Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.42 KB, 5 trang )
VIÊM ĐÀI BỂ THẬN CẤP, MẠN
(Kỳ 3)
IV. CHẨN ĐOÁN
1. Chẩn đoán xác định:
- Viêm đài bể thận cấp: Dựa vào tam chứng cổ điển:
+ Bệnh nhân có hội chứng nhiễm trùng: sốt cao, rét run.
+ Đau mỏi vùng thắt lưng.
+ Đái buốt, đái dắt, đái máu, đái mủ, nước tiểu có bạch cầu, tế bào mủ và vi
khuẩn.
- Viêm đài bể thận mạn: Dựa vào các triệu chứng sau:
+ Có tiền sử viêm đài bể thận cấp tái phát nhiều lần.
+ Suy thận: hội chứng tăng urê máu, tăng huyết áp, phù, thiếu máu.
+ Siêu âm thận hoặc chụp X quang thận thấy thận teo nhỏ không đều.
2. Chẩn đoán phân biệt:
2.1. Viêm đài bể thận cấp phân biệt với đợt cấp của viêm đài bể thận mạn:
Viêm đài bể thận mạn đợt cấp có các triệu chứng của viêm đài bể thận cấp,
ngoài ra có thêm triệu chứng suy thận, siêu âm thận và X quang thận thấy thận teo
nhỏ không đều.
2.2. Viêm đài bể thận mạn:
- Giai đoạn tiềm tàng phân biệt với các bệnh gây đái nhiều như: đái tháo
đường, đái nhạt... Chủ yếu phân biệt dựa vào triệu chứng của các bệnh trên.
- Viêm thận kẽ do uống quá nhiều thuốc giảm đau, chống viêm: dựa vào
tiền sử.
- Viêm thận bể thận kẽ do tăng acid ước máu, tăng calci máu: dựa vào điện
giải đồ và không có triệu chứng nhiễm khuẩn.
- Thận teo một bên bẩm sinh: thận teo nhỏ một bên nhưng không có triệu
chứng nhiễm khuẩn, dựa vào X quang và siêu âm thận để chẩn đoán xác định.
Như vậy ở tuyến cơ sở có thể dựa vào bệnh nhân có hội chứng nhiễm trùng,
hội chứng bàng quang và đau mỏi vùng thắt lưng nghĩ tới viêm đài bể thận cấp.
Nếu bệnh nhân có tiền sử nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát nhiều lần, có hội
chứng bàng quang và đi tiểu nhiều về đêm là có thể nghĩ đến viêm đài bể thận