Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Tìm hiểu một số vấn đề liên quan đến cổ phiếu quỹ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.82 KB, 14 trang )

B GIO DC V ĐO TO
TRƯỜNG ĐI HỌC SƯ PHM KỸ THUẬT TPHCM
KHOA KINH TẾ

ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN CỔ PHIẾU QUỸ
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: VÒNG THÌNH NAM
TPHCM, tháng 11 năm 2012
Mục lục
I.KHÁI NIỆM 3
II. CỔ PHIẾU QUỸ HÌNH THÀNH KHI NÀO ……………………………………………….3
III. KHI NÀO MỘT DOANH NGHIỆP MUA LẠI CỔ PHIẾU QUỸ…………………….3
IV. ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC MUA LẠI CỔ PHIẾU QUỸ……………………………… 4
V. NHÀ ĐẦU TƯ CẦN LƯU Ý…………………………………………………………………….4
VI. MỘT SỐ QUY ĐÌNH VỀ MUA CỔ PHIẾU QUỸ……………………………………….5
VII. MỘT SỐ QUY ĐINH BÁN CỔ PHIẾU QUỸ…………………………………………… 6
VIII. HOẠCH TOÁN CỔ PHIẾU QUỸ…………………………………………………………… 6
I. KHI NIỆM
Cổ phiếu quỹ là cổ phiếu đã được giao dịch trên thị trường và
được chính tổ chức phát hành mua lại bằng nguồn vốn của
mình. Số cổ phiếu này có thể được công ty lưu giữ một thời
gian sau đó lại được bán ra; luật pháp một số nước quy định số
cổ phiếu này không được bán ra mà phải hủy bỏ. Cổ phiếu quỹ
không phải là cổ phiếu đang lưu hành, không có vốn đằng sau
nó; do đó không được tham gia vào việc chia lợi tức cổ phần và
không có quyền tham gia bỏ phiếu.
II. CỔ PHIẾU QUỸ HÌNH THNH KHI NO
CPQ hình thành khi công ty đại chúng thực hiện mua lại từ khối
lượng cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường; và CPQ không có
nghĩa là những cổ phiếu phát hành không thành công.
CPQ có một số đặc điểm khác với cổ phiếu phổ thông như sau:
Không được trả cổ tức; không có quyền biểu quyết và quyền


mua cổ phiếu mới; Tổng số
CPQ không được phép vượt quá tỷ lệ vốn hóa mà luật pháp quy
định.
Do thực hiện mua CPQ từ nguồn vốn hợp pháp nên việc công
ty mua cổ phiếu đang lưu hành sẽ làm giảm nguồn vốn chủ sở
hữu hay giá trị sổ sách của công ty một lượng bằng giá trị cổ
phiếu công ty đã mua vào. Khi công ty bán ra số CPQ đó, giá
trị sổ sách của công ty sẽ tăng lên một lượng bằng giá trị cổ
phiếu công ty bán ra. Chênh lệch giữa hai khoản đó được ghi
vào thặng dư vốn cổ phần của công ty.
III. KHI NO MT DOANH NGHIỆP MUA LI CỔ PHIẾU
QUỸ
Cổ phiếu quỹ là cổ phiếu do công ty cổ phần đã phát hành và
được chính công ty mua lại. Các công ty cổ phần mua cổ phiếu
quỹ trong các trường hợp sau:
Thứ nhất, cổ phiếu quỹ thuộc quyền sở hữu chung của công ty
và được loại trừ không chia cổ tức cho nên công ty có thể mua
cổ phiếu quỹ để làm lợi cho các cổ đông hiện hữu, hay nói
cách khác khi lãnh đạo công ty đang chịu sức ép phải có tỷ lệ
sinh lời trên cổ phiếu từ các cổ đông.
Thứ hai, khi công ty có một lượng tiền nhàn rỗi (thường là từ
nguồn lợi nhuận để lại) chưa có dự án đầu tư và cùng lúc hoạt
động kinh doanh đang có chiều hướng tốt, lợi nhuận bình quân
cao hơn các ngành khác mà mình dự định đầu tư. Doanh
nghiệp mua lại cổ phiếu làm cổ phiếu quỹ thể hiện sự tin
tưởng vào triển vọng phát triển tương lai của mình cũng như
ngành nghề.
Mặt khác, ban lãnh đạo doanh nghiệp cũng cho rằng cổ phiếu
của họ đang bị thị trường đánh giá thấp hơn giá trị thực và
việc mua lại cổ phiếu của họ là một khoản đầu tư sinh lời hơn

là mua cổ phiếu của doanh nghiệp khác hoặc thậm chí là mở
rộng sản xuất.
Thứ ba, khi công ty thấy cổ phiếu của họ trên thị trường giao
dịch bị sụt giảm về số lượng và giá cổ phiếu. Công ty tăng
mua cổ phiếu của chính mình làm tăng lượng cầu về cổ phiếu
để đẩy giá lên hoặc đặt mua làm nhiều lần để làm giảm sự
giảm giá trên thị trường.
Đây cũng là biện pháp các công ty thường làm trên thế giới,
các công ty thường dùng biện pháp này để tạo “sóng” chứng
khoán cho chính mình. Do vậy một số các nước trong đó có cả
Việt Nam đặt ra một số quy chế về khối lượng mua, nguồn
vốn mua, tỷ lệ mua… để hạn chế mặt không tích cực của việc
mua cổ phiếu quỹ trên thị trường.
Thứ tư, công ty mua cổ phiếu quỹ để thưởng cho nhân viên.
Thông thường việc dùng cổ phiếu quỹ làm cổ phiếu thưởng
phải có nguồn từ quỹ khen thưởng phúc lợi
IV. ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC MUA LI CỔ PHIẾU QUỸ
Với nhà đầu tư cá nhân, nhìn chung động thái mua cổ phiếu
quỹ của doanh nghiệp đem lại nhiều lợi ích hơn bởi giá cổ
phiếu thường có xu hướng tăng sau khi kế hoạch mua lại cổ
phiếu quỹ được đưa ra (ngoại trừ trường hợp các nhà đầu tư
tin rằng thị giá cổ phiếu đang quá cao so với giá trị thực hoặc
tình hình thị trường quá xấu).
Bản chất mua cổ phiếu quỹ sẽ làm giảm vốn chủ sở hữu, trả lại
tiền cho các cổ đông. Cổ đông nào muốn thu hồi vốn đầu tư có
thể bán cổ phiếu đang sở hữu. Khi một công ty công bố trả cổ
tức, các cổ đông luôn kỳ vọng rằng cổ tức năm sau sẽ cao hơn
năm trước và diễn biến ngược lại sẽ là một yếu tố làm cổ đông
công ty đó bán ra trong khi động thái mua bán cổ phiếu quỹ
dường như ít bị chú ý hơn.

Việc mua lại cổ phiếu quỹ sẽ giúp làm đẹp một số chỉ số tài
chính, cụ thể là EPS, ROE và ROA sẽ tăng lên kể cả khi doanh
thu và lợi nhuận không đổi. Sự tăng trưởng này không được
đem lại từ hoạt động kinh doanh chính và không tạo ra giá trị
cho cổ đông.
Nhà đầu tư cần lưu ý rằng, đôi khi đây cũng là một “mánh
khóe” của Ban lãnh đạo doanh nghiệp bởi họ sẽ được thưởng
dựa trên kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Việc dùng tiền
mua lại cổ phiếu của chính mình làm giảm vốn chủ sở hữu,
giảm giá trị doanh nghiệp trên sổ sách kế toán, giảm lượng
tiền mặt hiện có cho thấy công ty sẽ không có khả năng đầu tư
nhanh chóng, kịp thời khi có thời cơ và cơ hội cho các dự án
mới. Xét về đầu tư dài hạn sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh lời
của công ty.
V. NH ĐẦU TƯ CẦN LƯU Ý
Chi phí mua cổ phiếu quỹ hạch toán vào giá vốn cổ phiếu quỹ,
chi phí bán cổ phiếu quỹ hạch toán giảm trừ số tiền thu được
do bán cổ phiếu quỹ. Cổ phiếu quỹ không chia cổ tức, không
có quyền biểu quyết.
Chêch lệch giữa giá bán và giá mua được ghi vào thặng dư
vốn cổ phần sẽ không được ghi nhận vào lợi nhuận thể hiện
trên bảng kết quả kinh doanh do đó không phải chịu thuế mà
chỉ tác động tới bảng cân đối kế toán và góp phần làm tăng
vốn chủ sở hữu.
Tuy nhiên, nhà đầu tư cần nghiên cứu kỹ về sự thận trọng và
triển vọng ngành nghề, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
cũng như nền kinh tế và thị trường chứng khoán nói chung.
Tại thời điểm đăng ký mua, doanh nghiệp có thể có nguồn vốn
nhàn rỗi, nhưng nếu nguy cơ rủi ro về tài chính như không thu
được các khoản nợ đến hạn, rủi ro thanh khoản có thể xảy ra.

Khi đó, mua cổ phiếu quỹ sẽ làm suy yếu khả năng thanh toán
và trả nợ của công ty.
Mặt khác, các quy định hiện nay mới chỉ yêu cầu doanh
nghiệp chứng minh nguồn vốn được sử dụng, mà chưa bắt
buộc doanh nghiệp chứng minh có tiền nhàn rỗi để mua cổ
phiếu quỹ. Trong khi đó, nguồn vốn chỉ là quyết toán trên sổ
sách mà thôi.
Dù nhà đầu tư có kỳ vọng sau khi doanh nghiệp mua cổ phiếu
quỹ sẽ làm tăng giá cổ phiếu nhưng khi công ty dùng tiền mua
cổ phiếu quỹ để làm giảm đà giảm giá của cổ phiếu thì đồng
nghĩa với việc nhà đầu tư đang đánh giá cổ phiếu của công ty
không cao trên thị trường. Thị trường mới là thước đo chính
xác nhất về giá trị của một hàng hóa hay dịch vụ cung cấp.
VI. MT SỐ QUY ĐỊNH VỀ MUA CỔ PHIẾU QUỸ
Cụ thể, thông tư quy định rõ cổ phiếu quỹ là cổ phiếu do công
ty đại chúng đã phát hành và được chính công ty mua lại bằng
nguồn vốn hợp pháp. Công ty đại chúng mua lại cổ phiếu của
chính mình để làm cổ phiếu quỹ phải đáp ứng các điều kiện
sau:
- Có Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông thông qua đối với
trường hợp mua lại trên 10% nhưng không quá 30% tổng số
cổ phần đã phát hành, hoặc nghị quyết của hội đồng quản trị
thông qua đối với trường hợp mua lại không quá 10% tổng số
cổ phần đã phát hành trong mỗi 12 tháng.
-Trường hợp công ty đại chúng mua lại cổ phiếu của chính
mình dẫn đến số lượng cổ phiếu quỹ đạt tới 25% trở lên trong
tổng số cổ phiếu đang lưu hành của công ty, công ty phải thực
hiện chào mua công khai theo quy định của Luật Chứng khoán
và theo hướng dẫn tại thông tư này.
- Có đủ vốn để mua lại cổ phiếu quỹ từ các nguồn: nguồn

thặng dư vốn, lợi nhuận để lại và các nguồn khác theo quy
định của pháp luật và có phương án mua lại, trong đó nêu rõ
thời gian thực hiện, nguyên tắc xác định giá.
- Công ty không được thực hiện việc mua lại cổ phiếu của
chính mình trong các trường hợp: đang kinh doanh thua lỗ
hoặc đang có nợ quá hạn; đang trong quá trình chào bán cổ
phiếu để huy động thêm vốn; đang thực hiện tách, gộp cổ
phiếu; cổ phiếu của công ty đang là đối tượng chào mua công
khai.
- Công ty không được mua cổ phần của các đối tượng sau làm
cổ phiếu quỹ: người quản lý công ty; vợ, chồng, cha, cha nuôi,
mẹ, mẹ nuôi, con, con nuôi, anh chị em ruột của cá nhân đó;
người sở hữu cổ phần có hạn chế chuyển nhượng theo quy
định của pháp luật và điều lệ công ty; cổ đông có cổ phần chi
phối, trừ trường hợp Nhà nước thực hiện bán bớt cổ phần để
giảm tỷ lệ sở hữu.
- Công ty đại chúng không có cổ phiếu niêm yết tại sở giao
dịch chứng khoán hoặc trung tâm giao dịch chứng khoán, khi
mua lại cổ phiếu chỉ được thực hiện thông qua một công ty
chứng khoán làm môi giới, không được gây ảnh hưởng đến giá
cả giao dịch, giá trị mua lại tối đa không được vượt quá 10%
tổng khối lượng giao dịch của cổ phiếu này trong ngày.
VII. MT SỐ QUY ĐỊNH BN CỔ PHIẾU QUỸ
Công ty đại chúng chỉ được bán cổ phiếu quỹ sau 06 tháng kể
từ ngày kết thúc đợt mua lại gần nhất, trừ trường hợp bán hoặc
dùng làm cổ phiếu thưởng cho người lao động trong công ty.
Trường hợp dùng làm cổ phiếu quỹ thưởng cho người lao
động phải được đại hội đồng cổ đông thông qua và công ty
phải đảm bảo có có đủ nguồn đối ứng từ nguồn vốn chủ sở
hữu.

- Có phương án bán cụ thể nêu rõ thời gian thực hiện, nguyên
tắc xác định giá;
- Có công ty chứng khoán được chỉ định thực hiện giao dịch.
- Trường hợp bán cổ phiếu quỹ theo hình thức chào bán chứng
khoán ra công chúng, công ty đại chúng thực hiện theo quy
định về chào bán chứng khoán ra công chúng.
VIII. HOCH TON CỔ PHIẾU QUỸ
Khi mua lại cổ phiếu quỹ người ta không hạch toán giảm
thẳng trên TK 4111 Vốn đầu tư của chủ sỡ hữu mà phải sử
dụng TK 419 để điều chỉnh vốn chủ sở hữu vì: Cổ phiếu quỹ
tuy là cổ phiếu đã được chính công ty phát hành mua lại và
không còn lưu hành trên thị trường nhưng nó vẫn được xem là
cổ phiếu phát hành.
Cần phân biệt giữa cổ phiếu phát hành và cổ phiếu lưu hành.
Cổ phiếu phát hành có thể không lưu hành. Vì lý do này mà cổ
phiếu quỹ khi được mua lại nếu chưa bị huỷ bỏ thì không ghi
giảm trực tiếp vốn chủ sở hữu để phản ánh đúng bản chất của
cổ phiếu quỹ là một loại cổ phiếu phát hành (TK 4111 phản
ánh số vốn huy động được từ các cổ phiếu phát hành). Chỉ khi
nào cổ phiếu quỹ bị huỷ bỏ thì mới ghi giảm trên TK 4111.

HCH TON TI KHOẢN NY CẦN TÔN TRỌNG
MT SỐ QUY ĐỊNH SAU

1- Giá trị cổ phiếu quỹ được phản ánh trên tài khoản này theo
giá thực tế mua lại bao gồm giá mua lại và các chi phí liên quan trực
tiếp đến việc mua lại cổ phiếu, như chi phí giao dịch, thông tin
2- Cuối kỳ kế toán, khi lập báo cáo tài chính, giá trị thực tế của
cổ phiếu quỹ được ghi giảm nguồn vốn kinh doanh trên Bảng
CĐKT bằng cách ghi số âm ( ).

3- Tài khoản này không phản ánh trị giá cổ phiếu mà công ty
mua của các công ty cổ phần khác vì mục đích nắm giữ đầu tư
4- Trường hợp công ty mua lại cổ phiếu do chính công ty phát
hành nhằm mục đích thu hồi cổ phiếu để huỷ bỏ vĩnh viễn ngay khi
mua vào thì giá trị cổ phiếu mua vào không được phản ánh vào tài
khoản này mà ghi giảm trực tiếp vào vốn đầu tư của chủ sở hữu và
thặng dư vốn cổ phần (Xem hướng dẫn ở Tài khoản 411- Nguồn
vốn kinh doanh).
5- Trị giá vốn của cổ phiếu quỹ khi tái phát hành, hoặc khi sử
dụng để trả cổ tức, thưởng được tính theo phương pháp bình quân
gia quyền.
KẾT CẤU V NI DUNG PHẢN NH CỦA
TI KHOẢN 419 - CỔ PHIẾU QUỸ
Bên nợ:
Trị giá thực tế cổ phiếu quỹ khi mua vào.

Bên Có:
Trị giá thực tế cổ phiếu quỹ được tái phát hành, chia cổ tức hoặc
huỷ bỏ.

Số dư bên Nợ:
Trị giá thực tế cổ phiếu quỹ hiện đang do công ty nắm giữ.

PHƯƠNG PHP HCH TON KẾ TON
MT SỐ NGHIỆP V KINH TẾ CHỦ YẾU

1- Kế toán mua lại cổ phiếu do chính công ty đã phát hành:

- Khi công ty đã hoàn tất các thủ tục mua lại số cổ phiếu do chính
công ty phát hành theo luật định, kế toán thực hiện thủ tục thanh

toán tiền cho các cổ đông theo giá thoả thuận mua, bán và nhận cổ
phiếu về, ghi:
Nợ TK 419- Cổ phiếu quỹ (giá mua lại cổ phiếu)
Có các TK 111, 112.

- Trong quá trình mua lại cổ phiếu, khi phát sinh chi phí liên quan
trực tiếp đến việc mua lại cổ phiếu, ghi:
Nợ TK 419- Cổ phiếu quỹ
Có các TK 111, 112.

2- Tái phát hành cổ phiếu quỹ:
- Khi tái phát hành cổ phiếu quỹ với giá cao hơn giá thực tế
mua lại, ghi:
Nợ các TK 111,112 (Tổng giá thanh toán tái phát hành cổ
phiếu)
Có TK 419 - Cổ phiếu quỹ (Giá thực tế mua lại cổ phiếu)
Có TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh (4112) (Số chênh lệch
giữa giá tái phát hành cao hơn giá thực tế mua
lại cổ phiếu).

- Khi tái phát hành cổ phiếu quỹ ra thị trường với giá thấp hơn giá
thực tế mua vào cổ phiếu, ghi:
Nợ các TK 111,112 (Tổng giá thanh toán tái phát hành cổ
phiếu)
Nợ TK 411- Nguồn vốn kinh doanh (4112) (Số chênh lệch giữa
giá tái phát hành thấp hơn giá thực tế mua lại)
Có TK 419- Cổ phiếu quỹ (Giá thực tế mua lại cổ phiếu).

3- Khi huỷ bỏ số cổ phiếu quỹ, ghi:
Nợ TK 411- Nguồn vốn kinh doanh (4111- Mệnh giá của số cổ

phiếu huỷ bỏ);
Nợ TK 411- Nguồn vốn kinh doanh (4112 - Số chênh lệch giữa
giá thực tế mua lại cổ phiếu lớn hơn mệnh giá cổ
phiếu bị huỷ)
Có TK 419- Cổ phiếu quỹ (Giá thực tế mua lại cổ phiếu).

4- Khi có quyết định của Hội đồng quản trị (Đã thông qua Đại hội
cổ đông) chia cổ tức bằng cổ phiếu quỹ:
- Trường hợp giá phát hành cổ phiếu tại ngày trả cổ tức bằng cổ
phiếu cao hơn giá thực tế mua vào cổ phiếu, ghi:
Nợ TK 421- Lợi nhuận chưa phân phối (Theo giá phát hành cổ
phiếu) hoặc
Nợ TK 338- Phải trả, phải nộp khác (3388)
Có TK 419 - Cổ phiếu quỹ (Theo giá thực tế mua lại cổ
phiếu)
Có TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh (4112) (Số chênh lệch
giữa giá thực tế mua lại cổ phiếu thấp hơn giá
phát hành cổ phiếu tại ngày trả cổ tức bằng cổ
phiếu)
- Trường hợp giá phát hành cổ phiếu tại ngày trả cổ tức bằng cổ
phiếu thấp hơn giá thực tế mua vào cổ phiếu, ghi:
Nợ TK 421- Lợi nhuận chưa phân phối (Theo giá phát hành cổ
phiếu) hoặc
Nợ TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3388)
Nợ TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh (4112) (Số chênh lệch
giữa giá thực tế mua vào cổ phiếu quỹ cao hơn
giá phát hành cổ phiếu tại ngày trả cổ tức bằng
cổ phiếu).
Có TK 419 - Cổ phiếu quỹ (Theo giá thực tế mua cổ phiếu
quỹ).


×