Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

phân tích môi trường kinh doanh của Ngân hàng Phân tích PES

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.51 KB, 16 trang )

PHÂN TÍCH PEST
I. POLITICAL: Môi trường chính trị - pháp luật.
1. Chính phủ và tính ổn định của chế độ chính trị.
Việt Nam được đánh giá là nước có nền chính trị ổn định so với nhiều
quốc gia trên thế giới do Đảng Cộng sản Việt Nam có vai trò lãnh đạo và có vị
trí cầm quyền duy nhất. Hệ thống chính trị ở Việt Nam là thể chế nhất nguyên
chính trị, không tồn tại các đảng chính trị đối lập.Điều này đã thu hút đầu tư
nước ngoài, tạo điều kiện cho ngành tài chính- ngân hàng mở rộng và phát
triển ổn định cũng như TCB để kinh doanh, mở rộng thị trường.
Quan điểm chính trị của Việt Nam là làm bạn với tất cả các nước đồng
thời cũng tham gia ký kết, hợp tác với các tổ chức trên thế giới như WTO,
Hiệp định thương mại Việt – Mỹ, ASEAN… tạo cơ hội cho ngân hàng tìm kiếm,
mở rộng thị trường trong nước cũng như quốc tế. Nhưng cũng chính điều
này cũng khiến ngân hàng phải đương đầu với sự cạnh tranh gay gắt hơn
trên thị trường, yêu cầu sáng tạo sản phẩm hơn để có thể đáp ứng tốt nhất
nhu cầu của khách hàng. Bởi vì khách hàng muốn tiêu dùng sản phẩm tốt
nhất bên cạnh tâm lý sính ngoại của mình. Theo thống kê thì người tiêu dùng
ưa chuộng tiêu dùng sản phẩm của ngân hàng ngoại hơn ngân hàng trong
nước vì nhiều yếu tố như chất lượng sản phẩm, phong cách phục vụ, hình ảnh
của ngân hàng… Do đó, các ngân hàng nói chung và TCB nói riêng phải ngày
càng nỗ lực hơn để có thể thu hút khách hàng nhằm gia tăng thị phần trên
thị trường.
2. Tính tự do của báo chí, ngôn luận và luật pháp.
Ở Việt Nam thì tính tự do của báo chí, ngôn luận còn thấp nên khách
hàng khó tiếp cận nguồn thông tin chính xác dẫn đến khó có quyết định mua
một cách đúng đắn. Vì thế, TCB cần có chiến lược marketing hiệu quả để cung
cấp thông tin nhanh, chính xác, kịp thời với những biến đổi của nhu cầu thị
trường.
Ví dụ như tin đồn Chủ tịch của “BIDV” bị bắt vào ngày 21/2/2013 đã gây
thiệt hại nghiêm trọng không chỉ cho BIDV mà còn cả thị trường khi tỷ giá
đôla sau khi chững lại vào buổi sáng, bất ngờ tăng vọt trở lại vào buổi chiều


21/2, đáng chú ý là giá niêm yết trong ngân hàng vượt qua 21.000 đồng
khiến ngay dân buôn đôla chợ đen cũng giật mình; ảnh hưởng nặng nề nhất
là thị trường chứng khoán, hai chỉ số sàn Hà Nội và TP HCM rơi tự do, Vn-
Index giảm với biên độ lớn nhất từ sau vụ bầu Kiên bị bắt tháng 8/2012.
Các văn bản pháp luật còn nhiều kẽ hở, ban hành nhiều luật với mức độ
triển khai chậm cũng là một thách thức cho TCB khi phải nghiên cứu kỹ luật,
cập nhật liên tục và nhiều khi rủi ro khi phải phát mãi tài sản với nhiều thủ
tục.
3. Xu hướng quản lý hoặc nới lỏng quản lý của chính phủ.
Hiện nay Chính phủ có xu hướng siết chặt quản lý, yêu cầu khắt khe,
thanh tra, giám sát kỹ lưỡng các hoạt động của các ngân hàng. Ngân hàng
Trung ương kiểm soát tín dụng, tránh cho các ngân hàng chạy đua lãi suất
bằng cách quy định lãi suất cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam tối đa là
11%/năm (Thông tư 09/2013); lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không
kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng là 2%/năm; lãi suất tối đa áp dụng đối với
tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 12 tháng là 7,5%/năm hay yêu cầu
các tổ chức tín dụng phải dừng hoàn toàn huy động vàng và không được trả
lãi đối với dịch vụ giữ hộ vàng… Điều này đòi hỏi TCB phải nâng cao năng lực
cạnh tranh của mình bằng cách nâng cao chất lượng phục vụ, hình ảnh, uy
tín, kiểm soát tốt các thay đổi cũng như chất lượng nhân viên.
Trong bối cảnh mở cửa và suy thoái kinh tế, Chính phủ đã có những
quyết sách kinh tế vĩ mô trong nước, hướng tới sự ổn định, đồng thời vẫn tiếp
tục hỗ trợ các khu vực còn khó khăn của nền kinh tế.
o Chính sách tiền tệ: năm 2012 NHNN thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt,
giảm hạn mức tín dụng, cắt giảm lãi suất ưu tiên (nông nghiệp nông thôn,
xuất khẩu, doanh nghiệp vừa và nhỏ, ngành công nghiệp hỗ trợ). hỗ trợ các
doanh nghiệp sản xuất nông lâm thủy sản….
Năm 2013: tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, áp trần lãi
suất huy động xuống còn 7,5 – 8%, dự kiến áp trần lãi suất cho vay.
 Tác động 2 mặt: 1 mặt thì NHNN thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ nhằm

mục đích kiềm chế lạm phát, khi lạm phát giảm góp phần tích cực cho hoạt
động kinh doanh NH, các NH huy động vốn tốt hơn với 1 mức lạm phát thấp
thuy nhiên mặt thứ 2 khi NHTW áp trần lãi suất huy động giảm lãi suất cho
vay khiến hoạt động nhiều Ngân hàng bị áp lực thanh khoản khi huy động
vốn khó khăn hơn, giảm tính cạnh tranh trong ngân hàng.
Trong năm 2012, NHNN đã liên tiếp thực hiện giảm mặt bằng lãi suất,
Đồng thời, áp dụng lãi suất cho vay ưu tiên bốn lĩnh vực ưu tiên (nông nghiệp
nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp vừa và nhỏ, ngành công nghiệp hỗ trợ),
lãi suất điều chỉnh giảm từ 15% xuống còn 13%. Nhờ đó, đã góp phần kiềm
chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Bởi, theo phân tích của các chuyên gia
kinh tế, ngoài nguyên nhân sâu xa từ những bất cập của nền kinh tế như
năng suất lao động thấp, chất lượng đầu tư kém hiệu quả, giá cả thế giới và
yếu tố kỳ vọng lạm phát thì yếu tố tăng trưởng tiền tệ cao, tín dụng tăng
cao trong nhiều năm qua cũng là một trong những tác nhân gây ra lạm phát.
Thậm chí, tín dụng tăng cao cũng là một trong những nhân tố gây ra sự thiếu
thanh khoản của thị trường và là yếu tố tiềm ẩn phát sinh những bất ổn của
hệ thống ngân hàng.
Trong năm 2012, hạn mức tín dụng được NHNN xác định phù hợp với
năng lực, quy mô hoạt động của các tổ chức tín dụng, theo đó, hạn mức tín
dụng được chia thành bốn nhóm, tương ứng với các mức: 17%, 15%, 8% và
0%; quy định tỷ trọng dư nợ tín dụng cho lĩnh vực không khuyến khích 16%;
đồng thời áp dụng các biện pháp giám sát chặt chẽ việc thực hiện của các tổ
chức tín dụng., tạo ra những tác động tích cực đến thị trường, lạm phát được
kiềm chế ở mức thấp, thanh khoản thị trường cũng đã được cải thiện, góp
phần hạ thấp mặt bằng lãi suất.
o Chính sách tài khoá: năm 2013 tiếp tục thực hiện chính sách tài khóa chặt
chẽ, triệt để, tiết kiệm, giảm bội chi NSNN, lành mạnh hoá nền tài chính quốc
gia; thực hiện dừng các chính sách miễn, giảm thuế cho các doanh nghiệp và
cá nhân… góp phần tích cực tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, ngăn ngừa
lạm phát cao, thúc đẩy tăng trưởng hợp lý; đảm bảo an sinh xã hội, quốc

phòng, an ninh và công tác đối ngoại trong tình hình mới
 Tác động tích cực cho nền kinh tế từ đó tác động tốt cho hoạt động NH
4. Các chính sách thuế quan và thương mại.
Năm 2013 với điểm mới trong “Luật Quản lý thuế” là nộp thuế chậm ≤
90 ngày so với thời hạn quy định thì phạt 0,05%/ngày, quá 90 ngày thì phạt
là 0,07%/ngày. Với quy định này đòi hỏi các ngân hàng phải thực hiện tốt
chính sách thuế quan của Nhà nước, ngân hàng nào không thực hiện sẽ bị
phạt thích đáng. Với TCB là một ngân hàng nằm trong “top 10 Doanh nghiệp
tư nhân nộp thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam do công ty Cổ
phần Báo cáo đánh giá Việt Nam và Báo VietnamNet trao tặng” cho thấy uy
tín của TCB được nâng cao trong lòng khách hàng.
Chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp giảm, hỗ trợ DN xuất khẩu khi
thuế GTGT 0% nhằm khuyến khích DN hoạt động hơn, qua đó các nhu cầu sử
dụng dịch vụ của ngân hàng cũng cũng tăng theo ( đây là yếu tố tích cực)
5. Các xu hướng thay đổi có thể xảy ra trong môi trường chính trị.
Các nhà marketing của TCB sẽ nghiên cứu, phân tích thị trường để đưa
ra dự báo về xu hướng thay đổi của môi trường chính trị để xây dựng chiến
lược đúng đắn, hiệu quả. Tuy nhiên khi nguồn thông tin, số liệu không chính
xác đã làm ảnh hưởng đến kết quả dự báo. Đây là một thách thức lớn cho
TCB.
II. ECONOMIC: Môi trường kinh tế.
• Tính chu kỳ của nền kinh tế: nền kinh tế VN suy thoái cùng với kinh tế
thế giới và cũng chưa có dấu hiệu khả quan
• Tăng trưởng của nền kinh tế, lãi suất, lạm phát:
o Năm 2012: GDP chỉ đạt được 5,03% ( thấp hơn nhiều so với mục tiêu 6 –
6,5% Quốc hội đề ra), hàng loạt các doanh nghiệp giải thể (cả nước có 55.000
doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động khiến cả triệu người rơi vào cảnh
thất nghiệp), nợ xấu tăng cao, các doanh nghiệp đua nhau sáp nhập, các
ngân hàng thắt chặt tín dụng, không cho vay. Bên cạnh những khó khăn đó
thì Knh tế Việt Nam cũng đạt được những kết quả đáng lưu ý như lạm phát

6,81 % ( con số này chỉ xấp xỉ mức tăng 6,25% của năm 2009 và thấp hơn
nhiều so với mức tăng 11,75% của năm 2010 và mức tăng 18,13% của năm
2011) điều này thể hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô đã
được thực hiện tốt.
o Năm 2013: trong quý I/2013 GDP tăng 4,89%. Đây là tốc độ có thể được coi
là tích cực. Kết quả tích cực này được thể hiện trên một số mặt. Trước hết là
tốc độ tăng GDP quý I năm nay đã cao hơn của quý I năm nay đã cao hơn của
quý I/2009 ( tăng 3,14% được coi là “đáy” tính theo quý trong nhiều năm
qua) và đã cao hơn của quý I/2012 (tăng 4,75%) mà năm 2013 được coi là “
đáy” trong 13 năm qua. Chỉ số lạm phát (CPI) theo mục tiêu năm 2013 tăng 6
-6,5%. Quý I, CPI đã tăng 2,39%, thấp hơn con số tương ứng 2,54% của cùng
kỳ năm 2012. Đó là tín hiệu khả quan. Tuy nhiên nhiệm vụ còn lại của năm
2013 theo mục tiêu là tăng 3,53 – 4,01%, bình quân 1 tháng tăng 0,39% -
0,44%, đó là nhiệm vụ không dễ.
 Tăng trưởng thấp đồng nghĩa với việc thu nhập của người dân thấp, các
doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả làm cho nhu cầu sử dụng sản phẩm
dịch vụ ngân hàng ( nhu cầu vay, nhu cầu tiết kiêm, ) của cá nhân và tổ chức
ít hơn, ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động marketing của ngân hàng.
• Nguồn nhân công, tỷ lệ thất nghiệp: Việt Nam là nước có cơ cấu dân số trẻ,
nhân công nhiều nhưng trình độ còn chưa cao, hơn nữa tỷ lệ thất nghiệp
trong năm 2012 tăng cao ( cả nước có 55.000 doanh nghiệp giải thể, ngường
hoạt động khiến cho cả triệu người rơi vào cảnh thất nghiệp) trong quý
I/2013 cả nước có hơn 13.000 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động trong đó
có 2.272 doanh nghiệp giải thể khiến tỷ lệ thất nghiệp tăng cao. Ước tính
năm 2013, sẽ có khoảng 150.000 người thất nghiệp
Theo số liệu của tổng cục thống kê vừa công bố, năm 2012, tỷ lệ thất
nghiệp của lao động trong độ tuổi là 1,99%, giảm so với mức 2,27% của năm
2011 ( trong đó, tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi tại khu vực
thành thị là 3,25%, khu vực nông thôn là 1,42%
 Tỷ lệ thất nghiệp cao ảnh hưởng xấu đến hoạt động ngân hàng vì cũng giống

tác động của kinh tế, khi thất nghiệp tức là người dân không có thu nhập, và
khi đó họ không thể hoặc không có nhu cầu sử dụng sản phẩm dịch vụ của
ngân hàng, ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của ngân hàng,
• Phân phối thu nhập
Thu nhập phân bố không đồng đều, thu nhập cao chủ yếu ở thành thị
còn khu vực nông thôn có thu nhập thấp -> nhu cầu sử dụng sản phẩm dịch
vụ của ngân hàng cũng khác nhau theo từng vùng, vùng có thu nhập cao nhu
cầu sử dụng các dịch vụ thanh toán hay là tiết kiệm, đầu tư… cao hơn là khu
vực có thu nhập thấp
• Xu hướng thay đổi của môi trường kinh tế và toàn cầu hóa
Hội nhập kinh tế là xu thế tất yếu, hội nhập kinh tế đem lại những cơ hội
cũng như là thách thức cho các doanh nghiệp VN nói chung và cho hệ thống
ngân hàng nói riêng.
Khi hội nhập kinh tế, các doanh nghiệp trong nước được tự do buôn bán
với doanh nghiệp nước ngoài, sự di chuyển tự do hơn của các dòng vốn quốc
tế làm hoạt động kinh doanh ngân hàng có sự thay đổi mạnh mẽ, nhu cầu sử
dụng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng cao hơn ( ví dụ như nhu cầu vay để
mở rộng quy mô kinh doanh, nhu cầu thanh toán, nhu cầu đảm bảo an toàn
thông qua bảo hiểm hoặc sử dụng các công cụ phái sinh để giảm thiểu rủi
ro ) và cũng là thách thức khi các ngân hàng phải tạo sự khác biệt để thu hút
khách hàng. Bên cạnh đó, thì khi hội nhập nền kinh tế tức là kinh tế trong
nước chịu ảnh hưởng của kinh tế thế giới, khi kinh tế thế giới khủng hoảng
thì kinh tế Việt Nam chịu ảnh hường không nhỏ trong đó có hoạt động của
Ngân hàng.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), trong báo cáo mới nhất về triển vọng kinh tế
toàn cầu dự báo kinh tế thế giới đầu năm 2013 tiếp tục chìm trong bầu không
khí ảm đạm, tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn dự kiến là 3,6%, Nguyên nhân
dẫn đến tình trạng này là do những khó khăn từ tất cả các nền kinh tế đầu
tàu thế giới là Mỹ, Nhật Bản, châu Âu và các nền kinh tế đang nổi.
• Tác động của khoa học công nghệ đến sự phát triển kinh tế

Khoa học công nghệ phát triển, khiến cho hoạt động kinh tế cũng phát
triển theo, từ các máy móc phương tiện đến các phương tiện quản lý, liên
lạc… góp phần to lớn trong sự phát triển kinh tế, từ đó tạo điều kiên cho hoạt
động ngân hàng phát triển hơn, đây là yếu tố tích cực
III. TECHNOLOGICAL: Môi trường khoa học công nghệ.
• Tác động của công nghệ đến sự phát triển của nền kinh tế và xã
hội
Công nghệ có tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế, nó làm thay đổi
phương thức sản xuất, cách thức tiêu dùng và cả phương pháp trao đổi của
xã hội nói chung và của ngân hàng nói riêng
 Kinh tế phát triển tạo động lực cho hoạt động kinh doanh ngân
hàng phát triển theo…
• Tác động của Internet, điện thoại đến chi phí gặp gỡ, giao tiếp, chi
phí bán hàng, thanh toán và khả năng làm việc từ xa
 Việc giao dịch của ngân hàng thuận tiện hơn, hoạt động nhanh
chóng hơn cũng như việc quản lý thông tin khách hàng dễ dàng
hơn
• Các hoạt động nghiên cứu và phát triển
Kỹ thuật - công nghệ tại VN ngày càng phát triển dần bắt kịp với các
nước phát triển trên thế giới. Hệ thống kỹ thuật – công nghệ của ngành ngân
hàng ngày càng được nâng cấp và trang bị hiện đại. Việc tăng cường ứng
dụng công nghệ hiện đại vào lĩnh vực tài chính ngân hàng đã tạo điều kiện
cho sự ra đời hàng loạt dịch vụ: Internet Banking, Home Banking, SMS
Banking, Mobile Banking và Ví điện tử NH techcombanhk cũng như các
ngân hàng khác đã áp dụng các công nghệ này phục vụ trong hoạt động của
ngân hàng.
Hệ thông ngân hàng đang phát triển và ngày càng có mối quan hệ chặt
chẽ với nhau bằng việc liên kết với nhau tạo nên một hệ thống – hệ thống
ATM, POS thành một hệ thống thống nhất trên toàn quốc
Việc kết nối hệ thống ATM, POS thành một hệ thống thống nhất trên

toàn quốc được triển khai tích cực, trong đó 03 liên minh thẻ Banknet –
VNBC – Smartlink đã kết nối liên thông 13 thành viên là ngân hàng thương
mại có số lượng thẻ phát hành chiếm 87% tổng số thẻ phát hành của các tổ
chức cung ứng dịch vụ thanh toán và 75% số lượng ATM trên toàn quốc. điều
này thực hiện được là nhờ trình độ khoa học công nghệ ngày càng phát triển.
các dịch vụ ngân hàng cũng được hoàn thiện để đáp ứng Smartlink đã có 50
thành viên tham gia hệ thống trong đó gồm 37 thành viên kết nối trực tiếp
với Smartlink và 13 thành viên kết nối thông qua liên mạng Smartlink –
Banknetvn và Smartlink – VNBC. Hệ thống Smartlink đã kết nối liên thông
hơn 16.000 máy ATM, 77.000 điểm chấp nhận thẻ (POS) và chấp nhận thanh
toán cho gần 40 triệu chủ thẻ nội địa của các ngân hàng trong nước và nước
ngoài hoạt động tại Việt Nam 24 của Hệ thống Chuyển mạch Banknetvn. g
nhu cầu ngày càng cao của khách hàng như dịch vụ thanh toán, dịch vụ rút
tiền, dịch vụ trả lương, hiện nay các ngân hàng rất quan tâm tới việc phát
triển cơ sở hạ tầng ngành ngân hàng nhằm hiện đại hóa dịch vụ ngân hàng,
thanh toán ngân hàng. Đây là mối quan tâm lớn nhất của toàn bộ hệ
thống ngân hàng Việt Nam nhằm tăng cường tính liên kết toàn hệ thống,
hiện đại hóa dịch vụ, nâng cao năng lực cạnh tranh để thu hẹp khoảng cách
với các quốc tế.
 Khi công nghệ phát triển có tác động tích cực trong hoạt động
ngân hàng, là một trong những yếu tố để thu hút khách hàng ( vì
họ được giao dịch thuận tiện hơn) tuy nhiên nó cũng là yếu tố
thách thức cho các ngân hàng khi họ phải cập nhât về công nghệ
vì tốn chi phí cao
• Khả năng chuyển giao công nghệ
Khi công nghệ phát triển, bên cạnh những lợi ích to lớn mà công nghệ
mang lại thì để tiếp nhận hết những lợi ích đó đòi hỏi khả năng của các nhân
viên ngân hàng cũng như là khách hàng. Các nhân viên ngân hàng phải nắm
được kỹ thuật công nghệ cần biết, còn khách hàng khi sử dụng thì cũng nắm
được cách thức giao dịch ( ví dụ đơn giản như việc rút tiền trên ATM)


• Nghiên cứu, dự đoán tốc độ phát triển và đổi mới công nghệ
Banking Vietnam 2012 sẽ tập trung vào hàng loạt vấn đề thời sự mà
ngành ngân hàng đang phải đối mặt như phát triển chữ ký số, công nghệ ảo
hóa, an toàn và bảo mật truyền thông mạng cho các ngân hàng, quản trị và
giám sát hoạt động tín dụng, phát triển mạng lưới thanh toán (POS), ví điện
tử…
Đáng chú ý, sự kiện lần này còn trao đổi về giải pháp công nghệ mới tại Việt
Nam là sinh trắc học nhận dạng và xác thực bằng vân tay.
-> Ngân hàng cần nắm được những thông tin và dự đoán được tốc độ phát
triển và đổi mới công nghệ để đưa ra những quyết định phù hợp cho hoạt
động Ngân hàng: chiến lược sử dụng tối ưu tiền vốn để đầu tư nâng cao hiệu
quả kỹ thuật, công nghệ chính của Ngân hàng
IV. SOCIO CULTURAL: Môi trường văn hóa, xã hội.
• Tỷ lệ tăng trưởng dân số và cơ cấu dân số
Theo thống kê của Tổng cục Thống kê thì dân số của Việt Nam năm 2012
là 88,78 triệu người (tăng 1,06% so với năm 2011) trong đó nam là 43,92
triệu người chiếm 49,47% (tăng 1,09% so với năm 2011) và nữ là 44,86 triệu
người chiếm 50,53% (tăng 1,04% so với năm 2011). Tỷ số giới tính là 112,3
trai/100 gái. Có thể thấy nước ta có tỷ lệ tăng trưởng dân số cao và cơ cấu
dân số trẻ nên có nguồn nhân lực dồi dào, giảm chi phí đầu vào, nhu cầu sử
dụng dịch vụ tăng cao nên mở rộng khách hàng cho ngân hàng. Tuy nhiên sự
chênh lệch giới tính đòi hỏi TCB có chiến lược hướng vào sản phẩm cho đối
tượng nào là chính để có thể thu được kết quả kinh doanh tốt nhất.
Trong tổng dân số cả nước năm nay, dân số khu vực thành thị là 28,81
triệu người, tăng 3,3% so với năm trước; dân số khu vực nông thôn là 59,97
triệu người, tăng 0,02%.
Việt Nam, nước có 58 triệu người trong độ tuổi lao động thực tế (từ 15
đến 64 tuổi), đang ở thời kỳ “dân số vàng”
Tác động: vừa có thể là cơ hội vừa là thách thức, cơ hội là tỷ lệ tăng

trưởng dân số cao và cơ cấu dân số trẻ nên có nguồn nhân lực dồi dào, giảm
chi phí đầu vào, nhu cầu sử dụng dịch vụ tăng cao nên mở rộng khách hàng
cho ngân hàng , thách thức:khi dân số nhiều, công việc khó khăn rất có thể
xảy ra tình trạng thất nghiệp, kinh tế đi xuống và tác động đến hoạt động
ngân hàng; sự chênh lệch giới tính đòi hỏi TCB có chiến lược hướng vào sản
phẩm cho đối tượng nào là chính để có thể thu được kết quả kinh doanh tốt
nhất.
• Những chỉ số về sức khỏe, học vấn của dân cư và tính ổn định/
biến động của xã hôi, Trình độ học vấn cao hơn
Lực lượng lao động của Việt Nam hiện nay là 50,4 triệu người trong độ
tuổi lao động, chiếm 58% dân số.
Tính đến năm 2012 thì cả nước có 2,2 triệu sinh viên, số học sinh học
nghề là 1,9 triệu người. Như vậy có thể thấy trình độ học vấn ngày càng tăng
nên có nhu cầu sử dụng dịch vụ ngày càng tăng nhưng cũng đòi hỏi cao hơn
về sản phẩm. Vì thế TCB cần phải xây dựng chính sách cho phù hợp.
Tuổi thọ trung bình hiện nay là 72,9 tạo điều kiện cho TCB có thể mở
rộng danh mục sản phẩm bảo hiểm chăm sóc sức khỏe vì người dân Việt Nam
rất quan tâm đến sức khỏe và làm tròn đạo hiếu của một người con, người
cháu
• Kết cấu dân số phân theo ngành lao động
Cơ cấu lao động năm 2012 như sau: Khu vực I – 47,5%, khu vực II –
21,1% và khu vực III – 31,4% và chỉ có khu vực dịch vụ là tăng chứng tỏ dịch
vụ càng ngày càng phát triển, nhu cầu sử dụng dịch vụ tăng hơn nên TCB cần
có chiến lược để có thể cạnh tranh
• Quan điểm xã hội, báo chí, lối sống và tập quán của dân cư
Ở Việt Nam vẫn chưa có văn hóa sử dụng các sản phẩm – dịch vụ ngân
hàng. Tiền mặt vẫn được sử dụng nhiều, phần lớn các giao dịch thanh toán
của khu vực dân cư và một số DN vừa và nhỏ vẫn dùng tiền mặt. Các giao
dịch thanh toán trong khu vực dân cư phần lớn vẫn sử dụng tiền mặt. Ngay
cả thành thị, nơi có điều kiện thuận lợi cho việc phát triển Trung tâm thương

mại như tại các siêu thị, trung tâm mua sắm, giải trí, khách sạn, nhà hàng,
khu du lịch… việc sử dụng tiền mặt vẫn còn phổ biến. Các hộ gia đình vẫn phải
trả tiền điện, nước, điện thoại, cước Internet, truyền hình cáp… phần lớn
bằng tiền mặt. Còn ở nông thôn thì phần lớn điều kiện khó khăn, trở ngại
hơn, do đó trung tâm thương mại còn kém phát triển,
Bên cạnh đó, thói quen, tâm lý sử dụng tiện mặt của một bộ phận cơ
quan, tổ chức và đại bộ phận cá nhân vẫn còn phổ biến. tâm lý không tin
tưởng vào ngân hàng hay Tâm lý ngại tiếp cận của khách hàng với công nghệ
mới khiến cho hoạt động ngân hàng hạn chế đều tác động tiêu cực đến hoạt
động ngân hàng
• Sự giao thoa các nền văn hóa, sắc tộc, tôn giáo
Mỗi nền văn hóa có một đặc trưng riêng và Nghiên cứu sự giao thoa
Đây là yếu tố quan trọng, góp phần tạo sự khác biệt thể hiện đặc sắc
riêng của từng NH nhưng phải phù hợp với từng sắc tộc
 Cơ hội: giúp các ngân hàng có những cơ hội được học hỏi nhiều
hơn, kinh nghiệm cho hoạt động kinh doanh ngân hàng
 Thách thức: nếu một chi nhánh ngân hàng không có chiên lược
phù hợp có thể ảnh hưởng đến cả hệ thống ngân hàng

×