người
phụ nữ. Điều đó giải thích vì sao Vũ Trọng Phụng lại xoáy sâu vào thiếu sót, khuyết
điểm của các nhân vật nữ. Phải chăng điều đó là cách để muốn họ tốt hơn, hoàn

thiện hơn?
Vũ Trọng Phụng lớn lên trong tình yêu thương ấm áp của mẹ và được đến
trường. Năm 1921, lên 9 tuổi Tý - tên sữa của Vũ Trọng Phụng - bắt đầu học Pháp
văn ở trường Hàng Vôi (nay là trường Nguyễn Du), sau học ở trường Hàng Kèn
(nay là trường Quang Trung), sau đó là trường Sinh Từ. Từ thưở nhỏ Tý cũng đã tỏ
ra là người có năng khiếu nghệ thuật, đánh đàn tuyệt hay, vẽ giỏi, thích làm thơ, hay
tìm hiểu.
Nhưng trong thế giới vui tươi của nhà trường, hoàn cảnh mồ côi, nghèo khó và
sự cách biệt với đám bạn học con nhà giàu chưa biết đến tình thương, đã gieo vào
đầu óc non trẻ của trò Tý mặc cảm yếu đuối, đơn độc. Mặc cảm đó ngày một lớn

Dương Thị Bích Thảo – ĐHSP Văn Sử K50 9

dần trong lòng cậu học trò ngây thơ, rắn lại thành sự phẫn nộ, thù ghét cái bất công,
cách biệt vô lý ở đời.
Năm 1926, 15 tuổi, Vũ Trọng Phụng đỗ bằng Tiểu học. Trong hoàn cảnh gia
đình rất bần cùng, Vũ Trọng Phụng chọn thi vào trường Sư phạm Sơ cấp, hy vọng
có học bổng để đỡ phần nào người mẹ sớm hôm tần tảo lo cuộc mưu sinh cho cả gia
đình. Nhưng kỳ thi không kết quả. Vậy là mới học hết tiểu học, trò Tý- Vũ Trọng
Phụng buộc phải đi kiếm sống lúc mới 16 tuổi.Khoảng tháng 10 năm 1926, Vũ
Trọng Phụng xin được vào làm thư ký ở nhà hàng Godard (chỗ Bách hóa tổng hợp
bây giờ). Được vài tháng, vì mê văn chương hơn là lo làm tròn bổn phận của một
viên thư ký, Vũ Trọng Phụng bị mất việc. Sau đó xin được chân đánh máy chữ ở
nhà in Viễn Đông (Viễn Đông ấn quán - IDEO). Sau hai năm lại mất việc.
Năm 1930, 18 tuổi, lúc còn làm ở nhà in Viễn Đông, Vũ Trọng Phụng đã có
những bài báo đầu tay in trên tờ Ngọ báo - những bài theo ông chủ bút Tam Lang
Vũ Đình Chí là “có một lối văn đặc biệt”, một lối viết “quá bạo”. Và do quá say mê
văn chương Vũ Trọng Phụng đã bị mất việc, do đó ông quyết định chuyển hẳn sang
chuyên tâm viết văn, viết báo.
Chính trong khoảng thời gian đi làm thư ký và qua cuộc sống diễn ra ở phố

Hàng Bạc, nơi nhà văn ở gần suốt cuộc đời, Vũ Trọng Phụng đã tiếp xúc với nhiều
hạng người, va chạm với cuộc mưu sinh - những cách làm tiền, bon chen, tội ác,
trụy lạc, cạm bẫy, những cảnh bi đát và đê tiện. Cũng năm 1930, chàng thanh niên
18 tuổi ấy lại chạm trán với những sự kiện xã hội bi thương của lịch sử - cuộc
khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 trên quy mô toàn thế giới, làm cho đời sống của
giai cấp cần lao các dân tộc đã khốn đốn lại càng khốn đốn hơn. Rồi cuộc khủng bố
trắng chưa từng có thời kỳ 1930-1931. Tiếp đó, là bầu không khí ngột ngạt của cuộc
thoái trào cách mạng 1931-1933. Rồi phong trào Âu hóa rầm rộ, trớ trêu như một
dịch bệnh tràn lan khắp chốn thị thành. Tất cả cộng lại càng làm cho tình trạng xã
hội vốn đã bi thương lại thêm bi hài, đặc biệt đối với tầng lớp trí thức tiểu tư sản thì
cuộc sống lại càng bế tắc. Đời sống xã hội ấy đã cung cấp cho Vũ Trọng Phụng
nhiều mẫu hình nhân vật, gây ra trong ông cái ý thức mạnh bạo, sự cần thiết phải
bày tỏ thái độ trước một thực trạng xã hội vô nghĩa lý, cũng như ý thức về thân
phận và tình cảnh nghèo khó, cơ cực của mình.
Trong khoảng thời gian 1930 - 1939, Vũ Trọng Phụng cộng tác với rất nhiều
tờ báo - Hà thành ngọ báo, Nhật tân, Tiến hóa, Nông công thương, Tân thiếu niên,

Dương Thị Bích Thảo – ĐHSP Văn Sử K50 10

Hà Nội báo, Công dân, Tương lai, Phụ nữ thời đàm, Đông Dương tạp chí, tao đàn,
tiểu thuyết thứ bảy, vv và viết đủ các thể loại - truyện ngắn, truyện dài, phóng sự,
tiểu thuyết, bình luận chính trị, trào phúng vv Ngoài ra ông còn dịch tác phẩm của
văn hào Pháp Victor Hugo.
Vũ Trọng Phụng thường dùng hai bút danh Thiên Hư, Vũ Trọng Phụng và đặc
biệt nổi danh trong hai thể loại phóng sự và tiểu thuyết.
Năm 1933, khi trên tờ Nhật Tân xuất hiện thiên phóng sự Cạm bẫy người của
tác giả Thiên Hư Vũ Trọng Phụng, sau đó là những thiên phóng sự khác như Kỹ
nghệ lấy tây, Cơm thầy cơm cô, vv thì cái tên Vũ Trọng Phụng nổi lên như cồn,
lẫy lừng trong chớp mắt, quen thuộc đối với bất cứ ai biết cầm tờ báo đọc suốt từ
Bắc chí Nam. Báo chí gọi ông là “Ông vua phóng sự đất Bắc”. Khi những tiểu

thuyết xuất hiện như: Giông tố (1936), Số đỏ (1936), Vỡ đê (1936), Lấy nhau vì tình
(1937), Trúng số độc đắc (1938) thì Vũ Trọng Phụng càng được dư luận quan
tâm.
Các tác phẩm của Vũ Trọng Phụng thường đăng trên các báo trước khi in
thành sách. Tuy là một trong những hiện tượng văn học gây ra nhiều tranh luận vào
bậc nhất trong văn học Việt Nam hiện đại, nhưng hầu hết các tác phẩm Vũ Trọng
Phụng đã được tái bản trong thời kỳ đất nước tiến hành sự nghiệp Đổi mới từ năm
1986. Vũ Trọng Phụng được quan tâm nhiều trong đời sống nghiên cứu, giảng dạy
văn học và trong đông đảo bạn đọc.
Đầu năm 1938, Vũ Trọng Phụng lập gia đình với cô Vũ Mỵ Lương, con một
gia đình buôn bán nghèo ở xã Nhân Mục, thôn Giáp Nhất, nay thuộc phường Nhân
Chính, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội. Cuối năm ấy, hai vợ chồng sinh được
một cô con gái, đặt tên là Vũ Mỵ Hằng.
Vũ Trọng Phụng là con người bình dị và giàu lòng tự trọng, sống có nề nếp,
khuôn phép. Trong cuộc sống riêng, ông chỉ mong kiếm tiền giúp mẹ và dành dụm
để cưới vợ, có con nối dõi. Dù ông viết rất nhiều, trong khoảng thời gian chưa đầy
10 năm, Vũ Trọng Phụng đã cho ra mắt bạn đọc gần 20 tác phẩm và nhiều bài báo -
nhưng cái nghèo cứ bám riết gia đình ông. Do luôn phải làm việc quá sức, cộng với
đời sống vật chất quá nghèo khổ và căn bệnh lao ngày một thêm trầm trọng đã làm
cho ông kiệt sức. Vũ Trọng Phụng mất ngày 13/10/1939 tại căn nhà số 73 phố Cầu
Mới, Ngã Tư Sở, nay thuộc quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, nơi ông mới về ở

Dương Thị Bích Thảo – ĐHSP Văn Sử K50 11

được vài tháng. Năm ấy Vũ Trọng Phụng mới 27 tuổi, ông ra đi để lại bà nội, mẹ,
vợ - ba người đàn bà góa và cô con gái vừa tròn một tuổi.
1.2. Mặt nạ và kiểu nhân vật mặt nạ
Thuật ngữ “mặt nạ” được hiểu theo Từ điển tiếng Việt của Nguyễn Văn Hùng
và Thái Xuân Đệ biên soạn là: “Vật đeo vào để hóa trang, giấu không cho người
khác nhận ra mặt thật”[14;508]. Còn nhân vật mặt nạ theo Từ điển thuật ngữ Văn

học do nhóm tác giả Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi biên soạn, thì
được hiểu là loại nhân vật chức năng “có các đặc điểm, phẩm chất cố định, không
thay đổi từ đầu đến cuối, không có đời sống nội tâm, sự tồn tại và hoạt động của nó
chỉ nhằm thực hiện một số chức năng trong truyện và trong việc phản ánh đời sống.
Nhân vật đồng nhất với vai trò mà nó đóng trong tác phẩm” [15;192]. Theo cách
hiểu này, thì nhân vật mặt nạ chính là kiểu nhân vật con rối hóa, được nhà văn sử
dụng như một phương tiện nghệ thuật hữu hiệu nhất để khác họa tình tượng nhân
vật, qua đó thể hiện những quan điểm, ý tưởng của nhà văn.
Kiểu nhân vật mặt nạ trong văn học có nguồn gốc từ lễ hội Carnaval thời
Trung cổ và Phục hưng của phương Tây. Đó là một lễ hội, người ta thường đeo mặt
nạ vào để hóa trang che đi con người thật của mình. Để người xem phải luôn tự hỏi:
“Ai là người đích thực sau bộ trang phục đó?” và không ai có thể đoán ra và cũng
không ai có thể khẳng định được. Đó là điều thú vị của lễ hội.
Lễ hội Carnaval là thời gian để tổ chức cho các cuộc vui chơi giải trí được tính
từ ngày Lễ các vua (Jour des Rois hoặc épiphanie) vào đầu tháng Giêng (ngày cụ
thể tùy theo từng năm) đến Ngày thứ Ba béo (Mardi gras), tiếp ngay sau đó là Ngày
Lễ tro (Mercredides Cendres) vào trung tuần tháng Hai - ba ngày sau đó là đến
Tuần chay (Carême: kéo dài bốn mươi ngày). Như vậy ngày hội hóa trang của
phương Tây thời xưa thường kéo dài trong khoảng hơn một tháng đầu năm, sau đó,
khi bước vào Tuần chay mọi việc mới trở lại bình thường. Theo M.Bakhtin, “hình
thái nguyên sinh” của hội hè không thể tìm nguồn gốc và cũng không thể cắt nghĩa
nó từ thực tiễn lao động xã hội Song cũng không thể thông qua “tập luyện”, tổ
chức nào đó lại có thể trở thành hội hè. “Tính chất hội hè đặc biệt ở ngày hội” “trở
thành hình thức cuộc sống thứ hai của nhân dân khi họ nhất thời bước vào vương
quốc không tưởng của sự đại đồng, tự do, bình đẳng và sung mãn” và “Những lễ hội
chính thống thời trung cổ của cả giáo hội và nhà nước phong kiến đều không dẫn

Dương Thị Bích Thảo – ĐHSP Văn Sử K50 12

dắt con người đi đâu ra khỏi cái trật tự thế giới hiện hữu, không tạo nên một cuộc

sống thứ hai nào hết. Ngược lại, chúng linh thiêng hóa, chúng chuẩn y và củng cố
chế độ hiện hữu. Mối liên hệ với thời gian trở nên hình thức, những khủng hoảng và
những đổi thay được đẩy hết vào trong quá khứ. Lễ hội chính thống thực chất chỉ
nhìn về đằng sau, vào quá khứ và lấy quá khứ ấy để linh thiêng hóa cái chế độ tồn
tại trong hiện tại” [6;196]. Trong thời gian diễn ra carnaval không có ranh giới giữa
trang nghiêm và đùa cợt, không có đường biên giữa diễn viên và khán giả.
Trong công trình nghiên cứu “Những vấn đề thi pháp Đôxtôiepxki”,
M.Bakhtin đã xác định “Carnaval không phải là một hiện tượng văn học” mà “là
một hình thức trình diễn nguyên hợp mang tính cách nghi lễ” [2;131]. Nảy sinh
trong lòng văn hóa trào tiếu dân gian, qua thời kỳ trung cổ và các nước châu Âu,
những hình thức nghi lễ diễn trò của hội cải trang carnaval “được tổ chức trên cơ sở
tiếng cười”, “chúng đưa ra một hình ảnh hoàn toàn khác về thế giới, con người và
những quan hệ con người- một hình ảnh mang tính phi chính thống, phi giáo hội và
phi nhà nước sắc nét. Chúng tựa hồ xây dựng nên phía bên kia của tất cả những gì là
chính thống một thế giới thứ hai, và một cuộc sống thứ hai mà tất cả những con
người Trung cổ ít nhiều đều tham dự, đều sống ở trong đó những khoảng thời gian
nhất định” [5; 71]. Bằng những hình thức hóa trang (đeo mặt nạ), những hành động
tấn phong - hạ bệ, những trò hôn phối không tương xứng, bằng ngôn ngữ carnaval
(lời giễu nhại, nguyền rủa, thề tục ), diễn ra trên những “quảng đường carnaval”
tiếng cười bật ra bao trùm không gian mang tính hội hè vũ trụ. Bakhtin cũng đã chỉ
ra bản chất tiếng cười hội giả trang: “thứ nhất, mang tính toàn dân, ở đây mọi người
đều cười, đó là tiếng cười dân gian; thứ hai, nó mang tính phổ quát, nó nhằm vào
mọi thứ và mọi người (trong đó có cả người tham gia hội giả trang), cả thế giới đều
nực cười, đều được tri giác và khai thác ở bình diện trào tiếu của nó, có tính tương
đối đầy vui nhộn của nó; thứ ba và cuối cùng, tiếng cười ấy mang tính hai chiều, nó
vừa vui nhộn hoan hỉ, vừa nhạo báng, chế giễu, nó vừa phủ định vừa khẳng định,
vừa khai tử vừa tái sinh” [12; 139].
Tiếng cười carnaval không chỉ là tiếng cười hài hước vui nhộn, bản thân nó
còn mang tính lưỡng trị sâu sắc. “Tiếng cười carnaval là tiếng cười lưỡng trị
(ambivalent) bao gồm cả hai cực đối lập của hiện tượng, khi sự tôn vinh lộn trái


Dương Thị Bích Thảo – ĐHSP Văn Sử K50 13

thành sự chưởi rủa, phỉ báng “trên” thành “dưới” và ngược lại; đó cũng là tiếng cười
công phá các quan niệm tôn ti thức bậc về nhân thế (nghịch dị)” [5;72].
Hành động đầu tiên trong hội giả trang bao giờ cũng là hành động đeo mặt nạ.
Mặt nạ trở thành “mô típ cực kỳ phức hợp và đa nghĩa trong văn hóa dân gian. Mặt
nạ gắn với niềm vui của sự đổi thay và hóa thân mặt nạ liên quan đến những đổi
dạng biến hình, những sự phá vỡ các giới tuyến tự nhiên liên quan đến cười nhạo,
đặt ra tục danh. Mặt nạ hiện thân cho yếu tố chơi diễn của sự sống. Nằm sâu trong
nền tảng của nó là mối tương quan giữa hiện thực và biểu tượng, tương quan này là
điển hình cho những hình thức nghi lễ diễn trò cổ xưa nhất Cũng cần phải chú ý
thêm rằng những hiện tượng như giễu nhại, châm biếm, bĩu môi, nhăm mặt, nhún
vai thực chất cũng phát sinh từ mặt nạ. Ở mặt nạ biểu lộ rất rõ nét bản chất của
hình tượng nghịch dị” [12; 139].
Sự hóa thân của văn hóa lễ hội carnaval vào văn học đã được Bakhtin khám
phá và khai thác: “Các hình thức carnaval trở thành phương tiện hữu hiệu giúp cho
việc chiếm lĩnh cuộc sống một cách nghệ thuật, trở thành một ngôn ngữ đặc biệt
có sức mạnh ghê gớm của một sự khái quát tượng trưng, tức là một sự khái quát ở
tận chiều sâu” [2;156]. Có thể nói, văn hóa carnaval đã tạo nên một dòng văn học
carnaval hóa và trên dòng chảy ấy, hình thức hóa trang trong lễ hội carnaval đã
được các nhà văn sử dụng như một phương thức nghệ thuật hữu hiệu để “hóa trang”
cho các nhân vật của mình, từ đó tạo nên một kiểu nhân vật mới trong văn học, đó
là kiểu nhân vật mặt nạ.
Như vậy, kiểu nhân vật mặt nạ trong văn học có nguồn gốc từ lễ hội hóa trang
carnaval. Và mang trong mình tất cả những ý nghĩa của lễ hội carnaval, motif mặt
nạ trong văn học đã được các nhà văn vận dụng một cách độc đáo, đầy sáng tạo, vẽ
nên những diện mạo nhằm đem lại tiếng cười đa tầng nghĩa trong tác phẩm của
mình, qua đó tạo nên “cú đấm nghệ thuật” hết sức mạnh mẽ để các tác phẩm văn
chương đi vào bất hủ.

Cũng không đi ngoài quy luật trên, Vũ Trọng Phụng đã tạo nên một thế giới
nhân vật mặt nạ trong tác phẩm của mình hết sức độc đáo và đầy sáng tạo. Ông đã
“đeo mặt nạ” vào cho các nhân vật của mình nhằm che đậy những sự không tương
xứng giữa bên trong và bên ngoài, nội dung và hình thức, bản chất và hiện tượng,
lời nói và ý nghĩ, tên gọi và sự vật qua đó, tạo sự vui nhộn, hoan hỉ cho tác phẩm

Dương Thị Bích Thảo – ĐHSP Văn Sử K50 14

của ông. Nhưng đồng thời Vũ Trọng Phụng lại nhạo báng, chế giễu, hạ bệ tất cả
những gì là lố lăng, giả dối, rởm hợm và bịp bợm của cái xã hội “khốn nạn”, “chó
đểu” ấy (theo cách nói của Vũ Trọng Phụng), của những bộ mặt bất nhân được che
đậy đằng sau những cái mặt nạ ngụy trang ấy.
Thông qua kiểu nhân vật mặt nạ Vũ Trọng Phụng đã cống hiến cho độc giả
của mình những tràng cười hết sức hài hước và vui nhộn bởi sự khập khiễng, không
tương xướng của nhân vật được ngụy trang, che đậy qua những chiếc mặt nạ nhưng
càng cố ngụy trang để che đậy bao nhiêu thì mặt nạ lại càng bị lột ra bấy nhiêu và
đó chính là sự tài tình của Vũ Trọng Phụng. Ông đã để cho nhân vật mang mặt nạ
nhưng thực chất lại lột ra một “mặt nạ” khác, để nhân vật của ông vừa phủ định,
vừa khẳng định, vừa khai tử lại vừa tái sinh, chính vì lẽ đó mà tác phẩm của Vũ
Trọng Phụng thường có ý nghĩa triết lý nhân sinh hết sức sâu sắc.
Đến đây, chúng tôi có thể khái quát lại rằng kiểu nhân vật mặt nạ trong văn
học có nguồn gốc từ lễ hội hóa trang carnaval, kiểu nhân vật mặt nạ chính là một
biện pháp nghệ thuật đặc sắc được các nhà văn sử dụng để xây dựng hình tượng
“nhân vật con rối” trong tác phẩm của mình. Vũ Trọng Phụng là nhà văn đã rất
thành công trong nghệ thuật xây dựng nhân vật mặt nạ, với ông mặt nạ không chỉ
che đậy mà còn phơi bày.


















Dương Thị Bích Thảo – ĐHSP Văn Sử K50 15



CHƯƠNG II. NHÂN VẬT BỊ MANG MẶT NẠ

Vũ Trọng Phụng là bậc thầy trong việc xây dựng những kiểu nhân vật mặt nạ
để phê phán, đả kích những thói hư tật xấu của con người và xã hội. Mặt nạ là hình
thức hóa trang “liên quan đến những đổi dạng, biến hình, những sự phá vỡ các giới
tuyến tự nhiên” để làm cho nhân vật trở nên khác thường, không giống với bản chất
hiện thực vốn có của nó. Khi xã hội trở nên nhốn nháo, xô bồ tất cả đều quay cuồng
điên đảo trong “mưa Âu gió Mỹ”, với những hoạt động “cải cách xã hội” ba hoa
rỗng tuyếch, những phong trào văn hóa giả dối, bịp bợm thì những chiếc mặt nạ
được dùng để “chụp” lên các nhân vật là một điều tất yếu.
Sống trong xã hội đó, dù nhân vật không tự đeo mặt nạ cho mình thì nhân vật
vẫn cứ bị mang mặt nạ do sự hữu ý hay vô tình của người khác hoặc do những yêu
cầu của hoàn cảnh sống mà nhân vật “buộc” phải “bị” mang mặt nạ.

2.1. Bảng thống kê nhân vật
Tác phẩm

Nhân vật
trung tâm
Nhân vật phụ
Số đỏ Xuân tóc
đỏ
Hai người Pháp đánh bóng, hai đứa trẻ, người bán nước
chanh, ông thầy số, chị hàng mía, nhóm ba bốn chị, hai
vợ chồng bác họ Xuân tóc đỏ, vợ chồng Văn Minh, bà
phó Đoan, những nhà chính trị ở bên Pháp, hai viên thám
tử, ông phó Đoan, ông Phán, hai thiếu nữ Pháp, một
thiếu niên nam, cô đầm, một người Pháp, người lính
cảnh sát, gia đình gã ăn mày, thàng ma cà bông, người
đàn bà bán rong, ông Cẩm Tây, ông thông ngôn ta, ông
quản cảnh sát, bốn người lính, những người hàng rong,
bồi bếp, phu xe, ăn mày, dân thành phố, bà Cẩm Tây,
người loong toong, người phu lục lộ, viên quản, cảnh sát
Min đơ, Min toa, tên gia nhân, người tài xế, chị Ba, cậu
Phước (Em chã), cô Jannette, người thợ thuyền, ông bà
Hàn, những người thợ may, thợ khâu, nhà mỹ thuật

Dương Thị Bích Thảo – ĐHSP Văn Sử K50 16

TYPN, vợ ông TYPN, ông nhà báo, ông Phán mọc sừng,
ông đốc Trực Ngôn, ông Joseph Thiết, cụ Hồng, cụ cố
Hồng, thằng xe, những người họ hàng nhà cụ Hồng,
những bạn hữu của vợ chồng Văn Minh, cậu Tú Tân, cô
Tuyết, cụ lang Tỳ, cụ lang Phế, ông Hai, cô Nga, nhóm

giai thanh gái lịch, ông Victor Ban, cô Hoàng Hôn,
người tình Hoàng Hôn, nhà thi sĩ, người tình ông Phán
mọc sừng, bà vú già, bà vợ Tây, thằng bồi tiêm, vú em,
sư cụ Tăng Phú, những bạn thân của cụ Hồng, đám đông
đi đưa đám, bạn hữu cậu Tú Tân, những người ở Tổng
cục Thể thao, ba phóng viên, vị hôn phu của Tuyết, sen
đầm, cảnh binh, mật thám, người nói chuyện với người
tình của Tuyết ở quán Triều Châu, hai quán quân quần
vợt Hải và Thụ, đám đông dân chúng, quan Toàn Quyền,
quan Thống sứ, Đức vua Nước Nhà, Vua Xiêm, viên
quan hầu Đức, viên quan hầu Nhật, nhà tài tử Luang
Brabohol, ông giám đốc chính trị Đông Dương, ông quan
hầu, người hội viên khai trí tiến Đức.
Giông tố Tạ Đình
Hách
Hai người tài xế, ông đồ Uẩn, Thị Mịch, bà đồ Uẩn, ông
chánh hội, ông phó hội, ông lý trưởng, ông phó lý, ông
tương tuần, dân chúng ở thôn Quỳnh, anh phu xe, phóng
viên tòa báo, bác lính khố xanh, quan huyện Cúc Lâm
cũ, quan huyện Cúc Lâm mới, bốn người gánh rạ đêm,
viên đề lại, tên lính lệ, bọn gia nhân, mười một cô nàng
hầu, bà vợ cả Nghị Hách, cậu Tú Anh, đào Lan, ông
quan công sứ, lũ trẻ đá bóng, viên đốc học, mụ nhà quê,
mấy anh lính, vợ ông quan công sứ, vợ chồng ông tổng
đốc, quan tuần Hà, cô Nga, những người bệnh nhân,
những người khán hộ, thầy phán, Long, Vạn tóc mai, chú
Sếnh, những người hút thuốc phiện, hai nhà báo, ả Quỳ,
quan đồn, sáu đứa học trò, Cả Phái, những tên lính, thằng
tài Nhì, thằng Xuân, bà cụ già, cô thầy bói, hai người đàn


Dương Thị Bích Thảo – ĐHSP Văn Sử K50 17

bà, người gác cổng, đám đàn bà, thằng xe, cô Tuyết, cô
Loan, ông cụ già, người coi ga, người đàn bà chèo đò,
người ăn mày, ông phu xe, những cậu học trò, người bồi
tiêm, hai bác lính da đen, hai chị đàn bà, cô đầm lai, ông
già hơn thất tuần, người độ bốn chục, hai thiếu niên,
thằng Bôi, đám trẻ trước đình, con sen, thằng hầu sáng,
thư ký riêng, người loong toong, bọn bạn Nghị Hách,
người Tây, những người qua đường, Hải Vân, bà Hàn,
thằng Lộc đen, vợ Hải Vân, thằng cung văn, bốn nghìn
người dân, toán lính khố xanh, các quan chức Pháp và
Nam, hai bà sơ, sen đầm, một chú khách, sáu người
khách trên thuyền, những người bạn của Long, ả đào
Minh Châu, mụ chủ nhà hát, anh kép, cô danh ca, những
cô vũ nữ, một thiếu niên, thằng bé mồ côi, bà lão bán
bánh, người phu lục lộ, bọn thợ máy.
Vỡ đê Phú bà Cử, Minh, Tuất, ông thủ quỹ, ông lý trưởng, thằng cu
Hiền, bác hộ lại, anh Hai Cò, ông chánh Mận, cụ An, bà
Đám, ông bà huyện, cô Kim Dung, anh lính lệ, cụ Cố,
thầu khoán Khoát, thằng lính, ba trăm phu hộ đê, cai lục
lộ, thầu khoán Nhà nước, nhân viên sở công chính, lính
khố xanh, lý lịch, mụ béo, ông nhiêu Đơ, ông xã Đấu,
người cai, tham tá lục lộ, đoàn nha lại lính tráng, người
phó tổng, chánh tổng Xuyên Lư, chánh tổng Quỳnh Cao,
chánh tổng hội Lãm, đám đông dân phố, ông phóng viên,
thằng bé con, bọn tuần tráng, những người hàng xóm,
viên gác ngục, viên lục sự già, những lính cơ, lính lệ, nha
lại, gia nhân, ba ông chủ báo, anh Cạp, đám phu trốn đê,
ông nho, ông hai Bảo, bác lái đò, mẹ ông chánh, hai đứa

trẻ, người vú già, mấy tên gia đinh, cô Yến, người bếp,
cụ bô Điềm, bà đám Hương, lão trưởng, những thợ ảnh
và phóng viên, những viên mật thám, hai trăm chính trị
phạm, đám đông công chúng, viên sở cẩm, bọn phu xe,

Dương Thị Bích Thảo – ĐHSP Văn Sử K50 18

bọn trẻ, ông già, người đàn ông đứng tuổi, người đàn bà,
Lê Văn Mạch, Vũ Văn Tích, giáo Quang, người đàn bà
vay gạo, anh lực điền, mười tên cướp, thằng Áng, vợ
Quang, cháu Phúc, ba cô ả tân thời, bác xã Dậu, chi Hai
Cò, anh Vạc, người cháu, những trẻ học vỡ lòng, những
người dân quê, sáu trăm dân biểu tình, toán bốn chục
lính khố xanh, ông tổng đốc, quan công sứ, những người
làm ở báo Lao động, đám thanh niên nam nữ.

Ghi chú:
Về số lượng nhân vật chúng tôi không thể đưa ra con số chính xác tuyệt đối vì
Vũ Trọng Phụng thường xây dựng nhân vật đám đông mà không có con số xác
thực.
Qua bảng thống kê nhân vật chúng tôi rút ra một số nhân xét sau:
1. Nghề nghiệp: thế giới nhân vật của Vũ Trọng Phụng vô cùng phong phú và
đa dạng. Tác phẩm của ông là bức tranh toàn cảnh về đủ mọi giai tầng, mọi đẳng
cấp trong xã hội từ vua quan địa chủ, cường hào, Tổng đốc, Công sứ đến quần
chúng nhân dân. Thế giới nhân vật ấy cũng có sự dịch chuyển rõ rệt qua ba tác
phẩm. Nếu ở Số đỏ chủ yếu tập trung vào những nhân vật “ông chủ, bà chủ”- giới
thượng lưu Hà Thành, thì sang Giông tố thế giới nhân vật ấy được mở rộng ra với
một thế giới nhân vật đông đúc hơn, phức tạp hơn, gồm nhiều thành phần và nghề
nghiệp khác nhau từ thành thị đến nông thôn, và đến Vỡ đê bức tranh toàn cảnh về
thế giới nhân vật trong tác phẩm Vũ Trọng Phụng đã được hoàn thiện- khi mà nạn

nhân của chế độ cũ không phải chỉ một vài người lẻ tẻ, mà cả hàng loạt người dân bị
bần cùng hóa trong một lúc, phải bỏ làng đi kiếm ăn. Chính chuyển biến này góp
phần đưa lại sự khác biệt về ý nghĩa và giá trị cho ba cuốn tiểu thuyết.
2. Giới tính: Số lượng nhân vật nam và nhân vật nữ được nhìn trong thế tương
bằng nhau (khi xã hội bước vào thời kỳ “khốn nạn”, “chó đểu” thì không chỉ có
nhân vật nam tha hóa, mà cả nhân vật nữ cũng suy đồi, bị công kích).
3. Độ tuổi: Thế giới nhân vật trong tác phẩm của Vũ Trọng Phụng tập trung
chủ yếu vào thế giới nhân vật người lớn, sống trong xã hội lố lăng, giả dối, vô nghĩa
lí, người ta không thể xác định được đâu là những chuẩn mực đạo đức của xã hội,

Dương Thị Bích Thảo – ĐHSP Văn Sử K50 19

thì người lớn thường dễ bị tha hóa về nhân tính trở thành những con người “vô
nghĩa lí” hơn trẻ em.
2.2. Nhân vật bị mang mặt nạ có chủ ý
Con người muốn tồn tại được trong xã hội thì cần phải thích nghi với điều kiện
và hoàn cảnh của xã hội đó.
Trong tiểu thuyết Số đỏ, Xuân tóc đỏ - làm nghề nhặt ban quần ở một hội quán
thể thao, hắn vốn là một đứa trẻ mồ côi đã sống bằng đủ nghề “hạ lưu” (trèo me,
trèo sấu, bán phá xa, nhật trình, chạy cờ rạp hát, thổi loa quảng cáo thuốc lậu ) và
thấp thu đủ thứ luân lý bờ hè Hà Nội. Bị đuổi việc vì một hành động vô giáo dục,
hắn lại được bà Phó Đoan một me Tây góa dâm đảng, đem “lòng thương”, giới
thiệu đến giúp việc ở tiệm may Âu hóa của Văn Minh cháu bà - chuyên may các
mốt y phục “phục vụ phái đẹp trong cuộc Âu hóa”. Như vậy, Xuân tóc đỏ từ thế
giới hạ lưu đã ngang nhiên bước vào thế giới thượng lưu. Để Xuân tóc đỏ được hợp
“thời trang”, trong giới thượng lưu ấy, Văn Minh chồng đã không ngần ngại đeo
cho nó chiếc mặt nạ hóa trang khi nó mở “chiếc máy loa khèn” đọc thuộc lòng
những lời quảng cáo thuốc - mà trước đây nó từng đọc cho một ông vua thuốc lậu -
trước mặt cụ cố Hồng: “Thưa cụ, đau dạ dày là khí huyết tích trệ, nên ăn uống
không tiêu. Hoặc có khi vì mắc phạm phòng làm cho khí bế đầy hơi, có người đau

dữ dội, có người đau âm ỉ như giả cách, có khi đau từ bụng xuyên ra sau lưng -
Thế thì trong dạ dày thiếu nước chua, vì thiếu nước chua thì hay đau lúc no, mà
thừa chất chua thì hay đau lúc đói” [7; II - 208, 209]. Sau những lời quảng cáo của
Xuân tóc đỏ, Văn Minh đã vội đứng lên chủ động giới thiệu với cụ Hồng: “Một sinh
viên trường thuốc, bạn con, con quên chưa giới thiệu với ba”[7; II- 209] và sau đó là
danh hiệu “đốc tờ Xuân” trước mặt tất cả mọi người trong gia đình. Rõ ràng, các
danh hiệu “sinh viên trường quốc”, “đốc tờ Xuân” là những chiếc mặt nạ mà Văn
Minh đã chủ ý đeo vào cho Xuân tóc đỏ để Xuân được hợp thức hóa trong cái xã
hội văn minh rởm đó.
Theo con đường Văn Minh đã mở đầu, những người khác đều liên tiếp tâng
bốc cho Xuân từ chiếc mặt nạ này sang chiếc mặt nạ khác: “bà Phó Đoan lại cổ
động cho Xuân là có học thức. Với ông Phán mọc sừng, ông này lại luôn khen ngợi,
trước mặt cụ Hồng rằng Xuân là một người đứng đắn, mặc lòng hãy còn trẻ trung.
Cụ cố Hồng đã công kênh Xuân tóc đỏ là sinh viên trường thuốc, trước mặt cụ cố tổ

Dương Thị Bích Thảo – ĐHSP Văn Sử K50 20

và cụ bà Những người này vô tình nhắc lại những lời ấy cho nhiều người khác
cùng biết” [7; II-222, 223]. Thành thử Xuân cứ nghiễm nhiên tọa hưởng kỳ thành,
im lặng và mỉm cười những khi mọi người gọi mình là quan Đốc.
Không dừng lại ở những chiếc mặt nạ trên, Xuân tóc đỏ còn được Văn Minh
tặng thêm chiếc mặt nạ nữa là “nhà giáo sư quần vợt”. Rồi nhờ những chiếc mặt nạ
này mà Xuân tóc đỏ được mời để giáo dục một cậu con cầu tự (Em chã) cho khỏi
hoàn cảnh xấu, cố vấn cho sự cụ Tăng Phú trong việc chấn hưng đạo Phật. Là một
thằng vô lại, vô học nhưng khi nhảy vào thế giới thượng lưu chỉ trong một thời gian
ngắn dưới bàn tay nhào nặn của những người xung quanh Xuân đã trở thành nhân
vật quan trọng của xã hội thượng lưu tư sản. Đâm lao đành phải theo lao - là quy
luật tất yếu trong mọi hoàn cảnh. Do sự cố ý đeo cho Xuân tóc đỏ những chiếc mặt
nạ “sinh viên trường thuốc”, “đốc tờ Xuân”, “giáo sư quần vợt”, khiến cho mọi
người trong gia đình đều hiểu nhầm, nhất là Tuyết đã đem lòng yêu Xuân buộc Văn

Minh phải tiếp tục “chụp” lên Xuân những chiếc mặt nạ khác để đi cho trọn con
đường giả dối, bịp bợm mà mình đã vạch ra. Đó là việc Văn Minh đưa Xuân tóc đỏ
đến Tổng cục Thể thao hội quán để yết danh vào bảng các tài tử mối hy vọng của
Bắc Kỳ, để nay mai tranh đấu lấy cái quán quân Bắc Kỳ với những nhân vật thượng
lưu khác: “Thưa các ngài, đây, bạn tôi, Xuân, một giáo sư quần vợt, hôm nay đến để
yết danh vào bảng các tài tử mối hy vọng của Bắc Kỳ vậy” [7; II-313]. Đến đây đã
có sự đổi ngôi, từ chỗ Văn Minh là chủ, Xuân tóc đỏ phải sống dựa dẫm vào danh
dự của Văn Minh thì mới ra hồn người, thì giờ nhờ câu nói của Xuân “Muốn biết
điều gì, ngài cứ hỏi ông bầu của tôi đây” [7; II - 315] thành ra Văn Minh cũng được
thơm lây. Sau cùng cũng như những kẻ tài trí tự tin vững ở mình, Xuân tóc đỏ lại
thỉnh thoảng vỗ vai Văn Minh một cách thân mật mà rằng: “Rồi tôi cũng cất nhắc
anh lên đường công danh như Chim, Giao cất nhắc ông bầu Yên! Tôi quyết rằng vì
tôi anh sẽ được thiên hạ biết đến tên tuổi. Những câu ấy làm Văn Minh sung sướng
lắm” [7; II-315]. Thì ra, khi Văn Minh chủ động đeo cho Xuân tóc đỏ những chiếc
mặt nạ để hợp thức hoá trong xã hội văn minh rởm, thì hơn ai hết chính Văn Minh
là kẻ bịp bợm muốn những chiếc mặt nạ đó hơn. Đến đây, tiếng cười khôi hài dành
cho hành vi bịp bợm, giả dối của Văn Minh đã được bật ra, và cũng không ngoại trừ
dành cho những kẻ học đòi văn minh rởm đầy rẫy trong xã hội thời đó. Điểm sáng
tạo của Vũ Trọng Phụng khi sử dụng motif mặt nạ là ở chỗ để cho nhân vật mang
mặt nạ thực chất là để lột ra một “mặt nạ” khác.

Dương Thị Bích Thảo – ĐHSP Văn Sử K50 21

Nếu Xuân tóc đỏ trong tiểu thuyết Số đỏ nhờ những chiếc mặt nạ người khác
cố tình “chụp” lên làm cho cuộc đời hắn thay đổi sướng lên tiên. Thì ngược lại,
nhân vật Thị Mịch và Long trong tiểu thuyết Giông tố, khi phải mang những chiếc
mặt nạ bị người khác đeo vào, thì cuộc đời trở nên trớ trêu và đầy bất hạnh.
Thị Mịch vốn là cô gái quê trong trắng, bỗng trong một đêm trở thành nạn
nhân của một vụ cưỡng hiếp bỉ ổi. Cô và bố mẹ cô trông đợi ở ngọn đèn công lí, nên
đã viết đơn khởi kiện kẻ dâm ác, thì trước công đường, lão quan huyện già, kẻ đại

diện công lí đã “chụp” lên Mịch chiếc mặt nạ ái oăm mà cô không thể nào thanh
minh được: “Con Mịch kia! Mày là đứa hư nhé! ( ) Trước pháp luật, việc mày làm
như thế là một việc làm đĩ không môn bài”[7; III- 97, 98]. Từ một cô gái ngây thơ,
khờ dại, chưa biết đời là gì cả bỗng chốc bị cưỡng hiếp rồi bị “thần công lí” tuyên
án là kẻ làm đĩ không môn bài. Chỗ bấu víu cuối cùng của Mịch là tình yêu thương,
sự cảm thông an ủi của người chồng chưa cưới, thì chính người ấy cũng nghi ngờ,
nói những lời mỉa mai đầy xúc phạm với cô. Rồi đến những người ở làng Quỳnh
Thôn ai cũng nhìn Mịch với ánh mắt khinh bỉ, xem nàng là con gái hư hỏng, không
biết giữ gìn. Là cô gái khờ dại, sống trong thanh bần là thế bỗng chốc trở thành nạn
nhân của vụ cưỡng hiếp bỉ ổi. Chẳng những Mịch không nhận được sự cảm thông
mà còn bị mọi người “chụp” lên mình chiếc mặt nạ là gái hư hỏng, làm đĩ không
môn bài. Quá đau khổ, nhục nhã và ê chề Mịch đã tìm đến cái chết nhưng vẫn
không chết được. Cuối cùng Mịch phải lên xe hoa về làm lẽ Nghị Hách. Oái oăm
thay hôm cưới Mịch những kẻ đã nói xấu Mịch một cách hèn mạt nhất thì giờ “lại là
những người làm giúp một cách hăng hái nhất”, lạ hơn nữa, nhiều người còn “đứng
bên ngoài cái rào găng mà chuyền tay nhau phỗng hàng rá thịt một”. Hóa ra miếng
ăn là cái compa quay ngược thái độ con người. Miếng ăn cũng chính là phương tiện
lột cái mặt nạ này, phơi bày cái mặt nạ khác của con người, những nạn nhân của xã
hội tàn bạo, thối nát. Chính điều này đã làm cho tác phẩm của Vũ Trọng Phụng có ý
nghĩa tố cáo hết sức sâu sắc.
Nhưng còn gì đau đớn hơn khi Long kinh hoàng tới phát điên khi bỗng biết rõ
sự thật về cuộc đời mình. Chính lão Nghị Hách - kẻ cưỡng hiếp vợ chưa cưới của
Long lại là bố đẻ của mình! Như thế có nghĩa là Long và Tuyết là hai anh em ruột
đã trót có “dâm sự” với nhau. Điều đó ô nhục kinh tởm quá sức chịu đựng của
Long. Trước sự việc này chẳng những Nghị Hách không bị “sốc” mà còn xét xử sự
việc theo hướng làm cho người đọc “suýt đứng tim”: y xử cho hai đứa con đẻ chính

Dương Thị Bích Thảo – ĐHSP Văn Sử K50 22

thức lấy nhau và mượn luôn tình huống loạn luân này mà cố tình đeo vào cho Long

một chiếc mặt nạ đó là: “Thiếu niên này là một kẻ mà hội Bảo anh gây dựng lên.
Hạng thiếu niên vô thừa nhận như thế này thường là con của hạng cùng dân nghèo
khổ, cái kết quả của nạn hoang thai, của nạn mãi dâm, nghĩa là của những vết
thương của một xã hội tổ chức chưa được hoàn hảo! Hạng này là máu mủ những
nhà cùng đinh, những kẻ bần dân! Những kẻ các giai cấp trong đó có tôi, phải
trong đó có tôi! Đối với hạng dân nghèo tôi muốn có một cử chỉ đặc biệt. Cử chỉ
của tôi sẽ có giá trị của một cái biểu tượng! Muốn tỏ lòng căm hờn cái xã hội
trưởng giả ích kỷ, cái chế độ cũ, thưa các bà, thưa các cô, tôi đã nhất định gả con
gái lớn nhất của tôi cho thiếu niên này” [7; III-297]. Đáng sợ hơn chiếc mặt nạ Nghị
Hách đeo vào cho Long lại thông qua bài diễn văn “đầy xúc động” về tấm lòng
“thương xót” của hắn đối với bình dân. Viết về Giông tố “Nguyễn Tuân đã “sợ” Vũ
Trọng Phụng về đoạn văn này”[1; 85]. Quả thật phải là ngòi bút Vũ Trọng Phụng
mới đủ sức dựng lên được một nhân vật bất nhân đến mức quỷ sứ đáng “sợ” như
thế. Vũ Trọng Phụng đã rất tài tình khi để Nghị Hách dùng mặt nạ che đậy con
người thật của Long để lão ta lấy lòng quan công sứ rằng mình là một doanh nghiệp
hiển hách ít có, mà lòng nhân từ bác ái thì lại đáng treo gương cho dân bản hộ soi
chung, rằng mình là người có óc bình dân không phân biệt đẳng cấp. Những cũng
chính việc làm trên của Nghị Hách trong mắt độc giả lại chính là lão ta đang tự lột
mặt nạ của chính mình, để trước mắt độc giả giờ chính là con quỷ dâm ô, độc ác,
đểu giả, trắng trợn, cỡ bạo chúa. Một nhà văn đã từng nói: “Đọc Nam Cao người ta
bắt buộc phải suy nghĩ băn khoăn không dứt ra được. Đọc Vũ Trọng Phụng, người
ta muốn hành động, muốn đập phá một cái gì cho hả giận” [13; 179]. Rõ ràng nhân
vật của Vũ Trọng Phụng không chỉ là những biếm họa, đăng sau hành động và suy
nghĩ của nhân vật bao giờ cũng ẩn chứa những suy ngẫm sâu sắc về thái độ của nhà
văn.
Đọc Vỡ đê độc giả không thể nào nén được cơn căm phẫn khi Phú một thanh
niên trí thức giàu lòng yêu nước. Gặp năm nước sông lên to, vì không có chân tư
văn và cũng không có tiền để thuê người đi phu hộ, Phú phải đi đắp đê, dân phu làm
việc quá vất vả, tiền công hằng ngày lại không được phát như đã hứa. Phú vận động
mọi người đấu tranh. Anh bị bắt giam và bị tra tấn dã man bởi anh đã mắc mưu bọn

quan lại “Suốt đời chỉ làm cái việc nham hiểm là buộc tội mọi người bằng những
câu hỏi văn loanh quanh” [7;III- 401]. Để buộc Phú phạm tội, chúng bắt Phú phải

Dương Thị Bích Thảo – ĐHSP Văn Sử K50 23

nhận lấy cái mặt nạ là “Đảng viên Cộng sản, người của một hội tín nào, của một
Đảng tín nào”, Phú không nhận thì chúng tra tấn hết sức dã man. Nhưng đến khi
Kim Dung con gái viên tri huyện cứu Phú ra khỏi nhà lao thì bọn quan ấy từ chỗ
đeo mặt nạ buộc Phú phải nhận lấy cái mặt nạ đó, thì đến đây bọn quan ấy vì muốn
cứu lấy bản thân mình thoát khỏi tội để “sổng” phạm nhân, chúng lại tự mình lột đi
cái mặt nạ mà trước đó chúng cố tình đeo vào cho Phú (bằng việc ký giấy tha bổng
cho Phú). Lột đi “mặt nạ của Phú” đồng thời chúng cũng tự lột đi cái mặt nạ của
mình. Qua đó cho chúng ta thấy được lối làm việc nguyên tắc, thiếu trách nhiệm của
bọn quan lại đương thời, lắm mưu gian kế hiểm, thi nhau hà hiếp bóc lột dân lành.
Vũ Trọng Phụng đã phản ánh được sự đối lập tàn nhẫn giữa thế lực thống trị và
nhân dân cần lao, do đó tác phẩm Vỡ đê có sức tố cáo rất mạnh mẽ.
Vũ Trọng Phụng đã rất tài tình khi lựa chọn motif “mặt nạ” như một công cụ
để xây dựng nhân vật, để bóc trần bản chất xã hội. Dưới cái nhìn của ông “mặt nạ”
là cái che đi bản chất của người này, nhưng lại là phương tiện lật tẩy “mặt nạ” của
người khác nhằm làm phời bày những gì là giả dối, bịp bợm mà nhân vật đang cố
che đậy.
2.3 Nhân vật bị mang mặt nạ không chủ ý
Sống ở đời nếu chúng ta cứ lừa dối mãi người khác thì cuối cùng cũng lừa dối
chính mình mà không biết. Bởi vậy, nhân vật bị mang mặt nạ không chủ ý chính là
hệ quả của nhân vật bị mang mặt nạ có chủ ý. Khi người ta cứ cố tình tâng bốc
Xuân tóc đỏ, gắn cho hắn hết mặt nạ này đến mặt nạ khác để cuối cùng từ một kẻ
lưu manh trong xã hội hạ lưu, Xuân nghiễm nhiên chiếm được vị trí “quan trọng”
trong “xã hội thượng lưu” một cách nhanh chóng. Trước kết quả quá bất ngờ ấy, vợ
chồng Văn Minh biết rõ sự thực Xuân là hạng người thế nào nhưng lại ở vào trường
hợp há miệng mắc quai: “Tuyên bố rằng Xuân vốn con nhà hạ lưu, làm nghề nhặt

ban sân quần, vì một trò dâm dục bỉ ổi mà phải đuổi? Chao ôi! Thế thì còn gì là
tiệm may Âu hóa nữa! Thế thì còn đâu là những cái thích của bọn khách hàng phụ
nữ, vốn ưa cái nhanh mồm nhẹ miệng và những cử chỉ ngộ nghĩnh của Xuân tóc đỏ
nữa. Vợ nghĩ thế, còn chồng thì, vì lẽ đã bịp cả ông bố hiếu danh rằng Xuân vốn là
sinh viên trường thuốc, “ông đốc” cẩn thận, bây giờ biết ăn làm sao, nói làm
sao?”[7; II-223]. Cho nên đành phải khoanh tay chịu nhịn. Thế là Xuân càng được
mọi người kính trọng: “Bọn thợ may và thợ khâu cho nó là có thế lực đối với ông

Dương Thị Bích Thảo – ĐHSP Văn Sử K50 24

chủ, bà chủ. Cô Tuyết kính thờ nó vì Xuân được cụ bà kính thờ. Ông Típ Phờ Nờ,
ông Joseph Thiết, cả ông đốc Trực Ngôn nữa, cả cậu Tú Tân là em ruột ông Văn
Minh nữa, cũng ra vẻ nịnh hót nó, để lấy lòng nó, Hoặc tự mình lừa dối mình,
hoặc bị vô số kẻ khác lừa dối, ai cũng ở cảnh bó buộc không sợ hãi hoặc không kính
trọng Xuân thì không được” [7; II - 224]. Nhưng sống mãi trong sự giả dối, lừa bịp,
đến lúc quen đi, chính vợ chồng Văn Minh cũng ngộ nhận luôn về giá trị thực của
Xuân tóc đỏ. Vì say mê Xuân và để dễ dàng chấm dứt với người tình cũ Tuyết đã
nhờ Xuân “làm hại” một đời mình. Chuyện đến cụ bà, cụ bà đến hỏi Văn Minh cho
ra mọi nhẽ. Khi cụ bà hỏi: “thế cái ông đốc Xuân ấy đâu?” thì Văn Minh vừa ngồi
đánh phấn cái mặt vừa đủng đỉnh: “À, ông ấy là giáo sư quần vợt, chắc bây giờ, ông
ấy phải ở sân quần”[7; II-267]. Trong khi nói thế ông Văn Minh không biết cứ lừa
dối mãi người khác thì cuối cùng mình lừa dối đến cả mình mà không biết. Nếu
trước đây, ông cố tình đeo cho Xuân chiếc mặt nạ “giáo sư quần vợt” là để lợi dụng
nó mà lăng xê, làm lợi cho tiệm may Âu hóa thì bây giờ sự cố tình có chủ ý đó đã
chuyển sang sự vô tình không chủ ý. Nghĩa là trong tiềm thức của Văn Minh đã
hoàn toàn thừa nhận Xuân tóc đỏ là “giáo sư quần vợt”. Một cách vô tâm nhất đời,
ông đã làm cho một thằng Xuân tóc đỏ nhặt quần nhảy một bước lên “một ông giáo
sư”. Đến đây, tiếng của độc giả đã được vâng lên. Người ta cười vì một thằng vô
học như Xuân tóc đỏ bỗng chốc được người ta đeo cho nó chiếc mặt nạ “giáo sư
quần vợt” để lợi dụng nó, nhưng lại chính kẻ đi đeo mặt nạ cho nó lại là người đầu

tiên thừa nhận giá trị “đích thực”của “chiếc mặt nạ” đó, mà người đó cũng không
biết. Thế là lộn tùng phèo mọi giá trị. Đó là tiếng cười trào phúng đầy châm biếm,
đả kích.
Đáng buồn cười hơn là khi Xuân tóc đỏ sống lâu ngày trong những chiếc mặt
nạ mà người khác đeo cho nó cũng có lúc hắn nhớ đến thân phận hèn mọn của mình
và hiện nguyên hình là một thằng Xuân hạ lưu, vô học, buộc nó phải thú tội, nói
một cách thành thực rất nên tin: “Thưa cụ, quả là con vô học, xưa nay nhặt ban
quần, hạ lưu, không biết thuốc ạ!” [7; II- 297]. Chính thằng Xuân đã tự lột đi cái
mặt nạ để trở về với con người thật của mình. Nhưng trớ trêu thay, khi con người ta
thành thật nhất thì mọi người lại cho là giả dối nhất. Chẳng những mọi người trong
nhà cụ Hồng không tin lời nói thằng Xuân mà lại vô tình tưởng nó tự kiêu, có tài
chữa bệnh mà bỏ mất lương tâm nghề nghiệp, nên căm ghét nó, mà càng thêm phục

Dương Thị Bích Thảo – ĐHSP Văn Sử K50 25

sợ nó. Do đó, mà chiếc mặt nạ che đậy con người thật thằng Xuân chẳng những
không bị lột ra mà càng thêm có chất keo kết dính, để hóa trang cho thằng Xuân
được “kỳ công” hơn.
Xuân tóc đỏ với bản chất lưu manh vô học nó chỉ có biệt tài thông thạo nghề
quảng cáo thuốc lậu, có trí thông minh theo lối con vẹt. Nên nó không thể nào sáng
tác được những bài thơ tình lãng mạn được. Vậy mà khi nó cùng Tuyết đi chơi ở
vườn hoa Khách sạn Bồng Lai, gặp một nhà thi sỹ theo đuổi Tuyết ngâm những bài
thơ tình rất lãng mạn. Trong óc Xuân lúc ấy có một luồng tư tưởng văn chương
chạy qua. Nó tự thấy đáng hỗ thẹn, nếu không đọc được thơ như kẻ tình địch. Mà
muốn ngâm thơ thì nào có khó gì? Nó nhớ ngay đến những bài thơ nó đã học làu làu
mấy năm xưa những khi còn làm nghề bán nói trước máy phóng thanh cho những
nhà bán thuốc. Nó bèn ứng dụng vốn thơ ca thời quảng cáo thuốc lậu rồi ngâm:
“Dù già cả, dù ấu nhi
Sương hàn nắng gió bất kỳ - biết đâu?
Sinh ra cảm, sốt, nhức đầu

Da khô, mình nóng, âu sầu, u ê
Đêm ngày nói sảng, nói mê
Chân tay mệt mỏi khó bề yên vui.
Vậy xin mách bảo đôi lời
“Nhức đầu giải cảm” liệu đời dùng ngay! [7; II- 248]
Bài quảng cáo thuốc lậu đó đã mang lại kết quả đúng như nó mong đợi. Nhà
thi sĩ tưởng nhầm nó là người có học thức cao, bèn vô tình tặng Xuân chiếc mặt nạ
chính thi sĩ cũng không biết: “Xin lỗi ngài! Thế thôi cũng đủ là một bài học cho bỉ
nhân thán phục! Vậy để rồi bỉ nhân luyện lối trào phúng thì mới mong đối đáp
ngài được! - Nói xong, nhà thi sĩ cúi đầu kính cẩn chào Xuân rồi chuồn mất với cái
mặt đỏ những hổ thẹn” [7; II - 248,249]. Vốn là kẻ vô học vậy mà Xuân lại được
nhà thi sĩ đề cao hơn mình một bậc. Dùng chiếc mặt nạ nhà thi sĩ vô tình tặng mình,
Xuân tóc đỏ hóa trang bước gần đến Tuyết, không ngờ Tuyết lại vô tình đeo lên
Xuân chiếc mặt nạ thứ hai: “Giời ơi, anh là một bậc kỳ tài! Thật là xuất khẩu thành
thơ. Mà thơ như thế thì thật trào phúng lắm không kém gì Tú Mỡ. Nhưng mà thơ
của anh sao có nhiều mùi thuốc thế?” Rồi cuối cùng Tuyết tự lý giải: “À phải rồi!
tại anh học trường thuốc nên thơ của anh cũng có mùi thuốc khoa học chứ gì! Thật

×